Bài học rút ra từ một việc nhỏ nhặt

24/07/2022

Cách đây không lâu, chị Lý, một trưởng nhóm, đã tiến cử Vương Mỹ làm người chăm tưới. Tôi có ấn tượng rằng nhân tính của chị Vương Mỹ khá kém. Chị ấy đã luôn bất cẩn trong bổn phận và không bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Vì vậy, tôi vội yêu cầu chị Lý làm đánh giá về Vương Mỹ để xem hiện giờ chị ấy như thế nào. Nếu chị ấy vẫn vô trách nhiệm trong bổn phận, thì sẽ không thích hợp chăm tưới người mới. Rồi chị Lý nói: “Chị Vương Mỹ coi trọng danh tiếng và địa vị, nhưng thái độ của chị ấy đối với bổn phận cũng đàng hoàng, và tôi không thấy có bất kỳ vấn đề gì”. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe thấy vậy. Nếu chị Lý đã xem xét vấn đề đó, vậy thì Vương Mỹ chắc là phù hợp làm người chăm tưới. Vài ngày sau, tôi đã sắp xếp mọi thứ để bàn giao công việc, và chuẩn bị cho Vương Mỹ đảm nhận công tác. Nhưng rồi chị Lý đột nhiên bảo tôi rằng vì Vương Mỹ đã lươn lẹo và chểnh mảng, không tiếp nhận lẽ thật, nên chị ấy đã bị tước bổn phận. Tôi đã sốc khi nghe được tin này và nghĩ: Chẳng phải chị nói không có vấn đề gì lớn khi chị đánh giá chị ấy cách đây vài ngày sao? “Chỉ mới có vài ngày, sao chị ấy có thể bị tước bổn phận như vậy được?” Tôi không khỏi phàn nàn: “Chị thật không đáng tin cậy. Tôi đã yêu cầu chị điều tra một người và chị không làm cho kỹ. Điều này chứng tỏ chị thiếu khả năng nhận định nghiêm trọng. Việc chọn sai người cũng đã ảnh hưởng đến bổn phận của tôi. Chẳng phải việc này sẽ làm trì trệ mọi việc sao? Sao chị có thể làm trưởng nhóm với tố chất này chứ?” Càng nghĩ, tôi càng giận hơn, nhưng tôi không hiểu tình huống thực tế, và chỉ cứ thầm phán xét chị ấy. Lúc đó, tôi rất muốn gửi cho chị Lý một tin nhắn, hỏi xem đã có chuyện gì xảy ra với chị ấy, liệu chị ấy có chút nhận định nào về người này không, tại sao chị ấy lại không điều tra kỹ chuyện này, và sao chị ấy lại có thể vô trách nhiệm như thế. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Gửi tin nhắn cho người khác khi đang giận không phải là việc làm hợp lý”. Vì vậy tôi đã không gửi tin nhắn cho chị ấy, nên vấn đề đó đã trôi qua.

Trong một cuộc họp, tôi đã nghe một người anh em thông công về việc anh ấy đã tức giận và trách móc người khác khi chuyện không theo ý muốn của anh, và cách anh tìm kiếm lẽ thật, phản tỉnh, tìm hiểu về bản thân. Tôi thấy xấu hổ khi nghe được điều này, và không khỏi nhớ lại trải nghiệm trước kia của mình. Chẳng phải tôi và người anh em này đều giống nhau sao? Anh đạt được kết quả vì đã tìm kiếm lẽ thật và rút ra được bài học. Tại sao tôi lại không rút ra được bài học chứ? Nên tôi đã đưa vấn đề này đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện, để tìm ra bài học mình nên học. Một lần nọ, trong khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Vâng phục sự sắp đặt và dàn xếp của Đức Chúa Trời là bài học cơ bản nhất về sự vâng phục Đức Chúa Trời. Những sự sắp đặt và dàn xếp của Đức Chúa Trời bao gồm con người, các vấn đề và sự vật – và các tình huống khác nhau – mà Đức Chúa Trời dựng lên xung quanh ngươi. Vậy ngươi nên phản ứng thế nào khi đối mặt với những tình huống này? Cơ bản nhất trong tất cả là tiếp nhận từ Đức Chúa Trời. ‘Tiếp nhận từ Đức Chúa Trời’ có nghĩa là gì? Than oán và chống đối – đây có phải là tiếp nhận từ Đức Chúa Trời không? Viện cớ và bới móc – đây có phải là tiếp nhận từ Đức Chúa Trời không? Không. Vậy việc tiếp nhận từ Đức Chúa Trời nên được đưa vào thực hành như thế nào? Trước tiên, hãy thư giãn, tìm kiếm lẽ thật và thực hành vâng phục. Đừng viện cớ hay lý luận. Đừng cố đoán hay phân tích ai đúng ai sai. Và đừng phân tích xem sai lầm của ai nghiêm trọng hơn, và của ai ít nghiêm trọng hơn. Việc luôn phân tích những điều này có phải là thái độ tiếp nhận từ Đức Chúa Trời không? Đó có phải là thái độ vâng phục không? (Không). Đây không phải là thái độ vâng phục Đức Chúa Trời, không phải là thái độ tiếp nhận Đức Chúa Trời, đây không phải là thái độ tiếp nhận sự thống trị và dàn xếp của Đức Chúa Trời. Tiếp nhận từ Đức Chúa Trời: đây là một khía cạnh của các nguyên tắc để thực hành vâng phục Đức Chúa Trời. … Không phân tích đúng sai, không biện minh, không bới móc người khác, không bới lông tìm vết, không phân tích các nguyên nhân khách quan, không phân tích và xem xét bằng trí óc của con người; đây là toàn bộ các chi tiết, và đây là tiếp nhận từ Đức Chúa Trời. Và cách để đưa điều này vào thực hành là phải vâng phục trước đã. Ngay cả khi ngươi có quan niệm hoặc nếu mọi thứ không rõ ràng với ngươi, hãy vâng phục, đừng viện cớ hay phản nghịch; và sau khi vâng phục, hãy tìm kiếm lẽ thật; hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm(“Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt”). Đức Chúa Trời phán rằng khi chúng ta bị đặt vào một tình huống, bất kể liệu có hiểu ý muốn của Ngài hay không, thì chúng ta cũng không được làm trái ý Ngài hay biện hộ cho mình. Chúng ta phải có thái độ chấp nhận và vâng phục đối với tình huống mà Ngài đặt chúng ta vào. Đây là hành vi chấp nhận mọi việc như là hữu thể từ Đức Chúa Trời. Khi gặp chuyện, tôi luôn nhìn từ bề ngoài, phân tích đúng sai, than vãn về cái này cái kia. Tôi luôn nghĩ trưởng nhóm cẩu thả và vô trách nhiệm trong bổn phận, ảnh hưởng đến công tác của tôi, và khiến tôi tốn nhiều công sức không cần thiết. Trong tình huống này, tôi đã không hề có thái độ tiếp nhận vấn đề từ Đức Chúa Trời. Tôi đã không bình tâm và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, hay suy ngẫm về những bài học mà mình nên rút ra. Thay vào đó, tôi lại để mắt đến người trưởng nhóm. Tôi muốn nổi điên, la mắng chị ấy và chỉ trích những thiếu sót của chị ấy. Đây không phải là thái độ chấp nhận hay vâng phục! Các vấn đề và khó khăn bất chợt tại thời điểm đó có thực sự đều là lỗi của người khác không? Tôi không liên quan gì đến chúng sao? Tôi đã luôn phản đối những tình huống Đức Chúa Trời đặt tôi vào. Kể cả nếu rốt cuộc các vấn đề hoàn toàn là lỗi của người khác, và tôi không phải chịu trách nhiệm, thì họ cũng có thể kiểm điểm bản thân, rút ra bài học và phát triển. Còn tôi đã đạt được gì, ngoài cơn tức giận và dồn nén bên trong? Đến lúc này tôi mới nhận ra mình đang trong tình trạng sai trái. Tôi không thể cứ phân tích và nghiên cứu, vướng vào chuyện ai đúng ai sai. Tôi phải bình tĩnh, tìm kiếm lẽ thật và rút ra bài học.

Khi đang phản tỉnh, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi không cậy dựa và trông cậy vào Đức Chúa Trời khi thực hiện bổn phận của mình, và chỉ làm theo ý ngươi muốn, thì dù có thông minh đến đâu, ngươi cũng sẽ luôn có những lúc thất bại. Những người ngang ngạnh có khuynh hướng làm theo ý mình, vậy họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Những người quá ngang ngạnh đã quên Đức Chúa Trời, và họ đã quên đi việc vâng phục Đức Chúa Trời; chỉ khi mọi việc xảy ra, khi những người này gặp phải trở ngại, hoặc không hoàn thành được bất cứ việc gì, thì họ mới thấy rằng mình đã không vâng phục Đức Chúa Trời, và đã không cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Đây là gì vậy? Đây là họ không có Đức Chúa Trời trong lòng. Hành động của họ cho thấy rằng Đức Chúa Trời vắng bóng trong lòng họ, rằng mọi thứ đều đến từ chính họ. Và vì vậy, cho dù ngươi đang làm công tác hội thánh, thực hiện bổn phận, giải quyết một số sự vụ bên ngoài, hoặc xử lý các vấn đề trong cuộc sống cá nhân của ngươi, thì phải có nguyên tắc trong lòng ngươi, phải có một trạng thái thuộc linh. Trạng thái gì? ‘Bất luận thế nào thì trước khi có bất cứ chuyện gì xảy ra với mình, mình cũng phải cầu nguyện, mình phải vâng lời Đức Chúa Trời, mình phải vâng phục sự thống trị của Ngài, mọi sự đều do Đức Chúa Trời sắp đặt, và khi có chuyện gì đó xảy ra thì mình phải tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, mình phải có tư duy này, mình không được lập kế hoạch của riêng mình’. Sau khi trải nghiệm như thế một thời gian, người ta sẽ thấy mình nhìn ra được sự thống trị của Đức Chúa Trời trong nhiều thứ. Nếu ngươi luôn có những hoạch định, cân nhắc, mong muốn, động cơ ích kỷ và tham muốn của riêng mình, thì lòng ngươi sẽ vô tình lạc khỏi Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không nhìn ra được cách Đức Chúa Trời hành động, và phần lớn thời gian, Đức Chúa Trời sẽ ẩn đi khỏi ngươi. Chẳng phải ngươi thích làm mọi việc theo ý của riêng mình sao? Chẳng phải ngươi lập kế hoạch của riêng mình sao? Ngươi có đầu óc, ngươi có học thức, có kiến thức, ngươi có khả năng và phương pháp luận để làm việc, ngươi có thể tự mình làm, ngươi giỏi giang, ngươi không cần Đức Chúa Trời, và vì vậy Đức Chúa Trời phán: ‘Vậy hãy đi và làm điều đó một mình ngươi, và chịu trách nhiệm về việc nó có suôn sẻ hay không, Ta không quan tâm’. Đức Chúa Trời không chú ý đến ngươi. Khi người ta làm theo ý muốn của riêng mình theo cách này trong đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời và tin theo cách họ muốn, thì hậu quả là gì? Họ không bao giờ có thể cảm nghiệm được sự thống trị của Đức Chúa Trời, họ không bao giờ có thể nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời, không bao giờ có thể cảm nhận được sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh, họ không thể cảm nhận được sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Và điều gì sẽ xảy ra khi thời gian trôi qua? Lòng họ sẽ ngày càng xa cách Đức Chúa Trời hơn, và sẽ có những ảnh hưởng dây chuyền. Những ảnh hưởng gì? (Nghi ngờ và chối bỏ Đức Chúa Trời). Đây không chỉ là trường hợp nghi ngờ và chối bỏ Đức Chúa Trời: khi Đức Chúa Trời không có chỗ đứng trong lòng người ta, và họ làm theo ý mình muốn trong thời gian dài, thì một thói quen sẽ hình thành: khi điều gì đó xảy ra với họ, điều đầu tiên họ sẽ làm là nghĩ đến giải pháp, mục tiêu, động cơ, và các kế hoạch; trước tiên họ sẽ xem xét liệu điều này có lợi cho họ hay không; nếu có, họ sẽ làm, và nếu không, họ sẽ không làm; họ sẽ trở nên có thói quen đi thẳng đến con đường này. Và Đức Chúa Trời sẽ đối xử thế nào với những người như vậy nếu họ cứ hành động như thế mà không ăn năn? Đức Chúa Trời sẽ không để ý đến họ, và gạt họ sang một bên(“Các nguyên tắc thực hành liên quan đến việc quy phục Đức Chúa Trời” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi suy ngẫm về lời Đức Chúa Trời, tôi đã thấy rõ hơn tình trạng của mình. Lời Đức Chúa Trời nói những người cực kỳ ương bướng thường bắt đầu bằng cách lên kế hoạch và đặt ra các quy tắc, tính xem mình sẽ làm gì và làm như thế nào. Họ bắt đầu đề ra kế hoạch và hoàn tất nó, rồi thực hiện nó bằng các phương tiện và cách thức mà họ đã chọn, đồng thời cũng yêu cầu người khác phải làm theo cách của mình. Bề ngoài, họ đang thực hiện bổn phận, bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời, và đảm bảo công việc của họ đạt kết quả tốt. Nhưng khi làm theo cách này, thì trong đó lại có quá nhiều quy tắc và ý riêng của họ. Họ không cầu nguyện hay tìm kiếm Đức Chúa Trời đủ, họ thiếu thái độ vâng phục, và không đi theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Họ làm mọi việc theo ý muốn của bản thân và muốn mọi chuyện phát triển theo ý mình. Đức Chúa Trời nói ham muốn của họ quá mạnh và trong lòng họ không có chỗ cho Ngài. Đức Chúa Trời khinh ghét và phớt lờ loại người này. Ngẫm lại hành vi của mình, tôi thấy mình quá ương bướng trong bổn phận, và bất kể tôi định làm gì, ngay khi đã quyết rồi thì không gì có thể thay đổi được. Tôi thậm chí còn khiến người khác phải tuân theo yêu cầu của mình, và nếu họ không nghe, tôi sẽ nghĩ họ không trung thành trong bổn phận và không bảo vệ công tác của hội thánh. Đây là cách hành xử của tôi đối với việc điều tra người chăm tưới. Tôi nghe nói Vương Mỹ không có vấn đề gì, nên đã sắp xếp thời gian để chị ấy đến nhận việc, nhưng rồi trưởng nhóm bảo tôi Vương Mỹ đã bị tước bổn phận và các kế hoạch của tôi đã đổ bể. Tôi muốn nổi nóng, và lòng đầy phàn nàn. Tôi đã phán xét trưởng nhóm là thiếu tố chất và khả năng nhận định, vô trách nhiệm. Tôi đã quá ngạo mạn, vô lý và tự nên công chính! Kể cả nếu những việc tôi lên kế hoạch và quyết định là đúng và không vi phạm nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời đi chăng nữa, thì đâu phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra như tôi mong muốn, và không phải lúc nào cũng có hiệu quả như tôi hình dung. Tôi lên kế hoạch và sắp xếp, đây là bổn phận của tôi, và đó là cách tôi nên hợp tác, chứ tôi không nên định trước kết quả cuối cùng. Tôi nên làm hết sức mình, rồi vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời. Về việc cuối cùng việc gì đó có hoàn thành hay không, những biến số nào có thể phát sinh và nó phát triển như thế nào, tôi phải nghe theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và vâng phục quyền tê trị của Đức Chúa Trời. Đây là ý thức về lý trí mà tôi nên có Những việc tôi làm đều là theo ý muốn của tôi, tôi đã không biết quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, và trong lòng tôi không có chỗ cho Đức Chúa Trời. Làm sao tôi có thể đạt được sự soi sáng và dẫn dắt của Đức Chúa Trời bằng cách thực hiện bổn phận như vậy chứ?

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời và nó đã cho tôi chút thông sáng về tâm tính bại hoại đằng sau cơn giận của mình. Đức Chúa Trời phán: “Nếu trong lòng ngươi, ngươi thực sự hiểu được lẽ thật, thì ngươi sẽ biết cách thực hành lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời, và đương nhiên sẽ dấn bước trên con đường theo đuổi lẽ thật. Nếu con đường ngươi bước đi là con đường đúng và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, thì công tác của Đức Thánh Linh sẽ không rời khỏi ngươi – như thế sẽ có ngày càng ít nguy cơ ngươi phản bội Đức Chúa Trời. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu ngươi có một tâm tính kiêu ngạo và tự phụ, thì việc bảo ngươi đừng đối nghịch với Đức Chúa Trời sẽ chẳng kết quả gì, ngươi không thể cưỡng lại, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của ngươi. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và xem Ngài là tầm thường; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân; chúng sẽ khiến ngươi coi khinh những người khác, sẽ khiến ngươi không có ai trong lòng ngoài bản thân mình; chúng sẽ cướp vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, và cuối cùng sẽ khiến ngươi ngồi vào chỗ của Đức Chúa Trời và đòi hỏi mọi người phải quy phục mình, khiến ngươi sùng bái suy nghĩ, ý tưởng và quan niệm của mình như là lẽ thật. Hãy xem có bao nhiêu sự ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ!(“Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi ngẫm lại lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được đôi chút về bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Hóa ra tôi không chỉ đang hành động theo ý mình, mà còn theo một tâm tính kiêu ngạo ẩn sau nó. Nghĩ lại vấn đề trong công việc lúc đó, tôi đã không hiểu bối cảnh, cũng không hỏi xem liệu người trưởng nhóm có khó khăn gì không. Tôi chỉ phàn nàn và phán xét chị ấy một cách bừa bãi. Khi khinh miệt và phán xét chị ấy, tôi thực sự hạ thấp chị ấy để nâng mình lên, đưa mình lên đài cao và nghĩ mình giỏi hơn người khác, như thể tôi có hiểu biết đặc biệt về lẽ thật còn người khác thì không, như thể chỉ mỗi mình tôi tận tâm còn người khác thì bất cẩn, như thể tôi có thể nhìn thấu mọi sự, còn người khác thì bị mù. Tôi xem mình như ông chủ của lẽ thật, còn người khác chỉ là tôi tớ của lẽ thật. Tôi đã nhắc nhở người khác suy ngẫm về hành động của họ, biết mình và rút ra bài học, như thể tôi không bị Sa-tan làm cho bại hoại và không cần kiểm điểm cũng như tự biết mình vậy. Trong mắt tôi, người khác không đủ năng lực và không thể chấp nhận được, và tôi là giỏi nhất, nên khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình thực hiện bổn phận của ai đó, tôi sẽ luôn nghĩ: “Vậy mà gọi là thực hiện bổn phận sao?” “Các người có khả năng làm bổn phận không vậy?” “Các người chỉ đang làm gián đoạn công việc thôi”, và nói họ thế này thế kia. Tôi chỉ muốn trách móc và la mắng người khác. Thực ra, tôi cũng từng phạm nhiều sai lầm tương tự trong khi thực hiện bổn phận như người khác, và mắc phải những chuyện tương tự, vậy tôi có thực sự giỏi hơn họ nhiều như thế không? Mọi người đều có lúc không nhìn thấu một người hay một tình huống nào đó. và con người sẽ không thể tránh khỏi việc thiếu sót cũng như thực hiện bổn phận chưa đạt. Miễn là có thể phát hiện vấn đề và sai phạm kịp thời, liên tục xem xét và khắc phục thì đây là một quá trình phát triển. Thực ra, tôi thường phạm sai lầm trong bổn phận, giống như trong vụ việc đối với Vương Mỹ. Tôi biết rõ người này trước kia có hành vi xấu, nhưng khi chị Lý nói gần đây không có vấn đề gì với hành vi của Vương Mỹ cả, nên tôi không tìm hiểu rõ ràng nữa. Tôi chỉ cho rằng chị Lý đã đánh giá hình hình và chắc sẽ không có vấn đề gì. Cuối cùng, vấn đề đã nảy sinh, và rõ ràng là tôi phải chia sẻ trách nhiệm, nhưng lại đổ hết qua cho chị Lý, buộc tội, phán xét, và chỉ trích chị ấy. Tôi đã quá ngạo mạn và không có chút nhân tính nào! Thực hiện bổn phận như vậy không chỉ không giúp đỡ hay khai trí được gì cho người khác, mà còn có khả năng kìm hãm mọi người và khiến họ tiêu cực. Khi gặp vấn đề, tôi không xem xét sự việc hay con người theo lời Đức Chúa Trời. Tôi chỉ phàn nàn, dễ nóng nảy và khiển trách mọi người. Tôi thậm chí còn nghĩ vậy mới là có trách nhiệm, là hành động công lý, và rằng tôi đang bảo vệ công tác của hội thánh. Quan điểm này thực sự quá vô lý!

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khiến lòng tôi bừng sáng. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Khi một con người có địa vị, họ thường khó kiểm soát tâm trạng của mình, và vì vậy họ sẽ muốn mượn cớ để trút bỏ sự bất mãn và giải toả cảm xúc; họ sẽ thường xuyên nổi giận vô cớ, để thể hiện khả năng của mình và cho người khác biết địa vị và thân phận của mình là khác với những người bình thường. Tất nhiên, những người sa ngã không có bất kỳ địa vị nào cũng sẽ thường xuyên mất kiểm soát. Họ thường tức giận vì lợi ích cá nhân mình bị tổn hại. Để bảo vệ địa vị và nhân phẩm của chính mình, họ sẽ thường xuyên giải tỏa cảm xúc và thể hiện bản tính kiêu ngạo của họ. Con người sẽ nổi giận và trút bỏ cảm xúc để bao biện cho tội lỗi, và những hành động này là cách mà con người thể hiện sự bất mãn của mình. Những hành động này đầy những sự bất khiết; chúng đầy những toan tính và mưu mô; chúng đầy sự xấu xa và bại hoại của con người; và hơn hết, chúng đầy những tham vọng và ham muốn cuồng loạn của con người. Khi chính nghĩa đấu tranh với cái ác, con người sẽ không nổi giận để bảo vệ sự tồn tại của chính nghĩa hay để giữ gìn nó; trái lại, khi các thế lực chính nghĩa bị đe dọa, đàn áp và tấn công, con người chỉ tỏ thái độ phớt lờ, lảng tránh hoặc lùi bước. Tuy nhiên, khi đối mặt với các thế lực xấu xa, con người thường tỏ thái độ phục tùng, và cúi đầu và quỳ gối. Do đó, sự tức giận của con người là lối thoát cho cái ác, một sự bày tỏ của hành vi xấu xa lan tràn và không thể ngăn chặn của con người phàm tục. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời tỏ cơn thịnh nộ, tất cả các thế lực xấu ác sẽ bị ngăn chặn; mọi tội lỗi hãm hại con người sẽ bị ngăn chặn; tất cả các thế lực thù địch cản trở công tác của Đức Chúa Trời sẽ được hiện rõ, tách biệt ra và bị nguyền rủa; còn tất cả những kẻ đồng loã với Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời sẽ bị trừng phạt và diệt trừ tận gốc. Thay vào đó công tác của Đức Chúa Trời sẽ không có bất kỳ trở ngại nào; kế hoạch quản lý của Ngài sẽ tiếp tục từng bước phát triển theo dự kiến; những người được Đức Chúa Trời chọn sẽ không bị Sa-tan gây phiền nhiễu và lừa gạt; còn những ai theo Đức Chúa Trời sẽ được hưởng sự dẫn dắt và sự chu cấp trong môi trường bình yên và thanh thản. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là một biện pháp để ngăn chặn các thế lực tà ác khỏi nhân rộng và lộng hành, và đó cũng là một biện pháp bảo vệ sự tồn tại và truyền bá của những điều công bình và tích cực, và vĩnh viễn bảo vệ chúng khỏi bị đàn áp và huỷ diệt(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng để bảo vệ tư lợi và thỏa mãn ham muốn, tham vọng, người ta sẽ nổi giận mà không cần biết lý do, nguyên tắc hay mục đích cơn giận của mình là gì. Tất cả những điều này đều là các hình thức nóng giận, và là biểu hiện của tâm tính bại hoại, và Đức Chúa Trời ghê tởm chúng. Nhưng nếu có thể xem xét sự việc và con người theo lời Đức Chúa Trời, yêu thứ Ngài yêu, ghét thứ Ngài ghét, khinh ghét những kẻ địch lại Đấng Christ và làm ác gây gián đoạn để bảo vệ công tác của hội thánh và lợi ích của những người được Đức Chúa Trời chọn, thì đó là biểu hiện của nhân tính bình thường, và là biểu hiện của người có ý thức công lý. Kể cả đôi khi ta nói năng có chút cứng rắn hay nghiêm khắc, nhưng miễn là mọi thứ ta nói dựa trên lời Đức Chúa Trời, không trái với sự thật, không thể hiện hiềm thù cá nhân, không xen lẫn động cơ riêng, thì mọi người sẽ bị thuyết phục, thấy rõ thực chất của vấn đề hơn, và lời phê bình của bạn sẽ đạt được kết quả tích cực. Loại mối giận này là điều tích cực, và nó không phải là biểu hiện của tâm tính bại hoại. Việc nổi nóng vì tâm tính bại hoại thì khác. Sự nóng giận này bị vấy bẩn bởi những động cơ cá nhân và mục tiêu ngầm. Một số người nổi nóng để bảo vệ danh tiếng và địa vị của họ, một số người thì làm vậy để khiến người khác lắng nghe và hành động theo ý họ, và có người làm vậy là vì lợi ích của họ đã bị tổn hại, Tất cả những điều này đều là kiểu nóng giận kiêm tâm tính bại hoại. Chẳng hạn như khi thấy trong bổn phận của người khác có vấn đề gây chậm tiến độ, cơn giận của tôi có vẻ được thúc đẩy bởi mong muốn bảo vệ công tác của hội thánh, nhưng thực ra, tôi nổi giận vì người ta không đáp ứng được yêu cẩu của tôi và tôi phải đối mặt với nhiều rắc rối không cần thiết. Tôi đã lấy đó làm cơ hội trút ra cảm giác không hài lòng của mình, thầm phán xét và coi thường người khác. Đây rõ ràng là biểu hiện của sự nóng giận.

Tôi thường gặp phải kiểu tình huống này trong quá trình thực hiện bổn phận. Trước kia, bản tính của tôi kiểm soát tôi, nhưng tôi lại không nghĩ nhiều về chuyện đó. Vậy tôi phải làm thế nào khi gặp phải tình huống này trong tương lai? Trong khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Khi liên quan đến công việc hoặc sự xử lý mọi thứ, chí ít là đừng vi phạm các chuẩn mực của lương tâm và ý thức; hãy gắn kết và tương tác với mọi người – và xử lý mọi việc – phù hợp với ý thức của nhân tính bình thường; tất nhiên, điều tốt nhất là thực hành theo các nguyên tắc của lẽ thật do Đức Chúa Trời yêu cầu, điều này làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Vậy những nguyên tắc của lẽ thật mà Đức Chúa Trời yêu cầu là gì? Đó là mọi người hiểu được sự yếu đuối và tiêu cực của người khác khi họ yếu đuối và tiêu cực, đó là mọi người lưu tâm đến nỗi đau và khó khăn của người khác, sau đó hỏi han về những điều này, đưa ra sự giúp đỡ và hỗ trợ, và đọc lời Đức Chúa Trời cho họ để giúp họ giải quyết các vấn đề, để họ không còn yếu đuối, và được đưa đến trước Đức Chúa Trời. Đây có phải là cách thực hành phù hợp với nguyên tắc không? Thực hành như vậy là phù hợp với nguyên tắc. Đương nhiên, các mối quan hệ kiểu này cũng phù hợp với nguyên tắc. Khi mọi người cố tình nhiễu sự và phá vỡ, hoặc cố tình bất cẩn và chiếu lệ khi thực hiện bổn phận, nếu ngươi thấy điều này và có thể xử lý vấn đề theo nguyên tắc, và có thể chỉ ra những điều này cho họ, khiển trách họ, và giúp đỡ họ, thì điều này phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật. Nếu ngươi nhắm mắt làm ngơ, hoặc khoan dung với họ và bao che cho họ, thậm chí đi xa đến mức nói những điều tốt đẹp với họ, khen ngợi và tán thưởng họ, lừa phỉnh họ bằng những lời giả tạo, thì những hành vi như vậy, những cách tương tác như vậy với mọi người, cách đối phó với các vụ việc và xử lý vấn đề, rõ ràng là trái ngược với các nguyên tắc của lẽ thật và không có cơ sở trong lời Đức Chúa Trời – nếu đúng vậy thì những hành vi này và cách tương tác với mọi người và xử lý vấn đề như vậy rõ ràng là bất chính(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng cách hành động tốt nhất và hợp lý nhất khi có vấn đề trong bổn phận của người khác là thông công về lẽ thật và giúp đỡ cũng như hỗ trợ họ. Nếu người khác gây ra sự đình trệ công việc vì nhất thời sơ ý hay vì họ không nắm bắt được các nguyên tắc, thì ta nên kiên nhẫn thông công lẽ thật với họ, đồng thời cũng thông công rõ ràng với họ các nguyên tắc để họ nhận thức được các vấn đề đang tồn tại và cho họ cách giải quyết. Một số người luôn cẩu thả trong bổn phận. Họ không chịu được gánh nặng, các vấn đề cứ tiếp tục nảy sinh, và những việc có thể làm tốt lại không làm được. Những vấn đề tương tự cứ lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến công tác, hay thậm chí gây thiệt hại nghiêm trọng. Sau đó, loại người này có thể bị xử lý, tỉa sửa hay cảnh cáo. Nếu họ không thay đổi dù đã được nhắc nhở nhiều lần, họ có thể bị cách chức hoặc bổ nhiệm lại. Nhưng dù đó là tình huống nào đi nữa, ta cũng phải luôn xem xét và xử lý vấn đề dựa trên lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của lẽ thật, chứ không hành động do nóng nảy hay tâm tính bại hoại. Sau khi suy ngẫm về những điều này, lòng tôi bừng sáng và tôi đã tìm ra một con đường thực hành.

Sau đó, tôi đi tìm chị Lý để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với Vương Mỹ. Chỉ khi đó tôi mới hiểu được rằng Vương Mỹ từng thực hiện bổn phận ở các hội thánh khác, và chỉ mới được chuyển đến hội thánh của chúng tôi gần đây, vì vậy chị Lý vẫn chưa biết rõ lắm chị ấy. Bằng cách hỏi thêm thông tin từ các hội thánh khác, sau đó chị ấy phát hiện Vương Mỹ luôn cẩu thả, cũng như ma mãnh và lươn lẹo. Những điều chị ấy nói thì có vẻ hay nhưng lại không đi đôi với làm, chị ấy thiếu nhân tính và thích kìm kẹp người khác, nên rốt cuộc đã bị cách chức. Tôi đã rất xấu hổ khi phát hiện được chuyện này. Chị Lý không thiếu trách nhiệm như tôi tưởng. Chính vì cần phải dò hỏi ở các hội thánh khác, nên trong quá trình đó đã xảy ra một số sai sót và việc xác minh chưa được rõ ràng. Tôi đã không chỉ trích chị Lý về vấn đề này thêm nữa và chỉ nhắc chị ấy xem vấn đề này là cơ hội để xem lại những sai lầm này, tránh loại vấn đề tương tự xảy ra lần nữa. Lần này, tôi xử lý vấn đề không xuất phát từ cơn nóng giận hay theo ý tôi, mà từ việc tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật. Thực hành như vậy, lòng tôi thấy rất thanh thản.

Từ trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng bất kể dù đó là trong bổn phận của chúng ta hay khi ta đối xử với mọi người, thì ta cũng không thể dựa vào các quan niệm và tưởng tượng, hay cơn giận của mình. Mọi sự phải được dựa trên lời Đức Chúa Trời. Ta phải tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật từ lời Đức Chúa Trời, thực hành và thực hiện bổn phận theo yêu cầu của Ngài. Chỉ có như vậy mới là mưu cầu lẽ thật và con đường thực sự để để bước vào sự sống.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Thức tỉnh sau khi trả được thù

Tôi từng làm lãnh đạo một hội thánh nọ được một thời gian. Chị Trương, chấp sự Phúc Âm, có mang gánh nặng trong bổn phận và rất chủ động...

Cái họa gây ra bởi sự khoe khang

Bởi Nhã Ngu, Tây Ban Nha Vài năm về trước, tôi đang thực hiện bổn phận chăm tưới với một số anh chị em cùng độ tuổi của mình. Họ rất nhiệt...

Xiềng xích của sự bại hoại

Bởi Vụ Thực, Trung Quốc Tháng Ba năm 2020, tôi đến một hội thánh mà mình phụ trách để tổ chức một cuộc bầu cử, và chị Trần đã được bầu làm...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger