Thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là gì?

Trong buổi nhóm họp lần trước, nội dung thông công chính là bốn điều kiện cơ bản để con người đạt đến được hoàn thiện thông qua việc tiếp nhận sự phán xét và hình phạt. Bốn điều kiện cơ bản này là gì? (Thưa, điều kiện đầu tiên là phải thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Điều kiện thứ hai là phải có tâm thái thuận phục Đức Chúa Trời. Điều kiện thứ ba là về cơ bản phải là người trung thực. Và điều kiện thứ tư là phải có lòng hối cải.) Mỗi điều kiện trong bốn điều kiện này đều có nội dung chi tiết cũng như việc thực hành cụ thể và thông tin tham khảo cụ thể. Thực ra, bốn điều kiện này đã được nói đến suốt nhiều năm qua, nếu hôm nay chúng ta lại nói về chúng thì có bị coi là đào lại chuyện cũ không? (Thưa, không.) Tại sao không bị coi là như thế? Bởi vì nội dung của mỗi điều kiện trong bốn điều kiện này đều liên quan đến thực tế của lẽ thật và lối vào sự sống, mà đó là những chủ đề vô tận. Nhiều người chưa đạt đến mức độ bước vào thực tế của lẽ thật; họ chỉ hiểu ý nghĩa bề nổi của lẽ thật, chỉ hiểu một số đạo lý đơn giản. Mặc dù họ có thể thông công được một ít thực tế, nhưng còn xa mới bước được vào thực tế lẽ thật. Cho nên, bất kể nó liên quan đến khía cạnh lẽ thật nào thì cũng phải được thông công thường xuyên và được lắng nghe thường xuyên. Như thế, thông qua trải nghiệm thực tế, nhận thức của con người về các lẽ thật khác nhau sẽ sâu sắc hơn và trải nghiệm của họ sẽ ngày càng chính xác.

Chúng ta vừa tóm tắt bốn điều kiện cơ bản để đạt đến được hoàn thiện thông qua việc tiếp nhận sự phán xét và hình phạt. Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu nói về điều kiện đầu tiên: thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Có những người nói: “Trong hai năm qua toàn nói về việc thực hiện bổn phận; cụ thể là cách thực hiện bổn phận, cách thực hiện tốt bổn phận, các nguyên tắc phải tuân theo khi thực hiện bổn phận – trong lòng con thuộc những điều này như lòng bàn tay, không thể rõ hơn nữa. Trong mấy năm qua, cuộc sống thường ngày của con chỉ xoay quanh các lẽ thật liên quan đến việc thực hiện bổn phận. Kể từ khi bắt đầu thực hiện bổn phận, con đã tìm kiếm, ăn uống, lắng nghe các lẽ thật liên quan đến khía cạnh này, và đến bây giờ chủ đề này vẫn còn được nói đến. Thực ra con đã hiểu được chuyện này từ lâu rồi; chẳng phải đó thực sự chỉ là thực hiện tốt bổn phận sao? Chẳng phải thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn chỉ là làm theo những nguyên tắc được nói đến trước đây sao? Yêu kính Chúa, Đức Chúa Trời của mình hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức; trong khi thực hiện bổn phận thì tìm kiếm nguyên tắc, không làm theo ý riêng, và phối hợp hài hòa; đồng bộ việc thực hiện bổn phận với lối vào sự sống – nội dung chỉ có vậy”. Những điều các ngươi tiếp xúc và trải nghiệm trong cuộc sống thường ngày chỉ là những chủ đề này, nên đó là tất cả những gì các ngươi hiểu. Bất kể các ngươi hiểu được bao nhiêu, hôm nay chúng ta vẫn cần phải nói về khía cạnh lẽ thật này. Nếu có điều gì trùng lặp thì cũng có lợi cho các ngươi, và các ngươi có thể suy ngẫm lại về nó; nếu đó là điều trước đây chưa nói đến thì các ngươi hãy tiếp thu. Dù có trùng lặp hay không, các ngươi cũng phải lắng nghe cẩn thận. Nghe kỹ xem trong chuyện này liên quan đến những lẽ thật nào, liệu những lẽ thật này có lợi gì cho lối vào sự sống của các ngươi hay không, liệu chúng có thể giúp các ngươi đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn hay không. Vì thế, thực sự cần phải đi lại chủ đề thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn.

Về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, đầu tiên khoan bàn đến ý nghĩa của từ “đạt tiêu chuẩn”, mà nói về bổn phận là gì đã. Nói đến cuối cùng, các ngươi sẽ biết bổn phận là gì, thế nào được coi là đạt tiêu chuẩn, nên thực hiện bổn phận như thế nào; các ngươi sẽ có con đường thực hành để thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Vậy bổn phận là gì? (Thưa, bổn phận là những việc Đức Chúa Trời giao phó cho con người, là những việc mà loài thọ tạo nên làm.) Câu này chỉ đúng một nửa. Về lý thuyết thì không có gì sai, nhưng xem xét kỹ hơn thì lời giải thích này chưa đầy đủ; nó phải có tiền đề. Chúng ta sẽ cùng đào sâu về chủ đề này. Đối với mỗi người, bất kể có tin Đức Chúa Trời hay không, cách họ sống một đời này của mình, những việc họ làm trên trần gian này và vận mệnh của cuộc đời họ – chẳng phải đó đều là những điều Đức Chúa Trời đã tiền định sao? (Thưa, phải.) Chẳng hạn như trên đời này có những người làm âm nhạc. Làm âm nhạc là sứ mạng trong đời của họ; có thể coi sứ mạng này là bổn phận của họ không? (Thưa, không thể.) Trên đời có những người làm những việc kinh thiên động địa, ảnh hưởng đến toàn nhân loại, có những đóng góp, thậm chí thay đổi cả một thời đại; đây là sứ mạng của cuộc đời họ. Có thể gọi sứ mạng cuộc đời này là bổn phận của họ được không? (Thưa, không thể.) Nhưng chẳng phải sứ mạng cuộc đời này và những gì họ đã làm trong đời là điều Đức Chúa Trời giao phó cho họ sao? Chẳng phải đó là điều loài thọ tạo nên làm sao? (Thưa, phải.) Đúng vậy. Đức Chúa Trời đã trao cho họ một sứ mạng, trao cho họ sự ủy thác này, và họ ở trong toàn thể nhân loại, là một phần của nhân loại thì họ có việc phải làm, một trách nhiệm phải thực hiện. Bất kể họ làm việc trong lĩnh vực nào – dù là nghệ thuật, kinh doanh, chính trị, kinh tế, nghiên cứu khoa học, v.v. – thì đó đều là do Đức Chúa Trời tiền định. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt; bất kể Đức Chúa Trời đã tiền định như thế nào, những người này vẫn nằm ngoài công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Họ được coi là người ngoại đạo, và những gì họ làm nằm ngoài công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Vậy có thể coi trách nhiệm, sự ủy thác họ đã tiếp nhận và sứ mạng của cuộc đời họ là bổn phận được không? (Thưa, không thể.) Không phải họ đang thực hiện bổn phận, bởi vì những gì họ làm không liên quan đến công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Hết thảy con người trên thế gian này đều bị động tiếp nhận sự ủy thác của Đấng Tạo Hóa và sứ mạng Ngài trao cho họ, nhưng sứ mạng mà những người không tin Đức Chúa Trời tiếp nhận và trách nhiệm họ thực hiện thì không phải là bổn phận, bởi vì chúng không liên quan đến và không nằm trong kế hoạch quản lý để cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Họ không tiếp nhận Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời cũng không làm công tác trên họ, cho nên bất kể trách nhiệm họ đảm nhận, bất kể sự ủy thác họ tiếp nhận hay sứ mạng họ hoàn thành trong cuộc đời này là gì, thì cũng không thể nói rằng họ đang thực hiện bổn phận. Vậy chính xác thì bổn phận là gì? Phải bổ sung loại điều kiện tiên quyết nào để giải thích khái niệm này và lẽ thật trong khía cạnh này sao cho hiểu, cho rõ ràng và chính xác? Trong phần thông công vừa rồi của chúng ta, các ngươi có hiểu được một đạo lý nào không? Là đạo lý nào? Đó là đối với bất kỳ cá nhân nào trong nhân loại, bất kể sứ mạng họ tiếp nhận vĩ đại đến đâu, họ đã đem lại mức độ thay đổi nào, hay cống hiến cho nhân loại đến mức nào, thì những sứ mạng và sự ủy thác như thế không thể gọi là bổn phận. Đó là bởi vì chúng không liên quan đến kế hoạch quản lý để cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, mà chỉ đơn thuần là sứ mạng. Dù họ hành động chủ động hay bị động, tất cả những gì họ đang làm cũng chỉ là hoàn thành sứ mạng; đó là điều do Đức Chúa Trời tiền định. Nói cách khác, chỉ cần hành động của họ không liên quan đến kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, không liên quan đến công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, thì việc hoàn thành những sứ mạng như thế không thể gọi là thực hiện bổn phận. Đây là điều chắc chắn tuyệt đối. Vậy bổn phận là gì? Phải lĩnh hội như thế này: bổn phận là sứ mạng và sự ủy thác do Đức Chúa Trời giao phó trong phạm vi kế hoạch quản lý để cứu rỗi nhân loại của Ngài. Nói như vậy chẳng phải là đầy đủ và chính xác sao? Chỉ những điều chính xác mới là lẽ thật; còn những điều không chính xác và phiến diện thì không phải là lẽ thật, mà chỉ là đạo lý. Không lĩnh hội đầy đủ và nhận thức thấu đáo về bổn phận là gì, thì ngươi sẽ không biết những lẽ thật liên quan đến bổn phận chính xác là gì. Trước đây, con người có thể có nhiều quan niệm sai lầm trong cách hiểu về bổn phận. Đó là bởi vì họ không hiểu lẽ thật, dẫn đến đủ loại quan niệm và sự mơ hồ. Người ta liền dùng những quan niệm và sự mơ hồ này để giải thích về bổn phận, rồi tiếp cận nó dựa trên những tư tưởng này. Chẳng hạn như có những người cho rằng vì toàn bộ cuộc đời con người là do Đức Chúa Trời tiền định – sinh ra trong kiểu gia đình nào, cả đời giàu hay nghèo, và mưu cầu sự nghiệp nào, hết thảy đều do Đức Chúa Trời tiền định – cho nên bất kể trong đời này người ta có hành động nào, làm được việc gì, hết thảy đều là sự ủy thác do Đức Chúa Trời giao phó và là sứ mạng của họ. Chỉ vì nó liên quan đến sứ mạng nên họ cho rằng nó là bổn phận. Họ hồ đồ cho rằng đó là bổn phận thì chẳng phải là hiểu sai sao? Có những người đã kết hôn và có con, họ nói rằng: “Việc có con là sự ủy thác của Đức Chúa Trời mà Ngài đã giao phó cho chúng ta, là sứ mạng của chúng ta. Bổn phận của chúng ta là nuôi dạy con cái trưởng thành”. Đây chẳng phải là hiểu sai sao? Lại có những người nói: “Chúng ta sinh ra để làm ruộng. Vì đó là số phận của chúng ta, nên chúng ta phải làm tốt công việc này, bởi vì đó là sự ủy thác và sứ mạng mà Đức Chúa Trời giao cho chúng ta. Dù có nghèo hay khổ đến đâu, chúng ta cũng không được oán trách. Làm ruộng tốt trong đời này là bổn phận của chúng ta”. Họ đánh đồng số phận với sứ mạng và bổn phận của mình. Đây chẳng phải là hiểu sai sao? (Thưa, phải.) Quả thực là hiểu sai. Lại có những người trên đời làm nghề buôn bán, nói rằng: “Trước đây tôi làm gì cũng không thành công, nhưng sau khi làm buôn bán, cuộc sống đã khá tốt và ổn định. Xem ra Đức Chúa Trời đã tiền định cho tôi trong đời này làm buôn bán để nuôi sống gia đình. Vậy nên, nếu trong đời này, tôi buôn bán tốt và mở rộng hoạt động của mình, nuôi sống mọi thành viên già trẻ trong gia đình mình, thì đó là sứ mạng của tôi, và có lẽ sứ mạng này là bổn phận của tôi”. Đây chẳng phải là hiểu sai sao? Người ta coi công chuyện thường ngày của họ, cách thức họ kiếm sống, lối sống họ có và chất lượng cuộc sống họ tận hưởng – tất cả những điều liên quan đến sứ mạng của họ – là bổn phận của họ. Như vậy là sai lầm, là hiểu sai lệch về bổn phận.

Vậy chính xác thì bổn phận là gì? Hầu hết mọi người lĩnh hội vấn đề này có phần méo mó, lệch lạc. Nếu nhà Đức Chúa Trời sắp xếp cho ngươi đi trồng lương thực, rau quả, thì ngươi tiếp cận sự sắp xếp này như thế nào? Có thể một số người không hiểu nổi, nói rằng: “Trồng trọt là để nuôi sống gia đình, chứ không phải là thực hiện bổn phận. Trong bổn phận đâu có bao gồm khía cạnh này”. Tại sao họ lại lĩnh hội như vậy? Đó là bởi vì họ không hiểu những lẽ thật liên quan đến việc thực hiện bổn phận, và họ không hiểu bổn phận là gì. Nếu hiểu khía cạnh lẽ thật này, người ta sẽ sẵn lòng đi làm ruộng. Họ sẽ biết rằng trong nhà Đức Chúa Trời, trồng trọt không phải là để nuôi sống gia đình, mà là để những người thực hiện bổn phận toàn thời gian có thể tiếp tục thực hiện bổn phận bình thường. Thực ra, đó còn là sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao cho, có thể bản thân công việc chẳng có gì to tát hơn một hạt vừng hay thậm chí một hạt cát, nhưng bất kể tầm quan trọng của nó như thế nào, thì đó cũng là công việc nảy sinh trong phạm vi công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Bây giờ Đức Chúa Trời phán ngươi buộc phải hoàn thành công việc này – ngươi lĩnh hội điều đó như thế nào? Ngươi phải tiếp nhận nó như bổn phận của mình, và ngươi phải tiếp nhận nó mà không được viện bất kỳ lý do thoái thác nào. Nếu ngươi chỉ thụ động thuận phục và đi làm công việc đồng áng bởi vì đó là việc được sắp xếp cho ngươi, thì không được. Trong chuyện này có một nguyên tắc mà ngươi phải hiểu: Hội thánh sắp xếp cho ngươi làm đồng và trồng rau không phải để ngươi có thể phát tài, cũng không phải để ngươi có thể sống qua ngày và nuôi sống gia đình mình. Mà đó là để đáp ứng nhu cầu công tác trong nhà Đức Chúa Trời trong những thời kỳ tai họa, để đảm bảo tất cả những người thực hiện bổn phận toàn thời gian trong nhà Đức Chúa Trời đều có thức ăn hàng ngày, hầu cho họ có thể thực hiện bổn phận bình thường mà không làm đình trệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Vì vậy, một số người trồng trọt ở hội thánh trang trại thì được coi là thực hiện bổn phận; nó khác về tính chất so với người nông dân thông thường trồng trọt. Tính chất của việc trồng trọt đối với người nông dân thông thường là gì? Người nông dân thông thường trồng trọt để nuôi sống gia đình và sinh tồn; đây là điều Đức Chúa Trời đã tiền định cho họ. Đây là số phận của họ, vì vậy họ trồng trọt từ thế hệ này sang thế hệ khác; nó không hề liên quan gì đến bổn phận của họ. Giờ đây ngươi đến nhà Đức Chúa Trời và cũng trồng trọt, nhưng đây là yêu cầu của công tác trong nhà Đức Chúa Trời, là một hình thức dâng mình cho Đức Chúa Trời. Nó khác về tính chất so với trồng trọt trên chính mảnh đất của ngươi. Đây là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi. Đây là bổn phận mà con người nên thực hiện, là sự ủy thác và trách nhiệm mà Đấng Tạo Hóa giao cho ngươi. Đối với ngươi, đây chính là bổn phận của ngươi. Vậy so sánh bổn phận này với sứ mạng ở trong thế gian của ngươi, cái nào quan trọng hơn? (Thưa, bổn phận.) Tại sao lại như vậy? Bổn phận là điều Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi làm, là sự ủy thác Ngài giao cho ngươi – lý do một phần là vậy. Còn một lý do chủ yếu là khi ngươi đảm nhận bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa trời, thì ngươi có liên quan đến công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Trong nhà Đức Chúa Trời, bất cứ khi nào một việc gì đó được sắp xếp cho ngươi làm, cho dù đó là công việc khó khăn hay mệt mỏi, và dù ngươi có thích hay không, thì đó cũng là bổn phận của ngươi. Nếu ngươi có thể coi đó là sự ủy nhiệm và trách nhiệm mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, thì ngươi có liên quan đến công tác cứu rỗi con người của Ngài. Và nếu những gì ngươi làm và bổn phận mà ngươi thực hiện có liên quan đến công tác cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời, và ngươi có thể thành tâm thành ý chấp nhận sự ủy nhiệm mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, thì Ngài sẽ coi ngươi như thế nào? Ngài sẽ coi ngươi như một thành viên trong gia đình Ngài. Đó là phước lành hay tai họa? (Phước lành.) Đó là một phước lành rất lớn. Có những người, gặp chút khổ cực trong khi thực hiện bổn phận, liền oán trách, vô tình không biết được phước lành to lớn họ nhận được. Oán trách Đức Chúa Trời sau khi đã được lợi quá nhiều chẳng phải là ngu ngốc sao? Vào lúc như thế, con người cần phải hiểu lẽ thật, có thể thừa nhận đây là bổn phận của mình và đón nhận nó từ Đức Chúa Trời. Bây giờ các ngươi đã có nhận thức và thấu suốt mới về bổn phận chưa? Các ngươi đã lĩnh hội sâu sắc về nó chưa? Bổn phận có quan trọng đối với chuyện con người được cứu rỗi không? (Thưa, có.) Nó quan trọng như thế nào? Có thể nói rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa việc thực hiện bổn phận và được cứu rỗi. Bất kể sứ mạng ngươi hoàn thành trong đời này là gì, nếu ngươi không thực hiện được bổn phận của mình, thì ngươi không liên quan gì đến việc được cứu rỗi. Nói cách khác, bất kể giữa mọi người, ngươi đã làm được sự nghiệp vĩ đại đến đâu trong đời này, thì đó cũng chỉ đơn giản là hoàn thành sứ mạng; chứ ngươi chưa thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, cũng không liên quan gì đến việc được cứu rỗi hoặc công tác quản lý nhân loại của Đức Chúa Trời.

Trong nhà Đức Chúa Trời thường xuyên nhắc đến việc tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận một cách đúng đắn. Bổn phận ra đời như thế nào? Nói một cách khái quát, nó ra đời như là kết quả từ công tác quản lý của Đức Chúa Trời trong việc mang lại sự cứu rỗi cho loài người; nói một cách cụ thể, khi công tác quản lý của Đức Chúa Trời mở ra giữa loài người, nhiều công tác xuất hiện, đòi hỏi con người phải hợp tác và hoàn thành. Điều này đã làm phát sinh trách nhiệm và sứ mạng để con người làm tròn, và những trách nhiệm và sứ mạng này là bổn phận mà Đức Chúa Trời ban cho loài người. Trong nhà Đức Chúa Trời, những nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi sự hợp tác của mọi người là những bổn phận mà họ nên thực hiện. Vậy thì, có sự khác biệt nào giữa các bổn phận về mặt tốt hơn và tệ hơn, cao cả và thấp hèn, hay lớn và nhỏ không? Những sự khác biệt như thế không tồn tại; miễn là việc gì đó phải liên quan đến công tác quản lý của Đức Chúa Trời, là một yêu cầu trong công tác của nhà Ngài, và do công tác rao truyền phúc âm của Đức Chúa Trời đòi hỏi, thì đó là bổn phận của một người. Đây là nguồn gốc và định nghĩa của bổn phận. Nếu không có công tác quản lý của Đức Chúa Trời, liệu mọi người trên đất – bất kể họ sống như thế nào – có được bổn phận không? Không. Bây giờ các ngươi đã thấy rõ. Bổn phận liên quan đến điều gì? (Thưa, nó liên quan đến công tác quản lý để cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời.) Đúng vậy. Có mối quan hệ trực tiếp giữa bổn phận của nhân loại, bổn phận của loài thọ tạo và công tác quản lý để cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Có thể nói rằng không có việc cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, không có công tác quản lý mà Đức Chúa Trời nhập thể triển khai giữa nhân loại, người ta sẽ không có bất kỳ bổn phận nào để nói đến. Bổn phận sinh ra từ công tác của Đức Chúa Trời, là những gì Đức Chúa Trời yêu cầu đối với con người. Nhìn từ góc độ này, bổn phận quan trọng đối với mỗi người đi theo Đức Chúa Trời, chẳng phải sao? Nó rất quan trọng. Nói rộng ra, ngươi đang tham gia công tác trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời; cụ thể hơn, ngươi đang hợp tác với nhiều loại công tác khác nhau của Đức Chúa Trời, những công tác cần thiết vào những thời điểm khác nhau và giữa những nhóm người khác nhau. Bất kể bổn phận của ngươi là gì, thì đó cũng là một sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi. Đôi khi ngươi có thể được yêu cầu trông nom hoặc bảo vệ một đối tượng quan trọng. Đó có thể là một việc tương đối nhỏ nhặt mà chỉ có thể nói là trách nhiệm của ngươi, nhưng nó là do Đức Chúa Trời giao cho ngươi; ngươi đã đón nhận nó từ Ngài. Ngươi đã tiếp nhận nó từ tay Đức Chúa Trời, và đó chính là bổn phận của ngươi. Nói đến tận cùng căn nguyên của vấn đề, thì bổn phận của ngươi là do Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi. Nó chủ yếu bao gồm rao truyền Phúc Âm, làm chứng, làm video, làm lãnh đạo hoặc chấp sự trong hội thánh, hoặc có thể là những công việc nguy hiểm hơn và to tát hơn nữa. Bất kể là việc gì, chỉ cần liên quan đến công tác của Đức Chúa Trời và nhu cầu của công tác rao truyền Phúc Âm, thì con người phải đón nhận nó như một bổn phận từ Đức Chúa Trời. Nói rộng hơn nữa, bổn phận là một sứ mạng của một người, một sự ủy thác được Đức Chúa Trời giao phó; cụ thể hơn, đó là trách nhiệm của ngươi, nghĩa vụ của ngươi. Vì đó là sứ mạng của ngươi, một sự ủy thác được Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi và là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của ngươi, nên thực hiện bổn phận không liên quan gì đến những việc cá nhân của ngươi. Bổn phận không liên quan đến việc cá nhân – tại sao lại đưa ra chủ đề này? Bởi vì con người phải hiểu cách tiếp cận và cách lĩnh hội bổn phận của mình. Bổn phận là sự ủy thác mà loài thọ tạo tiếp nhận và sứ mạng họ phải hoàn thành trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Mọi người biết tiền đề chung, nhưng những chi tiết vi tế hơn thì sao? Người ta nên tiếp cận bổn phận của mình như thế nào để được coi lĩnh hội đúng? Có những người xem bổn phận của mình là việc cá nhân; nguyên tắc đó có đúng không? (Thưa, không đúng.) Tại sao lại không đúng? Làm những việc cho mình không phải là thực hiện bổn phận. Thực hiện bổn phận không phải là làm những việc cho mình, mà là làm công việc Đức Chúa Trời giao phó cho mình – hai điều này khác nhau. Khi làm những việc cho mình, nguyên tắc là gì? Đó là muốn làm sao thì làm, không cần bàn thảo với người khác, cũng chẳng cần hướng về Đức Chúa Trời mà cầu nguyện hay tìm kiếm; đó là hành động tùy hứng không cần biết hậu quả, miễn sao có lợi cho mình. Khi thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời mà tuân theo nguyên tắc này thì được không? (Thưa, không.) Có những người nói: “Thậm chí con còn không xem trọng hoặc dốc sức vào việc riêng của mình nhiều bằng. Con xem bổn phận như việc của chính mình, và nguyên tắc này chắc chắn là thích hợp”. Đây có phải là cách đón nhận bổn phận đúng đắn không? Chắc chắn là không. Vậy người ta nên có thái độ nào đối với bổn phận? (Thưa, đón nhận từ Đức Chúa Trời.) “Đón nhận từ Đức Chúa Trời”. Năm từ này nói thì dễ, nhưng làm sao để thực sự đưa lẽ thật chứa đựng trong đó vào thực hành thì tùy thuộc vào cách ngươi tiếp cận bổn phận của mình. Chúng ta vừa định nghĩa bổn phận là gì. Bổn phận đến từ Đức Chúa Trời, là sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao cho, liên quan đến công tác trong kế hoạch quản lý và việc cứu rỗi nhân loại của Ngài. Nhìn từ góc độ này, bổn phận có liên quan gì đến nguyên tắc hành động của cá nhân ngươi không? Có liên quan gì đến sở thích cá nhân, thói quen sống hay quy luật sinh hoạt của ngươi không? Không có chút quan hệ nào cả. Vậy bổn phận liên quan đến điều gì? Là liên quan đến lẽ thật. Có những người nói: “Vì bổn phận này được giao cho tôi làm, nên đó là việc riêng của tôi. Và tôi có nguyên tắc cao nhất cho việc thực hiện bổn phận mà không anh chị em nào có. Đức Chúa Trời yêu cầu con người thực hiện bổn phận hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức. Nhưng ngoài điều đó ra, tôi còn có nguyên tắc cao hơn nữa, đó là xem bổn phận của mình như đại sự của chính mình, không nề hà vất vả mà làm cho tốt, nỗ lực để đạt hiệu quả cao nhất”. Nguyên tắc này có đúng không? (Thưa, không.) Tại sao sai? Nếu ngươi đón nhận bổn phận từ Đức Chúa Trời và trong lòng hiểu rõ rằng đây là sự ủy thác của Ngài, thì ngươi nên tiếp cận sự ủy thác này như thế nào? Điều này liên quan đến nguyên tắc thực hiện bổn phận. Xem bổn phận của mình là sự ủy thác của Đức Chúa Trời chẳng phải cao quý hơn là xem như việc của chính mình sao? Hai điều này không giống nhau, phải không? Nếu ngươi xem bổn phận của mình là chuyện mà Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, là thực hiện bổn phận trước mặt Đức Chúa Trời, và là làm thỏa lòng Đức Chúa Trời thông qua việc thực hiện bổn phận, thì nguyên tắc thực hiện bổn phận của ngươi không chỉ là xem bổn phận như việc của chính mình. Thái độ mà ngươi nên có đối với bổn phận của ngươi, thái độ có thể được gọi là đúng đắn và phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời, là gì? Thứ nhất, ngươi không thể phân tích xem nó được sắp đặt bởi ai, nó được chỉ định bởi cấp lãnh đạo nào – ngươi phải đón nhận nó từ Đức Chúa Trời. Ngươi không thể phân tích điều này, ngươi phải đón nhận nó từ Đức Chúa Trời. Đây là một điều kiện. Hơn nữa, dù bổn phận của ngươi là gì, đừng phân biệt cao thấp. Giả sử ngươi nói: “Tuy nhiệm vụ này là sự ủy thác từ Đức Chúa Trời và công tác của nhà Đức Chúa Trời, nhưng nếu tôi làm điều đó, mọi người có thể coi thường tôi. Những người khác làm công việc mà khiến họ nổi bật. Tôi đã được giao nhiệm vụ này, là nhiệm vụ không giúp tôi nổi bật mà khiến tôi phải ráng sức âm thầm ở đằng sau, thật bất công! Tôi sẽ không làm bổn phận này đâu. Bổn phận của tôi phải là một bổn phận khiến tôi nổi bật trước người khác và giúp tôi thành danh – và ngay cả khi tôi không thành danh hoặc nổi bật, tôi vẫn phải được hưởng lợi từ điều đó và cảm thấy thoải mái về thể xác”. Đây có phải là một thái độ chấp nhận được không? Kén chọn là không đón nhận những gì đến từ Đức Chúa Trời; đó là lựa chọn theo sở thích của riêng ngươi. Điều này không phải là chấp nhận bổn phận của ngươi; đó là một sự từ chối bổn phận của ngươi, một biểu hiện cho việc ngươi phản nghịch Đức Chúa Trời. Sự kén chọn như vậy được pha trộn với sở thích và tham muốn cá nhân của ngươi. Khi ngươi tính đến lợi ích của riêng mình, danh tiếng của ngươi, v.v., thái độ của ngươi đối với bổn phận của ngươi là không thuận phục. Thái độ mà ngươi nên có đối với bổn phận là gì? Trước tiên, ngươi không được phân tích nó, cũng không được xem thử ai đã giao nó cho ngươi; thay vào đó, ngươi phải đón nhận nó từ Đức Chúa Trời, như một bổn phận được Đức Chúa Trời ủy thác cho ngươi, và ngươi nên thuận phục những sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, và tiếp nhận bổn phận của mình từ Đức Chúa Trời. Thứ hai, đừng phân biệt cao thấp, và đừng quan tâm gì đến bản chất của nó, liệu nó có giúp ngươi nổi bật hay không, liệu nó được thực hiện trước mặt mọi người hay khuất mắt họ. Đừng xem xét những điều này. Cũng có một thái độ khác: thuận phục và chủ động hợp tác. Nếu ngươi cảm thấy mình có thể thực hiện một bổn phận nào đó, nhưng ngươi cũng sợ mắc sai lầm và bị đào thải, và do đó ngươi rụt rè, trì trệ và không tiến bộ, thì đó có phải là một thái độ thuận phục không? Ví dụ, nếu các anh chị em của ngươi chọn ngươi làm lãnh đạo của họ, thì ngươi có thể cảm thấy có nghĩa vụ thực hiện bổn phận này vì ngươi đã được chọn, nhưng ngươi không nhìn bổn phận này bằng thái độ chủ động. Tại sao ngươi không chủ động? Tại vì ngươi có những suy nghĩ về nó, và cảm thấy rằng: “Làm lãnh đạo chẳng hề là một điều tốt. Nó giống như đi trên lưỡi dao hay bước trên lớp băng mỏng. Nếu mình làm tốt thì sẽ không có phần thưởng gì, nhưng nếu mình làm kém thì sẽ bị tỉa sửa. Và bị tỉa sửa thậm chí không phải là điều tồi tệ nhất. Sẽ thế nào nếu mình bị thay thế, hay bị đào thải? Nếu điều đó xảy ra, chẳng phải mình kể như xong sao?”. Vào thời điểm đó, ngươi bắt đầu cảm thấy mâu thuẫn. Đây là thái độ gì? Đây là đề phòng và hiểu sai. Đây không phải là một thái độ mà người ta nên có đối với bổn phận của mình. Đó là một thái độ thoái chí và tiêu cực. Vậy, một thái độ tích cực thì phải như thế nào? (Thưa, chúng ta nên cởi mở, thẳng thắn, và có can đảm gánh vác trọng trách.) Đó nên là thái độ thuận phục và chủ động phối hợp. Điều các ngươi nói hơi sáo rỗng. Khi quá sợ hãi như thế này, làm sao ngươi có thể cởi mở và thẳng thắn được? Và có can đảm gánh vác trọng trách nghĩa là gì? Tâm thái nào sẽ cho ngươi can đảm gánh vác trọng trách? Nếu ngươi luôn sợ xảy ra chuyện và mình không gánh vác nổi, trong lòng ngươi lại có nhiều thứ cản trở, thì về cơ bản ngươi sẽ không có can đảm gánh vác trọng trách. Việc “cởi mở, thẳng thắn”, “có can đảm gánh vác trọng trách” hoặc “chết cũng không từ” mà các ngươi nói đến nghe hơi giống mấy khẩu hiệu mà những thanh niên phẫn nộ la hét. Những khẩu hiệu này có giải quyết được vấn đề thực tế không? Cái cần bây giờ là thái độ đúng đắn. Để có thái độ đúng đắn, ngươi phải hiểu khía cạnh này của lẽ thật. Đây là cách duy nhất để giải quyết những khó khăn bên trong ngươi và cho phép ngươi tiếp nhận suôn sẻ sự ủy thác này, bổn phận này. Đây là con đường thực hành, và chỉ đây mới là lẽ thật. Nếu ngươi dùng những từ như “cởi mở, thẳng thắn”, “có can đảm gánh vác trọng trách” để giải quyết nỗi sợ hãi trong lòng, thì có hiệu quả không? (Thưa, không.) Điều này chỉ ra rằng những việc này không phải là lẽ thật, cũng không phải là con đường thực hành. Ngươi có thể nói: “Tôi là người cởi mở và thẳng thắn, đội trời đạp đất, không có những suy nghĩ viển vông hỗn tạp trong lòng tôi, và tôi có can đảm để gánh vác trọng trách”. Bề ngoài, ngươi gánh vác bổn phận của mình, nhưng sau đó, sau khi suy ngẫm một thời gian, ngươi vẫn cảm thấy mình không thể gánh vác được. Ngươi có thể vẫn cảm thấy sợ hãi. Ngoài ra, ngươi có thể thấy những người khác bị tỉa sửa, và càng trở nên sợ hãi hơn, giống như một con chó bị quất sợ sợi dây da. Ngươi sẽ ngày càng cảm thấy vóc giạc của mình quá nhỏ bé, và rằng bổn phận này giống như một vực thẳm mênh mông không thể băng qua, và cuối cùng, ngươi vẫn sẽ không thể gánh vác trọng trách này. Đây là lý do tại sao hô hào khẩu hiệu không thể giải quyết những vấn đề thực tế. Vậy thì làm thế nào ngươi có thể thực sự giải quyết vấn đề này? Ngươi nên chủ động tìm kiếm lẽ thật và có thái độ thuận phục, hợp tác. Điều đó có thể giải quyết triệt để vấn đề. Rụt rè, sợ hãi và lo lắng cũng vô ích. Việc liệu ngươi có bị tỏ lộ và đào thải hay không có liên quan gì đến việc trở thành lãnh đạo không? Nếu ngươi không phải là một lãnh đạo, tâm tính bại hoại của ngươi có biến mất không? Sớm muộn gì ngươi cũng phải giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại của mình. Ngoài ra, nếu ngươi không phải là lãnh đạo, thì ngươi sẽ không có nhiều cơ hội thực hành hơn và sẽ chậm tiến bộ trong sự sống, ít có cơ hội được hoàn thiện. Làm lãnh đạo hay chấp sự tuy có khổ hơn một chút nhưng cũng rất có lợi, và nếu ngươi có thể bước đi trên con đường theo đuổi lẽ thật thì ngươi có thể được hoàn thiện. Đó quả là một phước lành lớn lao! Vì vậy ngươi nên thuận phục và tích cực hợp tác. Đây là bổn phận và trách nhiệm của ngươi. Dù con đường phía trước thế nào, ngươi cũng nên có lòng thuận phục. Đây là thái độ ngươi nên có để tiếp cận bổn phận của mình.

Chủ đề thực hiện bổn phận không xa lạ gì với ai; nó không phải là chủ đề mới. Tuy nhiên, đối với những người tin Đức Chúa Trời, chủ đề này rất quan trọng; nó cũng là lẽ thật mà người ta phải hiểu và bước vào. Loài thọ tạo phải thực hiện tốt bổn phận của mình thì mới có thể được Đấng Tạo Hóa khen ngợi. Do đó, điều vô cùng quan trọng là con người phải hiểu thực hiện bổn phận nghĩa là gì. Thực hiện bổn phận không phải là một dạng lý thuyết, cũng không phải là khẩu hiệu, mà là một khía cạnh của lẽ thật. Vậy thực hiện bổn phận là gì? Và khi hiểu khía cạnh này của lẽ thật, có thể giải quyết những vấn đề nào? Ít nhất nó có thể giải quyết chuyện ngươi nên tiếp nhận và tiếp cận sự ủy thác của Đức Chúa Trời như thế nào, cũng như ngươi nên có kiểu thái độ và quyết tâm nào khi hoàn thành sự ủy thác do Đức Chúa Trời giao cho. Cũng có thể nói rằng đồng thời nó sẽ giải quyết một số mối quan hệ bất thường giữa con người và Đức Chúa Trời. Một số người coi việc thực hiện bổn phận của họ là vốn liếng, một số coi việc thực hiện bổn phận của họ là nhiệm vụ cá nhân của riêng họ và một số coi việc thực hiện bổn phận của họ là công việc, sự nghiệp, hoặc coi bổn phận như một trò tiêu khiển, sự giải trí, hoặc sở thích để giết thời gian. Nói tóm lại, bất kể ngươi có thái độ nào đối với bổn phận của mình, nếu ngươi không đón nhận nó từ Đức Chúa Trời và nếu ngươi không thể coi nó là một nhiệm vụ mà một loài thọ tạo trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời nên làm hoặc nên hợp tác, thì những gì ngươi đang làm không phải là thực hiện bổn phận của ngươi. Ngươi xem bổn phận như việc làm ăn của gia đình là đúng hay sai? Ngươi xem nó là một hạng mục trong công việc, sở thích của mình, là đúng hay sai? Ngươi xem nó là việc riêng của mình, là đúng hay sai? Đều sai cả. Tại sao cần thông công những chủ đề này? Thông công về những chủ đề này thì giải quyết được gì? Chính là giải quyết được vấn đề người ta có thái độ không đúng đắn và vô số cách làm qua loa chiếu lệ khi thực hiện bổn phận. Chỉ khi hiểu được phương diện lẽ thật về việc thực hiện bổn phận, thì thái độ của người ta với bổn phận mới chuyển biến, dần dần tương hợp với lẽ thật, đạt đến yêu cầu của Đức Chúa Trời, đạt đến phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Nếu như con người không hiểu phương diện lẽ thật về việc thực hiện bổn phận, thì thái độ của họ đối với bổn phận và nguyên tắc để họ thực hiện bổn phận đều sẽ nảy sinh vấn đề, đồng thời không đạt được kết quả khi thực hiện bổn phận. Bổn phận là điều mà Đức Chúa Trời giao phó cho con người, là sứ mạng mà con người nên hoàn thành, nhưng bổn phận tuyệt đối không phải là việc làm ăn riêng của ngươi, tuyệt đối không phải là bàn đạp để ngươi nên người xuất chúng. Một số người sử dụng bổn phận của mình như là cơ hội để thực hiện việc quản lý riêng của họ và kết bè kết phái; một số để thỏa mãn tham muốn của họ; một số để lấp đầy khoảng trống mà họ cảm thấy bên trong mình; và một số để thỏa mãn tâm lý tin vào may mắn của họ, nghĩ rằng miễn là họ thực hiện bổn phận, thì họ sẽ có một phần trong nhà Đức Chúa Trời và trong đích đến tuyệt vời mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho con người. Những thái độ như vậy về bổn phận là không đúng; chúng làm Đức Chúa Trời ghê tởm và phải được giải quyết khẩn cấp.

Về bổn phận là gì, con người nên tiếp cận bổn phận của mình như thế nào, và nên có thái độ, quan điểm nào đối với bổn phận, những vấn đề này phần lớn đã được thông công rồi. Hết thảy các ngươi nên suy ngẫm kỹ về chúng; hiểu được những lẽ thật trong các khía cạnh này là điều cốt yếu nhất và là việc cấp bách trước mắt. Lẽ thật các ngươi cần hiểu nhất bây giờ là gì? Một mặt, ngươi cần hiểu những lẽ thật liên quan đến khải tượng trong khía cạnh này; mặt khác, ngươi cần hiểu những chỗ nào mình hiểu sai và lĩnh hội lệch lạc về những lẽ thật này trong khi thực hành cũng như trong đời sống hiện thực. Khi gặp phải những chuyện liên quan đến lẽ thật về thực hiện bổn phận, nếu những lời này, lẽ thật này có thể giải quyết được tình trạng bên trong của ngươi, thì chứng tỏ ngươi đã thực sự hiểu thấu đáo nội dung được thông công; nếu chúng không thể giải quyết được những khó khăn liên quan đến thực hiện bổn phận mà ngươi gặp phải trong cuộc sống thường nhật, thì nó cho thấy ngươi chưa bước vào những lẽ thật này. Sau khi nghe những lẽ thật này, các ngươi đã tổng kết và ngẫm lại về chúng chưa? Có phải là mỗi khi ghi lại thì các ngươi hiểu lúc đó, nhưng qua một thời gian là lại quên như thể chưa từng nghe không? (Thưa, phải.) Đó là bởi bản thân các ngươi không hề có một chút bước vào nào; những gì các ngươi thực hành về cơ bản không liên quan gì đến những lẽ thật này và hoàn toàn không liên quan gì đến lẽ thật. Thực ra, những lẽ thật về thực hiện bổn phận này là những lẽ thật cơ bản nhất mà người ta nên hiểu và bước vào trong quá trình tin Đức Chúa Trời. Nếu sau khi nghe những lời về lẽ thật mà ngươi vẫn mơ hồ, hỗn độn, thì tố chất của ngươi đơn giản là quá kém, một chút vóc giạc cũng không có. Ngươi chỉ biết đọc lời Đức Chúa Trời, chỉ biết cầu nguyện và nhóm họp, bảo sao làm vậy, giống như người theo tín ngưỡng tôn giáo. Điều này có nghĩa là ngươi không hề có lối vào sự sống và không hề có vóc giạc. Không có vóc giạc nghĩa là gì? Có nghĩa là trong quá trình tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, hễ bị ai mê hoặc là ngươi liền đi theo họ và không tin Đức Chúa Trời nữa; nếu ngươi làm gì sai và bị tỉa sửa một hai câu, bị nói hơi nghiêm khắc một chút, là có thể ngươi sẽ từ bỏ đức tin; nếu ngươi gặp trở ngại hoặc khó khăn đủ mọi mặt trong cuộc sống, có thể ngươi sẽ oán trách Đức Chúa Trời và thấy Ngài không ban ân điển cho ngươi, cũng không giải quyết khó khăn của ngươi, có thể ngươi sẽ quay lưng và rời khỏi nhà Đức Chúa Trời, không tin nữa. Nếu ngươi đã bước vào một số khía cạnh của lẽ thật về việc thực hiện bổn phận – lẽ thật căn bản nhất này trong các lẽ thật, thì chứng tỏ ngươi đã liên kết với lẽ thật rồi; ngươi đã liên kết với thực tế lẽ thật rồi, và đã có chút bước vào. Nếu ngươi không hề có thực tế lẽ thật này dù chỉ một chút nào, thì chứng tỏ lẽ thật chưa bén rễ trong lòng ngươi.

Ta vừa thông công về bổn phận là gì, cũng như nguồn gốc và sự nảy sinh của bổn phận, cho con người biết chính xác thì bổn phận là gì. Con người biết những điều này có ích lợi gì? Một khi hiểu lẽ thật về bổn phận là gì, người ta sẽ biết tầm quan trọng của bổn phận. Ít nhất là trong sâu thẳm nội tâm, họ sẽ cảm thấy mình nên có thái độ đúng đắn đối với bổn phận và không thể tùy tiện làm theo ý mình. Ít nhất trong đầu họ sẽ có khái niệm này. Dù bổn phận là điều ngươi phải thực hiện, là sự ủy thác và sứ mạng mà Đức Chúa Trời giao cho ngươi, nhưng nó không phải là việc cá nhân của ngươi, cũng không phải là công việc của riêng ngươi. Nghe thì có vẻ mâu thuẫn, nhưng đó thực sự là lẽ thật. Bất kỳ điều gì là lẽ thật đều có khía cạnh thực tế, liên quan đến việc thực hành và bước vào của con người, cũng như liên quan đến yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nó không sáo rỗng. Lẽ thật là vậy; chỉ thông qua trải nghiệm và bước vào thực tế của lẽ thật này, ngươi mới có thể ngày càng hiểu khía cạnh này của lẽ thật. Nếu ngươi luôn nghi vấn lẽ thật, không ngừng dấy lên nghi ngờ, và không ngừng nghiên cứu, phân tích, thì lẽ thật sẽ không bao giờ là lẽ thật đối với ngươi. Nó sẽ không liên quan đến đời sống thực tế của ngươi và sẽ không thay đổi được bất kỳ điều gì ở ngươi. Nếu người ta tiếp nhận lẽ thật từ trong sâu thẳm nội tâm và xem nó như kim chỉ nam để sống và hành động, như kim chỉ nam để làm người và tin Đức Chúa Trời, thì lẽ thật sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Lẽ thật sẽ thay đổi mục tiêu cuộc đời, phương hướng cuộc đời họ và cách họ xử thế. Đây là tác dụng của lẽ thật. Hiểu bổn phận là gì chắc chắn sẽ rất ích lợi và trợ giúp cho con người trong việc thực hiện bổn phận. Ít nhất người ta sẽ biết rằng bổn phận rất quan trọng đối với mỗi một người tin Đức Chúa Trời, và thậm chí còn quan trọng hơn đối với những người hứng thú hoặc có những yêu cầu hay nguyện vọng cụ thể về việc được cứu rỗi và hoàn thiện. Đây là lẽ thật cơ bản nhất mà ai cũng phải hiểu để được cứu rỗi, cũng như là lẽ thật cơ bản nhất phải bước vào. Nếu không hiểu bổn phận là gì, ngươi sẽ không biết cách thực hiện tốt bổn phận, cũng không biết thái độ đúng đắn để tiếp nhận và nhìn nhận bổn phận của mình. Như vậy rất nguy hiểm – một mặt, ngươi sẽ không thể nào thực hiện tốt bổn phận của mình, và ngươi sẽ hành động tùy tiện làm theo ý mình, qua loa chiếu lệ; mặt khác, ngươi có thể làm những chuyện gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, thậm chí làm việc ác vi phạm các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời. Nói hơi nhẹ là ngươi có thể bị cách ly để phản tỉnh, và trong trường hợp nghiêm trọng thì có thể bị đào thải. Vì thế việc hiểu bổn phận là gì, dù là một khía cạnh cơ bản của lẽ thật, nhưng lại liên quan đến việc được cứu rỗi của người ta, chứ không phải không liên quan – điều này rất quan trọng. Sau khi hiểu bổn phận là gì, thì không phải chỉ hiểu một vài đạo lý là xong, mà hiệu quả phải đạt đến là để con người có thể lý giải tâm ý của Đức Chúa Trời và tiếp cận bổn phận của mình với thái độ đúng đắn. Thực hiện bổn phận nào cũng vậy, chỉ đơn thuần ra sức thôi thì không thể đạt hiệu quả; luôn cho rằng có thể làm tròn bổn phận chỉ bằng cách ra sức thì đó là cách lý giải không có hiểu biết thuộc linh. Thực ra, việc thực hiện bổn phận bao gồm nhiều chi tiết, trong đó có tâm thái đúng đắn, nguyên tắc thực hành và sự thuận phục thực sự, cũng như sự khôn ngoan thuộc linh. Chỉ khi có những khía cạnh này của lẽ thật, người ta mới có thể thực hiện tốt bổn phận của mình và giải quyết triệt để vấn đề thực hiện bổn phận qua loa chiếu lệ. Những người không có thái độ đúng đắn đối với bổn phận của mình thì đều là người không có thực tế lẽ thật, là người không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và không có lương tâm, lý trí. Vì thế, để đi theo Đức Chúa trời, người ta phải hiểu ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận; đây là điều cốt yếu để đi theo Đức Chúa Trời.

Sau khi hiểu bổn phận là gì và nguồn gốc của bổn phận, ngươi phải phân biệt giữa tính chất của bổn phận và tính chất của công việc trong xã hội. Điểm khác biệt giữa việc xem công việc được nhà Đức Chúa Trời giao phó là bổn phận và việc xem đó là công việc thế tục là gì? Nếu ngươi xem đó là bổn phận, thì ngươi cần tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời và lẽ thật. Ngươi sẽ nói: “Đây là bổn phận của tôi, vậy tôi nên làm thế nào? Yêu cầu của Đức Chúa Trời là gì? Quy định của hội thánh là gì? Tôi cần nắm rõ các nguyên tắc đằng sau nó”. Chỉ có thực hành như vậy mới là thái độ đúng đắn khi tiếp cận bổn phận; chỉ đây mới là thái độ con người nên có đối với bổn phận của mình. Nhưng con người nên có kiểu thái độ gì khi tiếp cận công việc thế tục hoặc sự việc trong đời tư của mình? Lúc đó có cần phải tìm kiếm lẽ thật hay nguyên tắc không? Ngươi cũng có thể tìm kiếm nguyên tắc, nhưng đó sẽ chỉ là về việc kiếm nhiều tiền hơn, sống cuộc sống tốt đẹp, tích lũy tiền tài, thành đạt và có được cả danh lẫn lợi – chỉ là những nguyên tắc như vậy. Những nguyên tắc này hoàn toàn thuộc thế tục, thuộc về trào lưu hiện hành; đó là những nguyên tắc của Sa-tan và nhân loại tà ác này. Những nguyên tắc thực hiện bổn phận là gì? Chúng chắc chắn phải phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời; chúng liên quan mật thiết, không thể tách rời lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Ngược lại, những nghề nghiệp hoặc công việc mà con người làm trong thế tục không liên quan đến lẽ thật hoặc yêu cầu của Đức Chúa Trời. Chỉ cần ngươi có bản lĩnh, sẵn sàng chịu khổ, và đủ siêng năng, đủ ác, đủ gan, thì ngươi có thể nổi bật trong xã hội và thậm chí có thể dựng nên sự nghiệp lớn. Nhưng trong nhà Đức Chúa Trời không cần những nguyên tắc và triết lý này. Trong nhà Đức Chúa Trời, bất kể ngươi thực hiện loại bổn phận nào, bất kể tính chất của bổn phận đó, dù nó được xem là cao hay thấp, sang hay hèn, dù vẻ vang hay kín đáo, dù là do Đức Chúa Trời giao phó hay do lãnh đạo hội thánh sắp xếp – bất kể nhà Đức Chúa Trời sắp xếp cho ngươi công việc gì, thì những nguyên tắc ngươi phải tuân thủ khi làm việc không được vượt khỏi các nguyên tắc lẽ thật. Chúng phải liên kết với lẽ thật, liên kết với yêu cầu của Đức Chúa Trời, và liên kết với quy định cũng như sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời. Tóm lại, phải phân biệt giữa bổn phận và công việc người ta làm trong thế tục.

Tại sao chúng ta lại đang thông công về sự khác biệt giữa thực hiện bổn phận và làm công việc thế tục? Điều này có quan trọng không? (Thưa, có.) Quan trọng ở chỗ nào? Nó liên quan đến thái độ của người ta đối với bổn phận. Đừng đem thái độ và những nguyên tắc của ngươi trong công việc thế tục vào trong việc thực hiện bổn phận. Nếu ngươi làm vậy thì hậu quả là gì? (Thưa, làm theo ý mình.) Làm theo ý mình là một chuyện thường thấy; có nghĩa là khi làm việc thì không muốn bàn thảo với người khác, muốn có tiếng nói cuối cùng, và muốn làm gì thì làm, cảm thấy làm như thế thật thoải mái, vui sướng, không có bất kỳ cảm giác bị áp chế hay không vui nào. Ngoài ra, nó thường dẫn đến đấu đá hục hặc, ghen tị và tranh chấp, kéo bè kết phái, cũng như tranh công xin thưởng, phô trương bản thân, qua loa chiếu lệ, vô trách nhiệm, dối trên gạt dưới, và thành lập vương quốc riêng của mình. Tóm lại, thực hiện bổn phận khác với làm công việc thế tục; thực hiện bổn phận là yêu cầu từ Đức Chúa Trời và sự an bài bởi Đức Chúa Trời – đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa thực hiện bổn phận và làm công việc thế tục. Thực hiện bổn phận phải được thực hiện theo yêu cầu của Đức Chúa Trời và dựa trên nguyên tắc lẽ thật. Nó không phải là việc quản lý của cá nhân hay việc làm ăn cá nhân, càng không phải là việc riêng của bất kỳ ai. Nó không liên quan đến lợi ích, thể diện, địa vị, thế lực hoặc tiền đồ cá nhân, mà chỉ liên quan đến lối vào sự sống và sự biến đổi tâm tính của người ta, cũng như liên quan đến công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Ngược lại, khi làm công việc thế tục, ngươi hoàn toàn tập trung vào việc quản lý của cá nhân. Dù ngươi đang làm một công việc hay vận hành một đơn vị kinh doanh, bất kể cái giá ngươi phải trả lớn đến đâu, bất kể ngươi có thể vứt bỏ bao nhiêu hay chịu khổ bao nhiêu – dù là về tình cảm hay thể xác – hoặc dù ngươi có bị ức hiếp, hạ nhục hoặc hiểu lầm, thậm chí phải đối mặt với áp lực dư luận to lớn, thì tất cả những điều ngươi làm đó đều xoay quanh ý nguyện, chí hướng, dã tâm và dục vọng cá nhân của ngươi. Nó chỉ mang tính chất này. Tính chất này chỉ là làm việc quản lý của cá nhân và vận hành sự nghiệp cá nhân. Trong nhân loại, không có một ai đứng ra nói: “Tôi đang làm việc công ích vì nhân loại; tôi muốn hành động theo thiên đạo và các nguyên tắc Trời ban”. Không có người nào như thế cả. Ngay cả khi có người thực sự đứng ra nói: “Tôi muốn thực hiện một công cuộc vì công ích nhất, vĩ đại nhất vì nhân loại, tạo dựng hạnh phúc và làm chút việc tốt cho nhân loại”, thì mục đích của họ cũng không trong sáng như vậy; họ chỉ đang làm vì danh vọng. Đây chẳng phải là làm việc quản lý của cá nhân sao? Tất cả chỉ vì việc quản lý của cá nhân. Dù lời họ dễ nghe đến đâu, dù họ đã chịu khổ bao nhiêu, trả giá đắt đến đâu, có cống hiến to lớn ra sao, hoặc dù họ đã thay đổi nhân loại, cải biến thời đại, mở ra kỷ nguyên mới, bất kể họ làm gì, thì mục đích của họ cũng không phải là vì người khác, mà là vì chính họ. Hết thảy nhân loại bại hoại khi hành sự đều như vậy. Dù ai làm việc gì lớn hay nhỏ, thì mục đích của họ không phải vì danh thì cũng là vì lợi. Tính chất hành động của họ là gì? Đó là làm việc quản lý của cá nhân. Việc quản lý của cá nhân có liên quan gì đến sự quản lý của Đức Chúa Trời không? Hoàn toàn không liên quan. Có người nói: “Không đúng. Có những người đến thế gian này và thay đổi một thời đại; chẳng phải đó cũng là do Đức Chúa Trời tiền định sao? Chẳng phải điều đó cũng liên quan đến sự quản lý của Ngài sao?”. Có liên quan không? (Thưa, không.) Tại sao ngươi nói không liên quan? (Thưa, bởi vì nó không liên quan đến công tác quản lý để cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời.) Tốt lắm; nếu nó không liên quan đến công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, thì nó không liên quan đến sự quản lý của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, câu này chỉ đúng một nửa; còn một tiền đề khác ở đây, một vấn đề về thực chất. Nếu nó không liên quan đến kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, thì hết thảy đó chỉ là sự quản lý của con người. Một mặt là vậy, nhưng để Ta bổ sung thêm cho các ngươi: tính chất của những việc họ làm là vì danh lợi cá nhân; người thụ hưởng cuối cùng là bản thân họ. Tính chất, nguyên tắc và kết quả cuối cùng của mọi việc họ làm là vì ai? (Thưa, vì bản thân họ.) Đó là vì bản thân họ – và ngụ ý là vì ai? (Thưa, vì Sa-tan.) Đúng vậy, đó là vì Sa-tan. Tính chất của việc làm vì Sa-tan là gì? (Thưa, là làm kẻ địch của Đức Chúa Trời.) Và thực chất đằng sau việc làm kẻ địch của Đức Chúa Trời là gì? Tại sao chúng ta lại nói rằng đây là làm kẻ địch của Đức Chúa Trời? (Thưa, xuất phát điểm, nguồn gốc và các nguyên tắc hành động của họ, hết thảy đều đi ngược lại lời Đức Chúa Trời.) Một mặt là vậy, và đó là vấn đề về căn nguyên. Xuất phát điểm, nguồn gốc và nguyên tắc của những việc họ đang làm, hết thảy đều thuộc về Sa-tan và là tà ác, vậy kết quả cuối cùng đạt được là gì? Họ đang làm chứng cho ai? (Thưa, cho Sa-tan.) Đúng vậy, họ đang làm chứng cho Sa-tan. Xuyên suốt lịch sử nhân loại, có bất kỳ sử gia hay tác gia nào ghi công Đấng Tạo Hóa cho những thành tựu nhân loại đạt được trong mỗi thời đại không? (Thưa, không.) Họ chỉ nói rằng đây là những di sản hoặc thành tựu vĩ đại để lại từ những công cuộc vĩ đại của nhân loại. Những vĩ nhân và danh nhân đã để lại những điều này đại diện cho ai trong mắt nhân loại? Bất kỳ danh nhân, vĩ nhân, hoặc người nào có đóng góp to lớn cho nhân loại, hết thảy đều được nhân loại bại hoại tôn sùng. Nơi họ chiếm cứ trong lòng người chính là nơi mà người ta coi là vị trí của Đức Chúa Trời. Chẳng phải đây là thực chất vấn đề sao? (Thưa, phải.) Chúng ta vừa thảo luận về nguồn gốc, động cơ, xuất phát điểm và nguyên tắc đằng sau hành động của con người, hết thảy đều bắt nguồn từ lô-gic của Sa-tan và không phù hợp với lẽ thật. Người ta làm nên sự nghiệp gì đó thông qua phương thức của con người hoặc ân tứ của họ và lưu danh với đời, kết quả cuối cùng là nhân loại ghi công tất cả cho Sa-tan, giống như nhiều người ngày nay sùng bái các danh nhân, vĩ nhân trong lịch sử như Khổng Tử, Quan Vũ. Bất kể việc làm của những người này vĩ đại đến đâu, thì về căn nguyên mà nói, thực ra chính Đức Chúa Trời đã an bài cho các loại nhân vật này đến thế gian này và thực hiện những việc làm đặc thù trong các thời đại khác nhau. Thế nhưng, trong toàn bộ lịch sử chép lại của nhân loại, dù cổ đại hay cận đại, thì không có một trường hợp nào làm chứng cho những việc làm của Đấng Tạo Hóa. Chỉ có Kinh Thánh ghi chép lại một số nội dung của hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển, nhưng ngay cả những lời Đức Chúa Trời được ghi chép lại trong đó cũng rất hạn chế. Thực ra, Đức Chúa Trời đã phán rất nhiều lời và làm rất nhiều việc, nhưng những gì con người ghi chép lại cực kỳ hạn chế. Ngược lại, có vô số sách ghi chép, làm chứng hoặc ca ngợi danh nhân, vĩ nhân. Chẳng phải điều này làm rõ thực chất của vấn đề chúng ta vừa đề cập sao? Chúng ta vừa đề cập rằng các danh nhân, vĩ nhân xuyên suốt lịch sử đều hành động vì bản thân, mà thực chất là hành động vì Sa-tan. Điều này cho thấy họ không phải là thực hiện bổn phận, mà là tiến hành việc quản lý riêng và thực hiện công cuộc riêng của mình. Tính chất, thực chất của bất kỳ công việc nào người ta đảm nhận trong thế tục là gì? (Thưa, đó là làm việc quản lý của cá nhân.) Tại sao lại coi đó là làm việc quản lý của cá nhân? Căn nguyên là gì? Bởi vì họ làm chứng cho chính Sa-tan; các nguyên tắc và động cơ hành động của họ hết thảy đều từ Sa-tan và không liên quan gì đến lẽ thật hay yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nhưng tính chất của bổn phận là gì? Nó đề cập đến công việc được thực hiện theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, nghĩa là công tác phải dựa trên nền tảng lẽ thật, được thực hiện theo các nguyên tắc lẽ thật và phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Kết quả là con người có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời và có nhận thức, sự thuận phục với Đức Chúa Trời; họ có hiểu biết sâu hơn về Đấng Tạo Hóa và sự thuận phục chân thật hơn đối với Đấng Tạo Hóa, hơn thế nữa, họ có thể làm những việc mà loài thọ tạo nên làm. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa hai việc này. Khi người ta thực hiện bổn phận theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời ngày càng bình thường. Có công việc nào người ta làm trong thế tục có thể đạt được hiệu quả này không? Chắc chắn là không, kết quả hoàn toàn ngược lại. Càng dành nhiều năm làm công việc thế tục, người ta càng phản nghịch Đức Chúa Trời và càng rời xa Ngài. Việc quản lý riêng của người ta càng tiến triển tốt đẹp, họ càng rời xa Đức Chúa Trời; việc quản lý riêng của người ta càng thành công, họ càng đi lạc khỏi yêu cầu của Đức Chúa Trời. Vì thế, tính chất của việc thực hiện bổn phận và làm công việc thế tục là hoàn toàn khác nhau.

Vừa rồi, chúng ta thảo luận về sự khác biệt giữa bổn phận của con người và việc con người làm công việc thế tục. Nói về chuyện này nhằm giúp mọi người hiểu khía cạnh lẽ thật nào? Bất kể ngươi nhận được bổn phận gì, ngươi cũng nên thực hiện nó như Đức Chúa Trời bảo. Ví dụ như khi ngươi được chọn làm lãnh đạo một hội thánh thì bổn phận của ngươi là thực hiện công tác lãnh đạo một hội thánh. Và ngươi nên làm gì một khi đã xem công việc này là bổn phận của mình? Thứ nhất, hãy biết rằng chỉ có hoàn thành công việc của ngươi với tư cách là lãnh đạo thì mới là thực hiện bổn phận của ngươi, đó không phải là làm quan chức ở thế giới bên ngoài. Ngươi làm lãnh đạo mà xem mình là quan chức thì như thế là lệch lạc. Nhưng nếu ngươi nói: “Bây giờ đã được chọn làm lãnh đạo, mình không được tự mãn, mình phải đặt mình dưới mọi người khác, mình phải làm cho họ cao hơn và quan trọng hơn mình” thì tâm lý này cũng là sai; nếu ngươi không hiểu lẽ thật thì giả vờ cũng vô ích. Phải có sự lĩnh hội đúng đắn về bổn phận mới được. Trước hết, ngươi phải đánh giá cao tầm quan trọng của công tác làm lãnh đạo hội thánh: một hội thánh có thể có vài chục thành viên, và ngươi phải nghĩ cách dẫn dắt những người này đến trước mặt Đức Chúa Trời, nghĩ cách cho phép hầu hết họ hiểu được lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật. Ngươi cũng phải dành nhiều thời gian hơn để chăm tưới và hỗ trợ những người tiêu cực và yếu kém, để ngăn họ tiêu cực và yếu kém, và cho phép họ thực hiện bổn phận của họ. Ngươi cũng phải hướng dẫn tất cả những ai có khả năng thực hiện bổn phận của họ hiểu được lẽ thật và bước vào thực tế, hành động phù hợp với các nguyên tắc, thực hiện tốt bổn phận của mình và do đó đạt được hiệu quả cao hơn. Có một số người đã tin Đức Chúa Trời mấy năm nhưng nhân tính rất ác, luôn gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh – đối với những kẻ này thì cứ tỉa sửa nếu cần tỉa sửa, nếu đến chết cũng không chịu hối cải thì cứ thanh trừ nếu cần phải thanh trừ. Họ phải được xử lý theo nguyên tắc và được sắp xếp thỏa đáng. Ngoài ra, còn một điều quan trọng nhất là: trong hội thánh có những người có nhân tính tương đối tốt và có chút tố chất, có thể đảm nhận một khía cạnh công tác nào đó; tất cả những người như thế phải được sớm bồi dưỡng, càng sớm càng tốt; được rèn luyện thì mới có thể thành tài, nếu không bao giờ được rèn luyện, họ sẽ không thể làm tốt được bất kỳ việc gì. Chẳng phải đây là những công việc mà người lãnh đạo và chấp sự cần gấp rút làm cho tốt sao? Nếu đã làm lãnh đạo mà ngươi không lưu tâm đến những chuyện này và không thực hiện công việc theo cách này, liệu ngươi có thể thực hiện tốt bổn phận của mình được không? (Thưa, không.) Làm lãnh đạo, nhất định phải giải quyết từng khía cạnh một trong công tác của hội thánh: đầu tiên, việc quan trọng nhất là phải bồi dưỡng nhân tài. Phải đề bạt những người có nhân tính tốt và tố chất, bồi dưỡng, rèn luyện cho họ. Thứ hai, phải dẫn dắt các anh chị em bước vào thực tế lẽ thật, và giúp họ biết phản tỉnh, biết mình, phân định tà thuyết và luận điệu sai trái, phân định con người, và thực hiện tốt bổn phận của họ – đây là một phần của lối vào sự sống. Thứ ba, phải tạo điều kiện cho đa số những người có thể thực hiện bổn phận được thực hiện bổn phận (trừ những người có nhân tính kém), và đảm bảo họ thực hiện bổn phận có hiệu quả, thay vì chỉ làm qua loa chiếu lệ. Thứ tư, phải kịp thời xử lý những kẻ gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh. Nếu thông công lẽ thật cho họ mà họ không tiếp nhận thì phải tỉa sửa. Và nếu từ đầu đến cuối họ vẫn không hề hối cải, thì phải cách ly để họ phản tỉnh, thậm chí thanh trừ hoặc khai trừ họ. Thứ năm, phải giúp dân được Đức Chúa Trời chọn phân định người không tin, lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ, đảm bảo họ không bị mê hoặc và có thể bước vào con đường đúng đắn trong việc tin Đức Chúa Trời sớm nhất có thể. Toàn bộ năm điểm trên đều quan trọng và là những nhiệm vụ vốn có của lãnh đạo. Làm tròn năm khía cạnh công tác này mới trở thành một lãnh đạo hội thánh đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, đối với những trường hợp đặc biệt cũng phải biết xử lý. Chẳng hạn như sự tiêu cực và yếu đuối của một số người có thể chỉ là nhất thời, và ngươi phải đối đãi họ cho đúng đắn. Ngươi không thể vơ đũa cả nắm; nếu ai đó nhất thời tiêu cực mà ngươi quy chụp họ là “đầy tiêu cực” hay “tiêu cực mãn tính” và nói rằng Đức Chúa Trời không cần họ nữa, thì như vậy là không thích hợp. Ngoài ra, mỗi người đều nên làm tròn vai trò cá nhân của mình và đóng góp tùy theo khả năng. Sắp xếp việc thực hiện bổn phận phải hợp lý dựa trên ân tứ, sở trường, tố chất, tuổi tác của người ta và thời gian họ tin Đức Chúa Trời. Cách tiếp cận này phải tùy cơ ứng biến cho phù hợp với những kiểu người khác nhau, cho phép họ thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời và phát huy tối đa chức năng của mình. Nếu ngươi luôn lưu tâm đến những chuyện này, thì ngươi sẽ hình thành gánh trọng trách, và ngươi sẽ luôn chú ý quan sát. Quan sát điều gì? Không phải là xem ai trông có vẻ tốt để ngươi tiếp xúc nhiều hơn; không phải là xem ai ngươi trông có vẻ khó coi để ngươi bài xích; không phải là xem ai có vẻ có năng lực và địa vị để ngươi lấy lòng, càng không phải là xem ai không phục ngươi để ngươi tìm cách trừng trị. Không phải là xem những chuyện đó. Vậy ngươi nên quan sát điều gì? Ngươi phải phân định con người dựa trên lời Đức Chúa Trời, dựa trên thái độ và yêu cầu của Ngài đối với các loại người khác nhau, và đối đãi họ theo nguyên tắc; như vậy mới phù hợp với lẽ thật. Đầu tiên, phải phân loại mọi loại người trong hội thánh: những người có tố chất tốt và có thể tiếp nhận lẽ thật là một loại, những người có tố chất kém và không thể tiếp nhận lẽ thật là một loại, những người có thể thực hiện bổn phận là một loại, và những người không thể thực hiện bổn phận là một loại. Cuối cùng, những người không tin luôn oán trách, gieo rắc quan niệm, rơi vào tiêu cực và gây nhiễu loạn cũng phải cho vào cùng một loại. Sau khi ngươi đã phân loại tất cả mọi người, và đã căn cứ lời Đức Chúa Trời mà nhìn thấu tình trạng thực sự của mỗi nhóm người, thấy rõ những ai có thể được cứu rỗi, những ai không thể, thì ngươi sẽ có thể nhìn thấu mọi loại người; ngươi sẽ hiểu ý định của Đức Chúa Trời, và biết Ngài muốn cứu rỗi ai, đào thải ai. Chẳng phải hết thảy những điều này sinh ra do gánh trọng trách của ngươi sao? Đây chẳng phải là thái độ đúng đắn nên có đối với bổn phận sao? Nếu ngươi có thái độ đúng đắn này và nảy sinh gánh trọng trách, thì ngươi có thể thực hiện tốt công tác của mình. Nếu ngươi không tiếp cận bổn phận như vậy, mà thay vào đó xem việc thực hiện bổn phận của mình như thể ngươi đang ở một vị trí quan chức, luôn cho rằng: “Làm lãnh đạo giống như làm quan; đây là phúc lành từ Đức Chúa Trời! Giờ đây mình đã có địa vị, mọi người phải nghe theo mình, và đó là chuyện tốt!” – nếu ngươi nghĩ làm lãnh đạo giống như làm quan, thì phiền phức rồi. Ngươi chắc chắn sẽ lãnh đạo theo cung cách của quan chức và dựa trên cách thức điều hành của quan chức; khi đó liệu ngươi có thể thực hiện tốt công tác của hội thánh được không? Với quan điểm như vậy, ngươi chắc chắn sẽ bị vạch trần và đào thải. Ngươi sẽ luôn hình dung mình là quan chức, đi đâu cũng được mọi người tiền hô hậu ủng, ngươi nói gì người khác cũng nghe theo. Ngoài ra, hội thánh có phúc lợi gì ngươi cũng được ưu tiên hưởng. Bất kể hội thánh có công tác nào, ngươi cũng chỉ cần ra lệnh, giao cho người khác là được, không cần phải đích thân làm. Đây là kiểu tâm thái gì? Đây chẳng phải là tham hưởng lợi ích của địa vị sao? Đây chẳng phải là một tâm tính bại hoại sao? Những người không mưu cầu lẽ thật đều thực hiện bổn phận của mình dựa trên tâm tính Sa-tan. Nhiều lãnh đạo và chấp sự đã bị tỏ lộ và đào thải bởi vì luôn thực hiện bổn phận dựa trên tâm tính Sa-tan mà không hề tiếp nhận dù chỉ một chút lẽ thật nào. Hiện nay, một số lãnh đạo vẫn có biểu hiện như vậy. Sau khi trở thành lãnh đạo, họ cảm thấy có phần phấn khởi trong lòng và hơi tự mãn. Thật khó để diễn tả cảm xúc này, nhưng tóm lại là cho rằng mình đã làm khá tốt. Nhưng rồi họ suy ngẫm: “Mình không được phách lối. Phách lối là biểu hiện của kiêu ngạo đến bừa bãi, mà kiêu ngạo đến bừa bãi là điềm báo của thất bại. Mình phải khiêm tốn một chút”. Bề ngoài, họ làm bộ khiêm tốn và nói với mọi người rằng đây là sự nâng đỡ và ủy thác từ Đức Chúa Trời, không làm không được. Nhưng bên trong, họ mừng thầm: “Rốt cuộc lại chọn mình. Ai nói tố chất mình không tốt chứ? Nếu tố chất mình kém, làm sao có thể được chọn? Sao người khác không được chọn? Có vẻ như mình thực sự có những ưu thế hơn người khác”. Khi bổn phận này đến với họ, đó là những điều đầu tiên họ suy nghĩ trong lòng. Họ không suy ngẫm: “Giờ đây bổn phận này đã đến với mình, nên thực hiện như thế nào? Trước kia những ai đã thực hiện tốt mà mình nên học tập nhỉ? Yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với việc thực hiện bổn phận này là gì? Có những yêu cầu đó trong phần sắp xếp công việc của hội thánh không? Mình chưa từng lo lắng về những khía cạnh này trong công tác của hội thánh, nhưng giờ đây đã được chọn làm lãnh đạo, phải làm sao bây giờ?”. Thực ra, chỉ cần ngươi có ý chí và có thể tìm kiếm lẽ thật, thì sẽ có con đường. Nếu ngươi xem công tác là bổn phận của mình, thì sẽ dễ dàng thực hiện tốt. Có những người trở thành lãnh đạo và nói: “Những người này bây giờ giao cho tôi ư? Cách thức nhóm họp và công việc nào được sắp xếp cho họ sẽ do tôi quyết định ư? Ôi, tôi cảm thấy trong lòng nặng trĩu”. Những lời này ám chỉ điều gì? Như thể họ có thể làm được những việc lớn lao, hết thảy đó chỉ là những lời nói và đạo lý suông. Chẳng phải loại người này hơi giả hình sao? Có ai trong các ngươi từng nói những lời như vậy không? (Thưa, có.) Vậy thì hết thảy các ngươi cũng rất giả hình. Thế nhưng, con người có biểu hiện như vậy cũng là bình thường. Ngay cả những người trở thành quan quèn cũng phải khoe khoang một chút. Họ bỗng dưng cảm thấy giá trị bản thân tăng lên, và ngay khi được nếm chút mùi địa vị, danh lợi, lòng họ đảo lộn như biển khơi sóng cồn, và họ như biến thành người khác. Những tâm tính bại hoại và dục vọng ngông cuồng của họ hết thảy đều trỗi dậy. Ai cũng có những biểu hiện mặt trái và tiêu cực này. Đây là điểm chung của nhân loại bại hoại. Hễ là con người bại hoại thì đều có. Sau khi trở thành lãnh đạo, có người, còn không chắc nên đi đứng ra sao nữa; có người không chắc nên nói năng với mọi người thế nào. Tất nhiên, việc họ không chắc nên nói năng thế nào không phải do nhát gan, mà là do họ không chắc lãnh đạo nên có tác phong thế nào. Lại có những người, sau khi trở thành lãnh đạo, không chắc nên ăn gì, mặc gì. Loại biểu hiện nào cũng có. Những biểu hiện này các ngươi có ai có không? Hết thảy các ngươi chắc chắn đều có ở mức độ khác nhau. Vậy mất bao lâu để vượt qua những tình trạng và biểu hiện này? Một hoặc hai năm, ba hoặc năm năm, hay mười năm? Điều đó tùy thuộc vào quyết tâm và mức độ mưu cầu lẽ thật của người ta.

Trong quá trình mưu cầu lẽ thật, mức hiểu về lẽ thật của một số người tỷ lệ thuận với sự bước vào của họ; hai điều này tương đương nhau. Họ có thể hiểu bao nhiêu lẽ thật thì có thể bước vào bấy nhiêu lẽ thật; chiều sâu hiểu biết về lẽ thật của họ cũng là chiều sâu của sự bước vào, cũng như chiều sâu của sự lĩnh hội, cảm nhận và trải nghiệm của họ. Tuy nhiên, có những người hiểu rất nhiều đạo lý, nhưng việc thực hành và bước vào của họ lại bằng không. Vì thế, bất kể nghe bao nhiêu bài giảng đạo, họ cũng không bao giờ giải quyết được những khó khăn bên trong của mình. Khi gặp phải một chuyện nhỏ, mặt xấu của họ liền lộ ra, và dù cố gắng đến đâu, họ cũng không kiểm soát nổi; bất kể họ ngụy trang thế nào, sự bại hoại của họ vẫn bộc lộ. Từ đầu đến cuối, họ không thể tiếp nhận lẽ thật hay tìm kiếm lẽ thật để có giải pháp. Thậm chí họ còn học cách ngụy tạo, lừa gạt và giả hình. Từ đầu đến cuối, những tâm tính bại hoại của họ chưa được loại bỏ và không thay đổi; đây là hậu quả của việc không mưu cầu lẽ thật. Vì vậy, nói đi nói lại vẫn là câu kia: mưu cầu lẽ thật rất quan trọng. Việc thực hiện bổn phận cũng vậy. Bất kể ngươi tiếp nhận bổn phận nào, bất kể bổn phận nào đến với ngươi, dù là bổn phận mang trách nhiệm lớn lao hay bổn phận khá đơn giản, hoặc thậm chí không nổi bật lắm, nếu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật và tiếp cận bổn phận theo các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi sẽ có thể thực hiện tốt bổn phận của mình. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện bổn phận, ngươi sẽ có nhiều mức độ trưởng thành khác nhau trong cả lối vào sự sống lẫn sự thay đổi tâm tính của mình. Nhưng nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật mà chỉ đơn thuần xem bổn phận như việc quản lý của chính mình, nhiệm vụ của chính mình hoặc sở thích của chính mình hay công việc cá nhân của mình, thì ngươi gặp phiền phức rồi. Xem bổn phận như sự nghiệp của chính mình và tiếp cận nó theo các nguyên tắc lẽ thật là hai việc khác nhau. Khi xem bổn phận như việc quản lý của chính mình, thì ngươi đang mưu cầu điều gì? Ngươi đang mưu cầu danh lợi và địa vị, kỳ vọng người khác đáp ứng yêu cầu của ngươi. Kết quả cuối cùng của việc thực hiện bổn phận theo cách này là gì? Một mặt, ngươi thực hiện bổn phận theo cách này thì không có cách nào đạt tiêu chuẩn, tốn công vô ích. Dù bên ngoài ngươi bỏ nhiều công sức, nhưng ngươi không tìm kiếm lẽ thật, nên hiệu quả trong bổn phận của ngươi sẽ nghèo nàn, và Đức Chúa Trời sẽ không vui lòng. Mặt khác, ngươi sẽ thường xuyên vi phạm, thường xuyên gây nhiễu loạn và gián đoạn, và thường xuyên phạm phải những sai lầm dẫn đến hậu quả tai hại. Hiện nay, nhiều người còn quá yếu kém trong việc thực hiện bổn phận. Họ hành động tùy ý, tùy tiện, về cơ bản không đạt được hiệu quả gì, thậm chí có khi còn gây thiệt hại cho công tác của hội thánh. Thực hiện bổn phận theo kiểu đó thực sự gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh; đó là hành vi của một kẻ ác chính hiệu. Những người luôn qua loa chiếu lệ khi thực hiện bổn phận của mình thì phải bị vạch trần, để họ có thể phản tỉnh. Nếu họ có thể thực sự phản tỉnh, thừa nhận sai lầm và hận mình, thì họ có thể ở lại và tiếp tục thực hiện bổn phận. Nhưng nếu họ không bao giờ thừa nhận sai lầm mà vẫn bao biện và thanh minh cho mình, nói rằng nhà Đức Chúa Trời không có tình yêu thương và đối xử bất công, thì đây là dấu hiệu của việc đến chết cũng không hối cải, và nên thanh trừ họ khỏi hội thánh. Căn nguyên khiến những người này gây nhiễu loạn và gián đoạn là gì? Có phải bởi vì họ chủ tâm lên kế hoạch gây nhiễu loạn và gián đoạn không? Không, nguyên nhân chính là họ không hề yêu lẽ thật và nhân tính của họ quá tồi. Trong những người này, một số có chút tố chất và có thể hiểu lẽ thật, nhưng lại không tiếp nhận một chút lẽ thật nào, càng không thực hành lẽ thật. Nhân tính của họ cực kỳ kém. Bất kể thực hiện bổn phận nào, họ cũng luôn gây nhiễu loạn và gián đoạn, phá hoại công tác của hội thánh, và gây ra nhiều hậu quả tai hại, ảnh hưởng vô cùng xấu. Chắc chắn những người này là người không tin và hết thảy đều là kẻ ác. Đây là nguyên nhân chính khiến họ bị đào thải. Hiện giờ, hầu hết mọi người có thể phân định người không tin. Khi thấy đủ kiểu biểu hiện của những người này, họ đều cảm thấy tức giận. Làm sao có thể coi những người này là người tin Đức Chúa Trời được? Họ là tay sai của Sa-tan, được cử đến để gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh. Một số chỉ là kẻ ăn bám, thuộc dạng ham ăn biếng làm; họ không muốn làm bất kỳ công việc gì, mà chỉ muốn ăn ngon mỗi ngày. Chẳng phải họ là ký sinh trùng sao? Họ còn hạ đẳng hơn cả chó giữ nhà. Những kẻ này vì thế đã bị đào thải. Những người thật tâm tin Đức Chúa Trời hết thảy đều là người sẵn lòng và vui lòng thực hiện bổn phận. Dù hầu hết mọi người không biết bổn phận thực sự nghĩa là gì, nhưng ít nhất trong lòng họ cũng nhận thức rằng con người nên thực hiện bổn phận của mình, và họ sẵn lòng thực hiện bổn phận. Nhưng sẵn lòng thực hiện bổn phận có nghĩa là người ta đang thực hành lẽ thật không? Sự sẵn lòng này có đồng nghĩa người ta đã thực hiện tốt bổn phận của mình không? Tuyệt đối không. Người ta phải đưa lẽ thật vào thực hành và đạt đến tiêu chuẩn hành động theo nguyên tắc thì mới được coi là thực hiện tốt bổn phận. Trước khi ngươi đưa lẽ thật vào thực hành, bất kể ngươi tự nhận đức tin của mình lớn thế nào, hay ngươi nói rằng mình vui lòng và sẵn lòng đến đâu – có thể liều mạng, không ngần ngại xông pha khói lửa – thì hết thảy cũng chỉ là những khẩu hiệu, đều vô dụng. Ngươi còn phải hành động theo các nguyên tắc lẽ thật dựa trên sự sẵn lòng này. Ngươi nói: “Tôi không yêu lẽ thật lắm, cũng không mưu cầu lẽ thật, và tôi chưa thay đổi tâm tính trong khi thực hiện bổn phận. Nhưng có một điều tôi giữ vững: đó là ai bảo sao thì làm vậy. Tôi không gây gián đoạn hay nhiễu loạn; có thể tôi không thể đạt đến thuận phục, nhưng tôi thực sự nghe lời”. Chẳng phải người có thể làm như vậy có cơ hội ở lại hội thánh và thực hiện bổn phận bình thường sao? Nhưng những kẻ ác và người không tin bị thanh trừ đó thậm chí còn không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu này, lại còn gây nhiễu loạn. Những người không tin hoặc kẻ ác như thế không nên được phép ở lại hội thánh để thực hiện bổn phận. Dân được Đức Chúa Trời chọn phải phân định người không tin và kẻ ác; nếu không sẽ dễ dàng bị chúng mê hoặc. Bất kỳ ai có lương tâm, lý trí đều nên có thái độ vứt bỏ đối với người không tin và kẻ ác.

Trong việc tin Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của mình là khía cạnh cốt yếu nhất. Trước hết, người ta phải hiểu bổn phận là gì, sau đó dần dần có thể nghiệm và nhận thức thực sự về nó. Thái độ tối thiểu người ta nên có đối với bổn phận của mình là gì? Nếu ngươi nói: “Nhà Đức Chúa Trời trao cho tôi bổn phận này, nên nó thuộc về tôi. Tôi muốn làm sao thì làm, bởi vì đây là việc của tôi, không ai được can thiệp”, thì đây có phải là một thái độ chấp nhận được không? Tuyệt đối không. Nếu đây là thái độ của ngươi trong khi thực hiện bổn phận thì ngươi gặp phiền phức rồi, bởi vì thái độ của ngươi không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Thái độ của ngươi là muốn làm gì thì làm, không tìm kiếm ý của lẽ thật, càng không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu quá tùy ý, người ta sẽ có phần xao nhãng việc chính đáng của mình trong khi thực hiện bổn phận. Người ta nên có thái độ gì khi thực hiện bổn phận? Họ phải có lòng thuận phục Đức Chúa Trời và làm thỏa lòng Ngài. Nếu không hoàn thành sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao, họ sẽ cảm thấy mình đã khiến Đức Chúa Trời thất vọng; và nếu không thực hiện tốt bổn phận của mình, họ cảm thấy mình không đáng được gọi là người. Có tâm thái này trong khi thực hiện bổn phận thì mới là người trung thành. Để thực hiện tốt bổn phận của mình, đầu tiên ngươi phải biết Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì, tìm kiếm lẽ thật và tìm kiếm nguyên tắc. Một khi ngươi xác định rằng sự ủy thác do Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi là bổn phận của ngươi, thì ngươi phải tìm kiếm bằng cách suy nghĩ: “Làm sao để thực hiện tốt bổn phận của mình? Mình nên thực hành các nguyên tắc lẽ thật nào? Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì ở con người? Mình nên làm những công tác nào? Mình nên hành động ra sao để thực hiện hết trách nhiệm của mình và trung thành?”. Ngươi đang trung thành với ai? Với Đức Chúa Trời. Ngươi phải trung thành với Đức Chúa Trời và thực hiện trách nhiệm của mình với mọi người. Ngươi nên thực hiện bổn phận theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật, nên giữ vững bổn phận của mình. Vậy thì, giữ vững bổn phận có nghĩa là gì? Ví dụ như, giả sử một bổn phận đã giao cho ngươi được một hoặc hai năm, nhưng cho đến nay không ai kiểm tra ngươi, thì ngươi nên làm gì? Nếu không ai kiểm tra ngươi, có phải điều đó có nghĩa là bổn phận đã không còn nữa không? Không phải. Đừng quan tâm đến việc có ai hỏi đến ngươi hoặc kiểm tra xem ngươi đang làm gì hay không; chuyện này đã được giao phó cho ngươi, nên đó là trách nhiệm của ngươi. Ngươi nên xem xét đến việc nên thực hiện công tác này như thế nào và làm thế nào có thể thực hiện tốt công tác đó, và đó là cách mà ngươi nên làm. Nếu ngươi luôn chờ đợi để người khác kiểm tra ngươi, để họ giám sát ngươi và thúc giục ngươi, thì đây có phải là thái độ mà ngươi nên có trong bổn phận của mình không? Đây là loại thái độ gì? Đây là một thái độ tiêu cực; đó không phải là thái độ mà ngươi nên có đối với bổn phận của mình. Nếu ngươi có thái độ này, việc thực hiện bổn phận của ngươi chắc chắn sẽ không đạt tiêu chuẩn. Để thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, trước tiên ngươi phải có thái độ đúng đắn, và thái độ của ngươi phải phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Như thế ngươi mới có thể thực hiện tốt bổn phận của mình.

Về bổn phận là gì, thái độ của con người đối với bổn phận, cũng như sự khác biệt giữa thực hiện bổn phận và làm bất kỳ loại hình công việc thế tục nào, mối thông công của chúng ta về những chủ đề này tạm thời kết thúc ở đây. Tất cả các ngươi hãy suy ngẫm cho kỹ về những nội dung vừa thông công. Chẳng hạn như tại sao lại nói về mối quan hệ giữa thực hiện bổn phận và làm việc quản lý cá nhân? Khi nói về những chủ đề này, là muốn đạt đến hiệu quả nào? Về mặt tích cực, nó có thể cung cấp cho người ta con đường đúng đắn, phương hướng đúng đắn và các nguyên tắc đúng đắn để thực hiện bổn phận. Về mặt tiêu cực, nó cũng có thể khiến người ta nhận ra những biểu hiện nào được coi là làm việc quản lý cá nhân. Hai khía cạnh này vừa liên quan, vừa khác biệt. Hiểu hai mặt này không phải là hiểu một vài câu chữ của lẽ thật, mà ngươi phải hiểu những tình trạng và biểu hiện nào liên quan. Một khi ngươi đã hiểu thấu và có thể phân định những tình trạng và biểu hiện này, thì lần sau, khi ngươi có những tình trạng và biểu hiện không đúng đắn này, nếu ngươi là người mưu cầu lẽ thật, ngươi sẽ biết tìm kiếm lẽ thật để thoát ra khỏi những tình trạng và biểu hiện này. Nếu không hiểu khía cạnh này của lẽ thật, ngươi có thể làm việc quản lý cá nhân mà vẫn nghĩ bản thân đang dâng mình cho Đức Chúa Trời, thậm chí cho rằng mình đang thực hiện bổn phận và rất trung thành. Không hiểu lẽ thật sẽ nảy sinh những hậu quả như vậy. Chẳng hạn như trong quá trình thực hiện bổn phận, khi một số ý nghĩ và cách làm, cũng như ý định và ý đồ trong hành động của ngươi bộc lộ ra, ngươi biết đó không phải là đang thực hiện bổn phận và đã đi chệch khỏi các nguyên tắc và phạm vi thực hiện bổn phận; tính chất đã thay đổi, và ngươi thực ra đang làm việc quản lý cá nhân. Chỉ khi hiểu những lẽ thật này, ngươi mới có thể thoát ra khỏi đó và chấm dứt những ý nghĩ, cách làm và biểu hiện như vậy. Nhưng nếu ngươi không hiểu lẽ thật và làm việc quản lý cá nhân trong khi thực hiện bổn phận, thì ngươi sẽ không ý thức được mình đã vi phạm nguyên tắc rồi. Như Phao-lô chẳng hạn, sau bao năm làm công tác và bôn ba, cuối cùng ông kêu gào với Đức Chúa Trời rằng: “Nếu Ngài không ban cho con mão triều thiên thì Ngài không phải là Đức Chúa Trời!”. Ngươi xem, ông ta vẫn còn nói được những lời như vậy. Nếu con người ngày nay đã hiểu lẽ thật rồi mà vẫn đi theo con đường của Phao-lô, thì họ không phải là người yêu lẽ thật. Nếu ngươi là người thật lòng tin Đức Chúa Trời, thì hiểu lẽ thật là điều cốt yếu đối với ngươi. Không hiểu lẽ thật thì ngươi chắc chắn sẽ sống dựa trên tâm tính Sa-tan. Cùng lắm ngươi cũng chỉ tuân thủ một số quy định và tránh làm việc sai trái rõ ràng, trong khi đó, vẫn nghĩ rằng mình đang thực hành lẽ thật. Như thế thì rất đáng thương. Vì vậy, nếu khao khát mưu cầu lẽ thật và đạt đến bước vào thực tế lẽ thật, thì trước tiên người ta phải hiểu lẽ thật. Mục đích của việc hiểu lẽ thật là để người ta biết nhìn nhận con người và sự việc, biết phân định, hành động có nguyên tắc, có con đường thực hành và có thể đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời. Khi hiểu lẽ thật rồi, ngươi sẽ biết phân định mọi loại con người, sự việc và sự vật, có thể chọn con đường thực hành đúng đắn, nói năng và làm việc có nguyên tắc, thoát khỏi những tâm tính bại hoại của mình và đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật, thì con đường ngươi đi chắc chắn sẽ sai lầm, và ngươi sẽ không có bất kỳ lối vào sự sống nào, cũng không thể đạt đến được cứu rỗi. Có người đặc biệt giỏi ngụy trang, khiến người ta nhìn vào thì thấy như họ là người mưu cầu lẽ thật, nhưng họ lại không có chút nguyên tắc nào khi hành động và mọi việc họ làm đều gây nhiễu loạn và gián đoạn, mang đến nhiều phiền phức cho công tác của hội thánh; những người như thế không thể được cứu rỗi. Cho nên, mục đích của việc thường xuyên nghe giảng đạo và thường xuyên ăn uống lời Đức Chúa Trời không phải là để tham gia hời hợt hay làm phong phú tâm linh, cũng không phải là để trang bị cho mình những đạo lý hay rèn luyện tài hùng biện, mà là để trang bị cho mình lẽ thật và đạt đến hiểu biết lẽ thật. Những điều vừa được nói đến, thực ra không đặc biệt sâu sắc trong phương diện lẽ thật về việc biết Đức Chúa Trời; đó là lẽ thật cơ bản nhất. Hiểu biết về lẽ thật của con người đều hữu hạn và nông sâu khác nhau tùy thuộc vào tố chất của mỗi người. Có những người lĩnh hội sâu hơn, nghĩa là họ có năng lực lĩnh hội. Lại có những người lĩnh hội rất nông. Bất kể chiều sâu lĩnh hội của người ta như thế nào, thì điều cấp thiết nhất là thực hành lẽ thật. Tuy nhiên, không thể chia lẽ thật thành lớn hay nhỏ, cao quý hay thấp hèn, càng không thể chia lẽ thật thành sâu hay nông. Nghĩa là có thể phân loại lẽ thật thành loại cơ bản nhất hoặc sơ đẳng nhất, nhưng không thể chia lẽ thật theo mức độ nông sâu; chỉ là con người lĩnh hội và trải nghiệm lẽ thật ở mức độ nông sâu khác nhau. Bất kỳ điều gì liên quan đến thực chất của lẽ thật thì đều thâm sâu như nhau và không phải là điều ai cũng có thể trải nghiệm hết hoặc hoàn toàn có được. Bất kể liên quan đến khía cạnh lẽ thật nào, người ta cũng phải bắt đầu từ tầng nông nhất trong việc lĩnh hội và thực hành, rồi dần tiến từ nông đến sâu, đạt đến hiểu biết thực sự về lẽ thật và bước vào thực tế. Phần nông nhất của lẽ thật là những điều có thể hiểu về mặt câu chữ. Nếu người ta không thể thực hành hay bước vào đó, thì họ chỉ hiểu được câu chữ và đạo lý. Chỉ đơn thuần hiểu câu chữ và đạo lý thì còn cách rất xa, với không tới thực chất của lẽ thật. Những người không hiểu lẽ thật luôn xem việc có thể giải thích ý nghĩa câu chữ là hiểu lẽ thật; đó chỉ là sự ngu muội và vô tri của con người. Nếu việc thực hành lẽ thật của ngươi chỉ là tuân thủ quy định và áp dụng lề lối cứng nhắc mà không có bất kỳ nguyên tắc nào, thì đừng tưởng rằng đây là thực hành lẽ thật và bước vào thực tế, còn xa lắm. Nếu ngươi tiếp tục thực hành và trải nghiệm thêm vài năm, và ngộ thêm nhiều sự sáng, đủ để ngươi thực hành và trải nghiệm thêm vài tháng hoặc vài năm nữa, rồi sau đó, lại với nhiều trải nghiệm hơn, ngươi có thể ngộ ra những sự sáng mới hơn, tiến bộ như vậy từ nông đến sâu, từng bước một, thì ngươi đã thực sự bước vào thực tế lẽ thật. Chỉ có người đã hoàn toàn bước vào thực tế lẽ thật mới là người đã đạt được lẽ thật. Ngay cả khi một ngày nào đó, ngươi sống thể hiện ra thực tế lẽ thật, và có thể nói rằng ngươi đã đạt được lẽ thật, thì trên thực tế, những gì ngươi đã trải nghiệm và nhận biết vẫn hữu hạn. Ngươi không thể nói rằng ngươi là lẽ thật, cũng không thể khẳng định như Phao-lô rằng “đối với tôi, sống là Đấng Christ” (Phi-líp 1:21), bởi vì lẽ thật quá thâm sâu, và những gì người ta có thể trải nghiệm và nhận biết trong mấy chục năm cuộc đời cực kỳ hữu hạn. Cho nên có thể thấy rằng hiểu lẽ thật thì con người có thể đạt được ở mức độ nào đó, nhưng đạt được lẽ thật tuyệt đối không phải là chuyện đơn giản. Nếu ngay cả những lẽ thật nông nhất mà người ta cũng không thể hiểu và đưa vào thực hành, thì đó là người không yêu lẽ thật và chắc chắn cũng không có hiểu biết thuộc linh; những người không hề với tới được lẽ thật thì không thể được cứu rỗi. Những người không bao giờ hiểu lẽ thật thì không có cách nào làm tốt bổn phận của mình, sống cũng chỉ là phế vật, là thú đội lốt người. Có những người hiểu chút đạo lý lại cho rằng mình đã hiểu lẽ thật. Nếu thực sự hiểu chút lẽ thật, thì tại sao họ không thể thực hiện tốt bổn phận của mình? Tại sao họ không có nguyên tắc khi làm việc? Điều đó cho thấy hiểu đạo lý là vô dụng; hiểu nhiều đạo lý đến mấy cũng không có nghĩa là hiểu lẽ thật.

Sau khi thông công về chủ đề bổn phận, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang chủ đề thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, điểm nhấn là ở từ “đạt tiêu chuẩn”. Vậy nên định nghĩa “đạt tiêu chuẩn” như thế nào? Ở đây cũng có những lẽ thật để tìm kiếm. Có phải đạt tiêu chuẩn chỉ đơn thuần là chấp nhận được là ổn rồi không? Để nắm chi tiết cụ thể về cách lĩnh hội và nhìn nhận từ “đạt tiêu chuẩn”, các ngươi phải hiểu thêm nhiều lẽ thật và thông công nhiều hơn về lẽ thật. Trong quá trình thực hiện bổn phận, con người cần phải hiểu lẽ thật và nguyên tắc; chỉ khi đó ngươi mới có thể đạt đến việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Vì sao con người phải thực hiện bổn phận? Một khi đã tin Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự ủy thác của Ngài, người ta có một phần trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác của nhà Đức Chúa Trời cũng như tại địa điểm công tác của Đức Chúa Trời; đồng thời, do trách nhiệm và nghĩa vụ này, nên họ đã trở thành một phần tử trong công tác của Đức Chúa Trời, một trong những đối tượng công tác của Ngài và một trong những đối tượng cứu rỗi của Ngài. Việc được cứu rỗi có liên hệ chặt chẽ đến cách con người thực hiện bổn phận, đến việc họ có thể thực hiện tốt bổn phận và thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn hay không. Vì ngươi đã trở thành một thành viên của nhà Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự ủy thác của Ngài, nên bây giờ ngươi có bổn phận. Việc bổn phận này nên được thực hiện như thế nào, ngươi không có quyền quyết định, mà phải do Đức Chúa Trời quyết định, do lẽ thật và tiêu chuẩn của lẽ thật quyết định. Vì thế, người ta phải biết, thấy rõ và hiểu cách Đức Chúa Trời đánh giá bổn phận của con người, Ngài đánh giá dựa trên điều gì – đây là điều đáng để tìm kiếm. Trong công tác của Đức Chúa Trời, những người khác nhau tiếp nhận bổn phận khác nhau. Nghĩa là những người có ân tứ, tố chất, tuổi tác và điều kiện khác nhau thì tiếp nhận bổn phận khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Bất kể ngươi tiếp nhận bổn phận nào và bất kể ngươi nhận bổn phận trong thời điểm hoặc hoàn cảnh nào, thì bổn phận của ngươi chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ mà con người nên thực hiện, chứ không phải là việc quản lý của ngươi, cũng không phải là việc làm ăn của ngươi. Tiêu chuẩn Đức Chúa Trời yêu cầu đối với việc thực hiện bổn phận của ngươi đó là phải “đạt tiêu chuẩn”. Nên giải thích từ “đạt tiêu chuẩn” này như thế nào? Nghĩa là phải đáp ứng các yêu cầu của Đức Chúa Trời và làm thỏa lòng Ngài. Đức Chúa Trời phải phán rằng nó đạt tiêu chuẩn và nó phải nhận được sự khen ngợi của Ngài. Chỉ khi đó việc thực hiện bổn phận của ngươi mới là đạt tiêu chuẩn. Nếu Đức Chúa Trời phán nó chưa đạt tiêu chuẩn, thì bất kể ngươi đã thực hiện bổn phận trong bao lâu hay đã trả giá đắt đến đâu, thì nó vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. Khi đó hậu quả sẽ là gì? Nó sẽ được phân loại hoàn toàn thành đem sức lực phục vụ. Chỉ một số ít người đem sức lực phục vụ có lòng thành mới được tha. Nếu không trung thành khi đem sức lực phục vụ, thì họ không có hy vọng được tha, nghĩa là họ sẽ bị hủy diệt trong tai họa. Nếu không bao giờ đạt tiêu chuẩn khi thực hiện bổn phận, người ta sẽ bị tước quyền thực hiện bổn phận. Sau khi bị mất quyền này, một số người sẽ bị gạt bỏ. Sau khi bị gạt bỏ, họ sẽ được xử trí bằng cách khác. “Được xử trí bằng cách khác” có đồng nghĩa với bị đào thải không? Không nhất thiết. Đức Chúa Trời chủ yếu nhìn xem người ta đã hối cải chưa. Vì thế, cách ngươi thực hiện bổn phận rất quan trọng, và con người phải nghiêm túc, thận trọng với chuyện này. Bởi vì việc thực hiện bổn phận của ngươi liên quan trực tiếp đến việc bước vào sự sống và bước vào thực tế lẽ thật của ngươi, cũng liên quan đến đại sự được cứu rỗi và hoàn thiện, nên ngươi phải xem việc thực hiện bổn phận là đại sự hàng đầu khi tin Đức Chúa Trời, không được hồ đồ về chuyện này. Trong quá trình thực hiện bổn phận, những người khác nhau sẽ có các loại biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện khác nhau này không chỉ con người mà cả Đức Chúa Trời cũng có thể thấy được. Không chỉ hội thánh chấm điểm, đánh giá, mà cuối cùng, Đức Chúa Trời cũng sẽ chấm điểm, đánh giá tất cả những người thực hiện bổn phận. Có những người cơ bản đạt tiêu chuẩn, có những người hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn. Một số người không đạt tiêu chuẩn vẫn còn được quan sát, trong khi số khác đã được Đức Chúa Trời phân loại rạch ròi rồi. Ai là những người mà Đức Chúa Trời xem là không đạt tiêu chuẩn? Đó là những người có nhân tính xấu và không có lương tâm, lý trí, luôn thực hiện bổn phận qua loa chiếu lệ. Bất kể được hưởng bao nhiêu ân điển của Đức Chúa Trời, họ cũng không nghĩ đến việc báo đáp, họ là người vong ân phụ nghĩa. Đương nhiên, trong số đó càng bao gồm kẻ ác. Có thể nói rằng phàm là người có nhân tính kém và không có lương tâm, lý trí thì đều thực hiện bổn phận không đạt tiêu chuẩn. Những người rõ ràng là kẻ ác thì sẽ không tránh khỏi làm quá nhiều việc ác trong khi thực hiện bổn phận. Chừng nào chưa bị thanh trừ, chúng còn tiếp tục hành ác. Những kẻ như thế thì phải kịp thời thanh trừ. Tất nhiên, cũng có những người có vẻ có chút nhân tính và có vẻ không phải là người xấu, nhưng họ lại thực hiện bổn phận qua loa chiếu lệ và không đem lại hiệu quả nào. Sau khi họ được tỉa sửa và thông công về lẽ thật, còn phải xem cuối cùng họ biểu hiện như thế nào và liệu họ có thực sự hối cải hay không. Đối với những người như vậy, Đức Chúa Trời vẫn chờ đợi và quan sát. Còn đối với những người có nhân tính xấu và không có lương tâm, lý trí, cũng như những người rõ ràng là kẻ ác, thì Đức Chúa Trời đã có phán quyết cuối cùng về họ – đó là họ phải bị đào thải triệt để.

Tiếp theo chúng ta sẽ thông công về những biểu hiện của việc thực hiện bổn phận không đạt tiêu chuẩn. Ta sẽ thông công về một ví dụ trước, và các ngươi sẽ đều có thể phân định xem liệu người này có đang thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời hay không. Có người được chọn làm lãnh đạo trong hội thánh và được tiếp đãi ở một gia đình có người tin Đức Chúa Trời và có người thì không. Tuy nhiên, hết thảy họ đều có một điểm đặc biệt, đó là họ rất giỏi đọc tâm trạng và xu nịnh người có chức có quyền. Đặc điểm này sẽ vô tình hình thành điều gì đối với người lãnh đạo? (Thưa, nó sẽ hình thành sự cám dỗ.) Nó đã hình thành sự cám dỗ. Đây là phúc hay họa đối với anh ta? Là phúc hay họa còn chưa biết, chúng ta tiếp tục câu chuyện đã. Sau khi gia đình này tiếp đãi người lãnh đạo, bữa nào họ cũng phục vụ anh ta thịt thà và món ngon. Tại sao họ lại tiếp đãi người lãnh đạo như vậy? Có phải xuất phát từ tình yêu thương không? Nếu tiếp đón các anh chị em, họ có dọn lên món ăn như vậy không? Chắc chắn là không. Khi người lãnh đạo ở đó, hàng ngày họ đều dọn thịt thà cho anh ta. Cuối cùng, khoái chí với những bữa ăn, người lãnh đạo bảo gia đình này: “Cả nhà anh đều yêu kính Đức Chúa Trời. Mẹ anh có thể bước vào vương quốc, con trai có thể bước vào vương quốc, hai vợ chồng anh cũng có thể bước vào vương quốc. Sau này, cả nhà ta đều có thể bước vào vương quốc”. Nghe xong, gia đình này rất phấn khởi, nghĩ rằng: “Cả nhà ta đều có thể bước vào vương quốc, ngay cả những người ngoại đạo trong nhà chúng ta cũng có thể bước vào. Xem ra mấy món thịt chúng ta cho anh ta ăn không uổng công; vậy thì cứ tiếp tục phục vụ như thế thôi”. Thực ra, cả gia đình này hầu như không nhận thức được bước vào vương quốc thì cần những gì, nhưng họ biết rằng đó là chuyện tốt. Ai tin Đức Chúa trời mà chẳng muốn bước vào thiên quốc và nhận phúc lành? Họ nghĩ: “Chỉ cần người lãnh đạo nói chúng ta có thể bước vào vương quốc, thì chúng ta có thể bước vào, phải không nào? Lời người lãnh đạo là chốt hạ; suy cho cùng thì người lãnh đạo cũng đại diện cho Đức Chúa Trời!”. Sau đó, người lãnh đạo càng nói rằng họ có thể bước vào vương quốc, thì những bữa cơm họ thiết đãi anh ta càng hậu hĩnh. Dần dần người lãnh đạo này không còn muốn ghé thăm các gia đình khác nữa bởi vì họ không thiết đãi anh ta những món ngon này, cũng không xu nịnh anh ta như vậy. Không lâu sau, người lãnh đạo ngày càng tăng cân, đầu anh ta cũng béo mũm ra, từ “đầu người” biến thành “đầu heo”. Trong một buổi tụ họp với các đồng sự, dáng vẻ của anh ta lập tức gây chú ý. Chỉ mới không gặp một tháng thôi mà anh ta đã tăng cân nhiều đến mức họ truy vấn khẩn cấp anh ta về tình hình công tác. Kết quả là họ phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng và cho anh ta một cuộc tỉa sửa nghiêm khắc, mổ xẻ thực chất vấn đề của anh ta, và cuối cùng cách chức lãnh đạo giả này. Điều tra sâu hơn lại tiết lộ thêm nhiều vấn đề: lãnh đạo giả này đã không làm bất kỳ công tác thực tế nào mà hàng ngày say sưa hưởng thụ lợi ích của địa vị. Ai xu nịnh anh ta thì anh ta ưu ái, đề bạt, ai không quà cáp cho anh ta thì bị chèn ép. Thậm chí anh ta còn đòi vợ mang thêm thịt gà cho ăn. Vậy các ngươi nghĩ sao về việc thực hiện bổn phận của kẻ lãnh đạo giả này? Thái độ của anh ta đối với bổn phận là gì? Trên thực tế, anh ta không làm việc, mà như đi đâu đó để làm quan. Nếu không, làm sao anh ta có thể tăng cân nhiều như vậy? Việc này có hai nguyên nhân: một mặt, anh ta cố tình chọn những gia đình tiếp đãi có thể dọn thịt cho anh ta ăn, rồi ở lại đó và không ngừng tham hưởng; mặt khác, trong khi thực hiện bổn phận, chắc chắn anh ta không mang gánh trọng trách và không hề chịu khổ. Nếu một lãnh đạo hoặc chấp sự có mang gánh trọng trách, thì khi thấy khối lượng công việc của hội thánh quá nhiều và có nhiều vấn đề cần được giải quyết cấp bách, chẳng phải họ sẽ căng thẳng và lo lắng sao? Sự lo lắng này sẽ thúc đẩy họ hành động, họ sẽ lập tức bắt tay vào giải quyết những vấn đề này, dốc sinh lực và chịu chút khổ cực. Về mặt thể xác, họ sẽ chỉ có thể giảm cân; đó là quy luật tự nhiên. Chỉ trong những tình huống nào người ta mới có thể ăn nhiều hơn và tăng cân? Đó chỉ có thể là từ việc suốt ngày ăn no rồi lại nằm kềnh, không để tâm vào bất kỳ điều gì, không mang gánh trọng trách, chễm chệ ở vị trí cao, tách biệt khỏi mọi người và nơi làm việc, tham hưởng an nhàn xác thịt. Chỉ khi đó người ta mới có thể liên tục tăng cân, chuyển từ “đầu người” thành “đầu heo” chỉ trong vòng hơn một tháng. Vậy người lãnh đạo này đang thực hiện bổn phận như thế nào? Tính chất vai trò lãnh đạo của anh ta đã thay đổi, không còn là thực hiện bổn phận nữa mà là tham hưởng an nhàn và lợi ích của địa vị. Anh ta hành động như quan chức. Anh ta chẳng những không làm công tác thực tế, mà còn làm việc xấu. Ai không xu nịnh, không cho anh ta ăn ngon, liền bị chèn ép. Hơn nữa, anh ta còn kích động các anh chị em cùng mình tỉa sửa họ, cuối cùng khiến dư luận phẫn nộ. Mọi người bắt đầu cảm thấy ác cảm và xa lánh anh ta. Tạm gác lại lý do cách chức anh ta, chỉ bàn về việc anh ta thực hiện bổn phận có đạt tiêu chuẩn không. Việc anh ta tham hưởng lợi ích của địa vị và không công tác thực tế là vấn đề nghiêm trọng nhất. Anh ta không làm việc vì dân được Đức Chúa Trời chọn, mà cư xử với họ như quan chức, và không hề thực hiện bổn phận của mình. Trong công việc của mình với vai trò lãnh đạo, anh ta không hề thể hiện một chút lòng trung thành nào khi thực hiện bổn phận, càng không tận tâm, tận lực. Anh ta chỉ tận tâm, tận lực ăn, uống và hưởng thụ. Anh ta vắt óc nghĩ cách hưởng thụ lợi ích của địa vị, mà không thông công về lẽ thật với gia đình tiếp đãi để hạn chế kiểu hành vi nịnh nọt này từ họ. Đã thế, anh ta còn lừa dối họ, nói rằng chỉ tiếp đón như vậy mới có thể bước vào vương quốc và được ban thưởng. Đây chẳng phải là hành ác sao? Nếu đây là cách anh ta đối xử với gia đình tiếp đãi, thì anh ta sẽ đối xử thế nào với công tác của hội thánh? Anh ta sẽ đối xử thế nào với dân được Đức Chúa Trời chọn? Chắc chắn sẽ đầy lừa dối, đầy qua loa chiếu lệ. Anh ta có thực sự biết bổn phận là gì không? Anh ta có biết công tác mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho mình là gì không? Anh ta xem sự ủy thác này là gì? Anh ta xem nó như vốn liếng và cơ sở để hưởng thụ lợi ích của địa vị, và kết quả là anh ta đã làm nhiều việc ác, làm nhiễu loạn đời sống của hội thánh và gây tổn hại cho lối vào sự sống của các anh chị em. Cách thực hiện bổn phận như vậy không những không đạt tiêu chuẩn, mà còn trở thành hành ác. Thực hiện bổn phận mà không có chút gì là đạt tiêu chuẩn thì người ta có thể được Đức Chúa Trời ghi nhớ không? (Thưa, không.) Rõ ràng là không thể, như thế quá đáng thương. Không hiểu lẽ thật rất đáng thương – hiểu nhưng không thực hành lẽ thật có phải còn đáng thương hơn không? (Thưa, phải.) Đây là Trường hợp thứ nhất, trường hợp “Đầu người thành đầu heo”. Trường hợp này khá đơn giản: nó liên quan đến việc tham hưởng lợi ích của địa vị, thực hiện bổn phận mà không có chút lòng trung thành nào, càng không có dù chỉ một chút nào lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Người lãnh đạo này đã xem bổn phận được Đức Chúa Trời giao cho như vốn liếng để tham hưởng lợi ích của địa vị. Điều này dễ phân định. Hãy ghi nhớ tên của Trường hợp thứ nhất để sau này các ngươi có thể rút ra so sánh, phân định người khác và nghiêm khắc thúc giục chính mình. Các ngươi nghĩ sao về trường hợp Ta vừa nói đến này? Các ngươi có ghê tởm những người như thế và những hành động như thế không? (Thưa, có.) Nếu tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, các ngươi có thể làm những chuyện như vậy không? Nếu các ngươi có lý trí hơn kẻ lãnh đạo giả đó, biết chịu chút ràng buộc, và có thể phấn đấu vươn tới lẽ thật, thì còn có chút hy vọng. Nhưng nếu các ngươi lại tham ăn, tham uống và tham hưởng lợi ích của địa vị như anh ta, thì các ngươi sẽ bị tỏ lộ và đào thải; các ngươi sẽ chỉ là lãnh đạo giả, là kẻ bị Đức Chúa Trời ghê tởm. Giờ đây các ngươi đã có chút phân định và hiểu một số lẽ thật. Mức độ ngươi có thể kiềm chế và ràng buộc bản thân quyết định ngươi có bao nhiêu hy vọng được cứu rỗi; chúng tỷ lệ thuận với nhau. Nếu ngươi không thể ràng buộc bản thân mà cứ hành động theo ý thích, sống trong tâm tính bại hoại và tham hưởng lợi ích của địa vị, ai xu nịnh mình thì vui sướng ngất ngây, mà không hề phản tỉnh, không thực sự hối cải, thì hy vọng được cứu rỗi của ngươi bằng không.

Tiếp theo, hãy cùng nói về một ví dụ khác. Trong quá trình mở rộng phúc âm, nhiều người trong hội thánh đi khắp nơi để rao truyền phúc âm. Công tác rao truyền phúc âm là bổn phận đối với bất cứ người nào. Bất kể ngươi tiếp cận nó như thế nào, bất kể ngươi có cho rằng bổn phận này là tốt hay không, thì tóm lại, đó là sự ủy thác do Đức Chúa Trời giao cho con người. Nói đến sự ủy thác của Đức Chúa Trời giao cho con người, thì việc này liên quan đến trách nhiệm của con người, cũng liên quan đến bổn phận của con người. Vì nó liên quan đến bổn phận của con người, nên nó cũng liên quan đến cách con người thực hiện bổn phận. Trong quá trình rao truyền phúc âm, một số người chỉ tìm những khu vực giàu và gia đình giàu. Hễ thấy ai lái xe đẹp hay ở nhà to, họ liền cảm thấy ghen tị, đố kỵ. Nếu thấy nhà nào tiếp đãi tốt, họ sẽ nán lại và có lòng ham mê. Họ cho rằng vì đã có công trong quá trình rao truyền phúc âm, họ nên được hưởng chút ân điển. Vậy việc rao truyền phúc âm của họ sẽ trở thành gì? Tất cả những gì họ làm là ham mê hưởng thụ xác thịt, lấy việc đem sức lực phục vụ đổi lấy sự hưởng thụ xác thịt; nó trở thành bán sức lao động. Sau hai, ba năm, bằng cách rao truyền phúc âm ở đó, họ đã đạt được một số người, thậm chí còn lập nên một hội thánh, từ đó có chút vốn liếng. Rồi họ bắt đầu đắc ý mà quên mất bản thân mình, và đến khi “vinh quy” trở về, họ mặt mày tỏa sáng, thực tế đã trở thành một người thời thượng. Họ mang về những thiết bị gia dụng bằng điện và sản phẩm điện tử cao cấp, mặc đồ tốt từ đầu đến chân. Người dân địa phương không nhận ra họ được nữa, nghĩ rằng họ hẳn đã phát đại tài ở đâu đó. Trong chuyện này, chẳng phải là có vấn đề sao? Họ tin Đức Chúa Trời trong bao nhiêu năm, luôn thực hiện bổn phận xa nhà. Ban đầu, trong nhà họ thực sự chẳng có thứ gì giá trị, nhưng giờ đây họ mang về toàn quần áo tốt và vật dụng tốt được mọi người biếu tặng; họ vừa mặc đẹp, vừa được trang bị đầy đủ. Họ xem đây là ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng những điều này thực ra đến từ đâu? Có thể nói rằng chúng đến từ sự đổi chác sức lao động rao truyền phúc âm của họ. Một số người thấy người này đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm và khổ cực rao truyền phúc âm, thế là cho họ chút đồ tốt. Cái “cho” này có phải là bố thí không? Có phải là lòng thương không? Nếu những đồ tốt này là có được do công tác rao truyền phúc âm, là vì người khác xu nịnh mà cho họ, mà họ lại coi đó là sự ân đãi hay ân điển của Đức Chúa Trời, vậy thì có thích hợp không? Nói trắng ra là họ đang lợi dụng cơ hội rao truyền phúc âm để có được những thứ này. Nếu họ luôn than nghèo kể khổ trước mặt người khác, đồng thời đề cập mình thích món nọ, món kia, rồi người ta miễn cưỡng biếu tặng họ, thì chẳng phải là có chút ý dọa dẫm hoặc bắt chẹt sao? Có những người rao truyền phúc âm thích nói với người khác rằng: “Những người rao truyền phúc âm chúng tôi là sứ giả của Đức Chúa Trời, được Đức Chúa Trời phái đến. Các anh chị em đạt được phúc âm của Đức Chúa Trời từ chúng tôi – các anh chị em đang nhận được một phước lành và lợi ích to lớn biết bao! Các anh chị em giàu như vậy, vui hưởng bao nhiêu ân điển của Đức Chúa Trời như vậy, chẳng phải cũng nên tỏ chút lòng cảm kích sao? Chẳng phải cũng nên chia cho chúng tôi ít đồ thừa hoặc không dùng đến sao?”. Sau đôi ba lần nghe những lời đó, một số người vì xấu hổ mà cuối cùng bèn nhượng bộ, thế mà người rao truyền phúc âm cứ cho rằng mình danh chính ngôn thuận. Những người biếu tặng có thực sự cam tâm tình nguyện làm điều đó không? Bất kể người biếu tặng có cam tâm tình nguyện hay không, thì đó có phải là những thứ mà người rao truyền phúc âm nên nhận không? (Thưa, không.) Một số người lý luận: “Tại sao con không nên nhận những thứ này chứ? Con đã làm việc khổ cực để rao truyền phúc âm; chẳng phải việc nhận vài món đồ này chỉ là ân điển của Đức Chúa Trời sao?”. Ngươi rao truyền phúc âm là làm việc gì? Đây có phải là công việc để kiếm sống của ngươi không? Rao truyền phúc âm không phải là giao dịch; đó là bổn phận của ngươi. Khi ngươi đòi hỏi người ta thứ này thứ kia, về cơ bản ngươi đang đòi hỏi Đức Chúa Trời. Nhưng vì ngươi không thể đến gần Đức Chúa Trời, không dám hỏi xin Ngài, nên thay vào đó ngươi tiếp cận người khác và mê hoặc họ bằng cách nói một tràng lý luận thuộc linh. Ngươi đạt được một số người khi rao truyền phúc âm thì cảm thấy mình có công, ngươi bỏ ra chút công sức thì cảm thấy mình có tư cách nhận lại gì đó. Ngươi nghĩ hỏi xin tiền trực tiếp sẽ không hay, nên thay vào đó ngươi hỏi xin đồ, tin rằng như thế ngươi mới không tốn công vô ích. Đây có phải là thực hiện bổn phận không? (Thưa, không.) Tính chất hành động của ngươi đã thay đổi. Ngươi đã biến việc rao truyền phúc âm thành cái gì? Ngươi đã thương mại hóa phúc âm của Đức Chúa Trời, đổi nó lấy những thứ vật chất này. Đây là hành vi gì? (Thưa, là đầu cơ trục lợi.) Đây có phải gọi là đầu cơ trục lợi không? Gọi nó như vậy thì có phải là nói giảm đi mức độ nghiêm trọng của nó không? Chẳng phải trên thực tế đó là hành ác sao, chẳng phải đó là việc ác sao? (Thưa, phải.) Tại sao lại nói đây là việc ác? Rao truyền phúc âm là thực hiện bổn phận và làm chứng cho Đức Chúa Trời; khi làm chứng cho Đức Chúa Trời, ngươi đồng thời mang phúc âm đến cho người ta và Đức Chúa Trời chinh phục được họ, như thế là sứ mạng của ngươi đã hoàn thành. Bất kỳ điều gì ngươi nên nhận được do hoàn thành sứ mạng của mình, Đức Chúa Trời sẽ ban cho ngươi; ngươi không cần phải hỏi xin bất kỳ ai, cũng không ai có lý do gì để dùng việc làm từ thiện mà đổi lấy phúc âm này. Phúc âm của Đức Chúa Trời là vô giá; bao nhiêu tiền cũng không mua được, bất kỳ thứ gì cũng không đổi lấy được. Khi lợi dụng việc rao truyền phúc âm để thu lợi vật chất là ngươi đánh mất chứng ngôn của mình; cách làm này là báng bổ và là dấu hiệu làm ô danh Đức Chúa Trời. Hơn nữa, ngươi khiến cho người ta phải biết ơn ngươi sau khi ngươi rao truyền phúc âm cho họ, thì tính chất việc đó là gì? Đó là đánh cắp sự vinh hiển của Đức Chúa Trời! Phúc âm của Đức Chúa Trời và công tác của Ngài không phải là món hàng mua bán. Đức Chúa Trời thoải mái ban phúc âm của Ngài cho con người; nó miễn phí và không có giao dịch gì cả. Thế nhưng con người lại biến phúc âm của Đức Chúa Trời thành món hàng để bán cho người khác, đòi hỏi tiền bạc, vật chất từ họ. Như vậy là không có lời chứng và làm ô danh Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là việc ác sao? (Thưa, phải.) Nó quả là việc ác. Đây có phải là thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không? (Thưa, không.) Về tính chất, có phải nó còn nghiêm trọng hơn trường hợp “Đầu người thành đầu heo” chúng ta vừa nói đến không? (Thưa, phải.) Mức độ nghiêm trọng nằm ở đâu? (Thưa, nằm ở chỗ làm ô danh Đức Chúa Trời.) Đây là làm ô danh Đức Chúa Trời, báng bổ Đức Chúa Trời và đánh cắp sự vinh hiển của Ngài. Đem phúc âm của Đức Chúa Trời đi bán cho mọi người, buôn bán nó như một món hàng, rồi hưởng lợi quá mức cũng như mưu cầu tư lợi từ đó – làm vậy thì là thứ gì đây? Là những kẻ cướp, kẻ ác, là hành xử theo lối của Sa-tan! Rõ ràng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên trời đất và muôn vật cũng như nhân loại, nhưng Sa-tan và tà linh lại mê hoặc con người bằng cách nói rằng chúng mới tạo nên nhân loại và trời đất, khiến con người sùng bái chúng như Đức Chúa Trời và Đấng Tạo Hóa. Đây chẳng phải là đánh cắp sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sao? Đây là phạm tội, là việc ác, là chống đối Đức Chúa Trời. Việc con người buôn bán phúc âm thì có giống hành vi của Sa-tan không? (Thưa, có.) Mục đích buôn bán phúc âm của họ là gì? Để khiến mọi người xem họ như sứ giả của phúc âm, như thể phúc âm bắt nguồn từ họ và họ có quyền quyết định. Đây chẳng phải là đánh cắp sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Đánh cắp sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là phạm loại tội gì? Tính chất của nó là gì? Đây là một việc ác chống đối Đức Chúa Trời, là hành vi báng bổ Đức Chúa Trời. Rao truyền phúc âm kiểu này có được tính là thực hiện bổn phận nữa không? Đây hoàn toàn là hành ác, là chống đối Đức Chúa Trời. Rao truyền phúc âm kiểu này hoàn toàn không phải là làm chứng cho Đức Chúa Trời, nên không phải là thực hiện bổn phận, mà chỉ là hành ác. Có những người nói: “Rao truyền phúc âm là công việc khổ cực như vậy; có được chút đồ tốt thì cũng được thôi. Có gì to tát chứ? Trong dân ngoại đạo, đây không bị coi là làm gì sai trái cả”. Lời này có đúng không? Nó tùy thuộc vào ý định của ngươi là gì, ngươi tham muốn điều gì và tính chất của điều ngươi tham muốn là gì. Nếu ngươi đang làm vì lợi ích, cái ngươi đang bán là phúc âm của Đức Chúa Trời, cái ngươi đang bán là lẽ thật, và cái ngươi cuối cùng thu được là tư lợi – thì đó chính là việc ác. Xác định tính chất của nó là việc ác thì có quá không? (Thưa, không.) Không hề quá chút nào. Khi người ta tiếp nhận và thực hiện bổn phận của mình, nhưng sau đó những hậu quả như thế phát sinh, thì trách ai? (Thưa, chính người đó.) Họ chỉ có thể tự trách mình. Vậy những hậu quả này xảy ra thế nào? Nó liên quan trực tiếp đến bản tính tà ác của con người. Có những người không mưu cầu lẽ thật, nhưng họ có liêm sỉ, có nhân cách và lương tâm, nên họ sẽ không làm những chuyện như vậy. Khi ai đó có những hành động như vậy thì nó cho thấy người này không có nhân tính; họ tham lam và có tâm tính hung ác. Nó không chỉ dẫn đến việc không thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, mà trên thực tế còn biến việc thực hiện bổn phận thành hành ác. Có những người nói: “Làm sao có thể xác định tính chất của nó là hành ác được? Họ đã đạt được rất nhiều người thông qua việc rao truyền phúc âm; chỉ riêng việc họ đã đạt được những kết quả rõ ràng là đã không thể xác định rằng họ đang hành ác rồi, phải không?”. Lời này có đúng không? (Thưa, không.) Tại sao không đúng? Việc rao truyền phúc âm là bổn phận, trách nhiệm của họ. Ý định và mục đích đằng sau bổn phận của họ là gì? Nguyên tắc thực hiện bổn phận của họ là gì? Biểu hiện của họ có trách nhiệm không? Dựa trên những yếu tố này có thể xác định liệu người ta đang thực hiện bổn phận hay là hành ác. Mặc dù họ đang thực hiện bổn phận, nhưng xuất phát điểm cho việc thực hiện bổn phận của họ là sai; họ không làm việc theo nguyên tắc và đã làm nhiều việc ác. Không hề có một chút biểu hiện thực hành lẽ thật nào. Thực chất của kiểu rao truyền phúc âm này là gì? (Thưa, là bán phúc âm.) Trường hợp này nên gọi là gì? Trường hợp “Bán phúc âm”. Nghe tên thôi đã biết tính chất của vấn đề rất nghiêm trọng. Làm sao người ta có thể bán phúc âm của Đức Chúa Trời được? Tính chất của vấn đề bán phúc âm này rất nghiêm trọng. Vì vậy, mỗi khi nhắc đến việc bán phúc âm, chẳng phải mọi người sẽ biết vấn đề là gì, những tình trạng, hành vi và cách thức là gì sao? Đây là Trường hợp thứ hai, và tính chất của trường hợp này nghiêm trọng hơn trường hợp trước.

Trường hợp tiếp theo cũng là một trường hợp xảy ra trong quá trình rao giảng phúc âm. Trước đây, nhà Đức Chúa Trời đã quy định một số nguyên tắc và phương thức rao truyền phúc âm, bao gồm các phương thức liên quan đến dùng lòng yêu thương và kết giao bằng hữu. Nhưng nó đã cho phép một số người tìm kẽ hở để lợi dụng. Những người nào đã lợi dụng kẽ hở này? Những người có bản tính tà ác không yêu lẽ thật. Trong quá trình rao truyền phúc âm, quả thực có một số kẻ tà ác nắm lấy cơ hội này để tìm bạn tình và dính vào chuyện tình ái, quan hệ nam nữ. Khi những chuyện như thế xảy ra, họ cho là hữu duyên, trong khi thực ra chính là những kẻ tà ác của Sa-tan này đang lợi dụng kẽ hở. Những người này lợi dụng cơ hội rao truyền phúc âm để tiếp xúc với người khác giới, khi tìm thấy ai đó thích hợp hoặc vừa ý, họ làm mọi thứ có thể để tìm cơ hội tiếp xúc và lôi kéo người đó. Bề ngoài có vẻ là nhằm mục đích đạt con người thông qua việc rao truyền phúc âm, nhưng thực ra là để thỏa mãn dục tình cá nhân của họ. Họ làm tất cả những việc này với danh nghĩa rao truyền phúc âm, với danh nghĩa mở rộng công tác của Đức Chúa Trời, với danh nghĩa làm chứng cho Đức Chúa Trời và hiến thân cho Ngài, cũng như với danh nghĩa thực hiện bổn phận của mình. Không ai vô tình làm những chuyện này cả; thực ra, trong lòng họ hoàn toàn hiểu rõ nhưng vẫn ngoan cố giả vờ mơ hồ. Mỗi người khi làm những chuyện này đều biết rõ trong lòng đây là phạm tội, là bị Đức Chúa Trời ghét bỏ và không cho phép, nhưng họ vẫn không thể kiểm soát được nhục dục của mình, lại còn ra sức bào chữa, biện minh cho những tội lỗi mình phạm phải. Như thế có thể che giấu được vấn đề của chính họ không? Nếu ngươi phạm phải những tội lỗi như thế một hoặc hai lần, sau đó hối cải, thì Đức Chúa Trời vẫn có thể tha tội cho ngươi, nhưng nếu ngươi cố chấp không chịu thay đổi, thì ngươi gặp nguy hiểm rồi. Một số người có thể cảm thấy phần nào bất an mỗi khi phạm phải tội lỗi như vậy, họ tự hỏi: “Mình hành động kiểu này thì có thể được cứu rỗi không?”. Nhưng rồi họ nghĩ: “Đây không phải là một việc đại ác gì, cùng lắm cũng chỉ là bộc lộ sự bại hoại. Sau này mình không làm thế nữa; nó sẽ không ảnh hưởng đến kết cục và đích đến của mình đâu”. Thái độ này đối với việc mắc vi phạm có phải là thái độ thực sự hối cải không? Nếu trong lòng họ thậm chí còn không có sự ăn năn, thì liệu sau này họ có thể không tiếp tục tái phạm không? Ta thấy là nguy hiểm lắm. Một người như thế có thể thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn được không? Trong việc thực hiện bổn phận của họ vẫn còn có yếu tố “hoạt động riêng tư”; họ đang “công tư lẫn lộn”, đó là một sự ô tạp cực kỳ! Chuyện này chắc chắn xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời. Những kẻ này không thể được coi là “đạt tiêu chuẩn” trong việc thực hiện bổn phận; điều này còn nghiêm trọng hơn cả hỏi xin đồ hoặc bán phúc âm. Nghiêm trọng hơn như thế nào? Nó đáng ghê tởm, là giao dịch xác thịt và tình dục. Vậy tính chất của vấn đề này là gì? Đó là đã biết con đường thật mà vẫn cố tình phạm tội. Từ “cố tình” làm thay đổi tính chất của vấn đề. Thực ra, họ biết rằng các quy định và nguyên tắc trong sắp xếp công tác là để mọi người có sự khôn ngoan và ngăn Sa-tan có cái để chống lại họ. Mục đích là để đưa con người đến trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng họ lại lợi dụng kẽ hở và nắm bắt cơ hội để tùy tiện phóng thích tà tình tư dục; đây gọi là biết rõ mà vẫn cố ý phạm tội. Kinh Thánh nói gì về việc này? (Thưa, “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa” (Hê-bơ-rơ 10:26).) Nếu ngay cả của lễ chuộc tội trên thập tự giá còn không có nữa, thì những người này có còn liên quan gì đến việc được cứu rỗi không? Điều đó còn tùy vào tình huống. Có những người hành động do bất đắc dĩ, hoặc trong lòng thấy bị cáo buộc, nhưng họ buộc phải hành động như vậy do hoàn cảnh lúc đó. Nếu số lần không quá nhiều, không quá ba lần, thì họ có thể được tha thứ. Họ có thể được tha thứ nghĩa là gì? Nghĩa là sau lần vi phạm đầu tiên, nếu họ có thể tỉnh ngộ, tìm kiếm lẽ thật, có biểu hiện ăn năn, có thể quay đầu mà không tái phạm, đồng thời xin được thực hiện bổn phận, thì họ có thể được cho cơ hội lập công chuộc tội. Trong những tình huống như vậy thì vẫn còn hy vọng được cứu rỗi, nhưng bao nhiêu hy vọng thì tùy thuộc vào sự mưu cầu của mỗi cá nhân. Không ai có thể cho ngươi phán quyết dứt khoát, không ai có thể cho ngươi sự đảm bảo; nó chủ yếu tùy thuộc vào sự mưu cầu của chính ngươi. Ta sẽ không hứa hẹn gì với ngươi, hay phán rằng chỉ cần ngươi không tái phạm tội này, chắc chắn ngươi sẽ được cứu rỗi; Ta sẽ không đưa ra lời hứa đó bởi vì Ta không biết biểu hiện sau này của ngươi như thế nào. Nếu ngươi vượt quá số lần để có thể được tha thứ, nếu hết lần này đến lần khác ngươi không chịu thay đổi, và ngươi không có việc lành nào trong suốt quá trình rao truyền phúc âm để bù đắp cho những việc ác của mình, thì ngươi hoàn toàn tiêu đời. Ngươi đã phạm quá nhiều việc ác mà không có một chút việc lành nào; ngươi rao truyền phúc âm chỉ để liều lĩnh dính vào những mối quan hệ nam nữ, không thực hiện tốt bổn phận của mình – nó không liên quan gì đến việc thực hiện bổn phận của ngươi. Đây không còn là vấn đề có hay không có của lễ chuộc tội nữa. Những kẻ như thế này nên được xác định tính chất là gì? Chúng nên được xác định là ô quỷ và tà linh. Chúng không phải là con người bình thường. Chúng không chỉ phạm tội, mà còn không liên quan gì đến việc thực hiện bổn phận của mình. Chúng có còn hy vọng được cứu rỗi không? Không. Những kẻ như thế đã bị đuổi khỏi nhà Đức Chúa Trời, đã bị loại trừ và sẽ không được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Mọi việc làm và hành vi của chúng không chỉ không liên quan gì đến bổn phận của mình, mà còn không thể bàn đến chuyện thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Kết quả cuối cùng và kết cục cho những kẻ như vậy sẽ được định đoạt dựa trên việc xác định tính chất của chúng. Chẳng phải trường hợp này rất đáng ghê tởm sao? Tính chất của nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn trường hợp thứ hai chúng ta vừa thảo luận. Trong số những kẻ như vậy, có một số trường hợp nghiêm trọng hơn về tính chất. Chúng có thể quay đầu được không? Chúng có thể có lòng ăn năn, ngừng làm những chuyện như vậy, và vẫn rao truyền phúc âm cũng như đem sức lực phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời được không? Có người như thế này không? (Thưa, không.) Chúng có thể cam lòng đem sức lực phục vụ được không? (Thưa, không.) Thực ra, một số người này đã đạt được một số người trong thời gian họ rao truyền phúc âm. Nhưng giờ đây, hết thảy công tác họ đã làm chung quy lại là gì? Chung quy lại là đem sức lực phục vụ, chứ không phải là thực hiện bổn phận. Thực ra, những người này ra sức không ít, nhưng con đường họ đã đi quyết định vận mệnh và kết cục của họ. Trong số những người cũng rao truyền phúc âm, có phải ai cũng sẽ gặp phải những cám dỗ như vậy không? Có thể nói rằng ai cũng sẽ gặp phải những kiểu cám dỗ này ở mức độ khác nhau trong những tình huống khác nhau, nhưng điều đó có nghĩa rằng ai cũng sẽ không chống nổi sự cám dỗ và phạm tội không? (Thưa, không.) Không phải ai cũng có thể phạm tội, không phải ai cũng có thể làm những việc như vậy, như thế là đã định tội những kẻ làm những việc này, họ đã bị tỏ lộ. Điều này cho thấy có vấn đề trong tâm tính và nhân tính của họ. Khi có kết cục như vậy, họ trách ai được? (Thưa, chính họ.) Họ chỉ có thể tự trách mình, chứ không phải ai khác.

Có những người, bất kể mắc phải vi phạm nào trong thời gian rao truyền phúc âm, cũng không bao giờ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, không cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và không bao giờ phản tỉnh, điều này cho thấy họ ngoan cố không chịu hối cải. Cuối cùng, những kẻ này bị đào thải. Ta từng nghe nói có người, trong khi rao truyền phúc âm, đã chiếm hữu một phụ nữ, thậm chí còn không cho phép cô ấy tìm bạn đời và kết hôn; tính chất của chuyện này rất nghiêm trọng. Đây là loại người gì? (Thưa, kẻ ác.) Những kẻ ác như vậy có thể ở lại trong nhà Đức Chúa Trời được không? (Thưa, không.) Nhà Đức Chúa Trời không có chỗ cho những kẻ ác bá như vậy; chúng làm ô danh Đức Chúa Trời! Khi làm những chuyện như thế, chúng làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của vô số người về Đức Chúa Trời và khiến rất nhiều người hiểu sai về Ngài! Người ta sẽ nói: “Làm sao người tin Đức Chúa Trời lại có thể làm những chuyện như vậy được?”. Đây đã là làm ô danh Đức Chúa Trời rồi. Nếu hội thánh không khai trừ những cá nhân như vậy, mà lại để chúng tiếp tục rao truyền phúc âm và cho chúng cơ hội hối cải, thì hoàn toàn sai. Kẻ này không phải là người vi phạm lần đầu; hành vi của chúng nghiêm trọng về tính chất và phải bị khai trừ thẳng. Nếu không, chuyện đó sẽ làm ô danh Đức Chúa Trời và tạo cái cớ cho Sa-tan phán xét và lên án nhà Đức Chúa Trời. Cho nên, không thể cho Sa-tan cơ hội có cái cớ được, những kẻ dâm loạn nhất quán phải bị khai trừ khỏi hội thánh. Những kẻ như thế là những quỷ dâm loạn đã làm ô danh Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ tuyệt đối không cứu rỗi chúng. Bất kể chúng rao truyền phúc âm hiệu quả đến đâu hay đã đạt được bao nhiêu người, nếu chúng không đi con đường đúng đắn, thì chúng đã tự hủy hoại và đẩy mình vào cảnh tiêu tùng. Những kẻ như thế không được phép tồn tại trong nhà Đức Chúa Trời; chúng là đối tượng bị loại trừ. Vậy những việc làm của chúng có được tính là thực hiện bổn phận không? Không, tất cả những đóng góp của chúng đã bị xóa sạch trong mắt Đức Chúa Trời và sẽ không được Ngài ghi nhớ. Những đóng góp ấy đơn thuần là không đạt tiêu chuẩn; tệ hơn nữa, tính chất việc thực hiện bổn phận của chúng đã thay đổi, và đã trở thành hành ác. Đức Chúa Trời xử lý kẻ hành ác như thế nào? Ngài loại trừ chúng. Loại trừ nghĩa là gì? Nghĩa là chúng bị loại bỏ khỏi dân được Đức Chúa Trời chọn và chuẩn bị để cứu rỗi – chúng không nằm trong số đó. Thay vào đó, chúng được phân loại là tà linh, ô quỷ, những kẻ không được cứu rỗi. Hy vọng được cứu rỗi của chúng có bao nhiêu? (Thưa, bằng không.) Mặc dù cũng thực hiện bổn phận và đi theo Đức Chúa Trời như nhau, nhưng cuối cùng loại người này đã đi đến mức này và bị đào thải. Nên ngươi thấy đấy, đây là một loại người khác nữa. Có phải tính chất của trường hợp này nghiêm trọng hơn trường hợp trước không? (Thưa, phải.) Nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn; nó là mục tiêu nhắm đến. Trường hợp này nên gộp vào trường hợp thứ ba; nó thuộc nhóm trường hợp đặc biệt, điển hình trong ví dụ thứ ba, và là mục tiêu nhắm đến. Trường hợp này nên gọi là gì? “Kẻ tà ác sẽ bị loại trừ”, chốt như thế đi. Đối với ba loại người trong ba trường hợp này, việc thực hiện bổn phận của họ về cơ bản chung quy lại là đem sức lực phục vụ không có hiệu quả. Đem sức lực phục vụ không có hiệu quả nghĩa là gì? Nghĩa là họ đã biến bổn phận của mình thành việc đơn thuần đem sức lực phục vụ – và ngay cả khi đó, họ cũng không thực hiện tốt việc đem sức lực phục vụ hoặc bổn phận của mình nữa. Họ không xem bổn phận của mình là bổn phận, thậm chí còn phạm đủ loại việc sai trái và làm đủ loại việc ác, cuối cùng bị đào thải, không có kết cục tốt đẹp. Tính chất của cả ba trường hợp này đều rất nghiêm trọng.

Còn một trường hợp khác, và tính chất của nó cũng rất nghiêm trọng. Có người đã thực hiện công tác trong nhiều năm, bề ngoài có vẻ mưu cầu lẽ thật và thực sự dâng mình. Anh ta đã từ bỏ hôn nhân và gia đình, từ bỏ công việc và tiền đồ, đi nhiều nơi để thực hiện bổn phận và cũng đảm nhận một số công tác nho nhỏ. Nhưng trong quá trình thực hiện bổn phận, anh ta chỉ hiểu được rất ít lẽ thật bởi vì anh ta không thực sự mưu cầu lẽ thật, và anh ta cho rằng biết nói vài câu chữ và đạo lý là được rồi. Điều nghiêm trọng hơn là người này hoàn toàn không thực hành lẽ thật. Nên việc thực hiện bổn phận của anh ta chỉ đơn thuần là giảng giải chút đạo lý và tuân thủ một số quy định, thường xuyên nhiệt tình giúp người và không đắc tội với ai. Còn về cách thực hiện công tác của hội thánh và những vấn đề còn tồn tại, thì anh ta không lưu tâm, không dốc sức và không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Nói tóm lại, thái độ của anh ta đối với công tác là hời hợt, không đến nơi đến chốn; có vẻ như anh ta không lơ là, nhưng cũng chẳng mệt mỏi. Anh ta có vẻ không làm qua loa chiếu lệ, nhưng kết quả công tác không tốt lắm. Trong một vụ việc cụ thể, do xao lãng và qua loa chiếu lệ mà anh ta đã gây tổn thất hơn 10 triệu nhân dân tệ tiền của lễ dâng Đức Chúa Trời. 10 triệu nhân dân tệ là con số như thế nào? Người bình thường khi nghe giá trị này sẽ xem nó là một con số trên trời. Họ sẽ há hốc miệng không thể tin được và gần như không dám nghĩ đến, cả đời họ chưa bao giờ nhìn thấy nhiều tiền như vậy. Nhưng “lão tiên sinh” này, sau khi gây tổn thất hơn 10 triệu nhân dân tệ tiền của lễ, lại chẳng hề thấy mình đáng trách, chẳng hề có chút hối cải nào, cũng chẳng buồn bã. Khi bị hội thánh khai trừ, anh ta vẫn còn oán trách. Đây là loại gì vậy? Hãy cùng thảo luận hai điểm. Thứ nhất, số tiền này bị thất thoát trong khi ngươi đang làm việc, dù là lỗi của ai thì ngươi cũng phải chịu trách nhiệm. Ngươi có trách nhiệm bảo vệ nó, nhưng ngươi lại không làm được. Đây là thất trách, bởi vì đó không phải là tiền của con người, mà là của lễ, và mọi người phải tiếp cận nó với lòng trung thành tối đa. Nếu của lễ bị tổn thất, người ta nên suy nghĩ thế nào? Dù có chết cũng không đủ đền bù! Cái mạng con người đáng giá bao nhiêu tiền? Nếu tổn thất quá lớn thì dù có hy sinh mạng sống cũng không đủ để bồi hoàn! Mấu chốt là tính chất của vấn đề này quá nghiêm trọng. “Lão tiên sinh” này không coi trọng việc tổn thất quá nhiều của lễ như vậy; người này quá đáng ghét! Mất hơn 10 triệu nhân dân tệ tiền của lễ giống như mất tầm 100 nhân dân tệ đối với anh ta vậy; anh ta không hề báo cáo với Bề trên, không hề ăn năn về vấn đề này, cũng chẳng nói với mọi người xung quanh: “Hãy cùng phân tích xem số tiền này bị mất như thế nào và nên làm gì. Chúng ta nên bồi hoàn hay tìm giải pháp khác? Hay có lẽ chúng ta nên báo với Bề trên, nhận trách nhiệm và từ chức, đồng thời cầu nguyện với Đức Chúa Trời để nhận tội?”. Thậm chí anh ta còn không có thái độ này; vậy có đáng ghét không? (Thưa, có.) Quá đáng ghét! Chuyện anh ta có thể làm một việc đại ác như thế đã tỏ lộ thái độ của anh ta đối với bổn phận của mình và với Đức Chúa Trời. Thứ hai, sau khi bị khai trừ, anh ta không những không phục, không nhận tội, không hối cải, mà thậm chí còn oán trách. Kẻ như vậy thật không biết lý lẽ. Thử nghĩ xem anh ta có thể oán trách về điều gì. Anh ta oán trách: “Tôi đã tin Đức Chúa Trời hơn 20 năm trời, tôi chưa từng kết hôn, đã từ bỏ quá nhiều, chịu khổ quá nhiều, thế mà bây giờ họ khai trừ tôi, không cần tôi. Tôi tự có chỗ cho mình!”. Không lâu sau, anh ta kết hôn. Nói Ta nghe, nếu một người thường – có lương tâm và nhân tính – có chút lương tri, liệu họ có kết hôn nhanh như vậy không? Họ có tâm trạng để kết hôn không? Thông thường, một người thậm chí chỉ còn chút lương tâm và nhân tính, khi gặp phải một chuyện lớn như vậy, thậm chí còn nghĩ đến cái chết, tự nhủ: “Tiêu đời rồi, đã tin Đức Chúa Trời hơn 20 năm, làm sao mình có thể phạm phải một hành động như vậy được? Mình chỉ có thể tự trách mình, mình xứng đáng bị khai trừ! Chưa nói đến 10 triệu, thậm chí một triệu mình còn không đủ khả năng bồi hoàn. Dù có đem mình bán đi cũng chẳng thể bù đắp được, mạng của mình chẳng có giá trị gì cả!”. Tại sao ngươi biết mình không đủ khả năng bồi hoàn mà vẫn làm? Ngươi không biết tiền đó là của lễ, là đồ dâng cho Đức Chúa Trời sao? Tiền đó không phải của ngươi; trách nhiệm của ngươi là phải trông giữ nó. Đó không phải là thứ không liên quan gì đến ngươi, mà là thứ ngươi phải trông giữ cho tốt. Đó là thứ quan trọng nhất, và sự bất cẩn của ngươi là thất trách. Đã làm mất, chắc chắn ngươi không thể trốn tránh trách nhiệm được. Là người tin Đức Chúa Trời, chẳng phải ngươi có nghĩa vụ và trách nhiệm trông giữ những của lễ này và không để xảy ra chuyện gì hay sao? Chẳng phải ngươi nên giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra sự cố sao? Nếu những điều này mà ngươi không làm được, thì ngươi là gì? Chẳng phải ngươi là quỷ sống sao? (Thưa, phải.) Điều đó thì quá đáng ghê tởm và không có nhân tính. Đã thế, sau khi bị khai trừ, anh ta không những ngừng tin Đức Chúa Trời và kết hôn, mà còn làm nhiễu loạn những người tin Đức Chúa Trời trong gia đình mình – tính chất của sự việc này càng nghiêm trọng hơn nữa. Anh ta đã thực hiện bổn phận trong nhiều năm, từ bỏ nhiều, hy sinh nhiều, làm rất nhiều công tác, cũng đã chịu hiểm nguy và phải ngồi tù một thời gian. Nhưng những thứ bề ngoài này có quyết định vận mệnh của người ta không? Điều gì quyết định? Là con đường người ta chọn. Nếu anh ta đi con đường mưu cầu lẽ thật thì sẽ không có kết cục như vậy và cũng không gây ra tổn thất lớn như vậy cho nhà Đức Chúa Trời. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà một chuyện lớn như vậy xảy ra; nó liên quan trực tiếp đến phẩm chất nhân tính của anh ta và con đường anh ta chọn. Các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời có biết con đường anh ta đi không? (Thưa, có.) Đức Chúa Trời biết. Vậy vụ việc này xảy ra là để tỏ lộ anh ta hay đào thải anh ta? Vừa để tỏ lộ, vừa để đào thải anh ta. Trong mắt con người, có vẻ như anh ta đang thực hiện tốt bổn phận với lòng trung thành, sự dâng mình, có thể trả giá lớn, cũng có thể chịu khổ. Vậy tại sao Đức Chúa Trời lại làm như vậy đối với anh ta? Tại sao Đức Chúa Trời lại tỏ lộ anh ta? Bị tỏ lộ nghĩa là gì? Có phải chỉ là tỏ lộ kết cục của anh ta không? Không, mà là tỏ lộ đức tin của anh ta, tỏ lộ nhân tính của anh ta, tỏ lộ thực chất và bản tính của anh ta – tất cả những điều này giờ đây đã bị phơi bày. Liệu Đức Chúa Trời còn có thể cứu rỗi kẻ như vậy không? Đức Chúa Trời có còn dù chỉ một tia hy vọng nào về anh ta không? Đức Chúa Trời hoàn toàn không còn hy vọng gì về một kẻ như vậy. Đức Chúa Trời có còn chút lòng thương xót và từ ái nào dành cho anh ta không? Hoàn toàn không. Một số người có thể nói: “Nếu Đức Chúa Trời không có lòng thương xót và từ ái đối với anh ta, thì có phải là chỉ còn lại sự công chính, oai nghi và thịnh nộ không?”. Đúng vậy. Một kẻ ác như vậy không còn cần đến lòng thương xót và từ ái nữa, không còn cần những điều đó nữa, bởi vì anh ta đã xúc phạm nghiêm trọng đến tâm tính của Đức Chúa Trời. Tất cả những gì còn lại nơi Đức Chúa Trời cho anh ta là sự công chính, oai nghi và thịnh nộ. Kết cục của anh ta không liên quan gì đến công tác quản lý của Đức Chúa Trời, hoàn toàn không liên quan gì đến công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời; anh ta đã bị đào thải và loại bỏ. Vì thế, bất kể người này hiện ở đâu, thì trong mắt Đức Chúa Trời, anh ta cũng chỉ là một kẻ bỏ đi, một cái xác biết đi sống giữa ô quỷ và tà linh, giữa những kẻ mặt người dạ thú, thú đội lốt người. Đây là những đặc tính của anh ta, và anh ta đã bị loại khỏi tầm mắt của Đấng Tạo Hóa. Xét kết cục của anh ta và thái độ cuối cùng của anh ta đối với đại sự này xảy ra trong đời mình, việc thực hiện bổn phận của anh ta trong suốt thời gian này có liên quan gì đến ba chữ “đạt tiêu chuẩn” không? (Thưa, không.) Làm sao ngươi biết việc thực hiện bổn phận của anh ta không đạt tiêu chuẩn trước cả khi sự việc này xảy ra? Đó là thông qua phán đoán và suy luận, hay ngươi đưa ra đánh giá này bằng cách quan sát thực chất của anh ta? (Thưa, bằng cách quan sát thực chất của anh ta.) Đúng vậy. Như Phao-lô chẳng hạn – nếu ông mưu cầu lẽ thật, nếu ông có thể mưu cầu việc được hoàn thiện như Phi-e-rơ, thì ông đã không nói những lời ngạo mạn vượt tầm như thế. Mọi kết quả đều có nguyên nhân; kết quả người này gặp phải có nguyên nhân trước đó. Từ thực tế rằng người này có thể tới mức độ này ngày hôm nay, và từ thái độ của anh ta đối với Đức Chúa Trời, thái độ của anh ta đối với của lễ và thái độ của anh ta đối với những việc ác của chính mình, thì đủ để cho thấy rõ anh ta đang đi con đường nào và đức tin của anh ta nơi Đức Chúa Trời thực sự là gì. Nó hoàn toàn tỏ lộ thực chất của anh ta và con đường anh ta đi. Nếu anh ta đi con đường mưu cầu lẽ thật, con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, nếu anh ta có thể thật tâm xem bổn phận là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thì anh ta sẽ có cách tiếp cận nào với tình huống này khi nó không tránh khỏi phát sinh? Anh ta chắc chắn sẽ không có thái độ như hiện nay – thái độ phản kháng và oán trách. Quỷ tướng của anh ta đã phơi bày ra; thực chất bản tính trong sâu thẳm linh hồn anh ta đã hoàn toàn bộc lộ. Anh ta không phải là con người, mà là ma quỷ. Nếu là con người, anh ta đã không như vậy sau khi tin Đức Chúa Trời trong hơn 20 năm. Nếu là con người, anh ta sẽ cảm thấy ăn năn đến nhường nào về việc tổn thất của lễ lớn như thế? Anh ta sẽ khóc hết bao nhiêu nước mắt? Sẽ run rẩy đến độ nào? Anh ta sẽ cảm thấy mình không tránh khỏi phải chịu trách nhiệm và đã phạm phải một tội tày trời không thể được tha thứ, và cảm thấy mình nên hối cải, nhận tội với Đức Chúa Trời. Ít nhất thì ngay cả khi bị hội thánh khai trừ, anh ta cũng sẽ không ngừng tin hay phản bội Đức Chúa Trời, càng không làm nhiễu loạn những người tin Đức Chúa Trời trong gia đình mình. Chúng ta nhìn ra được điều gì từ nhiều hành vi về sau của người này? Đó là anh ta là một người không tin, tuyệt đối không yêu thích lẽ thật, và nhân tính còn ác độc nữa. Đây là trường hợp thứ tư. Chúng ta nên đặt tên cho trường hợp này là gì? (Thưa, “Trường hợp tổn thất mười triệu tiền của lễ”.) Chúng ta nên bổ sung phản ứng của anh ta vào và gọi là “Tổn thất mười triệu tiền của lễ mà không có ý hối cải”. Chẳng phải tên này ổn hơn sao? Nó là sự cảnh báo đối với người khác; ít nhất cũng khiến người ta ý thức được mức độ nghiêm trọng trong hành động của anh ta nằm ở đâu.

Việc xảy ra hết thảy những chuyện này, đủ kiểu hành vi thể hiện bởi những người này, cũng như thái độ của họ với Đức Chúa Trời sau khi những chuyện này xảy ra, hết thể điều nảy sinh và bại lộ trong quá trình thực hiện bổn phận của họ. Vì thế, trong chừng mực nào đó, con đường người ta đi khi tin Đức Chúa Trời và kết cục cuối cùng của họ có mối liên quan rất lớn đến việc thực hiện bổn phận của họ; thậm chí có thể nói là có mối quan hệ trực tiếp. Chủ đề thực hiện bổn phận là chủ đề muôn thuở, và lẽ thật về khía cạnh này cũng là chủ đề muôn thuở. Đó là lẽ thật cơ bản nhất con người nên hiểu, và là chủ đề nên được thảo luận liên tục trong quá trình trưởng thành trong sự sống và tin Đức Chúa Trời của con người. Đó là bởi vì nó gắn liền với sự thay đổi tâm tính của con người, với lối vào sự sống của họ và loại con đường họ đi, cũng như dạng kết cục cuối cùng của họ. Hôm nay, chúng ta đã thông công sâu về việc thực hiện bổn phận, cũng như thông công về một vài trường hợp. Chủ yếu là để các ngươi hiểu cách thực hiện bổn phận được Đức Chúa Trời khen ngợi, hậu quả là gì nếu ngươi hành ác, và tầm quan trọng của việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Những sự việc trong các trường hợp này ngày càng nghiêm trọng và đáng sợ, nhưng không phải là Ta dựng lên. Chúng thực sự đã xảy ra giữa những người tin Đức Chúa Trời và những người trong hàng ngũ thực hiện bổn phận. Nó cho thấy điều gì? Có những người nói: “Ôi, nếu chúng con không thực hiện bổn phận thì chẳng có vấn đề gì, nhưng hễ thực hiện bổn phận là luôn nảy sinh vấn đề. Vậy thôi khỏi thực hiện bổn phận nữa có được không?”. Ý nghĩ này như thế nào? Đây chẳng phải là bỏ ăn vì sợ nghẹn sao? Chẳng phải thật ngu xuẩn sao? Ngươi phải học cách tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những vấn đề này; đây mới là thái độ tích cực và là thái độ mà người bình thường nên có. Nếu ngươi sợ vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện bổn phận dẫn đến bị định tội, khai trừ, đào thải và loại trừ, cuối cùng mất hết hy vọng được cứu rỗi, thế là ngươi đơn giản ngừng thực hiện bổn phận hoặc có cách tiếp cận tiêu cực, đối kháng với bổn phận của mình, thì đó là kiểu thái độ gì? (Thưa, không tốt.) Lại có những người nói: “Nhân tính của chúng con quá kém, không thực hiện nổi bổn phận, vậy chúng con cam lòng đem sức lực phục vụ thôi có được không? Đức Chúa Trời không có yêu cầu cao đối với người đem sức lực phục vụ, cũng không có bất kỳ tiêu chuẩn hay nguyên tắc nào – chỉ cần ra sức là đủ. Bảo gì làm nấy, nghe lời, không mang trách nhiệm lớn nào, cũng chẳng có dã tâm trở thành lãnh đạo hay chấp sự. Chỉ cần có thể tồn tại đến cuối cùng đã là phúc phần lớn nhất rồi”. Những ý định này thế nào? Chẳng phải chúng khá đê tiện và bỉ ổi sao? Những kẻ không có chí tiến thủ như vậy có thể đạt được ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời không? Kẻ không có nhân tính có thể đem sức lực phục vụ đạt tiêu chuẩn được không? Kẻ không có nhân tính thì không thể đem sức lực phục vụ đạt tiêu chuẩn được; cũng sẽ không trở thành người đem sức lực phục vụ trung thành được tồn tại.

Số lượng ví dụ được đề cập trong mấy lần thông công vừa qua khá nhiều. Những sự việc này dễ nhớ, nhưng những lẽ thật Ta thông công thì không dễ hiểu. Tuy nhiên, có lợi ích ở đây: đó là khi đưa ra những sự việc này, các ngươi có thể nhớ lại hoặc bắt đầu hiểu được một vài lẽ thật có liên quan đến chúng. Nếu chúng ta không nói về những chuyện này, thì để đạt được dạng kết quả này có thể cần nhiều công sức hơn. Nói về những trường hợp này vừa như một sự thúc đẩy, vừa như một sự cảnh báo, giúp con người tìm ra được con đường đúng đắn trong đó. Nó chỉ dẫn cho ngươi biết nên đi con đường nào trong đức tin để tránh vi phạm các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời, tránh phạm phải sai lầm lớn hoặc đi sai đường. Mục đích chính là để giúp mọi người thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn của mình. Sau khi nghe về bốn trường hợp này, các ngươi cảm thấy thế nào? Các ngươi đã có sự nhận thức mới về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn chưa? Người ta có dễ thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không? (Thưa, không dễ.) Cái khó nằm ở đâu? Có phải bởi người ta không hiểu lẽ thật và không xác định được nguyên tắc, nên không ngừng làm sai không? (Thưa, không.) Vậy cái khó nằm ở đâu? Nó nằm ở chỗ: người ta không yêu lẽ thật, cũng không mưu cầu lẽ thật. Trong quá trình thực hiện bổn phận của mình, nếu người ta không mưu cầu lẽ thật và không thực hành lẽ thật, lại có tâm tính hung ác, tà ác và kiêu ngạo, thì nó có thể dễ dàng dẫn đến một số hậu quả và đem lại những kết cục người ta không mong đợi hoặc không tưởng tượng nổi. Có ai mong đợi kết cục xấu cho chính mình không? (Thưa, không.) Có ai chỉ hy vọng có một kết cục tầm thường, nghĩ rằng chỉ cần họ lê lết đến cùng không chết là được không? (Thưa, có.) Đó là loại người gì? Họ là những người không mưu cầu lẽ thật; họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chết. Đối với những người như vậy, việc thực hiện bổn phận của họ chắc chắn là hoàn toàn qua loa chiếu lệ, khiến họ dễ dàng làm sai hoặc phạm tội, và rất khó thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Loại người nào có thể thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn? (Thưa, người mưu cầu lẽ thật.) Ai nữa? (Thưa, người có nhân tính.) Nhân tính bao gồm những gì? (Thưa, lương tâm và lý trí.) Người có lương tâm và lý trí, người có nhân tính, dạng người này mà mưu cầu lẽ thật thì sẽ dễ dàng thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Có người nói: “Ngài cứ nói về những ví dụ tiêu cực nghiêm trọng này về việc không thực hiện đầy đủ bổn phận, khiến chúng con đều mất tự tin. Bao giờ chúng con mới có thể đạt tiêu chuẩn đây? Có ví dụ tích cực nào về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không?”. Vậy thì hãy cùng thảo luận về điều gì đó chính diện hơn, tích cực hơn. Hiện nay, nhiều người bắt đầu chú trọng mưu cầu lẽ thật, và cũng bắt đầu để tâm hơn khi thực hiện bổn phận. Chẳng hạn như một số người có thể phối hợp hài hòa với người khác trong khi thực hiện bổn phận. Phối hợp hài hòa nghĩa là gì? Đây là một biểu hiện: đó không chỉ là chuyện mọi người hòa hợp với nhau bên ngoài, không có tranh đấu, không có mưu mô. Phối hợp hài hòa có nghĩa là khi gặp phải những vấn đề khác nhau trong công tác – bất kể ngươi có nhìn thấu chúng hay không, bất kể cách nhìn của ngươi có đúng hay không – thì ngươi vẫn có thể cùng với người khác bàn bạc và thông công, tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật và đạt được sự đồng thuận. Đó là phối hợp hài hòa. Mục đích đạt được sự đồng thuận là gì? Đó là để thực hiện bổn phận tốt hơn, thực hiện công tác của hội thánh tốt hơn và có thể đạt đến hiệu quả làm chứng cho Đức Chúa Trời. Nếu ngươi muốn thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, thì trong quá trình thực hiện bổn phận, đầu tiên ngươi phải đạt đến phối hợp hài hòa. Hiện có một số người đã thực hành phối hợp hài hòa rồi. Tức là sau khi hiểu lẽ thật, dù họ không thể hoàn toàn thực hành theo lẽ thật, và dù có những thất bại, yếu đuối và lệch lạc trên đường, nhưng họ vẫn phấn đấu hướng tới các nguyên tắc lẽ thật. Vì thế, họ có hy vọng đạt được sự phối hợp hài hòa. Chẳng hạn như đôi khi ngươi có thể cho rằng những gì mình đang làm là đúng, nhưng ngươi có thể không tự nên công chính. Ngươi có thể thảo luận với người khác và cùng nhau thông công về các nguyên tắc lẽ thật cho thấu đáo, nói cho rõ ràng, cho hiểu, để tất cả mọi người đều nhất trí đồng ý và cho rằng làm như vậy sẽ đạt được kết quả tốt nhất, không vượt ra khỏi phạm vi nguyên tắc, là biết xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và sẽ bảo vệ lợi ích nhà Ngài đến mức tối đa. Thực hành như vậy là phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Dù kết quả cuối cùng có thể không phải lúc nào cũng như ý con người, nhưng con đường, phương hướng và mục tiêu thực hành của ngươi là đúng đắn. Vậy Đức Chúa Trời nhìn nhận việc này thế nào? Đức Chúa Trời định nghĩa nó như thế nào? Ngài sẽ nói rằng việc thực hiện bổn phận của ngươi là đạt tiêu chuẩn. Có phải đạt tiêu chuẩn nghĩa là bổn phận của ngươi được thực hiện hợp tâm ý Đức Chúa Trời không? Không. Đạt tiêu chuẩn thì vẫn còn kém xa so với thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, đạt đến được Đức Chúa Trời chấp nhận và thực hành hoàn toàn theo yêu cầu của Ngài. Đạt tiêu chuẩn chỉ có nghĩa là ngươi đang đi đúng đường, ý định của ngươi đúng đắn và phương hướng của ngươi đúng đắn, nhưng ngươi chưa đạt đến mức hành động theo nguyên tắc lẽ thật như Đức Chúa Trời yêu cầu. Chẳng hạn như về việc thuận phục, giả sử trong quá trình thực hiện bổn phận, nhà Đức Chúa Trời sắp xếp cho ngươi làm việc gì đó, thì ngươi nên thực hành thế nào để đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn? Khi mới nghe về việc này, ngươi có thể có chút ý kiến. Nhưng sau chút suy xét, ngươi nghĩ rằng: “Đức Chúa Trời đã phán rồi, chuyện gì không hiểu thì phải học tìm kiếm và thuận phục. Vì vậy, mình phải tìm kiếm. Dù mình không hiểu lẽ thật, không biết nên thực hành thế nào, nhưng việc này đã đến tay, nên mình phải nghe lời và thuận phục. Dù chỉ là làm theo quy định, thì trước tiên mình cũng phải làm theo đã”. Nếu có thể thực hành như vậy, thì ngươi đạt đến đạt tiêu chuẩn rồi. Nhưng giữa việc đạt tiêu chuẩn này và việc Đức Chúa Trời chấp thuận có khoảng cách không? (Thưa, có.) Khoảng cách này được xác định bởi mức độ ngươi hiểu lẽ thật. Mặc dù có thể thuận phục, nhưng ngươi không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời và chưa xác định được đầy đủ các nguyên tắc lẽ thật hoặc đưa chúng vào thực hành; ngươi chỉ đơn thuần tuân thủ quy định. Ngươi đã tuân thủ những điều cơ bản nhất mà người ta nên làm theo tiêu chuẩn của lương tâm và quy định, về mặt cách làm thì không vấn đề gì, về mặt tính chất cũng không có gì sai. Nhưng như thế vẫn chưa với tới tiêu chuẩn thực hành lẽ thật, ngươi vẫn chưa hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời. Ngươi mới chỉ giữ vững bổn phận của mình một cách tiêu cực, bị động; ngươi chưa thực hiện tốt bổn phận theo các nguyên tắc lẽ thật, cũng chưa đạt đến việc có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời hay là thỏa mãn tâm ý của Ngài. Ngươi vẫn chưa với tới tiêu chuẩn làm chứng. Vì thế, thực hiện bổn phận kiểu này chỉ đơn thuần là đạt tiêu chuẩn, chứ chưa đạt đến được Đức Chúa Trời khen ngợi.

Tiêu chuẩn để xác định liệu người ta đã thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn chưa là gì? Nếu con đường thực hiện bổn phận của người ta là đúng đắn, phương hướng đúng đắn và ý định đúng đắn, ngọn nguồn và các nguyên tắc đúng đắn – nếu những khía cạnh này đúng đắn, thì họ thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Nhiều người hiểu điều này về mặt đạo lý, nhưng khi có chuyện xảy đến là bắt đầu rối. Tóm lại, Ta sẽ cho các ngươi biết một nguyên tắc: khi gặp chuyện thì đừng hành động chuyên quyền độc đoán. Tại sao các ngươi không được hành động chuyên quyền độc đoán? Một mặt, hành động như thế không phù hợp với các nguyên tắc thực hiện bổn phận. Mặt khác, bổn phận không phải là chuyện riêng của ngươi; không phải ngươi đang làm việc cho bản thân mình, không phải ngươi đang lo việc làm ăn riêng, đó không phải là việc cá nhân của riêng ngươi. Trong nhà Đức Chúa Trời, bất kể ngươi làm gì, ngươi không phải làm việc riêng của ngươi; đó là công việc của nhà Đức Chúa Trời, đó là công việc của Đức Chúa Trời. Ngươi phải luôn luôn ghi nhớ nhận thức và sự nhận biết này và nói: “Đây không phải là chuyện riêng của tôi; tôi đang thực hiện bổn phận của mình và làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi đang thực hiện công việc của hội thánh. Đây là một nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho tôi và tôi đang thực hiện nó cho Ngài. Đây là bổn phận của tôi, không phải chuyện riêng của tôi”. Đây là điều đầu tiên người ta nên hiểu. Nếu ngươi coi một bổn phận như việc riêng của cá nhân mình, không tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật khi hành động, thực hiện nó theo động cơ, quan điểm, và ý đồ của riêng ngươi, thì ngươi rất có khả năng sẽ mắc sai lầm. Vậy thì, ngươi nên hành động như thế nào nếu ngươi phân biệt rất rõ ràng giữa bổn phận của ngươi và những chuyện riêng của ngươi, và nhận thức được rằng đây là một bổn phận? (Thưa, tìm kiếm những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, và tìm kiếm các nguyên tắc.) Đúng vậy. Nếu điều gì đó xảy ra với ngươi và ngươi không hiểu lẽ thật, và ngươi có một ý tưởng nào đó nhưng mọi thứ vẫn chưa rõ ràng với ngươi, thì ngươi phải tìm một người anh em hoặc chị em hiểu lẽ thật để thông công với họ; đây là tìm kiếm lẽ thật, và hơn hết, đây là thái độ ngươi nên có đối với bổn phận của mình. Ngươi không nên quyết định mọi sự dựa trên những gì ngươi nghĩ là phù hợp, sau đó chốt lại mọi thứ và nói tất cả đã xong – điều này dễ dẫn đến vấn đề. Một bổn phận không phải là chuyện riêng của ngươi; dù lớn hay nhỏ, những vấn đề của nhà Đức Chúa Trời không phải là chuyện riêng của ai. Miễn là nó liên quan đến bổn phận, thì nó không phải là vấn đề cá nhân của ngươi, nó không phải là chuyện riêng của ngươi – nó liên quan đến lẽ thật, và nó liên quan đến nguyên tắc. Vậy, điều đầu tiên các ngươi nên làm là gì? Các ngươi nên tìm kiếm lẽ thật, và tìm kiếm các nguyên tắc. Và nếu các ngươi không hiểu lẽ thật, trước tiên các ngươi phải tìm kiếm các nguyên tắc; nếu các ngươi đã hiểu lẽ thật, việc xác định các nguyên tắc sẽ dễ dàng. Ngươi nên làm gì nếu không hiểu nguyên tắc? Có một cách: ngươi có thể thông công với những người thực sự hiểu. Đừng luôn mặc định rằng mình hiểu mọi thứ và mình luôn đúng; như vậy sẽ dễ phạm sai lầm. Khi ngươi luôn muốn có quyền quyết định, đó là kiểu tâm tính gì? Đó là tâm tính kiêu ngạo và tự nên công chính, đó là hành động chuyên quyền độc đoán. Một số người nghĩ: “Tôi có trình độ đại học, tôi có văn hóa hơn các người, tôi có năng lực lĩnh hội, các người đều có vóc giạc nhỏ bé và không hiểu lẽ thật, nên tôi bảo sao thì các người phải nghe. Chỉ tôi mới có thể ra quyết định được!”. Quan điểm này là thế nào? Nếu có kiểu quan điểm này, thì ngươi phiền phức rồi; ngươi sẽ không bao giờ thực hiện tốt bổn phận được. Làm sao ngươi có thể thực hiện tốt bổn phận khi luôn muốn là người có quyền quyết định mà không có sự phối hợp hài hòa? Thực hiện bổn phận kiểu đó sẽ tuyệt đối không đạt tiêu chuẩn. Tại sao Ta nói vậy? Ngươi luôn muốn kìm kẹp người khác, bắt họ phải nghe ngươi, ai nói gì cũng không tiếp thu. Đây là thiên kiến và cố chấp, cũng là kiêu ngạo và tự nên công chính. Như thế, ngươi sẽ không những không thực hiện tốt bổn phận của mình, mà còn cản trở người khác thực hiện tốt bổn phận của họ. Đây là hậu quả do tâm tính kiêu ngạo gây ra. Tại sao Đức Chúa Trời lại yêu cầu con người có sự phối hợp hài hòa? Một mặt, nó có lợi cho việc tỏ lộ tâm tính bại hoại của người ta, từ đó cho phép họ biết mình và thoát khỏi những tâm tính bại hoại của mình – việc này có lợi cho lối vào sự sống của họ. Mặt khác, phối hợp hài hòa cũng có lợi cho công tác của hội thánh. Vì ai cũng không hiểu lẽ thật và có tâm tính bại hoại, nên nếu không thể có sự phối hợp hài hòa thì họ sẽ không thể thực hiện tốt bổn phận của mình, mà điều đó sẽ ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Hậu quả của việc này rất nghiêm trọng. Tóm lại, để đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn thì phải học phối hợp hài hòa, và khi gặp chuyện thì phải thông công về lẽ thật để tìm giải pháp. Đây là việc thiết yếu – nó không chỉ có lợi cho công tác của hội thánh, mà còn có lợi cho lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn. Một số người không thể hiểu nổi điều này; họ luôn cho rằng phối hợp hài hòa quá phiền phức, và đôi khi, thông công về lẽ thật không dễ mang lại kết quả. Vì thế, những người này dấy lên nghi ngờ, nói rằng: “Có nhất thiết phải phối hợp hài hòa để đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không? Khi gặp phải chuyện nào đó, liệu việc mọi người cùng nhau thông công có nhất định mang lại kết quả không? Tôi cho rằng tất cả chỉ là làm lấy lệ thôi; tuân thủ những quy định này chẳng có tác dụng gì”. Quan điểm này có đúng không? (Thưa, không.) Quan điểm này bộc lộ vấn đề gì? (Thưa, thái độ của họ đối với việc thực hiện bổn phận có vấn đề.) Một số người có tâm tính kiêu ngạo và tự nên công chính; họ không sẵn lòng thông công về lẽ thật và luôn muốn có quyền quyết định. Người kiêu ngạo và tự nên công chính như vậy có thể phối hợp hài hòa với người khác được không? Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải phối hợp hài hòa khi thực hiện bổn phận để giải quyết tâm tính bại hoại của họ, để giúp họ học biết thuận phục công tác của Đức Chúa Trời trong quá trình thực hiện bổn phận, và thoát khỏi những tâm tính bại hoại của mình, từ đó đạt được việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Không chịu phối hợp với người khác và muốn hành động chuyên quyền độc đoán, bắt mọi người phải nghe theo ngươi – đây có phải là thái độ ngươi nên có với bổn phận của mình không? Thái độ của ngươi đối với việc thực hiện bổn phận có liên quan đến lối vào sự sống của ngươi. Đức Chúa Trời không quan tâm mỗi ngày ngươi gặp phải chuyện gì, làm bao nhiêu việc hay bỏ ra bao nhiêu công sức, điều Ngài muốn thấy là thái độ của các ngươi đối với những chuyện này là gì. Thái độ ngươi làm những việc này và cách làm của ngươi có liên quan đến điều gì? Chúng liên quan đến việc ngươi có mưu cầu lẽ thật hay không, và cũng liên quan đến lối vào sự sống của ngươi. Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy lối vào sự sống của ngươi và con đường mà ngươi đi. Nếu ngươi đi trên con đường mưu cầu lẽ thật, và đã có lối vào sự sống, thì khi thực hiện bổn phận, ngươi sẽ có thể hợp tác hài hòa với những người khác, và ngươi sẽ dễ dàng đạt đến việc thực hiện bổn phận một cách đạt tiêu chuẩn. Nhưng trong khi thực hiện bổn phận, mà ngươi luôn nhấn mạnh việc mình có vốn liếng, hiểu nghiệp vụ, có kinh nghiệm, quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật hơn những người khác, và ngươi có tư cách để quyết định, không thảo luận với người khác, luôn chuyên quyền độc đoán, lo việc làm ăn riêng và luôn muốn “một mình một cõi”, vậy thì ngươi có đang đi trên con đường dẫn đến lối vào sự sống không? Không, đây là mưu cầu địa vị, là đi theo con đường của Phao-lô chứ không phải là con đường dẫn đến lối vào sự sống. Cách Đức Chúa Trời yêu cầu con người đi con đường bước vào sự sống và con đường mưu cầu lẽ thật không bao gồm những cách làm như vậy, không có những biểu hiện như vậy. Tiêu chuẩn thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là gì? (Thưa, tìm kiếm lẽ thật trong mọi sự, đạt đến hành động theo nguyên tắc.) Đúng vậy. Để thực hiện bổn phận của mình đạt tiêu chuẩn, không quan trọng là ngươi đã tin vào Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, ngươi đã làm được bao nhiêu bổn phận, ngươi đã đóng góp bao nhiêu cho nhà Đức Chúa Trời, càng không quan trọng là ngươi lão luyện thế nào trong bổn phận của mình. Điều chính yếu mà Đức Chúa Trời nhìn vào là con đường mà con người đi. Nói cách khác, Ngài nhìn vào thái độ của một người đối với lẽ thật và các nguyên tắc, phương hướng, nguồn gốc và xuất phát điểm đằng sau những hành động của họ. Đức Chúa Trời tập trung vào những điều này; chúng là những gì quyết định con đường ngươi đi. Nếu trong quá trình thực hiện bổn phận của ngươi, hoàn toàn không thể nhìn thấy những điều tích cực này trong ngươi, và các nguyên tắc, con đường, và cơ sở hành động của ngươi là suy nghĩ, mục tiêu và mưu đồ của chính ngươi; xuất phát điểm của ngươi là bảo vệ lợi ích của chính ngươi và bảo vệ danh tiếng và địa vị của ngươi, cách làm của ngươi là đưa ra quyết định và hành động một mình và có quyền quyết định, không bao giờ thảo luận mọi việc với người khác hoặc hợp tác một cách hài hòa, và không bao giờ nghe lời khuyên khi ngươi mắc sai lầm, chứ đừng nói đến việc tìm kiếm lẽ thật, vậy thì Đức Chúa Trời sẽ nhìn nhận ngươi như thế nào? Ngươi chưa đạt tiêu chuẩn nếu ngươi thực hiện bổn phận của mình như thế, và ngươi chưa dấn thân vào con đường mưu cầu lẽ thật, bởi vì, khi làm bổn phận, ngươi không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và luôn hành động theo ý mình, làm bất cứ điều gì ngươi thích. Đây là lý do tại sao hầu hết mọi người không thực hiện bổn phận của họ đạt tiêu chuẩn. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này? Liệu ngươi có nói thật khó khăn để thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không? Thực ra, điều đó không khó; mọi người chỉ cần có thể có một thái độ khiêm nhường, sở hữu một chút lý trí và chọn một vị trí thích hợp. Cho dù ngươi có trình độ học vấn như thế nào, ngươi đã giành được những giải thưởng gì, hoặc ngươi đã thành tựu được những gì, và cho dù địa vị và thứ hạng của ngươi có thể cao đến đâu, thì ngươi cũng phải buông bỏ hết thảy những điều này – ngươi phải thôi nghĩ mình giỏi hơn người khác – toàn bộ những điều này không có giá trị gì cả. Trong nhà Đức Chúa Trời, dù những sự vẻ vang này có tuyệt vời đến cỡ nào, thì chúng cũng không thể cao hơn lẽ thật; bởi những thứ bề ngoài này không phải là lẽ thật và không thể thay thế lẽ thật. Ngươi phải rõ về vấn đề này. Nếu ngươi nói rằng: “Tôi rất có khiếu, tôi có đầu óc rất nhạy bén, tôi có phản xạ nhanh, tôi là người học hỏi nhanh và tôi có một trí nhớ cực kỳ tốt, do đó tôi đủ tư cách đưa ra quyết định sau cùng”, nếu ngươi luôn sử dụng những thứ này làm vốn liếng, và xem chúng là quý giá và tích cực, thì đây là rắc rối. Nếu lòng ngươi bị những thứ này chiếm đóng, nếu chúng đã bén rễ trong lòng ngươi, thì ngươi sẽ khó tiếp nhận lẽ thật – và hậu quả của điều đó là không tưởng. Vì vậy, trước tiên ngươi phải buông bỏ và phủ nhận những điều mà ngươi yêu thích, những điều có vẻ tốt đẹp, quý giá đối với ngươi. Những thứ đó không phải là lẽ thật; thay vào đó, chúng có thể ngăn ngươi bước vào lẽ thật. Điều cấp thiết nhất bây giờ là ngươi phải tìm kiếm lẽ thật khi thực hiện bổn phận và thực hành phù hợp với lẽ thật, sao cho việc thực hiện bổn phận của ngươi trở nên đạt tiêu chuẩn, vì việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn chỉ là bước đầu tiên trên lối vào sự sống. “Bước đầu tiên” ở đây có nghĩa là gì? Nghĩa là bắt đầu một cuộc hành trình. Trong mọi sự đều có một điều gì đó để bắt đầu cuộc hành trình, một điều gì đó căn bản nhất, cơ bản nhất, và đạt đến việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là một con đường của lối vào sự sống. Nếu việc thực hiện bổn phận của ngươi chỉ đơn thuần có vẻ phù hợp ở cách thức thực hiện, chứ không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi đang không thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Vậy làm thế nào để đạt được điều này? Phải nỗ lực tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật; được trang bị các nguyên tắc lẽ thật là điều tối quan trọng. Nếu ngươi chỉ đơn thuần cải thiện hành vi và tính nóng nảy của mình, mà không được trang bị các thực tế lẽ thật, thì cũng vô ích. Ngươi có thể có chút ân tứ hay sở trường nào đó. Điều đó là tốt – nhưng chỉ khi sử dụng chúng để thực hiện bổn phận thì ngươi mới dùng chúng một cách đúng đắn. Làm tròn bổn phận không đòi hỏi ngươi phải cải thiện nhân tính hay tính cách của mình, cũng không phải là gạt ân tứ hay tài năng của ngươi sang một bên. Đó không phải là điều cần thiết. Điều cốt yếu là ngươi hiểu được lẽ thật và học cách thuận phục Đức Chúa Trời. Khó mà tránh khỏi việc tâm tính bại hoại của ngươi sẽ bộc lộ khi ngươi thực hiện bổn phận. Những lúc như vậy, ngươi nên làm gì? Ngươi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề và đạt đến hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Làm như vậy thì việc ngươi thực hiện tốt bổn phận sẽ không thành vấn đề. Bất kể ân tứ hoặc sở trường của ngươi thuộc lĩnh vực nào, hoặc bất kể ngươi có chút tri thức nghiệp vụ nào, thì việc sử dụng những cái này khi thực hiện bổn phận là thích hợp nhất – đó là cách duy nhất để thực hiện tốt bổn phận. Một mặt là dựa vào lương tâm và lý trí để thực hiện bổn phận, mặt khác là phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Thực hiện bổn phận như vậy thì có lối vào sự sống và có thể thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn.

Có vẻ như hiện nay, việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không thể tách rời khỏi việc tìm kiếm lẽ thật và hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Nếu không thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề và không đạt đến hành động theo nguyên tắc thì không thể đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Định nghĩa thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn thì như đã giải thích. Yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người có cao không? Thực ra không cao. Ngài chỉ yêu cầu ngươi có thái độ, ý định và quan điểm đúng đắn khi hành động. Trên cơ sở này, ngươi mới có thể có được công tác của Đức Thánh Linh và biết mình sâu hơn. Nhờ đó, ngươi sẽ có thể tiếp nhận sự thử luyện và tinh luyện, cho phép ngươi bước vào các lẽ thật thâm sâu hơn và đạt đến thay đổi tâm tính. Trước khi ngươi trải qua thử luyện và tinh luyện, trên cơ sở hiểu biết của ngươi về lẽ thật, Đức Chúa Trời sẽ cho ngươi một số sự phán xét và hình phạt. Nhưng cơ sở cho sự phán xét và hình phạt, cũng như sự thử luyện và tinh luyện là gì? Đó là liệu ngươi đã đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn hay chưa – nói cách khác là liệu ngươi đã có lối vào sự sống hay chưa. Lối vào sự sống của ngươi không tách rời công tác và trách nhiệm của ngươi trong hội thánh. Nếu ngươi suốt ngày ở nhà đọc lời Đức Chúa Trời và nói suông về việc thực hiện bổn phận cũng như lối vào sự sống của mình, thì không thực tế và không có hiệu quả. Nó giống như ngồi bàn giấy lập chiến lược; ngươi suốt ngày nói về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn của mình, về việc tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, nhưng lại chẳng hề dâng hiến hay dâng mình, càng không chịu khổ hay dãi dầu mưa gió. Dù đôi khi ngươi có xúc động rơi nước mắt khi hát thánh ca hoặc đọc lời Đức Chúa Trời đi chăng nữa cũng chẳng có tác dụng gì. Từ góc độ này, việc đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn có liên quan đến việc được cứu rỗi không? Có liên quan đến việc tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời không? Có liên quan. Muốn tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời thì phải đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Tại sao Đức Chúa Trời lại đặt ra một tiêu chuẩn như vậy, tại sao Ngài yêu cầu con người đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn? Đó là bởi vì Đức Chúa Trời dùng việc thực hiện bổn phận của ngươi để đánh giá mức độ lối vào sự sống của ngươi. Nếu ngươi đã đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, thì nghĩa là lối vào sự sống của ngươi đã đạt đến trình độ có thể tiếp nhận sự phán xét và hình phạt, cũng có nghĩa ngươi đủ tư cách tiếp nhận công tác hoàn thiện của Đức Chúa Trời trên ngươi. Vậy muốn đạt đến những điều này, Đức Chúa Trời đã đặt ra cho con người những điều kiện nào? Việc thực hiện bổn phận của ngươi phải được xem là đạt tiêu chuẩn trong mắt Đức Chúa Trời, nói cách khác nghĩa là con đường và phương hướng cơ bản trong lối vào sự sống của ngươi phải được Đức Chúa Trời công nhận và cho là đạt tiêu chuẩn. Đức Chúa Trời kiểm tra điều này bằng cách nào? Chủ yếu thông qua việc thực hiện bổn phận của ngươi. Một khi ngươi có được sự xác nhận của Đức Chúa Trời bằng cách thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, thì bước tiếp theo lập tức bắt đầu: Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu cho ngươi chịu sự phán xét và hình phạt. Bất kể phạm phải sai lầm nào, ngươi cũng sẽ bị sửa dạy; như thể Đức Chúa Trời đã bắt đầu theo dõi ngươi chặt chẽ. Đây là chuyện tốt – nghĩa là ngươi đã được Đức Chúa Trời duyệt, ngươi không còn lâm nguy nữa, và ngươi là loại người đúng đắn, tuyệt đối sẽ không phạm phải việc ác trắng trợn. Một mặt, Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ ngươi; mặt khác, chủ quan mà nói, con đường ngươi đi, mục tiêu và phương hướng cuộc đời của ngươi đã bén rễ trên con đường thật. Ngươi sẽ không rời bỏ Đức Chúa Trời, sẽ không đi chệch đường. Tiếp theo, Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ hoàn thiện ngươi; phước phần này đến với ngươi. Vì vậy, nếu muốn nhận được phước phần này và đi con đường được hoàn thiện, thì yêu cầu đầu tiên là phải đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Đức Chúa Trời quan sát những biểu hiện khác nhau của ngươi trong nhà Ngài, cũng như những nhiệm vụ, sự ủy thác và sứ mạng Ngài giao cho ngươi, để thấy thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật. Thông qua những thái độ này, Đức Chúa Trời đánh giá xem rốt cuộc ngươi đang đi con đường nào. Nếu ngươi đang đi con đường mưu cầu lẽ thật, thì việc thực hiện bổn phận của ngươi sẽ đạt tiêu chuẩn, và ngươi chắc chắn cũng sẽ có lối vào sự sống, tâm tính của ngươi cũng thay đổi ở những mức độ khác nhau. Hết thảy những điều này đều đạt được trong quá trình thực hiện bổn phận của ngươi. Trước khi Đức Chúa Trời chính thức hoàn thiện ngươi, thì ngươi chỉ có thể đạt đến mức này dựa trên sức người. Không có công tác của Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có thể đạt đến mức này; có phấn đấu thêm cũng khó. Ngươi chỉ có thể dựa vào chính mình để đạt được những gì mà con người có thể làm được, có thể với tới được, chẳng hạn như kiềm chế bản thân bằng ý chí, chịu khổ, trả giá, từ bỏ, tỉa sửa tình cảm, từ bỏ thế tục, nhận ra trào lưu tà ác, chống lại xác thịt, trung thành thực hiện bổn phận, biết phân định và không đi theo con người. Khi đã đạt được tất cả những điều này, thì ngươi đủ tư cách để được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Về cơ bản, Đức Chúa Trời không can thiệp vào những gì con người có thể đạt được. Ngài không ngừng cung cấp lẽ thật cho ngươi, không ngừng chăm tưới và hỗ trợ cho ngươi hiểu lẽ thật, dạy ngươi cách lĩnh hội lẽ thật trong nhiều khía cạnh khác nhau và cách bước vào thực tế lẽ thật. Một khi ngươi đã hiểu và bước vào những điều này, Đức Chúa Trời sẽ ban cho ngươi một chứng nhận đạt chuẩn, và cơ hội được cứu rỗi của ngươi sẽ là 80 phần trăm. Tuy nhiên, trước khi đạt đến mức 80 phần trăm này, ngươi phải dốc hết tâm huyết và sinh lực; cuộc đời này không được sống uổng phí. Có người nói: “Con tin Đức Chúa Trời đến nay đã được hai mươi năm; có phải con đã dốc hết sinh lực rồi không?”. Cái này không được đo bằng số năm. Có người nói: “Con tin Đức Chúa Trời đến nay được năm năm, và con đã hiểu chút lẽ thật. Con biết cách thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn và đang phấn đấu theo hướng này; giờ đây con đã có chút lộ trình và dường như cảm thấy phần nào bình an và được an ủi trong lòng”. Cảm giác này về cơ bản là chuẩn, nhưng nó có nghĩa là ngươi có 80 phần trăm cơ hội được cứu rỗi không? Không, ngươi mới thực sự đạt tới bao nhiêu? Tầm 10 đến 15 phần trăm. Bởi vì trong quá trình thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn của mình, ngươi vẫn phải trải qua việc bị tỉa sửa nhiều lần; ngươi phải trải qua nhiều hoàn cảnh. Trong những hoàn cảnh này, về mặt tích cực, Đức Chúa Trời sẽ để cho ngươi mở mang kiến thức khá nhiều. Trong quá trình mở mang kiến thức về những con người, sự việc và sự vật này – nghĩa là trong những hoàn cảnh thực tế này – Đức Chúa Trời sẽ cho ngươi hiểu một số lẽ thật. Tại sao Ngài lại cho ngươi hiểu lẽ thật thông qua những con người, sự việc và sự vật này? Nếu ngươi không trải nghiệm những chuyện này, thì nhận thức của ngươi về lẽ thật sẽ mãi chỉ dừng lại ở mức độ câu chữ, đạo lý và khẩu hiệu. Một khi ngươi đã trải nghiệm nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời, thì những đạo lý mà trước đây ngươi nhận thức được hoặc có thể lĩnh hội và ngộ ra trong trí nhớ sẽ trở thành một dạng thực tế. Thực tế này là một khía cạnh thực tế của lẽ thật, và đó chính là điều ngươi nên hiểu và bước vào.

Khi ai đó chưa thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn thì cơ hội được cứu rỗi là bao nhiêu? Cùng lắm chỉ khoảng 10 đến 15 phần trăm, bởi vì họ không hiểu lẽ thật và chắc chắn sẽ không có sự thuận phục thực sự. Người không hiểu lẽ thật có thể hành động theo nguyên tắc được không? Có thể nghiêm túc và có trách nhiệm với bổn phận được không? Tuyệt đối không thể. Những người không hiểu lẽ thật chắc chắn đều hành động theo ý mình, làm qua loa chiếu lệ, có nhiều động cơ ích kỷ xen lẫn và hành động dựa trên ý thích của bản thân. Cho dù ngươi có thể nói nhiều đạo lý, có thể giảng lý luận và hô khẩu hiệu, thì điều đó cũng không có nghĩa là ngươi có thực tế lẽ thật, nên cơ hội được cứu rỗi của ngươi không cao. Muốn đạt đến thực sự được cứu rỗi, đạt đến thoát khỏi quyền thế của Sa-tan, sống theo lời Đức Chúa Trời, thì bước tiếp theo là dốc công sức vào nhiều lẽ thật khác nhau. Mục đích của việc dốc công sức này là gì? Đó là để bước vào thực tế lẽ thật một cách chuẩn xác và vững chắc hơn. Chỉ khi đã bước vào lẽ thật, ngươi mới có thể đi con đường đúng đắn cho cuộc đời mình. Nếu ngươi chỉ biết giảng đạo lý và hô khẩu hiệu, mà không nắm được các nguyên tắc lẽ thật về việc thực hiện bổn phận, thậm chí còn có thể hành động khinh suất, tùy ý riêng, thì ngươi không có thực tế lẽ thật, và ngươi vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Sau khi người ta đã trải nghiệm nhiều điều trong quá trình thực hiện bổn phận và phát hiện ra mình không hiểu lẽ thật, cũng như còn nhiều khiếm khuyết, họ bắt đầu dốc công sức vào lẽ thật. Dần dần, họ chuyển từ giảng đạo lý và hô khẩu hiệu sang có nhận thức thực sự, có thể thực hành lẽ thật chuẩn xác và thực sự thuận phục Đức Chúa Trời. Như thế, hy vọng được cứu rỗi của họ tăng lên, và tỷ lệ sẽ ngày càng cao. Sự tăng lên này dựa vào đâu? (Thưa, dựa vào mức độ họ hiểu lẽ thật.) Mức độ hiểu lẽ thật không phải là yếu tố quan trọng nhất; cái quan trọng nhất là thực hành và bước vào thực tế lẽ thật. Chỉ có thực hành lẽ thật thì ngươi mới có thể hiểu lẽ thật; không thực hành thì ngươi sẽ không bao giờ hiểu lẽ thật. Chỉ đơn thuần hiểu câu chữ và đạo lý thì không phải là hiểu lẽ thật. Ngươi càng thực hành lẽ thật thì càng có nhiều thực tế, càng thay đổi, càng hiểu rõ lẽ thật. Từ đó, hy vọng được cứu rỗi của ngươi sẽ càng tăng lên. Trong quá trình thực hiện bổn phận, về mặt tích cực, nếu ngươi có thể tiếp cận bổn phận của mình một cách đúng đắn, bất kể phải đối mặt với hoàn cảnh nào cũng không bao giờ từ bỏ bổn phận, ngay cả khi người khác mất đức tin và ngừng thực hiện bổn phận, thì ngươi vẫn giữ vững bổn phận của mình, từ đầu đến cuối không hề từ bỏ, luôn kiên định và trung thành với bổn phận đến cùng, như thế thì ngươi thực sự đang xem bổn phận của mình là bổn phận và trung thành tuyệt đối. Nếu ngươi có thể đạt đến tiêu chuẩn này, thì về cơ bản ngươi đã đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn; đây là về mặt tích cực. Tuy nhiên, trước khi đạt đến tiêu chuẩn này, về mặt tiêu cực, người ta phải có khả năng chống lại đủ loại cám dỗ. Khi ai đó không thể chống lại cám dỗ trong quá trình thực hiện bổn phận, dẫn đến từ bỏ bổn phận và bỏ chạy, phản bội bổn phận, thì đó là vấn đề gì? Đó chính là phản bội Đức Chúa Trời. Phản bội sự ủy thác của Đức Chúa Trời chính là phản bội Đức Chúa Trời. Kẻ phản bội Đức Chúa Trời còn có thể được cứu rỗi không? Kẻ này tiêu đời; mọi hy vọng mất hết, và những bổn phận trước kia họ thực hiện chỉ là đem sức lực phục vụ, hóa thành hư không khi họ phản bội. Cho nên, nhất định phải giữ vững bổn phận của mình, như vậy mới có hy vọng. Trung thành thực hiện bổn phận của mình mới có thể được cứu rỗi và được Đức Chúa Trời khen ngợi. Trong việc giữ vững bổn phận, đâu là phần khó nhất đối với mỗi người? Đó là liệu họ có thể đứng vững trước cám dỗ hay không. Những cám dỗ này bao gồm những gì? Tiền tài, địa vị, quan hệ nam nữ, tình cảm. Còn gì nữa? Nếu một số bổn phận chứa đựng rủi ro, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, và thực hiện những bổn phận như vậy có thể dẫn đến việc bị bắt bớ, bỏ tù, thậm chí bị bách hại đến chết, thì ngươi còn có thể thực hiện bổn phận không? Ngươi có thể kiên trì được không? Người ta có thể dễ dàng vượt qua những cám dỗ này hay không tùy thuộc vào việc họ có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không, tùy thuộc vào khả năng dần biết phân định và nhận ra những cám dỗ này trong khi mưu cầu lẽ thật, nhận ra thực chất của chúng và quỷ kế của Sa-tan đằng sau đó. Nó cũng đòi hỏi người ta phải nhận ra những tâm tính bại hoại của chính mình, thực chất bản tính và sự yếu đuối của mình. Đồng thời, phải thường xuyên cầu xin Đức Chúa Trời che chở để có thể chống lại những cám dỗ này. Nếu có thể chống lại cám dỗ và giữ vững bổn phận mà không phản bội hay chạy trốn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thì khả năng được cứu rỗi tăng lên 50 phần trăm. 50 phần trăm này có dễ đạt được không? Mỗi bước đi là một thử thách, đầy nguy hiểm; không dễ đạt được! Có ai thấy việc mưu cầu lẽ thật khó quá đến nỗi cảm thấy cuộc sống quá mệt mỏi, thà chết còn hơn không? Loại người nào cảm thấy như vậy? Đây là lối nói của những người không tin. Chỉ vì sinh tồn, người ta có thể vắt óc, chịu mọi khổ cực và vẫn ngoan cường bám lấy sự sống trong tai họa, không từ bỏ cho đến hơi thở cuối cùng – nếu họ tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật với kiểu khí thế này, chắc chắn họ sẽ đạt kết quả. Nếu không yêu lẽ thật và không sẵn lòng phấn đấu vươn tới lẽ thật thì chỉ là đồ bỏ đi! Việc mưu cầu lẽ thật không phải là điều có thể đạt được chỉ bằng nỗ lực của ngươi; nó đòi hỏi nỗ lực của con người kết hợp với công tác của Đức Thánh Linh. Nó đòi hỏi Đức Chúa Trời sắp đặt những hoàn cảnh khác nhau để thử luyện và tinh luyện con người, và Đức Thánh Linh hoạt động để khai sáng, soi sáng và dẫn đường cho họ. Để đạt được lẽ thật thì chịu bao nhiêu đau khổ cũng là điều nên làm. Cũng giống như người leo núi, vì để leo lên đến đỉnh mà không ngại mạo hiểm mạng sống, vì để thách thức giới hạn mà không ngại chịu khổ, thậm chí đến mức độ đánh cược cả mạng sống của mình. Tin Đức Chúa Trời và đạt được lẽ thật có khó hơn leo núi không? Người muốn được phúc nhưng không sẵn lòng chịu khổ là loại người gì? Họ là đồ bỏ đi. Mưu cầu đạt được lẽ thật mà không có tâm chí thì không được, không có khả năng chịu khổ thì không được. Buộc phải trả giá mới có thể đạt được lẽ thật.

Mọi người đã hiểu được định nghĩa về đạt tiêu chuẩn, tiêu chuẩn về việc đạt tiêu chuẩn, lý do tại sao Đức Chúa Trời đặt ra tiêu chuẩn này, mối quan hệ giữa việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn và lối vào sự sống của con người và những điều tương tự khác liên quan đến lẽ thật về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Nếu sau đó họ có thể đạt đến việc bất kể ở đâu hay lúc nào đều có thể giữ vững bổn phận, không từ bỏ bổn phận và có thể chống lại đủ kiểu cám dỗ, sau đó lĩnh hội, nhận thức và bước vào tất cả các lẽ thật khác nhau mà Đức Chúa Trời yêu cầu trong tất cả các hoàn cảnh khác nhau do Ngài sắp đặt cho họ, thì trong mắt Đức Chúa Trời, về cơ bản họ đã được xem là đạt tiêu chuẩn. Có ba yếu tố cơ bản để đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Thứ nhất là phải có thái độ đúng đắn với bổn phận của mình và không được từ bỏ bổn phận bất kỳ lúc nào; thứ hai là phải có thể chống lại đủ loại cám dỗ trong khi thực hiện bổn phận và không được sẩy chân; thứ ba là phải có thể hiểu mọi khía cạnh lẽ thật và bước vào thực tế trong khi thực hiện bổn phận. Khi người ta đạt được ba điều này và đã đạt tiêu chuẩn, thì điều kiện trên hết để tiếp nhận sự phán xét, hình phạt và được hoàn thiện – là thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn – sẽ được đầy đủ.

Về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, một số nội dung liên quan đến từ “đạt tiêu chuẩn” đã được nói đến trước đó. Về cơ bản, từ “đạt tiêu chuẩn” được định nghĩa như thế nào trong các buổi thảo luận trước? (Thưa, là hành động theo nguyên tắc.) Từ “đạt tiêu chuẩn” được nói đến ngày hôm nay đã lên đến tầm tâm ý của Đức Chúa Trời và các tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu đối với con người. Tại sao Đức Chúa Trời lại yêu cầu con người phải đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Nó liên quan đến tâm ý cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời cũng như tiêu chuẩn cứu rỗi và hoàn thiện con người của Ngài. Nếu ngươi không đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn thì Đức Chúa Trời sẽ không hoàn thiện ngươi; nó là điều kiện cốt yếu nhất để Đức Chúa Trời hoàn thiện con người. Vì thế, việc con người có thể được Đức Chúa Trời hoàn thiện hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc thực hiện bổn phận của họ có đạt tiêu chuẩn hay không. Nếu việc thực hiện bổn phận của ngươi không đạt tiêu chuẩn, thì công tác hoàn thiện con người của Đức Chúa Trời không liên quan gì đến ngươi. Hiện nay, một số người đang đi đúng đường trong việc thực hiện bổn phận, phương hướng của họ cũng đúng đắn, nhưng vẫn không thể được coi là thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Tại sao vậy? Bởi vì người ta hiểu quá ít lẽ thật. Nó giống như một số đứa trẻ muốn làm giúp chút việc nhà cho cha mẹ, nhưng có thể chưa có đủ vóc giạc để làm. Khi nào chúng mới có đủ vóc giạc để thực sự làm giúp chút việc nhà cho cha mẹ? Đó là khi chúng có thể làm một số việc mà người lớn không phải lo lắng, khi đó chúng có thể làm giúp chút việc nhà – đó là khi chúng có thể làm được. Dù bây giờ ngươi có thể làm được một số việc, nhưng ngươi vẫn còn ở giai đoạn ra sức và đem sức lực phục vụ bởi vì lẽ thật ngươi hiểu được còn quá nông cạn, lẽ thật ngươi có thể đưa vào thực hành còn quá ít ỏi và các nguyên tắc ngươi có thể nắm bắt còn quá ít ỏi. Ngươi thường trong quá trình dò dẫm, thường làm trong tình trạng mông lung, nên ngươi rất khó xác nhận liệu những gì mình đang làm có hợp tâm ý của Đức Chúa Trời hay không; trong lòng ngươi luôn không rõ. Vậy thì việc thực hiện bổn phận của ngươi có thể được coi là đạt tiêu chuẩn hay không? Vẫn chưa thể, bởi vì con người hiểu quá ít lẽ thật, và lối vào sự sống của ngươi chưa đạt đến mức độ mà Đức Chúa Trời yêu cầu; vóc giạc của ngươi còn quá nhỏ bé. Vóc giạc quá nhỏ bé nghĩa là gì? Một số người nói đó là hiểu lẽ thật nông cạn, nhưng thực ra đó không chỉ là vấn đề hiểu lẽ thật nông cạn. Nó còn liên quan trực tiếp đến nhân tính chưa trưởng thành hoặc tố chất quá kém, và có quá nhiều thứ tiêu cực. Ví dụ: nếu bây giờ một bổn phận đến tay ngươi và ngươi không biết làm thế nào, ngươi có thể cảm thấy mình vô dụng và không biết quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Nó khiến ngươi trở nên tiêu cực và yếu đuối, cảm thấy sự an bài của Đức Chúa Trời không tốt và ngươi chẳng biết làm gì cả, chắc chắn sẽ bị đào thải. Thế là ngươi không còn muốn thực hiện bổn phận nữa. Chẳng phải đây là một biểu hiện của vóc giạc nhỏ bé sao? Ngoài ra, hiện nay có nhiều anh chị em trẻ chưa kết hôn. Nếu gặp soái ca mỹ nữ, họ có thể cảm thấy động lòng, và vài ánh mắt trao qua liếc lại giữa họ có thể làm nảy sinh tình cảm; với những tình cảm mãnh liệt như thế ấp ủ trong lòng, liệu họ còn có thể thực hiện tốt bổn phận của mình khi bắt đầu hẹn hò không? Đây là sa vào cám dỗ. Đây chẳng phải là vóc giạc nhỏ bé sao? Quả thực là vậy. Rồi một số người có chút ân tứ đặc biệt, và thực hiện một số bổn phận đặc biệt trong nhà Đức Chúa Trời. Thế là họ cảm thấy mình có chút vốn liếng, nên muốn tỏ vẻ ta đây, luôn muốn thể hiện. Giây phút họ thể hiện là họ đã hành động không có nguyên tắc. Và nếu được người khác khen ngợi dù chỉ một chút thôi, họ sẽ càng hành động không có nguyên tắc, trở nên tự mãn và quên mất bổn phận. Đây cũng là sa vào cám dỗ. Đây có phải là vóc giạc nhỏ bé không? Ngay cả những chuyện nhỏ cũng có thể khiến người có vóc giạc nhỏ bé sẩy chân. Chẳng hạn như một số người làm diễn viên trong nhà Đức Chúa Trời. Sở hữu ngoại hình và sức hút, họ xuất hiện trong vài bộ phim, thế là họ cảm thấy như đã có chút danh tiếng. Họ nghĩ: “Bây giờ mình đã có một chút tên tuổi; nếu như ở thế tục thì chẳng phải sẽ được mọi người xin chữ ký sao? Tại sao không ai trong nhà Đức Chúa Trời tìm mình xin chữ ký nhỉ? Chắc phải diễn thêm một bộ phim hay khác”. Thế nhưng, khi không được nhận vai chính trong bộ phim tiếp theo, họ cảm thấy như muốn bỏ bê công việc, không làm bổn phận nữa, cho rằng chúng vô nghĩa. Họ luôn muốn đóng vai chính và là diễn viên nổi tiếng, khi không đạt được điều đó thì trở nên sa sút tinh thần, buồn bực, thậm chí còn nghĩ đến bỏ bê công việc. Đây là có vóc giạc nhỏ bé. Có vóc giạc nhỏ bé nghĩa là ngươi không phù hợp để đảm nhận trọng trách. Dù ngươi có được Đức Chúa Trời trao cho bổn phận thì vẫn không thể có được lòng tin của Ngài. Chỉ cần có chút tâm tư sai lầm, có chuyện gì đó trái ý ngươi thôi là ngươi có thể từ bỏ bổn phận và quay lưng lại với Đức Chúa Trời. Đó chẳng phải là vóc giạc nhỏ bé sao? (Thưa, phải.) Đó là vóc giạc quá nhỏ bé. Với vóc giạc nhỏ bé như vậy và những biểu hiện như vậy, người ta còn cách bao xa so với việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn? Khoảng cách nằm ở đâu? Nằm ở mức độ người ta yêu thích lẽ thật. Lại có những người, trong quá trình thực hiện bổn phận, thấy người thân nhất trong gia đình của mình bị bệnh. Thế là họ không nhóm họp, cũng không làm bổn phận, cho rằng bỏ bổn phận vài ngày cũng chẳng sao – xét cho cùng, nếu thành viên gia đình họ qua đời thì người ấy sẽ ra đi mãi mãi. Nhưng họ không suy xét rằng việc thực hiện bổn phận là đại sự liên quan đến sự sống, rằng đó là cơ hội duy nhất để được cứu rỗi. Họ đặt tình cảm và thân nhân lên trên bổn phận và việc được cứu rỗi. Đó chẳng phải là vóc giạc nhỏ bé sao? Vóc giạc của họ quá nhỏ bé! Đó là không hiểu chính sự của cuộc đời, và họ không biết lo việc chính của mình. Vóc giạc lớn nhỏ có phụ thuộc vào tuổi tác không? Không. Nhân loại bại hoại, bất kể nam hay nữ, bất kể tuổi tác, nơi sinh hay quốc tịch, hết thảy đều có tâm tính bại hoại như nhau. Hết thảy đều có bản tính Sa-tan và có thể phản nghịch, chống đối Đức Chúa Trời, phạm đủ loại việc ác. Nếu không mưu cầu lẽ thật, liệu họ có thể thực sự hối cải không? Không bao giờ; họ sẽ không thay đổi. Một số người bị bệnh, ngoài miệng thì hô nương cậy nơi Đức Chúa Trời, không sợ chết, nhưng lại cảm thấy không thể chỉ ngồi một chỗ. Họ nghĩ rằng nếu không thực hiện bổn phận, họ chắc chắn sẽ chết, thế là họ lập tức đi thực hiện bổn phận. Họ nhìn xem bổn phận nào bận rộn nhất, quan trọng nhất, và được Đức Chúa Trời coi trọng, thì họ vội đăng ký làm. Xuyên suốt quá trình thực hiện bổn phận, họ cứ tự hỏi: “Liệu bệnh này có chữa được không? Chỉ mong có thể. Mình đã hiến mạng; chẳng phải mình nên được cứu chữa sao?”. Thực ra, bệnh của họ đã ở giai đoạn cuối rồi, có thực hiện bổn phận hay không cũng chết. Dù nay họ đã đến thực hiện bổn phận, nhưng Đức Chúa Trời quan sát kỹ lòng người – với vóc giạc nhỏ bé như thế và xuất phát điểm như thế, liệu họ có thể thực hiện tốt bổn phận được không? Tuyệt đối không thể. Những người kiểu này không mưu cầu lẽ thật, và nhân tính không tốt. Họ luôn có những toan tính nhỏ nhen riêng trong đầu. Hễ căn bệnh của họ bùng phát hoặc thậm chí cảm thấy không khỏe một chút thôi, là họ bắt đầu nghĩ ngợi: “Liệu Đức Chúa Trời có thực sự ban phúc cho mình không? Ngài có thực sự quan tâm và che chở cho mình không? Có vẻ là không, vậy mình sẽ không thực hiện bổn phận nữa”. Ngay khi cảm thấy thân thể không thoải mái một chút là họ muốn từ bỏ bổn phận, như vậy thì có vóc giạc nào không? (Thưa, không.) Vì thế, đừng nghĩ rằng chỉ vì nhiều người có thể ngồi đây nghe giảng hoặc có thể từ bỏ gia đình và sự nghiệp để thực hiện bổn phận ở một vị trí nào đó trong nhà Đức Chúa Trời – làm công việc liên quan đến kỹ năng nghiệp vụ hoặc lĩnh vực chuyên môn của mình – là chắc chắn họ đang thực hiện bổn phận. Cũng không hẳn ai thực hiện bổn phận đều là cam tâm tình nguyện, càng không hẳn tất cả những người thực hiện bổn phận đều có vóc giạc nhất định. Nhìn bề ngoài, người ta có vẻ bận rộn, cam tâm tình nguyện làm mọi việc và dâng mình cho Đức Chúa Trời trên cơ sở thật sự tin Đức Chúa Trời. Trên thực tế, trong sâu thẳm nội tâm, ai cũng thường yếu đuối, thường nuôi suy nghĩ từ bỏ bổn phận, thường có kế hoạch riêng, càng thường hy vọng công tác của Đức Chúa Trời sớm kết thúc để họ có thể mau chóng được phúc. Mục đích của họ chỉ có thế. Điều Đức Chúa Trời muốn giải quyết chính là sự yếu đuối, phản nghịch và vóc giạc nhỏ bé của con người, cũng như những ý nghĩ và hành động vô tri của họ. Khi hết thảy những vấn đề này đều được giải quyết và không còn là vấn đề nữa, thì bất kể gặp chuyện gì cũng đều không thể ảnh hưởng đến việc ngươi thực hiện bổn phận, thì vậy là được, vóc giạc của ngươi đã trưởng thành rồi. Con người cuối cùng có thể đi con đường nào, sẽ đi đến mức độ nào, chuyện này không được xác định bởi việc họ hô khẩu hiệu to đến đâu, cũng không phải bởi cảm xúc hay ý nguyện nhất thời của họ, mà phụ thuộc vào sự mưu cầu và mức độ yêu thích lẽ thật của họ.

Trong những tình huống nào các ngươi có thể từ bỏ bổn phận của mình? Có phải là khi đối mặt với cái chết không? Hay là khi gặp phải chút chuyện không như ý trong cuộc sống? Một số người có nhiều đòi hỏi khi thực hiện bổn phận. Một mặt, họ phải không được phơi nắng phơi sương, và môi trường làm việc phải thoải mái. Họ không thể chịu được dù chỉ một chút uất ức nào. Mặt khác, họ phải thường xuyên được ở bên chồng (hoặc vợ), sống thế giới dành riêng cho hai người và cũng phải có đời sống riêng tư của mình, chẳng hạn như ra ngoài giải trí, đi nghỉ mát, v.v. tất cả những chuyện này đều phải vừa ý họ. Nếu không được thỏa mãn dù chỉ một chút thôi là trong lòng họ sẽ trở nên không thoải mái và không ngừng oán giận, thậm chí còn làm nhiễu loạn người khác bằng việc gieo rắc quan niệm. Một số người hiểu lẽ thật có thể phân định rằng những người này không tốt, là người không tin, và họ sẽ tránh xa những người này. Nhưng có một số người không hiểu lẽ thật, có vóc giạc nhỏ bé, không biết phân định, thì sẽ bị ảnh hưởng bởi sự quấy nhiễu của những người này. Nói Ta nghe, những kẻ hành ác như vậy có nên bị thanh trừ khỏi hội thánh không? (Thưa, có.) Loại người luôn làm nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh này phải bị thanh trừ để bảo vệ những người có vóc giạc nhỏ bé và còn vô tri ngu muội. Trong những trường hợp nào các ngươi có thể từ bỏ bổn phận và rời đi không cần thông báo? Chẳng hạn như trong khi rao truyền phúc âm, ngươi thấy có người dung mạo rất đẹp, lại ăn nói cuốn hút, càng nhìn càng thấy ao ước, và ngươi nghĩ rằng: “Thật tuyệt vời biết bao nếu không phải thực hiện bổn phận và tìm một người bạn đời như thế này!”. Một khi đã suy nghĩ kiểu này, thì ngươi lâm nguy; ngươi sẽ dễ dàng đầu hàng cám dỗ. Và một khi ngươi đã suy nghĩ về nó quá nhiều, ngươi sẽ quyết tâm theo đuổi mối quan hệ này. Nhưng khi cuối cùng chinh phục được họ, ngươi mới nhận ra rằng họ cũng là một con người bại hoại và rốt cuộc cũng chẳng tuyệt vời đến thế, nhưng lúc đó đã quá muộn để hối tiếc. Một khi ai đó sa vào cám dỗ của tình ái nam nữ thì không dễ gì thoát ra được. Sẽ không dễ quay đầu mà không mất một, hai năm, hoặc ba đến năm năm. Trong ba đến năm năm ngươi đánh mất này, ngươi sẽ bỏ lỡ bao nhiêu lẽ thật? Sự sống của ngươi sẽ tổn hại lớn đến đâu? Sự trưởng thành trong sự sống của ngươi sẽ bị trì hoãn đến mức nào? Lại có những người thấy người khác kiếm được nhiều tiền nơi thế tục, mặc đồ hiệu, ăn uống đồ ngon, thế là họ động tâm, cũng muốn đi kiếm tiền. Cám dỗ nảy sinh như vậy. Phàm người nào khi gặp chuyện là tư tưởng bắt đầu cuồng lên, nghĩ đến việc từ bỏ bổn phận, thì không thể chống lại cám dỗ; họ gặp nguy hiểm rồi. Đây là biểu hiện của vóc giạc nhỏ bé. Thấy người khác ăn chút đồ ngon thì ngươi khó chịu, không vui lòng. Thấy người khác có người bạn đời tốt thì ngươi không vui lòng. Thấy ai đó tầm tuổi mình và hấp dẫn ngang mình, nhưng lại ăn mặc đẹp hơn, còn nổi tiếng hơn mình thì ngươi khó chịu. Ngươi bắt đầu nghĩ ngợi, nếu ngươi không từ bỏ việc học, nếu ngươi tốt nghiệp và tìm việc làm, thì chắc chắn còn khá hơn họ. Hễ gặp phải những chuyện này là ngươi khó chịu mấy ngày. Những cám dỗ này là một dạng kìm kẹp, một dạng quấy nhiễu đối với ngươi, nó cho thấy vóc giạc của ngươi nhỏ bé. Khi các ngươi đang rao truyền phúc âm và gặp một người khác giới phù hợp, thuộc tuýp “cao to, giàu có, đẹp trai” hoặc một phụ nữ da trắng, giàu có, xinh đẹp, ngươi chưa chắc có thể tránh khỏi cám dỗ. Ngươi chưa chắc có thể tránh khỏi cám dỗ nghĩa là gì? Nghĩa là vóc giạc của ngươi chưa đạt đến mức độ có thể vượt qua các loại cám dỗ; ngươi không thể tránh được, nên lòng ngươi bị chiếm hữu và bị dắt đi. Những gì lòng ngươi hướng đến, những gì đầu ngươi suy nghĩ, thậm chí cả những gì ngươi mơ mộng và chuyện trò với người khác, hết thảy đều về những chuyện này. Nó ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi; trong lúc thông công về lẽ thật, người khác có rất nhiều điều để nói, còn ngươi thì ngày càng ít góp lời và không còn tâm tư trong việc tin Đức Chúa Trời. Chẳng phải đây là bị dụ dỗ sao? Đó là sa vào cám dỗ, và như thế là nguy hiểm rồi. Một số người cho rằng chỉ khi bắt đầu hẹn hò hoặc đi với ai đó thì mới là rơi vào cám dỗ, nhưng trước khi đến mức đó thì ngươi đã xong đời rồi. Nếu các ngươi gặp phải những chuyện như thế liệu các ngươi có thể nảy sinh tình huống như vậy không? (Thưa, con không biết.) Nếu ngươi không biết thì chứng tỏ vóc giạc của các ngươi nhỏ bé. Tại sao điều đó chứng tỏ vóc giạc của các ngươi nhỏ bé? Một mặt, ngươi chưa từng gặp phải những chuyện như vậy, cũng không biết phản ứng thế nào; ngươi không tự chủ được. Mặt khác, khi gặp phải những chuyện này, ngươi không có thái độ và phương pháp đúng đắn để ứng phó kiểu vấn đề này. Nếu ngươi không biết tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề thì nghĩa là ngươi bị động. Bị động chứng tỏ ngươi có vóc giạc nhỏ bé và ngươi vô tri ngu muội. Dù có thể ngươi không chủ động quyến rũ người khác, nhưng người khác chắc chắn có thể quyến rũ ngươi, đem đến cho ngươi sự cám dỗ. Nếu ngươi không thể vượt qua thì đó là phiền phức rồi. Chẳng hạn như nếu có người cho ngươi tiền bạc, địa vị, hoặc nếu một người tốt hơn nữa đến và cố quyến rũ ngươi, liệu ngươi có dễ dàng vượt qua chuyện đó không? Tỷ lệ ngươi có thể vượt qua là bao nhiêu? Người ta nói rằng có những người, chỉ cần nhận hai thanh sô-cô-la từ ai đó thích họ, là đã động lòng và nghĩ đến chuyện bắt đầu mối quan hệ với người đó – vóc giạc của họ nhỏ bé đến như vậy. Đây có phải là chuyện chưa tin Đức Chúa Trời đủ lâu không? Không hẳn. Có những người đã là người tin Đức Chúa Trời trong hơn chục năm mà vẫn có thể sa vào cám dỗ khi gặp phải những tình huống như vậy. Dù đó là lần đầu tiên, lần thứ hai hay lần thứ ba gặp phải, họ vẫn có thể bị dụ dỗ. Nguyên nhân là gì? Vóc giạc của họ nhỏ bé, và họ thực sự không hiểu một số lẽ thật. Tại sao họ lại không hiểu? Bởi vì họ không mưu cầu lẽ thật; họ luôn mơ mơ hồ hồ. Đối với họ, những chuyện như vậy không quan trọng. Họ nghĩ: “Nếu có một người thật sự phù hợp, tại sao mình không thể kết hôn? Chỉ là mình chưa gặp được ai phù hợp thôi, và mình chưa thấy ấn tượng với ai, nên cứ sống tạm vậy đã”. Kiểu tạm bợ này không phải là thái độ mưu cầu lẽ thật, không phải là bước đi con đường để được cứu rỗi và được hoàn thiện – nó không phải là tâm thái này. Họ chỉ muốn sống qua ngày, được chăng hay chớ, sống ngày nào hay ngày đó, đi đến đâu tính đến đó, nếu thực sự đến một ngày họ không đi được nữa thì đành ra sao thì sao vậy. Họ không hứng thú với tâm ý cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời hay công tác Đức Chúa Trời thực hiện cho sự cứu rỗi này. Hơn nữa, họ không nghiêm túc, cũng chẳng để tâm đối với các lẽ thật khác nhau liên quan đến sự cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Một số người có thể nói: “Nhưng họ luôn nghe giảng đạo, làm sao Ngài có thể nói họ không để tâm được?”. Chỉ đơn thuần tuân thủ nghi thức nhóm họp và nghe giảng đạo thì khác với tiếp nhận lẽ thật. Người nghe giảng đạo thì nhiều, nhưng bao nhiêu người thực sự thực hành lẽ thật? Người có thể đi con đường mưu cầu lẽ thật càng ít hơn nữa. Có nhiều người khi nghe giảng đạo thì chỉ chú trọng hiểu đạo lý và làm phong phú những quan niệm, tưởng tượng của chính mình. Người yêu thích lẽ thật thì nghe giảng đạo với mục đích tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật. Họ nghe giảng đạo thì có thể phản tỉnh, đối chiếu với tình trạng của bản thân và tập trung giải quyết những tâm tính bại hoại của mình. Họ có thể bám vào phần thực tế lẽ thật; chú trọng thực hành, trải nghiệm những khía cạnh này và đạt được lẽ thật. Vì thế, người yêu thích lẽ thật nghe giảng đạo là để có được sự sống, để hiểu lẽ thật và thay đổi bản thân. Họ tiếp nhận lẽ thật trong lòng, và khi họ thực hành lẽ thật thì lẽ thật họ hiểu được sẽ có ích lợi cho họ; hiểu lẽ thật thì sẽ có con đường. Còn người không mưu cầu lẽ thật thì nghe giảng đạo trong mơ mơ hồ hồ. Họ nghe cả một bài giảng từ đầu đến cuối, và sau đó khi được hỏi đã hiểu những gì, họ sẽ nói: “Tôi hiểu hết. Tôi ghi chép rõ ràng tất cả”. Nhưng nếu ngươi hỏi họ những điều này giúp ích cho họ như thế nào, họ chỉ có thể nói mơ hồ rằng nó có phần hữu ích. Thực ra có hữu ích không? Không, bởi vì họ chưa đạt được những lẽ thật trong đó. Tại sao chưa đạt được? Bởi vì họ chưa tiếp nhận lẽ thật thì làm sao có thể đạt được lẽ thật? Có người nói: “Làm sao họ có thể chưa đạt được lẽ thật? Làm sao họ có thể chưa tiếp nhận lẽ thật được? Họ nghe giảng rất chăm chú, thậm chí còn ghi chép nữa”. Có những người ghi chép chỉ là làm theo hình thức thôi, chứ không phải vì họ khao khát lẽ thật. Một số người thông công về lẽ thật chưa hẳn đã có thể tiếp nhận lẽ thật; nó phụ thuộc vào liệu lòng họ có thực sự khao khát lẽ thật hay không. Vậy thực sự tiếp nhận lẽ thật nghĩa là gì? Nghĩa là sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, người ta có thể liên hệ với tình trạng của chính mình; những hành động và hành vi của chính mình, các nguyên tắc tin Đức Chúa Trời, sự ủy thác và trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho và con đường họ đang đi. Họ có thể phản tỉnh về tất cả những điều này, phân định chúng rõ ràng, đạt được sự hiểu biết về lẽ thật, sau đó thực hành và bước vào lẽ thật. Chỉ như vậy mới là người tiếp nhận lẽ thật; chỉ như vậy mới là người mưu cầu lẽ thật.

Vừa rồi, chúng ta đã nói về những biểu hiện của người có vóc giạc nhỏ bé. Trong quá trình dần hiểu lẽ thật, người ta sẽ dần giải quyết được vấn đề vóc giạc nhỏ bé của mình, chẳng hạn như ngu muội, vô tri, rụt rè và yếu đuối. Yếu đuối nói đến điều gì? Nghĩa là phần đức tin nơi Đức Chúa Trời của ngươi rất nhỏ; đức tin nơi Đức Chúa Trời của ngươi vô cùng ít ỏi. Về đạo lý, ngươi tin rằng Đức Chúa Trời có thể thành toàn mọi sự và Ngài tể trị mọi sự, nhưng khi gặp chuyện, ngươi lại không dám tin tưởng Đức Chúa Trời; ngươi không dám vững tâm trao mọi sự cho Ngài, không thể thuận phục – đây là yếu đuối. Ngu muội, vô tri, rụt rè và phản nghịch, những thứ tiêu cực này, chỉ có thể được giải quyết dần dần hoặc cải thiện ở những mức độ khác nhau thông qua việc tìm kiếm lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận. Cải thiện nghĩa là gì? Nghĩa là những thứ tiêu cực này dần được giải quyết, kết quả thực hiện bổn phận của ngươi sẽ ngày càng tốt hơn, và khi gặp chuyện, ngươi có sức chịu đựng hơn trước. Chẳng hạn như trước đây mà gặp những chuyện như vậy, vì vóc giạc nhỏ bé nên ngươi sẽ yếu đuối, sẽ tiêu cực, và nó thậm chí còn ảnh hưởng đến thái độ của ngươi đối với việc thực hiện bổn phận. Ngươi sẽ náo động trong cảm xúc, bỏ bê công việc, làm qua loa chiếu lệ và không có lòng trung thành. Bây giờ mà gặp phải những chuyện như vậy thì mức độ trung thành của ngươi đối với việc thực hiện bổn phận không suy giảm; nếu có khó khăn hoặc yếu đuối trong lòng thì ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Nghĩa là vấn đề lối vào sự sống của cá nhân ngươi sẽ không còn ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi nữa. Cảm xúc của ngươi, tình trạng của ngươi và sự yếu đuối của ngươi sẽ không còn ảnh hưởng đến công việc ngươi được giao, không ảnh hưởng đến trách nhiệm, bổn phận và nghĩa vụ của ngươi. Chẳng phải đây là năng lực xử lý vấn đề và đương đầu với ngoại cảnh của ngươi đã tăng lên sao? Đây là sự trưởng thành về vóc giạc. Có những người, nếu được mời đảm nhận vai chính thì rất vui, chân bước lâng lâng; nhưng nếu được mời đóng vai phụ thì miễn cưỡng, trở nên bực bội và cúi đầu bước đi. Có những người luôn muốn nổi bật khi rao truyền phúc âm, nhưng lại không thể thông công về lẽ thật. Họ không thực hành thao luyện, nhưng vẫn luôn muốn đứng ở vị trí cao, muốn nở mày nở mặt. Đây có phải là thuận phục thực sự không? Đây có phải là thái độ đúng đắn đối với việc thực hiện bổn phận của mình không? Tâm tư không đúng và tình trạng sai lầm thì phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết mới được, và cuối cùng có thể đạt đến tìm kiếm và thực hành lẽ thật khi gặp phải bất kể chuyện gì; như thế là có trải nghiệm sự sống. Một khi ngươi có thể phân định đủ loại sự việc; thì ngươi đã có sức miễn dịch. Bất kể ngươi gặp phải chuyện gì vào bất kỳ lúc nào, nó cũng không thể ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi; cũng không vì bất kỳ chuyện nhỏ nào, bất kỳ chút cảm xúc nào, hay sự thay đổi nào nơi con người, sự việc, sự vật và hoàn cảnh mà ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi; năng lực chiến thắng tội lỗi và vượt qua những hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau của ngươi sẽ ngày càng mạnh – điều này có nghĩa là vóc giạc của ngươi đã trưởng thành. Vậy vóc giạc trưởng thành như thế nào? Đó là kết quả đạt được khi con người dần bước vào thực tế lẽ thật bằng cách tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề. Một khi ngươi đã hiểu một số lẽ thật, và những lẽ thật này trở thành sự sống của ngươi, trở thành nền tảng làm người của ngươi, trở thành quan điểm nhìn nhận mọi sự của ngươi và trở thành ánh đèn soi đường của ngươi, thì ngươi liền mạnh mẽ; ngươi sẽ không yếu đuối quá thường xuyên nữa. Chẳng hạn như trước kia ngươi sẽ rất vui nếu được làm lãnh đạo; nếu bị thay thế, ngươi sẽ tiêu cực trong một, hai tháng, bảo làm gì cũng không muốn làm, làm việc gì cũng có thái độ tiêu cực, làm qua loa chiếu lệ, thậm chí đến mức bỏ bê công việc. Giờ đây, nếu sắp bị thay thế, ngươi sẽ nói: “Dù tôi có bị thay thế thì điều đó cũng không ảnh hưởng đến tôi. Tôi sẽ không tiêu cực một ngày nào. Nếu hôm nay bị thay thế, ngày mai tôi vẫn tiếp tục làm việc nên làm. Tôi tiếp nhận và thuận phục sự sắp đặt, an bài của Đức Chúa Trời”. Đây là mạnh mẽ. Sự mạnh mẽ này sinh ra như thế nào? Nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật, khi gặp chuyện, không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, và không chú trọng hành động theo nguyên tắc, thì liệu ngươi có vóc giạc này không? Ngươi sẽ không bao giờ mạnh mẽ được nếu cứ sống theo những triết lý xử thế của người ngoại đạo. Chỉ khi sống theo lẽ thật, ngươi mới có thể dần buông bỏ thể diện, địa vị và hư vinh để cuối cùng, không gì có thể đánh bại ngươi, không gì có thể ảnh hưởng đến ngươi trong việc thực hiện tốt bổn phận nữa. Đây là có vóc giạc; là ngươi mạnh mẽ rồi. Khi ngươi mạnh mẽ và vóc giạc của ngươi trưởng thành, chẳng phải ngươi sẽ thực hiện bổn phận ngày càng đạt tiêu chuẩn sao? Khi ngươi thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, chẳng phải nghĩa là ngươi đã có một vóc giạc nhất định rồi sao? Vóc giạc này bao gồm những gì? Là đức tin chân thật nơi Đức Chúa Trời, sự thuận phục thực sự đối với Đức Chúa Trời và lòng trung thành với Đức Chúa Trời, cũng như có thể tiếp cận đúng đắn bổn phận của mình; đón nhận mọi sự từ Đức Chúa Trời, có thể đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Đó là những biểu hiện của sự trưởng thành về vóc giạc.

Bây giờ, trong ý thức của mình, các ngươi có cảm thấy rằng việc được cứu rỗi cần phải được đưa vào danh sách công việc quan trọng và mình không được mơ mơ hồ hồ về nó nữa không? Hiểu từng khía cạnh một của lẽ thật là điều tối quan trọng để được cứu rỗi; ngươi không được mơ mơ hồ hồ về bất kỳ một lẽ thật nào. Tin Đức Chúa Trời không phải chỉ là ra sức, bôn ba, chịu khổ một chút và có thể kiên trì vượt qua thử luyện mà không bị sẩy chân. Nếu những người tin Đức Chúa Trời thực sự xem việc được cứu rỗi là đại sự cả đời, xem việc đạt được lẽ thật là đại sự cả đời, thì họ có thể buông bỏ bất kỳ điều gì; việc buông bỏ sẽ dễ dàng đối với họ. Nếu người ta vẫn chưa cảm nhận được tầm quan trọng của việc được cứu rỗi, thì đó là ngu muội, vô tri; đức tin của họ quá nhỏ, và họ vẫn đang sống trong cảnh nguy hiểm. Ai không yêu thích lẽ thật thì sẽ khó đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Đó là bởi vì để đạt được việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, con người cần hiểu nhiều lẽ thật, cũng như bước vào nhiều lẽ thật. Trong quá trình hiểu và bước vào lẽ thật, việc thực hiện bổn phận của con người sẽ dần đạt đến đạt tiêu chuẩn; đủ loại yếu đuối và cảm xúc khác nhau của họ sẽ dần thay đổi, và những tình trạng khác nhau của họ cũng sẽ dần cải thiện. Trong quá trình hiểu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật, con người sẽ ngày càng rõ trong lòng về khải tượng về đức tin nơi Đức Chúa Trời và việc được cứu rỗi, đồng thời, khát khao và nhu cầu được cứu rỗi của họ sẽ ngày càng cấp thiết. Cấp thiết nghĩa là gì? Nghĩa là ngươi có thể cảm thấy rằng việc được cứu rỗi là một việc cấp thiết, một việc tối quan trọng; và nếu ngươi không giải quyết những tâm tính bại hoại của mình thì sẽ rất nguy hiểm và sẽ không thể đạt đến được cứu rỗi. Đây là kiểu tâm thái mang ý cấp thiết. Ban đầu, ngươi không có khái niệm gì về việc được cứu rỗi hoặc được hoàn thiện. Dần dần, ngươi bắt đầu hiểu ra rằng con người có những tâm tính bại hoại và cần được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Ngươi phát hiện ra rằng con người sống trong tội lỗi, sống trong tâm tính bại hoại, không có tự do, sống rất thống khổ và sớm muộn gì cũng sẽ bị những trào lưu tà ác của Sa-tan cuốn đi. Ngươi phát hiện ra rằng con người không thể tự đứng vững – bất kể ngươi mạnh mẽ hay quyết tâm đến đâu, ngươi cũng không thể đảm bảo mình sẽ đi theo Đức Chúa Trời đến cùng. Ngươi phát hiện ra rằng mình phải mưu cầu lẽ thật, phải trải nghiệm sự phán xét, hình phạt, thử luyện và tinh luyện thì mới có thể hiểu lẽ thật và biết mình, mới có tâm chí đi theo Đức Chúa Trời đến cùng. Lúc này ngươi mới bắt đầu có chút cảm giác cấp thiết về việc được cứu rỗi. Hiểu lẽ thật là điều cốt yếu để được cứu rỗi. Mưu cầu lẽ thật là một đại sự mà người ta không bao giờ được từ bỏ hoặc coi nhẹ. Việc ngươi có mưu cầu lẽ thật hay không liên quan trực tiếp đến việc được cứu rỗi và gắn liền với việc liệu ngươi có thể được Đức Chúa Trời hoàn thiện hay không. Trong quá trình thực hiện bổn phận, tất cả những vấn đề và khó khăn ngươi gặp phải được giải quyết bằng cách tìm kiếm lẽ thật; sự yếu đuối, vô tri và ngu muội của ngươi cũng sẽ dần thay đổi. Sự thay đổi này nói đến điều gì? Có nghĩa là năng lực chiến thắng tội lỗi của ngươi đã trở nên mạnh hơn, và ngươi đang ngày càng nhạy cảm hơn với những tâm tính bại hoại của mình và với những thứ tà ác. Trong lòng ngươi càng thêm sự phân định và cảm giác đối với những thứ tà ác này. Hiện nay, một số người vẫn không có ý thức này, và không có cảm giác gì khi nhìn thấy tội lỗi, sự tà ác hoặc những thứ của Sa-tan – đây là điều không thể chấp nhận được và cho thấy vóc giạc của họ vẫn hơi kém. Lại có những người không hề có cảm giác, không hề có sự phân định và thậm chí không hề có chút thù hận thực sự nào đối với đủ loại hành vi tội lỗi và đủ thứ xấu xa của Sa-tan. Họ cũng chẳng có bất kỳ tri giác hay sự phân định nào, càng không có bất kỳ sự thù hận nào đối với những hành động của chính mình và sự bại hoại mình bộc lộ, cũng như những tâm tính bại hoại và những thứ xấu xa trong sâu thẳm nội tâm mình – những người này còn xa mới có vóc giạc. Tuy nhiên, bất kể khoảng cách xa đến đâu, bất kể người ta yếu đuối thế nào hay vóc giạc của họ hiện nhỏ bé ra sao, thì đều không phải là vấn đề, bởi vì Đức Chúa Trời đã cung cấp cho con người con đường và phương hướng để giải quyết những vấn đề này. Trong quá trình dần đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, ngươi cũng đang mưu cầu việc hiểu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật. Khi ngươi mưu cầu việc hiểu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật, thì đồng thời năng lực chiến thắng tội lỗi của ngươi sẽ ngày càng mạnh, và năng lực phân định những thứ tà ác của ngươi cũng sẽ tăng lên, từ đó giải quyết được sự yếu đuối và phản nghịch của ngươi ở những mức độ khác nhau. Chẳng hạn như khi vóc giạc của ngươi nhỏ bé và ngươi gặp phải một chuyện, thì dù biết rằng điều đó không tốt, ngươi vẫn bị nó kìm kẹp và trói buộc, thậm chí còn có thể làm những chuyện đó. Khi ngươi hiểu lẽ thật và có thể thực hành chút lẽ thật, thì ngoài ghét bỏ những chuyện như thế trong lòng, ngươi cũng sẽ cự tuyệt, không làm; đồng thời ngươi còn có thể trợ giúp người khác thoát khỏi nó. Đây là tiến bộ; đây là trưởng thành về vóc giạc. Những dấu hiệu trưởng thành về vóc giạc là gì? Trước hết là có lòng trung thành khi thực hiện bổn phận, không qua loa chiếu lệ. Ngoài ra, đức tin nơi Đức Chúa Trời trở nên ngày càng chân thực và thực tế, có sự thuận phục thực sự đối với Đức Chúa Trời. Hơn nữa còn có thể phân định và vượt qua những cám dỗ và quấy nhiễu của Sa-tan; không còn có thể bị Sa-tan mê hoặc hay khống chế, và có thể thoát khỏi quyền thế của Sa-tan. Như vậy là đã thực sự đạt đến tiêu chuẩn được cứu rỗi.

Sau mối thông công ngày hôm nay, các ngươi đã biết cách đánh giá liệu bổn phận mình thực hiện có đạt tiêu chuẩn hay không chưa? Nếu rồi thì chứng tỏ ngươi đã hiểu một chút về những lẽ thật này và có tiến bộ; nếu chưa thì chứng tỏ ngươi nghe mà không hiểu, với mà không tới. Ngươi cần rõ ràng về hai khía cạnh: một là biết đánh giá, và hai là biết cách thực hiện bổn phận sao cho đạt tiêu chuẩn và biết con đường. Trước đây, đa phần thảo luận là nói về việc thực hiện bổn phận, ít khi nói đến việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Hôm nay thì chủ yếu nói về các tiêu chuẩn của thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn để đạt tiêu chuẩn và những lẽ thật khác nhau liên quan đến khía cạnh này về cơ bản đã được thông công khá rõ ràng. Ngoài ra, những vấn đề nào nên tránh, những nguyên tắc nào nên được giữ vững cũng như những sai lầm nào không nên mắc phải trong quá trình thực hiện bổn phận, – tất cả đều rất quan trọng. Nhất là không được ăn cắp của lễ, không được mù quáng tìm đối tượng yêu đương và không được đi ngược lại sự sắp xếp công việc. Nếu phạm phải những sai lầm này thì ngươi hoàn toàn tiêu tùng, không còn hy vọng được cứu rỗi. Cho nên chớ đi con đường sai lầm, chớ đi con đường của kẻ ác. Một khi ngươi đặt chân lên con đường đó thì thực sự không còn hy vọng, không ai có thể cứu rỗi ngươi được nữa. Nếu Đức Chúa Trời không cứu rỗi ngươi, thì chắc chắn ngươi không thể tự cứu rỗi mình. Ai đã đến mức này thì phiền phức rồi, không dễ quay đầu. Về cơ bản, đó là đi vào tuyệt lộ.

Ngày 28 tháng 11 năm 2018

Trước: Chỉ bằng cách giải quyết những quan niệm của mình thì mới có thể tiến vào đúng hướng của đức tin nơi Đức Chúa Trời (3)

Tiếp theo: Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger