Mưu cầu lẽ thật là gì (8)

Lần trước, chúng ta đã thông công về bốn câu trong văn hóa truyền thống về luân lý đạo đức. Nói cho Ta nghe các câu đó là gì. (“Ân trả nghĩa đền”; “Xả thân vì người”; “Phụ nữ phải đức hạnh, nhân từ và hiền thục” và “Uống nước nhớ nguồn”.) Các ngươi đã hiểu rõ những điều phải được mổ xẻ và hiểu trong từng câu chưa? Mỗi câu trong văn hóa truyền thống đều liên quan mật thiết đến đời thực của con người và cách họ cư xử. Không nghi ngờ gì nữa, những câu trong văn hóa truyền thống này có ảnh hưởng nhất định đến đời thực của con người và cách họ cư xử. Những nguyên tắc trong lời nói, hành động và cách cư xử của con người trong đời thực về cơ bản đều bắt nguồn từ những câu nói và quan điểm này trong văn hóa truyền thống. Rõ ràng, con người đã chịu sự ảnh hưởng và ăn sâu khá sâu sắc của văn hóa truyền thống. Sau khi Ta thông công xong trong buổi nhóm họp trước, các ngươi có suy ngẫm và thông công thêm với nhau không? (Chúng con đã thông công và hiểu được một chút về những câu nói luân lý đạo đức này, và chúng con đã có thể thay đổi một chút quan điểm và góc nhìn của mình về những điều kiểu như thế này, nhưng vẫn chưa hiểu thấu đáo về chúng.) Để đạt được sự hiểu biết thấu đáo, một mặt, ngươi phải hiểu dựa trên cơ sở những gì Ta đã thông công; mặt khác, ngươi phải hiểu xét trên những quan điểm của ngươi trong đời thực, cũng như những suy nghĩ và hành động phát sinh khi có chuyện xảy đến với ngươi. Chỉ nghe giảng thôi thì không bao giờ đủ. Mục đích của việc nghe giảng là để có thể nhận ra những điều tiêu cực trong đời thực, để có thể phân biệt những điều tiêu cực một cách chính xác hơn, và sau đó là để có thể lĩnh hội những điều tích cực và có được sự hiểu biết thuần khiết về chúng, để lời Đức Chúa Trời trở thành tiêu chí cho cách hành xử và cư xử trong đời thực. Một mặt, việc thực hành khả năng phân định những điều tiêu cực này có tác dụng điều chỉnh hành vi và cách cư xử của con người, trong chừng mực nào đó có thể chỉnh đốn những tư tưởng, quan điểm và thái độ sai lầm của con người đối với sự việc và sự vật; ngoài ra, trong vai trò tích cực, nó có thể giúp con người có được những đường lối, phương pháp đúng đắn cùng các nguyên tắc thực hành chính xác khi nhìn nhận con người và sự vật, cũng như trong cách cư xử và hành động của mình. Đây là mục đích và tác dụng mong muốn của việc thông công và mổ xẻ những câu nói liên quan đến luân lý đạo đức này.

Giờ chúng ta đã hai lần thông công về những câu nói liên quan đến luân lý đạo đức trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, mà về cơ bản là những yêu cầu đối với luân lý đạo đức của con người phát sinh trong bối cảnh xã hội rộng lớn. Ở cấp độ cá nhân, những câu nói này có thể kiềm chế và điều chỉnh hành vi của con người ở một mức độ nhất định; ở góc độ rộng hơn, chúng nhằm tạo ra những đặc tính xã hội tốt đẹp, và dĩ nhiên là để những kẻ cai trị có thể cai trị người dân tốt hơn. Nếu người dân có chính kiến, có thể tự do suy nghĩ và tìm kiếm các tiêu chuẩn đạo đức riêng về cách cư xử, hoặc nếu họ có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình, sống theo ý mình, cư xử theo cách họ thấy phù hợp và có nhìn nhận riêng về sự vật, con người, xã hội và đất nước mình đang sống, thì chắc chắn đó không phải là điều tốt hay dấu hiệu tốt cho những kẻ cai trị, bởi vì nó đe dọa trực tiếp đến vị thế thống trị của họ. Tóm lại, những câu nói luân lý đạo đức này về cơ bản được đưa ra bởi những người gọi là nhà đạo đức, nhà tư tưởng và nhà giáo dục như một cách để lấy lòng và cố làm thỏa mãn những kẻ cai trị, với mục đích cho thấy rằng họ có thể sử dụng những tư tưởng và lý thuyết này, cũng như danh tiếng và uy tín của chính họ, để phục vụ những kẻ cai trị. Về cơ bản, đây là bản chất của tất cả những câu nói luân lý đạo đức mà chúng ta đã thông công này; mục đích của chúng không gì khác hơn là để ràng buộc những suy nghĩ, hành vi đạo đức và quan điểm của con người về mọi sự trong một phạm vi đạo đức được là tốt hơn, tích cực hơn và cao quý hơn một chút, nhằm giảm bớt xung đột giữa con người với nhau, mang lại sự hài hòa trong các tương tác của con người, cũng như đem lại sự thanh bình, từ đó có lợi cho sự thống trị của những kẻ cai trị đối với người dân, và hơn nữa, giúp củng cố địa vị của giai cấp thống trị cũng như duy trì sự hài hòa và ổn định của xã hội. Nhờ đó, những người đề ra các chuẩn mực luân lý đạo đức này đã đạt được tất cả những gì họ mong muốn, đó là được giai cấp thống trị đánh giá cao và giao cho những chức vụ quan trọng. Đây chính là con đường sự nghiệp họ khao khát và mong mỏi, và cho dù họ có thể không thành quan chức cấp cao, thì chí ít họ cũng sẽ được các thế hệ mai sau tưởng nhớ và đi vào lịch sử. Thử nghĩ xem – ai trong số những người đề ra những câu nói luân lý đạo đức này lại không được xã hội này tôn kính chứ? Ai trong số đó không được loài người ngưỡng mộ chứ? Thậm chí ngày nay, trong nhân dân Trung Quốc, những người được gọi là nhà tư tưởng, nhà giáo dục và nhà đạo đức này, chẳng hạn như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, v.v. vẫn luôn được lòng dân, được đánh giá cao và tôn kính. Tất nhiên, chúng ta mới chỉ liệt kê một vài câu có hạn về luân lý đạo đức, và các ví dụ đưa ra chỉ là một số ví dụ tiêu biểu hơn. Mặc dù những câu nói luân lý đạo đức này phát xuất từ nhiều người, nhưng những tư tưởng và quan điểm được những người gọi là danh nhân này chủ trương hoàn toàn phù hợp với mong muốn của những kẻ cai trị và giai cấp thống trị, và tất cả các quan niệm về cai trị và tư tưởng cốt lõi của họ đều giống nhau: hình thành một số chuẩn mực đạo đức về cách cư xử và hành động cho con người noi theo để họ cư xử cho phải phép, ngoan ngoãn đóng góp cho xã hội và đất nước, và sống ngoan ngoãn giữa đồng loại – về cơ bản chỉ có vậy. Bất kể những câu nói luân lý đạo đức này bắt nguồn từ triều đại hay con người nào thì tư tưởng và quan điểm của chúng đều có cùng một mục đích: phục vụ giai cấp thống trị, và lừa dối, kiểm soát nhân loại.

Chúng ta đã thông công khoảng tám câu về luân lý đạo đức. Bản chất của tám câu này về cơ bản là yêu cầu mọi người buông bỏ những ham muốn ích kỷ và ý muốn riêng, thay vào đó phục vụ xã hội, loài người và đất nước của chính mình, cũng như có được sự vị tha. Ví dụ: cho dù những câu nói luân lý đạo đức như “Xả thân vì người”; “Phụ nữ phải đức hạnh, nhân từ và hiền thục” và “Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người” được đưa ra với nhóm người nào, thì tất cả cũng đều yêu cầu con người ta phải tự kiềm chế – kiềm chế những ham muốn và hành vi vô luân của bản thân – đồng thời giữ những quan điểm tư tưởng và đạo đức thiện lành. Bất kể những câu nói này ảnh hưởng đến nhân loại ra sao, và bất kể ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực, thì nói một cách ngắn gọn, mục đích của những người gọi là nhà đạo đức này là để ràng buộc và điều chỉnh luân lý đạo đức của con người bằng cách đề ra những câu nói như vậy, để mọi người có quy tắc cơ bản trong cách cư xử và hành động, cách nhìn nhận con người và sự vật, cũng như cách nhìn nhận xã hội và đất nước. Nhìn ở khía cạnh tích cực, việc sáng tác ra những câu nói về luân lý đạo đức này trong chừng mực nào đó đã đóng một vai trò trong việc ràng buộc, điều chỉnh luân lý đạo đức của loài người. Nhưng nhìn dưới góc độ thực tế khách quan thì nó đã khiến con người ta đón nhận một số tư tưởng, quan điểm giả tạo, hợm mình, khiến những người chịu sự ảnh hưởng và ăn sâu của văn hóa truyền thống trở nên xảo quyệt hơn, quỷ quyệt hơn, giỏi giả vờ hơn và gò bó hơn trong tư duy. Do sự ảnh hưởng và ăn sâu của văn hóa truyền thống, con người đã dần coi những quan điểm và câu nói sai lầm đó của văn hóa truyền thống là những điều tích cực, và tôn thờ những danh nhân, vĩ nhân lừa dối mọi người như những vị thánh. Khi con người bị lừa dối, tâm trí họ trở nên mê muội, tê liệt và trì độn. Họ không biết nhân tính bình thường là gì, hay những người có nhân tính bình thường nên theo đuổi và tuân theo điều gì. Họ không biết con người nên sống thế nào trong thế giới này hay họ nên áp dụng phương thức hay quy tắc sinh tồn nào, càng không biết mục đích sinh tồn đúng đắn của con người là gì. Do sự ảnh hưởng, ăn sâu, thậm chí là giam hãm của văn hóa truyền thống, những điều tích cực, những yêu cầu và quy tắc từ Đức Chúa Trời đều bị dập tắt. Từ góc độ này, các câu nói luân lý đạo đức khác nhau trong văn hóa truyền thống phần lớn đã lừa dối và ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của con người, giam hãm suy nghĩ của họ và dẫn họ đi lạc lối, xa rời con đường đúng đắn trong cuộc sống và ngày càng xa rời những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nghĩa là ngươi càng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc và sự ăn sâu lâu dài bởi các tư tưởng và quan điểm khác nhau về luân lý đạo đức trong văn hóa truyền thống, thì ngươi càng xa rời những suy nghĩ, khát vọng, mục tiêu nên theo đuổi và các quy tắc sinh tồn mà con người có nhân tính bình thường nên có, cũng như ngươi càng xa rời tiêu chuẩn Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. Bị những tư tưởng này từ văn hóa truyền thống tiêm nhiễm, truyền bá và ăn sâu, con người coi chúng như quy tắc, thậm chí coi chúng là lẽ thật, là tiêu chí để nhìn nhận con người và sự vật, để cư xử và hành động. Con người không còn nghĩ ngợi hay nghi ngờ liệu những điều này có đúng hay không, cũng không còn vượt ra được khỏi những câu nói khác nhau của văn hóa truyền thống về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để suy nghĩ về cách mình nên sống như thế nào. Con người không biết điều đó, cũng không nghĩ về nó. Tại sao họ không nghĩ về nó? Bởi vì suy nghĩ của con người đã bị lấp đầy và xâm chiếm bởi những kinh sách đạo đức rao giảng về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín này. Mặc dù nhiều người tin vào Đức Chúa Trời thật và đọc Kinh Thánh, nhưng họ vẫn nhầm lẫn lời Đức Chúa Trời và lẽ thật với nhiều câu nói luân lý đạo đức bắt nguồn từ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Một số người thậm chí còn coi nhiều câu nói này trong văn hóa truyền thống là kinh sách về những điều tích cực và mạo nhận chúng là lẽ thật, rao giảng và quảng bá chúng như lẽ thật, thậm chí đi xa đến độ trích dẫn chúng như một cách để dạy dỗ người khác. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng; đó là điều Đức Chúa Trời không muốn thấy, điều khiến Ngài ghê tởm. Vậy có phải tất cả những ai chấp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt đều có thể nhìn thấu và phân biệt rõ những điều của văn hóa truyền thống không? Không hẳn. Chắc chắn có một số người vẫn còn khá sùng bái và tán thành những điều thuộc về văn hóa truyền thống. Nếu những độc tố của Sa-tan này không được loại bỏ triệt để, thì con người sẽ khó hiểu và đạt được lẽ thật. Dân sự được Đức Chúa Trời chọn phải nhìn thấu một thực tế: lời Đức Chúa Trời là lời Đức Chúa Trời, lẽ thật là lẽ thật, và lời của con người là lời của con người. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là lời của con người, văn hóa truyền thống là lời của con người. Lời của con người không bao giờ là lẽ thật, cũng sẽ không bao giờ trở thành lẽ thật được. Đây là sự thật. Cho dù con người có đồng tình với nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đến mức nào trong suy nghĩ và quan điểm của họ, thì những điều đó cũng không thể thay thế lời Đức Chúa Trời; cho dù những giá trị đó đã được kiểm chứng và xác nhận là đúng đắn đến đâu, thì trải qua hàng nghìn năm tồn tại của con người, chúng cũng không thể trở thành lời Đức Chúa Trời hoặc thay thế lời Ngài được, chứ đừng nói đến nhầm lẫn với lời Đức Chúa Trời. Ngay cả khi những câu nói về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín có phù hợp với lương tâm và lý trí của con người, thì chúng cũng không phải là lời Đức Chúa Trời, không thể thay thế lời Ngài, càng không thể được gọi là lẽ thật. Những câu nói và yêu cầu về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín trong văn hóa truyền thống chỉ phục vụ cho xã hội và giai cấp thống trị. Những câu nói và yêu cầu này chỉ nhằm mục đích kiềm chế và điều chỉnh hành vi của mọi người nhằm đạt được những đặc tính xã hội tốt hơn, có lợi cho sự ổn định quyền lực của giai cấp thống trị. Đương nhiên, cho dù ngươi có tuân thủ tốt các giá trị nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đến đâu, ngươi cũng sẽ không thể hiểu được lẽ thật, sẽ không thể vâng lời Đức Chúa Trời, và cuối cùng ngươi cũng sẽ không trở thành một loài thọ tạo đủ tư cách được. Cho dù ngươi có tuân thủ tốt những điều này đến đâu, nếu ngươi không hiểu lẽ thật, ngươi vẫn không thể thực hiện được bổn phận của mình theo tiêu chuẩn có thể chấp nhận được. Thế thì ngươi sẽ là gì trong mắt Đức Chúa Trời? Ngươi vẫn sẽ là một người ngoại đạo và thuộc về Sa-tan. Liệu một người được cho là có phẩm chất đạo đức phi phàm và luân thường đạo lý cao thượng thì có lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường không? Họ có thể thực sự chấp nhận lẽ thật không? Họ có thể tin vào Đức Chúa Trời và đi theo Ngài không? Tuyệt đối không! Bởi vì những gì họ tôn thờ là Sa-tan, ma quỷ, thánh giả và thánh nhân giả. Sâu trong thâm tâm và xương tủy, họ chán ghét lẽ thật và căm ghét lẽ thật. Vì vậy, họ chắc chắn là những kẻ chống đối Đức Chúa Trời và là kẻ thù của Ngài. Những người tôn thờ ác quỷ Sa-tan là những kẻ kiêu ngạo, tự phụ và ngu dại nhất – họ là những kẻ thoái hóa của loài người, những kẻ xương tủy chứa đầy độc tố của Sa-tan, đầy những dị giáo và ngụy biện của Sa-tan. Ngay khi họ thấy lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, mắt họ đỏ ngầu và họ phừng phừng giận dữ, lộ ra bộ mặt gớm ghiếc của ma quỷ. Vì vậy, bất cứ ai tôn sùng văn hóa truyền thống và mù quáng tin vào những ngụy biện truyền thống như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đều chán ghét lẽ thật và căm ghét lẽ thật. Họ hoàn toàn không có ý thức của nhân tính bình thường, và họ sẽ không bao giờ chấp nhận lẽ thật. Những thứ thuộc về văn hóa truyền thống và những câu nói luân lý đạo đức liên quan đến nhân, nghĩa, lễ, trí, tín hoàn toàn không phù hợp với lẽ thật hay lời Đức Chúa Trời. Cho dù con người có đưa những giá trị này vào thực hành cẩn thận đến mức nào hay duy trì chúng tốt ra sao, thì điều đó cũng không tương đương với việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Điều này là do con người có tâm tính bại hoại. Đó là thực tế của vấn đề. Họ chứa đầy đủ loại giáo lý của Sa-tan, và “Người không vì mình, trời tru đất diệt” đã trở thành bản tính và thực chất của con người. Bất kể ngươi có khiến chúng nghe có vẻ hay ho ra sao, ngôn từ của ngươi cao siêu ra sao, hay lý thuyết của ngươi vĩ đại đến đâu, thì những câu nói của văn hóa truyền thống về luân lý đạo đức này đều không thể đưa vào thực hành được. Ngay cả khi ngươi tuân thủ từng quy tắc được áp đặt dựa trên các giá trị nhân, nghĩa, lễ, trí, tín trong văn hóa truyền thống, thì ngươi cũng chỉ là cư xử tốt bề ngoài. Nhưng khi nói đến việc tin vào Đức Chúa Trời, đi theo Ngài và thực hiện bổn phận của mình, vâng lời Đức Chúa Trời, cũng như thái độ và quan điểm của ngươi đối với Ngài và lẽ thật, thì những giá trị văn hóa truyền thống này không có tác dụng gì cả. Chúng không thể kiềm chế sự dấy loạn của ngươi, không thể đảo ngược quan niệm của ngươi về Đức Chúa Trời, cũng không thể sửa chữa những tâm tính bại hoại của con người, huống gì giải quyết vấn đề con người bất cẩn và chiếu lệ trong việc thực hiện bổn phận của mình. Những giá trị này hoàn toàn không giúp ích gì trong việc hạn chế hành vi bại hoại của con người dưới bất kỳ hình thức nào, và về cơ bản chúng không thể khiến con người sống thể hiện ra nhân tính bình thường.

Hầu hết mọi người khi mới bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời đều nghĩ rằng đức tin rất đơn giản. Họ nghĩ rằng tin vào Đức Chúa Trời và đi theo Đức Chúa Trời nghĩa là học cách kiên nhẫn và khoan dung, sẵn lòng làm từ thiện, sẵn lòng giúp đỡ người khác, có chừng mực trong lời nói và hành động của mình, không quá kiêu ngạo hay quá khắt khe với người khác. Họ cảm thấy rằng nếu cư xử theo cách này thì Đức Chúa Trời sẽ hài lòng, và rằng họ sẽ không bị tỉa sửa và xử lý trong khi thực hiện bổn phận của mình. Nếu phục vụ với tư cách là một lãnh đạo hay người làm công, họ tin rằng mình sẽ không bị thay thế hay sa thải. Họ tin rằng mình chắc chắn sẽ được cứu rỗi. Tin vào Đức Chúa Trời có thực sự là một vấn đề đơn giản như vậy không? (Không.) Không ít người có quan điểm này, nhưng cuối cùng, những tư tưởng, quan điểm và cách họ hành xử trong cuộc sống đều dẫn đến thất bại. Cuối cùng, một số người không biết gì khá hơn đã tổng kết lại trong một câu: “Tôi là một con người thất bại!”. Họ nghĩ rằng cư xử như một con người nghĩa là tuân theo các giá trị nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhưng đó có thể gọi là cư xử như một con người được không? Đó không phải là cư xử như một con người; đó là cách cư xử của ma quỷ. Đối với những người nói rằng: “Tôi là một con người thất bại”, Ta sẽ hỏi, ngươi đã cư xử như một con người chưa? Ngươi thậm chí còn chưa cố gắng cư xử như một con người, vậy thì sao có thể nói: “Tôi là một con người thất bại” chứ? Đây sự thất bại của các giá trị văn hóa truyền thống, như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trong việc phát huy được chức năng của nó đối với con người, chứ không phải là sự thất bại trong việc cư xử như một con người. Khi mọi người thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, những thứ như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín hoàn toàn vô dụng và vô ích. Cuối cùng, tự lúc nào không hay, mọi người kết luận: “Ồ, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thật vô dụng! Mình từng nghĩ việc cư xử rất đơn giản, và việc tin vào Đức Chúa Trời cũng rất đơn giản, chứ không phức tạp như thế. Chỉ đến bây giờ mình mới nhận ra mình đã quá đơn giản hóa đức tin nơi Đức Chúa Trời”. Sau khi nghe giảng một thời gian dài, cuối cùng họ cũng nhận ra rằng con người không hiểu lẽ thật là không được. Nếu con người không hiểu một phạm trù nào đó của lẽ thật, thì họ có khả năng phạm sai lầm trong phạm trù đó và bị xử lý, thất bại, bị phán xét và hành phạt. Những điều mà trước đây họ tưởng là đúng đắn, tốt đẹp, tích cực và cao quý trở nên tầm thường và vô giá trị khi đối mặt với lẽ thật. Tất cả những câu nói khác nhau về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đều có ảnh hưởng nào đó đến suy nghĩ và quan điểm của con người, cũng như đến đường lối và phương cách họ hành xử. Nếu công tác quản lý cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời không tham gia vào và nhân loại tiếp tục sống như hiện nay, sống dưới quyền của Sa-tan, thì nhân, nghĩa, lễ, trí, tín – những điều tương đối tích cực, sẽ đóng một vai trò tích cực nho nhỏ trong tư duy của con người, trong đặc tính và môi trường xã hội. Chí ít, những điều đó không xúi giục con người hành ác, giết người và phóng hỏa, hay cưỡng hiếp và cướp bóc. Tuy nhiên, trong công tác cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời, không một điều nào trong số những điều này – nhân, nghĩa, lễ, trí, tín – liên quan đến lẽ thật, con đường hay sự sống mà Đức Chúa Trời muốn ban cho nhân loại. Và không chỉ vậy: nhìn vào những tư tưởng khác nhau mà các giá trị nhân, nghĩa, lễ, trí, tín chủ trương, các yêu cầu chúng đặt ra đối với luân lý đạo đức con người, cũng như những ảnh hưởng và ràng buộc của chúng đối với luân lý đạo đức con người, không một thứ nào trong đấy đóng vai trò hướng dẫn con người trở về với Đức Chúa Trời hay dẫn họ đi vào con đường đúng đắn trong đời sống. Thay vào đó, chúng đã trở thành những trở ngại lớn ngăn con người mưu cầu và chấp nhận lẽ thật. Những câu nói về luân lý đạo đức mà chúng ta đã thông công và mổ xẻ trước đây – nhặt được của rơi đừng tham bỏ túi; lấy việc giúp người làm niềm vui; nghiêm khắc với mình và khoan dung với người; lấy ân báo oán; ân trả nghĩa đền; xả thân vì người; phụ nữ phải đức hạnh, nhân từ và hiền thục; uống nước nhớ nguồn – về cơ bản, chúng ta đã thông công rõ những điều này, và chí ít mọi người đều đã hiểu được ý nghĩa chung của chúng. Thực tế là dù những câu nói như vậy liên quan đến bất kể khía cạnh nào của luân lý đạo đức, chúng cũng đều hạn chế suy nghĩ của con người. Nếu ngươi không thể phân biệt được những điều như vậy, không thể hiểu rõ thực chất của những câu nói này, và không xoay chuyển những quan điểm sai lầm này, thì ngươi sẽ không thể buông bỏ được những câu nói luân lý đạo đức này, cũng như không thể tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của chúng. Nếu không thể buông bỏ những thứ này, ngươi sẽ khó mà chấp nhận được lẽ thật từ Đức Chúa Trời, các tiêu chuẩn trong lời Đức Chúa Trời cùng những yêu cầu cụ thể của Đấng Tạo Hóa đối với luân lý đạo đức của con người, cũng như sẽ khó tuân theo và thực hành lời Đức Chúa Trời như các nguyên tắc và tiêu chí của lẽ thật. Đây chẳng phải là một vấn đề nghiêm trọng sao?

Ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục thông công và mổ xẻ câu tiếp theo về luân lý đạo đức: “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Câu này mô tả một phương pháp tương tác với người khác mà Sa-tan đã khắc sâu vào con người. Nghĩa là khi tương tác với người khác, ngươi phải chừa cho họ một chút đường lui. Không nên quá khắt khe với người khác, không được nhắc lại những lỗi lầm trong quá khứ của họ, phải giữ thể diện cho họ, không được làm tổn hại mối quan hệ tốt đẹp với họ, phải tha thứ cho họ, v.v. Câu nói về đạo đức này chủ yếu mô tả một kiểu triết lý sống quy định mối tương tác giữa con người với nhau. Có một giáo lý trong triết lý sống nói rằng: “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”. Nghĩa là để giữ gìn một mối quan hệ thân thiện, người ta phải giữ im lặng về các vấn đề của bạn mình, ngay cả khi thấy rõ những vấn đề đó – rằng họ nên tuân thủ nguyên tắc không đánh vào mặt hay vạch khuyết điểm. Họ phải lừa dối nhau, giấu giếm nhau, âm mưu với nhau; và dù biết rất rõ người kia là loại người như thế nào, nhưng cũng không nói thẳng ra mà dùng các phương kế mưu chước để duy trì mối quan hệ thân thiện. Tại sao người ta muốn duy trì các mối quan hệ như vậy? Đó là vì họ không muốn gây thù chuốc oán trong xã hội này, trong đội nhóm của mình, để rồi thường xuyên đặt mình vào những tình huống nguy hiểm. Biết rằng có người sẽ trở thành kẻ thù và làm hại mình sau khi mình vạch ra những khuyết điểm của họ hay làm tổn thương họ, và không muốn đặt mình vào tình huống như vậy, ngươi áp dụng giáo lý trong triết lý sống sau: “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Theo triết lý này, nếu hai người có mối quan hệ như vậy, họ có được coi là bạn bè thực sự không? (Không.) Họ không phải là là bạn bè thực sự, càng không phải là tri kỷ của nhau. Vậy chính xác thì đây là loại quan hệ gì? Chẳng phải đây là một mối quan hệ xã hội cơ bản sao? (Đúng vậy.) Trong những mối quan hệ xã hội như vậy, con người không thể bày tỏ cảm xúc của mình, không thể trao đổi sâu sắc, cũng không thể nói chuyện thoải mái. Họ không thể nói ra những điều trong lòng mình, hay những vấn đề nhìn thấy ở đối phương, hoặc những lời có lợi cho đối phương. Thay vào đó, họ chọn nói những điều tốt đẹp để giữ thiện cảm của người kia. Họ không dám nói lên sự thật hay tuân theo các nguyên tắc, vì sợ rằng điều đó sẽ làm người khác nảy sinh thù hận với họ. Khi không bị ai đe dọa, chẳng phải người đó sống tương đối thoải mái và bình yên sao? Đây chẳng phải là mục đích của con người khi cổ động câu nói: “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” sao? (Đúng vậy.) Rõ ràng, đây là một cách tồn tại mưu chước, dối trá có yếu tố phòng thủ, với mục tiêu là tự bảo vệ bản thân. Những người sống như vậy không có bạn tri kỷ, không có bạn thân để có thể nói năng thoải mái. Họ phòng thủ với nhau, lợi dụng và mưu mô, mỗi người cần gì thì lấy nấy từ mối quan hệ. Chẳng phải là như vậy sao? Về gốc rễ, mục tiêu của câu “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” là để tránh làm mất lòng người khác và tránh gây thù chuốc oán, không hại ai để tự bảo vệ mình. Đó là một kỹ xảo và phương pháp người ta áp dụng để tránh cho bản thân mình khỏi bị tổn hại. Nhìn vào một vài khía cạnh này trong thực chất của nó, yêu cầu về luân lý đạo đức của con người trong câu “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” có phải là yêu cầu cao cả không? Có phải là yêu cầu tích cực không? (Không phải.) Thế thì nó dạy con người ta điều gì? Rằng ngươi không được làm phật lòng hay làm tổn thương bất kỳ ai, nếu không, cuối cùng ngươi mới là người bị tổn thương; và ngoài ra, ngươi không nên tin tưởng bất kỳ ai. Nếu ngươi làm tổn thương bất kỳ người bạn tốt nào của mình, tình bạn sẽ âm thầm bắt đầu thay đổi: họ sẽ từ một người bạn tốt, thân thiết của ngươi trở thành một người xa lạ hoặc kẻ thù. Nó có thể giải quyết được những vấn đề gì khi dạy con người hành động như vậy? Ngay cả khi hành động theo cách này, ngươi không tạo ra kẻ thù và thậm chí bớt vài kẻ thù, thì liệu điều này có khiến mọi người ngưỡng mộ và tán thành ngươi, cũng như luôn coi ngươi làm bạn không? Điều này có hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn về luân lý đạo đức không? Cùng lắm thì đây không hơn gì một triết lý sống. Liệu tuân theo câu nói và thực hành này có thể được coi là có luân lý đạo đức tốt không? Hoàn toàn không. Đây là cách một số bậc cha mẹ giáo dục con cái. Nếu con cái họ bị đánh khi đi chơi đâu đó, họ nói với đứa trẻ rằng: “Con thật chết nhát. Sao không đánh lại? Nó đấm mình, thì mình đá lại nó!”. Đây có phải là cách đúng không? (Không phải.) Đây gọi là gì? Gọi là xúi giục. Mục đích của xúi giục là gì? Để tránh thiệt hại và lợi dụng người khác. Nếu có người đánh ngươi, cùng lắm là đau mấy ngày; nếu sau đó ngươi đá họ, chẳng phải sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn sao? Và ai đã gây ra điều này? (Các bậc cha mẹ, bằng sự xúi giục của họ.) Vậy tính chất của câu nói “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” chẳng phải có phần giống như vậy sao? Hành xử theo câu này có đúng không? (Không.) Không đúng. Nhìn từ góc độ này, chẳng phải đây là một cách xúi giục người ta sao? (Dạ, đúng vậy.) Nó có dạy con người trở nên khôn ngoan khi tương tác với người khác, để có thể phân biệt mọi người, nhìn nhận con người và sự vật một cách đúng đắn, cũng như tương tác với mọi người một cách khôn ngoan không? Nó có dạy ngươi rằng nếu gặp người tốt, người có nhân tính, thì nên đối xử chân thành với họ, giúp đỡ họ nếu có thể, còn nếu không thể, thì nên bao dung và đối xử đúng mực với họ, học cách bỏ qua những thiếu sót của họ, chịu đựng những hiểu lầm và phán xét của họ về mình, đồng thời học hỏi từ những ưu điểm và tố chất tốt đẹp của họ không? Đó có phải là những gì nó dạy con người không? (Không.) Thế rốt cuộc câu nói này dạy người ta điều gì? Nó khiến người ta trung thực hơn, hay giả dối hơn? Nó khiến con người trở nên giả dối hơn; lòng người ngày càng xa cách, khoảng cách giữa người với người rộng hơn, mối quan hệ của con người trở nên phức tạp; tương đương với sự phức tạp trong các mối quan hệ xã hội của con người. Sự giao tiếp chân tình giữa con người bị mất đi và nảy sinh tư duy đề phòng lẫn nhau. Theo cách này, mối quan hệ của con người còn có thể bình thường được không? Bầu không khí xã hội có được cải thiện không? (Không.) Vì vậy, đó là lý do tại sao câu “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” rõ ràng là sai. Dạy người ta làm điều này không thể khiến họ sống thể hiện ra nhân tính bình thường; hơn nữa, nó không thể khiến người ta trở nên thẳng thắn, chính trực, hay thật thà. Nó hoàn toàn không thể mang lại bất cứ điều gì tích cực.

Câu “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” đề cập đến hai hành động: một là hành động đánh, hai là vạch mặt. Trong giao tiếp bình thường giữa người với người, đánh người là đúng hay sai? (Sai.) Đánh người có phải là biểu hiện và hành vi của nhân tính bình thường trong tương tác giữa người với người không? (Không phải.) Đánh người chắc chắn là sai, dù đánh vào mặt hay vào chỗ khác. Vì vậy, câu nói “Đánh người chớ đánh vào mặt” vốn dĩ đã sai. Theo câu này, rõ ràng đánh vào mặt người khác là không đúng, nhưng đánh vào chỗ khác lại là đúng, bởi vì sau khi bị đánh, mặt sẽ tấy đỏ, sưng lên và bị thương. Điều này khiến người đó trông xấu xí và khó coi, đồng thời cũng cho thấy ngươi đối xử với mọi người rất thô lỗ, thiếu tế nhị và không cao thượng. Vậy đánh người ở chỗ khác thì có cao thượng không? Không – cũng không cao thượng. Trên thực tế, trọng tâm của câu này không phải là đánh ai ở đâu, mà là ở chính từ “đánh”. Khi tương tác với người khác, nếu ngươi luôn đánh người khác như một cách để đối mặt và giải quyết vấn đề, thì bản thân phương pháp của ngươi đã là sai. Nó được thực hiện một cách bốc đồng và không dựa trên lương tâm và lý trí của nhân tính con người, và dĩ nhiên, càng không phải là thực hành lẽ thật hay tuân thủ các nguyên tắc của lẽ thật. Một số người không công kích phẩm giá của người khác trước mặt – họ cẩn trọng trong lời nói và tránh đánh vào mặt người khác, nhưng đằng sau lưng thì luôn giở trò bẩn thỉu, trên bàn bắt tay nhưng dưới gầm bàn đá chân, trước mặt thì nói những điều tốt đẹp nhưng sau lưng âm mưu hãm hại người ta, bắt lỗi để gây bất lợi cho người ta, chờ cơ hội trả thù, dàn dựng và bày mưu tính kế, lan truyền tin đồn, hoặc tạo ra xung đột và lợi dụng người khác để tấn công người ta. Những phương kế quỷ quyệt này khá hơn là bao so với việc đánh vào mặt người ta? Chẳng phải chúng thậm chí còn nghiêm trọng hơn đánh vào mặt người ta sao? Chẳng phải chúng thậm chí còn quỷ quyệt, hung ác và vô nhân tính hơn hay sao? (Đúng vậy.) Vậy thì câu nói “Đánh người chớ đánh vào mặt” vốn đã vô nghĩa. Bản thân quan điểm này đã là sai lầm, có chút giả tạo. Đây là một phương pháp đạo đức giả, bởi vậy nên càng thấy nó gớm ghiếc, kinh tởm và ghê tởm. Bây giờ chúng ta đã rõ bản thân việc đánh người được thực hiện từ sự bộc phát. Ngươi đánh người trên cơ sở nào? Có được pháp luật cho phép không, hay đó có phải là quyền được Đức Chúa Trời ban cho ngươi không? Không. Thế thì tại sao lại đánh người? Nếu ngươi có thể hòa hợp bình thường với ai đó, ngươi có thể dùng những cách đúng đắn để hòa hợp và tương tác với họ. Nếu không thể hòa hợp thì đường ai nấy đi, cần gì phải hành động bốc đồng hay lao vào đánh nhau. Trong phạm vi lương tâm và lý trí của con người, đây là điều con người nên làm. Ngay khi ngươi hành động bốc đồng, dù không đánh vào mặt người ta mà đánh vào chỗ khác thì cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Đây không phải là một cách tương tác bình thường. Đây là cách kẻ thù tương tác, không phải cách bình thường con người tương tác. Nó đi quá giới hạn của lý trí con người. Từ “vạch mặt” trong câu “vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” là tốt hay xấu? Từ “vạch mặt” có cùng tầng nghĩa với việc con người bị phơi bày hay vạch trần trong lời Đức Chúa Trời không? (Không.) Theo hiểu biết của Ta về từ “vạch mặt” như trong ngôn ngữ của con người thì nó không có nghĩa như vậy. Bản chất của nó là một hình thức vạch trần có phần ác tâm; nghĩa là phơi bày những vấn đề và thiếu sót của người, hoặc một số điều và hành vi mà người khác không biết, hoặc một số âm mưu, ý tưởng hoặc quan điểm đằng sau. Đây chính là ý nghĩa của từ “vạch mặt” trong câu “vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Nếu hai người hòa thuận và là bạn tri kỷ, giữa họ không có rào cản, và mỗi người đều mong có lợi và hỗ trợ cho người kia, thì tốt nhất họ nên ngồi lại với nhau và nói ra những vấn đề của nhau một cách cởi mở và chân thành. Đây mới là cách đúng đắn, chứ không phải là vạch khuyết điểm của người khác. Nếu ngươi phát hiện ra vấn đề của người khác nhưng thấy họ chưa thể chấp nhận lời khuyên của mình, thì đơn giản là đừng nói gì, để tránh cãi vã hoặc xung đột. Nếu muốn giúp đỡ họ, ngươi có thể hỏi ý kiến họ và trước tiên hãy hỏi họ: “Tôi thấy anh có chút vấn đề và mong có thể cho anh một lời khuyên nào đó. Không biết liệu anh có thể chấp nhận hay không. Nếu anh có thể chấp nhận thì tôi sẽ nói. Nếu không thì giờ tôi sẽ giữ im lặng và không nói gì cả”. Nếu họ nói: “Tôi tin anh. Anh cứ nói đi, không sao đâu; tôi có thể chấp nhận được”, điều đó có nghĩa là ngươi đã được cho phép và sau đó ngươi có thể trao đổi từng vấn đề với họ. Họ không những hoàn toàn tiếp thu điều ngươi nói mà còn được hưởng lợi từ điều đó, và hai người các ngươi sẽ vẫn có thể duy trì mối quan hệ bình thường. Đó chẳng phải là đối xử chân thành với nhau sao? (Đúng vậy.) Đây là phương pháp đúng đắn để tương tác với người khác; nó không phải là vạch khuyết điểm của người khác. Không “vạch khuyết điểm của người khác” như câu đang thảo luận có nghĩa là gì? Nghĩa là không nói về những thiếu sót của người khác, không nói về những vấn đề cấm kỵ nhất của họ, không vạch trần bản chất vấn đề của họ và không quá thẳng thắn khi vạch mặt. Nghĩa là chỉ đưa ra một số nhận xét bề ngoài, nói những điều mọi người thường nói, nói những điều mà bản thân người đó đã có thể nhận thức được và không tiết lộ những sai lầm người đó mắc phải trước đây hay những vấn đề nhạy cảm. Nếu ngươi hành động theo cách này thì có lợi gì cho người đó? Có thể ngươi sẽ không làm phật lòng họ hay thành kẻ thù của họ, nhưng những gì ngươi đã làm không hề giúp ích hay mang lại lợi ích gì cho họ. Vì vậy, bản thân cụm từ “chớ vạch khuyết điểm của người khác” đã là lảng tránh và là một kiểu thủ đoạn không cho phép có sự chân thành trong cách con người đối xử với nhau. Có thể nói rằng hành động theo cách này là chứa chấp những ý đồ xấu xa; đó không phải là cách đúng đắn để tương tác với người khác. Những người ngoại đạo thậm chí còn coi “vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” là điều mà người có đạo đức cao quý nên làm. Đó rõ ràng là một cách tương tác giả dối với người khác, mà mọi người áp dụng để tự bảo vệ mình; nó hoàn toàn không phải là một phương thức tương tác đúng đắn. Bản thân việc không vạch khuyết điểm của người khác đã là không chân tình, và trong việc vạch khuyết điểm của người khác, có thể có dụng ý ngầm. Trong những hoàn cảnh nào ngươi thường có thể thấy mọi người vạch khuyết điểm của nhau? Đây là một ví dụ: trong xã hội, nếu hai ứng cử viên cùng tranh cử vào một chức vụ nào đó, họ sẽ vạch khuyết điểm của nhau. Người này nói: “Anh đã làm điều xấu, và đã biển thủ biết bao nhiêu tiền”, người kia thì nói: “Anh đã làm hại biết bao nhiêu người”. Họ vạch trần những điều như vậy về nhau. Chẳng phải đây là vạch khuyết điểm của người khác sao? (Dạ, đúng vậy.) Những người vạch khuyết điểm của nhau trên sân khấu chính trị là các đối thủ chính trị, nhưng khi người thường làm điều đó thì họ là kẻ thù. Nói một cách dễ hiểu, người ta sẽ nói rằng hai người này không hòa hợp. Hễ gặp nhau là họ bắt đầu cãi vã, vạch khuyết điểm của nhau, phán xét và lên án nhau, thậm chí còn bịa chuyện và đưa ra những lời vu khống. Chỉ cần người kia có gì đáng ngờ là họ sẽ vạch trần và lên án người kia vì điều đó. Nếu con người ta vạch ra nhiều điều về nhau mà không vạch khuyết điểm của người khác, thì đó có phải là một việc làm cao thượng không? (Không phải.) Không phải, nhưng người ta vẫn coi giáo lý này là luân lý đạo đức cao thượng và ca ngợi nó, thật ghê tởm! Bản thân câu “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” đã không chủ trương bất cứ điều gì tích cực. Nó không giống như những câu nói “Ân trả nghĩa đền”, “Lấy ân báo oán”; và “Phụ nữ phải đức hạnh, nhân từ và hiền thục”, chí ít cũng chủ trương luân lý đạo đức đáng khen ngợi. Thành ngữ “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” là một câu nói luân lý đạo đức xúi giục hành vi tiêu cực và không hề có tác dụng tích cực nào đối với con người. Nó không dạy cho con người biết đâu là những cách thức hay nguyên tắc đúng đắn để ứng xử trong cuộc sống ở thế giới này. Nó không cung cấp những thông tin như vậy. Nó chỉ bảo mọi người không được đánh vào mặt người khác, như thể đánh họ ở đâu cũng được trừ vào mặt. Cứ đánh người tùy thích; để họ bị bầm dập, tàn tật hoặc thậm chí sống dở chết dở, miễn là họ vẫn còn thở. Và khi mọi người mâu thuẫn với nhau, khi kẻ thù hay các đối thủ chính trị gặp nhau, họ có thể vạch mặt nhau tùy thích, miễn là không vạch khuyết điểm của nhau. Đây là kiểu gì chứ? Chẳng phải trước đây các ngươi hoàn toàn tán thành câu nói này sao? (Dạ.) Giả sử hai người tranh chấp và bắt đầu tranh cãi. Một người nói: “Tôi biết chồng cô không phải là cha của con cô”, người kia thì nói: “Tôi biết công việc kinh doanh của gia đình cô dùng mánh khóe nào để kiếm tiền”. Một số người bình luận về nội dung cuộc cãi vã của họ rằng: “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm. Nhìn họ bới móc những khuyết điểm và bí mật tội lỗi của nhau và làm ầm ĩ lên kìa. Thật là những hành vi nhỏ nhen! Và cũng thật vô liêm chính. Chí ít cũng tôn trọng người ta một chút chứ, nếu không sau này xử sự thế nào đây?”. Bình luận như vậy là đúng hay sai? (Sai.) Liệu nó có tác dụng tích cực nào dù là nhỏ nhất không? Có điều gì trong đấy thậm chí hơi phù hợp với lẽ thật không? (Không.) Người ta phải có tư tưởng và quan điểm như thế nào mới có thể đưa ra những bình luận như vậy? Những lời bình luận như vậy có đến từ một người có ý thức công chính và đã hiểu lẽ thật không? (Không.) Những bình luận như vậy nảy sinh trên cơ sở nào? Phải chăng chúng nảy sinh bởi họ đã hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của văn hóa truyền thống là “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”? (Dạ đúng.) Những bình luận này hoàn toàn dựa trên tư tưởng và quan điểm này trong văn hóa truyền thống.

Về tranh chấp giữa hai người mà chúng ta vừa đề cập, từ góc độ của một người tin vào Đức Chúa Trời, thì ngươi nên căn cứ vào lời Đức Chúa Trời và lấy lẽ thật làm tiêu chí mà nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Đây không phải là một vấn đề mọi người nên suy ngẫm sao? (Vâng, đúng vậy.) Đây là điều các ngươi nên suy ngẫm. Người tin Đức Chúa Trời nên tuân theo những nguyên tắc nào? Họ phải nhìn nhận con người và sự việc, cư xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Nếu giữa các anh chị em xảy ra tranh chấp, thì phải khoan dung, nhẫn nại với nhau, đối xử với nhau bằng tình yêu thương. Trước tiên họ phải tự phản tỉnh và nhận biết bản thân, sau đó giải quyết vấn đề theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, để nhận ra lỗi lầm của chính mình, có thể phản bội xác thịt, và đối xử với người khác theo các nguyên tắc của lẽ thật. Bằng cách này, họ sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề. Các ngươi phải hiểu tường tận về vấn đề này. Câu nói “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” không phải là tiêu chuẩn để đánh giá nhân tính, mà chỉ là một triết lý sống cơ bản, một triết lý hoàn toàn không thể hạn chế được hành vi bại hoại của con người. Câu nói này hoàn toàn vô nghĩa, và người tin Đức Chúa Trời không cần phải tuân theo quy tắc như vậy. Mọi người phải tương tác với nhau theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của lẽ thật. Đó là những điều các tín hữu phải tuân theo. Nếu con người tin vào Đức Chúa Trời mà vẫn tin vào những quan điểm văn hóa truyền thống và triết lý Sa-tan, đồng thời dùng những tư tưởng của văn hóa truyền thống như “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” để đánh giá và hạn chế người khác, hoặc tự đặt ra yêu cầu cho bản thân, thì họ thật là hoang đường, phi lý và là những kẻ chẳng tin. Câu nói “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” là một triết lý của Sa-tan để con người tương tác với bạn bè, nó không thể giải quyết các vấn đề thực chất, gốc rễ của mối quan hệ giữa người với người. Vì vậy, câu nói này là quy tắc nông cạn nhất, triết lý sống nông cạn nhất. Nó thua xa tiêu chuẩn của các nguyên tắc của lẽ thật, tuân theo một quy tắc nông cạn như vậy thì không thể đạt được bất cứ điều gì và nó hoàn toàn vô nghĩa. Nói thế có công bằng không? (Dạ có.) Khi giữa các anh chị em xảy ra tranh chấp, nguyên tắc để nhìn nhận và xử lý vấn đề này nên là gì? Tuân theo các quy tắc của văn hóa truyền thống hay lấy lời Đức Chúa Trời và lẽ thật làm nguyên tắc? Nói cho Ta nghe quan điểm của các ngươi. (Trước hết, chúng con nên dựa theo lời Đức Chúa Trời để phân tích và hiểu được tính chất của cuộc tranh chấp cùng những cáo buộc bốc đồng chống lại nhau của họ, nhận ra đây là sự bộc phát của những tâm tính bại hoại. Sau đó, chúng con nên thông công với họ về con đường thực hành phù hợp. Họ nên đối xử với nhau bằng tình yêu thương, họ phải có lương tâm và lý trí, lời nói và việc làm phải của họ phải giúp gây dựng thay vì làm tổn thương người khác. Nếu người kia có thiếu sót hoặc phạm sai lầm, họ nên đối xử một cách đúng đắn bằng cách giúp đỡ nếu có thể, thay vì công kích, phán xét hay lên án người ta.) Đây là một hình thức giúp đỡ mọi người. Vậy có thể nói gì để giúp đỡ họ và giải quyết tranh chấp của họ? (Họ đang tranh cãi trong hội thánh, nội điều này đã là không phù hợp với khuôn phép của các thánh đồ và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Thế nên chúng con có thể thông công với họ rằng: “Khi các anh chị phát hiện ra ai đó có vấn đề, nếu giúp được thì giúp, không giúp được thì đâu cần phải cãi vã, làm vậy chỉ gây nhiễu loạn đời sống của hội thánh. Nếu đã được nhắc nhở nhiều lần mà anh chị vẫn tiếp tục thì hội thánh sẽ xử lý theo sắc lệnh quản trị của hội thánh.”) Có vẻ như các ngươi đều biết cách xử lý những người làm nhiễu loạn đời sống hội thánh theo nguyên tắc, nhưng vẫn chưa hoàn toàn biết cách xử lý tranh chấp giữa mọi người, chưa biết nên dùng lời nào của Đức Chúa Trời để giải quyết chúng – các ngươi vẫn chưa biết cách sử dụng lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của lẽ thật để giải quyết vấn đề. Trong vấn đề này, bản thân mỗi bên có vấn đề gì? Có phải cả hai bên đều có những tâm tính bại hoại không? (Dạ phải.) Vì rằng cả hai bên đều có những tâm tính bại hoại, nên hãy xem những tâm tính bại hoại nào bộc phát ra từ mỗi người khi xảy ra tranh chấp, và nguồn gốc của chúng là gì. Định vị những tâm tính bại hoại bộc phát, sau đó dùng lời Đức Chúa Trời để vạch trần và phân tích chúng, để cả hai bên trở về trước Đức Chúa Trời và biết mình theo lời Đức Chúa Trời. Vậy những điều chính yếu ngươi nên thông công với họ là gì? Ngươi có thể nói như thế này: “Nếu hai người thừa nhận rằng mình là người đi theo Đức Chúa Trời, thì đừng tranh cãi, vì tranh cãi chẳng thể giải quyết được vấn đề. Đừng đối xử với những người tin và đi theo Đức Chúa Trời theo cách đó, và đừng đối xử với các anh chị em như cách những người ngoại đạo đối xử với nhau. Làm như vậy không phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải đối xử với người khác như thế nào? Lời Đức Chúa Trời rất rõ ràng: tha thứ, khoan dung, nhẫn nại và yêu thương lẫn nhau. Nếu anh chị thấy người khác có vấn đề nghiêm trọng và không hài lòng với những gì họ đã làm, thì nên thông công về điều này một cách hợp lý và hiệu quả, bằng thái độ tha thứ, khoan dung và nhẫn nại. Nếu người đó có thể tiếp thu và tiếp nhận điều này từ Đức Chúa Trời thì tốt. Nếu họ không thể làm được thì anh (chị) vẫn đã hoàn thành trách nhiệm của mình mà không cần phải hung hăng công kích họ. Khi các anh chị em tranh cãi và vạch khuyết điểm của nhau, đó là hành vi không phù hợp với khuôn phép của các thánh đồ và ý muốn của Đức Chúa Trời. Đó không phải là cách các tín hữu nên cư xử. Và đối với người bị buộc tội, ngay cả khi anh (chị) cho rằng mình đã hành động hợp lý và không đáng bị đối phương chỉ trích, thì anh (chị) vẫn nên buông bỏ những định kiến cá nhân của mình, bình tĩnh và cởi mở đối mặt với vấn đề và lời buộc tội của đối phương. Anh (chị) không bao giờ nên nóng nảy đáp trả. Nếu cả hai bên đều rơi vào trạng thái nóng nảy và không thể kiểm soát bản thân, thì anh (chị) nên trước hết phải tách bản thân khỏi tình huống đó. Bình tĩnh lại và đừng tiếp tục truy cứu vấn đề, để không mắc bẫy Sa-tan cũng như không rơi vào sự cám dỗ của Sa-tan. Anh (chị) có thể thầm cầu nguyện, đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài và nỗ lực dùng lời Đức Chúa Trời để giải quyết các vấn đề của mình. Khi cả hai bên đều có thể bình tĩnh lại và đối xử với nhau một cách điềm tĩnh và có lý trí, không hành động hay nói năng hung hăng, thì các anh chị có thể cùng nhau thông công về các vấn đề đang tranh cãi, cho đến khi đạt được sự đồng thuận, hiệp nhất trong lời Đức Chúa Trời và tìm ra được giải pháp cho vấn đề”. Nói như thế chẳng thích hợp sao? (Dạ đúng.) Thực tế là khi hai người tranh cãi, cả hai đều bộc lộ những tâm tính bại hoại của mình, và cả hai đều bộc lộ tính nóng nảy của mình. Tất cả đều là hành vi của Sa-tan. Không có ai đúng ai sai, và hành vi của cả hai đều không phù hợp với lẽ thật. Nếu ngươi có thể xem xét và xử lý vấn đề theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, thì tranh chấp giữa các ngươi đã không xảy ra. Nếu như một bên có thể nhìn nhận con người và sự việc, cư xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, thì tranh chấp đã không xảy ra. Do đó, nếu hai người vạch khuyết điểm của nhau và đánh vào thể diện của nhau, thì những người này đều là những kẻ du côn nóng nảy. Họ không có gì tốt đẹp cả; chẳng ai đúng, cũng chẳng ai sai. Đâu là cơ sở để đánh giá đúng sai? Điều đó phụ thuộc vào quan điểm và lập trường của ngươi về vấn đề này, động cơ của ngươi là gì, ngươi có cơ sở từ lời Đức Chúa Trời hay không, và liệu những gì ngươi làm có phù hợp với lẽ thật hay không. Rõ ràng, động cơ đằng sau tranh chấp của các ngươi là để đánh bại và áp đảo đối phương. Các ngươi vạch trần và làm tổn thương nhau bằng những lời lẽ khó nghe. Bất kể những gì ngươi vạch trần có đúng hay không, hay quan điểm tranh chấp của các ngươi có đúng hay không – mà bởi vì các ngươi không nhìn nhận vấn đề này theo lời Đức Chúa Trời, không lấy lẽ thật làm tiêu chí, và những gì các ngươi bộc lộ ra là sự nóng nảy của mình, cũng như phương pháp và nguyên tắc hành động của các ngươi hoàn toàn dựa trên sự nóng nảy, bị thúc ép làm như vậy bởi những tâm tính Sa-tan bại hoại, do đó, bất kể ai đúng, ai có lợi và ai bất lợi thì thực tế là cả hai người các ngươi đều sai và phải chịu trách nhiệm. Cách các ngươi đang xử lý vấn đề không dựa trên lời Đức Chúa Trời. Cả hai ngươi phải bình tĩnh lại và xem xét cẩn thận những vấn đề của bản thân mình. Chỉ khi cả hai ngươi có thể bình tâm trước Đức Chúa Trời và giải quyết vấn đề bằng cái đầu lạnh thì các ngươi mới có thể ngồi xuống và thông công về nó một cách bình tĩnh và điềm tĩnh được. Miễn là quan điểm về con người và sự việc, cách cư xử và hành động của cả hai người đều dựa trên lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của lẽ thật thì dù cho tư tưởng và quan điểm của họ về một vấn đề cụ thể có khác nhau thế nào đi nữa thì thực ra cũng gần như không có sự khác biệt thực sự nào, và không có vấn đề gì cả. Chỉ cần họ lấy lời Đức Chúa Trời và lẽ thật làm nguyên tắc để giải quyết những khác biệt, thì cuối cùng họ chắc chắn có thể hòa thuận và giải quyết được những khác biệt. Các ngươi xử lý vấn đề như thế này phải không? (Dạ không.) Đơn giản là ngoài biện pháp xử phạt hành chính, các ngươi không biết cách dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề. Vậy điểm đúc kết chính để xử lý toàn bộ vấn đề là gì? Đó không phải là yêu cầu mọi người buông bỏ những khác biệt của họ, mà là giải quyết chúng một cách đúng đắn và đạt được sự thống nhất. Cơ sở để giải quyết sự khác biệt là gì? (Lời Đức Chúa Trời.) Đúng vậy: hãy tìm cơ sở trong lời Đức Chúa Trời. Đó không phải là việc phân tích ai đúng ai sai, ai hơn ai kém, hay ai hợp lý ai không; mà là giải quyết vấn đề về tư tưởng, quan điểm của con người, nghĩa là giải quyết những tư tưởng, quan điểm sai lầm cũng như những cách giải quyết sai lầm của con người về một vấn đề cụ thể. Chỉ bằng cách tìm cơ sở trong lời Đức Chúa Trời và hiểu các nguyên tắc của lẽ thật, các vấn đề mới có thể thực sự được giải quyết và con người mới thực sự sống hòa thuận với nhau, đạt được sự thống nhất. Còn nếu ngươi dùng các câu nói và phương pháp của văn hóa truyền thống như “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” để xử lý mọi việc thì vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết, hay ít nhất là những khác biệt trong tư tưởng và quan điểm của mọi người sẽ không được giải quyết. Vì vậy, mọi người phải học cách tìm cơ sở trong lời Đức Chúa Trời. Hết thảy lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, và không có gì mâu thuẫn trong đó. Chúng là tiêu chí duy nhất để đánh giá tất cả con người, sự vật và sự việc. Nếu mọi người tìm cơ sở trong lời Đức Chúa Trời, và quan điểm của họ về mọi sự đạt được sự thống nhất trong lời Đức Chúa Trời, thì chẳng phải mọi người sẽ dễ dàng đạt được sự đồng thuận sao? Nếu tất cả mọi người đều có thể tiếp nhận lẽ thật, liệu có còn sự khác biệt giữa mọi người không? Có còn tranh chấp không? Có còn nhu cầu dùng những tư tưởng, quan điểm và những câu nói như “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” để kiềm chế hành xử giữa con người không? Sẽ không còn, vì lời Đức Chúa Trời có thể giải quyết được mọi vấn đề. Dù con người có bất đồng gì, hay có bao nhiêu quan điểm khác nhau đi nữa, tất cả đều nên được đưa đến trước Đức Chúa Trời, được phân định và mổ xẻ theo lời Đức Chúa Trời. Khi đó sẽ có thể xác định được chúng có phù hợp với lẽ thật hay không. Khi mọi người đã hiểu được lẽ thật, họ có thể thấy rằng hầu hết các tư tưởng và quan điểm của nhân loại bại hoại đều đến từ văn hóa truyền thống, từ những danh nhân và vĩ nhân mà con người tôn thờ – nhưng căn nguyên thì chúng đến từ các triết lý của Sa-tan. Do đó, những tư tưởng và quan điểm sai lầm này thực ra rất dễ giải quyết. Tại sao Ta lại nói chúng dễ giải quyết? Bởi vì nếu ngươi đánh giá những tư tưởng và quan điểm này của con người bằng lời Đức Chúa Trời, ngươi sẽ thấy hết thảy chúng đều vô lý, không thể đứng vững và không kín kẽ. Nếu con người có thể tiếp nhận lẽ thật, thì sẽ dễ dàng buông bỏ được những điều này, và mọi vấn đề theo đó đều có thể được giải quyết. Giải quyết được các vấn đề sẽ đem lại kết quả gì? Mọi người đều có thể buông bỏ ý kiến riêng cũng như những ý nghĩ và quan điểm chủ quan, của mình. Cho dù ngươi nghĩ chúng cao quý và đúng đắn đến đâu, cho dù chúng đã lưu truyền trong nhân gian bao lâu đi nữa, miễn là chúng không phù hợp với lẽ thật thì ngươi phải phủ nhận và từ bỏ. Cuối cùng, một khi tất cả mọi người đều lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở và phủ nhận mọi thứ đến từ con người, thì chẳng phải những tư tưởng và quan điểm của họ sẽ trở nên thống nhất sao? (Dạ đúng.) Khi những tư tưởng và quan điểm xác định cách nhìn nhận về con người và sự việc, cũng như cách cư xử và hành động của mọi người đều được thống nhất, thì có gì khác biệt giữa người với người chứ? Cùng lắm sẽ chỉ là một số khác biệt trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Còn trong những vấn đề thực sự liên quan đến tâm tính bại hoại của con người, con đường họ đi và thực chất của nhân loại, nếu tất cả mọi người lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở và lẽ thật làm tiêu chí, thì họ sẽ trở thành một thể thống nhất. Bất kể là người phương Đông hay phương Tây, già hay trẻ, nam hay nữ, là trí thức, công nhân hay nông dân: chỉ cần ngươi có thể tương tác với người khác theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, thì có còn những đấu đá và xung đột giữa mọi người không? Không còn. Vậy liệu những yêu cầu ấu trĩ như “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” còn có thể được đưa ra để giải quyết tranh chấp của con người không? Liệu chúng còn có thể là châm ngôn mọi người tuân theo khi tương tác với nhau không? Những quy tắc nông cạn như vậy không có giá trị gì đối với nhân loại, và chúng không thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của mọi người về con người và sự việc, cũng như cách cư xử và hành động của họ trong cuộc sống hàng ngày. Hãy nghĩ xem: chẳng phải vậy sao? (Dạ, đúng vậy.) Vì chúng quá xa rời lẽ thật, và không hề có tác dụng gì đối với cách nhìn nhận của mọi người về con người và sự việc, hay đến cách cư xử và hành động của họ, nên chúng phải bị bác bỏ hoàn toàn.

Nhìn vào những gì chúng ta thông công ở trên, chẳng phải có thể khẳng định chắc chắn rằng lời Đức Chúa Trời và lẽ thật là tiêu chí để đánh giá tất cả mọi con người, sự vật và sự việc, và rằng văn hóa truyền thống cùng kinh sách đạo đức của nhân loại là không thể đứng vững và không đáng nhắc đến trước lời Đức Chúa Trời và lẽ thật sao? (Đúng vậy.) Đối với yêu cầu đạo đức “cao quý” của câu “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”, thứ nhân loại sùng kính, thì bây giờ con người nên nhìn nhận nó theo dạng quan điểm và góc độ nào? Mọi người có nên tiếp tục tôn thờ và tuân theo những lời như vậy không? (Không nên.) Vậy làm thế nào để bác bỏ chúng? Hãy bắt đầu bằng cách không hung hăng hay bốc đồng khi có chuyện xảy đến với mình. Đối xử với mọi người và mọi việc một cách đúng đắn, bình tĩnh, đến trước Đức Chúa Trời, tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời và tìm ra con đường thực hành, để ngươi có thể đối xử với mọi người và mọi việc một cách chính xác dựa trên lời Đức Chúa Trời, thay vì bị trói buộc hoặc kìm hãm bởi câu nói “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Sống theo cách đó chẳng phải dễ dàng hơn và vui vẻ hơn cho ngươi sao? Nếu con người không chấp nhận lẽ thật, họ không có cách nào thoát khỏi xiềng xích của những tâm tính bại hoại, và họ khó tương tác được với người khác trong tập thể họ sống. Có thể có người ngươi không bắt nạt, nhưng họ lại muốn bắt nạt ngươi. Ngươi muốn hòa thuận với ai đó, nhưng họ lại luôn gây chuyện với ngươi. Ngươi cảnh giác với một số người và né tránh họ, nhưng dẫu vậy, họ vẫn cứ săn lùng và làm phiền ngươi. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật và không lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở, thì ngươi chỉ có thể không ngừng chiến đấu đến cùng với họ. Nếu chẳng may ngươi gặp phải một kẻ bắt nạt ghê gớm, ngươi sẽ cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm theo câu nói: “Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn”. Ngươi sẽ chờ thời cơ thích hợp để trả thù hắn, dùng những phương kế khôn khéo để hạ gục hắn. Ngươi sẽ không chỉ có thể giải tỏa được nỗi bất bình, mà còn được mọi người tán thưởng vì ý thức công chính của ngươi, khiến mọi người nghĩ rằng ngươi là quân tử còn hắn là kẻ xấu xa. Ngươi nghĩ gì về cách tiếp cận này? Đây có phải là cách cư xử đúng đắn trên thế gian không? (Không.) Giờ thì các ngươi đã hiểu. Vậy ai là người tốt: quân tử hay kẻ xấu xa? (Không ai tốt cả.) Những kẻ quân tử được những người ngoại đạo tôn sùng đang thiếu một từ mô tả: “giả tạo”. Họ là “quân tử giả tạo”. Vì vậy, các ngươi có làm gì cũng đừng trở thành một kẻ quân tử, bởi vì tất cả những kẻ quân tử đều đang giả vờ. Vậy một người phải hành xử như thế nào để luôn đi đúng đường? Hành động như một “quân tử chân chính”, người mà “đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” có được không? (Không được.) Tất cả những quân tử và người nổi tiếng đó đều giả tạo và giả dối, và họ là những kẻ quân tử giả. Tất cả bọn họ đều xuống địa ngục! Thế thì con người nên cư xử như thế nào? Bằng cách trở thành một người mưu cầu lẽ thật, nhìn nhận con người và sự vật, cũng như cư xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Chỉ với cách cư xử như vậy mới là một con người thực sự. Đây có phải là cách đúng đắn hay không? (Dạ phải.) Ngươi nên làm gì nếu ai đó cứ vạch khuyết điểm của mình? Ngươi có thể nói: “Nếu anh vạch mặt tôi thì tôi cũng sẽ vạch mặt anh!”. Cứ nhắm vào nhau như vậy có tốt không? Đó có phải là cách mọi người nên cư xử, hành động và đối xử với người khác không? (Không.) Mọi người có thể biết là không nên làm điều này vì lý do giáo lý, nhưng nhiều người vẫn không thể vượt qua những cám dỗ và cạm bẫy như vậy. Có thể ngươi chưa từng nghe ai vạch khuyết điểm của mình, nhắm vào mình, hay phán xét sau lưng mình – nhưng khi nghe thấy có người nói những lời như thế, ngươi sẽ không thể chịu được. Tim ngươi đập nhanh hơn và tính nóng nảy của ngươi sẽ bộc phát; ngươi sẽ nói: “Sao anh dám vạch mặt tôi chứ? Nếu không tử tế với tôi, thì tôi sẽ đối xử tệ với anh! Nếu anh vạch khuyết điểm của tôi, đừng nghĩ tôi sẽ không vạch điểm yếu của anh!”. Người khác thì nói: “Tục ngữ có câu ‘Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm’, vì vậy tôi sẽ không vạch khuyết điểm của anh, nhưng tôi sẽ tìm cách khác để xử lý và hạ bệ anh. Để xem ai mạnh hơn!”. Những phương pháp này có tốt hay không? (Không tốt.) Đối với hầu hết mọi người, nếu họ phát hiện ra có người đã vạch mặt họ, phán xét họ, hoặc nói điều gì không hay sau lưng họ, phản ứng đầu tiên của họ sẽ là tức giận. Họ sẽ nổi cơn thịnh nộ, không ăn không ngủ được – và nếu có ngủ được, thậm chí họ còn chửi thề trong mơ! Sự bốc đồng của họ là vô bờ bến! Chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt như vậy nhưng họ không thể bỏ qua được. Đây là tác động mà tính bốc đồng gây ra cho con người, là kết quả xấu xa của những tâm tính bại hoại. Khi một tâm tính bại hoại trở thành lẽ sống của một người, nó chủ yếu thể hiện ở đâu? Nó thể hiện ở chỗ khi người ta gặp phải điều họ thấy không vừa ý, thì trước tiên điều đó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của họ, sau đó tính bốc đồng của người đó sẽ bộc phát. Và khi nó bộc phát, người đó sẽ sống trong sự bốc đồng và nhìn nhận vấn đề theo tâm tính bại hoại của họ. Những quan điểm triết học của Sa-tan sẽ nảy sinh trong lòng họ, và họ sẽ bắt đầu cân nhắc xem nên sử dụng những cách thức và phương tiện nào để trả thù, từ đó phơi bày tâm tính bại hoại của họ. Những tư tưởng và quan điểm của con người về việc giải quyết vấn đề như thế này, những cách thức và phương tiện họ nghĩ ra, thậm chí cả cảm xúc và sự bốc đồng của họ đều xuất phát từ những tâm tính bại hoại. Vậy những tâm tính bại hoại xuất hiện trong trường hợp này là gì? Đầu tiên chắc chắn là ác tâm, tiếp theo là sự kiêu ngạo, giả dối, tà ác, cố chấp, ác cảm với lẽ thật và căm ghét lẽ thật. Trong số những tâm tính bại hoại này, tính kiêu ngạo có thể có ít ảnh hưởng nhất. Vậy thì đâu là những tâm tính bại hoại có khả năng chi phối cảm xúc và suy nghĩ của một người nhất, cũng như quyết định cuối cùng họ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Đó là ác tâm, sự cố chấp, ác cảm với lẽ thật và căm ghét lẽ thật. Những tâm tính bại hoại này trói chặt con người, và rõ ràng là họ đang sống trong cạm bẫy của Sa-tan. Cạm bẫy của Sa-tan xuất hiện như thế nào? Chẳng phải những tâm tính bại hoại đã sinh ra nó sao? Những tâm tính bại hoại của ngươi đã giăng ra đủ loại cạm bẫy Sa-tan cho chính ngươi. Ví dụ: khi ngươi nghe có người đang làm điều gì đó như phán xét, chửi rủa hoặc vạch khuyết điểm của ngươi sau lưng, ngươi để những triết lý của Sa-tan và tâm tính bại hoại thành lẽ sống của mình và chi phối suy nghĩ, quan điểm cũng như cảm xúc của mình, từ đó tạo ra một chuỗi hành động. Những hành động bại hoại này chủ yếu là kết quả của việc ngươi có bản tính và tâm tính Sa-tan. Bất kể hoàn cảnh của ngươi là gì, chừng nào ngươi còn bị tâm tính bại hoại của Sa-tan trói buộc, điều khiển và chi phối, thì mọi điều ngươi sống thể hiện ra, mọi điều ngươi tỏ lộ và mọi điều ngươi thể hiện – hoặc những cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm, cũng như cách thức và phương tiện ngươi làm mọi việc – tất cả đều là của Sa-tan. Tất cả những thứ này đều vi phạm lẽ thật, chống đối lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Ngươi càng xa rời lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, ngươi càng bị cạm bẫy của Sa-tan kiềm tỏa và gài bẫy. Thay vào đó, nếu ngươi có thể thoát khỏi xiềng xích và sự điều khiển của những tâm tính bại hoại của mình, từ bỏ chúng, đến trước Đức Chúa Trời, hành động và giải quyết vấn đề bằng các phương pháp và nguyên tắc mà lời Đức Chúa Trời dạy bảo ngươi, thì ngươi sẽ dần thoát khỏi cạm bẫy của Sa-tan. Sau khi được giải thoát, những gì ngươi sống thể hiện ra sau đó không còn giống với hình tượng cũ của một người thuộc về Sa-tan bị những tâm tính bại hoại của mình điều khiển nữa, mà là hình tượng của một con người mới lấy lời Đức Chúa Trời làm lẽ sống của mình. Toàn bộ cách sống của ngươi thay đổi. Nhưng nếu ngươi chiều theo những cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm và sự thực hành mà tâm tính Sa-tan sinh ra, thì ngươi sẽ tuân theo hàng loạt triết lý Sa-tan cùng nhiều kỹ xảo khác nhau, chẳng hạn như “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”, “Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn”, “Thà làm chân tiểu nhân còn hơn là ngụy quân tử”, “Có thù không trả không phải là người”. Những điều này sẽ ở trong lòng ngươi, sai khiến hành động của ngươi. Nếu ngươi lấy những triết lý của Sa-tan này làm cơ sở cho hành động của mình, thì tính chất hành động của ngươi sẽ thay đổi, và ngươi sẽ hành ác, chống đối Đức Chúa Trời. Nếu ngươi lấy những suy nghĩ và quan điểm tiêu cực này làm cơ sở cho hành động của mình, thì rõ ràng ngươi đã xa rời những lời chỉ bảo, phán dạy của Đức Chúa Trời, và ngươi đã rơi vào cạm bẫy của Sa-tan, không thể thoát ra được. Các ngươi sống gần như toàn bộ cuộc sống hàng ngày của mình trong những tâm tính của Sa-tan – các ngươi sống trong cạm bẫy của Sa-tan. Căn nguyên sự đau khổ của con người là họ bị những tâm tính Sa-tan điều khiển đến mức không thể tự thoát ra được. Họ sống trong tội lỗi, và làm gì cũng khổ. Ngươi cảm thấy khổ sở ngay cả khi đã đánh bại đối thủ của mình, bởi vì ngươi không biết kẻ thù tiếp theo mình phải đối mặt là ai, cũng như liệu ngươi có thể đánh bại họ theo cách tương tự hay không. Ngươi sợ hãi và khổ sở. Còn kẻ bại trận thì sao? Tất nhiên họ cũng khổ sở như vậy. Sau khi bị bắt nạt, họ cảm thấy không còn phẩm giá hay nhân cách trong đời. Thật khó chấp nhận việc bị bắt nạt, vì vậy họ luôn chờ thời cơ thích hợp để đánh trả và tìm cơ hội trả đũa – ăn miếng trả miếng – để trừng trị đối thủ. Tư duy như vậy cũng thật khổ sở. Nói tóm lại, cả kẻ trả thù lẫn kẻ bị trả thù đều sống trong cạm bẫy của Sa-tan, không ngừng hành ác, không ngừng tìm cách thoát ra khỏi tình cảnh bấp bênh, và mong muốn như ai là tìm được bình an, hạnh phúc và sự an toàn. Một mặt, con người bị điều khiển bởi những tâm tính bại hoại và sống trong cạm bẫy của Sa-tan, áp dụng các phương pháp, suy nghĩ và quan điểm khác nhau Sa-tan đưa ra để giải quyết các vấn đề xảy ra xung quanh họ. Mặt khác, con người vẫn hy vọng đạt được bình an và hạnh phúc từ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vì họ luôn bị tâm tính bại hoại của Sa-tan trói buộc và bị mắc kẹt trong cạm bẫy của nó, không thể từ bỏ và thoát ra một cách có ý thức, và vì ngày càng xa rời lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của lẽ thật nên con người không bao giờ có thể đạt được sự thoải mái, vui vẻ, bình an và hạnh phúc đến từ Đức Chúa Trời. Cuối cùng con người sống trong trạng thái nào? Họ không thể vươn tới nhiệm vụ mưu cầu lẽ thật dù có muốn, và họ không thể sống theo các yêu cầu của Đức Chúa Trời dù họ muốn thực hiện bổn phận đúng đắn. Họ bị mắc kẹt ngay tại chỗ của mình. Đây là một nỗi đau đớn cùng cực. Mọi người sống trong tâm tính bại hoại của Sa-tan dù không muốn. Họ giống ma quỷ hơn là con người, thường sống trong những góc tối, tìm kiếm những phương thức đáng hổ thẹn và tà ác để giải quyết nhiều khó khăn mình gặp phải. Thực tế là trong thâm tâm, con người muốn hướng thiện và khao khát hướng tới sự sáng. Họ hy vọng có thể sống như con người, có phẩm giá. Họ cũng hy vọng có thể mưu cầu lẽ thật và dựa vào lời Đức Chúa Trời để sống, biến lời Đức Chúa Trời thành lẽ sống và thực tế của mình, nhưng họ không bao giờ có thể đưa lẽ thật vào thực hành, và mặc dù họ hiểu nhiều giáo lý, nhưng không thể giải quyết được các vấn đề của mình. Con người bị vùi dập trước sau trong tình thế tiến thoái lưỡng nan này, không thể tiến lên và không muốn lùi lại. Họ bị mắc kẹt ngay tại chỗ. Và cảm giác bị “mắc kẹt” là một trong những nỗi thống khổ – đau đớn vô cùng. Con người có ý chí khao khát hướng tới sự sáng, và họ không muốn rời bỏ lời Đức Chúa Trời cùng con đường đúng đắn. Tuy nhiên, họ lại không chấp nhận lẽ thật, không thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, và vẫn không thể cởi bỏ sự trói buộc và điều khiển của tâm tính Sa-tan bại hoại của mình. Cuối cùng, họ chỉ có thể sống trong đau khổ, mà không có bất kỳ hạnh phúc thực sự nào. Thực tế không phải vậy sao? (Đúng vậy.) Dù gì thì, nếu con người muốn thực hành lẽ thật và đạt được lẽ thật, họ phải trải nghiệm lời Đức Chúa Trời từng chút một, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, để xua tan ảnh hưởng của những câu nói luân lý đạo đức này đối với tư tưởng và quan điểm của họ, cũng như việc mưu cầu lẽ thật của họ. Đây là điều mấu chốt; những vấn đề này phải được giải quyết.

Nếu con người muốn thay đổi tâm tính của mình và đạt được sự cứu rỗi, họ không chỉ phải có quyết tâm, mà còn phải có tâm thái không biết mệt mỏi. Họ phải rút ra kinh nghiệm từ những thất bại của mình, và có được con đường thực hành từ kinh nghiệm. Đừng tiêu cực và nản lòng khi gặp thất bại, và nhất định đừng bỏ cuộc. Nhưng cũng không nên tự mãn khi thu đạt được đôi chút. Bất kể ngươi thất bại hay trở nên yếu đuối trong việc gì, điều đó không quyết định rằng ngươi sẽ không thể được cứu rỗi trong tương lai. Ngươi phải hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, đứng dậy, tuân theo lời Đức Chúa Trời và tiếp tục chiến đấu với các tâm tính Sa-tan bại hoại của mình. Người ta phải bắt đầu bằng cách thấy rõ tác hại và trở ngại mà các yêu cầu và câu nói khác nhau về luân lý đạo đức đến từ Sa-tan gây ra cho việc mưu cầu lẽ thật của con người. Chính những câu nói luân lý đạo đức này không ngừng ràng buộc và gò ép tâm trí con người, đồng thời cũng khuyến khích các tâm tính bại hoại của con người. Dĩ nhiên, chúng cũng làm giảm sự chấp nhận của con người đối với lẽ thật và lời Đức Chúa Trời ở các mức độ khác nhau, khiến con người nghi ngờ và chống đối lẽ thật. Một câu nói như vậy là “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Triết lý sống này đã ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ của con người, và trong tiềm thức, con người bị ảnh hưởng bởi những loại tư tưởng và quan điểm này trong việc nhìn nhận người khác cũng như trong cách xử lý những điều xảy ra xung quanh họ. Những tư tưởng và quan điểm này đã vô hình minh oan và bao che cho những tâm tính tà ác, giả dối và hiểm độc trong số những tâm tính bại hoại của con người. Chúng không những không giải quyết được vấn đề tâm tính bại hoại, mà còn khiến con người trở nên quỷ quyệt và giả dối hơn, càng làm trầm trọng thêm tâm tính bại hoại của con người. Tóm lại, những câu nói về luân lý đạo đức và triết lý sống trong văn hóa truyền thống không chỉ ảnh hưởng đến suy nghĩ và quan điểm của con người, mà còn có tác động sâu sắc đến tâm tính bại hoại của con người. Vì vậy, cần phải hiểu ảnh hưởng của những tư tưởng, quan điểm của văn hóa truyền thống như “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” lên mọi người. Không thể bỏ qua điều này được.

Vừa rồi, chúng ta chủ yếu thông công về việc khi tranh chấp nảy sinh giữa con người, thì nên giải quyết chúng dựa trên những câu tục ngữ và quan điểm của văn hóa truyền thống, hay giải quyết chúng theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của lẽ thật; về việc quan điểm của văn hóa truyền thống có thể giải quyết được vấn đề hay lời Đức Chúa Trời và lẽ thật có thể giải quyết được vấn đề của con người. Khi đã nhìn rõ những điều này, mọi người sẽ có những lựa chọn đúng đắn, và sẽ dễ dàng giải quyết tranh chấp với người khác theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật hơn. Khi những vấn đề như vậy được giải quyết, thì vấn đề tư tưởng con người bị ảnh hưởng và trói buộc bởi câu nói về luân lý đạo đức “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” về cơ bản cũng sẽ được giải quyết. Chí ít thì hành vi của con người sẽ không bị ảnh hưởng bởi những loại tư tưởng và quan điểm này; họ sẽ có thể thoát khỏi cạm bẫy lừa dối của Sa-tan, đạt được lẽ thật từ lời Đức Chúa Trời, tìm ra các nguyên tắc của lẽ thật để tương tác với mọi người và biến lời Đức Chúa Trời thành lẽ sống của họ. Chỉ cần mổ xẻ và phân định theo lời Đức Chúa Trời những quan điểm sai lầm của văn hóa truyền thống cùng những xiềng xích và trói buộc của các triết lý Sa-tan, người ta có thể hiểu được lẽ thật và phát triển được khả năng phân định. Nó giúp người ta gạt bỏ được ảnh hưởng của Sa-tan và được giải thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Bằng cách này, lời Đức Chúa Trời và lẽ thật trở thành lẽ sống của ngươi, thay thế lẽ sống cũ của ngươi, mà thực chất là những triết lý và tâm tính của Sa-tan. Sau đó, ngươi sẽ trở thành một con người khác. Mặc dù người này vẫn là ngươi, nhưng đó là sự xuất hiện của một con người mới, một người lấy lời Đức Chúa Trời và lẽ thật làm lẽ sống của mình. Các ngươi có sẵn sàng trở thành một người như vậy không? (Dạ có.) Tốt hơn nên làm một người như vậy – chí ít ngươi sẽ được hạnh phúc. Khi ngươi mới bắt đầu thực hành lẽ thật, sẽ có những khó khăn, trở ngại và đau đớn, nhưng nếu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những khó khăn của mình cho đến khi thiết lập được nền tảng trong lời Đức Chúa Trời, thì nỗi đau sẽ chấm dứt, và trong guồng quay của cuộc sống, ngươi sẽ trở nên hạnh phúc và thư thái hơn. Tại sao Ta lại nói như vậy? Bởi vì sự ảnh hưởng và chi phối của những thứ tiêu cực đó trong ngươi sẽ dần dần giảm bớt, và khi chúng giảm đi, ngày càng nhiều lời Đức Chúa Trời cùng lẽ thật sẽ đi vào trong ngươi, và ấn tượng về lời Đức Chúa Trời cùng lẽ thật trong lòng ngươi sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Nhận thức của ngươi trong việc tìm kiếm lẽ thật sẽ trở nên mạnh mẽ và sắc bén hơn, và khi có chuyện xảy đến với ngươi, con đường thực hành bên trong, phương hướng và mục tiêu thực hành của ngươi sẽ ngày càng rõ ràng hơn, và khi ngươi đấu tranh nội tâm, những điều tích cực sẽ ngày càng chiếm ưu thế hơn. Chẳng phải hạnh phúc cuộc đời ngươi sẽ tăng lên sao? Chẳng phải sự bình an và niềm vui ngươi nhận được từ Đức Chúa Trời sẽ tăng lên sao? (Đúng vậy.) Sẽ có ít thứ hơn trong cuộc đời khiến ngươi gặp rắc rối, đau khổ, chán nản và bực bội, cùng với những cảm giác tiêu cực khác. Thay vào đó, lời Đức Chúa Trời sẽ trở thành lẽ sống của ngươi, mang đến cho ngươi hy vọng, hạnh phúc, niềm vui, sự tự do, giải thoát và danh dự. Khi những điều tích cực này tăng lên, con người sẽ thay đổi hoàn toàn. Đến lúc đó, hãy xem ngươi cảm thấy thế nào và so sánh mọi thứ với trước đây: chẳng phải chúng hoàn toàn khác với lối sống trước đây của ngươi sao? Chỉ khi ngươi đã loại bỏ được cạm bẫy của Sa-tan, cùng những tâm tính bại hoại, những suy nghĩ và góc nhìn, cũng như những phương pháp, quan điểm và giáo lý triết học khác nhau của Sa-tan để nhìn nhận con người và sự vật, cư xử và hành động – chỉ khi ngươi đã loại bỏ được hoàn toàn những thứ này, và có thể thực hành lẽ thật, nhìn nhận con người và sự vật, đối xử với người khác và tương tác với họ theo lời Đức Chúa Trời, trải nghiệm trong lời Ngài rằng thật tốt biết bao khi đối xử với mọi người theo các nguyên tắc của lẽ thật, và sống một cuộc sống thư thái, vui vẻ – đó mới là lúc ngươi có được hạnh phúc thực sự.

Hôm nay, chúng ta đã thông công và mổ xẻ câu nói về luân lý đạo đức: “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Các ngươi đã hiểu được các vấn đề trong bản thân câu này chưa? (Dạ hiểu.) Vậy các ngươi cũng đã hiểu được những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là gì rồi đúng không? (Dạ hiểu.) Hiểu rồi thì rốt cuộc các ngươi sẽ hiện thực hóa điều đó trong chính bản thân mình như thế nào? Bằng cách không bốc đồng khi có chuyện xảy đến với ngươi, hoặc không tìm cơ sở trong văn hóa truyền thống, hoặc không tìm cơ sở trong các trào lưu xã hội, hoặc không tìm cơ sở trong dư luận, hoặc tất nhiên là không tìm cơ sở trong các quy định của pháp luật. Thay vào đó, hãy tìm cơ sở trong lời Đức Chúa Trời. Không quan trọng hiểu biết của ngươi về lẽ thật nông hay sâu thế nào; nó đủ để có thể giải quyết được vấn đề. Ngươi phải thấy rõ rằng mình đang sống trong một thế giới xấu xa và nguy hiểm. Nếu không hiểu được lẽ thật, ngươi chỉ có thể chạy theo trào lưu xã hội và bị cuốn vào vòng xoáy của cái ác. Vì vậy, khi có chuyện xảy đến với ngươi, bất kể là chuyện gì, thì trước tiên ngươi nên làm gì? Trước tiên ngươi phải bĩnh tĩnh, tĩnh tâm trước Đức Chúa Trời và thường xuyên đọc lời Ngài. Điều này sẽ giúp ngươi có cái nhìn và suy nghĩ rõ ràng, đồng thời thấy rõ rằng Sa-tan đang lừa dối và làm bại hoại loài người này, và rằng Đức Chúa Trời đã đến để cứu rỗi loài người này khỏi ảnh hưởng của Sa-tan. Tất nhiên, đây là bài học cơ bản nhất ngươi phải rút ra được. Ngươi phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật từ Ngài, đồng thời xin Ngài dẫn dắt ngươi – dẫn dắt ngươi đọc những lời liên quan của Ngài, dẫn dắt ngươi nhận được sự khai sáng và soi sáng liên quan, để ngươi hiểu được thực chất của sự việc đang xảy ra trước mắt mình và cách ngươi nên nhìn nhận, xử lý nó. Sau đó, hãy sử dụng phương pháp Đức Chúa Trời đã phán dạy và chỉ bảo ngươi để đối mặt và xử lý vấn đề. Ngươi nên nương cậy trọn vẹn và hoàn toàn vào Đức Chúa Trời. Hãy để Đức Chúa Trời tể trị; để Đức Chúa Trời làm Đấng Chủ tể. Một khi ngươi đã tĩnh tâm, vấn đề không phải là dùng trí óc của bản thân mình để xem xét nên sử dụng kỹ thuật hay phương pháp nào, cũng không phải là vấn đề hành động theo kinh nghiệm của chính mình, hay theo những triết lý và mánh khóe của Sa-tan; mà là chờ đợi sự khai sáng của Đức Chúa Trời cũng như sự dẫn dắt của lời Ngài. Điều ngươi phải làm là buông bỏ ý muốn của bản thân, gạt sang một bên những suy nghĩ và quan điểm của mình, cung kính đến trước Đức Chúa Trời, lắng nghe những lời Ngài phán bảo ngươi và những lẽ thật Ngài phán bảo ngươi, cùng những lời dạy Ngài chỉ cho ngươi. Sau đó, ngươi phải tĩnh tâm, suy ngẫm cặn kẽ và cầu nguyện-đọc nhiều lần những lời Đức Chúa Trời đã chỉ dạy ngươi, để hiểu chính xác điều Đức Chúa Trời muốn ngươi làm và điều ngươi nên làm. Nếu ngươi có thể hiểu rõ Đức Chúa Trời thực sự muốn nói gì và lời dạy của Ngài là gì, thì trước tiên ngươi nên tạ ơn Đức Chúa Trời đã sắp đặt môi trường và cho ngươi cơ hội để kiểm nghiệm lời Ngài, biến chúng thành thực tế và sống thể hiện ra chúng, để chúng trở thành lẽ sống trong lòng ngươi, và để những gì ngươi sống thể hiện ra có thể làm chứng rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật. Tất nhiên, khi ngươi giải quyết những vấn đề này, có thể có nhiều thăng trầm, khó khăn và gian khổ, cũng như một số trận chiến, một số khẳng định và nhận xét từ những người khác nhau. Nhưng chỉ cần ngươi chắc chắn rằng lời Đức Chúa Trời đã phán rất rõ ràng về những vấn đề như vậy, và những gì ngươi hiểu và tuân theo đều là lời dạy của Đức Chúa Trời, thì ngươi nên đưa chúng vào thực hành không do dự. Ngươi không nên bị cản trở bởi môi trường của mình, hay bởi bất kỳ con người, sự việc hay sự vật nào. Ngươi nên giữ vững lập trường của mình. Tuân thủ các nguyên tắc của lẽ thật không phải là kiêu ngạo hay tự cho mình là đúng. Một khi ngươi đã hiểu được lời Đức Chúa Trời và nhìn nhận con người và sự vật, cư xử và hành động theo lời Ngài, đồng thời có thể tuân thủ các nguyên tắc, không bao giờ thay đổi, thì ngươi đang thực hành lẽ thật. Đây là kiểu thái độ và quyết tâm mà những người thực hành và mưu cầu lẽ thật phải có.

Chúng ta đã thông công đủ về các vấn đề liên quan đến câu “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Các ngươi có còn gặp khó khăn trong việc hiểu những vấn đề như vậy không? Qua mối thông công và phân tích hôm nay, các ngươi đã có được hiểu biết hoàn toàn mới về câu nói luân lý đạo đức này trong văn hóa truyền thống chưa? (Dạ rồi.) Dựa trên sự hiểu biết hoàn toàn mới này của mình, các ngươi có còn cho rằng câu này là lẽ thật và là một điều tích cực không? (Dạ không.) Có thể ảnh hưởng của câu nói này đối với mọi người vẫn còn tồn tại sâu trong tâm trí và tiềm thức họ, nhưng thông qua mối thông công hôm nay, mọi người đã gạt bỏ câu nói về luân lý đạo đức này khỏi suy nghĩ và ý thức của mình. Vậy ngươi có còn tuân theo nó khi tương tác với người khác không? Khi phải đối mặt với một tranh chấp, ngươi nên làm gì? (Đầu tiên, chúng con nên từ bỏ triết lý này của Sa-tan “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Chúng con nên lặng lẽ đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện và tìm kiếm lẽ thật, và tìm kiếm trong lời Đức Chúa Trời những nguyên tắc của lẽ thật cần được đưa vào thực hành.) Nếu chúng ta không thông công về những điều này, thì các ngươi sẽ cảm thấy mình chưa bao giờ nhìn nhận con người và sự vật, hoặc chưa bao giờ cư xử hay hành động theo tiêu chí đạo đức “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Giờ đây vấn đề này đã được vạch trần, vậy hãy tự mình kiểm chứng xem liệu ngươi có bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng và quan điểm đó hay không khi lần tới có chuyện tương tự xảy đến với ngươi, nghĩa là liệu những điều này có tồn tại trong tư tưởng và quan điểm của ngươi hay không. Lúc đó ngươi sẽ tự nhiên phát hiện ra rằng có nhiều vấn đề mà trong đó mình bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng và quan điểm đó, nghĩa là trong nhiều môi trường và khi xảy ra nhiều chuyện, ngươi vẫn bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng và quan điểm đó, và chúng đã ăn sâu vào tâm hồn ngươi, chúng tiếp tục sai khiến lời nói và việc làm của ngươi cũng như sai khiến suy nghĩ của ngươi. Nếu ngươi chưa nhận thức được điều này và không chú ý hoặc theo đuổi vấn đề này, thì ngươi chắc chắn sẽ không nhận thức được nó, cũng như sẽ không biết liệu mình có bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng và quan điểm như vậy hay không. Khi ngươi thực sự theo đuổi vấn đề và tỉ mỉ với nó, ngươi sẽ thấy rằng các chất độc của văn hóa truyền thống thường bộc phát trong tâm trí ngươi. Không phải ngươi không có, chỉ là trước đây ngươi không xem trọng chúng, hoặc hoàn toàn không nhận ra được chính xác thực chất của những câu nói văn hóa truyền thống này là gì. Vậy ngươi phải làm gì để nhận ra được những vấn đề như vậy trong sâu thẳm tâm trí của mình? Các ngươi phải học cách chiêm nghiệm và suy xét. Nên chiêm nghiệm và suy xét như thế nào? Hai thuật ngữ này nghe có vẻ rất đơn giản; vậy nên hiểu chúng như thế nào? Ví dụ: giả sử ngươi đang truyền bá Phúc Âm và làm chứng về Đức Chúa Trời với một số người đang tìm hiểu con đường thật. Lúc đầu, họ có thể sẵn lòng lắng nghe, nhưng sau khi ngươi thông công một lúc, một số người không muốn nghe nữa. Khi đó, hẳn ngươi sẽ nghĩ: “Có chuyện gì vậy? Có phải mối thông công của mình chưa đánh trúng vào những quan niệm và vấn đề của họ không? Hay là mình chưa thông công về lẽ thật một cách rõ ràng và dễ hiểu? Hay họ đã bị làm nhiễu loạn bởi tin đồn hay lời ngụy biện nào đó họ nghe được? Tại sao một số người bọn họ không tiếp tục tìm hiểu? Chính xác thì vấn đề là gì?”. Đây là chiêm nghiệm, đúng không? Suy nghĩ vấn đề bằng cách xem xét mọi khía cạnh, không bỏ sót một chi tiết nào. Mục tiêu của ngươi khi xem xét những điều này là gì? Đó là tìm ra gốc rễ và thực chất của vấn đề, rồi giải quyết nó. Nếu ngươi không thể tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này cho dù ngươi có suy nghĩ về chúng bao nhiêu đi chăng nữa, thì ngươi nên tìm một người hiểu lẽ thật và tìm kiếm từ họ. Hãy xem cách họ truyền bá Phúc Âm và làm chứng về Đức Chúa Trời, và cách họ cảm nhận chính xác những quan niệm chính của những người đang tìm hiểu, cũng như cách họ giải quyết chúng sau đó bằng cách thông công về lẽ thật theo lời Đức Chúa Trời. Đấy chẳng phải là sự khởi đầu của hành động sao? Suy xét là bước đầu tiên; hành động là bước thứ hai. Lý do hành động là để xác minh xem vấn đề ngươi đang suy xét có đúng không, liệu ngươi có đi chệch hướng hay không. Khi tìm ra vấn đề bắt nguồn từ đâu, ngươi sẽ bắt đầu xác minh xem vấn đề mình đang xem xét là đúng hay sai. Sau đó, bắt đầu giải quyết vấn đề ngươi đã xác minh là đúng. Ví dụ: khi những người đang tìm hiểu con đường thật nghe những lời đồn thổi, ngụy biện và nảy sinh quan niệm, hãy đọc lời Đức Chúa Trời cho họ nghe theo cách nhắm vào các quan niệm của họ. Thông công rõ ràng về lẽ thật, mổ xẻ và giải quyết triệt để các quan niệm của họ, cũng như loại bỏ những chướng ngại trong lòng họ. Sau đó, họ sẽ sẵn sàng tiếp tục tìm hiểu. Đây là bắt đầu giải quyết vấn đề, phải không? Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là xem xét, suy ngẫm và tìm ra triệt để thực chất cũng như nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trong tâm trí mình. Khi đã xác minh được vấn đề là gì, hãy bắt đầu giải quyết nó theo lời Đức Chúa Trời. Cuối cùng, khi vấn đề được giải quyết là mục tiêu đạt được. Vậy những câu nói về luân lý đạo đức như “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” có còn tồn tại trong suy nghĩ và quan điểm của ngươi không, hay không còn? (Có, chúng còn tồn tại.) Làm thế nào để giải quyết những vấn đề như vậy? Ngươi phải xem xét mọi thứ thường xảy đến với mình. Đây là một bước quan trọng. Đầu tiên, hãy nghĩ lại cách ngươi cư xử khi những gặp phải những chuyện như vậy trước đây. Ngươi có bị chi phối bởi những câu nói như “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” không? Và nếu có thì ý định của ngươi là gì? Ngươi đã nói gì? Ngươi đã làm gì? Ngươi đã hành động như thế nào? Ngươi đã cư xử như thế nào? Khi ngươi bình tĩnh và suy xét những điều này, thậm chí tự lúc nào không hay, ngươi sẽ phát hiện ra một số vấn đề. Khi đó, ngươi nên tìm kiếm lẽ thật và thông công với người khác, đồng thời giải quyết những vấn đề này theo những lời liên quan của Đức Chúa Trời. Trong cuộc sống thực của mình, hãy cố gắng từ bỏ hoàn toàn những quan điểm sai lầm mà văn hóa truyền thống cổ xúy, sau đó lấy lời Đức Chúa Trời và lẽ thật làm nguyên tắc tương tác với mọi người, và đối xử với con người, sự vật và sự việc theo các nguyên tắc của lẽ thật. Đây là cách giải quyết vấn đề, bằng cách mổ xẻ các tư tưởng, quan điểm và câu nói khác nhau trong văn hóa truyền thống theo lời Đức Chúa Trời, sau đó nhìn nhận hoàn toàn rõ ràng xem liệu văn hóa truyền thống có thực sự tích cực và đúng đắn hay không, dựa trên hậu quả của việc nhân loại tuân theo những quan điểm sai lầm này. Lúc đó ngươi sẽ thấy rõ rằng “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” chỉ là một kỹ thuật hành vi lảng tránh mà mọi người áp dụng để duy trì mối quan hệ giữa người với người. Nhưng nếu bản tính và thực chất của con người không thay đổi thì liệu con người có thể hòa thuận với nhau lâu dài được không? Sớm muộn gì mọi thứ sẽ sụp đổ. Do đó, không có bạn bè thực sự trong thế giới loài người – chỉ cần có thể đơn giản duy trì một mối quan hệ xác thịt bản thân nó đã là khá tốt rồi. Nếu con người có một chút lương tâm, ý thức, và tốt bụng, thì họ có thể duy trì mối quan hệ bề nổi với người khác mà không bị rạn nứt; nếu họ xấu xa, quỷ quyệt và hiểm độc trong nhân tính, thì họ sẽ không có cách nào kết giao với người khác, và chỉ có thể lợi dụng lẫn nhau. Khi đã thấy rõ những điều này – tức là đã thấy rõ bản tính và thực chất của con người – thì về cơ bản, có thể xác định được phương thức con người nên áp dụng khi tương tác với nhau, và nó có thể là đúng đắn, không thể sai và phù hợp với lẽ thật. Với kinh nghiệm về sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, dân sự được Đức Chúa Trời chọn giờ đây có thể nhìn thấy một chút thực chất của nhân loại. Vì vậy, trong tương tác giữa con người với nhau – tức là trong các mối quan hệ bình thường giữa người với người – họ có thể thấy được tầm quan trọng của việc làm một người trung thực, và rằng việc đối xử với mọi người theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật là nguyên tắc cao nhất và phương pháp khôn ngoan nhất. Nó sẽ không bao giờ gây đau đớn hay thống khổ cho con người. Tuy nhiên, con người chắc chắn sẽ có một chút xung đột trong tâm hồn khi họ trải nghiệm lời Đức Chúa Trời và thực hành lẽ thật, theo nghĩa là những tâm tính bại hoại sẽ thường xuất hiện để quấy rầy và ngăn cản họ thực hành lẽ thật. Đủ loại tư tưởng, cảm xúc và quan điểm do tâm tính bại hoại của con người tạo ra sẽ luôn cản trở ngươi đưa lẽ thật và lời Đức Chúa Trời vào thực hành ở các mức độ khác nhau, và khi đó, ngươi sẽ vô thức đối mặt với nhiều điều gây trở ngại và cản trở khi thực hành lẽ thật. Khi những trở ngại này xuất hiện, ngươi sẽ không còn nói như bây giờ rằng thực hành lẽ thật là dễ nữa. Ngươi sẽ không nói điều đó một cách dễ dàng như vậy. Đến lúc đó, ngươi sẽ đau khổ và buồn bã, ăn không ngon, ngủ không yên. Một số người thậm chí có thể thấy việc tin vào Đức Chúa Trời là quá khó và muốn từ bỏ. Ta tin chắc rằng nhiều người đã phải chịu đựng rất nhiều để thực hành lẽ thật và bước vào thực tế, và đã bị tỉa sửa, xử lý vô số lần, đã chiến đấu vô số trận chiến trong lòng, và đã tuôn biết bao nước mắt. Chẳng phải vậy sao? (Dạ phải.) Trải qua những cực hình này là một quá trình cần thiết, và tất cả mọi người, không có ngoại lệ, đều phải trải qua. Trong Thời đại Luật pháp, Đa-vít đã phạm sai lầm, sau đó ăn năn và xưng tội với Đức Chúa Trời. Ông đã khóc nhiều bao nhiêu? Nó được mô tả như thế nào trong bản gốc? (“Mỗi đêm tôi làm trôi giường tôi, Dầm nó với nước mắt” (Thánh Thi 6:6).) Ông đã phải rơi biết bao nước mắt mới làm trôi được giường! Điều này chứng tỏ lòng hối hận và giày vò ông cảm thấy khi đó to lớn và sâu sắc như thế nào. Các ngươi đã rơi nhiều nước mắt chưa? Số giọt nước mắt các ngươi đã rơi thậm chí không bằng một phần trăm của ông ấy, cho thấy mức độ các ngươi ghét bỏ những tâm tính bại hoại, xác thịt và sự vi phạm của mình chưa thể nào là đủ, và quyết tâm cũng như sự kiên trì của các ngươi trong việc thực hành lẽ thật chưa thể nào là đủ. Các ngươi chưa đạt tiêu chuẩn; các ngươi còn lâu mới đạt đến trình độ của Phi-e-rơ và Đa-vít. Thôi, chúng ta kết thúc buổi thông công hôm nay tại đây.

Ngày 16 tháng 4 năm 2022

Trước: Mưu cầu lẽ thật là gì (7)

Tiếp theo: Mưu cầu lẽ thật là gì (9)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger