Mục 15. Họ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và phủ nhận thực chất của Đấng Christ (Phần 2)

Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục thông công mục 15 về những biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ: Họ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và phủ nhận thực chất của Đấng Christ. Ở lần thông công trước, chúng ta đã chia chủ đề này thành hai phần. Phần đầu là những biểu hiện khác nhau cho thấy kẻ địch lại Đấng Christ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và phần này lại được chúng ta chia tiếp thành hai mục. Thứ nhất là kẻ địch lại Đấng Christ phủ nhận thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, còn thứ hai là kẻ địch lại Đấng Christ phủ nhận sự tể trị vạn vật của Đức Chúa Trời. Lần trước, chúng ta chủ yếu thông công về việc những kẻ địch lại Đấng Christ không thừa nhận thực chất của Đức Chúa Trời hay tâm tính của Ngài, không thừa nhận rằng tất cả những gì Ngài làm đều là lẽ thật và đại diện cho thân phận của Ngài, lại càng không tiếp nhận ý nghĩa và lẽ thật đằng sau mọi chuyện Đức Chúa Trời làm. Những kẻ địch lại Đấng Christ sùng bái Sa-tan, coi Sa-tan là Đức Chúa Trời và lấy mọi câu nói, quan điểm của Sa-tan làm tiêu chuẩn và căn cứ để đánh giá thân phận, thực chất của Đức Chúa Trời và mọi việc Ngài làm. Do đó, trong lòng họ liên tục đề cao và sùng bái những gì Sa-tan làm, còn tán dương và ca ngợi hành động của Sa-tan, cũng như dùng Sa-tan để thay thế thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời. Nghiêm trọng hơn nữa, trên cơ sở thừa nhận mọi điều Sa-tan làm, họ lúc nào cũng nghi vấn, nảy sinh quan niệm và xét đoán về công tác và lời Đức Chúa Trời, cuối cùng là định tội công tác và lời Đức Chúa Trời. Thành thử ra, trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời, những kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời làm sự sống và lẽ thật của mình, hay mục tiêu và phương hướng cuộc đời mình. Thay vào đó, họ lúc nào cũng chống lại Đức Chúa Trời, sử dụng quan niệm và tưởng tượng của mình, cùng tư duy, lô-gic, tâm tính, cách làm và đủ thứ của Sa-tan để đánh giá thân phận, thực chất của Đức Chúa Trời. Trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời, họ không ngừng hoài nghi, nghi kỵ, và xem chừng Đức Chúa Trời. Họ không ngừng xét đoán, coi thường, định tội và phủ nhận Ngài trong lòng. Tất cả những hành động này và đủ loại biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ đã thực sự chứng thực rằng họ không phải là người đi theo Đức Chúa Trời, không phải là tín đồ chân chính hay người yêu thích lẽ thật và những điều tích cực, mà là kẻ thù của lẽ thật và Đức Chúa Trời. Loại người này đến nhà của Đức Chúa Trời hay hội thánh không phải để tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, cũng không phải để đến trước mặt Ngài và tiếp nhận lời Ngài làm sự sống. Vậy họ đến làm gì? Họ đến nhà của Đức Chúa Trời trước hết và chí ít là để thỏa mãn tính hiếu kỳ; thứ hai là họ muốn chạy theo trào lưu; và thứ ba là họ muốn được ban phúc. Ý định và mục đích của họ chỉ có vậy, không hơn. Xét từ thực chất bản tính của những kẻ địch lại Đấng Christ, họ chưa bao giờ dự tính tiếp nhận lời Đức Chúa Trời làm sự sống, chưa bao giờ dự tính lấy lời Đức Chúa Trời làm nguyên tắc thực hành hay mục tiêu và phương hướng cuộc đời, họ cũng chưa bao giờ dự tính thay đổi và buông bỏ quan điểm của mình, chuyển biến và buông bỏ quan niệm của mình và đến trước mặt Đức Chúa Trời để hối cải triệt để, phủ phục trước Ngài và tiếp nhận Ngài làm Đấng Cứu Thế của mình. Họ không hề có những dự tính đó. Họ chỉ một mực khoe khoang trước mặt Đức Chúa Trời rằng mình vĩ đại, tài giỏi, có năng lực, có ân tứ, có tài cán như thế nào, rằng họ có thể trở thành trụ cột và rường cột trong nhà của Đức Chúa Trời ra sao, v.v. để từ đó đạt mục đích là được xem trọng trong nhà của Đức Chúa Trời, được Đức Chúa Trời công nhận, được đề bạt trong nhà Ngài, và từ đó mà thỏa mãn những dã tâm và dục vọng của bản thân. Không chỉ vậy, họ còn muốn thỏa mãn dã tâm, dục vọng và dự tính “được gấp trăm lần ở đời này và sự sống đời đời ở đời sau”. Họ đã bao giờ buông bỏ những dã tâm, dục vọng và dự tính này chưa? Liệu họ có thể nhận biết, buông bỏ và giải quyết những vấn đề này một cách chủ quan được không? Họ chưa bao giờ có dự tính như vậy. Bất kể lời Đức Chúa Trời nói hay vạch rõ điều gì, cho dù họ có thể liên hệ lời Ngài với bản thân, cho dù họ biết rằng dự tính, suy nghĩ và ý định của họ đối lập với lời Đức Chúa Trời, không tương hợp với lời Đức Chúa Trời, đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật và là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, họ vẫn kiên quyết giữ lấy quan điểm, dã tâm và dục vọng của mình, không hề có dự tính thay đổi bản thân, xoay chuyển quan điểm, buông bỏ dã tâm và dục vọng, và đến trước mặt Đức Chúa Trời để tiếp nhận sự vạch rõ, phán xét, hành phạt và tỉa sửa của Ngài. Những người này không chỉ có nội tâm cương ngạnh mà còn kiêu ngạo và tự đại – họ kiêu ngạo đến mức hoàn toàn bất chấp lý lẽ. Đồng thời, từ đáy lòng họ vô cùng chán ghét và thù hận mọi lời từ miệng Đức Chúa Trời phán ra; họ thù hận việc Ngài vạch rõ thực chất bản tính của nhân loại bại hoại và đủ loại tâm tính bại hoại khác nhau. Họ thù hận Đức Chúa Trời và lẽ thật một cách vô duyên vô cớ, thậm chí thù hận cả những người mưu cầu lẽ thật và người được Đức Chúa Trời yêu thích. Điều này hoàn toàn cho thấy rằng tâm tính của loại người địch lại Đấng Christ đích thực là tà ác. Việc họ vô duyên vô cớ thù hận, thù hằn, chống đối, xét đoán và phủ định Đức Chúa Trời và lẽ thật cũng cho chúng ta thấy rằng loại người địch lại Đấng Christ này thực sự có tâm tính hung ác.

Những tâm tính khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ là ví dụ điển hình về tâm tính của nhân loại bại hoại, và những tâm tính khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ có mức độ nghiêm trọng hơn bất cứ con người bại hoại thông thường nào. Bất kể Đức Chúa Trời vạch rõ những tâm tính bại hoại của nhân loại sâu sắc và cụ thể đến đâu, thì kẻ địch lại Đấng Christ vẫn phủ nhận và cự tuyệt, không tiếp nhận rằng đây là lẽ thật hay là công tác của Đức Chúa Trời. Họ chỉ thừa nhận và tin rằng con người phải đủ ác, đủ tàn nhẫn, đủ tà ác, đủ độc địa, và đủ cay độc thì sau cùng mới có thể đứng vững, mới có thể một mình một cõi và đứng vững đến cùng trong xã hội này và trong những trào lưu tà ác. Đây chính là lô-gic của những kẻ địch lại Đấng Christ. Vì vậy, những kẻ địch lại đấng Christ thù hằn và căm ghét thực chất công chính và thánh khiết của Đức Chúa Trời, sự trung tín và toàn năng của Ngài, cũng như những điều tích cực tương tự khác. Cho dù mọi người có làm chứng thân phận, thực chất và hết thảy công tác của Đức Chúa Trời như thế nào, cho dù lời chứng của mọi người có cụ thể và chân thật đến đâu, thì kẻ địch lại Đấng Christ cũng không tiếp nhận, họ không thừa nhận rằng đó là việc Đức Chúa Trời làm, rằng trong đó có lẽ thật để tìm kiếm, hay rằng đó là tài liệu giảng dạy hay nhất và lời chứng tốt nhất cho nhận thức của nhân loại về Đức Chúa Trời. Ngược lại, bất kể chuyện cỏn con nào mà Sa-tan cố ý hay vô ý làm cũng khiến những kẻ địch lại Đấng Christ bội phục trong lòng đến mức phủ phục sát đất. Đối với những gì Sa-tan làm, bất kể chúng được coi là cao quý hay thấp kém giữa nhân loại, thì những kẻ địch lại Đấng Christ đều một mực tiếp nhận, tin tưởng, sùng bái và đi theo. Tuy nhiên, chỉ có một điều mà những kẻ địch lại Đấng Christ không chắc chắn trong lòng: Phật Tổ nói rằng ngài có thể siêu độ cho con người đến Cõi Cực Lạc, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ lại cảm thấy: “Cõi Cực Lạc này có vẻ thấp hơn một bậc so với thiên quốc và thiên đường mà đức chúa trời nhắc tới – không lý tưởng lắm. Tuy rằng Sa-tan toàn năng và có thể mang lại cho con người lợi ích vô hạn cũng như thỏa mãn đủ loại dã tâm và dục vọng của con người, nhưng chỉ có một điều Sa-tan không làm được. Đó là Sa-tan không thể hứa, không thể đưa con người vào thiên quốc và có được sự sống đời đời. Sa-tan không dám nói lời này, cũng không làm được chuyện này”. Trong sâu thẳm nội tâm, những kẻ địch lại Đấng Christ cảm thấy rằng chuyện này thật không thể tưởng tượng nổi, đồng thời cũng là chuyện đáng tiếc nhất. Vì vậy, trong khi miễn cưỡng đi theo Đức Chúa Trời, họ vẫn cứ lên kế hoạch xem làm thế nào để có được nhiều phúc lành hơn, và ai có thể thỏa mãn dục vọng cùng dã tâm của họ. Họ cứ tính toán đi tính toán lại, để đến cuối cùng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài ép dạ cầu toàn mà nương thân trong nhà của Đức Chúa Trời. Dựa trên những biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ, rốt cuộc thái độ và quan điểm của họ đối với Đức Chúa Trời là gì? Họ có chút niềm tin thực sự nào không? Họ có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời không? Họ có thừa nhận chút gì về mọi hành động của Đức Chúa Trời hay không? Họ có thể thưa “Amen” từ sâu thẳm nội tâm trước sự thật rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, sự sống và con đường hay không? Đức Chúa Trời đã thực hiện công tác vĩ đại như vậy giữa nhân loại – liệu kẻ địch lại Đấng Christ có thể ca ngợi quyền năng to lớn và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời từ sâu thẳm nội tâm hay không? (Thưa, không thể.) Chính vì những kẻ địch lại Đấng Christ phủ nhận thân phận, thực chất và hết thảy công tác của Đức Chúa Trời nên trong quá trình đi theo Ngài, họ không ngừng tôn cao và làm chứng cho bản thân, họ mua chuộc, lung lạc hay thậm chí là tìm cách khống chế và trói buộc lòng người, họ tranh đoạt dân được Đức Chúa Trời chọn với Đức Chúa Trời. Tất cả những biểu hiện đó chứng thực rằng kẻ địch lại Đấng Christ chưa bao giờ thừa nhận thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, cũng không thừa nhận rằng nhân loại và vạn vật đều nằm dưới sự tể trị của Đấng Tạo Hóa. Đây là những quan điểm, biểu hiện và sự bộc lộ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với sự hiện hữu của Đức Chúa Trời mà chúng ta đã mổ xẻ lần trước. Kẻ địch lại Đấng Christ có những quan điểm và biểu hiện như thế về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, vậy rốt cuộc họ có thái độ gì đối với Đấng Christ – Đức Chúa Trời nhập thể? Liệu họ có thể thực sự tin tưởng, thừa nhận, đi theo và thuận phục Ngài không? (Thưa, không thể.) Xét theo cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, thì họ có thái độ như vậy đối với Thần của Đức Chúa Trời, nên không cần nói cũng biết là thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời nhập thể hẳn phải đáng ghét hơn cả thái độ của họ đối với Thần của Đức Chúa Trời, cũng như có biểu hiện nổi bật, nghiêm trọng hơn.

II. Kẻ địch lại Đấng Christ phủ nhận thực chất của Đấng Christ

Hôm nay, chúng ta sẽ thông công về cách những kẻ địch lại Đấng Christ đối đãi với Đấng Christ – Đức Chúa Trời nhập thể – trên cơ sở là họ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Việc những kẻ địch lại Đấng Christ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là một sự thật rõ như ban ngày. Sau khi thông công, phơi bày và mổ xẻ một lượt thế này, các ngươi đã có nhận thức cụ thể nào về tâm tính và biểu hiện của những kẻ địch lại Đấng Christ hay chưa? Bất kể họ có tiếp nhận công tác mà Đức Chúa Trời nhập thể đã thực hiện hay sự thật là Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt hay không, thì trên thực tế, họ vẫn phủ nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Vậy rốt cuộc họ là loại người gì? Nói chính xác, họ là những kẻ chẳng tin đến để đầu cơ, là những người Pha-ri-si. Trong số họ, có người rõ ràng là kẻ ác, có người thì có vẻ ngoài khiêm tốn cùng hành vi cử chỉ tao nhã, đoan trang và cao thượng – họ là người Pha-ri-si tiêu chuẩn. Nói đến hai loại người này – loại có vẻ ngoài ác và loại có vẻ ngoài ngoan đạo, không ác – nếu họ căn bản không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời thì liệu chúng ta có thể nói rằng họ là những kẻ chẳng tin không? (Thưa, có thể.) Hôm nay, chúng ta sẽ thông công xem những kẻ chẳng tin có những quan điểm và thái độ gì đối với Đấng Christ, họ có những biểu hiện gì đối với đủ mọi phương diện của Đấng Christ và làm thế nào để nhận biết được thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ thông qua những biểu hiện này.

A. Cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với xuất thân của Đấng Christ

Đối với Đấng Christ, một con người bình thường có thân phận đặc biệt, điều mà hầu hết mọi người thường quan tâm nhất là gì? Đầu tiên, chẳng phải có nhiều người quan tâm đến xuất thân của Ngài rốt cuộc là thế nào hay sao? Đó là tiêu điểm chú ý của mọi người. Vì vậy, trước tiên chúng ta hãy thông công về cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với xuất thân của Đấng Christ. Nhưng trước khi thông công về phương diện này, chúng ta sẽ thông công về cách Đức Chúa Trời lập kế hoạch cho đủ mọi phương diện về xuất thân của thân xác Ngài khi Ngài nhập thể. Ai ai cũng biết, trong Thời đại Ân điển, Đấng Christ đã được thụ thai bởi Đức Thánh Linh và sinh ra bởi một trinh nữ. Ngài chào đời trong một gia đình cực kỳ bình thường và thông thường, mà ngày nay người ta gọi là gia đình thường dân. Ngài không sinh ra trong một gia tộc giàu có, quan chức hay có bối cảnh hiển hách – Ngài thậm chí còn sinh ra trong chuồng ngựa, một chuyện không thể tưởng tượng nổi, vượt quá sức tưởng tượng của mọi người. Đánh giá từ đủ mọi phương diện liên quan đến xuất thân của sự nhập thể lần thứ nhất của Đức Chúa Trời, gia đình nơi Đức Chúa Trời nhập thể sinh ra rất bình thường. Mẹ Ma-ry của Ngài cũng là người bình thường chứ không phải người xuất chúng. Bà lại càng không có dị năng hay tài năng đặc biệt, siêu phàm. Nhưng có một điểm đáng chú ý là bà không phải kẻ chẳng tin hay người ngoại đạo mà là người đi theo Đức Chúa Trời. Đây là điểm trọng yếu. Giô-sép, chồng của Ma-ry, là thợ mộc. Thợ mộc là một nghề thủ công có thu nhập trung bình, nhưng không giàu có và không dư dả nhiều. Tuy nhiên, cuộc sống của thợ mộc còn lâu mới đến mức độ nghèo khó và họ có thể giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc cho gia đình. Đức Chúa Jêsus sinh ra trong một gia đình như vậy. Nếu xét theo tiêu chuẩn thu nhập và điều kiện sinh hoạt ngày nay thì gia đình Ngài miễn cưỡng lắm mới được coi là tầng lớp trung lưu. Một gia đình như vậy được coi là cao quý hay thấp kém trong nhân loại? (Thưa, thấp kém.) Vì vậy, gia đình mà Đức Chúa Jêsus sinh ra còn xa mới đạt mức danh môn vọng tộc hay phú quý hiển hách, càng không được coi là cao cấp thời nay. Khi con cái trong gia đình giàu có hoặc có địa vị cao đi ra ngoài, thì mọi người thường vây quanh và tiền hô hậu ủng, nhưng gia đình của Đức Chúa Jêsus lại hoàn toàn tương phản. Ngài sinh ra trong một gia đình không có cuộc sống xa hoa hay địa vị hiển hách. Đó là một gia đình đại chúng cực kỳ bình thường mà không ai quan tâm, không ai để ý, không ai đánh giá cao hay tiền hô hậu ủng. Trong bối cảnh và hoàn cảnh xã hội như vậy lúc bấy giờ, liệu Đấng Christ có điều kiện tiếp nhận giáo dục bậc cao hay được hun đúc và tiêm nhiễm các lối sống, tư tưởng, quan điểm, v.v. khác nhau của xã hội thượng tầng hay không? Rõ ràng là không, Ngài không có điều kiện đó. Ngài tiếp nhận nền giáo dục đại chúng, đọc sách thánh tại nhà, nghe cha mẹ kể chuyện, và cùng cha mẹ đi hành lễ ở đền thờ. Xét về mọi phương diện, xuất thân của Đức Chúa Jêsus và bối cảnh mà Ngài lớn lên không hề hiển hách, cũng không cao quý như mọi người tưởng tượng. Hoàn cảnh trưởng thành của Ngài cũng giống như một người bình thường. Cuộc sống hằng ngày của Ngài rất giản đơn và bình thường. Chuyện ăn mặc ngủ nghỉ của Ngài cũng giống như người bình thường, không có gì đặc biệt. Ngài không có điều kiện sống ưu việt, đặc biệt của tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Đây là bối cảnh ra đời cũng như hoàn cảnh trưởng thành của sự nhập thể lần thứ nhất của Đức Chúa Trời.

Tuy rằng giới tính của Đức Chúa Trời nhập thể lần này hoàn toàn khác với lần trước, nhưng xuất thân của Đức Chúa Trời nhập thể đều là từ gia đình bình thường và không có địa vị hiển hách. Có một số người hỏi: “Rốt cuộc là bình thường đến mức nào?”. Trong thời đại ngày nay, bình thường có nghĩa là hoàn cảnh sống như đại chúng. Đấng Christ sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động, tức là chỉ sống bằng tiền lương, có thể giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc nhưng không dư dả như những người giàu có. Đấng Christ tiếp xúc với những người dân bình thường, Ngài tiếp xúc với cuộc sống của những người dân bình thường. Ngài sống trong hoàn cảnh như vậy, một hoàn cảnh không có gì đặc biệt. Nhìn chung, liệu con cái của những gia đình thuộc tầng lớp lao động có điều kiện học cầm kỳ thư họa không? Liệu chúng có cơ hội tiếp xúc với những quan điểm khác nhau thịnh hành trong xã hội thượng lưu không? (Thưa, không.) Chúng không chỉ không có điều kiện học các kỹ năng khác nhau mà còn không có cơ hội tiếp xúc với con người, sự việc và sự vật trong xã hội thượng lưu. Xét từ điểm này, gia đình mà Đức Chúa Trời nhập thể sinh ra lần này rất bình thường. Cha mẹ Ngài là người an phận sống qua ngày, nguồn sống của họ phụ thuộc vào việc làm, công việc và họ có điều kiện sống trung bình. Những điều kiện như vậy là phổ thông nhất trong xã hội hiện đại. Từ quan điểm của người ngoại đạo, hoàn cảnh mà Đấng Christ sinh ra không có điều kiện ưu việt nào và bối cảnh hay chất lượng cuộc sống của gia đình Ngài cũng không có gì đáng khoe khoang. Một số danh nhân sinh ra trong những gia đình thư hương, tổ tiên của họ đều làm công việc giáo dục và là phần tử trí thức cấp cao. Họ lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, mang trong mình khí chất và phong độ của dòng dõi thư hương. Đức Chúa Trời có chọn bối cảnh gia đình tương tự cho Đức Chúa Trời nhập thể không? Không. Lần này, Đức Chúa Trời nhập thể cũng không có bối cảnh gia đình hiển hách, không có địa vị xã hội hiển hách, càng không có hoàn cảnh sống ưu việt. Ngài sống trong một gia đình cực kỳ bình thường. Khoan hãy nói về lý do vì sao Đức Chúa Trời nhập thể lại chọn một gia đình, hoàn cảnh sống và bối cảnh trưởng thành như vậy. Tạm thời, chúng ta sẽ không nói về ý nghĩa của phương diện này. Hãy nói xem, có phải một số người cũng quan tâm đến việc Đấng Christ có học đại học hay không, phải vậy không? Ta sẽ nói cho các ngươi biết sự thật: Ta đã bỏ học trước khi tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học và rời nhà ra đi ở tuổi 17. Vậy thì các ngươi nói xem Ta có học đại học hay không? (Thưa, không.) Đây là tin xấu hay tin tốt đối với các ngươi? (Thưa, con cảm thấy có biết chuyện này hay không cũng không quan trọng, chuyện này không liên quan gì đến việc đi theo Đức Chúa Trời.) Quan điểm như vậy là đúng. Ta chưa bao giờ nhắc đến chuyện này trước đây, không phải vì Ta muốn giấu diếm hay che đậy mà vì không cần thiết phải nói, vì những chuyện này hoàn toàn không liên quan đến việc nhận biết và đi theo Đức Chúa Trời. Mặc dù bối cảnh ra đời của Đức Chúa Trời nhập thể, hoàn cảnh gia đình Ngài và hoàn cảnh mà Ngài trưởng thành không ảnh hưởng gì đến việc nhận biết Đức Chúa Trời hay Đức Chúa Trời nhập thể, và không mấy liên quan đến những điều này, nhưng tại sao Ta lại giải thích những vấn đề này ở đây? Điều này liên quan đến một trong những quan điểm về Đấng Christ của kẻ địch lại Đấng Christ mà chúng ta sẽ mổ xẻ hôm nay. Đức Chúa Trời nhập thể đã không chọn địa vị hiển hách, thân phận tôn quý, hay gia tộc và bối cảnh xã hội hiển hách. Ngài càng không chọn hoàn cảnh trưởng thành ưu việt, vô ưu vô lo, đầy đủ sung túc hay xa hoa. Đức Chúa Trời cũng không chọn bối cảnh gia đình có thể giúp Ngài tiếp nhận nền giáo dục cao cấp hay tiếp xúc với xã hội thượng lưu. Vậy từ góc độ những phương diện mà Đức Chúa Trời lựa chọn khi Ngài nhập thể này, liệu chúng có thể ảnh hưởng đến công tác mà Đấng Christ muốn làm không? (Thưa, không.) Đánh giá từ quá trình, tính chất hoặc kết quả công tác sau này của Đức Chúa Trời, những phương diện này hoàn toàn không ảnh hưởng đến kế hoạch, đường đi nước bước hay kết quả công tác của Đức Chúa Trời. Mà ngược lại, những phương diện mà Ngài lựa chọn có một lợi ích. Đó là Ngài lựa chọn sinh ra trong một hoàn cảnh có lợi hơn cho công tác cứu rỗi dân được Đức Chúa Trời chọn, vì 99% trong số họ sinh ra trong bối cảnh tương tự. Đây là một phương diện ý nghĩa về xuất thân của Đức Chúa Trời nhập thể mà con người nên nhận biết.

Vừa rồi, Ta đã nói sơ lược và đơn giản về bối cảnh và hoàn cảnh ra đời của Đấng Christ để ngươi có thể hiểu được đại khái. Tiếp theo, chúng ta sẽ mổ xẻ cách tiếp cận của những kẻ địch lại Đấng Christ đối với xuất thân của Đức Chúa Trời nhập thể. Trước hết, kẻ địch lại Đấng Christ ngấm ngầm coi thường và không phục hoàn cảnh và bối cảnh ra đời của Đấng Christ. Tại sao họ lại coi thường và không phục? Lý do là vì trong họ có những cách nghĩ và quan niệm. Quan điểm của họ là gì? “Đức chúa trời là đấng tạo hóa, là chí cao vô thượng, cao hơn mọi tầng trời, cao hơn nhân loại cũng như tất cả các loài thọ tạo khác. Nếu đó là đức chúa trời, thì ngài phải thăng lên vị trí cao nhất giữa nhân loại”. Họ nói ngài phải thăng lên vị trí cao nhất là có ý gì? Đó chính là ngài phải giẫm lên đầu mọi người, phải sinh ra trong một đại gia tộc có địa vị hiển hách và tôn quý, không phải lo cơm ăn áo mặc; ngài phải sinh ra đã ngậm thìa vàng, phải có quyền uy tuyệt đối, có quyền hành, có thế lực, cũng như phải cực kỳ giàu có và là một tỷ phú. Đồng thời, ngài còn phải có học thức cao, phải học tập tất cả những điều mà con người trên thế giới này nên học. Ví dụ, giống như một thái tử, ngài phải được dạy một kèm một, học trường quý tộc, và hưởng thụ cuộc sống quý tộc, chứ không nên là con của một gia đình bình thường. Vì đấng christ là đức chúa trời nhập thể nên học thức của ngài phải cao hơn tất cả những người khác, và tài liệu học tập của ngài cũng phải khác với người bình thường. Họ nghĩ rằng vì đấng christ lên ngôi vua, ngài phải học nghệ thuật làm vua, học cách thống trị và chế ngự nhân loại, học Ba Mươi Sáu Kế, còn phải học nhiều ngôn ngữ và cầm kỳ thi họa để có thể vận dụng vào công việc sau này và chế ngự mọi loại người trong tương lai. Với họ, chỉ có đấng christ như vậy mới tôn quý, vĩ đại, và có thể cứu rỗi con người bởi vì ngài có đủ tri thức và tài năng, cũng như có đủ khả năng đọc suy nghĩ của con người để có thể chế ngự họ. Kẻ địch lại Đấng Christ có những quan niệm như vậy về xuất thân của Đức Chúa Trời nhập thể và họ mang quan niệm này mà tiếp nhận Đức Chúa Trời nhập thể. Trước hết, họ không buông bỏ quan niệm cũng như không làm mới nhận thức và sự lĩnh hội của mình từ sâu thẳm nội tâm về những việc Đức Chúa Trời làm. Họ không phủ nhận những quan niệm và quan điểm của mình, cũng không nhận biết những sai lầm của bản thân, không dùng thái độ và nguyên tắc thuận phục lẽ thật mà nhận biết Đấng Christ và Đức Chúa Trời nhập thể, cũng như tiếp nhận mọi lời nói việc làm của Đấng Christ. Thay vào đó, họ đánh giá từng lời Đấng Christ nói bằng quan niệm và quan điểm của riêng mình. “Câu nói này của đấng christ thật phi lô-gic; câu đó dùng từ không thích hợp; câu này có một lỗi ngữ pháp; có vẻ như trình độ văn hóa của đấng christ không cao. Lời nói của ngài chẳng phải là lời nói của người bình thường hay sao? Tại sao đấng christ có thể nói như vậy? Đó không phải là lỗi của ngài. Thật ra ngài cũng muốn làm người tôn quý và được người khác xem trọng nhưng ngài không có cách nào cả – gia đình ngài sinh ra không tốt. Cha mẹ ngài đều là người bình thường và cách sống của họ đã ảnh hưởng đến ngài, khiến ngài cũng trở thành người như vậy. Làm sao đức chúa trời có thể làm như thế này? Tại sao lời nói và việc làm của đấng christ có vẻ không tao nhã và cao quý lắm? Tại sao ngài lại không có cử chỉ và lời nói của các nho sĩ và nhã sĩ trong xã hội, của những công chúa, hoàng tử thuộc xã hội thượng lưu? Tại sao lời nói và việc làm của đấng christ lại khiến người ta thấy chúng không tương xứng với thân phận của ngài?”. Những kẻ địch lại Đấng Christ mang quan điểm và ánh mắt trông ngóng như vậy mà nhìn nhận Đấng Christ cùng mọi lời Ngài nói, mọi công tác Ngài làm, cách Ngài đối đãi với con người cũng như cách ăn nói và hành động của Ngài. Trong lòng họ không khỏi nảy sinh những quan niệm. Họ chẳng những không thuận phục Đấng Christ, mà còn không thể tiếp cận đúng đắn với lời của Đấng Christ. Họ nói: “Liệu một người bình thường, một người dân thường như vậy có thể trở thành đấng cứu thế của ta không? Có thể chúc phúc cho ta không? Liệu ta có nhận được lợi ích gì từ người này không? Liệu nguyện vọng và chí hướng của ta có được thực hiện không? Người này quá bình thường, bình thường đến mức mọi người có thể khinh thường”. Càng cảm thấy Đấng Christ phổ thông, làng nhàng và càng cho rằng Đấng Christ quá bình thường thì những kẻ địch lại Đấng Christ càng cảm thấy mình cao lớn và tôn quý. Đồng thời, một vài kẻ thậm chí còn so bì: “Ngài còn trẻ và không biết cách ăn mặc hay nói chuyện với mọi người. Ngài không biết cách khơi cho mọi người nói. Tại sao ngài lại thẳng thắn như vậy? Lời ngài nói giống đức chúa trời ở điểm nào? Điểm nào có thể cho thấy ngài là đức chúa trời? Chuyện ngài làm, lời nói, việc làm và cử chỉ cũng như cách ăn mặc của ngài giống đức chúa trời ở điểm nào? Tôi chẳng thấy có gì giống cả. Đấng christ thì nên tiếp nhận nền giáo dục bậc cao, nên thuộc làu kinh thánh, xuất khẩu thành văn. Thế mà ngài nói năng cứ lặp đi lặp lại, có lúc còn dùng từ không đúng”. Sau nhiều năm đi theo Đấng Christ, những kẻ địch lại Đấng Christ không chỉ không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời và lẽ thật trong lòng, mà còn không tiếp nhận sự thật rằng Đấng Christ là Đức Chúa Trời nhập thể. Điều này cũng chẳng khác nào họ không chấp nhận Đấng Christ là Đấng Cứu Thế của họ. Trái lại, trong lòng họ càng thêm xem thường con người bình thường là Đức Chúa Trời nhập thể này. Vì họ không thấy điều gì đặc biệt ở Đấng Christ, vì xuất thân của Ngài rất bình thường, rất thông thường, và vì Ngài dường như không thể mang lại bất cứ phúc lợi nào cho họ trong xã hội hoặc giữa nhân loại hay cho họ hưởng thụ bất cứ lợi ích nào, nên họ bắt đầu xét đoán Ngài công khai mà không kiêng nể gì cả: “Chẳng phải ngài chỉ là con của một gia đình nào đó hay sao? Tôi xét đoán ngài thì sao chứ? Ngài làm gì được tôi? Nếu ngài có gia đình hiển hách hay cha mẹ làm quan chức thì có thể tôi còn sợ ngài. Còn ngài như thế này thì sao tôi phải sợ? Vậy nên, ngay cả khi ngài là đấng christ, sự nhập thể được đức chúa trời làm chứng, thì tôi cũng không sợ ngài! Tôi vẫn sẽ xét đoán sau lưng ngài và tùy tiện bình phẩm về ngài. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi sẽ tìm hiểu về gia đình và nơi sinh của ngài”. Đây là những thứ mà kẻ địch lại Đấng Christ thích làm quá lên nhất. Họ không bao giờ tìm kiếm lẽ thật và sẽ liên tục phán xét, chống đối bất cứ điều gì không phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của họ. Dạng người này biết rõ rằng những gì Đấng Christ bày tỏ đều là lẽ thật, vậy tại sao họ lại không mưu cầu lẽ thật? Họ đúng là bất chấp lý lẽ.

Những kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt sùng bái quyền thế và địa vị. Nếu Đấng Christ xuất thân từ một gia đình giàu có và quyền thế, họ sẽ không dám nói gì. Nhưng vì Ngài xuất thân từ một gia đình bình dân, không có quyền thế, nên họ không sợ Ngài chút nào, cho rằng có thể tùy ý nghiên cứu, xét đoán Đức Chúa Trời và Đấng Christ mà xem như chẳng có chuyện gì. Nếu họ thực sự thừa nhận và tin rằng người này là Đức Chúa Trời nhập thể, thì họ có thể làm như vậy không? Nếu có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời, liệu họ có thể làm như vậy không? Chẳng phải họ sẽ kiềm chế bản thân sao? (Thưa, phải.) Loại người nào có thể làm được như vậy? Đây chẳng phải những gì những kẻ địch lại Đấng Christ làm hay sao? (Thưa, phải.) Nếu ngươi thừa nhận rằng thực chất của Đấng Christ là chính Đức Chúa Trời và người mà ngươi đi theo là Đức Chúa Trời, thì ngươi nên tiếp cận mọi sự liên quan đến Đấng Christ như thế nào? Chẳng phải con người nên có nguyên tắc sao? (Thưa, phải.) Vậy, tại sao họ dám vi phạm những nguyên tắc này mà không chút kiêng dè? Chẳng phải đây là biểu hiện của sự thù địch đối với Đấng Christ sao? Bởi vì Đấng Christ sinh ra trong một gia đình bình thường, nên trong khi không hài lòng với Đấng Christ, những kẻ địch lại Đấng Christ cũng trở nên thù địch với gia đình này và các thành viên trong đó. Và trong khi sự thù địch này nảy sinh trong họ, họ không dừng tay hay nghỉ ngơi mà đi vẩn vơ ở nhà của Đấng Christ và dò hỏi mỗi khi có cơ hội, như thể họ đang làm một công việc chính đáng: “Đấng christ đã trở lại chưa? Từ lúc đấng christ xuất hiện, có bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống của gia đình họ không?”. Họ luôn thăm dò những chuyện này khi không có gì để làm. Những người này có đáng ghét không? Có đáng ghê tởm không? Có đê tiện không? Họ cực kỳ đê tiện và bỉ ổi! Trước tiên đừng nói về đức tin của họ vào Đức Chúa Trời như thế nào, mà chỉ nói về những người có thể làm những chuyện như vậy và có những suy nghĩ bỉ ổi như vậy, thì nhân phẩm của họ thế nào? Họ có nhân phẩm ty tiện. Tất cả họ đều là tiện nhân, đê tiện và bỉ ổi cùng cực! Nếu ngươi không tin vào Đấng Christ, ngươi có thể nói rõ với Ta: “Ngài trông không giống đức chúa trời; ngài chỉ là con người. Tôi đã xét đoán sau lưng ngài – ngài có thể làm gì tôi chứ? Tôi đã phủ nhận ngài – ngài có thể làm gì tôi chứ?”. Nếu ngươi không tin thì Ta không ép ngươi phải tin, không ai cưỡng cầu ngươi cả. Nhưng ngươi không cần làm những chuyện mờ ám này sau lưng. Những chuyện mờ ám này có tác dụng gì? Chúng có giúp ngươi củng cố đức tin không? Có giúp sự sống của ngươi tiến bộ hoặc giúp ngươi nhận biết Đức Chúa Trời hơn không? Chúng không mang lại tác dụng nào trong số này, vậy tại sao ngươi lại muốn làm? Ít nhất, những người làm những loại chuyện này có nhân tính cực kỳ đáng khinh; họ không tin vào thực chất của Đấng Christ, không thừa nhận thân phận của Đấng Christ. Nếu ngươi không tin, thì đừng tin. Hãy cút đi! Tại sao vẫn muốn ở trong nhà Đức Chúa Trời? Không tin vào Đức Chúa Trời mà vẫn muốn được ban phúc, lại còn có dã tâm và dục vọng – đây là sự đê tiện của những kẻ địch lại Đấng Christ. Những người này đê tiện đến cùng cực mới có thể làm ra những chuyện “phi thường” như vậy. Ta xa nhà 20 năm, và những người này đã “chăm sóc chu đáo” ngôi nhà đó trong 20 năm; Ta xa nhà 30 năm, và họ “chăm sóc” ngôi nhà trong 30 năm. Ta tự hỏi tại sao họ “tốt” và nhàn rỗi đến vậy. Ta đã tìm ra câu trả lời, đó là họ muốn đối đầu với Đức Chúa Trời đến cùng. Họ không tin vào thực chất của Đức Chúa Trời hay mọi việc Ngài làm. Bề ngoài, họ hiếu kỳ và quan tâm, nhưng thực chất, họ đang theo dõi và tìm điểm sơ hở, trong lòng họ thì thù địch, phủ nhận và định tội. Tại sao những người này vẫn tin? Họ tin Đức Chúa Trời còn có ý nghĩa gì? Họ đừng nên tin nữa mà hãy cút ngay! Nhà Đức Chúa Trời không cần những người như vậy. Đừng tự làm mất mặt mình nữa! Các ngươi mà có những hoàn cảnh và điều kiện như vậy thì có làm như vậy không? Nếu các ngươi cũng có thể làm như vậy, thì các ngươi cũng giống họ, một bè lũ những kẻ địch lại Đấng Christ muốn đối đầu với Đức Chúa Trời đến cùng, không ngừng nghỉ cho đến chết, cố gắng tìm điểm sơ hở và bằng chứng trên Đức Chúa Trời để phủ nhận Ngài, thực chất của Ngài và thân phận của Ngài.

Bất kể Đức Chúa Trời làm gì, Ngài không bao giờ sai. Dù Ngài sinh ra trong hoàn cảnh và bối cảnh phổ thông, bình thường hay hiển hách thì cũng không có gì sai, và không có gì để cho con người tìm điểm sơ hở trên Ngài. Nếu ngươi cố tìm ra bất kỳ điểm sơ hở hoặc bằng chứng nào từ Đức Chúa Trời nhập thể để chứng thực rằng Ngài không phải Đấng Christ hoặc Ngài không có thực chất của Đức Chúa Trời, thì Ta nói cho ngươi biết, ngươi không cần phải tìm, cũng không cần phải tin. Chỉ cần rời đi – chẳng phải khi đó ngươi sẽ tránh được phiền phức này sao? Tại sao ngươi khiến cuộc sống của mình mệt mỏi đến vậy? Việc tìm điểm sơ hở hoặc bằng chứng từ Đấng Christ để buộc tội, phủ nhận hoặc định tội Ngài không phải công việc chính đáng, bổn phận hay trách nhiệm của ngươi. Dù Đức Chúa Trời sinh ra trong gia đình nào, hoàn cảnh Ngài lớn lên ra sao, hoặc nhân tính mà Ngài có như thế nào, thì đây là sự lựa chọn của chính Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, không liên quan đến bất kỳ con người nào. Đức Chúa Trời làm gì cũng đúng, cũng là lẽ thật, và làm vì nhân loại. Nếu Đức Chúa Trời không sinh ra trong một gia đình phổ thông mà trong hoàng cung, thì một thường dân hay người thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn có cơ hội nào để tiếp xúc với Đức Chúa Trời không? Ngươi sẽ không có cơ hội tiếp xúc. Vậy thì, có gì sai khi Đức Chúa Trời chọn cách như vậy để sinh ra và lớn lên? Đây là tình yêu thương không gì sánh bằng trên đời, là điều tích cực nhất. Ấy vậy mà, những kẻ địch lại Đấng Christ coi điều tích cực nhất mà Đức Chúa Trời làm là dấu hiệu cho thấy Ngài dễ bị ức hiếp, bỡn cợt, còn muốn liên tục theo dõi Ngài cũng như tìm điểm sơ hở để chống lại Ngài. Ngươi theo dõi cái gì? Nếu ngươi thậm chí không thể tin nhân phẩm và nhân tính của Đấng Christ, vậy mà ngươi lại đi theo Ngài như thể Ngài là Đức Chúa Trời, thì chẳng phải ngươi đang tự tát vào mặt mình sao? Chẳng phải ngươi đang gây khó dễ cho chính mình sao? Tại sao lại chơi trò này? Có vui không? Về sau, Ta thấy rằng hầu hết những người tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng sau này đều có thể tiếp cận chuyện này một cách đúng đắn. Có một số người khi tiếp xúc với Ta thì cũng hiếu kỳ, nhưng Ta né tránh và phớt lờ những người này. Nếu ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật, thì chúng ta là người một nhà. Nếu ngươi không thể tiếp nhận và luôn muốn thăm dò thông tin cá nhân của Ta, thì hãy cút đi. Ta không nhận ngươi; chúng ta không phải người một nhà, mà là kẻ thù. Nếu sau khi nghe nhiều lời Đức Chúa Trời như vậy, cũng như tiếp nhận công tác và sự chăn dắt của Đức Chúa Trời trong nhiều năm như vậy, mà con người vẫn có những cách nghĩ này về Đức Chúa Trời nhập thể, thậm chí còn làm theo, thì phải nói rằng những người này có tâm tính đối địch với Đức Chúa Trời. Họ sinh ra là kẻ thù của Đức Chúa Trời, không có cách nào tiếp nhận những điều tích cực.

Hai nghìn năm trước, Phao-lô đã dốc hết sức chống đối Đức Chúa Jêsus, điên cuồng bách hại, xét đoán và định tội Ngài. Tại sao? Bởi vì Đức Chúa Jêsus xuất thân từ một gia đình phổ thông, Ngài là một thường dân trong dân chúng và không được tiếp nhận cái gọi là sự giáo dục, truyền thụ hoặc hun đúc của các thầy thông giáo và người Pha-ra-si. Trong mắt Phao-lô, người này không xứng được gọi là Đấng Christ. Tại sao không xứng? Vì Ngài có thân phận thấp kém, không có giá trị gì, và là thành viên của tầng lớp thấp trong xã hội loài người nên không xứng được gọi là Đấng Christ hay Con của Đức Chúa Trời hằng sống. Cho nên, Phao-lô đã dốc hết sức chống đối Đức Chúa Jêsus, sử dụng thế lực, lời kêu gọi của mình và chính quyền để định tội và chống đối Ngài, phá hủy công tác của Ngài và bắt giữ những người đi theo Ngài. Trong khi chống đối Đức Chúa Jêsus, Phao-lô còn cho rằng mình đang bảo vệ công tác của Đức Chúa Trời, rằng việc mình làm là chính nghĩa, và mình đại diện cho lực lượng chính nghĩa. Phao-lô nghĩ rằng mình không chống đối Đức Chúa Trời mà chống đối một người bình thường. Chính vì cho rằng Đấng Christ có xuất thân thấp kém và không cao cấp, nên Phao-lô mới dám xét đoán và định tội Đấng Christ mà không chút kiêng dè, không chút đắn đo. Phao-lô làm như vậy mà cảm thấy đặc biệt yên ổn và bình an trong lòng. Ông ta là thứ gì vậy? Ngay cả khi ông ta không nhận biết được rằng Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời nhập thể, hoặc không biết rằng bài giảng và lời của Đức Chúa Jêsus đều đến từ Đức Chúa Trời, thì một người bình thường như vậy có đáng để ngươi gây chiến không? Ngài có đáng bị ngươi ra tay tàn độc như vậy không? Ngài có đáng bị ngươi bịa đặt tin đồn và lời nói dối để lừa dối người khác và tranh giành con người với Ngài không? Chẳng phải những lời nói dối của Phao-lô đều là ăn không nói có sao? Đức Chúa Jêsus có làm gì ảnh hưởng đến lợi ích hay địa vị của Phao-lô không? Không. Đức Chúa Jêsus giảng đạo và truyền đạo ở tầng đáy xã hội, đồng thời có khá nhiều người đi theo Ngài. Đây là thế giới hoàn toàn khác biệt với hoàn cảnh sống của người như Phao-lô, vậy tại sao ông ta có thể bách hại Đức Chúa Jêsus? Đây là thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ đang chồm lên. Phao-lô cho rằng: “Cho dù ngài giảng có cao, có đúng, hay là được tán thành đến đâu, nếu tôi nói ngài không phải là đấng christ, thì ngài không phải là đấng christ. Nếu thấy ngài không thuận mắt, thì tôi sẽ bách hại ngài, tùy tiện gán tội danh cho ngài và khiến ngài chịu không nổi”. Bởi vì những điều mà Đấng Christ có trong nhân tính bình thường của Ngài không thỏa mãn yêu cầu của Phao-lô, những gì Ngài làm và Ngài có cũng không theo quan niệm và tưởng tượng của Phao-lô, nên những kẻ địch lại Đấng Christ như Phao-lô mới có thể xét đoán, phủ nhận và định tội Ngài không chút kiêng dè. Cuối cùng thì như thế nào? Sau khi bị Đức Chúa Jêsus đánh giết, cuối cùng Phao-lô cũng thừa nhận: “Lạy chúa, chúa là ai?”. Sau đó, Đức Chúa Jêsus phán: “Ta là Jêsus mà ngươi chống đối”. Từ đó trở đi, Phao-lô không còn cho rằng Jêsus là một người bình thường hay một người không giống Đấng Christ vì xuất thân thấp kém của Ngài nữa. Tại sao vậy? Bởi vì ánh sáng của Đức Chúa Jêsus có thể làm mù mắt con người, Ngài có thẩm quyền, lời Ngài có thể đánh giết con người, cũng có thể đánh giết linh hồn của họ. Phao-lô tự nhủ: “Có lẽ nào người được gọi là Jêsus này chính là đức chúa trời? Ngài có phải là con của đức chúa trời hằng sống không? Ngài có thể đánh giết con người, thì chính là đức chúa trời. Nhưng chỉ có một điều, người đánh giết con người không phải là người bình thường được gọi là đấng christ này, mà là thần của đức chúa trời. Cho nên, dù thế nào đi nữa, chỉ cần ngài được gọi là Jêsus thì tôi sẽ không phủ phục bái lạy ngài. Tôi chỉ bái lạy đức chúa trời trên trời và thần của đức chúa trời”. Sau khi bị đánh giết, Phao-lô đã nảy sinh một suy nghĩ. Mặc dù bị đánh giết là chuyện xấu, nhưng chuyện này đã khiến ông ta hiểu rằng một người được gọi là đấng christ có thân phận đặc biệt, rằng trở thành đấng christ là chuyện vinh hạnh biết bao, và rằng bất kỳ ai trở thành đấng christ đều có thể trở thành con của đức chúa trời hằng sống, gần gũi đức chúa trời hơn, và thay đổi mối quan hệ của họ với đức chúa trời, làm cho một người bình thường trở nên đặc biệt, và biến đổi thân phận của người bình thường thành thân phận của con của đức chúa trời. Phao-lô cho rằng: “Mặc dù ngài, Jêsus, là con của đức chúa trời hằng sống, nhưng điều đó thì có gì ghê gớm? Cha ngài là một thợ mộc nghèo, mẹ ngài là một bà nội trợ bình thường. Ngài lớn lên giữa những thường dân, gia đình ngài có địa vị xã hội thấp kém, và bản thân ngài cũng không có kỹ năng đặc biệt nào. Ngài đã bao giờ giảng đạo trong đền thờ chưa? Các thầy thông giáo và người Pha-ra-si có thừa nhận ngài không? Học vấn của ngài đến đâu? Cha mẹ ngài có trình độ tri thức cao không? Ngài không có bất kỳ điều nào trong số này, nhưng vẫn là con của đức chúa trời hằng sống. Vậy, tôi có trình độ tri thức cao đến vậy, tôi tiếp xúc với những người trong xã hội thượng lưu, và cha mẹ tôi có tri thức, có văn hóa và có nền tảng, thì chẳng phải tôi sẽ dễ dàng trở thành đấng christ sao?”. Ngụ ý là gì? Ngụ ý là “Nếu một người như Jêsus có thể là đấng christ, thì tôi, Phao-lô, siêu phàm đến vậy, có sức lôi cuốn, có tri thức và có địa vị xã hội cao đến vậy, chẳng phải càng có khả năng trở thành đấng christ, con của Đức Chúa Trời hằng sống hơn sao? Khi Jêsus còn sống, ngài chỉ giảng đạo, đọc sách thánh, rao truyền con đường hối cải, đi khắp nơi, chữa bệnh và trừ quỷ, và thực hiện nhiều dấu kỳ phép lạ. Chỉ vậy thôi, phải không? Sau đó, ngài trở thành con của đức chúa trời hằng sống và thăng thiên. Chuyện đó thì có gì khó khăn chứ? Tôi, Phao-lô, bụng một bồ chữ, có địa vị xã hội và thân phận cao quý. Nếu tôi giống như Jêsus, bước đi giữa con người nhiều hơn, nâng cao danh tiếng, khiến nhiều người đi theo hơn và đem lại lợi ích cho nhiều người hơn, và nếu tôi có thể chịu khổ, trả giá, hạ thấp địa vị xã hội của mình, giảng đạo nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và thu phục nhiều người hơn, thì chẳng phải khi đó thân phận của tôi sẽ thay đổi sao? Chẳng phải tôi sẽ biến từ con của con người thành con của đức chúa trời sao? Con của đức chúa trời chẳng phải là đấng christ sao? Trở thành đấng christ thì có gì khó khăn chứ? Chẳng phải đấng christ là con của con người, được con người sinh ra sao? Jêsus có thể trở thành đấng christ thì tại sao tôi, Phao-lô, lại không thể? Chuyện này quá dễ dàng! Jêsus đã làm gì thì tôi sẽ làm nấy, Jêsus đã nói gì thì tôi sẽ nói nấy, Jêsus đi giữa mọi người thế nào thì tôi sẽ đi giữa mọi người thế ấy. Khi đó, chẳng phải tôi sẽ có cùng một thân phận và giá trị như Jêsus sao? Chẳng phải tôi sẽ có các điều kiện để được đức chúa trời khen ngợi, giống như Jêsus sao?”. Do đó, từ các thư tín của Phao-lô, không khó để thấy sự hiểu biết và nhận thức của Phao-lô về thân phận của Jêsus. Ông ta tin Đức Chúa Jêsus chỉ là một người bình thường, vì công tác, trả giá, và đặc biệt là sau khi bị đóng đinh, mà đã nhận được sự khen ngợi của Cha trên trời và trở thành Con của Đức Chúa Trời hằng sống – và thân phận của Ngài đã thay đổi sau đó. Vì vậy, trong lòng những người như Phao-lô sẽ không bao giờ thừa nhận rằng Jêsus là xác thịt mà Đức Chúa Trời đã mặc trên đất, là Đức Chúa Trời nhập thể giữa nhân loại. Họ sẽ không bao giờ thừa nhận thực chất của Đấng Christ.

Những kẻ địch lại Đấng Christ ngày nay cũng giống như Phao-lô. Trước hết, họ có cùng tư tưởng, dã tâm và cách làm như Phao-lô. Một điểm chung nữa của họ chính là sự ngu xuẩn. Sự ngu xuẩn của họ xuất phát từ đâu? Từ dã tâm và dục vọng của họ. Khi những kẻ địch lại Đấng Christ nhìn vào Đức Chúa Trời nhập thể, cho dù nhìn từ góc độ nào thì họ cũng không thể thấy thực chất của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Cho dù nhìn như thế nào, họ cũng không thể từ trong đó mà đạt được lẽ thật hay nhận biết được tâm tính của Đức Chúa Trời. Cho dù nhìn như thế nào, họ vẫn luôn cho rằng Đấng Christ là một người bình thường. Họ cho rằng nếu đấng christ trực tiếp từ trời xuống và để muôn người nhìn thấy, thì ngài không hề bình thường; họ cho rằng nếu đấng christ không có bất kỳ xuất thân hay bối cảnh nào, và đã xuất hiện từ hư không giữa con người, thì mới thật lạ lùng và siêu phàm! Những thứ mà con người dò không thấu, vượt mức bình thường, chính là những thứ thỏa mãn dã tâm, dục vọng và sự hiếu kỳ của những kẻ địch lại Đấng Christ. Họ thà đi theo một đấng christ như vậy còn hơn đi theo một người bình thường có thể bày tỏ lẽ thật và ban cho họ sự sống. Chính vì Đấng Christ do con người sinh ra, và thực sự là một người bình thường – một người bình thường và thực tế, không đủ thu hút sự chú ý của con người, không nói một cách kinh thiên động địa – nên khi những kẻ địch lại Đấng Christ đã quan sát Ngài một thời gian, họ cho rằng tất cả những gì Đấng Christ làm cũng chỉ có như vậy. Sau khi tổng kết một số quy luật, họ bắt đầu bắt chước Đấng Christ. Họ bắt chước khẩu khí, cách nói và ngữ điệu của Ngài. Một số còn bắt chước cách dùng từ của Ngài, thậm chí bắt chước tiếng thở và tiếng ho của Ngài. Có một số người hỏi: “Việc bắt chước này có phải là do họ vô tri không?”. Không phải. Nguyên nhân là gì? Khi những kẻ địch lại Đấng Christ thấy Đấng Christ là một người bình thường, nói vài lời bình thường mà lại có thể có rất nhiều người đi theo và thuận phục đến vậy, thì trong sâu thẳm nội tâm họ không có ý nghĩ gì về chuyện này sao? Họ thấy mừng cho Đức Chúa Trời, vui cho Ngài và ca tụng Ngài, hay họ thấy bất bình, căm hận, thù hằn, ganh tỵ và đố kỵ? (Thưa, ganh tỵ và đố kỵ.) Họ nghĩ: “Làm sao ngài trở thành đức chúa trời? Tại sao tôi không phải là đức chúa trời? Ngài nói được bao nhiêu ngôn ngữ? Ngài có thể thực hiện các dấu kỳ phép lạ không? Ngài có thể mang đến cho con người những gì? Ngài có những ân tứ và sở trường gì? Ngài có bản lĩnh gì? Làm sao ngài khiến nhiều người đi theo mình đến vậy? Nếu dựa vào bản lĩnh của ngài mà có nhiều người đi theo đến vậy, thì dựa vào bản lĩnh của tôi sẽ càng có nhiều người đi theo tôi hơn”. Những kẻ địch lại Đấng Christ muốn tập trung công sức vào chuyện này. Vì vậy, đối với loại người địch lại Đấng Christ, họ hoàn toàn tán thành quan điểm của Phao-lô rằng trở thành đấng christ là giấc mơ có thể thành hiện thực.

Khi Đức Chúa Trời bảo con người làm người có phép tắc và là loài thọ tạo có phép tắc, thì những kẻ địch lại Đấng Christ cảm thấy vô cùng khinh thường những lời này. Họ nói: “Mọi lời đức chúa trời phán đều đúng và tốt, nhưng việc không cho chúng tôi trở thành đấng christ là sai. Tại sao con người không thể trở thành đấng christ? Chẳng phải đấng christ chỉ là người có sự sống của đức chúa trời sao? Vậy thì khi chúng tôi tiếp nhận lời đức chúa trời, tiếp nhận sự chăm tưới và chăn dắt của đức chúa trời và có sự sống của đức chúa trời, chẳng phải chúng tôi cũng trở thành đấng christ sao? Ngài là một người bình thường do con người sinh ra, chúng tôi cũng vậy. Tại sao ngài có thể là đấng christ mà chúng tôi không thể? Chẳng phải sau này ngài đã trở thành đấng christ sao? Nếu chúng tôi chịu khổ và trả giá, đọc lời đức chúa trời nhiều hơn, có sự sống của đức chúa trời, nói những lời giống như đức chúa trời phán, làm những chuyện đức chúa trời muốn làm, và noi theo đức chúa trời, thì chẳng phải chúng tôi cũng có thể trở thành đấng christ sao? Chuyện đó có gì khó khăn chứ?”. Những kẻ địch lại Đấng Christ không cam lòng đi theo Đấng Christ và trở thành những người đi theo bình thường của Đấng Christ, hoặc trở thành loài thọ tạo dưới sự thống trị của Đấng Tạo Hóa. Dã tâm và dục vọng xui khiến họ: “Đừng trở thành một người bình thường. Lúc nào cũng đi theo và nghe lời đấng christ là biểu hiện của sự vô năng. Ngoài lời đấng christ và lời hứa của đức chúa trời, anh nên có những mưu cầu cao hơn như mưu cầu trở thành con của đức chúa trời, thành con trưởng, thành đấng christ, được đức chúa trời trọng dụng, hoặc là trụ cột trong vương quốc của đức chúa trời. Những mục tiêu này thật lớn lao và đem lại sự khích lệ biết bao!”. Ngươi thấy những cách nghĩ này như thế nào? Có đáng để khuyến khích không? Có phải là thứ mà người bình thường nên có không? (Thưa, không phải.) Chính vì những kẻ địch lại Đấng Christ có nhận thức như vậy về thân phận và thực chất của Đấng Christ, nên họ không đặt nặng về những lời nói và việc làm chống đối, xét đoán, thử thách, phủ nhận và định tội Đấng Christ. Họ cho rằng: “Xét đoán một người thì có gì đáng sợ? Chẳng phải ngài chỉ là một con người sao? Ngài thừa nhận mình là một con người, vậy việc tôi xét đoán, đánh giá hoặc định tội ngài thì có gì sai? Việc tôi theo dõi hoặc nghiên cứu ngài thì có gì sai? Tôi có quyền tự do làm như vậy!”. Họ không cho rằng làm như vậy là chống đối hay đối lập với Ngài, đây là quan điểm rất nguy hiểm. Cho nên, nhiều kẻ địch lại Đấng Christ đã đối đầu với Đấng Christ như vậy trong 20 hoặc 30 năm, trong lòng luôn phân cao thấp với Ngài. Ta nói thật với ngươi. Ngươi làm gì là quyền tự do của ngươi, nhưng nếu là người đi theo Đức Chúa Trời mà ngươi đối đãi với Đức Chúa Trời nhập thể không chút kiêng dè như vậy, thì có một điều chắc chắn: Không phải ngươi đang gây khó dễ với một con người, mà là đang kêu gào, đối đầu và gây khó dễ với Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì liên quan đến thực chất, tâm tính, việc làm, và nhất là sự nhập thể của Đức Chúa Trời, thì đều liên quan đến các sắc lệnh quản trị. Nếu ngươi đối đãi với Đấng Christ một cách không chút kiêng dè như vậy, xét đoán và định tội Ngài không chút kiêng dè như vậy, thì Ta nói cho ngươi biết, kết cục của ngươi đã được định đoạt và đừng mong chờ Đức Chúa Trời sẽ cứu rỗi ngươi. Đức Chúa Trời không thể cứu rỗi người công khai kêu gào và đối đầu Ngài một cách không chút kiêng dè. Người như vậy là kẻ thù của Đức Chúa Trời, là Sa-tan và ma quỷ, Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi họ. Ngươi cảm thấy ai có thể cứu rỗi ngươi thì hãy đến ngay với họ. Nhà Đức Chúa Trời không hạn chế ngươi, cánh cửa luôn rộng mở. Nếu ngươi cảm thấy Phao-lô có thể cứu rỗi ngươi, hãy đến ngay với Phao-lô; nếu ngươi cảm thấy mục sư có thể cứu rỗi ngươi, thì đến ngay với mục sư. Nhưng có một điều chắc chắn là Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi ngươi. Việc ngươi làm là quyền tự do của ngươi, nhưng Đức Chúa Trời có cứu rỗi ngươi không là quyền tự do của Ngài, Ngài có quyền quyết định. Đức Chúa Trời có quyền lực này không? Ngài có tôn nghiêm này không? (Thưa, có.) Đức Chúa Trời nhập thể sống giữa loài người, Ngài làm chứng rằng Ngài là Đấng Christ và đến để thực hiện công tác của thời kỳ sau rốt. Có một số người nhận biết được thực chất của Đức Chúa Trời, một lòng đi theo Ngài, cũng như đối đãi với Ngài và thuận phục Ngài như Đức Chúa Trời. Nhưng lại có những người khác muốn ngoan cố chống đối Ngài đến cùng: “Cho dù có bao nhiêu người tin ngài là đấng christ thì tôi vẫn không tin. Cho dù ngài có nói gì thì tôi vẫn một lòng không coi ngài là đức chúa trời. Chỉ khi nào tôi thấy đức chúa trời trên trời thực sự phán và làm chứng cho ngài, khi đức chúa trời trên trời dùng tiếng sét để đích thân nói với tôi rằng: ‘Đây là sự nhập thể của ta, người yêu quý của ta, đứa con yêu dấu của ta’ thì tôi mới thừa nhận và tiếp nhận ngài là đức chúa trời. Chỉ khi tôi đích thân nghe và nhìn thấy đức chúa trời trên trời phán và làm chứng cho ngài thì tôi mới tiếp nhận ngài, nếu không thì tôi không thể tiếp nhận!”. Chẳng phải những người này là những kẻ địch lại Đấng Christ sao? Khi ngày đó thực sự đến, ngay cả khi họ thừa nhận Đấng Christ là Đức Chúa Trời thì đó vẫn sẽ là ngày họ bị trừng phạt. Họ chống đối Đức Chúa Trời, kêu gào với Ngài, và lúc nào cũng thù địch với Ngài, thì liệu những chuyện này có thể được xóa bỏ dễ dàng hay không? (Thưa, không thể.) Cho nên, có một câu nói chân thực, đó là Đức Chúa Trời sẽ báo ứng mỗi người tùy theo việc họ làm. Những người này không chỉ gặp báo ứng, mà sẽ không bao giờ được nghe Đức Chúa Trời đích thân phán với họ. Họ có xứng không? Đức Chúa Trời muốn làm chứng cho chính Ngài với loài người, xuất hiện trước loài người và những loài thọ tạo chân chính, tỏ lộ chân thể của Ngài, lên tiếng và phán lời với họ. Ngài không xuất hiện với ma quỷ, không lên tiếng và phán lời với chúng. Cho nên, những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy chân thể của Đức Chúa Trời hay tận tai nghe được Ngài lên tiếng và phán lời. Họ mãi mãi không có cơ hội. Vậy thì những ngày tháng sau này của họ sẽ khó khăn sao? (Thưa, phải.) Tại sao? Những kẻ địch lại Đấng Christ, là những kẻ vô liêm sỉ, lúc nào cũng đối đầu, kêu gào với Đức Chúa Trời, và họ xem thường, định tội, thậm chí là nhạo báng mọi việc Ngài làm. Vậy Đức Chúa Trời sẽ đối đãi với loại người này như thế nào? Ngài có ân đãi và khoan hồng cho họ không? Ngài có ban phúc cho họ không? Ngài có ban lời hứa cho họ không? Ngài có cứu rỗi họ không? Nói một cách thực tế, liệu những người này có được Đức Chúa Trời khai sáng và dẫn dắt không? Trong đời này, họ sẽ không được Đức Chúa Trời khai sáng và soi sáng, sửa phạt và sửa dạy, hay được Ngài chu cấp cho sự sống của họ. Họ sẽ không được cứu rỗi. Ở đời sau, họ sẽ phải trả giá đắt cho những việc ác mình làm, mãi mãi. Đây là kết cục của họ. Phao-lô có kết cục như thế nào, thì những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ có kết cục như thế ấy.

B. Cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với sự bình thường và thực tế của Đấng Christ

Vừa rồi, chúng ta đã thông công và mổ xẻ biểu hiện đầu tiên của những kẻ địch lại Đấng Christ phủ nhận thực chất của Đấng Christ, đó là cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với xuất thân của Đấng Christ, quan điểm và nhận thức của họ, cũng như những chuyện mà họ làm. Chúng ta đã mổ xẻ những biểu hiện khác nhau của những kẻ địch lại Đấng Christ để xác định rõ ràng thực chất của loại người địch lại Đấng Christ. Về một khía cạnh khác của Đấng Christ – sự bình thường và thực tế của Ngài, những kẻ địch lại Đấng Christ có quan điểm gì, làm những chuyện gì, biểu hiện những tâm tính và thực chất nào? Tiếp theo, chúng ta sẽ mổ xẻ biểu hiện thứ hai của việc những kẻ địch lại Đấng Christ phủ nhận thực chất của Đấng Christ, đó là cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với sự bình thường và thực tế của Đấng Christ. Khi nói đến sự bình thường và thực tế, hầu hết mọi người đều có những cách nghĩ và nhận thức nhất định. Ví dụ, ba ngày không ăn không uống, mà không cảm thấy đói, cũng không thấy khát, lại còn cảm thấy khỏe mạnh hơn về thể lực và có nhiều năng lượng hơn trước – như vậy có được xem là bình thường và thực tế không? Người bình thường mà đi bộ bốn hoặc năm ki-lô-mét thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhưng nếu Đấng Christ đi bộ 40 ki-lô-mét mà không cảm thấy mệt mỏi, chân không đau, lại còn thấy nhẹ như bay, càng có nhiều năng lượng hơn, thì như vậy có thể được xem là bình thường và thực tế không? Nếu Đấng Christ tiếp xúc với cái lạnh cũng không bị cảm lạnh, và không bao giờ phát bệnh trong bất kỳ tình huống nào, nếu mắt Ngài có thể phát ra ánh sáng mạnh hơn gấp hàng chục lần so với bất kỳ ánh sáng mạnh nào mà mắt Ngài tiếp xúc, và dù mắt Ngài có nhìn vào máy tính bao lâu cũng không cảm thấy mệt mỏi hay bị cận thị, nếu Ngài không thấy chói mắt bất kể nhìn vào ánh sáng mặt trời bao lâu, và Ngài không cần dùng đèn pin khi đi bộ vào ban đêm mặc dù những người khác cần, và trời càng tối thì mắt Ngài càng sáng – những điều này có được xem là bình thường và thực tế không? Đều không phải, đây là thường thức mà con người thường tiếp xúc. Bình thường và thực tế nghĩa là lâu không uống nước thì khát, nói nhiều thì mệt, đi nhiều thì đau chân, nghe chuyện buồn bã, đau lòng thì cũng đau lòng và rơi nước mắt – như thế là bình thường và thực tế. Vậy, định nghĩa chính xác của sự bình thường và thực tế là gì? Những gì phù hợp với nhu cầu và bản năng bình thường của xác thịt, và không vượt quá phạm vi này thì là định nghĩa của sự bình thường và thực tế. Những gì phù hợp với năng lực và phạm vi của nhân tính bình thường, lý tính của nhân tính bình thường, cũng như những cảm xúc hỷ nộ ai lạc của nhân tính bình thường, đều nằm trong phạm vi của sự bình thường và thực tế. Đấng Christ là xác thịt mà Đức Chúa Trời mặc lấy trên trái đất; giống như bất kỳ người bình thường nào, Ngài có lời lẽ và cử chỉ bình thường, có thói quen và nếp sống bình thường. Nếu ba ngày ba đêm không ngủ, Ngài sẽ cảm thấy buồn ngủ và ngủ đứng cũng được; nếu cả ngày không ăn gì, Ngài sẽ cảm thấy đói; và nếu đi bộ trong một thời gian dài, Ngài sẽ mệt mỏi và chỉ muốn nghỉ ngơi sớm. Ví dụ, sau khi tụ họp và thông công với các ngươi trong ba hoặc bốn tiếng, thì Ta cũng mệt, cũng cần nghỉ ngơi. Đây là sự bình thường và thực tế của xác thịt, hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của xác thịt, cũng hoàn toàn phù hợp với nhiều biểu hiện và bản năng khác nhau của nhân tính bình thường, không có chút gì là siêu nhiên. Cho nên, một xác thịt như vậy có nhiều biểu hiện và sự bộc lộ của nhân tính, cách sống bên ngoài và nếp sống của nhân tính trong xác thịt này không khác những gì mà mỗi người bình thường, phổ thông biểu hiện và bộc lộ, chúng hoàn toàn giống nhau. Đức Chúa Trời tạo ra loài người, và nhân loại có đặc điểm gì và bản năng sống bình thường, thực tế gì, thì xác thịt nhập thể của Ngài cũng có như vậy. Ngài không có chút gì là siêu nhiên. Con người không thể đi xuyên tường hoặc cánh cửa đóng kín, Đức Chúa Trời nhập thể cũng vậy. Có một số người nói: “Chẳng phải ngài là đức chúa trời nhập thể sao? Chẳng phải ngài là đấng christ sao? Ngài không có thực chất của đức chúa trời sao? Cánh cửa khóa kín có thể thực sự giam cầm ngài sao? Ngài nên có thể bước qua cánh cửa đóng kín. Con người đi bộ năm ki-lô-mét thì sẽ mệt, nhưng ngài đi bộ 40 ki-lô-mét cũng không nên thấy mệt; con người ăn ba bữa một ngày, nhưng ngài sẽ có thể không ăn trong 30 ngày, muốn ăn thì ăn một bữa, không muốn thì không ăn, ngài vẫn có thể giảng đạo tại các buổi tụ họp, và sống hăng hái hơn những người khác. Phát bệnh là một phần của cuộc sống con người, nhưng ngài sẽ không phát bệnh. Vì là đấng christ nên ngài phải có một mặt khác với người bình thường, chỉ khi đó ngài mới xứng đáng được gọi là đấng christ và mới có thể chứng thực rằng ngài có thực chất của đức chúa trời”. Câu nói này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Không đúng ở đâu? Đây đều là quan niệm và tưởng tượng của con người, không phải là lẽ thật.

Sự nhập thể của Đức Chúa Trời là bình thường và thực tế – mọi hoạt động mà nhân tính bình thường của Ngài thực hiện, cũng như cuộc sống, lời lẽ, và cử chỉ của Ngài, đều là thực tế của những điều tích cực. Ngay từ đầu khi Đức Chúa Trời tạo ra con người, Ngài đã ban cho họ những bản năng bình thường, thực tế này; cũng như vậy, sự nhập thể của Đức Chúa Trời cũng sẽ không bao giờ đi ngược lại những quy luật này. Đây là nguyên nhân và căn cứ để sự bình thường và thực tế của Đấng Christ là những điều tích cực. Đức Chúa Trời đã tạo ra loài người, và để mọi biểu hiện và bản năng của họ đều giống như mong muốn của Ngài. Đức Chúa Trời đã ban cho con người những bản năng này, và đây là những quy luật trong cuộc sống hằng ngày của con người – liệu Đức Chúa Trời có làm cho sự nhập thể của Ngài đi ngược lại những quy luật về sự bình thường và thực tế này không? Rõ ràng là Ngài không làm như vậy. Đức Chúa Trời đã tạo ra loài người, và Đức Chúa Trời cũng là thực chất của sự nhập thể – ngọn nguồn của cả hai Ngài là một, cho nên nguyên tắc và tôn chỉ trong việc cả hai Ngài làm cũng là một. Bởi vì những biểu hiện của sự bình thường và thực tế của Đấng Christ nên việc trong mắt mọi người xem Ngài là một con người quá đỗi bình thường là chuyện quá tự nhiên. Trong nhiều chuyện, Ngài không có năng lực biết trước và đoán trước như mọi người tưởng tượng, Ngài không thể làm cho mọi thứ biến mất hoặc xuất hiện như mọi người tưởng tượng, Ngài càng không thể vượt quá những người bình thường, vượt quá năng lực và bản năng của xác thịt, hoặc vượt quá tư duy bình thường của con người để làm những chuyện mà con người không thể làm như mọi người tưởng tượng. Trái ngược với những tưởng tượng này, trong mắt thường của con người, người bình thường này không hề bộc lộ hay biểu hiện hơi hướng nào của Đức Chúa Trời từ khi Ngài bắt đầu công tác cho đến hiện tại. Trong mắt thường của con người, ngoài lời phán và công tác của Ngài, không có hoạt động của nhân tính bình thường nào của Ngài bộc lộ hơi hướng gì của Đức Chúa Trời hoặc về thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời. Bất kể con người nhìn Ngài như thế nào cũng thấy Ngài là một người bình thường đối với họ. Tại sao? Chỉ có một nguyên nhân: Những gì con người nhìn thấy là đúng; sự nhập thể của Đức Chúa Trời thực sự là một người bình thường, thực tế, một xác thịt bình thường, thực tế. Một xác thịt với vẻ ngoài bình thường và thực tế như vậy cũng trải qua sự bách hại và truy bắt của con rồng lớn sắc đỏ như những người khác, không có nơi nào để gối đầu hay để nghỉ ngơi. Về chuyện này, Ngài cũng như con người, không phải là ngoại lệ. Trong khi trải qua sự bách hại này, Ngài cũng trốn đông núp tây; Ngài không thể tàng hình hay độn thổ, không có năng lực phi thường nào để trốn tránh những mối nguy hiểm này. Cách duy nhất Ngài có thể làm là thu thập tin tức trước rồi nhanh chóng chạy trốn. Khi đối mặt với hoàn cảnh nguy hiểm, con người cảm thấy lo lắng và sợ hãi, các ngươi nói xem, Đấng Christ có sợ hãi không? Có lo lắng không? (Thưa, có.) Các ngươi nói đúng; làm sao các ngươi biết? (Thưa, người bình thường nào cũng sẽ cảm thấy lo lắng trong hoàn cảnh đó.) Đúng vậy. Ngươi nói rất hay. Các ngươi thực sự hiểu về sự bình thường và thực tế này rồi, và hiểu rất rõ. Đấng Christ cũng cảm thấy lo lắng và sợ hãi trong những hoàn cảnh này, nhưng Ngài có nhát gan không? Ngài có sợ đảng cầm quyền không? Ngài có thỏa hiệp với nó không? Không. Ngài sẽ chỉ cảm thấy lo lắng và sợ hãi, cũng như muốn nhanh chóng thoát khỏi hang quỷ này. Tất cả những điều này là biểu hiện của sự bình thường và thực tế của Đấng Christ. Tất nhiên, còn khá nhiều biểu hiện khác của sự bình thường và thực tế của Đấng Christ, chẳng hạn như có lúc hay quên, quên tên mọi người sau một thời gian dài không gặp, v.v.. Sự bình thường và thực tế chỉ là các đặc điểm, bản năng, dấu hiệu và ký hiệu của một người bình thường, thông thường. Chính vì Đấng Christ có nhân tính bình thường, thực tế, bản năng sinh tồn và mọi đặc trưng của xác thịt nên Ngài mới có thể nói chuyện và công tác một cách bình thường, giao tiếp với con người một cách bình thường, lãnh đạo con người theo cách bình thường và thực tế, cũng như hướng dẫn và trợ giúp con người thực hiện bổn phận của họ theo cách bình thường và thực tế. Chính vì sự bình thường và thực tế của Đấng Christ mà tất cả loài thọ tạo càng cảm nhận được sự thực tế trong công tác của Đức Chúa Trời, hưởng lợi từ công tác này, đồng thời nhận được nhiều lợi ích hữu hình và thực tế hơn từ công tác này. Sự bình thường và thực tế của Đấng Christ là dấu hiệu của nhân tính bình thường, cần thiết cho sự nhập thể của Ngài để tham gia vào mọi công tác, hoạt động và đời sống con người bình thường, hơn thế nữa, đây là nhu cầu của tất cả những ai đi theo Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những kẻ địch lại Đấng Christ không lĩnh hội sự bình thường và thực tế của Đấng Christ theo cách này. Họ cho rằng Đấng Christ chỉ là một người bình thường bởi vì Ngài bình thường và thực tế, và quá giống con người, cho nên Ngài không xứng được gọi là con của đức chúa trời, hóa thân của đức chúa trời giữa con người hay đấng christ, bởi vì Ngài quá bình thường và thực tế, thực tế đến mức con người không thể nhìn thấy bất kỳ dấu vết hay thực chất nào của đức chúa trời trong Ngài. Những kẻ địch lại Đấng Christ nói: “Một đức chúa trời như vậy có thể cứu rỗi con người không? Một đức chúa trời như vậy có xứng được gọi là đấng christ không? Đức chúa trời như vậy thật không giống đức chúa trời! Ngài không có một số yếu tố trong quan niệm của con người về đức chúa trời: thứ nhất là siêu thường, siêu phàm và kỳ lạ; thứ hai là siêu năng lực và có thể thể hiện sức mạnh to lớn; thứ ba là có ngoại hình giống đức chúa trời, có thân phận, tôn nghiêm, và thực chất của đức chúa trời, v.v.. Nếu con người không nhìn thấy được những điều này, thì làm sao ngài có thể là đức chúa trời? Ngài phán vài lời đó và làm chút công tác đó thì là đức chúa trời sao? Thế thì trở thành đức chúa trời quá dễ dàng, phải không? Làm sao một xác thịt bình thường, thông thường có thể là đức chúa trời được?”. Đây là điều mà những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ chấp nhận nổi.

Khi trải qua sự bách hại của con rồng lớn sắc đỏ ở Trung Quốc đại lục, Ta và một số anh chị em thường phải trốn đông núp tây, không có tự do cá nhân, có lúc phải nhanh chóng chạy trốn khi nghe tin nguy hiểm. Trong những tình huống này, những người xung quanh Ta, không có ai trở nên yếu đuối. Lý do là gì? Họ có ngu ngốc không? Đầu óc họ có đơn giản không? Không, mà là vì họ đã xác định chắc chắn về thực chất của Đức Chúa Trời nhập thể. Về sự bình thường và thực tế của Đấng Christ, họ không những không có quan niệm gì, cũng không định tội gì, mà còn có thể thông cảm, thấu hiểu, và lĩnh hội đúng đắn. Bất kể Đấng Christ chịu những đau khổ nào thì họ cũng chịu đựng cùng Ngài, và dù Ngài trải qua sự bách hại và truy bắt nào thì họ vẫn đi theo mà không hề oán trách, không bao giờ trở nên yếu đuối vì những chuyện này. Chỉ khi Ta đến một số nơi nhất định, thì có một số người biết Ta đã vội vã chạy trốn để tránh những hoàn cảnh nguy hiểm, và nếu không đến chỗ họ thì có lẽ cũng không tìm được chỗ nào để ở, và không có ai cho Ta ở, nên họ nghĩ trong lòng rằng: “Hừm! Ngài nhận mình là đấng christ, là xác thịt của đức chúa trời, nhưng hãy nhìn vào bộ dạng nhếch nhác của ngài đi. Làm sao ngài xứng là đấng christ? Ngài trông giống đức chúa trời ở điểm nào? Ngài nghĩ mình có thể cứu rỗi người khác sao? Hãy nhanh chóng tự cứu rỗi mình trước đã! Đi theo ngài liệu có được phúc không? Chuyện đó khỏi nghĩ đến đi là vừa! Nếu lời ngài có thể cứu rỗi người khác, tại sao không thể cứu rỗi chính ngài? Hãy nhìn ngài bây giờ mà xem, ngài thậm chí không có nơi để tựa đầu nên phải tìm đến con người chúng tôi, tìm những người có thế lực. Nếu là đức chúa trời thì ngài không nên đáng thương như vậy. Nếu là sự nhập thể của đức chúa trời thì ngài không nên không có nhà mà về!”. Cho nên, loại người như vậy không bao giờ nghĩ thông được chuyện này. Nếu một ngày họ thấy phúc âm của vương quốc được mở rộng ra nước ngoài, nhiều người ở các quốc gia khác nhau tiếp nhận, và họ thấy rằng con rồng lớn sắc đỏ đã sụp đổ, rằng những người đi theo Đức Chúa Trời đều có thể nở mày nở mặt, không còn bị bách hại nữa, có thể làm vua và nắm quyền mà không ai dám ức hiếp, thì chắc chắn họ sẽ thay đổi hoàn toàn thái độ thông thường, không còn những quan niệm về việc Đức Chúa Trời ở trong xác thịt mà làm vua và nắm quyền nữa. Tại sao có sự thay đổi đột ngột như vậy? Những người này chỉ dựa vào những gì họ thấy, chứ không tin lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, rằng Ngài toàn năng, hay mọi lời Ngài phán sẽ ứng nghiệm. Những người như vậy rốt cuộc có tin Đức Chúa Trời không? Họ tin vào điều gì? (Thưa, vào quyền thế.) Đấng Christ có quyền thế không? Trong nhân loại bại hoại, Đấng Christ không có quyền thế. Có một số người nói: “Đức chúa trời không có thẩm quyền sao? Nếu thực chất của đấng christ là đức chúa trời, vậy tại sao ngài không có thẩm quyền của đức chúa trời? Thẩm quyền lớn hơn quyền thế rất nhiều, vậy chẳng phải ngài cũng nên có quyền thế sao?”. Tôn chỉ công tác của Đức Chúa Trời nhập thể là gì? Chức trách của Đức Chúa Trời nhập thể là gì? Có phải để khoe khoang quyền thế không? (Thưa, không phải.) Cho nên, giống như bất kỳ người bình thường nào, Ngài phải chịu sự cự tuyệt, nhục mạ, phỉ báng và thù địch của thế giới này – Đấng Christ phải chịu đựng tất cả những điều này, hoàn toàn không ngoại lệ.

Những người thực sự mưu cầu lẽ thật không những không có quan niệm về sự bình thường và thực tế của Đấng Christ mà ngược lại, từ trong những phẩm chất này, họ càng có thể thấy được sự đáng mến của Đức Chúa Trời, càng có thể nhận biết thực chất đích thực của Đức Chúa Trời cũng như thực chất đích thực của Đấng Tạo Hoá rốt cuộc là gì. Nhận thức của họ về Đức Chúa Trời càng sâu sắc hơn, thực tế hơn, chân thật hơn và chính xác hơn. Ngược lại, những kẻ địch lại Đấng Christ thường vì tất cả sự bình thường và thực tế của Đấng Christ mà cảm thấy không cam lòng đi theo một Đấng Christ như vậy, cảm thấy Ngài không có năng lực phi thường và không xuất sắc hơn người bình thường, hơn nữa còn trải nghiệm những hoàn cảnh sống giống như loài người. Những kẻ địch lại Đấng Christ không những không thể cam lòng tiếp nhận tất cả những điều này và từ trong đó mà nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời, mà còn định tội và đề phòng, thậm chí là tố cáo. Ví dụ, khi có người làm chuyện đi ngược lại nguyên tắc, nếu Ta không hỏi và không ai nói cho Ta về chuyện này, thì Ta sẽ không biết – đây có phải là biểu hiện nằm trong phạm vi của sự bình thường và thực tế không? (Thưa, phải.) Những người có sự lĩnh hội đúng đắn và nhân tính bình thường sẽ giải thích chuyện này cho Ta một cách rõ ràng và thấu đáo, sau đó để Ta tùy ý xử lý. Những kẻ địch lại Đấng Christ thì làm ngược lại, họ dùng đôi mắt để quan sát Ta, dùng những lời thăm dò để thử thách Ta. Sau đó, họ tự nghĩ: “Ngài không biết chuyện này thì dễ xử lý rồi. Nếu ngài biết chuyện này thì tôi đã có một phương án để ứng phó với ngài, còn nếu ngài không biết, tôi lại có phương án khác để ứng phó với ngài. Tôi sẽ biến chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không có, để ngài hoàn toàn không biết gì và để chuyện này trôi qua. Vì ngài không biết về chuyện này nên sau này ngài cũng không cần biết, không phải biết làm gì. Tôi sẽ làm chủ chuyện này. Nếu một ngày ngài biết được thì gạo đã thành cơm, ngài còn có thể làm gì tôi?”. Loại người nào đối đãi với Đấng Christ theo cách thức này? Họ có phải người tốt không? Họ có phải là người mưu cầu lẽ thật không? Họ có phải là người có nhân tính và nhân cách không? (Thưa, không phải.) Có một số lãnh đạo đã làm ra một vài chuyện; họ ở bên dưới tùy ý đề bạt người trong hội thánh, phung phí của lễ, mua sắm quá mức, bừa bãi, và dù chi bao nhiêu tiền hay có chuyện lớn nào phát sinh thì họ cũng không nói một lời. Ta đã đến đó nhiều lần và họ chưa bao giờ xin tư vấn hoặc hỏi ý kiến Ta về những chuyện này mà chỉ tự quyết định; họ cũng không để Ta kiểm tra, mà Ta phải moi thông tin từ họ. Họ xem Ta như người ngoài: “Vì ngài đã đến nên chúng tôi sẽ chỉ phản ánh và nói cho ngài về những gì ngài có thể thấy trước mắt. Còn những chuyện chúng tôi làm sau lưng thì ngài đừng mơ biết chuyện. Chúng tôi sẽ không cho phép ngài nhúng tay vào hay hỏi han gì”. Dù Ta có đến bao nhiêu lần, họ cũng không bao giờ cho phép Ta hỏi han. Vì sợ Ta hỏi han mà họ nói hươu nói vượn để cố ý che giấu và lừa dối. Họ thông đồng với nhau, đồng lòng cùng nhau, đưa mắt ra hiệu với nhau; thống nhất một kiểu, không ai báo cáo vấn đề của người khác, và bao che cho nhau. Khi Ta biết chuyện rồi và truy cứu trách nhiệm, họ vẫn bao che cho nhau, không nói ai chịu trách nhiệm mà giả bộ ngớ ngẩn và chơi chữ với Ta. Họ đã phạm sai lầm gì? Họ cho rằng: “Ngoài tư duy bình thường, đơn giản và nhân tính phổ thông, bình thường, thì một con người bình thường như đấng christ đâu có gì đáng khoe khoang, và không có năng lực siêu nhiên. Vì vậy, chúng tôi có thể giở trò sau lưng ngài và cảm thấy yên tâm để tiến hành việc kinh doanh của riêng mình. Tiền của hội thánh nằm trong tay chúng tôi nên chúng tôi muốn gì mua nấy, không cần xin chữ ký, chỉ cần tùy ý ký vào các giao dịch mua, không cần xét duyệt, cứ tiêu tiền tùy thích. Đấng christ chẳng phải là đức chúa trời sao? Ngài có thể quản những chuyện này không? Chúng tôi muốn gì thì sẽ làm nấy; trừ lúc ngài ở đây, thời gian còn lại thì nơi này hoàn toàn là thiên hạ của chúng tôi!”. Họ đã đối đãi với sự bình thường và thực tế của Đấng Christ như thế nào? Chẳng phải họ xem Ngài là người dễ bắt nạt sao? Họ nghĩ: “Miễn là ngài có nhân tính bình thường thì chúng tôi dám bắt nạt ngài. Nếu ngài không có nhân tính siêu nhiên thì chúng tôi sẽ không sợ ngài”. Họ là loại người gì vậy? Nếu xét về mặt nhân tính, liệu họ có được xem là người tốt không? Liệu họ có được xem là người có phẩm đức và nhân tính không? Liệu họ có được xem là người có nhân cách cao thượng không? Họ là thứ gì? Có phải là một đám người ô hợp không? Những người này đại diện cho ai khi công tác trong nhà Đức Chúa Trời? Họ thậm chí còn không đại diện cho con người, họ đại diện cho Sa-tan. Họ đã làm việc cho Sa-tan, là sai dịch và đồng lõa của hắn; họ đến đây để quấy nhiễu và phá hủy công tác của nhà Đức Chúa Trời, họ không thực hiện bổn phận của mình mà hành ác. Vậy, nhóm đồng lõa của Sa-tan này khác gì với con rồng lớn sắc đỏ bắt giữ, bách hại, và làm hại những người được Đức Chúa Trời chọn? Con rồng lớn sắc đỏ thấy rằng Đức Chúa Trời nhập thể chỉ là một người bình thường, không có gì đáng phải sợ, nên nó tùy ý truy bắt Ngài, bắt được rồi thì sẽ cố giết Ngài. Chẳng phải những kẻ đồng lõa của Sa-tan, những kẻ địch lại Đấng Christ này, cũng đối đãi với Đấng Christ theo cách đó sao? Chẳng phải thực chất của họ cũng giống nhau sao? (Thưa, phải.) Họ xem Đấng Christ là gì trong đức tin của mình? Họ tin Ngài như là Đức Chúa Trời hay như là con người? Nếu xem Ngài là Đức Chúa Trời, họ có đối đãi với Ngài theo cách này không? (Thưa, không.) Chỉ có một lời giải thích: Họ xem Đấng Christ là một con người, là người mà họ có thể tùy ý xét đoán, lừa dối, đùa giỡn, xem thường, và đối đãi theo cách họ muốn; những người này đúng là gan to cùng mình. Nếu chúng ta phân loại những người to gan lớn mật này, thì liệu họ có được xếp vào loại và nhóm loài thọ tạo, dân được Đức Chúa Trời chọn, người đi theo Ngài, người được Ngài hoàn thiện, và người được Ngài cứu rỗi không? (Thưa, không thể.) Những thứ rác rưởi này nên đặt ở đâu? Trong doanh trại của Sa-tan. Người trong nhóm này bị xác định tính chất là những kẻ địch lại Đấng Christ. Họ xem Đấng Christ như một người bình thường, họ làm xằng làm bậy, một tay che trời trong phạm vi thế lực của mình, cho rằng: “Dù có chuyện gì xảy ra, chỉ cần tôi không tìm kiếm ngài, không cho ngài biết, thì ngài không có quyền can thiệp, và ngài sẽ không bao giờ biết”. Các ngươi nói xem, Đấng Christ có quyền xử lý họ không? (Thưa, có.) Xử lý thế nào thì phù hợp? (Thưa, khai trừ khỏi hội thánh.) Đối đãi với những kẻ địch lại Đấng Christ và Sa-tan, thì phải làm như vậy, không được nương tay. Khi loại người này tin Đức Chúa Trời, dù Đức Chúa Trời làm gì, Ngài chu cấp lẽ thật cho con người như thế nào, hay công tác Ngài thực hiện là gì, thì họ đều không để ý tới. Nếu không có quyền lực thì họ sẽ nghĩ đủ mọi cách để có quyền lực. Một khi có quyền lực, họ sẽ tìm cách ngang vai ngang vế với Đấng Christ, chia đều thiên hạ với Ngài, phân cao thấp và tranh giành địa vị với Ngài. Trong phạm vi thế lực của mình, họ sẽ khiêu chiến Đấng Christ, rằng: “Tôi muốn xem lời của tôi hay của đấng christ có trọng lượng hơn. Hội thánh này là địa bàn của tôi; tiền của hội thánh, tôi muốn tiêu kiểu gì thì tiêu kiểu nấy, muốn mua thứ gì thì mua thứ nấy, muốn làm thế nào thì làm thế ấy. Tôi muốn nói ai không tốt thì người đó không tốt. Tôi muốn dùng ai thì dùng, và không ai được phép động vào người mà tôi dùng. Nếu có ai động vào thì tôi sẽ không bỏ qua – lời đức chúa trời phán cũng không là gì cả”. Làm như vậy chẳng phải là đang tìm cái chết sao?

Nếu con người thông qua nhân tính bình thường và thực tế của Đức Chúa Trời nhập thể mà nhận biết thêm về sự đáng mến của Đức Chúa Trời, nhận biết rõ ràng và chính xác hơn về thực tế và thực chất của Đức Chúa Trời, thì họ là những người mưu cầu lẽ thật và có nhân tính. Tuy nhiên, một số người vì sự bình thường và thực tế của Đấng Christ mà không xem Ngài là Đức Chúa Trời. Trước mặt Ngài, họ càng hỗn xược và cả gan làm loạn hơn nữa, càng dám tự tung tự tác hơn, càng có nhiều suy nghĩ về việc vượt qua Đấng Christ và khống chế dân được Đức Chúa Trời chọn. Họ cảm thấy họ có vốn liếng để xem thường và phân cao thấp với Đấng Christ, cũng có bằng chứng để xem Đấng Christ là một con người. Họ nghĩ rằng sau khi có được bằng chứng này, họ không cần phải sợ Đấng Christ, và họ có thể tùy tiện chỉ trích Ngài, tùy tiện cười cười nói nói với Ngài, đặt mình ngang vai ngang vế với Ngài, cũng như nói chuyện về gia đình và tâm sự chuyện cá nhân với Ngài. Thậm chí còn có người nói: “Tôi đã cho ngài biết những suy nghĩ trong lòng, sự yếu đuối và tâm tính bại hoại của tôi, nên hãy cho tôi biết về tình trạng của ngài. Tôi đã cho ngài biết về những trải nghiệm của mình trước và sau khi tin đức chúa trời, cũng như tôi đã tiếp nhận công tác của đức chúa trời ra sao, nên hãy nói cho tôi biết về trải nghiệm của ngài”. Họ đang muốn làm gì? Chẳng phải họ thấy Đức Chúa Trời nhập thể quá phổ thông và bình thường, và muốn Ngài trở thành người nhà, người anh em, bạn bè hay hàng xóm sao? Cho dù Đấng Christ bình thường và thực tế đến đâu thì thực chất của Ngài không bao giờ thay đổi. Dù Ngài bao nhiêu tuổi, sinh ra ở đâu, lý lịch và từng trải như thế nào so với ngươi, vẻ ngoài cao lớn hay nhỏ bé so với ngươi, thì đừng quên rằng Ngài luôn mãi khác biệt với ngươi. Tại sao lại như vậy? Ngài là Đức Chúa Trời sống trong xác thịt có vẻ ngoài bình thường và thực tế; thực chất của Ngài luôn mãi khác với của ngươi; thực chất của Ngài là của Đức Chúa Trời chí cao vô thượng, luôn luôn và mãi mãi ở trên toàn thể nhân loại. Đừng quên điều này. Bề ngoài, Ngài có vẻ như một người phổ thông và bình thường, Ngài được gọi là Đấng Christ và có thân phận của Đấng Christ, nhưng nếu ngươi xem Ngài là con người trong đức tin của mình, và xem Ngài là một người bình thường, một người trong nhân loại bại hoại, thì ngươi đang gặp nguy hiểm rồi. Thân phận và thực chất của Đấng Christ không bao giờ thay đổi, thực chất của Ngài là thực chất của Đức Chúa Trời, và thân phận của Ngài luôn mãi là thân phận của Đức Chúa Trời. Việc Ngài sống trong vỏ bọc của một xác thịt bình thường và thực tế không có nghĩa rằng Ngài là một người trong nhân loại bại hoại, cũng không có nghĩa rằng con người có thể thao túng hoặc chế ngự Ngài, có thể ngang vai ngang vế với Ngài hay tranh giành quyền lực với Ngài. Chừng nào con người còn nhìn nhận Ngài như con người, đánh giá Ngài bằng cách thức và quan điểm của con người, và cố gắng biến Ngài thành bạn bè, người bằng vai phải lứa, đồng nghiệp hay cấp trên, thì họ đang đặt mình vào tình huống nguy hiểm. Tại sao lại nguy hiểm? Nếu ngươi xem Đấng Christ là người phổ thông, bình thường, thì tâm tính bại hoại của ngươi sẽ bắt đầu phát tác. Ngay từ lúc ngươi xem Đấng Christ là con người, thì những việc ác của ngươi sẽ bắt đầu bộc lộ. Đây chẳng phải là chỗ nguy hiểm sao? Chỉ cần con người xem Đấng Christ là con người, cho rằng Ngài bình thường và thực tế, dễ bị lừa dối, rằng Ngài giống loài người, thì trong lòng họ sẽ không sợ Ngài, và lúc đó mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời sẽ thay đổi. Mối quan hệ này biến thành gì? Đó không còn là mối quan hệ giữa loài thọ tạo và Đấng Tạo Hóa, giữa người đi theo và Đấng Christ, cũng như giữa người được cứu rỗi và Đức Chúa Trời nữa, mà đã trở thành mối quan hệ giữa Sa-tan và Đấng tể trị vạn vật. Con người đứng về phía đối lập với Đức Chúa Trời và trở thành kẻ thù của Ngài. Khi ngươi xem Đấng Christ là con người, ngươi cũng thay đổi thân phận của mình trước Đức Chúa Trời và giá trị của ngươi trong mắt Ngài; ngươi hủy hoại hoàn toàn tiền đồ và số phận của mình bằng sự phóng túng, phản nghịch, tà ác, và kiêu ngạo của chính mình. Đức Chúa Trời sẽ chỉ thừa nhận, lãnh đạo, ban cho ngươi sự sống và cơ hội được cứu rỗi trên cơ sở ngươi là loài thọ tạo, người đi theo Đấng Christ và tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nếu không, mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời sẽ thay đổi. Khi con người xem Đức Chúa Trời, Đấng Christ, là con người, chẳng phải họ đang đùa cợt sao? Con người thường không cảm thấy đây là vấn đề, họ nghĩ: “Đấng christ nói rằng ngài là một người phổ thông và bình thường, vậy tôi đối đãi với ngài như một con người thì có gì không ổn chứ?”. Thực ra, chuyện này không có gì là không ổn, nhưng hậu quả lại rất nghiêm trọng. Ngươi xem Đấng Christ như con người thì sẽ mang lại cho ngươi nhiều lợi ích. Một mặt, giá trị con người của ngươi tăng lên; mặt khác, khoảng cách giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ rút ngắn lại. Bên cạnh đó, ngươi sẽ không còn dè dặt trước mặt Đức Chúa Trời mà sẽ cảm thấy thoải mái, tự do. Ngươi sẽ có nhân quyền, tự do, giá trị sống của riêng mình cũng như lĩnh hội được cảm giác tồn tại của mình – đây là chuyện tốt phải không? Ngươi đối đãi với một con người thật sự theo cách này thì không có gì sai, làm như vậy sẽ cho thấy ngươi có tôn nghiêm và nhân cách. Nam nhi dưới gối có vàng ròng; con người không nên dễ dàng quỳ gối, chịu phục hay nhượng bộ bất kỳ ai. Đây chẳng phải là quy luật sinh tồn và luật chơi của con người sao? Có nhiều người áp dụng những quy luật và luật chơi như vậy khi chung sống với Đấng Christ. Làm như vậy thì sẽ phiền phức và rất dễ xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời. Điều này là do thực chất bản tính của tất cả mọi người trong nhân loại, bất kể chủng tộc, là như nhau. Chỉ có Đấng Christ là khác với nhân loại. Mặc dù Đấng Christ có vẻ ngoài bình thường và thực tế, cũng như có nếp sống và cách sống của nhân tính bình thường, thực tế, nhưng thực chất của Ngài không giống của bất kỳ con người bại hoại nào. Chính vì thế mà Ngài đủ tư cách yêu cầu những người đi theo đối đãi với Ngài theo cách Ngài yêu cầu. Ngoài Đấng Christ, không ai khác đủ tư cách yêu cầu con người theo cách này và với những tiêu chuẩn như vậy. Tại sao? Bởi vì thực chất của Đấng Christ là chính Đức Chúa Trời, và bởi vì Đấng Christ – con người phổ thông và bình thường này – là xác thịt bình thường mà Đức Chúa Trời mặc lấy, và là hóa thân của Đức Chúa Trời giữa nhân loại. Chỉ dựa trên điều này thì việc ngươi nhìn nhận Đấng Christ như con người là sai, việc đối đãi với Ngài như con người lại càng sai, việc ngươi lừa dối, đùa giỡn, tranh đấu với Ngài như thể Ngài là một con người thì còn sai hơn nữa. Những kẻ địch lại Đấng Christ – bè lũ tà ác khinh ghét lẽ thật – mãi mãi không ý thức được vấn đề nghiêm trọng và sai lầm rõ ràng này. Tại sao họ không ý thức được? Bởi vì thực chất bản tính của họ là thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ chiến đấu với Đức Chúa Trời trong cõi thuộc linh, tranh giành địa vị với Ngài, không bao giờ xưng Ngài là Đức Chúa Trời hay đối đãi với Ngài như Đức Chúa Trời. Khi đến nhà Đức Chúa Trời, họ diễn lại trò cũ, đối đãi với Đấng Christ theo cách như vậy. Tổ tiên của họ đối đãi với Đức Chúa Trời theo cách này nên không ngạc nhiên khi họ không kìm nổi bản thân mà làm như vậy. Vì họ không kìm nổi bản thân mà làm như vậy, và thực chất bản tính của họ đã được xác định, thì liệu những người này còn được Đức Chúa Trời cứu rỗi không? Có phải họ sẽ bị thanh trừ và khai trừ khỏi nhà Đức Chúa Trời không? Có phải họ sẽ bị tất cả dân được Đức Chúa Trời chọn từ bỏ không? (Thưa, phải.) Các ngươi có còn quan niệm về việc nhà Đức Chúa Trời định tội, thanh trừ và đào thải những người này không? (Thưa, không.) Họ có đáng thương không? (Thưa, không.) Tại sao không đáng thương? Họ đáng hận và đáng ghét, nên không đáng thương.

C. Cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đấng Christ

Cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với sự bình thường và thực tế của Đấng Christ có rất nhiều biểu hiện, và chúng ta vừa vạch trần một vài ví dụ cụ thể. Chúng ta sẽ kết thúc mối thông công về phương diện này tại đây. Về một phương diện khác của Đấng Christ – sự khiêm nhường và ẩn giấu của Ngài, thì những kẻ địch lại Đấng Christ vẫn biểu hiện thực chất tâm tính đặc hữu của họ, và họ có biểu hiện và cách làm mang tính thực chất giống như cách họ đối đãi với sự bình thường và thực tế của Đấng Christ. Họ vẫn không thể đón nhận những điều này từ Đức Chúa Trời, không thể xem đó như những điều tích cực mà tiếp nhận, thay vào đó lại xem thường, thậm chí chế giễu và định tội những điều này, sau đó là phủ nhận những điều này. Quá trình này gồm ba phần: Đầu tiên là quan sát, sau đó là định tội và cuối cùng là phủ nhận. Những phần này hoàn toàn theo quán tính và do thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ quyết định. Sự khiêm nhường và ẩn giấu là gì? Theo nghĩa đen thì không khó hiểu – có nghĩa là không thích thể hiện, không phô trương, luôn khiêm nhường và không để ai biết. Điều này liên quan đến tâm tính của Đức Chúa Trời nhập thể và tính cách nội tại của Đức Chúa Trời. Nhìn bề ngoài, con người không khó để nhận ra: Đấng Christ không có dã tâm gì, không cố gắng nắm quyền, không có dục vọng gì về quyền lực, không trói buộc lòng người, cũng không nghiên cứu đọc suy nghĩ của người ta; Đấng Christ nói chuyện đơn giản, thẳng thắn, rõ ràng, không bao giờ dùng lời thăm dò hoặc cách thức lừa phỉnh để con người nói ra suy nghĩ trong lòng. Con người muốn thì cứ nói ra, còn không muốn thì Ngài không cưỡng ép. Khi Đấng Christ vạch trần tâm tính bại hoại và những tình trạng khác nhau của con người, Ngài nói một cách thẳng thắn và chỉ ra rõ ràng; hơn nữa, cách Đấng Christ xử sự rất đơn giản. Những người tiếp xúc với Ta hẳn sẽ có ấn tượng này, nói rằng: “Ngài khá thẳng thắn, không có thủ đoạn xử thế. Dù Ngài có địa vị nhưng khi Ngài ở giữa nhóm người nào cũng không thấy Ngài có cảm giác mình ưu việt”. Câu nói này thực sự đúng. Ta không thích xuất đầu lộ diện hay nâng cao danh tiếng của mình trước mặt người khác. Nếu Ta thực sự không có địa vị này và Đức Chúa Trời không làm chứng cho Ta, tính cách bẩm sinh của Ta là tránh xa đám đông nhất có thể, không sẵn lòng thể hiện, có chút sở trường cũng không muốn mọi người biết, vì nếu mọi người biết thì họ sẽ tiền hô hậu ủng, như vậy sẽ phiền toái và khó xử lý. Cho nên, bất kể đi đến đâu, nếu có người bắt đầu tiền hô hậu ủng mà đi theo, Ta sẽ tìm cách để họ tránh xa, có chuyện thì nói, không có chuyện gì thì nhanh chóng để họ ai về chỗ nấy, làm việc họ cần làm. Đối với những con người bại hoại, đây là điều không thể tưởng tượng nổi: “Loài người chúng tôi yêu kính và ủng hộ Ngài biết bao! Chúng tôi say mê Ngài biết bao! Tại sao Ngài không tiếp nhận tình cảm này của chúng tôi?”. Những lời này là gì vậy? Ta đã nói hết những gì cần nói và dặn dò hết những gì cần dặn dò cho ngươi, vậy hãy làm những gì ngươi nên làm, đừng vây quanh Ta, Ta chẳng thèm đâu. Trong mắt con người cho rằng: “Thưa Đức Chúa Trời, Ngài làm nhiều công tác lớn lao đến vậy, chẳng phải Ngài cũng thường dương dương tự đắc sao? Với nhiều người đi theo đến vậy, chẳng phải Ngài luôn cảm thấy mình ưu việt sao? Chẳng phải Ngài luôn muốn hưởng thụ đãi ngộ đặc biệt sao?”. Ta nói rằng Ta chưa bao giờ cảm thấy như vậy. Ta chưa bao giờ nhận ra rằng mình có nhiều người đi theo đến vậy, Ta không cảm thấy mình ưu việt, không cảm thấy giá trị của mình cao đến mức nào. Các ngươi nói xem, một người bình thường có điều kiện như vậy thì mỗi ngày sẽ vui sướng đến mức nào? Chẳng phải họ sẽ không biết nên ăn gì và mặc gì sao? Chẳng phải họ sẽ lơ lửng trong không trung suốt ngày sao? Chẳng phải họ luôn hy vọng có người tiền hô hậu ủng mình sao? (Thưa, phải.) Nhất là người có chút bản lĩnh thì luôn tìm cách tổ chức các cuộc họp, để tận hưởng cảm giác được chú ý và tán thưởng khi phát biểu, cảm thấy chuyện này vui hơn cả việc uống rượu và ăn thịt. Ta tự hỏi, tại sao Ta không cảm thấy như vậy? Tại sao Ta không cho rằng chuyện đó là tốt? Tại sao Ta chẳng thèm cảm giác đó? Trong giới âm nhạc của thế gian, những người có chút kỹ năng đặc biệt, nhất là những người có thể ca hát và nhảy múa, thì được gọi là nữ thần, nam thần, ông hoàng âm nhạc, nữ hoàng âm nhạc, thậm chí là cha đỡ đầu, mẹ đỡ đầu, tổ sư gia. Đây không phải những danh xưng tốt. Còn có một số người không muốn bị gọi là “Tiểu Vương” hay “Tiểu Lý”, cho rằng gọi như vậy sẽ làm giảm vai vế, và họ tìm đủ mọi cách để xoay chuyển tình thế, để về sau mọi người gọi họ là ông hoàng hoặc nữ hoàng. Nhân loại bại hoại chính là vậy. Có một số người sau khi tin vào Đức Chúa Trời, họ nói rằng người tin Đức Chúa Trời không nên tùy tiện như những người ngoại đạo, không nên được gọi là thần, ông hoàng hay nữ hoàng, mà phải kín đáo, khiêm tốn. Họ cho rằng trực tiếp gọi mình là Khiêm Tốn thì hơi thô tục, nếu không đủ nhỏ hoặc khiêm nhường thì họ gọi mình là Nhỏ xíu, Nhỏ bé, Hạt bụi, Nho Nhỏ, và có một số người còn gọi là Hạt cát, Na-nô-mét. Họ không chú trọng đến lẽ thật mà lại suy ngẫm về sự thô tục, với những cái tên như Ngọn Cỏ, Hạt Mầm, thậm chí là Hòn Đất, Đất Bùn, Đống Phân, v.v. Những cái tên sau lại khó nghe và hèn mọn hơn tên trước, nhưng chúng có thể thay đổi điều gì không? Ta thấy những người có tên như vậy cũng rất kiêu ngạo, rất xấu xa, và một số người còn là kẻ ác. Những người có tên như vậy không những không trở nên nhỏ bé hay khiêm nhường hơn mà còn xấc xược, tà ác, và ác độc hơn.

Lần đầu tiên Đức Chúa Trời trở nên xác thịt để công tác trên đất. Mặc dù công tác của Ngài đơn giản và ngắn ngủi, nhưng đó là một giai đoạn công tác quan trọng và không thể thiếu đối với sự cứu rỗi nhân loại. Tuy nhiên, sau khi Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh, Ngài đã phục sinh và thăng thiên, không xuất hiện trước nhân loại nữa. Tại sao Ngài không xuất hiện trước nhân loại nữa? Đây là sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đức Chúa Trời. Theo lô-gic bình thường của con người, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và chịu đau khổ trong ba mươi ba năm rưỡi, chịu sự chối bỏ, phỉ báng, định tội, nhục mạ của nhân loại, v.v., và sau khi bị đóng đinh và phục sinh thì Ngài nên trở lại giữa nhân loại để hưởng thụ thành quả chiến thắng và vinh hiển của Ngài. Ngài nên sống thêm ba mươi ba năm rưỡi nữa hoặc lâu hơn, hưởng thụ sự thờ phượng và ngưỡng vọng của nhân loại dành cho Ngài, cũng như hưởng thụ địa vị và đãi ngộ mà Ngài xứng đáng được hưởng. Nhưng, Ngài đã không làm như vậy. Trong giai đoạn công tác này, Đức Chúa Trời đã đến một cách nhẹ nhàng và lặng lẽ, không có bất kỳ nghi thức nào. Loài người có chút bản lĩnh là muốn có cảm giác tồn tại, muốn công cáo thiên hạ, nhưng Đức Chúa Trời thì không như vậy, Ngài không muốn cho cả thế giới biết: “Ta đến rồi đây, Ta chính là Đức Chúa Trời!”. Đức Chúa Trời không phán một lời nào như vậy cho chính Ngài mà chỉ lặng lẽ sinh ra trong chuồng ngựa. Ngoại trừ ba nhà thông thái đến thờ phượng Đức Chúa Trời, phần đời còn lại của Đức Chúa Jêsus Christ đầy gian lao và đau khổ, chỉ kết thúc khi Ngài bị đóng đinh. Về lý mà nói, Đức Chúa Trời đã đạt được vinh hiển và xá miễn tội lỗi của con người – điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đã có công lao lớn đối với nhân loại vì Ngài đã giúp con người thoát khỏi tội lỗi và bể khổ, và Ngài là Đấng cứu chuộc nhân loại. Cho nên, đương nhiên Đức Chúa Trời nên được hưởng thụ sự thờ phượng, kính ngưỡng và phủ phục của nhân loại. Tuy nhiên, Ngài đã ra đi nhẹ nhàng và lặng lẽ, không một tiếng động. Trong hai nghìn năm qua, công tác của Đức Chúa Trời không ngừng mở rộng. Quá trình mở rộng này đầy gian lao, giết chóc, đầy sự định tội và phỉ báng của toàn nhân loại. Nhưng, dù nhân loại có thái độ như thế nào với Đức Chúa Trời, Ngài vẫn bày tỏ lẽ thật và chưa bao giờ từ bỏ công tác cứu rỗi nhân loại. Hơn nữa, trong hai nghìn năm này, Đức Chúa Trời chưa bao giờ dùng lời rõ ràng nào để trình bày về bản thân, phán rằng Đức Chúa Jêsus là sự nhập thể của Ngài, rằng nhân loại nên thờ phượng và tiếp nhận Ngài. Đức Chúa Trời chỉ dùng cách thức đơn giản nhất, sai phái các tôi tớ tứ phương thiên hạ để rao truyền phúc âm của thiên quốc, để thêm nhiều người hối cải, đến trước Đức Chúa Trời, và tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài, để từ đó tội lỗi của họ có thể được xá miễn. Đức Chúa Trời chưa bao giờ dùng những lời thừa thãi nào để nói rằng Ngài là Đấng Mê-si sắp đến. Thay vào đó, Ngài dùng sự thật để chứng minh rằng mọi việc Ngài làm đều là chính Đức Chúa Trời làm, rằng sự cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus là sự cứu rỗi của chính Đức Chúa Trời, rằng Đức Chúa Jêsus đã cứu chuộc toàn nhân loại, và Ngài là chính Đức Chúa Trời. Trong lần nhập thể hiện tại, Đức Chúa Trời cũng dùng cách thức và hình thức như vậy mà đến giữa con người. Chuyện Đức Chúa Trời đến trong xác thịt là một phúc lành lớn lao cho nhân loại, một cơ hội vô cùng hiếm có, và hơn thế nữa là may mắn của nhân loại. Nhưng chuyện đó có ý nghĩa gì đối với chính Đức Chúa Trời? Đó là chuyện đau khổ nhất. Các ngươi có thể hiểu chuyện này không? Thực chất của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời, Đấng có thân phận của Đức Chúa Trời, vốn không kiêu ngạo, mà Ngài thành tín, thánh khiết và công chính. Khi đến giữa con người, Ngài phải đối mặt với mọi loại tâm tính bại hoại của nhân loại, nghĩa là tất cả những người Ngài muốn cứu rỗi đều là đối tượng mà Ngài ghê tởm và căm ghét. Đức Chúa Trời không có tâm tính kiêu ngạo, không tà ác và không giả dối. Ngài yêu thích những điều tích cực, Ngài công chính và thánh khiết nhưng những gì Ngài phải đối mặt lại chính là một bè lũ nhân loại đối địch và trái ngược với thực chất của Ngài. Đức Chúa Trời trao đi điều gì nhiều nhất? Là tình yêu thương, sự nhẫn nại, lòng thương xót và sự khoan dung của Ngài. Tình yêu thương, lòng thương xót và sự khoan dung chính là sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đức Chúa Trời. Trong mắt của nhân loại bại hoại cho rằng: “Đức Chúa Trời thực hiện công tác lớn lao như vậy, đạt được vinh hiển lớn lao như vậy, tể trị nhiều điều như vậy, tại sao Ngài không phao tin hay trình bày về Bản thân?”. Đối với con người thì chuyện này dễ như trở bàn tay; làm một chuyện tốt thì họ phóng đại thành mười, làm chút chuyện tốt thì họ phóng đại thành hai hoặc ba lần, phóng đại đến vô hạn, và cho rằng phóng đại càng chi tiết thì càng tốt. Nhưng những thứ này không có trong thực chất của Đức Chúa Trời. Dù Ngài làm gì thì cũng không có cái gọi là “giao dịch” của con người. Đức Chúa Trời không muốn đòi hỏi điều gì, Ngài không “tìm kiếm sự trả công” như cách gọi của con người. Đức Chúa Trời không ham muốn địa vị như nhân loại bại hoại, Ngài không phán: “Ta là Đức Chúa Trời; Ta muốn gì thì làm nấy, và dù Ta làm gì thì các ngươi phải nhớ đến sự tốt lành của Ta, phải khắc ghi trong lòng những chuyện Ta làm và mãi mãi ghi nhớ Ta”. Đức Chúa Trời hoàn toàn không có thực chất này; Ngài không có dã tâm, không có tâm tính kiêu ngạo của nhân loại bại hoại, và Ngài không trình bày về bản thân. Có một số người nói: “Nếu Ngài không trình bày về bản thân, làm sao con người có thể biết Ngài là Đức Chúa Trời? Làm sao họ có thể thấy Ngài có địa vị của Đức Chúa Trời?”. Không cần thiết; đây là điều mà thực chất của Đức Chúa Trời có thể đạt được. Đức Chúa Trời có thực chất của Đức Chúa Trời; cho dù Ngài có khiêm nhường và ẩn giấu đến đâu, cho dù Ngài làm chuyện gì bí mật đến đâu, cho dù Ngài có thương xót và khoan dung với nhân loại đến đâu thì hiệu quả cuối cùng của lời Ngài, công tác, hành động của Ngài, v.v. trên con người tất nhiên là việc loài thọ tạo tiếp nhận sự tể trị của Đấng Tạo Hóa, phủ phục và thờ phượng Đấng Tạo Hóa cũng như sẵn lòng thuận phục sự tể trị và an bài của Đấng Tạo Hóa. Điều này do thực chất của Đức Chúa Trời quyết định. Nhưng đây chính là điều mà những kẻ địch lại Đấng Christ hoàn toàn không thể đạt được. Họ có dã tâm và dục vọng, cũng như tâm tính kiêu ngạo, hung ác và tà ác, họ không có lẽ thật mà vẫn muốn chiếm hữu và khống chế con người, muốn con người thuận phục và thờ phượng họ. Xét từ thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ, đây chẳng phải là tà ác sao? Những kẻ địch lại Đấng Christ tranh giành dân được chọn với Đức Chúa Trời, liệu Ngài có tranh giành với họ không? Ngài có thực chất tranh giành không? Ngài có đạt được sự thờ phượng và thuận phục của loài thọ tạo bằng cách tranh giành không? (Thưa, không.) Ngài đạt được bằng cách nào? Loài thọ tạo là do Đức Chúa Trời tạo ra, chỉ Đấng Tạo Hóa biết nhân loại cần gì, nên có gì, và nên sống như thế nào. Ví dụ, nếu một người tạo ra cỗ máy, thì chỉ người phát minh mới biết cỗ máy đó có khuyết điểm và sự cố gì, cần sửa chữa ra sao, chứ người tìm cách làm giả cỗ máy đó thì không biết. Tương tự như vậy, nhân loại do Đức Chúa Trời tạo ra; chỉ Ngài mới biết con người cần gì, chỉ Ngài mới có thể cứu rỗi nhân loại, và chỉ Ngài mới có thể biến nhân loại bại hoại thành nhân loại chân chính. Đức Chúa Trời thực hiện tất cả những chuyện này không phải bằng thẩm quyền của Ngài, không phải bằng cách tự trình bày, tự biện giải, áp chế, mê hoặc hay khống chế con người; Đức Chúa Trời không dùng những thủ đoạn và cách thức này, chỉ Sa-tan và những kẻ địch lại Đấng Christ mới làm vậy.

Sau khi thông công nhiều như vậy, các ngươi nhận thức thế nào về sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đức Chúa Trời? Sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đức Chúa Trời là gì? Ẩn giấu có phải là cố ý che giấu thân phận của Ngài, cố ý che giấu thực chất và chân tướng của Ngài không? (Thưa, không phải.) Sự khiêm nhường có phải là do giả tạo mà ra không? Có phải là sự kiềm chế không? Có phải là giả mạo không? (Thưa, không phải.) Có một số người nói: “Ngài là Đức Chúa Trời nhập thể, làm sao một người có địa vị cao quý như Ngài lại có thể mặc những bộ quần áo bình thường như vậy?”. Ta nói rằng Ta chỉ là một người bình thường, sống một cuộc sống bình thường; mọi thứ về Ta đều bình thường, vậy tại sao Ta không thể mặc quần áo bình thường? Có một số người nói: “Ngài là Đấng Christ, Đức Chúa Trời nhập thể. Ngài có thân phận cao quý, nên đừng xem thường bản thân”. Ta nói, xem thường gì chứ? Ta không đánh giá quá cao hay xem thường bản thân; Ta chính là Ta, Ta làm những gì nên làm và nói những gì nên nói – như vậy thì có gì sai? Đánh giá quá cao hay xem thường đều không đúng; đánh giá quá cao là kiêu ngạo, xem thường là giả tạo, giả dối. Có một số người nói: “Đức Chúa Trời nhập thể phải có khí phách của người nổi tiếng, lời lẽ và cử chỉ của Ngài phải tao nhã. Hãy nhìn vào kiểu tóc, trang phục và cách trang điểm của những người phụ nữ mạnh mẽ trong xã hội, như vậy mới là người có thân phận và được mọi người đánh giá cao!”. Ta nói, thân phận là cái gì? Con người đánh giá cao Ta thì sao? Ta không thèm; Ta thấy ghê tởm và buồn nôn khi ngươi đánh giá cao Ta. Ngươi tuyệt đối đừng có đánh giá cao Ta. Lại có những người nói: “Hãy nhìn những nữ doanh nhân trong xã hội, họ ăn mặc rất sang trọng và thanh lịch. Thoạt nhìn thì có thể thấy họ là những nhân vật mạnh mẽ, ưu tú – tại sao Ngài không học hỏi từ họ?”. Tại sao Ta phải học những gì Ta không thích? Ta mặc quần áo phù hợp với độ tuổi, tại sao Ta phải giả tạo? Tại sao Ta phải học hỏi từ người khác? Ta là Ta, Ta đang giả tạo vì ai? Đó không phải là lừa dối sao? Các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời nhập thể phải có hình tượng, ngoại hình, lời lẽ và cử chỉ nào để phù hợp với thân phận của Ngài? Các ngươi có tiêu chuẩn nào cho điều này không? Hẳn là có, nếu không thì các ngươi đã không nhìn nhận Đấng Christ theo cách như vậy. Ta có tiêu chuẩn của Ta, nhưng tiêu chuẩn của Ta có vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc lẽ thật không? (Thưa, không.) Tại sao một số người luôn có quan niệm về bất kể những gì Ta mặc hoặc ăn, liên tục đúc kết và quy định cho Ta – làm như vậy chẳng phải đáng ghê tởm sao? Tại sao họ lại nhìn Ta theo cách này? Trong mắt họ, mọi chuyện Đấng Christ làm đều sai, đều tiêu cực, đều mờ ám. Loại người này thật quá tà môn! Xét từ một loạt các thân phận và góc độ khác nhau của Đức Chúa Trời – từ thực chất của Thần của Đức Chúa Trời và của chính Đức Chúa Trời, đến nhân tính của Đức Chúa Trời nhập thể – thì trong thực chất của Đức Chúa Trời không có sự kiêu ngạo hay bất kỳ dã tâm và dục vọng của Sa-tan nào, càng không có cái gọi là lòng tham địa vị của nhân loại. Ngoài thực chất của chính Đức Chúa Trời, đặc trưng nổi bật nhất của những gì Ngài sở hữu, từ Thần của Đức Chúa Trời đến Đức Chúa Trời nhập thể, chính là sự khiêm nhường và ẩn giấu của Ngài. Sự khiêm nhường này không phải là giả tạo, sự ẩn giấu này không phải là cố ý trốn tránh; mà đây là thực chất của Đức Chúa Trời, là chính Đức Chúa Trời. Dù Đức Chúa Trời ở cõi thuộc linh hay nhập thể làm người, thực chất của Ngài đều không thay đổi. Nếu dựa vào điều này, con người không thấy được Đấng Christ nhập thể có thực chất của Đức Chúa Trời, thì họ là loại người nào? Họ là những người không có hiểu biết thuộc linh và là kẻ chẳng tin. Nếu nhìn vào thực chất khiêm nhường và ẩn giấu của Đức Chúa Trời, con người cho rằng: “Có vẻ như Đức Chúa Trời không có nhiều thẩm quyền đến thế. Nói rằng Đức Chúa Trời là toàn năng thì không đáng tin lắm, nói rằng Ngài là vạn năng thì còn có chút đáng tin. Nếu như Ngài không có thẩm quyền lớn như vậy, làm sao Ngài có thể tể trị nhân loại? Nếu như Ngài không bao giờ thể hiện địa vị và thân phận của Đức Chúa Trời, làm sao Ngài có thể đánh bại Sa-tan? Đức Chúa Trời được cho là có sự khôn ngoan – sự khôn ngoan có thể quyết định hết thảy không? Sự khôn ngoan hay sự toàn năng lớn hơn? Sự khôn ngoan có thể chi phối sự toàn năng không? Sự khôn ngoan có thể ảnh hưởng đến sự toàn năng không?”. Con người nghĩ về chuyện này bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể nhìn thấu hoặc hiểu được. Một số người có những nghi hoặc trong lòng, sau đó dần dần tiêu hóa chúng, trong khi trải nghiệm thì liên tục tìm kiếm và cố gắng nhận biết chuyện này, chẳng biết từ lúc nào, họ đã có được một số nhận thức về mặt cảm tính. Chỉ có những kẻ địch lại Đấng Christ, sau khi nghi hoặc hết mọi thực chất, biểu hiện và hành động của Đức Chúa Trời, thì họ không chỉ không nhận biết rằng đây là sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đức Chúa Trời, là điều đáng mến ở Ngài, mà trái lại còn nghi hoặc hơn về Ngài và định tội Ngài nghiêm trọng hơn. Họ hoài nghi chuyện Đức Chúa Trời tể trị hết thảy, hoài nghi chuyện Đức Chúa Trời có thể đánh bại Sa-tan, chuyện Ngài có thể cứu rỗi nhân loại, chuyện kế hoạch quản lý sáu nghìn năm của Ngài có thể hoàn thành thành công, và thậm chí là hoài nghi sự thật rằng Ngài sẽ xuất hiện trước tất cả mọi người trong sự vinh hiển của Ngài. Sau khi hoài nghi thì họ làm gì? Họ phủ nhận. Cho nên, những kẻ địch lại Đấng Christ nói rằng: “Sự khiêm nhường và ẩn giấu của đấng christ căn bản chẳng có ý nghĩa gì, không đáng ca tụng hay tán dương, và không phải là thực chất của đức chúa trời. Sự khiêm nhường và ẩn giấu này không phải những gì đức chúa trời có; sự khiêm nhường và ẩn giấu của đấng christ là biểu hiện của sự vô năng của ngài. Trên thế giới, miễn là con người có chút địa vị thì được phong vương, phong hầu hoặc phong đế. Đấng christ đã thành lập vương quốc của mình, và có rất nhiều người đi theo, đồng thời sự mở rộng của công tác phúc âm đang cực kỳ hưng thịnh, vậy chẳng phải quyền lực của đấng christ ngày càng lớn sao? Nhưng xét theo biểu hiện của ngài, ngài không có dự định gia tăng quyền lực hay là sở hữu quyền lực như vậy, như thể ngài không có năng lực để sở hữu quyền lực này và vương quốc của đấng christ. Liệu đi theo ngài, tôi có nhận được phúc lành không? Có thể trở thành chủ nhân của thời đại tiếp theo không? Có thể thống trị tất cả muôn nước muôn dân không? Liệu ngài có thể hủy diệt thế giới cũ này và nhân loại bại hoại này không? Nhìn vào diện mạo bình thường của đấng christ, làm sao ngài có thể làm nên đại sự chứ?”. Những hoài nghi này luôn nảy sinh trong lòng những kẻ địch lại Đấng Christ. Sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đấng Christ là những điều mà tất cả nhân loại bại hoại, nhất là những kẻ địch lại Đấng Christ, không thể công nhận, đồng tình hay nhìn thấu; những kẻ địch lại Đấng Christ xem sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đức Chúa Trời là bằng chứng cho sự hoài nghi của họ về thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, là bằng chứng và cái thóp họ nắm được để phủ nhận thẩm quyền của Đức Chúa Trời, từ đó phủ nhận thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, thực chất của Đấng Christ. Sau khi phủ nhận thực chất của Đấng Christ, những kẻ địch lại Đấng Christ bắt đầu ra tay với dân được Đức Chúa Trời chọn trong phạm vi quản lý của họ, không chút nương tay, không chút lưu tình, không hề sợ hãi gì, đồng thời, họ không phủ định hay nghi ngờ chút nào về năng lực, bản lĩnh, hay dã tâm của bản thân. Trong phạm vi thế lực của mình, trong phạm vi có thể ra tay, những kẻ địch lại Đấng Christ giương nanh vuốt ma quỷ, khống chế những người có thể khống chế, mê hoặc những người có thể mê hoặc; họ hoàn toàn không quan tâm đến Đấng Christ và Đức Chúa Trời, đoạn tuyệt hoàn toàn với Đức Chúa Trời, Đấng Christ và nhà Đức Chúa Trời.

Chúng ta chủ yếu thông công điều gì trong mục này về cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đấng Christ? Sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đấng Christ mà con người nên nhận biết lại chính là điều kiện có lợi nhất trong mắt những kẻ địch lại Đấng Christ để chúng làm mưa làm gió và tạo vương quốc độc lập trong nhà Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ẩn giấu trong xác thịt, và giai đoạn công tác này trong thời kỳ sau rốt khác về hình thức so với giai đoạn của Thời đại Ân điển. Mặc dù Đức Chúa Trời không thực hiện dấu kỳ phép lạ nào trong giai đoạn này, nhưng Ngài đã phán nhiều lời hơn, nhiều hơn vô kể. Dù Đức Chúa Trời có làm gì, chỉ cần Ngài trở nên xác thịt là khi Ngài làm công tác sẽ phải chịu nỗi nhục khủng khiếp. Chỉ có một Đức Chúa Trời có thực chất thần tính như vậy mới có thể thực sự khiêm nhường và ẩn giấu chính Ngài để trở thành một người bình thường làm công tác của mình, bởi vì Ngài có thực chất khiêm nhường và ẩn giấu. Ngược lại, Sa-tan hoàn toàn không thể làm như vậy. Sa-tan sẽ mặc xác thịt nào để công tác giữa con người? Đầu tiên, hắn sẽ có vẻ ngoài cao lớn, hắn hung ác, giả dối và tà ác; sau đó, hắn phải tinh thông đủ loại thuật và thủ đoạn khác nhau để đùa cợt và thao túng con người, cũng như có nhiều mánh khóe lừa dối đủ tàn nhẫn và đủ độc ác. Hắn phải liên tục thể hiện giữa mọi người, xuất đầu lộ diện ở khắp nơi, sợ có người không biết về mình, phải liên tục tìm cách đề cao danh tiếng và tuyên truyền bản thân. Cuối cùng, khi mọi người gọi hắn là vua hoặc hoàng đế thì hắn sẽ hài lòng. Những gì Đức Chúa Trời làm hoàn toàn trái ngược với những gì Sa-tan làm. Đức Chúa Trời một mực nhẫn nại và ẩn giấu, và trong khi nhẫn nại cùng ẩn giấu, Ngài dùng lòng thương xót và tình yêu thương của Đấng Tạo Hóa để nhào nặn lời Ngài và sự sống của Ngài vào con người, để con người hiểu lẽ thật, có thể được cứu rỗi, trở thành loài thọ tạo chân chính có nhân tính bình thường và cuộc sống nhân loại bình thường. Mặc dù những gì Đức Chúa Trời làm là vô giá đối với nhân loại, nhưng Ngài xem đó là chức trách của chính Ngài. Vì vậy, Ngài đã đích thân trở nên xác thịt, giống như một người mẹ hoặc người cha không ngại phiền hà chu cấp, giúp đỡ, nâng đỡ, khai sáng và soi sáng con người. Tất nhiên, Ngài cũng hành phạt, phán xét, sửa phạt và sửa dạy con người, quan sát họ thay đổi từng ngày, sống một cuộc sống hội thánh bình thường từng ngày và trưởng thành sự sống từng ngày. Vì vậy, tất cả những gì Đức Chúa Trời làm đều là thực tế của những điều tích cực. Trong nhân loại, nhân loại ca tụng cái giá mà Đức Chúa Trời đã trả, quyền năng to lớn của Ngài, sự vinh hiển của Ngài, nhưng trong lời Đức Chúa Trời, có khi nào Ngài phán với con người rằng: “Ta đã làm nhiều điều cho nhân loại, Ta đã hi sinh quá nhiều; con người phải ca tụng và tán dương Ta” chưa? Đức Chúa Trời có những yêu cầu như vậy đối với nhân loại không? Không. Đây chính là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chưa bao giờ dùng điều kiện để trao đổi với con người rằng: “Ta đã đặt Đấng Christ ở giữa các ngươi, các ngươi phải đối xử tốt với Ngài, nghe lời Ngài, thuận phục Ngài và đi theo Ngài. Đừng gây nhiễu loạn hay gián đoạn, Ngài bảo gì thì làm nấy, Ngài bảo làm thế nào thì làm thế ấy, và khi mọi chuyện hoàn thành thành công thì các ngươi đều có công”. Đức Chúa Trời đã từng phán như vậy chưa? Đức Chúa Trời có ý như vậy không? Không. Ngược lại, chính những kẻ địch lại Đấng Christ luôn muốn dùng đủ mọi phương thức để cám dỗ, kìm kẹp, khống chế, kiểm soát hết thảy mọi sự của con người, khiến con người rời khỏi Đức Chúa Trời và đến trước họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ mỗi khi làm chút chuyện nhỏ nào cũng đều khoe khoang và thông báo khắp nơi. Họ không những không thể nhận biết, tiếp nhận, ca tụng hay tán dương sự khiêm nhường và ẩn giấu của Đức Chúa Trời, mà còn khinh thường, báng bổ. Điều này do thực chất tâm tính của những kẻ địch lại Đấng Christ quyết định.

Hôm nay, chúng ta đã thông công về ba biểu hiện của việc những kẻ địch lại Đấng Christ phủ nhận thực chất của Đấng Christ. Mối thông công về những biểu hiện này dừng ngang đây thôi. Các ngươi có câu hỏi nào không? (Thưa, không.) Được rồi, tạm biệt!

Ngày 21 tháng 11 năm 2020

Trước: Mục 15. Họ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và phủ nhận thực chất của Đấng Christ (Phần 1)

Tiếp theo: Bài bàn thêm 4: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 1)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger