Mưu cầu lẽ thật là gì (12)

Trong buổi nhóm họp lần trước, Ta đã thông công về nội dung gì, ai nói nào? (Thưa, lần trước Đức Chúa Trời đã thông công về hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất đó là khi trong hội thánh xảy ra những biến cố đặc biệt ở các thời kỳ hoặc giai đoạn khác nhau – ví dụ một số người bị con rồng lớn sắc đỏ bắt giữ, một số lãnh đạo và người làm công bị thay thế, một số người mắc bệnh, một số người phải đối mặt với vấn đề sinh tử – thì những biến cố này không phải là ngẫu nhiên xảy ra, và chúng ta cần tìm kiếm lẽ thật về chúng. Đức Chúa Trời cũng đã truyền đạt một số con đường thực hành. Khi đối mặt với những hoàn cảnh này, chúng ta cần tuân theo hai điều: thứ nhất là phải đứng đúng vị trí loài thọ tạo; thứ hai là phải có tấm lòng chân thành và vâng phục – dù phải đối mặt với sự phán xét và hình phạt, sự thử luyện và tinh luyện, hay ân điển và phước lành, thì chúng ta cũng nên tiếp nhận tất cả những điều này từ Đức Chúa Trời. Ngoài ra, mối thông công của Đức Chúa Trời còn mổ xẻ một câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống, đó là “Giàu sang không mê hoặc nổi, nghèo hèn không lay chuyển nổi, uy lực không khuất phục nổi”.) Chủ đề chính của mối thông công lần trước còn là vấn đề của các câu nói về đức hạnh. Ta đã thông công về chủ đề này trong một thời gian dài, phơi bày một số câu nói phổ biến, những yêu cầu và định nghĩa về đức hạnh trong văn hóa truyền thống. Sau khi thông công về những chủ đề này, các ngươi đã có được bất kỳ sự hiểu biết mới cũng như định nghĩa mới nào về những câu nói về đức hạnh này chưa? Các ngươi đã phân định và nhìn thấu được thực chất của chúng chưa? Trong sâu thẳm lòng mình, các ngươi đã có thể buông bỏ, từ bỏ được những thứ này, không còn nhầm lẫn chúng với lẽ thật, không còn xem chúng là những điều tích cực, không còn mưu cầu chúng như lẽ thật và không còn tuân theo chúng chưa? Đặc biệt là khi gặp phải một số chuyện trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến những câu nói về đức hạnh, thì ngươi có ý thức và có thể phản tỉnh sâu sắc xem mình có còn bị ảnh hưởng bởi những câu nói về đức hạnh này không? Ngươi có bị trói buộc, xiềng xích và chi phối bởi những điều này không? Trong thâm tâm, ngươi còn có thể sử dụng những câu nói về đức hạnh để kiềm chế bản thân và tác động đến lời nói, cách hành xử của ngươi, cũng như thái độ của ngươi với mọi sự không? Các ngươi nói đi. (Thưa, trước khi Đức Chúa Trời thông công và mổ xẻ về văn hóa truyền thống, thì con không nhận thức được rằng những tư tưởng và quan niệm về đức hạnh này là sai, hoặc chúng sẽ gây hại như thế nào cho con, nhưng giờ đây con đã có được chút nhận thức.) Ngươi có được chút nhận thức thì tốt. Tất nhiên, sau một thời gian, ngươi sẽ có thể nhận ra sai lầm của những câu nói về đức hạnh này. Từ góc độ chủ quan, ngươi cũng sẽ có thể từ bỏ được chúng và không còn coi chúng là những điều tích cực nữa, nhưng từ góc độ khách quan, ngươi vẫn cần lĩnh hội, đào xới và phân định kỹ càng những câu nói về đức hạnh như vậy trong cuộc sống hàng ngày để có thể nhìn thấu và từ bỏ chúng. Nhận thức được từ góc độ chủ quan không có nghĩa là ngươi có thể từ bỏ được những tư tưởng, quan điểm sai lầm này của văn hóa truyền thống trong cuộc sống hàng ngày. Khi gặp phải những chuyện như vậy, ngươi có thể đột nhiên cảm thấy những câu nói này có lý và không thể từ bỏ chúng hoàn toàn. Trong trường hợp đó, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật trong trải nghiệm của mình, mổ xẻ kỹ càng những quan điểm sai lầm này của văn hóa truyền thống theo lời Đức Chúa Trời, và đạt đến độ có thể thấy rõ được thực chất của những câu nói từ văn hóa truyền thống đó là trái với lẽ thật, phi thực tế, lừa dối và có hại cho con người. Chỉ bằng cách này, chất độc của những quan điểm sai lầm này mới có thể được thanh lọc vĩnh viễn khỏi lòng ngươi. Bây giờ các ngươi đã nhận ra được những sai lầm về đạo lý của các câu nói khác nhau trong văn hóa truyền thống, thế là tốt nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu. Liệu ảnh hưởng độc hại của văn hóa truyền thống có thể được loại bỏ tận gốc trong tương lai hay không còn phụ thuộc vào cách con người mưu cầu lẽ thật.

Dù là câu nói về đức hạnh nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là một loại quan điểm hệ tư tưởng về đức hạnh mà nhân loại cổ xúy. Trước đây, chúng ta đã vạch trần thực chất của khá nhiều câu nói khác nhau về đức hạnh, nhưng bên cạnh những khía cạnh chúng ta đã thông công trước đây, thì chắc chắn vẫn còn một số câu nói về đức hạnh khác cần vạch trần để có được sự hiểu biết và phân định sâu hơn về vô vàn câu nói về đức hạnh mà con người cổ xúy. Đây là điều các ngươi nên làm. Về câu nói về đức hạnh “Giàu sang không mê hoặc nổi, nghèo hèn không lay chuyển nổi, uy lực không khuất phục nổi” mà chúng ta đã thông công lần trước, xét về mặt ý nghĩa thì nó chủ yếu nhắm vào đàn ông. Đây là yêu cầu dành cho đàn ông, và cũng là tiêu chuẩn của điều mà nhân loại gọi là “nam tử hán đại trượng phu”. Chúng ta đã vạch trần và mổ xẻ tiêu chuẩn dành cho đàn ông này. Ngoài yêu cầu dành cho đàn ông này, còn có câu nói “Hiền lương thục đức” được đưa ra cho phụ nữ mà chúng ta đã thông công trước đây. Qua cả hai câu nói này, có thể thấy rõ rằng văn hóa truyền thống của nhân loại không chỉ đặt ra những yêu cầu không phù hợp với thực tế, không phù hợp với nhân tính và vô nhân đạo cho phụ nữ, mà còn không bỏ qua cho đàn ông, khi đưa ra cho họ những câu nói và đòi hỏi vô đạo đức, vô nhân đạo và trái với nhân tính, từ đó không chỉ tước đi nhân quyền của nữ giới mà cả của nam giới. Từ góc độ này, nó có vẻ công bằng khi không thiên vị ở chỗ không dễ dãi với phụ nữ, cũng chẳng tha cho đàn ông. Tuy nhiên, xét trên những yêu cầu và tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống đối với phụ nữ và đàn ông, thì rõ ràng cách tiếp cận này có những vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù một mặt văn hóa truyền thống đề ra những tiêu chuẩn về đức hạnh cho phụ nữ và mặt khác cũng đề ra những tiêu chí hành xử cho nam tử hán đại trượng phu, nhưng xét trên những yêu cầu và tiêu chuẩn này thì rõ ràng là có sự bất công. Chẳng phải có thể nói như vậy sao? (Thưa, phải.) Những yêu cầu và tiêu chuẩn này về đức hạnh của phụ nữ hạn chế nghiêm trọng quyền tự do của phụ nữ, trói buộc không chỉ tư tưởng mà cả đôi chân của phụ nữ khi yêu cầu họ phải ở yên trong nhà và sống đời ẩn dật, không bao giờ ra khỏi nhà và hạn chế tối đa sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bên cạnh việc khuyên phụ nữ phải hiền lương thục đức, chúng thậm chí còn áp những quy định khắt khe về phạm vi hoạt động và phạm vi sống của phụ nữ, bằng cách yêu cầu họ không được xuất hiện trước công chúng, không được đi xa, không được có bất kỳ sự nghiệp nào, càng không được có tham vọng, ham muốn và lý tưởng lớn, thậm chí còn đi xa đến mức đưa ra một câu nói vô nhân đạo hơn – rằng nữ nhân không tài chính là đức. Nghe câu này, các ngươi cảm thấy thế nào? Câu nói “Nữ nhân không tài chính là đức” này trên thực tế có đúng không? Làm sao đức ở phụ nữ lại là vô tài được? Chính xác thì từ “đức” này là gì? Nó có nghĩa là vô đức hay có đức? Nếu tất cả phụ nữ vô tài đều được coi là có đức, thì tất cả phụ nữ có tài đều thiếu đức và vô đức hay sao? Đây có phải là sự phán xét và lên án phụ nữ có tài không? Đây có phải là sự tước đoạt nghiêm trọng nhân quyền của phụ nữ không? Đây có phải là sự xúc phạm đến tôn nghiêm của phụ nữ không? (Thưa, phải.) Nó không chỉ phớt lờ mà còn coi thường sự tồn tại của phụ nữ, điều này là bất công với phụ nữ và vô đạo đức. Vậy thì các ngươi nghĩ gì về câu nói “Nữ nhân không tài chính là đức” này? Nó có vô nhân đạo không? (Thưa, có.) Từ “vô nhân đạo” nên được hiểu như thế nào? Có phải là vô đức không? (Thưa, phải.) Đây là vô đức trầm trọng. Nói theo ngạn ngữ Trung Quốc là vô đức tám kiếp. Loại câu nói này rõ ràng là vô nhân đạo! Những người loan truyền câu nói “Nữ nhân không tài chính là đức” nuôi động cơ và mục đích ngầm: họ không muốn phụ nữ trở thành người có tài, họ không muốn phụ nữ tham gia vào công việc của xã hội và đứng ngang hàng với đàn ông. Họ chỉ muốn phụ nữ là công cụ phục vụ đàn ông, ngoan ngoãn phục vụ đàn ông ở nhà, không làm gì khác – họ nghĩ rằng như vậy mới là “có đức”. Họ chỉ muốn định nghĩa phụ nữ là vô dụng, và phủ nhận giá trị của họ, biến họ thành nô lệ của đàn ông không hơn không kém, và khiến họ phục vụ đàn ông mãi mãi, không bao giờ cho phép họ đứng ngang hàng với đàn ông và hưởng sự đối xử bình đẳng. Quan điểm này đến từ tư duy bình thường của con người hay từ Sa-tan? (Thưa, từ Sa-tan.) Đúng vậy, chắc chắn nó đến từ Sa-tan. Dù phụ nữ có những điểm yếu gì về bản năng hay thể chất thì cũng không phải là vấn đề và không nên trở thành cái cớ hay lý do để đàn ông phỉ báng phụ nữ, xúc phạm đến tôn nghiêm của phụ nữ, và tước đoạt tự do hay nhân quyền của họ. Trong mắt Đức Chúa Trời, những điểm yếu và sự mỏng manh bẩm sinh trong liên tưởng của con người về phụ nữ không phải là vấn đề. Tại sao? Bởi vì phụ nữ do Đức Chúa Trời tạo dựng, nên những điều mà con người coi là điểm yếu và vấn đề này chính xác là đến từ Đức Chúa Trời. Chúng do Ngài tạo dựng và tiền định, và trên thực tế không phải là khuyết điểm hay vấn đề. Những điều dường như là điểm yếu và khuyết điểm trong mắt con người và Sa-tan về bản chất là những điều tự nhiên và tích cực, cũng như phù hợp với các quy luật tự nhiên do Đức Chúa Trời đặt ra khi Ngài tạo dựng nhân loại. Chỉ Sa-tan mới có thể bôi nhọ những tạo vật sống do Đức Chúa Trời tạo dựng theo cách này khi coi những điều không phù hợp với quan niệm của con người là khuyết điểm, điểm yếu và vấn đề liên quan đến sự khiếm khuyết của bản năng, rồi làm ầm lên, lấy đó để phỉ báng, chế giễu, bôi nhọ và tẩy chay người ta, tước đoạt quyền tồn tại, quyền làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của phụ nữ trong nhân loại, cũng như tước đoạt quyền thể hiện những kỹ năng và tài năng đặc sắc của họ trong nhân loại. Ví dụ: những thuật ngữ như “dè dặt như đàn bà” hoặc “đàn bà” thường được sử dụng trong xã hội để mô tả phụ nữ và hạ thấp họ thành vô giá trị. Còn những từ nào tương tự nữa? “Tính đàn bà”, “tóc dài não ngắn”, “ngực to, óc như trái nho”, v.v. đều là những thuật ngữ xúc phạm phụ nữ. Như ngươi có thể thấy, những thuật ngữ này được sử dụng để xúc phạm phụ nữ bằng cách đề cập đến những đặc điểm hoặc tên gọi đặc thù của nữ giới. Rõ ràng, xã hội và loài người nhìn nhận phụ nữ ở một góc độ hoàn toàn khác so với đàn ông, một góc độ bất bình đẳng. Chẳng phải như vậy là bất công sao? Đây không phải là nói hay nhìn nhận vấn đề trên cơ sở bình đẳng nam nữ, mà là coi thường phụ nữ dưới góc độ trọng nam khinh nữ và hoàn toàn bất bình đẳng giữa nam và nữ. Do đó, trong xã hội hoặc giữa người với người, nhiều thuật ngữ đã xuất hiện đề cập đến những đặc điểm và cách xưng hô dành cho nữ giới để mô tả các vấn đề khác nhau liên quan đến con người, sự việc và sự vật. Ví dụ: những cụm từ như “dè dặt như đàn bà”, “đàn bà”, “tính đàn bà”, “tóc dài não ngắn”, “ngực to, óc như trái nho” mà chúng ta vừa đề cập được mọi người sử dụng không chỉ để mô tả phụ nữ và nhắm đến phụ nữ, mà còn để chế giễu, hạ thấp và vạch trần những con người, sự việc và sự vật mà họ xem thường, bằng các thuật ngữ liên quan đến đặc điểm của phụ nữ và giới tính nữ. Cũng giống như khi diễn tả một người là vô nhân tính, người ta có thể nói rằng người này là lòng lang dạ sói, bởi vì người ta cho rằng lòng lang dạ sói không phải là những thứ tốt đẹp, nên họ ghép vào để diễn tả mức độ tột cùng của sự mất nhân tính. Tương tự như vậy, vì nhân loại khinh miệt phụ nữ và coi thường sự tồn tại của phụ nữ, nên họ sử dụng một số thuật ngữ gắn với phụ nữ để mô tả những con người, sự việc và sự vật họ khinh miệt. Đây rõ ràng là bôi nhọ nữ giới. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Trong mọi trường hợp, cách mà nhân loại và xã hội nhìn nhận cũng như định nghĩa phụ nữ là bất công và trái với sự thật. Nói ngắn gọn, thái độ của nhân loại đối với phụ nữ có thể được mô tả bằng hai từ: “bôi nhọ” và “đàn áp”. Phụ nữ không được phép đứng lên hành sự, không được thực hiện bất kỳ nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội nào, càng không được đóng bất kỳ vai trò nào trong xã hội. Tóm lại, phụ nữ không được phép ra khỏi nhà để tham gia vào bất kỳ công việc nào trong xã hội – đây là tước đoạt quyền lợi của phụ nữ. Phụ nữ không được phép tự do tưởng tượng, cũng không được tự do nói năng, càng không được tự do hành động, và không được phép làm bất cứ điều gì mà lẽ ra họ được làm. Đây chẳng phải là áp bức phụ nữ sao? (Thưa, phải.) Sự áp bức phụ nữ của văn hóa truyền thống thể hiện rõ trong những yêu cầu về đức hạnh đặt ra cho họ. Xem xét những yêu cầu khác nhau đặt ra cho phụ nữ bởi gia đình, xã hội và cộng đồng, thì sự áp bức phụ nữ chính thức bắt đầu kể từ khi bắt đầu hình thành các cộng đồng và kể từ khi con người tạo ra sự phân chia rõ rệt về giới tính. Nó đạt đến đỉnh điểm khi nào? Sự áp bức phụ nữ đạt đến đỉnh điểm sau khi dần dần xuất hiện những câu nói và yêu cầu khác nhau về đức hạnh trong văn hóa truyền thống. Vì có những văn bản quy định và câu nói rõ ràng, nên những văn bản quy định và câu nói rõ ràng này trong xã hội đã định hình dư luận, cũng như hình thành một loại thế lực. Dư luận này và thế lực này đã trở thành một thứ lồng giam và xiềng xích không thể kháng cự đối với phụ nữ, những người chỉ biết chấp nhận số phận, bởi vì sống giữa loài người, trong những thời đại khác nhau của xã hội, phụ nữ chỉ biết cam chịu bất công, chịu đựng tủi nhục, hạ mình, trở thành nô lệ cho xã hội, thậm chí cho đàn ông. Cho đến tận ngày nay, những tư tưởng và câu nói cổ xưa, lâu đời đó được đưa ra về chủ đề đức hạnh vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội loài người hiện đại, bao gồm nam giới và tất nhiên là cả nữ giới. Phụ nữ vô tình và vô thức sử dụng những câu nói về đức hạnh này và dư luận xã hội nói chung để tự ràng buộc mình, và tất nhiên trong tiềm thức, họ cũng đang đấu tranh để thoát khỏi xiềng xích và lồng giam này. Tuy nhiên, vì con người không có chút phản kháng nào trước thế lực dư luận mạnh mẽ này trong xã hội – hay nói chính xác hơn, con người không thể nhìn rõ thực chất của các câu nói khác nhau trong văn hóa truyền thống, cũng như không thể nhìn thấu chúng – nên dù có muốn, họ cũng không thể thoát ra và bước ra khỏi những xiềng xích, lồng giam này được. Về mặt chủ quan, đó là bởi vì con người không thể nhìn rõ những vấn đề này; về mặt khách quan, đó là bởi vì con người không hiểu lẽ thật, cũng như không hiểu được chính xác ý của Đấng Tạo Hóa là gì khi Ngài tạo dựng con người, hay tại sao Ngài lại tạo dựng bản năng nam và nữ. Vì vậy, cả nam và nữ đều sống và tồn tại trong khuôn khổ đức hạnh xã hội rộng lớn này, và dù có đấu tranh quyết liệt đến đâu bên trong môi trường xã hội rộng lớn này, họ vẫn không thể thoát khỏi xiềng xích của những câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống, những câu nói đã trở thành xiềng xích vô hình trong tâm trí mỗi người.

Những câu nói áp bức phụ nữ đó trong văn hóa truyền thống giống như xiềng xích vô hình không chỉ đối với phụ nữ, mà tất nhiên là cả đối với đàn ông. Tại sao Ta lại nói như vậy? Bởi vì sinh ra giữa nhân loại và là những thành viên quan trọng không kém của xã hội này, đàn ông cũng bị hun đúc và chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa đạo đức truyền thống này. Những thứ này cũng đã ăn sâu trong tâm trí của từng người đàn ông, và tất cả đàn ông đều vô thức bị ảnh hưởng và trói buộc bởi văn hóa truyền thống. Ví dụ: đàn ông cũng tin chắc vào những câu từ như “dè dặt như đàn bà”, “nữ nhân không tài chính là đức”, “phụ nữ phải hiền lương thục đức” và “phụ nữ phải tiết hạnh”, họ cũng bị bó buộc sâu sắc bởi những thứ này của văn hóa truyền thống giống như phụ nữ. Một mặt, những câu nói áp bức phụ nữ này rất có lợi và giúp nâng cao vị thế của đàn ông, và qua đó có thể thấy rằng, trong xã hội, đàn ông đã có được sự trợ giúp to lớn của dư luận trong vấn đề này. Vì thế mà họ sẵn lòng tiếp nhận những quan điểm và ngôn từ áp bức phụ nữ này. Mặt khác, đàn ông cũng bị lừa dối và ảnh hưởng bởi những điều này trong văn hóa đạo đức truyền thống, nên cũng có thể nói rằng – bên cạnh phụ nữ – thì đàn ông cũng là một nửa nạn nhân còn lại của làn sóng văn hóa truyền thống. Có người nói: “Cả xã hội bênh vực chế độ phụ quyền, sao lại nói đàn ông cũng là nạn nhân?”. Phải nhìn nhận điều này từ góc độ nhân loại đã bị cám dỗ, lừa dối, làm cho lầm lạc, tê liệt và bị bó buộc bởi văn hóa đạo đức truyền thống. Phụ nữ đã bị tổn hại sâu sắc bởi những tư tưởng đạo đức trong văn hóa truyền thống, và tương tự, đàn ông cũng đã bị lừa dối sâu sắc và bị tàn hại nặng nề. “Lừa dối” còn có nghĩa khác là gì? Nó còn có nghĩa là con người chưa có quan điểm đúng đắn để đánh giá đàn ông và định nghĩa phụ nữ. Bất kể họ nhìn nhận những điều này từ góc độ nào, thì tất cả cũng đều dựa trên văn hóa truyền thống, chứ không phải lẽ thật do Đức Chúa Trời bày tỏ hay các quy luật và phép tắc đa dạng do Đức Chúa Trời đặt ra cho nhân loại, cũng không dựa trên những điều tích cực Ngài đã bày tỏ cho nhân loại. Từ góc độ này, đàn ông cũng là những nạn nhân đã bị văn hóa truyền thống cám dỗ, lừa dối, làm cho lầm lạc, tê liệt và bị bó buộc. Vì thế, đàn ông không nên nghĩ phụ nữ thật đáng thương chỉ vì phụ nữ không có vị thế trong xã hội này, và đàn ông không nên tự mãn chỉ vì vị thế xã hội của họ cao hơn phụ nữ. Đừng mừng vội; thực ra đàn ông cũng rất đáng thương. So với phụ nữ, họ cũng đáng thương không kém. Tại sao Ta lại nói họ đều đáng thương như nhau? Nhìn lại định nghĩa và đánh giá của xã hội và nhân loại về đàn ông, cũng như một số trách nhiệm giao cho họ. Xét yêu cầu của nhân loại đối với đàn ông mà chúng ta thông công lần trước – “Giàu sang không mê hoặc nổi, nghèo hèn không lay chuyển nổi, uy lực không khuất phục nổi”, thì mục đích cuối cùng của yêu cầu này là định nghĩa đàn ông phải là nam tử hán đại trượng phu, một danh hiệu tiêu chuẩn của đàn ông. Một khi danh hiệu “nam tử hán đại trượng phu” này được đặt lên vai người đàn ông, thì họ buộc phải sống cho xứng đáng với danh hiệu đó, và muốn như vậy, họ phải hy sinh nhiều điều vô nghĩa và làm nhiều điều đi ngược lại với nhân tính bình thường. Ví dụ: nếu ngươi là đàn ông và muốn được xã hội công nhận là nam tử hán đại trượng phu, thì ngươi không được yếu đuối, kiểu gì cũng không được sợ sệt, phải có ý chí kiên cường, không được than mệt, không được khóc hay thể hiện bất kỳ sự yếu đuối nào của con người, thậm chí không được buồn bã, và không được chùng xuống. Lúc nào ánh mắt ngươi cũng phải có thần thái, vẻ mặt ngươi cũng phải kiên nghị, không sợ hãi, và ngươi phải có thể bừng bừng nộ khí với kẻ thù, để xứng danh “nam tử hán đại trượng phu”. Điều đó có nghĩa là ngươi phải gom lấy dũng khí và hiên ngang trong cuộc đời này. Ngươi không được là một người tầm thường, bình thường, trung bình hoặc không có gì nổi bật. Ngươi phải vượt lên trên người bình thường và là một siêu nhân có ý chí phi thường, cùng nghị lực, sự bền bỉ và ngoan cường phi thường, để xứng đáng được gắn mác “nam tử hán đại trượng phu”. Đây chỉ là một trong những yêu cầu của văn hóa truyền thống đối với đàn ông. Điều đó có nghĩa là đàn ông có thể đi nhậu nhẹt, gái gú, cờ bạc, nhưng phải kiên cường hơn phụ nữ và phải có ý chí phi thường. Bất kể điều gì xảy đến, ngươi cũng không được nhượng bộ, nao núng hoặc nói “không”, và không được tỏ ra rụt rè, sợ hãi hay hèn nhát. Ngươi phải che đậy, giấu giếm những biểu hiện của nhân tính bình thường này, và kiểu gì cũng không được để lộ hay để ai thấy chúng, kể cả cha mẹ của chính ngươi, những người thân nhất của ngươi hay những người ngươi yêu thương nhất. Tại sao vậy? Bởi vì ngươi muốn là một nam tử hán đại trượng phu. Một đặc điểm khác của nam tử hán đại trượng phu là không có con người, sự việc hay sự vật nào có thể ngăn cản được quyết tâm của họ. Bất cứ khi nào một người đàn ông muốn làm gì – khi họ có bất kỳ chí hướng, lý tưởng, hoặc nguyện vọng nào, chẳng hạn như phục vụ đất nước, nghĩa khí với bạn bè, xả thân vì bạn bè, hoặc cho dù họ muốn làm nghề gì, có tham vọng nào, bất kể đúng sai – thì cũng không ai ngăn cản được họ; tình yêu dành cho phụ nữ, những trách nhiệm với gia đình, họ hàng hay xã hội cũng không thể thay đổi được hay khiến họ từ bỏ chí hướng, lý tưởng, hoặc nguyện vọng của mình. Không ai có thể thay đổi được quyết tâm của họ, những mục tiêu họ khao khát đạt được hay con đường họ muốn đi. Đồng thời, họ cũng đòi hỏi bản thân không lúc nào được buông lơi. Hễ họ buông lơi, chùng xuống, hoặc muốn quay trở lại làm tròn trách nhiệm với gia đình, làm người con ngoan với cha mẹ, chăm sóc con cái, làm người bình thường, và từ bỏ những lý tưởng, khát vọng, con đường họ muốn đi, cũng như mục tiêu họ muốn đạt được, thì họ sẽ không còn là nam tử hán đại trượng phu nữa. Và nếu không phải là một nam tử hán đại trượng phu, thì họ là gì? Họ sẽ trở thành một kẻ thật nhu nhược, một kẻ vô tích sự – những đặc điểm mà cả xã hội xem thường, và tất nhiên bản thân họ cũng xem thường. Khi một người đàn ông nhận ra có những vấn đề và thiếu sót trong hành động và hành xử của mình mà không đáp ứng được tiêu chuẩn là nam tử hán đại trượng phu, thì trong lòng họ sẽ xem thường bản thân mình và cảm thấy mình không có chỗ đứng trong xã hội này, không có đất để dụng võ, và không thể được gọi là một nam tử hán đại trượng phu, hay thậm chí còn không được gọi là đàn ông. Một đặc điểm khác của nam tử hán đại trượng phu là “uy lực không khuất phục nổi” – một dạng tinh thần khiến họ không thể bị khuất phục trước bất kỳ cường quyền, bạo lực, đe dọa nào hoặc những điều tương tự. Bất kể gặp phải cường quyền, bạo lực, đe dọa hay thậm chí nguy hiểm đến tính mạng đến đâu, thì những người đàn ông như vậy cũng không sợ chết và có thể vượt qua hàng loạt nghịch cảnh. Họ sẽ không bị dồn vào thế buộc phải nhân nhượng hay vì sợ hãi mà đầu phục, họ sẽ không vì tham sống sợ chết mà khuất phục trước bất kỳ thế lực nào, và họ sẽ không hạ mình để thỏa hiệp. Một khi họ khuất phục trước cường quyền hay bất kỳ loại thế lực nào vì trách nhiệm, nghĩa vụ hay lý do nào khác, thì dù có sống sót và giữ được mạng sống của mình, họ cũng sẽ cảm thấy ghê tởm hành vi của bản thân vì văn hóa đạo đức truyền thống họ tôn sùng. Tinh thần võ sĩ đạo ở Nhật Bản có hơi hướng như vậy. Một khi ngươi thất bại hoặc bị ô nhục, ngươi sẽ cảm thấy mình phải mổ bụng tự sát. Có được sự sống có dễ dàng không? Con người chỉ sống có một lần. Nếu ngay cả một thất bại hay trở ngại nhỏ mà cũng khiến người ta nghĩ đến cái chết, thì có phải đây là do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống không? (Thưa, phải.) Khi một vấn đề xảy đến với họ và họ không thể đưa ra quyết định nhanh chóng, không thể đưa ra lựa chọn đáp ứng yêu cầu của văn hóa truyền thống, không thể chứng tỏ tôn nghiêm và nhân cách của mình, hoặc chứng tỏ rằng mình là nam tử hán đại trượng phu, thì họ sẽ tìm đến cái chết và tự sát. Sở dĩ đàn ông có thể giữ những tư tưởng và quan điểm này là do ảnh hưởng nặng nề của văn hóa truyền thống và cách nó bó buộc tư duy của họ. Nếu họ không bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng và quan điểm của văn hóa truyền thống, thì đã không có nhiều đàn ông tự tử hoặc mổ bụng tự sát đến vậy. Đối với định nghĩa nam tử hán đại trượng phu, đàn ông tiếp nhận một cách rất quả quyết và chắc chắn những tư tưởng và quan điểm này của văn hóa truyền thống, coi chúng là những điều tích cực để đánh giá và kiềm chế bản thân, đồng thời đánh giá và kiềm chế những người đàn ông khác. Xét những tư tưởng, quan điểm, lý tưởng, mục tiêu của đàn ông, và con đường họ chọn, tất cả đều chứng tỏ rằng hết thảy đàn ông đều đã bị ảnh hưởng và đầu độc sâu sắc bởi văn hóa truyền thống. Nhiều câu chuyện chiến công anh hùng và những truyền thuyết đẹp chính là bức tranh chân thực về sự ăn sâu của văn hóa truyền thống vào tâm trí con người. Từ góc độ này, có phải đàn ông cũng bị văn hóa truyền thống đầu độc sâu sắc y như phụ nữ không? Văn hóa truyền thống đơn thuần đặt ra những tiêu chuẩn yêu cầu khác nhau đối với đàn ông và phụ nữ, xúc phạm, bôi nhọ, kìm hãm và kiểm soát phụ nữ đến vô hạn, trong khi ra sức thúc đẩy, lôi kéo, xúi giục và kích động đàn ông không được là kẻ hèn nhát hoặc tầm thường, bình thường. Yêu cầu đối với đàn ông là mọi việc họ làm phải khác biệt với phụ nữ, vượt trội hơn họ, cao hơn họ và vượt xa họ. Đàn ông phải kiểm soát xã hội, kiểm soát nhân loại, kiểm soát các trào lưu và phương hướng trong xã hội, cũng như kiểm soát mọi sự trong xã hội. Đàn ông thậm chí phải là người nắm toàn quyền trong xã hội, có quyền kiểm soát xã hội và con người, và quyền lực này còn bao gồm cả việc thống trị và kiểm soát phụ nữ. Đây là những gì đàn ông nên mưu cầu, và đây cũng là khí khái anh hùng của một nam tử hán đại trượng phu.

Trong thời đại ngày nay, nhiều quốc gia đã trở thành xã hội dân chủ, ở đó quyền lợi của phụ nữ và trẻ em phần nào được đảm bảo, và sự ảnh hưởng, ràng buộc của những tư tưởng, quan điểm này trong văn hóa truyền thống đối với con người không còn quá rõ ràng. Cuối cùng, nhiều phụ nữ cũng đã vươn lên được trong xã hội, và phụ nữ ngày càng tham gia vào nhiều lĩnh vực cũng như ngành nghề. Tuy nhiên, bởi vì những tư tưởng văn hóa truyền thống từ lâu đã ăn sâu vào tâm trí con người – không chỉ trong tâm trí phụ nữ mà cả đàn ông, nên cả đàn ông lẫn phụ nữ đều vô thức sử dụng quan điểm và lập trường trong văn hóa truyền thống để suy ngẫm và nhìn nhận mọi sự. Tất nhiên, họ cũng đảm nhận nhiều nghề nghiệp và công việc khác nhau dưới sự dẫn dắt của những tư tưởng, quan điểm của văn hóa truyền thống. Trong xã hội ngày nay, mặc dù sự bình đẳng nam nữ đã cải thiện phần nào, nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ trong văn hóa truyền thống vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong tâm trí mọi người, và ở hầu hết các quốc gia, nền giáo dục về cơ bản vẫn dựa trên những tư tưởng cốt lõi này của văn hóa truyền thống. Vì vậy, dù trong xã hội này, con người ít khi dùng những câu nói này của văn hóa truyền thống để nói về các vấn đề khác nhau, nhưng họ vẫn bị giam cầm trong khuôn khổ tư tưởng của văn hóa truyền thống. Xã hội hiện đại có những thuật ngữ gì để khen ngợi phụ nữ? Chẳng hạn như “nữ hán tử”, “nữ cường nhân”. Đây là cách gọi tôn trọng hay xúc phạm? Có những người phụ nữ nói: “Có người gọi tôi là nữ hán tử, mà tôi cho là quá khen. Thế nào nhỉ? Tôi đã hòa nhập vào xã hội nam giới và vị thế của tôi đã được nâng cao. Dù là phụ nữ, nhưng khi thêm chữ ‘hán tử’ vào, tôi trở thành nữ hán tử, vì thế tôi có thể là người bình đẳng với nam giới, và đó là một vinh dự!”. Đây là một dạng công nhận và chấp nhận người phụ nữ này bởi một cộng đồng hoặc tập thể trong xã hội loài người – một điều vô cùng vinh dự, phải không? Nếu một người phụ nữ được mô tả là nữ hán tử, thì điều đó chứng tỏ người phụ nữ này rất có năng lực, giống như đàn ông, không thua kém đàn ông, và sự nghiệp, tài năng, thậm chí cả địa vị xã hội, chỉ số IQ, cũng như cách cô ấy có được chỗ đứng trong xã hội đều đủ để sánh ngang với đàn ông. Theo như Ta thấy, đối với hầu hết phụ nữ thì danh hiệu “nữ hán tử” là một phần thưởng của xã hội, một dạng công nhận địa vị xã hội mà xã hội hiện đại trao cho phụ nữ. Có phụ nữ nào muốn trở thành nữ hán tử không? Mặc dù danh hiệu này nghe không thuận tai, nhưng dù thế nào đi nữa, việc gọi một phụ nữ là nữ hán tử chắc chắn là đang khen ngợi cô ấy là người rất có bản lĩnh và năng lực, là một sự tán đồng dành cho cô ấy trong mắt nam nhân. Về danh hiệu cho đàn ông, mọi người vẫn bám vào những quan niệm truyền thống không bao giờ thay đổi. Ví dụ: một số đàn ông không có chí hướng sự nghiệp, không mưu cầu quyền lực hay địa vị, mà an phận với hiện trạng, bằng lòng với công việc và cuộc sống bình thường, cũng như hết sức chăm lo cho gia đình. Những người đàn ông như vậy bị xã hội gọi là gì? Có phải họ bị mô tả là kẻ vô tích sự không? (Thưa, phải.) Một số đàn ông rất kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong công việc, hành sự từng bước một, hết sức thận trọng. Một số người gọi họ là gì? “Hơi đàn bà” hoặc “dè dặt như đàn bà”. Ngươi thấy đấy, đàn ông không bị xúc phạm bằng ngôn từ tục tĩu, mà bằng những cụm từ gắn với phụ nữ. Nếu người ta muốn nâng tầm nữ giới, họ sẽ sử dụng những thuật ngữ như “nữ cường nhân” và “nữ hán tử” để nâng cao vị thế và khẳng định năng lực của một phụ nữ, trong khi những thuật ngữ như “dè dặt như đàn bà” được sử dụng để bôi nhọ và trách cứ đàn ông vì không nam tính. Đây chẳng phải là một hiện tượng phổ biến trong xã hội sao? (Thưa, phải.) Những câu nói này xuất hiện trong xã hội hiện đại chứng tỏ một vấn đề, đó là mặc dù văn hóa truyền thống dường như xa rời cuộc sống hiện đại cũng như vô cùng xa rời tâm trí con người, và mặc dù con người hiện nay nghiện Internet hoặc các loại thiết bị điện tử, hoặc bị mê đắm đủ kiểu lối sống hiện đại, và cho dù con người có sống cực kỳ thoải mái trong môi trường sống hiện đại, hay có nhân quyền và tự do, thì đó cũng chỉ là bề ngoài; thực tế là phần lớn chất độc của văn hóa truyền thống vẫn còn đọng lại trong tâm trí họ. Mặc dù con người đã có được chút tự do về thân thể, một số quan điểm chủ đạo của họ về con người và sự việc dường như đã thay đổi, họ dường như đã có được một mức độ tự do nhất định trong tư duy, dường như họ đã có được những hiểu biết sâu sắc mới trong xã hội hiện đại này nhờ sự lan truyền tin tức nhanh chóng và công nghệ thông tin tiên tiến, và họ đã biết cũng như nhìn thấy nhiều điều ở thế giới bên ngoài, nhưng con người vẫn sống dưới cái bóng của vô vàn câu nói về đức hạnh mà văn hóa truyền thống cổ xúy. Ngay cả khi có những người nói rằng: “Tôi là người phi truyền thống nhất trên đời, tôi rất hiện đại, tôi là người theo chủ nghĩa hiện đại”, và mũi họ xỏ khuyên vàng, tai đeo khuyên, quần áo rất mốt và thời thượng, nhưng quan điểm của họ về con người và sự việc, cũng như về cách hành xử và hành động vẫn không thể tách khỏi văn hóa truyền thống. Tại sao con người lại không thể sống thiếu văn hóa truyền thống được? Bởi vì con tim và khối óc họ đã mê đắm và bị giam cầm trong văn hóa truyền thống. Mọi thứ sinh ra trong sâu thẳm tâm hồn họ, ngay cả những tư tưởng thoáng qua tâm trí họ, cũng đều bắt nguồn từ sự truyền thụ và hun đúc của văn hóa truyền thống, tất cả đều sinh ra trong khuôn khổ văn hóa truyền thống bao la này, thay vì tách biệt khỏi ảnh hưởng của nó. Có phải những sự thật này chứng tỏ rằng con người đã bị văn hóa truyền thống giam cầm rồi không? (Thưa, phải.) Con người đã bị giam cầm bởi văn hóa truyền thống. Không cần biết ngươi có đọc nhiều hay học cao hay không, miễn là ngươi sống giữa loài người, thì ngươi sẽ không tránh khỏi bị văn hóa đạo đức truyền thống của loài người hun đúc và ảnh hưởng, bởi vì những thứ của văn hóa truyền thống sản sinh ra một loại lực lượng và thế lực vô hình tồn tại khắp nơi, không chỉ trong trường học và sách giáo khoa của con người, mà đặc biệt là trong gia đình họ, và tất nhiên là ở mọi ngóc ngách của xã hội. Bằng cách này, con người vô thức bị những thứ này tiêm nhiễm, ảnh hưởng, lừa dối và làm cho lầm lạc. Vì thế mà con người sống dưới sự trói buộc, xiềng xích và chi phối của văn hóa truyền thống, và dù có muốn họ cũng không thể trốn tránh hay thoát ra được. Họ đang sống trong kiểu môi trường xã hội này. Đây là hiện trạng và cũng là sự thật.

Xét trên những câu nói về đức hạnh và thực chất của chúng mà chúng ta thông công lần trước, thì những câu nói như vậy trong văn hóa truyền thống che đậy tâm tính và thực chất bại hoại của nhân loại, và tất nhiên cũng che đậy sự thật rằng Sa-tan làm bại hoại nhân loại. Những định nghĩa về đàn ông và phụ nữ trong văn hóa truyền thống mà chúng ta vừa thông công hôm nay đã minh họa rõ ràng một khía cạnh thực chất khác của các câu nói về đức hạnh. Thực chất đó là gì? Những câu nói về đức hạnh này không chỉ gây mê hoặc, lầm lạc và bó hẹp tư duy của con người, mà đương nhiên còn gieo rắc vào họ những khái niệm và quan điểm sai lầm về đủ loại con người, sự việc và sự vật. Đây là sự thật, và là một khía cạnh thực chất khác của những câu nói về đức hạnh mà Sa-tan chủ trương. Làm thế nào để chứng minh lời khẳng định này? Chẳng phải những định nghĩa về đàn ông và phụ nữ trong các câu nói về đức hạnh chúng ta vừa thông công đã đủ để minh họa điểm này sao? (Thưa, phải.) Chúng thực sự đủ để minh họa điểm này. Những câu nói về đức hạnh chỉ nói về hành vi đúng, sai, sự thực hành tốt, xấu, và chỉ nói về tốt xấu, đúng sai trên bề mặt. Chúng không cho con người biết điều gì là tích cực, tiêu cực, tốt, xấu, đúng, sai khi liên quan đến con người, sự việc và sự vật. Những điều chúng buộc con người tuân theo không phải là các tiêu chí hay nguyên tắc đúng đắn về cách hành xử và hành vi phù hợp với nhân tính hay có lợi cho con người. Bất kể những câu nói về đức hạnh này có vi phạm quy luật tự nhiên của nhân tính, hay liệu con người có sẵn lòng tuân theo chúng hay không, thì chúng cũng buộc con người phải cứng nhắc bám vào giáo điều, không phân biệt đúng sai, tốt xấu. Nếu ngươi không tuân theo chúng, xã hội sẽ khiển trách và lên án ngươi, thậm chí bản thân ngươi cũng sẽ khiển trách chính mình. Đây có phải là bức tranh chân thực về sự bó hẹp tư duy con người của văn hóa truyền thống không? Đây chính xác là sự phản ánh chân thực về sự bó hẹp tư duy con người của văn hóa truyền thống. Một khi văn hóa truyền thống làm nảy sinh ra những câu nói, yêu cầu và quy tắc mới, hoặc định hình dư luận, hoặc thiết lập một trào lưu hay quy ước trong xã hội, thì tất yếu ngươi sẽ bị cuốn theo trào lưu hoặc quy ước này, không dám nói “không” hay từ chối, càng không dám đưa ra bất kỳ nghi ngờ và ý kiến trái chiều nào. Ngươi chỉ có thể cố mà theo, nếu không sẽ bị xã hội hắt hủi và chê trách, thậm chí bị dư luận khiển trách và nhân loại lên án. Hậu quả của việc bị khiển trách và lên án là gì? Ngươi sẽ không còn mặt mũi nào gặp mọi người, bởi vì ngươi sẽ không có tôn nghiêm, bởi vì ngươi không thể tuân theo đạo đức xã hội, ngươi không có đạo đức, và ngươi không có đức hạnh mà văn hóa truyền thống yêu cầu, vì thế ngươi sẽ không có chỗ đứng trong xã hội. Hậu quả của việc không có chỗ đứng trong xã hội là gì? Đó là ngươi sẽ không xứng đáng được sống trong xã hội này, và mọi khía cạnh nhân quyền của ngươi sẽ bị tước đoạt, thậm chí đến mức quyền được sống, quyền được nói, và quyền thực hiện nghĩa vụ của ngươi sẽ bị cản trở, hạn chế. Đây là cách văn hóa truyền thống ảnh hưởng và đe dọa loài người. Ai cũng là nạn nhân của nó, và tất nhiên ai cũng là người thực thi nó. Ngươi trở thành nạn nhân của những dư luận này, đương nhiên cũng trở thành nạn nhân của đủ loại người trong xã hội, đồng thời còn trở thành nạn nhân của chính sự tiếp nhận văn hóa truyền thống của bản thân mình. Suy cho cùng, ngươi trở thành nạn nhân của những thứ này trong văn hóa truyền thống. Những thứ này trong văn hóa truyền thống có ảnh hưởng lớn đến nhân loại không? (Thưa, có.) Ví dụ: nếu một phụ nữ là đối tượng của tin đồn rằng cô không hiền lương thục đức, rằng cô không phải là một người phụ nữ tốt, thì về sau, mỗi khi cô bắt đầu một công việc mới hay gia nhập bất kỳ tập thể nào, ngay khi mọi người biết đến những câu chuyện về cô, nghe theo mấy kẻ buôn chuyện và phán xét cô, thì trong mắt mọi người, sẽ không ai coi cô là người phụ nữ tốt cả. Một khi tình trạng này xảy ra, cô sẽ khó mà phát triển hoặc tồn tại được trong xã hội. Một số người thậm chí không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải che giấu danh tính của mình và chuyển đến một thành phố hoặc môi trường khác. Quyền lực của dư luận xã hội có mạnh không? (Thưa, có.) Lực lượng vô hình này có thể hủy hoại, tàn phá và chà đạp bất cứ ai. Ví dụ: nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời, thì rõ ràng ngươi khó mà tồn tại được trong môi trường xã hội Trung Quốc. Tại sao lại rất khó tồn tại? Bởi vì một khi ngươi tin vào Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của mình và dâng mình cho Ngài, thì đôi khi sẽ không tránh khỏi việc ngươi không thể dành thời gian chăm lo cho gia đình, và những con quỷ ngoại đạo sẽ tung tin đồn rằng ngươi “không sống cuộc sống bình thường”, “từ bỏ gia đình”, “chạy trốn với ai đó”, v.v. Mặc dù những phát ngôn này không đúng sự thật, và tất cả đều là suy đoán và tin đồn thất thiệt, nhưng một khi ngươi là đối tượng của những lời buộc tội này, thì ngươi sẽ rơi vào tình thế vô cùng khó khăn. Mỗi khi ngươi đi mua sắm, mọi người sẽ nhìn ngươi với ánh mắt kỳ cục, và thì thầm, bình phẩm sau lưng ngươi, nói rằng: “Người này theo đạo, không có đức hạnh của phụ nữ, sống cuộc sống không đứng đắn, suốt ngày chạy đây đó. Phụ nữ gì mà không tập trung sức lực vào việc sống cuộc sống bình thường. Làm gì mà chạy khắp nơi vậy? Phụ nữ phải theo tam tòng, tứ đức của Nho giáo, nghe chồng, dạy con”. Nghe thấy thế, ngươi sẽ cảm thấy thế nào? Rất tức giận phải không? Việc ngươi tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình thì liên quan gì đến họ? Đó hoàn toàn không phải là việc của họ, thế mà họ lại có thể coi nó như một chủ đề tán gẫu sau bữa ăn, và bình phẩm, bàn tán về nó như thể công chuyện quan trọng. Đây chẳng phải là một hiện tượng trong xã hội sao? Đây chẳng phải là một hiện tượng có thể thấy nhan nhản khắp nơi sao? Ví dụ: ngươi có một đồng nghiệp trước đây rất thân với ngươi, nhưng khi họ nghe nói ngươi tin vào Đức Chúa Trời, họ lại gieo rắc đủ lời đàm tiếu sau lưng ngươi, và thế là giờ đây nhiều người tránh xa ngươi và mối quan hệ giữa ngươi với họ rạn nứt. Mặc dù thái độ của ngươi với công việc vẫn như trước, nhưng ngay khi những lời đàm tiếu này đến tai hầu hết mọi người, thì ngươi có còn thấy dễ dàng phát triển được trong công việc này không? (Thưa, không dễ dàng.) Thái độ của mọi người đối với ngươi có khác trước không? (Thưa, có.) Tất cả họ sẽ nói về điều gì? “Người phụ nữ này không tập trung sức lực vào việc sống cuộc sống bình thường. Làm gì mà lại đi tin vào tôn giáo vậy?”, rồi “Tại sao đàn ông lại tin vào tôn giáo? Chỉ những kẻ thất bại mới tin vào tôn giáo! Đó là việc của phụ nữ, còn nam tử hán đại trượng phu thì phải tập trung vào sự nghiệp!”. Có ai từng nói những điều này chưa? (Thưa, rồi.) Những lời này đến từ đâu? Việc ngươi tin vào Đức Chúa Trời thì liên quan gì đến họ? Mọi người được tự do tín ngưỡng, người khác không có quyền can thiệp. Vậy tại sao họ lại có thể nói về ngươi? Tại sao họ lại chỉ trích ngươi bừa bãi một khi ngươi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời? Trong chừng mực nào đó, hệ quy chiếu cho những bình phẩm của họ chắc chắn là dựa trên những tư tưởng, quan điểm của văn hóa truyền thống, cũng như dựa trên thái độ của chính phủ quốc gia đối với đức tin. Mặc dù bề ngoài họ đang nói về ngươi, nhưng thực tế là họ đang chỉ trích bừa bãi, bàn tán thị phi và tùy tiện lên án ngươi. Trong mọi trường hợp, cơ sở để mọi người bình phẩm và phán xét, cũng như quan điểm và thái độ của họ đối với đức tin của ngươi phần lớn bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống và chủ nghĩa vô thần. Bởi vì ngoài việc dạy con người thế nào là đàn bà, thế nào là đàn ông, thì những tư tưởng cốt yếu của văn hóa truyền thống là gì? Đó là không có Thiên đàng và không có Đức Chúa Trời. Nói cách khác, đây là những quan điểm và tư tưởng vô thần. Vì vậy, họ bài trừ những người có đức tin, đặc biệt là những người tin vào Đức Chúa Trời thật. Nếu ngươi tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, thuộc về một tà giáo nào đó hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động tôn giáo nào, thì họ có thể không thèm để ý ngươi. Nếu ngươi mê tín thì họ vẫn có thể kết giao với ngươi, nhưng ngay khi ngươi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, đọc lời Ngài mỗi ngày, rao truyền Phúc Âm, thực hiện bổn phận, và đi theo Đức Chúa Trời, thì họ sẽ trở nên xung khắc tột độ với ngươi. Nguồn gốc sự xung khắc tột độ của họ với ngươi là gì? Nói chính xác, một mặt là bởi vì họ là những người ngoại đạo, tất cả đều đi theo Sa-tan và thuộc về Sa-tan; mặt khác là họ nhìn nhận mọi sự theo tư tưởng và quan điểm của văn hóa truyền thống, cũng như theo chính sách và pháp luật của con rồng lớn sắc đỏ – đây là những sự thật khách quan. Hễ thấy những con người, sự việc và sự vật không phù hợp với tư tưởng văn hóa truyền thống, hễ thấy người tin Đức Chúa Trời là đối tượng bị nhà nước đàn áp và đang bị vây bắt, thì họ coi thường người ta, bừa bãi phê phán, phán xét và lên án người ta, đồng thời hợp tác với chính quyền để theo dõi và tố giác những người tin vào Đức Chúa Trời. Cơ sở để họ làm như vậy là gì? Nó chủ yếu dựa trên văn hóa truyền thống, chủ nghĩa vô thần, và những chính sách tà ác của con rồng lớn sắc đỏ. Ví dụ: họ phán xét những người tin vào Đức Chúa Trời, nói rằng: “Phụ nữ gì mà không tập trung sức lực vào việc sống cuộc sống bình thường. Làm gì mà chạy khắp nơi vậy?” và “Đàn ông gì mà không mưu cầu sự nghiệp đàng hoàng. Làm gì mà lại tin vào tôn giáo? Đàn ông đích thực thì chí tại bốn phương. Nam tử hán đại trượng phu thì phải tập trung vào sự nghiệp!”. Nghĩ mà xem, chẳng phải tất cả những phát ngôn dung tục này rõ ràng bắt nguồn từ văn hóa truyền thống sao? (Thưa, phải.) Hết thảy đều bắt nguồn từ văn hóa truyền thống. Những con người tầm thường và trần tục này không mưu cầu tín ngưỡng nào cả, mà chỉ mưu cầu ăn uống và hưởng thụ xác thịt. Tâm trí họ không những chứa đầy những khuynh hướng xấu xa, mà còn bị trói buộc và giam hãm sâu sắc bởi những thứ này của văn hóa truyền thống, họ vô thức sống dưới sự ảnh hưởng của chúng, vì vậy đương nhiên là họ sẽ sử dụng những quan điểm này khi đối phó bất kỳ con người, sự việc nào. Đây là điều có thể xảy ra ở bất kỳ ngóc ngách nào trong xã hội hiện đại, và là điều hoàn toàn bình thường. Đây là cách mọi thứ vận hành trong một thế giới do Sa-tan kiểm soát và trong một thời đại tà ác và dâm loạn.

Các câu nói về đức hạnh không những tiêm nhiễm vào con người những quan niệm, quan điểm sai trái, mà còn khuyến khích và xúi giục họ chạy theo những tư tưởng cực đoan, có những hành vi cực đoan trong những bối cảnh và hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ: như đã đề cập trước đó, “Xả thân vì bạn bè” là loại yêu cầu Sa-tan đưa ra với lý do điều chỉnh đức hạnh của con người trong việc đối xử với bạn bè. Rõ ràng, những câu nói về khía cạnh đức hạnh này nhằm khiến người ta có những suy nghĩ, quan điểm phi lý tính và kém minh trí khi đối xử với bạn bè, thậm chí còn khiến họ khinh suất từ bỏ mạng sống vì bạn bè. Đây là một yêu cầu cực đoan, thái quá mà Sa-tan đặt ra cho con người về mặt đức hạnh. Trên thực tế, còn một số câu nói khác về đức hạnh tương tự như “Xả thân vì bạn bè” cũng đòi hỏi con người phải có những hành vi cực đoan. Đây đều là những câu nói vô nhân đạo và phi lý tính. Trong khi tiêm nhiễm vào con người những tư tưởng, quan điểm của văn hóa truyền thống, Sa-tan cũng yêu cầu con người phải tuân theo những suy nghĩ phi lý tính và những câu nói vô nhân đạo này, đồng thời buộc họ phải cứng nhắc tuân theo những tư tưởng và thực hành này. Có thể nói rằng đây chẳng khác nào đùa giỡn và hủy hoại nhân loại! Đó là những câu nói nào? Chẳng hạn như hai câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” và “Tằm xuân nhả tơ cho đến chết, nến cháy rụi mới hết chảy sáp” bảo con người – một cách rõ ràng hơn câu “Xả thân vì bạn bè” – rằng đừng trân quý sự sống, hãy lãng phí sự sống theo cách này. Khi người ta buộc phải hy sinh mạng sống của mình, họ không nên quá tham sống, mà phải tuân theo những câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” và “Tằm xuân nhả tơ cho đến chết, nến cháy rụi mới hết chảy sáp”. Các ngươi ít nhiều đều hiểu nghĩa đen của hai câu nói về đức hạnh này, nhưng chính xác thì chúng đang tuyên bố và xúi giục điều gì? “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” vì ai? “Tằm xuân nhả tơ cho đến chết, nến cháy rụi mới hết chảy sáp” vì ai? Mọi người nên đặt câu hỏi và phản tỉnh bản thân: làm theo lời khuyên của những câu nói này có ý nghĩa không? Những câu nói như vậy trước hết làm mê muội và tê liệt tâm trí ngươi, làm nhiễu loạn tầm nhìn của ngươi, sau đó tước đoạt nhân quyền của ngươi, dẫn ngươi đi sai hướng, cho ngươi những định nghĩa và quan điểm sai lầm, để rồi buộc ngươi phải hiến dâng tuổi trẻ và sự sống mình cho đất nước, xã hội và dân tộc này, cho sự nghiệp hoặc tình yêu. Bằng cách này, con người vô tình hiến dâng sự sống của mình cho Sa-tan trong một trạng thái mê muội, đờ đẫn, và hơn nữa còn làm vậy một cách tự nguyện, không phàn nàn hay hối tiếc. Chỉ đến tận khoảnh khắc hy sinh mạng sống của mình, họ mới hiểu ra tất cả, và cảm thấy bị lừa dối khi đang làm vậy vì những lý do vô nghĩa, nhưng đã quá muộn, không còn thời gian để hối tiếc nữa. Vậy là họ đã sống cả đời trong sự lừa dối, lừa gạt, hủy diệt, hủy hoại và chà đạp của Sa-tan, và cuối cùng, điều quý giá nhất họ có được – sự sống – cũng bị lấy đi. Đây là hậu quả của việc con người được giáo dục bằng những câu nói về đức hạnh trong văn hóa truyền thống, và nó hoàn toàn chứng minh một số phận thảm hại đến thế nào đang chờ đợi những ai sống dưới quyền lực của Sa-tan và bị nó lừa dối, lừa gạt. Có những từ nào để mô tả các thủ đoạn khác nhau Sa-tan dùng để đối trị nhân loại? Đầu tiên là “làm tê liệt”, “lừa dối”, còn gì nữa? Kể thêm cho Ta. (Thưa, đánh lừa, hủy hoại, chà đạp, tàn phá.) Ngoài ra còn có “xúi giục”, “đầu độc”, “đòi mạng sống” và cuối cùng là “đùa giỡn và ăn tươi nuốt sống con người”. Đây là hậu quả của việc Sa-tan làm bại hoại nhân loại. Con người sống dưới quyền lực của Sa-tan và sống theo những tâm tính Sa-tan. Nếu không nhờ Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét, hành phạt để cứu rỗi con người, thì chẳng phải toàn nhân loại sẽ bị Sa-tan tàn phá, nuốt chửng và hủy diệt sao?

Nhân loại tuyên bố những gì trong văn hóa truyền thống? “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” nghĩa là gì? Yêu cầu chính của câu nói này là làm việc gì cũng phải thành tâm và siêng năng, dốc hết sức lực, tận tâm tận lực cho đến lúc chết. Chính xác thì làm vậy là con người đang phục vụ ai? Tất nhiên đó là xã hội, quê hương đất nước, dân tộc. Vậy ai là người nắm quyền kiểm soát xã hội này, quê hương đất nước này và dân tộc này? Chắc chắn là Sa-tan và các quỷ vương. Vậy mục đích mà Sa-tan và các quỷ vương muốn đạt được khi sử dụng văn hóa truyền thống để lừa dối con người là gì? Một mặt là làm cho quốc gia lớn mạnh, dân tộc hưng thịnh, mặt khác là khiến cho người ta muốn làm rạng danh tổ tiên, được đời đời tưởng nhớ. Bằng cách đó, mọi người sẽ cảm thấy làm tất cả những việc này là niềm vinh dự lớn lao nhất, và họ sẽ biết ơn quỷ vương, cũng như sẵn lòng cống hiến sự sống của mình cho dân tộc, xã hội và tổ quốc. Trên thực tế, tất cả những gì họ đang làm là phục vụ Sa-tan và các quỷ vương, phục vụ vị thế thống trị của Sa-tan và các quỷ vương, đồng thời hy sinh mạng sống quý giá của mình vì chúng. Nếu thay vì bảo con người hết lòng, hết trí khôn và hết sức thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, cũng như sống thể hiện ra hình tượng giống con người, những câu nói của văn hóa truyền thống lại yêu cầu con người chết vì đất nước, vì quỷ vương, hoặc vì sự nghiệp nào khác, thì chúng đang lừa dối con người. Bề ngoài, chúng yêu cầu con người góp sức cho đất nước và dân tộc, dùng những lời nghe có vẻ cao siêu và hợp lý, nhưng thực tế là chúng đang buộc con người phải dâng hiến cả một đời nỗ lực, thậm chí hy sinh tính mạng để phục vụ vị thế thống trị của Sa-tan và các quỷ vương. Đây chẳng phải là lừa dối, lừa gạt và hại người sao? Những câu nói khác nhau do văn hóa truyền thống đưa ra không đòi hỏi con người phải sống thể hiện ra nhân tính bình thường trong đời thực, hay làm thế nào để làm tròn trách nhiệm và bổn phận của họ, mà thay vào đó đòi hỏi con người phải thể hiện những loại đức hạnh nào trong khuôn khổ xã hội nói chung, nghĩa là dưới quyền lực của Sa-tan. Tương tự như vậy, câu nói về đức hạnh “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” cũng là một giáo lý được đưa ra để buộc con người phải trung thành với xã hội, với dân tộc, và đặc biệt là với quê hương đất nước. Kiểu giáo lý này đòi hỏi con người phải cúc cung tận tụy phụng sự dân tộc, quê hương đất nước và xã hội, nỗ lực hết mình cho đến lúc chết. Chỉ những người cần cù và cống hiến hết mình đến chết mới được coi là cao thượng, có đạo đức, đáng được tôn kính và được đời sau tưởng nhớ. Vế đầu tiên của câu nói này: “Cúc cung tận tụy” có nghĩa là cần cù và cống hiến hết mình. Có vấn đề gì với vế này không? Nếu chúng ta nhìn từ góc độ bản năng con người và phạm vi con người có thể đạt được, thì vế này không có vấn đề gì lớn. Nó đòi hỏi con người phải siêng năng và cống hiến hết mình khi hành sự hoặc gánh vác sự nghiệp. Thái độ này về cơ bản không có gì sai, tương đối phù hợp với tiêu chuẩn của nhân tính bình thường, và con người nên có kiểu thái độ này trong mọi việc. Đây là một điều tương đối tích cực. Nghĩa là khi hành sự, ngươi chỉ cần cần cù, cống hiến hết mình, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, và sống đúng với lương tâm mình. Đối với bất kỳ ai có nhân tính, lương tâm và lý trí bình thường, thì không gì bình thường hơn điều này, và đó không phải là một đòi hỏi quá đáng. Nhưng câu này quá đáng ở chỗ nào? Đó là về yêu cầu con người “đến chết mới thôi”. Có một vấn đề với vế “đến chết mới thôi”, đó là ngươi không những phải cần cù và cống hiến hết mình, mà còn phải dâng hiến sự sống mình, đến chết mới thôi, chưa chết chưa thôi. Có nghĩa là ngươi phải hy sinh sự sống mình và cả một đời nỗ lực. Ngươi không được có những động cơ ích kỷ, và không được từ bỏ chừng nào còn hơi thở. Bỏ cuộc giữa chừng thay vì kiên trì đến chết thì không được coi là đức hạnh tốt. Đây là một tiêu chuẩn để đánh giá đức hạnh của con người trong văn hóa truyền thống. Khi làm một việc gì đó, nếu người ta đã cần cù và cống hiến hết mình rồi trong phạm vi khả năng cũng như sự sẵn lòng của mình, chỉ là họ không duy trì cho đến khi chết và bỏ cuộc giữa chừng, chọn một nghề khác hoặc nghỉ ngơi dưỡng sức trong những năm cuối đời, thì đây không phải là “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, vì vậy người này không có đức hạnh tốt. Tiêu chuẩn này như thế nào? Nó đúng hay sai? (Thưa, sai.) Rõ ràng, tiêu chuẩn này không phù hợp với bản năng của nhân tính bình thường và các quyền lợi mà người bình thường được hưởng. Nó không chỉ dừng lại ở yêu cầu con người cần cù, cống hiến hết mình, mà còn buộc con người phải duy trì như vậy đến chết mới thôi – đây là đòi hỏi của nó đối với con người. Khi làm một việc gì đó, bất kể ngươi cần cù đến đâu, hay nỗ lực cống hiến hết mình đến đâu, nhưng một khi ngươi bỏ cuộc giữa chừng vì không muốn tiếp tục, thì ngươi không phải là người có đức hạnh tốt; trong khi nếu ngươi cần cù ở mức độ trung bình và không cống hiến hết mình, nhưng duy trì như vậy đến lúc chết, thì ngươi là người có đức hạnh tốt. Đây có phải là một tiêu chuẩn để đánh giá đức hạnh của con người trong văn hóa truyền thống không? (Thưa, phải.) Đây quả thực là một tiêu chuẩn để đánh giá đức hạnh của con người trong văn hóa truyền thống. Nhìn từ góc độ này, yêu cầu “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” có đáp ứng được nhu cầu của nhân tính bình thường không? Điều này có công bằng và nhân đạo với con người không? (Thưa, không, nó bất công và vô nhân đạo.) Tại sao ngươi nói vậy? (Thưa, đó không phải là yêu cầu được đưa ra trong phạm vi nhân tính bình thường, mà là điều con người không sẵn lòng lựa chọn, và nó cũng trái với lương tâm, lý trí.) Ý nghĩa chính của tiêu chuẩn này là đòi hỏi con người phải từ bỏ những lựa chọn cá nhân, những khát vọng và lý tưởng cá nhân. Nếu tố chất và tài năng của ngươi có thể được dùng để phụng sự xã hội, nhân loại, dân tộc, quê hương đất nước và giới cầm quyền, thì ngươi phải vâng phục vô điều kiện và không được có lựa chọn nào khác. Ngươi phải cống hiến cuộc đời mình cho xã hội, cho dân tộc, cho quê hương đất nước, và thậm chí cho giới cầm quyền, cho đến lúc chết. Không được có lựa chọn thay thế nào cho sự nghiệp ngươi gánh vác trong cuộc đời này – ngươi không được có bất kỳ lựa chọn nào khác. Ngươi chỉ có thể sống vì lợi ích của dân tộc, nhân loại, xã hội, quê hương đất nước, và thậm chí của giới cầm quyền. Ngươi chỉ có thể phục vụ họ, và không được có bất kỳ nguyện vọng cá nhân nào, càng không được có động cơ ích kỷ. Ngươi không những phải hiến dâng tuổi trẻ và sức lực của mình, mà còn phải hiến dâng sự sống của mình, và đó là cách duy nhất để có thể là người có đức hạnh tốt. Nhân loại gọi đức hạnh tốt như vậy là gì? Đại nghĩa. Vậy thì một cách diễn đạt khác của “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” là gì? Câu nói “Anh hùng vĩ đại vì nước vì dân” thường được nghe thấy thì sao? Nó nói rằng người gọi là anh hùng vĩ đại phải phụng sự vì nước vì dân. Họ có phải làm vậy vì gia đình, cha mẹ, vợ con và anh chị em mình không? Họ phải làm vậy để làm tròn trách nhiệm và bổn phận làm người của mình không? Không. Thay vào đó, họ phải trung thành và cống hiến hết mình cho đất nước, dân tộc. Đây là một cách nói khác của “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Việc cần cù và cống hiến hết mình mà yêu cầu “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” nói đến chỉ là một câu nói mà con người có thể tiếp nhận và được sử dụng để khiến con người cam tâm tình nguyện “đến chết mới thôi”. Ai là đối tượng của sự dâng hiến cả đời này? (Thưa, đất nước và dân tộc.) Vậy ai đại diện cho đất nước và dân tộc? (Thưa, giới cầm quyền.) Đúng vậy, đó là giới cầm quyền. Không một cá nhân hay tập thể độc lập nào có thể đại diện cho đất nước và dân tộc được. Chỉ giới cầm quyền mới được gọi là những người phát ngôn của đất nước và dân tộc. Bề ngoài, câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” không bảo mọi người phải cần cù phụng sự cho đất nước, dân tộc và giới cầm quyền, cũng như cống hiến hết mình cho đến lúc chết. Tuy nhiên, thực tế là nó buộc mọi người phải dâng hiến cuộc đời mình cho giới cầm quyền và quỷ vương đến chết. Câu nói này không nhắm đến con người vô danh tiểu tốt nào trong xã hội hay nhân loại; mà nhắm đến tất cả những người có thể có đóng góp to lớn cho xã hội, cho nhân loại, cho quê hương đất nước, cho dân tộc, và đặc biệt là cho giới cầm quyền. Trong bất kỳ triều đại, thời đại và dân tộc nào, cũng luôn có một số người có ân tứ, bản lĩnh và tài năng đặc biệt được xã hội “thu nạp”, và được giới cầm quyền lợi dụng, tôn sùng. Vì tài năng và bản lĩnh đặc biệt của họ, và vì họ có thể phát huy tài năng và thế mạnh của mình trong xã hội, dân tộc, quê hương đất nước, và dưới quyền của giới cầm quyền, nên trong mắt giới cầm quyền, họ thường được xem là loại người có thể trợ giúp cho công tác cai trị nhân loại được hiệu quả hơn, cũng như giúp ổn định xã hội và lòng người tốt hơn. Loại người này thường bị giới cầm quyền lợi dụng với hy vọng rằng những người như vậy không có “tiểu ngã” mà chỉ có “đại ngã”, rằng họ có thể phát huy tinh thần hành hiệp trượng nghĩa của mình và trở thành những anh hùng vĩ đại chỉ có nước, có dân trong lòng, và rằng họ có thể không ngừng lo cho nước, cho dân, thậm chí còn có thể cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Nếu họ thực sự có thể làm như vậy, nếu họ có thể cần cù, dốc hết sức mình phụng sự đất nước, nhân dân, thậm chí sẵn sàng làm vậy đến lúc chết, thì họ chắc chắn sẽ trở thành phò tá đắc lực của kẻ cầm quyền nào đó, thậm chí còn được công nhận là niềm tự hào của dân tộc hoặc xã hội, hay thậm chí là niềm tự hào của cả nhân loại trong một thời đại nhất định. Bất cứ khi nào có một nhóm người như vậy trong xã hội ở một thời đại nào đó, hoặc có một số ít những người trung thành công chính được vinh danh là “anh hùng vĩ đại”, và có thể cúc cung tận tụy phụng sự xã hội, nhân loại, quê hương đất nước, dân tộc và nhà cầm quyền, nỗ lực hết mình cho đến lúc chết, thì thời đại này được nhân loại coi là thời đại huy hoàng của lịch sử.

Có bao nhiêu anh hùng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc đã có thể cúc cung tận tụy phụng sự đất nước, nhân dân, nỗ lực hết mình cho đến lúc chết? Các ngươi có thể kể tên vài người không? (Thưa, Khuất Nguyên, Gia Cát Lượng, Nhạc Phi, v.v.) Trong lịch sử Trung Quốc, thực sự có một số ít danh nhân có khả năng lo cho nước cho dân, cúc cung tận tụy phụng sự đất nước, dân tộc, để đảm bảo sự tồn vong của dân, và nỗ lực hết mình cho đến lúc chết. Trong mọi thời đại của lịch sử, ở Trung Quốc cũng như nước ngoài, dù trên vũ đài chính trị hay trong quần chúng nhân dân, dù là chính khách hay hiệp sĩ, đều có những người tuân theo những câu nói trong văn hóa truyền thống như “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Những người như vậy có thể hết sức tuân thủ yêu cầu “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” và cũng có thể tuân thủ nghiêm ngặt tư tưởng phụng sự đất nước, nhân dân, lo cho nước, cho dân này. Họ có thể tuân thủ những câu nói về đức hạnh như vậy, và nghiêm khắc đòi hỏi bản thân làm những điều này. Tất nhiên, họ làm vậy là vì danh tiếng, để sau này được mọi người tưởng nhớ. Đó là một khía cạnh. Một khía cạnh khác là: phải nói rằng những hành vi này sinh ra từ việc những người như vậy đã bị khắc sâu và ảnh hưởng bởi các tư tưởng văn hóa truyền thống. Vậy từ góc độ nhân tính, những yêu cầu này mà văn hóa truyền thống đặt ra cho con người có phù hợp không? (Thưa, không.) Tại sao không phù hợp? Cho dù người ta có khả năng đến đâu, có ân tứ, tài năng hay hiểu biết đến đâu, thì thân phận và bản năng của họ vẫn là của con người, và họ không thể vượt ra ngoài phạm vi này. Họ chỉ có ân tứ hơn một chút, có tố chất hơn người một chút, hơn người bình thường về cách nhìn nhận mọi sự, có nhiều cách làm đa dạng và linh hoạt hơn, họ hiệu quả hơn và đạt được những kết quả tốt hơn – chỉ có vậy. Nhưng cho dù họ có hiệu quả đến đâu, hay kết quả của họ tốt như thế nào, thì họ vẫn chỉ là người bình thường không hơn về mặt thân phận và địa vị. Vì sao Ta nói họ vẫn là người thường? Bởi vì một người sống trong xác thịt, dù đầu óc thông minh đến đâu, hay có ân tứ hoặc tố chất cao đến đâu, thì cũng chỉ mãi mãi tuân theo quy luật sinh tồn của loài người thọ tạo, không gì khác hơn. Ví dụ như loài chó. Dù cao thấp, béo gầy, thuộc giống gì, hay bao nhiêu tuổi, thì mỗi khi tiếp xúc với con chó khác, nó cũng thường ngửi mùi con kia để phân biệt giới tính, tính cách và thái độ của con kia đối với mình. Phương thức giao tiếp này là bản năng sinh tồn của loài chó, cũng như là một trong những quy luật và quy tắc sinh tồn của loài chó do Đức Chúa Trời đặt ra. Tương tự như vậy, con người cũng tồn tại trong những quy luật do Đức Chúa Trời đặt ra. Cho dù ngươi thông minh hay am hiểu đến đâu, cho dù ngươi có tố chất cao hay tài giỏi đến đâu, cho dù ngươi có năng lực đến đâu, hay sự nghiệp của ngươi lớn như thế nào, thì mỗi ngày ngươi vẫn phải ngủ từ sáu đến tám tiếng, ăn ba bữa đầy đủ. Bỏ một bữa thì đói, uống không đủ nước thì khát. Ngươi cũng phải tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe. Khi ngươi già đi, thị lực sẽ mờ dần và đủ loại bệnh tật có thể ập đến. Đây là quy luật sinh, lão, bệnh, tử tự nhiên, bình thường, và do Đức Chúa Trời an bài. Không ai có thể phá vỡ quy luật này, cũng không ai thoát khỏi được. Căn cứ vào đó, bất kể ngươi có năng lực đến đâu, và bất kể tố chất, tài năng của ngươi như thế nào, thì ngươi vẫn chỉ là một người bình thường. Cho dù ngươi có thể đeo cánh và bay hai vòng quanh bầu trời, thì cuối cùng ngươi vẫn phải quay trở lại mặt đất và đi trên hai chân, mệt thì nghỉ, đói thì ăn, khát thì uống. Đây là bản năng của con người, và bản năng này là điều Đức Chúa Trời đã an bài cho ngươi. Ngươi không bao giờ có thể thay đổi hay thoát khỏi nó được. Cho dù khả năng của ngươi giỏi đến đâu, ngươi cũng không thể vi phạm quy luật này, cũng không thể vượt ra ngoài phạm vi này. Vì vậy, bất kể con người có năng lực đến đâu, thì thân phận và địa vị con người của họ vẫn không thay đổi, thân phận và địa vị loài thọ tạo của họ cũng vậy. Ngay cả khi ngươi có thể có những đóng góp chỉ hơi hơi đặc biệt và xuất sắc như vậy cho nhân loại, thì ngươi vẫn chỉ là một con người, và mỗi khi gặp nguy hiểm, ngươi vẫn sẽ cảm thấy sợ hãi, hoảng hốt, đứng không vững, thậm chí mất kiểm soát các chức năng của cơ thể. Tại sao ngươi có thể hành xử như vậy? Bởi vì ngươi là con người. Vì ngươi là con người, nên ngươi có những biểu hiện mà con người phải có. Đây là những quy luật tự nhiên, không ai thoát được. Ngươi đã có nhiều đóng góp xuất sắc, tuyệt đối không có nghĩa là ngươi trở thành siêu nhân, dị nhân, hay không còn là một người bình thường nữa. Tất cả những điều đó là không thể. Vì vậy, ngay cả khi ngươi có thể cúc cung tận tụy phụng sự đất nước, dân tộc, nỗ lực hết mình cho đến lúc chết, thì bởi vì ngươi sống trong phạm vi của nhân tính bình thường, nên trong thâm tâm ngươi vẫn phải chịu một áp lực rất lớn! Ngươi đòi hỏi bản thân phải suốt ngày lo cho nước, cho dân, dành chỗ cho dân tộc và quốc gia trong lòng mình với niềm tin rằng lòng mình rộng đến đâu thì sân khấu cuộc đời rộng đến đó – nhưng thực tế có phải vậy không? (Thưa, không.) Người ta sẽ không bao giờ trở nên khác biệt so với người thường chỉ bằng cách suy nghĩ khác biệt, cũng như họ sẽ không khác biệt hoặc vượt trội so với người thường, hoặc được phép vi phạm các quy tắc của nhân tính bình thường và quy luật sinh tồn chỉ vì họ có những ân tứ hoặc tài năng đặc biệt, hay vì họ đã có những đóng góp xuất sắc cho nhân loại. Do đó, yêu cầu “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” này đặt ra cho con người là rất vô nhân đạo. Ngay cả khi một người có tài năng và tư tưởng hơn người, hoặc có tầm nhìn xa trông rộng và khả năng phán đoán tốt hơn, hoặc giỏi xử lý vấn đề hơn, hoặc nhìn người và đọc vị người giỏi hơn người thường – hoặc bất kể họ giỏi hơn người thường như thế nào – thì họ vẫn sống trong xác thịt và vẫn phải tuân theo các quy luật và quy tắc sinh tồn của nhân tính bình thường. Vì họ phải tuân theo các quy luật và quy tắc sinh tồn của nhân tính bình thường, nên chẳng phải là vô nhân đạo khi đưa ra cho họ những đòi hỏi phi thực tế, không phù hợp với nhân tính sao? Đó chẳng phải là một dạng chà đạp lên nhân tính của họ sao? (Thưa, phải.) Một số người nói: “Trời ban cho tôi những ân tứ và tài năng này, thì tôi là phi thường, không phải người thường. Tôi phải giữ trong lòng cả thiên hạ – nhân dân, dân tộc, quê hương đất nước tôi và thế giới”. Để Ta nói cho ngươi biết, giữ những thứ này trong lòng ngươi là thêm một gánh nặng do giai cấp thống trị và Sa-tan áp đặt lên ngươi, cho nên làm vậy là ngươi đang tự đặt mình vào con đường diệt vong. Nếu ngươi muốn giữ cả thiên hạ, nhân dân, dân tộc, quê hương đất nước của ngươi, cũng như những lý tưởng và khát vọng của giới cầm quyền trong lòng mình, thì ngươi sẽ chết sớm. Nếu ngươi giữ những thứ này trong lòng, thì chẳng khác nào ngồi trên thùng thuốc súng, ngồi trên bao thuốc nổ. Đó là một việc rất nguy hiểm để làm, và hoàn toàn vô nghĩa. Khi ngươi giữ những thứ này trong lòng, ngươi tự đặt ra yêu cầu cho chính mình, bằng cách nghĩ: “Mình phải cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Mình phải đóng góp cho đại nghiệp của dân tộc và nhân loại, phải hiến dâng sự sống của mình cho nhân loại”. Có những hùng tâm tráng chí như vậy sẽ chỉ đưa ngươi đến chỗ kết thúc sớm, chết yểu hoặc bị hủy hoại hoàn toàn. Nghĩ mà xem, bao nhiêu danh nhân lịch sử giữ cả thiên hạ trong lòng có cái chết êm đềm? Có người gieo mình xuống sông tự vẫn, có người bị kẻ cai trị hành quyết, có người bị chặt đầu trên máy chém, có người bị treo cổ trên dây thừng. Con người có thể giữ cả thiên hạ trong lòng mình được không? Đại nghiệp của quê hương đất nước, sự thịnh vượng của dân tộc, vận mệnh của quốc gia, và vận mệnh của loài người có phải là điều mà người ta có thể gánh trên vai và dành chỗ trong lòng mình không? Nếu ngươi có thể dành chỗ trong lòng mình cho cha mẹ, con cái, những người thân yêu và gần gũi nhất của mình, những trách nhiệm của bản thân, và sứ mệnh do Trời giao phó, thì ngươi đang làm rất tốt rồi, cũng như ngươi đang làm tròn trách nhiệm của mình rồi. Ngươi không cần phải bận tâm lo cho nước, cho dân, và ngươi không cần phải là anh hùng vĩ đại. Ai là những người luôn muốn giữ cả thiên hạ, dân tộc và quê hương đất nước trong lòng? Họ đều là những người quá tham vọng và không biết lượng sức mình. Lòng ngươi có thực sự rộng lớn như vậy không? Chẳng phải ngươi đang quá tham vọng sao? Chính xác thì tham vọng của ngươi xuất phát từ đâu? Ngươi có thể làm gì một khi giữ những điều này trong lòng? Ngươi có thể sắp đặt và kiểm soát được vận mệnh của ai? Ngươi thậm chí còn không thể kiểm soát được vận mệnh của chính mình, vậy mà lại muốn giữ cả thiên hạ, dân tộc và nhân loại trong lòng. Đây chẳng phải là tham vọng của Sa-tan sao? Vì vậy, đối với những người tự coi mình là người có năng lực, thì việc hết sức tuân theo yêu cầu “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” là đi trên con đường diệt vong, là tìm đến cái chết! Bất kỳ ai muốn lo cho nước, cho dân, cúc cung tận tụy phụng sự dân tộc và quê hương đất nước, nỗ lực hết mình cho đến lúc chết là đang tự chuốc lấy sự diệt vong. Những người này có đáng mến không? (Thưa không, họ không đáng mến.) Những người này không những không đáng mến, mà thậm chí còn có chút thảm hại, nực cười, và thực sự ngu xuẩn đến cùng cực!

Làm người thì phải làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm trong gia đình, làm tốt vai trò và làm tròn trách nhiệm của mình trong bất kỳ nhóm xã hội hay nhóm sắc tộc nào, tuân thủ pháp luật và các quy định của xã hội, hành động có lý tính, chứ đừng nói những điều cao siêu. Làm những việc con người có thể làm và nên làm – đây mới là điều phù hợp. Đối với gia đình, xã hội, đất nước và nhân dân, ngươi không cần phải cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Ngươi chỉ cần hết lòng, hết trí khôn và hết sức thực hiện bổn phận của mình trong gia đình Đức Chúa Trời, không cần gì hơn. Vậy thì ngươi nên thực hiện bổn phận của mình như thế nào? Chỉ cần làm theo lời Đức Chúa Trời và tuân theo các nguyên tắc lẽ thật như Đức Chúa Trời yêu cầu là đủ. Ngươi không cần phải suốt ngày giữ trong lòng ý muốn của Đức Chúa Trời, dân sự được Ngài chọn, kế hoạch quản lý của Ngài, ba giai đoạn công tác của Ngài, và công tác cứu rỗi nhân loại của Ngài. Không cần thiết phải ôm giữ những điều này trong lòng ngươi. Tại sao lại không cần thiết? Bởi vì ngươi là một người bình thường, vô danh tiểu tốt, và bởi vì ngươi là một loài thọ tạo trong tay của Đức Chúa Trời, nên lập trường ngươi nên có và trách nhiệm ngươi nên mang là trung thực thực hiện bổn phận của mình, chấp nhận quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời, quy phục tất cả những gì Đức Chúa Trời sắp đặt, thế là đủ. Yêu cầu này có quá đáng không? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời có yêu cầu ngươi phải hy sinh mạng sống của mình không? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi phải hy sinh mạng sống của mình, trong khi những câu nói về đức hạnh này lại yêu cầu rằng “chỉ cần anh có một chút khả năng, tấm lòng và tinh thần hào hiệp dù là nhỏ nhất, thì anh cũng nên dấn thân cúc cung tận tụy phụng sự quê hương đất nước, phụng sự dân tộc. Hãy cống hiến sự sống của mình, từ bỏ gia đình, người thân, từ bỏ trách nhiệm của mình. Hãy đặt mình vào giữa xã hội này, giữa nhân loại này, gánh lấy đại nghiệp của dân tộc, đại sự phục hưng quốc gia, đại nghiệp cứu rỗi toàn nhân loại, cho đến hơi thở cuối cùng”. Đây có phải là một yêu cầu cực đoan không? (Thưa, phải.) Một khi con người tiếp nhận những tư tưởng cực đoan như thế này, họ tin rằng bản thân mình vĩ đại. Nhất là trường hợp một số người có tài năng đặc biệt, có hoài bão và khát vọng đặc biệt lớn, họ mưu cầu được lưu danh sử sách, được muôn đời tưởng nhớ, và đòi hỏi bản thân phải gánh vác sự nghiệp chính nghĩa nào đó trong cuộc đời này, cho nên họ đặc biệt coi trọng và sùng bái những quan điểm của văn hóa truyền thống. Cũng giống như những câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” và “Cái chết có khi nặng hơn núi Thái Sơn, có khi nhẹ hơn lông hồng” mà văn hóa truyền thống đưa ra, những người như vậy xác định phải chọn nặng hơn núi Thái Sơn. Câu nói “Cái chết có khi nặng hơn núi Thái Sơn” có nghĩa là gì? Không phải là chết vì những lợi ích cỏn con, cũng không phải vì mục đích sống cuộc sống của một người bình thường, hay thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, hay tuân theo quy luật tự nhiên. Mà là chết vì đại nghiệp của nhân loại, vì sự phục hưng của dân tộc, vì sự thịnh vượng của đất nước, và vì sự phát triển của xã hội, cũng như để dẫn dắt xu thế của nhân loại. Những suy nghĩ viển vông này của con người đã đẩy họ vào tâm bão. Đây có phải là cách để con người sống hạnh phúc không? (Thưa, không.) Họ sẽ không sống hạnh phúc được. Một khi con người sống giữa tâm bão, họ sẽ suy nghĩ và hành động khác với người thường, cũng như mưu cầu những điều khác với người thường. Họ muốn thực hiện những kế hoạch đầy tham vọng, hoàn thành những trọng trách, những chiến công hiển hách, và vung tay đạt được những thành tựu to lớn. Dần dần, một số người tham gia vào chính trị, bởi vì chỉ có chính trường mới có thể thỏa mãn những ham muốn và tham vọng của họ. Một số người nói: “Chính trường quá đen tối, tôi sẽ không tham gia vào chính trị, nhưng tôi vẫn mong muốn đóng góp một chút gì đó cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân loại”. Thế là họ gia nhập một tổ chức phi chính trị. Số khác nói: “Tôi sẽ không gia nhập tổ chức phi chính trị. Tôi sẽ là một hiệp sĩ độc lập, phát huy tối đa chuyên môn của mình bằng cách cướp của người giàu chia cho người nghèo, chuyên giết quan tham, cường hào, ác bá, cảnh sát xấu xa, kẻ cướp và kẻ bắt nạt, giúp đỡ dân thường, dân nghèo”. Bất kể đi theo con đường nào, họ cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống, và không con đường nào trong số đó là đúng đắn cả. Dù những thành ngữ của con người có phù hợp với xu thế xã hội và thị hiếu đại chúng đến đâu, thì chúng cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, bởi nhân loại luôn coi trọng những thành ngữ như “lo nước lo dân”, “ôm cả thiên hạ trong lòng”, “anh hùng vĩ đại” và “đại nghĩa nước nhà” là mục tiêu mưu cầu và cống hiến, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Đây là thực trạng. Có ai nói: “Cả đời tôi chỉ muốn làm nông dân, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” bao giờ không? Có ai nói: “Tôi sẽ chăn nuôi cả đời, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” bao giờ không? Có ai sử dụng câu nói này trong những trường hợp đó không? (Thưa, không.) Mọi người sử dụng câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” với một kiểu tham vọng và ham muốn viển vông, sử dụng cách nói mỹ miều lọt tai này để che giấu những ham muốn và tham vọng bên trong mình. Tất nhiên, câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” cũng đã sinh ra những tư tưởng và thực hành viển vông, biến thái, như lo cho nước cho dân, ôm cả thiên hạ trong lòng, mà đã làm hại biết bao người theo chủ nghĩa lý tưởng và có tầm nhìn xa trông rộng.

Vừa rồi, chúng ta đã mổ xẻ câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” và thông công sâu về nó, các ngươi có hiểu tất cả những gì Ta phán không? (Thưa, có.) Tóm lại, bây giờ chúng ta có thể chắc chắn rằng câu nói này không tích cực, và không có ý nghĩa tích cực hay thiết thực. Vậy thì nó có tác dụng gì đối với con người? Đây có phải là một câu nói chết người không? Có phải là nó đòi mạng của người ta không? Gọi nó là “câu nói chết người” có đúng không? (Thưa, đúng.) Thực tế là nó lấy đi cuộc sống của ngươi. Nó dùng những lời nghe hay ho để khiến ngươi cảm thấy thật vĩ đại và vinh quang biết bao, thấy mình là người có tâm rộng lớn biết bao khi có thể dành cả cuộc đời của mình cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Tâm rộng lớn như vậy thì làm gì có chỗ cho những suy nghĩ về tương, cà, mắm, muối và những thứ gia đình như vậy, nói gì đến chăm sóc vợ con, hay mơ về một chỗ ngả lưng ấm áp. Người có tâm rộng lớn như vậy làm sao sống thiếu vài điều đặc biệt được? Có quá dung tục không khi trong lòng ngươi chỉ có chỗ cho những thứ như tương, cà, mắm, muối? Trong lòng ngươi phải có chỗ cho những thứ mà người bình thường không thể có, chẳng hạn như dân tộc, đại nghiệp của quê hương đất nước, vận mệnh của nhân loại, v.v. – đây chính là “khi Trời sắp giao trọng trách lớn cho người nào”. Một khi mọi người có được loại tư tưởng này, họ sẽ càng khao khát muốn cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, dùng câu nói về đức hạnh này để không ngừng thôi thúc bản thân, và nghĩ rằng: “Mình nhất định phải cúc cung tận tụy phụng sự vận mệnh của quê hương đất nước và nhân loại, nỗ lực hết mình cho đến lúc chết, đây là sự nghiệp và mưu cầu cả đời của mình”. Nhưng rốt cuộc họ không thể gánh vác nổi đại nghiệp của quê hương đất nước và dân tộc, để rồi trở nên mệt mỏi đến hộc máu – khi cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Những người như vậy không biết con người nên sống như thế nào, nhân tính là gì, tình người là gì, yêu là gì, hay ghét là gì, thậm chí họ lo cho nước, cho dân mà khóc đến cạn nước mắt, và cho đến tận hơi thở cuối cùng vẫn không buông bỏ được đại nghiệp của quê hương đất nước và dân tộc. Có phải “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” là câu nói chết người, đòi mạng người ta không? Chẳng phải những người như vậy chết thật đáng thương sao? (Thưa, phải.) Ngay cả khi sắp chết, những người như vậy vẫn không chịu từ bỏ những suy nghĩ và lý tưởng rỗng tuếch của mình, cuối cùng chết trong bất bình và hận thù. Tại sao Ta lại nói rằng họ chết trong bất bình và hận thù? Bởi vì họ không thể buông bỏ dân tộc, quê hương đất nước, vận mệnh của nhân loại và sứ mệnh được giới cầm quyền giao phó. Họ nghĩ: “Than ôi, cuộc đời ngắn ngủi quá. Ước gì được sống thêm vài nghìn năm nữa để thấy tương lai nhân loại đi về đâu”. Họ dành cả đời để ôm cả thiên hạ trong lòng, và cuối cùng vẫn không buông bỏ được thiên hạ. Đến lúc chết, họ vẫn không biết thân phận của bản thân là gì, mình nên làm gì và không nên làm gì. Thực tế là họ là người bình thường, và phải sống cuộc sống của người bình thường, nhưng họ lại tiếp nhận sự lừa dối của Sa-tan và chất độc của văn hóa truyền thống, tự coi mình là đấng cứu thế. Điều đó chẳng đáng thương sao? (Thưa, phải.) Đáng thương đến cùng cực! Nói Ta nghe, nếu Khuất Nguyên không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng truyền thống này về đại nghĩa của dân tộc, thì liệu ông có gieo mình xuống sông tự vẫn không? Liệu ông có hành động cực đoan như vậy bằng cách tự kết liễu đời mình không? (Thưa, không.) Tuyệt đối là không. Ông là nạn nhân của văn hóa truyền thống, vội vàng kết liễu đời mình thay vì sống trọn cuộc đời. Nếu như ông không bị những thứ này ảnh hưởng, nếu như ông không lo cho nước, cho dân, mà thay vào đó tập trung sống cuộc đời của chính mình, thì có phải ông đã có thể sống đến già và mất theo quy luật tự nhiên không? Lẽ ra ông đã có thể ra đi bình thường phải không? Nếu ông không khao khát cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, thì có phải ông đã có thể sống hạnh phúc hơn, tự do thoải mái hơn và thanh thản hơn trong cuộc đời không? (Thưa, phải.) Đó là lý do tại sao “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” là câu nói chết người, đòi mạng người ta. Một khi người ta bị nhiễm kiểu tư duy này, họ sẽ bắt đầu suốt ngày đau đáu về nước, về dân, để rồi cuối cùng tự làm khổ mình đến chết mà vẫn không thể thay đổi được tình hình hiện tại. Chẳng phải cuộc sống của họ bị cướp đi bởi tư tưởng và quan điểm “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” này sao? Những tư tưởng và quan điểm như vậy thực sự nguy hiểm chết người và đòi mạng người ta. Tại sao Ta nói vậy? Ai có thể dành chỗ trong lòng mình cho vận mệnh của một quốc gia hay dân tộc? Ai có thể gánh vác một trọng trách như thế? Đây chẳng phải là đánh giá quá cao khả năng của con người sao? Tại sao con người lại có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của mình? Có phải một số người tự chuốc khổ vào thân không? Có phải họ sẵn lòng làm như vậy một cách chủ động không? Thực tế họ là nạn nhân, nhưng của cái gì? (Thưa, của những tư tưởng và quan điểm mà Sa-tan đã tiêm nhiễm vào con người.) Đúng vậy, họ là nạn nhân của Sa-tan. Sa-tan tiêm nhiễm những tư tưởng này vào con người, nói với họ rằng “Ngươi phải ôm cả thiên hạ trong lòng, phải luôn có nhân dân, lo cho nước, cho dân, là một nghĩa sĩ, hiệp khách cướp của người giàu chia cho người nghèo, đóng góp cho vận mệnh của nhân loại, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, thay vì sống một đời tầm thường. Sao phải làm tròn trách nhiệm gia đình và xã hội? Những chuyện đó không đáng đề cập, những người làm chuyện đó chỉ như con kiến. Ngươi không phải là con kiến, cũng không phải là chim sẻ. Mà ngươi nên là đại bàng, phải dang rộng đôi cánh và bay cao, có chí hướng lớn lao”. Sự kích động và xúi giục như vậy khiến người ta mê muội nghĩ rằng: “Chính xác! Mình không thể là chim sẻ được, mình phải là đại bàng bay cao”. Thế nhưng họ không thể bay cao dù nỗ lực đến đâu, và cuối cùng họ ngã xuống chết vì kiệt sức sau khi đã tự mình hủy hoại chính mình. Thực tế là ngươi chẳng là gì cả. Ngươi không phải chim sẻ, cũng chẳng phải đại bàng. Vậy thì ngươi là gì? (Thưa, một loài thọ tạo.) Đúng vậy, ngươi là một người bình thường, một loài thọ tạo bình thường. Bỏ một trong ba bữa một ngày thì không sao, nhưng nhịn ăn nhiều ngày liên tục thì không chịu được. Ngươi sẽ già đi, ngươi sẽ bị bệnh, ngươi sẽ chết, ngươi chỉ là một người bình thường. Những người có một chút tài năng và khả năng có thể trở nên quá đỗi kiêu ngạo, và sau khi được Sa-tan khuyến khích, dụ dỗ, kích động và lừa dối theo cách này, họ đã mê muội mà thực sự nghĩ rằng mình là đấng cứu thế. Họ bước đi oai phong, ngồi vào chỗ của Đấng Cứu Thế, và cúc cung tận tụy phụng sự đất nước, dân tộc, nỗ lực hết mình cho đến lúc chết, và họ không nghĩ gì về sứ mệnh, trách nhiệm, nghĩa vụ hay sự sống của con người, điều quý giá nhất mà Đức Chúa Trời ban tặng cho con người. Vì vậy, họ cảm thấy rằng sự sống không quan trọng hay quý giá, mà đại nghiệp của quê hương đất nước mới là điều quý giá nhất, rằng họ phải ôm cả thiên hạ trong lòng, lo cho nước, cho dân, rằng làm như vậy là họ sẽ có nhân cách quý báu nhất và đức hạnh cao quý nhất, và rằng ai cũng nên sống như vậy. Sa-tan tiêm nhiễm những tư tưởng này vào con người, đánh lừa và khuyến khích họ gạt bỏ thân phận loài thọ tạo và con người bình thường của mình, và làm một số điều không phù hợp với thực tế. Kết quả là gì? Họ tự đẩy mình vào con đường diệt vong, và vô tình đi đến cực đoan. "Đi đến cực đoan" nghĩa là gì? Nghĩa là ngày càng xa rời những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, và ngày càng xa rời những bản năng đã được Đức Chúa Trời định sẵn cho loài người. Cuối cùng, những người như vậy đi đến ngõ cụt, đó là con đường dẫn đến sự diệt vong của chính họ.

Về việc con người nên sống như thế nào, yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại là gì? Thực tế là yêu cầu của Ngài rất đơn giản. Họ phải đứng đúng vị trí loài thọ tạo và thực hiện bổn phận mà con người nên thực hiện. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi phải là siêu nhân hay vĩ nhân, Ngài cũng không ban cho ngươi đôi cánh để bay lượn trên bầu trời. Ngài chỉ ban cho ngươi hai tay và hai chân để cho phép ngươi bước đi trên mặt đất từng bước một và chạy khi cần. Lục phủ ngũ tạng mà Đức Chúa Trời tạo ra cho ngươi tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể, vì vậy ngươi phải tuân thủ chế độ ăn ba bữa một ngày. Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi ý chí tự do, tư duy của nhân tính bình thường, lương tâm và lý trí mà một con người nên có. Nếu ngươi sử dụng tốt và đúng những thứ này, tuân theo quy luật sinh tồn của thân thể, chăm sóc sức khỏe của mình đúng cách, kiên định làm những điều Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi làm, và đạt được những điều Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi đạt được, thì vậy là đủ, và cũng rất đơn giản. Đức Chúa Trời có yêu cầu ngươi phải cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi không? Ngài có yêu cầu ngươi phải tự làm khổ mình không? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời không yêu cầu những điều như vậy. Con người không nên tự làm khổ mình, mà phải có chút lẽ thường và đáp ứng đúng mức các nhu cầu khác nhau của cơ thể. Khát thì uống nước, đói thì bổ sung thức ăn, mệt thì nghỉ, ngồi lâu thì tập thể dục, ốm thì đi khám, ngày ăn ba bữa, và duy trì cuộc sống của nhân tính bình thường. Tất nhiên, ngươi cũng nên duy trì việc thực hiện các bổn phận bình thường của mình. Nếu bổn phận của ngươi đòi hỏi kiến thức chuyên môn nào đó mà ngươi không hiểu, thì ngươi nên đi học và rèn luyện nó. Đây là cuộc sống bình thường. Các nguyên tắc thực hành khác nhau mà Đức Chúa Trời đưa ra cho con người đều là những điều mà tư duy của nhân tính bình thường có thể nắm bắt, những điều mà con người có thể hiểu và tiếp nhận, và không hề vượt quá phạm vi của nhân tính bình thường một chút nào. Hết thảy đều nằm trong tầm tay con người, và không khi nào vượt quá giới hạn của những gì phù hợp. Đức Chúa Trời không yêu cầu con người phải trở thành siêu nhân hay vĩ nhân, trong khi những câu nói về đức hạnh buộc con người phải mưu cầu trở thành siêu nhân hoặc vĩ nhân. Họ không những phải gánh vác đại nghiệp của đất nước, dân tộc, mà còn phải cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Như vậy là buộc họ phải từ bỏ sự sống của mình, điều hoàn toàn đi ngược lại yêu cầu của Đức Chúa Trời. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với cuộc sống của con người là gì? Đức Chúa Trời giữ an toàn cho con người trong mọi tình huống, bảo vệ họ khỏi sa vào cám dỗ và những tình huống nguy hiểm khác, đồng thời bảo vệ mạng sống của họ. Mục đích của Đức Chúa Trời khi làm như vậy là gì? Đó là giúp con người sống tốt. Mục đích của việc giúp con người sống tốt là gì? Ngài không bắt buộc ngươi phải là siêu nhân, hay phải ôm cả thiên hạ trong lòng, hay phải lo cho nước, cho dân, càng không phải là thay thế vị trí của Ngài để tể trị vạn vật, sắp đặt vạn vật và tể trị nhân loại. Thay vào đó, Ngài đòi hỏi ngươi phải đứng đúng vị trí của loài thọ tạo, thực hiện các bổn phận của loài thọ tạo, thực hiện các bổn phận con người nên thực hiện, và làm những việc con người nên làm. Có nhiều việc ngươi nên làm, và trong đó không bao gồm việc tể trị vận mệnh của nhân loại, ôm cả thiên hạ trong lòng, hay ôm trong lòng nhân loại, quê hương đất nước, hội thánh, ý muốn của Đức Chúa Trời, hay công cuộc cứu rỗi nhân loại vĩ đại của Ngài. Chúng không bao gồm những điều này. Vậy những điều ngươi nên làm bao gồm những gì? Chúng bao gồm sự ủy thác Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, các bổn phận Đức Chúa Trời giao cho ngươi, và mọi yêu cầu mà nhà Đức Chúa Trời đặt ra cho ngươi trong từng thời kỳ. Không đơn giản sao? Không dễ làm sao? Rất đơn giản và dễ làm. Nhưng mọi người luôn hiểu lầm Đức Chúa Trời và nghĩ rằng Ngài không coi trọng họ. Có những người nghĩ rằng: “Những người bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời không nên quá coi trọng bản thân mình, không nên bận tâm đến thân thể của mình, mà phải chịu khổ nhiều hơn, và buổi tối không nên đi ngủ quá sớm, bởi vì Đức Chúa Trời có thể sẽ không vui nếu họ đi ngủ quá sớm. Họ nên thức khuya dậy sớm và làm việc cật lực suốt đêm để thực hiện bổn phận. Dù không có kết quả cũng phải thức đến hai, ba giờ sáng”. Kết quả là những người như vậy tự đào mồ chôn mình cho đến khi họ kiệt sức đến mức ngay cả đi lại cũng vô cùng khó khăn, vậy mà họ lại nói rằng chính vì thực hiện bổn phận nên họ mới kiệt sức. Đây chẳng phải là do sự ngu muội và vô tri của mọi người sao? Số khác nghĩ: “Đức Chúa Trời sẽ không vui khi chúng ta ăn mặc đẹp hoặc hơi đặc biệt, Ngài cũng sẽ không vui khi chúng ta ăn thịt và đồ ăn ngon mỗi ngày. Trong nhà Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ có thể cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, và họ cảm thấy rằng là người tin vào Đức Chúa Trời, họ phải thực hiện bổn phận của mình cho đến lúc chết, nếu không, Đức Chúa Trời sẽ không tha cho họ. Thực tế có phải vậy không? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải thực hiện bổn phận của mình với trách nhiệm và lòng trung thành, nhưng Ngài không bảo họ phải hà khắc với cơ thể mình, Ngài càng không bảo họ lơ là và chiếu lệ, hay lãng phí thời gian. Ta thấy một số lãnh đạo và người làm công bố trí nhân sự thực hiện bổn phận theo cách này, không đòi hỏi hiệu quả mà chỉ làm lãng phí thời gian và sức lực của mọi người. Thực tế là họ đang làm lãng phí cuộc sống của mọi người. Cuối cùng, về lâu về dài, một số người phát sinh các vấn đề về sức khỏe, đau lưng, đau đầu gối và cảm thấy chóng mặt mỗi khi nhìn vào màn hình máy tính. Tại sao lại như vậy? Ai đã gây ra chuyện này? (Thưa, bản thân họ tự gây ra.) Nhà Đức Chúa Trời yêu cầu mọi người phải nghỉ ngơi trước 10 giờ đêm, nhưng một số người phải đến 11 hoặc 12 giờ đêm mới đi ngủ, làm ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của người khác. Thậm chí có người còn trách những người nghỉ ngơi bình thường vì ham sống an nhàn. Như vậy là sai. Nếu cơ thể ngươi không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm sao ngươi làm tốt công việc được? Đức Chúa Trời phán dạy gì về việc này? Nhà Đức Chúa Trời quy định về việc này như thế nào? Mọi sự nên được thực hiện theo lời Đức Chúa Trời và các quy định của nhà Đức Chúa Trời, chỉ như vậy mới đúng. Một số người có những hiểu biết phi lý, luôn đi đến cực đoan, thậm chí kìm kẹp người khác. Như vậy là không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Một số người chỉ là kẻ ngu phi lý, không biết phân định gì cả, nghĩ rằng để thực hiện bổn phận, họ phải thức khuya, ngay cả khi không bận việc, khi mệt không cho phép mình ngủ, khi bệnh không cho phép mình nói với ai, tệ hơn nữa còn không cho phép mình đi khám bệnh, cho là lãng phí thời gian, làm chậm trễ việc thực hiện bổn phận của họ. Quan điểm này có đúng không? Tại sao sau khi nghe bao nhiêu bài giảng mà những người tin vào Đức Chúa Trời vẫn còn có những quan điểm ngớ ngẩn như vậy? Sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời được quy định như thế nào? Ngươi phải nghỉ ngơi đúng giờ trước 10 giờ tối, dậy lúc 6 giờ sáng, và phải đảm bảo ngủ đủ tám tiếng. Ngoài ra, người ta thậm chí còn nhấn mạnh nhiều lần rằng ngươi nên chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách tập thể dục sau giờ làm việc, tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh các vấn đề sức khỏe trong khi thực hiện bổn phận. Nhưng một số người không hiểu, họ không thể tuân theo nguyên tắc hay tuân thủ quy tắc, và thức khuya không cần thiết, ăn uống không lành mạnh. Một khi mắc bệnh, họ sẽ không thể thực hiện bổn phận của mình, lúc đó hối hận cũng vô ích. Gần đây Ta nghe nói một số người ngã bệnh. Đây chẳng phải là do họ thực hiện bổn phận không theo nguyên tắc và hành động khinh suất sao? Đúng là ngươi thành tâm thực hiện bổn phận, nhưng ngươi không thể vi phạm các quy luật tự nhiên của cơ thể mình được. Nếu vi phạm, ngươi sẽ tự mang bệnh vào thân. Ngươi nhất định phải có hiểu biết khái quát về cách chăm sóc sức khỏe của mình. Ngươi nên tập thể dục khi thích hợp và ăn uống điều độ. Ngươi không được bê tha hoặc nhậu nhẹt quá đà, và ngươi không được kén ăn hay có chế độ ăn uống không lành mạnh. Ngoài ra, ngươi cần điều chỉnh tâm trạng của mình, chú trọng việc sống trước Đức Chúa Trời và thực hành lẽ thật, đồng thời hành động theo nguyên tắc. Như vậy ngươi mới có được sự bình an và niềm vui trong lòng, và sẽ không cảm thấy trống rỗng hay chán nản. Đặc biệt, nếu con người loại bỏ được những tâm tính bại hoại và sống thể hiện ra nhân tính bình thường, thì trạng thái tinh thần của họ sẽ hoàn toàn bình thường và cơ thể họ sẽ khỏe mạnh. Ta chưa bao giờ bảo các ngươi phải thức khuya dậy sớm, hay làm việc hơn mười tiếng một ngày. Tất cả là do mọi người không hành xử theo quy luật và không tuân theo sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời. Suy cho cùng vì con người quá ngu muội đến mức không biết coi trọng thân thể của mình. Ta thấy ở một số nơi, mọi người luôn thực hiện bổn phận trong nhà, không ra ngoài tắm nắng hay vận động, nên Ta đã bố trí người tìm cho họ một số thiết bị tập thể dục và bảo họ tập luyện một, hai lần mỗi tuần, như thế là phù hợp với quy luật cho cơ thể khỏe mạnh. Những người không tập thể dục đúng cách sẽ tự nhiên sinh bệnh, và điều này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của họ. Sau khi đã sắp xếp như vậy, Ta có cần phải kiểm tra xem ai đang tập thể dục và tần suất tập luyện thế nào không? (Thưa, không.) Ta không cần, Ta đã hoàn thành trách nhiệm của mình, Ta đã truyền đạt được ý mình, và đã phán dạy ngươi những gì ngươi nên làm bằng tất cả sự chân thành của Ta, không một lời nói dối, và ngươi chỉ cần làm theo hướng dẫn. Nhưng mọi người lại không tiếp thu, cho rằng mình còn trẻ khỏe nên không coi trọng lời Ta. Nếu các ngươi không quý trọng sức khỏe của bản thân mình, thì Ta cũng không cần phải bận tâm về điều đó – chỉ cần khi ngươi mắc bệnh thì đừng đổ lỗi cho người khác. Mọi người không chú trọng tập thể dục. Một mặt là bởi vì họ có những tư tưởng và quan điểm sai lầm. Mặt khác là họ còn có một vấn đề chí tử, đó là lười biếng. Nếu mọi người có chút bệnh tật về thể chất thì chỉ cần chú ý chăm sóc sức khỏe của mình và vận động nhiều hơn. Nhưng một số người thà đi tiêm hoặc uống thuốc khi đổ bệnh, còn hơn tập thể dục và chăm sóc sức khỏe của mình. Đây là do lười biếng. Mọi người lười biếng và không muốn tập thể dục, vì vậy có nói gì với họ cũng vô ích. Cuối cùng, khi đổ bệnh, họ không thể đổ lỗi cho người khác; trong thâm tâm họ biết lý do thực sự là gì. Ai cũng nên tập thể dục vừa phải hàng ngày. Hàng ngày Ta đều phải đi bộ ít nhất một hoặc hai tiếng và thực hiện một số bài tập cần thiết. Điều này không chỉ giúp Ta tăng cường thể chất, mà còn có thể phòng bệnh, khiến cơ thể cảm thấy khỏe hơn. Tập thể dục không chỉ để phòng bệnh, mà còn là một nhu cầu thể chất bình thường. Trong vấn đề này, yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là họ phải có một chút kiến thức. Đừng thiếu hiểu biết, cũng đừng khắt khe với cơ thể mình, mà hãy tuân theo quy luật tự nhiên của nó. Đừng ngược đãi thể xác của ngươi, nhưng cũng đừng quá bận tâm về nó. Nguyên tắc này có dễ nắm bắt không? (Thưa, có.) Thực ra nó rất dễ nắm bắt, mấu chốt là mọi người có thực hành nó hay không. Một điểm yếu chí tử khác của con người là gì? Đó là họ luôn bay bổng theo trí tưởng tượng của mình, nghĩ rằng: “Nếu mình tin vào Đức Chúa Trời, thì mình sẽ không mắc bệnh, mình sẽ không già đi, và dĩ nhiên, mình chắc chắn sẽ không chết”. Điều này cực kỳ vô lý. Đức Chúa Trời không làm những chuyện siêu nhiên này. Ngài cứu rỗi con người, hứa với họ, và yêu cầu họ mưu cầu và hiểu lẽ thật, loại bỏ những tâm tính bại hoại, đạt được sự cứu rỗi của Ngài, và bước vào đích đến tươi đẹp của nhân loại. Nhưng Đức Chúa Trời chưa bao giờ hứa với con người rằng họ sẽ không bị bệnh hay già đi, Ngài cũng chưa bao giờ hứa với con người rằng họ sẽ không chết. Và tất nhiên, Đức Chúa Trời chắc chắn không đặt ra bất kỳ yêu cầu nào đối với con người rằng họ phải “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Về việc thực hiện bổn phận và công việc của hội thánh, những gian khổ nào phải chịu đựng, điều gì nên từ bỏ, điều gì nên dâng hiến, và điều gì nên buông bỏ, mọi người nên hành động theo nguyên tắc. Đối với sinh hoạt và nhu cầu thân thể của chính mình, mọi người nên có chút lẽ thường, và không nên vi phạm các nhu cầu bình thường của cơ thể mình, càng không nên vi phạm các quy luật và quy tắc Đức Chúa Trời đã đặt ra cho con người. Tất nhiên, đây cũng là lẽ thường tối thiểu mọi người nên có. Nếu mọi người thậm chí còn không biết cách đối đãi với các nhu cầu và quy luật của thân thể mình, và không có chút lẽ thường nào, mà chỉ dựa vào những tưởng tượng và quan niệm, thậm chí còn có một số tư tưởng cực đoan và áp dụng một số phương pháp cực đoan để đối xử với thân thể mình, thì những người như vậy có một sự hiểu biết phi lý. Người có kiểu tố chất này thì có thể lĩnh hội được loại lẽ thật nào? Có một dấu hỏi ở đây. Đức Chúa Trời đòi hỏi con người phải đối xử với thân thể của họ như thế nào? Khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người, Ngài đã thiết lập các quy luật cho họ, vì vậy Ngài yêu cầu ngươi phải đối xử với thân thể mình theo các quy tắc đó. Đây là yêu cầu và tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đặt ra cho con người. Đừng dựa vào quan niệm, cũng đừng dựa vào trí tưởng tượng. Các ngươi đã hiểu chưa?

Dưới sự uốn nắn và ảnh hưởng của câu nói về đức hạnh này: “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, con người không biết cách đối xử với thân thể của mình, không biết cách sống một cuộc sống bình thường. Đây là một khía cạnh. Khía cạnh khác là con người không biết cách đối xử với cái chết của mình, hay cách sống sao cho có ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thái độ của Đức Chúa Trời trong việc đối xử với cái chết của con người. Bất kể khía cạnh nào của bổn phận đang được thực hiện, thì mục đích của Đức Chúa Trời là để cho con người từ trong quá trình thực hiện bổn phận mà hiểu được lẽ thật, đưa lẽ thật vào thực hành, loại bỏ được những tâm tính bại hoại của họ, sống thể hiện ra hình tượng giống con người bình thường, và đạt tiêu chuẩn được cứu rỗi, chứ không phải lao vào chỗ chết. Một số người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ung thư và nghĩ rằng: “Đây là Đức Chúa Trời yêu cầu mình phải chết và từ bỏ mạng sống, vì vậy mình sẽ vâng phục!”. Thực tế Đức Chúa Trời không phán như vậy, trong Ngài cũng không có ý như vậy. Đây chỉ là sự hiểu lầm của con người. Vậy ý của Đức Chúa Trời là gì? Mỗi người đều sống đến một số năm nhất định, nhưng có tuổi thọ khác nhau. Mỗi người đều chết vào thời điểm Đức Chúa Trời đã định, vào thời gian và địa điểm thích hợp. Tất cả đều đã được Đức Chúa Trời định đoạt. Ngài khiến cho điều đó xảy ra theo thời gian Ngài đã định cho tuổi thọ của người đó, cũng như địa điểm và cách thức chết của họ, chứ không phải để bất kỳ ai chết vì một sự việc ngẫu nhiên nào đó. Đức Chúa Trời coi mạng sống của một con người là rất quan trọng, Ngài cũng coi cái chết của một con người và sự kết thúc cuộc sống thể lý của họ là rất quan trọng. Tất cả đều do Đức Chúa Trời định đoạt. Nhìn từ góc độ này, dù Đức Chúa Trời yêu cầu con người thực hiện bổn phận của họ hay đi theo Ngài, thì Ngài cũng không bảo con người phải lao vào chỗ chết. Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi phải sẵn sàng từ bỏ mạng sống của mình bất cứ lúc nào để thực hiện bổn phận hay dâng mình cho Đức Chúa Trời, hay vì sự ủy thác của Ngài. Ngươi không cần phải có những sự chuẩn bị như vậy, ngươi không cần phải có tâm thái như vậy, và ngươi chắc chắn không cần phải lên kế hoạch hay suy nghĩ theo cách đó, bởi vì Đức Chúa Trời không cần mạng sống của ngươi. Tại sao Ta lại nói vậy? Không cần phải nói, mạng sống của ngươi thuộc về Đức Chúa Trời, do chính Ngài ban cho, vậy Ngài muốn lấy lại để làm gì? Mạng sống của ngươi có giá trị không? Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, vấn đề không phải là nó có giá trị hay không, mà là ngươi đóng vai trò gì trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Đối với mạng sống của ngươi, nếu Đức Chúa Trời muốn lấy đi, thì Ngài có thể làm điều đó bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời khắc nào. Vì vậy, mạng sống của ai cũng đều quan trọng đối với chính họ, quan trọng đối với bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, cũng như đối với sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Tất nhiên, nó cũng quan trọng đối với vai trò của họ trong kế hoạch quản lý tổng thể của Đức Chúa Trời. Mặc dù nó quan trọng, nhưng Đức Chúa Trời không cần lấy đi mạng sống của ngươi. Tại sao? Khi mạng sống của ngươi bị lấy đi, ngươi trở thành người chết và không còn tác dụng gì nữa. Chỉ khi ngươi còn sống, sống giữa nhân loại mà Đức Chúa Trời tể trị, thì ngươi mới có thể đóng vai trò mà ngươi phải đảm nhận trong cuộc đời này, mới có thể làm tròn những trách nhiệm và nghĩa vụ mà ngươi phải làm tròn, cũng như những bổn phận Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi phải thực hiện trong cuộc đời này. Chỉ khi ngươi tồn tại trong dạng thức này thì sự sống của ngươi mới có thể giá trị và phát huy được giá trị của nó. Vì vậy, đừng tùy tiện thốt ra những lời như “chết vì Đức Chúa Trời” hay “hy sinh mạng sống vì công tác của Đức Chúa Trời”, và đừng lặp lại hay giữ những lời đó trong tâm trí hay thâm tâm ngươi; không cần phải thế. Khi người ta luôn muốn chết vì Đức Chúa Trời, dâng mình và từ bỏ mạng sống vì bổn phận của mình, thì đây là điều đáng khinh, không đáng và hèn hạ nhất. Tại sao? Nếu sự sống của ngươi kết thúc, và ngươi không còn sống trong hình hài xác thịt này nữa, thì làm sao ngươi có thể thực hiện bổn phận loài thọ tạo của mình được? Nếu ai cũng chết, thì còn ai để Đức Chúa Trời cứu rỗi qua công tác của Ngài? Nếu không có con người cần cứu rỗi, thì làm sao kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời được thực hiện? Liệu công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời có còn tồn tại không? Có còn tiếp tục được không? Nhìn từ những khía cạnh này, chẳng phải việc con người chăm sóc tốt cơ thể mình và sống một cuộc sống lành mạnh là một vấn đề quan trọng sao? Nó chẳng đáng giá sao? Nó chắc chắn là đáng giá, và con người nên làm như vậy. Đối với những kẻ ngu xuẩn tùy tiện nói: “Cùng lắm là tôi chết vì Đức Chúa Trời”, và những kẻ có thể tùy tiện coi thường cái chết, từ bỏ mạng sống và hành hạ thân xác của mình, thì đó là loại người gì? Họ có phải là người bất tuân không? (Thưa, phải.) Đây là những người bất tuân nhất, và đáng bị xem thường, khinh bỉ. Khi ai đó có thể tùy tiện nói rằng họ sẽ chết vì Đức Chúa Trời, thì có thể nói rằng họ tùy tiện nghĩ đến việc kết liễu cuộc đời của chính mình, từ bỏ bổn phận, từ bỏ sự ủy thác Đức Chúa Trời đã giao phó, và ngăn cản lời Đức Chúa Trời ứng nghiệm nơi họ. Đây chẳng phải là một cách hành sự ngu xuẩn sao? Ngươi có thể tùy tiện và sẵn sàng từ bỏ mạng sống của mình và nói rằng ngươi muốn dâng nó cho Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời có cần ngươi dâng không? Bản thân mạng sống của ngươi thuộc về Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời có thể lấy đi bất cứ lúc nào, vậy thì dâng nó cho Ngài có ích gì? Nếu ngươi không dâng nhưng Đức Chúa Trời cần, thì liệu Ngài có khách khí hỏi ngươi không? Ngài có cần thương lượng với ngươi về việc đó không? Không, Ngài không cần. Nhưng Đức Chúa Trời muốn mạng sống của ngươi để làm gì? Một khi Đức Chúa Trời lấy lại mạng sống của ngươi, thì ngươi sẽ không thể thực hiện bổn phận của mình nữa, và sẽ thiếu đi một người trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Liệu Ngài có vui vẻ và hài lòng về điều đó không? Ai mới thực sự vui vẻ và hài lòng? (Thưa, Sa-tan.) Nếu từ bỏ mạng sống của mình, ngươi có thể đạt được gì từ đó? Và Đức Chúa Trời có thể đạt được gì khi lấy đi mạng sống của ngươi? Nếu ngươi bỏ lỡ cơ hội được cứu rỗi, thì đó là được hay mất đối với Đức Chúa Trời? (Thưa, đó là mất.) Đối với Đức Chúa Trời, đó không phải là được, mà là mất. Đức Chúa Trời cho phép ngươi, với tư cách là một loài thọ tạo, có sự sống và đứng ở vị trí loài thọ tạo để thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, và bằng cách đó mà có thể bước vào thực tế lẽ thật, vâng phục Đức Chúa Trời, hiểu ý muốn của Ngài và biết Ngài, làm theo ý muốn của Ngài, hợp tác với Ngài trong việc hoàn thành công tác cứu rỗi nhân loại của Ngài, và đi theo Ngài đến tận cùng. Đây là sự công chính, đây là giá trị và ý nghĩa sự tồn tại của cuộc đời ngươi. Nếu cuộc đời ngươi tồn tại vì điều này, và ngươi sống lành mạnh vì điều này, thì đây là điều có ý nghĩa nhất, và đối với Đức Chúa Trời, đây là sự cống hiến và hợp tác thực sự – đối với Ngài, đây là điều mãn nguyện nhất. Điều Đức Chúa Trời muốn thấy là một loài thọ tạo sống trong xác thịt từ trong hình phạt và sự phán xét của Ngài mà loại bỏ được tâm tính bại hoại, loại bỏ được vô vàn tư tưởng sai lầm do Sa-tan tiêm nhiễm, và có khả năng tiếp nhận lẽ thật cũng như những yêu cầu từ Đức Chúa Trời, hoàn toàn quy phục sự thống trị của Đấng Tạo Hóa, thực hiện bổn phận loài thọ tạo nên thực hiện, và có thể trở thành một loài thọ tạo đích thực. Đây là điều Đức Chúa Trời muốn thấy, đây là giá trị và ý nghĩa sự tồn tại của đời người. Do vậy, đối với bất kỳ loài thọ tạo nào, cái chết không phải là đích đến cuối cùng. Giá trị và ý nghĩa sự tồn tại của đời người không phải là để chết, mà là để sống vì Đức Chúa Trời, để tồn tại vì Đức Chúa Trời và vì bổn phận của chính mình, tồn tại để thực hiện bổn phận và trách nhiệm của loài thọ tạo, để vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời, và để làm bẽ mặt Sa-tan. Đây là giá trị sự tồn tại cũng như ý nghĩa cuộc đời của một loài thọ tạo.

Xét yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, thì cách Đức Chúa Trời đối xử với sự sống và cái chết của con người hoàn toàn khác với những gì được mô tả trong câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” trong văn hóa truyền thống. Sa-tan luôn muốn con người chết. Nó cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy con người còn sống và không ngừng tìm cách đoạt mạng họ. Một khi con người tiếp nhận những tư tưởng sai lầm của văn hóa truyền thống từ Sa-tan, thì họ chỉ muốn hy sinh mạng sống của mình cho đất nước, cho dân tộc, hoặc cho sự nghiệp, tình yêu, gia đình. Họ luôn coi thường mạng sống của chính mình, sẵn sàng chết và từ bỏ mạng sống ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, và không coi sự sống được Đức Chúa Trời ban cho là điều quý giá nhất, là điều nên trân quý. Dù vẫn sở hữu sự sống được Đức Chúa Trời ban cho, nhưng cả đời họ lại không thể thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của mình, mà thay vào đó tiếp nhận những lời ngụy biện và vô nghĩa của Sa-tan, luôn dốc lòng cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, và sẵn sàng chết vì Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Thực tế là nếu ngươi thực sự chết, thì ngươi chết không phải vì Đức Chúa Trời, mà vì Sa-tan, và ngươi sẽ không được Đức Chúa Trời nhớ đến. Bởi vì chỉ có người sống mới có thể tôn vinh Đức Chúa Trời và làm chứng cho Ngài, và chỉ người sống mới có thể đứng đúng vị trí của loài thọ tạo và thực hiện bổn phận của mình, từ đó không còn gì hối tiếc, và có thể làm bẽ mặt Sa-tan, cũng như làm chứng cho những việc làm kỳ diệu và quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa – chỉ người sống mới có thể làm được những điều này. Nếu ngươi thậm chí còn không có sự sống, thì tất cả những thứ này sẽ không còn tồn tại. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Do đó, bằng cách đưa ra câu nói về đức hạnh: “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, chắc chắn là Sa-tan đang đùa giỡn và chà đạp lên sự sống của con người. Sa-tan không tôn trọng sự sống con người, mà thay vào đó lại chơi đùa với nó, khiến con người tiếp nhận những tư tưởng như “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Họ sống theo những tư tưởng này, và không trân quý sự sống, không xem mạng sống của chính mình là điều quý giá, để rồi tùy tiện từ bỏ mạng sống của mình, điều quý giá nhất trong tất cả những điều Đức Chúa Trời ban cho con người. Đây là một việc làm đại nghịch bất đạo. Chừng nào thời hạn Đức Chúa Trời định đoạt cho ngươi chưa đến, thì ngươi không nên thản nhiên nói lời từ bỏ mạng sống của mình, bất kể lúc nào. Chừng nào ngươi còn hơi thở trong mình, thì đừng bỏ cuộc, đừng từ bỏ bổn phận của mình, và đừng từ bỏ sự giao phó và ủy thác của Đức Chúa Trời cho mình. Bởi vì sự sống của bất kỳ loài thọ tạo nào cũng chỉ tồn tại vì Đấng Tạo Hóa, chỉ tồn tại vì quyền tối thượng, sự sắp đặt và an bài của Ngài, cũng như chỉ tồn tại và phát huy giá trị của nó vì chứng ngôn cho Đấng Tạo Hóa và công tác cứu rỗi nhân loại của Ngài. Ngươi có thể thấy rằng quan điểm của Đức Chúa Trời về sự sống của con người hoàn toàn khác với quan điểm của Sa-tan. Vậy ai là người thực sự trân quý sự sống của con người? (Thưa, Đức Chúa Trời.) Chỉ có Đức Chúa Trời, trong khi bản thân con người còn không biết trân quý sự sống của chính mình. Chỉ Đức Chúa Trời mới trân quý sự sống của con người. Mặc dù con người không đáng mến hay đáng được yêu thương, và đầy rẫy sự ô uế, phản nghịch cùng nhiều loại tư tưởng, quan điểm vô lý do Sa-tan tiêm nhiễm, và mặc dù họ tôn sùng và đi theo Sa-tan, thậm chí đến mức chống đối Đức Chúa Trời, nhưng bởi vì con người do Đức Chúa Trời tạo dựng và được Ngài ban cho hơi thở cùng sự sống, nên chỉ có Ngài mới trân quý sự sống của con người, chỉ có Ngài mới yêu thương con người, và chỉ có Ngài mới không ngừng quan tâm, trân quý nhân loại. Đức Chúa Trời trân quý con người – không chỉ thân xác, mà cả sự sống của họ, bởi vì cuối cùng, chỉ những con người đã được Đức Chúa Trời ban cho sự sống mới có thể trở thành những loài thọ tạo thực sự thờ phượng và làm chứng cho Ngài. Đức Chúa Trời có công tác, sự ủy thác và kỳ vọng dành cho con người, những loài thọ tạo này. Vì thế, Đức Chúa Trời nâng niu và quý trọng sự sống của họ. Sự thật là vậy. Các ngươi hiểu chưa? (Thưa, rồi.) Vì vậy, một khi con người hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời – Đấng Tạo Hóa, chẳng phải nên có những nguyên tắc cho cách họ đối xử với sự sống của thân xác mình, cũng như đối xử với các quy luật và nhu cầu sinh tồn của nó hay sao? Những nguyên tắc này dựa trên điều gì? Chúng dựa trên lời Đức Chúa Trời. Các nguyên tắc để thực hành chúng là gì? Về mặt tiêu cực, con người phải từ bỏ nhiều loại quan điểm sai lầm do Sa-tan tiêm nhiễm vào họ, vạch trần và nhận ra những ngụy biện trong quan điểm của Sa-tan – chẳng hạn như câu nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” – thứ làm tê liệt, tàn hại và giam cầm con người, đồng thời họ phải từ bỏ những quan điểm này. Ngoài ra, về mặt tích cực, họ phải hiểu chính xác những yêu cầu của Đức Chúa Trời – Đấng Tạo Hóa là gì đối với nhân loại, và lấy lời Đức Chúa Trời làm nền tảng cho mọi việc mình làm. Bằng cách này, con người sẽ có thể thực hành một cách chính xác không sai lệch, và thực sự mưu cầu lẽ thật. Mưu cầu lẽ thật là gì? (Thưa, nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí.) Tóm lại trong những lời này là chính xác.

Hôm nay, chúng ta chủ yếu thông công về cách đối xử với cái chết, cũng như cách đối xử với sự sống. Sa-tan chà đạp, tàn phá và lấy đi mạng sống của con người. Nó khiến con người mê muội và tê liệt bằng cách tiêm nhiễm vào họ các loại tư tưởng và quan điểm sai trái, đồng thời khiến con người coi thường điều quý giá nhất họ có được – sự sống, bằng cách đó làm gián đoạn và phá hoại công tác của Đức Chúa Trời. Nói Ta nghe, nếu cả thế giới này ai cũng muốn chết và có thể tùy tiện chết, thì chẳng phải xã hội sẽ rơi vào hỗn loạn sao? Khi đó, con người sẽ khó mà sống sót và tồn tại được, phải không? (Thưa, phải.) Vậy thái độ của Đức Chúa Trời đối với sự sống của con người là gì? Ngài trân quý nó. Đức Chúa Trời nâng niu và quý trọng sự sống của con người. Con người nên có được con đường thực hành nào từ những lời này của Đức Chúa Trời? Trong suốt cuộc đời, khi còn sự sống và hơi thở, là những điều quý giá nhất Đức Chúa Trời ban cho, thì con người nên mưu cầu và hiểu lẽ thật một cách đúng đắn, và thực hiện bổn phận loài thọ tạo của mình theo những yêu cầu và nguyên tắc của Đức Chúa Trời để không còn gì hối tiếc, để một ngày nào đó họ có thể đứng ở vị trí loài thọ tạo để làm chứng cũng như thờ phượng Đấng Tạo Hóa. Làm được như vậy là họ sẽ mang lại giá trị và ý nghĩa cho cuộc đời mình, bằng cách sống không phải vì Sa-tan, mà vì quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, công tác của Ngài và chứng ngôn cho Ngài. Cuộc đời của con người có giá trị và ý nghĩa khi họ có thể làm chứng cho những việc làm và công tác của Đức Chúa Trời. Nhưng không thể nói rằng đời người khi ấy đã đến thời điểm huy hoàng nhất. Nói như vậy không đúng lắm, bởi vì thời điểm đó vẫn chưa đến. Một khi ngươi đã thực sự hiểu được lẽ thật, đạt được lẽ thật, có được sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, và có thể đứng ở vị trí loài thọ tạo để thờ phượng Đức Chúa Trời, và làm chứng về Đức Chúa Trời, về quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa, những việc làm của Ngài, và về thực chất cũng như thân phận của Ngài, thì giá trị cuộc đời ngươi mới đạt đến đỉnh cao và tối đa. Mục đích và ý nghĩa của việc Ta phán tất cả những điều này là để các ngươi hiểu được giá trị và ý nghĩa của sự tồn tại của cuộc sống, và cách ngươi nên đối xử với sự sống của chính mình, để dựa trên đó, ngươi lựa chọn được con đường mà mình nên đi. Đây là cách duy nhất để phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời.

Ngày 4 tháng 6 năm 2022

Trước: Mưu cầu lẽ thật là gì (11)

Tiếp theo: Mưu cầu lẽ thật là gì (13)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger