Mục 9. Họ thực hiện bổn phận chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích và dã tâm của riêng mình; họ không bao giờ suy xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thậm chí bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 9)

II. Lợi ích của kẻ địch lại Đấng Christ

D. Tiền đồ và số phận của họ

4. Cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với chức danh “người phục vụ”

Hôm nay, chúng ta sẽ thông công về mục thứ chín trong các biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ: Họ thực hiện bổn phận chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích và dã tâm của riêng mình; họ không bao giờ suy xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thậm chí bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời để đổi lấy vinh quang cá nhân. Trong mục này, chủ đề thông công chính là mổ xẻ lợi ích của kẻ địch lại Đấng Christ, và hôm nay, chúng ta sẽ thông công về tiểu mục thứ tư, thuộc mục thứ tư trong các lợi ích của kẻ địch lại Đấng Christ – cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với danh xưng “người phục vụ”, và chúng ta cũng sẽ mổ xẻ cách kẻ địch lại Đấng Christ nhìn nhận danh xưng này. Những người đi theo Đức Chúa Trời đến nay đều đã quen thuộc với từ “người phục vụ” này, và đa số cũng đã cơ bản tiếp nhận danh xưng này trong lòng. Về ý nguyện chủ quan, họ không chống đối danh xưng này. Tuy nhiên, khi nói cụ thể người nào đó là người phục vụ, thì biểu hiện của người đó chủ yếu là không cam tâm nguyện ý, trong lòng ấm ức, không thực sự sẵn lòng bị gọi như vậy, cũng không thực sự sẵn lòng làm người phục vụ. Xét từ biểu hiện của con người, mặc dù theo ý nguyện chủ quan thì họ thừa nhận danh xưng này không phải là cái gì xấu xa, nhưng theo sự thật khách quan, thì đối với danh xưng “người phục vụ”, con người vẫn có phần nào kỳ thị, đối địch, thậm chí là không cam tâm – họ có những cảm xúc như vậy đối với chuyện này. Bất kể con người nhìn nhận danh xưng “người phục vụ” như thế nào, có thật lòng tiếp nhận nó không, có thật lòng làm người phục vụ hay không, có cho rằng trong danh xưng này chứa đựng sự uế tạp và ý muốn của con người hay không, thì hôm nay, trước hết chúng ta hãy thông công xem rốt cuộc thì người phục vụ là gì, Đức Chúa Trời định nghĩa và xác định tính chất của danh xưng “người phục vụ” này như thế nào, Ngài phán rằng thực chất của người phục vụ là gì, Ngài nhìn nhận ba chữ “người phục vụ” như thế nào, và cách nhìn nhận của Ngài có khác biệt gì so với của con người. Từ đó, trong lòng tất cả các ngươi sẽ có nhận thức và khái niệm chính xác về danh xưng “người phục vụ” này.

a. Định nghĩa và nguồn gốc của chức danh “người phục vụ”

Ba chữ “người phục vụ”, về nghĩa đen nghĩa là một người cống hiến sức lực và ra sức làm gì đó. Xét về mặt địa vị, thì danh xưng này nói đến một đối tượng bị lợi dụng tạm thời. Nghĩa là, nếu một người làm một công việc hoặc làm trong một ngành nghề nào đó mà bị xem là người phục vụ, thì họ sẽ không làm công việc hoặc ngành nghề đó lâu dài, mà chỉ tạm thời thôi. Họ được tạm thời ra sức và phục vụ một công tác hoặc ngành nghề nào đó, chứ chẳng có tiền đồ hay tương lai gì, cũng chẳng có phúc lợi gì. Họ cũng không cần gánh vác bất kỳ trách nhiệm gì, chỉ cần làm công ăn lương. Khi công việc giao cho họ được hoàn thành thì không cần họ nữa, họ nhận thù lao rồi đi. Tóm lại, đây là chuyện tạm thời, khi nào cần thì bảo họ làm thôi. Đây là cách hiểu theo nghĩa đen về người phục vụ. Nếu diễn giải ba chữ “người phục vụ” theo ý của loài người, thì người phục vụ chính là “người làm việc theo hợp đồng”, “người làm việc tạm thời”, là những người ra sức hoặc cống hiến sức lực tạm thời trong một công việc hoặc một ngành nghề. Mối quan hệ chỉ tồn tại trong giai đoạn mà công việc đó cần đến họ, sau đó thì họ không còn giá trị nữa, bởi vì không còn cần họ nữa, họ không còn giá trị sử dụng, giá trị của họ trong giai đoạn đó đã phát huy hết sạch rồi. Đây chính là nghĩa đen mà con người có thể hiểu được và thấy được về “người phục vụ”. Trong ý nghĩa mà ngôn ngữ của nhân loại có thể diễn đạt được, nghĩa là trong ý nghĩa của danh xưng “người phục vụ” mà nhân loại có thể lĩnh hội được từ lời Đức Chúa Trời, có tầng nghĩa nào phù hợp với lẽ thật không? Có tầng nghĩa nào phù hợp với nhân tính và lý tính bình thường không? Có tầng nghĩa nào mà con người với tư cách loài thọ tạo chân chính nên nhận thức không? Có tầng nghĩa nào liên quan đến cách Đức Chúa Trời tiếp cận với danh xưng này không? (Thưa, không có.) Tại sao các ngươi biết là không có? Các ngươi bị bí, không nói cho rõ được. Trong các ngươi, có người là sinh viên đại học, nghiên cứu sinh, tiến sĩ, giáo sư, vậy mà không ai nói rõ được chuyện này, phải vậy không? (Thưa, phải.) Đây là điểm khác biệt giữa tri thức và lẽ thật. Có lẽ ngươi có trình độ văn hóa, có lẽ ngươi nhận thức được từng chữ trong ba chữ “người phục vụ”, có lẽ khi gộp ba chữ lại để tạo thành một từ, để mô tả một loại người, một nhóm người, thì ngươi nhận thức được thực chất và biểu hiện của những người này, cũng như thứ hạng của họ trong toàn thể nhân loại. Nhưng khi ngươi không thể hiểu được ba chữ này này từ góc độ của lẽ thật và từ góc độ của một loài thọ tạo, thì rốt cuộc cách hiểu của ngươi phát xuất từ đâu? Rốt cuộc thì ngươi hiểu được thực chất của ba chữ này là gì? Đây có phải là cách hiểu về ba chữ “người phục vụ” phát xuất từ nhân loại bại hoại, từ xã hội này và từ tri thức của con người hay không? (Thưa, phải.) Tri thức của nhân loại này tương hợp hay đối địch với lẽ thật? (Thưa, đối địch.) Vậy khi ngươi có thể nhận thức và hiểu ba chữ này như vậy, thì ngươi đứng ở phía đối lập với Đức Chúa Trời hay đứng ở phía tương hợp với Đức Chúa Trời? Quá rõ ràng là khi dùng tri thức và trí óc mà hiểu và lĩnh hội ba chữ này, thì ngươi sẽ vô thức và không tự chủ được mà đứng ở phía đối lập với Đức Chúa Trời. Khi ngươi dùng tri thức của ngươi mà hiểu ba chữ này, thì những thứ mà ngươi hiểu chắc chắn sẽ khiến ngươi nảy sinh sự chống đối, ác cảm, ghê tởm và thậm chí là căm ghét đối với ba chữ này. Trong đó có sự thuận phục không? Có sự tiếp nhận thật lòng không? (Thưa, không có.) Có người nói: “Tôi tiếp nhận những từ tốt đẹp, còn những từ không tốt đẹp này thì tại sao tôi phải tiếp nhận? Chẳng phải tôi không thấy chống đối là được rồi sao? Chẳng hạn như, tôi tiếp nhận hết những cụm từ tích cực như ‘được mão triều thiên’, ‘được phần thưởng’, ‘được phúc’, ‘vào vương quốc’, ‘lên thiên đường’, ‘không xuống địa ngục’, ‘không bị trừng phạt’, ‘làm con trưởng’. Đây là chuyện tự nhiên, là phản ứng bình thường của con người, là điều mà con người nên mưu cầu. Còn những cụm từ tiêu cực như ‘kẻ ác’, ‘kẻ địch lại Đấng Christ’, ‘bị trừng phạt’, ‘xuống địa ngục’, thì chẳng có ai vui vẻ tiếp nhận cả. Mặc dù từ ‘người phục vụ’ là trung tính, nhưng theo cách hiểu của tôi thì tôi không tiếp nhận được, tôi không xem thường nó là đã tốt rồi. Muốn tôi sẵn lòng tiếp nhận, thuận phục và đón nhận nó từ Đức Chúa Trời, thì tuyệt đối không thể”. Có phải con người nghĩ vậy không? (Thưa, phải.) Nghĩ như vậy là đúng hay sai? (Thưa, là sai.) Khi nào thì biết là sai? Vừa mới mới biết, phải không? Vấn đề chính là đấy. Ngươi vừa mới biết như vậy là sai, thế thì lúc ngươi chưa biết, bề ngoài có vẻ ngươi đã có thể tiếp nhận danh xưng “người phục vụ” này và ngươi đã tiếp nhận nó một cách chủ quan rồi – sự tiếp nhận này là thật hay giả? (Thưa, là giả.) R õ ràng là không chân thật, không cam tâm tình nguyện. Trong đó có sự giả tạo, giả vờ, bất đắc dĩ, còn có kiểu đành vậy vì không còn cách nào khác.

Chúng ta vừa mới thông công về phản ứng và biểu hiện thực sự của mọi người đối với danh xưng “người phục vụ”, chúng hoàn toàn đại diện cho ý kiến, quan điểm và sự lĩnh hội của con người, hoàn toàn tỏ lộ rằng thái độ của con người đối với danh xưng này là bất đắc dĩ, kỳ thị, ác cảm, chống đối từ trong sâu thẳm nội tâm. Điều này là vì con người xem thường việc làm người phục vụ, xem thường ba chữ “người phục vụ”, không sẵn lòng làm người phục vụ, căm ghét việc làm người phục vụ. Đây là cách hiểu và thái độ của con người đối với danh xưng này. Giờ hãy nhìn lại xem, trong mắt Đức Chúa Trời thì người phục vụ rốt cuộc là gì, ba chữ “người phục vụ” nảy sinh như thế nào, thực chất của danh xưng này trong mắt Đức Chúa Trời là gì, và nó từ đâu mà có? Theo cách hiểu của nhân loại, thì nghĩa đen của “người phục vụ” là người làm việc tạm thời, tạm thời phục vụ trong một ngành nghề hoặc công việc, là người tạm thời được cần đến. Trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, trong công tác của Đức Chúa Trời, và trong nhà Đức Chúa Trời, không thể thiếu nhóm người được gọi là người phục vụ. Khi những người này đến nhà Đức Chúa Trời, đến nơi Đức Chúa Trời công tác, thì họ không biết gì về Đức Chúa Trời hay chuyện tin Đức Chúa Trời, càng không biết gì về công tác và kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, cái gì họ cũng không biết, họ chính là kẻ ngoài cuộc, là người ngoại đạo. Khi một người ngoại đạo trong mắt Đức Chúa Trời đến nhà Ngài, thì họ có thể làm việc gì cho Đức Chúa Trời? Có thể nói là chẳng làm được gì. Bởi vì con người có đầy tâm tính bại hoại, không có chút nhận thức nào về Đức Chúa Trời, và vì thực chất bản tính của mình, nên những gì họ làm được chỉ là Đức Chúa Trời dặn gì thì làm nấy. Công tác của Đức Chúa Trời làm đến đâu thì họ đi theo đến đó, lời Đức Chúa Trời nói đến đâu thì họ biết đến đó, biết vậy thôi chứ hoàn toàn chẳng hiểu được gì. Khi phối hợp trong mỗi một công tác mà Đức Chúa Trời yêu cầu, con người đều hoàn toàn thụ động, chứ chẳng chủ động. Sự thụ động ở đây nghĩa là họ không biết Đức Chúa Trời muốn làm gì, không biết Đức Chúa Trời bảo họ làm gì, không biết Đức Chúa Trời bảo họ làm công tác này là có ý nghĩa và giá trị gì, cũng không biết bản thân nên đi con đường như thế nào. Khi đến nhà Đức Chúa Trời, họ như những cỗ máy, Đức Chúa Trời vận hành họ thế nào thì họ phát huy thế ấy. Đức Chúa Trời cần gì nơi họ? Các ngươi biết không? (Thưa, con người là đối tượng để Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật để phán xét, là đối tượng để Đức Chúa Trời phán lời.) Đây là một phần, con người là đối tượng để Đức Chúa Trời phán lời. Còn gì nữa không? Đức Chúa Trời có cần ân tứ của họ không? (Thưa, có.) Có cần họ có sẵn tư duy của nhân tính bình thường không? (Thưa, có.) Ngươi có tư duy của nhân tính bình thường thì Đức Chúa Trời mới dùng ngươi, nếu không có lương tâm và lý trí thì ngươi còn không đủ tư cách làm người phục vụ. Còn cần gì nữa? (Thưa, cần kỹ thuật và sở trường của con người.) Những điều này nằm trong ân tứ rồi, là một phần trong những kỹ năng mà con người nên có. Còn gì nữa? (Thưa, ý chí phối hợp với Đức Chúa Trời.) Đây cũng là một phần, chính là ý nguyện nghe lời và thuận phục của con người, đương nhiên, cũng có thể nói là mong muốn yêu thích những điều tích cực và sự sáng. Ý nguyện nghe lời và thuận phục chính l à ý chí muốn phối hợp với Đức Chúa Trời, nhưng cách nói nào thì thích hợp hơn? (Thưa, là ý nguyện nghe lời và thuận phục.) Phải, “ý nguyện” thì rộng hơn một chút, bao hàm nhiều hơn một chút. Nếu nói là “ý chí” thì phạm vi tương đối hẹp hơn. Hơn nữa, “ý nguyện” về mức độ thì tương đối thấp hơn “ý chí”, nghĩa là sau khi ngươi có ý nguyện rồi thì mới dần dần nảy sinh các loại ý chí khác nhau. Nói là ý chí thì cụ thể hơn, còn ý nguyện thì hơi rộng hơn. Đối với Đấng Tạo Hóa mà nói, thì trên đây là những điều mà Đức Chúa Trời cần nơi nhân loại bại hoại. Nói cách khác, một người ngoài cuộc không biết gì về Đức Chúa Trời, về sự quản lý của Ngài, thực chất của Ngài, lời Ngài phán và tâm tính của Ngài, mà khi họ đến nhà Đức Chúa Trời, thì họ giống như một cái máy, những gì họ có thể làm cho Đức Chúa Trời và có thể phối hợp với công tác của Ngài về cơ bản chẳng liên quan gì đến tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu – lẽ thật. Những điều mà Đức Chúa Trời có thể lợi dụng nơi những người này chỉ có mấy điều vừa nói: Thứ nhất, họ có thể trở thành đối tượng của lời Đức Chúa Trời; thứ hai, các loại ân tứ mà họ có sẵn; thứ ba, tư duy của nhân tính bình thường mà họ có sẵn; thứ tư, các loại kỹ năng mà họ có sẵn; thứ năm, cũng là điều quan trọng nhất, ý nguyện lắng nghe và thuận phục lời Đức Chúa Trời của họ. Những điều này đều là then chốt. Khi có những điều này rồi, thì con người bắt đầu công tác cho Đức Chúa Trời, dâng hiến sức lực cho công tác quản lý của Đức Chúa Trời, chính thức đi vào con đường đúng, cũng chính thức trở thành người phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời.

Khi con người không hiểu lời Đức Chúa Trời, không hiểu lẽ thật và tâm ý của Đức Chúa Trời, không kính sợ Đức Chúa Trời chút nào, thì mỗi một con người đều không thể đảm nhiệm vai trò nào khác ngoài người phục vụ. Nghĩa là ngươi sẵn lòng hay không thì ngươi cũng là người phục vụ, ngươi không thoát được danh xưng này. Có vài người nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời cả đời rồi, từ khi bắt đầu tin Đức Chúa Jêsus cho đến nay cũng đã mấy chục năm, chẳng lẽ tôi vẫn là người phục vụ hay sao?”. Câu hỏi này là sao? Câu này ngươi hỏi ai? Ngươi nên hỏi chính bản thân mình, ngươi phải phản tỉnh bản thân: “Hiện tại mình hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời chưa? Việc mình làm bổn phận bây giờ là đang ra sức hay là đang thực hành lẽ thật? Mình có đi con đường mưu cầu lẽ thật và hiểu lẽ thật không? Mình đã bước vào thực tế lẽ thật chưa? Mình có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Mình có phải là người thuận phục Đức Chúa Trời không?”. Ngươi phải phản tỉnh bản thân về những phương diện này. Nếu như đã đạt được những tiêu chuẩn này, và khi gặp sự thử luyện từ Đức Chúa Trời mà ngươi có thể đứng vững, có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, thì đương nhiên ngươi không còn là người phục vụ nữa. Nếu như ngươi không đạt được bất kỳ tiêu chuẩn nào trong những điều này, thì dĩ nhiên ngươi vẫn là người phục vụ, đây là điều tất nhiên. Có vài người nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời đã hơn ba mươi năm, đấy là chưa tính số năm tin Jêsus. Tôi đã đi theo Đức Chúa Trời từ khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, công tác và bắt đầu phán lời lần này. Tôi là một trong những người đầu tiên trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, cũng là một trong những người đầu tiên nghe Đức Chúa Trời đích thân phán lời. Đã bao nhiêu năm trôi qua, tôi vẫn tin và đi theo Đức Chúa Trời. Tôi đã bị bắt bớ và bách hại mấy lần, đã gặp biết bao nguy hiểm, và Đức Chúa Trời luôn bảo vệ tôi, dẫn dắt tôi vượt qua, Đức Chúa Trời không hề bỏ rơi tôi. Hiện tại tôi vẫn làm bổn phận, tình hình ngày càng tốt lên, đức tin ngày càng lớn, không hề có chút nghi hoặc nào đối với Đức Chúa Trời – chẳng lẽ tôi vẫn là người phục vụ sao?”. Ngươi hỏi ai vậy? Có phải ngươi hỏi nhầm người rồi không? Câu này ngươi không nên hỏi. Ngươi tin Đức Chúa Trời nhiều năm rồi, mà vẫn không biết rõ mình có phải là người phục vụ hay không ư? Nếu ngươi không biết rõ, vậy tại sao ngươi không hỏi chính mình, xem ngươi có thực tế lẽ thật không, có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không, có biểu hiện lánh xa điều ác không? Đức Chúa Trời làm công tác biết bao năm như vậy, phán biết bao lời như vậy, ngươi hiểu được bao nhiêu, bước vào được bao nhiêu? Ngươi đạt được bao nhiêu? Ngươi tiếp nhận bao nhiêu sự tỉa sửa, thử luyện và tinh luyện của Đức Chúa Trời? Khi tiếp nhận chúng, ngươi có đứng vững làm chứng không? Ngươi có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời không? Khi gặp sự thử luyện như của Gióp, ngươi có thể phủ nhận Đức Chúa Trời không? Đức tin của ngươi đối với Đức Chúa Trời lớn đến chừng nào? Ngươi tin tàm tạm hay là tin một cách chân thật? Ngươi tự hỏi bản thân những vấn đề này đi. Nếu không trả lời được những câu hỏi này, thì ngươi là một kẻ hồ đồ. Ta thấy ngươi là thứ chạy theo đám đông, còn không xứng với danh xưng “người phục vụ”. Người nào mang thái độ này đối với danh xưng “người phục vụ” và trong lòng vẫn hỗn độn, thì đúng là quá đáng thương. Họ không biết bản thân mình là thứ gì, trong khi Đức Chúa Trời thì quá rõ ràng và minh bạch trong cách đối xử với con người.

Chúng ta vừa mới thông công xem ý ban đầu của Đức Chúa Trời đối với ba chữ “người phục vụ” rốt cuộc là gì. Khi người ta vào nhà Đức Chúa Trời, ban đầu họ không hiểu lẽ thật, mà chỉ có đủ loại ý nguyện hoặc có đôi chút ý chí phối hợp, thì trong thời gian này, họ chỉ có thể đảm nhận vai trò người phục vụ. Đương nhiên, hai chữ “phục vụ” không dễ nghe cho lắm, nếu như đổi cách nói, thì nó nghĩa là làm việc và phục vụ cho công tác quản lý để cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, nghĩa là ra sức. Những người này không hiểu lẽ thật nào, cũng không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, đối với các công tác cụ thể mà Đức Chúa Trời làm để cứu rỗi và quản lý nhân loại cũng như các công tác liên quan đến lẽ thật thì họ không cống hiến được chút sức nào, cũng không phối hợp được gì. Họ chỉ biết chút kỹ thuật, có chút ân tứ, ra chút sức, nói đôi lời trong một vài công tác mang tính sự vụ và làm vài công tác mang tính phục vụ ngoại vi. Nếu thực chất công tác mà người ta làm khi thực hiện bổn phận là như vậy, chỉ đóng vai trò phục vụ, thì thật khó để họ thoát khỏi danh xưng “người phục vụ”. Tại sao lại khó thoát khỏi? Chuyện này có liên quan đến định nghĩa của Đức Chúa Trời về danh xưng này không? Hoàn toàn có liên quan. Con người ra chút sức, dùng bản lĩnh, ân tứ và trí óc tự nhiên của mình mà làm việc thì là chuyện rất dễ dàng. Nhưng sống theo lẽ thật, bước vào thực tế lẽ thật, hành động theo tâm ý của Đức Chúa Trời, thì lại rất vất vả, cần có thời gian, cần có sự dẫn dắt, khai sáng và sửa dạy của Đức Chúa Trời, càng cần tiếp nhận sự phán xét và hành phạt của lời Đức Chúa Trời. Cho nên, khi đang làm việc để đạt được những mục tiêu này, điều mà đa số mọi người có thể làm và đem lại chính là những điều mà chúng ta vừa nói đến: đó là làm đối tượng của lời Đức Chúa Trời phán, có một vài ân tứ nhất định, có chút tác dụng trong nhà Đức Chúa Trời, có tư duy của nhân tính bình thường, được giao công tác gì thì có thể lĩnh hội và làm được, có một vài kỹ năng nhất định, còn có thể phát huy sở trường của mình trong công tác nào đó ở nhà Đức Chúa Trời, và quan trọng nhất là có ý nguyện nghe lời, thuận phục. Trong thời gian phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời, trong lúc ra sức cho công tác của Đức Chúa Trời, nếu ngươi có chút ý nguyện nghe lời và thuận phục thì sẽ không tiêu cực và chểnh mảng, mà sẽ biết cố gắng hết sức để khắc chế bớt chuyện xấu và làm thêm chuyện tốt. Đây có phải là tình trạng và trạng thái của đa số mọi người không? Đương nhiên, giữa các ngươi, có một thiểu số rất nhỏ những người đã ra khỏi trạng thái này và phạm vi này rồi. Thiểu số rất nhỏ này có những gì? Họ hiểu lẽ thật rồi, có thực tế lẽ thật rồi, khi gặp chuyện đã biết cầu nguyện và tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, có thể dựa vào nguyên tắc lẽ thật mà hành động. Ý nguyện nghe lời và thuận phục của họ không chỉ dừng lại ở mức ý chí, mà họ còn có thể chủ động thực hành lời Đức Chúa Trời, làm theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, khi gặp chuyện thì có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, không nói bừa, không làm bừa, mà thận trọng và cẩn thận. Khi bị tỉa sửa không hợp ý mình, họ sẽ không xét đoán Đức Chúa Trời, không nói lý lẽ với Ngài, trong lòng cũng không nảy sinh sự chống đối. T rong sâu thẳm nội tâm, họ còn thực sự tiếp nhận thân phận, địa vị và thực chất của Đức Chúa Trời. Những người này có khác biệt với người phục vụ không? Khác biệt ở chỗ nào? Thứ nhất, họ hiểu lẽ thật; thứ hai, họ có thể thực hành đôi chút lẽ thật; thứ ba, họ có đôi chút nhận thức về Đức Chúa Trời; thứ tư, việc nghe lời và thuận phục đã không còn là ý nguyện mà đã trở thành một thái độ chủ quan, nghĩa là họ có sự thuận phục thực sự; thứ năm, cũng là điều quan trọng nhất và giá trị nhất – đó là họ nảy sinh một tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Người nào có những điều này thì có thể nói rằng họ đã thoát khỏi danh xưng người phục vụ rồi. Bởi vì xét từ đủ mọi phương diện lối vào của họ, cũng như xét từ thái độ của họ đối với lẽ thật và mức độ nhận thức của họ về Đức Chúa Trời, thì họ không còn đơn giản là làm một nghiệp vụ nào đó trong nhà Đức Chúa Trời, cũng không còn là người làm công tạm thời được gọi đến để làm một chút việc. Nói cách khác, những người này không phải đến đây vì thù lao nhất thời, không phải được tuyển dụng để sử dụng tạm thời và được quan sát trong thời gian sử dụng để xem họ có thể làm công tác này lâu dài hay không, mà là họ có thể thực hành lẽ thật và làm tốt bổn phận của mình. Cho nên, những người này đã thoát khỏi cấp hàm và danh xưng “người phục vụ” rồi. Các ngươi đã từng gặp qua người nào như vậy chưa? Trong hội thánh có người như vậy. Các ngươi muốn biết đó là ai, có đông hay không, thì chuyện này tạm thời Ta chưa thể nói được, đợi đến khi nào các ngươi hiểu lẽ thật rồi thì sẽ phân định được. Điều mà các ngươi nên biết là hiện tại mình đang ở trong tình hình thế nào, con đường phía trước của mình là gì, con đường mình nên đi là gì – đây là những điều mà các ngươi nên biết.

Bây giờ nhìn vào, thì danh xưng “người phục vụ” có phải do Đức Chúa Trời áp đặt lên con người không? Đức Chúa Trời dùng danh xưng này để hạ thấp con người, để phân loại, phân đẳng cấp con người sao? (Thưa, không phải.) Vậy Đức Chúa Trời định nghĩa danh xưng này như thế nào? Khi Đức Chúa Trời cho con người một danh xưng, thì không phải là Ngài tùy ý đặt biệt danh, cũng không phải Ngài dựa vào bề ngoài mà định nghĩa, danh xưng này không chỉ là một danh xưng. Tên của người ta chỉ là một biệt hiệu mang tính đại diện, một tên gọi, chứ không có ý nghĩa thực tế nào. Chẳng hạn như, có cha mẹ hy vọng con gái thông minh, xinh đẹp, nên lấy chữ “Lệ” mà đặt tên cho con, nhưng đây chỉ là một loại hy vọng, chứ chẳng có liên quan gì đến thực chất của người con đó. Có thể người con đó rất ngốc nghếch, diện mạo cũng chẳng xinh đẹp, vậy thì đặt tên “Lệ” có ích gì? Lại có những người nam được đặt tên là “Thành Long”, “Thành Hổ”, được đặt tên như vậy thì họ có thực sự lợi hại không? Cũng có thể họ là kẻ nhát cáy, kẻ vô tích sự. Đây chỉ là một dạng hy vọng mà cha mẹ gửi gắm trên con cái, cho nó một cái tên như vậy, chứ chẳng có liên quan gì đến thực chất của người con đó cả. Cho nên, cái tên và danh xưng của người ta có mang theo tưởng tượng và nguyện vọng tốt đẹp của con người, nhưng nó chỉ là một danh xưng, một biệt hiệu mang tính đại diện, chứ không được đặt tên dựa vào thực chất của người ta. Nhưng danh xưng và tên gọi mà Đức Chúa Trời định nghĩa thì tuyệt đối không dựa trên bề ngoài của con người, đương nhiên cũng không dựa trên ý nguyện của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có mong muốn con người làm người phục vụ không? (Thưa, không mong muốn.) Trong lời Đức Chúa Trời, các ngươi có thấy Đức Chúa Trời phán: “Ta mong vạn người đều làm người phục vụ, không mong người nào được cứu rỗi” hay không? (Thưa, không có.) Vậy mong muốn của Đức Chúa Trời là gì? Trong quá khứ, con người thường nói rằng “Đức Chúa Trời muốn mọi người đều được cứu rỗi và không muốn bất kỳ ai phải chịu sự hư mất”, đây là một loại ý nguyện. Tuy nhiên, danh xưng “người phục vụ” này không phải tự dưng mà có. Cũng giống như Đức Chúa Trời đặt tên cho cây và cỏ, cây thì to và cao, khi có ai nói đến cây thì mọi người đều biết là cây cao và to, còn khi có ai nói đến cỏ, thì mọi người đều biết nó nhỏ và thấp, phải vậy không? (Thưa, phải.) Vậy còn danh xưng “người phục vụ” thì sao? Danh xưng này nảy sinh dựa trên thực chất và biểu hiện của con người, cũng như dựa trên giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời. Nếu con người có thể đi theo công tác của Đức Chúa Trời, dần hiểu lẽ thật, có thể bước vào thực tế lẽ thật, đạt đến thuận phục và kính sợ Đức Chúa Trời, thì danh xưng này cũng theo đó mà thay đổi. Cho nên, ngay cả khi ngươi là một người phục vụ, thì chuyện này không ảnh hưởng đến việc ngươi làm bổn phận của một loài thọ tạo, cũng không ảnh hưởng đến việc ngươi mưu cầu và thực hành lẽ thật, càng chẳng ảnh hưởng đến việc ngươi thuận phục và kính sợ Đức Chúa Trời.

Có người nào không bao giờ thoát khỏi danh xưng “người phục vụ” này không? (Thưa, có.) Họ là loại người gì? Chính là loại người không mưu cầu lẽ thật, hiểu lẽ thật rồi cũng không thực hành, càng không yêu thích lẽ thật, thậm chí trong lòng thường thấy ác cảm, chán ghét lẽ thật. Họ chán ghét lẽ thật thì tại sao vẫn cứ ở lại nhà Đức Chúa Trời? Là vì họ muốn đạt được chút lợi ích, ôm tâm lý cầu may mà ra sức một chút trong nhà Đức Chúa Trời, có chút biểu hiện tốt, dùng sự trả giá, sự đánh đổi và hy sinh của thể xác, bỏ phí một chút thanh xuân và bỏ ra một chút thời gian để đổi lấy lợi ích nào đó mà họ muốn đạt được. Vì con đường mà họ đi, cuối cùng dạng người này không thể bước vào thực tế lẽ thật, không thể đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời, càng không thể đạt đến kính sợ Đức Chúa Trời, và vĩnh viễn bị xác định là người phục vụ. Loại người này mà ở trong nhà Đức Chúa Trời thì có một số có thể phục vụ đến cùng, một số thì không, và giữa hai loại người này có một chút khác biệt trong nhân tính. Người không mưu cầu lẽ thật nhưng có thể phục vụ đến cùng – nghĩa là những người có thể ở trong nhà Đức Chúa Trời mà dâng hiến một phần sức lực cho công tác của Đức Chúa Trời khi kế hoạch quản lý của Ngài đang được tiến hành – thì họ tương đối lương thiện và nhân nghĩa. Trong thời gian phục vụ, họ không hành ác, không gây nhiễu loạn, không bị thanh trừ khỏi hội thánh. Dạng người này có thể phục vụ đến cùng, đây chính là những người vĩnh viễn là người phục vụ. Còn một bộ phận khác thì có nhân tính tồi tệ, nhân phẩm và nhân cách đê hèn, trong quá trình phục vụ thì thường gây nhiễu loạn và gián đoạn các công tác của nhà Đức Chúa Trời, gây tổn hại cho nhiều công tác của nhà Đức Chúa Trời. Đến khi bị tỉa sửa hoặc bị cách ly, họ cũng không biết hối cải, vẫn cứ tái phạm. Họ không hiểu được chút lẽ thật nào, cũng không tiếp nhận lẽ thật, mà muốn bừa phứa làm càn, dạng người này sẽ bị đào thải. Nguyên nhân gì khiến họ bị đào thải? Chính là vì dạng người này phục vụ còn không xong. Ở trong nhà Đức Chúa Trời, họ ra sức một chút cũng không thể làm tốt được gì, trong khi ra sức, họ cũng hành ác, còn khiến nhà Đức Chúa Trời và các anh chị em phải trả giá. Dùng họ thì lợi bất cập hại, đã nhiều lần cho họ cơ hội để phản tỉnh, mà cuối cùng họ vẫn không thay đổi bản tính, ai nói gì cũng không nghe. Dạng người này ở trong nhà Đức Chúa Trời thì còn không xứng phục vụ và không thể làm việc phục vụ, họ nên bị thanh lọc.

Hiện tại, các ngươi đều hiểu đại khái về danh xưng “người phục vụ” rồi phải không? Có phải “người phục vụ” là danh xưng mang tính kỳ thị mà Đức Chúa Trời ban cho con người không? Có phải Đức Chúa Trời cố ý dùng danh xưng này mà hạ thấp con người không? Có phải Đức Chúa Trời dùng danh xưng này mà tỏ lộ và thử luyện con người không? Có phải Đức Chúa Trời dùng danh xưng này để khiến con người biết rốt cuộc con người là gì không? Đức Chúa Trời có ý như vậy không? Thực ra, Đức Chúa Trời không có ý như vậy. Đức Chúa Trời không có ý tỏ lộ, hạ thấp hay chế giễu con người, Ngài cũng không có ý dùng danh xưng “người phục vụ” để thử luyện con người. Ý duy nhất của Đức Chúa Trời là Ngài dựa trên biểu hiện và thực chất của nhân loại, dựa trên vai trò mà nhân loại đảm nhận trong giai đoạn công tác này của Ngài, cũng như những gì mà nhân loại có thể làm được và có thể phối hợp được, để từ đó xác định tính chất và hình thành nên danh xưng “người phục vụ” này. Xét từ tầng ý này, hễ là người ở trong nhà Đức Chúa Trời thì đều là người phục vụ cho kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, đều từng đảm nhận qua vai trò người phục vụ. Có thể nói như vậy không? (Thưa, có thể.) Thực sự có thể nói như vậy, và bây giờ mọi người đều có thể hiểu được chuyện này rồi. Đức Chúa Trời không muốn dùng danh xưng này để làm nản lòng con người, không muốn dùng danh xưng này để thử luyện đức tin của con người, càng không muốn dùng danh xưng này mà hạ thấp con người, hay khiến con người có chút ngoan ngoãn và nghe lời, hoặc khiến con người biết thân phận và địa vị của mình là gì. Đức Chúa Trời càng không muốn dùng danh xưng này mà tước đi quyền lợi làm bổn phận của con người với tư cách loài thọ tạo. Danh xưng này hoàn toàn được xác định dựa trên đủ mọi tâm tính bại hoại bộc lộ ra và những tình trạng thực sự của con người trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời. Cho nên, danh xưng này không có chút liên quan gì đến chuyện thân phận, danh phận, địa vị hay đích đến của con người sẽ như thế nào khi công tác quản lý của Đức Chúa Trời kết thúc. Danh xưng này hoàn toàn phát xuất từ nhu cầu của kế hoạch quản lý và công tác quản lý của Đức Chúa Trời, và nó cũng là một trạng thái thực sự của nhân loại bại hoại trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Về chuyện con người cung cấp sự phục vụ cho nhà Đức Chúa Trời với tư cách người phục vụ và được sử dụng như một thứ máy móc, trạng thái này sẽ giữ mãi đến tận cùng hay là sẽ có cải thiện trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời, thì đều dựa vào sự mưu cầu của con người. Nếu ai đó mưu cầu lẽ thật và có thể đạt đến biến đổi tâm tính, đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời, kính sợ Đức Chúa Trời, thì họ sẽ hoàn toàn thoát khỏi danh xưng “người phục vụ”. Thoát khỏi danh xưng “người phục vụ” thì con người sẽ biến thành gì? Họ sẽ biến thành người thực sự đi theo Đức Chúa Trời, thành con dân của Đức Chúa Trời, con dân trong vương quốc, là con dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Nếu trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời mà ngươi chỉ hài lòng với việc ra sức, chịu khổ và trả giá, chứ không mưu cầu hay thực hành lẽ thật, không có chút biến đổi tâm tính nào, làm gì cũng không dựa vào nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời, cuối cùng chẳng thể đạt đến thuận phục và kính sợ Đức Chúa Trời, vậy thì danh xưng “người phục vụ”, cái “vòng nguyệt quế” đó sẽ chẳng quá lớn cũng chẳng quá nhỏ, mà sẽ vừa vặn cái đầu ngươi, và ngươi sẽ không bao giờ thoát khỏi nó được. Nếu đến lúc công tác của Đức Chúa Trời kết thúc mà ngươi vẫn còn tình trạng này, tâm tính vẫn chẳng có gì thay đổi, thì ngươi chẳng dính dáng gì đến danh xưng “con dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời”, và ngươi sẽ mãi mãi là một người phục vụ. Nên hiểu lời này như thế nào? Các ngươi nên hiểu rằng một khi công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, nghĩa là khi mọi người mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi đều đã được cứu rỗi, công tác của Đức Chúa Trời cũng hoàn toàn đạt hiệu quả và mục đích rồi, thì Đức Chúa Trời không phán lời nữa, không dẫn dắt con người và không làm công tác cứu rỗi nào trên nhân loại nữa, công tác của Ngài sẽ dừng lại ngay đó, con đường tin Đức Chúa Trời mà mỗi một người đi cũng sẽ dừng lại ngay đó. Trong Kinh Thánh có một câu: “Kẻ nào không công bình, cứ không công bình nữa; kẻ nào ô uế, cứ còn ô uế nữa; kẻ nào công bình, cứ làm điều công bình nữa; kẻ nào là thánh, cứ làm nên thánh nữa!” (Khải Huyền 22:11). Câu này có ý gì? Nghĩa là khi Đức Chúa Trời phán rằng công tác của Ngài đã kết thúc, thời khắc ấy báo hiệu rằng Ngài không làm công tác cứu rỗi, phán xét và hành phạt con người nữa, Ngài không còn khai sáng và dẫn dắt họ nữa, không còn nhẫn nại phán lời với họ, không còn tận tình khích lệ hay tỉa sửa họ nữa – Đức Chúa Trời không làm những công tác đó nữa. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là kết cục của vạn vật sẽ được tiết lộ, kết cục của nhân loại đã được định hình, không một con người nào có thể thay đổi và cơ hội được cứu rỗi của con người cũng không còn nữa. Chính là ý như vậy.

Khi một người, vào lúc công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, mà thoát khỏi thoát khỏi danh xưng “người phục vụ”, thoát khỏi cấp hàm này, trạng thái này, thì điều đó nghĩa là trong mắt Đức Chúa Trời, người này không còn là kẻ ngoài cuộc, không còn là người ngoại đạo, mà là người trong nhà Đức Chúa Trời và trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Danh xưng “người trong nhà Đức Chúa Trời và trong vương quốc của Đức Chúa Trời” từ đâu mà có? Làm sao để con người đạt được danh xưng này? Chính là thông qua quá trình mưu cầu và hiểu lẽ thật, thông qua việc chịu khổ, trả giá và làm tốt bổn phận mà ngươi đạt đến một mức độ thay đổi tâm tính nhất định, có thể thuận phục và kính sợ Đức Chúa Trời, thì khi đó ngươi sẽ trở thành người trong nhà Đức Chúa Trời. Cũng như Gióp và Phi-e-rơ, ngươi không còn chịu sự tàn hại và làm bại hoại của Sa-tan nữa, mà có thể tự do sống ở vương quốc của Đức Chúa Trời và trong nhà Đức Chúa Trời. Ngươi không còn phải chiến đấu với tâm tính bại hoại nữa, trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi đã là một loài thọ tạo chân chính, là loài người chân chính rồi. Đây có phải là chuyện đáng vui đáng mừng không? Chuyện này có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa là cuộc đời khổ sở của một người bị Sa-tan làm bại hoại giờ đã hoàn toàn kết thúc rồi, những ngày sống bình an, vui vẻ và hạnh phúc đã đến. Giờ họ có thể sống ở trong ánh sáng dung nhan của Đấng Tạo Hóa, có thể cùng sống với Đức Chúa Trời, đây chính là chuyện đáng vui đáng mừng. Tuy nhiên, đối với loại người cuối cùng không thoát khỏi được danh xưng “người phục vụ”, thì việc họ vẫn còn mang danh xưng đó, vẫn còn đeo “vòng nguyệt quế” đó lúc công tác của Đức Chúa Trời kết thúc sẽ có nghĩa là gì? Nghĩa là họ vẫn là kẻ ngoài cuộc, trong mắt Đức Chúa Trời, họ vẫn là người ngoại đạo. Nguyên nhân cho chuyện này là vì họ không tiếp nhận hay thực hành lẽ thật chút nào, không đạt đến thay đổi tâm tính, không thể thuận phục Đức Chúa Trời, cũng không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Loại người này ở trong nhà Đức Chúa Trời thì nên bị đào thải, họ không có phần trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Vậy chỗ của họ ở đâu? Ở ngoài vương quốc của Đức Chúa Trời, không nằm trong số con dân của Đức Chúa Trời. Loại người này vẫn mang danh xưng “người phục vụ”, nghĩa là họ không trở thành người trong nhà Đức Chúa Trời, vĩnh viễn không phải là người đi theo Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không thừa nhận họ, họ sẽ không tiếp tục nhận được phúc lành và ân điển của Đức Chúa Trời. Đương nhiên, điều này còn có nghĩa là họ không có cơ hội cùng Đức Chúa Trời ở trong vương quốc của Ngài mà đồng hưởng phúc lành và đạt được bình an, hoan lạc – họ không có cơ hội như vậy nữa. Vậy đối với họ, thời điểm này là chuyện đáng vui đáng mừng hay là chuyện đáng buồn? Đây là chuyện đáng buồn. Về chuyện cấp hàm “người phục vụ” của họ sẽ đem lại cho họ đãi ngộ thế nào khi họ ở ngoài nhà Đức Chúa Trời và ngoài vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ để sau. Tóm lại, người phục vụ và con dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ có đãi ngộ rất khác nhau, về mặt địa vị, đãi ngộ và đủ mọi phương diện khác, đều sẽ rất khác nhau. Dạng người này đã không đạt được lẽ thật, không đạt đến thay đổi tâm tính trong thời gian Đức Chúa Trời làm công tác cứu rỗi con người, như vậy có đáng thương không? Quá đáng thương! Đây là vài lời bàn về danh xưng “người phục vụ”.

Có một số người nói rằng: “Hễ nghe nói đến người phục vụ là tôi thấy chống đối. Bảo tôi làm người phục vụ thì tôi không sẵn lòng, không vui vẻ gì. Nếu bảo tôi là con dân, dù chỉ là con dân nhỏ bé nhất cũng được, chỉ cần không nói tôi là người phục vụ là được. Đời này của tôi không có sự mưu cầu hay lý tưởng gì khác, tôi chỉ mong sao thoát khỏi danh xưng ‘người phục vụ’ là được rồi, tôi đâu có yêu cầu cao gì”. Dạng người này là thế nào? Đây có phải là thái độ của người mưu cầu lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Đây là thái độ gì? Có phải là thái độ tiêu cực không? (Thưa, phải.) Ngươi không cần phải nỗ lực thoát khỏi danh xưng “người phục vụ”, bởi vì danh xưng này được xác định dựa trên mức độ trưởng thành sự sống, chứ không thể được quyết định bởi ý nguyện của ngươi. Danh xưng này không tùy vào ý nguyện của con người, mà tùy vào con đường mà con người đi, cũng như tùy vào việc tâm tính của họ có sự thay đổi hay chưa. Nếu mục tiêu của ngươi chỉ là mưu cầu thoát khỏi danh xưng “người phục vụ”, thì Ta nói thật với ngươi, cả đời cũng không thoát được. Còn nếu ngươi chú trọng mưu cầu lẽ thật, có thể đạt đến thay đổi tâm tính, thì danh xưng này sẽ dần dần thay đổi. Xét từ hai điều này, thì danh xưng “người phục vụ” có phải do Đức Chúa Trời cưỡng ép gán cho con người không? Tuyệt đối không phải! Đây không phải danh xưng mà Đức Chúa Trời cưỡng ép gán cho con người, cũng không phải là biệt hiệu mang tính đại diện, mà là một danh xưng dựa trên mức độ trưởng thành sự sống của con người. Ngươi trưởng thành sự sống đến đâu, tâm tính của ngươi thay đổi đến đâu, thì thành phần “người phục vụ” trong ngươi sẽ giảm đến đó. Đến một ngày, khi ngươi có thể đạt đến thuận phục và kính sợ Đức Chúa Trời rồi, thì ngươi có muốn làm người phục vụ cũng không được. Chuyện này được quyết định dựa trên sự mưu cầu của con người, thái độ của con người đối với lẽ thật và con đường mà con người đi. Còn có những người nói: “Tôi muốn thoát khỏi danh xưng ‘người phục vụ’, tôi không muốn làm người phục vụ. Nhưng mà tôi không hiểu lẽ thật, cũng không sẵn lòng mưu cầu lẽ thật, vậy thì nên làm thế nào?”. Có biện pháp nào không? Đức Chúa Trời dựa trên lời Ngài và lẽ thật mà quy định kết cục của đủ mọi loại người, chứ không có biện pháp thỏa hiệp nào cả. Ngươi yêu thích lẽ thật, có thể đi con đường mưu cầu lẽ thật, thì đó là chuyện đáng mừng, còn ngươi chán ghét lẽ thật, không chọn đi con đường mưu cầu lẽ thật, thì đó là chuyện đáng buồn. Chỉ có hai con đường này, chứ không có con đường trung dung nào cả. Lời Đức Chúa Trời phán vĩnh viễn không qua đi, vạn vật đều qua đi, nhưng một câu trong lời Đức Chúa Trời cũng không thể qua đi. Lời Đức Chúa Trời là tiêu chí để Đức Chúa Trời phán quyết và quy định vạn vật, lời Ngài chính là lẽ thật, vĩnh viễn không qua đi. Thế giới này, nhân loại này và vạn vật đều sẽ thay đổi và qua đi, nhưng lời Đức Chúa Trời thì một câu cũng không qua đi, mà đều được ứng nghiệm. Kết cục của nhân loại và vạn vật đều được quy định và tỏ lộ theo lời Đức Chúa Trời, không một người nào có thể thay đổi, đây là chuyện không thể thương lượng. Cho nên, trong chuyện Đức Chúa Trời tể trị và quy định kết cục của con người, nếu con người ôm tâm lý cầu may, thì họ quá ngu ngốc rồi. Trong chuyện này, con người không có con đường thứ hai nào cả, bởi vì Đức Chúa Trời đâu cho họ con đường thứ hai. Đây chính là tâm tính của Đức Chúa Trời, chính là sự công chính của Đức Chúa Trời, con người có muốn can thiệp cũng không được. Ở trong thế giới ngoại đạo, ngươi nghĩ cứ chi chút tiền, vận dụng vài mối quan hệ là có thể làm được việc, nhưng với Đức Chúa Trời thì không được. Ngươi phải nhớ, với Đức Chúa Trời thì cách làm đó chẳng đi đến đâu cả!

b. Những cách nhìn nhận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với chức danh “người phục vụ”

Chủ đề thông công hôm nay là mổ xẻ thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với danh xưng “người phục vụ”. Chúng ta đã thông công về định nghĩa “người phục vụ” rồi, đa số mọi người đều đã có cách hiểu tích cực và chính diện về danh xưng này chưa? Có còn chống đối và không sẵn lòng đối với danh xưng này không? (Thưa, không còn.) Vậy giờ chúng ta hãy xem kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận như thế nào đối với danh xưng “người phục vụ”, và thái độ của họ là gì. Điều mà loại người địch lại Đấng Christ trân quý nhất chính là địa vị cao, danh vọng cao và quyền lực tuyệt đối. Đối với những danh xưng tương đối bình dân, thường dân và thấp kém, tương đối khiến người ta cảm thấy nhục, thì trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ nảy sinh sự chống đối và kỳ thị nghiêm trọng, nhất là đối với danh xưng “người phục vụ”. Bất kể Đức Chúa Trời đối với nhóm người phục vụ có khoan dung và nhẫn nại đến mức nào, bất kể Đức Chúa Trời giải thích và nói như thế nào về danh xưng “người phục vụ”, thì tóm lại, sâu trong lòng, kẻ địch lại Đấng Christ vẫn xem thường danh xưng này. Họ cho rằng danh xưng này quá thấp kém, nếu như họ là người phục vụ thì chẳng còn mặt mũi mà nhìn người khác. Họ cho rằng ngay khi bị gán cho danh xưng này thì nhân cách, thể diện và danh vọng của họ đều bị thách thức và hạ thấp, giá trị bản thân của họ sẽ tụt xuống thê thảm, làm người như thế thì sống không còn ý nghĩa gì nữa. Cho nên bất kể thế nào, kẻ địch lại Đấng Christ đều không tiếp nhận danh xưng “người phục vụ”. Nếu ngươi bảo họ đến nhà Đức Chúa Trời mà phục vụ cho công tác của Đức Chúa Trời, thì họ sẽ nói: “Danh xưng ‘người phục vụ’ quá thấp hèn, đằng nào tôi cũng không sẵn lòng làm người phục vụ. Bảo tôi làm người phục vụ là sỉ nhục tôi. Tôi đến tin đức chúa trời có phải để bị sỉ nhục đâu – tôi đến để được phúc mà. Nếu không thì tôi từ bỏ gia đình và sự nghiệp, từ bỏ tiền đồ ở thế giới để làm gì? Tôi không đến để làm người phục vụ, tôi không đến để cống hiến sức lực cho ngài và phục vụ ngài. Nếu bảo tôi làm người phục vụ thì tôi thà không tin nữa!”. Thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ có phải là vậy không? Thậm chí còn có kẻ địch lại Đấng Christ nói: “Nếu bảo tôi làm người phục vụ trong nhà đức chúa trời, vậy thì việc tin đức chúa trời còn có ý gì nữa, còn có nghĩa gì nữa?”. Vì vậy mà khi họ đảm nhận một công tác và tiếp nhận một sự ủy thác hoặc nhiệm vụ trong nhà Đức Chúa Trời, thì trước hết họ phải làm cho rõ: “Đảm nhiệm công tác này rồi, là tôi làm lãnh đạo, nhóm trưởng, hay là làm lính quèn phục vụ và cống hiến sức lực cho người khác?”. Khi chưa làm rõ thì tạm thời họ cứ làm việc đã, vừa làm vừa quan sát lời lẽ và sắc mặt của người khác, mắt đảo bốn hướng, tai hóng tám phương, nghe ngóng tin tức từ đủ mọi nguồn. Họ muốn biết bản thân làm việc này rốt cuộc là phục vụ tạm thời hay là có thể làm việc lâu dài, là đối tượng được bồi dưỡng hay là vì không tìm được ai khác nên mới để họ làm. Nếu là vì không tìm được ai khác nên mới để họ làm, thì đây là phục vụ cho người khác được hưởng công trạng, quyền lực và địa vị, như vậy thì họ tuyệt đối không làm. Họ không quan tâm nhà Đức Chúa Trời có cần họ làm bổn phận này hay không, cũng không quan tâm xem công tác mà họ làm quan trọng đến thế nào với nhà Đức Chúa Trời – những chuyện này họ đều không quan tâm. Ngay khi biết bản thân đang làm việc phục vụ, không có quyền lên tiếng hay quyền quyết định, thì họ sẽ có thể làm qua loa chiếu lệ, bỏ bê chức trách, bừa phứa làm càn, càng có thể độc đoán chuyên quyền, thậm chí còn bỏ ngang việc đang làm và rời đi bất kỳ lúc nào, xem công tác của nhà Đức Chúa Trời và bổn phận của bản thân như trò chơi con nít. Trong những châm ngôn sống của họ có một câu như thế này: “Tôi không cúi mặt làm để cho người khác ngẩng mặt hưởng”. Họ cho rằng: “Tôi sinh ra đã có chất làm quan. Tôi sinh ra đã có quyền lên tiếng và quyền quyết định, nếu đánh mất cả hai điều này, thì tôi sống còn có ý nghĩa gì nữa? Tôi tin đức chúa trời còn có ý nghĩa gì nữa? Còn lý do gì để tôi tin đức chúa trời chứ? Tôi từ bỏ những lợi ích nhỏ chẳng phải là vì muốn đạt được phúc lành lớn hơn hay sao? Nếu như nguyện vọng của tôi không thể thành hiện thực, thì chắc chắn tôi sẽ đi theo trào lưu của thế gian, có xuống địa ngục cũng không tiếc!”. Phương châm sống của kẻ địch lại Đấng Christ là gì? Là “Không đời nào tôi để người khác giẫm lên tôi để leo lên cao, chỉ có tôi giẫm lên người khác mà thôi. Nếu luận công để ban thưởng thì tôi xứng đáng được thưởng nhất. Chỉ có như vậy tôi mới làm việc hăng hái và dốc hết toàn lực, nếu không thì đừng mơ bảo tôi dốc hết toàn lực. Bảo tôi bán sức, bảo tôi hoạch định kế sách, bảo tôi toàn tâm toàn ý làm việc, thế mà đến cuối cùng, lúc luận công ban thưởng thì tôi lại chẳng được gì. Nếu như vậy mà bảo tôi cống hiến sức lực cho các người, ra sức vì các người, phục vụ cho các người, thì mơ đi!”. Đây có phải là sự bộc lộ và biểu hiện thực sự của tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ không? Cho dù họ không có ý thoát khỏi danh xưng “người phục vụ” này, nhưng xét thực chất tâm tính của họ, thì họ luôn mãi muốn thoát khỏi danh xưng này, luôn mãi phấn đấu, nỗ lực và vật lộn để thoát khỏi danh xưng này. Nếu kẻ địch lại Đấng Christ làm công tác nào đó có thể cho họ cơ hội xuất đầu lộ diện và tỏa sáng, cho họ có được tiếng nói quyết định, có thể ra quyết định, làm lãnh đạo, có địa vị, quyền thế và danh vọng, có người dưới quyền mình, thì lúc đó họ sẽ rất vui vẻ. Nếu đến một ngày có người vạch trần vấn đề của họ và tỉa sửa họ, nói rằng: “Rất nhiều việc anh làm không dựa theo nguyên tắc, mà phát xuất từ ý của con người. Hành vi này của anh hoàn toàn là đang phục vụ, chứ chẳng phải là làm bổn phận”. Nghe vậy thì kẻ địch lại Đấng Christ có tiếp nhận không? (Thưa, không thể.) Thứ nhất, họ sẽ cố phân bua, biện bạch, khiếu nại, thứ hai, lòng họ nảy sinh sự chán ghét, chống đối ngay lập tức đối với hai chữ “phục vụ” này, tuyệt đối không thể tiếp nhận. Họ sẽ nói: “Tôi đã trả giá nhiều đến vậy, đã chịu khổ nhiều đến vậy, thức khuya dậy sớm, quên ăn quên ngủ, vậy mà lại bảo là tôi đang phục vụ sao? Có dạng phục vụ như vậy sao? Tôi trả giá nhiều đến thế để đổi lại cái danh xưng này, định nghĩa này, vậy thì tôi còn trông mong gì nữa? Tôi tin đức chúa trời còn ý nghĩa gì nữa? Còn động lực gì nữa? Tin đức chúa trời kiểu đó thì thà bỏ đi còn hơn!”. Thế là họ không còn hăng hái nữa. Sau khi bị tỉa sửa, kẻ địch lại Đấng Christ chẳng những không thể tiếp nhận, mà còn nảy sinh cảm xúc chống đối và chán ghét, nảy sinh sự hiểu lầm, rồi sau đó thái độ của họ khi làm công tác và bổn phận sẽ thay đổi: “Tôi có làm thế nào thì cũng là người phục vụ, chi bằng lúc làm công tác thì đừng làm hết sức, chừa đường lùi cho mình, không nên dốc hết toàn bộ sức lực. Ai cũng bảo đức chúa trời công chính, mà sao tôi nhìn chẳng thấy? Đức chúa trời công chính chỗ nào chứ? Vì tôi làm gì cũng là người phục vụ, vậy thì sau này tôi sẽ đổi cách tin đức chúa trời, phục vụ thì chỉ phục vụ thôi, để xem ai sợ ai. Vì tôi làm gì cũng không được khen ngợi, không được công nhận, tốt thôi, vậy tôi sẽ thay đổi cách sống, thay đổi cách làm. Anh bảo tôi làm gì thì tôi làm cái đấy, tôi có ý nghĩ gì cũng sẽ không nói ra, ai muốn nói gì thì cứ nói, ai tỉa sửa tôi thì bề ngoài tôi sẽ thuận theo. Ai có sai lầm khi làm công tác, tôi có thấy cũng không nói, ai làm việc mà không hiểu nguyên tắc, tôi có hiểu cũng không nói với họ. Tôi sẽ chỉ quan sát họ làm trò hề, để họ phạm sai lầm, để họ cũng bị tỉa sửa như tôi, để họ nếm trải cảm giác khi bị xác định tính chất là người phục vụ. Các anh không để tôi được sướng, thì tôi cũng khiến các anh khổ chịu không nổi, chứ không để các anh sướng đâu!”. Bị tỉa sửa và sửa dạy mà đã khiến họ có những cảm xúc và sự chống đối mạnh mẽ đến vậy, đây có phải là thái độ tiếp nhận lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Phục vụ thì sao chứ? Phục vụ cho Đức Chúa Trời mà không tốt sao? Phục vụ cho Đức Chúa Trời thì tổn hại tôn nghiêm của ngươi sao? Đức Chúa Trời không xứng để ngươi phục vụ sao? Vậy ngươi xứng để được Đức Chúa Trời cho làm việc gì nào? Tại sao ngươi lại nhạy cảm và chống đối với những từ này như vậy? Đấng Tạo Hóa mà có thể hạ mình trở thành một con người và sống giữa mọi người, phục vụ mỗi một người trong nhân loại bại hoại, trong nhân loại chống đối và từ bỏ Ngài, vậy tại sao con người lại không thể phục vụ một chút cho kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời? Làm vậy thì sai chỗ nào? Làm vậy thì có gì mà mất mặt? Có gì mà không nói ra được? So với sự ẩn mình và khiêm nhượng của Đức Chúa Trời, thì nhân loại mãi mãi đê tiện và xấu xí, không phải vậy sao?

Bây giờ mà những con người bại hoại có mưu cầu lẽ thật nghe danh xưng “người phục vụ”, thì có lẽ họ chỉ nhất thời khó chịu, nhưng nó sẽ trở thành một dạng động lực cho họ, có thể kích thích họ mưu cầu lẽ thật, đạt đến có thể thuận phục Đức Chúa Trời. Họ không quá nhạy cảm về danh xưng này mà Đức Chúa Trời gán cho con người. Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ thì khác. Đối với danh xưng mà Đức Chúa Trời cho họ, thì họ cực kỳ bới móc và để tâm. Đức Chúa Trời nói một câu là đã có thể xúc phạm đến lợi ích của họ và làm tổn thương họ rồi, khi ý định và dục vọng được phúc của họ bị xâm phạm thì lòng tự tôn của họ sẽ bị tổn hại. Ngay khi sự tự tôn và tôn nghiêm của họ bị tổn hại, thì họ sẽ xét đoán Đức Chúa Trời, từ bỏ và phản bội Đức Chúa Trời, muốn rời Đức Chúa Trời mà đi, họ cũng không sẵn lòng làm bổn phận của mình, đồng thời trong lòng còn mắng chửi Đức Chúa Trời không công chính, không thấu hiểu cho con người. Thậm chí có người còn nói Đức Chúa Trời quá khó hầu hạ, con người làm gì cũng không đúng. Những lời này, những cảm xúc và tâm tính này đều phát xuất từ kẻ địch lại Đấng Christ. Họ chẳng những không có chút thái độ thuận phục nào đối với Đức Chúa Trời, mà còn bới lông tìm vết đủ mọi câu nói của Đức Chúa Trời, làm ngơ và không đếm xỉa tới đủ mọi yêu cầu của Đức Chúa Trời. Đối với danh xưng “người phục vụ”, từ đầu đến cuối họ luôn chống đối, không hề tính đến chuyện tiếp nhận, cũng không tính đến chuyện thuận phục, càng không tính đến chuyện hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời. Họ chỉ một mực tìm cách thoát khỏi cấp hàm và thân phận này, thoát khỏi danh phận và địa vị “người phục vụ” này, chứ chẳng bao giờ tìm kiếm xem phải phối hợp với Đức Chúa Trời như thế nào để có thể thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, đạt đến thay đổi tâm tính, bước vào thực tế lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời. Họ không hề mưu cầu những điều tích cực này, thậm chí khi bị phơi bày là người phục vụ, trong lòng họ còn nổi giận, huyết khí liền bộc phát ra hết một lần. Chuyện này nghiêm trọng đến mức độ nào? Có những kẻ địch lại Đấng Christ khi ở những nơi công cộng thì thầm chửi Đức Chúa Trời, đến khi không có ai thì hét to mà chửi: “Đức chúa trời không công chính. Đức chúa trời thế này không tin còn hơn!”. Họ công khai khiêu chiến và đối đầu với Đức Chúa Trời. Chỉ một từ “người phục vụ” này mà đã tỏ lộ thực chất chống đối Đức Chúa Trời và chán ghét lẽ thật của kẻ địch lại Đấng Christ. Khi đứng trước mấy chữ “người phục vụ”, bộ mặt tà ác của họ bị bại lộ hết, bị tỏ lộ ra hoàn toàn. Tỏ lộ ra điều gì? Rằng họ tin Đức Chúa Trời không phải để tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời hay là đến để tiếp nhận lẽ thật, họ cũng không tin Đức Chúa Trời vì Ngài là lẽ thật và là Đấng tể trị vạn vật, mà vì họ có điều mong cầu nơi Đức Chúa Trời. Vì dã tâm và dục vọng của mình mà họ cúi mình đến nhà Đức Chúa Trời, mơ mộng hão huyền rằng họ có thể thông qua thủ đoạn, nỗ lực, lăn xả và vật lộn mà nên người xuất chúng, đạt được phúc lành, hoặc tốt hơn nữa là có thể đạt được phần thưởng lớn lao hơn ở đời sau. Do đó, trong mắt họ, từ “người phục vụ” vĩnh viễn là một thứ thấp hèn, vĩnh viễn mang nghĩa hạ thấp, và họ vĩnh viễn không thể tiếp nhận được. Có những anh chị em cho rằng: “Phục vụ Đức Chúa Trời là phúc lành của chúng ta, là chuyện tốt và là chuyện vinh hạnh”. Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ thì vĩnh viễn không tiếp nhận sự thật này, họ nói rằng: “Phục vụ đức chúa trời mà là phúc lành sao? Nói cái gì vậy? Đúng là lời nói hồ đồ! Phúc ở đâu ra? Vui ở đâu chứ? Phục vụ đức chúa trời thì có thể đạt được cái gì? Phục vụ thì có được tiền, được vàng, được đồ quý giá không? Có được nhà cửa, xe cộ không? Người phục vụ thì đều bị đào thải, có người phục vụ nào là người tốt không? Hễ phục vụ thì không đạt được gì hết”. Các anh chị em thông công sự thật rằng “phục vụ Đức Chúa Trời là phúc lành của nhân loại”, thì họ không tiếp nhận, mà chống đối và thấy ác cảm. Đây là câu mà họ không muốn nghe nhất.

Những kẻ địch lại Đấng Christ có thể ra sức, phục vụ, bưng trà rót nước cho bất kỳ quan chức nào hay bất kỳ người nào có địa vị và danh vọng trên thế gian, thậm chí có bảo là họ đang phục vụ thì họ cũng tiếp nhận và cam tâm tình nguyện. Chỉ có việc phục vụ Đức Chúa Trời là họ không cam tâm tình nguyện, mà đầy tràn oán trách và chống đối, đầy tràn cảm xúc. Họ là thứ gì vậy? Đây có phải là biểu hiện nên có của người đi theo Đức Chúa Trời không? Đây rõ ràng là biểu hiện thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu bảo họ đến thế gian mà hầu hạ một thị trưởng, tỉnh trưởng, hầu hạ một chính khách có danh vọng, thì họ đều cảm thấy đây là việc rạng danh tổ tiên, đem tự hào về cho gia đình. Trong lòng họ sẽ vô cùng vui sướng, đi trên đường mà cứ lâng lâng. Người ta hỏi họ làm việc gì, thì họ nói: “Tôi hầu hạ thị trưởng. Tôi là người thân cận với thị trưởng, là vệ sĩ của ông ấy!”, hay là: “Tôi hầu hạ sinh hoạt hằng ngày của tổng thống!”, họ nói ra những chuyện này một cách đầy tự hào. Họ cảm thấy công việc này không tệ, cả nhà họ đều được thơm lây, đêm ngủ mơ về nó, sáng dậy thì thấy vui, đi đâu cũng không giấu giếm công việc mình làm. Tại sao vậy? Họ không thấy công việc của mình là sự sỉ nhục, mà là một công việc vinh quang, đứng trên thiên hạ và tỏa ánh hào quang trên đầu. Nhưng sau khi họ tin Đức Chúa Trời và được yêu cầu phục vụ Đức Chúa Trời, thì họ không sẵn lòng, mà nảy sinh sự chống đối, thậm chí có thể oán trách và chửi Đức Chúa Trời, còn có thể phản bội và phủ nhận Đức Chúa Trời. Khi so sánh hai chuyện này, thì thấy được kẻ địch lại Đấng Christ đúng là kẻ địch lại Đấng Christ, đúng là đồng bọn với Sa-tan. Bất kể họ hầu hạ Sa-tan như thế nào, bất kể việc đó có bẩn thỉu, mệt mỏi và thấp hèn đến đâu, họ cũng đều cảm thấy vinh quang. Còn khi làm việc cho nhà Đức Chúa Trời, bất kể những việc này có ý nghĩa, giá trị và cao quý đến đâu, bất kể họ được nâng lên thế nào khi làm việc này, thì họ đều cảm thấy đây là việc không đáng nhắc đến. Bất kể việc phục vụ Đức Chúa Trời và công tác của Đức Chúa Trời là phúc lành lớn đến mức nào, là chuyện vinh hạnh biết bao, là cơ hội đáng trân quý tới cỡ nào đối với nhân loại, thì họ đều không vui vẻ. Tại sao vậy? Chỉ có một lý do thôi: Kẻ địch lại Đấng Christ là đồng bọn với Sa-tan, thuộc về Sa-tan, là Sa-tan sống, bẩm sinh đã đối địch với Đức Chúa Trời. Bảo họ phụng sự Đức Chúa Trời và phục vụ cho Đức Chúa Trời thì họ không vui vẻ nổi. Bất kể nhà Đức Chúa Trời thông công lẽ thật về chuyện “người phục vụ” này như thế nào, khiến con người hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời ra sao, thì kẻ địch lại Đấng Christ đều không đón nhận từ Đức Chúa Trời, cũng không tiếp nhận bất kỳ lẽ thật nào liên quan đến chuyện này, càng không tiếp nhận sự thật hoặc lẽ thật rằng loài thọ tạo phục vụ Đấng Tạo Hóa là chuyện vinh hạnh, có giá trị và ý nghĩa nhất – đây chính là thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với danh xưng “người phục vụ”. Khi đối diện với danh xưng “người phục vụ”, đối diện với sự thật rằng con người phục vụ Đức Chúa Trời, mọi việc mà kẻ địch lại Đấng Christ làm từ đầu đến cuối đều là cố hết sức để thoát khỏi và trốn tránh sự thật này, thay vì tiếp nhận sự thật này và đón nhận danh xưng “người phục vụ” từ Đức Chúa Trời, rồi mưu cầu lẽ thật, nghe lời Đức Chúa Trời và đạt đến thuận phục, kính sợ Đức Chúa Trời. Xét từ biểu hiện trong cách kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận danh xưng “người phục vụ”, thì phải nói rằng kẻ địch lại Đấng Christ chính là cùng chủng loại với Sa-tan, là đồng bọn trong thế lực thù địch của Sa-tan, họ đối địch với Đức Chúa Trời, với lẽ thật và bất kỳ điều tích cực nào.

Thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với danh xưng “người phục vụ” không phải là thái độ tiếp nhận, mà là thái độ chống đối, ác cảm và ghê tởm. Bất kể danh xưng này từ ai mà ra, thì họ đều một mực chống đối, không tiếp nhận, cho rằng làm người phục vụ là chuyện thấp hèn, bất kể phục vụ ai cũng đều là chuyện thấp hèn. Họ cho rằng danh xưng “người phục vụ” không phải là định nghĩa mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại dựa trên thực chất của nhân loại, mà là để thách thức và miệt thị thân phận và giá trị của con người – đây là quan điểm chính của kẻ địch lại Đấng Christ đối với danh xưng “người phục vụ”. Xét từ thái độ của họ đối với lời Đức Chúa Trời, thì họ không xem lời Đức Chúa Trời là tiêu chí, là lẽ thật, mà lại xem lời Ngài là đối tượng để nghiên cứu và phân tích. Nghĩa là, họ không tiếp nhận lời Đức Chúa trời với tiền đề là lĩnh hội lẽ thật hay là tiếp nhận rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, mà thay vào đó lấy tiền đề là nghiên cứu, chống đối và đứng ở phía đối lập mà tiếp cận lời Đức Chúa Trời. Mỗi câu Đức Chúa Trời phán, mỗi câu nói của Ngài đều là đối tượng nghiên cứu của họ, và danh xưng “người phục vụ” cũng không phải ngoại lệ. Họ bỏ công sức mà nghiên cứu và suy ngẫm về ba chữ “người phục vụ” này, và trong lời Đức Chúa Trời, họ thấy rằng “người phục vụ” trong mắt Đức Chúa Trời không phải là thứ tốt đẹp, mà là thứ thấp hèn, hạ đẳng, không đáng một xu, là thứ mà Đức Chúa Trời không yêu thích, là thứ mà Ngài ghê tởm. Mặc dù thái độ của Đức Chúa Trời đối với danh xưng “người phục vụ” là như vậy, nhưng thái độ này của Đức Chúa Trời có bối cảnh và nguyên nhân – đó là dựa trên thực chất của con người. Còn có một sự thật mà họ không nhìn thấy: đó là bất kể Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét nhân loại bại hoại đến đâu, thì Ngài chưa hề từ bỏ việc cứu rỗi nhân loại, chưa hề dừng lại công tác của kế hoạch quản lý để cứu rỗi nhân loại. Kẻ địch lại Đấng Christ không tin, không thừa nhận, cũng không nhìn thấy sự thật này. Họ chỉ dán chặt vào câu nói của Đức Chúa Trời về cách đối xử với mọi loại người, nhất là đối với danh xưng “người phục vụ” thì họ lại có thái độ cực kỳ nhạy cảm. Họ không sẵn lòng làm người phục vụ, cũng không sẵn lòng bị Đức Chúa Trời xác định là người phục vụ, càng không sẵn lòng mang danh xưng “người phục vụ” mà phục vụ cho Đức Chúa Trời. Cho nên, loại người địch lại Đấng Christ mà đến nhà Đức Chúa Trời rồi thì sẽ nghe ngóng khắp nơi xem mình có phải là người phục vụ hay không, họ muốn từ trong lời Đức Chúa Trời, từ trong lời lẽ của mọi người nói với mình mà tìm được một câu nói thật và biết được tình hình thực tế rằng bản thân họ rốt cuộc có phải là người phục vụ hay không. Nếu họ là người phục vụ thì họ sẽ bỏ đi ngay lúc đó, ngay tức khắc, chứ không phục vụ cho Đức Chúa Trời hay nhà Đức Chúa Trời. Họ có phản ứng mạnh đến vậy với danh xưng “người phục vụ”, từ đây có thể thấy rằng đối với kẻ địch lại Đấng Christ, thì thân phận, địa vị, tiền đồ, số phận và đích đến, vĩnh viễn là những thứ để mưu cầu, là lợi ích mà họ vĩnh viễn không từ bỏ. Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, người phục vụ là đẳng cấp thấp nhất mà Đức Chúa Trời quy định cho con người. Cho dù ngươi có nói thế nào, bất kể có bao nhiêu người tiếp nhận sự thật này, tiếp nhận danh xưng này, thì loại người địch lại Đấng Christ tuyệt đối vẫn không tiếp nhận. Khi làm một công tác nào đó, họ chỉ muốn người khác phục vụ cho họ, nghe lời họ, thuận phục họ, xoay quanh họ, chứ họ không bao giờ muốn bản thân phối hợp và bàn thảo với người khác, trưng cầu ý kiến của người khác, hỏi xin ý của Đức Chúa Trời hay tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Họ cho rằng: “Nếu phối hợp và bàn thảo với người khác, nếu tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật khi làm việc, thì là hạ mình rồi, chẳng có quyền tự chủ nữa, vậy chẳng phải là đang phục vụ sao? Chẳng phải là đang làm nền cho người khác sao? Chẳng phải là đang hầu hạ và phục vụ người khác sao?”. Đây là điều mà họ tuyệt đối không sẵn lòng làm. Họ chỉ muốn người khác hầu hạ họ, luồn cúi họ, nghe lời họ, thích thú họ, tán dương họ, chuyện gì cũng cho họ được nở mày nở mặt, cho họ chỗ đứng, phục vụ và cống hiến sức lực cho họ, thậm chí họ còn yêu cầu Đức Chúa Trời dựa vào mọi việc họ làm mà ban cho họ phần thưởng và mão triều thiên sao cho thích hợp. Thậm chí cả khi có ai nói đến việc vì cứu rỗi nhân loại mà Đức Chúa Trời đã trả giá biết bao, chịu khổ biết bao, khiêm hạ biết bao, đã cung ứng cho con người biết bao, họ nghe xong những lời này, thấy được những sự thật này rồi thì cũng làm thinh, cho rằng đó là chuyện đương nhiên. Kẻ địch lại Đấng Christ giải thích chuyện này như thế nào? Họ nói rằng: “Đức chúa trời đương nhiên phải làm mọi việc này cho nhân loại, đương nhiên phải đem những thứ tốt đẹp nhất mà ban cho nhân loại, ban cho nhân loại phúc lành và ân điển, bình an và vui vẻ, đương nhiên đức chúa trời phải dâng hiến hết thảy mọi sự này vì nhân loại, đây là nghĩa vụ của đức chúa trời mà. Nhưng nhân loại mà vứt bỏ, dâng mình và trả giá vì đức chúa trời, dâng hiến hết vì đức chúa trời, thì đương nhiên phải đạt được phần thưởng, đạt được thứ tốt hơn nữa từ đức chúa trời. Đây chẳng phải là giao dịch bình đẳng, trao đổi ngang giá hay sao? Chuyện này thì có gì mà nói chứ? Đức chúa trời có công lao gì nào? Sao tôi chẳng thấy đức chúa trời có công lao gì vậy? Đức chúa trời ban cho nhân loại thì đương nhiên nhân loại nên nhận, không phải à? Con người cũng trả giá nhiều mà!”. Họ không cho rằng hết thảy mọi việc Đức Chúa Trời làm cho nhân loại chính là ân điển lớn lao nhất dành cho nhân loại, họ không cảm tạ, không có ý đền đáp, lại muốn dùng những sự trả giá của mình để đổi lấy đích đến tốt đẹp mà Đức Chúa Trời hứa ban cho nhân loại, còn đương nhiên cho rằng bản thân có mong muốn được phúc và có những ý định như vậy cũng là chuyện chính đáng thôi, cho nên xét từ góc độ nào thì Đức Chúa Trời cũng không nên để con người làm người phục vụ. Họ cho rằng nhân loại có nhân cách và tôn nghiêm, nếu bảo những người có lòng yêu thương lớn lao, có thể bố thí, có thể dâng mình và từ bỏ hãy đi phục vụ Đức Chúa Trời, thì đó là khiến họ bị sỉ nhục quá lớn, bị đối xử quá bất công rồi. Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, mọi việc Đức Chúa Trời làm đều không đáng nhắc đến, nhưng mọi việc họ làm dù có nhỏ nhoi đến mấy, họ cũng phóng đại đến vô hạn, xem đó là vốn liếng để được phúc.

Trong hội thánh, có một số người chẳng bao giờ làm tốt việc gì khi làm bổn phận. Nếu anh chị em không chấp nhận những việc họ làm, kỹ thuật và tài cán mà họ cung cấp, ý tưởng và đề xuất họ đưa ra, thì họ sẽ bỏ ngang công việc, mặc kệ hết và bỏ đi, họ muốn từ bỏ Đức Chúa Trời. Bảo họ phối hợp với người khác thì họ không chịu, bảo họ cố hết sức trong khả năng để làm bổn phận thì họ cũng không chịu. Họ sẽ chỉ ban hành mệnh lệnh, muốn người khác nghe lời họ, hầu hạ họ, làm người phục vụ mà phục vụ cho họ, chứ họ chẳng làm bổn phận của mình trong nhà Đức Chúa Trời. Chỉ cần không được đãi ngộ như vậy, chỉ cần mất đi đãi ngộ như vậy, mất đi người hầu hạ mình, cống hiến sức lực cho mình, nghe theo mệnh lệnh của mình, thì họ sẽ muốn mặc kệ và bỏ đi, lại còn cảm thấy Đức Chúa Trời không công chính, trong lòng nảy sinh đầy sự oán trách và phẫn nộ với Đức Chúa Trời, cũng như sự thù hận đối với anh chị em, ai giúp họ cũng không được. Với ai, họ cũng không thể phối hợp hài hòa và chung sống bình đẳng. Trong quá trình chung sống với người khác, quy tắc của họ là chỉ có họ mới được đứng trên người khác mà nói năng và hành động, nhìn người khác làm mọi việc cho họ và nghe theo mọi mệnh lệnh, khẩu hiệu họ ban ra, chứ chẳng ai xứng phối hợp với họ và chẳng ai có tư cách chung sống bình đẳng với họ. Nếu có ai xem họ là bạn bè thân thiết hoặc như anh chị em bình thường mà ngồi ngang hàng để nói chuyện, bàn thảo công tác, thông công về nhận thức, thì đó là chuyện sỉ nhục cực lớn đối với họ, là thách thức cực lớn đối với nhân cách của họ. Trong lòng họ sẽ căm ghét, thù hằn dạng người này, lại còn tìm cơ hội để báo thù người này vì dám ngồi ngang hàng với họ hoặc không xem họ ra gì. Đây có phải là việc làm của kẻ địch lại Đấng Christ không? Đây chính là quan điểm có cao có thấp, có quý có hèn của kẻ địch lại Đấng Christ khi chung sống với người khác. Đương nhiên, chuyện này cũng liên quan đến cách nhìn nhận và thái độ thực sự của kẻ địch lại Đấng Christ đối với danh xưng “người phục vụ”. Họ còn không thể tiếp nhận bất kỳ danh xưng nào mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại, vậy họ có thể tiếp nhận những sự định tội, vạch trần và đánh giá của người khác đối với họ không? Chuyện này càng không thể. Một mặt, họ đối địch, chống đối danh xưng và thực chất của “người phục vụ”, mặt khác, họ không biết chán khi làm những chuyện lôi kéo thêm nhiều người xung quanh cống hiến sức lực cho họ, phục vụ họ, hầu hạ và nghe lời họ. Như thế chẳng phải là đê tiện hay sao? Thực chất của loại người này là tà ác, tuyệt đối đúng là vậy. Họ có dục vọng khống chế người khác. Rõ ràng họ biết bản thân chẳng ra gì, chẳng làm được việc gì, chỉ là thứ phế vật trong nhà Đức Chúa Trời, chẳng có nhân tính bình thường, cũng không biết chung sống bình thường với người khác, càng không có lý trí bình thường, chẳng hiểu được và chẳng được khai sáng về chút lẽ thật nào. Họ chỉ biết được một chút nghiệp vụ, một chút kỹ thuật, chứ chẳng hề làm tốt được phương diện bổn phận nào, lại còn không thật thà, cứ muốn nắm quyền, hễ không nắm được quyền là cảm thấy bản thân tiêu tùng rồi và nghĩ: “Trước đây mình làm những việc đó thì chắc chắn mình đã làm việc phục vụ. Mình đâu có muốn làm việc phục vụ. Hiện giờ, khi vẫn chưa bỏ ra quá nhiều sức lực, chưa bị thiệt thòi nhiều, thì mình nên đi mau thì hơn”. Chủ ý của họ là vậy. Họ luôn có quyết tâm này, luôn muốn ra quyết định này, hễ nói không tin nữa là có thể ngừng tin ngay, nói đi là có thể đi ngay, bất kỳ lúc nào họ cũng có thể bỏ ngang bổn phận mà đi, trở về với vòng tay của Sa-tan, cùng Sa-tan thông đồng làm bậy. Có dạng người như thế này không? (Thưa, có.) Về phương diện nghiệp vụ thì họ hiểu được chút ít, nhưng về các nguyên tắc lẽ thật phải nắm vững trong phương diện nghiệp vụ đó thì họ chẳng biết gì. Về phương diện tri thức hoặc ân tứ thì họ có chút ít, nhưng về những nguyên tắc lẽ thật cần hiểu để làm bổn phận thì họ chẳng biết gì, lại còn lĩnh hội lệch lạc, không thể phối hợp hài hòa với người khác, cũng không có tiếng nói chung khi mọi người ngồi lại thông công. Dạng người này thích hợp làm việc gì? Nếu thật sự có lương tâm và lý trí thì họ sẽ có thể đối đãi đúng đắn với người khác, ai nói đúng và phù hợp với lẽ thật thì họ đều có thể tiếp nhận, vui lòng thuận phục và có thể chống lại xác thịt. Đừng lúc nào cũng muốn nên người xuất chúng, lãnh đạo và khống chế người khác, mà nên buông bỏ dã tâm và dục vọng luôn muốn ăn trên ngồi trốc, hãy sẵn lòng làm một người nhỏ bé nhất, kể cả khi như vậy nghĩa là làm việc phục vụ – làm được việc gì thì họ nên làm việc đó. Bản thân họ là một người bình thường thì họ nên về lại vị trí của một người bình thường, cố hết sức trong khả năng mà làm tròn bổn phận của mình, làm người cho đến nơi đến chốn, dạng người như thế thì có thể đứng vững đến cùng. Nếu họ không chọn con đường này, mà lại cảm thấy bản thân không tệ, cảm thấy bản thân cao quý, không ai được động chạm hay chọc đến họ, lại còn muốn làm trùm trong vùng, làm ác bá và đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, như vậy thì họ bị định là kẻ ác rồi. Không cam lòng làm người nhỏ bé nhất, không sẵn lòng làm người không tên tuổi và không được xuất đầu lộ diện, không cam lòng dốc hết sức mà làm tròn bổn phận, đây chính là kẻ địch lại Đấng Christ và sẽ không được cứu rỗi, như vậy thì nguy hiểm rồi. Nếu dạng người này có thể phản tỉnh, tự mình biết mình, tiếp nhận sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, đặt mình vào vị trí thích hợp, làm một người bình thường và không giả vờ nữa, thì họ sẽ có cơ hội được cứu rỗi. Ngươi ở trong nhà Đức Chúa Trời mà luôn muốn ngang ngược và làm đại ca, thì cũng vô ích thôi. Trong hội thánh đều là dân được Đức Chúa Trời chọn, ngươi có lợi hại, có hung, có ác thì cũng vô ích. Nhà Đức Chúa Trời đâu phải là đấu trường, ngươi muốn đấu thì ra đấu trường của thế gian mà đấu. Trong nhà Đức Chúa Trời, không có ai sẵn lòng đấu với ngươi, không có ai hứng thú với chuyện này hay là dư thừa sức lực mà đi đấu với ngươi. Nhà Đức Chúa Trời là nơi giảng về lẽ thật, khiến con người hiểu lẽ thật và thực hành lẽ thật, ngươi không thực hành được lẽ thật thì khó rồi, như vậy chỉ cho thấy ngươi không thuộc về nơi này. Nếu ngươi luôn muốn đấu, luôn muốn hung hãn, tàn nhẫn và ngang ngược, thì hội thánh không phải là chỗ thích hợp cho ngươi rồi. Trong nhà Đức Chúa Trời, đa số mọi người đều yêu thích lẽ thật, đều muốn đi theo Đức Chúa Trời và đạt được sự sống, chứ chẳng thích hục hặc đấu đá, đấu đi đấu lại với ma quỷ làm gì. Chỉ có kẻ địch lại Đấng Christ mới thích đấu đi đấu lại, tranh quyền đoạt lợi. Vì vậy mà kẻ địch lại Đấng Christ không thể đứng vững trong hội thánh.

Có một loại người đặc biệt nhạy cảm về thân phận, địa vị và danh phận. Họ cực kỳ chống đối, ác cảm với danh xưng “người phục vụ”, tuyệt đối không thể tiếp nhận. Loại người này chính là kẻ địch lại Đấng Christ. Họ chẳng những không mưu cầu lẽ thật, chẳng những chán ghét lẽ thật, mà còn chán ghét danh xưng “người phục vụ”. Ngươi chán ghét danh xưng “người phục vụ” thì ngươi nên mưu cầu lẽ thật, nếu ngươi có thể mưu cầu lẽ thật thì chẳng phải ngươi sẽ thoát khỏi danh xưng “người phục vụ” này sao? Nhưng vấn đề nằm chính ở chỗ này. Bởi vì họ cực kỳ chán ghét lẽ thật, vĩnh viễn không đi trên con đường mưu cầu và thực hành lẽ thật, cho nên họ vĩnh viễn đóng vai trò người phục vụ trong công tác của kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Đương nhiên, đối với loại người địch lại Đấng Christ, thì có thể đóng vai trò người phục vụ trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời cũng được xem là phúc lành cho họ rồi, đây là cơ hội để họ nhìn thấy việc làm của Đấng Tạo Hóa, được nghe Đấng Tạo Hóa bày tỏ lẽ thật và nói ra tiếng lòng với nhân loại, cũng là cơ hội để họ lĩnh hội sự khôn ngoan và những việc làm toàn năng của Đấng Tạo Hóa. Đối với họ mà nói, làm người phục vụ cho Đấng Tạo Hóa cũng đâu phải là chuyện xấu. Cho dù họ có thể lĩnh hội được hay không, kể cả khi công tác của Đức Chúa Trời đã kết thúc rồi, thì việc làm người phục vụ cho Đức Chúa Trời và phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời vẫn là một kỷ niệm không bao giờ quên đối với những kẻ địch lại Đấng Christ và đồng bọn với Sa-tan này. Trong toàn bộ quá trình nhân loại bại hoại đối địch với Đức Chúa Trời, những kẻ địch lại Đấng Christ đã vô thức phục vụ công tác quản lý của Đức Chúa Trời, đây cũng tính là một chút giá trị tồn tại của mỗi một kẻ địch lại Đấng Christ – đây là sự thật. Đóng góp của họ là khiến cho dân được Đức Chúa Trời chọn có thể nhìn từ phía phản diện mà phân định và nhận biết kẻ địch lại Đấng Christ. Bất kể họ có sẵn lòng thừa nhận sự thật này hay không, cũng bất kể họ có cam tâm tình nguyện, có vui vẻ, hạnh phúc làm người phục vụ hay không, thì tóm lại, việc họ phục vụ công tác của Đức Chúa Trời trong tư cách người phục vụ và đảm nhận vai trò này cũng là điều đáng giá – đây là Đức Chúa Trời tôn cao họ. Có người nói: “Đức Chúa Trời cũng nâng cao kẻ địch lại Đấng Christ à?”. Thì sao chứ? Họ là loài thọ tạo, Đức Chúa Trời không thể nâng cao họ hay sao? Lời Ta nói không có gì sai. Vậy khi nghe câu này, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ cảm thấy thế nào? Họ không nên bới móc, mà nên cảm thấy có chút an ủi. Ít ra, trong đại sự là kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, họ cũng được cống hiến một phần sức, cho dù có phải là cam tâm tình nguyện hay không, là chủ động hay là thụ động, thì tóm lại, đây là Đức Chúa Trời nâng cao họ, và họ nên vui sướng mà đón nhận chứ không nên chống đối. Nếu như kẻ địch lại Đấng Christ có thể chống lại tổ tông của họ, chống lại Sa-tan, mà mưu cầu lẽ thật, mưu cầu thuận phục Đấng Tạo Hóa, thì các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời có vui hay không? (Thưa, Ngài sẽ vui.) Đây cũng là vinh hạnh của dân được Đức Chúa Trời chọn, đây là chuyện họ nên vui, là chuyện tốt. Cho dù sự thật này có vững chắc hay không, thì tóm lại, nếu như kẻ địch lại Đấng Christ có thể quay đầu mà đi con đường hối cải thì đương nhiên đây là chuyện tốt rồi. Vậy tại sao lại nói đây là vinh hạnh của dân được Đức Chúa Trời chọn? Nếu như loại người địch lại Đấng Christ mà cam lòng phục vụ, thì chẳng phải nhà Đức Chúa Trời sẽ bớt đi một mối họa hay sao? Chẳng phải trong số các ngươi sẽ bớt đi một kẻ ma quỷ, bớt đi một kẻ gây nhiễu loạn, gây sóng gió, và tháng ngày sống của các ngươi sẽ được yên bình hơn sao? Xét từ điểm này, nếu như kẻ địch lại Đấng Christ có thể thực sự cam lòng phục vụ, thì đây cũng là chuyện tốt và đáng để vui mừng. Các ngươi nên khích lệ và giúp đỡ họ, đừng có loại bỏ họ hoàn toàn. Nếu như vì lòng tốt mà giữ họ lại phục vụ, nhưng lại lợi bất cập hại, nảy sinh hậu họa, thì nên dựa theo nguyên tắc mà xử lý. Làm như vậy có tốt hay không? (Thưa, tốt.)

Còn có một loại người đáng để nói đến. Có một vài người trong quá trình làm bổn phận thì có thể chịu khổ và trả giá, có lúc cũng có thể nghe lời và thuận phục hoặc làm việc theo nguyên tắc. Ý nguyện chủ quan của họ là muốn đi con đường mưu cầu lẽ thật. Bề trên sắp xếp gì, hội thánh sắp xếp gì, họ đều có thể thuận phục và hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Ở trong nhà Đức Chúa Trời, họ không làm những việc gây nhiễu loạn và gián đoạn, mọi công tác họ làm và mọi bổn phận họ đảm nhận cũng có thể đem lại nhiều phúc lợi và ích lợi cho các anh chị em. Nhìn bề ngoài, mặc dù họ không hành ác, không gây nhiễu loạn hay gián đoạn, trông cũng không giống kẻ ác, nhưng họ lại làm một việc mà người bình thường không làm được và cũng không làm, đó là loại người này thích bồi đắp thế lực, tạo vương quốc độc lập. Chỉ cần giao cho họ một công tác nào đó, thì ngay khi đảm đương chức vụ người phụ trách công tác đó, là họ có thể tạo vương quốc độc lập, có thể vô thức bồi đắp thế lực và mối quan hệ trong phạm vi thế lực của mình. Trong phạm vi thế lực của họ, tất cả mọi người đều tâm phục khẩu phục và khâm phục họ, đều tán dương và bội phục mọi lời họ nói, mọi việc họ làm, mọi cái giá mà họ trả. Họ biến phạm vi quản lý của mình thành một gia đình nhỏ của riêng họ trong nhà Đức Chúa Trời. Nhìn bề ngoài thì họ có thể trả giá và chịu khổ, có thể chịu trách nhiệm, trông cũng không có vấn đề gì, nhưng vào những thời điểm then chốt thì họ có thể bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Để bảo vệ danh vọng và đỉnh núi của riêng mình, để bảo vệ địa vị, tôn nghiêm và quyền thế tuyệt đối của mình trong hội thánh, mà họ không đắc tội ai, không làm tổn thương ai. Kể cả khi có người gây hại và bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, kể cả khi có người gây nhiễu loạn và phá hoại công tác của nhà Đức Chúa Trời, họ cũng chẳng hề hỏi han, mà làm ngơ không biết, lại còn có thể dung túng cho người đó. Chỉ cần người đó không gây uy hiếp đến địa vị của họ, có thể cống hiến sức lực cho họ trong phạm vi thế lực của họ, thế là được rồi – đây là tiêu chuẩn tối cao của họ. Cho dù người đó gây nhiễu loạn thế nào họ cũng không nhìn thấy, không quan tâm, cũng không tỉa sửa hay chỉ trích, lại càng không xử lý. Đây chính là thứ phần tử nguy hiểm. Người bình thường rất khó phân định được loại người này. Lúc họ không có địa vị thì có lẽ ngươi không thể nhìn ra được gì, nhưng ngay khi họ có địa vị rồi thì thực chất bản tính của họ sẽ bại lộ ra hết. Bại lộ ra những gì? Rằng mọi sự trả giá và mọi việc làm của họ đều có mục đích. Và mục đích này không phải là muốn bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hay thực sự làm tròn bổn phận của mình. Mọi việc họ làm không phải là làm cho Đức Chúa Trời thấy, mà là làm cho người ta thấy. Họ muốn thu hút ánh nhìn, thu hút đôi mắt, thu hút sự chú ý của người ta, lại càng muốn mê hoặc lòng người, khiến mọi người đánh giá cao, khâm phục và tán dương họ. Cho nên, họ không quan tâm xem Đức Chúa Trời nhìn nhận và đối đãi với họ thế nào, nếu Đức Chúa Trời nói họ chỉ là đang phục vụ thì họ cũng không quan tâm. Chỉ cần mọi người có thể phục họ sát đất, cúi đầu hàng phục họ là được rồi. Loại người này là phần tử nguy hiểm, họ không đồng lòng với Đức Chúa Trời và nhà Đức Chúa Trời, lòng họ khác với lòng của những người thực sự mưu cầu lẽ thật trong dân được Đức Chúa Trời chọn. Họ đang bồi đắp thế lực của mình, cũng là bối đắp thế lực cho Sa-tan. Xét từ đủ loại biểu hiện của họ, thì bổn phận họ thực hiện và mỗi một việc họ làm đều là cách để họ cực lực thể hiện bản thân và lấy lòng người khác.

Loại người địch lại Đấng Christ có thể phục vụ một chút trong nhà Đức Chúa Trời và trong công tác của kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, họ cũng có thể làm một người phục vụ tốt trong một giai đoạn. Tuy nhiên, vì con đường họ đi, mục tiêu và phương hướng họ chọn, cùng với dục vọng về địa vị, quyền thế, khao khát về danh lợi trong nội tâm họ, mà họ không bao giờ thoát khỏi danh xưng “người phục vụ”, không hiểu được lẽ thật, không hiểu thực tế lẽ thật là gì, cũng không thể bước vào thực tế lẽ thật, không thực hành được lẽ thật, không thể đạt đến thực sự thuận phục, cũng không thể đạt đến kính sợ Đức Chúa Trời. Đây loại phần tử nguy hiểm. Loại người này có triết lý xử thế rất cao thâm, thủ đoạn đối nhân xử thế cũng rất cao minh, họ chú trọng từ ngữ và cách nói khi nói chuyện với người khác, cực kỳ chú trọng thủ đoạn khi chung sống với người khác. Nhìn bề ngoài thì họ không phải là người đại gian đại ác, nhưng trong nội tâm họ lại đầy tràn ý niệm, tư tưởng và quan điểm tà ác, thậm chí còn đầy rẫy những quan niệm và hiểu lầm về lẽ thật, cũng như không hiểu được Đức Chúa Trời. Mặc dù người ta không thấy loại người này ác ở chỗ nào, không nhìn ra được họ là kẻ ác, nhưng vì thực chất của họ quá tà ác, chẳng bao giờ có thể dựa theo nguyên tắc lẽ thật mà làm bổn phận, chẳng bao giờ có thể đi con đường mưu cầu lẽ thật và đạt đến thực sự thuận phục Đức Chúa Trời, nên cuối cùng họ vĩnh viễn không có khả năng thoát khỏi danh xưng “người phục vụ” này. So với những kẻ địch lại Đấng Christ và ác nhân rõ ràng dễ thấy hơn, thì những người này càng có thủ đoạn và năng lực mê hoặc hơn. Nhìn bề ngoài, có vẻ họ không có ý kiến hay thái độ gì đối với danh xưng “người phục vụ”, càng không có cảm xúc chống đối gì. Nhưng trên thực tế, xét từ thực chất của họ, dù có phục vụ Đức Chúa Trời thì họ cũng có ý định và mục đích chứ không phải vô điều kiện, cũng chẳng phải là để đạt được lẽ thật. Bởi vì nội tâm của loại người này tà ác và giảo trá, nên không dễ bị người khác phân định. Chỉ khi có chuyện gì then chốt và vào những lúc then chốt, thì thực chất bản tính, tư tưởng và quan điểm, cũng như con đường họ đi mới bị tỏ lộ. Cứ tiếp tục như thế, nếu loại người này chọn phương thức mưu cầu này, chọn đi con đường này, thì có thể hình dung rằng loại người này sẽ không thể được cứu rỗi. Họ lợi dụng sự tín nhiệm của nhà Đức Chúa Trời dành cho họ, lợi dụng cơ hội là công tác của Đức Chúa Trời để kiếm phúc lợi cho mình, đạt đến khống chế và trừng trị người khác, thỏa mãn dã tâm và dục vọng của mình. Cuối cùng, cái họ đạt được không phải là lẽ thật, mà chỉ là bị tỏ lộ vì hành ác quá nhiều. Khi họ bị tỏ lộ thì ngươi sẽ thấy rõ loại người như họ không mưu cầu lẽ thật, thấy rằng họ tin Đức Chúa Trời không phải vì muốn mưu cầu lẽ thật và được cứu rỗi. Loại người này mà nghe lời Đức Chúa Trời, nghe Đức Chúa Trời vạch rõ đủ loại người rồi, thì họ vẫn một mực dùng các nguyên tắc, thủ đoạn và phương thức xử thế để làm bổn phận, cuối cùng kết cục cho họ chỉ có một mà thôi – đó là họ phải đảm nhận vai trò người phục vụ trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời, cuối cùng bị tỏ lộ và đào thải. Đây là sự thật. Các ngươi có từng thấy qua loại người này chưa? Có những kẻ địch lại Đấng Christ khi bị tỏ lộ và khai trừ thì trở thành chỉ huy không lính. Những việc ác của họ quá nhiều, quá lớn, nên các anh chị em đều thấy ác cảm với họ, từ bỏ họ. Lại có một loại người khi bị tỏ lộ và bị hội thánh định tội, từ bỏ, thì có đồng bọn và đồng lõa lên tiếng cho họ, bất bình cho họ, cùng nhau đứng lên kêu gào với Đức Chúa Trời. Chẳng phải loại người này có năng lực mê hoặc càng lớn hơn sao? Đây là loại người nguy hiểm hơn nữa. Về cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với danh xưng “người phục vụ”, những cách làm, cách nghĩ và biểu hiện của họ sau lưng người ta, chúng ta tạm thời thông công đến đây thôi.

c. Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ lại không sẵn lòng làm người phục vụ

Kẻ địch lại Đấng Christ không muốn làm người phục vụ, không cam lòng làm người phục vụ. Họ cảm thấy làm người phục vụ là chịu sự sỉ nhục và kỳ thị cực lớn. Vậy rốt cuộc họ muốn làm gì? Khi tin Đức Chúa Trời và đến nhà Đức Chúa Trời, mục tiêu của họ là gì? Họ bằng lòng làm một con dân của Đức Chúa Trời, làm người đi theo Đức Chúa Trời sao? Họ bằng lòng làm một người được hoàn thiện sao? Họ có cam tâm làm người như Phi-e-rơ và Gióp là được rồi không? (Thưa, không.) Có ai nói rằng họ tin Đức Chúa Trời thì cam tâm làm một người trong dân được Đức Chúa Trời chọn là được rồi không? Có ai sẵn lòng làm một món đồ chơi trong tay Đức Chúa Trời không? Càng không có. Bất kỳ ai đến nhà Đức Chúa Trời đều đến để tìm lợi ích, để được phúc, được phần thưởng và mão triều thiên. Trong quá trình tiếp nhận sự vạch rõ và phán xét của lời Đức Chúa Trời, con người biết rằng mang theo những ý định đó mà tin Đức Chúa Trời thì sẽ không thể hiểu được lẽ thật, cuối cùng sẽ không thể được cứu rỗi. Rất nhiều người chọn cách trước hết buông bỏ dục vọng được phúc, được mão triều thiên và phần thưởng, buông bỏ hết thảy mọi lợi ích, và trước hết cứ lắng nghe xem Đức Chúa Trời phán gì, Đức Chúa Trời có yêu cầu thế nào đối với nhân loại và có gì để phán với nhân loại. Rất nhiều người nghe xong lời Đức Chúa Trời thì mừng thầm trong lòng mà nói rằng: “Đức Chúa Trời vạch rõ sự bại hoại của chúng ta, vạch rõ bộ mặt thật xấu xí của chúng ta, vạch rõ thực chất chống đối Đức Chúa Trời và chán ghét lẽ thật của chúng ta. Đây đều là sự thật. May cho tôi là tôi chưa đưa tay ra đòi Đức Chúa Trời ban phúc phần, ân điển và phúc lành, may cho tôi là tôi đã buông bỏ chúng trước rồi. Nếu không buông bỏ chúng, chẳng phải tôi đã tự làm xấu mặt mình sao? Mỗi một lời Đức Chúa Trời phán đều vạch rõ thực chất và bản tính của con người, vậy làm sao để có thể thoát khỏi chúng? Đức Chúa Trời phán rồi, con người trước hết phải làm tròn bổn phận của mình, phối hợp với công tác trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Trong quá trình này, nếu con người có thể đi trên con đường hiểu và tiếp nhận lẽ thật, thì sau đó sẽ có hy vọng được cứu rỗi và có thể đạt được nhiều lợi ích hơn nữa”. Đến đây, rất nhiều người không còn nghĩ về những thứ đó nữa. Những nguyện vọng tốt đẹp trong lòng họ, những trông chờ và mong ước về tương lai của họ dường như không được hiện thực cho lắm. Họ cảm thấy ngay trước mắt, những chuyện như làm sao để làm tốt bổn phận, làm sao thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, làm sao đạt đến hiểu lẽ thật và đứng vững, thì hiện thực hơn, quan trọng hơn và then chốt hơn những thứ trong nguyện vọng và lý tưởng của họ. Cho nên, đa số mọi người, vào thời điểm then chốt này, sẽ chọn làm tròn bổn phận, trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, đạt được lẽ thật, dâng hiến thời gian và thanh xuân của bản thân, vì Đức Chúa Trời và vì làm tròn bổn phận mà họ từ bỏ gia đình, công việc và tiền đồ trong thế giới, thậm chí có người còn buông bỏ hôn nhân. Đủ loại biểu hiện, hành vi, hành động này của con người chắc chắn chính là thái độ thuận phục và nghe lời đối với những điều tích cực và mọi yêu cầu mà Đức Chúa Trời phán. Thái độ này cũng chính xác là điều kiện phải có để con người có thể hiểu lẽ thật, đạt đến thực hành lẽ thật, thuận phục Đức Chúa Trời, và cuối cùng có thể được cứu rỗi. Đây là đủ loại biểu hiện cũng như tư tưởng của những người bình thường trước khi đến nhà Đức Chúa Trời để làm bổn phận. Từ khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời cho đến hiện tại, tư tưởng và quan điểm của con người thay đổi không ngừng, thái độ của con người đối với lẽ thật và Đức Chúa Trời cũng không ngừng chuyển biến. Những dục vọng và dã tâm trước đây của nhân loại cũng không ngừng bị phá hủy, đồng thời họ cũng dần dần và chủ động buông bỏ, từ bỏ chúng. Đây là hoa trái tốt nảy sinh sau cùng từ ý nguyện của nhân loại muốn phối hợp với Đức Chúa Trời và thuận phục Đức Chúa Trời. Đây là biểu hiện tích cực và tốt đẹp, là kết quả tốt đẹp. Trong quá trình con người không ngừng tiến bộ, những người thực sự mưu cầu lẽ thật gần như đã buông bỏ được dục vọng và ý định được phúc, cho nên đa số mọi người về cơ bản không còn quá nhạy cảm hay hứng thú với đủ loại câu nói mà trước đây Đức Chúa Trời hứa với con người. Bởi vì khi dựa vào lý trí của con người bình thường mà đánh giá, nếu một người không thể làm bổn phận đạt tiêu chuẩn, không thể đạt đến hiểu lẽ thật, thì họ sẽ bỏ lỡ dịp may và không còn liên quan đến hết thảy mọi phúc phần mà Đức Chúa Trời hứa ban. Đạo lý đơn giản nhất như thế này thì trong lòng mỗi một người đều nên hiểu được. Đương nhiên, hiện tại cũng có rất nhiều người đã hiểu được sự thật này rồi, cũng đã thừa nhận và tiếp nhận sự thật này, duy chỉ có loại người địch lại Đấng Christ là không tiếp nhận sự thật này. Tại sao họ không tiếp nhận? Bởi vì họ là kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không tiếp nhận sự thật này, vậy họ muốn làm gì? Khi đến nhà Đức Chúa Trời, họ nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, thấy trong lời Đức Chúa Trời có đủ loại danh xưng và danh phận như “bản thể của Đức Chúa Trời”, “con trưởng” “con”, “con dân”, “người phục vụ”, v.v… thế là mắt họ sáng lên. Dục vọng và dã tâm của họ liền được thỏa mãn, họ ngẫm nghĩ rằng: “Làm con của đức chúa trời thì thường quá, đa số mọi người đều là con của đức chúa trời. Làm con dân thì chính là tiểu dân, thảo dân, là dân chúng bình thường không có quyền thế gì. Còn ‘người phục vụ’, bảo tôi làm người phục vụ thì mơ đi, chuyện này một đời tôi cũng không dính dáng đến, là chuyện xa lắc xa lơ đối với tôi”. Cho nên hai mắt họ chỉ dán vào hai danh xưng “bản thể của Đức Chúa Trời” và “con trưởng”. Trong quan niệm của họ, bản thể của Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời, con trưởng chính là con trưởng của Đức Chúa Trời, hai loại này thì có quyền có thế, có thể làm vua nắm quyền và khống chế nhân loại, khống chế dân được Đức Chúa Trời chọn, có quyền lực tuyệt đối, có quyền lên tiếng, quyền lãnh đạo, có quyền sắp đặt mọi người và quyết định chuyện sinh tử của mọi người, những quyền lực này đúng là quá lớn. Cho nên, bảo họ làm người phục vụ là chuyện bất khả thi. Nếu như để cho họ chọn thì họ sẽ chọn làm con trưởng, làm bản thể của Đức Chúa Trời, không thì họ không thể tin Đức Chúa Trời nữa. Họ ở trong nhà Đức Chúa Trời mà làm bổn phận hoặc làm lãnh đạo, người làm công, thì họ hành động, trả giá, chịu khổ và bôn ba vì hai mục tiêu này. Trong thời gian này, họ không ngừng tính toán xem mình đã bôn ba được bao xa, đã rao truyền phúc âm và đưa về được bao nhiêu người, có bao nhiêu người sùng bái và ngưỡng vọng họ, lúc họ lãnh đạo hội thánh, anh chị em có chuyện thì tìm người khác hay là tìm họ, và họ có thể khống chế, chi phối tư tưởng, quan điểm của người khác không. Họ không ngừng tính toán những điều này, cũng không ngừng trù tính và quan sát những điều này, mục đích của họ là để đạt được những điều mình muốn – đó là làm vua nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời. Đa số mọi người khi đến nhà Đức Chúa Trời và hiểu được một vài lẽ thật thì đều có thể làm bổn phận của loài thọ tạo một cách bình thường. Nhưng loại người địch lại Đấng Christ thì không, họ cho rằng mình có huyết thống cao quý, thuộc nhóm người cao quý và đặc biệt, khi ở trong nhà Đức Chúa Trời thì chắc chắn phải được tôn là vĩ đại, nếu không thì họ sẽ không tin Đức Chúa Trời. Muốn bảo họ tin Đức Chúa Trời thì phải để họ được tôn là vĩ đại và làm thủ lĩnh trong nhà Đức Chúa Trời. Đồng thời, họ còn trù tính và tính toán xem trong sổ của Đức Chúa Trời ghi bao nhiêu công lao của họ, xem liệu họ có đủ tư cách để cùng làm vua nắm quyền với Đức Chúa Trời không. Vì vậy, có một số kẻ địch lại Đấng Christ khi đến nhà Đức Chúa Trời và có thể làm tròn bổn phận của mình, thì nguồn cơn, xuất phát điểm và động cơ của họ chính là đến nhà Đức Chúa Trời để làm vua nắm quyền. Họ không thể cam tâm làm một người đi theo bình thường và nhỏ bé nhất mà đến nhà Đức Chúa Trời để làm bổn phận. Ngay khi dã tâm và dục vọng của họ bị tiêu tan, thì họ sẽ có thể trở mặt, không làm bổn phận.

Hiện tại, trong nhà Đức Chúa Trời, có một số người đã làm bổn phận mấy năm rồi, mà bổn phận nào cũng không làm tốt, làm bổn phận ở đâu cũng bị đào thải. Bởi vì họ có nhân tính tồi tệ, nhân cách đê hèn, không mưu cầu lẽ thật, tâm tính vẫn còn hung ác và tà ác, lại chán ghét lẽ thật, nên cuối cùng họ bị các anh chị em từ bỏ. Ngay khi thấy dục vọng được phúc của mình hóa thành hư không, thấy mộng tưởng được nên người xuất chúng và làm vua nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời sẽ không thành hiện thực, thì trong sinh hoạt cá nhân của mình, họ sẽ sống thế nào? Họ sẽ không đọc lời Đức Chúa Trời, không nghe thánh ca, không nhóm họp, nhà Đức Chúa Trời cần họ làm bổn phận gì họ cũng làm ngơ, thậm chí đến lúc nhóm họp còn phải để anh chị em kêu họ, mời họ, nhắc nhở họ. Trong bọn họ, có một số người miễn cưỡng tham gia nhóm họp, nhưng khi nhóm họp thì không nói tiếng nào, không thông công, hễ ai nói gì họ cũng thấy ác cảm và không muốn nghe. Lúc anh chị em cầu nguyện thì họ cũng nhắm mắt nhưng lại chẳng nói câu nào, chẳng thưa gì với Đức Chúa Trời. Lại có một số người hễ đến lúc nhóm họp, khi nghe giảng đạo, hoặc lúc anh chị em thông công lẽ thật, thì họ làm gì nào? Có người ngủ gật, có người nghịch điện thoại, đọc tin tức, tán gẫu với người khác, lại có người chơi trò chơi trên mạng. Khi tin Đức Chúa Trời mà họ không được mến chuộng và sủng ái trong hội thánh, không có người tiền hô hậu ủng, không được đảm đương nhiệm vụ quan trọng, thì họ cho rằng mình không có tương lai được cùng làm vua nắm quyền với Đức Chúa Trời, do đó đối với họ, Đức Chúa Trời không tồn tại. Với họ, sự tồn tại của Đức Chúa Trời có liên hệ với việc họ có thể được phúc hay không. Đây chẳng phải là hành vi của kẻ địch lại Đấng Christ sao? Họ cho rằng đức chúa trời nào mà không thể cho họ được phúc thì không phải là đức chúa trời, thì không có lẽ thật. Còn đức chúa trời nào có thể cho họ làm xằng làm bậy, nắm quyền trong hội thánh, sau này còn có thể làm vua nắm quyền, thì đó mới là đức chúa trời. Đây chính là lô-gic của Sa-tan, là đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật. Họ tin Đức Chúa Trời mà lại không đi theo được bước chân của Ngài, cũng không cam lòng làm bổn phận, lý do là vì họ chán ghét lẽ thật, trong lòng họ chỉ sùng bái triết lý của Sa-tan, tri thức, danh lợi và địa vị. Họ phủ nhận Đức Chúa Trời là lẽ thật, không thèm đếm xỉa đến công tác của Đức Chúa Trời, vì vậy mà những lúc nhóm họp, họ có thể nghịch điện thoại, chơi trò chơi, ăn uống, tán gẫu – họ thích gì làm nấy, lại còn lấy đó làm tự hào. Ngay khi hy vọng được phúc bị tiêu tan, họ liền cảm thấy việc tin Đức Chúa Trời chẳng có ý nghĩa gì nữa, và ngay khi họ cảm thấy việc tin Đức Chúa Trời chẳng có ý nghĩa gì thì họ liền có thể xem hội thánh – nơi nhóm họp của các anh chị em – là một chốn vui chơi, xem thời gian nhóm họp như thời gian nhàn rỗi, họ còn cho rằng việc nhóm họp và nghe giảng đạo là ức chế, khô khan và vô vị. Lẽ thật và những bài giảng mà anh chị em nghe, hai điều này họ xem là gì? Xem là khẩu hiệu, là chuyện vô căn cứ. Họ xem thời gian anh chị em nhóm họp là thời gian bị uổng phí. Có phải những người này bị tỏ lộ rồi không? Họ mang theo dã tâm, dục vọng và ảo tưởng mà tin Đức Chúa Trời, dấu hiệu này quyết định rằng họ không thể đi đến cùng, và họ thậm chí còn không xứng phục vụ cho công tác của Đức Chúa Trời và kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Họ xem thường những người nghe giảng đạo, xem thường các anh chị em mưu cầu lẽ thật, lại càng phủ nhận công tác của Đức Chúa Trời, phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời, phủ nhận sự tồn tại của sự thật về công tác trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời.

Với những kẻ địch lại Đấng Christ – loại người chán ghét lẽ thật – ngay khi họ cảm thấy việc tin Đức Chúa Trời không đem lại ích lợi cho họ, thì quỷ tướng của họ sẽ lộ ra. Có một vài phụ nữ khi ở nhà thì tô son trát phấn đến mức trông như ma. Trang phục nào thời thượng và có thể hấp dẫn người khác giới thì họ mặc, thậm chí có người còn lén đi chơi mạt chược, đánh bạc, hút thuốc – những người này thật quá gớm ghiếc, quá đáng ghê tởm. Khi đến nhà Đức Chúa Trời thì họ ngụy trang, kết quả thế nào? Họ có trụ nổi không? Chỉ có lẽ thật mới tỏ lộ người ta, nếu người ta không yêu thích lẽ thật, mà chán ghét lẽ thật và có tâm tính hung ác, thì thế nào họ cũng đối địch với lẽ thật và không trụ nổi. Những người này còn cần hội thánh đào thải sao? Còn cần Đức Chúa Trời định tội sao? Còn cần Đức Chúa Trời vứt bỏ sao? Không cần, Đức Chúa Trời chẳng màng đến họ. Trong mắt Đức Chúa Trời, dạng người này là con rệp, làm người phục vụ còn không xứng, không có tư cách. Họ có thái độ khinh mạn với việc nhóm họp, với đời sống hội thánh và bổn phận, điều này chứng thực điều gì? Chứng thực rằng Đức Chúa Trời không chăm sóc và bảo vệ họ, cũng không dẫn dắt họ, không làm công tác khai sáng, dẫn đường, sửa dạy gì trên họ, cho nên họ sống khó coi và kinh khủng hết chịu nổi như vậy đấy. Thế mà bản thân họ lại cho rằng: “Tôi không tin đức chúa trời, tôi được tự do. Các anh tin đức chúa trời thì phải chịu khổ, trả giá, từ bỏ gia đình và sự nghiệp. Tôi thì chẳng phải chịu cái khổ nào, ở nhà hưởng phúc, hưởng thụ xác thịt, hưởng thụ những sung sướng đời người”. Họ cảm thấy bản thân đạt được hạnh phúc và tự do rồi. Đức Chúa Trời có màng đến họ không? (Thưa, không.) Tại sao không màng đến họ? Vì trong mắt Đức Chúa Trời, loại người này là con rệp, không phải con người, không xứng để Đức Chúa Trời màng đến. Đức Chúa Trời không màng đến họ thì có cứu rỗi họ không? Đức Chúa Trời không cứu rỗi họ, vậy thì họ có liên quan gì đến Đức Chúa Trời không? Có liên quan gì đến sắc lệnh quản trị của nhà Đức Chúa Trời không? Không có. Cho nên, bề ngoài thì thấy họ sống rất thoải mái, tự do, giải phóng, ngày ngày vui vẻ, nhưng đây có phải là chuyện tốt không? Chỉ cần nhìn qua cái mà họ sống thể hiện ra và con đường họ đi là biết họ tiêu tùng rồi, Đức Chúa Trời không muốn họ nữa. Những con rệp này thật sự quá hôi hám! Loại người này Đức Chúa Trời không thèm màng đến.

Những người này, bất kể ở trong hoàn cảnh và điều kiện thế nào, cũng đều muốn cố hết sức để có thể làm vua nắm quyền và ngồi ngang hàng với Đức Chúa Trời trong đời sau, đây là loại phần tử ngoan cố không chịu thay đổi trong số những kẻ địch lại Đấng Christ. Loại người này giống như Phao-lô, trên người họ có một cái gai nhức nhối, họ nghi ngờ Đức Chúa Trời, chống đối Đức Chúa Trời, đe dọa Đức Chúa Trời, không cam tâm tình nguyện làm việc, dâng mình, chịu khổ và trả giá, họ có làm thì chỉ là để đổi lấy mão triều thiên và khả năng được làm vua nắm quyền ở đời sau. Nghe xong toàn bộ quá trình này của họ, người ta có thấy những kẻ địch lại Đấng Christ thật quá đáng thương không? Thực ra là không đáng thương. Họ không những không đáng thương, mà còn có chút đáng tức cười. Đức Chúa Trời phán nhiều lời như thế rồi, mà họ nghe xong chẳng hiểu được lẽ thật, rồi còn quên luôn. Sao mà ngươi không hiểu được tiếng người vậy? Một đạo lý đơn giản như thế mà sao ngươi nghe không hiểu? Ngươi không thực hành lẽ thật, không đạt đến biến đổi tâm tính, cũng không thể được cứu rỗi, kể cả khi Đức Chúa Trời cho ngươi lời hứa thì ngươi cũng không đạt được. Đức Chúa Trời ban cho nhân loại lời hứa nào cũng đều có điều kiện, Đức Chúa Trời đâu có vô duyên vô cớ và vô điều kiện mà ban cho con người. Đức Chúa Trời có yêu cầu với con người, và yêu cầu này không bao giờ thay đổi. Đức Chúa Trời sẽ không đi ngược lại lẽ thật, cũng sẽ không thay đổi tâm ý của Ngài, nếu ngươi hiểu được chút điều này, thì liệu ngươi còn có thể cố chấp bám chặt dục vọng và dã tâm của mình mà không chịu buông? Chỉ có kẻ ngốc, chỉ có người không có lý tính mới có thể có chết cũng không buông. Chứ người có chút lý tính và nhân tính bình thường thì trước tiên nên buông bỏ những thứ này, mưu cầu những điều mình nên mưu cầu, nên đạt đến, nên bước vào, trước hết phải thỏa mãn yêu cầu của Đức Chúa Trời. Tiếp theo, người có lý tính bình thường nên hiểu điều gì nữa? Trong Kinh Thánh có lời tiên tri nói chúng ta sẽ làm vua nắm quyền cùng Đức Chúa Trời đời đời, và trong công tác hiện tại của Đức Chúa Trời, Ngài cũng nhắc đến bản thể của Đức Chúa Trời, con trưởng, con, con dân, v.v., và phân loại các đẳng cấp, các danh xưng khác nhau cho con người. Đức Chúa Trời đã hứa ban cho con người những điều này, vậy tại sao con người lại không thể mưu cầu chúng? Sự lĩnh hội và cách đối đãi đúng đắn mà con người nên có là gì? Nếu như một người xem việc làm vua nắm quyền và những lời hứa của Đức Chúa Trời là mục tiêu để mưu cầu, thì đó có phải là con đường đúng đắn không? Chắc chắn là không, nó không tích cực và trong đó lẫn tạp quá nhiều ý muốn của con người, con đường này không hợp với lẽ thật. Có người nói: “Ngài đã hứa rồi, mà tại sao lại không cho chúng con đạt được? Ngài đã phán những lời này rồi, đã công khai hết với nhân loại rồi, vậy tại sao Ngài không cho chúng con mưu cầu?”. Trong chuyện này có liên quan đến lẽ thật mà từ đầu cho đến bây giờ, chẳng có một ai hiểu được cả. Chuyện này liên quan đến phương diện lẽ thật nào? Chuyện này ngươi phải nhìn nhận như sau: Đức Chúa Trời ban lời hứa cho con người, con người từ Đức Chúa Trời mà biết được chuyện làm vua nắm quyền, và đủ loại danh xưng như “bản thể của Đức Chúa Trời”, “con trưởng”, “con”, v.v. Tuy nhiên, chúng chỉ là danh xưng, còn cụ thể loại người nào mang danh xưng nào thì phải dựa vào sự mưu cầu và biểu hiện của con người. Đấng Tạo Hóa ban cho ngươi danh xưng gì thì ngươi là thế đó, Ngài không muốn ban cho ngươi danh xưng thì ngươi chẳng là gì. Đây chỉ là một lời hứa của Đức Chúa Trời, không phải là điều mà nhân loại tất yếu phải có được hay xứng đáng có được. Đương nhiên, lời hứa này cũng là một mục tiêu trong nguyện vọng của nhân loại, nhưng mục tiêu này không phải là con đường mà con người nên đi, nó không có chút liên quan gì đến con đường mà con người đi cả. Quyền quyết định chuyện này thuộc về ai? (Thưa, thuộc về Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, con người phải hiểu được chuyện này. Đức Chúa Trời phán sẽ ban cho ngươi thì ngươi có được, Đức Chúa Trời phán lấy đi thì ngươi không có gì cả, ngươi chẳng là gì cả. Nếu ngươi nói: “Đức Chúa Trời không ban thì tôi cũng mưu cầu, Đức Chúa Trời mà ban thì tôi tiếp nhận như một chuyện đương nhiên”. Nói như vậy là sai. Sai ở chỗ nào? Như vậy là đã phạm một chuyện đại kỵ. Ngươi không biết sự thật rằng Đức Chúa Trời vĩnh viễn là Đức Chúa Trời, con người vĩnh viễn là con người, cái sai nằm ở đó. Có người nói: “Trong Kinh Thánh có tiên tri chuyện này. Có nhiều chỗ nói rằng chúng ta sau này sẽ làm vua nắm quyền cùng Đức Chúa Trời đến đời đời. Sao Đức Chúa Trời đã phán như vậy mà chúng ta không được mưu cầu chúng?”. Đây là lý trí mà loài thọ tạo nên có sao? Ngươi thấy lời Đức Chúa Trời hứa cho làm vua nắm quyền là chuyện tốt nên ngươi mưu cầu, nhưng Đức Chúa Trời còn nói về người phục vụ, vậy ngươi có mưu cầu phục vụ Đức Chúa Trời cho tốt không? Ngươi có mưu cầu làm người phục vụ đạt tiêu chuẩn không? Đức Chúa Trời còn yêu cầu con người làm bổn phận, vậy ngươi có yêu cầu bản thân làm tốt bổn phận không? Đức Chúa Trời còn yêu cầu con người làm loài thọ tạo, vậy ngươi làm thế nào? Ngươi có xem việc làm loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn là mục tiêu mưu cầu không? Đức Chúa Trời phán về chuyện làm vua nắm quyền là đang cho nhân loại một lời hứa, lời hứa này có tiền đề và bối cảnh: Đó là ngươi phải làm một loài thọ tạo tốt, làm tốt bổn phận của loài thọ tạo, thoát khỏi vai trò người phục vụ, đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời và kính sợ Đấng Tạo Hóa. Đức Chúa Trời đã phán rằng khi ngươi đạt được những điều này thì ngươi sẽ có thể làm vua nắm quyền cùng Đức Chúa Trời đến đời đời. Lời này nói ra với bối cảnh như vậy. Con người không có lý trí, vừa nghe câu này liền nghĩ: “Chúng ta còn có thể cùng Đức Chúa Trời làm vua nắm quyền, thật quá tốt! Khi nào chuyện ấy xảy ra? Chúng ta sẽ làm vua nắm quyền như thế nào? Chúng ta sẽ ngồi ngang hàng với Đức Chúa Trời ra sao? Làm vua của ai, nắm quyền của ai? Nắm quyền kiểu gì, làm vua kiểu gì đây?”. Chẳng phải con người không có lý trí sao? Cho dù đây là lời hứa Đức Chúa Trời ban cho nhân loại, là lời mà Ngài phán cho nhân loại nghe, cho nhân loại biết là có những chuyện tốt này, nhưng ngươi cũng phải biết tự lượng sức mình một chút, ngươi là ai chứ? Đức Chúa Trời có ý nghĩ này, Ngài cũng sẵn lòng cho nhân loại sống cùng Ngài như vậy, nhưng ngươi có tư cách đạt được điều này không? Tại sao ngươi không hỏi Đức Chúa Trời: “Trước khi chúng con đạt được lời hứa này, Ngài còn yêu cầu gì không? Ngài còn điều gì cần chúng con làm không? Chúng con phải đạt được gì thì mới có được lời hứa này của Ngài?”. Những câu này ngươi đều không hỏi, mà cứ thế đòi ngay, như vậy chẳng phải là không có lý trí hay sao? Nhân loại thiếu dạng lý trí này, thấy lợi ích là muốn đưa tay ra mà lấy. Nhân loại giống như phường đạo tặc, không cho thì nổi giận, trở mặt, mắng chửi. Có phải con người là thế không? Đây chính là điểm đê hèn của con người.

Nhân loại không có lý trí, một nguyên nhân là vì con người vẫn chưa hiểu được lẽ thật. Chuyện này chẳng có liên quan gì đến tâm tính bại hoại cả. Nhưng khi họ không được cho thì sẽ giận, sẽ chửi, sẽ hận, còn có thể báo thù, đây là chuyện gì vậy? Đây chính là quỷ tướng của Sa-tan lộ ra, là tâm tính bại hoại của Sa-tan. Vì vậy đối với lời hứa Đức Chúa Trời ban cho con người, biểu hiện của mỗi một con người ở trước mặt Đức Chúa Trời đều chẳng khiến Ngài hài lòng. Con người đều trực tiếp đưa tay đòi, chẳng biết lượng sức mình, cứ trực tiếp đưa tay ra mà lấy, lấy không được thì ngẫm nghĩ xem dùng cái gì để đổi. Họ từ bỏ gia đình và sự nghiệp, chịu khổ và trả giá, bôn ba và dâng mình, rao truyền phúc âm và đưa được nhiều người về, cũng như làm nhiều công tác, rồi lấy những thứ này ra mà đổi chác, đổi không được thì giận tím người, trong lòng sẽ hận và chán ghét việc tin Đức Chúa Trời. Nếu như cảm thấy bản thân có thể đổi những thứ này để lấy điều họ muốn, thì ngày ngày họ sẽ mong công tác của Đức Chúa Trời sớm kết thúc, mong Đức Chúa Trời sớm hủy diệt Sa-tan, sớm kết thúc nhân loại, sớm giáng tai họa, nếu không thì họ cảm thấy mình không trụ nổi. Trước lẽ thật, mỗi một người bộc lộ ra điều gì? Cái họ bộc lộ ra đều là tâm tính chán ghét lẽ thật và hung ác. Bây giờ nhìn vào thì thấy trong những tâm tính bại hoại của con người, thì sự kiêu ngạo, giả dối và thỉnh thoảng cương ngạnh có thể được xem là nhẹ, không quá nghiêm trọng. Tâm tính bại hoại mà con người có nhiều hơn, nghiêm trọng hơn và sâu sắc hơn chính là sự tà ác, chán ghét lẽ thật và hung ác. Đây là thứ chí mạng trong tâm tính bại hoại của nhân loại. Đương nhiên, đối với kẻ địch lại Đấng Christ, những tâm tính này của họ càng nghiêm trọng hơn, khi bộc lộ ra rồi họ cũng chẳng xem đó là chuyện gì to tát, cũng không kiểm điểm, không cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời, càng không cảm thấy bản thân có vấn đề, họ không tiếp nhận lẽ thật, không biết mình, lại càng không có khả năng hối cải. Cho nên, bất kể trong điều kiện, hoàn cảnh và bối cảnh nào, họ đều xem việc làm vua nắm quyền – lời hứa cao nhất và tốt nhất của Đức Chúa Trời – làm mục tiêu mưu cầu cho bản thân. Ngươi có thông công về lẽ thật như thế nào thì họ cũng không từ bỏ sự mưu cầu này, vẫn kiên trì đi con đường của mình, vậy là hết thuốc chữa rồi. Những người này thật quá đáng sợ! Xét từ những thứ bộc lộ nơi họ, ngươi có thể thấy được tâm tính và bộ mặt thật của Sa-tan rốt cuộc là gì. Vô vàn lẽ thật đã được thông công, thực ra người nào có lý trí, có thể tiếp nhận lẽ thật, có ý nguyện nghe lời và thuận phục thì đều hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời rốt cuộc là gì. Họ sẽ không tiếp tục một mực mưu cầu địa vị, tiền đồ và số phận, mà sẽ từ sự vạch trần của những lời này mà sẵn lòng hối cải, buông bỏ dục vọng được phúc, để rồi mưu cầu lẽ thật, mưu cầu thuận phục và làm hài lòng Đức Chúa Trời, nỗ lực đạt đến được cứu rỗi. Hiện tại, xét từ ý nguyện trong nội tâm của đa số mọi người, thì mục tiêu mưu cầu của họ cơ bản đã có thay đổi rồi, họ sẵn lòng đạt đến làm bổn phận đạt tiêu chuẩn, sẵn lòng làm một loài thọ tạo đích thực và đạt đến được cứu rỗi. Họ không còn làm bổn phận chỉ để được phúc, không còn sống qua ngày trong nhà Đức Chúa Trời chỉ để được phúc. Ngoại trừ loại người địch lại Đấng Christ luôn mãi nghĩ đến việc làm vua nắm quyền, thì đa số mọi người đều sẵn lòng mưu cầu lẽ thật. Chỉ có kẻ địch lại Đấng Christ mới xem việc mưu cầu tiền đồ, được phúc và làm vua nắm quyền là mục tiêu và kết quả cuối cùng phải đạt được khi tin Đức Chúa Trời. Ngươi nói gì họ cũng không buông bỏ, ngươi nói gì họ cũng không thay đổi phương hướng, như vậy chẳng phải rất phiền phức rồi sao? Họ biết rõ lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật mà lại không tiếp nhận, vậy thì chẳng gì có thể thay đổi họ nữa, họ chỉ có thể bị đào thải và chịu trừng phạt. Đây là kết quả tối hậu khi kẻ địch lại Đấng Christ tin Đức Chúa Trời.

Về chuyện mưu cầu làm vua nắm quyền, Ta đã thông công rõ ràng chưa? Các ngươi có được sự lĩnh hội mới gì không? Con đường mưu cầu làm vua nắm quyền có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Vậy con người nên tiếp cận chuyện này như thế nào? Trong chuyện này, nên hiểu lẽ thật nào thì mới có thể nhận thức được thực chất của con người? Về chuyện phán xét xem thực chất và hành vi của một người rốt cuộc là gì, chuyện này do Đức Chúa Trời quyết định. Đức Chúa Trời dựa vào điều gì mà phán xét hết thảy mọi sự? Ngài dựa vào lẽ thật. Do đó, kết cục hay đích đến của một người không phải do ý nguyện của chính họ cũng không phải do sở thích hoặc tưởng tượng của họ quyết định. Quyền quyết định cuối cùng nằm ở Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời. Trong chuyện này, con người nên hợp tác như thế nào? Con người chỉ có một con đường có thể chọn: Chỉ khi họ tìm kiếm lẽ thật, hiểu lẽ thật, nghe lời Đức Chúa Trời, đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời, và đạt được sự cứu rỗi thì cuối cùng họ mới có được kết quả và số phận tốt đẹp. Không khó để hình dung tiền đồ và số phận của con người sẽ thế nào nếu họ làm ngược lại. Vì vậy, trong chuyện này, đừng tập trung vào việc Đức Chúa Trời đã hứa gì với con người, Đức Chúa Trời phán gì về kết cục của con người, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị gì cho loài người. Những điều này không liên quan gì đến ngươi, đó là việc của Đức Chúa Trời, ngươi không thể đoạt lấy, cầu xin hoặc đổi chác những điều này. Là một loài thọ tạo, việc ngươi nên làm là gì? Ngươi nên làm tròn bổn phận của mình, toàn tâm toàn ý, toàn lực mà làm những gì ngươi nên làm. Phần còn lại – những thứ liên quan đến tiền đồ và số phận, cũng như đích đến trong tương lai của loài người – không phải là điều mà ngươi có thể quyết định, chúng nằm trong tay của Đức Chúa Trời, tất cả những điều này đều do Đấng Tạo Hóa tể trị và san bài, và không liên quan đến bất kỳ loài thọ tạo nào. Một số người nói: “Nếu chúng không liên quan gì đến chúng con, thì tại sao lại nói với chúng con những điều này?”. Mặc dù những điều này không liên quan gì đến các ngươi nhưng có liên quan đến Đức Chúa Trời. Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết những điều này, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể nói về chúng, và chỉ có Đức Chúa Trời mới có tư cách hứa những điều này với loài người. Và nếu Đức Chúa Trời biết những điều này, chẳng phải Ngài nên nói về chúng sao? Ngươi không biết tiền đồ và số phận của mình là gì mà vẫn cứ mưu cầu thì ngươi sai rồi. Đức Chúa Trời không bảo ngươi mưu cầu điều này, Ngài chỉ nói cho ngươi một tiếng mà thôi; nếu ngươi nhầm tưởng rằng đây là Đức Chúa Trời bảo ngươi biến nó thành mục tiêu mưu cầu, thì ngươi quá thiếu lý trí, và không có tư duy của nhân tính bình thường. Về hết thảy những gì Đức Chúa Trời hứa, ngươi biết là đủ rồi. Ngươi phải thừa nhận một sự thật: Bất kể loại lời hứa đó là gì, tốt hay bình thường, là điều con người thích hoặc không hứng thú cho lắm, tất cả đều do Đấng Tạo Hóa tể trị, an bài và quy định. Chỉ đi theo và mưu cầu theo phương hướng và con đường đúng đắn do Đấng Tạo Hóa chỉ ra mới là bổn phận và nghĩa vụ của một loài thọ tạo. Còn về chuyện cuối cùng ngươi có thể đạt được gì và có phần trong những gì mà Đức Chúa Trời đã hứa không, tất cả đều dựa vào sự mưu cầu của ngươi, dựa vào con đường mà ngươi đi và dựa vào những gì Đấng Tạo Hóa tể trị. Những lời này nói có rõ ràng không? (Thưa, rõ ràng.) Vậy những lời này sẽ giúp các ngươi thỏa mãn dã tâm và dục vọng của mình, hay là giúp các ngươi đi trên con đường nhân sinh đúng đắn của việc mưu cầu lẽ thật? (Thưa, giúp chúng con mưu cầu lẽ thật và đi con đường nhân sinh đúng đắn.) Người có nhân tính và lý trí bình thường, yêu thích những điều tích cực và yêu thích lẽ thật thì nghe xong những lời này sẽ không thấy thất vọng, mà còn có thể kiên định trong đức tin, mưu cầu lẽ thật và tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Còn những người không có lý tính bình thường, nhất mực muốn mưu cầu được phúc, mưu cầu lợi ích xác thịt, mưu cầu thỏa mãn những dã tâm và dục vọng không bình thường, thì khi nghe xong những lời này, có lẽ họ sẽ mất hết tinh thần, không còn thấy hứng thú với việc tin Đức Chúa Trời nữa. Đương nhiên, còn có một số người nghe xong những lời này thì không biết nên tin Đức Chúa Trời kiểu gì. Con người hiểu lẽ thật có phải là chuyện rất quan trọng không? Có phải lẽ thật có thể khiến con người đi con đường đúng đắn và đạt đến làm thỏa lòng Đức Chúa Trời không? (Thưa, phải.) Chỉ lẽ thật mới có thể khiến con người được cứu rỗi, ngươi mà không hiểu lẽ thật, thì trên con đường hướng đến sự cứu rỗi, ngươi sẽ thường xuyên đi đường vòng, phạm sai lầm và chịu tổn hại, ngươi tin cho đến cùng thì cũng không có được chút thực tế lẽ thật nào, và ngươi trở thành một người phục vụ chính cống. Ngươi tin Đức Chúa Trời nhiều năm mà chỉ toàn đảm nhận vai trò người phục vụ, đến cuối cùng không thể trở thành loài thọ tạo hợp tiêu chuẩn, thì đây là chuyện quá đau lòng.

Ngày 9 tháng 5 năm 2020

Trước: Mục 9. Họ thực hiện bổn phận chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích và dã tâm của riêng mình; họ không bao giờ suy xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thậm chí bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 8)

Tiếp theo: Mục 9. Họ thực hiện bổn phận chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích và dã tâm của riêng mình; họ không bao giờ suy xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thậm chí bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 10)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger