Mưu cầu lẽ thật là gì (13)

Trong buổi nhóm họp lần trước, chúng ta chủ yếu thông công và mổ xẻ về câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” trong văn hóa truyền thống. Những câu nói và lý luận trong văn hóa truyền thống mà Sa-tan dùng để tiêm nhiễm vào người ta, cũng như những lời lẽ có vẻ cao đẹp mà nó khiến người ta tuân theo, là không đúng. Ngược lại, chúng có tác dụng mê hoặc, làm cho lầm lạc và giam hãm tư tưởng họ. Mục đích cuối cùng của việc giáo dục, tiêm nhiễm và uốn nắn quần chúng nhân dân bằng những tư tưởng, quan điểm sai lầm này trong văn hóa truyền thống là để khiến cho họ yên tâm quy phục sự thống trị của giai cấp thống trị, thậm chí phục vụ giới cầm quyền với tấm lòng trung thành của người yêu nước, yêu Đảng, quyết tâm bảo vệ gia đình, đất nước. Điều này đủ chứng tỏ rằng chính phủ quốc gia phổ cập giáo dục văn hóa truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giới cầm quyền kiểm soát nhân loại và mọi nhóm sắc tộc, đồng thời tăng cường hơn nữa sự ổn định của chế độ cai trị cũng như sự hài hòa, ổn định của xã hội dưới trướng của họ. Dù giai cấp thống trị có tuyên truyền, cổ xúy và phổ cập giáo dục văn hóa truyền thống như thế nào đi nữa, thì nhìn chung, những câu nói về đức hạnh này đã mê hoặc, làm cho lầm lạc và gây nhiễu loạn nghiêm trọng khả năng phân biệt của họ giữa thật và giả, thiện và ác, đúng và sai, những điều tích cực và những điều tiêu cực. Cũng có thể nói rằng những câu nói về đức hạnh này hoàn toàn đổi trắng thay đen, thật giả lẫn lộn, mê hoặc quần chúng, khiến người dân bị những câu nói này từ văn hóa truyền thống mê hoặc, trong bối cảnh họ không biết đâu là đúng, đâu là sai, đâu là thật, đâu là giả, đâu là điều tích cực, đâu là điều tiêu cực, điều gì đến từ Đức Chúa Trời, điều gì đến từ Sa-tan. Cách văn hóa truyền thống định nghĩa đủ loại sự việc và phân loại đủ hạng người là tốt, xấu, thiện, ác, đã khiến nhân loại bị nhiễu loạn, mê hoặc, làm cho lầm lạc, thậm chí giam hãm tư tưởng của người ta trong đủ loại câu nói về đức hạnh mà văn hóa truyền thống đề xướng, khiến họ không thể tự thoát ra được. Kết quả là nhiều người cam tâm trung thành với ma vương, thể hiện sự tận tụy mù quáng đến tận cùng và giữ lời thề đến chết. Tình trạng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay, nhưng rất ít người tỉnh ngộ. Mặc dù ngày nay nhiều người tin vào Đức Chúa Trời có thể thừa nhận lẽ thật, nhưng có rất nhiều trở ngại khiến họ khó có thể tiếp nhận và thực hành lẽ thật. Có thể nói rằng những trở ngại này chủ yếu xuất phát từ những tư tưởng, quan điểm của văn hóa truyền thống từ lâu đã thâm căn cố đế trong lòng họ. Từ khi lọt lòng, con người đã được học về chúng, và chúng vẫn ngự trị, đã và đang kiểm soát tư tưởng của con người, tạo ra rất nhiều trở ngại, rất nhiều trở lực đối với việc họ tiếp nhận lẽ thật và quy phục công tác của Đức Chúa Trời. Một mặt là vậy. Mặc khác là bởi vì con người có những tâm tính bại hoại, mà một phần là do cách văn hóa truyền thống mê hoặc và làm bại hoại con người. Văn hóa truyền thống đã quấy nhiễu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan điểm của con người về cách đánh giá thiện ác, thật giả, khiến cho họ có nhiều quan niệm, tư tưởng và quan điểm sai lầm. Kết quả là con người không thể tích cực tiếp nhận những điều tích cực, đẹp đẽ và thiện lành, những quy luật của vạn vật do Đức Chúa Trời tạo dựng và sự thực rằng Đức Chúa Trời tể trị vạn vật. Thay vào đó, trong con người chứa đầy những quan niệm và đủ loại ý nghĩ mơ hồ, phi thực tế. Đây là hậu quả của muôn vàn tư tưởng khác nhau mà Sa-tan tiêm nhiễm vào con người. Nhìn từ góc độ khác, tất cả những câu nói khác nhau về đức hạnh trong văn hóa truyền thống đều là những câu nói sai lầm làm bại hoại tư tưởng của con người, làm nhiễu loạn tâm tư và tổn hại tư duy bình thường của họ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc họ tiếp nhận những điều tích cực và lẽ thật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lĩnh hội và nhận thức thuần túy của họ về các quy luật, phép tắc của vạn vật do Đức Chúa Trời tạo dựng.

Một mặt, những câu nói khác nhau về đức hạnh trong văn hóa truyền thống đã làm nhiễu loạn phương thức tư duy đúng đắn để phân biệt phải trái đúng sai của con người, làm nhiễu loạn ý chí tự do của họ. Hơn nữa, sau khi tiếp nhận đủ loại câu nói về đức hạnh này, con người trở nên giả hình và giả tạo. Họ giỏi giả vờ – thậm chí đến mức chỉ hươu nói ngựa, đổi trắng thay đen, coi những thứ tiêu cực, xấu xa, tà ác là tích cực, đẹp đẽ, thiện lành, và ngược lại – họ đã đến mức sùng bái cái ác. Trong khắp xã hội loài người, bất kể thời kỳ hay triều đại, những điều con người đề xướng và tôn sùng về cơ bản đều là những câu nói về đức hạnh này trong văn hóa truyền thống. Dưới sự ảnh hưởng nặng nề của những câu nói về đức hạnh này, nghĩa là dưới sự tiêm nhiễm ngày càng sâu và triệt để của những câu nói về đức hạnh này từ văn hóa truyền thống, con người đã vô thức áp dụng những câu nói này như vốn sống và quy luật sinh tồn. Con người đơn giản là hoàn toàn tiếp nhận chúng mà không hề phân định, họ xem chúng là những điều tích cực, là tư tưởng chỉ đạo, là chuẩn tắc để đối nhân xử thế, nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động. Con người coi chúng như quy tắc tối cao để tiến thân trong xã hội, để đạt được danh vọng, hoặc để được trọng vọng, tôn sùng. Trong bất kỳ tập thể nào, thuộc bất kỳ xã hội, quốc gia hay thời kỳ nào – những người được trọng vọng, sùng kính và tuyên dương là tốt đẹp nhất nhân loại không gì khác hơn là danh hiệu mà con người gọi là tấm gương đạo đức. Cho dù những người như vậy có cuộc sống đằng sau như thế nào, hành động của họ chứa đựng những ý định và động cơ nào, thực chất nhân tính của họ ra sao, trên thực tế họ đối nhân xử thế như thế nào, và thực chất con người họ là gì dưới vỏ bọc đức hạnh tốt đẹp, thiện lành, thì cũng không ai quan tâm hay thử tìm hiểu thêm về những điều này. Chỉ cần họ trung thành, yêu nước và tỏ lòng trung thành với giới cầm quyền, thì sẽ được nhân dân tôn sùng, ca ngợi, thậm chí còn được noi theo như bậc anh hùng, bởi vì ai cũng đánh giá sự thiện ác, tốt xấu và thanh danh của người ta dựa trên đức hạnh bề ngoài. Mặc dù Kinh Thánh đã ghi chép rõ ràng những sự tích về một số cổ thánh tiên hiền như Nô-ê, Áp-ra-ham, Môi-se, Gióp và Phi-e-rơ, cũng như về nhiều nhà tiên tri, v.v., và mặc dù nhiều người đã quen thuộc với những sự tích như vậy, nhưng vẫn không có quốc gia, dân tộc hay tập thể nào phổ biến rộng rãi nhân tính và phẩm chất đạo đức của những cổ thánh tiên hiền này – những tấm gương thờ phượng Đức Chúa Trời và cả những biểu hiện của lòng kính sợ Đức Chúa Trời – dù là trong xã hội, dân tộc, hay trong quần chúng. Không một quốc gia, dân tộc hay tập thể nào làm được điều này. Ngay cả những quốc gia nơi Cơ Đốc giáo là quốc giáo, hoặc những quốc gia có tuyệt đại đa số theo tôn giáo tín ngưỡng, cũng vẫn không kêu gọi sự chú ý và tôn kính phẩm chất nhân tính của các cổ thánh tiên hiền này hay những sự tích về việc họ kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời như ghi chép trong Kinh Thánh. Điều này cho thấy vấn đề gì? Nhân loại bại hoại đã sa đọa đến mức con người chán ghét lẽ thật, chán ghét những điều tích cực và tôn sùng cái ác. Nếu Đức Chúa Trời không đích thân phán dạy và công tác giữa nhân loại, phán dạy rõ ràng cho con người biết đâu là điều tích cực, đâu là điều tiêu cực, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp đẽ, thiện lành, đâu là xấu xa, v.v., thì nhân loại sẽ không bao giờ biết phân biệt thiện ác, điều tích cực và điều tiêu cực. Kể từ thuở sơ khai của loài người, và ngay cả trong quá trình phát triển của nhân loại, những sự tích và ghi chép lịch sử này về sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời đã được truyền lại cho đến ngày nay ở một số quốc gia và nhóm sắc tộc tại châu Âu và châu Mỹ. Thế nhưng, con người vẫn không biết phân biệt điều tích cực với điều tiêu cực, hay điều đẹp đẽ, thiện lành với điều xấu xa, tà ác. Con người không những không có khả năng phân biệt, mà còn chủ động và sẵn sàng tiếp nhận đủ loại câu nói từ Sa-tan, chẳng hạn như những câu nói về đức hạnh, những định nghĩa và khái niệm sai lầm của Sa-tan về đủ loại con người, sự việc và sự vật khác nhau. Nó cho thấy điều gì? Phải chăng nó cho thấy nhân loại căn bản là không có bản năng tự chủ tiếp nhận những điều tích cực, không có bản năng phân biệt điều tích cực với điều tiêu cực, phân biệt thiện ác, đúng sai, thật giả? (Thưa, phải.) Trong nhân loại, có hai dạng đồng thời đang thịnh hành, một dạng đến từ Sa-tan và một dạng đến từ Đức Chúa Trời. Nhưng cuối cùng, trong toàn xã hội loài người và xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại, những lời Đức Chúa Trời phán dạy, cùng tất cả những điều tích cực Ngài dạy dỗ và chỉ dạy cho nhân loại, đều không thể nào nhận được sự tôn kính của toàn thể nhân loại, thậm chí không thể nào trở thành tư tưởng chủ đạo trong nhân loại, không thể nào mang lại những suy nghĩ đúng đắn cho con người, cũng không thể nào dẫn dắt họ sống bình thường giữa muôn vật do Đức Chúa Trời tạo dựng. Con người vô thức sinh tồn dưới sự dẫn dắt của đủ loại ngôn luận, tư tưởng và quan niệm của Sa-tan, cũng như sống dưới sự dẫn dắt của những quan điểm sai lầm này. Họ không bị động, mà là chủ động sống theo cách này. Dù Đức Chúa Trời đã làm những công tác gì, đã thành tựu những gì trong việc tạo dựng và tể trị muôn vật, dù công tác của Đức Chúa Trời đã để lại biết bao nhiêu lời phán ở một số quốc gia, cũng như đã để lại bao nhiêu định nghĩa về những con người, sự việc và sự vật khác nhau được truyền lại cho đến ngày nay, nhưng con người vẫn vô thức sống theo đủ loại tư tưởng, quan điểm do Sa-tan tiêm nhiễm. Đủ loại tư tưởng, quan điểm do Sa-tan tiêm nhiễm và cổ xúy này là những tư tưởng, quan điểm chủ đạo trong khắp xã hội loài người, thậm chí ở các quốc gia có đông dân theo Cơ Đốc giáo. Trong khi đó, dù Đức Chúa Trời đã để lại cho nhân loại thông qua công tác của Ngài bao nhiêu câu nói tích cực, bao nhiêu tư tưởng và quan điểm tích cực, bao nhiêu định nghĩa tích cực về con người, sự việc và sự vật, thì chúng cũng chỉ tồn tại ở một số ngóc ngách, thậm chí tệ hơn nữa chỉ được rất ít người thuộc dân tộc thiểu số lưu giữ, và chỉ đọng trên môi miệng của một số người, chứ không thể nào được con người chủ động tiếp nhận như những điều tích cực để dẫn đường và dẫn dắt họ trong cuộc sống. Từ những so sánh giữa hai dạng này và thái độ khác nhau của nhân loại đối với những điều tiêu cực từ Sa-tan và đối với muôn điều tích cực từ Đức Chúa Trời, có thể thấy rằng toàn thể nhân loại đều đang nằm dưới tay kẻ ác. Đây là sự thật, có thể khẳng định chắc chắn như vậy. Sự thật này chủ yếu có nghĩa là những tư tưởng, cách nghĩ của mọi người, cũng như cách họ đối xử với con người, sự việc và sự vật, hết thảy đều bị kiểm soát, ảnh hưởng và thao túng, thậm chí bị giam hãm bởi đủ loại tư tưởng, quan điểm của Sa-tan. Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, bất kể giai đoạn hay thời kỳ nào, dù là thời đại tương đối lạc hậu hay thời đại kinh tế phát triển như ngày nay, và bất kể khu vực, dân tộc hay nhóm người nào, thì phương thức sinh tồn, nền tảng sinh tồn và các quan điểm về cách tiếp cận con người, sự việc và sự vật của nhân loại hết thảy đều dựa trên đủ loại tư tưởng do Sa-tan tiêm nhiễm, thay vì dựa trên lời Đức Chúa Trời. Đây là điều vô cùng đáng tiếc. Đức Chúa Trời đến để thực hiện công tác của Ngài và cứu rỗi nhân loại trong tình cảnh con người đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc, và những tư tưởng, quan điểm, cũng như cách nhìn nhận đủ loại con người, sự việc và sự vật, cách sống và đối nhân xử thế của họ, đã hoàn toàn bị giam hãm trong những tư tưởng của Sa-tan. Trong bối cảnh như vậy, có thể hình dung công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời khó khăn và vất vả đến nhường nào. Đó là dạng bối cảnh gì? Bối cảnh khi Ngài đến để thực hiện công tác là bối cảnh cả trí và lòng của con người từ lâu đã hoàn toàn thấm nhuần và bị giam hãm bởi những triết lý và chất độc của Sa-tan. Ngài không đến để thực hiện công tác trong bối cảnh con người không có bất kỳ hệ tư tưởng, hay bất kỳ quan điểm nào về con người, sự việc và sự vật, mà là trong bối cảnh con người đã có những cách nhìn nhận về đủ loại con người, sự việc và sự vật, trong bối cảnh những cách nhìn, cách nghĩ và cách sống này đã bị Sa-tan mê hoặc và làm cho lầm lạc nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời đến để thực hiện công tác và cứu rỗi nhân loại trong bối cảnh con người đã hoàn toàn tiếp nhận những tư tưởng, quan điểm của Sa-tan, đồng thời bị nhồi nhét, thấm nhuần, bó buộc và kiểm soát bởi những tư tưởng của Sa-tan. Đây là dạng người Đức Chúa Trời đang cứu rỗi, cho thấy công tác của Ngài khó khăn đến mức nào. Đức Chúa Trời muốn những con người như vậy, những người đã bị thấm nhuần và giam hãm bởi tư tưởng của Sa-tan, sẽ bắt đầu có nhận thức trở lại và phân biệt được điều tích cực với điều tiêu cực, đẹp với xấu, đúng với sai, lẽ thật với tà thuyết ngụy biện, và cuối cùng đạt đến mức độ có thể ghê tởm và loại bỏ tận đáy lòng tất cả những tư tưởng và ngụy biện khác nhau do Sa-tan tiêm nhiễm, từ đó có thể tiếp nhận mọi quan điểm đúng đắn và lối sống đúng đắn từ Đức Chúa Trời. Đây chính là ý nghĩa cụ thể của sự cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời.

Cho dù nhân loại đang ở trong thời kỳ nào, xã hội đã phát triển đến giai đoạn nào, hay phương thức cai trị của giới cầm quyền là gì – dù là chế độ độc tài phong kiến hay chế độ xã hội dân chủ – thì cũng không gì có thể thay đổi được sự thật rằng những lý luận, tư tưởng và câu nói về đức hạnh khác nhau do Sa-tan đề xướng đang thịnh hành trong xã hội loài người. Từ xã hội phong kiến cho đến tận xã hội hiện đại, mặc dù phạm vi, cương lĩnh và phương thức cai trị của giới cầm quyền thay đổi liên tục, số lượng các nhóm sắc tộc, chủng tộc và cộng đồng tín ngưỡng khác nhau cũng thay đổi liên tục, nhưng chất độc của đủ loại câu nói trong văn hóa truyền thống mà Sa-tan tiêm nhiễm vào con người vẫn thịnh hành và lưu truyền, thâm căn cố đế trong tư tưởng con người, trong tận đáy linh hồn họ, ảnh hưởng đến phương thức sinh tồn của họ, và ảnh hưởng đến tư tưởng, quan điểm của họ về con người, sự việc và sự vật. Tất nhiên, chất độc này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ của con người đối với Đức Chúa Trời, và làm xói mòn nghiêm trọng ý nguyện cũng như khao khát của nhân loại về việc tiếp nhận lẽ thật và sự cứu rỗi của Đấng Tạo Hóa. Vì vậy, những câu nói tiêu biểu về đức hạnh xuất phát từ văn hóa truyền thống đã luôn kiểm soát tư tưởng của con người trong khắp nhân loại, và vị trí, vai trò thống trị của chúng đối với nhân loại cũng chưa bao giờ thay đổi trong bất kỳ thời kỳ hay bối cảnh xã hội nào. Bất kể người cầm quyền trị vì vào thời kỳ nào, dù họ biết chuyên chăm lo chuyện chính sự hay là lạc hậu, dù phương thức cai trị của họ là dân chủ hay độc tài, thì cũng không gì có thể cản trở hay loại bỏ tận gốc được sự mê hoặc và kiểm soát nhân loại của những tư tưởng, quan niệm trong văn hóa truyền thống. Dù ở thời kỳ lịch sử nào, trong bất kỳ nhóm sắc tộc nào, dù tín ngưỡng của con người có tiến bộ hay thay đổi đến đâu, dù con người có tiến bộ và thay đổi đến đâu trong tư tưởng về cuộc sống và trào lưu xã hội, thì ảnh hưởng của những câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống đối với tư tưởng của con người cũng chưa bao giờ thay đổi, và chúng chưa bao giờ ngừng tác động đến con người. Từ góc độ này, những câu nói về đức hạnh đã giam hãm tư tưởng của con người quá sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến mối quan hệ giữa người với người, mà còn đến cả thái độ của con người đối với lẽ thật, đồng thời ảnh hưởng và làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa loài người thọ tạo và Đấng Tạo Hóa. Tất nhiên, cũng có thể nói rằng Sa-tan dùng những tư tưởng của văn hóa truyền thống để cám dỗ, mê hoặc, làm cho tê liệt và giam hãm nhân loại do Đức Chúa Trời tạo dựng, đồng thời nó dùng những phương thức này để giật lấy con người khỏi Đức Chúa Trời. Những tư tưởng về đức hạnh trong văn hóa truyền thống càng được gieo rắc rộng rãi trong nhân loại, càng ăn sâu vào lòng người, thì con người sẽ càng xa rời Đức Chúa Trời, và hy vọng được cứu rỗi của họ sẽ càng xa vời. Nghĩ mà xem, trước khi A-đam và Ê-va bị con rắn dụ dỗ ăn trái cây biết điều thiện và điều ác, họ đã tin rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Chúa và Cha của họ. Nhưng khi con rắn cám dỗ Ê-va, nói rằng: “Ðức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” (Sách sáng thế 3:1), và “Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Ðức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Ðức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác” (Sách sáng thế 3:4-5), thì A-đam và Ê-va đã nghe theo sự cám dỗ của con rắn, và mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời đã nhanh chóng thay đổi. Thay đổi như thế nào? Họ không còn trần trụi đến trước Đức Chúa Trời nữa, mà tìm vật che thân, và tránh ánh sáng của diện mạo Đức Chúa Trời; khi Đức Chúa Trời tìm họ, họ trốn Ngài và không còn đối mặt nói chuyện với Ngài như trước nữa. Sự thay đổi này diễn ra trong mối quan hệ của A-đam, Ê-va với Đức Chúa Trời không phải vì họ đã ăn trái cây biết điều thiện và điều ác, mà là vì những lời nói của con rắn – Sa-tan – đã tiêm nhiễm kiểu tư tưởng sai lầm vào con người, cám dỗ và khiến họ lầm lạc mà nghi ngờ Đức Chúa Trời, rời xa Ngài và trốn tránh Ngài. Vì thế mà con người không còn muốn nhìn thấy trực diện ánh sáng của diện mạo Đức Chúa Trời nữa, và không muốn đến trước Ngài với cơ thể hoàn toàn trần trụi, một sự xa lánh đã nảy sinh giữa con người và Đức Chúa Trời. Do đâu mà có sự xa lánh này? Không phải vì sự thay đổi của hoàn cảnh, hay vì thời gian trôi qua, mà là vì lòng người đã thay đổi. Lòng người đã thay đổi như thế nào? Bản thân con người không chủ động thay đổi. Mà là chính vì những lời nói của con rắn đã gây chia rẽ trong mối quan hệ của con người với Đức Chúa Trời, khiến họ xa lánh Đức Chúa Trời, khiến họ né tránh ánh sáng của diện mạo Đức Chúa Trời, né tránh sự quan tâm của Ngài và nghi ngờ lời Ngài. Hậu quả của sự thay đổi như vậy là gì? Con người không còn như trước nữa, tấm lòng và tư tưởng họ không còn thuần khiết như trước nữa, họ không còn coi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời và là Đấng gần gũi nhất với họ nữa, mà thay vào đó nghi ngờ và sợ Ngài, vì thế mà rời xa Ngài và hình thành tâm lý muốn trốn tránh và tránh xa Đức Chúa Trời, đây là khởi đầu cho sự sa ngã của nhân loại. Khởi đầu cho sự sa ngã của nhân loại bắt nguồn từ những lời Sa-tan nói, những lời độc hại, cám dỗ và khiến họ lầm đường lạc lối. Những tư tưởng do những lời này tiêm nhiễm vào con người đã khiến họ hoài nghi, hiểu lầm và ngờ vực Đức Chúa Trời, xa lánh Ngài, để rồi họ chẳng những không còn sẵn lòng đối diện với Đức Chúa Trời nữa, mà còn muốn trốn tránh Ngài, thậm chí không còn tin vào những điều Ngài phán nữa. Đức Chúa Trời đã phán với A-đam và Ê-va như thế nào? Đức Chúa Trời phán: “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết” (Sách sáng thế 2:16-17). Trong khi đó, Sa-tan lại nói rằng những người ăn trái cây biết điều thiện và điều ác sẽ không nhất thiết phải chết. Bởi những lời mê hoặc của Sa-tan, con người bắt đầu nghi ngờ và phủ nhận lời Đức Chúa Trời, tức là con người nuôi dưỡng những ý tưởng về Đức Chúa Trời trong lòng, và không còn thuần khiết như trước nữa. Vì có những ý tưởng và nghi ngờ này, nên con người không còn tin vào lời Đức Chúa Trời, không còn tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, rằng có mối quan hệ tất yếu giữa con người và Đức Chúa Trời, thậm chí không còn tin rằng Đức Chúa Trời có thể bảo vệ và chăm sóc cho con người. Kể từ giây phút ngừng tin vào những điều này, con người không còn sẵn lòng tiếp nhận sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời, và tất nhiên là không còn sẵn lòng tiếp nhận bất kỳ lời nào từ miệng Đức Chúa Trời. Từ những lời cám dỗ của Sa-tan, từ một tư tưởng, quan điểm bị nó tiêm nhiễm vào, và tất nhiên cũng từ sự cám dỗ, gây lầm lạc và mê hoặc của Sa-tan mà nhân loại bắt đầu sa ngã. Do bị Sa-tan tiêm nhiễm tư tưởng, quan điểm này, con người không còn tin vào Đức Chúa Trời hay lời Ngài nữa, họ hoài nghi Đức Chúa Trời, hiểu lầm Ngài, ngờ vực Ngài, trốn tránh Ngài, rời xa Ngài, phủ nhận những điều Ngài phán, phủ nhận chính thân phận của Ngài, thậm chí phủ nhận việc con người đến từ Đức Chúa Trời. Đây là cách Sa-tan từng bước cám dỗ và làm bại hoại con người, gây nhiễu loạn và phá hoại mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời, cũng như cản trở con người đến trước Đức Chúa Trời và tiếp nhận bất kỳ lời nào từ miệng Ngài. Sa-tan không ngừng gây nhiễu loạn ý nguyện mưu cầu lẽ thật và tiếp nhận lời Đức Chúa Trời của con người. Bất lực không thể phản kháng đủ kiểu ngôn luận của Sa-tan, con người vô thức bị chúng ăn mòn và thấm nhuần, cuối cùng sa đọa đến mức trở thành cừu địch và kẻ đối nghịch với Đức Chúa Trời. Về cơ bản, đây chính là ảnh hưởng và sự tàn hại của những câu nói về đức hạnh đối với nhân loại. Tất nhiên, khi thông công về những điều này, chúng ta cũng đang mổ xẻ từ căn nguyên, để mọi người có thể hiểu tận căn nguyên cách thức Sa-tan làm bại hoại nhân loại và những phương thức nó sử dụng. Khi làm bại hoại nhân loại, thủ đoạn chính của Sa-tan là nhắm vào tư tưởng, quan điểm của con người, hủy hoại mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời, và dần dần từng bước giật lấy họ khỏi Đức Chúa Trời. Ban đầu khi nghe lời Đức Chúa Trời, con người tin là đúng và muốn hành động, thực hành theo. Trước tình hình này, Sa-tan đã dùng đủ loại tư tưởng và ngôn luận để từng chút làm xói mòn và tan rã chút đức tin, quyết tâm và khát vọng ít ỏi của con người, chút điều tích cực mờ nhạt và chút nguyện vọng tích cực họ bám giữ, thay thế chúng bằng những câu nói của chính nó, bằng những định nghĩa, quan điểm và quan niệm của nó về mọi sự. Như thế, con người bất tri bất giác bị những tư tưởng của Sa-tan kiểm soát, và trở thành tù nhân, nô lệ của nó. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Trong lịch sử nhân loại, con người càng tiếp nhận những tư tưởng của Sa-tan một cách sâu sắc, cụ thể, thì mối quan hệ giữa nhân loại và Đức Chúa Trời ngày càng xa cách, và vì thế, thông điệp “con người là loài thọ tạo, Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa” ngày càng xa lạ với con người, không còn được nhiều người tin và thừa nhận nữa. Thay vào đó, người ta coi thông điệp này là thần thoại, truyền thuyết, một sự việc không tồn tại, một tà thuyết và ngụy biện, thậm chí còn bị một số người trong xã hội ngày nay lên án là dị đoan. Phải nói rằng đây hoàn toàn là hậu quả và ảnh hưởng của đủ tà thuyết và ngụy biện của Sa-tan đang được gieo rắc khắp nơi trong nhân loại. Cũng phải nói rằng trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, dưới chiêu bài làm những việc tích cực như dạy dỗ con người, chỉnh đốn lời nói và hành động của họ, v.v., Sa-tan đã từng bước lôi nhân loại xuống vực thẳm tội lỗi và cái chết, đưa nhân loại rời xa ánh sáng của diện mạo Đức Chúa Trời, xa sự chăm sóc, bảo vệ của Ngài, và xa sự cứu rỗi của Ngài. Kinh thánh Cựu Ước ghi chép những câu chuyện về việc các sứ giả của Đức Chúa Trời đến trò chuyện cùng con người và sống giữa họ, nhưng những việc như thế đã không còn diễn ra trong 2.000 năm qua. Lý do là vì trong toàn nhân loại, không còn ai giống như các cổ thánh tiên hiền được ghi chép trong Kinh Thánh – như Nô-ê, Áp-ra-ham, Môi-se, Gióp hay Phi-e-rơ – và toàn thể nhân loại đã thấm nhuần và bị trói buộc bởi những tư tưởng, ngôn luận của Sa-tan. Đây là sự thật đích thực.

Điều chúng ta vừa thông công là một khía cạnh trong thực chất của các câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống, và nó cũng biểu thị, chứng minh và tượng trưng cho việc Sa-tan làm bại hoại nhân loại. Nhìn từ thực chất của những vấn đề này, toàn thể nhân loại, không trừ một ai – dù là trẻ nhỏ hay người già, dù sống trong tầng lớp xã hội nào hay xuất thân từ bối cảnh xã hội nào – hết thảy đều bị giam hãm bởi đủ loại ngôn luận của Sa-tan, thậm chí không phân biệt nông sâu, và hoàn toàn sống trong một phương thức sinh tồn thấm đẫm tư tưởng của Sa-tan. Tất nhiên, sự thật không thể phủ nhận là gì? Đó là Sa-tan đang làm bại hoại con người. Điều nó làm bại hoại không phải là lục phủ ngũ tạng trong cơ thể con người, mà chính là tư tưởng của họ. Việc nó làm bại hoại tư tưởng của con người khiến cho toàn thể nhân loại trở nên đối nghịch với Đức Chúa Trời, đến nỗi loài người do Ngài tạo dựng lại không thể thờ phượng Ngài, mà thay vào đó sử dụng đủ loại tư tưởng, quan điểm từ Sa-tan để phản nghịch Đức Chúa Trời, chống đối, phản bội và từ bỏ Ngài. Đây là tham vọng và quỷ kế của Sa-tan, tất nhiên cũng là bộ mặt thật của nó, đây là cách Sa-tan làm bại hoại nhân loại. Tuy nhiên, cho dù Sa-tan đã làm bại hoại nhân loại trong bao nhiêu ngàn năm, có bao nhiêu sự thật đã phơi bày việc làm bại hoại nhân loại của Sa-tan, đủ loại tư tưởng, quan điểm mà nó dùng để làm bại hoại nhân loại sai lầm và phi lý đến mức nào, và tư tưởng của con người đã bị chúng giam hãm sâu sắc đến đâu – thì tóm lại, bất chấp tất cả, khi Đức Chúa Trời đến để thực hiện công tác cứu rỗi con người của Ngài, và khi Ngài bày tỏ lẽ thật, ngay cả khi con người sống trong một bối cảnh như vậy, thì Đức Chúa Trời vẫn có thể giành lại họ khỏi quyền lực của Sa-tan, và vẫn có thể chinh phục được họ. Và tất nhiên, Đức Chúa Trời vẫn có thể dùng sự phán xét và hình phạt để khiến con người hiểu được lẽ thật, biết được thực chất và chân tướng về sự bại hoại của họ, loại bỏ được những tâm tính Sa-tan, vâng phục, kính sợ Ngài và lánh khỏi điều ác. Đây là kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ đạt được, và cũng là chiều hướng mà kế hoạch quản lý 6.000 năm của Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ thành công, và Đức Chúa Trời sẽ xuất hiện vinh hiển trước mọi quốc gia, dân tộc. Như lời Đức Chúa Trời phán: “Lời Đức Chúa Trời nói ra tất sẽ thực hiện, sự Ngài thực hiện tất sẽ hoàn thành, sự Ngài hoàn thành tất sẽ vĩnh cửu”. Câu này đúng. Các ngươi có tin như vậy không? (Thưa, có.) Đây là sự thật chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi vì giai đoạn cuối cùng trong công tác của Đức Chúa Trời là công tác cung dưỡng lẽ thật và sự sống cho nhân loại. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ hơn ba mươi năm, một số lượng lớn người đã đến trước Đức Chúa Trời, được Ngài chinh phục, và giờ đây đi theo Ngài với quyết tâm sắt đá. Họ không muốn bất kỳ lợi ích nào từ Sa-tan, sẵn sàng tiếp nhận hình phạt và sự phán xét cũng như sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, hết thảy đều sẵn sàng đứng trở lại vào vị trí loài thọ tạo của mình và chấp nhận quyền tối thượng cùng sự an bài của Đấng Tạo Hóa. Đây chẳng phải là dấu hiệu cho thấy kế hoạch của Đức Chúa Trời sắp thành công sao? (Thưa, phải.) Đây là sự thật đã được xác lập, là sự thật đã được thành tựu, và tất nhiên là những gì hiện tại đang diễn ra và đã diễn ra rồi. Cho dù Sa-tan làm bại hoại nhân loại như thế nào, cho dù nó sử dụng phương thức nào, Đức Chúa Trời cũng sẽ luôn có cách để giành lại con người khỏi quyền lực của Sa-tan, cứu rỗi họ, đưa họ trở lại trước Ngài, và khôi phục mối quan hệ giữa nhân loại và Đấng Tạo Hóa. Đây chính là sự toàn năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và dù ngươi có tin hay không thì ngày đó sớm muộn sẽ đến.

Trong buổi nhóm họp lần trước, chúng ta đã thông công về câu nói về đức hạnh “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, và dành chút thời gian mổ xẻ và vạch trần những yêu cầu, câu nói, và tư tưởng, quan điểm vốn có trong câu nói này, và mọi người đã có được chút nhận thức nhất định về thực chất của nó. Tất nhiên, về các chủ đề liên quan đến khía cạnh này, chúng ta cũng thông công về việc chính xác thì ý muốn của Đức Chúa Trời là gì, thái độ của Ngài là gì, những lẽ thật nào chứa đựng trong đó, và con người nên nhìn nhận như thế nào về cái chết. Sau khi hiểu được lẽ thật và ý muốn của Đức Chúa Trời, mỗi khi gặp phải những chuyện như vậy, con người nên xem xét các vấn đề đó theo lời Đức Chúa Trời và xử lý theo lẽ thật, để có thể đáp ứng yêu cầu của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, câu nói về đức hạnh mà chúng ta đề cập lần trước – “Tằm xuân nhả tơ cho đến chết, nến cháy rụi mới hết chảy sáp” – quá hời hợt, tầm tư tưởng của nó quá tầm thường, không đáng để mổ xẻ thêm. Câu nói tiếp theo về đức hạnh mà chúng ta sẽ thông công là “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” mới đáng để mổ xẻ. Những điều đáng mổ xẻ chiếm một vị trí nhất định trong tư tưởng và quan niệm của con người. Trong một khoảng thời gian đặc biệt, chúng sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, phương thức sinh tồn, con đường và tất nhiên là lựa chọn của con người. Đây là kết quả Sa-tan đạt được khi lợi dụng văn hóa truyền thống để làm bại hoại nhân loại. Câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” chiếm một vị trí nhất định trong tư tưởng và lòng người, nghĩa là dạng vấn đề mà câu nói này đề cập là đặc biệt tiêu biểu. Tại những thời khắc quan trọng trong vận mệnh đất nước, mọi người sẽ đưa ra lựa chọn dựa trên câu nói này, và nó sẽ trói buộc, kìm kẹp tư tưởng cũng như tư duy bình thường của họ. Vì vậy, những tư tưởng, quan điểm như vậy đáng để mổ xẻ. So với những câu nói chúng ta đề cập trước đây như “Nhặt được của rơi đừng tham bỏ túi”, “Xả thân vì bạn bè”, “Ân trả nghĩa đền”, “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng”, “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, v.v., thì tiêu chuẩn đức hạnh “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” thuộc tầm cao hơn trong thế giới của Sa-tan. Những câu nói về đức hạnh mà chúng ta mổ xẻ trước đây chỉ đề cập đến một loại người hoặc một loại sự việc nhỏ trong cuộc sống, tất cả đều hạn chế, trong khi phạm vi của câu nói này rộng hơn. Nó không liên quan đến những điều trong phạm vi “tiểu ngã”, mà đề cập đến một số vấn đề và những điều liên quan đến “đại ngã”. Vì vậy, nó chiếm vị trí then chốt trong lòng người, và phải được mổ xẻ để xem liệu nó có nên chiếm một vị trí nhất định trong lòng người hay không, và để xác định xem con người nên nhìn nhận câu nói về đức hạnh này như thế nào cho phù hợp với lẽ thật.

Câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” buộc người ta phải lưu tâm đến trách nhiệm của mình đối với sự hưng vong của đất nước bằng cách cho rằng tất cả mọi người dân đều phải chịu trách nhiệm về sự hưng vong của đất nước. Nếu ngươi làm tròn trách nhiệm của mình đối với sự hưng vong của đất nước, thì sẽ được chính phủ khen tặng những danh hiệu cao quý và sẽ được coi là người có phẩm chất đạo đức cao thượng; còn nếu ngươi không quan tâm đến sự hưng vong của đất nước, mà bàng quan nhìn đất nước lâm nguy, không xem đây là vấn đề hệ trọng, hoặc cười nhạo, thì sẽ bị coi là không hề làm tròn trách nhiệm của mình. Nếu ngươi không làm tròn chức phận và trách nhiệm của mình khi đất nước cần, thì ngươi kém cỏi và thực sự là một kẻ tầm thường. Những người như vậy bị xã hội gạt bỏ, khinh bỉ, bị người đời coi thường, khinh rẻ. Đối với bất kỳ công dân của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào, câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” là câu nói được mọi người ủng hộ, là câu nói mà mọi người có thể tiếp nhận, và thậm chí là câu nói được nhân loại tôn trọng. Đó cũng là một tư tưởng được nhân loại xem là cao thượng. Người có thể lo lắng, trăn trở về vận mệnh của quê hương đất nước và có ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương đất nước là người đại nghĩa. Những người lo lắng, trăn trở về gia đình mình là tiểu nghĩa, còn những người quan tâm đến sự hưng vong của đất nước là người có tinh thần đại nghĩa, và nên được chính phủ và nhân dân ca ngợi hơn ai hết. Tóm lại, những tư tưởng như thế này hiển nhiên được công nhận là mang ý nghĩa tích cực đối với con người, đóng vai trò dẫn dắt tích cực cho nhân loại, và tất nhiên cũng được công nhận là điều tích cực. Các ngươi có nghĩ như vậy không? (Thưa, có.) Các ngươi nghĩ như vậy là chuyện bình thường. Nó có nghĩa là tư tưởng của các ngươi không khác gì người bình thường, và các ngươi là người bình thường. Người bình thường có thể tiếp nhận những tư tưởng phổ biến, cũng như tất cả những cái gọi là tư tưởng, ngôn luận chính diện, tích cực, hướng thượng và cao thượng khác nhau trong thiên hạ. Người bình thường là thế. Những tư tưởng mà người bình thường tiếp nhận và tôn sùng có nhất thiết là tích cực không? (Thưa, không.) Về mặt lý thuyết mà nói thì chúng không tích cực, bởi vì chúng không phù hợp với lẽ thật, không đến từ Đức Chúa Trời, và không phải do Đức Chúa Trời phán dạy hay chỉ bảo nhân loại. Vậy chính xác thì sự thật là gì? Chuyện này nên được giải thích như thế nào? Bây giờ Ta sẽ giải thích chi tiết về nó, và khi Ta phán xong, các ngươi sẽ biết được tại sao câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” không phải là điều tích cực. Trước khi Ta hé lộ câu trả lời, đầu tiên hãy suy ngẫm về câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”: nó có thực sự là một điều tích cực không? Khơi dậy lòng yêu nước của mọi người có phải là sai không? Có người nói: “Sự hưng vong của nước nhà ảnh hưởng tới sự tồn vong, hạnh phúc và tương lai của chúng ta. Chẳng phải Đức Chúa Trời dạy con người phải hiếu thảo với cha mẹ, nuôi dạy con cái cho tốt và làm tròn trách nhiệm xã hội của mình sao? Chúng ta làm vài trách nhiệm trong đất nước mình thì có gì sai? Đây chẳng phải là một điều tích cực sao? Mặc dù chưa lên đến tầm lẽ thật, nhưng nó hẳn là một tư tưởng đúng đắn, không phải vậy sao?”. Đối với mọi người, những lý do này là chính đáng, phải không? Mọi người sử dụng những câu nói này, những cái cớ này, thậm chí cả những đạo lý này để biện luận cho tính đúng đắn của câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Vậy thực tế câu này có đúng không? Nếu đúng thì đúng ở đâu? Nếu sai thì sai ở đâu? Nếu có thể trả lời rõ ràng hai câu hỏi này, thì các ngươi sẽ thực sự hiểu được khía cạnh này của lẽ thật. Lại có người nói: “Câu nói ‘Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’ là không đúng. Quốc gia do giới cầm quyền cai trị và chịu sự quản lý của chế độ chính trị. Cứ liên quan đến chính trị thì chúng ta không phải có trách nhiệm, bởi vì Đức Chúa Trời không can dự vào chính trị của con người. Vậy nên chúng ta cũng không tham gia vào chính trị, vì thế câu nói này không liên quan gì đến chúng ta; bất cứ điều gì liên quan đến chính trị đều không can hệ gì đến chúng ta. Ai tham gia chính trị, thích chính trị thì phải chịu trách nhiệm về sự hưng vong của đất nước. Chúng ta không chấp nhận câu nói này, theo quan điểm của chúng ta, đó không phải là một điều tích cực”. Giải thích như thế này đúng hay sai? (Thưa, sai.) Tại sao sai? Về mặt lý thuyết, các ngươi biết rằng giải thích như thế này là không hợp lý, không đi đến được căn nguyên của vấn đề, và không đủ để giải thích thực chất của vấn đề. Đó chỉ là lời giải thích mang tính lý thuyết, chứ không làm rõ được thực chất của vấn đề này. Bất kể là giải thích kiểu gì, nếu không chạm đến thực chất cụ thể của vấn đề này thì không phải là giải thích thực sự, không phải là câu trả lời chính xác, và không phải là lẽ thật. Vậy câu nói về đức hạnh “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” sai ở đâu? Vấn đề này liên quan đến lẽ thật nào? Lẽ thật về khía cạnh này không thể giải thích rõ trong một, hai câu được. Sẽ cần rất nhiều giải thích để các ngươi có thể hiểu được lẽ thật trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thông công về vấn đề này bằng ngôn ngữ đơn giản.

Nên nhìn nhận và phân định câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” như thế nào? Nó có phải là một điều tích cực không? Để giải thích câu nói này, trước tiên chúng ta hãy xem quốc gia là gì. Khái niệm quốc gia trong tâm trí mọi người là gì? Khái niệm quốc gia có phải là một khái niệm rất rộng lớn không? Về lý thuyết, quốc gia là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm tất cả các gia đình dưới sự cai trị của cùng một người cầm quyền và sự quản lý bởi của cùng một chế độ xã hội. Nghĩa là nhiều gia đình hình thành nên một quốc gia. Có phải đây là định nghĩa của xã hội về quốc gia không? (Thưa, phải.) Có những tiểu gia đình thì mới có một đại gia đình, và một đại gia đình tượng trưng cho một quốc gia – đây là định nghĩa về quốc gia. Vậy định nghĩa này có chấp nhận được không? Trong lòng các ngươi có nhất trí với nó không? Định nghĩa này phù hợp nhất với sở thích và lợi ích của ai? (Thưa, của giới cầm quyền.) Đúng vậy, trước hết là của giới cầm quyền. Bởi vì khi gom mọi gia đình về dưới sự thống trị của họ, họ nắm quyền lực trong tay. Vậy đối với giới cầm quyền mà nói thì định nghĩa này là hợp lý, họ nhất trí với nó. Dù định nghĩa của giới cầm quyền về quốc gia như thế nào, thì đối với bất kỳ dân thường nào, vẫn có một khoảng cách giữa quốc gia và mỗi người dân trong đó. Đối với dân thường, nghĩa là đối với những cá nhân trong mỗi quốc gia, thì định nghĩa của họ về quốc gia hoàn toàn khác với định nghĩa mà giới cầm quyền hoặc giai cấp thống trị tán đồng. Cách giai cấp thống trị định nghĩa về quốc gia là dựa trên sự thống trị và tư lợi của họ. Họ đứng trên cao và nhìn từ vị thế cao, góc nhìn rộng đầy tham vọng và dục vọng của mình để định nghĩa về quốc gia. Ví dụ: giới cầm quyền coi quốc gia như nhà riêng, đất riêng của mình, cho rằng đó là để cung cấp cho bản thân họ hưởng thụ, rằng từng tấc đất của quốc gia, từng tài nguyên, thậm chí từng người dân trong đó đều thuộc về họ và chịu sự kiểm soát của họ, rằng họ có thể hưởng thụ tất cả và cưỡi lên đầu nhân dân tùy thích. Nhưng dân thường không có những dục vọng như vậy, cũng không có những điều kiện như vậy, và tất nhiên càng không có góc nhìn rộng như vậy để định nghĩa về quốc gia. Vậy đối với dân thường, đối với bất kỳ cá nhân độc lập nào, định nghĩa của họ về quốc gia là gì? Nếu họ có học thức và có thể đọc bản đồ, thì họ chỉ biết diện tích lãnh thổ của quốc gia mình là bao nhiêu, xung quanh là những quốc gia láng giềng nào, có bao nhiêu sông hồ, bao nhiêu ngọn núi, bao nhiêu cánh rừng, bao nhiêu đất đai, bao nhiêu dân số trong quốc gia của mình... Khái niệm về quốc gia của họ chỉ dựa trên bản đồ và nghĩa đen, chỉ là một khái niệm về lý thuyết trên sách vở, và hoàn toàn không tương đồng với quốc gia đang tồn tại trên thực tế. Đối với người có học thức kha khá và địa vị xã hội nhất định, thì khái niệm về quốc gia của họ là như vậy. Còn với dân thường ở dưới đáy xã hội thì sao? Định nghĩa của họ về quốc gia là gì? Theo như Ta thấy, định nghĩa của những người này về quốc gia không gì khác hơn là mảnh đất nho nhỏ của gia đình, cây liễu lớn phía Đông cuối làng, ngọn núi phía Tây cuối làng, con đường từ cổng làng vào làng, những chiếc xe hơi thường qua lại trên đường, cũng như vài biến cố tương đối giật gân xảy ra trong làng, thậm chí cả một số chuyện vặt vãnh linh tinh. Đối với dân thường, khái niệm về quốc gia là như vậy. Mặc dù định nghĩa này có ranh giới rất nhỏ và phạm vi rất hẹp, nhưng rất thực tế và thiết thực đối với dân thường sống trong một bối cảnh xã hội như vậy – đối với họ, quốc gia chỉ là những điều đó. Bất kể thế giới ngoài kia xảy ra chuyện gì, bất kể trong nước xảy ra chuyện gì, thì đối với họ, đó cũng chỉ là một mục tin tức hơi quan trọng nào đó mà họ thích thì theo dõi, không thích thì thôi. Vậy điều gì liên quan đến lợi ích trước mắt của họ? Đó là liệu vụ mùa họ gieo trồng năm nay có bội thu không, có đủ để nuôi sống gia đình mình không, năm tới trồng cây gì, đất có bị ngập úng không, có bị ác bá xâm chiếm không, cùng những sự việc, sự vật khác liên quan mật thiết đến đời sống, cho đến tận những thứ như một công trình xây dựng trong làng, một con suối, một con đường mòn, v.v. Điều họ quan tâm và bàn luận cũng như để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí họ chỉ là những con người, sự việc, sự vật xung quanh liên quan mật thiết đến cuộc sống của họ. Họ không có khái niệm phạm vi của quốc gia lớn đến đâu, cũng không có khái niệm gì về sự hưng vong của quốc gia. Chuyện càng mới lạ, càng là đại sự quốc gia, thì càng xa vời với những người như vậy. Đối với những người dân thường này, khái niệm quốc gia chỉ là những con người, sự việc, sự vật mà tâm trí họ có thể chứa đựng, những con người, sự việc, sự vật mà họ tiếp xúc trong cuộc sống. Ngay cả khi họ nhận được thông tin về sự hưng vong của quốc gia, thì điều đó vẫn quá xa vời với họ. Xa vời với họ có nghĩa là nó không chiếm một vị trí nào trong lòng họ, cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, cho nên sự hưng vong của quốc gia không liên quan gì đến họ. Trong thâm tâm họ, sự hưng vong của quốc gia là gì? Đó là liệu vụ mùa họ trồng năm nay có được Trời phù hộ không, mùa màng có bội thu không, cuộc sống gia đình mình ra sao, và những vụn vặt khác của cuộc sống hàng ngày, trong khi việc nước thì không liên quan gì đến họ. Những chuyện quốc gia đại sự, chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, bờ cõi đất nước mở rộng hay thu hẹp, những nơi giới cầm quyền ghé thăm, và những chuyện xảy ra trong nội bộ giai cấp thống trị – những điều này đơn giản là nằm ngoài tầm nắm bắt của dân thường. Ngay cả khi họ nắm bắt được, thì cũng để làm gì chứ? Cho dù sau bữa tối, họ bàn luận về những gì đang diễn ra với giai cấp thống trị, thì họ cũng làm được gì chứ? Sau khi đặt bát đũa xuống, họ vẫn phải vất vả kiếm sống và ra đồng làm ruộng. Không gì có vẻ thực tế bằng những vụ mùa có thể bội thu trên cánh đồng của họ. Những gì người ta quan tâm là những gì chứa đựng trong lòng họ. Chân trời của người ta chỉ trải dài tới những điều chứa đựng trong lòng họ. Chân trời của người bình thường chỉ trải dài tới những nơi họ có thể nhìn thấy xung quanh và những nơi họ có thể đặt chân đến. Còn về sự hưng vong và đại sự của quốc gia thì quá xa vời và nằm ngoài tầm với của họ. Vì thế, khi liên quan đến sự hưng vong của đất nước, hay lúc đất nước đang phải đối mặt với sự xâm lăng của cường địch, họ liền nghĩ: “Liệu mùa màng của mình có bị giặc cướp mất không? Năm nay, nhà mình đang dựa vào số tiền bán vụ mùa ngũ cốc đó để trang trải chi phí học đại học của các con!”. Đây là những điều liên quan thiết thực nhất đến dân thường, những điều họ có thể nắm bắt, những điều mà tâm trí và tinh thần họ có thể chứa đựng. Đối với dân thường, câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” là quá nặng nề. Họ không biết phải làm sao, và họ không muốn gánh vác trọng trách và trách nhiệm nặng nề này. Khái niệm của dân thường về quốc gia là như vậy. Cho nên phạm vi cuộc sống, những gì mà tư tưởng và tinh thần họ để tâm, không gì khác hơn là đất và nước của quê hương đem lại cho họ ba bữa mỗi ngày và mọi thứ họ cần để lớn lên, là không khí và môi trường của quê hương họ. Còn gì khác hơn ngoài những điều này? Thậm chí một số người đã đi ra khỏi bờ cõi quen thuộc của chốn quê hương nơi họ sinh ra và lớn lên, nhưng mỗi khi đất nước lâm nguy và cần họ làm tròn trách nhiệm của mình với tổ quốc, thì không ai nghĩ đến việc bảo vệ cả đất nước. Thay vào đó, người ta nghĩ về điều gì? Tất cả những gì họ có thể nghĩ đến là làm tròn trách nhiệm bảo vệ cố hương và gìn giữ mảnh đất trong lòng mình, dù có phải hy sinh tính mạng. Dù người ta đi đâu chăng nữa, thì đối với họ, từ “quốc gia” cũng chỉ là một đại từ, một ký hiệu, một biểu tượng. Điều thực sự chiếm vị trí to lớn trong lòng họ không phải là bờ cõi đất nước, càng không phải là sự thống trị của người cầm quyền, mà là ngọn núi, mảnh đất, dòng sông, cái giếng cho họ ba bữa mỗi ngày, cho họ sự sống và giúp duy trì sự sống, chỉ có vậy. Đây là khái niệm về quốc gia trong tâm trí người dân – nó rất thực tế, rất cụ thể và tất nhiên là rất chuẩn xác.

Tại sao tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” lại luôn được cổ xúy trong văn hóa truyền thống, đặc biệt là trong tư tưởng về đức hạnh? Nó liên quan đến cả sự thống trị của người cầm quyền, lẫn ý định và mục đích của những người khởi xướng tư tưởng này. Nếu định nghĩa về quốc gia trong tâm trí mỗi cá nhân quá nhỏ bé, quá cụ thể và quá thực tế, thì ai sẽ bảo vệ quốc gia đây? Ai sẽ giúp giữ vững sự thống trị của người cầm quyền đây? Đây chẳng phải là vấn đề sao? Quả thực là có vấn đề nảy sinh ở đây. Nếu khái niệm của tất cả mọi người về quốc gia đều như thế này, chẳng phải thành ra người cầm quyền sẽ chỉ là kẻ bù nhìn thôi sao? Nếu quốc gia của người cầm quyền phải đối mặt với sự xâm lăng của cường địch, và quốc phòng chỉ dựa vào một mình người cầm quyền hoặc nhóm cầm quyền, thì chẳng phải họ sẽ có vẻ chật vật, bất lực, thân cô thế cô sao? Trước những vấn đề này, các nhà tư tưởng đã động não. Họ tin rằng để bảo vệ quốc gia và giữ vững sự thống trị của người cầm quyền, thì không thể chỉ dựa vào sự đóng góp của một số ít người, mà cần phải kích động toàn dân cùng phục vụ người cầm quyền của đất nước. Nếu những nhà tư tưởng này trực tiếp bảo người ta phục vụ người cầm quyền và bảo vệ đất nước, liệu người ta có sẵn lòng làm không? (Thưa, họ không sẵn lòng.) Người ta chắc chắn sẽ không sẵn lòng, bởi vì mục đích đằng sau yêu cầu đó quá lộ liễu, và họ sẽ không đồng ý. Những nhà tư tưởng đó biết rằng họ phải tiêm nhiễm vào lòng dân một câu nói nghe có vẻ xuôi tai, cao thượng và nhìn sơ bề ngoài thì có vẻ đường đường chính chính, bảo với họ rằng ai suy nghĩ được như thế này là người có đức hạnh cao thượng. Như thế, mọi người sẽ dễ dàng tiếp nhận tư tưởng này, thậm chí vì tư tưởng này mà hy sinh và cống hiến. Khi đó, chẳng phải mục đích của họ sẽ đạt được sao? Chính trong bối cảnh xã hội này và chính là để đáp ứng nhu cầu của giới cầm quyền mà sinh ra câu nói và tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” này. Bản tính con người là bất kể tư tưởng nào nổi lên cũng sẽ luôn có một số người xem nó là thời thượng, tiên tiến, và dựa trên cơ sở đó mà tiếp nhận nó. Chẳng phải việc một số người tiếp nhận tư tưởng: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” là có lợi cho người cầm quyền sao? Điều đó có nghĩa là sẽ có những người hy sinh và cống hiến cho chế độ của người cầm quyền. Như vậy, chẳng phải người cầm quyền mới có hy vọng thống trị lâu dài sao? Và chẳng phải sự thống trị của họ, nói một cách tương đối là sẽ ổn định hơn sao? (Thưa, phải.) Vì vậy, khi sự thống trị của người cầm quyền phải đối mặt với thách thức hoặc sự diệt vong, hoặc khi đất nước phải đối mặt với sự xâm lăng của cường địch, thì những người tiếp nhận tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” sẽ dũng cảm, gan dạ dấn thân cống hiến hoặc hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ đất nước. Ở đây ai là người hưởng lợi cuối cùng? (Thưa, người cầm quyền.) Người hưởng lợi cuối cùng là người cầm quyền. Điều gì sẽ xảy ra với những người tiếp nhận tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” và sẵn sàng vì nó mà hy sinh mạng sống quý giá của mình? Họ trở thành đá lót đường và con tốt có thể bị thí mạng của kẻ cầm quyền, họ trở thành nạn nhân của tư tưởng này. Những người dân thường sống dưới đáy xã hội không có một khái niệm rõ ràng, đích xác, hay một định nghĩa rõ ràng nào về quốc gia. Họ không biết quốc gia là gì, quốc gia lớn đến đâu, càng không biết những vấn đề trọng đại về sự hưng vong của quốc gia. Vì định nghĩa và khái niệm của người dân về quốc gia còn mơ hồ, nên giai cấp thống trị mới dùng câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” để mê hoặc họ và tiêm nhiễm tư tưởng này vào đầu họ, hầu cho ai ai cũng sẽ đứng lên bảo vệ quốc gia và liều mạng sống vì giai cấp thống trị, từ đó đạt được mục đích của giai cấp thống trị. Trên thực tế, đối với dân thường, bất kể ai cai trị đất nước, hay liệu phía xâm lược tốt hơn hay tệ hơn giới cầm quyền hiện tại, thì cuối cùng mảnh đất nhỏ bé của gia đình họ vẫn phải được gieo trồng hàng năm, cái cây cuối làng phía Đông vẫn thế, ngọn núi cuối làng phía Tây vẫn thế, cái giếng giữa làng cũng vẫn thế, và đó là tất cả những gì quan trọng. Còn đối với những chuyện xảy ra bên ngoài làng, bao nhiêu người cầm quyền đến và đi, hoặc họ cai trị đất nước như thế nào, tất cả những điều này đều không liên quan gì đến họ. Cuộc sống của dân thường là vậy. Cuộc sống của họ rất thực tế và đơn giản, và khái niệm về quốc gia của họ cũng cụ thể như khái niệm về gia đình, chỉ là quốc gia lớn hơn gia đình về phạm vi thôi. Trong khi đó, khi đất nước bị cường địch xâm lăng, sự tồn vong của đất nước lâm nguy, và sự thống trị của người cầm quyền bị nhiễu loạn và mất ổn định, thì những người tiếp nhận tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” sẽ bị tư tưởng này chi phối, và họ chỉ muốn dựa vào sức của mình để thay đổi những điều đang ảnh hưởng đến sự hưng vong của đất nước và quấy nhiễu sự thống trị của người cầm quyền. Cuối cùng điều gì xảy ra? Họ thực sự thay đổi được điều gì? Ngay cả khi họ làm được việc duy trì quyền lực cho người cầm quyền, thì nó có đồng nghĩa với việc họ đã làm một việc chính nghĩa không? Nó có đồng nghĩa với việc sự hy sinh của họ là điều tích cực không? Việc làm của họ có đáng được nhân loại tưởng nhớ không? Trong một giai đoạn lịch sử nhất định đã có những người xem trọng tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Họ cũng phát huy mạnh mẽ tinh thần của tư tưởng này trong việc bảo vệ đất nước và duy trì quyền lực cho giới cầm quyền, thế nhưng sự thống trị của giới cầm quyền mà họ giúp duy trì quyền lực lại cổ hủ, tàn bạo và không mang lại ý nghĩa hay giá trị gì cho nhân loại. Từ góc độ này, cái gọi là trách nhiệm mà những người này làm tròn là tích cực hay tiêu cực? (Thưa, tiêu cực.) Có thể nói rằng nó tiêu cực, không đáng tưởng nhớ và bị người đời khinh miệt. Ngược lại, đối với tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” mà những nhà tư tưởng thâm hiểm đề xướng, dân thường không có sự nhất trí sâu sắc, cũng không thực sự tiếp nhận và thực hiện nó. Nhờ đó, cuộc sống của họ tương đối ổn định. Mặc dù thành tựu cả đời của họ không oanh liệt bằng của những người bỏ mạng vì sự hưng vong của đất nước, nhưng họ đã làm được một việc ý nghĩa. Việc ý nghĩa này là gì? Đó là họ không đưa bàn tay con người can thiệp vào sự hưng vong của quốc gia, cũng như quá trình xác định ai là người cầm quyền của quốc gia. Thay vào đó, họ chỉ mong cầu một cuộc sống tốt đẹp, làm ruộng, bảo vệ quê nhà, có cơm ăn quanh năm, sống sung túc, thoải mái, bình an và lành mạnh, không gây rắc rối gì cho đất nước, không xin đất nước thực phẩm hay tiền nong gì, nộp thuế bình thường khi đến hạn – đây là làm tròn trách nhiệm mà một công dân phải làm tròn. Nếu ngươi có thể thoát khỏi mọi sự ảnh hưởng từ những tư tưởng của các nhà tư tưởng, sống cuộc đời của chính mình như một người bình thường một cách thực tế tùy theo địa vị của mình, và tự cấp tự túc được, thì vậy là đủ, và ngươi đã làm tròn trách nhiệm của mình. Đây là điều quan trọng nhất và là trách nhiệm lớn nhất mà một con người sống trên Trái Đất này nên làm tròn. Lo cho sự sinh tồn và nhu cầu cơ bản của bản thân là những vấn đề mỗi người phải tự mình giải quyết, còn đối với những đại sự liên quan đến sự hưng vong của đất nước và phương thức cai trị đất nước của giới cầm quyền, thì dân thường không có khả năng can thiệp hay làm được bất cứ điều gì. Họ chỉ có thể phó mặc tất cả những vấn đề này cho vận mệnh, và để mọi việc thuận theo tự nhiên. Ý Trời là gì thì sẽ là như thế. Dân thường biết rất ít, và hơn nữa, Trời cũng không giao phó cho con người loại trách nhiệm này đối với đất nước. Trong lòng dân thường chỉ có tổ ấm của chính mình, và chỉ cần họ duy trì được tổ ấm của bản thân là đủ và đã làm tròn trách nhiệm của mình.

Cũng giống như những câu nói khác về đức hạnh, “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” là một tư tưởng, quan điểm do các nhà tư tưởng đưa ra nhằm duy trì quyền lực của giới cầm quyền, và tất nhiên cũng là một tư tưởng, quan điểm được đề xướng để có thêm nhiều người ủng hộ giới cầm quyền. Trên thực tế, bất kể con người sống trong tầng lớp xã hội nào, nếu họ không có bất kỳ tham vọng, dục vọng nào, và không muốn tham gia vào chính trị hay dính líu gì đến giai cấp thống trị, thì định nghĩa của người ta về quốc gia từ góc độ nhân tính chỉ là những nơi họ có thể nhìn thấy trong tầm mắt, là vùng đất họ có thể đo bằng bước chân, hay là một phạm vi mà họ có thể sống hạnh phúc, tự do và hợp pháp. Đối với bất kỳ ai có khái niệm như vậy về quốc gia, thì vùng đất họ sinh sống và phạm vi cuộc sống của họ có thể mang lại cho họ một cuộc sống ổn định, hạnh phúc và tự do, vốn là một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Nhu cầu cơ bản này cũng là phương hướng và mục tiêu mà người ta cực lực bảo vệ. Hễ nhu cầu cơ bản này bị thách thức, quấy nhiễu hoặc xâm phạm, chắc chắn người ta sẽ tự khắc đứng lên bảo vệ nó. Sự bảo vệ này là chính đáng, và xuất phát từ nhu cầu của nhân tính, cũng như từ nhu cầu sinh tồn. Không cần ai phải nói với người ta rằng: “Khi quê hương và nơi ăn chốn ở của anh gặp phải họa ngoại xâm, thì anh phải đứng lên bảo vệ, đứng lên đánh giặc ngoại xâm”. Họ sẽ tự động đứng lên bảo vệ. Đây là bản năng của con người, cũng là nhu cầu sinh tồn của con người. Vì vậy, đối với một người bình thường, ngươi không cần phải dùng tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” để động viên họ bảo vệ quê hương và nơi ăn chốn ở của mình. Nếu ai đó thực sự muốn tiêm nhiễm những tư tưởng như vậy vào mọi người, thì mục đích của họ không hề đơn giản. Mục đích của họ không phải là để khiến mọi người bảo vệ nơi ăn chốn ở của mình, đảm bảo nhu cầu sống cơ bản của mình, hay để mọi người có cuộc sống tốt hơn. Họ có một mục đích khác, mà không gì khác hơn là duy trì quyền lực cho giới cầm quyền. Theo bản năng, người ta sẽ hy sinh mọi thứ để bảo vệ nơi ăn chốn ở của bản thân, và bảo vệ nơi ăn chốn ở cũng như môi trường sống của bản thân một cách có ý thức để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu sinh tồn cơ bản của họ, mà không cần ai phải sử dụng bất kỳ câu nói đường đường chính chính nào để bảo họ phải làm gì hay phải đứng lên bảo vệ tổ ấm của chính mình như thế nào. Bản năng này, ý thức cơ bản này, ngay cả động vật cũng có, và chắc chắn là có trong con người, loài thọ tạo bậc cao hơn động vật. Ngay cả động vật cũng sẽ bảo vệ môi trường và phạm vi sinh sống, tổ ấm và bầy đàn của chúng khỏi sự xâm lược của kẻ thù bên ngoài. Và nếu động vật còn có loại ý thức này, thì huống gì con người! Vì vậy, tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” mà những nhà tư tưởng đó đưa ra, là thừa đối với tất cả các thành viên của nhân loại. Và khi nói đến định nghĩa về quốc gia trong thâm tâm mọi người, thì tư tưởng này về cơ bản cũng là thừa. Nhưng tại sao các nhà tư tưởng đó vẫn đưa ra? Bởi vì họ muốn đạt được một mục đích khác. Mục đích thực sự của họ không phải là để giúp người dân sống tốt hơn trong nơi ăn chốn ở hiện tại, cũng không phải là để giúp người dân có được một môi trường sống ổn định, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Họ không xuất phát từ góc độ bảo vệ người dân, cũng không xuất phát từ góc độ bảo vệ nơi ăn chốn ở của người dân, mà là từ góc độ và lập trường của giới cầm quyền, nhằm tiêm nhiễm vào nhân dân tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” và xúi giục họ phải có tư tưởng này. Nếu ngươi không có tư tưởng như vậy, thì tầm tư tưởng của ngươi sẽ bị xem là thấp kém, và ngươi sẽ bị thiên hạ chế nhạo, bị mọi nhóm sắc tộc khinh thường; nếu ngươi không có tư tưởng như vậy, nếu ngươi không có đại nghĩa này và cái tầm này, ngươi sẽ bị xem là kẻ có phẩm chất đạo đức thấp kém, một kẻ tiểu nhân ích kỷ, đáng khinh. Những người bị gọi là tiểu nhân này là những người bị xã hội xem thường, kỳ thị và khinh miệt.

Trên đời này, trong xã hội, bất cứ ai sinh ra ở một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, hoặc đến từ một dân tộc có vị thế thấp, thì bất kể họ đi đâu, hễ nói ra quốc tịch của mình, là vị thế của họ sẽ lập tức được xác định và họ sẽ bị xem là thấp kém hơn người, bị xem thường và kỳ thị. Nếu quốc tịch của ngươi là của một cường quốc, thì ngươi sẽ có vị thế rất cao trong bất kỳ nhóm sắc tộc nào, và sẽ được xem là hơn người. Vì vậy, tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” này chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người. Con người có một khái niệm rất cụ thể và có hạn về quốc gia, nhưng bởi vì cách đối xử của toàn thể nhân loại với bất kỳ nhóm sắc tộc và bất kỳ ai đến từ quốc gia khác, cũng như phương thức và tiêu chuẩn họ dùng để xác định vị thế của người đó, liên quan nhiều đến sự hưng vong của quốc gia người đó, nên trong thâm tâm, tất cả mọi người đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Vậy làm thế nào để con người rũ bỏ được ảnh hưởng của tư tưởng này? Trước tiên, hãy cùng xem tư tưởng này ảnh hưởng đến con người như thế nào. Mặc dù định nghĩa của mọi người về quốc gia không đi xa hơn môi trường cụ thể họ sinh sống, và mọi người chỉ muốn duy trì quyền sống cơ bản cũng như những nhu cầu sinh tồn của mình để có thể sinh tồn tốt hơn, nhưng ngày nay, toàn thể nhân loại không ngừng dịch chuyển, và con người đang vô thức tiếp nhận tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Nghĩa là từ góc độ nhân tính, mọi người không muốn tiếp nhận những định nghĩa đao to búa lớn rỗng tuếch về quốc gia, như “đại quốc”, “vương triều thịnh vượng”, “siêu cường quốc”, “cường quốc công nghệ”, “cường quốc quân sự”, v.v. Không có những khái niệm như vậy trong nhân tính bình thường, và mọi người không muốn bận tâm về những điều này trong cuộc sống thường ngày. Nhưng đồng thời, khi hòa nhập với toàn thể nhân loại, người ta vẫn hy vọng được mang quốc tịch của một cường quốc. Đặc biệt, khi ngươi đi nước ngoài và sống giữa những người thuộc các sắc tộc khác, ngươi sẽ có cảm nhận mạnh mẽ rằng sự hưng vong của quốc gia của ngươi ảnh hưởng đến lợi ích thiết thân của ngươi. Nếu quốc gia của ngươi hùng mạnh, thịnh vượng và có vị thế cao trên thế giới, thì vị thế của ngươi giữa mọi người sẽ được nâng lên tương ứng với vị thế của quốc gia ngươi, và ngươi sẽ được coi trọng. Nếu ngươi đến từ một quốc gia nghèo, nhỏ bé hoặc một nhóm sắc tộc ít người biết đến, thì vị thế của ngươi sẽ thấp hơn, tương ứng với quốc tịch và sắc tộc của ngươi. Bất kể con người của ngươi như thế nào, quốc tịch của ngươi là gì, hay ngươi thuộc chủng tộc nào, nếu ngươi chỉ sống trong một phạm vi nhỏ, thì tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” sẽ không ảnh hưởng gì đến ngươi. Nhưng tư tưởng này được nhiều người tiếp nhận hơn khi mọi người từ các quốc gia khác nhau trong khắp nhân loại tụ họp. Sự tiếp nhận này không phải là thụ động, mà là một nhận thức sâu sắc hơn từ ý muốn chủ quan của ngươi rằng câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” là đúng, bởi vì sự hưng vong của quốc gia ngươi gắn liền với vị thế, thanh danh và giá trị của ngươi giữa mọi người. Khi đó, ngươi không còn cảm thấy khái niệm và định nghĩa về quốc gia của mình chỉ là nơi nhỏ bé mình sinh ra và lớn lên nữa. Thay vào đó, ngươi hy vọng quốc gia của mình sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, khi ngươi trở về quê hương đất nước, trong tâm trí ngươi, một lần nữa nó lại trở nên vô cùng cụ thể đối với ngươi. Nơi cụ thể này không phải là một quốc gia vô hình, mà là con đường, dòng suối, cái giếng nơi quê nhà, những cánh đồng của nhà ngươi nơi ngươi trồng trọt. Vì vậy, đối với ngươi, trở về nước cụ thể hơn chính là trở về quê nhà, trở về nhà. Và khi ngươi trở về nhà, không quan trọng quốc gia của ngươi có tồn tại hay không, ai là người cầm quyền, lãnh thổ quốc gia rộng lớn đến đâu, tình hình kinh tế của quốc gia như thế nào, nghèo hay giàu – thì cũng không gì trong số đó là quan trọng với ngươi cả. Chỉ cần nhà ngươi còn đó, ngươi vẫn sẽ có phương hướng và mục tiêu khi khoác ba lô lên vai để trở về. Chỉ cần ngươi vẫn còn một nơi để gọi là nhà, và nơi ngươi sinh ra, lớn lên vẫn còn đó, ngươi vẫn sẽ có cảm giác thân thuộc và có đích đến. Ngay cả khi quốc gia nơi nhà ngươi thuộc về đã không còn tồn tại và người cầm quyền đã thay đổi, chỉ cần nhà ngươi vẫn còn đó, thì ngươi vẫn có nhà để về như trước. Đây là một khái niệm rất mâu thuẫn và mơ hồ trong tâm thức mọi người, nhưng cũng là một khái niệm rất cụ thể về tổ ấm. Kỳ thực, mọi người không chắc chắn liệu tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có đúng hay không. Nhưng vì tư tưởng này ảnh hưởng nhất định đến vị thế xã hội cụ thể của người ta, nên họ vô thức hình thành một ý thức mạnh mẽ về quốc gia, quốc tịch và chủng tộc. Khi chỉ sống trong phạm vi nhỏ hẹp của quê nhà, người ta có một mức độ miễn dịch hoặc kháng cự nhất định đối với tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Nhưng mỗi khi họ rời khỏi quê hương đất nước, ra khỏi bờ cõi đất nước, ra khỏi phạm vi thống trị của đất nước mình, họ lại vô thức có một ý thức và sự tiếp nhận nhất định đối với tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Ví dụ: khi ngươi ra nước ngoài, nếu có người hỏi ngươi đến từ nước nào, ngươi sẽ băn khoăn: “Nếu nói mình là người Singapore, mọi người sẽ đánh giá cao mình; trong khi nếu nói mình là người Trung Quốc, mọi người sẽ coi thường mình”. Thế là ngươi không dám nói thật với họ. Nhưng một ngày nọ, quốc tịch của ngươi bị lộ. Mọi người phát hiện ra ngươi là người Trung Quốc, và từ đó trở đi, họ nhìn ngươi bằng con mắt khác. Ngươi bị kỳ thị, coi thường, thậm chí bị coi là công dân hạng hai. Lúc này, ngươi vô thức nghĩ: “Câu nói ‘Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’ là hoàn toàn đúng! Mình từng nghĩ rằng mình không phải chịu trách nhiệm về sự hưng vong của quốc gia mình, nhưng bây giờ có vẻ như sự hưng vong của quốc gia ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Khi quốc gia hưng thịnh, mọi người đều hưng thịnh, nhưng khi quốc gia suy tàn, mọi người đều vì thế mà khốn đốn. Chẳng phải quốc gia của chúng ta nghèo sao? Đó chẳng phải là một chế độ độc tài sao? Và chẳng phải giới cầm quyền đang mang tiếng xấu sao? Đó là lý do tại sao mọi người coi thường mình. Nhìn xem, người dân ở các nước phương Tây sung túc và hạnh phúc quá. Họ được tự do đi lại, tự do tín ngưỡng. Trong khi đó, dưới chế độ Cộng sản, chúng ta lại bị bức hại vì tin vào Đức Chúa Trời và phải chạy trốn khắp nơi, không thể trở về nhà. Nếu chúng ta được sinh ra ở một quốc gia phương Tây thì tuyệt biết mấy!”. Lúc này, ngươi cảm thấy quốc tịch là vô cùng quan trọng, và sự hưng vong của quốc gia ngươi trở nên quan trọng đối với ngươi. Chắc chắn là khi sống trong một hoàn cảnh và bối cảnh như vậy, người ta vô thức bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” và ít nhiều bị nó chi phối. Lúc này, hành vi của người ta, cũng như những quan điểm, góc nhìn và lập trường của họ về con người, sự việc, sự vật sẽ ít nhiều thay đổi, và tất nhiên, nó sẽ dẫn đến những hậu quả và tác động lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy, có những bằng chứng cụ thể nhất định về ảnh hưởng của câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” đối với tư tưởng của mọi người. Mặc dù nhìn từ góc độ nhân tính, khái niệm của mọi người về quốc gia không rõ ràng lắm, nhưng trong những bối cảnh xã hội nhất định, việc quốc tịch đi liền với quốc gia người ta thuộc về vẫn có ảnh hưởng đến mọi người. Nếu mọi người không hiểu lẽ thật và không nhìn thấu những vấn đề này, họ sẽ không thể thoát khỏi xiềng xích và tác động xói mòn của tư tưởng này, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và thái độ của họ đối với mọi sự. Dù nhìn từ góc độ nhân tính hay từ góc độ tư tưởng của con người có những thay đổi và đột phá khi môi trường chung thay đổi, thì tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” do Sa-tan đưa ra đều thực sự có ảnh hưởng nhất định đến con người, cũng như thực sự có tác động xói mòn nhất định đến tư tưởng của họ. Bởi vì con người không hiểu làm thế nào để giải thích đúng đắn những vấn đề như vận mệnh quốc gia, và không hiểu lẽ thật liên quan đến vấn đề này, nên trong những hoàn cảnh khác nhau, họ thường bị tư tưởng này ảnh hưởng hoặc làm cho suy đồi, bị nó ảnh hưởng đến tâm trạng – thật không đáng.

Đối với vấn đề sự hưng vong của quốc gia, Đức Chúa Trời nhìn nhận nó như thế nào, và con người nên nhìn nhận nó như thế nào cho đúng đắn, con người có nên hiểu những điều này không? (Thưa, có.) Con người nên hiểu chính xác thì họ nên đứng trên lập trường nào khi nhìn nhận vấn đề này, để từ đó thoát khỏi những tác động và ảnh hưởng xói mòn của tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Trước hết, chúng ta hãy xem liệu bất cứ một con người, thế lực hay nhóm sắc tộc nào có thể ảnh hưởng đến sự hưng vong của một quốc gia hay không? Ai quyết định sự hưng vong của một quốc gia? (Thưa, do Đức Chúa Trời quyết định.) Đúng vậy, phải hiểu được căn nguyên này. Sự hưng vong của một quốc gia liên quan mật thiết đến quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, chứ không liên quan gì đến bất kỳ con người nào. Không có thế lực, tư tưởng hay con người nào có thể thay đổi được vận mệnh của một quốc gia. Vận mệnh của một quốc gia gồm những gì? Sự hưng thịnh, suy vong của quốc gia đó. Bất kể quốc gia đó phát triển hay lạc hậu, vị trí địa lý ở đâu, quy mô lãnh thổ, diện tích và tất cả các nguồn tài nguyên của nó như thế nào – bao nhiêu tài nguyên trên mặt đất, dưới lòng đất và trên không – ai là người cầm quyền, tập đoàn thống trị bao gồm loại người nào, cương lĩnh chính trị và phương thức thống trị của người cầm quyền là gì, họ có thừa nhận Đức Chúa Trời, vâng phục Ngài hay không, và thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời là gì, v.v. – tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sự hưng vong của quốc gia đó. Không ai định đoạt được những điều này, chứ đừng nói đến bất kỳ thế lực nào. Không một cá nhân hay thế lực nào có quyền quyết định, kể cả Sa-tan. Vậy ai có quyền quyết định? Chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền quyết định. Con người không hiểu những điều này, Sa-tan cũng vậy, nhưng nó rất ngang ngược. Nó luôn muốn chiếm hữu và thống trị nhân loại, nên không ngừng sử dụng một số tư tưởng, ngôn luận kích động, mê hoặc để cổ xúy những thứ như đức hạnh và nếp sống xã hội, khiến con người tiếp nhận những tư tưởng này, từ đó lợi dụng con người để phục vụ cho giới cầm quyền, cũng như duy trì quyền lực của giới cầm quyền. Nhưng trên thực tế, dù Sa-tan có làm gì thì sự hưng vong của một quốc gia cũng không liên quan gì đến Sa-tan, cũng chẳng liên quan gì đến việc những tư tưởng văn hóa truyền thống này được gieo rắc vô cùng mạnh mẽ, sâu sắc và rộng rãi. Trạng thái sinh tồn và hình thức tồn tại của bất kỳ quốc gia nào trong bất kỳ thời kỳ nào – dù là giàu hay nghèo, lạc hậu hay phát triển, xếp thứ bao nhiêu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới – tất cả những điều này đều không hề liên quan gì đến sức mạnh thống trị của giới cầm quyền, nội dung tư tưởng của các nhà tư tưởng này, hay mức độ họ truyền bá chúng. Sự hưng vong của một quốc gia chỉ liên quan đến quyền tối thượng của Đức Chúa Trời và thời kỳ Đức Chúa Trời quản lý toàn thể nhân loại. Trong bất kỳ thời kỳ nào Đức Chúa Trời cần làm công tác nào đó, tể trị và sắp đặt điều gì đó, dẫn dắt toàn xã hội đi theo hướng nào đó, và tạo ra loại hình xã hội nào đó – thì trong thời kỳ đó, sẽ xuất hiện một số nhân vật đặc biệt, một số chuyện lớn và đặc biệt. Ví dụ: chiến tranh, hoặc đất đai của một số quốc gia này bị một số quốc gia khác thôn tính, sự xuất hiện của một số công nghệ mới nổi đặc biệt, hoặc thậm chí sự dịch chuyển của tất cả các đại dương và mảng lục địa trên Trái Đất, v.v. – tất cả những điều này đều nằm dưới quyền tối thượng và sự an bài trong bàn tay Đức Chúa Trời. Cũng có thể là sự xuất hiện của một con người hết sức bình thường sẽ dẫn dắt toàn thể nhân loại tiến thêm một bước dài. Tương tự, cũng có thể là một sự kiện không gì đáng kể, không có gì nổi bật xảy ra có thể gây ra một cuộc di cư ồ ạt của nhân loại, hoặc có thể dưới tác động của một sự kiện nhỏ nào đó, toàn thể nhân loại sẽ trải qua một biến động lớn, hoặc sẽ có những mức độ thay đổi khác nhau về kinh tế, quân sự, kinh doanh hoặc y tế, v.v. Những thay đổi này ảnh hưởng đến vận mệnh cũng như sự hưng thịnh, suy vong của bất kỳ quốc gia nào trên địa cầu. Chính vì thế mà vận mệnh, sự thăng trầm của bất kỳ quốc gia nào, dù mạnh hay yếu, đều liên quan đến sự quản lý của Đức Chúa Trời trong nhân loại và quyền tối thượng của Ngài. Vậy tại sao Đức Chúa Trời lại muốn hành động theo cách này? Xét tận cùng, Ngài có dụng ý cả. Tóm lại, sự tồn vong, suy thịnh của bất kỳ quốc gia hay dân tộc nào cũng không liên quan gì đến bất kỳ chủng tộc, thế lực, giai cấp thống trị, chế độ hay phương thức cai trị, hoặc bất kỳ cá nhân nào. Chúng chỉ liên quan đến quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa, đến thời kỳ Đấng Tạo Hóa quản lý nhân loại, và đến bước tiếp theo Đấng Tạo Hóa sẽ thực hiện trong công tác quản lý và dẫn dắt nhân loại. Vì vậy, mọi việc làm của Đức Chúa Trời đều ảnh hưởng đến vận mệnh của bất kỳ quốc gia, dân tộc, chủng tộc, tập thể hoặc cá nhân nào. Từ góc nhìn này, có thể nói vận mệnh của bất kỳ cá nhân, chủng tộc, dân tộc và quốc gia nào thực ra đều có gắn liền và liên quan mật thiết với nhau, có mối quan hệ không thể tách rời với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa những điều này không phải sinh ra từ tư tưởng, quan điểm cho rằng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, mà là do quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa. Chính vì vận mệnh của những điều này nằm dưới quyền tối thượng của Đức Chúa Trời thật duy nhất, Đấng Tạo hóa, nên mới có mối quan hệ không thể tách rời giữa chúng. Đây là căn nguyên và thực chất của sự hưng vong của một quốc gia.

Vậy nhìn từ góc độ của đa số người dân, người ta nên có quan điểm như thế nào về sự hưng vong của quốc gia? Trước hết là phải xem quốc gia này đã làm được đến đâu để bảo vệ và duy trì sự hài lòng của đa số người dân. Nếu đa số người dân sống tốt, có tự do và quyền tự do ngôn luận, nếu mọi chính sách do chính phủ quốc gia ban bố đều rất lý tính và được người dân xem là công bằng, hợp lý, nếu nhân quyền của dân thường có thể được bảo vệ, và nếu người dân không bị tước đoạt quyền sống, thì đương nhiên nhân dân sẽ tin cậy quốc gia này, cảm thấy hạnh phúc khi sống trong đó và yêu nước từ tận đáy lòng. Khi đó, ai ai cũng sẽ có trách nhiệm về sự hưng vong của quốc gia này, người dân sẽ thực sự sẵn lòng làm tròn trách nhiệm của mình với quốc gia này, và họ sẽ muốn nó mãi tồn tại vì nó có lợi cho cuộc sống và mọi thứ liên quan đến họ. Nếu quốc gia này không thể bảo vệ được cuộc sống của dân thường, và không trao cho họ những nhân quyền mà họ xứng đáng được hưởng, thậm chí họ còn không có quyền tự do ngôn luận; nếu những người nói lên suy nghĩ của mình phải chịu sự hạn chế và đàn áp, thậm chí người dân còn bị cấm nói hoặc thảo luận về những điều họ muốn lên tiếng; nếu quốc gia không quan tâm khi người dân bị ức hiếp, sỉ nhục và bách hại; nếu không hề có tự do, và người dân bị tước đoạt những nhân quyền cơ bản và quyền sống; nếu những người tin và đi theo Đức Chúa Trời thậm chí còn bị đàn áp và bách hại đến mức không thể về nhà; và nếu những người tin Đức Chúa Trời bị giết hại mà kẻ hạ sát không bị trừng phạt, thì quốc gia này là quốc gia của ma quỷ, quốc gia của Sa-tan, chứ không phải là một quốc gia chân chính. Trong trường hợp đó, sự hưng vong của quốc gia vẫn còn là trách nhiệm của mọi người sao? Nếu người dân đã ghê tởm và căm hận quốc gia này trong lòng, thì cho dù họ có thừa nhận trách nhiệm với quốc gia trên lý thuyết đi chăng nữa, họ cũng sẽ không sẵn lòng làm tròn trách nhiệm này. Nếu cường địch đến xâm lược quốc gia này, hầu hết mọi người thậm chí sẽ còn nuôi hy vọng nó sẽ sớm sụp đổ, để họ có thể có cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, liệu tất cả mọi người có chịu trách nhiệm về sự hưng vong của quốc gia hay không còn phụ thuộc vào cách chính phủ đối xử với người dân. Mấu chốt là họ có được lòng dân hay không – chủ yếu là căn cứ vào khía cạnh này để xác định điều đó. Khía cạnh khác là, về cơ bản, đằng sau bất kỳ chuyện gì xảy đến với bất kỳ quốc gia nào, cũng đều có một số nguyên do và nhân tố thúc đẩy, và đó không phải là điều mà một người bình thường, nhỏ bé có thể tác động được. Vì vậy, khi nói đến sự hưng vong của quốc gia, không một cá nhân hay nhóm sắc tộc nào có quyền quyết định hay đủ sức can thiệp cả. Đó chẳng phải là sự thật sao? (Thưa, phải.) Ví dụ: giả sử giai cấp thống trị của nước ngươi muốn mở mang bờ cõi và chiếm đoạt đất đai, cơ sở hạ tầng cùng tài nguyên đắc địa của một nước láng giềng. Sau khi ra quyết định, giai cấp thống trị bắt đầu trù bị lực lượng quân sự, trù bị tiền nong, trù bị đủ loại vật tư và thảo luận về thời điểm khởi động cuộc mở mang bờ cõi. Dân thường có quyền được biết về tất cả những chuyện này không? Ngươi thậm chí không có quyền được biết. Ngươi chỉ biết rằng trong những năm gần đây, các khoản thuế quốc gia tăng lên, các khoản thuế phí bị áp với đủ loại lý do tăng lên và nợ quốc gia tăng lên. Nghĩa vụ duy nhất của ngươi là nộp thuế. Còn việc quốc gia phát sinh chuyện gì và giới cầm quyền sẽ làm gì thì có liên quan chút gì đến ngươi không? Cho đến thời điểm quốc gia quyết định khai chiến, nước nào, vùng đất nào sẽ bị xâm chiếm, và bằng cách nào, là những điều mà chỉ giai cấp thống trị mới biết, ngay cả những người lính sẽ bị điều ra chiến trường cũng không biết. Họ thậm chí không có quyền được biết. Người cầm quyền chỉ đâu thì họ đánh đó. Còn về lý do đánh, đánh trong bao lâu, có thể thắng hay không, khi nào họ được về nhà, thì đơn giản là họ không biết, không hề biết bất kỳ điều gì. Một số người có con bị điều ra chiến trường, nhưng thậm chí họ là cha mẹ mà cũng không hề hay biết. Tệ hơn nữa, khi con hy sinh, họ thậm chí còn không được báo tin. Mãi đến khi người ta đem tro cốt về, họ mới biết con mình đã hy sinh. Vậy thì nói Ta nghe, sự hưng vong của quốc gia ngươi, những điều quốc gia ngươi làm và những quyết định quốc gia ngươi đưa ra có liên quan gì đến ngươi với tư cách là một dân thường hay không? Quốc gia có báo cho ngươi, một người dân thường, về những điều này không? Ngươi có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định không? Ngươi thậm chí còn không có quyền được biết, chứ đừng nói đến quyền tham gia vào quá trình ra quyết định. Bất kể quốc gia của ngươi là gì đối với ngươi, bất kể nó phát triển như thế nào, đi theo hướng nào và được thống trị như thế nào, thì cũng có liên quan gì đến ngươi không? Chúng không liên quan gì đến ngươi. Tại sao vậy? Bởi vì ngươi là dân thường, và tất cả những điều này chỉ liên quan đến giới cầm quyền. Quyền quyết định thuộc về giới cầm quyền và giai cấp thống trị cũng như những người có lợi ích trong đó, chứ hoàn toàn không liên quan gì đến ngươi với tư cách là dân thường. Vì vậy, ngươi nên tự ý thức về mình một chút. Đừng làm những điều phi lý tính; không cần thiết phải hiến thân hay hiến mạng vì một người cầm quyền. Giả sử giới cầm quyền của quốc gia là lũ độc tài chuyên chế, quyền lực nằm trong tay ma quỷ, những kẻ không lo việc chính của mình, mà suốt ngày say sưa chè chén trác táng, sống xa hoa và không làm được gì cho dân. Quốc gia rơi vào nợ nần và hỗn loạn, giới cầm quyền thì hủ bại, bất tài, khiến cho quốc gia bị ngoại địch xâm lược. Chỉ khi đó, những kẻ cầm quyền mới nghĩ đến dân thường, kêu gọi dân thường rằng: “‘Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’. Nếu tổ quốc bị diệt vong, thì phía trước tất cả chúng ta sẽ là cuộc sống khốn khổ. Hiện nay tổ quốc đang lâm nguy, và giặc ngoại xâm đã tràn vào biên giới. Đồng bào hãy khẩn trương ra trận để bảo vệ tổ quốc, đã đến lúc tổ quốc cần chúng ta!”. Ngươi ngẫm nghĩ về điều đó: “Đúng vậy, ‘Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’. Cuối cùng thì tổ quốc cũng một lần cần mình, vì vậy mình có trách nhiệm này, mình phải hy sinh mạng sống để bảo vệ tổ quốc. Tổ quốc của chúng ta không thể đổi chủ, nếu lãnh tụ này không còn nắm quyền thì chúng ta sẽ tiêu đời!”. Nghĩ như thế có phải là ngu xuẩn không? Giới cầm quyền của những chế độ độc tài này phủ nhận và chống đối Đức Chúa Trời, suốt ngày ăn chơi hưởng thụ, làm xằng làm bậy, tác oai tác quái trên đầu trên cổ người dân, làm hại và tàn hại nhân dân. Nếu ngươi dũng cảm, gan dạ xông lên để bảo vệ những kẻ cầm quyền như thế này, làm bia đỡ đạn cho chúng trên chiến trường và bỏ mạng vì chúng, thì ngươi chắc chắn là ngu xuẩn và ngu trung! Tại sao Ta lại nói ngươi chắc chắn là ngu xuẩn? Chính xác thì những người lính trên chiến trường đang chiến đấu vì ai? Đang bỏ mạng vì ai? Đang làm bia đỡ đạn cho ai? Huống gì là ngươi, một thường dân yếu đuối, yếu ớt ra trận, thì nó chỉ cho thấy một cái dũng của kẻ thất phu và lãng phí mạng sống. Nếu chiến tranh xảy ra, ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và xin Ngài bảo vệ ngươi để ngươi có thể chạy trốn đến nơi an toàn, thay vì hy sinh và chống cự vô ích. Sự hy sinh vô ích được định nghĩa là gì? Là cái dũng của kẻ thất phu. Quốc gia đương nhiên sẽ có những người sẵn sàng nêu cao tinh thần “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” để bảo vệ giới cầm quyền và liều mạng vì họ. Sự hưng vong của quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích và sự tồn vong của những người như vậy, nên hãy để việc nước cho họ lo. Ngươi là dân thường, ngươi không có sức mạnh gì để bảo vệ quốc gia, và những điều này không liên quan gì đến ngươi. Chính xác thì loại quốc gia nào đáng được gìn giữ? Nếu đó là một quốc gia có chế độ tự do, dân chủ, và người cầm quyền thực sự làm được những việc vì dân và có thể đảm bảo cho dân một cuộc sống bình thường, thì quốc gia như vậy đáng được gìn giữ, bảo vệ. Dân thường cảm thấy rằng bảo vệ một quốc gia như vậy cũng giống như bảo vệ chính tổ ấm của mình, đó là một trách nhiệm không thể trốn tránh, vì vậy họ sẵn lòng phụng sự đất nước và làm tròn trách nhiệm của mình. Nhưng nếu ma quỷ hay Sa-tan cai trị quốc gia này, giới cầm quyền thì tà ác, dốt nát đến một mức độ nhất định, thì số mệnh của ma vương đã tận và chúng nên bước xuống, Đức Chúa Trời sẽ dấy lên một cường quốc để xâm lược. Đây là một tín hiệu từ Trời đối với con người, cho họ biết rằng những kẻ cầm quyền của chế độ này nên bước xuống, rằng chúng không xứng đáng có được quyền lực như vậy, không xứng đáng thống trị vùng đất này, không xứng đáng bắt người dân của quốc gia này phải chu cấp cho chúng, bởi vì chúng chưa làm được bất kỳ điều gì để mang lại hạnh phúc cho dân, sự thống trị của chúng hoàn toàn không mang lại lợi ích gì cho dân thường hay mang lại chút hạnh phúc nào cho cuộc sống của họ. Chúng chỉ biết hành hạ dân thường, làm hại họ, đày đọa và giày xéo họ. Vì vậy, những kẻ cầm quyền như vậy nên bước xuống và nhường ngôi vị. Nếu chế độ này được thay thế bằng một hệ thống dân chủ có những người đức hạnh lên nắm quyền, thì sẽ đáp ứng được niềm hy vọng và mong đợi của nhân dân, cũng như hợp ý Trời. Ai thuận theo Trời sẽ hưng vượng, ai chống lại Trời sẽ bị diệt vong. Là một công dân bình thường, nếu ngươi thường xuyên bị tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” làm cho lầm lạc, và luôn tôn sùng, đi theo giai cấp thống trị, thì chắc chắn ngươi sẽ chết sớm và rất có thể trở thành vật hy sinh và vật bồi táng của giai cấp thống trị. Nếu ngươi mưu cầu lẽ thật, không để mình bị Sa-tan mê hoặc và có thể thoát khỏi ảnh hưởng của nó cũng như giữ được tính mạng mình, thì ngươi có hy vọng chứng kiến một quốc gia tích cực nổi lên, chứng kiến các bậc thánh chủ, minh quân lên nắm quyền, chứng kiến sự thành lập của một chế độ xã hội tốt đẹp, và ngươi sẽ may mắn có được cuộc sống hạnh phúc. Đây chẳng phải là sự lựa chọn của một người thông minh sao? Đừng nghĩ kẻ xâm lược nào cũng là kẻ địch hay ma quỷ, điều đó sai. Nếu ngươi luôn coi giới cầm quyền là chí cao vô thượng, coi họ là chủ nhân đời đời của vùng đất này bất kể họ làm bao nhiêu việc xấu, bất kể họ chống đối Đức Chúa Trời và tàn hại các tín hữu đến mức nào, thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ngẫm mà xem, một khi các triều đại phong kiến đó trong quá khứ được xóa bỏ và con người được sống dưới nhiều chế độ xã hội tương đối dân chủ, thì họ đã trở nên phần nào tự do hơn, hạnh phúc hơn, đời sống vật chất khấm khá hơn trước, tầm nhìn rộng mở hơn, kiến thức và cách nhìn nhận của nhân loại về mọi sự đã tiến bộ hơn trước. Nếu ai cũng tư duy lạc hậu, luôn tin rằng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, luôn muốn khôi phục truyền thống cũ, khôi phục sự cai trị của các hoàng đế và trở về chế độ phong kiến, thì liệu loài người có thể phát triển cao được như ngày nay không? Môi trường sống của họ có được như ngày nay không? Chắc chắn là không. Vì vậy, khi quốc gia lâm nguy, nếu pháp luật của quốc gia quy định ngươi phải làm tròn nghĩa vụ công dân và thực hiện nghĩa vụ quân sự, thì ngươi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Nếu ngươi cần phải ra chiến trường trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, thì ngươi cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình vì đó là điều ngươi phải làm theo luật. Ngươi không được vi phạm pháp luật, mà phải tuân thủ. Nếu pháp luật không yêu cầu thì ngươi có quyền tự do lựa chọn. Nếu quốc gia nơi ngươi sinh sống thừa nhận Đức Chúa Trời, đi theo Ngài, thờ phượng Ngài và nhận được phước lành của Ngài, thì nên gìn giữ quốc gia đó. Nếu quốc gia nơi ngươi sinh sống chống đối và bách hại Đức Chúa Trời, bắt giữ và đàn áp các Cơ Đốc nhân, thì quốc gia như vậy là quốc gia của Sa-tan do ma quỷ cai trị. Khi không ngừng điên cuồng chống đối Đức Chúa Trời, nó đã xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời và bị Ngài rủa sả. Khi một quốc gia như vậy phải đối mặt với họa ngoại xâm, thù trong giặc ngoài, thì đó là thời điểm sự phẫn nộ, bất bình và oán giận của Đức Chúa Trời cũng như nhân loại đã ngập tràn. Chẳng phải đây là lúc Đức Chúa Trời muốn dấy lên một hoàn cảnh để hủy diệt quốc gia này sao? Đây là lúc Đức Chúa Trời bắt đầu hành động. Đức Chúa Trời đã nghe thấy lời cầu nguyện của mọi người, và đã đến lúc Ngài bù đắp cho những oan trái mà dân sự được Ngài chọn phải gánh chịu. Đây là một điều lành, là một tin lành. Thời điểm Đức Chúa Trời sắp tiêu diệt ma quỷ và Sa-tan cũng là lúc dân sự được Đức Chúa Trời chọn vô cùng phấn khởi, đi khắp nơi loan tin mừng. Lúc này, ngươi không được liều mạng vì giai cấp thống trị. Ngươi nên vận dụng trí khôn của mình để thoát khỏi sự kìm kẹp của giai cấp thống trị, khẩn trương chạy trốn để bảo toàn mạng sống và tự cứu lấy mình như một vấn đề cấp bách. Có người nói: “Nếu tôi bỏ chạy, có phải tôi sẽ là kẻ đào ngũ không? Đó chẳng phải là ích kỷ sao?”. Ngươi cũng có thể không làm kẻ đào ngũ, cứ việc canh nhà mình và chờ quân xâm lược đến ném bom, chiếm đóng, rồi xem kết quả ra sao. Thực tế là khi xảy ra một chuyện quốc gia đại sự, dân thường không có quyền lựa chọn cho mình. Mọi người chỉ có thể thụ động chờ đợi, quan sát và chịu đựng những kết quả tất yếu của sự kiện này. Đó chẳng phải là sự thật sao? (Thưa, phải.) Đó quả là sự thật. Trong mọi trường hợp, chạy trốn là hướng hành động khôn ngoan nhất. Trách nhiệm của ngươi chính là bảo vệ tính mạng của bản thân và sự an toàn của gia đình mình. Nếu tất cả mọi người đều phải chịu trách nhiệm về sự hưng vong của quốc gia, khiến cho tất cả thiệt mạng, quốc gia chỉ còn lại một miền đất hoang vắng, thì liệu thực chất của quốc gia có còn tồn tại không? Chẳng phải “quốc gia” sẽ chỉ là một từ trống rỗng sao? Trong mắt những kẻ độc tài, mạng sống của con người là thứ ít giá trị nhất so với những tham vọng, dục vọng, hành vi gây hấn, và bất kỳ quyết định, hành động nào của chúng, nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, mạng sống của con người là điều quan trọng nhất. Hãy để những kẻ sẵn sàng làm bia đỡ đạn cho bè lũ độc tài và nêu cao tinh thần của câu nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” cống hiến và hy sinh cho giới cầm quyền. Những người theo Đức Chúa Trời không có nghĩa vụ phải hy sinh gì cho quốc gia của Sa-tan cả. Cũng có thể nói rằng hãy để những con cháu hiếu thảo của Sa-tan và những kẻ đi theo nó hy sinh cho sự cai trị của Sa-tan cũng như cho những tham vọng và dục vọng của nó. Để chúng làm bia đỡ đạn là đúng. Không ai bắt chúng phải có những tham vọng và dục vọng lớn như vậy. Chúng chỉ thích đi theo giới cầm quyền và dốc lòng thề nguyện trung thành với ma quỷ dù phải chết. Cuối cùng, chúng trở thành vật hy sinh và vật bồi táng của Sa-tan, chúng bị vậy là đáng.

Khi nước này xâm lược nước khác, hoặc khi một giao dịch bất bình đẳng nào đó với nước khác dẫn đến chiến tranh, thì rốt cuộc, nạn nhân chính là dân thường, tất cả những người sống trên mảnh đất này. Thực tế là một số cuộc chiến tranh có thể tránh được nếu một trong các bên biết thỏa hiệp, biết buông bỏ những tham vọng, dục vọng và quyền lực của mình, biết nghĩ cho sự sinh tồn của dân thường. Nhiều cuộc chiến tranh thực ra là do những kẻ cầm quyền giữ chặt sự thống trị của mình, không muốn buông bỏ hay mất đi quyền lực trong tay, mà khư khư bám vào niềm tin của mình, bám giữ quyền lực và tư lợi của mình. Một khi chiến tranh nổ ra, nạn nhận chính là dân thường, những người bình thường. Họ bị tản mát tứ xứ trong thời gian chiến tranh và họ là những người có ít năng lực chống cự tất cả những điều này nhất. Những kẻ cầm quyền này có nghĩ đến dân thường không? Giả sử có người cầm quyền nói: “Nếu tôi cứ bám vào niềm tin và lý luận của bản thân, thì có thể cuối cùng tôi sẽ phát động một cuộc chiến, và nạn nhân sẽ là dân thường. Dù tôi có thắng đi nữa thì mảnh đất này cũng sẽ bị vũ khí đạn dược tàn phá, nhà cửa của dân sẽ bị phá hủy, khiến cho nhân dân sống trên mảnh đất này sẽ không có được cuộc sống hạnh phúc về sau. Để bảo vệ dân thường, tôi sẽ bỏ chức vị này, giải trừ quân bị, đầu hàng và nhượng bộ”, và về sau tránh được chiến tranh. Có người cầm quyền nào như vậy không? (Thưa, không.) Trên thực tế, dân thường không muốn chiến tranh, cũng không muốn tham gia vào những cuộc cạnh tranh hay tỷ thí giữa các thế lực chính trị. Tất cả họ đều bị kẻ cầm quyền điều ra chiến trường và đưa lên thớt một cách thụ động. Tất cả những người bị điều ra chiến trường, dù hy sinh hay sống sót, thì cuối cùng cũng đều phục vụ cho việc duy trì sự thống trị của kẻ cầm quyền. Vậy thì có phải là kẻ cầm quyền là người hưởng lợi cuối cùng không? (Thưa, phải.) Dân thường được lợi gì từ chiến tranh? Dân thường chỉ có thể chịu sự tàn phá của chiến tranh, nhà cửa và môi trường sống họ nương tựa vào bị phá hủy. Có những người mất gia đình, thậm chí phải di tản và trở thành vô gia cư, không có viễn cảnh quay về. Đã thế kẻ cầm quyền còn tuyên bố theo kiểu đường đường chính chính rằng cuộc chiến được phát động là để bảo vệ mái ấm và sự sống còn của dân. Tuyên bố này có đúng không? Đó chẳng phải là lời ngon ngọt lừa dối sao? Cuối cùng, chính dân thường, chính người dân, phải gánh chịu mọi hậu quả xấu xa của việc này, và người được lợi nhất là kẻ cầm quyền. Họ có thể tiếp tục cai trị nhân dân, cai trị đất đai, bám giữ quyền lực trong tay và tiếp tục đứng ở vị trí người cầm quyền để ra lệnh, trong khi dân thường sống trong cảnh khốn cùng thì không có tương lai và hy vọng. Có người cho rằng tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” này là hoàn toàn đúng. Bây giờ nhìn lại, nó có đúng không? (Thưa, nó không đúng.) Không có một chút đúng đắn nào trong câu nói này. Dù nhìn từ góc độ động cơ của Sa-tan khi tiêm nhiễm tư tưởng này vào con người, hay những âm mưu, dục vọng và tham vọng của giới thống trị ở các giai đoạn khác nhau trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, hay bất kỳ sự thật nào liên quan đến sự hưng vong của một quốc gia, thì việc xảy ra những sự kiện này cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi dân thường, cá nhân hay nhóm sắc tộc. Cuối cùng, nạn nhân là quần chúng và dân thường cả tin, trong khi những kẻ hưởng lợi nhiều nhất lại là giai cấp thống trị của quốc gia, những kẻ thống trị ở ngay trên chóp. Khi quốc gia lâm nguy, chúng thường điều dân thường ra tiền tuyến làm bia đỡ đạn. Khi quốc gia không lâm nguy, dân thường là bàn tay nuôi sống chúng. Chúng bóc lột dân thường, vơ vét của họ và sống dựa vào họ, buộc dân thường phải cung dưỡng cho chúng, và cuối cùng thậm chí còn tiêm nhiễm vào nhân dân tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, buộc họ phải tiếp nhận. Ai không tiếp nhận thì bị gắn mác không yêu nước. Thông điệp mà những kẻ thống trị này đang truyền tải là: “Mục đích tôi thống trị quốc gia là để giúp cho các người có cuộc sống hạnh phúc. Nếu không có sự thống trị của tôi, các người sẽ không thể tồn tại được, vì vậy các người phải làm theo lời tôi, là những công dân vâng phục và luôn sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì sự hưng vong của quốc gia”. Quốc gia là ai? Ai đồng nghĩa với quốc gia? Giới cầm quyền đồng nghĩa với quốc gia. Bằng cách tiêm nhiễm vào nhân dân tư tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, thì một mặt, họ đang buộc người dân phải làm tròn trách nhiệm của mình mà không có sự lựa chọn, không được do dự hay phản đối. Mặt khác, họ đang nói với nhân dân rằng sự hưng vong của quốc gia và vấn đề giới cầm quyền duy trì được quyền lực hay bị phế truất là rất hệ trọng đối với nhân dân, vì vậy nhân dân phải hết sức quan tâm gìn giữ cả quốc gia lẫn bộ máy cầm quyền, để đảm bảo sự sinh tồn bình thường của nhân dân. Thực tế có phải vậy không? (Thưa, không.) Quá rõ ràng, thực tế không phải vậy. Những kẻ cầm quyền không thể vâng phục Đức Chúa Trời, làm theo ý muốn của Ngài hay làm việc vì lợi ích của dân thường sẽ không được lòng dân, và sẽ không phải là người cầm quyền tốt. Nếu thay vì hành động vì lợi ích của dân thường, giới cầm quyền chỉ mưu cầu tư lợi, tác oai tác quái trên đầu trên cổ người dânvà vắt kiệt mồ hôi, xương máu của họ như ký sinh trùng, thì những kẻ cầm quyền đó là Sa-tan, là ma quỷ, và không xứng đáng được nhân dân ủng hộ, bất kể chúng mạnh đến đâu. Nếu không có những kẻ cầm quyền như vậy thì quốc gia có tồn tại không? Cuộc sống của người dân có tồn tại không? Vẫn tồn tại như trước, thậm chí người dân còn có thể có cuộc sống tốt hơn. Nếu mọi người thấy rõ được thực chất của câu hỏi về nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với quốc gia nên là gì, thì dù sống ở quốc gia nào, họ cũng nên có quan điểm đúng đắn về những chuyện đại sự trong quốc gia đó, cũng như về các vấn đề liên quan đến chính trị và vận mệnh tồn vong của quốc gia đó. Khi có những quan điểm đúng đắn này, ngươi sẽ có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn trong những vấn đề liên quan đến sự hưng vong của quốc gia. Về vấn đề sự hưng vong của quốc gia, các ngươi cơ bản đã hiểu được lẽ thật mà con người nên hiểu chưa? (Thưa, rồi.)

Ta đã thông công rất nhiều về câu nói về đức hạnh “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Về khái niệm “quốc gia”, ảnh hưởng của từ “quốc gia” đối với con người trong xã hội, con người nên có những trách nhiệm gì đối với quốc gia và dân tộc mình khi nói đến sự hưng vong của quốc gia, họ nên đưa ra những lựa chọn nào, và Đức Chúa Trời yêu cầu như thế nào đối với nhân loại trong vấn đề này, tất cả những vấn đề này Ta đã thông công rõ ràng chưa? (Thưa, rồi.) Vậy thì buổi thông công ngày hôm nay của chúng ta kết thúc ở đây.

Ngày 11 tháng 6 năm 2022

Trước: Mưu cầu lẽ thật là gì (12)

Tiếp theo: Mưu cầu lẽ thật là gì (14)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger