“Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người” có thực sự là một đức hạnh?

03/06/2024

Trước đây, tôi luôn có một quan điểm rằng làm người thì phải khoan dung, rộng lượng với người khác, quan tâm đến cảm xúc và thấu hiểu những khó khăn của họ, thà bản thân chịu bất tiện còn hơn làm phiền người khác, như vậy mới là người cao thượng, phóng khoáng và độ lượng. Sau này, khi phụ trách công tác làm video, tôi cảm thấy với tư cách là trưởng nhóm, mình phải làm gương và đi đầu trong mọi việc, phải đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân, còn với các thành viên khác trong nhóm thì đừng khắt khe quá, như vậy mới là người tử tế. Mọi người sẽ nghĩ rằng tôi có nhân tính tốt và biết hiểu cho người khác, từ đó có ấn tượng tốt với tôi. Vì vậy tôi đã cố hết sức để tự mình cáng đáng mọi việc lớn nhỏ trong nhóm. Đôi khi công việc được giao cho các thành viên quá khó và có vài người không muốn làm, tôi sẽ nhận lấy rồi tự mình thực hiện. Tôi cố gắng hết sức để không gây áp lực cho người khác, không muốn người ta bảo rằng tôi đòi hỏi cao và quá khắt khe. Mặc dù đôi lúc tôi cũng nghĩ mình đảm nhiệm quá nhiều công việc và cảm thấy mệt mỏi, nhưng vì tránh để người khác nảy sinh cái nhìn xấu về mình, tôi vẫn chống lại xác thịt và đảm nhận nhiều việc nhất có thể.

Sau đó có một vài thành viên mới gia nhập nhóm chúng tôi, họ chưa quen với công tác và còn thiếu kỹ năng chuyên môn, nên tôi phải xem lại mọi video mà họ sản xuất. Đôi lúc họ cũng cần thảo luận với tôi về một số vấn đề mà họ gặp phải. Chỉ riêng những việc này đã chiếm hết toàn bộ thời gian của tôi, ngoài ra, tôi cũng còn nhiều công việc khác phải giải quyết. Chẳng bao lâu, công việc trong tay tôi bắt đầu chất đống, mỗi ngày tôi đều vô cùng bận rộn. Đôi lúc, khi họ đến nhờ tôi giúp giải quyết những vấn đề đơn giản, tôi thầm nghĩ: “Các người có thể thảo luận những vấn đề này với nhau và tự giải quyết mà, đâu cần chuyện gì cũng phải tìm đến tôi?”. Nhưng rồi lại nghĩ: “Họ đã đến hỏi mình, nếu giờ mình từ chối thì có vẻ người trưởng nhóm như mình vô trách nhiệm quá! Hơn nữa, họ cũng sẽ mất nhiều thời gian để thảo luận vấn đề này. Thôi đi, để mình dành thời gian tự giải quyết cho rồi”. Nghĩ thế, tôi đồng ý giúp họ. Sau đó tôi nhận ra, một người chị đã đẩy hết công việc cho tôi chỉ vì chị ấy lười biếng và sợ phải chịu trách nhiệm. Tôi muốn thông công với chị ấy, nhưng lại sợ chị ấy nói tôi đòi hỏi quá cao, nên tôi chỉ nghĩ trong bụng chứ không dám nói ra. Nhiều khi tôi thấy các anh chị em khác không có nhiều việc, trong khi có vài vấn đề rất khẩn cấp mà bản thân tôi không thể xử lý kịp. Tôi muốn chia bớt chút việc cho họ, để tiến độ công tác được đẩy nhanh. Nhưng sau khi suy nghĩ lại, tôi lại không thể mở miệng được. Tôi nghĩ: “Nếu mình giao cho họ nhiều việc hơn, liệu họ có nghĩ mình quá khắt khe và không cho họ chút thời gian rảnh rỗi nào? Bỏ đi, mình sẽ tự mình làm lấy vậy”. Nhưng trong lúc tự làm thì tôi lại cảm thấy hơi bất công. Đặc biệt khi thấy họ thư giãn trong khi mình vẫn phải làm việc, sự oán giận trong tôi càng ngày càng lớn, tôi trách họ không biết mang gánh nặng, không nhận ra có biết bao nhiêu công việc cần phải làm. Tuy nhiên, tôi vẫn chỉ càu nhàu trong lòng chứ không nói ra ngoài miệng, lo rằng nếu nói ra thì họ sẽ nghĩ tôi không có nhân tính tốt và không rộng lượng. Thế nên dù bận rộn công việc đến đâu, tôi cũng cố hết sức tự mình lo liệu. Lại có những lúc, tôi sắp xếp công việc cho mọi người dựa trên thời gian biểu của nhóm. Nếu mọi người đều vui vẻ đồng ý thì không sao, còn nếu ai đó có vẻ không vui hoặc không vừa ý, thì tôi sẽ ngần ngại không dám giao việc cho họ, sau đó sẽ làm thâu đêm suốt sáng để tự hoàn thành công việc. Thực ra khi làm vậy, tôi cảm thấy rất bất bình và oán giận, cảm thấy rõ ràng đây là những công việc họ nên làm, thế mà tôi lại phải bỏ thêm thời gian để làm thay họ. Đôi khi tôi bận rộn đến nỗi không còn thì giờ để tĩnh nguyện, nhưng vẫn không dám lên tiếng về sự bất mãn của mình. Tôi chỉ cam chịu và tự an ủi rằng: “Làm người thì phải rộng lượng, biết quan tâm đến người khác và không được nhỏ nhen, nếu không thì người ta sẽ nói mình có nhân phẩm tệ”. Sau đó, các anh chị em trong nhóm khen tôi có trách nhiệm với bổn phận, biết chịu đựng gian khổ và trả giá, lại yêu thương và biết nghĩ cho mọi người. Khi nghe những lời khen ngợi đó, tôi cảm thấy mặc dù mình phải chịu nhiều đau khổ, nhưng được mọi người ca ngợi thì cũng đáng bõ công. Nhưng vì tôi không hành động theo nguyên tắc, mù quáng chiều chuộng xác thịt của mọi người và sắp xếp công việc không hợp lý, nên đã khiến công việc tồn đọng và làm chậm tiến độ của nhóm. Một số anh chị em lười thực hiện bổn phận và không biết phấn đấu, làm xong phần việc của mình là hài lòng rồi. Số khác thì khi gặp khó khăn chẳng cầu nguyện với Đức Chúa Trời hay tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, chỉ thích dựa dẫm và chờ tôi giải quyết vấn đề thay họ, nên họ không thể phát triển nghiệp vụ.

Một hôm, người phụ trách đến kiểm tra công tác, và nhận ra công việc không được phân chia hợp lý. Anh ấy nói một vài công việc có thể được giao cho các thành viên nhóm, còn tôi nên dành nhiều thời gian hơn cho công tác trưởng nhóm của mình, bao gồm việc theo dõi tiến độ công tác nhóm và giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ nếu có. Bằng cách đó, mọi người đều có thể tự gánh trọng trách và chịu trách nhiệm trong bổn phận. Dù biết người phụ trách nói đúng, an bài như thế là có lợi cho công tác, nhưng tôi vẫn cảm thấy khó mà thực hành theo cách này. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi để tôi hiểu được tâm tính bại hoại của mình. Khi tĩnh nguyện, tôi tìm những lời Đức Chúa Trời có liên quan đền tình trạng của mình, trong đó có một đoạn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi: “‘Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’, cũng như câu nói ‘Nhặt được của rơi đừng tham bỏ túi’ và ‘Lấy việc giúp người làm niềm vui’ là một trong những yêu cầu mà văn hóa truyền thống đặt ra cho đức hạnh của con người. Tương tự như vậy, bất kể ai đó có thể đạt được hoặc rèn luyện đức hạnh này hay không, thì đó vẫn không phải là tiêu chuẩn hay chuẩn mực để đo lường nhân tính của họ. Có thể là ngươi thực sự có khả năng nghiêm khắc với mình và khoan dung với người, và ngươi đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt cao cho mình. Ngươi có thể hoàn toàn trong sạch và ngươi có thể luôn nghĩ cho người khác và thể hiện sự quan tâm đến họ, không ích kỷ và tìm kiếm tư lợi. Ngươi có thể có vẻ đặc biệt cao thượng, vị tha, và có ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội cũng như đạo đức xã hội. Nhân cách và những phẩm chất cao quý của ngươi có thể biểu lộ với những người thân thiết và với những người ngươi gặp gỡ, tiếp xúc. Hành vi của ngươi có thể không bao giờ có điểm nào để bị chê trách hay phê phán, thay vào đó nhận được vô số lời khen ngợi và thậm chí cả sự ngưỡng mộ. Người ta có thể coi ngươi là người thực sự nghiêm khắc với mình và khoan dung với người. Tuy nhiên, những điều này không gì khác hơn là hành vi bên ngoài. Những suy nghĩ và mong muốn trong sâu thẳm lòng ngươi có nhất quán với những hành vi bên ngoài này, với những hành động ngươi thể hiện ra bên ngoài không? Câu trả lời là không, chúng không nhất quán. Lý do ngươi có thể hành động theo cách này chính là có một động cơ đằng sau. Chính xác thì đó là động cơ gì? Ngươi có thể chịu để cho động cơ đó phơi bày ra ánh sáng không? Chắc chắn là không. Điều này chứng tỏ động cơ này là một điều gì đó không thể nói ra, một điều gì đó đen tối và xấu xa. Bây giờ, tại sao động cơ này lại không thể nói ra và xấu xa? Đó là bởi vì nhân tính của con người bị chi phối và điều khiển bởi những tâm tính bại hoại của họ. Không thể phủ nhận rằng tất cả những suy nghĩ của nhân tính, bất kể con người nói ra hay bộc lộ ra, đều bị chi phối, điều khiển và thao túng bởi những tâm tính bại hoại của họ. Kết quả là những động cơ và ý định của mọi người đều nham hiểm và xấu xa. Bất kể con người có thể nghiêm khắc với mình và khoan dung với người hay không, hoặc họ có thể hiện đức hạnh này ra bên ngoài một cách hoàn hảo hay không, thì điều tất yếu là đức hạnh này sẽ không thể kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến nhân tính của họ. Vậy cái gì điều khiển nhân tính của con người? Đó là những tâm tính bại hoại của họ, đó là thực chất nhân tính của họ bị che khuất dưới đức hạnh ‘Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ – đó chính là chân tướng thực sự của họ. Chân tướng thực sự của một người là thực chất nhân tính của họ. Và thực chất nhân tính của họ bao gồm những gì? Nó chủ yếu bao gồm sở thích của họ, điều họ mưu cầu, nhân sinh quan và giá trị quan của họ, cũng như thái độ của họ đối với lẽ thật và Đức Chúa Trời, v.v. Chỉ những điều này mới thực sự đại diện cho thực chất nhân tính của con người. Có thể nói chắc rằng hầu hết những người đòi hỏi bản thân phải thực hiện đức hạnh ‘nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ đều bị địa vị ám ảnh. Bị thúc đẩy bởi những tâm tính bại hoại, họ không thể không mưu cầu thanh thế giữa mọi người, sự nổi bật trong xã hội và địa vị trong mắt người khác. Tất cả những điều này đều liên quan đến ham muốn địa vị của họ, và được mưu cầu dưới vỏ bọc đức hạnh tốt của họ. Và những sự mưu cầu này của họ xuất phát từ đâu? Chúng hoàn toàn xuất phát và bị thúc đẩy bởi những tâm tính bại hoại của họ. Cho nên, dù thế nào đi nữa, dù một người có thực hiện đức hạnh ‘nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ hay không, và họ có làm như thế đến mức hoàn hảo hay không, thì cũng hoàn toàn không thể thay đổi được thực chất nhân tính của họ. Ý là nó không thể nào thay đổi được nhân sinh quan hoặc giá trị quan của họ, hay định hướng cho thái độ và quan điểm của họ đối với mọi kiểu người, sự việc và sự vật. Không phải vậy sao? (Thưa, phải.) Ai càng có khả năng nghiêm khắc với mình và khoan dung với người, thì càng giỏi diễn, giỏi ngụy trang bản thân và giỏi mê hoặc người khác bằng hành vi tốt cùng những lời dễ chịu, và càng là người giả dối, tà ác về bản chất. Họ càng là kiểu người này, thì tình yêu, sự theo đuổi địa vị và quyền lực của họ trở nên càng sâu(Mưu cầu lẽ thật là gì (6), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Tôi nhận ra những người “nghiêm khắc với mình và khoan dung với người” là những người rất xem trọng địa vị. Họ luôn cố đạt được địa vị trong lòng mọi người. Những người như vậy có bản tính giả dối, độc địa và đạo đức giả. Những điều này đâm trúng tim đen tôi. Nghĩ lại thì, với tư cách là trưởng nhóm, tôi đã tự mình gánh vác rất nhiều công việc. Tôi đã luôn cân nhắc xem người khác có thời gian không, công việc có nhiều quá không, có gặp khó khăn gì không, vân vân. Tôi đặc biệt quan tâm và suy nghĩ cho người khác, để họ không bao giờ cảm thấy bất mãn hay không vui. Nhìn bề ngoài thì tôi có vẻ biết hiểu cho người khác, nhưng kỳ thực tôi chỉ hành động như thế để củng cố thể diện và địa vị của mình. Tôi luôn sợ rằng mình sẽ nói hoặc làm gì đó khiến người khác không vui, khiến họ có ấn tượng xấu về tôi. Tôi đã mang nhiều gánh nặng hơn bất kỳ ai khác, có thể chịu đựng và trả giá, luôn bao dung, thấu hiểu và nhân nhượng với các anh chị em, nhưng ẩn sau đó, tôi luôn nghĩ rằng mình giỏi hơn những người khác, rằng mình có vóc giạc cao hơn anh chị em, luôn biết thấu hiểu và bao dung với mọi người. Điều này dẫn đến việc họ xem trọng và dựa dẫm vào tôi, chờ tôi giải quyết vấn đề thay họ, không thể cậy dựa Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật để tìm ra giải pháp. Tôi nhận ra mình đã bị Sa-tan làm bại hoại, trong tôi chứa đầy tâm tính Sa-tan. Tôi tuyệt đối không phải người khoan dung hay độ lượng! Khi người chị em kia đẩy hết công việc cho tôi, bề ngoài thì tôi vui vẻ đồng ý, nhưng trong lòng lại không vui. Trong lúc làm việc, tôi cũng oán trách chị ấy không mang gánh nặng. Ôm đồm nhiều công việc và phải chịu áp lực lớn, mặc dù tôi không nói gì và vẫn tỏ ra rất vô tư, nhưng thâm tâm lại cảm thấy bất công, không muốn chịu đựng hay bận tâm gì nữa. Lúc phân công công việc, khi một người chị em nuông chiều xác thịt và không muốn làm nhiều việc, tôi đã không thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề, mà còn gánh luôn phần việc của chị ấy. Thực tế trong lòng tôi nảy sinh nhiều ý kiến về chị ấy, oán trách chị ấy lười biếng và chất thêm gánh nặng lên vai tôi. Nghĩ lại tất cả những điều đó, tôi nhận ra sự khoan dung của mình đối với mọi người đều là giả tạo, tất cả chỉ là vờ vĩnh, chứ tôi thực sự không vui vẻ gì khi giúp đỡ họ. Rõ ràng là tôi ích kỷ, nhưng lại hành động như thể mình rất vị tha, lừa dối tất cả mọi người. Mọi hành động của tôi đều nhằm một mục đích, đó là giành được sự khen ngợi của mọi người, để được họ tôn trọng và đánh giá cao. Tôi là kẻ đạo đức giả và giả tạo! Mọi người chỉ nhìn thấy những hành động giả tạo của tôi, chứ không thấy được những gì tôi thực sự nghĩ trong lòng. Họ đều tin rằng tôi có nhân tính tốt và rất khoan dung. Chẳng phải tôi đang dối trá và lừa bịp họ sao? Càng nghĩ tôi càng ghê tởm bản thân mình. Tôi đã sống trong một chiếc mặt nạ, không những khiến bản thân đau khổ mà còn trì hoãn công tác của hội thánh, đúng là hại người hại mình. Tôi bắt đầu căm hận bản thân, muốn hối cải và thay đổi càng sớm càng tốt.

Sau đó, tôi đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời, giúp tôi hiểu được phần nào về tình trạng của mình. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Một số lãnh đạo hội thánh, khi thấy những anh chị em thực hiện bổn phận một cách qua loa chiếu lệ, thì không quở trách, mặc dù họ nên làm như vậy. Khi thấy điều gì đó rõ ràng là phương hại đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, họ nhắm mắt làm ngơ và không chất vấn gì để không gây xúc phạm gì cho người khác. Trên thực tế, họ không thật sự thể hiện sự cân nhắc đối với điểm yếu của người khác; thay vào đó, ý định của họ là chinh phục mọi người. Họ hoàn toàn biết rõ chuyện này, họ nghĩ: ‘Nếu tôi tiếp tục duy trì điều này và không gây xúc phạm cho bất kỳ ai, họ sẽ nghĩ tôi là một lãnh đạo tốt. Họ sẽ có ý kiến tốt và đánh giá cao về tôi. Họ sẽ công nhận tôi và thích tôi’. Bất kể lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị thiệt hại đến mức nào, và cho dù dân được Đức Chúa Trời chọn có bị cản trở đến mức nào trong việc bước vào sự sống của họ, hoặc đời sống hội thánh của họ có bị quấy rầy đến mức nào, những lãnh đạo như vậy vẫn kiên trì theo đuổi triết lý Sa-tan của mình và không xúc phạm bất kỳ ai. Trong lòng họ không bao giờ có ý thức tự khiển trách mình. Nhìn thấy ai đó gây gián đoạn và nhiễu loạn thì cùng lắm, họ có thể đề cập một cách qua loa về một vấn đề này nếu tiện, và vậy là xong việc đó. Họ không thông công về lẽ thật, cũng không chỉ ra thực chất vấn đề cho người này, và lại càng không mổ xẻ tình trạng của người này. Họ không bao giờ thông công tâm ý của Đức Chúa Trời là gì. Những người lãnh đạo giả không bao giờ vạch trần hay mổ xẻ dạng lỗi lầm mà người ta thường mắc phải, hay những tâm tính bại hoại mà người ta thường phơi bày. Họ không giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào, mà thay vào đó họ luôn dung túng cho những hành vi sai trái và những sự bộc lộ bại hoại của mọi người, và không quan tâm cho dù người ta tiêu cực hay yếu kém như thế nào, chỉ đơn thuần giảng vài câu chữ và đạo lý, đưa ra một vài lời hô hào chiếu lệ, cố gắng tránh xung đột. Kết quả là, những người được Đức Chúa Trời chọn không biết cách suy ngẫm và cố gắng tự biết mình, họ không có giải pháp nào trước những bộc lộ của các tâm tính bại hoại trong mình, và sống giữa những câu chữ và đạo lý, khái niệm và tưởng tượng, mà không có bất kỳ lối vào sự sống nào. Họ thậm chí còn tin trong lòng mình rằng: ‘Lãnh đạo của chúng ta thậm chí còn hiểu những điểm yếu của chúng ta hơn cả Đức Chúa Trời. Vóc giạc của chúng ta có thể quá nhỏ để đáp ứng yêu cầu của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta chỉ cần đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo mà thôi; khi thuận phục lãnh đạo tức là chúng ta đang thuận phục Đức Chúa Trời. Nếu một ngày nào đó Bề trên cách chức lãnh đạo của chúng ta, khi đó chúng ta phải lên tiếng; để giữ lại lãnh đạo của mình, không để họ bị Bề trên cách chức, chúng ta sẽ thương lượng với Bề trên và buộc họ phải đồng ý các yêu cầu của chúng ta. Đây là cách chúng ta đối tốt với lãnh đạo của mình’. Khi người ta có những suy nghĩ này trong lòng, khi họ có mối quan hệ như thế với lãnh đạo, và trong lòng họ, họ cảm thấy phụ thuộc, ngưỡng mộ và sùng kính lãnh đạo của mình, thì họ sẽ trở nên có đức tin còn to lớn hơn đối với người lãnh đạo này, chính lời của người lãnh đạo này là những gì họ muốn nghe, và họ ngừng tìm kiếm lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời. Một lãnh đạo như vậy gần như đã thế chỗ Đức Chúa Trời trong lòng người. Nếu lãnh đạo sẵn lòng duy trì mối quan hệ như thế với dân được Đức Chúa Trời chọn, nếu họ cảm thấy trong lòng họ vui thích bởi điều ấy, tin rằng dân được Đức Chúa Trời chọn phải đối đãi với họ như thế này, thế thì giữa họ và Phao-lô không khác gì nhau cả, và họ đã đặt chân lên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Dân được Đức Chúa Trời chọn hoàn toàn không có sự phân định, thì sẽ bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 1).

Các ngươi có thể so sánh loại người này với một số kẻ địch lại Đấng Christ và kẻ ác trong hội thánh. Để củng cố địa vị và quyền lực của mình trong hội thánh, và để có được danh tiếng tốt hơn giữa các thành viên khác, họ có thể chịu khổ và trả giá trong khi thực hiện bổn phận của mình, thậm chí họ có thể từ bỏ công việc và gia đình mình, bán hết mọi thứ họ có để dâng mình cho Đức Chúa Trời. Trong một số trường hợp, cái giá họ trả và sự đau khổ họ trải qua khi dâng mình cho Đức Chúa Trời vượt quá mức một người bình thường có thể chịu đựng được; họ có thể thể hiện tinh thần chối bỏ bản thân tột cùng để duy trì địa vị của mình. Tuy nhiên, bất kể họ chịu khổ hay trả giá bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng không ai trong số họ bảo vệ chứng ngôn cho Đức Chúa Trời hay lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, cũng không ai thực hành theo lời Đức Chúa Trời. Mục đích họ theo đuổi chỉ là để đạt được địa vị, quyền lực và phần thưởng của Đức Chúa Trời. Mọi việc họ làm đều không có một chút liên quan nào đến lẽ thật. Bất kể họ nghiêm khắc với mình như thế nào và khoan dung với người ra sao, kết cục cuối cùng của họ sẽ là gì? Đức Chúa Trời sẽ nghĩ gì về họ? Liệu Ngài có quyết định kết cục của họ dựa trên những hành vi tốt đẹp bên ngoài họ sống thể hiện ra không? Chắc chắn là không. Mọi người nhìn nhận và đánh giá người khác dựa trên những hành vi và biểu hiện này, và bởi vì họ không thể nhìn thấu thực chất của người khác, nên cuối cùng họ bị người khác lừa dối. Nhưng con người không bao giờ lừa dối được Đức Chúa Trời. Ngài tuyệt đối sẽ không khen ngợi và ghi nhớ đức hạnh của con người vì họ có thể nghiêm khắc với mình và khoan dung với người. Thay vào đó, Ngài sẽ lên án họ vì tham vọng của họ và con đường họ đã đi để mưu cầu địa vị(Mưu cầu lẽ thật là gì (6), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi đã có thể thấy rõ hơn bản chất và hậu quả trong hành động của mình. Để bảo vệ thể diện và địa vị của bản thân, tôi luôn cân nhắc đến khó khăn của người khác, chuyện gì cũng tự mình làm. Kết quả là các anh chị em không thể thực hiện bổn phận một cách bình thường. Vài người nuông chiều xác thịt của mình và không mang gánh nặng, số khác thì chỉ biết ngưỡng mộ và trông cậy vào tôi, gặp chút vấn đề là lại tìm đến tôi, chứ không thể cậy dựa Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề, trong lòng không có chỗ cho Đức Chúa Trời. Tôi đã làm ra điều ác! Khi người chị em đó không sẵn sàng mang gánh nặng trong bổn phận và đẩy hết công việc cho tôi, nếu tôi chịu thông công với chị ấy một chút, để chị ấy nhận ra tính chất và hậu quả từ tình trạng hiện tại của mình, thì chị đã có thể chống lại xác thịt, cậy dựa vào Đức Chúa Trời để giải quyết vấn đề. Như vậy chị ấy mới có thể tiến bộ trong sự sống và cải thiện các kỹ năng chuyên môn. Nhưng tôi chỉ quan tâm thể diện và địa vị của mình, không thông công hay đưa ra lời khuyên cho các anh chị em đang chìm trong tâm tính bại hoại. Kiểu hành động này bề ngoài có vẻ phù hợp với mối quan tâm xác thịt của con người, nhưng lại không giúp họ tiến bộ trong sự sống và ngày càng sa đọa. Tôi mù quáng nuông chiều mọi người như thế chính là đang làm hại họ! Họ đều không thể phân định hành vi của tôi, bị tôi mê hoặc, nghĩ rằng tôi đối xử tốt và biết quan tâm đến họ. Tôi quả thực rất giỏi giả vờ, mê hoặc được tất cả mọi người! Bề ngoài có vẻ như tôi mang gánh nặng lớn trong bổn phận, có thể chịu đựng và trả giá, ai cũng xem tôi là người tốt, nhưng thực ra tôi đã bị Đức Chúa Trời lên án, bởi vì mọi hành động của tôi đều không nhằm mục đích thỏa mãn Ngài, mà là để bảo vệ địa vị của mình trong lòng mọi người. Mặc dù chưa làm ra những việc ác rõ ràng, nhưng tôi đã không đưa mọi người vào thực tế của lời Đức Chúa Trời, mà lại đưa họ vào trong xác thịt, đưa họ đến trước mặt tôi. Tôi đang cố gắng thu phục nhân tâm và bộc lộ tâm tính địch lại Đấng Christ. Nhận ra điều này, tôi thấy mình đang rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tôi thực hiện bổn phận dựa trên văn hóa truyền thống và đang đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời, giúp tôi nhìn nhận các vấn đề của mình một cách rõ ràng hơn: “Bất kể những yêu cầu về luân lý đạo đức được đưa ra với nhóm người nào, thì tất cả cũng đều yêu cầu con người ta phải tự kiềm chế – kiềm chế những ham muốn và hành vi vô luân của bản thân – đồng thời giữ những quan điểm tư tưởng và đạo đức thiện lành. Bất kể những câu nói này ảnh hưởng đến nhân loại ra sao, và bất kể ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực, thì nói một cách ngắn gọn, mục đích của những người gọi là nhà đạo đức này là để ràng buộc và điều chỉnh luân lý đạo đức của con người bằng cách đề ra những câu nói như vậy, để mọi người có quy tắc cơ bản trong cách cư xử và hành động, cách nhìn nhận con người và sự vật, cũng như cách nhìn nhận xã hội và đất nước. Nhìn ở khía cạnh tích cực, việc sáng tác ra những câu nói về luân lý đạo đức này trong chừng mực nào đó đã đóng một vai trò trong việc ràng buộc, điều chỉnh luân lý đạo đức của loài người. Nhưng nhìn dưới góc độ thực tế khách quan thì nó đã khiến con người ta đón nhận một số tư tưởng, quan điểm giả tạo, hợm mình, khiến những người chịu sự ảnh hưởng và ăn sâu của văn hóa truyền thống trở nên xảo quyệt hơn, quỷ quyệt hơn, giỏi giả vờ hơn và gò bó hơn trong tư duy. Do sự ảnh hưởng và ăn sâu của văn hóa truyền thống, con người đã dần coi những quan điểm và câu nói sai lầm đó của văn hóa truyền thống là những điều tích cực, và tôn thờ những danh nhân, vĩ nhân lừa dối mọi người như những vị thánh. Khi con người bị lừa dối, tâm trí họ trở nên mê muội, tê liệt và trì độn. Họ không biết nhân tính bình thường là gì, hay những người có nhân tính bình thường nên theo đuổi và tuân theo điều gì. Họ không biết con người nên sống thế nào trong thế giới này hay họ nên áp dụng phương thức hay quy tắc sinh tồn nào, càng không biết mục đích sinh tồn đúng đắn của con người là gì. Do sự ảnh hưởng, ăn sâu, thậm chí là giam hãm của văn hóa truyền thống, những điều tích cực, những yêu cầu và quy tắc từ Đức Chúa Trời đều bị dập tắt. Từ góc độ này, các câu nói luân lý đạo đức khác nhau trong văn hóa truyền thống phần lớn đã lừa dối và ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của con người, giam hãm suy nghĩ của họ và dẫn họ đi lạc lối, xa rời con đường đúng đắn trong cuộc sống và ngày càng xa rời những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nghĩa là ngươi càng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc và sự ăn sâu lâu dài bởi các tư tưởng và quan điểm khác nhau về luân lý đạo đức trong văn hóa truyền thống, thì ngươi càng xa rời những suy nghĩ, khát vọng, mục tiêu nên theo đuổi và các quy tắc sinh tồn mà con người có nhân tính bình thường nên có, cũng như ngươi càng xa rời tiêu chuẩn Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. … Dân sự được Đức Chúa Trời chọn phải nhìn thấu một thực tế: lời Đức Chúa Trời là lời Đức Chúa Trời, lẽ thật là lẽ thật, và lời của con người là lời của con người. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là lời của con người, văn hóa truyền thống là lời của con người. Lời của con người không bao giờ là lẽ thật, cũng sẽ không bao giờ trở thành lẽ thật được. Đây là sự thật(Mưu cầu lẽ thật là gì (8), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng những tư tưởng và quan điểm mà văn hóa truyền thống đã tiêm nhiễm vào con người thật lố bịch, hoang đường, mâu thuẫn với lương tâm, lý trí của con người bình thường và nhân tính bình thường mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải sống thể hiện ra. Bị mê hoặc và ảnh hưởng bởi quan điểm truyền thống “nghiêm khắc với mình và khoan dung với người”, tôi đã trở nên hồ đồ, sai quấy, thị phi bất phân. Tôi nghĩ mình phải đối xử tử tế với mọi người, bao dung và quan tâm đến họ trong mọi việc, thà bản thân chịu thiệt còn hơn làm phiền người khác, vậy mới thể hiện được tính cách cao thượng, khoan dung và độ lượng. Tôi không nên đòi hỏi quá cao hoặc quá khắt khe với anh chị em và không nên hẹp hòi, nhỏ mọn. Những quan điểm này đã thâm căn cố đế trong tâm trí tôi, chi phối mọi lời nói, hành động của tôi và ảnh hưởng đến cách tôi tương tác với mọi người. Suy nghĩ kỹ lại, lòng khoan dung mà tôi dành cho mọi người không phải là sự khoan dung trong nhân tính bình thường, mà là sự phóng túng, không có nguyên tắc và điểm dừng. Là một trưởng nhóm, lẽ ra tôi nên dựa trên lịch trình làm việc chung của cả nhóm và kỹ năng của mỗi thành viên mà phân công cho hợp lý, để mọi người đều có thể đóng góp một phần sức lực, có cơ hội thực hành trong bổn phận và sử dụng các kỹ năng của mình. Vậy thì công tác chung của nhóm mới tiến triển bình thường và ngày càng cải thiện. Với những anh chị em có kỹ năng kém, tố chất trung bình và chậm tiếp thu kiến thức mới, khi phân công công việc phải căn cứ vào vóc giạc và khó khăn thực tế của họ. Họ nên được giao công việc dễ dàng hơn một chút để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chứ đừng nên ép họ làm điều mà họ không có khả năng. Với những người có tố chất tốt, có thể học hỏi điều mới và nắm bắt các nguyên tắc, kỹ năng, thì họ có thể đảm nhận khối lượng công việc lớn hơn một chút, lao tâm khổ trí hơn và gánh vác nhiều hơn, như vậy mới có thể tiến bộ nhanh hơn trong bổn phận. Dù họ gặp khó khăn và cảm thấy hơi căng thẳng thì cũng là chuyện bình thường, điều này sẽ thúc đẩy họ cậy dựa nhiều hơn vào Đức Chúa Trời, cải thiện nghiệp vụ và ngày càng tiến bộ nhanh hơn. Ngoài ra, nếu có ai cảm thấy bất mãn sau khi được giao công việc, tôi có thể thông công với họ để xem họ có thực sự gặp khó khăn, hay chỉ đang muốn được an ủi và không sẵn sàng chịu đựng, trả giá. Khi đó tôi có thể xử lý dựa trên tình hình thực tế – đây là hành động dựa trên các nguyên tắc lẽ thật. Kỳ thực, hầu hết thời gian tôi đều phân công công việc hợp lý dựa trên tình hình thực tế của các thành viên trong nhóm. Tôi không yêu cầu quá cao, không quá khắt khe, các thành viên đều được giao phần việc tương xứng với khả năng của mình. Thỉnh thoảng khi họ quá lười biếng, không sẵn sàng trả giá và không phấn đấu, hoặc sợ phải chịu trách nhiệm nên đùn đẩy công việc cho người khác, tôi nên thông công và chỉ dẫn họ để họ nhận ra tâm tính bại hoại của bản thân. Với những trường hợp nghiêm trọng, tôi nên tỉa sửa họ, không được liên tục dung túng cho họ, không được nhẫn nại quá mức với họ, như vậy mới có thể duy trì tiến độ công tác bình thường của nhóm. Sau đó, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời, giúp tôi thấy rõ con đường thực hành của mình. “Trong mọi việc ngươi làm, ngươi đều phải xem xét liệu những ý định của ngươi có đúng hay không. Nếu ngươi có thể hành động theo những yêu cầu của Đức Chúa Trời, thì mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời là bình thường. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu. Hãy nhìn vào những ý định của mình, và nếu ngươi thấy những ý định không đúng đã nảy sinh, hãy biết chống lại chúng, và hành động theo lời Đức Chúa Trời; như vậy ngươi sẽ trở thành người đúng đắn trước Đức Chúa Trời, điều cho thấy rằng mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời là bình thường, và rằng mọi việc ngươi làm là vì Đức Chúa Trời, chứ không phải vì bản thân ngươi. Trong mọi việc ngươi làm và mọi điều ngươi nói, hãy biết giữ lòng mình ngay thẳng và công chính trong hành động của mình, đừng để bị tình cảm chi phối, hoặc hành động theo ý của riêng mình. Đấy là những nguyên tắc hành động cho những người tin vào Đức Chúa Trời(Quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời như thế nào? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Vậy Đức Chúa Trời yêu cầu những nguyên tắc lẽ thật nào? Đó là khi người khác tiêu cực và yếu đuối thì có thể thông cảm cho họ, quan tâm đến sự đau khổ và khó khăn của họ, sau đó có thể hỏi thăm, giúp đỡ, hỗ trợ, đọc lời Đức Chúa Trời cho họ để giúp họ giải quyết vấn đề, làm cho họ hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, không yếu đuối nữa, và đưa họ đến trước mặt Đức Chúa Trời. Đây có phải là cách thực hành phù hợp với nguyên tắc không? Cách thực hành này phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, đương nhiên mối quan hệ như thế lại càng phù hợp với nguyên tắc lẽ thật. Đối với chuyện có những người cố ý gây gián đoạn và nhiễu loạn, hoặc là cố ý làm bổn phận qua loa chiếu lệ, nếu ngươi nhìn thấy thì cũng có thể nêu ra cho họ, tiến hành chỉ trích họ, giúp đỡ họ theo nguyên tắc, làm như thế là phù hợp với nguyên tắc. Nếu như ngươi nhắm mắt làm ngơ hoặc dung túng họ, bao che họ, thậm chí là nói những lời dễ nghe để phô trương và tán dương họ, thì cách qua lại và xử sự này, cũng như cách xử lý vấn đề này, hiển nhiên không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, cũng không có lời Đức Chúa Trời làm căn cứ. Cách qua lại và xử sự này hiển nhiên là không chính đáng, nếu như không căn cứ vào lời Đức Chúa Trời mà mổ xẻ và phân định thì thật sự khó mà nhìn ra được(Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (14), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi thấy sáng tỏ hơn nhiều. Là một tín hữu, dù nói hay làm gì thì cũng phải có Đức Chúa Trời trong lòng, tôi nên đặt lòng mình trước Đức Chúa Trời để được Ngài dò xét. Đây là điều tối thiểu mà tôi nên làm. Ngoài ra, khi tương tác với mọi người và phối hợp thực hiện bổn phận, tôi phải có ý định tốt và hành động theo các nguyên tắc lẽ thật, không làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và luôn cân nhắc đến công tác của hội thánh. Khi thấy ai đó tiêu cực, yếu đuối và đang gặp khó khăn, tôi nên giúp đỡ và hỗ trợ họ, thấy bất kỳ ai bộc lộ tâm tính bại hoại hoặc cố ý làm gián đoạn, quấy nhiễu công tác của hội thánh, tôi nên thông công, giúp đỡ, khuyên bảo hoặc vạch trần thay vì nhân nhượng hay tử tế một cách mù quáng. Khi phân công công việc, tôi không nên bảo vệ thể diện của mình hay chỉ lo quan tâm đến xác thịt và cảm xúc của mọi người, mà phải phân công hợp lý dựa trên các nguyên tắc và tình hình thực tế của nhóm, để công tác không bị trì trệ. Thực hành theo cách này sẽ có lợi cho công tác và mọi thành viên trong hội thánh. Sau lần đó, khi tương tác với các anh chị em, tôi đã rèn luyện làm người trung thực, nói lời thật lòng và thông công với mọi người khi gặp phải vấn đề. Lúc sắp xếp công việc, tôi cũng sẽ phân chia nhiệm vụ hợp lý dựa theo tình hình thực tế của mỗi người, để ai cũng có thể chịu một phần trách nhiệm. Với những vấn đề tương đối đơn giản thì tôi sẽ cho các thành viên nhóm tự giải quyết, chừng nào họ không giải quyết được thì tôi mới can thiệp; Khi ai đó không hài lòng với công việc được giao và không muốn trả giá nhiều hơn, tôi sẽ thông công ý muốn của Đức Chúa Trời, để họ suy ngẫm, nhận ra tâm tính bại hoại của mình và chấn chỉnh thái độ sai trái của bản thân. Khi trong tay có nhiều việc đến mức không giải quyết hết, hoặc khi gặp phải vấn đề nào đó, tôi sẽ thảo luận với mọi người, xem phải phân công thế nào cho hợp lý để tránh gây trì hoãn, không ôm hết việc vào mình nữa. Mọi người đều có thể chủ động tham gia công việc và càng tích cực hơn trong bổn phận của mình, tiến độ công tác nhóm cũng được cải thiện. Lòng tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Hiện tại, đôi khi tôi vẫn bộc lộ sự bại hoại, nhưng tôi đã có thể chủ động thực hành theo lời Đức Chúa Trời. Nhờ sự dẫn dắt của lời Đức Chúa Trời nên tôi mới có được chút chuyển biến này. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Một bổn phận bắt buộc

Bởi Glydle, Philippines Tháng Chín năm 2020, tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Sau đó, tôi...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger