Chúng ta có nên sống theo đức hạnh truyền thống?

02/12/2022

Bởi Tiểu Hướng, Pháp

Hồi còn học tiểu học, có một bài văn đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi, đó là câu truyện “Khổng Dung cho đi quả lê”. Khổng Dung đã cho các anh em của mình những quả lê to nhất, trong khi ông lại lấy quả nhỏ nhất, và được cha ông khen. Câu chuyện của ông được viết trong Tam Tự Kinh. Lúc đó, tôi nghĩ tính cách của ông thật xuất chúng, và tôi đã tự nhủ mình cũng sẽ trở thành một đứa trẻ như vậy. Vì thế, từ khi còn nhỏ, nếu có gì đó đặc biệt ngon hay thú vị, dù rất muốn, nhưng tôi đã bắt chước Khổng Dung, đem cho các anh chị em của mình, và không bao giờ tranh giành những thứ đó. Vì vậy mả các chị tôi rất thích tôi, Người lớn trong nhà thậm chí còn khen ngợi tôi nhiều hơn và bảo con trẻ phải học hỏi từ tôi. Điều này khiến tôi thậm chí càng nghĩ đây là kiểu nhân tính mà con người nên có. Sau khi tin vào Đức Chúa Trời, tôi cũng làm thân với các anh chị em kiểu này. Trong cả bổn phận và cuộc sống, tôi chưa từng tranh giành thứ gì. Tôi làm gì cũng đặt người khác lên trên hết. Do đó, tôi đã được các anh chị em đón nhận nồng nhiệt, và mọi người đều nói tôi dễ gần, không ích kỷ và biết quan tâm đến người khác. Tôi đã rất tự hào về bản thân vì hành xử như vậy, và tôi luôn nghĩ nhân tính của mình là tốt. Sau đó, khi bị một số hoàn cảnh phơi bày, cuối cùng tôi đã đạt được chút hiểu biết về quan điểm ngụy biện về mọi việc của mình.

Tháng Một năm nay, vì nhu cầu của công tác Phúc Âm, cần phải tìm được nhiều người làm công tác Phúc Âm và chăm tưới, nên tôi đã thường xuyên được yêu cầu phải tìm kiếm và đào tạo người chăm tưới. Đôi lúc, khi tôi tìm ra các anh chị em phù hợp với việc chăm tưới, thì những người làm công tác Phúc Âm đã đến gặp họ trước tôi một bước. Chuyện này khiến tôi rất khó chịu, nhưng nếu tôi nói ra thì xấu hổ quá, vì tôi nghĩ mọi người sẽ nghĩ tôi ích kỷ. Vì vậy, tôi đã nghĩ ra một cách. Tôi cố tình gửi một tin nhắn đến người chấp sự chăm tưới, nói với anh ấy rằng những người phù hợp cho việc chăm tưới đã bị những người làm công tác Phúc Âm lấy mất. Điều này khiến người chấp sự chăm tưới có thành kiến với người làm công tác Phúc Âm, và khiến họ không thể hợp tác hòa thuận. Khi lãnh đạo cấp trên biết chuyện này, chị ấy đã nghiêm túc xử lý tôi và vạch trần tôi vì nói những điều gây bất hòa và làm gián đoạn công tác của hội thánh. Tôi rất buồn khi bị tỉa sửa và xử lý, nhưng tôi lại không hề tự kiểm điểm bản thân.

Rồi một ngày nọ, tôi nghe nói một người chị em tên Lyse có tố chất tốt và có hiểu biết, nên chị ấy rất thích hợp cho công tác chăm tưới. Tôi đã đến gặp lãnh đạo hội thánh xin điều chuyển chị ấy đi chăm tưới người mới. Nhưng sau đó, do cần gấp người rao giảng Phúc Âm, nên lãnh đạo hội thánh đã cử chị Lyse đi rao giảng Phúc Âm. Khi biết tin này, tôi cảm thấy rất bất mãn, và muốn nói chuyện với lãnh đạo hội thánh về chuyện đó, nhưng tôi nghĩ, nếu mình làm vậy, các anh chị em chắc chắn sẽ nghĩ mình ích kỷ và muốn tranh đoạt lợi ích. Tôi tự nhủ: “Không, mình không làm vậy được. Như vậy thì mình mới có vẻ rộng lượng và tốt bụng”. Vì vậy, tôi đã nén cơn oán giận, giả vờ nói rằng mình vui cho chị Lyse, và rằng cả công tác Phúc Âm và chăm tưới đều là công tác của nhà Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi nghe lãnh đạo hội thánh nói: “Anh Jerome có tố chất tốt và thông công rõ ràng về lẽ thật để giải quyết vấn đề”. Tôi muốn nhờ anh ấy đến chăm tưới cho người mới, nhưng nào ngờ, lãnh đạo hội thánh lại nói chị ấy đã cử anh ấy đi làm công tác Phúc Âm. Tôi không thể chịu được nữa. Lần trước, chị ấy đã bảo chị Lyse đi rao giảng Phúc Âm. Tại sao chị ấy cũng chỉ định anh ấy đi làm công tác Phúc Âm? Chúng tôi đang rất cần người làm công tác chăm tưới. Vì vậy, tôi đã nói với lãnh đạo hội thánh về tình hình này. Sau khi nghe tôi nói, chị ấy nói: “Vì công tác chăm tưới cần Jorome hơn, nên tôi sẽ để anh ấy cho chị”. Nhưng tôi nhận ra rằng vì lãnh đạo hội thánh đã cử anh ấy đi làm công tác Phúc Âm, nên nếu cứ nhất quyết mang anh ấy đi, tôi lo họ sẽ nói tôi ích kỷ và cứ đòi lấy đi người giỏi. Vì vậy, tôi đã quyết định để anh ấy rao giảng Phúc Âm. Việc này sẽ cho thấy tôi có nhân tính tốt, không ích kỷ và có thể nghĩ cho người khác. Tôi đã nhắn tin trong nhóm nói rằng Jorome sẽ là người làm công tác Phúc Âm giỏi và gửi một loại các biểu tượng cảm xúc chúc mừng vui vẻ. Thực ra, tất cả đều là giả vờ. Tôi đã cảm thấy rất tồi tệ, và đầy phàn nàn. Làm sao lãnh đạo lại nghĩ chỉ có công tác Phúc Âm là cần người giỏi chứ? Chị ấy không thấy khó khăn thực tế của chúng tôi. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy bất mãn.

Vài ngày sau, tôi lại rơi vào hoàn cảnh khác. Lãnh đạo bảo chúng tôi báo cáo về nhân sự được đào luyện gần đây. Tôi thấy rằng nhóm làm công tác Phúc Âm đang đào luyện nhiều người hơn nhóm chăm tưới chúng tôi, và tôi lại không thể chịu được nữa. Đầu óc tôi lập tức đầy sự bất mãn và oán thán. Tôi không ngờ rằng họ lại đang đào luyện nhiều người như thế. Tôi thậm chí còn để họ có được chị Lyse và anh Jerome. Thật là quá bất công. Bây giờ, nhóm công tác Phúc Âm đang có nhiều người hơn nhóm chăm tưới. Nghĩ đến số lượng lớn người mới họ có sau này còn chúng tôi lại có quá ít người chăm tưới, tôi cảm thấy rất áp lực, cũng như có thành kiến với lãnh đạo. Cảm giác như chị ấy chỉ nghĩ đến công tác Phúc Âm, và không ai nghĩ cho công tác chăm tưới. Càng nghĩ, tôi càng thấy buồn hơn và không khỏi ngồi đó khóc lóc. Nhìn người chấp sự Phúc Âm và lãnh đạo hội thánh nói chuyện sôi nổi về những người mới trong nhóm của chúng tôi, tôi cảm thấy mình như người ngoài cuộc, và tôi đã thất vọng đến mức thậm chị còn muốn bỏ nhóm. Chiều ngày hôm đó, tôi đã khổ sở đến mức không thể ăn nổi. Tôi nằm một mình trên giường khóc lóc, cảm thấy nếu cứ như thế này, thì chắc chắn tôi sẽ phát bệnh. Khi một người chị em tôi quen nhận thấy tình trạng của tôi, chị ấy đã nói tôi đã không nói chuyện thẳng thánh và đang giả vờ để người khác nghĩ tôi khiêm tốn và nể trọng tôi. Sau khi được chị ấy nhắc nhở, cuối cùng tôi đã bắt đầu kiểm điểm bản thân.

Tôi đọc được lời Đức Chúa Trời: “Các ngươi có biết ai thực sự là người Pha-ri-si không? Có bất kỳ người Pha-ri-si nào xung quanh các ngươi không? Tại sao những người này bị gọi là ‘người Pha-ri-si’? ‘Người Pha-ri-si’ được mô tả như thế nào? Họ là những người giả hình, hoàn toàn giả tạo, và ra vẻ trong mọi việc họ làm. Họ diễn trò gì? Họ giả vờ là tốt, tử tế, và tích cực. Họ có thật sự như vậy không? Tuyệt đối không. Vì rằng họ là những kẻ giả hình, mọi thứ được biểu hiện và tỏ lộ nơi họ đều là giả; tất cả đều là giả vờ – đó không phải là bộ mặt thật của họ. Bộ mặt thật của họ ẩn ở đâu? Nó ẩn sâu trong lòng họ, những người khác không bao giờ thấy được. Mọi thứ bề ngoài chỉ là đóng kịch, tất cả đều là giả tạo, nhưng họ chỉ có thể lừa con người; họ không thể lừa Đức Chúa Trời. … Đối với người khác, những người như thế có vẻ rất mộ đạo và khiêm nhường, nhưng thật ra đó là giả tạo; họ có vẻ bao dung, nhẫn nhịn và yêu thương, nhưng thật ra đó là giả dối; họ nói họ yêu Đức Chúa Trời, nhưng đó thực ra là diễn kịch. Những người khác nghĩ những người như vậy là thánh khiết, nhưng thực ra là giả mạo. Có thể tìm được một người thật sự thánh khiết ở đâu? Sự thánh khiết của con người toàn là giả. Tất cả chỉ là diễn kịch, là giả vờ. Ở bề ngoài, họ có vẻ trung thành với Đức Chúa Trời, nhưng họ thật sự đang diễn cho người khác xem. Khi không ai nhìn, họ không có chút trung thành nào, và mọi việc họ làm đều chiếu lệ. Nhìn bề ngoài, họ dâng mình cho Đức Chúa Trời và đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp. Nhưng họ bí mật làm gì? Họ tạo sự nghiệp cá nhân và việc làm ăn riêng trong hội thánh, trục lợi từ hội thánh và ăn cắp các của lễ một cách bí mật dưới vỏ bọc là làm việc cho Đức Chúa Trời… Những người này là Pha-ri-si giả hình thời hiện đại(Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong đời sống, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Nếu những gì ngươi theo đuổi là lẽ thật, những gì ngươi thực hành là lẽ thật, và nền tảng cho lời nói, hành động của ngươi là lời Đức Chúa Trời, thì người khác sẽ được lợi từ những lời nói và hành động có nguyên tắc của ngươi. Chẳng phải điều đó sẽ có lợi cho cả hai sao? Nếu sống trong những ràng buộc của tư duy văn hóa truyền thống, ngươi giả bộ, người khác cũng giả bộ, ngươi cư xử kiểu cách lịch thiệp, họ thì lom khom, ai cũng giả vờ với nhau, thì không bên nào là tốt cả. Ngươi và họ lom khom, làm điệu làm bộ lịch sự suốt ngày, không một lời nói thật, chỉ thể hiện trong cuộc sống những hành vi tốt như được đề cao bởi văn hóa truyền thống. Mặc dù nhìn từ bên ngoài, những hành vi như vậy là phải phép, nhưng tất cả đều là giả hình, là hành vi lừa gạt và lừa bịp người khác, là hành vi dụ người khác và lừa họ mà không nghe thấy một lời chân thành nào. Nếu ngươi kết bạn với một người như vậy, cuối cùng ngươi nhất định sẽ bị dụ và bị lừa. Ngươi không đạt được gì có thể khai trí cho mình từ hành vi tốt của họ. Tất cả những gì nó dạy cho ngươi là sự giả dối và gian trá: ngươi lừa họ, họ lừa ngươi. Cuối cùng, điều ngươi sẽ cảm thấy là sự suy thoái tột độ về nhân cách và phẩm giá của mình mà ngươi sẽ chỉ biết chịu đựng. Ngươi vẫn sẽ phải thể hiện kiểu cách lịch sự, lễ độ có văn hóa, không lý sự với người khác hoặc đòi hỏi quá nhiều ở họ. Ngươi vẫn sẽ phải kiên nhẫn và khoan dung, giả bộ thản nhiên và hào hiệp phóng khoáng bằng một nụ cười tươi rói. Phải luyện tập công phu bao nhiêu năm mới đạt được trạng thái như vậy? Nếu ngươi yêu cầu bản thân mình phải sống như thế này trước những người khác, chẳng phải cuộc sống sẽ làm ngươi kiệt sức sao? Giả vờ có tình yêu thương bao la, biết rõ rằng mình không có – sự giả hình như vậy không hề dễ dàng! Ngươi sẽ cảm thấy kiệt sức hơn bao giờ hết khi làm người mà phải xử sự theo cách này; kiếp sau ngươi thà sinh ra làm bò, ngựa, lợn, chó còn hơn làm người. Đối với ngươi, con người quá giả dối và tà ác(Mưu cầu lẽ thật là gì (3), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Đức Chúa Trời đã mặc khải rằng những người sống đạo dức giả dựa trên những ý tưởng văn hóa truyền thống, chỉ mang lại đau đớn, trầm cảm và tự cô lập mình. Tôi đã rất sốc vì những ý tưởng này đã gây hại nghiêm trọng cho tôi. Đặc biệt là khi đọc: “Giả vờ có tình yêu thương bao la, biết rõ rằng mình không có – sự giả hình như vậy không hề dễ dàng!” tôi cảm thấy rất xấu hổ. Những lời này đã mô tả tôi. Rõ ràng là tôi đã không rộng lượng, mà đã phải giả vờ rộng lượng, và khi không nghĩ cho công tác của hội thánh, nhưng tôi vẫn giả vờ là đang nghĩ cho công tác của hội thánh. Khi chị Lyse và anh Jerome được yêu cầu rao giảng Phúc Âm, rõ ràng là tôi không vui, vậy mà tôi vẫn cố cười, và thậm chí còn gửi tin nhắn nói rằng tôi rất vui khi họ rao giảng Phúc Âm. Tôi thật quá dối trá và giả tạo. Lời Đức Chúa Trời mặc khải rằng những người Pha-ri-si là những kẻ giả hình luôn ngụy tạo bản thân. Bề ngoài, họ có nhân tính tốt, khoan dung, khiêm tốn và ngoan đạo, nhưng thực ra, họ đã dùng cách này để lừa gạt và gài bẫy mọi người, để bảo vệ địa vị và chức vụ. Thực chất của họ là căm ghét lẽ thật và Đức Chúa Trời, đó là lý do Đức Chúa Jêsus lên án họ là rắn và tuyên bố nguyên rủa họ. Khi suy ngẫm về những điều này, tôi cảm thấy sợ hãi. Sự giả hình của tôi giống y hệt những người Pha-ri-si. Về chuyện bổ nhiệm nhân sự, tôi đã thể hiện là mình sẽ không tranh đấu với người khác, và tôi muốn đánh đổi điều này để có được sự đánh giá cao của mọi người. Tôi nói rằng mọi việc mình làm đều là vì lợi ích của hội thánh, nhưng điều mà tôi thực sự quan tâm chính là hình ảnh của mình. Tôi lo những người làm công tác Phúc Âm sẽ nói tôi ích kỷ, có nhân tính xấu, và không quan tâm đến công tác của hội thánh, nên tôi phải kiềm chế bản thân. Mặc dù bề ngoài tôi có vẻ rộng lượng và cao thượng, nhưng tôi đã rất đau đớn và cực kỳ oán giận, thậm chí còn có thành kiến đối với lãnh đạo hội thánh và người chấp sự Phúc Âm. Nhưng tôi đã giấu những suy nghĩ này để họ không thấy được, để các anh chị em nghĩ tôi có nhân tính tốt và có thể bảo vệ công tác của hội thánh. Tôi đã ngẫm lại những ý định của mình, những gì mình tỏ lộ và cảm thấy ghê tởm hành vi của bản thân. Tôi đã lừa gạt và lôi kéo mọi người bằng những việc tốt bề ngoài của mình, thiết lập hình tượng của riêng mình, tất cả những gì tôi nói và làm đều khiến Đức Chúa Trời căm ghét và ghê tởm.

Sau đó, tôi đã nghe mối thông công phân tích văn hóa và đức hạnh truyền thống của Đức Chúa Trời vài lần, và bắt đầu suy ngẫm. Kiểu tư tưởng văn hóa truyền thống nào đã kiểm soát tôi khiến tôi sống quá giả hình và đau đớn như thế? Tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Trong văn hóa truyền thống có một câu chuyện về Khổng Dung[a] nhường quả lê to. Các ngươi nghĩ gì: Những ai không thể như Khổng Dung thì không là người tốt sao? Mọi người từng nghĩ bất cứ ai có thể như Khổng Dung thì có tính cách cao quý và cương trực, vô cùng vị tha – một người tốt. Khổng Dung trong điển tích này có phải là hình mẫu để mọi người noi theo không? Liệu nhân vật này có chỗ đứng nhất định trong lòng mọi người không? (Có.) Không phải là tên của cậu bé mà là suy nghĩ và hành động, đạo đức và hành vi của cậu bé mới giữ vị trí trong lòng mọi người. Mọi người trân trọng và tán thưởng những hành động như vậy và trong thâm tâm, họ cảm phục đức tính của Khổng Dung(Mưu cầu lẽ thật là gì (10), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). “Những người trí thức chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống. Họ không chỉ đơn thuần chấp nhận nó – trong thâm tâm, họ chấp nhận nhiều tư tưởng và quan điểm của văn hóa truyền thống, coi chúng là những điều tích cực. Họ thậm chí còn coi một số câu nói nổi tiếng là châm ngôn. Khi làm những điều này, họ đã đi chệch hướng trong cuộc sống. Văn hóa truyền thống được thể hiện trong giáo lý Nho giáo, chứa đựng một nhóm hệ tư tưởng và lý thuyết chủ yếu đề cao đạo đức và văn hóa truyền thống. Trải qua nhiều triều đại, những lời dạy này được các giai cấp thống trị đề cao, họ tôn sùng Khổng Tử và Mạnh Tử là nhà hiền triết. Những lời dạy của Nho giáo cho rằng làm người thì phải làm sao giữ lòng nhân từ, sự công bằng, lịch sự, khôn ngoan và chân thành, nghĩa là đầu tiên phải học cách điềm tĩnh và bình thản trước mọi việc, phải bao dung, ăn nói khéo léo, không cạnh tranh hay phấn đấu, và phải học cách cư xử lịch sự, để có được sự tôn trọng của người khác – chỉ một người như vậy mới là tấm gương đối nhân xử thế. Một người như vậy tự đặt mình cao hơn người thường; đối với họ, tất cả những người khác đều đáng được bao dung, khoan thứ. ‘Hiệu quả’ của học thức khá lớn! Chẳng phải những người như vậy trông rất giống kẻ giả hình sao? Khi có đủ học thức, người ta trở thành kẻ giả hình. Cụm từ lột tả nhóm học giả uyên bác, tinh tế này là ‘sự tao nhã của học giả’. … Họ đặc biệt phấn đấu học tập và bắt chước phong thái tinh tế của người nho nhã. Giọng điệu của họ khi nói chuyện với nhau, khi thảo luận như thế nào? Họ có những biểu cảm rất nhẹ nhàng, lời nói của họ trau chuốt, tế nhị, chỉ bày tỏ ý kiến riêng của mình. Họ sẽ không nói ý kiến của người khác là sai, ngay cả khi biết nó sai – ai lại làm tổn thương người khác như vậy. Và lời nói của họ rất nhẹ nhàng, dẻo như kẹo kéo: những lời xã giao vô thưởng vô phạt khiến người nghe buồn nôn, sốt ruột và bực bội. Những người như vậy rất giả đò. Họ áp dụng sự giả đò của mình vào ngay cả những việc nhỏ nhất, gói ghém gọn gàng, không ai nhận ra thực chất của nó là gì. Khi đứng trước người thường, họ muốn thể hiện dáng vẻ gì? Họ muốn tạo ra kiểu hình ảnh nào? Họ cố gắng làm cho người thường coi họ là quý ông khiêm tốn. Quý ông vượt trội hơn hết thảy mọi người; họ là những người được ngưỡng mộ. Mọi người nghĩ rằng ý kiến của họ có giá trị hơn ý kiến của người thường, rằng họ hiểu chuyện hơn, vì vậy người ta tham khảo ý kiến của những người trí thức như vậy trong mọi việc. Đây là kiểu kết quả những người trí thức muốn đạt được. Tất cả họ đều muốn được tôn kính như nhà hiền triết(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời đã mô tả chính xác vấn đề của tôi. Tại sao tôi lại có thể xem những việc tốt giả tạo này là những điều tích cực để noi theo chứ? Đó là vì tôi đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng văn hóa truyền thống của chuyện Khổng Dung cho đi quả lê. Tôi đã sống bằng tư tưởng này từ khi còn nhỏ. Để khiến mọi người nghĩ tôi là một đứa trẻ ngoan, tôi đã cho các chị của mình nhiều đồ ăn vặt và đồ chơi mà mình thích nhất. Khi lớn lên, tôi làm gì cũng khiêm tốn và tỏ ra rộng lượng. Dù thực sự đã rất miễn cưỡng, nhưng tôi nghĩ chỉ có làm như vậy mới có thể chứng tỏ mình có nhân tính tốt và hiểu chuyện, và đây là cách duy nhất để có được sự tôn trọng của người khác, nên tôi đã miễn cưỡng chịu đựng. Sau khi tin vào Đức Chúa Trời, tôi vẫn thực hành quan niệm truyền thống này như lẽ thật. Về chuyện bổ nhiệm hai nhân sự này, tôi đã rất nhẫn nại. Rõ ràng là đang thiếu nhân sự chăm tưới, nhưng tôi lại giả vờ tận tụy vị tha và để hai người phù hợp với việc chăm tưới đi rao giảng Phúc Âm. Điều này khiến tôi có vẻ rất cao thượng và rộng lượng, nhưng thực ra, tôi đã tiêu cực đến nỗi nhiều lần khóc thầm vì thiếu nhân sự. Tôi đã có thành kiến với lãnh đạo hội thánh, và cuối cùng, công tác chăm tưới đã bị ảnh hưởng. “Cho đi” như thế này thì có ý nghĩa gì chứ? Vì hình tượng đẹp của mình, tôi đã bắt chước điệu bộ cao quý của Khổng Dung, và không quan tâm liệu điều đó có ảnh hưởng đến công tác của hội thánh hay không. Tôi đích thực là một kẻ giả hình. Nếu thực sự quan tâm đến công tác của hội thánh, thì tôi đã đánh giá nhu cầu nhân sự của chúng tôi dựa trên nhu cầu thực tế của công tác chăm tưới rồi, vậy mà để bảo vệ hình tượng, tôi đã không hề làm theo nguyên tắc. Thậm chí khi công tác chăm tưới bị ảnh hưởng do thiếu hụt nhân sự, tôi vẫn cứ rộng lượng để cho người ta đi. Tôi nhận được sự khen ngợi của người khác với cái giá phải trả là làm trì hoãn công tác chăm tưới. Chẳng trách Đức Chúa Trời nói những người như thế là kẻ giả hình. Tôi nhận ra hành vi của mình là sai trái.

Sau đó, tôi đã đọc được một số lời Đức Chúa Trời khiến tôi phải xúc động. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Các ngươi phải biết rõ rằng bất kỳ loại câu nói về đức hạnh nào cũng đều không phải là lẽ thật, càng không thể thay thế cho lẽ thật. Chúng thậm chí không phải là điều tích cực. Có thể nói chắc chắn rằng những câu nói về đức hạnh này là sự ngụy biện dị giáo Sa-tan dùng để đánh lừa con người. Bản thân chúng không phải là thực tế của lẽ thật con người nên sở hữu, cũng không phải là những điều tích cực mà nhân tính bình thường phải sống thể hiện ra. Những câu nói về đức hạnh này là sự giả mạo, giả vờ, xuyên tạc và thủ đoạn – chúng là những hành vi giả tạo, và hoàn toàn không xuất phát từ lương tâm và lý trí hay tư duy bình thường của con người. Do đó, tất cả những câu nói của văn hóa truyền thống liên quan đến đức hạnh đều là những dị giáo và ngụy biện ngớ ngẩn, phi lý. Qua chút thông công này, những câu nói Sa-tan đưa ra về đức hạnh đã bị kết án tử hoàn toàn ngày hôm nay. Nếu chúng thậm chí không phải là điều tích cực thì sao người ta lại có thể chấp nhận chúng? Sao người ta lại có thể sống theo những tư tưởng và quan điểm này? Lý do là những câu nói về đức hạnh này rất phù hợp với quan niệm và sự tưởng tượng của con người. Chúng khơi dậy sự ngưỡng mộ và tán thành, vì vậy người ta đón nhận những câu nói về đức hạnh này vào lòng, và mặc dù họ không thể thực hành chúng, nhưng trong thâm tâm họ thích thú đón nhận và tôn sùng chúng. Và thế là Sa-tan sử dụng nhiều câu nói khác nhau về đức hạnh để đánh lừa con người, để kiểm soát con tim và hành vi của họ, vì trong thâm tâm con người tôn sùng và có niềm tin mù quáng vào đủ loại câu nói về đức hạnh, và ai cũng thích sử dụng những câu nói này để giả vờ có phẩm giá hơn, cao quý hơn và tử tế hơn, từ đó đạt được mục đích được đánh giá cao và khen ngợi. Tóm lại, tất cả những câu nói khác nhau về đức hạnh đều yêu cầu người ta phải thể hiện một kiểu hành vi hoặc phẩm chất con người trong địa hạt đức hạnh. Những hành vi và phẩm chất con người này có vẻ khá cao quý, và chúng được tôn kính, vì vậy ai cũng rất khao khát chúng trong lòng. Nhưng điều họ chưa suy xét là những câu nói về đức hạnh này hoàn toàn không phải là những nguyên tắc xử thế mà một người bình thường nên tuân theo; thay vào đó, chúng là một loạt các hành vi giả hình có thể giả vờ. Chúng lệch lạc so với các tiêu chuẩn của lương tâm và lý trí, xa rời ý muốn của nhân tính bình thường. Sa-tan sử dụng những câu nói giả dối và giả vờ về đức hạnh để đánh lừa con người, để khiến họ tôn thờ nó và những kẻ gọi là hiền nhân giả hình, từ đó khiến con người coi nhân tính bình thường và tiêu chí đối nhân xử thế của con người là những thứ tầm phào, đơn giản và thậm chí thấp hèn. Người ta khinh miệt những điều đó và nghĩ chúng còn không đáng cho người ta khinh. Đó là bởi những câu nói về đức hạnh mà Sa-tan tán thành rất mãn nhãn và rất phù hợp với những quan niệm, tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, thực tế là không có câu nói nào về đức hạnh, bất kể câu gì, là nguyên tắc con người nên tuân theo trong cách đối nhân xử thế hay cách cư xử của họ trong nhân gian cả. Ngẫm mà xem – không phải vậy sao? Về thực chất, những câu nói về đức hạnh chỉ là sự đòi hỏi con người phải sống một cuộc sống đàng hoàng, cao quý hơn ở bề ngoài, để được người khác tôn sùng hoặc khen ngợi, thay vì bị coi thường. Thực chất của những câu nói này cho thấy chúng chỉ là sự đòi hỏi con người phải thể hiện đức hạnh thông qua hành vi tốt, nhờ đó che đậy và kiềm chế những tham vọng và ham muốn ngông cuồng của nhân tính bại hoại, che đậy bản tính và thực chất xấu xa, gớm ghiếc của con người. Chúng nhằm mục đích nâng cao nhân cách của một người thông qua các hành vi và thói quen tốt bề ngoài, nâng cao hình ảnh của họ trong mắt người khác và được thiên hạ đánh giá cao hơn. Những điểm này cho thấy các câu nói về đức hạnh là để che đậy những suy nghĩ và quan điểm bên trong của con người, bộ mặt gớm ghiếc, bản tính và thực chất của họ bằng những hành vi và thói quen bề ngoài. Có thể che đậy thành công những thứ này không? Chẳng phải việc cố gắng che đậy chúng càng làm lộ rõ tất cả sao? Nhưng Sa-tan không quan tâm đến điều đó. Mục đích của nó là che đậy bộ mặt gớm ghiếc của nhân tính bại hoại, che đậy sự thật về sự bại hoại của con người. Vì vậy, Sa-tan bắt con người sử dụng các biểu hiện hành vi của đức hạnh để ngụy trang cho bản thân, có nghĩa là nó sử dụng các quy tắc và hành vi đạo đức để ngụy tạo vẻ ngoài tươm tất cho con người, nâng cao phẩm chất và nhân cách của con người để họ có thể được người khác quý trọng, khen ngợi. Về cơ bản, những câu nói về đức hạnh này xác định một người là cao quý hay thấp hèn dựa trên hành vi của họ(Mưu cầu lẽ thật là gì (10), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Chỉ sau khi đọc lời Đức Chúa Trời tôi mới hiểu mình đã luôn có quan điểm ngụy biện, đó là xem đức hạnh của văn hóa truyền thống là tiêu chuẩn để đo lường nhân tính của một người là tốt hay xấu. Tôi đã hiểu nhầm đức hạnh là lẽ thật, nghĩ ai mà có đức hạnh thì người đó có nhân tính tốt. Thực ra, đức hạnh không phải là nguyên tắc sống mà con người nên theo đuổi. Đó là hành động đạo đức giả, và thực chất nó là cách Sa-tan dùng để lừa gạt và làm bại hoại con người. Sa-tan dùng văn hóa truyền thống để để truyền đạt các tiêu chuẩn đạo đức cho con người, để họ dùng những việc làm tốt bề ngoài để ngụy trang và che giấu sự bại hoại bên trong như là cách để được người khác đánh giá cao, kết quả là con người trở nên đạo đức giả và dối trá hơn bao giờ hết. Tôi nhận ra mình cũng y như thế. Tôi đã xem đức hạnh của văn hóa truyền thống là tiêu chí cho hành động của mình. Dù có vẻ tôi không tranh đoạt lợi ích, và có thể thân thiết với người khác, nhưng thật ra, tôi đang ép mình làm việc tốt để khiến mọi người nói tôi tử tế, và để duy trì hình tượng của tôi trong lòng họ. Vậy mà tôi lại nói là mình quan tâm đến công tác của hội thánh. Tôi thật quá dối trá!

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Một người thông minh và khôn ngoan nên nhanh chóng phân tích các hành vi và yêu cầu khác nhau nảy sinh từ các nguyên lý của văn hóa truyền thống về sự nhân từ, công bằng, lịch sự, khôn ngoan và chân thành. Hãy xem điều nào trong số này là điều ngươi trân quý nhất, điều ngươi liên tục tuân giữ, điều liên tục là cơ sở và kim chỉ nam cho cách ngươi nhìn con người và sự kiện, cách ngươi xử sự và hành động. Sau đó, ngươi nên so sánh những điều mà ngươi tuân giữ với lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời, và xem xét liệu những điều này của văn hóa truyền thống có mâu thuẫn và đối lập với những lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ hay không. Nếu thực sự phát hiện ra vấn đề, ngươi phải phân tích ngay xem chính xác thì văn hóa truyền thống đã sai lầm và vô lý ở đâu. Khi đã làm rõ những vấn đề này, ngươi sẽ biết đâu là lẽ thật và đâu là nguỵ biện. Ngươi sẽ có một con đường để thực hành, và ngươi sẽ chọn con đường mà mình nên bước đi. Hãy tìm kiếm lẽ thật theo cách này, và ngươi sẽ có thể chỉnh đốn mình(Mưu cầu lẽ thật là gì (5), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng nếu không muốn sống bằng những tư tưởng truyền thống này, trước hết bạn cần nhận định và phân tích chúng, tìm xem chúng sai ở chỗ nào, tại sao chúng lại vô lý, chúng vi phạm phạm lẽ thật như thế nào, và hậu quả của việc sống bằng những tư tưởng này là gì. Chỉ khi hiểu rõ được những điều này, bạn mới có thể từ bỏ chúng và tiếp nhận lẽ thật. Tôi đã bắt đầu thắc mắc: Việc “cho đi” trong chuyện Khổng Dung cho quả lê có phù hợp với nguyên tắc của lẽ thật hay không? Việc “cho đi” này có phải là một trong những yêu cầu của Đức Chúa Trời về nhân tính bình thường không? Những người làm gì cũng chịu đựng có thực sự là người tốt hay không? Việc chịu đựng mù quáng của tôi đã gây ra việc thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng trong công tác chăm tưới. Để thể hiện mình làm gì cũng rộng lượng và nhẫn nại, tôi đã nói nhiều lời dối trá đạo đức giả. Được giáo dục bằng những tư tưởng truyền thống này, thay vì làm cho tôi trở thành người tốt, đã khiến tôi thành kẻ dối trá và đạo đức giả. Khi được người khác đánh giá cao, tôi không thấy vui, mà ngày càng trở nên rầu rĩ và khổ sở. Đây là những trái đắng của việc tôn thờ văn hóa truyền thống dành cho tôi. Nếu không có Đức Chúa Trời mặc khải thực chất của văn hóa truyền thống, thì chắc tôi đã mù quáng cả đời rồi. Tôi không ngừng tạ ơn Đức Chúa Trời vì Ngài đã bày tỏ lẽ thật và phân tích những tư tưởng truyền thống, giúp tôi thức tỉnh.

Sau đó, tôi nghĩ: “Vì đức hạnh cho đi quả lê của Khổng Dung chỉ là hành vi tốt bề ngoài, và nó không có nghĩa là ông ta có nhân tính tốt, vậy nhân tính tốt thực sự là gì?”. Tôi đã đọc được điều này trong lời Đức Chúa Trời: “Phải có một tiêu chuẩn để có nhân tính tốt. Nó không liên quan đến việc đi theo con đường tiết độ, không tuân thủ các nguyên tắc, cố gắng không xúc phạm ai, nịnh hót ở mọi nơi ngươi đến, ngọt ngào và khéo léo với mọi người ngươi gặp, và làm cho mọi người nói tốt về ngươi. Đây không phải là tiêu chuẩn. Vậy, tiêu chuẩn là gì? Đó là có nguyên tắc và trách nhiệm trong cách đối xử của mình với Đức Chúa Trời, lẽ thật, việc thực hiện bổn phận, và đủ kiểu người, sự việc và sự vật. Điều này ai cũng thấy được; mọi người biết rõ điều này trong lòng họ. Hơn nữa, Đức Chúa Trời dò xét tấm lòng của con người và biết tình hình của chúng, mỗi một tấm lòng; bất kể họ là ai, không ai có thể lừa Đức Chúa Trời. Một số người luôn khoe khoang rằng họ có nhân tính tốt, rằng họ không bao giờ nói xấu người khác, không bao giờ làm tổn hại đến lợi ích của bất kỳ ai khác, và họ tuyên bố không bao giờ thèm muốn tài sản của người khác. Khi có tranh chấp về lợi ích, họ thậm chí thà chịu thiệt còn hơn là lợi dụng người khác, và mọi người khác nghĩ rằng họ là người tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện bổn phận của mình trong nhà Đức Chúa Trời, họ là những người ranh ma và láu cá, luôn bày mưu cho mình. Họ không bao giờ nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, không bao giờ coi là khẩn cấp với những việc Đức Chúa Trời coi là khẩn cấp hoặc nghĩ như Đức Chúa Trời nghĩ, và họ không bao giờ có thể gạt sang một bên lợi ích riêng của mình để thực hiện bổn phận. Họ không bao giờ từ bỏ lợi ích của riêng mình. Ngay cả khi họ thấy những kẻ xấu phạm tội ác, họ cũng không vạch trần chúng; họ không hề có nguyên tắc nào. Đây là loại nhân tính gì vậy? Nó không phải là nhân tính tốt. Đừng chú ý đến những gì một người như vậy nói; ngươi phải xem những gì họ sống thể hiện ra, những gì họ tỏ lộ, và thái độ của họ khi thực hiện bổn phận là gì, cũng như trạng thái bên trong của họ là gì và họ yêu thích gì. Nếu tình yêu của anh ta đối với danh vọng và tiền tài vượt quá lòng trung thành của anh ta đối với Đức Chúa Trời, nếu tình yêu của anh ta đối với danh vọng và tiền tài vượt quá lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, hoặc nếu tình yêu của anh ta đối với danh vọng và tiền tài vượt quá sự quan tâm mà anh ta thể hiện ra cho Đức Chúa Trời, thì một người như vậy liệu có sở hữu nhân tính không? Đây không phải là người có nhân tính. Hành vi của anh ta có thể bị nhìn thấy bởi những người khác và Đức Chúa Trời. Một người như vậy rất khó đạt được lẽ thật(Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng một người có nhân tính tốt thực sự sẽ yêu lẽ thật và những điều tích cực, có trách nhiệm trong bổn phận, tuân thủ nguyên tắc của lẽ thật, và bảo vệ công tác của hội thánh. Những người bề ngoài không xúc phạm người khác, mù quáng nhẫn nại, không có nguyên tắc, và thà chịu tổn thất còn hơn lợi dụng người khác, dù bề ngoài họ có tính cách tốt, nhưng trong bổn phận, họ luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của bản thân, không bao giờ thực hành lẽ thật và nghĩ đến công tác của hội thánh. Những người như thế không có nhân tính tốt. Tôi không muốn sống theo văn hóa truyền thống và là một người tốt giả nữa. Tôi muốn sống thể hiện ra hình tượng con người theo yêu cầu của Đức Chúa Trời.

Khi đọc những lời này của Đức Chúa Trời, tôi đã tìm ra một con đường thực hành. “Ngươi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết bất kỳ vấn đề nào nảy sinh, bất kể nó là vấn đề gì và tuyệt nhiên không được tự ngụy tạo hoặc mang bộ mặt giả dối đối với người khác. Những thiếu sót của ngươi, những khiếm khuyết của ngươi, những lỗi lầm của ngươi, những tâm tính bại hoại của ngươi – hãy hoàn toàn cởi mở về chúng và thông công về chúng. Đừng giữ chúng trong mình. Học cách cởi mở bản thân là bước đầu tiên hướng đến việc bước vào sự sống, và đó là trở ngại đầu tiên, là điều khó vượt qua nhất. Một khi ngươi đã vượt qua nó, thì việc bước vào lẽ thật sẽ dễ dàng. Việc thực hiện bước này biểu thị điều gì? Nó có nghĩa là ngươi đang mở lòng mình và phơi bày hết thảy những gì ngươi có, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực; phơi bày bản thân để người khác và Đức Chúa Trời nhìn thấy; không giấu giếm Đức Chúa Trời điều gì, không che đậy điều gì, không ngụy tạo, không gian dối và mưu mẹo, cũng như cởi mở và trung thực với người khác. Theo cách này, ngươi sống trong sự sáng, và không chỉ Đức Chúa Trời sẽ dò xét ngươi mà những người khác cũng sẽ có thể thấy rằng ngươi hành động có nguyên tắc và với một mức độ minh bạch. Ngươi không cần phải sử dụng bất kỳ phương pháp nào để bảo vệ danh tiếng, hình ảnh và địa vị của mình, cũng như không cần phải che đậy hay ngụy trang cho những sai lầm của mình. Ngươi không cần phải bỏ ra những nỗ lực vô ích này. Nếu ngươi có thể buông bỏ những điều này, ngươi sẽ rất thư thái, ngươi sẽ sống mà không bị gông cùm hoặc đau đớn, và ngươi sẽ sống hoàn toàn trong sự sáng(Chỉ những ai thực sự quy phục Đức Chúa Trời mới có lòng kính sợ Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng mình không nên ngụy tạo bản thân để người khác có ấn tượng sai lầm. Thay vào đó, tôi nên là người cởi mở, giản dị, trung thực, và tôi nên mở lòng nói về bất cứ vấn đề nào mình có, để các anh chị em có thể giúp tôi tốt hơn. Khi tôi không nói ra, chỉ mù quáng chịu đựng và ngụy tạo bản thân, mọi người đã cho rằng không thiếu nhân sự chăm tưới và nghĩ công việc đang tiến triển tốt, nhưng thực ra tôi đang chịu đựng, và công tác của hội thánh đang bị tổn hại. Vì vậy, tôi đã ý thức thực hành theo lời Đức Chúa Trời và nói rõ với các anh chị em. Sau đó, họ đã cung cấp một số người cho công tác chăm tưới. Điều này khiến tôi thấy việc thực hành theo lời Đức Chúa Trời thật dễ dàng và thú vị biết bao. Sống theo văn hóa truyền thống, chúng ta chỉ ngày càng trở nên bại hoại hơn, ngày càng giả dối, lọc lừa và ngày càng khổ sở. Chỉ có thực hành lẽ thật mới cho chúng ta sống trọn hình tượng con người, trở thành người tốt thực sự, và trải nghiệm được sự thanh thản và niềm vui thực sự. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Chú thích:

a. Khổng Dung là một câu chuyện nổi tiếng của Trung Quốc, được dân gian sử dụng để giáo dục trẻ em về giá trị của sự lễ phép và tình anh em. Câu chuyện kể về việc, khi gia đình nhận được một giỏ lê, cậu bé Khổng Dung bốn tuổi đã nhường quả lê to cho các anh trai và chọn quả nhỏ nhất cho mình.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tự hại mình vì giả vờ hiểu

Bởi Y Phàm, Hàn Quốc Tôi từng thực hiện công tác thiết kế cho hội thánh. Qua thời gian, khi hoàn thành đủ mọi kiểu thiết kế và hình ảnh,...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger