Mưu cầu lẽ thật là gì (7)
Thời gian vừa qua, Ta đã thông công về các câu nói khác nhau về phương diện đức hạnh trong văn hóa truyền thống. Đối với một số câu nói cụ thể, Ta đã thông công rất nhiều. Vậy thì chủ đề và nội dung này có liên quan tới lẽ thật không? (Thưa, có.) Có ai cho rằng chủ đề và nội dung này không liên quan đến lẽ thật không? Nếu cho rằng như thế thì họ là người có tố chất thực sự kém và không có chút phân định nào. Thông công của Ta về chủ đề này có dễ hiểu không? (Thưa, có.) Nếu Ta không thông công và mổ xẻ theo cách này, chẳng phải các ngươi sẽ xem những câu nói về đức hạnh mà con người cho là tương đối tích cực như lẽ thật và tiếp tục duy trì nó hay sao? Trước tiên, có thể khẳng định rằng đa số mọi người coi những câu nói này là những điều tích cực, những điều phù hợp với nhân tính mà con người nên tuân thủ, phù hợp với lương tâm, lý trí, nhu cầu, quan niệm, v.v… của nhân tính. Có thể nói rằng trước khi Ta thông công về chủ đề này, đa số mọi người coi những câu nói khác nhau về đức hạnh này như là điều tích cực và phù hợp với lẽ thật. Nghe xong mối thông công và sự mổ xẻ của Ta, hiện tại các ngươi đã có thể phân biệt giữa những câu nói về đức hạnh và lẽ thật chưa? Các ngươi có được sự phân định trong phương diện này này không? Có người nói: “Con không thể phân biệt chúng một cách rõ ràng, nhưng bất luận thế nào, thông qua mối thông công này của Đức Chúa Trời, hiện tại con thấy rằng có một điểm khác biệt giữa những câu nói này và lẽ thật. Chúng không thể thay thế cho lẽ thật, càng không thể được xem là những điều tích cực hay là lẽ thật. Đương nhiên, chẳng cần bàn đến chuyện chúng phù hợp với lời Đức Chúa Trời và những yêu cầu hay tiêu chí của lẽ thật. Chúng chẳng có quan hệ gì đến lời Đức Chúa Trời, những yêu cầu của Đức Chúa Trời hay những tiêu chí của lẽ thật. Tóm lại, bất kể chúng có phù hợp với lương tâm và lý trí của nhân tính hay không, trong lòng con không còn sùng bái những điều này và không còn coi chúng là lẽ thật nữa.” Điều này chứng minh những thứ của văn hóa truyền thống này không còn chiếm vị trí chủ đạo trong lòng con người nữa. Khi người ta nghe những câu nói về đức hạnh này, họ sẽ vô thức phân biệt chúng với lẽ thật, cùng lắm thì họ chỉ coi chúng là thứ mà con người công nhận trong lương tri. Tuy nhiên, họ biết rằng những câu nói này vẫn có sự khác biệt với lẽ thật và tuyệt đối không thể thay thế lẽ thật. Một khi con người hiểu được thực chất của những câu nói về đức hạnh này, họ sẽ không còn coi chúng là lẽ thật mà tuân thủ, sùng bái hay mưu cầu chúng nữa – đây là hiệu quả tối thiểu đạt được. Hiểu tất cả những điều này có tác dụng tích cực gì đến sự mưu cầu lẽ thật của con người? Nó chắc chắn sẽ có tác dụng tốt và tích cực, còn tác dụng đó lớn đến mức nào thì tùy vào mức độ ngươi hiểu lẽ thật hoặc ngươi hiểu bao nhiêu lẽ thật. Xem xét những điểm này, rõ ràng việc mổ xẻ một số thứ trong văn hóa truyền thống phù hợp với quan niệm của con người mà họ tôn sùng là việc tất yếu phải làm. Ít ra sự mổ xẻ này sẽ có tác dụng hỗ trợ con người đón nhận lẽ thật một cách thuần túy và ngăn họ nỗ lực vô ích hoặc đi sai đường trong việc mưu cầu lẽ thật. Đây là những hiệu quả có thể đạt được.
Lần trước chúng ta đã thông công và mổ xẻ bốn câu nói về đức hạnh, đó là: “Nhặt được của rơi đừng tham bỏ túi”, “Lấy việc giúp người làm niềm vui”. “Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người”, và “Lấy đức báo oán”. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thông công về những câu nói khác. Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều câu nói rõ ràng về đức hạnh – bất kể những câu nói này được đưa ra ở thời đại hay thời kỳ nào, thì chúng đều liên tục được lưu truyền đến hiện tại và đã ăn sâu bén rễ trong lòng người từ lâu. Thời gian trôi qua và những sự vật mới dần xuất hiện, con người lại đưa ra những câu nói mới và khác nhau về đức hạnh. Về cơ bản, những câu nói này là những yêu cầu được đưa ra đối với phẩm chất đạo đức và hành vi của con người. Có phải tất cả các ngươi về cơ bản đã hiểu rõ bốn câu nói về đức hạnh mà chúng ta đã thông công lần trước không? (Thưa, phải.) Bây giờ hãy tiếp tục thông công về câu nói sau: “Ân trả nghĩa đền”. Ân trả nghĩa đền là một trong những tiêu chuẩn điển hình trong văn hóa truyền thống Trung Quốc để đánh giá đức hạnh của người ta tốt hay xấu. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nhân tính người ta tốt hay xấu, đức hạnh như thế nào là xem họ có báo đáp ân huệ hay sự giúp đỡ mà họ nhận được hay không – họ có phải là người biết ân trả nghĩa đền hay không. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc và trong văn hóa truyền thống của nhân loại, con người coi điều này là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đức hạnh. Nếu có người không hiểu được chuyện ân trả nghĩa đền, thì đó là người vong ân phụ nghĩa, bị coi là người không có lương tâm và không đáng giao du, nên bị tất cả mọi người khinh bỉ, phỉ nhổ hoặc vứt bỏ. Mặt khác, nếu người đó hiểu được chuyện ân trả nghĩa đền – nếu họ là người sau khi đã nhận ân huệ và sự giúp đỡ thì không quên ơn mà còn dùng mọi cách có thể để báo đáp, thì họ được coi là người có lương tâm và nhân tính. Nếu ai đó nhận được lợi ích hoặc sự giúp đỡ từ người khác nhưng không biết đền ơn, hoặc chỉ bày tỏ chút lòng biết ơn bằng một câu “cảm ơn”, sau đó không bày tỏ thêm gì nữa, thì người kia sẽ nghĩ gì? Trong lòng họ có cảm thấy không thỏa mái không? Có phải họ sẽ nghĩ rằng “Gã đó không đáng được giúp đỡ, anh ta không phải là người tốt. Nếu đó là cách anh ta đáp lại khi mình đã giúp anh ta nhiều như vậy thì anh ta không có lương tâm hay nhân tính gì cả, và không đáng để giao du” không? Nếu gặp lại loại người này lần nữa, liệu họ có còn giúp đỡ người ấy không? Họ sẽ không muốn, ít nhất là như vậy. Nếu gặp phải hoàn cảnh tương tự, thì các ngươi có cân nhắc xem rốt cuộc nên giúp đỡ hay không không? Bài học mà ngươi rút ra được từ kinh nghiệm trước đây của mình sẽ là: “Mình không thể tùy tiện giúp đỡ người khác – họ phải ân trả nghĩa đền thì mình mới có thể giúp đỡ họ. Nếu họ là loại người vong ơn phụ nghĩa, người sẽ không báo đáp sự giúp đỡ mà mình đã dành cho họ, thì tốt hơn là mình không nên giúp.” Đây có phải quan điểm của các ngươi không? (Thưa, phải). Nói chung, khi người ta giúp đỡ nhau, thì rốt cuộc họ nghĩ gì về hành động giúp đỡ của mình? Họ có kỳ vọng hay yêu cầu gì với người họ giúp không? Có ai nói rằng: “Tôi giúp anh mà không mong chờ được báo đáp. Tôi không muốn nhận được lợi ích gì từ anh cả. Giúp anh khi anh gặp khó khăn chỉ là việc tôi nên làm, là trách nhiệm của tôi. Bất kể chúng ta có quan hệ với nhau hay không và sau này anh có thể báo đáp tôi hay không, tôi chỉ thực hiện nghĩa vụ cơ bản của một người bình thường và không yêu cầu đền đáp. Anh có đền đáp hay không cũng chẳng sao” hay không? Có người nàonhư thế không? Thậm chí nếu có người như thế tồn tại, thì cũng là chuyện bịa đặt ra và không phù hợp với thực tế. Các nhân vật anh hùng hư cấu trong các tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc quá giả dối và nhất là các anh hùng do quốc gia con rồng sắc đỏ hư cấu trong xã hội hiện đại lại càng giả dối hơn. Dù những người đó có tồn tại, nhưng những câu chuyện về họ đều được hư cấu. Xem xét dựa trên sự thật này, giờ các ngươi đã rõ câu nói “Ân trả nghĩa đền”, tiêu chuẩn để đánh giá đức hạnh này rốt cuộc đến từ đâu và xuất phát từ ai chưa? Có lẽ một số người vẫn chưa rõ lắm về chuyện này. Trong nhân loại bại hoại này, mỗi một người đều có một kiểu lý tưởng và một kiểu kỳ vọng về xã hội con người. Họ có kỳ vọng gì? “Chỉ cần mỗi người góp một chút tình yêu, thế giới sẽ trở thành chốn nhân gian tươi đẹp”. Ngoài sự kỳ vọng này, con người còn hy vọng rằng họ được báo đáp và đền bù cho lòng nhân ái và cái giá họ trả. Một mặt, đây có thể là sự đền bù về mặt vật chất, chẳng hạn như tặng tiền hoặc thưởng hiện vật. Mặt khác, nó có thể là sự đền bù về mặt tinh thần, tức là thỏa mãn thế giới tinh thần của họ, cho họ một phần thưởng danh dự, ví dụ khen thưởng với các danh hiệu như “công nhân kiểu mẫu”, “hình mẫu đạo đức lý tưởng”, hoặc “hình mẫu đạo đức” v.v… Trong xã hội loài người, hầu như mọi người đều có kiểu kỳ vọng này về xã hội và thế giới – họ đều mong trở thành người tốt, đi con đường đúng đắn, và có thể chìa tay ra giúp đỡ những ai cần, cho phép mọi người nhận được sự giúp đỡ của họ và nhận được lợi ích. Họ mong sau khi nhận được lợi ích, trong lòng đối phương có thể nhớ mình, nhớ lợi ích mình cho họ. Đương nhiên họ cũng mong rằng khi bản thân họ cần, sẽ có ai đó chìa tay ra giúp đỡ. Một mặt, khi ai đó cần sự giúp đỡ, họ mong rằng có người sẽ thể hiện lòng nhân ái với người đó; mặt khác, họ mong rằng khi những người có lòng nhân ái đó gặp khó khăn, cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ mà mình cần. Con người đều có kiểu kỳ vọng này đối với xã hội và thế giới – thực ra, mục đích cuối cùng của họ là hy vọng loài người có thể sống trong một xã hội hài hòa, hòa thuận, hòa bình và ổn định. Kỳ vọng này nảy sinh như thế nào? Vì con người không cảm thấy an toàn và hạnh phúc trong bối cảnh xã hội này, nên câu nói này tự nhiên nảy sinh. Từ đó, con người bắt đầu đánh giá người ta có đức hạnh thế nào, phẩm chất đê hèn hay cao quý bằng cách xem họ có đền đáp lòng tốt của người khác sau khi nhận được lợi ích không, và câu nói “Ân trả nghĩa đền”, một tiêu chuẩn đánh giá đức hạnh của con người, nảy sinh ra từ bối cảnh này. Nguyên nhân nảy sinh ra câu nói này chẳng phải rất kỳ quái sao? (Thưa, phải). Hiện tại, con người đều không tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật, đều trở nên chán ghét lẽ thật. Ai cũng ở trong trạng thái hỗn độn và dù đều sống giữa đám đông nhưng họ đều không hiểu rõ về trách nhiệm và bổn phận mà họ nên thực hiện, vị trí họ nên đứng, và lập trường nhìn nhận con người và sự việc mà họ nên có. Ngoài ra, con người cũng không hiểu rõ về những trách nhiệm và nghĩa vụ họ nên thực hiện đối với xã hội, không hiểu rõ mình nên nhìn nhận và đối đãi với xã hội từ lập trường hay góc độ nào. Họ không có một câu nói và kết luận chính xác cho mọi thứ xảy ra trên thế giới và họ không tìm được con đường đúng đắn mà họ nên thực hành để hành xử và hành động. Đối diện với một thế giới đang ngày càng tăm tối và đáng sợ, đầy rẫy những tranh đấu, báo thù, chiến tranh và đủ mọi kiểu đối xử bất công, loài người đều đang mong mỏi và trông đợi sự giáng lâm của Đấng Cứu Thế. Nhưng họ lại không có hứng thú với lẽ thật và không một ai chủ động tìm kiếm Đức Chúa Trời hay công tác của Ngài. Kể cả khi đã nghe những lời Đức Chúa Trời phán, họ cũng không thèm tìm kiếm, càng không tiếp nhận. Con người đều sống bất lực như thế và đều cảm thấy xã hội vô cùng bất công và thậm chí không có cảm giác an toàn. Mọi người đều tràn đầy chán ngán đối với xã hội và thế giới này, và tràn đầy thù hận đối với chúng, nhưng cùng với sự tràn đầy thù hận như vậy, họ vẫn mong rằng một ngày xã hội sẽ cải thiện. Một xã hội cải thiện nghĩa là gì? Nghĩa là giữa người với người không còn tranh đấu và báo thù, có thể chung sống hòa thuận, không ai phải sống kiềm chế, đau khổ hay bị trói buộc, mọi người có thể sống một cuộc sống dễ chịu, tự tại, thoải mái và hạnh phúc, có thể chung sống bình thường với người khác, đối xử với họ công bằng và đương nhiên, được họ đối xử công bằng. Bởi vì trên thế giới này và giữa nhân loại này không có sự công bằng, chỉ có tranh đấu và báo thù, con người không chung sống hòa thuận, bất kể là ở thời kỳ nào cũng tồn tại hiện trạng như vậy. Đối diện với bối cảnh và hiện trạng xã hội tàn khốc này, không một người nào biết cách để giải quyết những vấn đề này, cách để giải quyết những tranh đấu và báo thù giữa người với người, hoặc giải quyết bất kỳ chuyện oan khuất và bất công nào nảy sinh trong xã hội. Chính là vì những vấn đề này tồn tại mà con người không biết cách giải quyết chúng, không biết nên giải quyết chúng từ lập trường hay góc độ nào, hoặc bằng phương thức nào, nên trong lòng họ có một cảnh tượng mơ ước tốt đẹp. Trong cảnh tượng mơ ước tốt đẹp này, con người có thể chung sống hòa thuận với nhau, ai cũng có thể được xã hội và những người xung quanh đối xử công bằng. Ai cũng mong rằng “anh kính tôi một thước, tôi kính anh một trượng; anh giúp đỡ tôi, tôi sẽ đền đáp anh; và khi anh cần sự giúp đỡ, sẽ có nhiều người trong xã hội có thể giơ tay ra giúp đỡ anh và thực hiện trách nhiệm xã hội của họ; còn khi tôi cần sự giúp đỡ, những người trước kia được tôi giúp đỡ sẽ giơ tay ra giúp đỡ tôi. Xã hội này nên là một xã hội giúp đỡ lẫn nhau.” Người ta cho rằng chỉ có làm như thế con người mới sống hạnh phúc, hòa thuận trong một xã hội hòa bình và ổn định. Họ tin rằng chỉ có như thế, sự tranh đấu giữa người với người mới hoàn toàn được nhổ tận gốc và được giải quyết. Họ nghĩ rằng sau khi những vấn đề này được giải quyết, những kỳ vọng và cảnh tượng mơ ước mà họ ấp ủ sâu trong nội tâm về xã hội loài người sẽ được hiện thực hóa.
Trong xã hội của những người ngoại đạo, có một bài hát phổ biến tên là “Ngày mai sẽ tốt hơn”. Người ta luôn mong rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn trong tương lai – nghĩ như thế chẳng có gì sai cả – nhưng trong thực tế, liệu ngày mai mọi thứ có thực sự trở nên tốt hơn không? Không thể nào; mọi thứ chỉ càng tệ hơn thôi, vì loài người ngày càng tà ác và thế giới ngày càng tăm tối. Giữa nhân loại, không những ngày càng ít người biết ân trả nghĩa đền, mà còn ngày càng nhiều người vong ân phụ nghĩa và lấy oán báo ân. Đây chính là hiện trạng bây giờ, sự thật không phải vậy sao? (Thưa, phải.) Sao mọi thứ lại trở nên thế này? Tại sao tiêu chuẩn đức hạnh “Ân trả nghĩa đền” được các nhà đạo đức học, các nhà giáo dục học và các nhà xã hội học đưa ra lại không có chút tác dụng ràng buộc nào với loài người? (Thưa, vì con người có tâm tính bại hoại.) Vì con người có tâm tính bại hoại. Nhưng những nhà đạo đức học, giáo dục học, và xã hội học có biết điều đó không? (Thưa, không.) Họ không biết rằng căn nguyên của việc loài người báo thù và tranh đấu không phải do đức hạnh của họ có vấn đề, mà là vì loài người có tâm tính bại hoại. Con người không biết tiêu chí làm người là gì. Hay nói cách khác, họ không biết làm người thế nào là đúng, và không biết những nguyên tắc và con đường để làm người rốt cuộc là gì. Ngoài ra, con người đều có tâm tính bại hoại và bản tính Sa-tan, đều sống vì lợi ích và đặt lợi ích của mình lên trên tất cả. Kết quả là vấn đề báo thù và tranh đấu giữa con người ngày càng nghiêm trọng hơn. Loài người bại hoại như thế liệu có thể thực hành các tiêu chí đức hạnh như “Ân trả nghĩa đền” không? Loài người đã mất đi lý trí và lương tâm cơ bản nhất, làm sao họ có thể ân trả nghĩa đền đây? Đức Chúa Trời luôn lãnh đạo loài người, chuẩn bị cho họ mọi điều kiện để sinh tồn, chuẩn bị cho họ ánh sáng mặt trời, không khí, thức ăn, nước uống. v.v…, nhưng có bao nhiêu người có thể cảm tạ Ngài? Bao nhiêu người có thể thấy được tình yêu chân thực dành cho nhân loại của Đức Chúa Trời? Có nhiều người tin Đức Chúa Trời, dù hưởng nhiều ân điển của Ngài, nhưng chỉ cần Ngài không thực hiện mong muốn của họ một hay hai lần, thì họ liền thẹn quá hóa giận, oán trách và oán thán Ông Trời bất công. Chẳng phải đây đều là lẽ thường tình của con người sao? Dù vẫn có những cá nhân nhất định có thể ân trả nghĩa đền cho người khác, nhưng như thế giải quyết được vấn đề gì? Đương nhiên những người đề xuất câu nói về đức hạnh này cũng có ý tốt – mục đích của họ chỉ là hy vọng con người có thể hóa giải thù hận, tránh xa tranh chấp, giúp đỡ lẫn nhau, chung sống hòa thuận, cảm hóa lẫn nhau, sưởi ấm lẫn nhau, có khả năng một phương gặp nạn tám phương chi viện. Nếu loài người có thể bước vào trạng thái như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao, nhưng tiếc là một xã hội như thế sẽ không bao giờ tồn tại, vì xã hội là sự tổ hợp của những cá nhân bại hoại. Do sự bại hoại của con người, xã hội trở nên ngày càng tăm tối và tà ác, một xã hội hài hòa trong lý tưởng của con người sẽ không bao giờ có thể đạt được. Tại sao lại không thể đạt được? Xét từ căn nguyên và lý luận, không thể đạt được một xã hội như thế là do tâm tính bại hoại của con người. Trên thực tế, những hành vi tốt đẹp nhất thời, những đức hạnh tốt đẹp nhất thời, và những lòng yêu thương, sự giúp đỡ, sự ủng hộ nhất thời, v.v… đều không thể giải quyết tâm tính bại hoại của con người. Đương nhiên, quan trọng hơn nữa là những điều này không thể giải quyết vấn đề loài người nên làm người như thế nào và vấn đề loài người nên đi con đường nhân sinh đúng đắn như thế nào. Không giải quyết được những vấn đề này, liệu xã hội này có khả năng đạt được trạng thái hài hòa trong quan niệm và mong muốn của con người không? Về cơ bản đó là chuyện không tưởng, khó dự đoán. Một số nhà đạo đức thử dùng phương pháp giảng giải đạo đức kinh và phương pháp giáo dục, khiến con người sử dụng những đức hạnh tốt đẹp để giúp đỡ người khác và cảm hóa người khác, để ảnh hưởng và thay đổi xã hội. Nhưng ý tưởng này, mong muốn này của họ rốt cuộc là đúng hay sai? Chắc chắn là sai và không thể thực hiện được. Vì sao Ta nói thế? Vì họ chỉ hiểu những hành vi, tư tưởng, quan điểm và đức hạnh của con người, nhưng chẳng biết một chút nào về những vấn đề sâu sắc hơn như thực chất của con người, những tâm tính bại hoại của con người, căn nguyên sự bại hoại của con người và cách giải quyết tâm tính bại hoại của con người, v.v… Cho nên mới sinh ra những chuẩn mực hành vi ngu xuẩn về đức hạnh như “Ân trả nghĩa đền”. Rồi họ còn hy vọng sử dụng dạng câu nói này, dạng tiêu chí đức hạnh này để gây ảnh hưởng tới loài người, gây ảnh hưởng từ thế hệ này đến thế hệ khác, thay đổi các chuẩn mực hành vi của con người, thay đổi phương hướng và mục tiêu cho những hành vi của loài người, đồng thời thay đổi dần dần tập tục xã hội, thay đổi những mối quan hệ giữa người với người và những mối quan hệ giữa những kẻ thống trị và bị trị. Họ cho rằng khi những mối quan hệ này thay đổi, xã hội sẽ không còn bất công và đầy rẫy sự tranh đấu, thù hận và giết chóc như hiện nay nữa. Điều này sẽ có lợi cho quần chúng bình thường, những người sẽ đạt được một hoàn cảnh sống xã hội công bằng, và cuộc sống tương đối hài lòng hơn. Nhưng người được lợi lớn nhất không phải là quần chúng bình thường, mà là những kẻ thống trị, giai cấp thống trị và giới quý tộc ở mọi thời đại. Những người được gọi là danh nhân và thánh nhân tuyên dương những học thuyết đạo đức, không ngừng sử dụng những học thuyết đạo đức vốn được nhân loại cho là tương đối cao thượng, phù hợp với nhân tính và lương tri, để giáo dục con người và ảnh hưởng đến con người, để thay đổi quan điểm đạo đức của họ, khiến họ có thể tự giác sống trong một hoàn cảnh xã hội văn minh hoặc có những tiêu chuẩn đạo đức nhất định. Một mặt, điều này có ích cho cuộc sống thường nhật của quần chúng loài người vì nó khiến hoàn cảnh xã hội họ đang sống trở nên hài hòa, hòa thuận và văn minh. Mặt khác, điều này cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho những kẻ thống trị để thống trị nhân dân. Những câu nói truyền tải chuẩn mực hành vi về đức hạnh này, một mặt phù hợp với đa số tư tưởng và quan niệm của con người, cũng phù hợp với kỳ vọng về những cảnh tượng mơ ước tốt đẹp của họ. Đương nhiên, mục đích chính của họ khi tuyên dương những câu nói này là để có lợi hơn cho sự thống trị của những kẻ thống trị. Dân chúng sẽ không gây chuyện mà có thể chung sống hòa thuận và không có tranh chấp, ai cũng có thể tự giác tuân thủ các chuẩn mực hành vi đạo đức của xã hội. Nói thẳng ra, mục đích của việc tán dương những câu nói này là để quần chúng nhân dân bị thống trị sống trung thực và quy củ dưới sự ràng buộc của các tiêu chuẩn đạo đức xã hội, học cách phục tùng nghe lời, và trở thành những công dân dễ bảo. Chẳng phải như thế thì những kẻ thống trị sẽ tương đối yên tâm và yên ổn sao? Nếu những kẻ thống trị không còn phải lo chuyện nhân dân tạo phản và lật đổ chính quyền, chẳng phải cái gọi là xã hội hài hòa sẽ xuất hiện sao? Chẳng phải chính quyền của những kẻ thống trị sẽ vững chắc sao? Về cơ bản đây là xuất xứ và bối cảnh sản sinh ra những đạo đức kinh này. Nói cho dễ nghe thì là để điều chỉnh hành vi và đức hạnh của quần chúng loài người, đặt ra một số tiêu chí cơ bản về đạo đức xã hội cho họ. Hay nói cách khác, những câu nói này là vì mục đích cá nhân; về thực chất, chúng được tán dương vì sự ổn định của xã hội và quốc gia, và cho phép những kẻ thống trị có thể cầm quyền lâu dài và vĩnh viễn. Đây mới là mục đích thực sự của những kẻ được gọi là nhà đạo đức trong việc tán dương văn hóa truyền thống. Những kẻ thống trị không suy xét đến sự sống chết của quần chúng, kể cả khi họ có vẻ quan tâm thì cũng chỉ là để bảo vệ sự vững chắc của cơ quan chính quyền. Họ chỉ quan tâm đến hạnh phúc của họ, sự vững chắc của quyền lực và địa vị, quan tâm xem có thể thống trị quần chúng loài người vĩnh viễn và thậm chí có thể thống trị nhiều quốc gia hơn hay không, từng bước thống trị toàn bộ thế giới. Đây là ý định và mục đích của những ma vương. Ví dụ, có người nói: “Chúng con hết đời này đến đời khác đều là nông dân, làm đầy tớ cho địa chủ và hoàn toàn không có một mảnh đất riêng cho mình. Từ sau khi giải phóng, Đảng Cộng Sản đã lật đổ địa chủ, lật đổ tư bản, chia cho chúng con mảnh đất riêng, từ nông dân chúng con trở thành người làm chủ. Tất cả những công lao này đều thuộc về Đảng Cộng Sản, họ là vị cứu tinh vĩ đại của người dân Trung Quốc, chúng con phải ân trả nghĩa đền, không được vong ân phụ nghĩa. Một số người muốn tạo phản chống lại Đảng Cộng Sản – họ đúng là vong ân phụ nghĩa! Đó chẳng phải là lấy oán báo ân sao? Làm người không nên vô lương tâm và quên cội nguồn như vậy!” Ẩn ý trong câu nói này là cho dù hiện tại ngươi đang sống trong hoàn cảnh sống thế nào, bị đối xử ra sao, nhân quyền có được đảm bảo hay không, quyền được tồn tại của ngươi có bị đe dọa hoặc bị tước đoạt hay không, thì ngươi đều phải nhớ ân trả nghĩa đền, và không được quên cội nguồn, không được làm kẻ tiểu nhân vong ân phụ nghĩa, mà nên liên tục và vĩnh viễn đền đáp lòng tốt mà không mong chờ sự đáp trả. Những người như thế chẳng phải vẫn làm nô lệ sao? Họ cho rằng trước đây họ đã từng là nô lệ cho địa chủ và tư bản, nhưng những nhà tư bản và địa chủ đó có thực sự bóc lột dân thường không? Tình cảnh của nông dân lúc đó có thực sự khổ hơn so với hiện tại không? Không, đây là lời dối trá mà Đảng Cộng Sản bịa đặt. Hiện tại chân tướng sự thật đang từng chút một được đưa ra ánh sáng. Câu nói những nhà tư bản đã bóc lột rất nhiều mồ hôi và máu của dân thường và câu chuyện về “Cô gái tóc trắng” đều là bịa đặt và hư cấu, hoàn toàn không phải là sự thật. Mục đích của những sự bịa đặt và hư cấu này là gì? Để khiến mọi người căm ghét địa chủ và nhà tư bản, vĩnh viễn ca tụng công đức của Đảng Cộng Sản và quy phục họ mãi mãi. Trước kia, có rất nhiều người đều hát bài ca “Không có Đảng Cộng Sản thì không có Trung Quốc mới”. Bài hát này được hát ở khắp mọi ngóc ngách của Trung Quốc trong mấy thập kỷ, nhưng hiện tại không ai hát nữa. Có quá nhiều ví dụ về sự bịa đặt và hư cấu của Đảng Cộng Sản, chúng đều trái với những sự thật khách quan. Hiện tại có những người đang vạch trần và công khai sự thật ra ánh sáng để cho mọi người biết chân tướng. Trong xã hội loài người, dù ở thời đại nào, tiêu chí đức hạnh “Ân trả nghĩa đền” luôn mang đến hiệu quả nhất định trong việc ràng buộc hành vi của con người và đánh giá nhân tính của con người. Đương nhiên, tác dụng quan trọng hơn của câu nói như thế là giúp đỡ những kẻ thống trị có thể thống trị quần chúng tốt hơn. Ở một ý nghĩa nhất định, câu nói này có thể được coi là một cách để trói buộc hành vi và đức hạnh của con người, khiến con người suy nghĩ và nhìn nhận những vấn đề trong khuôn khổ chuẩn mực hành vi đạo đức, sau đó đưa ra những phán đoán và lựa chọn dựa theo chuẩn mực này. Nó không khuyên bảo con người thực hiện trách nhiệm mà con người nên thực hiện đối với cả gia đình và rộng hơn là xã hội, mà trái lại, nó đi ngược lại nghiêm trọng quy luật và nguyện vọng của nhân tính bình thường, nó ép buộc mọi người phải nghĩ gì và nghĩ thế nào, phải làm gì và làm thế nào. Câu nói này dùng một kiểu phương thức vô hình và khuôn khổ vô hình để dẫn dắt, trói buộc và ràng buộc con người và bảo cho họ biết nên và không nên làm gì. Mục đích là dùng chính kiểu dư luận và tiêu chí đạo đức xã hội này để gây ảnh hưởng lên tư tưởng, quan điểm nhìn nhận của con người, cách họ hành xử và hành động.
Những câu nói về hành vi đạo đức tương tự như “Ân trả nghĩa đền” không nói cho người ta biết rốt cuộc trách nhiệm họ phải thực hiện trong xã hội và giữa nhân loại là gì. Thay vào đó, chúng sử dụng phương thức như thế để ràng buộc hoặc yêu cầu một cách ép buộc người ta làm thế nào và nghĩ ra sao, bất kể họ có muốn hay không, và bất kể loại chuyện này xảy ra với họ trong tình huống hay bối cảnh nào. Trung Quốc cổ đại có rất nhiều chuyện như thế này. Ví dụ, một cậu bé ăn xin đói khát được một gia đình thu nhận và giúp đỡ, cho ăn, cho mặc, bồi dưỡng cậu tập võ, và học tập đủ mọi kiến thức. Họ đợi cho đến khi cậu trưởng thành, thì sử dụng cậu như một công cụ kiếm tiền, sai cậu đi làm việc ác, giết người, làm những việc mà cậu không muốn làm. Nếu xem xét câu chuyện này từ góc độ mọi ân huệ mà cậu đã nhận được, thì việc cậu được cứu sống là một việc tốt. Nhưng nếu xem xét những gì cậu bị ép buộc phải làm sau đó, thì chuyện này là tốt hay xấu? (Thưa, là xấu.) Nhưng dưới sự hun đúc của kiểu văn hóa truyền thống “Ân trả nghĩa đền” này, người ta không thể phân biệt rõ ràng chuyện này. Nhìn bề ngoài, có vẻ như cậu bé bất đắc dĩ phải hành ác hại người, trở thành sát thủ – những điều mà hầu hết mọi người đều sẽ không muốn làm. Nhưng nhìn từ sâu trong nội tâm cậu thì việc cậu có thể để vị chủ nhân này sai khiến làm việc xấu và giết người chẳng phải cũng có nghĩa là báo ơn sao? Đặc biệt là dưới sự hun đúc của kiểu văn hóa truyền thống Trung Quốc “Ân trả nghĩa đền” này, trong lòng người ta không tránh khỏi bị những tư tưởng này ảnh hưởng và chi phối. Cách họ hành động, những ý đồ và xuất phát điểm của những hành động này chắc chắn cũng bị chúng kìm kẹp. Khi cậu bé bị đặt vào tình huống đó, suy nghĩ đầu tiên của cậu sẽ là gì? “Mình đã được gia đình này cứu, và họ có ơn với. Mình không thể vong ân phụ nghĩa, mà phải ân trả nghĩa đền. Mình nợ họ mạng sống này, vì vậy mình phải dâng nó ra cho họ. Mình phải làm bất cứ điều gì họ bảo, cho dù có là hành ác và giết người. Mình không thể suy xét liệu điều đó đúng hay sai, mình chỉ cần đền ơn họ thôi. Nếu mình không báo đáp ân huệ lớn như thế, thì có còn xứng đáng được gọi là con người không?” Kết quả là, bất cứ khi nào gia đình ấy sai cậu giết ai đó hoặc làm việc xấu, cậu đều có thể làm mà không hề chùn bước hay có bất cứ nghi ngại gì. Vậy chẳng phải những hành vi, cách làm và những biểu hiện không có bất cứ nghi ngại nào của cậu đều được chi phối bởi tư tưởng và quan điểm “Ân trả nghĩa đền” sao? Chẳng phải cậu đang thực hiện tiêu chí đức hạnh đó sao? (Thưa, phải.) Các ngươi nhìn ra được gì từ ví dụ này? Chuyện ân trả nghĩa đền này có tốt hay không? (Thưa không, làm vậy là không có nguyên tắc.) Thực ra, người đền ơn có một nguyên tắc. Đó là phải “ân trả nghĩa đền”. Nếu ai đó có ơn với ngươi, ngươi phải đền ơn. Nếu ngươi không làm như vậy thì ngươi không phải là con người và ngươi chẳng thể nói gì nếu bị buộc tội vì điều đó. Có câu: “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng”, nhưng trong trường hợp này, cậu bé đã nhận ơn cứu mạng và cậu phải đền đáp bằng cả mạng sống. Cậu đã không biết giới hạn hay nguyên tắc của việc đền ơn. Cậu đã tin rằng mạng sống của mình là do gia đình đó ban cho, vì vậy cậu phải cống hiến nó cho họ, bất kể họ sai cậu làm gì, kể cả giết người hoặc làm việc ác cũng phải làm. Cậu đền ơn như thế là đã mất đi nguyên tắc và giới hạn. Cậu đã tiếp tay cho giặc và hủy hoại chính mình. Có đúng không khi cậu ta đền ơn theo cách này? Dĩ nhiên là không. Đây là cách làm ngu xuẩn. Đúng là gia đình này đã cứu cậu để cậu được sống tiếp, nhưng muốn đền ơn cũng phải có nguyên tắc, giới hạn và cũng phải thích hợp. Họ cứu mạng cậu, nhưng cậu sống đâu phải để làm điều ác. Ý nghĩa và giá trị cuộc sống cũng như sứ mạng của con người không phải để làm việc ác và giết người, cũng không nên sống để đền ơn. Cậu bé đã lầm tưởng rằng ý nghĩa và giá trị của cuộc sống là để ân trả nghĩa đền. Đây là sai lầm rất nghiêm trọng. Chẳng phải đây là kết quả của việc bị ảnh hưởng bởi tiêu chí đức hạnh “Ân trả nghĩa đền” hay sao? (Thưa, phải.) Phải chăng cậu bé bị sai lạc bởi ảnh hưởng của câu nói này, hay cậu đã tìm thấy con đường và nguyên tắc thực hành đúng đắn? Rõ ràng là cậu đã bị sai lạc – đây là chuyện rõ như ban ngày. Nếu không có câu nói về tiêu chuẩn đức hạnh này, thì liệu con người có thể phán xét một số chuyện đúng sai đơn giản được không? (Thưa, có thể.) Cậu bé sẽ nghĩ: “Tuy gia đình này đã cứu mình, nhưng có vẻ mục đích là vì chuyện làm ăn và tiền đồ của họ. Mình chỉ là một công cụ mà họ dùng để làm hại hoặc giết bất cứ ai ảnh hưởng hay cản trở công việc làm ăn của họ. Đây mới là mục đích của họ khi cứu mình. Họ cứu mình khỏi bờ vực của cái chết nhưng lại bảo mình làm việc ác và phạm tội giết người – chẳng phải họ đang đẩy mình xuống địa ngục hay sao? Chẳng phải như vậy sẽ khiến mình càng khổ sở hơn sao? Vậy chẳng thà đừng cứu mình, cứ để mình chết là được rồi. Họ thực sự không phải cứu mình!” Gia đình này không cứu người để hành thiện và để người ta sống tốt hơn, mà mục đích của họ là để chiếm lấy người ta làm của riêng và bắt người ta làm tổn thương, làm hại và giết hại người khác. Vậy thì rốt cuộc họ đang ban ơn hay hành ác? Rõ ràng họ đang hành ác chứ không phải ban ơn – những ân nhân này đã trở thành kẻ ác. Kẻ ác có xứng đáng được đền đáp không? Họ có nên được đền đáp không? Không nên. Vậy lúc phát hiện họ là kẻ ác, ngươi nên làm gì? Ngươi nên cách xa họ, né tránh họ và tìm cách trốn thoát. Như vậy mới là khôn ngoan. Có người nói: “Những kẻ ác này đã kiểm soát con, không dễ để chạy trốn. Chạy trốn là điều không thể!” Thường thì đây là những hậu quả của việc ân trả nghĩa đền. Vì người tốt thì ít mà kẻ ác thì nhiều, nếu ngươi gặp một người tốt, thì ân trả nghĩa đền còn được, nhưng nếu ngươi rơi vào tay một kẻ ác, thì đồng nghĩa với việc rơi vào tay một ác ma, rơi vào tay Sa-tan. Họ sẽ tính toán với ngươi, đùa cợt ngươi, cho nên rơi vào tay họ sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp. Từ xưa đến nay, có quá nhiều ví dụ về chuyện này. Giờ, nếu ngươi đã biết ân trả nghĩa đền không phải là một tiêu chí để hành xử và hành động, thì khi lại gặp phải chuyện có người ban ơn cho ngươi, ngươi nên làm gì? Các ngươi có quan điểm thế nào về chuyện này? (Thưa, bất kể là ai giúp đỡ chúng con, chúng con cũng nên dựa vào tình huống mà quyết định xem có nên tiếp nhận hay không. Trong một số trường hợp, tiếp nhận sự giúp đỡ cũng không sao, nhưng trong các trường hợp khác, chúng con không được mù quáng tiếp nhận sự giúp đỡ của họ. Nếu chúng con tiếp nhận sự giúp đỡ thì vẫn cần phải đền ơn một cách có nguyên tắc và có giới hạn, để tránh bị mắc lừa hay bị những kẻ ác lợi dụng). Đây là một cách xử lý có nguyên tắc. Ngoài ra, nếu không thể nhìn thấu được tình huống hoặc là lâm vào đường cùng, thì ngươi phải cầu nguyện Đức Chúa Trời và xin Ngài mở ra lối thoát cho ngươi. Việc này sẽ giúp ngươi tránh được sự cám dỗ và thoát khỏi móng vuốt của Sa-tan. Có lúc Đức Chúa Trời sẽ lợi dụng sự phục vụ của Sa-tan để giúp đỡ con người, nhưng chúng ta phải biết cảm tạ Đức Chúa Trời và không được ân trả nghĩa đền với Sa-tan – đây là vấn đề nguyên tắc. Khi sự cám dỗ kiểu kẻ ác ban ơn xuất hiện, thì trong lòng ngươi đầu tiên phải hiểu rõ ai là người cho ngươi lợi ích, cho ngươi sự giúp đỡ, ngươi đang ở trong tình huống nào, và ngươi có thể đi con đường khác hay không. Trong những trường hợp như thế, ngươi phải xử lý linh hoạt. Nếu Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi ngươi, bất kể Ngài mượn sự phục vụ của ai để hoàn thành việc đó, trước hết ngươi nên cảm tạ Đức Chúa Trời và tiếp nhận nó từ Đức Chúa Trời. Ngươi không nên chỉ trả hết ân tình cho con người, càng không nên dâng hiến cuộc đời cho ai đó để tỏ lòng biết ơn. Đây là sai lầm nghiêm trọng. Điều quan trọng là lòng ngươi cảm tạ Đức Chúa Trời, và ngươi tiếp nhận nó từ Ngài. Nếu người ban ơn giúp đỡ ngươi hoặc cứu ngươi là một người tốt, thì ngươi nên báo đáp, nhưng ngươi nên lượng sức mà làm dựa vào điều kiện thực tế của bản thân. Nếu người đã giúp ngươi có ý định xấu và đang muốn tính toán với ngươi, lợi dụng ngươi để đạt được mục đích riêng, thì không cần bắt buộc phải đền đáp. Nói tóm lại, Đức Chúa Trời dò xét lòng dạ con người, nên chỉ cần lương tâm ngươi không cắn rứt và có ý định đúng đắn thì không thành vấn đề. Tức là, trước khi ngươi hiểu lẽ thật, thì ít nhất những hành động của ngươi cần phải phù hợp với lương tâm và lý trí của con người. Ngươi nên xử lý chuyện này một cách lý trí, để bất cứ lúc nào cũng không phải hối hận. Các ngươi đều là người trưởng thành và đã trải nghiệm khá nhiều chuyện ở quốc gia của con rồng lớn sắc đỏ – cuộc đời ngươi còn thiếu sự đàn áp, hãm hại, ngược đãi hay lăng nhục sao? Các ngươi đều đã thấy rõ hiện trạng bại hoại sâu sắc của loài người, cho nên dù gặp phải cám dỗ nào, ngươi đều phải đối đãi với nó bằng sự khôn ngoan và không thể trúng quỷ kế của Sa-tan. Dù chuyện gì xảy ra, ngươi cũng phải tìm kiếm lẽ thật và chỉ đưa ra quyết định sau khi trong lòng hiểu những nguyên tắc, đã trải qua sự cầu nguyện và thông công. Trong những năm gần đây, hội thánh đã thực hiện công tác thanh lọc và nhiều kẻ ác, kẻ không tin, và kẻ địch lại Đấng Christ đã bị phơi bày và thanh trừ hoặc khai trừ. Đa số mọi người không ngờ được chuyện này sẽ xảy ra. Trong hội thánh còn nhiều người hồ đồ, những kẻ ác, và những kẻ không tin như vậy, Ta cho rằng các ngươi hẳn đã có thể thấy rõ những người ngoại đạo bại hoại và tà ác đến mức độ nào, đúng không? Không có lẽ thật và sự khôn ngoan, con người sẽ không nhìn thấu được bất cứ điều gì và sẽ bị lừa dối bị những kẻ tà ác và Sa-tan bỡn cợt. Chính vì thế họ trở thành tay sai của Sa-tan. Những ai không hiểu lẽ thật và không có nguyên tắc thì chỉ làm những việc ngu xuẩn.
Khi có người có khó khăn hoặc gặp nguy hiểm và vừa hay gặp được một kẻ ác giúp đỡ thoát khỏi khốn cảnh, thì họ liền cảm thấy kẻ ác đó là một người tốt và sẵn lòng làm gì đó để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Tuy nhiên, kẻ ác muốn cố lôi kéo và lợi dụng họ để làm những việc xấu. Nếu họ không từ chối được thì sẽ rất nguy hiểm. Một số người sẽ cảm thấy mâu thuẫn trong những tình huống thế này, vì họ cảm thấy nếu không giúp người bạn tà ác của họ làm một số việc xấu, thì không đáng mặt bạn bè, còn nếu làm việc xấu thì lại trái với lương tâm và lý trí của họ. Vì thế họ rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Đây chính xác là bị ảnh hưởng bởi tư tưởng ân trả nghĩa đền trong văn hóa truyền thống – bị bó buộc, ràng buộc và khống chế bởi tư tưởng này. Trong nhiều trường hợp, những câu nói từ văn hóa truyền thống này thay thế cho lương tri và sự phán đoán bình thường của con người; đương nhiên chúng cũng ảnh hưởng đến tư duy bình thường và lựa chọn đúng đắn của con người. Bởi vì các quan điểm của văn hóa truyền thống đều sai lầm, nên chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm nhìn nhận mọi sự của con người, khiến con người đưa ra quyết định sai lầm. Từ cổ chí kim, vô số người đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng, quan điểm và tiêu chí đạo đức ân trả nghĩa đền. Kể cả khi người ban ơn cho họ là kẻ ác hoặc kẻ xấu, khiến họ phải làm những việc ác, việc xấu, họ vẫn làm trái với lương tâm và lý trí của mình, mù quáng nghe theo để đền ơn, dẫn đến nhiều hậu quả bi thảm. Có thể nói rằng nhiều người do bị tiêu chí đạo đức này ảnh hưởng, bị bó buộc, kìm kẹp và trói buộc mà đã mù quáng và sai lầm giữ vững quan điểm đền ơn này, thậm chí còn có thể nối giáo cho giặc. Giờ, thông qua mối thông công này của Ta, các ngươi đã có thể thấy rõ những chuyện này và có thể xác định rằng đây là sự trung thành ngu xuẩn, và rằng hành vi này được coi là không có giới hạn trong việc làm người, đền ơn một cách tùy tiện, không có sự phân biệt, nó vô nghĩa và vô giá trị. Vì người ta sợ bị dư luận khiển trách hoặc bị người khác buộc tội, nên họ miễn cưỡng dùng cả đời mình để đền ơn người khác, thậm chí dùng cả tính mạng mình để báo đáp, đó là cách làm sai lầm và ngu xuẩn. Câu nói ân trả nghĩa đền phát xuất trong văn hóa truyền thống này không chỉ trói buộc tư tưởng của con người mà còn mang đến gánh nặng và phiền phức cho cuộc sống của họ, đồng thời mang đến những đau khổ và gánh nặng quá mức cho gia đình của con người. Nhiều người phải trả rất nhiều cái giá để ân trả nghĩa đền – họ coi ân trả nghĩa đền là một trách nhiệm xã hội hoặc bổn phận của riêng họ, và thậm chí dùng thời gian cả đời để đền đáp ân tình. Họ cho rằng đây là lẽ bất di bất dịch, không thể thoái thác. Quan điểm và cách làm này chẳng phải rất ngu xuẩn và vô lý sao? Nó hoàn toàn phơi bày sự ngu muội và vô tri của con người. Cho dù nói thế nào, câu nói đức hạnh – ân trả nghĩa đền – này có thể phù hợp với quan niệm của con người, nhưng không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, không hề ăn nhập với lời Đức Chúa Trời, nó là một quan điểm và cách làm sai lầm.
Nếu đền ơn đã không liên quan gì đến lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời dành cho con người và là điều chúng ta phê phán, thì rốt cuộc Đức Chúa Trời nhìn nhận phương diện này như thế nào? Người bình thường nên có quan điểm và cách làm như thế nào đối với việc ân trả nghĩa đền, các ngươi đã hiểu rõ chưa? Nếu một người từng ban ơn cho ngươi, khiến ngươi đạt được lợi ích rất lớn, đạt được sự giúp đỡ rất lớn, thì ngươi có nên báo đáp họ không? Ngươi nên đối đãi với chuyện này như thế nào? Điều này có liên quan đến quan điểm không? Nó liên quan đến quan điểm cũng liên quan đến con đường thực hành. Hãy nói cho Ta biết quan điểm của các ngươi là gì trước đã, – nếu người ta có ơn với ngươi, ngươi có nên báo đáp không? Sẽ rất phiền phức nếu các ngươi vẫn không thể nhìn thấu vấn đề này. Trước kia, các ngươi không hiểu lẽ thật và thực hành việc ân trả nghĩa đền như thể nó là lẽ thật. Hiện tại, sau khi nghe xong sự mổ xẻ và phê phán của Ta, các ngươi đã nhìn ra vấn đề rồi, nhưng vẫn không biết thực hành hay giải quyết như thế nào, lẽ nào các ngươi vẫn chưa thể nhìn thấu chuyện này sao? Trước khi hiểu được lẽ thật thì các ngươi sống dựa vào lương tâm, bất kể là kẻ ác hay lưu manh côn đồ, hễ ai có ơn với ngươi hay từng giúp đỡ ngươi, thì ngươi chắc chắn sẽ báo đáp, phải không tiếc hy sinh tính mạng để giúp đỡ bạn bè, thậm chí là thịt nát xương tan. Đàn ông phải làm nô lệ cả đời để báo đáp, còn phụ nữ phải lấy thân báo đáp và sinh con dưỡng cái cho người ta – đây là quan điểm mà văn hóa truyền thống truyền thụ cho con người, bảo họ phải ân trả nghĩa đền. Kết quả là người ta cho rằng: “Chỉ những người ân trả nghĩa đền thì mới có lương tâm, nếu họ không ân trả nghĩa đền, thì chắc chắn họ không có lương tâm, không phải là con người.” Quan điểm này cắm rễ trong lòng con người. Các ngươi nói xem, con vật có biết ân trả nghĩa đền không? (Thưa, có.) Nếu như thế, con người có thực sự được coi là cao cấp chỉ vì họ biết ân trả nghĩa đền không? Việc con người có thể ân trả nghĩa đền được coi là dấu hiệu của có nhân tính sao? (Thưa, không.) Vậy thì con người nên giữ quan điểm gì với loại chuyện này? Nên nhận thức loại chuyện này như thế nào? Sau khi nhận thức thì nên đối đãi với nó như thế nào? Đây là những vấn đề mà các ngươi nên lập tức giải quyết. Hãy chia sẻ quan điểm của các ngươi về vấn đề này. (Thưa, nếu có người thực sự giúp con giải quyết một số vấn đề hay khó khăn, trước hết con sẽ chân thành cảm ơn họ, nhưng con sẽ không để chuyện này kìm kẹp hay khống chế mình. Khi họ gặp khó khăn, nếu có thể con sẽ giúp đỡ họ trong phạm vi khả năng cho phép. Nếu không thể giúp được, con cũng sẽ không miễn cưỡng.) Đây là quan điểm đúng đắn và thực hành như vậy là thích hợp. Còn ai muốn chia sẻ quan điểm về vấn đề này không? (Trước kia, quan điểm của con là nếu có người giúp đỡ con, thì con cũng nên giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn. Nhờ Đức Chúa Trời thông công và mổ xẻ về quan điểm “Lấy việc giúp người làm niềm vui” và “Ân trả nghĩa đền”, con đã hiểu rằng giúp đỡ người khác nhất định phải có nguyên tắc. Nếu có người có ơn với con hoặc từng giúp đỡ con, con nên giúp lại họ vì lương tâm, nhưng giúp đỡ người ta cũng phải tùy theo điều kiện và khả năng của con. Con cũng nên chỉ giúp họ giải quyết những khó khăn và nhu cầu của cuộc sống thôi; tuyệt đối không giúp họ làm việc ác hay việc xấu. Nếu con thấy một anh chị em của mình gặp khó khăn, con sẽ giúp đỡ họ, nhưng sự giúp đỡ này không hình thành trên nền tảng họ đã từng giúp con, mà là từ bổn phận và trách nhiệm của con.) Còn gì nữa không? (Thưa, con nhớ những lời Đức Chúa Trời đã phán: “Nếu có ai làm điều tốt cho chúng ta, chúng ta nên chấp nhận điều đó từ Đức Chúa Trời.” Hay nói cách khác, bất cứ khi nào có ai cư xử tốt với chúng con, chúng con nên chấp nhận điều đó từ Đức Chúa Trời và có thể đối đãi với chuyện đó một cách đúng đắn. Như thế mới có thể tiếp nhận quan điểm ân trả nghĩa đền một cách đúng đắn. Còn nữa, Đức Chúa Trời phán rằng chúng con phải yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. Khi giúp đỡ người khác, chúng con phải xem người đó là người mà Đức Chúa Trời ưa thích hay chán ghét. Đây là nguyên tắc mà chúng con phải dựa vào.) Chuyện này liên quan đến lẽ thật – nó là nguyên tắc đúng đắn và có cơ sở. Bây giờ hãy khoan nói về những gì liên quan đến lẽ thật, mà hãy nói về cách con người nên đối đãi với loại chuyện này từ phương diện nhân tính. Kỳ thực, những chuyện xảy ra đều không đơn giản như vậy – không phải lúc nào chúng cũng xảy ra bên trong hội thánh và giữa các anh chị em. Rất nhiều lúc, chúng xảy ra bên ngoài phạm vi hội thánh. Ví dụ một người họ hàng, bạn bè, người quen, hoặc đồng nghiệp ngoại đạo có thể có ơn với ngươi hoặc giúp đỡ ngươi. Nếu ngươi có thể đối đãi với loại chuyện này và đối đãi với người đã giúp đỡ ngươi một cách đúng đắn, vừa phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, vừa thích hợp trong mắt người khác, thì thái độ và quan điểm của ngươi đối với loại chuyện này sẽ tương đối chính xác. Phải tiến hành phân biệt quan điểm văn hóa truyền thống “Ân trả nghĩa đền” này. Phần quan trọng nhất là chữ “ân” – ta nên nhìn nhận chữ “ân” này như thế nào? Đây là phương diện và tính chất nào của chữ “ân”? Ý nghĩa của việc “Ân trả nghĩa đền” là gì? Người ta phải làm rõ vấn đề này, tuyệt đối không để “ân trả nghĩa đền” kìm kẹp mình, đây là việc hoàn toàn cần thiết đối với bất kỳ ai mưu cầu lẽ thật. “Ân” trong quan niệm của con người là gì? Từ phương diện nhỏ mà nói, “ân” là việc ai đó giúp đỡ ngươi khi ngươi gặp khó khăn. Ví dụ, ai đó cho ngươi bát cơm khi ngươi không có cơm để ăn và đói đến phát hoảng, hoặc một chai nước khi ngươi sắp chết khát, hoặc giúp ngươi đứng dậy khi ngươi ngã và không thể đứng dậy. Đây đều là ân tình. Ân tình lớn là liên quan đến việc ai đó cứu ngươi khi ngươi gặp phải đại nạn – đó là ơn cứu mạng, hoặc ai đó giúp ngươi thoát chết khi ngươi gặp phải nguy hiểm tính mạng, tương đương với việc cứu mạng ngươi. Đây là một vài trong số những thứ mà người ta cho là “ân”. Loại ân tình này vượt xa bất kỳ ân huệ nhỏ nhoi về vật chất nào – đó là đại ân đại đức không thể đo lường bằng tiền bạc hay vật chất. Chỉ nói vài câu cảm ơn đã không thể biểu đạt được lòng cảm kích của con người nữa. Tuy nhiên, đánh giá theo cách này thì có chính xác không? (Thưa, không.) Tại sao lại không? (Thưa, bởi vì cách đánh giá này căn cứ vào văn hóa truyền thống.) Đây là một câu trả lời về mặt đạo lý và lý luận, và mặc dù có vẻ đúng nhưng nó không khớp với thực chất của vấn đề. Vậy, nếu dùng thực tế thì nên giải thích điều này như thế nào? Hãy suy ngẫm về điều này. Cách đây một thời gian, Ta có nghe nói trên mạng có một video thế này, một người đàn ông đánh rơi chiếc ví mà không biết. Bên cạnh có một chú chó nhìn thấy, nó liền ngậm lấy và đuổi theo anh ta, khi người đàn ông nhìn thấy vậy, anh ta đã đánh con chó vì tưởng nó lấy trộm ví của mình. Thật vô lý, phải không? Phẩm chất đạo đức của người đó còn kém hơn một con chó! Hành động của con chó hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của con người. Chỉ có điều con người có tiếng nói, con người sẽ hô: “Anh đánh rơi ví kìa!” nhưng do không nói được nên con chó chỉ im lặng ngậm chiếc ví lên và đuổi theo người đàn ông. Như thế thì, nếu một con chó cũng có thể thực hiện một số hành vi tốt được văn hóa truyền thống đề xướng, vậy nhìn lại loài người xem? Con người sinh ra có lương tâm và lý trí, nên họ càng có khả năng làm những việc này. Chỉ cần là người có lương tri, thì họ có thể thực hiện những loại trách nhiệm và nghĩa vụ này, không cần phải nỗ lực trả giá gì, chỉ là một chuyện đơn giản, làm một việc hữu ích, có lợi cho người khác. Vậy tính chất của chuyện này có thể được gọi là “ân” không? Có thể được nâng lên thành một loại ân tình không? (Thưa, không.) Nếu đã không thể, thì người ta có cần nói về việc báo đáp không? Không cần thiết phải làm thế.
Bây giờ hãy xem thử cái gọi là ân tình giữa loài người. Ví dụ, một người ăn xin lả đi vì đói ngoài trời tuyết, một người tốt bụng cứu người ăn xin, đưa về nhà, cho ăn, cho mặc, còn thu nhận và giúp đỡ anh ta, sau đó người ăn xin sống trong nhà đó và làm việc cho họ. Bất kể người ăn xin tự nguyện hay vì đền ơn, thì tóm lại việc người ta cứu giúp anh ta có được tính là một dạng ân tình không? (Thưa, không.) Ngay cả những con vật nhỏ còn có thể giúp đỡ và cứu trợ lẫn nhau. Trong khi con người chỉ cần một cái nhấc tay là thực hiện được những việc như thế, bất cứ ai có nhân tính đều có thể làm được, đạt đến được. Cũng có thể nói rằng những việc như thế là trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội mà bất cứ ai có nhân tính đều phải thực hiện. Chẳng phải việc con người xem chúng là ân tình thì có hơi chuyện bé xé ra to sao? Làm vậy có phù hợp không? Ví dụ, trong thời kỳ đói kém, nhiều người không có cơm ăn, nếu một người giàu có phân phát gạo cho các hộ nghèo để giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn, thì đây chẳng phải là sự giúp đỡ lẫn nhau về mặt đạo nghĩa tối thiểu mà giữa người với người hay sao? Ông ta chỉ cho họ một chút lương thực, chứ đâu phải ông ta cho họ hết lương thực rồi để bản thân mình chịu đói chịu khát. Việc này có tính là ơn không? (Thưa, không.) Những trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội mà loài người có khả năng thực hiện, những việc mà theo bản năng con người nên đạt được và nên làm, những việc đơn giản giúp đỡ và hữu ích cho người khác – căn bản không được tính là ơn, vì đây chỉ là giúp đỡ người khác một tay mà thôi. Giúp đỡ ai đó khi họ cần, đúng lúc, đúng chỗ là một hiện tượng rất bình thường. Đó cũng là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhân loại nên thực hiện. Đây chỉ đơn giản là một dạng trách nhiệm và nghĩa vụ. Đức Chúa Trời đã cho con người bản năng này khi Ngài tạo dựng họ. Bản năng Ta đề cập đến ở đây là gì? Chính là lương tâm và lý trí của con người. Khi ngươi thấy ai đó ngã, phản ứng bản năng của ngươi là “Mình phải đỡ họ dậy”. Nếu ngươi thấy họ ngã nhưng lại giả vờ như không thấy và không tới giúp họ, thì lương tâm của ngươi sẽ cắn rứt và cảm thấy không nên làm như vậy. Là một con người thực sự có nhân tính thấy có người té ngã, sẽ ngay lập tức nghĩ đến việc đỡ họ dậy. Họ sẽ không quan tâm xem người đó có cảm ơn họ hay không, vì họ tin đây là những gì họ nên làm, không cần phải nghĩ ngợi nhiều. Tại sao lại thế? Bởi vì đây là những bản năng mà Đức Chúa Trời ban cho con người, bất cứ ai có lương tâm và lý trí đều sẽ nghĩ đến chuyện làm vậy và có thể làm vậy. Đức Chúa Trời đã ban cho con người lương tâm và một trái tim con người – vì có một trái tim con người nên họ có những tư tưởng của con người, cũng như những cách nhìn nhận và cách hành động nên có đối với một số chuyện, do đó họ có thể làm những việc này một cách tự nhiên và dễ dàng, không cần bất cứ sự phụ trợ hay dẫn dắt tư tưởng từ bất cứ sức mạnh bên ngoài nào, thậm chí không cần sự giáo dục hay sự dẫn dắt tích cực – họ không cần những thứ đó. Giống như cách con người sẽ tìm thức ăn khi đói hay tìm nước khi khát – đây là bản năng mà không cần bố mẹ hay giáo viên dạy – nó đến một cách tự nhiên, vì con người có tư duy của nhân tính bình thường. Giống như việc con người có khả năng thực hiện bổn phận và trách nhiệm của họ trong nhà Đức Chúa Trời và đây là những gì mà bất cứ ai có lương tâm và lý trí đều nên làm. Do đó, giúp đỡ và ban ơn cho mọi người là việc gần như không phải cố gắng đối với con người, nó nằm trong phạm vi bản năng của con người, và là điều con người hoàn toàn có khả năng làm được. Không cần phải nâng cao nó đến mức độ ân tình. Tuy nhiên, nhiều người xem việc giúp đỡ người khác là ân tình, luôn treo nó ở trên miệng và không ngừng đền đáp, nghĩ rằng không làm như thế thì là vô lương tâm. Họ xem thường và khinh miệt bản thân, thậm chí lo lắng sẽ bị dư luận xã hội khiển trách. Có cần phải lo lắng về những điều này không? (Thưa, không.) Có nhiều người không thể nhìn thấu chuyện này và thường xuyên bị nó kìm kẹp. Đây chính là không hiểu các nguyên tắc lẽ thật. Ví dụ, nếu ngươi cùng người cộng tác của ngươi tới sa mạc, trong bình của ngươi có nước, bình của họ đã uống cạn rồi, vậy thì ngươi chắc chắn sẽ đưa cho họ một ít nước của mình, ngươi không thể nhìn họ chết khát. Dù ngươi biết rằng hai người cùng uống một chai nước này thì cuối cùng sẽ sớm uống hết nó hơn, ngươi sẽ vẫn chia sẻ nước với bạn mình. Vậy thì tại sao ngươi làm thế? Vì ngươi không thể nhẫn tâm uống nước trong khi bạn ngươi đứng bên cạnh chịu khát – lòng ngươi không thể chịu nổi chuyện đó. Điều gì khiến ngươi không chịu nổi khi nhìn cảnh bạn ngươi chịu khát? Chính lương tri đã sản sinh ra cảm giác này. Kể cả khi ngươi không muốn thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ như vậy, thì lương tâm của ngươi cũng sẽ khiến ngươi không thể chịu nổi, nó sẽ khiến ngươi rất khó chịu. Đây chẳng phải đều do bản năng nhân tính sinh ra sao? Chẳng phải việc này đều do lương tâm và lý trí của con người quyết định sao? Nếu đối phương nói: “Trong tình huống như thế như thế mà bạn vẫn có thể đưa nước cho tôi, bạn quả là ân nhân của tôi” thì chẳng phải nói như vậy cũng sai hay sao? Việc này chẳng liên quan gì đến ân tình cả. Thật ra ngược lại nếu người cộng sự đó có nhân tính, lương tâm và lý trí, họ cũng sẽ chia sẻ nước của họ với ngươi. Đây chỉ là một dạng trách nhiệm xã hội và mối quan hệ xã hội cơ bản nhất giữa người với người. Những mối quan hệ xã hội hoặc trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản nhất này đều sản sinh do lương tri của con người, nhân tính và bản năng mà Đức Chúa Trời ban cho lúc tạo ra con người. Trong những tình huống bình thường, những điều này không cần bố mẹ phải dạy hay xã hội truyền thụ, càng không cần người khác khuyên bảo năm lần bảy lượt phải làm như thế. Giáo dục chỉ cần thiết cho những ai không có lương tâm và lý trí, cho những ai không có chỉ số thông minh bình thường – ví dụ, những người bị thiểu năng trí tuệ hoặc đần độn, hoặc những người có tố chất kém, ngu dốt và ngoan cố. Những ai có nhân tính bình thường thì không cần được dạy những điều này – ai có lương tâm và lý trí thì đều có chúng rồi. Vậy nên, nếu phóng đại quá đáng một số hành vi hoặc hành động xuất phát từ bản năng và phù hợp với lương tâm, lý trí thành ân tình thì không phù hợp. Tại sao lại không phù hợp? Bằng cách nâng những hành vi đó lên loại cảnh giới này, ngươi dồn lên vai mỗi người một gánh nặng và chuyện phải gánh vác, đương nhiên nó cũng là sự trói buộc. Ví dụ, nếu trước kia ai đó từng bố thí tiền bạc cho ngươi, ai đó từng giúp đỡ ngươi vượt qua cửa ải khó khăn, ai đó từng giúp ngươi tìm việc, hoặc từng cứu ngươi, v.v… ngươi sẽ nghĩ: “Mình không được vong ân phụ nghĩa, mình phải có lương tâm và đền đáp họ. Nếu mình không đền đáp ân tình đó, mình có còn là con người không?” Kỳ thực, bất kể ngươi có đền đáp họ hay không, ngươi vẫn là con người và vẫn sống trong khuôn khổ của nhân tính bình thường – sự đền đáp đó sẽ không thay đổi được điều gì. Nhân tính của ngươi sẽ không có sự thay đổi và tâm tính bại hoại của ngươi cũng sẽ không bớt đi chỉ vì ngươi đã đền đáp họ thật tốt. Tương tự, tâm tính bại hoại của ngươi sẽ không trở nên nghiêm trọng hơn chỉ vì ngươi đền đáp họ không tốt. Thực ra thì việc ngươi có đền đáp hoặc có ban ơn hay không, tuyệt đối không có quan hệ gì với tâm tính bại hoại của ngươi cả. Đương nhiên, bất kể có tồn tại mối quan hệ nào hay không, thì với Ta, dạng “ân” này căn bản không tồn tại, và Ta mong với các ngươi cũng như vậy. Vậy thì ngươi chỉ cần xem nó thành cái gì? Chỉ cần đơn giản xem nó như một nghĩa vụ và trách nhiệm, là việc mà một người có bản năng con người nên làm. Ngươi nên xem nó như trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi với tư cách là một con người, và làm hết khả năng có thể, vậy là được rồi. Có những người nói: “Con biết đây là trách nhiệm của con, nhưng con không muốn thực hiện nó”. Như thế cũng không sao. Ngươi có thể tự lựa chọn dựa vào tình huống và điều kiện của mình. Ngươi cũng có thể lựa chọn một cách linh hoạt hơn dựa vào tâm trạng của ngươi lúc đó. Nếu ngươi sợ rằng sau khi thực hiện trách nhiệm của mình, người được lợi sẽ không ngừng đền đáp ngươi, hỏi han ngươi và cảm ơn ngươi, mang đến sự phiền hà và trở thành sự quấy nhiễu cho ngươi, thế nên ngươi không muốn thực hiện trách nhiệm đó, thì như thế cũng không sao – đây là lựa chọn của ngươi. Lại có những người hỏi: “Những người không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội như thế, có phải là có nhân tính xấu không?” Dùng cách này để đánh giá nhân tính thì có đúng không? (Thưa, không đúng.) Tại sao không đúng? Trong xã hội tà ác này, con người làm bất cứ việc gì cũng phải nắm được thước đo, cũng phải nắm chắc sự đúng mực. Đương nhiên, việc phân định hoàn cảnh và bối cảnh ngay lúc đó càng cần thiết hơn. Như những người ngoại đạo nói, trong thế giới hỗn loạn này, làm gì cũng phải có đầu óc, trí thông minh và sự khôn ngoan, không được ngu muội, càng không được làm những việc ngu xuẩn. Ví dụ, ở những nơi công cộng ở một số quốc gia, người ta dàn dựng những vụ tai nạn giả nhằm lừa đảo đòi bồi thường. Nếu ngươi không nhìn thấu được âm mưu của kẻ xấu, và mù quáng hành động theo lương tâm, ngươi sẽ dễ bị lừa và chuốc lấy phiền phức. Ví dụ, nếu ngươi thấy một bà già bị ngã trên đường, ngươi sẽ nghĩ: “Mình phải thực hiện trách nhiệm với xã hội, không cần bà ấy phải đền đáp. Vì mình có nhân tính và lương tri, nên mình phải giúp đỡ bà ấy, mình sẽ giúp bà ấy một tay”. Nhưng khi ngươi đến đỡ bà ta dậy, bà ta liền tống tiền ngươi và rốt cuộc ngươi phải đưa bà ta đến bệnh viện và trả tiền thuốc men, còn phải bồi thường cho những tổn thất tinh thần và phí dưỡng lão. Nếu ngươi không trả, thì phải đến đồn cảnh sát. Có vẻ ngươi đã chuốc lấy phiền phức rồi nhỉ? Làm sao mà tình huống này lại xảy ra? (Thưa, do lòng tốt và thiếu sự khôn ngoan gây ra.) Ngươi mù quáng, thiếu sự phân định, không biết nhìn thời thế, và không phân biệt được địa điểm. Trong một hoàn cảnh xã hội tà ác như thế này, người ta phải trả giá chỉ vì tùy tiện giúp đỡ người già bị ngã. Nếu bà ta ngã thật và cần giúp đỡ, ngươi sẽ không bị lên án vì thực hiện trách nhiệm xã hội, ngươi sẽ được biểu dương, vì hành vi của ngươi phù hợp với nhân tính và lương tri của con người. Nhưng bà già này lại có mưu đồ mục đích – bà ta không thật sự cần sự giúp đỡ của ngươi, bà ta chỉ đang lừa người và ngươi không nhìn thấu quỷ kế của bà ta. Bằng cách thực hiện trách nhiệm của một con người với bà ta, ngươi đã mắc mưu bà ta, và giờ bà ta sẽ bám lấy ngươi không buông tha, tống tiền ngươi nhiều hơn. Thực hiện trách nhiệm xã hội là giúp đỡ người cần giúp đỡ và thực hiện trách nhiệm của riêng mỗi người, chứ không phải là để mình rơi vào tròng và bị mắc bẫy. Nhiều người đã bị tổn thất trong chuyện này, đã thấy rõ ràng con người quá tà ác, và quá giỏi lừa gạt người ta. Họ sẽ lừa bất cứ ai, bất kể là người lạ hay bạn bè và họ hàng. Đây là chuyện bi ai biết bao! Đây là do ai làm bại hoại? Chính là con rồng lớn sắc đỏ. Con rồng lớn sắc đỏ đã làm bại hoại con người quá sâu sắc và quá thê thảm! Con rồng lớn sắc đỏ sẽ làm ra đủ mọi chuyện thất đức vì mưu đồ lợi ích, và con người đều đã bắt chước theo nó. Kết quả là có qua nhiều những kẻ đi lừa đảo và biết trộm cắp. Dựa vào sự thật này, người ta có thể thấy rằng có nhiều người còn không bằng loài chó. Có lẽ một số người không bằng lòng khi nghe những lời này, họ sẽ cảm thấy khó chịu và nghĩ: “Chúng con thực sự không bằng con chó sao? Ngài đang coi thường chúng con và khinh miệt chúng con bằng cách lúc nào cũng so sánh chúng con với loài chó. Ngài không coi chúng con là con người!” Ta muốn coi các ngươi là con người chứ, nhưng con người các ngươi biểu hiện như thế nào? Trên thực tế, một số người thực sự không bằng con chó. Về chủ đề này, ta chỉ nói đến đây thôi.
Ta vừa mới thông công về việc con người giúp đỡ người khác một chút không thể gọi là ân tình mà chỉ là trách nhiệm xã hội. Đương nhiên con người có thể lựa chọn trách nhiệm xã hội nào mà họ có thể thực hiện hết khả năng có thể. Họ có thể thực hiện trách nhiệm nào mà họ thấy phù hợp, và lựa chọn không thực hiện những trách nhiệm mà họ thấy không phù hợp. Đây là tự do và sự lựa chọn của con người. Ngươi có thể lựa chọn trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội nào mà ngươi nên thực hiện dựa vào điều kiện, phạm vi năng lực của ngươi, và đương nhiên, dựa vào cả bối cảnh và điều kiện ngay thời điểm đó. Đây là quyền lợi của ngươi. Quyền lợi này sản sinh trong bối cảnh nào? Thế giới là một nơi quá tăm tối, nhân loại quá tà ác, và xã hội không có công bằng. Trong bối cảnh này, trước hết ngươi phải bảo vệ bản thân thật tốt, đừng làm những việc ngốc nghếch ngu muội và vô tri, phải có trí tuệ. Đương nhiên bảo vệ bản thân thật tốt không phải là bảo vệ ví tiền và tài sản khỏi bị ăn trộm, mà là bảo vệ sự an toàn của bản thân thật tốt – điều này rất quan trọng. Ngươi nên thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình hết khả năng có thể, đồng thời bảo vệ sự an toàn của bản thân thật tốt. Đừng quá chú trọng đạt được sự coi trọng của người khác, và đừng để bị dư luận xã hội ảnh hưởng và kìm kẹp. Chỉ cần ngươi thực hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là đủ rồi. Ngươi nên cân nhắc cách thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ dựa vào tình huống của mình; đừng làm gì vượt quá điều kiện và năng lực của ngươi. Đừng làm việc quá khả năng của mình và đừng sợ bị người khác xem thường, hoặc nhận định, lên án. Nếu ngươi làm việc để thỏa mãn hư vinh và thể diện thì đó là sai. Ngươi làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, tinh thần trách nhiệm tới đâu thì thực hiện tới đó, và thực hiện được bao nhiêu nghĩa vụ thì thực hiện bấy nhiêu nghĩa vụ. Đây là quyền lợi của ngươi. Những việc Đức Chúa Trời không yêu cầu thì ngươi không cần cưỡng ép mình làm. Nghe theo lương tâm mà làm những việc không liên quan gì đến lẽ thật thì chẳng có ý nghĩa gì, ngươi làm được bao nhiêu, Đức Chúa Trời cũng không khen ngợi ngươi, cũng không thể hiện rằng người ngươi có lời chứng chân thực, càng không thể hiện rằng ngươi có việc lành. Với những việc không liên quan đến yêu cầu của Đức Chúa Trời, nếu có người yêu cầu ngươi làm, thì ngươi nên có sự lựa chọn và nguyên tắc của mình, đừng để bị người ta kìm kẹp. Chỉ cần ngươi không làm gì trái với lương tâm, lý trí và lẽ thật là được. Nếu ngươi giúp ai đó giải quyết một vấn đề nhất thời, thì họ sẽ có tính ỷ lại với ngươi, cho rằng ngươi nên và phải giải quyết vấn đề của họ. Kết quả là họ sẽ ỷ lại vào ngươi và nếu một lần nào đó ngươi không thể giải quyết vấn đề của họ thì họ sẽ trở mặt với ngươi. Như thế là chuốc lất phiền phức và là kết quả mà ngươi không sẵn lòng nhìn thấy. Nếu đã đoán trước được kết quả này, ngươi có thể lựa chọn không giúp họ. Hay nói cách khác, trong trường hợp này, ngươi có thể không thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ này, như thế không tính là sai. Đây là quan điểm và thái độ mà ngươi nên giữ đối với xã hội, nhân loại và cụ thể hơn, cộng đồng mà ngươi sống. Tức là, ngươi có bao nhiêu lòng yêu thương thì cho đi bấy nhiêu, có thể làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, đừng tranh giành trổ tài làm chuyện trái lương tâm, đừng làm những việc ngươi không thể đạt tới. Cũng không cần phải ép mình trả cái giá mà người bình thường không trả nổi. Nói tóm lại, đừng đòi hỏi ở bản thân quá nhiều. Hãy làm những gì ngươi đủ khả năng làm. Ngươi thấy nguyên tắc này thế nào? (Thưa, tốt.) Ví dụ, bạn ngươi muốn mượn xe của ngươi và ngươi suy nghĩ: “Trước kia cậu ta đã cho mình mượn đồ, nên theo lý mà nói, mình nên cho cậu ta mượn xe. Nhưng cậu ta dùng đồ đạc không quý trọng, không tiết kiệm. Nói không chừng, cậu ta có thể dùng hỏng xe của mình mất. Tốt hơn hết không nên cho cậu ta mượn”. Ngươi quyết định không cho cậu ta mượn xe. Làm vậy có đúng không? Cho hay không cho mượn xe không phải là vấn đề gì to tát – chỉ cần trong lòng ngươi có nhìn đúng và nhìn thấu vấn đề này, cảm thấy làm thế nào phù hợp thì làm thế đó, làm như thế là ngươi là đúng thôi. Tuy nhiên, lỡ như ngươi tự nhủ: “Cứ cho mượn đi. Trước đây khi mình hỏi mượn đồ, cậu ta chưa bao giờ từ chối. Tuy cậu ta dùng đồ đạc không tiết kiệm hay quý trọng, nhưng thôi không sao. Nếu xe hỏng thì mình bỏ chút tiền để sửa là xong chuyện”, rồi ngươi đồng ý cho cậu ta mượn xe và không từ chối – làm vậy đúng hay sai? Cũng chẳng có gì sai cả. Ví dụ, có người từng giúp ngươi, giờ nhà người ta xảy ra chuyện gì đó nên tìm ngươi giúp đỡ, ngươi có giúp không? Việc này tùy vào hoàn cảnh của ngươi, ngươi lựa chọn có giúp hay không không phải là vấn đề nguyên tắc. Ngươi chỉ cần thực hiện trách nhiệm hết khả năng của mình bằng lòng thành và bản năng là được rồi. Đây đều là chuyện được làm trong phạm vi nhân tính và lương tri của con ngươi. Ngươi có thực hiện được hay làm tròn trách nhiệm đó không cũng không quan trọng. Ngươi có quyền đồng ý, cũng có quyền từ chối – từ chối không có nghĩa là ngươi vô lương tâm, và bạn ngươi từng giúp ngươi không có nghĩa là có ân tình với ngươi. Những hành động này chưa đạt đến mức độ đó. Ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Vừa rồi là nội dung liên quan đến chữ “ân”, cụ thể là, cách ngươi nên nhìn nhận về chữ “ân”, cách tiếp cận ngươi nên có về chuyện giúp đỡ người khác, và cách ngươi thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Con người phải tìm kiếm những nguyên tắc lẽ thật – ngươi không thể giải quyết những vấn đề này mà chỉ dựa vào lương tâm hay lý trí. Có những tình huống đặc biệt khá phức tạp, nếu không đối đãi theo nguyên tắc lẽ thật thì rất dễ dẫn đến phiền phức và hậu quả. Vì vậy, trong những chuyện này, những người được Đức Chúa Trời chọn phải hiểu ý muốn của Ngài và hành động một cách có nhân tính, có lý trí, có sự khôn ngoan và có nguyên tắc lẽ thật. Đây là điều hoàn toàn thích hợp.
Đối với câu nói “Ân trả nghĩa đền”, một tình huống khác có thể phát sinh, đó là sự giúp đỡ ngươi nhận được không phải là chuyện nhỏ như một chai nước, một nắm rau hay một bao gạo, mà là liên quan đến sinh kế của cả gia đình ngươi, và thậm chí liên quan đến vận mệnh và tiền đồ của ngươi. Ví dụ, có người phụ đạo một chút cho ngươi hoặc hỗ trợ tài chính để ngươi được vào một trường đại học tốt, tìm được công việc tốt, có gia đình tốt, v.v… cho ngươi một chuỗi cuộc sống tốt đẹp. Đây không chỉ là một ân huệ nhỏ bé hay một sự giúp đỡ lặt vặt – nhiều người xem việc này như đại ân đại đức. Các ngươi nên đối đãi với những chuyện này như thế nào? Những chuyện này có liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội mà con người thực hiện, như chúng ta vừa thảo luận, nhưng vì chúng có liên quan đến chuyện sinh tử, vận mệnh và tiền đồ của con người, nên chúng có giá trị lớn hơn nhiều so với chỉ một chai nước hay một bao gạo – chúng có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến cuộc sống, tính mạng và cuộc đời của người ta. Vì thế giá trị của chúng lớn hơn rất nhiều. Vậy thì sự giúp đỡ này có thể được nâng lên mức độ ân tình không? Tương tự, Ta không đề xuất xem sự giúp đỡ này thành ân tình. Nếu đã không xem sự giúp đỡ này thành ân tình, vậy thì đối đãi với chuyện này thế nào cho thích hợp và thỏa đáng? Đây chẳng phải là vấn đề mà con người phải đối diện sao? Ví dụ, có thể ai đó cứu vớt ngươi khỏi con đường phạm tội, chỉ cho ngươi một đường sáng, sắp xếp cho ngươi một công việc đàng hoàng, khiế ngươi có cuộc sống tốt đẹp, lập gia đình, khiến vận mệnh của ngươi thay đổi từ đây. Hoặc có thể, khi ngươi đang trong khốn cảnh, sa sút tinh thần, thì gặp được người tốt giúp đỡ và dìu dắt ngươi, khiến cho tiền đồ của ngươi trở nên tốt lên, để ngươi có thể nên người xuất chúng và từ đó được sống những ngày tháng tốt đẹp. Ngươi nên đối đãi với những chuyện đó như thế nào? Ngươi có nên ghi nhớ ân tình của họ để mà đền đáp không? Ngươi có nên dùng một số cách thức để bù đắp và trả ơn họ không? Trong trường hợp này, có phải ngươi vẫn nên có nguyên tắc không? Ngươi phải xem thử người giúp đỡ ngươi là ai. Nếu họ là một người tốt, là nhân vật chính diện, thì ngoài việc nói “cảm ơn” họ, ngươi có thể tiếp tục qua lại bình thường với họ, kết bạn với họ và sau đó, khi họ cần sự giúp đỡ, ngươi có thể thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ hết khả năng có thể. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ này không phải là không có chừng mực, thay vào đó ngươi nên làm một cách thỏa đáng trong phạm vi điều kiện bản thân ngươi có thể đạt được. Đối đãi như thế với người ta là được rồi. Giữa hai người các ngươi không có sự khác biệt về đẳng cấp, dù họ đã giúp đỡ ngươi và có ơn với ngươi, nhưng họ vẫn không thể được coi là ân nhân cứu mạng của ngươi, vì chỉ Đức Chúa Trời mới có thể cứu rỗi con người. Họ chỉ giúp đỡ ngươi một chút dưới sự chủ tể và an bài của Đức Chúa Trời mà thôi, không có nghĩa là họ cao hơn ngươi một bậc, càng không có nghĩa ngươi là người của họ, họ có thể thao túng hay khống chế ngươi. Họ không có tư cách thao túng vận mệnh của ngươi và không nên khoa tay múa chân đối với cuộc đời của ngươi; các ngươi vẫn bình đẳng với nhau. Vì bình đẳng với nhau, các ngươi có thể chung sống với nhau như bạn bè, và khi thích hợp, ngươi có thể giúp họ hết khả năng của mình. Đây vẫn đang là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội trong phạm vi nhân tính và làm những gì ngươi phải làm trên cơ sở và trong phạm vi nhân tính – ngươi đang thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ một cách có mục đích. Tại sao ngươi làm vậy? Bởi vì họ đã giúp đỡ ngươi, để cho ngươi được lợi và đạt được nhiều lợi ích thực tế, vậy nên xuất phát từ lương tri của nhân tính, ngươi nên xem họ như bằng hữu. Có người sẽ hỏi: “Con có thể xem họ như tri kỷ không?” Việc này còn tùy vào cách hai ngươi chung sống, còn tùy vào nhân tính và sở thích của các ngươi cũng như những sự mưu cầu và thế giới quan của hai ngươi có tương đồng hay không, đây là vấn đề cá nhân. Vậy thì trong mối quan hệ đặc biệt này, ngươi có cần lấy mạng mình để bù đắp không? Nếu họ đã giúp đỡ ngươi nhiều như thế và có ảnh hưởng lớn đến ngươi như thế, ngươi có cần đền đáp họ bằng cả tính mạng không? Không cần. Mạng của ngươi vĩnh viễn thuộc về bản thân ngươi, Đức Chúa Trời ban cho ngươi mạng sống thì nó là của ngươi, không ai quản lý được. Không cần tùy tiện giao mạng sống của mình cho ai đó quản lý vì có bối cảnh như vậy và ở trong tình huống như vậy. Đây là một cách hành động vô cùng ngu xuẩn và đương nhiên là không lý tính. Bất kể các ngươi là bạn bè thân thiết đến mức nào hay gắn bó đến đâu, ngươi cũng chỉ có thể thực hiện trách nhiệm của một con người, qua lại với họ và hỗ trợ lẫn nhau một cách bình thường trong phạm vi nhân tính và lý trí. Một tầng quan hệ như vậy là tương đối lý tính và bình đẳng. Căn nguyên của việc nảy sinh tầng quan hệ này về cơ bản là vì người đó từng giúp đỡ ngươi, nên ngươi cảm thấy rằng họ xứng đáng để kết thân và họ là người bạn phù hợp với tiêu chuẩn yêu cầu trong lòng ngươi, ngươi mới sẵn lòng qua lại với họ. Lại có một loại tình huống: Trước kia có ngươi đã giúp đỡ ngươi, có một số ân huệ với ngươi và có ảnh hưởng đến cuộc đời của ngươi hay một số chuyện trọng đại, nhưng nhân tính của họ và con đường họ đi không phù hợp với con đường ngươi đi và sự mưu cầu của ngươi. Hai ngươi không có tiếng nói chung, trong lòng ngươi không thích người này và thậm chí ở một ý nghĩa nào đó có thể nói rằng những mối quan tâm và sự mưu cầu của ngươi và người đó khác nhau, con đường nhân sinh, thế giới quan, nhân sinh quan của hai ngươi khác nhau – hoàn toàn là hai kiểu người khác nhau. Vậy thì ngươi nên đối đãi và xử lý thế nào đối với sự giúp đỡ họ từng dành cho ngươi? Đây có phải là một tình huống thực tế không? (Thưa, phải.) Vậy ngươi nên làm gì? Đây cũng là tình huống rất dễ xử lý. Sau khi ngươi dành cho họ một số đền đáp về vật chất trong khả năng của mình, nếu con đường các ngươi đi không tương đồng, chí hướng không hợp nhau, không thể đi cùng một con đường, thậm chí không thể làm bạn thì tiếp theo không có cách nào qua lại với nhau được nữa. Nếu không còn cách nào qua lại với nhau nữa thì ngươi sẽ làm thế nào? Giữ khoảng cách với họ. Tuy họ từng có ơn với ngươi, nhưng trong xã hội thì họ bịp bợm và lừa đảo, làm đủ việc xấu xa và ngươi không thích người thế này, nên ngươi hoàn toàn có lý do để lựa chọn cách xa họ. Có người nói: “Chẳng phải làm như thế là vô lương tâm sao?” Đây không phải là vô lương tâm – nếu họ thực sự gặp khó khăn trong cuộc sống, ngươi vẫn có thể giúp họ, nhưng ngươi không được để bị họ kìm kẹp, không được đi theo họ hành ác và làm những việc trái lương tâm. Cũng không cần phải làm trâu làm ngựa cho họ cả đời chỉ vì họ từng giúp ngươi hay có đại ân với ngươi – đó không phải nghĩa vụ của ngươi và họ cũng không xứng đáng được như thế. Ngươi có quyền lựa chọn chung sống, qua lại, thâm chí kết bạn với những người mà ngươi thích người đúng đắn. Ngươi có thể thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người này, đây là quyền của ngươi. Đương nhiên, ngươi cũng có thể từ chối giao thiệp và kết bạn với những người mà ngươi không thích, ngươi không cần phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ hay trách nhiệm nào với họ – đây cũng là quyền của ngươi. Dù ngươi lựa chọn vứt bỏ người này và từ chối qua lại với họ hoặc thực hiện bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ nào với họ, thì cũng không tính là sai trái. Làm người thì phải có giới hạn, đối đãi với những người khác nhau thì phải dùng những cách khác nhau. Không được cùng một giuộc với những kẻ ác, tuyệt đối không được nhập bọn với họ, như thế mới là lựa chọn sáng suốt. Đừng để bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như ân tình, tình cảm hoặc dư luận, v.v… đây chính là có lập trường, là có nguyên tắc, và là những gì ngươi nên làm. Các ngươi có thể tiếp nhận những cách làm và câu nói này không? (Thưa, có.) Dù quan điểm, con đường thực hành và nguyên tắc mà Ta nói cho các ngươi vốn bị phê phán trong quan niệm và văn hóa truyền thống, nhưng những quan điểm và nguyên tắc này sẽ bảo vệ mạnh mẽ những quyền lợi và tôn nghiêm của tất cả những ai có nhân tính và lương tri. Chúng sẽ khiến cho con người không bị gò bó và ràng buộc bởi cái gọi là những tiêu chuẩn đức hạnh của văn hóa truyền thống, và thoát khỏi sự lừa dối và mê hoặc của những thứ giả vờ tốt đẹp và tưởng đúng mà lại là sai. Những quan điểm và nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho họ hiểu lẽ thật từ lời Đức Chúa Trời, sống dựa vào lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, không bị ảnh hưởng bởi những dư luận về đạo đức, không để cái gọi là đạo lý đối nhân xử thế kìm kẹp và trói buộc, có thể đối đãi với con người và mọi sự bằng những quan điểm đúng đắn căn cứ vào lời Đức Chúa Trời, hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc và lầm lạc của thế tục, truyền thống, và đạo đức xã hội với con người. Như thế, họ sẽ có thể sống trong ánh sáng, sống thể hiện ra nhân tính bình thường, sống có tôn nghiêm, và được Đức Chúa Trời khen ngợi.
Các ngươi nói xem, những câu nói về đạo đức xã hội như “Ân trả nghĩa đền” và “Lấy việc giúp người làm niềm vui” có thể thay đổi được gì nơi con người? Chúng có thể thay đổi tâm tính Sa-tan tranh đoạt địa vị và lợi ích của loài người được không? Chúng có thay đổi được dã tâm và dục vọng của con người không? Chúng có giải quyết được chuyện tranh đấu và tàn sát giữa loài người không? Chúng có khiến cho loài người đi trên con đường nhân sinh đúng đắn và sống cuộc sống hạnh phúc không? (Thưa, không.) Vậy thì những tiêu chí đạo đức xã hội này có tác dụng gì đây? Có phải cùng lắm chúng cũng chỉ khích lệ một số người tốt làm những việc tốt, đồng thời đóng góp cho trị an xã hội không? (Thưa, phải.) Chúng chỉ làm được như thế và chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Mặc dù dưới sự hun đúc của cái gọi là tiêu chí đức hạnh, con người cuối cùng đã có thể tuân thủ và sống thể hiện ra những đức hạnh này, nhưng như vậy không có nghĩa họ có thể thoát khỏi những tâm tính bại hoại của mình và sống ra dáng con người. Ví dụ, có người có ơn với ngươi, nên ngươi nghĩ đủ mọi cách đền đáp họ – khi họ cho ngươi một bao gạo, ngươi đền đáp họ một túi bột, khi họ cho ngươi năm cân thịt heo, ngươi đền đáp họ bằng năm cân thịt bò. Kết quả của việc không ngừng đền đáp nhau là gì? Cả hai sẽ thầm tính toán xem bên nào được lợi, bên nào chịu thiệt, và kết quả là sinh ra ngăn cách, hục hặc với nhau. Ta nói vậy có ý gì? Ý Ta là yêu cầu về đức hạnh “Ân trả nghĩa đền” không chỉ trói buộc và làm lệch lạc tư tưởng của con người, mà còn mang đến cho cuộc sống của con người rất nhiều bất tiện, gánh nặng và thậm chí sầu khổ. Và nếu trở thành thành oan gia, thì càng phiền phức hơn, thì đau khổ không thể tả! Giao thiệp với nhau kiểu đó không phải con đường mà con người nên đi. Con người luôn sống trong những loại tình cảm này và sống trong đạo lý đối nhân xử thế, cuối cùng sinh ra nhiều phiền phức không cần thiết. Đây chỉ là tự hành hạ mình và sự đau khổ vô nghĩa. Đây là cách văn hóa truyền thống và những câu nói về đức hạnh đi vào lòng người và khiến họ sa chân vào con đường sai lầm. Trong tình huống hoàn toàn không có sự phân định, con người ngộ nhận rằng những thứ văn hóa truyền thống này là đúng và coi chúng như những tiêu chí và phương hướng cho mình, tuân thủ nghiêm ngặt những câu nói này và sống dưới sự giám sát của dư luận. Chẳng biết từ bao giờ, họ bị những điều này hun đúc, ảnh hưởng và khống chế, cảm thấy bất lực và đau khổ, và không có sức mạnh để thoát khỏi nó. Nhưng khi Đức Chúa Trời lên tiếng phơi bày và phán xét những thứ văn hóa truyền thống ở bên trong con người, có nhiều người còn cảm thấy khó chịu. Khi những thứ này hoàn toàn được thanh trừ khỏi nội tâm, suy nghĩ và quan niệm của con người, họ lập tức cảm thấy khá trống rỗng, như thể chẳng có gì, họ sẽ hỏi, “Sau này con nên làm gì đây? Sống như thế nào đây? Không có những thứ này, con sống không có con đường hay phương hướng. Tại sao khi những thứ này đã được thanh trừ ra ngoài, con lại cảm thấy trống rỗng và không biết làm thế nào? Nếu con người không sống theo những thứ này, liệu họ còn là con người không? Họ có còn nhân tính không?” Ngươi nghĩ như vậy là không đúng rồi. Trong thực tế, khi thanh trừ những thứ văn hóa truyền thống này ra ngoài, lòng ngươi đã được làm tinh sạch, ngươi không còn bị kìm kẹp và ràng buộc bởi những thứ này nữa, ngươi có được sự tự do và giải phóng, không còn những chuyện phiền não này nữa – cớ sao ngươi lại không muốn được thanh trừ chứ? Khi buông bỏ những thứ văn hóa truyền thống không thuộc về lẽ thật này, chí ít ngươi sẽ bớt phải chịu đựng không ít đau đớn và hành hạ, và giảm bớt nhiều sự ràng buộc và khổ não vô nghĩa. Nếu ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật và sống theo lời Đức Chúa Trời, ngươi sẽ đi trên con đường nhân sinh đúng đắn, và có thể sống trong ánh sáng. Ngươi giữ vững những tiêu chí đức hạnh của văn hóa truyền thống thì có vẻ danh chính ngôn thuận, nhưng ngươi có đang sống ra dáng con người không? Ngươi đã đi trên con đường nhân sinh đúng đắn chưa? Những thứ văn hóa truyền thống này căn bản không thể thay đổi được gì. Chúng không thể thay đổi tư tưởng bại hoại của con người, không thể thay đổi tâm tính bại hoại của con người, càng không thể thay đổi thực chất bại hoại của con người. Chúng không có bất cứ tác dụng tích cực nào, mà lại khiến cho nhân tính của con người trở nên méo mó và biến thái dưới những sự dạy dỗ, hun đúc và ảnh hưởng của chúng. Con người rõ ràng biết rằng người ban ơn cho họ không phải là người tốt, nhưng chỉ vì từng nhận được ân huệ của người đó mà họ vẫn làm trái lương tâm để báo đáp. Điều gì khiến con người làm trái lương tâm để đền ơn người khác? Họ làm vậy vì tư tưởng ân trả nghĩa đền trong văn hóa truyền thống đã ăn sâu trong lòng họ. Họ sợ rằng nếu họ không làm trái lương tâm mà đền đáp những ai đã giúp đỡ mình, thì sẽ bị dư luận lên án, sẽ trở thành một kẻ vong ân phụ nghĩa không thể ân trả nghĩ đền, trở thành một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, trở thành một kẻ vô lương tâm, vô nhân tính. Chính vì họ sợ tất cả những điều này, sợ sau này sẽ không được ai giúp đỡ nữa, thế nên họ buộc phải sống dưới sự hun đúc và ràng buộc của tư tưởng ân trả nghĩa đền trong văn hóa truyền thống. Kết quả là tất cả mọi người đều sống quá biến thái, quá trái lòng mình, quá đau khổ, có khổ mà không dám nói. Có đáng phải khổ như thế này không? Tư tưởng ân trả nghĩa đền này chẳng phải khiến người ta đau khổ hay sao?
Đối với câu nói “Ân trả nghĩa đền”, Ta vừa mới thông công về việc “ân” chính xác là gì, cách Đức Chúa Trời nhìn nhận định nghĩa chữ “ân” của con người, cách con người nên đối đãi với chữ “ân” này, cách đối đãi với những người có ơn với ngươi hoặc ân nhân cứu mạng ngươi, quan điểm và con đường chính xác là gì và vị trí họ nên có trong đời các ngươi, cách con người thực hiện nghĩa vụ của mình và cách con người nên xử lý một số tình huống đặc biệt và họ nên nhìn nhận theo quan điểm nào. Đây là những phương diện tương tối phức tạp, không phải một vài câu là có thể nói rõ ràng, nhưng Ta đã nói cho các ngươi những vấn đề mấu chốt nhất, thực chất của những vấn đề về phương diện này, v.v… Nếu những chuyện này lại xảy ra, các ngươi về cơ bản đã rõ ràng quan điểm nào nên giữ và con đường nào nên thực hành chưa? Có người nói: “Về lý thì con hiểu rõ rồi, nhưng con người đều là thể xác phàm tục, sống trong thế giới này, nhất định phải bị những tiêu chí đạo đức ảnh hưởng và bị dư luận xã hội chi phối. Nhiều người sống như thế, ai cũng chú trọng chuyện ân tình và ân trả nghĩa đền, mà con lại không sống như thế thì chắc chắn sẽ bị người khác nhục mạ và phỉ nhổ. Con sợ người ta sẽ chửi con là không phải con người, sợ sống như kẻ lạc loài, con không chịu nổi chuyện đó”. Vấn đề ở đây là gì? Tại sao người ta lại bị điều này kìm kẹp? Vấn đề này có dễ giải quyết không? Dễ giải quyết mà, và Ta sẽ chỉ cách cho ngươi. Nếu ngươi cảm thấy mình sẽ sống như một kẻ khác loài khi không sống theo quan điểm ân trả nghĩa đền trong văn hóa truyền thống; nếu ngươi cảm thấy rằng mình không còn giống một người Trung Quốc truyền thống, rằng do xa rời văn hóa truyền thống mà ngươi sống không giống con người và không có phẩm cách con người cần có; nếu ngươi sợ mình sẽ không hòa nhập được với xã hội Trung Quốc, sợ bị những người Trung Quốc khinh thường, sợ thành phần tử biến chất của người Trung Quốc; thì hãy chọn đi theo trào lưu xã hội – chẳng ai cưỡng cầu ngươi cả, cũng không ai buộc tội ngươi. Tuy nhiên, nếu ngươi cảm thấy sống theo văn hóa truyền thống và luôn nói chuyện ân tình suốt bao nhiêu năm chẳng được ích lợi gì mà còn sống rất mệt mỏi, nếu ngươi quyết tâm buông bỏ cách sống này, thử nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo lời của Ta, thì đương nhiên như thế sẽ tốt hơn nhiều. Cho dù các ngươi đã hiểu những điều này về mặt nguyên tắc và biết chuyện gì xảy ra, thì việc các ngươi nhìn nhận cụ thể như thế nào về con người và sự việc, đồng thời sau này sống và làm người như thế nào đều là chuyện riêng của các ngươi. Ngươi có thể tiếp nhận những lời Ta nói đến mức độ nào, có thể thực hành đến mức độ nào, thực hành đến bước nào, đều là lựa chọn của ngươi và tùy thuộc vào ngươi. Ta không cưỡng cầu ngươi. Chẳng qua là Ta chỉ cho ngươi thấy con đường sáng mà thôi. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng: nếu ngươi sống theo văn hóa truyền thống, thì Ta nói thật cho ngươi biết, ngươi sẽ ngày càng sống không giống con người, sẽ ngày càng không có tôn nghiêm, hơn nữa lương tri của ngươi sẽ ngày càng trở nên tê dại. Dần dần, ngươi sẽ sống theo kiểu người không ra người, quỷ không ra quỷ. Tuy nhiên, nếu ngươi thực hành theo lời Ta và những nguyên tắc mà Ta đã phán, thì Ta đảm bảo ngươi sẽ ngày càng sống ra dáng con người hơn, sẽ ngày càng có lương tâm, lý trí và tôn nghiêm hơn, chắc chắn là vậy. Sau này khi loại chuyện này xảy ra, chắc chắn ngươi sẽ có thể sống tự do và giải phóng, đồng thời sẽ cảm thấy bình an và vui sướng. Những bóng đen và gánh nặng trong lòng ngươi sẽ ngày càng giảm bớt, ngươi sẽ cảm thấy tự tin và có thể ngẩng cao đầu. Ngươi sẽ không còn bị những chuyện đối nhân xử thế này quấy nhiễu, bị mê hoặc hay ảnh hưởng nữa, mà sẽ sống có tôn nghiêm. Mỗi ngày ngươi sẽ cảm thấy vững vàng như thế, sẽ đối đãi và xử lý mọi chuyện một cách chính xác như thế, tránh được vô số đường vòng và bớt phải chịu đựng nhiều đau khổ mà ngươi không nên chịu đựng. Ngươi sẽ không làm bất cứ việc gì mà ngươi không nên làm, cũng không phải trả bất cứ cái giá nào mà ngươi không nên trả. Ngươi sẽ không còn sống vì người khác, không còn bị ảnh hưởng bởi cách nhìn nhận và ánh mắt của người ta, không còn bị kìm kẹp bởi những dư luận và sự lên án của xã hội. Sống như thế chẳng phải là có tôn nghiêm sao? Sống như thế chẳng phải là tự do và giải phóng sao? Lúc này ngươi sẽ cảm thấy rằng sống theo lời Đức Chúa Trời mới là con đường nhân sinh đúng đắn, và chỉ có sống như thế thì mới có dáng dấp con người và có hạnh phúc. Con người sống trong màn sương mù của văn hóa truyền thống thì không thể thấy rõ con đường và tự cho rằng mình đang trên đường đến chốn bồng lai tiên cảnh lý tưởng giữa nhân gian. Kết quả là ngươi sa chân vào con đường sai lầm, bị Sa-tan trêu chọc và hành hạ. Hôm nay, các ngươi đã nghe tiếng Đức Chúa Trời, phát hiện ra lẽ thật và nhìn thấy ánh sáng đến nhân gian, ngươi đã xua tan sương mù, thấy rõ con đường và phương hướng của cuộc đời. Ngươi chạy thẳng về phía trước và quay về trước Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải sự ân đãi và phước lành của Đức Chúa Trời sao? Vậy thì bây giờ các ngươi đã xua tan sương mù và thấy được trời xanh chưa? Có lẽ các ngươi đã thấy một tia sáng và đang đi về phía ánh sáng – đây là chuyện có phúc nhất. Nếu ngươi có thể nghe tiếng Đức Chúa Trời, tiếp nhận và hiểu lẽ thật, xua tan sương mù, buông bỏ những thứ sai lầm của văn hóa truyền thống, trừ bỏ những trở ngại, thì ngươi có thể đi lên con đường được cứu rỗi. Ta thông công chừng đó về câu nói đức hạnh “Ân trả nghĩa đền” thôi. Sau này, các ngươi có thể thông công lại về những lời này để có thể hiểu cho trọn vẹn. Không ai có thể lập tức đạt được lối vào những vấn đề này ngay sau một buổi thông công. Dù bây giờ Ta đã kết thúc thông công cho câu nói đức hạnh này, và các ngươi cũng đã hiểu nó về mặt lý thuyết và nguyên tắc, nhưng trong cuộc sống thực tế, không dễ rũ bỏ những quan niệm truyền thống xưa cũ này. Các ngươi có thể vẫn còn giữ vững những thứ xưa cũ và đấu tranh một thời gian. Để đạt đến mức hoàn toàn buông bỏ những thứ của văn hóa truyền thống và hoàn toàn tiếp nhận lẽ thật của lời Đức Chúa Trời, thì ít nhất phải trải nghiệm một khoảng thời gian. Con người phải dần dần trải nghiệm, thể nghiệm, và chứng thực trong cuộc sống thực tế và khi đối diện với xã hội và nhân loại này. Qua những trải nghiệm này, ngươi sẽ dần nhận biết lời Đức Chúa Trời, đạt đến hiểu lẽ thật. Dần dần ngươi sẽ được lợi, đạt được những điều tốt đẹp và có được thu hoạch từ đó, ngươi sẽ thay đổi những quan điểm và tư tưởng sai lầm về mọi loại con người, sự việc và sự vật. Đây chính là quá trình và con đường mưu cầu lẽ thật.
Tiếp theo Ta sẽ thông công về chủ đề “Xả thân vì người”. “Xả thân vì người” là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong văn hóa truyền thống Trung Quốc được người ta xem là cao thượng và vĩ đại. Đương nhiên, điều này có chút khoa trương và phi thực tế, nhưng dù vậy, người ta ai cũng công nhận nó là một phẩm chất tốt. Cứ hễ ai đó nghe nói về phẩm chất tốt này là trong đầu người ta hiện ra một số hình ảnh, chẳng hạn như: khi ngồi ăn chung thì gắp đồ ăn cho nhau và nhường món ngon cho người khác còn mình thì nhịn; khi xếp hàng mua đồ trong siêu thị thì nhường nhịn nhau, ưu tiên cho người khác trước; khi mua vé ở ga xe lửa hoặc sân bay thì nhường người khác mua vé trước; khi đi bộ hoặc lái xe trên đường thì nhường đường và cho người khác đi trước… Đây thật sự là những hình ảnh “đẹp” của “mọi người vì một người, một người vì mọi người”. Mỗi một cảnh tượng cho thấy xã hội và nhân gian ấm áp, hài hòa, hạnh phúc, an khang như thế nào. Chỉ số hạnh phúc cao vượt quá cả trăm phần trăm, vượt quá mong đợi rồi. Nếu có người hỏi họ: “Tại sao anh lại hạnh phúc như vậy?” họ đáp, “Văn hóa truyền thống Trung Quốc đề xướng xả thân vì người. Chúng tôi đều thực hành như thế, và chẳng cực nhọc chút nào, trong lòng cảm thấy quá đỗi hạnh phúc”. Trong lòng các ngươi có những cảnh tượng này không? (Thưa, có.) Có thể tìm thấy những cảnh tượng này ở đâu? Có thể tìm thấy chúng trong những bức tranh lễ hội mùa xuân thường được dán lên tường vào dịp Tết Nguyên Đán trước năm 1990. Có thể tìm thấy chúng trong tâm trí của mọi người và thậm chí trong những cái gọi là lâu đài ảo ảnh. Tóm lại, không thể thấy những cảnh tượng đẹp này trong cuộc sống thực tế. Đương nhiên, “Xả thân vì người” cũng là một yêu cầu mà các nhà đạo đức học đưa ra về tiêu chí đạo đức. Nó đưa ra một câu nói như thế đối với đức hạnh của con người, yêu cầu con người làm gì cũng phải suy nghĩ đến người khác trước thay vì suy nghĩ đến bản thân trước, phải suy nghĩ đến lợi ích của người khác chứ đừng suy nghĩ đến lợi ích của mình. Họ nên nghĩ đến người khác trước và học cách xả thân – tức là buông bỏ những lợi ích, yêu cầu, dục vọng và dã tâm của bản thân, thậm chí là buông bỏ mọi thứ của bản thân và nghĩ cho người khác trước. Bất kể con người có đạt đến yêu cầu này hay không, thì trước tiên ngươi đưa ra câu nói này thuộc loại người nào? Họ có hiểu nhân tính không? Họ có hiểu bản năng và thực chất nhân tính của sinh vật gọi là con người không? Họ không hiểu gì hết. Những người đưa ra câu nói này hẳn là cực kỳ ngu xuẩn khi đưa ra yêu cầu xả thân vì người phi thực tế đối với những kẻ như con người, một sinh vật ích kỷ, không những có tư tưởng và ý chí tự do, mà còn đầy dã tâm và dục vọng. Bất kể con người có khả năng đạt đến yêu cầu này hay không, nếu nhìn vào thực chất và bản năng của sinh vật này, thì những nhà đạo đức học đưa ra một yêu cầu như vậy đúng là vô nhân đạo. Tại sao Ta nói họ vô nhân đạo? Ví dụ, khi ai đó đói bụng, theo bản năng họ sẽ chỉ cảm thấy mình đói và không quan tâm ai khác đói hay không. Họ sẽ nói: “Tôi đói quá, tôi muốn ăn gì đó”. Họ nghĩ đến “tôi” trước. Việc này là bình thường, tự nhiên và chính đáng. Chẳng có ai đang đói mà lại dối lòng hỏi người khác: “Anh muốn ăn gì?” Chính họ đang đói mà lại đi hỏi người khác muốn ăn gì thì có bình thường không? (Thưa, không bình thường.) Tối đến, khi ai đó mệt mỏi và buồn ngủ, họ sẽ nói: “Tôi mệt quá. Tôi muốn đi ngủ”. Chẳng ai nói, “Tôi mệt quá, anh đi ngủ đi, ngủ thay tôi đi. Anh ngủ rồi thì tôi sẽ không buồn ngủ nữa”. Nếu họ có biểu hiện này thì chẳng phải rất bất thường sao? (Thưa, phải.) Tất cả những gì con người có khả năng nghĩ đến và làm được theo bản năng đều là vì chính họ. Có thể chăm sóc tốt bản thân thì đã là rất tốt rồi – đây là bản năng của con người. Nếu ngươi có thể sống tự lập, đến mức mà ngươi có thể sinh sống và làm việc một mình, có thể chăm sóc bản thân, biết đi khám bác sĩ khi ốm, biết cách dưỡng bệnh, biết cách giải quyết các vấn đề và khó khăn nảy sinh trong cuộc sống, thì đã là rất tốt rồi. Tuy nhiên, xả thân vì người yêu cầu ngươi phải từ bỏ những nhu cầu của mình để suy nghĩ cho người khác, chẳng làm gì cho bản thân mà thay vào đó phải nghĩ cho người khác, làm gì cũng vì người khác – như vậy có vô nhân đạo không? Theo Ta thấy, việc này quả thực là muốn tước đoạt đi quyền sống của con người. Những chuyện ăn, mặc, đi, ở thiết yếu trong cuộc sống là thứ ngươi nên tự mình xử lý, tại sao người khác lại phải xả thân để làm và xử lý thay ngươi cơ chứ? Ngươi là loại người gì vậy? Ngươi bị thiểu năng trí tuệ, tàn tật hay là động vật? Đây là những việc mà con người có thể làm được theo bản năng – tại sao người khác lại phải từ bỏ những việc họ nên làm và hy sinh sinh lực của họ để làm những việc này cho ngươi? Như thế có thích hợp không? Chẳng phải yêu cầu xả thân vì người chỉ là phóng đại hay sao? (Thưa, phải.) Kiểu phóng đại này nghe như thế nào và nó đến từ đâu? Chẳng phải là do những người gọi là nhà đạo đức học không có một chút hiểu biết gì về bản năng, nhu cầu và thực chất của sinh vật gọi là con người, mà lại ham khoác lác về đạo đức cao thượng của họ sao? (Thưa, phải.) Như vậy chẳng phải là vô nhân đạo hay sao? (Thưa, phải.) Nếu ai cũng xả thân vì người, thì làm sao họ xử lý được việc riêng của mình? Lẽ nào trong mắt ngươi, người khác đều bị tàn tật, không có năng lực xử lý cuộc sống của họ, là những kẻ ngốc, bị thiểu năng trí tuệ hay đần độn sao? Nếu không thì tại sao ngươi phải xả thân vì người, và yêu cầu người khác xả thân vì ngươi? Kể cả một số người tàn tật cũng không sẵn lòng để người khác ra tay giúp đỡ họ, mà mong muốn sống bằng sức mình và tự xử lý cuộc sống của bản thân – họ không cần người khác phải trả giá quá mức cho họ hay giúp đỡ họ một cách quá mức. Họ muốn người khác đối đãi với họ một cách đúng đắn; đó là cách để họ giữ gìn tôn nghiêm của mình. Thứ họ cần ở người khác là sự tôn trọng, chứ không phải thương hại họ bằng cách thông cảm. Điều này thậm chí còn đúng hơn với những ai có năng lực tự lo liệu, đúng không? Vì vậy, trong mắt của Ta, yêu cầu xả thân vì người này không thể đứng vững. Nó trái với bản năng và lương tri của con người, và chí ít là vô nhân đạo. Kể cả là để giữ gìn tập tục xã hội, trị an xã hội và những mối quan hệ bình thường giữa người với người, thì cũng không cần phải dùng cách vô lý và vô nhân đạo như thế này mà yêu cầu mọi người làm trái với lòng mình và sống vì người khác. Nếu người ta chỉ sống vì người khác chứ không vì mình, chẳng phải sẽ hơi biến thái và bất thường sao?
Yêu cầu xả thân vì người áp dụng được trong những tình huống nào? Trong tình huống mà cha mẹ hành động vì con cái. Chuyện này chắc cũng là có thời hạn. Trước khi con cái trưởng thành, cha mẹ nên làm hết sức mình để chăm sóc chúng. Để nuôi con nên người và để chúng sống khỏe mạnh, hạnh phúc và vui sướng, cha mẹ hy sinh tuổi trẻ, dốc hết sinh lực, buông bỏ hưởng thụ xác thịt, thậm chí buông bỏ sự nghiệp và sở thích của mình. Họ làm tất cả những điều này vì con cái, đây là trách nhiệm. Tại sao cha mẹ phải thực hiện trách nhiệm này? Vì cha mẹ có nghĩa vụ dưỡng dục con cái của mình. Đây là trách nhiệm không thể thoái thác. Tuy nhiên, con người không có nghĩa vụ này đối với xã hội và nhân loại. Ngươi chăm sóc tốt bản thân là đủ được rồi, ngươi không gây rắc rối, không làm phiền người khác, thì đã là rất tốt rồi. Có một tình huống nữa, đó là những người bị khuyết tật thể chất không có năng lực tự lo liệu và cần có cha mẹ, người thân, và thậm chí những tổ chức phúc lợi xã hội làm một số việc giúp đỡ cuộc sống của họ và duy trì sự sinh tồn của họ. Một tình huống đặc biệt khác là khi khu vực nào đó hoặc người nào đó phải hứng chịu thiên tai, và họ không thể sống sót nếu không có sự cứu tế khẩn cấp. Đây là tình huống họ cần sự giúp đỡ của người khác. Ngoài những tình huống này ra, còn tình huống nào mà con người nên xả thân vì người không? Có lẽ không. Trong cuộc sống xã hội thực tế, sự cạnh tranh rất khốc liệt, và nếu một người không vắt hết đầu óc để làm tốt công việc của mình thì sinh kế và sinh tồn của ngươi sẽ gặp trục trặc. Nhân loại không có khả năng xả thân vì người; có thể đảm bảo sự sinh tồn của bản thân và không xâm phạm lợi ích của người khác đã là không tệ rồi. Thực ra, Bằng những sự tranh đấu và báo thù mà họ thực hiện trong bối cảnh và điều kiện của xã hội thực tế, bộ mặt thật của nhân loại thậm chí được phản ánh một cách chính xác hơn. Trên sân đấu, ngươi thấy rằng người ta đều dùng hết sức bình sinh xông lên phía trước, liều mạng thể hiện bản thân và cuối cùng khi giành chiến thắng, chẳng có ai nói: “Tôi không muốn chức vô địch đâu, cho anh đấy”. Chẳng ai làm thế cả. Bản năng con người là cạnh tranh để làm người đầu tiên, làm người giỏi nhất, và đứng cao nhất. Trong thực tế, con người căn bản không làm được việc xả thân vì người. Trong bản năng của con người không hề có nhu cầu hay nguyện vọng xả thân vì người. Với thực chất và bản tính của con người, con người có thể và sẽ chỉ vì bản thân. Nếu một người vì bản thân mà có thể đi con đường đúng đắn thì đã là không tệ rồi, và người này có thể được coi là một loài thọ tạo tốt giữa con người. Nếu vì bản thân mà có thể đi con đường đúng đắn, mưu cầu lẽ thật và những điều tích cực, mang đến một số ảnh hưởng tích cực đối với mọi người xung quanh, thì là rất tốt rồi. Đề xướng hay tuyên dương việc xả thân vì người chỉ là phóng đại, không phù hợp với nhu cầu của nhân loại, càng không phù hợp hiện trạng của nhân loại. Dù rằng đề xướng việc xả thân vì người không phù hợp với thực tế và vô nhân đạo, nhưng yêu cầu này vẫn chiếm một vị trí nhất định trong thâm tâm con người, và những tư tưởng của họ vẫn bị nó ảnh hưởng và ràng buộc ở nhiều mức độ khác nhau. Khi con người chỉ vì bản thân, không vì người khác, không giúp người khác, hoặc trong lòng không cân nhắc đến người khác hoặc không nghĩ đến người khác, thì trong lòng họ thường cảm thấy bị khiển trách, cảm thấy có một số áp lực vô hình, thậm chí đôi lúc còn cảm thấy có những ánh mắt khác thường nhìn họ chằm chằm. Những điều này nảy sinh do sự ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức truyền thống trong thâm tâm họ. Có phải các ngươi cũng đã bị ảnh hưởng ở nhiều mức độ bởi yêu cầu xả thân vì người trong văn hóa truyền thống không? (Thưa, phải.) Trong lòng nhiều người vẫn còn tán thành những yêu cầu này của văn hóa truyền thống, và nếu ai đó có thể làm được những yêu cầu này, bất kể là làm được yêu cầu nào, thì trong lòng người ta đều sẽ có hảo cảm với họ và không ai chê trách hay phản đối họ. Nếu có người nhìn thấy người ta ngã trên đường mà không tới đỡ họ dậy, mọi người sẽ không hài lòng với người đó, sẽ mắng người đó thật vô nhân đạo. Điều này đủ để chứng minh những tiêu chuẩn yêu cầu của văn hóa truyền thống đối với con người đều chiếm một vị trí nhất định trong lòng mọi người. Vậy thì, đánh giá một người dựa vào những thứ này của văn hóa truyền thống rốt cuộc có chính xác không? Những người không hiểu lẽ thật sẽ không bao giờ có thể nhìn thấu chuyện này. Có thể nói rằng văn hóa truyền thống luôn đồng hành cùng cuộc sống con người hàng nghìn năm nay, nhưng thực ra nó có đạt được tác dụng gì không? Nó có thay đổi được diện mạo tinh thần của nhân loại không? Nó có mang tới sự văn minh và tiến bộ cho xã hội không? Nó có giải quyết được những vấn đề trị an xã hội không? Nó có đạt được hiệu quả trong việc giáo dục nhân loại không? Nó chẳng giải quyết được vấn đề nào cả. Văn hóa truyền thống không hề có tác dụng gì, vì vậy chúng ta có thể nói chắc chắn rằng những tiêu chuẩn yêu cầu của văn hóa truyền thống đối với con người không thể được coi là tiêu chí – chúng chỉ là một loại trói buộc để trói buộc tay chân của con người, trói buộc tư tưởng của con người và quy định hành vi của họ. Chúng làm như thế để dù con người đi đâu cũng sẽ trung thực, quy củ một chút, ra dáng con người, biết kính già mến trẻ, và biết lớn nhỏ có thứ tự, không muốn để người ta trông có vẻ không hiểu chuyện, không lễ phép, khiến người khác phản cảm. Chúng cùng lắm cũng chỉ giúp con người có bề ngoài khéo léo và tao nhã hơn một chút – thật ra, nó chẳng liên quan gì đến thực chất của con người và chỉ là để đạt được sự tán dương nhất thời từ người khác và thỏa mãn lòng hư vinh của mình mà thôi. Ngươi chạy việc vặt cho người khác, được họ khen là người tốt, thì lòng ngươi phơi phới. Ngươi biết dìu già dắt trẻ, nhường ghế cho họ trên xe buýt, được người khác khen là một đứa trẻ ngoan, là tương lai của đất nước, thì lòng ngươi phơi phới. Lúc xếp hàng mua vé, ngươi nhường người khác mua trước, được người khác khen là hiểu chuyện, thì lòng ngươi cũng phơi phới. Sau khi tuân theo một số quy củ và có một vài biểu hiện tốt, ngươi cảm thấy mình có nhân cách cao thượng. Có hành vi tốt nhất thời liền cảm thấy bản thân có thân phận và địa vị cao hơn người khác, đấy chẳng phải là ngu xuẩn hay sao? Sự ngu xuẩn này có thể khiến ngươi lạc mất phương hướng và đánh mất lý trí. Chẳng đáng để dành quá nhiều thời gian thông công cho câu nói về đức hạnh xả thân vì người này. Những vấn đề của phương diện này cũng khá dễ để phân định, vì nó làm lệch lạc nhân tính, làm méo mó và ảnh hưởng lớn đến nhân cách và tôn nghiêm của con người. Nó khiến họ càng trở nên giả dối, không thực tế, tự mãn, không biết cách sống, cách để phân định con người, sự việc và sự vật trong cuộc sống thực tế, và cách để giải quyết những vấn đề khác nhau xảy đến với họ trong cuộc sống thực tế hơn. Con người chỉ biết làm một số việc tốt để giúp đỡ, giải tỏa những lo lắng và vấn đề cho người khác, nhưng lại mất phương hướng về con đường nhân sinh mà họ nên chọn, bị Sa-tan bỡn cợt và trở thành trò cười của Sa-tan – đây chẳng phải là dấu hiệu của sự sỉ nhục sao? Bất luận thế nào, cái gọi là tiêu chuẩn đạo đức xả thân vì người này chỉ là một câu nói giả dối và biến thái. Đương nhiên, trong loại chuyện này, Đức Chúa Trời chỉ yêu cầu con người làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận mà họ được giao, không được gây tổn thương, gây hại hoặc gây bất lợi cho người khác, mà có thể khiến cho người khác đạt được sự bồi dưỡng và bổ ích, như thế là được. Đức Chúa Trời không yêu cầu con người làm thêm bất kỳ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nào cả. Nếu ngươi có thể làm tròn mọi công tác, bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm mình được giao, thì đã là không tệ rồi – chuyện này chẳng đơn giản hay sao? (Thưa, đơn giản.) Rất dễ làm được điều này. Vì nó quá đơn giản và ai cũng hiểu hết rồi, nên không cần phải thông công chi tiết thêm về nó nữa.
Tiếp theo, Ta sẽ giảng về câu nói đức hạnh “Hiền lương thục đức”. Điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn “Hiền lương thục đức” này so với những tiêu chuẩn yêu cầu về đức hạnh khác là đối tượng mà tiêu chuẩn này hướng đến có phạm vi rõ ràng, đó là nữ giới. “Hiền lương thục đức” là một yêu cầu vô nhân đạo và phi thực tế mà những người được gọi là nhà đạo đức đề xuất đối với phụ nữ. Tại sao Ta nói như vậy? Tiêu chuẩn “Hiền lương thục đức” yêu cầu mọi phụ nữ, dù là con gái hay người vợ, chỉ cần là phụ nữ thì đều phải đạt đến hiền, lương, thục, đức. Có được đức hạnh như thế, có phẩm chất đạo đức như thế, mới là phụ nữ tốt, mới là người phụ nữ đáng được người ta tôn trọng. Ngụ ý của câu này là muốn nói với đàn ông rằng phụ nữ nhất định phải hiền lương thục đức, còn đàn ông thì không, đàn ông không cần hiền, cũng không cần lương, càng không cần thục và đức. Vậy đàn ông chỉ phải làm được cái gì? Nếu vợ họ không hiền lương thục đức thì họ có thể ly dị, có thể ruồng bỏ. Nếu người đàn ông không nỡ ruồng bỏ vợ thì phải làm sao? Thì phải biến người vợ thành một phụ nữ hiền lương thục đức – đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của người đàn ông. Trách nhiệm xã hội của đàn ông là trông nom nghiêm ngặt, dạy dỗ và quản lý phụ nữ, phải thể hiện triệt để rằng đàn ông là chủ, phải áp chế được những phụ nữ hiền lương thục đức, làm chủ của cô ấy, làm ngôi nhà của cô ấy, bảo cô ấy làm những gì nên làm, thực hiện nghĩa vụ cô ấy nên thực hiện. Ngược lại, đàn ông không cần có dạng đức hạnh này, họ là ngoại lệ. Vì đàn ông là ngoại lệ, nên câu nói đức hạnh này căn bản chỉ là cho đàn ông một tiêu chuẩn để đánh giá phụ nữ, nghĩa là khi đàn ông muốn cưới một người vợ đức hạnh tốt thì nên đánh giá người phụ nữ đó như thế nào? Là đánh giá xem người đó có phải là người phụ nữ hiền lương thục đức không. Nếu đúng là một người phụ nữ hiền lương thục đức thì anh ta có thể cưới về, nếu không thì anh ta không nên cưới. Nếu cưới một người phụ nữ như vậy thì người khác sẽ coi thường, thậm chí còn nói rằng người phụ nữ đó không phải người tốt lành gì. Vậy, các chuyên gia đạo đức học có những yêu cầu cụ thể nào đối với sự hiền lương thục đức của phụ nữ? Những tính từ này có ý nghĩa cụ thể không? Bốn chữ “hiền” “lương” “thục” “đức” bao quát rất nhiều nội dung, và mỗi một chữ đều không dễ gì đạt được. Không một người đàn ông đạt đến được, không một phần tử trí thức nào đạt đến được, thế mà họ lại yêu cầu những phụ nữ bình thường phải làm được, như vậy là quá bất công đối với phụ nữ. Vậy, tối thiểu phụ nữ phải có những biểu hiện và đức hạnh nào mới được xem là hiền lương thục đức? Trước hết, phụ nữ phải “không ra khỏi cửa chính, không bước qua cửa phụ”, phải bó chân, bó nhỏ còn chưa đến mười phân, nhỏ hơn cả bàn chân trẻ con, làm như thế có thể hạn chế được phụ nữ và không để họ chạy lung tung. Trước khi kết hôn, phụ nữ phải không ra khỏi cửa chính không bước qua cửa phụ, rú rú nơi khuê phòng, không được phép lộ mặt ra bên ngoài, nếu làm được như vậy, thì họ có phẩm chất đạo đức hiền lương thục đức của một phụ nữ chưa kết hôn. Sau khi lấy chồng, người phụ nữ phải hiếu thuận với cha mẹ chồng và đối xử tốt cô dì chú bác. Dù bị gia đình chồng đối xử hay ngược đãi thế nào, cũng phải nhẫn nhục chịu khó, không khác gì con bò già. Người phụ nữ không chỉ phải phục vụ mọi người trong nhà, mà còn phải sinh con nối dõi, không được phép có nửa lời oán trách. Dù có bị người lớn trong nhà chèn ép, đánh đập bao nhiêu, dù làm bao nhiêu việc, mệt mỏi thế nào, cũng không được kể lể với chồng. Dù có bị cha mẹ chồng chèn ép đến đâu, cũng không được nói ra cho người ngoài biết, không được tranh luận đúng sai, có oan khuất cũng không được nói, chỉ có thể nuốt xuống. Người phụ nữ không chỉ phải nhẫn nhục chịu khó, mà còn phải học cách cúi đầu nhẫn nhục, bấm bụng chịu đựng, nhịn nhục chịu khổ, phải học được bản lĩnh “nhẫn”. Trong nhà có món ăn gì ngon, đều phải mời người nhà trước, đầu tiên là vì hiếu thuận với người lớn, mời cha mẹ chồng, còn phải nhường chồng và con ăn nữa, đợi món ngon bị người khác ăn hết rồi, bất kể còn dư lại cái gì, có thể lấp đầy bụng là được rồi. Đối với phụ nữ, ngoài những yêu cầu Ta vừa nói, còn có những yêu cầu khác của thời hiện đại, là phải “lên được phòng khách, xuống được nhà bếp”. Nghe câu này, Ta tự hỏi, nếu phụ nữ lên được phòng khách, xuống được nhà bếp, thì đàn ông làm việc gì đây? Phụ nữ ở nhà phải nấu ăn, dọn dẹp, chăm con, lại còn phải ra đồng, đi làm – việc trong nhà, ngoài đường gì họ cũng phải giỏi. Còn đàn ông thì ban ngày đi làm, về đến nhà thì ăn uống giải trí, chẳng động tay vào việc nhà, lỡ như đi làm mà có chuyện bực mình, thì về đến nhà lại đem vợ con ra trút giận, như vậy có công bằng không? Từ chuyện này, các ngươi thấy được gì? Không ai đặt ra đặt ra yêu cầu đức hạnh nào cho đàn ông, thế mà lại yêu cầu phụ nữ phải có thể lên được phòng khách, xuống được nhà bếp, lại còn phải đạt được hiền lương thục đức, bao nhiêu phụ nữ có thể làm được chứ? Yêu cầu phụ nữ như vậy chẳng phải là bất công sao? Nếu người phụ nữ làm chút chuyện không đúng, thì sẽ bị sửa phạt, đánh đập, nhục mạ, thậm chí có thể bị chồng ruồng bỏ. Người phụ nữ chỉ có thể chịu đựng mà thôi, nếu chịu không nổi thì chọn cách tự sát. Thấy người phụ nữ trói gà không chặt, yếu đuối và yếu thế hơn đàn ông, thì cố ý đưa ra những yêu cầu vô nhân đạo như thế với họ, như thế chẳng phải là đang bắt nạt người ta hay sao? Trong số những phụ nữ ngồi đây hôm nay, nếu có người đưa ra yêu cầu như thế với các ngươi, các ngươi có thể lĩnh hội trong cuộc sống thực tế rằng yêu cầu này thật quá đáng không? Chẳng lẽ đàn ông được quản lý phụ nữ sao? Chẳng lẽ phụ nữ là nô lệ còn đàn ông là chủ nô sao? Chẳng lẽ đàn ông phải làm khổ phụ nữ sao? Nhìn từ hiện tượng méo mó này, thì chẳng phải yêu cầu hiền lương thục đức đóng vai trò chia rẽ xã hội sao? Chẳng phải rõ ràng là đang nâng cao địa vị xã hội của đàn ông, trong khi cố tình hạ thấp địa vị xã hội của phụ nữ sao? Yêu cầu hiền lương thục đức này khiến cả phụ nữ lẫn đàn ông càng nhận định địa vị và giá trị xã hội của phụ nữ kém hơn của đàn ông, không bằng đàn ông. Vì vậy, phụ nữ nên hiền lương thục đức, nên bị bắt nạt, nên bị kỳ thị, bị sỉ nhục, bị tước đoạt nhân quyền trong xã hội còn đàn ông mặc nhiên đứng ở vị trí chủ nhân và yêu cầu phụ nữ phải hiền lương thục đức một cách hợp lý. Như thế chẳng phải là cố ý gây ra mâu thuẫn xã hội sao? Đây chẳng phải là cố ý gây ra chia rẽ xã hội sao? Nếu phụ nữ bị bắt nạt như thế này một thời gian dài, chẳng phải sẽ có người đứng lên phản kháng sao? (Thưa, phải.) Hễ có bất công thì sẽ có phản kháng. Câu nói đức hạnh này có công bằng với phụ nữ không? Đối với phụ nữ mà nói, ít nhất, nó không công bằng, nó dung túng cho đàn ông hung hăng càn quấy, làm sâu sắc thêm sự chia rẽ xã hội, nâng cao địa vị của đàn ông trong xã hội và hạ thấp địa vị của phụ nữ thêm nữa, đồng thời tước đoạt nhiều quyền sống của phụ nữ hơn, vô hình trung khiến địa vị xã hội của đàn ông và phụ nữ càng thêm bất bình đẳng. Vai trò phụ nữ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội, cũng như đức hạnh mà họ thể hiện ra có thể tóm lại trong bốn chữ: bao cát trút giận. Câu nói đức hạnh “Hiền lương thục đức” yêu cầu người phụ nữ trên thì kính trọng người lớn trong nhà, dưới thì yêu thương chăm sóc thế hệ trẻ trong nhà, còn phải cung kính, hầu hạ chồng, mọi chuyện trong nhà, mọi chuyện bên ngoài đều phải xử lý, phải làm, bất kể khổ sở thế nào cũng không được phép oán thán, đây chẳng phải là tước đoạt quyền lợi của phụ nữ sao? (Thưa, phải.) Như thế chính là đang tước đoạt quyền ngôn luận, quyền quyền sống và tự do của phụ nữ. Tước đoạt mọi quyền lợi của phụ nữ mà vẫn yêu cầu họ thực hiện trách nhiệm của mình, như thế có nhân đạo không? Nói thẳng ra, đó chính là chà đạp phụ nữ và gây tai vạ cho phụ nữ!
Những nhà đạo đức đề xuất yêu cầu hiền lương thục đức dùng cách này để gây tai vạ cho phụ nữ, rõ ràng họ là đàn ông chứ không phải phụ nữ. Nếu là phụ nữ, họ sẽ không tự chà đạp bản thân mình như vậy, cho nên chắc chắn họ là đàn ông. Họ sợ phụ nữ quá giỏi giang, có quá nhiều quyền lợi và quá tự do, mà không bị quản chế nghiêm ngặt thì sẽ ngang vai ngang vế với đàn ông. Dần dần, những phụ nữ giỏi giang sẽ đạt được địa vị cao hơn nam giới, không còn thực hiện trách nhiệm của họ trong gia đình, gây ảnh hưởng đến sự hài hòa của gia đình. Gia đình không hài hòa thì xã hội không hài hòa, xã hội không hài hòa thì người thống trị không an tâm. Ngươi xem, nói lui nói tới rồi cũng nói đến người thống trị, lòng dạ họ không yên, liền ra tay với nữ giới, xử lý nữ giới, như thế là vô nhân đạo. Họ yêu cầu phụ nữ, dù ở trong nhà hay ở ngoài xã hội, đều phải bảo sao nghe vậy, cúi đầu nhẫn nhục, đê tiện thấp kém, bấm bụng chịu đựng, có tri thức hiểu lễ nghĩa, thùy mị chu đáo, nhẫn nhục chịu khó v.v… rõ ràng không khác gì bao cát để trút giận – có thể làm được tất cả những chuyện này thì họ có còn là con người không? Nếu họ thực sự có thể làm được tất cả những chuyện này thì họ không phải là con người; họ sẽ giống như những tượng thần mà người ngoại đạo thờ, không ăn không uống, tách biệt khỏi những bận tâm vật chất của nhân gian, không tức giận và không có tính cách, hoặc họ có thể như những con rối, những cỗ máy không suy nghĩ, không phản ứng. Nếu thực sự là con người thì sẽ có ý kiến và quan điểm đối với những câu nói và sự trói buộc từ thế giới bên ngoài, không thể lúc nào cũng cúi đầu nhẫn nhục. Chính vì thế mà trong thời cận đại, nhiều phong trào nữ quyền nổi lên, trong khoảng một thế kỷ qua, địa vị xã hội của phụ nữ đã dần dần được nâng cao, cuối cùng họ đã thoát khỏi sự trói buộc về phương diện này. Phụ nữ đã bị trói buộc bao nhiêu năm rồi? Ở phương Đông, ít nhất trong mấy nghìn năm, phụ nữ đã bị trói buộc vô cùng tàn khốc và thê thảm, đôi bàn chân cũng bó đến mức tàn phế, mà chẳng trông thấy ai bất bình thay cho phụ nữ. Nghe nói vào thế kỷ 17 và 18, một số quốc gia và khu vực ở phương Tây cũng hạn chế tự do của phụ nữ. Họ hạn chế phụ nữ bằng những cách nào? Họ bắt phụ nữ mặc những chiếc váy phồng lớn gắn chặt vào eo bằng móc kim loại, được tạo hình bằng những vòng kim loại rất nặng nề và trĩu xuống, dù là ra khỏi nhà hay đi lại cũng đều rất bất tiện, và làm ảnh hưởng đáng kể đến hành động của phụ nữ. Do đó, phụ nữ rất khó đi xa, rất khó rời khỏi nhà. Trong tình huống như thế, phụ nữ đã làm gì? Họ chỉ có thể im lặng và ở nhà, không thể đi xa. Ra ngoài đi dạo, ngắm cảnh, mở mang kiến thức hoặc thăm bạn bè là chuyện ngoài tầm với. Xã hội phương Tây dùng phương pháp này để hạn chế phụ nữ, không muốn phụ nữ ra khỏi nhà và tùy ý tiếp xúc với bất kỳ ai. Thời đó, đàn ông có thể chạy xe ngựa đi khắp nơi, không có ai hạn chế, nhưng phụ nữ mà muốn khỏi nhà thì gặp phải vô số hạn chế. Đến thời cận đại, những trói buộc trên phụ nữ ngày một ít đi, đối với phụ nữ ở phương Đông, tục bó chân đã bị cấm, họ được tự do yêu đương, tương đối được giải phóng và dần dần được đi ra ngoài. Phụ nữ đi ra ngoài, bước vào xã hội và dần dần bắt đầu nhận lấy tư cách một nửa thế giới của mình. Quyền lợi và địa vị xã hội của phụ nữ tương đối được nâng cao. Dần dần, đã có nữ thủ tướng và nữ tổng thống ở một số quốc gia. Đối với nhân loại, địa vị của phụ nữ ngày càng được nâng cao là chuyện tốt hay xấu? Địa vị của phụ nữ được nâng cao ít nhất đã mang lại cho phụ nữ một số tự do và giải phóng, đương nhiên đây là chuyện tốt đối với phụ nữ. Việc phụ nữ được tự do và có quyền lên tiếng có mang lại lợi ích cho xã hội không? Thực ra là có lợi; có nhiều việc mà đàn ông làm không tốt, không sẵn lòng làm, nhưng lại là việc mà phụ nữ làm được. Phụ nữ làm rất tốt trong nhiều lĩnh vực công việc. Ngày nay, phụ nữ không chỉ có thể lái ô tô mà còn có thể lái máy bay, thậm chí có phụ nữ làm quan chức hoặc tổng thống quản lý các quốc gia, không thua kém gì đàn ông – đây là một sự thể hiện rõ ràng về nam nữ bình đẳng. Giờ đây, những quyền lợi mà phụ nữ đáng được hưởng đang được nâng cao và bảo vệ đầy đủ, đó là hiện tượng bình thường. Tất nhiên, việc phụ nữ hưởng thụ quyền lợi mình nên có là một việc chính đáng, chỉ là sau hàng nghìn năm bị bóp méo đến tận bây giờ mới trở nên bình thường, và sự bình đẳng nam nữ cơ bản đã trở thành hiện thực. Nhìn từ góc độ cuộc sống thực tế, phụ nữ bất kể thuộc tầng lớp nào cũng dần dần gia tăng trong mọi ngành nghề. Chuyện này có nghĩa là gì? Nó cho thấy rằng phụ nữ với đủ mọi chuyên môn khác nhau đang dần phát huy vai trò của mình và cống hiến giá trị của mình cho nhân loại và xã hội. Bất kể nhìn từ phương diện nào, chuyện này đều có ích cho nhân loại. Nếu quyền lợi và địa vị xã hội của phụ nữ không được khôi phục thì họ sẽ làm những công việc gì? Họ sẽ ở nhà chăm chồng nuôi con, lo liệu việc nhà và phát huy đức hạnh hiền lương thục đức, căn bản không có cách nào thực hiện được trách nhiệm xã hội. Hiện tại, sau khi quyền lợi được nâng cao và bảo vệ, sự cống hiến của phụ nữ cho xã hội có thể phát huy một cách bình thường, và nhân loại được hưởng lợi từ những giá trị và cống hiến mà phụ nữ đã dành cho xã hội. Từ thực tế này, hoàn toàn có thể khẳng định rằng nam nữ bình đẳng, đàn ông không nên hạ thấp hay ngược đãi phụ nữ, địa vị xã hội của phụ nữ nên được nâng cao, và nó đại diện cho sự tiến bộ của xã hội. Cách nhìn nhận của nhân loại hiện nay về giới tính đã có hiểu biết hơn, chính xác và chuẩn mực hơn, và cho nên phụ nữ bắt đầu xuất hiện trong những công việc mà mọi người từng nghĩ rằng họ không có khả năng làm. Không chỉ ở các công ty tư nhân mới thường xuyên nhìn thấy nhân viên nữ, mà trong các sở nghiên cứu khoa học cũng thường xuyên nhìn thấy bóng dáng phụ nữ, thậm chí tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo quốc gia cũng đang gia tăng. Chúng ta cũng từng nghe tới các nữ văn sĩ, nữ ca sĩ, nữ doanh nhân và nữ khoa học gia, nhiều phụ nữ đã trở thành những nhà vô địch và xếp thứ hạng cao trong các sự kiện thể thao, còn có các nữ anh hùng trên chiến trường, tất cả đều chứng minh rằng phụ nữ không thua đấng mày râu. Tỷ lệ phụ nữ trong mọi ngành nghề đang gia tăng, chuyện này tương đối bình thường. Ngày càng ít định kiến về phụ nữ ở khắp mọi ngành nghề trong xã hội hiện tại, xã hội như thế tương đối công bằng và nam nữ thực sự bình đẳng. Phụ nữ không còn bị ràng buộc và đánh giá bởi những câu nói và tiêu chí đạo đức như “Hiền lương thục đức” hay “Ru rú trong khuê phòng”. Quyền lợi của phụ nữ giờ tương đối được bảo vệ, thật sự phản ánh nếp sống xã hội nam nữ bình đẳng.
Dường như chúng ta chỉ thấy đàn ông đòi hỏi phụ nữ phải hiền lương thục đức, nhưng chưa hề thấy phụ nữ đòi hỏi đàn ông như thế. Đây là cách đối xử vô cùng bất công với phụ nữ, thậm chí là có phần ích kỷ, hèn hạ và vô liêm sỉ. Cũng có thể nói rằng đối xử với phụ nữ như thế là phi pháp và ngược đãi. Trong xã hội đương đại, nhiều quốc gia đã ban hành luật cấm ngược đãi phụ nữ và trẻ em. Kỳ thực, Đức Chúa Trời đâu có nói gì cụ thể về giới tính của con người, bởi vì cả đàn ông và phụ nữ đều được Đức Chúa Trời tạo ra, đều phát xuất từ Đức Chúa Trời. Dùng cách nói của nhân loại thì là: “Lòng bàn tay và mu bàn tay đều là thịt”, Đức Chúa Trời không kỳ thị đàn ông hay phụ nữ, Ngài cũng không có những yêu cầu khác biệt nào đối với đàn ông hay phụ nữ, với Ngài cả hai giới đều như nhau. Do đó, bất kể ngươi là nam hay nữ, Đức Chúa Trời đều dùng một vài tiêu chuẩn như nhau để đánh giá ngươi, Ngài sẽ nhìn xem ngươi có dạng thực chất nhân tính nào, ngươi đi con đường nào, ngươi có thái độ nào đối với lẽ thật, ngươi có phải là người yêu lẽ thật không, có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không và có thể quy phục Ngài không. Khi chọn ai đó và bồi dưỡng họ để làm một bổn phận nhất định hoặc đảm nhận một trách nhiệm nhất định, Đức Chúa Trời đâu nhìn vào chuyện người đó là nam hay nữ. Khi đề bạt và sử dụng người ta, Đức Chúa Trời không nhìn xem họ là nam hay nữ, Đức Chúa Trời chỉ nhìn xem họ có lương tâm và lý trí hay không, có tố chất đạt tiêu chuẩn hay không, có tiếp nhận lẽ thật hay không và đang đi con đường nào. Dĩ nhiên, khi cứu rỗi và hoàn thiện con người, Đức Chúa Trời cũng đâu có xem họ là nam hay nữ. Nếu ngươi là phụ nữ, Đức Chúa Trời sẽ không nhìn xem ngươi có hiền lương thục đức hay không, có ngoan ngoãn không, và Ngài cũng không đánh giá đàn ông dựa trên sự nam tính của họ, v.v… Đức Chúa Trời không dùng những tiêu chuẩn này để đánh giá con người. Nhưng trong nhân loại bại hoại, luôn có những người kỳ thị phụ nữ, đề xuất những câu nói vô đạo đức và vô nhân đạo đối với phụ nữ để tước đoạt quyền lợi của họ, tước đoạt địa vị họ nên có trong xã hội, tước đoạt giá trị họ nên có đối với xã hội, những người này mưu tính hạn chế và trói buộc sự phát triển và sinh tồn tốt đẹp của phụ nữ trong xã hội, khiến tâm lý của phụ nữ bị méo mó. Điều này khiến phụ nữ phải sống cả đời kìm nén và thống khổ, chỉ có thể sống khuất nhục trong hoàn cảnh xã hội đạo đức bất lương hoặc lệch lạc. Nguyên nhân sau cùng chỉ có một, xã hội và thế giới này bị Sa-tan nắm trong tay, và đủ thứ ác ma trắng trợn mê hoặc và làm bại hoại nhân loại, nhân loại không thấy được ánh sáng thật, không tìm kiếm Đức Chúa Trời, chỉ có thể trái lòng hoặc vô thức sống dưới sự lừa gạt và thao túng của Sa-tan, mà không thể thoát ra. Lối thoát duy nhất của họ là tìm kiếm lời Đức Chúa Trời, sự xuất hiện và công tác của Ngài để đạt đến việc biết lẽ thật và có thể thấy rõ, phân định những tà thuyết và lý luận sai lầm, những lời xằng bậy và luận điệu hoang đường vốn đều phát xuất từ Sa-tan và nhân loại tà ác. Chỉ khi đó, họ mới có thể thoát khỏi những sự trói buộc, áp lực và ảnh hưởng này. Chỉ khi nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, thì người ta mới có thể sống ra dáng con người, sống có tôn nghiêm, sống trong ánh sáng, làm việc mình nên làm, thực hiện những nghĩa vụ nên thực hiện, và dĩ nhiên là cống hiến giá trị của mình, hoàn tất sứ mạng cuộc đời dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và sự hướng dẫn của những tư tưởng và quan điểm đúng đắn, sống như thế này không phải rất có ý nghĩa sao? (Thưa, phải.) Khi nghĩ lại về cách Sa-tan dùng câu nói “Hiền lương thục đức” để yêu cầu, kìm kẹp và khống chế phụ nữ, thậm chí là nô dịch phụ nữ trong hàng thiên niên kỷ, các ngươi cảm thấy thế nào? Mỗi khi nhắc tới “Hiền lương thục đức”, chẳng phải mọi phụ nữ đều có tâm lý trái ngược: “Đừng nói câu đó! Nó chẳng liên quan gì đến tôi cả. Dù tôi là phụ nữ, nhưng lời Đức Chúa Trời bảo rằng câu này chẳng liên quan gì đến phụ nữ cả” sao? Có một số đàn ông bảo: “Nếu câu này không liên quan đến cô thì liên quan đến ai? Cô không phải là phụ nữ sao?” Ngươi mới đáp lại rằng: “Tôi là phụ nữ, sự thật là vậy. Nhưng những lời này không đến từ Đức Chúa Trời, không phải là lẽ thật. Những lời này đến từ ma quỷ và con người, chúng chà đạp phụ nữ và tước đoạt quyền sống của họ. Những lời này vô nhân đạo và bất công với phụ nữ. Tôi phải phản kháng!” Thật ra phản kháng là việc không cần thiết. Ngươi chỉ cần có cách tiếp cận đúng đắn với những câu này, loại bỏ chúng và không để chúng ảnh hưởng hay ràng buộc ngươi. Nếu sau này có ai bảo ngươi: “Cô trông chẳng giống phụ nữ, cô nói năng thô lỗ như đàn ông. Sau này, ai cưới cô chứ” thì ngươi nên trả lời thế nào? Ngươi có thể nói: “Không có ai cưới tôi thì thôi. Lẽ nào phải có người cưới thì mới sống có tôn nghiêm sao? Lẽ nào phải hiền lương thục đức, người thấy người yêu, hoa thấy hoa nở, mới là phụ nữ đích thực sao? Nói thế không thể nào đúng được, không nên định nghĩa phụ nữ bằng mấy chữ hiền lương thục đức. Không nên định nghĩa phụ nữ bằng giới tính, và không nên định nghĩa nhân tính của phụ nữ bằng hiền lương thục đức, mà phải đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời dùng để đánh giá nhân tính của con người. Như thế mới là cách đánh giá công chính và khách quan”. Giờ các ngươi đã hiểu căn bản về câu nói đức hạnh “Hiền lương thục đức” chưa? Ta thông công cho đến lúc này hẳn đã nói rõ được những lẽ thật liên quan đến câu nói này và những quan điểm đúng đắn mà con người nên tiếp cận câu nói này.
Còn có một câu nói khác: “Uống nước nhớ nguồn” Ta không muốn thông công về câu nói này. Tại sao? Câu nói này về tính chất cũng tương tự như câu nói “Xả thân vì người”, nó cũng có một chút ý nghĩa biến thái. Mỗi lần uống nước giếng là người ta phải tỏ lòng tôn kính người đào giếng, như thế chẳng phải quá phiền phức sao? Có những cái giếng được treo dải băng đỏ, lá bùa vàng, nếu người ta còn thắp hương và cúng hoa quả ở giếng, vậy chẳng hơi biến thái sao? So với câu “Uống nước nhớ nguồn”, Ta thích câu nói “Đời trước trồng cây, đời sau hưởng bóng mát” hơn, bởi vì đây mới là sự thật, người ta đều có thể trải nghiệm và thể nghiệm được. Phải mất mười đến hai mươi năm thì cây mới lớn đủ để có bóng mát, nên người trồng cây không hề được hưởng thụ bao nhiêu, chỉ có những thế hệ kế tiếp mới có thể liên tục hưởng thụ. Đây là quy luật tự nhiên. Ngược lại, hễ uống nước lại nhớ người đào giếng thì thần kinh có hơi nhạy cảm quá rồi. Nếu ai cũng phải nhớ lại và nhắc đến người đào giếng mỗi một lần tới uống nước giếng đó, thì chẳng phải có hơi thần kinh sao? Nếu năm đó khô hạn, nhiều người phải lấy nước ở giếng đó, mà cứ nhớ lại, nhắc đến một lúc trước khi lấy nước thì chẳng phải sẽ ảnh hưởng người khác lấy nước, nấu ăn hay sao? Làm vậy có thật sự cần thiết không? Làm vậy sẽ gây chậm trễ vô cùng. Linh hồn người đào giếng ở cạnh miệng giếng sao? Người đó có nghe được những lời này không? Chuyện này đâu ai xác nhận được. Cho nên câu nói “Uống nước nhớ nguồn” là hoang đường và hoàn toàn vô nghĩa. Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã đưa ra nhiều câu nói về phương diện đức hạnh, đa số chúng đều hoang đường, mà câu nói này lại càng hoang đường hơn. Ai đã đào cái giếng đó? Đào cho ai và vì lý do nào? Người đó thật sự đào giếng vì mọi người và vì các thế hệ sau sao? Không hẳn. Người đó chỉ đào cái giếng cho mình, để gia đình mình giải quyết vấn đề uống nước, chứ chẳng quan tâm gì đến các thế hệ sau cả. Vậy thì khiến các thế hệ sau tưởng niệm và cảm tạ người đào giếng, cho rằng người đó đào giếng này vì mọi người, chẳng phải là đang mê hoặc và gây lầm lạc cho mọi người sao? Do đó, người nào đề xuất câu nói này chỉ đang áp đặt ý kiến và quan điểm của họ lên người khác, bắt họ tiếp nhận. Làm như thế là vô đạo đức, thậm chí khiến trong lòng người ta ác cảm, bài xích và chán ghét câu nói như thế này hơn nữa. Những ai tuyên dương dạng câu nói này chắc chắn là có khiếm khuyết về trí tuệ nên nói chuyện và làm việc khó tránh khỏi có chút hoang đường. Những tư tưởng và quan điểm của văn hóa truyền thống như câu nói “Uống nước nhớ nguồn” và “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng” có ảnh hưởng nào trên người ta? Những người có học và có chút tri thức sẽ đạt được gì từ những văn hóa truyền thống này? Họ có thật sự trở thành người tốt không? Họ đã sống ra dáng con người sao? Tuyệt đối là không. Những nhà đạo đức tôn sùng văn hóa truyền thống này ngồi trên đỉnh cao đạo đức mà đặt ra cho con người những yêu cầu đạo đức không phù hợp chút nào với tình hình thực tế của nhân loại, làm như thế chính là vô đạo đức và vô nhân đạo với tất cả mọi người sống trên thế gian. Hậu quả của quan điểm đạo đức về văn hóa truyền thống mà họ tuyên dương là có thể biến một người lý trí khá bình thường trở thành một người lý trí bất thường, có thể nói ra những điều mà người khác chẳng tưởng tượng nổi, nghe không hiểu nổi. Những người như thế thì nhân tính bị méo mó và tâm lý bị biến thái rồi. Chẳng trách ở các sự kiện thể thao, nơi công cộng và chốn quan trường, nhiều người Trung Quốc hay nói ra những lời hơi khác thường khiến người khác suy nghĩ không ra. Mọi lời họ nói đều là lý luận sáo rỗng và sai lầm, chẳng hề có chút thật lòng hay chân thực nào cả. Đây là bằng chứng xác thực, là kết quả của việc Sa-tan làm bại hoại nhân loại, và là hậu quả của việc người Trung Quốc bị văn hóa truyền thống giáo dục qua nhiều thiên niên kỷ. Tất cả những điều này đã biến những con người sống chân thực và xác thực trở thành những người giả dối, giỏi che đậy, đeo mặt nạ lừa người, trông như có văn hóa cao, mở miệng nói lý luận, nhưng thật ra họ chỉ là những người tâm thái lệch lạc, chẳng nói được tiếng người, chẳng giao tiếp được với người, không thể chung sống với người, về cơ bản họ đều mang tính chất như thế. Nghiêm khắc mà nói, những người đó đang ở bên bờ vực bị bệnh thần kinh rồi. Nếu ngươi không tiếp nhận nổi những lời này, Ta khuyên ngươi nên thể nghiệm chúng. Buổi thông công hôm nay kết thúc tại đây.
Ngày 2 tháng 4 năm 2022