Thực tế lẽ thật là gì?

Người tin Đức Chúa Trời thì nhiều, nhưng người mưu cầu lẽ thật rất ít. Làm thế nào để ngươi phân định được liệu một người có mưu cầu lẽ thật hay không? Làm thế nào để ngươi đánh giá được liệu một người có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không? Nếu có người đã tin Đức Chúa Trời được bảy hay tám năm, có thể nói rất nhiều câu chữ và đạo lý, miệng họ đầy vốn từ thuộc linh, họ còn có thể thường xuyên giúp đỡ người khác, trông cũng có vẻ rất nhiệt tình, có thể vứt bỏ mọi thứ, và họ có thể thực hiện bổn phận rất hăng say, nhưng họ lại không thể thực hành được bao nhiêu lẽ thật, không thể chia sẻ trải nghiệm thực sự về lối vào sự sống, và càng không thể có sự thay đổi trong tâm tính sống. Vậy thì có thể nói chắc chắn rằng người như thế này không mưu cầu lẽ thật. Nếu đúng thật là một người yêu lẽ thật, thì sau một khoảng thời gian trải nghiệm mọi sự, họ sẽ có thể nói về nhận thức của mình, ít nhất cũng có thể hành động theo nguyên tắc trong một vài việc; họ sẽ có chút trải nghiệm về lối vào sự sống, và chí ít chúng ta cũng sẽ thấy được một số biến đổi trong hành vi của họ. Những người mưu cầu lẽ thật thì trạng thái thuộc linh sẽ ngày càng tốt lên, đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời dần dần tăng lên, họ sẽ có chút nhận thức về những gì mình bộc lộ cũng như những tâm tính bại hoại của mình, còn có những lĩnh hội của chính bản thân mình và thật sự nhìn thấy cách Đức Chúa Trời công tác để cứu rỗi con người. Tất cả những điều này dần tăng lên trong họ. Nếu ngươi thấy những biểu hiện này ở một người thì không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là người mưu cầu lẽ thật. Khi mới tin Đức Chúa Trời, con người có một chút nhiệt thành, nhưng lại chẳng biết gì về việc tin Đức Chúa Trời. Họ nghĩ rằng tin Đức Chúa Trời nghĩa là làm người tốt và đi con đường đúng đắn. Về sau, thông qua ăn uống lời Đức Chúa Trời và nghe giảng, nghe thông công, họ có thể phân định nhiều vấn đề khác nhau. Họ nhận biết được rằng con người có những tâm tính bại hoại và họ nên tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, rằng họ nên tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, và họ hiểu tin Đức Chúa Trời nghĩa là gì. Họ dần dần có một số nhận thức về công tác của Đức Chúa Trời cũng như ý định cứu rỗi nhân loại của Ngài. Cứ thế tích lũy từng chút một thì họ sẽ dần dấn bước trên con đường đúng đắn của đức tin nơi Đức Chúa Trời. Nhận biết và thể nghiệm về phương diện thực tế lẽ thật của họ dần được nâng cao, không còn dừng lại ở nghĩa đen của từ ngữ hoặc câu chữ và đạo lý nữa. Nếu đã tin Đức Chúa Trời được vài năm mà người ta vẫn tiếp tục nói câu chữ và đạo lý, thường nói những câu cửa miệng về tin Đức Chúa Trời, và có vẻ như đức tin của họ đang tiến triển khá tốt, nhưng họ lại chẳng thể nói về trải nghiệm sự sống hay việc biết mình, cũng chẳng thể phân định kẻ chẳng tin và kẻ ác, nếu những vấn đề này tồn tại trong họ, thì có nghĩa là họ không có nhận thức về công tác của Đức Chúa Trời, và có thể xác định rằng trong mấy năm tin Đức Chúa Trời này, họ không mưu cầu lẽ thật. Đây là một dấu hiệu rất rõ ràng.

Để đánh giá một người lãnh đạo hay chấp sự có thực tế lẽ thật hay không, đầu tiên phải xem liệu mối thông công của họ có chứa đựng chứng ngôn thực sự và sự sáng mới hay không. Có những người, mấy năm ngươi không gặp, khi nghe họ thông công, lúc đầu cảm giác rất mới mẻ, bởi vì họ vừa nghe giảng đạo xong và có thể nói chút sự sáng mới. Nhưng sau khi ngươi ở cùng họ hai, ba ngày, họ bắt đầu nói lại về những trải nghiệm và chứng ngôn ít ỏi từ quá khứ, về việc Đức Chúa Trời đã cứu rỗi họ ra sao, đã ban ân điển và phước lành cho họ như thế nào. Trong chưa đầy một tuần, họ lại lặp lại những trải nghiệm và hiểu biết nông cạn mà trước đó họ đã nói một lần nữa. Có sự tiến bộ nào ở đây không? Vừa nhìn đã biết rằng họ không có sự tiến bộ. Sau khi tin Đức Chúa Trời mấy năm, họ trang bị được không ít câu chữ và đạo lý và có thể nói một số điều đúng đắn, nhưng khi có chuyện xảy đến, họ vẫn bối rối và không biết xử lý. Họ không biết tìm các nguyên tắc lẽ thật, cũng chẳng biết phân định con người. Có sự tiến bộ nào ở đây không? (Thưa, không.) Họ không tiến bộ. Mặc dù họ đã thực hiện bổn phận được mấy năm, nhưng nếu ngươi hỏi liệu họ đã đạt được sự trung thành với Đức Chúa Trời hay chưa, thì bản thân họ cũng không hiểu. Dù sao thì họ cũng đúng giờ trong mọi buổi nhóm họp và có vẻ như đang thực hiện bổn phận bình thường. Nhưng nếu ngươi hỏi họ đã có sự biến đổi thật sự nào chưa, thì họ không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng. Đây là vấn đề. Nó cho thấy họ không hiểu lẽ thật. Nếu hiểu lẽ thật, họ sẽ có thể thấy rõ những vấn đề này. Có những người đạt được một số kết quả trong bổn phận, nhưng nếu ngươi hỏi họ tại sao họ thực hiện bổn phận, thì họ chỉ có thể nói rằng loài thọ tạo thì phải thực hiện bổn phận, nhưng không rõ về chi tiết. Nếu ngươi hỏi liệu họ có nguyên tắc thực hành khi thực hiện bổn phận không, thì họ không thể đánh giá được. Theo ngươi, họ có thể thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn được không? (Thưa, họ không thể.) Vậy thì không có sự tiến bộ ở đây. Không tiến bộ chẳng phải phiền toái sao? Nếu ngươi hỏi họ cách đối diện với việc bị tỉa sửa trong khi thực hiện bổn phận, họ nói rằng họ lắng nghe, vâng phục và không phản kháng. Cách đây vài năm họ đã có nguyên tắc này, và bây giờ vẫn là nguyên tắc này, không thay đổi. Dù sao thì cứ bảo sao, họ làm vậy. Nếu ngươi hỏi liệu họ đã đạt được bất kỳ nhận thức nào từ việc bị tỉa sửa hay chưa, liệu họ đã phát hiện ra tình trạng phản nghịch và bản tính bại hoại của chính mình hay chưa, hoặc liệu sự biết mình của họ đã trở nên sâu sắc hơn hay chưa, thì họ không biết hoặc không hiểu bất kỳ điều gì trong số đó. Dù sao đi nữa, họ cũng chỉ bám vào một nguyên tắc: khi đối mặt với sự tỉa sửa, họ phải vâng phục, điều chỉnh tâm thái, không được phản kháng hay biện giải, phải nhẫn nại và ngậm bồ hòn làm ngọt. Đó là quan điểm trước kia và càng là quan điểm hiện tại của họ. Đây có phải là biểu hiện của việc đạt được lẽ thật không? (Thưa, không.) Trong quá trình tin Đức Chúa Trời, những người này đều không hề bước vào thực tế của bất kỳ khía cạnh lẽ thật nào, cũng chưa nắm vững nguyên tắc của bất kỳ khía cạnh lẽ thật nào. Ngay cả khi họ được bảo rằng: “Khi có chuyện xảy đến thì phải thực hành lẽ thật, nắm vững các nguyên tắc lẽ thật và không được đi lạc khỏi phạm vi này”, nhưng họ vẫn không biết cách tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật khi có chuyện xảy đến, họ không nghiêm túc, và họ đi qua một cách đại khái. Có vẻ họ đã tuân theo phương hướng chung được rồi, vâng phục và nghe lời, thực hiện tốt công việc thuộc chức phận trong tay mình một cách không qua loa chiếu lệ, và có thể bảo vệ lợi ích của hội thánh, nhưng họ có hiểu chi tiết của từng khía cạnh lẽ thật không? Họ có thể đưa chúng vào thực hành không? Điều đó phụ thuộc vào việc con người có nhận thức và trải nghiệm thực sự về từng khía cạnh lẽ thật hay không. Họ không biết mối quan hệ giữa từng khía cạnh lẽ thật, khi có chuyện xảy đến, thì họ cũng không biết nó liên quan cụ thể đến những khía cạnh lẽ thật nào và tình trạng nào, hoặc tâm tính nào gây ra tình trạng đó. Khi hai người nói những lời giống nhau, họ không biết sự khác biệt giữa bản tính của hai người đó, cũng không biết cách đối đãi. Đây có phải là hiểu lẽ thật không? Đây không phải là hiểu lẽ thật. Nếu ngươi đã tin Đức Chúa Trời được ba đến năm năm, nhưng lại không biết khía cạnh thực tế của những lẽ thật này, nếu ngươi đã tin Đức Chúa Trời được tám hay mười năm mà vẫn không biết điều đó, thì ngươi chưa đạt được lẽ thật. Hiện tại các ngươi đang thiếu khuyết điều gì? Hầu hết mọi người tin Đức Chúa Trời như thể đang giữ một vùng trận địa, nghĩ rằng chỉ cần họ bám vào mấy chữ “đức tin nơi Đức Chúa Trời” đến tận cùng thì sẽ thành công. Nhưng họ không chủ động tìm kiếm hoặc tiếp nhận lẽ thật; họ không làm tròn bổn phận của mình, không đứng vững trong chứng ngôn, không đánh bại cừu địch Sa-tan; và chưa thu hoạch được lẽ thật cũng như sự sống. Đây là một sai lầm quá lớn! Đã tin Đức Chúa Trời bao năm mà vẫn không có bất kỳ trải nghiệm sự sống nào, như vậy thật đáng thương. Khi rơi vào tình trạng đó, mỗi ngày việc ít người nhiều, tuân thủ một số quy định, không vi phạm các sắc lệnh quản trị trong phạm vi này, và hoàn thành công việc trong tay. Trong mắt con người, như thế được coi là thỏa đáng, và nếu ngươi dùng lẽ thật để đánh giá tình trạng này, thì họ chưa phạm phải sai lầm lớn nào. Cách tin Đức Chúa Trời này như thế nào? (Thưa, Đức Chúa Trời không thích.) Đức Chúa Trời không thích, đây là đạo lý. Từ góc nhìn của chính ngươi, kiểu đức tin này không thể đạt được lẽ thật bởi vì ngươi không bao giờ tiến bộ. Trong khoảng thời gian nhà Đức Chúa Trời nói về lẽ thật thuộc phương diện nhận biết Đức Chúa Trời, ngươi tập trung vào việc nhận biết Đức Chúa Trời; khi nhà Đức Chúa Trời nói về sự biến đổi tâm tính, ngươi tập trung vào sự biến đổi tâm tính; khi nhà Đức Chúa Trời nói về việc biết Đức Chúa Trời nhập thể, ngươi tập trung vào việc nhận biết Đức Chúa Trời nhập thể; khi nhà Đức Chúa Trời nói về các khải tượng liên quan đến công tác của Đức Chúa Trời, ngươi tập trung vào những lẽ thật liên quan đến khải tượng; khi nhà Đức Chúa Trời nói về lẽ thật thuộc phương diện rao giảng phúc âm, thì ngươi tập trung vào khía cạnh lẽ thật này. Nhà Đức Chúa Trời nói gì ngươi cũng nghe, hiểu được, thế khi không ai giảng đạo để cung dưỡng cho ngươi, liệu ngươi có con đường của riêng mình không? Liệu ngươi vẫn có thể đi tiếp được không? Ngươi sẽ đi như thế nào? Chẳng hạn như khi mọi người thông công trong các buổi nhóm họp về việc vâng phục Đức Chúa Trời là gì, ngươi nói: “Tôi chưa có trải nghiệm sâu lắm về việc này, tôi chỉ cảm thấy rằng vâng phục Đức Chúa Trời là rất quan trọng”. Khi người ta hỏi ngươi thực hành vâng phục Đức Chúa Trời như thế nào, ngươi nói: “Vâng phục Đức Chúa Trời là khi có chuyện xảy đến thì ngẫm lại những điều Đức Chúa Trời phán và thực hành theo lời Ngài”. Khi người ta mời ngươi thông công chi tiết hơn, phải làm gì nếu ngươi không thể vâng phục khi có chuyện xảy đến hoặc phải làm gì khi liên quan đến lợi ích cá nhân của ngươi, thì ngươi nói: “Tôi chưa trải nghiệm những chuyện đó”. Điều này nghĩa là ngươi chưa có sự bước vào. Qua một thời gian, nhà Đức Chúa Trời lại nói về lẽ thật thuộc phương diện nhận biết Đức Chúa Trời. Khi người ta hỏi liệu ngươi đã có tiến bộ trong việc biết Đức Chúa Trời hay chưa, ngươi nói rằng: “Tôi đã có tiến bộ. Tôi nghĩ rằng nhận biết Đức Chúa Trời là điều quan trọng nhất trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Nếu không nhận biết Đức Chúa Trời, người ta sẽ luôn xúc phạm tâm tính Ngài. Nếu luôn làm như vậy, người ta sẽ rơi vào bóng tối, chỉ có thể nói những lời nông cạn, và không hiểu bất kỳ lẽ thật nào, họ sẽ giống như người ngoại đạo – luôn làm những chuyện đi ngược lại lẽ thật, luôn làm những chuyện chống lại Đức Chúa Trời”. Người đó hỏi lại: “Vậy anh nhận biết Đức Chúa Trời như thế nào? Khi anh trải nghiệm công tác, sự tể trị và sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời trong cuộc sống thường ngày, thì anh nhận biết được những chuyện nào là sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời đối với mình, và trong những chuyện nào anh có thể cảm nhận rõ sự tể trị của Đức Chúa Trời? Anh hiểu như thế nào về sự tể trị của Đức Chúa Trời? Trong đời thực, dựa trên những gì mình cảm nhận, anh thấy được khía cạnh nào của tâm tính Đức Chúa Trời trong sự tể trị của Ngài?”. Nếu ngươi không thể nói ra bất cứ điều gì, chứng tỏ ngươi không có trải nghiệm. Nếu ngươi nói: “Có một chuyện mà tôi cảm thấy có sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời”, thì đó chỉ là có một chút cảm giác, và không có nghĩa là ngươi có nhận thức về Đức Chúa Trời. Trên thực tế, trong đời thực, mọi sự đều do Đức Chúa Trời tể trị, an bài và tiền định. Nếu đã trải nghiệm rất nhiều, con người có thể cảm nhận rằng không có gì là đơn giản, mọi sự đều xảy ra để con người có thể học được những bài học và thấy được sự tể trị của Đức Chúa Trời cũng như sự toàn năng của Ngài, cuối cùng nhận biết được tâm tính Đức Chúa Trời. Chỉ khi đạt được kết quả này, ngươi mới biết vâng phục Đức Chúa Trời như thế nào mới là hợp ý Ngài, sau đó ngươi sẽ hoàn toàn có con đường để đi khi thực hành. Với cấp độ trải nghiệm này, đức tin của con người không những ngày càng lớn, mà điều quan trọng nhất là họ có nhận thức về tâm tính của Đức Chúa Trời và biết cách vâng phục Ngài. Đây mới là đạt được lẽ thật.

Có những người luôn chệch hướng khi mưu cầu lẽ thật; họ luôn chú trọng nói suông về một số đạo lý thuộc linh và lý luận sáo rỗng để thể hiện bản thân. Các ngươi nghĩ sao về kiểu mưu cầu này? Bất kể các ngươi có cho rằng mình là người mưu cầu lẽ thật hay không, thì vấn đề mấu chốt nhất bây giờ là liệu các ngươi đã đạt được những thứ thực tế, cũng chính là những nhận biết thực tế hay chưa? (Thưa, con đã đạt được một số rồi.) Ngươi đã đạt được những gì? Ngươi có thể đánh giá điều đó được không? (Thưa, con đã đạt được một số nhận thức và thấu suốt về cách con người bị Sa-tan làm bại hoại và về thế gian tà ác này.) Ngươi đã đạt được một chút nhận thức. Vậy nhận thức này có thể thay đổi được phương hướng cuộc sống, mục tiêu cuộc đời và các nguyên tắc hành xử của ngươi trong đời thực không? Bất kể ngươi sống trong tập thể nào, nhận thức này hoặc những lẽ thật ngươi đã hiểu được có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và mục tiêu cuộc đời của ngươi không? Nếu chúng không thể thay đổi ngươi hoàn toàn, thì ít nhất cũng phải có một số thay đổi và ràng buộc trong những gì ngươi nói và làm. Chẳng phải hầu hết các ngươi bây giờ vẫn chỉ dừng lại ở cấp độ này về mặt vóc giạc sao? (Thưa, phải.) Như vậy thì phải cần tiến bộ. Nếu hiểu biết về lẽ thật của ngươi quá nông cạn thì chưa được, chỉ biết nói một chút đạo lý và chịu một chút ràng buộc cũng chưa được. Ngươi phải hiểu lẽ thật để có con đường thực hành lẽ thật và để có thể thay đổi mục tiêu cuộc đời của mình. Nếu tất cả những lẽ thật ngươi hiểu và những bài giảng ngươi nghe đã được tiếp nhận trong lòng ngươi rồi và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của ngươi, thay đổi phương hướng và mục tiêu hành xử của ngươi, cũng như thay đổi nguyên tắc hành xử của ngươi, thì hiệu quả này không phải sẽ tốt hơn một chút so với việc chịu một chút ràng buộc sao? Các ngươi bây giờ chỉ dừng lại ở việc chịu ràng buộc và tuân thủ quy định – đây có phải là con đường thực hành và bước vào tích cực không? Tuyệt đối là không. Nếu các ngươi cứ mãi dừng lại ở việc chịu ràng buộc và tuân thủ quy định, hậu quả sẽ là gì? Liệu các ngươi có thể bước vào thực tế lẽ thật được không? Liệu các ngươi có thể trải qua sự thay đổi thực sự được không? Hơn nữa, song song với việc chịu ràng buộc và tuân thủ quy định, các ngươi đã đạt được bất kỳ kết quả nào trong việc thực hành lẽ thật chưa? Chưa hề. Do đó, chú trọng vào việc hiểu lẽ thật vẫn là điều quan trọng nhất. Chịu ràng buộc và tuân thủ quy định không có nghĩa là ngươi hiểu lẽ thật, càng không có nghĩa là ngươi đang thực hành lẽ thật. Chịu ràng buộc và tuân thủ quy định suốt đời cũng sẽ không đạt được hiệu quả hiểu lẽ thật và thực hành lẽ thật. Đây là tốn công vô ích! Cho nên, bất kể người ta chịu khổ bao nhiêu khi chịu ràng buộc và tuân thủ quy định, điều đó cũng không hề có một chút giá trị hay ý nghĩa nào.

Sau khi nghe giảng và hiểu lẽ thật, các ngươi đã trải nghiệm bất kỳ sự thay đổi thực sự nào chưa? Chẳng hạn như suy nghĩ rằng sự mưu cầu tri thức, lý luận tưởng đúng mà là sai trước kia, cũng như sự mưu cầu danh lợi, địa vị của ngươi, không phải là đức tin nơi Đức Chúa Trời, mà thuộc về tín ngưỡng tôn giáo, rằng mưu cầu danh lợi, địa vị là tà môn, rằng nếu sống và hành xử như thế, ngươi sẽ hoàn toàn biến thành quỷ phải đày xuống địa ngục, và sống như thế quá đau khổ. Các ngươi đã có trải nghiệm và nhận thức này chưa? Lĩnh hội thiết thân của ngươi là gì? Sự mưu cầu tri thức và danh lợi, địa vị đó quá mệt mỏi! Sống giữa những người ngoại đạo khiến ngươi cảm thấy có quá nhiều thị phi, quá nhiều phiền toái, sống thật mệt mỏi và quá thống khổ. Ngươi nói: “Tôi không thể sống như thế được. Nếu sống như họ, tôi sẽ thống khổ nhiều như họ. Tôi cần phải thoát khỏi lối sống của họ”. Đây có phải là sự lĩnh hội thiết thân của ngươi không? Ngươi đã lĩnh hội một cách sâu sắc rằng nhân loại bại hoại không hề tiếp nhận lẽ thật chút nào, rằng hết thảy họ đều lục đục, âm mưu và cố lừa gạt nhau, rằng họ ngầm phá hoại nhau, và đánh nhau cho đến đầu rơi máu chảy chỉ vì chút lợi ích. Ngươi đã lĩnh hội được rằng ai cũng không muốn đi con đường nhân sinh đúng đắn, mà thay vào đó dựa vào thủ đoạn và âm mưu để hành sự. Điều ngươi cảm thấy nhiều nhất khi sống trong môi trường như vậy là gì? Ngươi cảm thấy không có sự công bằng hoặc công chính trong thế giới đó, nó quá tà ác, quá tối tăm, và ở đó người sống như quỷ, ngươi muốn làm người tốt cũng không dễ, không thể đạt được. Nếu muốn thích nghi với thế giới đó, ngươi bắt buộc cũng phải làm quỷ và sống như quỷ thì mới có thể hòa nhập vào những bầy quỷ cũng như hòa nhập vào các trào lưu xã hội; để tranh đấu vì miếng cơm, vì sinh kế và sự sinh tồn của chính mình, ngươi sẽ phải cạnh tranh với họ, nói và làm những điều trái ý muốn của mình. Sống như thế này mỗi ngày quá mệt mỏi, nhưng nếu ngươi không sống như thế thì sẽ bị bài xích và không có đường sống. Trong kiểu môi trường sống này, ngươi lĩnh hội được điều gì? Sự thống khổ, giày vò và bất lực. Ngươi đã lĩnh hội được sự tà ác, tàn khốc và tăm tối tồn tại giữa người với người, và ngươi không thể nhìn thấy sự sáng của nhân sinh. Khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời và chú trọng việc đọc lời Ngài, ngươi đã lĩnh hội được điều gì? (Thưa, con đã hiểu lẽ thật trong lòng, con cảm thấy tin Đức Chúa Trời tốt lành hơn, và con cảm nhận được niềm an ủi trong lòng.) Trong khi sống trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, ngươi có phước lành của Đức Chúa Trời, và có thể hiểu nhiều lẽ thật; khi ngươi ở cùng anh chị em, các ngươi có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau, đối xử bình đẳng với nhau và sống hòa thuận. Ngày nào ngươi cũng cảm thấy tâm trạng dễ chịu, tự do và giải phóng. Ngươi không cần phải lo bị lừa dối và ngươi không còn bị người khác áp chế, ngược đãi nữa. Những kẻ hành ác dần bị vạch trần, đào thải, và ngày càng ít. Nhà Đức Chúa Trời được ngự trị bởi lẽ thật, bởi Đức Chúa Trời. Dân được Đức Chúa Trời chọn có thể tự do ngôn luận không bị hạn chế, có quyền bầu cử và có quyền vạch trần kẻ ác. Những kẻ không tiếp nhận lẽ thật, lại còn có khả năng hành ác dần dần bị thanh trừ. Không có hiện tượng bị trừng trị và áp chế trong nhà Đức Chúa Trời. Có việc gì mọi người cùng thảo luận. Có vấn đề gì, các lãnh đạo và chấp sự sẽ thông công về lẽ thật để giải quyết. Con người đều sẽ dần hiểu được lẽ thật, và ngày càng ít xảy ra những chuyện phạm pháp đó. Hết thảy dân được Đức Chúa Trời chọn đều có thể tiếp nhận lẽ thật, chịu sự ràng buộc của lẽ thật và có một số thay đổi trong lời nói, việc làm. Bất cứ ai hành ác, mọi người đều có thể thấy rõ và tố giác. Vì thế, ngày càng ít kẻ ác trong nhà Đức Chúa Trời. Giờ đây ngươi ngày càng cảm thấy môi trường nhà Đức Chúa Trời thực sự tốt – các anh chị em yêu thương nhau, ai gặp chỗ khó hay chệch hướng đều có thể được trợ giúp; ai gặp khó khăn đều có thể được giải quyết, và nếu có những vấn đề không giải quyết được, thì mọi người có thể ngưỡng vọng và nương cậy nơi Đức Chúa Trời, giải quyết theo lời Ngài. Sống trong nhà Đức Chúa Trời khiến ngươi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tràn đầy hy vọng, ngươi có thể nhìn thấy sự sáng, và có thể tận hưởng trọn tình yêu thương cùng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Môi trường này rất có lợi cho sự tiến bộ trong sự sống của mọi người. Khi sống trong hội thánh, trong môi trường có lẽ thật này, ngươi có thể dần hiểu lẽ thật, lòng ngươi dần sáng tỏ hơn, và ngươi sẽ cảm thấy tự do, giải phóng. Đó là những kết quả có được từ việc hiểu lẽ thật. Những người đã đạt được lẽ thật có một đặc trưng rõ ràng: họ tương đối tự do và giải phóng. Họ không cần bị ràng buộc, lẽ thật sẽ ảnh hưởng đến lời nói, việc làm từ trong lòng họ và sẽ thay đổi lối sống cũng như phương hướng cuộc đời của họ. Khi lòng kính sợ Đức Chúa Trời khởi sinh trong ngươi, khi ngươi có lòng kính sợ Đức Chúa Trời dẫn dắt, thì tính chất những việc ngươi làm sẽ hoàn toàn khác với những việc ngươi làm trước đây khi áp dụng sự khắc chế và chịu ràng buộc. Trong trường hợp đó, giả sử có được trao địa vị, và có cơ hội cũng như điều kiện thích hợp để trừng trị người khác, thì ngươi có còn làm không? (Thưa, không.) Tại sao không? Đó là bởi ngươi không định trừng trị người khác, hay bởi ngươi không có khả năng trừng trị người khác? (Thưa, đó là bởi tâm tính con đã thay đổi.) Đúng vậy, ngươi sẽ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ có những nguyên tắc cũng như giới hạn trong hành động của mình. Lúc này, bất kể phải đối mặt với cám dỗ nào, ngươi cũng sẽ có thể nói từ trong tâm rằng: “Làm như vậy Đức Chúa Trời sẽ không vui, tôi không thể làm những chuyện xúc phạm Đức Chúa Trời”. Vóc giạc của ngươi sẽ tự nhiên đạt đến bước này, và ngươi sẽ có thể nói những lời như thế. Các ngươi bây giờ có thể đạt đến bước này một cách tự nhiên như vậy chưa? (Thưa, chưa.) Điều đó chứng tỏ lẽ thật vẫn chưa có tác dụng trong ngươi; lẽ thật mới chỉ ràng buộc hành vi của ngươi, chứ chưa thể ràng buộc lòng ngươi hoặc thay đổi phương hướng cuộc đời cũng như những nguyên tắc và mục tiêu hành xử của ngươi.

Hiện các ngươi đều đã bắt đầu chú trọng mưu cầu lẽ thật trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, vậy các ngươi căn cứ vào đâu để hành xử? Lương tâm, ranh giới làm người và đạo đức. Những điều này cách lẽ thật bao xa? Lương tâm, ranh giới làm người và đạo đức có liên quan đến lẽ thật không? Còn chưa đạt đến mức có liên quan đến lẽ thật. Cùng lắm thì hành xử dựa trên lương tâm cũng chỉ có thể khiến ngươi trở thành người tốt, nhưng vẫn thua xa yêu cầu của Đức Chúa Trời. Yêu cầu của Đức Chúa Trời là để con người hành xử dựa trên lẽ thật và sống theo lời Ngài. Khi người tin Đức Chúa Trời có thể nắm bắt lẽ thật, hiểu và thực hành lẽ thật, cũng như ràng buộc bản thân theo các nguyên tắc lẽ thật, như vậy mới là trưởng thành. Nếu không mưu cầu lẽ thật, họ sẽ không bao giờ trưởng thành được. Có những người đã bắt đầu mưu cầu lẽ thật và có ý chí, nói rằng: “Tôi phải làm hết sức để phấn đấu vươn tới lẽ thật và nỗ lực thực hành theo lời Đức Chúa Trời cũng như lẽ thật, việc chung thì giải quyết theo quy tắc chung, hành động có nguyên tắc và ranh giới, không làm những việc xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời hoặc đắc tội với Ngài, mà không cần ai phải quản lý, ràng buộc hoặc giám sát mới làm. Mặc dù không có ai giám sát, nhưng nếu làm chuyện gì mà xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời, không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và đắc tội với Ngài, thì tôi tuyệt đối không làm. Cho dù có ý niệm đó trong lòng, tôi cũng có thể kiềm chế – tôi không được làm chuyện như vậy”. Trạng thái này là tích cực và chính diện. Ví dụ: giả sử nhà Đức Chúa Trời yêu cầu ai đó bảo quản một vật quý giá, và chỉ vài người biết chuyện này. Khi những người khác biết chuyện này thì người đó có thể bảo quản thật tốt, trong lòng luôn ghi nhớ chuyện này, không để nó bị thất lạc, hư hỏng, trộm cắp hoặc hủy hoại. Đồng thời, tự bản thân họ cũng có thể kiềm chế không nổi lòng tham và lòng chiếm hữu, trong lòng tuyệt đối coi đây là thánh vật. Đây chẳng phải là một người tốt sao? Trước mắt, có thể nói rằng họ là người tốt bởi vì họ không có ý niệm hoặc ý nghĩ tham lam chiếm hữu vật đó. Tiến thêm một bước, họ có thể bảo quản vật đó với sự tận trung với cương vị của mình, hết lòng và hết trách nhiệm trong việc bảo quản tốt vật này, và có thể nói rằng họ đang dốc hết tâm huyết, làm tốt công việc. Nhưng một ngày kia, tình hình thay đổi. Một số người biết chuyện này bị bắt giữ và tống giam, một số bị điều chuyển đến những nơi khác. Chỉ còn lại duy nhất một mình họ biết về vật này. Trong tình huống này, chẳng phải hoàn cảnh của họ đã thay đổi sao? Đúng vậy, hoàn cảnh của họ đã thay đổi, và bài khảo nghiệm đã đến. Ban đầu, lòng họ vẫn không dao động, và họ vẫn bảo quản vật đó một cách nghiêm túc và trách nhiệm mà không có bất kỳ ý nghĩ nào khác. Về sau, họ nghe tin những người biết về nó đã biến mất. Ngay cả khi đó, họ vẫn nghĩ: “Mình không được nuôi bất kỳ chủ ý nào về vật này; mình phải tiếp tục bảo quản nó cho tốt. Dù mọi người không biết, Đức Chúa Trời biết!”. Đây chẳng phải là một người tốt sao? (Thưa, hiện tại họ vẫn có vẻ là người tốt.) Tại sao vậy? Bởi vì khi đánh giá theo tiêu chuẩn người tốt, nếu có thể làm được đến mức này thì người ta đã rất tốt rồi. Nhưng một ngày kia, trong gia đình họ có một chuyện lớn, và họ cần tiền gấp, trong tay lại không đủ tiền. Hoàn cảnh lại thay đổi, và khi hoàn cảnh thay đổi, thì một lần nữa lại đến lúc họ bị khảo nghiệm. Ban đầu, họ còn nghĩ đến việc mượn tiền, nhưng sau hai, ba lần cố gắng mượn không được, lòng họ bắt đầu dao động: “Chẳng phải mình đang bảo quản một vật quý báu trong tay sao? Đang giữ tiền mà còn đi mượn tiền, chẳng phải là ngu sao? Không ai biết mình đang bảo quản vật này. Hơn nữa, vật này cũng chỉ để không ở đây. Chẳng phải mình dùng là đúng sao? Không dùng thì phí!”. Thế là họ có ý nghĩ lô-gic hay hơn: “Chẳng phải đây là Đức Chúa Trời chuẩn bị cho mình sao? Đức Chúa Trời đang ân đãi mình, tạ ơn Đức Chúa Trời!”. Càng nghĩ, họ càng cảm thấy làm vậy là phù hợp. Sau khi suy tính hai, ba ngày, họ cảm thấy an tâm trong lòng, lương tâm không trách cứ. Cuối cùng, họ quyết định: “Cứ dùng khoản tiền này thôi!”. Chuyện gì đã xảy ra? (Thưa, tư tưởng họ bắt đầu thay đổi.) Sự thay đổi này trong tư tưởng họ đã xảy ra như thế nào? (Thưa, nó xảy ra do hoàn cảnh.) Vậy có vấn đề với hoàn cảnh à? Có phải hoàn cảnh đã thay đổi họ không? (Thưa, không.) Vậy chúng ta nên nói như thế nào cho chuẩn xác? Khi hoàn cảnh của họ thay đổi hai lần trước đó, tại sao lúc đó lòng họ không dao động? (Thưa, đó là do chưa đến lúc nghèo rớt mồng tơi.) Trước khi đến mức này, ý nghĩ thực sự bên trong và những tâm tính thực sự của con người chưa bộc lộ. Lúc đó, chúng ta có thể nói rằng người này trung thành với Đức Chúa Trời không? Hoặc họ yêu lẽ thật không? Có thể nói như vậy, bởi vì họ đã bảo quản của lễ, đã có thể tận tâm, tận lực mà không có bất kỳ ý nghĩ hay tư tưởng xáo động nào khác. Họ chưa bao giờ nuôi bất kỳ chủ ý gì về vật đó – con người này mới tốt làm sao! Tuy nhiên, khi hoàn cảnh sống thay đổi và họ cảm thấy cùng đường mạt lộ, thì những tư tưởng xáo động của họ nảy sinh, và họ bắt đầu nuôi chủ ý về của lễ. Thực ra, không phải là trước đây họ không có những ý nghĩ này, mà chúng ẩn giấu trong lòng họ. Khi gặp hoàn cảnh thích hợp, những ý nghĩ của họ cứ tự nhiên tuôn ra như nước suối. Cuối cùng, thậm chí họ còn tìm thấy “cơ sở” cho việc này, nói rằng đó là do Đức Chúa Trời chuẩn bị cho họ. Khi họ tìm thấy “cơ sở” này, chẳng phải bản tính tà ác của họ đã bộc lộ sao? Sự trung thành, thiện lương và tinh thần chính nghĩa của họ đâu rồi? (Thưa, không còn nữa.) Vậy có phải những biểu hiện trước kia của họ chỉ là giả bộ không? Đó cũng không phải giả bộ, mà là những sự bộc lộ tự nhiên, nhưng không phải là những sự bộc lộ sâu thẳm. Đó chỉ là những sự bộc lộ bề nổi nhất, là những hiện tượng bề nổi. Có chút giả tạo trong những hiện tượng nhân tính bề nổi, đôi khi người ta không thể nhìn thấu chúng và dễ bị mê hoặc. Chẳng hạn như có những người có vẻ thực hiện bổn phận rất tốt trong sáu tháng hay một năm, nhưng sau một năm, họ trở nên tiêu cực. Sau hai năm, họ có thể bỏ chạy và trở lại thế tục; người thì để kiếm tiền, người thì để sống cuộc sống riêng. Cho nên, sẽ là sai lầm nếu ngươi xác định họ là người thành tâm dâng mình cho Đức Chúa Trời dựa trên biểu hiện của họ trong sáu tháng hoặc một năm. Biểu hiện của họ trong sáu tháng hoặc một năm ấy thực ra chỉ là giả tạo, là sự nhiệt thành tạm thời. Khi đối mặt với một số hoàn cảnh và sự cám dỗ, chân tướng của họ, sự uế tạp trong ý định của họ đằng sau đức tin nơi Đức Chúa Trời sẽ bộc lộ. Chẳng phải đây là sự thật sao? Họ chẳng hề có chút thay đổi nào. Rốt cuộc thì Đức Chúa Trời muốn thay đổi điều gì ở con người? Bằng cách khiến con người tiếp nhận lẽ thật, Đức Chúa Trời muốn giải quyết vấn đề nào ở họ? (Thưa, những thứ trong bản tính của con người.) Đúng vậy, phải giải quyết những thứ trong bản tính của con người. Khi chưa có chuyện xảy đến, con người ai cũng có ranh giới đạo đức cơ bản nhất và không lợi dụng người khác. Nhất là người già thường nói: “Đồ của người không tham, đồ của mình không bỏ”. Nghĩa là đồ của mình thì đừng tùy tiện đem cho, đồ của người khác thì đừng có lòng tham hoặc có tư tưởng tham lam. Đây chỉ là điều nhân tính bình thường phải có, căn bản là chưa chạm đến lẽ thật. Vậy con người có thể làm được điều này không? (Thưa, không thể.) Thậm chí con người còn không thể làm được điều này, vậy mà họ lại nói rằng đừng có tư tưởng tham lam. Không cần phải đợi tư tưởng tham lam nảy sinh trong mình thì họ đã chiếm đoạt đồ của người khác rồi – đây là kết quả của việc bị bản tính chi phối. Chỉ cần hoàn cảnh cho phép, thậm chí người ta không cần nghĩ ngợi, mà liền bộc lộ bản tính tà ác bên trong, cũng như những tâm tính hung ác, tham lam và giả dối của mình. Về người đã tham lam chiếm lấy của lễ trong ví dụ Ta vừa đề cập – những ý nghĩ và biểu hiện nào của họ là giả dối? (Thưa, họ đã chiếm đoạt của lễ của Đức Chúa Trời mà còn nói là Đức Chúa Trời đã chuẩn bị chuyện này và mở lối cho họ.) Đây là giả dối, là dối mình, dối người. Họ đã lừa dối bản thân, lại còn lừa dối Đức Chúa Trời. Họ đã sử dụng những lời êm tai để tránh né và để xoa dịu lương tâm của chính mình hòng tránh bị lương tâm buộc tội. Hơn nữa, họ còn bịa ra lời nói dối mỹ miều cho bản thân, và muốn sử dụng lời nói dối này để lừa bịp và lừa gạt Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là giả dối sao? (Thưa, phải.) Đó chính là giả dối. Khi ngươi phải đối mặt với những hoàn cảnh như vậy, và bản tính của ngươi làm nảy sinh những ý nghĩ khiến ngươi muốn làm điều gì đó, thì trước tiên, lương tâm ngươi sẽ phát huy tác dụng bên trong ngươi, sau đó những lẽ thật ngươi hiểu được cũng sẽ phát huy tác dụng, khiến ngươi nhận ra rằng suy nghĩ theo lối này sẽ không đi đến đâu cả, như thế là đê tiện, tà ác, và những gì ngươi suy nghĩ, cho rằng là như vậy đều không phải là lẽ thật. Mặc dù ngươi nhất thời có thôi thúc muốn làm chuyện này, nhưng sau khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, ngươi tự nhủ: “Mình không thể làm thế được. Làm thế là đắc tội với Đức Chúa Trời, là tà ác! Làm thế là không hợp với lẽ thật, và chẳng phải sẽ là lừa gạt Đức Chúa Trời sao? Cho dù ở bất cứ thời điểm nào, mình cũng không được làm như thế. Đây là thứ được xem là thánh vật, nó thuộc về Đức Chúa Trời, tuyệt đối không được động vào. Mặc dù không ai biết vật này, chỉ Đức Chúa Trời biết, nhưng bởi vì chỉ Đức Chúa Trời biết, nên mình tuyệt đối không thể động vào”. Nếu con người có thể suy nghĩ như vậy, thì họ có vóc giạc thực tế. Nếu dựa vào lòng tốt và ranh giới đạo đức của mình, họ có thể kiềm chế bản thân được không? Họ có thể đảm bảo mình sẽ không lấy cắp của lễ được không? (Thưa, họ không thể.) Con người phải có gì thì mới làm được chuyện này? (Thưa, họ phải có lòng kính sợ Đức Chúa Trời.) Chỉ những lẽ thật ngươi hiểu, những hiểu biết về Đức Chúa Trời và lòng kính sợ Đức Chúa Trời của ngươi mới có thể ràng buộc lòng ngươi và hành động của ngươi, cũng như quyết định ngươi chọn con đường nào và ngươi hành xử ra sao cho phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Ngoài lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, còn điều thứ hai nào có thể giúp ngươi đạt được kết quả này không? Không có. Đây là con đường duy nhất; như thế mới có thể khiến ngươi kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Bất kể ngươi gặp phải dạng hoàn cảnh nào, dù là sự thử luyện hay cám dỗ, cũng không thể thay đổi lòng trung thành và sự vâng phục Đức Chúa Trời của ngươi. Một khi ngươi đã kiên định ý chí, nó sẽ vĩnh viễn không thay đổi. Bất kể ngươi gặp phải hoàn cảnh khó khăn đến đâu, dù là sự cám dỗ đặc biệt lớn đối với ngươi, thì ý chí của ngươi vẫn không thay đổi, và những nguyên tắc hành sự của ngươi vẫn không thay đổi. Như thế, ngươi sẽ đứng vững trong chứng ngôn của mình, và ngươi sẽ đạt được lẽ thật. Đức Chúa Trời sẽ không thử luyện ngươi về chuyện này nữa. Ngươi đã chiến thắng và đứng vững. Hầu hết mọi người bây giờ có thể đạt đến vóc giạc này không? (Thưa, chưa thể.) Họ vẫn chưa thể đạt đến, chứng tỏ lẽ thật chưa trở thành sự sống của họ. Vậy hiện nay thứ gì là sự sống của họ? Những triết lý sống của Sa-tan, những độc tố của Sa-tan và một số bản năng của con người, nghĩa là tuân thủ ranh giới đạo đức và ranh giới làm người, cũng như một số đạo lý và câu nói thuộc linh mà họ nắm được kể từ khi tin Đức Chúa Trời. Nắm giữ những thứ này, người ta luôn nghĩ rằng: “Mình đã đạt được lẽ thật. Mình đã hiểu rất nhiều khi tin Đức Chúa Trời. Mình đã thay đổi, và đã thu hoạch được chút gì đó”. Cái họ đã thu hoạch được là gì? Thực ra, đó chỉ là những thứ bề nổi. Đó chỉ là chịu một chút ràng buộc về mặt hành vi, và hành vi của họ phần nào quy củ hơn. Ngoài ra, họ có thể suy ngẫm theo cách tích cực hơn về mặt tư tưởng và trong lòng, nghĩ nhiều hơn về những điều tích cực. Do ảnh hưởng của môi trường, thường xuyên nghe giảng, cũng như thực hiện bổn phận và tiếp xúc với những điều tích cực ngày càng nhiều, nên họ có được một số ảnh hưởng tích cực. Đó là những lợi ích và sự thay đổi mà môi trường hội thánh mang đến cho con người. Nhưng những sự thay đổi mà lẽ thật mang đến cho con người to lớn đến đâu, nhiều đến đâu? Điều đó tùy thuộc vào sự mưu cầu của họ. Nếu thực sự là người mưu cầu lẽ thật thì ngươi sẽ luôn thu hoạch được điều gì đó về mặt khía cạnh thực tế của lẽ thật, và mỗi giai đoạn, ngươi sẽ luôn có chút thu hoạch, chút hiểu biết. Con người hiểu và có cảm nhận trong lòng về việc mình đã thu hoạch được điều gì đó hay chưa. Hầu hết mọi người bây giờ cảm thấy điều gì? Đó là dựa trên lòng tốt của mình, họ thường cố gắng và chủ tâm làm chút việc tốt, những việc mà mọi người tin là có lương tâm và lý trí, và những việc sẽ không khiến họ bị người khác buộc tội hoặc chỉ trích. Mặc dù đó là những việc tốt, nhưng không thể nói đó là thực hành lẽ thật. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Hầu hết mọi người có nguyên tắc cơ bản nhất cho hành động của mình, đó chính là hành động theo lương tâm của mình. Họ cảm thấy lẽ thật quá thâm sâu, quá trừu tượng và dường như quá xa vời đối với con người. Con người không hiểu rõ lẽ thật và không thể nói một cách rõ ràng về lẽ thật, nên họ chỉ hành động theo lương tâm của mình, sống ngày nào hay ngày ấy. Một số người thậm chí còn không có chút tri giác nào về lương tâm, và không hành động theo tiêu chuẩn của lương tâm. Có những người thực hiện bổn phận mà không hề đạt được bất kỳ kết quả gì; họ chỉ biết ăn bám và tận hưởng ân điển của Đức Chúa Trời nhưng lại không cống hiến chút gì đáp lại, cũng chẳng hề thấy tự trách trong lòng. Loại người này có lương tâm và lý trí không? Nếu ngươi hỏi họ: “Sống như vậy, anh cảm thấy thế nào?”. Họ sẽ nói: “Tâm ý của Đức Chúa Trời quá lớn lao, tôi không thể đạt được. Dù sao tôi cũng là người thành tâm tin Đức Chúa Trời, và tôi chưa hành ác. Tôi cảm thấy bình an trong lòng”. Những người như thế có thực hành lẽ thật không? Mặc dù thực hiện bổn phận, nhưng họ có đang thành tâm dâng mình cho Đức Chúa Trời không? Trong mắt con người, dường như họ đang thực hiện bổn phận, nhưng họ không hề đạt được kết quả nào trong đó. Đức Chúa Trời có thể nào khen ngợi họ không? Họ có thể nói rằng: “Tôi thực hiện bổn phận dựa trên lương tâm, tôi không ăn không ngồi rồi, tôi không lười biếng, và tôi trả giá cũng kha khá”. Nhưng tiêu chuẩn lương tâm này có thể hiện họ đang thực hành lẽ thật không? Khi có thời gian, các ngươi nên suy ngẫm, nghĩ ra một chủ đề để thông công cùng nhau, và xem mình nên hành động như thế nào để thực hành lẽ thật. Đừng chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn của lương tâm, hoặc những tiêu chuẩn làm người tốt và có hành vi tốt. Đừng hài lòng với việc làm kẻ xuề xòa. Ngươi cần phải mưu cầu và bước vào được tầm cao của lẽ thật. Chỉ như vậy mới có thể đáp ứng tâm ý của Đức Chúa Trời và bước vào thực tế lẽ thật. Nếu ngươi luôn cố gắng thỏa mãn lương tâm của mình, và cho rằng chỉ cần không vi phạm ranh giới đạo đức là được, thì khi hành sự, ngươi sẽ luôn ở trong phạm vi này, và không vượt ra khỏi phạm vi này, đồng nghĩa lẽ thật sẽ không bao giờ liên quan đến ngươi. Nếu hành động và lời nói của ngươi không bao giờ liên quan đến lẽ thật, vậy ngươi còn có thể đạt được lẽ thật sao? Sẽ rất khó để ngươi đạt được lẽ thật.

Các học giả thời cổ đại thường đọc những cuốn sách như “Luận Ngữ”, “Đạo Đức Kinh” và “Tam Tự Kinh”. Họ vùi đầu cả ngày vào đó như thể tụng kinh, miệng luôn tuôn những câu kinh điển. Sau khi đọc vài cuốn sách và thuộc lòng vài bài thơ Đường, Tống, họ liền cảm thấy mình đã có tri thức, suốt ngày giáo huấn người khác, cảm thấy mình thật giỏi. Cả cuộc đời, họ chẳng thể làm được việc gì chính nghĩa, mà chỉ hành xử dựa trên mấy cuốn sách thánh hiền đã đọc được. Họ không hiểu bất kỳ điều gì, cũng chẳng thể luận ra bất kỳ điều gì. Họ trải qua cuộc đời trong mơ mơ hồ hồ, chẳng làm nên trò trống gì. Thế mà trong lòng họ vẫn cảm thấy hài lòng với chính mình, cho rằng mình đã hiểu rất nhiều và người khác đều không bằng họ. Có một câu thành ngữ gọi là “tưởng mình thanh cao hơn người” – nó nói không sai chút nào, và các ngươi tuyệt đối không được sống trong tình trạng như vậy. Có những người luôn cảm thấy mình có tri thức và lòng nhân nghĩa. Vì thế, họ cảm thấy mình thanh cao hơn người, và nghĩ rằng họ hoàn toàn xứng đáng được gọi là người tốt, là quân tử. Có những người đặc biệt coi trọng nghĩa khí và sẵn sàng xả thân vì bạn bè. Có những người đặc biệt coi trọng lương tâm và có thể thực hiện câu: “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng”. Có những người không kết hôn, và họ tu thân dưỡng tính và mưu cầu trường sinh bất lão. Có những người chỉ một lòng đọc sách thánh hiền, không để tâm gì đến chuyện bên ngoài. Những người gọi là người tốt này có thực sự là người tốt không? Họ sống theo tri thức của mình, họ nói và hành động với chút lương tâm, vậy có thể coi những người này là có thực tế lẽ thật không? Có gì thực sự đảm bảo họ sẽ không hành ác không? Có những người có hảo tâm với người khác, và thường xuyên làm từ thiện, trợ giúp người, thế là họ tin mình là bậc đại thiện nhân. Nhưng đánh giá con người là thiện hay ác bằng cách luôn dựa trên những câu nói của văn hóa truyền thống có chuẩn xác không? Luôn sử dụng tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá người khác và thể hiện bản thân, đó chính là tưởng mình thanh cao hơn người. Những người tưởng mình thanh cao hơn người này có lẽ thật không? Họ có thể tiếp nhận và thuận phục lẽ thật không? Chắc chắn là không. Nếu như có quyền lực và địa vị, họ có thể chống đối Đức Chúa Trời và bách hại tàn khốc những người tin Ngài không? Họ thừa khả năng làm điều đó, cho thấy họ vẫn còn sự ác độc trong bản tính, và bản tính của họ là bản tính Sa-tan. Căn cứ vào đó, có thể xác định rằng những người luôn sống theo tri thức và văn hóa truyền thống hết thảy đều là kẻ đạo đức giả, có thể hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Có những người đã tin Đức Chúa Trời mấy năm, mà rất ngạc nhiên là họ không phân định được văn hóa truyền thống và tri thức. Họ không thể nhìn thấu rằng về thực chất, những thứ này là triết lý, lô-gic và luật lệ của Sa-tan, là tri thức và văn hóa làm hại con người. Những người như thế có thực tế lẽ thật không? Những người không thể nhìn thấu văn hóa truyền thống và tri thức, không phân định được chúng, là những người hoàn toàn không hiểu lẽ thật, và không sở hữu một chút thực tế lẽ thật nào. Có những người nghĩ rằng một số dạng tri thức cũng có thể giúp người ta làm người tốt và những dạng tri thức này dạy người ta làm việc lành. Điều đó rất sai lầm. Tri thức không phải là sự sống, mà là một kiểu quy định, nó đối địch với lẽ thật, và là những lý luận sai lầm. Bất kể tri thức của con người cao siêu hoặc thâm sâu đến đâu, thậm chí họ còn chẳng thể nhìn thấu được thực chất bại hoại của nhân loại, bản tính của chính mình, hay nhân loại bại hoại là gì, vậy thì tri thức của họ có tác dụng gì? Chẳng phải đó là đạo lý nông cạn và mê hoặc con người nhất sao? Giống như lý thuyết Nho giáo và Đạo Đức Kinh – những lời trong những sách gọi là sách thánh hiền Trung Quốc kinh điển này đều là những lời như đúng mà là sai, đều là những lời của quỷ mê hoặc con người, đều là tà thuyết và lý luận sai lầm đạo đức giả, là độc tố và lô-gic của Sa-tan. Có những người tôn sùng những thứ này như lẽ thật – họ có còn là người tin Đức Chúa Trời không? Nếu ngươi tin Đức Chúa Trời trong lòng, nghe giảng và đọc lời Đức Chúa Trời hàng ngày, tại sao ngươi không thể hiểu lẽ thật? Tại sao ngươi không thể biến lẽ thật thành mục tiêu mưu cầu của mình? Những người này là những kẻ ngu xuẩn nhất, tột cùng ngu muội, họ là mặt người dạ thú, và không phải con người.

Lẽ thật là gì? Trước hết, phải xác định rằng những triết lý xử thế chắc chắn không phải là lẽ thật, và những châm ngôn của các danh nhân, vĩ nhân không phải là lẽ thật. Những câu nói của Nho giáo và Đạo giáo, những hành vi và hành động tốt đẹp mà nhân loại bại hoại kế thừa và công nhận, những thứ và lý luận chỉ đạo tư tưởng của con người, v.v. – không điều gì trong số này là lẽ thật. Lấy việc giúp người làm niềm vui có phải là lẽ thật không? (Thưa, không.) Lấy việc giúp người làm niềm vui và thích làm việc thiện là những việc tốt, và người có nhiệt tâm thì ít nhất phải có tâm địa thiện lương và có thể thương xót người khác – tại sao điều này không phù hợp với lẽ thật? (Thưa, cách họ giúp người không có nguyên tắc.) Giúp người vô nguyên tắc có phải là làm người tốt không? Đó là làm người xuề xòa và cố gắng có mối quan hệ tốt với tất cả mọi người. Hiếu thảo với cha mẹ có phải là lẽ thật không? (Thưa, không.) Hiếu thảo với cha mẹ là điều đúng đắn và tích cực, nhưng tại sao lại nói đó không phải là lẽ thật? (Thưa, bởi vì người ta hiếu thảo với cha mẹ vô nguyên tắc và không thể phân định cha mẹ mình thực sự là kiểu người nào.) Việc người ta nên đối đãi cha mẹ mình như thế nào có liên quan đến lẽ thật. Nếu cha mẹ của ngươi tin vào Đức Chúa Trời và đối xử tốt với ngươi, thì ngươi có hiếu thảo với họ không? (Thưa, có.) Ngươi hiếu thảo như thế nào? Ngươi đối xử với họ khác với đối xử với các anh chị em. Ngươi làm tất cả những gì họ nói, và nếu họ già yếu, thì ngươi ở bên cạnh để chăm sóc họ, điều này cản trở ngươi ra ngoài thực hiện bổn phận của mình. Làm điều này có đúng không? (Thưa, không.) Ngươi nên làm gì những lúc như vậy? Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu ngươi vẫn có thể chăm sóc họ trong khi thực hiện bổn phận của ngươi ở gần nhà, và cha mẹ của ngươi không phản đối đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi nên hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là một người con trai hoặc con gái và giúp đỡ cha mẹ mình làm chút việc. Nếu họ ốm đau, hãy chăm sóc họ; nếu điều gì đó khiến họ phiền muộn, hãy an ủi họ; nếu điều kiện tài chính của ngươi cho phép, hãy mua cho họ những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng vừa túi tiền của mình. Tuy nhiên, ngươi nên chọn làm gì nếu ngươi bận rộn với bổn phận của mình, không có ai chăm sóc cha mẹ ngươi, và họ cũng tin vào Đức Chúa Trời? Ngươi nên thực hành lẽ thật nào? Vì việc hiếu thảo với cha mẹ không phải là lẽ thật, mà chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, vậy thì ngươi nên làm gì nếu nghĩa vụ của ngươi trái với bổn phận của ngươi? (Thưa, phải ưu tiên bổn phận; đặt bổn phận lên hàng đầu.) Nghĩa vụ không nhất thiết là bổn phận của con người. Chọn thực hiện bổn phận là thực hành lẽ thật, trong khi thực hiện nghĩa vụ thì không phải. Nếu có điều kiện thì ngươi có thể thực hiện trách nhiệm hoặc nghĩa vụ này, nhưng nếu hoàn cảnh hiện tại không cho phép thì ngươi nên làm gì? Ngươi nên nói: “Tôi phải thực hiện bổn phận của mình – đấy là thực hành lẽ thật. Hiếu thảo với cha mẹ là sống theo lương tâm và không đạt tới việc thực hành lẽ thật”. Do đó, ngươi nên ưu tiên bổn phận của mình và tuân giữ bổn phận đấy. Nếu hiện thời ngươi không có bổn phận gì, và không làm việc xa nhà, sống gần cha mẹ mình thì hãy tìm cách chăm sóc họ. Hãy làm hết sức để giúp họ sống tốt hơn một chút và giúp họ bớt khổ cực. Nhưng việc này cũng tùy thuộc vào việc cha mẹ ngươi là loại người gì. Ngươi nên làm gì nếu cha mẹ mình có nhân tính kém, thường xuyên cản trở việc ngươi tin vào Đức Chúa Trời, và cứ lôi kéo ngươi khỏi việc tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình? Ngươi nên thực hành lẽ thật gì? (Thưa, từ bỏ.) Lúc này, ngươi phải từ bỏ họ. Ngươi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Cha mẹ ngươi không tin vào Đức Chúa Trời, nên ngươi không có nghĩa vụ phải hiếu thảo với họ. Nếu họ tin vào Đức Chúa Trời thì họ là gia đình, là cha mẹ ngươi. Nếu họ không tin thì các ngươi đang đi những con đường khác nhau: họ tin vào Sa-tan và cung phụng ma vương, và họ đi con đường của Sa-tan, họ đi con đường khác với con đường của những người tin vào Đức Chúa Trời. Các ngươi không còn là một gia đình nữa. Họ xem những tín đồ tin Đức Chúa Trời như đối thủ và kẻ thù của mình, nên các ngươi không còn nghĩa vụ phải chăm sóc họ và phải hoàn toàn cắt đứt quan hệ với họ. Đâu là lẽ thật: hiếu thảo với cha mẹ hay thực hiện bổn phận? Dĩ nhiên, thực hiện bổn phận mới là lẽ thật. Việc thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời không đơn thuần là hoàn thành nghĩa vụ và làm những điều phải làm. Đó là thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Ở đây có sự ủy thác của Đức Chúa Trời; đó là nghĩa vụ của ngươi, trách nhiệm của ngươi. Đây mới là trách nhiệm thực sự, là hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi trước Đấng Tạo Hóa. Đây là yêu cầu của Đấng Tạo hóa đối với con người, và là một vấn đề trọng đại trong đời. Còn việc hiếu thảo với cha mẹ chỉ đơn thuần là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái. Chắc chắn việc này không do Đức Chúa Trời ủy thác, và càng không phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Do đó, giữa việc hiếu thảo với cha mẹ và thực hiện bổn phận thì không còn nghi ngờ gì nữa, việc thực hiện bổn phận, và chỉ một mình việc đó, mới là thực hành lẽ thật. Thực hiện bổn phận với tư cách một loài thọ tạo là lẽ thật, và đó là bổn phận bắt buộc. Hiếu kính cha mẹ chỉ là việc hiếu nghĩa với con người. Điều đó không có nghĩa là người ta đang thực hiện bổn phận của họ, và cũng không có nghĩa là họ đang thực hành lẽ thật. Sau khi thông công về những điều này như vậy, các ngươi phải biết tự phân biệt những điều này, và phải biết điều gì là lẽ thật, điều gì không phải là lẽ thật. Bây giờ thử nghĩ xem còn có những thứ nào khác được người ta tôn sùng mà được coi như là lẽ thật không? (Thưa, thuật ngữ “năng lượng tích cực” thường được sử dụng trong xã hội; đây cũng là một điều tiêu cực và không phải là lẽ thật.) Hầu hết thuật ngữ mà người ngoại đạo nói đến đều là những thứ ma quỷ. Thuật ngữ “năng lượng tích cực” nảy sinh từ bối cảnh nào? Những câu nói nổi tiếng, lý luận lạ lùng hoặc thuật ngữ thịnh hành nảy sinh trong xã hội này đều có bối cảnh. Các ngươi có biết thuật ngữ thịnh hành này nảy sinh từ bối cảnh nào không? Ở Trung Quốc, bầu không khí xã hội đang ngày càng tà ác, và mọi người tôn sùng tà ác. Bất kể ma quỷ nói hoặc làm gì, mọi người đều theo. Dù một số người không chịu nổi và bình luận về việc này, nhưng chỉ vô ích, không ai hưởng ứng. Ở Trung Quốc, tà ác đã trở thành trào lưu, và không nhóm người nào ngăn cản được trào lưu tà ác này. Ai cũng cảm thấy đạo đức của đất nước đang xuống dốc từng ngày. Ác ma nắm mọi quyền lực, và hoàn toàn kiểm soát đất nước, nhân dân. Ma quỷ muốn làm gì thì làm, không ai cản được. Vì mục đích lừa bịp quần chúng, những kẻ cầm quyền đã làm rất nhiều chuyện tốt mã để mê hoặc và lừa gạt mọi người, thậm chí còn nói những hành động này hết thảy đều thuộc về năng lượng tích cực. Đây là bối cảnh nảy sinh thuật ngữ “năng lượng tích cực”. Khi nói đến “năng lượng tích cực”, ý của người ngoại đạo là gì? Đó chính là cái họ gọi là chính khí hoặc một dạng hành vi tốt. Trên thực tế, năng lượng tích cực này có thể có tác dụng trong xã hội không? Nó có thể giải quyết được sự tràn lan của các trào lưu tà ác không? Nó có thể ngăn chặn xu hướng phát triển của các trào lưu tà ác không? Không thể, nó không thể thay đổi được bất kỳ điều gì. Tại sao nó không thể thay đổi được bất kỳ điều gì? Thuật ngữ “năng lượng tích cực” nghe rất mạnh mẽ, vậy tại sao nó lại không thể thay đổi được bất kỳ điều gì, không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề gì? Thậm chí nó còn chẳng thể thay đổi hoặc giải quyết được vấn đề trẻ em nghiện Internet suốt ngày. Trong quá khứ, giữa người với người vẫn còn một chút tình nghĩa, một chút lương tâm và lý trí, giữa hàng xóm láng giềng với nhau vẫn còn một chút qua lại, nhưng ngày nay khác rồi, lòng người dễ thay đổi, mọi người với nhau hết thảy như người dưng nước lã. Thậm chí người ta còn không quan tâm khi thấy hàng xóm gặp chuyện, cũng chẳng dám can thiệp khi thấy ai cầu cứu. Vấn đề ở đây là gì? Có phải bởi vì không có năng lượng tích cực mà người ta trở nên như vậy không? Chẳng lẽ trước kia trong xã hội có năng lượng tích cực sao? Không phải, như nhau cả. “Năng lượng tích cực” chỉ là một thuật ngữ êm tai, không có gì thực tế trong đó. Đó chỉ là một lý luận suông, hoàn toàn vô tác dụng.

Nói Ta nghe, ai tệ hơn: người thời xưa hay người thời nay? (Thưa, người thời nay tệ hơn.) Các ngươi căn cứ vào điều gì để đánh giá như thế? Quan điểm của các ngươi là người thời nay nhẫn tâm, không có tình thân, không có tình bạn chân thật, không ai quan tâm đến nghĩa khí hay lương tâm, và người ta luôn nói: “Lương tâm đáng giá bao nhiêu?”. “Lương tâm cái gì? Kiếm tiền là trên hết!”. Các ngươi cho rằng người ta đã đánh mất lương tâm, bán đồ thiếu cân và kiếm tiền bất chính là chuyện bình thường, và họ gặp ai cũng lừa, gặp ai cũng bịp. Ngược lại, các ngươi tin rằng những thương nhân giỏi thời xưa có nguyên tắc bán hàng, bán hàng với giá cố định, trung thực với mọi khách hàng, già cũng như trẻ, và không lừa dối bất kỳ ai. Vì thế, các ngươi cho rằng người thời xưa tốt hơn người thời nay nhiều. Vậy từ “tốt hơn” này để cập đến điều gì? Thực ra nó dựa trên lương tâm và những hành vi họ sống thể hiện ra. Nếu ngươi đánh giá người ta dựa trên những điều đó, thì người thời xưa tốt hơn người thời nay. Người thời xưa đơn giản hơn, thật thà hơn, và có ý thức về lương tâm, liêm sỉ. Họ có ranh giới hành xử và ít nhất không làm chuyện gì quá táng tận lương tâm, không làm chuyện gì để bị người ta chỉ trích sau lưng hoặc mang tiếng xấu. Người thời nay không quan tâm đến những điều đó; họ không có ý thức liêm sỉ. Chỉ cần kiếm ra tiền hay nổi danh là được. Đó là lý do tại sao lại nói rằng người thời nay cực tệ. Vậy làm thế nào mà con người cực tệ thời nay lại phát triển theo hướng này? Chẳng phải họ sinh sôi từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời xưa đến thời nay sao? Người thời nay không khác người thời xưa. ADN của họ không thay đổi, tướng mạo cũng vậy. Chỉ là điều kiện sống tốt hơn thời xưa. Thời nay, người ta học được nhiều thứ phức tạp hơn và thành thạo trong nhiều lĩnh vực hơn, tri thức cao hơn người thời xưa, có nhiều kỹ năng hơn người thời xưa, và có vốn liếng kiêu ngạo. Nếu nhìn từ góc độ này, thì việc nói rằng người thời nay tệ hơn người thời xưa có chuẩn xác không? Làm thế nào để đánh giá câu này có chuẩn xác và phù hợp với lẽ thật hay không? Hãy cùng diễn giải như thế này: nếu ngươi xem phim lịch sử, dù là về triều đình, giang hồ hay cuộc sống dân thường, kịch bản nào cũng đầy tranh đấu. Đây là khía cạnh chân thực của nhân tính. Con người vì quyền lực và vì dục vọng của mình mà tranh đấu với nhau, một mất một còn. Trong đó, bản tính con người được bộc lộ hoàn toàn, vô cùng sống động, và nó y hệt Sa-tan. Vậy có đúng là tất cả những điều ngươi thấy xảy ra ngày nay chỉ xảy ra trong một thời kỳ không? Người ta tranh đấu kịch liệt ở một số nơi nhất định trên đất bởi vì ở đó phong thủy không tốt hay bởi vì ô quỷ quần tụ ở đó sao? Hay là những người đó có gien xấu, nên bản tính hiếu chiến? (Thưa, không phải.) Vậy những tranh đấu này xảy ra như thế nào? Hết thảy họ đều tranh đấu vì quyền lực, địa vị và lợi ích. Bất kể tầng lớp xã hội, từ cao cho đến thấp, người ta không ngừng tranh, không ngừng đấu, đấu đến sức cùng lực kiệt, tranh đến chết đi sống lại. Từ những hiện tượng này, chúng ta có thể thấy điều gì? Đánh giá từ những hình ảnh thu nhỏ này về sự phát triển của toàn bộ lịch sử nhân loại và từ góc độ sự thật lịch sử, thì bản tính của nhân loại chưa bao giờ thay đổi. Chừng nào con người còn sống dưới quyền thế của Sa-tan, thì nội dung cuộc sống diễn ra trong mỗi thời kỳ và mỗi giai đoạn đều như nhau, thực chất đều như nhau. Đó là bởi vì những mục tiêu, nguyên nhân và căn nguyên của tranh đấu giữa người với người luôn giống nhau – đều là vì quyền lực, địa vị, tóm lại là vì lợi ích. Hết thảy những thủ đoạn tranh đấu đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc, đều là từ bản tính và tâm tính của Sa-tan. Tại sao những thủ đoạn và phương thức tranh đấu của con người vẫn không thay đổi? Điều đó hoàn toàn là do bản tính của con người. Người ta vắt óc, nghĩ trăm phương ngàn kế để tranh đấu, hãm hại nhau, lừa gạt, lừa dối và lừa bịp nhau – dùng đủ kiểu thủ đoạn giả dối. Dù là trong những cuộc đấu đá chính trị hay trong những đấu đá giữa các gia đình nhỏ bé, họ cũng luôn đấu đá vì lợi ích của bản thân. Đây là bộ mặt thật của nhân tính, là chân tướng của nhân loại. Nhân loại đã phát triển đến ngày nay vẫn là cùng một nhân loại và kẻ làm bại hoại nhân loại vẫn là cùng một Sa-tan. Mặc dù hoàn cảnh bên ngoài dần thay đổi, nhưng không có nghĩa là bản tính con người đã thay đổi. Mặc dù những phương thức và thủ đoạn tranh đấu của con người có thể thay đổi một chút, nhưng bản tính đấu đá của con người cũng như xuất phát điểm của những đấu đá này không hề thay đổi. Con người vẫn có một bản tính, và vẫn có một mục tiêu cũng như một nguồn gốc của những đấu đá này – những điều này không hề thay đổi. Các ngươi nói rằng người thời xưa tốt hơn. Tốt hơn ở chỗ nào? Họ được văn hóa truyền thống kiềm chế một chút, nên ít nhiều có thể làm một số việc tốt. Nhân loại giờ đã phát triển đến ngày nay, và bất kể chất lượng cuộc sống cao đến đâu, người ta có được bao nhiêu tri thức văn hóa, hay bề dày kinh nghiệm của họ đến đâu, thì bản tính con người vẫn không thay đổi. Hơn nữa, với sự phát triển của xã hội, những sự bộc lộ của bản tính con người ngày càng tà ác, trắng trợn, không kiêng nể gì cả. Bất kể Đức Chúa Trời phán bao nhiêu lời hay bày tỏ bao nhiêu lẽ thật, người ta cũng phớt lờ. Người ta không hề yêu lẽ thật, thay vào đó càng trở nên chán ghét lẽ thật hơn và thù ghét lẽ thật hơn. Trong xã hội ngày nay, có ai làm việc tốt không? (Thưa, có, nhưng ít hơn trước.) Vậy ngươi có thể nói rằng những người này là tốt lành, họ chưa trở nên xấu xa không? (Thưa, không.) Vậy chẳng lẽ họ sống trong chân không? Họ làm những kiểu việc tốt nào? Đó chỉ đơn thuần là những hành vi tốt và lòng tốt. Nếu ngươi nói với họ về chuyện tin Đức Chúa Trời, chẳng hạn như tin Đức Chúa Trời để làm người tốt và thờ phượng Ngài, hãy quan sát phản ứng của họ. Nếu họ nghe thấy rằng tin Đức Chúa Trời là sẽ bị chính phủ bách hại, thì họ sẽ xem ngươi như kẻ thù và cười nhạo ngươi. Nếu ngươi đang bị truy lùng và bách hại, và ngươi cố gắng ẩn náu trong nhà họ một lúc, họ sẽ tố giác ngươi và giao nộp ngươi cho chính phủ. Họ sẽ đưa nạn nhân của một vụ tai nạn xe hơi đến bệnh viện để cứu sống người ta, nhưng họ cũng sẽ giao nộp một người tốt tin Đức Chúa Trời vào tay ác ma để bị chà đạp, thậm chí bị bức hại đến chết. Các ngươi giải thích điều này như thế nào? Biểu hiện nào phản ánh bản tính của họ? Biểu hiện thứ hai là bản tính của họ. Họ cứu người khác, lại cũng đẩy người khác vào chỗ chết. Những người như thế này là người hay quỷ? Chỉ cần một ngày người ta không vứt bỏ bản tính Sa-tan của mình, họ sẽ có thể hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Chừng nào có thể chống đối Đức Chúa Trời, thì họ không phải người tốt. Câu này có đúng không? (Thưa, đúng.) Đúng ở chỗ nào? (Thưa, những gì họ thực hành không phải là lẽ thật. Bất kể hành động và hành vi bề ngoài của họ tốt đẹp đến đâu, bản tính của họ vẫn là đối địch với Đức Chúa Trời.) Bản tính của họ đối địch với Đức Chúa Trời. Câu này đúng. Chúng ta giải thích câu này như thế nào? Tại sao lại nói rằng người đối địch Đức Chúa Trời không phải là người tốt? (Thưa, Đức Chúa Trời là biểu tượng của mọi điều tích cực. Nếu ai đó có thể đối địch với Đức Chúa Trời, thì hết thảy những gì bên trong họ đều tiêu cực.) Về lý luận là vậy, và câu đó đúng. Bất kể bề ngoài ai đó có thể trông tốt lành hoặc ngoan đạo đến đâu, bất kể họ lấy việc giúp người làm niềm vui hoặc tử tế với người khác đến đâu, nếu khi nghe những điều tích cực mà họ thấy phản cảm và không thích, nếu khi nghe lẽ thật mà họ không thể tiếp nhận và cảm thấy chán ghét lẽ thật, thì họ là kiểu người gì? Họ không phải là người tốt. Những người là kẻ địch của những điều tích cực và lẽ thật không phải là người tốt. Nhìn chung có thể nói như vậy. Tất nhiên, có nhiều chi tiết trong đó. Để Ta cho các ngươi một ví dụ, rồi các ngươi sẽ hiểu tại sao câu này là lẽ thật. Chẳng hạn như có những người từ bỏ gia đình vì họ tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình. Vì thế mà họ trở nên nổi danh và chính phủ thường xuyên lùng sục nhà họ, quấy nhiễu cha mẹ họ, thậm chí còn đe dọa cha mẹ họ phải giao nộp họ. Hết thảy hàng xóm láng giềng đều bàn tán về họ, nói rằng: “Người này không có lương tâm, không chăm sóc cho cha mẹ khi về già. Không những không hiếu thảo, mà họ còn gây ra quá nhiều phiền toái cho cha mẹ. Đúng là đứa con bất hiếu!”. Trong đó có bất kỳ lời nào phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, không.) Nhưng chẳng phải tất cả những lời này đều được coi là đúng đắn trong mắt người ngoại đạo sao? Trong người ngoại đạo, họ cho rằng đây là cách nhìn nhận chính đáng nhất, hợp tình hợp lý nhất, phù hợp với luân lý cương thường, và phù hợp với tiêu chuẩn làm người. Bất kể trong những tiêu chuẩn này có bao nhiêu nội dung, chẳng hạn như làm sao để tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ, làm sao để chăm sóc cha mẹ trong tuổi già và lo hậu sự cho họ, hoặc làm sao để báo đáp cha mẹ, bất kể những tiêu chuẩn này có phù hợp với lẽ thật hay không, thì trong mắt người ngoại đạo, chúng đều là những điều tích cực, là năng lượng tích cực, là đúng đắn, và được coi là không thể chê trách trong mọi nhóm người. Trong người ngoại đạo, đây là những tiêu chuẩn để người ta sống theo, và ngươi phải làm những điều này để là người đủ tốt trong lòng họ. Trước khi tin Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật, chẳng phải ngươi cũng tin chắc rằng hành xử như vậy là làm người tốt sao? (Thưa, phải.) Hơn nữa, ngươi còn sử dụng những điều đó để đánh giá và kiềm chế bản thân, đòi hỏi bản thân phải là kiểu người này. Nếu muốn là người tốt, ngươi chắc chắn phải đưa những điều này vào tiêu chuẩn hành xử của mình: làm sao để hiếu thảo với cha mẹ, làm sao để cha mẹ bớt lo lắng, làm sao để cha mẹ được vinh dự, vẻ vang, và làm sao để làm rạng danh tiên tổ. Đó là những tiêu chuẩn làm người trong lòng ngươi và phương hướng làm người của ngươi. Nhưng sau khi lắng nghe lời Đức Chúa Trời và những bài giảng của Ngài, quan điểm của ngươi bắt đầu thay đổi, và ngươi hiểu rằng mình phải từ bỏ tất cả để thực hiện bổn phận của mình với tư cách loài thọ tạo, rằng Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải làm người như vậy. Trước khi xác định chắc chắn rằng thực hiện bổn phận của loài thọ tạo là lẽ thật, ngươi nghĩ rằng mình phải hiếu thảo với cha mẹ, nhưng ngươi cũng cảm thấy mình phải thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, và ngươi cảm thấy mâu thuẫn trong lòng. Thông qua sự chăm tưới và chăn dắt liên tục của lời Đức Chúa Trời, ngươi dần dần bắt đầu hiểu lẽ thật, và lúc đó ngươi mới nhận ra rằng thực hiện bổn phận của loài thọ tạo là điều thiên kinh địa nghĩa. Cho tới bây giờ, nhiều người có thể tiếp nhận lẽ thật và hoàn toàn vứt bỏ những tiêu chuẩn làm người từ quan niệm và tưởng tượng truyền thống của con người. Khi hoàn toàn buông bỏ những điều này, lúc theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, ngươi không còn bị kìm kẹp bởi những lời phán xét, lên án từ người ngoại đạo và có thể dễ dàng rũ bỏ chúng. Vậy tại sao những quan niệm truyền thống cũ kỹ này lại tan biến khỏi lòng ngươi? Có phải vì ngươi đã trở nên xấu xa không? Có phải lòng ngươi đã trở nên cương ngạnh và lương tâm ngươi không còn không? (Thưa, không.) Trên thực tế, lương tâm ngươi không thay đổi, ngươi vẫn là con người đó, và tính cách, sở thích cũng như những tiêu chuẩn lương tâm và đạo đức của ngươi không thay đổi. Vậy tại sao khi người ngoại đạo nói những lời phán xét và lên án đó, ngươi không cảm thấy buồn bã hoặc đau khổ mà thay vào đó lại cảm thấy bình an, vui vẻ trong lòng? Đây là một sự chuyển biến rất lớn, ngươi đã trở nên như thế bằng cách nào? (Thưa, thông qua ăn uống lời Đức Chúa Trời và hiểu ra một số lẽ thật, con đã có được những tiêu chuẩn đánh giá đúng đắn, và đã có thể phân định rằng những lời của họ chỉ là lý luận sai lầm.) Người ngoại đạo tung tin đồn về chúng ta, nói rằng: “Sau khi những người này bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ không quan tâm đến gia đình, không có tình yêu thương gia đình, và cực kỳ lạnh lùng – họ trở nên như động vật máu lạnh”. Có thể bề ngoài dường như là vậy, nhưng sự thật thì không phải vậy. Ở đây có một vấn đề thực chất mà những người mù quáng không cách nào thấy được. Chẳng lẽ thực sự chính lẽ thật khiến người ta tin Đức Chúa Trời thì trở nên lạnh lùng vô tình sao? (Thưa, không.) Vậy đây rốt cuộc là chuyện gì? (Thưa, quan điểm nhìn nhận mọi sự của những người tin Đức Chúa Trời đã thay đổi; họ đã hiểu lẽ thật và biết phân định.) Đây là kết quả đạt được thông qua ăn uống lời Đức Chúa Trời. Kết quả này đạt được như thế nào? Điều gì đã thay đổi quan điểm nhìn nhận mọi sự của ngươi? Nó bắt đầu thay đổi khi nào? Chính lời Đức Chúa Trời đã thay đổi quan điểm của người ta, thay đổi mọi quan điểm của họ về nhân sinh và đủ loại sự vật, khiến chúng khác với góc nhìn của người ngoại đạo.

Trước đây, con người luôn hành xử theo lương tâm và dùng nó để đánh giá mọi người. Con người luôn phải vượt qua vòng khảo nghiệm của lương tâm, luôn thấy lời đàm tiếu thật đáng sợ, họ sợ bị chê cười hoặc mang tiếng xấu, hoặc bị gọi là “kẻ xấu, không có lương tâm”. Thế nên, họ phải miễn cưỡng nói và làm một số việc chỉ để ứng phó với hoàn cảnh. Hiện tại, những điều này nên được đánh giá như thế nào? (Thưa, theo các nguyên tắc của lẽ thật.) Mọi chuyện trước đây, khi cuộc sống của con người bị ràng buộc bởi những quan niệm và ngụy biện của những người ngoại đạo, thì như thế nào? Chẳng hạn như, khi ngươi còn nhỏ, cha mẹ ngươi luôn tiêm nhiễm vào ngươi những lời như: “Khi lớn lên, con phải làm cha mẹ tự hào; con phải làm rạng danh gia đình mình!”. Đối với ngươi, những lời này có ý nghĩa gì? Một sự động viên hay một sự gò ép? Một ảnh hưởng tích cực hay một kiểu kiểm soát tiêu cực? Thực ra chúng là một dạng kiểm soát. Cha mẹ ngươi đặt mục tiêu cho ngươi dựa trên một phát biểu hay lý thuyết nào đó mà mọi người cho là đúng và hay, khiến ngươi phải sống đời mình phục vụ cho mục tiêu đó, và cuối cùng đánh mất sự tự do của mình. Tại sao cuối cùng ngươi lại đánh mất sự tự do của mình và rơi vào vòng kiểm soát của điều đó? Bởi vì mọi người nghĩ rằng việc làm rạng danh gia đình là việc tốt, phải nên làm. Nếu ngươi không nghĩ thế hoặc không thiết tha làm những điều làm rạng danh gia đình mình thì ngươi bị xem là kẻ vô dụng xuẩn ngốc, kẻ thất bại vô tích sự, và mọi người sẽ xem thường ngươi. Để được thành công, ngươi phải học hành vất vả, phải đạt được nhiều và nhiều kỹ năng hơn nữa, và làm rạng danh dòng họ mình. Như thế, sau này mọi người sẽ không bắt nạt ngươi. Chẳng phải mọi điều ngươi làm vì mục tiêu này, trong thực tế, là những xiềng xích trói buộc ngươi sao? (Thưa, phải.) Vì việc theo đuổi sự thành công và làm rạng danh gia đình là điều cha mẹ ngươi đòi hỏi, và vì họ đang hành động vì lợi ích tốt nhất của ngươi để ngươi có một cuộc sống tốt đẹp và khiến gia đình ngươi tự hào, nên lẽ dĩ nhiên là ngươi sẽ khao khát một lối sống như thế. Nhưng thực ra, những điều này là một dạng phiền phức và xiềng xích. Khi con người không hiểu lẽ thật, họ nghĩ những điều này là tích cực, là lẽ thật, là con đường đúng đắn, và vì thế, họ coi đó là điều hiển nhiên và làm theo hoặc tuân theo chúng, và họ tuyệt đối vâng theo những lời nói và yêu cầu này đến từ cha mẹ. Nếu ngươi sống theo những lời này, làm việc chăm chỉ và dâng tuổi thanh xuân cũng như cả cuộc đời mình cho chúng, và cuối cùng ngươi đạt đến đỉnh cao, sống cuộc sống tốt đẹp và khiến gia đình ngươi tự hào, thì có thể với người khác, ngươi thật hiển hách, nhưng bên trong, ngươi càng lúc càng thấy trống rỗng. Ngươi không biết mục đích của cuộc sống là gì, hay đâu là đích đến tương lai, hay con người nên chọn con đường nào trong đời. Ngươi chưa hề hiểu được hay đạt được bất cứ điều gì về tất cả những lẽ nhiệm mầu đó của cuộc đời, những điều mà ngươi khao khát, muốn biết và muốn hiểu. Chẳng phải ngươi đã thực sự bị hủy hoại bởi những ý định tốt đẹp của cha mẹ mình sao? Chẳng phải tuổi thanh xuân và cả cuộc đời ngươi đã bị hủy hoại bởi những đòi hỏi của cha mẹ mình, mà theo lời họ là “vì lợi ích tốt nhất cho con” sao? (Đúng thế.) Thế, cha mẹ ngươi đúng hay sai khi đưa ra những đòi hỏi “vì lợi ích tốt nhất cho con”? Có thể cha mẹ ngươi thực sự nghĩ rằng họ đang làm vì lợi ích tốt nhất của ngươi, nhưng họ có phải là người hiểu lẽ thật không? Họ có lẽ thật không? (Họ không có.) Nhiều người mất cả đời bám vào những câu chữ của cha mẹ họ rằng “Con phải làm cha mẹ tự hào, con phải làm rạng danh gia đình” – những lời truyền cảm hứng cho họ, và có ảnh hưởng đến họ suốt cả cuộc đời. Khi cha mẹ nói “đó là vì lợi ích tốt nhất của con”, điều này trở thành sự thôi thúc đằng sau cuộc đời người ta, tạo ra phương hướng và mục tiêu để hướng tới. Kết quả là, dù cuộc đời của người đó rạng rỡ thế nào, đời họ có tôn nghiêm và thành công ra sao, thì cuộc đời của họ cũng đã thực sự bị hủy hoại. Chẳng phải vậy sao? (Đúng vậy.) Có phải điều này nghĩa là nếu ai đó không sống theo yêu cầu của cha mẹ mình thì họ không bị hủy hoại không? Không phải, họ cũng có mục tiêu riêng của mình. Đó là mục tiêu gì? Vẫn là như thế, cụ thể là “sống một cuộc sống tốt đẹp và làm cha mẹ tự hào”, không phải là vì cha mẹ bảo họ phải vậy nhưng bởi vì họ đã tiếp nhận mục tiêu này từ đâu đó. Họ vẫn muốn sống theo những lời này và khiến gia đình họ tự hào, lên được đỉnh cao và trở thành một người cao quý và có tôn nghiêm. Mục tiêu của họ không thay đổi; họ vẫn dành cả đời, sống cả đời để cố đạt được những điều này. Vì thế, khi con người không hiểu lẽ thật và tiếp nhận nhiều cái gọi là học thuyết đúng, nhận định đúng và quan điểm đúng phổ biến trong xã hội, thì họ biến những điều đúng đắn này thành phương hướng, nền tảng và động lực phấn đấu của đời mình. Cuối cùng, con người sống vì những mục tiêu này một cách kiên quyết và không dè dặt, vất vả cả đời cho đến chết, đến lúc đó, một số người vẫn không sẵn lòng nhìn ra lẽ thật. Con người sống cuộc đời mới đáng thương làm sao! Tuy nhiên, một khi ngươi hiểu được lẽ thật, chẳng phải khi đó ngươi sẽ dần bỏ lại đằng sau những cái gọi là điều đúng đắn, lời giáo huấn đúng đắn và những câu nói đúng đắn, cũng như sự kỳ vọng của cha mẹ đối với ngươi sao? Một khi ngươi dần dần bỏ lại đằng sau những cái gọi là đúng đắn này, và tiêu chuẩn đánh giá mọi việc của ngươi không còn dựa vào những câu nói của văn hóa truyền thống nữa, chẳng phải khi đó ngươi không còn bị trói buộc bởi những câu nói đó sao? Và nếu ngươi không còn bị trói buộc bởi những câu nói đó, ngươi có sống tự do không? Khi đó, ngươi có lẽ vẫn chưa hoàn toàn được tự do, nhưng chí ít những xiềng xích cũng đã được giảm bớt. Người ta tin Đức Chúa Trời nhưng vẫn còn rất nhiều quan niệm, tưởng tượng, ý định và sự uế tạp, cũng như những triết lý xử thế, suy nghĩ giả dối và bản tính bại hoại của mình, v.v.. Khi những thứ này được giải quyết, và người ta có thể sống hoàn toàn theo lẽ thật, họ sẽ sống trước mặt Đức Chúa Trời và thực sự được giải phóng, tự do.

Hiện nay, trong việc mưu cầu và đạt được lẽ thật, ưu tiên hàng đầu là gì? Đó là đầu tiên phải mổ xẻ những lý luận sai lầm và những câu nói sai mà có vẻ đúng thuộc quan niệm truyền thống và trước đây ngươi từng cho là đúng, và một khi đã nhìn thấu thực chất của chúng thì phải loại bỏ chúng. Những thứ này là tầng xiềng xích hàng đầu trói buộc người ta. Hiện giờ, các ngươi vẫn còn giữ trong lòng bao nhiêu thứ trong số này? Các ngươi đã hoàn toàn loại bỏ chúng chưa? (Thưa, chưa hoàn toàn.) Loại bỏ những thứ này có dễ không? Chẳng hạn như có những người muốn thực hiện bổn phận của mình, nhưng cũng lại cảm thấy phải hiếu kính cha mẹ, điều này liên quan đến tình cảm. Nếu ngươi cứ tỉa sửa tình cảm, tự nhủ mình không được nghĩ về cha mẹ và gia đình, chỉ được nghĩ về Đức Chúa Trời và tập trung vào lẽ thật, nhưng ngươi vẫn không thể ngừng nghĩ về cha mẹ, như thế thì không thể giải quyết được vấn đề căn bản. Để giải quyết vấn đề này, ngươi cần mổ xẻ những điều mình cho là đúng, cùng những câu nói, tri thức và lý luận mình kế thừa phù hợp với quan niệm của con người. Ngoài ra, khi đối đãi cha mẹ, việc ngươi có thực hiện nghĩa vụ làm con là chăm sóc họ hay không, thì phải hoàn toàn dựa trên điều kiện cá nhân của ngươi và sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Chẳng phải điều đó giải thích đầy đủ vấn đề này rồi sao? Có những người, khi rời xa cha mẹ, cảm thấy nợ cha mẹ quá nhiều và chưa làm được gì cho cha mẹ. Nhưng khi sống chung, họ lại không hề hiếu thảo với cha mẹ, không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình. Đây có phải là người thực sự hiếu thảo không? Đây chỉ là nói suông. Bất kể ngươi làm gì, nghĩ gì hoặc dự tính gì, những điều đó đều không quan trọng. Quan trọng là liệu ngươi có thể hiểu và thực sự tin rằng hết thảy loài thọ tạo đều nằm trong tay Đức Chúa Trời hay không. Có những bậc cha mẹ có phúc, có số được hưởng niềm vui gia đình và con đàn cháu đống. Đây là sự tể trị của Đức Chúa Trời, là phúc lành Đức Chúa Trời ban cho họ. Có những bậc cha mẹ không có số đó, Đức Chúa Trời không an bài điều đó cho họ. Họ chưa được ban phước để tận hưởng việc có một gia đình hạnh phúc hoặc tận hưởng việc có con cái ở bên. Đây là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời và con người không thể cưỡng cầu. Bất kể thế nào, xét cho cùng, trong chuyện hiếu thảo, ít nhất con người phải có tâm thái thuận phục. Nếu hoàn cảnh cho phép và có điều kiện làm được, thì ngươi có thể hiếu thảo với cha mẹ. Nếu hoàn cảnh không cho phép và ngươi không có điều kiện, thì đừng cố cưỡng cầu – đây gọi là gì? (Thưa, là thuận phục.) Đây gọi là thuận phục. Do đâu mà có sự thuận phục này? Cơ sở cho sự thuận phục là gì? Nó dựa vào hết thảy những điều Đức Chúa Trời đã an bài và tể trị này. Dù có muốn con người cũng không thể lựa chọn, họ không có quyền lựa chọn, và họ nên thuận phục. Khi ngươi cảm thấy con người nên thuận phục và mọi sự đều do Đức Chúa Trời sắp đặt, chẳng phải ngươi sẽ cảm thấy bình thản hơn trong lòng sao? (Thưa, phải.) Khi đó lương tâm ngươi có còn cắn rứt nữa không? Lương tâm ngươi sẽ không còn cảm thấy luôn cắn rứt, và ý nghĩ không hiếu thảo với cha mẹ sẽ không còn nắm thế chủ đạo trong ngươi nữa. Thỉnh thoảng, ngươi có thể vẫn còn suy nghĩ về điều đó vì đây là chút suy nghĩ bình thường hoặc bản năng trong nhân tính, không ai tránh được. Chẳng hạn như khi thấy mẹ đổ bệnh, người bình thường cảm thấy đau buồn và giận mình không thể chịu khổ thay cho mẹ. Có những người nói: “Chỉ cần mẹ tôi khỏi bệnh, dù tôi có phải giảm thọ mấy năm cũng được!”. Đây là khía cạnh tích cực của nhân tính, là bản năng của con người. Cho nên, khi thấy mẹ đổ bệnh và ngươi cảm thấy đau buồn, thì tâm trạng thống khổ này có phải là vấn đề không? Không, không phải là vấn đề, bởi vì đó là điều nhân tính bình thường phải có. Cảm thấy đau buồn trong lòng là một điều tốt; nó chứng tỏ ngươi có tấm lòng, ngươi có nhân tính. Trên đời này, mẹ ngươi là người Đức Chúa Trời đã sắp đặt để ngươi gần gũi nhất. Nếu mẹ đổ bệnh và khổ sở, mà ngươi thờ ơ, thì ngươi còn là người sao? Nếu ngươi nói rằng: “Tôi không có tình cảm với mẹ, khi mẹ tôi khổ sở, tôi cũng không có tình cảm gì, tôi chỉ cảm thấy đau khi Đức Chúa Trời cảm thấy đau thôi!”. Câu nói này có thật không? Không thật, câu này là giả. Mẹ ngươi sinh thành, nuôi nấng ngươi ngần ấy năm trời, là người gần gũi với ngươi nhất và yêu thương ngươi nhất. Khi mẹ đổ bệnh và khổ sở, nếu ngươi không cảm thấy chút đau buồn trong lòng, thì lòng ngươi hẳn quá cương ngạnh rồi! Như thế là không bình thường; đừng mưu cầu trở thành loại người này. Cảm thấy đau buồn vì chuyện này là rất bình thường, nhưng nếu vì cảm xúc đau buồn mà ngươi ngừng thực hiện bổn phận và oán trách Đức Chúa Trời, thì như vậy có bình thường không? (Thưa, không bình thường.) Tại sao không bình thường? Bởi vì suy nghĩ của ngươi không phù hợp với lẽ thật và đó không phải là điều nhân tính bình thường nên có, cho nên nó không bình thường. Con người có bản tính của Sa-tan, họ sống theo những tâm tính bại hoại của mình, vì thế có thể vi phạm lẽ thật và đánh mất lương tâm, lý trí, giống như đột nhiên đổ bệnh về tinh thần. Điều này không bình thường, vậy nó sinh ra do đâu? Đó là do những tâm tính bại hoại của người ta gây ra. Một khi những tâm tính bại hoại bộc lộ, họ có thể chống đối Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào, họ có thể bất chợt nảy sinh một số ý nghĩ không phù hợp với lẽ thật và phản nghịch Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào. Chuyện là như vậy.

Con người bại hoại hết thảy đều có tình cảm và thường bị tình cảm kìm kẹp, khiến họ không thể thuận phục Đức Chúa Trời, không thể hành động theo nguyên tắc lẽ thật. Để đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời, người ta phải giải quyết vấn đề tình cảm. Loại tình cảm nào cản trở người ta thực hành lẽ thật nhiều nhất và phải thoát khỏi? Loại tình cảm nào là một phần mà nhân tính bình thường phải có và không phải là vấn đề? Loại tình cảm nào thuộc tâm tính bại hoại? Phải phân định rõ ràng những điều này. Ví dụ: giả sử con ngươi bị ức hiếp, và là người mẹ, ngươi bảo vệ con mình và đi tìm gia đình đã ức hiếp nó để nói chuyện phải trái – như thế có bình thường không? Đó là con ngươi, nên việc ngươi bảo vệ nó là chính đáng và bình thường. Nhưng nếu con ngươi ức hiếp đứa trẻ khác, thậm chí ức hiếp đứa trẻ ngoan, mà ngươi trông thấy cũng mặc kệ, cảm thấy con mình khá bản lĩnh, thậm chí còn ngầm dạy nó đánh người khác, và khi người khác đến nói chuyện phải trái, ngươi vẫn bao che cho con mình, làm như vậy có đúng không? Không đúng. Vấn đề ở hành vi này là gì? Là do tình cảm mà ra. Tại sao Ta nói là do tình cảm. Ngươi cho rằng việc người khác ức hiếp con ngươi là không chấp nhận được, và con ngươi mà chịu thiệt một chút là ngươi sẽ lập tức đi giải quyết vấn đề và nói cho ra lẽ, vậy tại sao ngươi lại nhắm mắt làm ngơ khi con mình ức hiếp con người khác? Thậm chí ngươi còn khuyến khích con mình đánh con người khác, chẳng phải đó là ác độc sao? Những người làm như thế là ác độc về mặt tâm tính. Còn về mặt tình cảm thì có thể giải thích điều này như thế nào? Tình cảm có đặc điểm gì? Chắc chắn nó không phải là điều gì tích cực, mà là tập trung vào mối quan hệ của xác thịt và thỏa mãn sở thích của xác thịt. Thiên vị, bao che khuyết điểm của người khác, cưng chiều, nuông chiều, dung túng, hết thảy đều thuộc về tình cảm. Có những người rất trọng tình cảm, họ phản ứng với mọi chuyện xảy đến dựa trên tình cảm; trong lòng họ biết rất rõ như vậy là sai, nhưng vẫn không thể khách quan được, càng không thể hành động theo nguyên tắc. Khi người ta luôn bị tình cảm kìm kẹp, họ có thể thực hành lẽ thật được không? Cực kỳ khó! Nhiều người không thể thực hành lẽ thật, chung quy là do tình cảm; họ xem tình cảm là đặc biệt quan trọng, đặt tình cảm lên hàng đầu. Họ có phải là người yêu lẽ thật không? Chắc chắn là không. Tình cảm thực chất là gì? Nó là một dạng tâm tính bại hoại. Những biểu hiện của tình cảm có thể được mô tả bằng vài từ như: thiên vị, bênh vực người khác vô nguyên tắc, bảo vệ mối quan hệ của xác thịt, và không công bằng; đây chính là tình cảm. Khi người ta có tình cảm và sống theo tình cảm thì sẽ dễ dẫn đến hậu quả gì? Tại sao Đức Chúa Trời lại ghê tởm tình cảm của con người nhất? Có những người luôn bị tình cảm kìm kẹp, họ không thể đưa lẽ thật vào thực hành, và dù muốn cũng không thể thuận phục Đức Chúa Trời, vì thế họ cảm thấy bị tình cảm giày vò. Có nhiều người hiểu lẽ thật nhưng không thể đưa lẽ thật vào thực hành; đây cũng là do bị tình cảm kìm kẹp. Chẳng hạn như có những người rời xa gia đình để thực hiện bổn phận, nhưng lại luôn nghĩ về gia đình ngày đêm và không thể làm tốt bổn phận của mình. Đây chẳng phải là vấn đề sao? Có những người có thầm thương ai đó, và chỉ có chỗ cho người đó trong lòng, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của mình. Đây chẳng phải là vấn đề sao? Có những người thán phục và tôn sùng người khác; họ không nghe bất kỳ ai trừ người đó, đến mức thậm chí Đức Chúa Trời phán cũng không nghe. Dù người khác có thông công về lẽ thật với họ, họ cũng sẽ không tiếp nhận, mà chỉ nghe lời người đó, nghe lời thần tượng của mình. Có những người có thần tượng trong lòng, và không cho phép ai nói hay động chạm đến thần tượng của mình. Nếu ai nói về vấn đề của thần tượng họ, họ liền nổi giận và phải biện hộ cho thần tượng của mình, lật lại lời người đó. Họ sẽ không để thần tượng của mình bị oan không thấu và cực lực bảo vệ thanh danh của thần tượng; thông qua lời họ, thần tượng làm sai cũng thành đúng, và họ không cho người ta nói thật hoặc vạch trần thần tượng của mình. Đây không phải là công bằng; đây gọi là tình cảm. Có phải tình cảm chỉ hướng đến người thân trong gia đình không? (Thưa, không.) Tình cảm rất rộng; nó là một dạng tâm tính bại hoại, không chỉ liên quan đến mối quan hệ xác thịt giữa các thành viên trong gia đình, không chỉ giới hạn trong phạm vi đó. Nó còn có thể liên quan đến cấp trên của ngươi, người đã từng làm ơn hoặc giúp đỡ ngươi, người có mối quan hệ thân thiết nhất với ngươi hoặc hợp với ngươi, cũng có thể là đồng hương hoặc bạn bè, thậm chí là người ngươi ngưỡng mộ – có thể là bất kỳ ai. Vậy thoát khỏi tình cảm có phải chỉ đơn giản là không nghĩ về cha mẹ hay gia đình ngươi không? (Thưa, không.) Thoát khỏi tình cảm có dễ thế không? Khi hầu hết mọi người đến tầm tuổi 30 và có thể sống tự lập, họ không còn nhớ nhà nhiều nữa, và đến tầm tuổi 40 thì hoàn toàn bình thường. Khi chưa đủ tuổi trưởng thành, người ta cảm thấy rất nhớ nhà và không thể rời xa cha mẹ bởi vì họ chưa có khả năng sinh tồn độc lập. Nhớ nhà và nhớ cha mẹ là chuyện bình thường. Đó không phải là tình cảm. Khi thái độ và quan điểm hành động của ngươi bị trộn lẫn tình cảm, nó mới là tình cảm. Bởi vì giữa ngươi và cha mẹ có mối quan hệ máu mủ ở tầng huyết thống, và các ngươi đã sống cùng nhau bao nhiêu năm như vậy, nên việc ngươi nhớ cha mẹ là chuyện bình thường. Có những người nói rằng họ không hề nhớ cha mẹ, nhưng chắc họ chỉ vừa mới xa nhà, nhìn đâu cũng thấy mới mẻ, cuối cùng cũng thoát khỏi sự càm ràm của cha mẹ, và không bị ai quản, nên họ cảm thấy vui sướng. Nhưng có phải cảm thấy vui sướng nghĩa là họ không có tình cảm không? Không phải. Có những người nói: “Tôi đã tin Đức Chúa Trời mấy năm và hiểu ra một số lẽ thật. Tôi thực hiện bổn phận mà không hề bị tình cảm kìm kẹp, và tôi không có tình cảm nữa”. Câu này có thực tế không? Đây rõ ràng là lời của người không hiểu lẽ thật. Khi người ta nghe giảng đạo nhiều, hiểu chút câu chữ và đạo lý, có thể nói ra chút lý luận thuộc linh, họ liền cho rằng: “Mình đã trưởng thành về vóc giạc và hiểu nhiều lẽ thật. Nếu bị bắt, mình sẽ không trở thành Giu-đa. Ít nhất thì mình có đức tin và ý chí này. Chẳng phải đây là vóc giạc sao? Hồi tưởng lại nhiệt tâm thuở mới tin Đức Chúa Trời, mình nguyện dâng cả đời cho Đức Chúa Trời. Bây giờ, nhiệt tâm đó và lời thề đó không hề thay đổi, không hề phai nhạt chút nào. Đây chẳng phải là có tiến bộ sao?”. Đây có phải là một hiện tượng bề nổi không? (Thưa, phải.) Hết thảy đây đều là những hiện tượng bề nổi. Nếu muốn thực sự tiến bộ, người ta phải hiểu lẽ thật. Biết nói về những đạo lý và lý luận thuộc linh thì có thể đạt được sự thay đổi thực sự không? (Thưa, không thể.) Nếu thậm chí ngươi còn không thể giải quyết được những vấn đề của chính mình và không thể đưa bất kỳ lẽ thật nào vào thực hành, thì ngươi có thể hữu ích với người khác được không? Chỉ nghe giảng và hiểu đạo lý thôi thì vô dụng, ngươi phải thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời. Khi hiểu lẽ thật thì phải đưa vào thực hành; chỉ khi đó ngươi mới có thực tế. Thực hành lẽ thật thì mới có thể hiểu rõ hơn về lẽ thật, thực sự hiểu lẽ thật thì mới đạt được lẽ thật, và đạt được lẽ thật thì mới trưởng thành.

Ta vừa thông công với các ngươi và giúp các ngươi phân biệt lẽ thật là gì, những lời đúng đắn là gì, vậy các ngươi hiểu được gì nào? (Thưa, chúng con phải nhìn nhận mọi sự dựa trên các nguyên tắc lẽ thật, và chúng con không được xem hành vi tốt bề ngoài thông thường hoặc đạo lý thuộc linh là lẽ thật.) Hành vi tốt và câu nói đúng đắn không thể thay đổi một con người. Bất kể đúng đến đâu, chúng không những không phải là lẽ thật, mà còn chẳng liên quan gì đến lẽ thật. Nếu luôn bám vào và xem chúng là lẽ thật, ngươi sẽ không bao giờ hiểu lẽ thật và sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật. Một mặt là vậy. Mặt khác đó là: các đạo lý thuộc linh có thể giúp người ta hiểu lẽ thật được không? (Thưa, không thể.) Tại sao? Mặc dù các đạo lý thuộc linh đều có thể coi là những lời đúng đắn, nhưng chúng không thể đạt được kết quả thay đổi tâm tính bại hoại của người ta. Vậy để thay đổi tâm tính bại hoại của người ta, chính xác thì có thể dựa vào đâu? Có người nói là dựa vào lẽ thật, có người nói là dựa vào việc hiểu và tiếp nhận lẽ thật, lại có người nói là dựa vào việc thực hành lẽ thật. Những lời này có đúng không? Về mặt chữ nghĩa, chúng đều có khía cạnh đúng, nhưng tất cả chỉ là những đạo lý nông cạn nhất; những đạo lý này không thể cứu rỗi ngươi, không thể giải quyết khó khăn của ngươi. Khi ngươi gặp chuyện và người ta bảo ngươi phải tiếp nhận lẽ thật, ngươi sẽ nói: “Làm sao tôi có thể tiếp nhận lẽ thật được? Tôi có những cái khó của mình, và tôi không thể buông bỏ!”. Những đạo lý này có thể trở thành con đường thực hành lẽ thật của ngươi được không? (Thưa, không thể.) Có những người nói rằng khi gặp chuyện thì phải ăn uống lời Đức Chúa Trời nhiều hơn. Lời này ngươi nghe không ít, nhưng nó đã giải quyết được khó khăn nào trong những khó khăn của ngươi? Đúng là phải ăn uống lời Đức Chúa Trời nhiều hơn, nhưng nên ăn uống khía cạnh nào của lời Đức Chúa Trời? Liên hệ chúng với những khó khăn của mình như thế nào? Sau khi liên hệ chúng với những khó khăn của mình, thì giải quyết chúng như thế nào? Con đường thực hành là gì? Dùng khía cạnh lẽ thật nào để giải quyết khó khăn của mình? Đó chẳng phải là những vấn đề thực tế sao? (Thưa, phải.) Đây là những vấn đề thực tế. Cho nên những đạo lý đúng đắn không thể giải quyết được khó khăn thực tế của người ta, càng không giải quyết được tâm tính bại hoại của họ. Chính xác thì điều gì có thể giải quyết được tâm tính bại hoại của người ta? Ai cũng biết rằng chỉ lẽ thật mới có thể giải quyết được vấn đề tâm tính bại hoại của người ta, nhưng nếu người ta không hiểu lẽ thật là gì, hoặc nếu họ không tìm kiếm lẽ thật, không tiếp nhận lẽ thật, thì những tâm tính bại hoại của họ có thể được giải quyết không? (Thưa, không.) Do đó, để giải quyết những tâm tính bại hoại của mình, người ta phải trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Nghĩa là chỉ bằng cách trải nghiệm sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, những tâm tính bại hoại của người ta mới có thể được làm cho tinh sạch. Điều này đòi hỏi người ta phải mưu cầu lẽ thật và hợp tác với công tác của Đức Chúa Trời để đạt kết quả. Nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật mà chỉ tập trung vào việc hiểu các đạo lý thuộc linh, thậm chí còn không biết liệu chúng có phải là lẽ thật hay không, nhưng lại tiếp nhận chúng như lẽ thật, thì như thế có thể giải quyết được những tâm tính bại hoại của ngươi không? Thêm vào đó, nếu ngươi không hiểu lẽ thật, thì khi bộc lộ một tâm tính bại hoại, ngươi có thể phân định được không? Ngươi có thể lấy lời Đức Chúa Trời để đối chiếu được không? Trăm phần trăm là không thể. Ngươi có thể mù quáng áp dụng quy định, mà như thế càng không giải quyết được những tâm tính bại hoại của mình. Trong việc giải quyết tâm tính bại hoại, điều quan trọng nhất là gì? Điều quan trọng nhất là người ta phải hiểu lẽ thật. Hiện tại, đa số mọi người coi những đạo lý là lẽ thật và không hiểu lẽ thật là gì. Giống như ví dụ về tình cảm Ta vừa đề cập, cách tiếp cận đầu tiên của người mẹ là bảo vệ con mình khỏi bị ức hiếp, đó là điều chính đáng. Còn các ngươi thì thấy: “Đó là tình cảm; không thể làm thế được. Cách làm này phải bị phê phán và lên án”. Các ngươi lấy những điều không liên quan đến lẽ thật, những điều không can hệ đến lẽ thật và một số điều mà thực ra người ta nên làm theo bản năng, mà xem chúng là những điều vi phạm lẽ thật, rồi bác bỏ chúng. Các ngươi cho rằng tuân thủ nguyên tắc này là thực hành lẽ thật. Còn đối với cách tiếp cận thứ hai là người mẹ dung túng cho việc con mình ức hiếp con người khác, khi nó thực sự liên quan đến việc bộc lộ tâm tính bại hoại và thực hành lẽ thật, thì ngươi lại cho rằng: “Chỉ cần không hành ác thì không phải là vấn đề gì lớn”. Tại sao ngươi lại có những ý nghĩ và nhận thức như vậy? (Thưa, bởi vì không hiểu lẽ thật.) Vấn đề nằm ở chỗ này! Vì thế, bởi không hiểu lẽ thật, nên nhiều khi người ta chọn cách tiếp cận họ cho là đúng đắn và nghĩ rằng họ đang thực hành lẽ thật. Nhiều khi bởi không hiểu lẽ thật, nên người ta chỉ biết áp dụng và tuân thủ quy định, và khi gặp chuyện, họ không biết cách làm sao cho tốt, vì vậy họ xem việc tuân thủ quy định là thực hành lẽ thật. Những người tin Đức Chúa Trời như thế này có thể đạt được sự tiến bộ trong sự sống sao? Họ có thể đạt đến hiểu biết về lẽ thật và bước vào thực tế sao? Nhiều người cho rằng việc có thể nói câu chữ và đạo lý là hiểu lẽ thật và là người tin Đức Chúa Trời đạt tiêu chuẩn. Vậy tại sao họ vẫn còn bộc lộ tâm tính bại hoại trong nhiều vấn đề? Tại sao khi gặp phải những vấn đề thực tế, họ lại không thể giải quyết được? Điều này chứng tỏ việc có thể nói câu chữ và đạo lý hoàn toàn không phải là hiểu lẽ thật. Bất kể ngươi có thể nói về bao nhiêu đạo lý, nó cũng không chứng tỏ ngươi đã đạt được lẽ thật. Ngươi phải có khả năng giải quyết vấn đề thực tế và tìm được các nguyên tắc thực hành, chỉ khi đó mới là thực sự hiểu lẽ thật. Nhiều người cho rằng chỉ cần họ có thể thực hiện bổn phận, chịu khổ và trả giá, thì bất kể họ bộc lộ tâm tính bại hoại gì cũng không phải là vấn đề lớn. Họ cho rằng chỉ cần họ thực hiện bổn phận, chỉ cần họ có thể chịu khổ, và không oán trách Đức Chúa Trời, là họ đang yêu kính Đức Chúa Trời và tỏ lòng trung thành. Nhiều khi bởi vì người ta không hiểu lẽ thật nên tỏ chút thiện ý, nhưng thực ra lại đang làm nhiễu loạn và gián đoạn công tác hội thánh, vậy mà họ tưởng rằng mình đang bảo vệ lợi ích của Đức Chúa Trời và nhà Ngài. Đây là chuyện gì vậy? Chuyện này xảy ra bởi vì người ta không hiểu lẽ thật và không có nhận thức thực tế về lẽ thật, khiến họ luôn làm những việc trái với lẽ thật. Trong khi đó, họ lại tưởng mình đang làm điều đúng đắn, mình đã thực hành lẽ thật, và mình đã thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Đây là khó khăn lớn nhất của họ. Dù đó là khó khăn, nhưng luôn có cách giải quyết. Cách duy nhất đó là hễ gặp vấn đề và bộc lộ tâm tính bại hoại, ngươi phải phản tỉnh và tìm kiếm lẽ thật để hiểu nó. Chừng nào trong ngươi còn tâm tính bại hoại, thì còn nảy sinh nhiều kiểu tình trạng. Khi người ta sống trong những hoàn cảnh và tình trạng khác nhau, họ sẽ bộc lộ một số tư tưởng, quan điểm và ý định – đây là những tình trạng thực sự bên trong họ. Bằng cách quan sát tư tưởng, quan điểm và ý định của người ta, ngươi có thể thấy những tâm tính của họ và biết bản tính của họ là gì. Phản tỉnh và phân định người khác như vậy sẽ dễ dàng đạt kết quả. Chỉ bằng cách biết những tâm tính bại hoại của chính mình và nhìn thấu thực chất của chúng, ngươi mới có thể hoàn toàn đạt kết quả trong việc biết mình. Khi đó, ngươi sẽ tự nhiên có con đường về cách tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Chỉ cần người ta có thể tiếp nhận lẽ thật, thì những tâm tính bại hoại của họ có thể được làm cho tinh sạch, và vấn đề tâm tính bại hoại của họ có thể được giải quyết dễ dàng. Nếu không thể tiếp nhận lẽ thật, người ta sẽ không bao giờ đạt được sự thay đổi trong tâm tính sự sống của mình. Hiện giờ, các ngươi đều sẵn lòng mưu cầu lẽ thật, nên các ngươi phải tập trung vào lẽ thật.

Để giải quyết bản tính của người ta, thì phải đào xới nó từ gốc rễ và từ những tâm tính của người ta, thay vì từ cách làm của họ, cũng không nên nhấn mạnh nguyên nhân và điều kiện khách quan, mà thay vào đó phải đối chiếu với lẽ thật. Lẽ thật được bày tỏ trong lời Đức Chúa Trời nhắm đến những tâm tính bại hoại của con người. Ví dụ như những tình cảm vừa mới nói đến: người ta cho rằng thỉnh thoảng nhớ cha mẹ hoặc cảm thấy nhớ nhà là tình cảm. Đó có phải là tình cảm mà Đức Chúa Trời nói đến không? (Thưa, không phải.) Vì vậy, tình cảm mà ngươi lĩnh hội không thể được đề cập đồng thời với tình cảm mà Đức Chúa Trời nói đến. Tình cảm mà ngươi nói đến thuộc về tình trạng bình thường của con người, chứ không thuộc về tâm tính bại hoại. Nếu ngươi xem họ hàng xác thịt của mình là thần tượng, và điều đó khiến ngươi không thể đi theo hoặc thuận phục Đức Chúa Trời, thì tình cảm của ngươi quá mãnh liệt, và nó thuộc về tâm tính bại hoại. Cho nên, cái này liên quan đến vấn đề liệu ngươi có một sự lĩnh hội thuần khiết về lẽ thật hay không. Khi ngươi xem cái mình cho là nhớ nhà hoặc tử tế hơn chút với cha mẹ là tình cảm, thì chẳng phải đây là một sự lĩnh hội lệch lạc về lẽ thật sao? Thực ra, cái ngươi lĩnh hội không phải là lẽ thật và không phù hợp với lẽ thật, mà chỉ là hiện tượng bề ngoài. Tình cảm mà Đức Chúa Trời nói đến là gì? Đó là cách tiếp cận thứ hai khi người mẹ đối xử với con mình như đề cập trước đó, là tình trạng thiên vị hoặc bênh vực ai đó vô nguyên tắc. Đây là tình cảm mà Đức Chúa Trời vạch trần, là sự bộc lộ tâm tính bại hoại của người mẹ trong chuyện này. Chẳng phải hai cách tiếp cận này hoàn toàn khác nhau sao? Cách tiếp cận thứ nhất là một hiện tượng bình thường, và không cần phải tỉa sửa hay đào sâu, mổ xẻ, càng không cần phải đối chiếu với lẽ thật, thực hành một khía cạnh lẽ thật nhất định hoặc buông bỏ điều gì đó. Vậy cách tiếp cận này có chính đáng không? Có cần phải hành động như vậy không? Không cần, không có đúng sai trong cách tiếp cận này. Cách tiếp cận thứ hai liên quan đến tâm tính. Những kiểu biểu hiện tình cảm nào liên quan đến tâm tính bại hoại? (Thưa, là thiên vị, bênh vực người khác vô nguyên tắc, duy trì mối quan hệ của xác thịt, và không công bằng.) Đây là những điều hàm chứa trong từ “tình cảm” mà Đức Chúa Trời nói đến. Nếu ngươi có thể hiểu đến mức độ này và thực sự liên hệ những điều này với bản thân, thì ngươi phải dốc sức giải quyết những tâm tính bại hoại này. Chỉ khi ngươi không còn bị những tình cảm này kìm kẹp, thì hành động của ngươi mới là thực hành lẽ thật. Khi đó, những tình trạng mà ngươi hiểu là hàm chứa trong tình cảm sẽ hoàn toàn tương ứng với từ “tình cảm” Đức Chúa Trời nói đến. Đây là lẽ thật ngươi sẽ nhận thức được. Nếu được mời thông công về tình cảm là gì, mà ngươi lại nói về cách tiếp cận thứ nhất của người mẹ, thì đây là biểu hiện của việc không hiểu lẽ thật. Nếu ngươi thông công về cách tiếp cận thứ hai của người mẹ và mổ xẻ tâm tính bại hoại của bà, thì ngươi hiểu lẽ thật. Nếu những điều ngươi thông công, trải nghiệm và nhận thức là phù hợp với lẽ thật của lời Đức Chúa Trời, và không có sự mâu thuẫn hay bất nhất nào, thì điều đó chứng tỏ ngươi hiểu lời Đức Chúa Trời, đã nắm được ý nghĩa của lời Ngài, đã nhận thức được lời Ngài, và có thể thực hành, vận dụng lời Ngài. Khi ấy, ngươi đã đạt được lẽ thật và sự sống, ngụ ý là ngươi đã bước vào thực tế lẽ thật rồi. Lúc đó, khi gặp lại kiểu sự việc này, ngươi sẽ có thể phân định được nó, và ngươi sẽ biết những kiểu bộc lộ nào là bình thường, những kiểu bộc lộ nào là sự bộc lộ của tâm tính bại hoại, và ngươi sẽ hoàn toàn thấu tỏ điều này trong lòng. Như thế, chẳng phải hành động của ngươi sẽ chuẩn xác sao? Chẳng phải hành động của ngươi sẽ phù hợp với lẽ thật sao? Chẳng phải ngươi sẽ có thực tế lẽ thật sao? Nếu ngươi hành động chuẩn xác và hiểu lẽ thật, thì chẳng phải những nhận thức và trải nghiệm ngươi thông công sẽ có thể trợ giúp người khác và giải quyết khó khăn của họ sao? (Thưa, phải.) Đây là khía cạnh thực tế của lẽ thật.

Có những người không làm tốt bổn phận do tố chất kém, nhưng họ luôn nói là do họ không có lương tâm. Lời giải thích nào là chuẩn xác? (Thưa, do họ có tố chất kém.) Đôi lúc, khi thực hiện bổn phận, người ta có thể nắm được kiến thức nghiệp vụ cơ bản, nhưng không hiểu những khía cạnh cao hơn của nó bởi vì chưa từng học qua. Người lãnh đạo của họ quy chụp họ là qua loa chiếu lệ, làm gian làm dối, thực ra họ chỉ thiếu kiến thức nghiệp vụ và chưa từng học những điều đó, nhưng họ đã cố gắng hết sức rồi. Ấy thế mà người lãnh đạo lại nói rằng họ qua loa chiếu lệ – như thế là không đúng sự thật. Đây là dùng từ bừa bãi và quy chụp bừa bãi. Tại sao người ta lại dùng từ và quy chụp người khác bừa bãi? Đó chẳng phải là do họ không hiểu lẽ thật sao? Có người chắc chắn sẽ nói là đúng vậy, có người sẽ nói rằng đó là do họ có tố chất kém và quá ngu độn, lại có những người sẽ nói rằng đó là do họ có nhân tính quá ác và ý định không đúng đắn. Lời giải thích nào là đúng? Thực ra, cả ba tình trạng này đều tồn tại, và phải căn cứ trường hợp cụ thể để phán định. Nếu đó là do họ không hiểu lẽ thật, nhưng có người lại nói là do họ có tố chất kém và quá ngu độn, thì những lời này không chuẩn xác. Nếu đó rõ ràng là do họ có nhân tính quá ác và có ý đồ, mục đích, nhưng có người lại nói là do họ có tố chất kém và quá ngu độn, thì đây là bóp méo sự thật và dễ để lọt kẻ ác. Lại có trường hợp do người ta không hiểu lẽ thật, nhưng có người lại nói là do nhân tính họ quá ác. Cách nhìn nhận sự việc này không chuẩn xác, và dễ đối xử với người tốt như kẻ ác, từ đó dẫn đến hậu quả xấu. Có nhiều người không thể phân định những điều này và không thể nhìn thấu thực chất của vấn đề. Họ mù quáng áp dụng quy định và rút ra kết luận dựa trên ý riêng của mình, rồi lại cảm thấy họ có sự phân định và có thể hiểu chuyện. Đó chẳng phải là kiêu ngạo và tự cho mình là đúng sao? Nếu ai đó có nhân tính xấu và quy chụp, lên án mọi người bừa bãi dựa trên ý định và mục đích của mình, thì đây là tính chất của kẻ ác. Những người như thế chỉ là thiểu số; đa số mọi người làm kiểu như vậy là do không hiểu lẽ thật. Những người không hiểu lẽ thật thì áp dụng quy định bừa bãi và dùng từ ngữ thuộc linh bừa bãi. Chẳng hạn như một số người rõ ràng là có vấn đề về nhân tính, láu cá thủ đoạn và không dốc sức trong khi thực hiện bổn phận, nhưng người thiếu sự phân định lại nói đây là tố chất kém. Có những người rõ ràng có tinh thần chính nghĩa, khi thấy chuyện gì vi phạm nguyên tắc liền nêu ra và bảo vệ lợi ích của hội thánh, nhưng họ lại thường bị những người không hiểu lẽ thật quy chụp là kiêu ngạo và tự nên công chính, thậm chí còn bị đối xử như kẻ ác, thật sự là quá oan uổng cho người tốt. Có những người rõ ràng là nhỏ bé về vóc giạc và nhất thời trở nên yếu đuối do bị tình cảm kìm kẹp, người không hiểu lẽ thật sẽ xác định tính chất của họ là quá nặng về tình cảm và không thành tâm với Đức Chúa Trời. Người không có lẽ thật là vậy, họ không suy xét bối cảnh hay tình huống thực tế, mà cứ áp dụng quy định bừa bãi, lúc nói thế này, lúc nói thế khác. Những người như thế có thể dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề được không? (Thưa, không thể.) Khi người không hiểu lẽ thật cố gắng giải quyết vấn đề, họ không thể bốc thuốc đúng bệnh được. Giống như người ta đau bụng, họ lại chữa vùng đầu; họ không thể tìm được căn nguyên của vấn đề. Họ không hiểu căn nguyên của vấn đề nằm ở đâu, không hiểu lời Đức Chúa Trời phán và đề cập đến điều gì. Đây là không hiểu lẽ thật. Các ngươi hiện nay hiểu lẽ thật được nhiều hay ít? (Thưa, ít.) Ví dụ: giả sử có người hỏi: “Tại sao khi gặp chuyện, anh lại không thể thuận phục?”. Người ta thường nói: “Bởi vì tôi không biết Đức Chúa Trời!”. Lời giải thích này có đúng không? Có lúc đúng, có lúc sai. Đa số mọi lần đều không đúng, đây chính là quy chụp bừa bãi. Người ta nắm được chút thuật ngữ thuộc linh liền áp dụng và sử dụng bừa bãi, kết quả là nảy sinh nhiều vấn đề. Có những cái là diễn giải sai, có những cái là xét đoán, gây ra những hậu quả tai hại, thậm chí dẫn đến hỗn loạn. Những người không có hiểu biết thuộc linh mà học điều gì đó thì họ áp dụng và vận dụng bừa bãi. Họ dễ phạm sai lầm nhất và dễ phạm phải sai lầm về nguyên tắc. Trong khi đó, người có năng lực lĩnh hội có thể phạm chút sai lầm, nhưng những sai lầm này không phải là vấn đề về nguyên tắc và họ có thể rút ra bài học từ những sai lầm đó. Nếu người ta lĩnh hội một cách vô lý, diễn giải lệch lạc khi đọc lời Đức Chúa Trời, và lĩnh hội sai lệch khi nghe giảng đạo, lại còn hay bới lông tìm vết, thì rất phiền phức. Không những họ không có cách nào bước vào thực tế lẽ thật, mà theo thời gian, họ còn bắt đầu làm xằng làm bậy và gây nhiễu loạn cho công tác hội thánh. Đây là một hậu quả nghiêm trọng.

Bây giờ, các ngươi phải ngẫm xem: những câu chữ, đạo lý và lý luận thuộc linh mà các ngươi thường nói có phải là lẽ thật không? Xét cho cùng thì các ngươi hiểu lẽ thật hay chỉ hiểu đạo lý? Trong hiểu biết của các ngươi có bao nhiêu thực tế lẽ thật? Một khi hiểu những điều này, các ngươi sẽ thực sự tự mình biết mình và sẽ biết tầm vóc thật của chính mình. Chẳng hạn như các ngươi đã thông công rất nhiều về những lẽ thật về cách làm người trung thực, nhưng các ngươi có thực sự hiểu không? Các ngươi có thể thông công một ít lời và nói được một ít hiểu biết, nhưng các ngươi đã bước vào bao nhiêu trong số những thực tế lẽ thật đó? Các ngươi hiện giờ có thực sự là người trung thực không? Các ngươi có thể nói rõ về điều đó không? Có người nói: “Làm người trung thực nghĩa là không nói dối, nghĩ sao nói vậy, chuyện gì cũng không giấu giếm, không tránh né. Đây là tiêu chuẩn làm người trung thực”. Các ngươi nghĩ sao về lời này? Nó có phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, không.) Ngươi có thể nói câu chữ và đạo lý, nhưng khi nói đến chi tiết thực hành hoặc những vấn đề cụ thể, thì ngươi không biết nói sao. Đây là không hiểu lẽ thật. Người ta không hiểu lẽ thật nhưng lại luôn nghĩ rằng: “Mình đã hiểu rất nhiều, nhưng không được Đức Chúa Trời sử dụng. Nếu được Đức Chúa Trời sử dụng và trở thành lãnh đạo hội thánh, mình chắc chắn sẽ khiến mọi anh chị em đều hiểu được lẽ thật”. Đây chẳng phải là những lời rất huênh hoang sao? Ngươi thực sự có khả năng đó sao? Những người có thể khoe khoang, khoác lác thì có phải là người trung thực không? Không hiểu lẽ thật mà lại khoe khoang, khoác lác, dạng người này chẳng đáng thương sao? (Thưa phải, họ đáng thương.) Hiện giờ các ngươi nghe giảng đạo đã nhiều, nhưng nếu chưa bao giờ hiểu lẽ thật, thì sớm muộn gì các ngươi cũng sẽ bước đi con đường giống người Pha-ri-si, để rồi trở thành người Pha-ri-si hiện đại. Chẳng phải là có khả năng đó sao? (Thưa, phải.) Quá có khả năng. Bản tính Sa-tan của người ta đã thâm căn cố đế. Nếu họ có được chút tri thức, có chút văn hóa, và có thể thuyết giảng chút lý luận đúng đắn hoặc bài giảng cao thâm, thì họ rất dễ trở thành người Pha-ri-si. Nếu ngươi không muốn trở thành người Pha-ri-si hoặc đi con đường của người Pha-ri-si, thì cách duy nhất là phải nỗ lực hiểu lẽ thật và bước vào thực tế, cũng như biến những đạo lý ngươi hiểu thành thực tế lẽ thật. Vậy như thế nào mới được coi là thực sự hiểu lẽ thật của việc làm người trung thực? Các ngươi nên tự suy ngẫm và thông công về điều này khi có thời gian rảnh. Chính xác thì người trung thực là gì? Tiêu chuẩn được yêu cầu trong lời Đức Chúa Trời về người trung thực mà Ngài nói đến là gì? Trong số những tiêu chuẩn Đức Chúa Trời yêu cầu này, con người có thể thực hành những tiêu chuẩn nào? Người trung thực mà Đức Chúa Trời nói đến là như thế nào? Làm người trung thực nhắm đến khía cạnh nào trong tâm tính bại hoại của người ta? Chẳng phải những câu hỏi này đáng đào sâu sao? Những lời và lẽ thật mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người thực hành không nhắm vào cách làm hoặc hành vi, mà nhắm vào bản tính và những tâm tính Sa-tan của người ta. Đó là lý do tại sao nói những lời này là lẽ thật. Nếu mục đích duy nhất của chúng là thay đổi hành vi và dạy người ta cách suy nghĩ, thì chúng không phải là lẽ thật, mà chỉ là một dạng học thuyết. Có thể nói, nhà giáo dục nào cũng có thể có một chút ảnh hưởng đến mọi người và thay đổi một chút hành vi của họ, thông qua tổng kết thực tiễn, có thể quy phạm dần dần hành vi của người ta. Dạng tri thức này thì có nhiều, nhưng chúng không phải là lẽ thật bởi vì chúng không thể giải quyết được tâm tính bại hoại của con người, không giải quyết được vấn đề căn nguyên phạm tội của họ. Chỉ có lời Đức Chúa Trời mới có thể làm tinh sạch và giải quyết sự bại hoại của con người, chỉ có lời Đức Chúa Trời mới có thể giải quyết triệt để tâm tính Sa-tan của con người, và vì thế, chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật. Ý nghĩa thực sự của lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời là gì? Điều này đáng để suy ngẫm, suy nghĩ và thông công thường xuyên. Đừng bao giờ quên rằng: những thứ chỉ có thể thay đổi hành vi của người ta thì đều không phải là lẽ thật, mà chỉ là tri thức, là pháp luật. Lẽ thật không những có thể thay đổi hành vi, mà còn thay đổi tâm tính bại hoại của người ta. Hơn nữa, lẽ thật còn có thể thay đổi tư tưởng, quan niệm, và trở thành sự sống của người ta. Đó mới là lẽ thật. Hiện nay, rất ít người có thể hiểu được chuyện này. Nhiều người không bao giờ nhận ra rằng những thứ quy phạm hành vi và giúp người ta có cuộc sống đàng hoàng bề ngoài thì không phải là lẽ thật, hết thảy đều là tri thức, đạo lý và triết lý của Sa-tan. Khi người ta tiếp nhận những thứ đó, mặc dù hành vi bên ngoài của họ ngày càng cao thượng, đứng đắn và tao nhã, nhưng lòng họ lại đầy sự thâm hiểm, tà ác, và ngày càng tăm tối. Những thứ này là những độc tố và lý luận của Sa-tan, những thứ Sa-tan dùng để mê hoặc và làm bại hoại con người. Chúng hoàn toàn không phải là lẽ thật và không đến từ Đức Chúa Trời. Chỉ những điều giúp con người trở nên trung thực, giải phóng và tự do, giúp họ biết Đấng Tạo Hóa, có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và thuận phục sự sắp đặt, an bài của Đức Chúa Trời, thì mới là lẽ thật. Bất kể ngươi tiếp nhận quan điểm nào, bất kể ngươi đi con đường nào, nếu hành vi của ngươi cải thiện và ngươi ngày càng được mến mộ, nhưng lòng kính sợ Đức Chúa Trời và đức tin chân thực nơi Ngài của ngươi lại quá ít, mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời quá tệ, và lòng ngươi ngày càng rời xa Đức Chúa Trời, thì những thứ ngươi bám vào không phải là điều tích cực và chắc chắn không phải là lẽ thật. Nếu ngươi chọn một con đường hoặc lối sống, và ngươi tiếp nhận một số điều, và những điều này khiến ngươi trở nên chân thành và trung thực, khiến ngươi yêu điều tích cực và ghét điều tà ác, tiêu cực, khiến ngươi có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và sẵn lòng tiếp nhận sự tể trị, an bài của Đấng Tạo hóa, như thế mới là lẽ thật và thực sự đến từ Đức Chúa Trời. Các ngươi có thể đánh giá mọi sự theo những tiêu chuẩn này. Có một số đạo lý mà nhiều người nói được và đã nói nhiều năm. Tuy nhiên, sau khi nói tới nói lui, những tâm tính bên trong của người ta không thay đổi, tình trạng của họ không hề chuyển biến chút nào, và những quan điểm, lối tư duy, xuất phát điểm và ý định đằng sau hành động của người ta không hề thay đổi. Vậy thì ngươi phải khẩn trương vứt bỏ những thứ đó, không được bám vào chúng nữa; đây tuyệt đối không phải là lẽ thật. Khi người ta mới bắt đầu thực hành một số lời thì có vẻ cực nhọc, khó khăn, và không thể nắm được nguyên tắc. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm và thực hành chúng một thời gian, họ cảm thấy tình trạng bên trong mình đã cải thiện và lòng họ gần Đức Chúa Trời hơn, họ có lòng kính sợ và sợ hãi Đức Chúa Trời, không còn cương ngạnh và phản nghịch khi có chuyện xảy đến, những ý định, dục vọng cá nhân của họ không còn mạnh nữa, và họ có thể thuận phục Đức Chúa Trời. Trạng thái này là tích cực, những lời này là lẽ thật, và đó là con đường đúng đắn. Các ngươi có thể phân định mọi sự dựa trên những nguyên tắc này. Không dễ để định nghĩa lẽ thật trong một câu. Nếu Ta định nghĩa lẽ thật trong một câu, và nghe xong các ngươi có thể hiểu lẽ thật, thì tốt. Nhưng nếu các ngươi xem đó là quy định và đạo lý để tuân theo thì lại phiền phức rồi – như thế là không có hiểu biết thuộc linh. Vì thế, Ta đã cho các ngươi những nguyên tắc này, và các ngươi nên căn cứ theo những nguyên tắc này mà đối chiếu, trải nghiệm, thực hành và thể nghiệm, lĩnh hội. Đừng chỉ căn cứ theo những nguyên tắc để hành động và làm người, mà còn phải căn cứ theo chúng để nhìn nhận con người và sự việc, cũng như đánh giá mọi người. Bằng cách trải nghiệm và thực hành như vậy, ngươi sẽ biết lẽ thật chính xác là gì. Nếu người ta không hiểu lẽ thật là gì, nếu họ không biết lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, thì họ có thể đạt được sự sống không? Họ có thể đạt được sự thay đổi trong tâm tính sự sống không? Mặc dù bề ngoài, những yêu cầu mà Đức Chúa Trời đặt ra cho con người trong lời Ngài không cao, đều rất đơn giản, nhưng nếu ngươi không hiểu hàm ý lẽ thật là gì hoặc lẽ thật gồm bao nhiêu nội dung thực tế, mà chỉ hiểu lẽ thật về mặt câu chữ và đạo lý, thì ngươi sẽ không bao giờ có thể bước vào những thực tế lẽ thật mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người bước vào.

Ngày 26 tháng 5 năm 2017

No need.

Trước: Chỉ khi biết sáu loại tâm tính bại hoại mới thật sự tự biết mình

Tiếp theo: Rốt cuộc thì con người dựa vào điều gì để sống?

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger