Mưu cầu lẽ thật là gì (10)

Trong buổi nhóm họp lần trước, chúng ta đã thông công và phân tích câu nói về đức hạnh: “Giết người chẳng được ích gì, có thể tha cho người thì nên tha”. Bây giờ các ngươi đã thực sự hiểu những câu nói khác nhau về đức hạnh trong văn hóa truyền thống chưa? Những câu nói về đức hạnh này khác với lẽ thật như thế nào? Bây giờ các ngươi có thể xác nhận rằng những câu nói về đức hạnh này bản chất không phải là lẽ thật và chắc chắn không thể thay thế lẽ thật được chưa? (Thưa, rồi.) Điều gì cho thấy các ngươi có thể xác nhận điều này? (Thưa, đó là con có một chút khả năng phân định được bản chất của những câu nói này trong văn hóa truyền thống. Trước đây, con không nhận ra mình có những điều này trong lòng. Chỉ sau vài lần thông công và phân tích của Đức Chúa Trời, con mới nhận ra rằng mình đã chịu ảnh hưởng của những điều này từ lâu, và con đã luôn nhìn nhận con người, sự việc dựa trên văn hóa truyền thống. Con cũng thấy rằng những câu nói này trong văn hóa truyền thống thực sự đi ngược lại lẽ thật và hết thảy chúng đều là những thứ làm bại hoại con người.) Khi đã xác nhận được điểm này thì trước hết các ngươi có một chút phân định về những điều trong văn hóa truyền thống này. Các ngươi không chỉ có hiểu biết cảm tính, mà còn có thể nhận ra thực chất của những điều này trên góc độ lý thuyết. Thứ hai, các ngươi không còn bị ảnh hưởng bởi những điều trong văn hóa truyền thống, và có thể loại bỏ được sự ảnh hưởng, chi phối và trói buộc của những điều này khỏi tâm trí mình. Đặc biệt là khi nhìn nhận các sự việc khác nhau hoặc giải quyết các vấn đề khác nhau, các ngươi không còn bị ảnh hưởng và hạn chế bởi những tư tưởng và quan điểm này nữa. Nói chung, thông qua mối thông công, các ngươi đã có được một chút phân định về những tư tưởng và quan điểm này của văn hóa truyền thống. Đây là kết quả đạt được từ việc hiểu lẽ thật. Những điều từ văn hóa truyền thống này là những câu nói êm tai, rỗng tuếch, sặc mùi triết lý của Sa-tan, đặc biệt là những câu nói về đức hạnh như: “Ân trả nghĩa đền”, “Đánh người chớ đánh vào mặt, vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm.” và “Giết người chẳng được ích gì, có thể tha cho người thì nên tha”. Chúng không ngừng ảnh hưởng, chi phối và trói buộc con người thông qua những tư tưởng trong đó, và không đóng vai trò chủ động, tích cực trong đức hạnh của con người. Mặc dù bây giờ các ngươi đã có một chút phân định, nhưng rất khó để nhổ tận gốc ảnh hưởng của những điều này trong thâm tâm các ngươi. Các ngươi phải trang bị cho mình lẽ thật và trải nghiệm theo lời Đức Chúa Trời trong một khoảng thời gian. Chỉ khi đó các ngươi mới có thể thấy rõ hoàn toàn những thứ giả hình này vô cùng tai hại, sai trái và phi lý đến mức nào, và chỉ khi đó vấn đề mới có thể được giải quyết tận gốc. Nếu các ngươi muốn từ bỏ những suy nghĩ và tư tưởng sai lầm này cũng như thoát khỏi sự ảnh hưởng, chi phối và trói buộc của chúng chỉ bằng cách hiểu một số giáo lý, thì sẽ rất khó làm được. Bây giờ các ngươi đã phần nào có thể phân định được bản chất của những câu nói về đức hạnh này, thì ít nhất các ngươi đã có một chút hiểu biết và đã đạt được một chút tiến bộ trong tư duy của mình. Phần còn lại phụ thuộc vào cách người ta mưu cầu lẽ thật và cách người ta nhìn nhận con người và sự việc theo lời Đức Chúa Trời, cũng như cách người ta trải nghiệm trong tương lai.

Sau những lần thông công và phân tích các câu nói về đức hạnh này trong văn hóa truyền thống, các ngươi đã có thể thấy rõ thực chất của những câu nói này chưa? Nếu đã thực sự có thể thấy rõ, thì các ngươi có thể xác định rằng những câu nói từ văn hóa truyền thống này không phải là lẽ thật, cũng không thể thay thế lẽ thật. Từng đó là chắc chắn, và hầu hết mọi người đã xác minh được điều này trong lòng mình thông qua mối thông công. Vậy thì con người nên hiểu thực chất của tất cả những câu nói khác nhau về đức hạnh như thế nào? Nếu con người không đối mặt với vấn đề này theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, thì sẽ không có cách nào để phân định và nhận thức được nó. Cho dù những câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống này cao quý và tích cực đến đâu trên giấy, thì liệu chúng có thực sự là tiêu chí cho hành động và hành vi của con người hay nguyên tắc hành xử của họ không? (Thưa, không.) Chúng không phải là nguyên tắc hay tiêu chí hành xử. Vậy chính xác thì chúng là gì? Bằng cách phân tích thực chất của từng câu nói về đức hạnh, các ngươi có thể rút ra kết luận về việc chính xác thì đâu là sự thật và thực chất của những câu nói về đức hạnh đã nảy sinh giữa nhân loại này được không? Các ngươi chưa bao giờ nghĩ về câu hỏi này sao? Chưa nói đến mục đích của những người gọi là nhà tư tưởng và nhà đạo đức đó, những người xu nịnh, lấy lòng giai cấp thống trị và quá đỗi vui mừng khi được phục vụ họ, chúng ta hãy phân tích điều này từ góc độ nhân tính bình thường đã. Vì những câu nói về đức hạnh này không phải là lẽ thật, chứ đừng nói đến có thể thay thế cho lẽ thật, nên chúng chắc chắn chỉ là có vẻ đúng. Chúng chắc chắn không phải là những điều tích cực - chừng này là chắc chắn. Bằng cách này, nếu các ngươi có thể phân định được chúng là gì, thì điều này chứng tỏ các ngươi đã đạt được một mức độ hiểu biết nhất định về lẽ thật trong lòng mình và đã có một chút phân định. Những câu nói về đức hạnh này không phải là những điều tích cực, cũng không phải là tiêu chuẩn cho hành động và hành vi của con người, càng không phải là nguyên tắc hành xử của con người nên được tuân theo, cho nên chúng có gì đó không ổn. Điều này có đáng để tìm hiểu ngọn ngành không? (Thưa, có.) Nếu các ngươi chỉ nghĩ về “đức hạnh” và nghĩ rằng những câu nói này là những quan điểm đúng đắn và những điều tích cực, thì các ngươi đã sai và các ngươi sẽ bị chúng dẫn dụ, lừa dối. Những thứ giả hình không bao giờ có thể là điều tích cực được. Đối với những biểu hiện và hành vi đức hạnh khác nhau, con người nên phân biệt xem chúng có được thực hiện một cách chân thành và xuất phát từ đáy lòng hay không. Nếu chúng được thực hiện từ sự miễn cưỡng, giả vờ hoặc để đạt được một mục đích nào đó, thì những biểu hiện hành vi như vậy có vấn đề. Các ngươi có thể phân định được bản chất thực sự của những câu nói về đức hạnh này không? Ai có thể nói Ta nghe? (Thưa, Sa-tan dùng những câu nói về đức hạnh để làm mê muội và bại hoại con người, khiến họ tuân theo những câu nói này và đưa chúng vào thực hành nhằm đạt được mục đích khiến họ thờ phượng và đi theo Sa-tan, đồng thời giữ họ xa rời Đức Chúa Trời. Đây là một trong những kỹ xảo và phương pháp của Sa-tan để làm bại hoại con người.) Đây không phải là thực chất của những câu nói về đức hạnh. Đây là mục đích Sa-tan đạt được bằng cách sử dụng những câu nói như vậy để đánh lừa con người. Trước hết, các ngươi phải biết rõ rằng bất kỳ loại câu nói về đức hạnh nào cũng đều không phải là lẽ thật, càng không thể thay thế cho lẽ thật. Chúng thậm chí không phải là điều tích cực. Vậy chính xác thì chúng là gì? Có thể nói chắc chắn rằng những câu nói về đức hạnh này là tà thuyết và ngụy biện mà Sa-tan dùng để đánh lừa con người. Bản thân chúng không phải là thực tế lẽ thật con người nên sở hữu, cũng không phải là những điều tích cực mà nhân tính bình thường phải sống thể hiện ra. Những câu nói về đức hạnh này là sự giả mạo, giả vờ, xuyên tạc và lừa phỉnh – chúng là những hành vi giả tạo, và hoàn toàn không xuất phát từ lương tâm và lý trí hay tư duy bình thường của con người. Do đó, tất cả những câu nói của văn hóa truyền thống liên quan đến đức hạnh đều là những tà thuyết và ngụy biện ngớ ngẩn, phi lý. Qua vài lần thông công này, những câu nói Sa-tan đề xướng về đức hạnh đã bị kết án tử hoàn toàn ngày hôm nay. Nếu chúng thậm chí không phải là điều tích cực thì sao người ta lại có thể chấp nhận chúng? Sao người ta lại có thể sống theo những tư tưởng và quan điểm này? Lý do là những câu nói về đức hạnh này rất phù hợp với quan niệm và sự tưởng tượng của con người. Chúng khơi dậy sự ngưỡng mộ và tán thành, vì vậy người ta đón nhận những câu nói về đức hạnh này vào lòng, và mặc dù họ không thể thực hành chúng, nhưng trong thâm tâm họ ủng hộ và tôn sùng chúng. Và thế là Sa-tan sử dụng nhiều câu nói khác nhau về đức hạnh để đánh lừa con người, để kiểm soát con tim và hành vi của họ, vì trong thâm tâm con người tôn sùng và có niềm tin mù quáng vào đủ loại câu nói về đức hạnh, và ai cũng thích sử dụng những câu nói này để giả vờ có phẩm giá hơn, cao thượng hơn và tử tế hơn, từ đó đạt được mục đích được đánh giá cao và khen ngợi. Tóm lại, tất cả những câu nói khác nhau về đức hạnh đều yêu cầu rằng khi con người làm một việc gì đó, họ nên thể hiện một kiểu hành vi hoặc phẩm chất nhân tính nhất định trong địa hạt đức hạnh. Những hành vi và phẩm chất nhân tính này có vẻ khá cao quý, và chúng được tôn sùng, vì vậy ai cũng rất khao khát chúng trong lòng. Nhưng điều họ chưa suy xét là những câu nói về đức hạnh này hoàn toàn không phải là những nguyên tắc hành xử mà một người bình thường nên tuân theo; thay vào đó, chúng là một loạt các hành vi giả hình có thể giả vờ. Chúng lệch lạc so với các tiêu chuẩn của lương tâm và lý trí, đi ngược với ý muốn của nhân tính bình thường. Sa-tan sử dụng những câu nói giả dối và giả vờ về đức hạnh để đánh lừa con người, để khiến họ tôn thờ nó và những kẻ gọi là thánh nhân giả hình, từ đó khiến con người coi nhân tính bình thường và tiêu chí hành xử của con người là những thứ bình thường, đơn giản và thậm chí thấp hèn. Người ta khinh miệt những điều đó và nghĩ chúng còn không đáng cho người ta quan tâm. Đó là bởi những câu nói về đức hạnh mà Sa-tan đề xướng rất hợp nhãn và rất phù hợp với những quan niệm, tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, thực tế là không có câu nói nào về đức hạnh, bất kể câu gì, là nguyên tắc con người nên tuân theo trong cách đối nhân xử thế hay cách cư xử của họ trong nhân gian cả. Ngẫm mà xem – không phải vậy sao? Về thực chất, những câu nói về đức hạnh chỉ là sự đòi hỏi con người phải sống một cuộc sống đàng hoàng, cao quý hơn ở bề ngoài, để được người khác tôn sùng hoặc khen ngợi, thay vì bị coi thường. Thực chất của những câu nói này cho thấy chúng chỉ là sự đòi hỏi con người phải thông qua biểu hiện và hành vi tốt mà có được đức hạnh tốt, nhờ đó che đậy và kiềm chế những tham vọng và dục vọng ngông cuồng của nhân loại bại hoại, che đậy thực chất bản tính xấu xa, gớm ghiếc của con người, cũng như những biểu hiện của các tâm tính bại hoại khác nhau. Chúng nhằm mục đích nâng cao nhân cách của một người thông qua các hành vi và thói quen tốt bề ngoài, nâng cao hình ảnh của họ trong mắt người khác và được thiên hạ đánh giá cao hơn. Những điểm này cho thấy các câu nói về đức hạnh là để che đậy những suy nghĩ, quan điểm, mục đích và ý định bên trong của con người, bộ mặt gớm ghiếc, và thực chất bản tính của họ bằng những hành vi và cách hành động bề ngoài. Có thể che đậy thành công những thứ này không? Chẳng phải việc cố gắng che đậy chúng càng làm lộ rõ tất cả sao? Nhưng Sa-tan không quan tâm đến điều đó. Mục đích của nó là che đậy bộ mặt gớm ghiếc của nhân tính bại hoại, che đậy sự thật về sự bại hoại của con người. Vì vậy, Sa-tan bắt con người sử dụng các biểu hiện hành vi của đức hạnh để ngụy trang cho bản thân, có nghĩa là nó sử dụng các quy tắc và biểu hiện đạo đức để ngụy tạo vẻ ngoài cho con người, nâng cao phẩm chất nhân tính và nhân cách của con người vì mục đích được người khác ngưỡng mộ, khen ngợi. Về cơ bản, những câu nói về đức hạnh này xác định một người là cao quý hay thấp hèn dựa trên các biểu hiện hành vi và chuẩn mực đạo đức của họ. Ví dụ: việc đo lường xem một người có vị tha hay không phụ thuộc vào việc họ thể hiện rằng họ xả thân vì người. Nếu người này thể hiện tốt, ngụy trang tốt và khiến bản thân trông đặc biệt đáng ngưỡng mộ, thì sẽ được coi là người có nhân cách và tôn nghiêm, là người có những chuẩn mực đạo đức đặc biệt cao trong mắt người khác, và nhà nước sẽ trao tặng cho họ bằng khen tấm gương đạo đức để người khác học hỏi, tôn thờ và noi theo. Vậy người ta nên đánh giá xem một người phụ nữ là tốt hay xấu bằng cách nào? Đó là bằng cách nhìn xem liệu những hành vi khác nhau của người phụ nữ này được thể hiện trong cộng đồng có phù hợp với câu nói “Hiền lương thục đức” không. Nếu cô ấy phù hợp với câu nói này trong mọi mặt bằng cách là người hiền từ và thiện lương, thể hiện sự tôn trọng tột bậc với người già, sẵn sàng thỏa hiệp vì lợi ích chung, cực kỳ kiên nhẫn và có thể chịu đựng gian khổ, không để bụng mọi người hay tranh cãi với người khác, hiếu kính cha mẹ chồng, chăm sóc chồng con chu đáo, không bao giờ nghĩ cho mình, không bao giờ cầu đền đáp, cũng không bao giờ hưởng thụ lạc thú xác thịt, v.v., thì cô ấy quả thực là một người phụ nữ hiền lương thục đức. Người ta dùng những hành vi bề ngoài này để đánh giá đức hạnh của phụ nữ. Thật thiếu chính xác và thiếu thực tế khi đo lường giá trị, thiện, ác của một người bằng cách hành động và hành vi bề ngoài của họ. Đưa ra những khẳng định như thế này cũng là sai lầm, dối trá và phi lý. Đây là thực chất vấn đề của những câu nói về đức hạnh được bộc lộ nơi con người.

Từ vài khía cạnh nêu trên, những câu nói về đức hạnh này trong văn hóa truyền thống có thực sự là các nguyên tắc hành xử không? (Thưa, không.) Chúng hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu của nhân tính bình thường, hoàn toàn đi ngược lại nhân tính bình thường. Những gì chúng cung cấp cho nhân loại không phải là các nguyên tắc hành xử, cũng không phải là các nguyên tắc cho hành động của con người. Ngược lại, chúng đòi hỏi con người phải ngụy trang, che đậy bản thân, hành xử và hành động theo một cách nhất định trước mặt người khác để được đánh giá cao và khen ngợi, chứ không nhằm mục đích làm cho con người hiểu được cách hành xử đúng đắn hoặc cách cư xử đúng đắn, mà là để khiến con người sống phù hợp hơn với những quan niệm và tưởng tượng của người khác, cũng như để có được sự khen ngợi và công nhận của người khác. Đây hoàn toàn không phải là điều Đức Chúa Trời yêu cầu rằng con người phải hành xử và hành động theo các nguyên tắc lẽ thật, không quan tâm đến suy nghĩ của người khác mà thay vào đó chỉ tập trung vào việc có được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời. Những câu nói về đức hạnh thiên về việc yêu cầu con người phải đàng hoàng và cao thượng trong hành vi, cách hành động và vẻ bề ngoài họ thể hiện – ngay cả khi đó là sự ngụy trang – hơn là giải quyết các vấn đề liên quan đến suy nghĩ và quan điểm của con người, hoặc liên quan đến thực chất bản tính của con người. Nói cách khác, những yêu cầu mà các câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống đặt ra với con người không dựa trên thực chất của con người, càng không xét đến phạm vi có thể đạt được của lương tâm và lý trí. Đồng thời, chúng đi ngược lại sự thật khách quan rằng con người có những tâm tính bại hoại và ai cũng ích kỷ, hèn hạ, chúng buộc con người phải làm thế này thế nọ về mặt hành vi và cách hành động. Vì vậy, bất kể chúng đặt ra yêu cầu đối với con người từ góc độ nào, thì về cơ bản chúng cũng không thể giải phóng con người khỏi sự trói buộc và chi phối của những tâm tính bại hoại, cũng như không thể giải quyết vấn đề thực chất của con người, nói cách khác, chúng không thể giải quyết được những vấn đề liên quan đến tâm tính bại hoại của con người. Vì vậy, chúng không thể thay đổi được các nguyên tắc và phương hướng hành xử của con người, cũng như không thể giúp con người hiểu được cách hành xử, cách đối đãi với mọi người, hay cách giải quyết các mối quan hệ giữa người với người từ khía cạnh tích cực. Ở góc độ khác, những câu nói về đức hạnh chỉ là một dạng quy tắc và sự kiềm chế hành vi được đưa ra cho con người. Mặc dù nhìn bề ngoài chúng có vẻ khá tốt đẹp, nhưng những điều này vô hình trung ảnh hưởng đến tư duy và quan điểm của con người, kìm hãm và trói buộc họ, dẫn đến hậu quả là con người không thể tìm được các nguyên tắc và đường lối hành xử và hành động đúng đắn. Trong bối cảnh này, tất cả những gì con người có thể làm là miễn cưỡng chấp nhận sự ảnh hưởng của những tư tưởng và quan điểm trong văn hóa truyền thống, và dưới sự ảnh hưởng của những tư tưởng, quan điểm sai lầm này, tự lúc nào không hay, họ đã đánh mất những nguyên tắc, mục đích và phương hướng hành xử. Điều này khiến loài người bại hoại chìm trong bóng tối và mất đi sự sáng, để rồi chỉ biết chạy theo danh lợi bằng cách dựa vào sự xuyên tạc, giả vờ và lừa phỉnh. Ví dụ: khi ngươi nhìn thấy một người cần giúp đỡ, ngươi sẽ nghĩ ngay rằng: “Hành xử đúng mực có nghĩa là lấy việc giúp người làm niềm vui. Đây là một nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cơ bản về cách hành xử của con người”, và vì vậy ngươi sẽ giúp đỡ người đó một cách vô thức. Sau khi giúp đỡ họ, ngươi cảm thấy rằng bằng cách hành xử như thế này, ngươi là người cao thượng và có chút nhân tính, và ngươi thậm chí còn vô thức tự khen mình là một người cao thượng, một người có phẩm chất đạo đức cao quý, một người có nhân cách và tôn nghiêm, và tất nhiên là một người đáng được tôn trọng. Nếu ngươi không giúp đỡ họ, ngươi sẽ nghĩ: “Trời ơi, mình không phải là người tốt. Mỗi khi mình gặp ai đó cần giúp đỡ và nghĩ đến việc giúp một tay, mình luôn nghĩ đến lợi ích của bản thân. Mình đúng là kẻ ích kỷ!”. Ngươi sẽ vô thức sử dụng tư tưởng và quan điểm “Lấy việc giúp người làm niềm vui” để đo lường bản thân, kiềm chế bản thân và đánh giá đúng sai. Khi ngươi không thể thực hành câu nói này, ngươi sẽ tự khinh miệt hoặc coi thường chính mình, và cảm thấy hơi bất an. Ngươi sẽ nhìn sang những người có thể lấy việc giúp người làm niềm vui với ánh mắt cảm phục và khen ngợi, cảm thấy họ cao quý hơn ngươi, có tôn nghiêm hơn ngươi và có nhân cách hơn ngươi. Tuy nhiên, khi nói đến những vấn đề như vậy, yêu cầu của Đức Chúa Trời lại khác. Yêu cầu của Đức Chúa Trời là ngươi phải tuân theo lời Ngài và các nguyên tắc lẽ thật. Về mặt đức hạnh, con người nên thực hành như thế nào? Bằng cách tuân theo các quan điểm đạo đức và văn hóa truyền thống, hay bằng cách tuân theo lời Đức Chúa Trời? Ai cũng phải đối mặt với sự lựa chọn này. Bây giờ ngươi đã rõ về các nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời dạy con người chưa? Ngươi đã hiểu chúng chưa? Ngươi tuân theo chúng tốt đến đâu? Khi tuân theo chúng, ngươi bị ảnh hưởng và cản trở bởi những suy nghĩ và quan điểm nào, và những tâm tính bại hoại nào bộc lộ? Ngươi nên phản tỉnh bản thân như thế này. Chính xác thì ngươi có thể thấy rõ trong lòng mình thực chất của những câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống đến đâu? Văn hóa truyền thống có còn chỗ đứng trong lòng ngươi không? Đây hết thảy đều là những vấn đề con người phải giải quyết. Khi những tâm tính bại hoại của ngươi được giải quyết, và ngươi có thể tuân theo lẽ thật cũng như tuân thủ lời Đức Chúa Trời một cách tuyệt đối, không thỏa hiệp, thì những gì ngươi thực hành sẽ hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Ngươi sẽ không còn bị kìm hãm bởi những tâm tính bại hoại, hoặc bị ràng buộc bởi những tư tưởng, quan điểm đạo đức trong văn hóa truyền thống nữa, và sẽ có thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành một cách chuẩn xác cũng như có thể hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Đây là những nguyên tắc nên chi phối cách hành xử và hành động của các tín hữu. Khi ngươi có thể thực hành theo lời Đức Chúa Trời, tuân theo lời Đức Chúa Trời và thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật, ngươi sẽ không chỉ là một người có đạo đức tốt, mà còn là người có thể đi theo con đường của Đức Chúa Trời. Khi ngươi thực hành các nguyên tắc và lẽ thật về cách hành xử, ngươi không những có các tiêu chuẩn đạo đức, mà còn có các nguyên tắc lẽ thật trong cách hành xử của mình. Có sự khác biệt nào giữa việc tuân theo các nguyên tắc lẽ thật và tuân theo các tiêu chí đạo đức không? (Thưa, có). Khác biệt như thế nào? Tuân theo các yêu cầu về đức hạnh chỉ là một thực hành và biểu hiện về mặt hành vi, trong khi thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật nhìn bên ngoài trông cũng giống như một thực hành, nhưng sự thực hành này tuân theo các nguyên tắc lẽ thật. Từ góc độ này, việc tuân theo các nguyên tắc lẽ thật liên quan đến cách hành xử và con đường con người đi. Điều này có nghĩa là nếu ngươi thực hành lẽ thật và tuân theo các nguyên tắc lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, thì đó là đi đúng đường, trong khi tuân theo các yêu cầu về đức hạnh trong văn hóa truyền thống chỉ đơn thuần là sự thể hiện hành vi, giống như tuân thủ quy tắc vậy. Nó không liên quan đến các nguyên tắc lẽ thật, cũng không liên quan đến con đường con người đi. Các ngươi có hiểu Ta đang nói gì không? (Thưa, có). Đây là một ví dụ. Ví dụ: câu nói về đức hạnh “Xả thân vì người” yêu cầu con người phải “từ bỏ tiểu ngã, thành tựu đại ngã” mọi lúc và trong mọi tình huống. Trong dân ngoại đạo, đây là một phong cách gọi là thanh cao chính trực. “Từ bỏ tiểu ngã, thành tựu đại ngã” – thật là hào ngôn tráng ngữ! Tiếc là nó chỉ nghe như một phong cách thanh cao chính trực, chứ không phải là một nguyên tắc lẽ thật mà con người nên tuân theo. Thực tế là mục đích cuối cùng của câu nói “Từ bỏ tiểu ngã, thành tựu đại ngã” này và của việc khiến con người xả thân vì người, thực ra là để đảm bảo rằng những người khác phục vụ họ. Nhìn từ góc độ mục đích và ý định của con người, câu nói này chắc chắn giống triết lý của Sa-tan và có tính chất đổi chác trong đó. Từ đây, ngươi có thể xác định liệu có các nguyên tắc lẽ thật trong câu nói “Từ bỏ tiểu ngã, thành tựu đại ngã” hay không? Hoàn toàn không có! Nó hoàn toàn không phải là một nguyên tắc hành xử, mà chỉ là một triết lý của Sa-tan, bởi vì mục đích của việc con người từ bỏ tiểu ngã là để thành tựu đại ngã của mình. Bất kể cách hành động như thế là cao thượng hay dung tục, thì nó cũng chỉ là một quy tắc ràng buộc con người. Nó có vẻ hợp lý, nhưng thực chất thì phi lý và lố bịch. Bất kể điều gì xảy đến với ngươi, nó cũng chỉ yêu cầu con người ta xả thân vì người. Không cần biết ngươi có sẵn lòng hay không, hoặc ngươi có làm được hay không, và trong bất kể môi trường nào, nó cũng chỉ yêu cầu ngươi xả thân vì người. Nếu ngươi không thể “từ bỏ tiểu ngã”, thì có vế sau “thành tựu đại ngã” để cám dỗ ngươi, để dù ngươi không thể xả thân vì người, thì cũng không muốn buông bỏ điều đó. Con người bị mê hoặc bởi ý nghĩ “thành tựu đại ngã”. Trong những hoàn cảnh như vậy, thật khó để đưa ra lựa chọn. Vậy xả thân vì người có phải là một nguyên tắc hành xử không? Điều đó có thể dẫn đến những kết quả tích cực không? Ai cũng che đậy bản thân rất tốt, và thể hiện sự cao thượng, tôn nghiêm và nhân cách tối đa, nhưng kết quả cuối cùng là gì? Chỉ có thể nói rằng sẽ chẳng có kết quả gì, bởi vì làm như vậy chỉ có thể giành được sự khen ngợi của người khác, chứ không thể nhận được sự tán thành của Đấng Tạo Hóa. Tại sao lại như vậy? Có phải đây là kết quả của việc ai ai cũng tuân theo những câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống và làm theo các triết lý của Sa-tan không? Nếu ai ai cũng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm đúng đắn, bám vào các nguyên tắc lẽ thật, và mưu cầu phương hướng trong đời do Đức Chúa Trời dẫn dắt, thì con người sẽ dễ dàng bước đi trên con đường nhân sinh đúng đắn. Thực hành theo cách này có tốt hơn xả thân vì người không? Thực hành theo cách này là giữ vững các nguyên tắc lẽ thật và sống trong sự sáng theo lời Đức Chúa Trời, thay vì đi theo Sa-tan trên con đường giả hình. Chỉ bằng cách từ bỏ các triết lý của Sa-tan, cũng như tất cả các tư tưởng khác nhau được truyền tải bởi những câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống, và chỉ bằng cách tiếp nhận lẽ thật và sống theo lời Đức Chúa Trời, thì con người mới có thể sống thể hiện ra hình tượng giống con người thực sự và nhận được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời.

Dựa trên những gì chúng ta vừa thông công ở trên, các ngươi đã đi đến được kết luận nào về thực chất của những câu nói về đức hạnh chưa? Tất cả những câu nói khác nhau về đức hạnh này chỉ là những phép tắc và quy ước hạn chế suy nghĩ, quan điểm và hành vi bên ngoài của con người. Chúng hoàn toàn không phải là các nguyên tắc hay tiêu chí hành xử, và không phải là các nguyên tắc con người nên tuân theo khi gặp phải mọi loại người, sự việc và sự vật. Vậy thì con người nên tuân theo những nguyên tắc nào? Chẳng phải chúng ta nên thông công về điều này sao? Một số người nói: “Có gì khác biệt giữa các nguyên tắc lẽ thật mà con người nên tuân theo và các phép tắc, quy ước của những câu nói về đức hạnh đó?” Nói Ta nghe, có gì khác biệt không? (Thưa, có). Khác biệt ở khía cạnh nào? Những câu nói về đức hạnh chỉ là những phép tắc và quy ước ràng buộc suy nghĩ, quan điểm và hành vi của con người. Trong mọi vấn đề khác nhau xảy đến với con người, chúng đã đặt ra cho con người những yêu cầu hạn chế hành vi của họ và trói tay trói chân họ, khiến họ phải làm điều nọ điều kia, thay vì để cho họ tìm kiếm các nguyên tắc đúng đắn và cách thức đúng đắn để đối phó với những con người, sự việc và sự vật khác nhau. Trong khi đó, các nguyên tắc lẽ thật thì khác. Những yêu cầu đa chiều mà lời Đức Chúa Trời đặt ra cho con người không phải là các quy tắc, phép tắc hay quy ước, càng không phải là những câu nói khác nhau hạn chế tư duy và hành vi của con người. Thay vào đó, chúng cho con người biết các nguyên tắc lẽ thật họ nên hiểu và tuân theo trong mọi dạng hoàn cảnh và mỗi khi có chuyện xảy đến với mình. Vậy chính xác những nguyên tắc này là gì? Tại sao Ta lại nói rằng chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật, hoặc là các nguyên tắc lẽ thật? Bởi vì những yêu cầu khác nhau mà lời Đức Chúa Trời đặt ra cho con người đều có thể đạt được bởi nhân tính bình thường, trong chừng mực yêu cầu con người không bị ảnh hưởng và chi phối bởi những cảm xúc, ham muốn, tham vọng và tâm tính bại hoại của họ mỗi khi có chuyện xảy đến, mà thay vào đó phải thực hành theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật, là nguyên tắc mà con người có khả năng tuân theo. Các nguyên tắc lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời chỉ ra phương hướng và mục tiêu đúng đắn mà con người nên đi theo, và chúng cũng là con đường con người nên đi. Các nguyên tắc của lời Đức Chúa Trời không chỉ giữ cho lương tâm và lý trí của con người hoạt động bình thường, mà đương nhiên còn bổ sung các nguyên tắc lẽ thật vào nền tảng lương tâm và lý trí của con người. Đây là những tiêu chuẩn của lẽ thật mà người có lương tâm và lý trí có thể vươn tới và đáp ứng được. Khi con người tuân theo những nguyên tắc này của lời Đức Chúa Trời, những gì họ đạt được không phải là nâng cao đạo đức và nhân cách của mình, cũng không phải là bảo vệ tôn nghiêm con người của mình. Thay vào đó, họ đã dấn thân trên con đường đúng đắn trong đời. Khi một người tuân theo những nguyên tắc này của lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, họ không chỉ có lương tâm và lý trí của một con người bình thường, mà trên cơ sở có lương tâm và lý trí, họ bắt đầu hiểu được nhiều nguyên tắc lẽ thật hơn về cách hành xử. Nói một cách đơn giản, họ bắt đầu hiểu các nguyên tắc hành xử, biết nên sử dụng những nguyên tắc lẽ thật nào khi nhìn nhận con người và sự việc cũng như khi hành xử và hành động, và không còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi những cảm xúc, ham muốn, tham vọng và tâm tính bại hoại của chính mình nữa. Bằng cách này, họ hoàn toàn sống thể hiện ra hình tượng giống một con người bình thường. Các nguyên tắc lẽ thật do Đức Chúa Trời đưa ra này về cơ bản giải quyết vấn đề con người bị những tâm tính bại hoại chi phối và ngăn họ thoát khỏi tội lỗi, để con người không còn sống trong sự sống cũ, bị chi phối bởi những cảm xúc, ham muốn, tham vọng và tâm tính bại hoại. Và điều gì thay thế tất cả những điều này? Đó là các tiêu chí của lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật, những điều sẽ trở thành sự sống của một người. Nói chung, một khi con người bắt đầu tuân theo các nguyên tắc lẽ thật mà loài người nên tuân theo, thì họ không còn sống trong muôn vàn rắc rối của xác thịt nữa. Nói một cách chính xác hơn, con người không còn sống dưới sự lừa dối, bịp bợm và kiểm soát của Sa-tan nữa. Cụ thể hơn, họ không còn sống dưới sự trói buộc và chi phối của vô vàn tư tưởng, quan điểm và triết lý sống mà Sa-tan nhồi nhét vào con người nữa. Thay vào đó, họ không những sống có tôn nghiêm và nhân cách, mà còn sống tự do và mang dáng vẻ của một con người, một hình tượng giống loài thọ tạo thực sự dưới quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa. Đây là sự khác biệt về thực chất giữa những lời và lẽ thật của Đức Chúa Trời, so với những câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống.

Chủ đề của buổi thông công hôm nay có phần sâu sắc. Sau khi nghe xong, các ngươi nên suy ngẫm một lúc cho ngấm, và xem liệu mình đã nắm bắt được những gì vừa được trao đổi hay chưa. Dựa trên mối thông công này, các ngươi đã hiểu rõ được sự khác biệt giữa những câu nói về đức hạnh và lẽ thật chưa? Nói Ta nghe theo cách đơn giản nhất: thực chất của những câu nói về đức hạnh là gì? (Thưa, những câu nói về đức hạnh chỉ là các phép tắc và quy ước ràng buộc suy nghĩ và hành vi của con người, chứ không phải là các nguyên tắc và tiêu chí hành xử.) Được lắm. Trong văn hóa truyền thống có một câu chuyện về Khổng Dung[a] nhường quả lê to. Các ngươi nghĩ gì: Những ai không thể nhường lê như Khổng Dung thì không là người tốt sao? Mọi người từng nghĩ bất cứ ai có thể nhường lê như Khổng Dung thì thanh cao chính trực, xả thân vì người– một người tốt. Khổng Dung trong điển tích này có phải là hình mẫu để mọi người noi theo không? Liệu nhân vật này có chỗ đứng nhất định trong lòng mọi người không? (Thưa, có.) Không phải là tên của cậu bé mà là suy nghĩ và hành động, đức hạnh và hành vi của cậu bé mới giữ vị trí trong lòng mọi người. Mọi người khen ngợi và tán thành những hành động như vậy và trong thâm tâm, họ cảm phục đức hạnh của Khổng Dung. Vì vậy, nếu ngươi thấy ai đó không thể xả thân vì người, không phải là kiểu người nhường quả lê to như Khổng Dung, thì trong thâm tâm ngươi sẽ thấy khinh ghét và xem thường họ. Vậy sự khinh ghét và xem thường đó của ngươi có chính đáng không? Chúng phải dựa trên điều gì đó. Trước hết, ngươi nghĩ rằng: “Khổng Dung còn nhỏ thế mà đã có thể nhường quả lê to, trong khi anh lớn cả rồi mà vẫn ích kỷ như thế này”, và trong thâm tâm ngươi đánh giá thấp họ. Vậy thì có phải sự khinh ghét và xem thường của ngươi dựa trên câu chuyện Khổng Dung nhường quả lê to không? (Thưa, phải). Nhìn nhận con người trên cơ sở này có đúng không? (Thưa, không.) Tại sao không đúng? Bởi vì nguồn gốc của cơ sở nhìn nhận con người và sự việc của ngươi không đúng, và bởi vì xuất phát điểm của ngươi hoàn toàn sai. Xuất phát điểm của ngươi là lấy câu chuyện Khổng Dung nhường quả lê to làm tiêu chuẩn để đo lường con người và sự việc, nhưng cách hành động và cách đo lường này là sai. Sai ở đâu? Sai ở chỗ ngươi tin rằng tư tưởng đằng sau câu chuyện về Khổng Dung là đúng, và ngươi coi đó là một quan điểm tư tưởng tích cực để từ đó đo lường con người và sự việc. Khi ngươi đo lường theo cách này, cuối cùng ngươi đi đến kết quả là đại đa số mọi người không phải là người tốt. Kết quả đo lường này có chính xác không? (Thưa, không chính xác.) Tại sao không chính xác? Bởi vì tiêu chuẩn đo lường của ngươi sai. Nếu con người sử dụng các phương pháp và nguyên tắc Đức Chúa Trời ban cho, thì nên đo lường một người như vậy như thế nào? Bằng cách nhìn xem người đó có bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hay không, họ có đứng về phía Đức Chúa Trời hay không, họ có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời hay không, và họ có tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật trong mọi việc mình làm hay không: chỉ có đo lường dựa trên những khía cạnh này mới là chính xác nhất. Nếu mỗi khi có chuyện xảy đến, người này cầu nguyện và tìm kiếm, thảo luận với mọi người, và mặc dù đôi khi họ không thể vị tha và hơi ích kỷ ở những khía cạnh nho nhỏ, nhưng nếu những gì họ làm về cơ bản là thỏa đáng khi đo lường dựa trên những khía cạnh Đức Chúa Trời yêu cầu, thì đây là người có thể chấp nhận lẽ thật, một người đúng đắn. Vậy kết luận này dựa trên điều gì? (Thưa, dựa trên những lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời.) Vậy thì kết luận này có chính xác không? Nó chính xác hơn nhiều so với việc ngươi đo lường bằng cách sử dụng quan điểm tư tưởng của việc Khổng Dung nhường quả lê to. Quan điểm tư tưởng trong câu chuyện về Khổng Dung đo lường hành vi và những thực hành nhất thời của con người, nhưng điều Đức Chúa Trời yêu cầu con người đo lường là thực chất của người này, cũng như chính xác thì thái độ của họ đối với lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời là gì. Ngươi sử dụng những câu nói về đức hạnh là để đo lường hành vi thoáng qua của một người, hoặc hành động hay sự bộc lộ thoáng qua của họ trong một sự việc. Nếu ngươi dùng chúng để đo lường những phẩm chất bên trong của một người thì sẽ không chính xác, bởi vì đo lường phẩm chất bên trong của một người bằng những câu nói về đức hạnh là dùng sai nguyên tắc đo lường, và kết quả ngươi đi đến sẽ không chính xác. Sự khác biệt không nằm ở những hành vi bên ngoài của họ, mà là ở thực chất bản tính của họ. Do đó, đo lường con người bằng những câu nói về đức hạnh về cơ bản là sai. Chỉ có đo lường con người bằng các nguyên tắc lẽ thật mới chính xác. Các ngươi có hiểu Ta đang nói gì không?

Thực chất những câu nói về đức hạnh là các phép tắc và quy ước ràng buộc hành vi và suy nghĩ của con người. Ở một mức độ nào đó, chúng hạn chế và chi phối tư duy của con người, kìm hãm một số biểu đạt suy nghĩ đúng đắn và những yêu cầu bình thường của nhân tính bình thường. Đương nhiên, cũng có thể nói rằng ở một mức độ nào đó, chúng vi phạm một số quy luật sinh tồn của nhân tính bình thường, đồng thời tước đi những nhu cầu và quyền lợi con người của người bình thường. Ví dụ: câu nói kinh điển “Hiền lương thục đức” cản trở và hủy hoại nhân quyền của phụ nữ một cách cưỡng bức. Nó khiến phụ nữ đóng vai trò gì trong toàn thể xã hội loài người? Họ đóng vai trò bị biến thành nô lệ. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Từ góc độ này, các phép tắc và quy ước của những câu nói về đức hạnh này đã hủy hoại tư tưởng của con người, tước đoạt những nhu cầu khác nhau của nhân tính bình thường, đồng thời kìm hãm sự biểu lộ những suy nghĩ khác nhau của nhân tính bình thường của con người. Những câu nói về đức hạnh này về cơ bản không sinh ra dựa trên nhu cầu của người bình thường, cũng không dựa trên các tiêu chuẩn mà người bình thường có thể đáp ứng được, mà tất cả đều sinh ra dựa trên những tưởng tượng, dục vọng và tham vọng của con người. Những câu nói về đức hạnh này không chỉ ràng buộc và giam hãm suy nghĩ của con người, ràng buộc hành vi của con người, mà còn khiến con người tôn sùng và chạy theo những thứ giả dối, hư ảo. Nhưng con người không thể đạt được những điều đó, vì vậy họ chỉ biết dùng cách giả vờ để ngụy trang, che đậy bản thân, để có thể sống một cuộc sống đàng hoàng, cao thượng, một cuộc sống có vẻ như đầy tôn nghiêm. Nhưng thực tế là sống theo những tư tưởng và quan điểm đạo đức này đồng nghĩa với việc suy nghĩ của nhân loại bị bóp méo và bó hẹp, và đồng nghĩa với việc con người sống một cách dị thường và biến thái dưới sự thống trị của những tư tưởng, quan điểm sai lầm này, phải không? (Thưa, phải.) Con người không muốn sống như thế này và không muốn làm thế này, nhưng họ không thể thoát khỏi sự trói buộc của những xiềng xích tư tưởng này. Họ chỉ biết sống một cách miễn cưỡng và gò ép dưới sự ảnh hưởng và sự giam cầm của những tư tưởng và quan điểm này. Đồng thời, dưới áp lực của dư luận xã hội cùng những tư tưởng, quan điểm này trong lòng, họ không còn lựa chọn nào khác là phải lê lết một sự tồn tại thấp hèn trên cõi đời này, đeo hết lớp mặt nạ giả hình này đến lớp mặt nạ giả hình khác. Đây là hậu quả của những câu nói về đức hạnh đối với loài người. Các ngươi đã hiểu điều này chưa? (Thưa, rồi.) Chúng ta càng thông công và phân tích những câu nói về đức hạnh này, mọi người càng có thể nhìn rõ chúng, và họ càng cảm thấy rằng đủ loại câu nói trong văn hóa truyền thống này không phải là những điều tích cực. Chúng đã đánh lừa và làm hại con người trong hàng nghìn năm, đến nỗi thậm chí sau khi con người đã lắng nghe lời Đức Chúa Trời và hiểu ra lẽ thật, họ vẫn không thể nào thoát khỏi ảnh hưởng của những tư tưởng và quan điểm này từ văn hóa truyền thống, thậm chí còn mưu cầu chúng như thể chúng là những điều tích cực. Nhiều người thậm chí còn dùng chúng thay cho lẽ thật, và thực hành chúng như lẽ thật. Thông qua buổi thông công hôm nay, các ngươi đã hiểu rõ hơn và chính xác hơn về những câu nói về đức hạnh này trong văn hóa truyền thống chưa? (Thưa, rồi.) Bây giờ các ngươi đã hiểu phần nào về chúng, nên chúng ta sẽ tiếp tục thông công về những câu nói khác về đức hạnh.

Tiếp theo chúng ta sẽ thông công về câu nói về đức hạnh “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng”. Như các ngươi có thể thấy, từng câu nói về đức hạnh này đều thổi phồng quá mức và kinh thiên động địa, như thể từng câu đều thấm đẫm một kiểu khí chất anh hùng cùng những phẩm chất của vĩ nhân, và một người tầm thường hoặc bình thường không thể đạt được. “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng” – cần phải có sự phóng khoáng bao la biết bao! Để làm được điều đó phải là nhân vật thiện lương, nhân từ và vĩ đại lắm đây! “Một giọt” tương ứng với “một dòng”, nhưng đồng thời, sự tương ứng này tạo ấn tượng rằng có một khoảng cách xa vời và sự khác biệt rất lớn giữa hai điều này. Điều đó có nghĩa là ngươi phải trả ơn dù chỉ nhận ơn một giọt, nhưng trả bằng cái gì? Phải trả ơn bằng một dòng, bằng rất nhiều hành động hay hành vi hoặc bằng sự chân thành như vậy và tâm nguyện lớn như vậy, thay vì lãng quên đi. Đó là bấy nhiêu điều cần làm để trả ơn một giọt, nếu trả ơn ít hơn thì ngươi không có lương tâm. Theo lô-gic này, chẳng phải người thể hiện lòng tốt cuối cùng cũng lại là người được lợi một cách bất công hay sao? Nhà hảo tâm này chắc chắn được lời vô cùng từ lòng tốt của mình! Họ thể hiện lòng tốt bằng cách cho đi một giọt và nhận lại một dòng. Đây là một kèo quá béo bở, và là một cách để hưởng lợi hậu hĩnh trên sự hao tổn của người khác. Chẳng phải vậy sao? Trên đời này, ai cũng sẽ nhận ơn một giọt. Nếu tất cả đều phải trả ơn một dòng, thì họ sẽ mất cả đời để trả ơn, khiến họ không thể hoàn thành bất kỳ trách nhiệm nào đối với gia đình và xã hội, chứ đừng nói đến suy ngẫm về con đường trong đời. Nếu ngươi được hưởng ơn một giọt mà không trả ơn một dòng, ngươi sẽ bị lương tâm và xã hội khiển trách, đồng thời sẽ tự coi mình là một kẻ đại nghịch bất đạo, đểu cáng, vong ân phụ nghĩa, và không phải con người. Nhưng nếu một người có thể trả ơn một dòng thì sao? Người đó sẽ nói: “Không ai có lương tâm hơn mình, bởi vì mình có thể nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng. Bằng cách này, người đã từng giúp đỡ và thể hiện lòng tốt với mình có thể thấy mình là người như thế nào, liệu họ có thiệt thòi khi giúp đỡ mình hay không, và liệu có đáng để họ giúp đỡ mình hay không. Bằng cách này, họ sẽ không bao giờ quên, thậm chí còn cảm thấy ngại. Hơn nữa, mình sẽ tiếp tục trả ơn họ. Vì mình có thể nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng, vậy chẳng phải mình là người có nhân cách cao thượng sao? Chẳng phải mình là một quân tử sao? Chẳng phải mình là một vĩ nhân sao? Chẳng phải mình đáng kính ngưỡng sao?” Ai cũng tấm tắc ngợi khen anh ta, khiến anh ta xúc động lắm, thế là anh ta nói: “Các anh khen tôi là người tốt bụng, là người có nhân cách cao thượng, là tấm gương trong thiên hạ và mẫu mực của đạo đức nhân loại, vậy thì sau khi tôi chết, nhớ dựng bia cho tôi nhé, ghi trên đó là: ‘Người này là hình mẫu của câu “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng” và có thể gọi là một tấm gương của đạo đức nhân loại’”. Nhưng ngay cả sau khi có bia tưởng niệm đâu vào đấy rồi, anh ta còn cho rằng họ cũng nên tạc tượng đất sét hình ảnh của mình và đặt trong đền thờ, rồi ghi trên đó đại danh: “Đền thờ Thần này nọ”, lập hương án bên dưới và mọi người phải dâng hương, để hương hằng cháy vì mình. Ngoài ra, người dân phải có tượng của anh ta trong nhà, thắp hương, ngày ba lạy, giáo dục con cháu và các thế hệ sau noi theo anh ta, dặn dò con cháu phải kết hôn với một người như anh ta, một người có thể nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng – một mẫu mực và kiểu mẫu của đạo đức nhân loại. Phương pháp giáo dục truyền thống của người Trung Quốc là dạy con cái trở thành người tốt, và nhấn mạnh việc ghi nhận công ơn, tìm cách trả ơn. Nếu ngươi nhận ơn một giọt, ngươi phải trả ơn bằng cả một cuộc đời lao nhọc, nghĩa là cả một dòng. Khi những đứa trẻ lớn lên, chúng cũng dạy những thế hệ sau như thế, và cứ thế tiếp nối, truyền từ đời này sang đời khác. Khi một người như vậy có thể nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng, thì người đó cũng đã đạt được mục đích cuối cùng của mình. Họ đã đạt được mục đích gì? Được người đời và xã hội ghi nhận và công nhận. Tất nhiên, đây là thứ yếu. Điều quan trọng nhất là người đời treo chân dung họ trên tường nhà, cúng dường tượng của họ, và họ có thể tận hưởng hương khói của cõi trần này từ đời này sang đời khác, và tinh thần cùng tư tưởng của họ có thể được truyền lại trên đời cũng như được muôn đời ca ngợi. Cuối cùng, sau khi tận hưởng no nê hương khói của trần gian này, họ trở thành gì? Họ trở thành một quỷ vương, và mục đích của họ cuối cùng cũng đạt được. Đây là hậu quả cuối cùng của việc Sa-tan làm cho nhân loại bại hoại. Ban đầu, mọi người chỉ chấp nhận một tư tưởng trong văn hóa truyền thống về đức hạnh, chẳng hạn như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Về sau, họ tuân theo yêu cầu của tư tưởng này, làm gương cho những người khác bằng cách đưa tư tưởng này và yêu cầu này vào thực hành và tuân theo một cách nghiêm ngặt, để rồi đạt được mục đích trở thành một kiểu mẫu và mẫu mực về đạo đức cho nhân loại. Rồi sau khi chết, họ để lại tiếng thơm lưu truyền muôn đời. Cuối cùng, họ đạt được điều mình muốn, đó là hít hương khói của thế gian này trong nhiều năm và trở thành quỷ vương. Đây có phải là một điều tốt không? (Thưa, không.) Tại sao ngươi nói rằng nó không phải là điều tốt? Đây là mục tiêu cuối cùng mà một người ngoại đạo khao khát đạt được trong đời. Họ tán thành tư tưởng về một đức hạnh nào đó, sau đó làm gương, bắt đầu thực hiện những yêu cầu đạo đức này cho đến khi cuối cùng đạt đến mức độ được mọi người khen ngợi là người tốt, người thiện lương, người cao quý và người có phẩm chất cao thượng. Hành vi và sự tích của họ được truyền tụng khắp nhân gian, hành vi và sự tích của họ được muôn đời học tập, kính ngưỡng, cho đến khi cuối cùng người đó trở thành kiểu mẫu cho cả một thế hệ, và dĩ nhiên cũng là quỷ vương cho cả một thế hệ. Đây chẳng phải là con đường người đời đi sao? Đây chẳng phải là kết quả người đời khao khát đạt được sao? Điều này có liên quan gì đến lẽ thật không? Có liên quan gì đến sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời không? Hoàn toàn không liên quan. Đó là kết cục cuối cùng mà những câu nói về đức hạnh dọn sẵn cho con người. Nếu một người hoàn toàn tiếp nhận đủ loại tư tưởng trong văn hóa truyền thống và tuân theo chúng đầy đủ, thì con đường họ đi chắc chắn là con đường của ma quỷ. Nếu ngươi đã đặt chân trên con đường của ma quỷ một lần và mãi mãi, thì ngươi không còn liên quan gì đến công tác cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời, và hoàn toàn không liên quan gì đến sự cứu rỗi nữa. Vì vậy, nếu trên cơ sở hiểu lẽ thật mà ngươi vẫn còn bị giam hãm và ảnh hưởng bởi những tư tưởng của văn hóa truyền thống, đồng thời, dưới sự ảnh hưởng của những tư tưởng này, ngươi vẫn còn tuân theo những luật lệ của chúng cũng như tuân theo những yêu cầu và câu nói này, không thể từ bỏ hoặc buông bỏ chúng, và không thể tiếp nhận những yêu cầu từ Đức Chúa Trời, thì cuối cùng ngươi sẽ đi theo con đường của ma quỷ và trở thành quỷ vương. Các ngươi hiểu điều đó, phải không? Không một lý thuyết hay câu nói nào trên đời có thể thay thế được con đường cứu rỗi Đức Chúa Trời đã ban cho nhân loại, kể cả những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trên đời. Nếu con người muốn bước chân vào con đường đúng đắn là con đường cứu rỗi, thì chỉ bằng cách đến trước Đức Chúa Trời, bằng cách ngoan ngoãn và kiên định tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, bằng cách chấp nhận tất cả những lời phán và yêu cầu khác nhau từ Ngài, và bằng cách hành xử, hành động với tiêu chí là lời Đức Chúa Trời, thì họ mới có thể nhận được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời. Nếu không, con người sẽ không có cách nào đặt chân trên con đường nhân sinh đúng đắn, và chỉ có thể đi theo những triết lý của Sa-tan trên con đường diệt vong. Một số người nói: “Có con đường trung đạo không?” Không, hoặc ngươi đi theo con đường của Đức Chúa Trời hoặc đi theo con đường tà ma của Sa-tan. Chỉ có hai con đường. Nếu ngươi không đi theo con đường của Đức Chúa Trời, thì ngươi chắc chắn tuân theo những tư tưởng khác nhau do Sa-tan mang lại và các con đường tà ma khác nhau sinh ra từ những tư tưởng đó. Nếu ngươi muốn thỏa hiệp bằng cách đi theo con đường trung đạo hoặc con đường thứ ba nào đó, thì điều đó không thể được. Điểm này rõ ràng chưa? (Thưa, rồi.) Ta sẽ không đi sâu hơn về câu nói “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng” nữa bởi vì ít nhiều nó cũng tương tự như câu nói “Ân trả nghĩa đền” mà trước đây chúng ta đã thông công. Thực chất của hai câu nói này rất tương đồng, nên không cần phải bàn luận chi tiết thêm nữa.

Bây giờ, chúng ta sẽ nói về câu nói về đức hạnh tiếp theo – điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác. Điều này rất dễ phân định, phải không? So với yêu cầu của các câu nói về đức hạnh chúng ta nói đến trước đây, thì câu nói này rõ ràng là một quy tắc cứng nhắc ràng buộc con người. Mặc dù trên lý thuyết, nó có vẻ vĩ đại và ấn tượng, dường như không có gì sai, và có vẻ là một nguyên tắc đơn giản để đối nhân xử thế, nhưng nguyên tắc đơn giản này không có ý nghĩa gì khi nói đến cách hành xử hoặc cách đối nhân xử thế, và không giúp ích gì cho cách hành xử hoặc việc mưu cầu nhân sinh. Đó không phải là một nguyên tắc con người nên tuân theo trong cách cư xử và hành vi của họ, cũng không phải là một nguyên tắc để con người mưu cầu phương hướng và mục tiêu đúng đắn trong cuộc đời. Ngay cả khi ngươi tuân thủ yêu cầu này, thì nó cũng chỉ có tác dụng ngăn chặn ngươi làm chuyện không có lý trí khi đối nhân xử thế, nhưng điều đó không có nghĩa là ngươi có lòng yêu thương mọi người thực sự hoặc thực sự giúp đỡ họ, càng không chứng tỏ ngươi đang đi trên con đường nhân sinh đúng đắn. “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” theo nghĩa đen có nghĩa là nếu ngươi không thích điều gì, hoặc không thích làm điều gì thì ngươi cũng không nên ép buộc người khác. Điều này có vẻ minh trí và có lý trí, nhưng nếu ngươi dùng triết lý Sa-tan này để xử lý mọi tình huống thì ngươi sẽ mắc nhiều sai lầm. Rất có thể ngươi sẽ gây tổn thương, gây hiểu nhầm hoặc thậm chí là hãm hại mọi người. Cũng giống như một số bậc cha mẹ không thích học nhưng thích bắt con cái họ phải học, và luôn cố lý luận với con cái, khuyên chúng phải học hành chăm chỉ. Nếu ngươi áp dụng yêu cầu ở đây rằng “điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác”, thì những bậc cha mẹ này không nên bắt con cái họ học vì bản thân họ không thích học. Có những người tin Đức Chúa Trời nhưng không mưu cầu lẽ thật; nhưng trong thâm tâm họ biết rằng tin Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn trong cuộc đời. Nếu họ thấy con cái họ không tin vào Đức Chúa Trời và không đi con đường đúng đắn, họ khuyên chúng tin vào Đức Chúa Trời. Mặc dù bản thân họ không mưu cầu lẽ thật nhưng họ vẫn muốn con cái họ mưu cầu lẽ thật và được phước. Trong tình huống này, nếu họ làm theo câu nói “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác”, thì những bậc cha mẹ này không nên bắt con cái họ phải tin nơi Đức Chúa Trời. Như thế sẽ phù hợp với triết lý Sa-tan này, nhưng điều đó cũng sẽ hủy hoại cơ hội con cái họ được cứu rỗi. Ai phải chịu trách nhiệm cho kết cục này? Chẳng phải câu nói truyền thống về đức hạnh rằng điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác lại làm hại mọi người sao? Đây là một ví dụ khác. Một số bậc cha mẹ không bằng lòng với việc sống cuộc sống ngoan ngoãn, tuân thủ pháp luật. Họ không muốn vất vả cày ruộng hay đi làm để nuôi gia đình. Thay vào đó, họ thích gian lận, lừa đảo hoặc cờ bạc, sử dụng những thủ đoạn bất lương để làm giàu bất chính, để rồi có thể sống cuộc sống cao sang, vui vẻ và hưởng thụ lạc thú xác thịt. Họ không thích làm công việc đàng hoàng hoặc đi theo con đường đúng đắn. Đó là điều họ không mong muốn, phải không? Trong lòng họ biết rằng điều này không tốt. Trong hoàn cảnh này, họ nên giáo dục con cái như thế nào? Người bình thường sẽ dạy con cái chăm học và thành thạo một kỹ năng để có thể tìm được công việc tốt trong tương lai, cũng như giúp con cái đi theo con đường đúng đắn. Đây chẳng phải là chu toàn trách nhiệm của bậc cha mẹ sao? (Thưa, phải.) Làm vậy là đúng. Nhưng nếu họ tuân theo câu nói “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác”, thì họ sẽ nói: “Con trai, nhìn bố mày này. Thứ gì trên đời này tao cũng làm được hết, chẳng hạn như ăn nhậu, gái gú và cờ bạc thường xuyên. Tao thậm chí chẳng học tập hay học hỏi một kỹ năng nào mà vẫn sống được trên đời. Sau này, mày học theo bố. Không cần phải đến trường, học tập chăm chỉ làm gì. Cứ học ăn cắp, gian lận, đánh bạc cho tao. Đời mày vẫn sống ngon lành được!”. Làm như vậy có đúng không? Có ai lại đi dạy con mình như thế không? (Thưa, không.) Đây là “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác”, chẳng phải sao? Chẳng phải những ví dụ này đã bác bỏ hoàn toàn câu nói này sao? Câu nói này không có gì đúng cả. Chẳng hạn, một số người không yêu lẽ thật; họ thèm muốn sự an nhàn xác thịt và luôn tìm cách chểnh mảng khi thực hiện bổn phận. Họ không sẵn lòng chịu khổ hay trả giá. Họ nghĩ rằng câu nói “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” rất hay, và bảo mọi người rằng: “Phải học cách hưởng thụ. Không cần phải làm tròn bổn phận hay phải chịu đựng gian khổ hay phải trả giá. Nếu có thể chểnh mảng thì cứ chểnh mảng; nếu phải làm qua loa cho có thì cứ làm qua loa cho có. Đừng quá khắt khe với bản thân mình. Nhìn đi, tôi sống như thế này – chẳng phải tuyệt sao? Cuộc sống của tôi cực kỳ hoàn hảo! Mấy người sống như vậy chỉ làm bản thân mệt mỏi thôi! Mấy người phải học tôi đây này”. Chẳng phải điều này đáp ứng yêu cầu “điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” sao? Nếu ngươi hành động theo cách này, ngươi có phải là người có lương tâm và lý trí không? (Thưa, không.) Nếu một người đánh mất lương tâm và lý trí, chẳng phải họ vô đạo đức sao? Đây gọi là vô đạo đức. Tại sao chúng ta gọi nó như vậy? Đó là vì họ ham muốn sự an nhàn, họ làm qua loa chiếu lệ trong bổn phận của họ và xúi giục, tác động người khác cùng làm chiếu lệ và ham muốn an nhàn với họ. Vấn đề trong chuyện này là gì? Làm chiếu lệ và vô trách nhiệm trong bổn phận là hành động gian trá và chống đối Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tiếp tục làm chiếu lệ và không ăn năn, ngươi sẽ bị vạch trần và đào thải. Nhiều người trong hội thánh đã bị thanh trừ theo cách này. Đó chẳng phải là sự thật sao? (Thưa, phải.) Vì vậy, khi con người tuân theo câu nói này và xúi giục mọi người làm như mình, để mọi người không chuyên cần thực hiện bổn phận, mà thay vào đó lừa gạt và lừa dối Đức Chúa Trời, thì chẳng phải là đang gây hại cho người ta và đưa họ đến chỗ diệt vong sao? Bản thân thì lười biếng, lươn lẹo, vậy mà còn đi cản trở người khác thực hiện bổn phận. Như vậy chẳng phải là làm gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh sao? Như vậy chẳng phải là đối nghịch với Đức Chúa Trời sao? Nhà Đức Chúa Trời có thể nào giữ những kẻ như vậy được không? Giả sử ai đó làm việc trong một công ty toàn người ngoại đạo và đi xúi giục những nhân viên khác không làm tròn công việc. Chẳng phải nếu sếp phát hiện ra, họ sẽ bị sa thải sao? Chắc chắn sếp sẽ đuổi họ. Vậy nếu một người vẫn còn có thể làm điều này khi thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, thì đây có phải là người tin vào Đức Chúa Trời không? Đây là một kẻ xấu, một kẻ chẳng tin đã lẻn vào nhà Đức Chúa Trời. Họ phải bị thanh lọc và đào thải! Sau khi nghe những ví dụ này, các ngươi đã phần nào có thể nhận ra được thực chất của câu nói về đức hạnh “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” chưa? (Thưa, rồi.) Kết luận cuối cùng các ngươi rút ra là gì? Yêu cầu này có phải là một nguyên tắc lẽ thật không? (Thưa, không.) Hiển nhiên là không. Vậy thì nó là gì? Đó chỉ là một câu nói ngờ nghệch, bề ngoài nghe có vẻ hay, nhưng trên thực tế không có ý nghĩa thiết thực.

Các ngươi có phải là người ủng hộ câu nói về đức hạnh “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” không? Nếu có người ủng hộ câu nói này thì liệu các ngươi có nghĩ họ vĩ đại và cao quý không? Có một số người sẽ nói: “Nhìn xem, họ không áp đặt, họ không làm khó người khác hay đưa người ta vào thế khó. Chẳng phải họ quá tuyệt sao? Họ luôn nghiêm khắc với bản thân mình nhưng lại khoan dung với người khác; họ không bao giờ bảo ai làm điều gì mà bản thân họ không thích làm. Họ cho người khác nhiều sự tự do, và khiến người ta cảm thấy vô cùng ấm áp và bao dung. Thật là một người vĩ đại!”. Có thực sự là như thế không? Hàm ý của câu nói “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” nghĩa là ngươi chỉ nên cho hoặc cung cấp cho người khác những gì bản thân ngươi vui thích và yêu thích. Nhưng những người bại hoại vui thích và yêu thích những điều gì? Những thứ bại hoại, những điều lố bịch và những ham muốn ngông cuồng. Nếu ngươi cho và cung cấp những thứ tiêu cực này cho mọi người, chẳng phải toàn nhân loại sẽ trở nên ngày càng bại hoại sao? Sẽ ngày càng có ít điều tích cực hơn. Chẳng phải đây là sự thật sao? Thực tế là nhân loại đã bị bại hoại sâu sắc. Những con người bại hoại thích mưu cầu danh lợi, địa vị và hưởng thụ xác thịt; họ muốn làm danh nhân, vĩ nhân, siêu nhân. Họ muốn một cuộc sống thoải mái và không thích làm việc vất vả; họ muốn mọi thứ phải được trao cho họ. Rất ít người bọn họ yêu thích lẽ thật hay những điều tích cực. Nếu người ta cho và cung cấp sự bại hoại và những sự ưa thích này cho người khác, thì điều gì sẽ xảy ra? Sẽ đúng như điều ngươi nghĩ: nhân loại sẽ chỉ ngày càng bại hoại hơn. Những ai ủng hộ tư tưởng “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” đòi hỏi mọi người phải cho và cung cấp cho người khác sự bại hoại, những sự ưa thích cùng những ham muốn ngông cuồng của mình, khiến người khác theo đuổi cái ác, sự an nhàn, tiền bạc và sự thăng tiến. Đây có phải là con đường đúng đắn trong cuộc đời không? Rõ ràng có thể thấy rằng “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” là một câu rất có vấn đề. Những lỗ hổng và sai sót trong câu này rất rõ ràng; thậm chí là không đáng để mổ xẻ và phân định. Chỉ cần xem xét một chút là thấy rõ những sai sót và sự bất hợp lý của nó. Tuy nhiên, nhiều người các ngươi dễ bị thuyết phục và bị tác động bởi câu nói này và chấp nhận nó mà không hề phân định. Khi tương tác với người khác, ngươi thường dùng câu nói này để tự răn mình và khuyên nhủ người khác. Làm như vậy, ngươi nghĩ nhân cách của mình đặc biệt cao thượng, và rằng cách hành xử của ngươi rất phải lẽ. Nhưng một cách vô tình, những lời này đã bộc lộ nguyên tắc sống của ngươi và lập trường của ngươi về mọi vấn đề. Đồng thời, ngươi đã huyễn hoặc và lừa gạt người khác tiếp cận mọi người và mọi hoàn cảnh với quan điểm và lập trường giống như ngươi. Ngươi đã cư xử như một kẻ không có lập trường thực sự, và hoàn toàn chọn con đường trung dung ở giữa. Ngươi nói: “Bất kể vấn đề là gì thì cũng không cần phải quá nghiêm túc. Đừng làm khó mình hay người khác. Nếu làm khó người khác thì cũng là đang làm khó chính bản thân mình. Tử tế với người khác tức là tử tế với chính mình. Nếu anh khó khăn với người khác thì cũng là đang khó khăn với chính bản thân mình. Tại sao phải dồn bản thân mình vào thế khó chứ? Không áp đặt cho người khác điều bản thân không muốn là điều tốt nhất có thể làm cho chính bản thân mình, là khoan dung nhất với bản thân mình”. Thái độ này rõ ràng là một thái độ không kỹ lưỡng trong bất cứ việc gì. Ngươi không có lập trường hay quan điểm đúng đắn về bất cứ vấn đề gì; ngươi nhìn nhận mọi việc rối rắm. Ngươi không kỹ lưỡng và nhắm mắt làm ngơ trước mọi việc. Cuối cùng, khi ngươi đứng trước Đức Chúa Trời và tự khai trình thì sẽ rất lộn xộn. Tại sao lại như thế? Đó là vì ngươi luôn nói ngươi không nên áp đặt cho người khác điều bản thân không muốn. Điều này khiến ngươi rất ấm lòng và dễ chịu, nhưng đồng thời nó cũng sẽ gây cho ngươi rất nhiều rắc rối, khiến ngươi không thể có quan điểm hay lập trường rõ ràng trong nhiều vấn đề. Tất nhiên, điều đó cũng khiến ngươi không thể hiểu rõ những yêu cầu và tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời đối với ngươi là gì khi ngươi gặp phải những tình huống này hay ngươi phải đạt được kết quả gì. Những điều này xảy ra bởi ngươi không kỹ lưỡng trong mọi việc; chúng sinh ra từ thái độ và quan điểm rối rắm của ngươi. Không áp đặt cho người khác điều bản thân không muốn có phải là thái độ khoan dung ngươi nên có đối với mọi người và mọi sự không? Không, không phải. Đó chỉ là lý thuyết, bề ngoài thì có vẻ đúng đắn, cao thượng và thiện ý nhưng thật ra lại hoàn toàn là một điều tiêu cực. Rõ ràng, đó càng không phải là một nguyên tắc lẽ thật mà mọi người nên tuân theo. Đức Chúa Trời không yêu cầu con người không áp đặt cho người khác điều bản thân không muốn, mà thay vào đó Ngài yêu cầu con người phải hiểu rõ những nguyên tắc phải tuân giữ khi xử lý những tình huống khác nhau. Nếu nó đúng và phù hợp với lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời thì ngươi phải bám vào. Và không những ngươi phải bám vào mà ngươi cũng phải khuyên nhủ, thuyết phục và thông công với người khác để họ có thể hiểu chính xác ý muốn của Đức Chúa Trời là gì và các nguyên tắc lẽ thật là gì. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi chọn con đường trung dung, và Ngài càng không yêu cầu ngươi chứng tỏ lòng mình bao la rộng lớn ra sao. Ngươi nên bám vào những điều Đức Chúa Trời đã răn bảo ngươi và dạy dỗ ngươi, và những điều Đức Chúa Trời phán dạy trong lời Ngài: những yêu cầu, tiêu chí và các nguyên tắc lẽ thật mà mọi người phải tuân giữ. Ngươi không chỉ phải bám vào chúng và giữ vững chúng đời đời, mà ngươi còn phải thực hành các nguyên tắc lẽ thật này bằng cách làm gương cũng như là thuyết phục, giám sát, giúp đỡ và dẫn dắt người khác bám sát, tuân thủ và thực hành chúng giống như ngươi. Đức Chúa Trời đòi hỏi ngươi phải làm điều này – đây là điều Ngài giao phó cho ngươi. Ngươi không thể chỉ yêu cầu bản thân mình mà mặc kệ người khác được. Đức Chúa Trời đòi hỏi ngươi phải có lập trường đúng đắn trong mọi vấn đề, bám sát những tiêu chí đúng đắn và biết chính xác những tiêu chuẩn trong lời Đức Chúa Trời là gì cũng như ngươi phải hiểu chính xác các nguyên tắc lẽ thật là gì. Ngay cả khi ngươi không thể đạt được điều này, cho dù ngươi không sẵn lòng, cho dù ngươi không thích, cho dù ngươi có quan niệm hay ngươi chống đối đi nữa thì ngươi cũng phải xem đó là trách nhiệm của mình, là nghĩa vụ của mình. Ngươi phải thông công với mọi người về những điều tích cực đến từ Đức Chúa Trời, về những điều đúng đắn và phải lẽ, và dùng chúng để giúp đỡ, tác động và hướng dẫn người khác để mọi người đều có thể được hưởng lợi và được gây dựng bởi những điều đó, và bước đi con đường nhân sinh đúng đắn. Đây là trách nhiệm của ngươi, và ngươi không nên cố chấp bám vào tư tưởng “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác”, là thứ mà Sa-tan đã đưa vào tâm trí ngươi. Trong mắt Đức Chúa Trời, câu nói đó chỉ là một triết lý sống; đó là một lối tư duy chứa đựng mánh khóe của Sa-tan; đó hoàn toàn không phải là con đường đúng đắn, cũng không phải là một điều tích cực. Tất cả những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi ngươi cũng là để ngươi trở thành một người ngay thẳng, người hiểu rõ mình nên làm gì và không nên làm gì. Ngài không yêu cầu ngươi làm một kẻ chiều lòng người hay một kẻ không có lập trường; Ngài đã không yêu cầu ngươi chọn con đường trung dung. Khi một vấn đề có liên quan đến các nguyên tắc lẽ thật, ngươi phải nói những gì cần phải nói, và hiểu những gì cần phải hiểu. Nếu có người không hiểu điều gì mà ngươi hiểu, và ngươi có thể chỉ dẫn và giúp đỡ họ, thì ngươi nhất định phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ này. Ngươi không được chỉ đứng ngoài lề mà quan sát, càng không được bám vào những triết lý Sa-tan đã đưa vào tâm trí ngươi như điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác. Các ngươi có hiểu không? (Thưa, có.) Những điều đúng đắn và tích cực là như vậy ngay cả khi ngươi không thích, không sẵn lòng làm, không có khả năng thực hiện và đạt được, chống đối hoặc hình thành những quan niệm chống lại chúng. Thực chất của lời Đức Chúa Trời và lẽ thật sẽ không thay đổi chỉ vì nhân loại có tâm tính bại hoại và có những cảm xúc, tình cảm, ý nguyện và quan niệm nào đó. Thực chất của lời Đức Chúa Trời và lẽ thật sẽ đời đời không bao giờ thay đổi. Ngay khi ngươi biết, hiểu, trải nghiệm và đạt được lời Đức Chúa Trời cũng như lẽ thật, nghĩa vụ của ngươi là phải thông công về những kinh nghiệm và chứng ngôn của mình cho người khác. Điều này sẽ cho phép nhiều người hơn nữa hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, lĩnh hội và đạt được lẽ thật, hiểu được những yêu cầu và tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, cũng như nắm bắt được các nguyên tắc lẽ thật. Khi làm như vậy, những người này sẽ có được con đường thực hành khi gặp phải vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và sẽ không trở nên mơ hồ hay bị trói buộc bởi những tư tưởng, quan điểm khác nhau của Sa-tan. Câu nói về đức hạnh “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” quả thực và thực sự là âm mưu quỷ quyệt của Sa-tan để khống chế suy nghĩ của con người. Nếu ngươi luôn bám lấy điều này thì ngươi là người sống theo các triết lý của Sa-tan; một người hoàn toàn sống trong tâm tính Sa-tan. Nếu ngươi không theo đường lối của Đức Chúa Trời thì ngươi không yêu hay mưu cầu lẽ thật. Bất kể có xảy ra vấn đề gì đi nữa, nguyên tắc ngươi phải làm theo và điều quan trọng nhất ngươi phải làm là giúp đỡ mọi người hết sức có thể. Ngươi không được thực hành điều Sa-tan nói là “điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” và là một kẻ chiều lòng người “khôn khéo”. Giúp đỡ mọi người hết sức có thể nghĩa là sao? Nó có nghĩa là thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi. Ngay khi ngươi thấy điều gì đó là một phần trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ngươi nên thông công về lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ nghĩa là như vậy. Mối thông công này về cơ bản đã làm sáng tỏ câu nói về đức hạnh “Điều bản thân không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” chưa? Các ngươi đã hiểu điều này chưa? (Thưa, rồi.) Câu nói này tương đối dễ phân định, không cần suy xét quá nhiều cũng có thể nhìn ra được chỗ sai của nó. Nó đơn giản là quá vô lý, vì vậy không cần phải thông công chi tiết thêm về nó nữa.

Bây giờ, chúng ta sẽ thông công về câu nói về đức hạnh “Xả thân vì bạn bè”. Đây là một câu nói nghe rất hào hùng, cực kỳ phổ biến trong nhân loại. Đặc biệt, những người quý trọng tình cảm và coi trọng nghĩa khí áp dụng câu nói này như một phương châm để kết giao được nhiều bạn bè. Trong bất kỳ thời đại hay nhóm sắc tộc nào mà câu nói về đức hạnh “Xả thân vì bạn bè” này được sử dụng, nó cũng đều đứng vững khá tốt. Điều đó có nghĩa là nó tương đối phù hợp với lương tâm và lý trí của nhân tính. Chính xác hơn, câu nói này phù hợp với khái niệm “nghĩa khí” mà con người bám vào trong lương tâm của mình. Những người coi trọng nghĩa khí sẽ sẵn sàng xả thân vì bạn bè. Cho dù bạn bè họ gặp phải tình huống khó khăn, nguy hiểm đến đâu, họ cũng sẽ bước lên xả thân vì bạn bè. Đây là tinh thần xả thân vì người. Điều câu nói về đức hạnh “Xả thân vì bạn bè” làm cho thấm nhuần trong con người về cơ bản là coi trọng nghĩa khí. Tiêu chuẩn nó đòi hỏi nhân tính phải giữ vững là con người phải coi trọng nghĩa khí: đó là thực chất của câu nói này. Từ “nghĩa khí” này nghĩa là gì? Tiêu chuẩn cho nghĩa khí là gì? Đó là có thể hy sinh lợi ích của bản thân vì bạn bè và làm mọi thứ để làm hài lòng họ. Bất kể bạn bè cần gì, ngươi cũng phải có nghĩa vụ giúp đỡ bất cứ điều gì cần thiết, và nếu điều đó đồng nghĩa với việc phải liều mạng thì ngươi cũng phải làm. Như vậy mới là bạn bè thực sự, và chỉ như vậy mới có thể được coi là nghĩa khí đích thực. Một cách giải thích khác về nghĩa khí là có thể liều mạng, hy sinh cả mạng sống, hoặc đặt mạng sống của mình trên bờ vực vì bạn bè, bất kể sống chết. Đây là một tình bạn bền vững qua những thử thách hiểm nghèo, một tình bạn sinh tử, và đây là nghĩa khí đích thực. Đây là định nghĩa về một người bạn trong các yêu cầu về hành vi đạo đức. Ngươi phải sẵn sàng xả thân vì bạn để được coi là một người bạn thực sự, đây là tiêu chí đạo đức mà người ta nên tuân theo khi đối đãi với bạn bè, và đây là yêu cầu về đức hạnh của con người trong việc kết bạn. Câu nói về đức hạnh “Xả thân vì bạn bè” nghe có vẻ đặc biệt hào hùng và trượng nghĩa, đặc biệt vĩ đại và cao thượng, khơi dậy sự ngưỡng mộ và tán thành của mọi người, khiến mọi người cảm thấy rằng những người có thể làm một việc như vậy giống như một nhân vật không phải con người chui ra từ khe đá, và khiến họ nghĩ rằng những người này đặc biệt chính nghĩa, giống như hiệp khách hay kiếm khách. Chính vì vậy mà những tư tưởng, quan điểm đơn giản và táo bạo này dễ dàng được con người tiếp nhận và dễ dàng đi sâu vào lòng người. Các ngươi có những cảm nhận tương tự về câu nói “Xả thân vì bạn bè” không? (Thưa, có.) Mặc dù trong thời buổi ngày nay, không có nhiều người xả thân vì bạn bè, nhưng hầu hết mọi người đều hy vọng rằng bạn bè họ sẽ sẵn lòng xả thân vì họ, rằng bạn bè họ là những người nghĩa khí, là hảo huynh đệ, rằng trong lúc khó khăn, bạn bè họ sẽ dang tay giúp đỡ không đắn đo, không đặt ra bất kỳ điều kiện nào, và rằng bạn bè họ sẽ làm bất cứ điều gì cho họ, bất chấp mọi khó khăn, không nản lòng trước hiểm nguy. Nếu ngươi có những yêu cầu tương tự cho bạn bè mình, thì điều này có thể cho thấy ngươi vẫn bị ảnh hưởng và ràng buộc bởi tư tưởng xả thân vì bạn bè này, phải không? Ngươi có cho rằng mình vẫn đang sống theo lối tư duy truyền thống cũ này không? (Thưa, có.) Ngày nay, người ta thường than thở rằng “đạo đức thế gian ngày nay xuống cấp, mọi người không còn suy nghĩ được như các cụ thời xưa, thời thế thay đổi rồi, bạn bè không còn như xưa nữa, mọi người không còn quý trọng nghĩa khí nữa, mọi người đã đánh mất hơi ấm tình người, và những mối quan hệ giữa người với người trở nên ngày càng xa cách”. Dù ngày nay rất ít người coi trọng nghĩa khí giữa bạn bè, nhưng người ta vẫn tưởng nhớ đến những bậc hào hiệp, giàu tình nghĩa năm xưa xả thân vì bạn bè, và tôn kính phong cách họ thể hiện. Ví dụ như một số câu chuyện lưu truyền trong lịch sử về những người thời xưa hy sinh mạng sống vì bạn bè, đặc biệt là những câu chuyện trong bối cảnh võ hiệp về những người giữ vững nghĩa khí. Cho đến ngày nay, khi xem lại những câu chuyện ấy trên phim ảnh và truyền hình, trong lòng mọi người vẫn trào dâng cảm xúc và ấp ủ hy vọng được trở lại một thời đại đầy hơi ấm tình người, khi con người coi trọng nghĩa khí. Những điều này cho thấy điều gì? Có phải chúng cho thấy rằng tư tưởng xả thân vì bạn bè này được tôn sùng như một điều tích cực trong tâm trí con người, và được nâng lên như một tiêu chuẩn đạo đức cao cho những người muốn làm hoặc trở thành người tốt không? (Thưa, phải.) Dù ngày nay, người ta không dám đòi hỏi ở bản thân mình một điều như vậy, cũng không thể tự mình đạt được, nhưng họ vẫn mong gặp được những người như vậy trong cộng đồng, kết giao, kết bạn với họ, để khi bản thân gặp khó khăn, bạn bè có thể xả thân vì họ. Nhìn vào thái độ và quan điểm của mọi người về câu nói về đức hạnh này, có thể thấy rõ rằng mọi người đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những tư tưởng và quan điểm coi trọng nghĩa khí như vậy. Bởi mọi người bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng và quan điểm khuyến khích họ khao khát và giữ vững tinh thần nghĩa khí như vậy, nên tất nhiên họ rất dễ sống theo những tư tưởng và quan điểm đó. Kết quả là con người có xu hướng trở nên bị điều khiển và chi phối bởi những tư tưởng, quan điểm như vậy, và dễ nhìn nhận con người và sự việc, cũng như hành xử và hành động theo những tư tưởng, quan điểm đó, đồng thời có xu hướng sử dụng những tư tưởng, quan điểm đó để đánh giá mọi người, bằng cách tự hỏi: “Người này có coi trọng nghĩa khí không? Nếu họ coi trọng nghĩa khí thì họ là người tốt; nếu không thì họ không xứng đáng để kết giao, và họ không phải là người tốt”. Tất nhiên, ngươi cũng có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng về nghĩa khí này trên phương diện điều tiết hành vi của chính ngươi, và trên phương diện kiềm chế, đánh giá hành vi của chính ngươi, cũng như lấy đó làm tiêu chí và phương hướng để tương tác với người khác. Ví dụ: dưới sự ảnh hưởng ăn sâu của những tư tưởng, quan điểm như vậy, khi ngươi kết giao với các anh chị em, ngươi dùng lương tâm để đo lường mọi việc mình làm. Từ “lương tâm” này có nghĩa là gì? Thực tế là trong sâu thẳm lòng người, nó mang ý nghĩa không gì khác hơn là nghĩa khí. Đôi khi giúp đỡ các anh chị em mình là vì nghĩa khí, đôi khi thông cảm với họ cũng là vì nghĩa khí. Đôi khi là thực hiện bổn phận của mình và bỏ ra chút công sức trong nhà Đức Chúa Trời, hoặc dâng mình, hoặc có chút quyết tâm nhất thời, tất cả thực ra đều diễn ra dưới sự chi phối của những tư tưởng coi trọng nghĩa khí đó. Chẳng phải những hiện tượng này rõ ràng và dứt khoát cho thấy rằng con người đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những tư tưởng, quan điểm như vậy, cũng như đã bị chúng trói buộc và đồng hóa sao? “Trói buộc” và “đồng hóa” ý là gì? Có thể nói rằng những tư tưởng, quan điểm coi trọng nghĩa khí như vậy không những có thể chi phối hành vi của con người, mà còn trở thành triết lý sinh tồn và lẽ sống của con người, và con người bám lấy chúng, coi chúng như những điều tích cực, không phải sao? Tại sao Ta lại nói họ coi chúng như những điều tích cực? Có nghĩa là khi con người lắng nghe lời Đức Chúa Trời, đưa lời Ngài vào thực hành và vâng phục Ngài, thực hiện bổn phận của mình không bất cẩn, chiếu lệ, trả giá nhiều hơn và trung thành với Đức Chúa Trời, thì tất cả những hành vi này phần lớn đều bị chi phối bởi tư tưởng về nghĩa khí và bị pha trộn yếu tố nghĩa khí này. Ví dụ: một số người nói: “Chúng ta phải có lương tâm trong cách hành xử, chúng ta không được làm bổn phận chiếu lệ! Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta quá nhiều ân điển. Trong một môi trường nguy hiểm như vậy, trước tất cả những sự đàn áp và bức hại điên cuồng này của con rồng lớn sắc đỏ, Đức Chúa Trời bảo vệ chúng ta và cứu rỗi chúng ta khỏi sự thống trị của Sa-tan. Chúng ta không được đánh mất lương tâm, chúng ta phải làm tròn bổn phận của mình để đền đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời! Mạng sống của chúng ta được Đức Chúa Trời ban cho, vì vậy chúng ta phải trung thành với Ngài để đền đáp tình yêu thương của Ngài. Chúng ta không được vong ân phụ nghĩa!”. Lại có người phải đối mặt với một bổn phận đòi hỏi họ phải mạo hiểm và trả giá, thì nói: “Người khác không làm thì tôi làm. Tôi không sợ nguy hiểm!”. Mọi người hỏi họ: “Sao anh không sợ nguy hiểm vậy?”. Và họ trả lời: “Ngay cả chút nhân cách đạo đức tối thiểu trong cách hành xử các anh còn không có hay sao? Nhà Đức Chúa Trời đối xử tốt với tôi, Đức Chúa Trời ban ơn cho tôi. Vì tôi đã quyết tâm đi theo Ngài, nên tôi nên làm phần việc của mình và chấp nhận những rủi ro này. Tôi phải có tinh thần nghĩa khí này và quý trọng nó”. Vân vân và vân vân. Có phải những hiện tượng này và những sự bộc lộ này nơi con người bị chi phối ở một mức độ nào đó bởi những tư tưởng, quan điểm coi trọng nghĩa khí như vậy không? Bị chi phối bởi những tư tưởng, quan điểm như vậy, nên những phán đoán và lựa chọn con người đưa ra cũng như một số hành vi con người bộc lộ không hề liên quan gì đến thực hành lẽ thật. Chúng chỉ là một huyết khí nhất thời, một tâm trạng nhất thời hoặc một mong muốn nhất thời. Bởi vì điều này không tuân theo các nguyên tắc lẽ thật, không xuất phát từ ý chí chủ quan muốn thực hiện bổn phận của người ta, và không được thực hiện vì tình yêu lẽ thật và những điều tích cực, nên nghĩa khí của con người này thường không thể bền vững, không thể kéo dài quá vài lần, cũng như không thể kéo dài quá lâu được. Sau một thời gian, người ta cạn kiệt năng lượng, giống như quả bóng xì hơi. Một số người nói: “Tại sao trước đây tôi tràn đầy năng lượng thế nhỉ? Tại sao trước đây tôi sẵn sàng đảm nhận những công việc nguy hiểm này vì nhà Đức Chúa Trời? Tại sao bây giờ năng lượng đó đi đâu hết rồi?” Vào thời điểm đó, nó chỉ là huyết khí, mong muốn hay quyết tâm nhất thời của ngươi, và chắc chắn nó bị pha trộn yếu tố nghĩa khí. Vậy thì, chính xác thì “nghĩa khí” nghĩa là gì? Nói một cách đơn giản, đó là một cảm xúc hoặc tâm trạng nhất thời, nghĩa là một tâm trạng nảy sinh nơi con người trong những hoàn cảnh và bối cảnh đặc biệt. Tâm trạng như vậy rất phấn chấn, rất chính diện và rất tích cực, khiến ngươi đưa ra những phán đoán và lựa chọn tích cực, hoặc khiến ngươi đưa ra một số tuyên bố hào hùng, và khơi dậy chút ý chí sẵn lòng dốc sức, nhưng loại sẵn lòng này không phải là một trạng thái thực sự của việc yêu lẽ thật, hiểu lẽ thật, hoặc thực hành lẽ thật. Đó chỉ là một cảm xúc sinh ra dưới sự chi phối của những tư tưởng và quan điểm coi trọng nghĩa khí như thế. Nói một cách đơn giản là như vậy. Ở mức độ sâu hơn, theo quan điểm của Ta, thì nghĩa khí thực ra là một sự bộc phát huyết khí. “Một sự bộc phát huyết khí” ý là gì? Ví dụ: khi vui nhất thời, người ta có thể suốt ngày đêm không ăn không ngủ mà không cảm thấy đói hay mệt. Điều này có bình thường không? Thông thường, con người sẽ đói nếu không ăn bữa nào, và bơ phờ, uể oải nếu ngủ không ngon cả đêm. Nhưng nếu đột nhiên họ ở trong một tâm trạng phấn chấn, và không cảm thấy đói, buồn ngủ hay mệt mỏi, thì chẳng phải điều này bất thường sao? (Thưa, phải.) Đây có phải là sự bộc lộ tự nhiên của tâm tính sống không? (Thưa, không.) Nếu đây không phải là sự bộc lộ bình thường, thì nó là gì? Đó là huyết khí. Huyết khí còn có nghĩa là gì nữa? Nó có nghĩa là do những cảm xúc bất thường như hạnh phúc hay tức giận nhất thời, con người thể hiện một số hành vi quá khích khi ở trong trạng thái mất lý trí. Những hành vi quá khích này là gì? Đôi khi trong lúc vui mừng, họ cho người khác những thứ quý giá nhất trong nhà mình, hoặc đôi khi trong cơn tức giận, họ vung dao giết người. Đây chẳng phải là huyết khí sao? Đây là những hành vi gần như cực đoan, xảy ra khi con người ở trong trạng thái mất lý tính: đây chính là huyết khí. Một số người đặc biệt phấn chấn khi bắt đầu thực hiện bổn phận của mình; đến giờ ăn không thấy đói, đến giờ nghỉ ngơi không thấy buồn ngủ. Thay vào đó, họ kêu: “Dâng mình cho Đức Chúa Trời, trả giá vì Đức Chúa Trời và chịu đựng mọi gian khổ!”. Mỗi khi không vui là họ lại không muốn làm gì cả, nhìn ai cũng không ưa, thậm chí nghĩ đến việc không tin nữa. Tất cả những điều này là huyết khí. Huyết khí này sinh ra từ đâu? Có phải nó sinh ra từ tâm tính bại hoại của con người không? Căn nguyên của nó là do con người không hiểu lẽ thật và không thể thực hành lẽ thật. Khi con người không hiểu lẽ thật, họ bị ảnh hưởng bởi nhiều suy nghĩ lệch lạc. Dưới sự ảnh hưởng của nhiều suy nghĩ lệch lạc và tiêu cực, họ nảy sinh ra nhiều cảm xúc phi lý tính và bất thường. Khi ở trong những cảm xúc này, họ sinh ra đủ loại phán đoán và hành vi thuộc huyết khí. Nó là như vậy, chẳng phải sao? Thực chất của quan điểm tư tưởng “Xả thân vì bạn bè” này là gì? (Thưa, đó là huyết khí.) Đúng vậy, đó là huyết khí. Vậy thì câu nói “Xả thân vì bạn bè” có chút hợp lý nào không? Nó có phù hợp với nguyên tắc không? Nó có phải là một điều tích cực mà con người nên tuân theo không? Hiển nhiên là không. Vấn đề xả thân với bạn bè này là phi lý tính, nó bốc đồng và thuộc huyết khí. Vấn đề này phải được xử lý một cách lý tính. Coi trọng nghĩa khí đến mức xả thân vì bạn bè thì có ổn không? Chỉ giúp đỡ bạn bè hết sức có thể thì có ổn không? Đâu là cách làm đúng đắn? Tại sao những tư tưởng và quan điểm như “Xả thân vì bạn bè” có vẻ như đặc biệt coi trọng nghĩa khí lại sai hết? Chúng sai ở đâu? Vấn đề này cần phải được làm rõ. Một khi vấn đề này được làm sáng tỏ, mọi người sẽ hoàn toàn buông bỏ được những tư tưởng và quan điểm như vậy. Thực tế là vấn đề này rất đơn giản. Các ngươi có thể giải thích rõ ràng về nó được không? Các ngươi không có quan điểm nào về vấn đề này, không có gì để nói. Điều này khẳng định một điều, đó là trước khi Ta phân tích câu nói “Xả thân vì bạn bè”, các ngươi đều là những người làm theo hoặc đặc biệt tôn sùng câu nói này, và tất cả các ngươi đều ngưỡng mộ với những người xả thân vì bạn bè, cũng như ngưỡng mộ với những người có thể kết bạn với một người như vậy, và cảm thấy rằng có được những người bạn như vậy là một niềm vui và vinh dự. Chẳng phải vậy sao? Các ngươi nhìn nhận vấn đề này như thế nào? (Thưa, con nghĩ rằng đối nhân xử thế theo câu nói “Xả thân vì bạn bè” là vô nguyên tắc và không phù hợp với lẽ thật.) Các ngươi nghĩ gì về câu trả lời này? Nó có thể tháo gỡ được những trói buộc và xiềng xích của những tư tưởng, quan điểm như vậy trong ngươi không? Nó có thể thay đổi được các phương thức và nguyên tắc ngươi dùng để xử lý những vấn đề như vậy không? Nó có thể chỉnh đốn quan điểm sai lầm của ngươi về những vấn đề như vậy không? Nếu không thể, thì câu trả lời này là gì? (Thưa, là giáo lý.) Nói giáo lý để làm gì? Đừng nói về giáo lý. Tại sao sinh ra giáo lý? Đó là vì ngươi không thấy rõ được thực chất của những tư tưởng và quan điểm như vậy, vì ngươi chưa hiểu hết được tác động tiêu cực và tác hại của những tư tưởng, quan điểm như vậy đối với cách ngươi nhìn nhận con người và sự việc, cũng như cách ngươi hành xử và hành động. Ngươi không biết chúng sai ở đâu, nên ngươi chỉ có thể trả lời và giải quyết vấn đề này bằng cách dùng những giáo lý nông cạn. Kết quả cuối cùng là các giáo lý không thể giải quyết được vấn đề của ngươi, và ngươi vẫn sống dưới sự chi phối và ảnh hưởng của những tư tưởng, quan điểm như vậy.

Những tư tưởng và quan điểm như “xả thân vì bạn bè” có gì sai? Câu hỏi này thực ra khá đơn giản và không khó. Không ai sống trên đời nhảy ra từ khe đá cả. Ai cũng có cha mẹ, con cái, ai cũng có người thân, không ai tồn tại độc lập trong nhân gian này. Ý Ta ở đây là gì? Ý Ta là ngươi sống trong nhân gian này, và ngươi có những nghĩa vụ riêng phải thực hiện. Thứ nhất, ngươi phải phụng dưỡng cha mẹ, và thứ hai, ngươi phải nuôi nấng con cái. Đây là những trách nhiệm của ngươi trong gia đình. Trong xã hội, ngươi cũng có những trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội phải thực hiện. Ngươi phải đóng một vai trò trong xã hội, chẳng hạn như là công nhân, nông dân, thương nhân, sinh viên hoặc trí thức. Từ gia đình cho đến xã hội, có rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ ngươi phải thực hiện. Nghĩa là ngoài cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện đi lại của bản thân, ngươi còn có nhiều việc phải làm, cũng như còn nhiều việc ngươi nên làm và nhiều nghĩa vụ ngươi nên thực hiện. Chưa nói đến con đường đúng đắn của đức tin nơi Đức Chúa Trời mà con người đi theo, với tư cách một cá nhân, ngươi có nhiều trách nhiệm gia đình và nghĩa vụ xã hội phải thực hiện. Ngươi không tồn tại độc lập. Trách nhiệm trên vai ngươi không phải chỉ là kết bạn và vui vẻ với nhau, hay tìm người mà ngươi có thể trò chuyện và có thể giúp đỡ ngươi. Phần lớn trách nhiệm của ngươi – và cũng là những trách nhiệm quan trọng nhất – liên quan đến gia đình và xã hội. Chỉ khi ngươi làm tròn những trách nhiệm gia đình và nghĩa vụ xã hội của mình, thì cuộc đời ngươi với tư cách một con người mới được coi là trọn vẹn và hoàn thiện. Vậy những trách nhiệm ngươi nên thực hiện trong gia đình bao gồm những gì? Là con cái, ngươi phải hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ. Mỗi khi cha mẹ ốm đau hay gặp khó khăn, ngươi phải làm tất cả những gì trong khả năng của mình. Là cha mẹ, ngươi phải đổ mồ hôi và nỗ lực, làm việc chăm chỉ và chịu khổ để chu cấp cho cả gia đình, gánh trên vai trách nhiệm nặng nề của việc làm cha mẹ, nuôi nấng con cái, dạy dỗ con cái đi theo con đường đúng đắn, và cho con cái hiểu được các nguyên tắc hành xử. Như vậy, ngươi có rất nhiều trách nhiệm trong gia đình. Ngươi phải phụng dưỡng cha mẹ và gánh vác trách nhiệm nuôi dạy con cái. Có rất nhiều điều như vậy phải thực hiện. Và trách nhiệm của ngươi trong xã hội là gì? Ngươi phải tuân thủ luật pháp và các quy định, ngươi phải có nguyên tắc đối nhân xử thế, ngươi phải cố gắng hết sức trong công việc và quản lý tốt sự nghiệp của mình. Tám mươi hoặc chín mươi phần trăm thời gian và sức lực của ngươi phải dành cho những việc này. Điều đó có nghĩa là bất kể ngươi đóng vai trò gì trong gia đình hay ngoài xã hội, bất kể ngươi đi theo con đường nào, bất kể ngươi mưu cầu và mong muốn điều gì, mỗi người đều có những trách nhiệm phải gánh vác rất quan trọng đối với cá nhân họ và chiếm gần như toàn bộ thời gian, sức lực của họ. Từ góc độ trách nhiệm gia đình và xã hội, giá trị của ngươi với tư cách là một con người và của cuộc đời ngươi khi đến thế gian này là gì? Đó là thực hiện những trách nhiệm và sứ mạng do Trời giao phó cho ngươi. Sinh mệnh của ngươi không thuộc về mình ngươi, và tất nhiên không thuộc về người khác. Sinh mệnh của ngươi tồn tại vì những sứ mạng và trách nhiệm của ngươi, và vì những trách nhiệm, nghĩa vụ và sứ mạng ngươi phải thực hiện trong thế gian này. Sinh mệnh của ngươi không thuộc về cha mẹ ngươi, cũng không thuộc về vợ hay chồng ngươi, và tất nhiên không thuộc về con cái ngươi, càng không thuộc về con cháu ngươi. Vậy thì sinh mệnh ngươi thuộc về ai? Nói từ góc độ một con người của trần gian, thì sinh mệnh ngươi thuộc về những trách nhiệm và sứ mạng do Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi. Nhưng từ góc độ một người tin Đức Chúa Trời, sinh mệnh ngươi thuộc về Đức Chúa Trời, vì chính Ngài là Đấng sắp đặt và có quyền tối thượng trên mọi điều về ngươi. Vì vậy, là một con người, sống trên đời, ngươi không được tùy tiện hứa hẹn hy sinh mạng sống vì người khác, và cũng không được tùy tiện hy sinh mạng sống của mình cho bất kỳ ai vì nghĩa khí. Điều đó có nghĩa là ngươi không được coi thường mạng sống của chính mình. Sinh mệnh của ngươi là vô giá trị đối với bất kỳ ai khác, đặc biệt là đối với Sa-tan, đối với xã hội này, và đối với loài người bại hoại này, nhưng đối với cha mẹ và người thân của ngươi, thì sinh mệnh của ngươi cực kỳ quan trọng, bởi vì có một mối liên hệ không thể tách rời giữa trách nhiệm của ngươi và sự sống còn của họ. Tất nhiên, điều còn quan trọng hơn nữa là có một mối liên hệ không thể tách rời giữa sinh mệnh của ngươi và sự thật là Đức Chúa Trời nắm quyền tối thượng trên muôn vật cũng như toàn thể nhân loại. Sinh mệnh của ngươi là một phần không thể thiếu trong số nhiều sinh mệnh mà Đức Chúa Trời nắm quyền tối thượng. Có thể ngươi không quá coi trọng sinh mệnh của mình đến vậy, và có thể ngươi không nên quá coi trọng sinh mệnh của mình đến vậy, nhưng thực tế là sinh mệnh của ngươi vô cùng quan trọng đối với cha mẹ và người thân của ngươi, những người mà ngươi có mối ràng buộc chặt chẽ và mối quan hệ không thể tách rời. Tại sao Ta lại nói như vậy? Bởi vì ngươi có trách nhiệm với họ, họ cũng có trách nhiệm với ngươi, ngươi có trách nhiệm đối với xã hội này, và trách nhiệm của ngươi đối với xã hội liên quan đến vai trò của ngươi trong xã hội này. Vai trò của mỗi người và mỗi thực thể sống đều là một phần không thể thiếu đối với Đức Chúa Trời, và đều là những yếu tố không thể thiếu trong quyền tối thượng của Đức Chúa Trời đối với loài người, thế giới này, địa cầu này và vũ trụ này. Trong mắt Đức Chúa Trời, mỗi sinh mệnh thậm chí còn tầm thường hơn một hạt cát, và thậm chí còn đáng khinh hơn một con kiến; nhưng vì mỗi người là một sự sống, một sự sống đang sống và đang thở, nên trong quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, mặc dù vai trò của người đó không phải là then chốt, nhưng họ cũng là một phần không thể thiếu. Vì vậy, nhìn từ những khía cạnh này, nếu một người sẵn sàng xả thân vì bạn bè, và không những nghĩ đến mà còn sẵn sàng làm vậy bất cứ lúc nào, hy sinh mạng sống của mình mà không quan tâm đến trách nhiệm gia đình, trách nhiệm xã hội của mình, và cả sứ mạng, bổn phận Đức Chúa Trời trao trên vai mình, thì điều đó chẳng phải là sai sao? (Thưa, phải.) Đây là đại nghịch bất đạo! Điều quý giá nhất Đức Chúa Trời ban tặng cho con người chính là hơi thở gọi là sự sống này. Nếu ngươi tùy tiện hứa hẹn hy sinh mạng sống vì một người bạn mà ngươi nghĩ rằng mình có thể phó thác nó cho họ, thì chẳng phải đây là đại nghịch bất đạo với Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải đây là coi thường mạng sống sao? Chẳng phải đây là hành vi phản nghịch đối với Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải đây là hành động phản bội Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Đây rõ ràng là từ bỏ trách nhiệm ngươi phải thực hiện trong gia đình và xã hội, đồng thời trốn tránh những sứ mạng Đức Chúa Trời đã giao phó cho ngươi. Đây là đại nghịch bất đạo. Điều quan trọng nhất trong đời người không gì khác hơn là những trách nhiệm một người phải đảm nhận trong cuộc đời này – những trách nhiệm gia đình, trách nhiệm xã hội và sứ mạng Đức Chúa Trời đã giao phó. Điều quan trọng nhất là những trách nhiệm và sứ mạng này. Nếu ngươi đánh mất mạng sống của mình bằng cách tùy tiện hy sinh nó vì người khác do ý thức nghĩa khí nhất thời và huyết khí nhất thời, thì trách nhiệm của ngươi có còn tồn tại không? Rồi ngươi có thể nói sao về sứ mạng đây? Rõ ràng ngươi không trân quý sự sống Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi như một điều quý giá nhất, mà thay vào đó lại tùy tiện hứa hẹn hy sinh mạng sống vì người khác, từ bỏ mạng sống của mình vì người khác, hoàn toàn bất chấp hoặc rũ bỏ trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, như thế là vô đạo đức và không công bằng. Vậy thì Ta đang cố gắng nói điều gì với các ngươi đây? Đừng tùy tiện từ bỏ hay hứa hẹn hy sinh mạng sống của mình vì người khác. Một số người nói: “Con có thể hứa hẹn hy sinh mạng sống vì cha mẹ được không? Thế còn hứa hẹn hy sinh mạng sống của mình vì người yêu, có được không ạ?”. Không được. Tại sao không được? Đức Chúa Trời ban mạng sống cho ngươi và cho phép sinh mạng ngươi tiếp tục để ngươi có thể thực hiện trách nhiệm với gia đình và xã hội, cũng như thực hiện sứ mạng Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi; chứ không phải là để người coi mạng sống của mình như trò đùa bằng cách tùy tiện hứa hẹn hy sinh nó vì người khác, trao cho người khác, dâng cho người khác hay hiến dâng vì người khác. Nếu mất mạng, liệu người ta còn có thể thực hiện được trách nhiệm mình đối với gia đình và xã hội cũng như sứ mạng của mình không? Điều đó còn có thể được thực hiện không? (Thưa, không.) Và khi trách nhiệm gia đình và xã hội của một người không còn, thì vai trò xã hội họ đảm nhận có còn tồn tại không? (Thưa, không.) Khi vai trò xã hội một người đảm nhận không còn, thì sứ mạng của người đó có còn tồn tại không? Không. Khi sứ mạng và vai trò xã hội của một người không còn, thì đối tượng Đức Chúa Trời tể trị có còn tồn tại không? Đối tượng Đức Chúa Trời tể trị chính là những sinh vật, những con người có sự sống, và khi trách nhiệm xã hội và mạng sống của họ không còn, những vai trò xã hội của họ đều trở về con số không, thì đây có phải là cố khiến cho loài người mà Đức Chúa Trời tể trị và kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời trở về con số không không? Nếu ngươi làm như vậy, đó chẳng phải là đại nghịch bất đạo sao? (Thưa, phải.) Đây thực sự là đại nghịch bất đạo. Sự sống của ngươi chỉ tồn tại vì trách nhiệm và sứ mạng của ngươi, và giá trị sự sống của ngươi chỉ có thể được phản ánh trong trách nhiệm và sứ mạng của ngươi. Ngoài ra, xả thân vì bạn bè không phải là trách nhiệm và sứ mạng của ngươi. Là một con người được Đức Chúa Trời ban cho sự sống, thực hiện những trách nhiệm và sứ mạng Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi là điều ngươi nên làm. Trong khi đó, xả thân vì bạn bè không phải là trách nhiệm hay sứ mạng Đức Chúa Trời trao cho ngươi. Thay vào đó, nó là hành động của ngươi dựa trên ý thức nghĩa khí, là ảo tưởng của bản thân ngươi, là suy nghĩ vô trách nhiệm của ngươi đối với sinh mệnh, và tất nhiên cũng là một kiểu tư duy mà Sa-tan đã gieo rắc vào con người để chất chứa sự khinh miệt và chà đạp lên sự sống của họ. Vì vậy, bất kể thời điểm nào đến, bất kể ngươi có kiểu tình bạn tri kỷ nào, ngay cả khi tình bạn của ngươi với họ đã trải qua những tình huống nguy hiểm đến tính mạng, thì cũng đừng tùy tiện hứa hẹn xả thân vì họ, thậm chí đừng tùy tiện nuôi những suy nghĩ như thế, đừng nghĩ đến việc dâng hiến cả cuộc đời mình, mạng sống của mình cho họ. Ngươi không có trách nhiệm hay nghĩa vụ gì với họ cả. Nếu các ngươi có cùng sở thích, tính cách tương đồng, và đi cùng một con đường, thì các ngươi có thể giúp đỡ lẫn nhau, các ngươi có thể nói cho nhau nghe bất cứ điều gì mình thích, và các ngươi có thể là tri kỷ, nhưng tình bạn tri kỷ này không được dựa trên nền tảng xả thân vì nhau, hay dựa trên việc coi trọng nghĩa khí. Ngươi không cần phải xả thân vì họ, và ngươi không cần phải từ bỏ mạng sống hay thậm chí đổ một giọt máu nào vì họ. Một số người nói: “Vậy thì ý thức nghĩa khí của con có tác dụng gì? Trong nhân tính và trong thâm tâm, con luôn muốn thể hiện nghĩa khí, vậy con nên làm gì?”. Nếu ngươi thực sự muốn thể hiện nghĩa khí, thì ngươi nên nói với người khác những lẽ thật ngươi đã hiểu ra. Khi ngươi thấy người khác yếu đuối, hãy nâng đỡ họ. Đừng giương mắt đứng nhìn; khi họ đi sai đường, hãy nhắc nhở, khuyên nhủ họ và dang tay giúp đỡ họ. Khi ngươi nhìn thấy vấn đề của người khác, ngươi có nghĩa vụ giúp đỡ họ, nhưng ngươi không cần phải xả thân vì họ, ngươi không cần phải hứa hẹn hy sinh mạng sống vì họ. Trách nhiệm của ngươi đối với họ chỉ là giúp đỡ, hỗ trợ, nhắc nhở, khuyên nhủ, hay đôi khi có chút tha thứ, bao dung, chứ không phải là từ bỏ mạng sống vì họ, càng không phải là cho họ thấy một chút cái gọi là ý thức nghĩa khí. Đối với Ta, nghĩa khí chỉ là huyết khí, và nó không thuộc về lẽ thật. So với sự sống Đức Chúa Trời ban cho con người, thì nghĩa khí giữa người với người chỉ là rác rưởi. Đó là một dạng huyết khí do Sa-tan tiêm nhiễm vào con người, một âm mưu quỷ quyệt khiến con người bốc đồng làm nhiều điều vì nghĩa khí, những điều mà họ sẽ cố gắng quên đi và sẽ ân hận cả đời. Điều này là không nên. Vì vậy, tốt hơn ngươi nên buông bỏ tư tưởng về nghĩa khí này đi. Đừng sống theo nghĩa khí, mà thay vào đó hãy sống theo lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Ít nhất ngươi cũng nên sống sao cho phù hợp với nhân tính, lương tâm và lý trí của mình, đối nhân xử thế và xử lý mọi việc theo lý tính, làm mọi việc hợp lý theo lương tâm và lý trí của mình.

Sau khi đã thông công về rất nhiều câu nói và quan điểm liên quan đến trách nhiệm và sự sống, bây giờ các ngươi đã có được sự phân định về yêu cầu đạo đức xả thân vì bạn bè này chưa? Đã có sự phân định rồi thì các ngươi đã có các nguyên tắc đúng đắn để xử lý một điều như vậy chưa? (Thưa, rồi.) Ngươi sẽ làm gì nếu có người thực sự đòi hỏi ngươi xả thân vì họ? Ngươi sẽ trả lời như thế nào? Ngươi sẽ nói: “Nếu anh đòi hỏi tôi xả thân vì anh, thì anh chính là người muốn lấy mạng tôi. Nếu anh muốn lấy mạng tôi, nếu anh yêu cầu một điều như vậy từ tôi, thì anh đang tước đi quyền thực hiện trách nhiệm gia đình và quyền thực hiện trách nhiệm trong xã hội của tôi. Nó cũng là tước đi nhân quyền của tôi, và quan trọng hơn nữa, tước đi cơ hội quy phục quyền tối thượng của Đức Chúa Trời cũng như làm tròn bổn phận của tôi. Anh tước đoạt nhân quyền của tôi như thế này thì tiêu đời tôi rồi! Anh đang tước đi quá nhiều quyền của tôi và đang khiến tôi phải chết vì anh. Sao anh lại có thể ích kỷ và hèn hạ như vậy được? Thế mà anh vẫn còn là bạn tôi sao? Rõ ràng anh không phải là bạn tôi, mà là kẻ thù của tôi”. Nói như vậy có đúng không? (Thưa, đúng.) Đó thực sự là điều đúng đắn nên nói. Ngươi có dám nói điều đó không? Ngươi có thực sự hiểu điều này không? Nếu bất kỳ người bạn nào của ngươi cứ đòi hỏi ngươi phải xả thân vì họ, đòi hỏi ngươi hy sinh mạng sống của mình, thì ngươi nên tránh xa họ ngay khi có thể bởi họ không phải là người tốt. Đừng nghĩ rằng họ nên là bạn ngươi chỉ vì họ có thể xả thân vì ngươi. Ngươi nói: “Tôi không đòi hỏi anh phải xả thân vì tôi, chính anh đã tình nguyện làm điều đó. Ngay cả khi anh có thể xả thân vì tôi, thì cũng đừng nghĩ đến việc đòi hỏi tôi xả thân vì anh. Anh không có lý tính, nhưng tôi hiểu lẽ thật, tôi có lý tính, và tôi sẽ xử lý vấn đề này một cách có lý tính. Cho dù anh đã xả thân vì tôi bao nhiêu lần, tôi cũng sẽ không bốc đồng xả thân vì anh. Nếu anh gặp khó khăn, tôi sẽ làm hết sức để giúp anh, nhưng tôi tuyệt đối sẽ không từ bỏ những trách nhiệm và sứ mạng Đức Chúa Trời giao phó cho tôi trong cuộc đời này để chỉ sống vì anh. Trong thế giới của tôi, không có gì khác ngoài trách nhiệm, nghĩa vụ và sứ mạng. Nếu anh muốn kết bạn với tôi, thì tôi nhờ anh giúp đỡ tôi, trợ giúp tôi thực hiện trách nhiệm và hoàn thành sứ mạng của mình cùng nhau. Chỉ khi đó anh mới là người bạn thực sự của tôi. Nếu anh cứ đòi hỏi tôi phải xả thân vì anh, và cứ đòi hỏi tôi phải hứa hẹn kiểu này, từ bỏ mạng sống vì anh, hứa hẹn hy sinh mạng sống vì anh, thì anh nên tránh xa tôi ngay lập tức, anh không phải là bạn tôi, tôi không muốn kết bạn với một người như anh, và tôi không muốn làm bạn với một người như anh”. Nói như vậy các ngươi nghĩ sao? (Thưa, được.) Được như thế nào? Khi không có một người bạn như thế này, ngươi được giải phóng khỏi áp lực, không còn lo lắng, không còn nặng lòng, và không còn bị ràng buộc bởi những tư tưởng như coi trọng nghĩa khí. Nếu có người thực sự nói: “Những kẻ không xả thân vì bạn bè như anh không đáng để kết giao và không thể làm bạn với ai được”, thì nghe xong ngươi có thấy buồn không? Ngươi có bị ảnh hưởng bởi những lời này không? Ngươi có cảm thấy buồn bã và tiêu cực, cảm thấy bị mọi người ruồng bỏ, cảm giác như mình không tồn tại và không có hy vọng gì trong cuộc sống không? Có thể, nhưng khi ngươi hiểu lẽ thật rồi, ngươi sẽ có thể có được hiểu biết thấu đáo về vấn đề này, và ngươi sẽ không bị bó buộc bởi những lời này. Kể từ hôm nay, ngươi phải học cách buông bỏ những thứ của văn hóa truyền thống này, không cần phải mang những gánh nặng này. Chỉ bằng cách này, ngươi mới có thể đi trên con đường nhân sinh đúng đắn. Các ngươi sẽ đưa điều này vào thực hành chứ? (Thưa, vâng.) Tất nhiên, đây không phải là điều có thể buông bỏ nhanh như vậy được. Trước tiên, người ta phải chuẩn bị tinh thần, suy ngẫm từng chút một, tìm kiếm lẽ thật từng chút một, hiểu từng chút một, rồi đưa vào thực hành từng chút một, theo các nguyên tắc lẽ thật. Đây là sử dụng các nguyên tắc lẽ thật để đối xử và xử lý các mối quan hệ và sự kết giao với mọi người. Tóm lại, vài lời cuối cùng Ta muốn nói với các ngươi là: hãy trân quý sự sống và những trách nhiệm của mình; trân quý cơ hội Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi để thực hiện bổn phận, và trân quý những sứ mạng Đức Chúa Trời đã trao cho ngươi. Các ngươi hiểu mà, phải không? (Thưa, hiểu.) Chẳng phải thật vui khi ngươi đã có được hiểu biết thấu đáo về vấn đề này sao? (Thưa, phải.) Nếu ngươi không bị giới hạn và ràng buộc bởi những tư tưởng và quan điểm sai lầm này, ngươi sẽ cảm thấy thanh thản. Nhưng bây giờ ngươi chưa thực sự thanh thản. Chỉ khi ngươi dấn thân vào con đường mưu cầu lẽ thật trong tương lai, và không còn bị những điều này làm phiền lòng, thì ngươi mới thực sự thanh thản được. Chỉ những người thực sự nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động hoàn toàn theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí, thì mới thực sự thư thái và thanh thản, mới có sự bình an và niềm vui. Sống và hành xử theo lẽ thật mới không bao giờ phải hối tiếc. Chúng ta kết thúc buổi thông công hôm nay tại đây.

Ngày 7 tháng 5 năm 2022

Chú thích:

a. Khổng Dung là một câu chuyện nổi tiếng của Trung Quốc, được dân gian sử dụng để giáo dục trẻ em về giá trị của sự lễ phép và nghĩa khí. Câu chuyện kể về việc, khi gia đình nhận được một giỏ lê, cậu bé Khổng Dung bốn tuổi đã nhường quả lê to cho các anh trai và chọn quả nhỏ nhất cho mình.

Trước: Mưu cầu lẽ thật là gì (9)

Tiếp theo: Mưu cầu lẽ thật là gì (11)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger