I. Điều nào vĩ đại hơn: Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh? Mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Kinh Thánh là gì?

13/04/2021

1. Trong nhiều năm, phương tiện tín ngưỡng truyền thống của mọi người (của Cơ Đốc giáo, một trong ba tôn giáo chính của thế giới) đã là đọc Kinh Thánh; rời khỏi Kinh Thánh không phải là một niềm tin vào Chúa, rời khỏi Kinh Thánh là tà giáo và dị giáo, và ngay cả khi mọi người đọc các sách khác, thì nền tảng của các sách này phải là sự giải nghĩa Kinh Thánh. Điều đó có nghĩa là, nếu ngươi tin vào Chúa, thì ngươi phải đọc Kinh Thánh, và ngoài Kinh Thánh, ngươi không được tôn sùng bất kỳ quyển sách nào không liên quan đến Kinh Thánh. Nếu ngươi làm như vậy, thì ngươi đang phản bội Đức Chúa Trời. Từ khi có Kinh Thánh, niềm tin vào Chúa của mọi người đã là niềm tin vào Kinh Thánh. Thay vì nói mọi người tin vào Chúa, tốt hơn nên nói họ tin vào Kinh Thánh; thay vì nói họ đã bắt đầu đọc Kinh Thánh, tốt hơn nên nói họ đã bắt đầu tin vào Kinh Thánh; và thay vì nói họ đã trở lại trước nhan Chúa, sẽ tốt hơn khi nói rằng họ đã trở lại trước Kinh Thánh. Theo cách này, mọi người thờ phượng Kinh Thánh như thể nó là Đức Chúa Trời, như thể nó là huyết mạch của mình, và mất nó cũng giống như mất đi mạng sống của mình. Mọi người xem Kinh Thánh cao bằng Đức Chúa Trời, và thậm chí có những người còn xem nó cao hơn cả Đức Chúa Trời. Nếu mọi người không có công tác của Đức Thánh Linh, nếu họ không thể cảm nhận được Đức Chúa Trời, họ có thể tiếp tục sống – nhưng ngay khi họ mất đi Kinh Thánh, hoặc mất đi những chương và câu nói nổi tiếng từ Kinh Thánh, thì như thể họ đã mất đi mạng sống của mình vậy. Và vì thế, ngay khi mọi người tin vào Chúa, họ bắt đầu đọc Kinh Thánh và ghi nhớ Kinh Thánh, và họ càng có thể nhớ nhiều Kinh Thánh, điều này càng chứng tỏ họ yêu mến Chúa và có đức tin lớn. Những người đã đọc Kinh Thánh và có thể nói về nó cho người khác đều là những anh chị em thiện lành. Trong suốt những năm qua, đức tin và lòng trung thành với Chúa của mọi người đã được đo lường theo mức độ hiểu biết của họ về Kinh Thánh. Hầu hết mọi người chỉ đơn giản là không hiểu tại sao họ nên tin vào Đức Chúa Trời, cũng như làm thế nào để tin vào Đức Chúa Trời, và không làm gì ngoài việc mù quáng tìm kiếm những manh mối để giải mã các chương Kinh Thánh. Mọi người chưa bao giờ theo đuổi phương hướng công tác của Đức Thánh Linh; bấy lâu nay, họ đã không làm gì ngoài việc nghiên cứu và tìm hiểu Kinh Thánh một cách tuyệt vọng, và chưa ai từng tìm thấy công tác mới hơn của Đức Thánh Linh bên ngoài Kinh Thánh. Chưa ai từng rời khỏi Kinh Thánh, và họ chưa bao giờ dám làm như vậy. Mọi người đã nghiên cứu Kinh Thánh ngần ấy năm, họ đã đưa ra rất nhiều lời giải nghĩa, và thực hiện rất nhiều công tác; họ cũng có nhiều ý kiến khác nhau về Kinh Thánh mà họ tranh luận không ngừng, đến nỗi hơn hai nghìn giáo phái khác nhau đã được hình thành ngày nay. Tất cả họ đều muốn tìm một số lời giải nghĩa đặc biệt, hoặc những lẽ mầu nhiệm sâu xa hơn trong Kinh Thánh, họ muốn khám phá nó, và muốn tìm thấy trong đó nền tảng cho công tác của Đức Giê-hô-va tại Y-sơ-ra-ên, hoặc nền tảng cho công tác của Jêsus tại Giu-đê, hoặc nhiều hơn những lẽ mầu nhiệm mà không ai khác biết được. Cách tiếp cận Kinh Thánh của mọi người là thông qua sự ám ảnh và đức tin, và không ai có thể hoàn toàn biết rõ về câu chuyện bên trong hay thực chất của Kinh Thánh. Vì vậy ngày nay, mọi người vẫn có một cảm giác kinh ngạc khó tả khi nói đến Kinh Thánh, và họ thậm chí còn bị ám ảnh hơn về nó, và còn có niềm tin hơn vào nó. Ngày nay, mọi người đều muốn tìm ra những lời tiên tri về công tác của thời kỳ sau rốt trong Kinh Thánh, họ muốn khám phá công tác nào Đức Chúa Trời làm trong thời kỳ sau rốt và có những dấu chỉ nào cho thời kỳ sau rốt. Theo cách này, việc tôn thờ Kinh Thánh của họ trở nên sốt sắng hơn, và càng đến gần thời kỳ sau rốt, họ càng tin tưởng mù quáng vào những lời tiên tri của Kinh Thánh, đặc biệt là những lời tiên tri về thời kỳ sau rốt. Với niềm tin mù quáng vào Kinh Thánh như vậy, với sự tin cậy vào Kinh Thánh như vậy, họ không khao khát tìm kiếm công tác của Đức Thánh Linh. Theo quan niệm của mọi người, họ nghĩ rằng chỉ Kinh Thánh mới có thể mang lại công tác của Đức Thánh Linh; chỉ trong Kinh Thánh, họ mới có thể tìm thấy những dấu chân của Đức Chúa Trời; chỉ trong Kinh Thánh mới ẩn chứa những lẽ mầu nhiệm trong công tác của Đức Chúa Trời; chỉ Kinh Thánh – mà không phải những quyển sách hay con người nào khác – mới có thể làm sáng tỏ mọi điều về Đức Chúa Trời và toàn bộ công tác của Ngài; Kinh Thánh có thể mang công tác của thiên đàng xuống trần gian; và Kinh Thánh có thể vừa bắt đầu, vừa kết thúc các thời đại. Với những quan niệm này, mọi người không có khuynh hướng tìm kiếm công tác của Đức Thánh Linh. Vì vậy, bất kể Kinh Thánh hữu ích với mọi người như thế nào trong quá khứ, nó đã trở thành một trở ngại cho công tác mới nhất của Đức Chúa Trời. Không có Kinh Thánh, mọi người có thể tìm kiếm dấu chân của Đức Chúa Trời ở nơi khác, nhưng ngày nay, dấu chân của Ngài đã chứa đựng trong Kinh Thánh, và việc mở rộng công tác mới nhất của Ngài đã trở nên khó khăn gấp đôi, và là một cuộc đấu tranh cam go. Tất cả đều do những chương và câu nói nổi tiếng từ Kinh Thánh, cũng như những lời tiên tri khác nhau của Kinh Thánh. Kinh Thánh đã trở thành một ngẫu tượng trong tâm trí của mọi người, nó đã trở thành một bí ẩn trong trí não họ, và họ đơn giản là không thể tin rằng Đức Chúa Trời có thể làm việc bên ngoài Kinh Thánh, họ không thể tin rằng mọi người có thể tìm thấy Đức Chúa Trời ở ngoài Kinh Thánh, họ càng không thể tin rằng Đức Chúa Trời có thể rời khỏi Kinh Thánh trong công tác cuối cùng và bắt đầu lại. Điều này là không tưởng đối với mọi người; họ không thể tin vào điều đó, và họ cũng không thể tưởng tượng được điều đó. Kinh Thánh đã trở thành một trở ngại to lớn cho việc mọi người chấp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời, và một khó khăn cho việc Đức Chúa Trời mở rộng công tác mới này.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

2. Ngày nay, mọi người tin Kinh Thánh là Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là Kinh Thánh. Vì vậy, họ cũng tin rằng mọi lời trong Kinh Thánh là những lời duy nhất Đức Chúa Trời phán, và tất cả chúng đều do Đức Chúa Trời phán. Những người tin vào Đức Chúa Trời thậm chí còn nghĩ rằng mặc dù tất cả sáu mươi sáu sách của Cựu Ước và Tân Ước đều do con người viết ra, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Trời soi dẫn, và là bản ghi chép về những lời phán của Đức Thánh Linh. Đây là cách hiểu sai lầm của con người, và nó không hoàn toàn phù hợp với sự thật. Thực ra, ngoài các sách tiên tri, đa phần Cựu Ước là bản ghi chép lịch sử. Một số thư tín của Tân Ước đến từ những kinh nghiệm của con người, và một số đến từ sự khai sáng của Đức Thánh Linh; chẳng hạn, các thư tín của Phao-lô phát xuất từ công việc của một con người, tất cả chúng đều là kết quả của sự khai sáng của Đức Thánh Linh, và chúng đã được viết cho các hội thánh và là những lời khuyên bảo, khích lệ cho các anh chị em trong các hội thánh. Chúng không phải là những lời do Đức Thánh Linh phán – Phao-lô không thể phán nhân danh Đức Thánh Linh, và ông cũng không phải là một tiên tri, lại càng không nhìn thấy những khải tượng mà Giăng đã trông thấy. Các thư tín của ông được viết cho các hội thánh Ê-phê-sô, Phi-la-đen-phi, Ga-la-ti, và các hội thánh khác. … Nếu mọi người xem các thư tín hoặc những lời giống của Phao-lô là những lời phán của Đức Thánh Linh và tôn thờ chúng như Đức Chúa Trời, thì chỉ có thể nói rằng họ quá bừa bãi. Nói gay gắt hơn, đây chẳng phải đơn giản là báng bổ sao? Làm sao một con người lại có thể phán nhân danh Đức Chúa Trời được? Và làm sao mọi người có thể cúi lạy trước những bản ghi chép về các thư tín của con người và những lời con người nói như thể chúng là sách thánh, hay sách Trời được? Những lời của Đức Chúa Trời có thể được thốt ra tùy tiện bởi một con người hay sao? Làm sao một con người có thể phán nhân danh Đức Chúa Trời được?

– Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

3. Thậm chí số đông hơn còn tin rằng dù công tác mới của Đức Chúa Trời có thể là gì, thì nó cũng phải được chứng minh bằng những lời tiên tri, và rằng ở mỗi giai đoạn của công tác ấy, tất cả những người theo Ngài với tấm lòng “chân thật” cũng phải được cho thấy những sự mặc khải; nếu không, công tác ấy không thể là công tác của Đức Chúa Trời được. Biết đến Đức Chúa Trời đã là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với con người. Cộng với sự ngu xuẩn và bản tính dấy loạn đầy tự cao tự đại và tự phụ của họ, con người trở nên thậm chí càng khó chấp nhận hơn công tác mới của Đức Chúa Trời. Con người chẳng khảo sát kỹ về công tác mới của Đức Chúa Trời, cũng chẳng khiêm tốn chấp nhận nó; mà thay vào đó, họ mang một thái độ khinh miệt khi họ chờ đợi những sự mặc khải và hướng dẫn từ Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là cách hành xử của những kẻ dấy loạn và chống lại Đức Chúa Trời sao? Những kẻ như vậy làm sao có được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời?

– Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

4. Trong thời của Jêsus, Jêsus đã dẫn dắt dân Do Thái và tất cả những người theo Ngài dựa theo công tác của Đức Thánh Linh trong Ngài vào thời điểm đó. Ngài đã không lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho những gì Ngài làm, mà phán theo công tác của Ngài; Ngài đã không chú ý đến những gì Kinh Thánh nói, và Ngài cũng không tìm kiếm trong Kinh Thánh một con đường để dẫn dắt các môn đệ của Ngài. Ngay từ khi bắt đầu công tác, Ngài đã rao truyền con đường ăn năn – một từ hoàn toàn không được đề cập trong các lời tiên tri của Cựu Ước. Ngài không những không hành động theo Kinh Thánh, mà Ngài còn dẫn dắt một con đường mới, và làm công tác mới. Không bao giờ Ngài nhắc đến Kinh Thánh khi rao giảng. Trong Thời đại Luật pháp, không ai từng có thể làm các phép lạ của Ngài trong việc chữa lành người bệnh và đuổi quỷ. Vậy nên, công tác của Ngài, những lời dạy dỗ của Ngài, thẩm quyền và quyền năng của lời Ngài cũng vượt xa bất kỳ con người nào trong Thời đại Luật pháp. Jêsus chỉ đơn giản đã làm công tác mới hơn của Ngài, và mặc dù nhiều người đã lên án Ngài bằng cách sử dụng Kinh Thánh – và thậm chí đã sử dụng Cựu Ước để đóng đinh Ngài trên thập tự giá – nhưng công tác của Ngài đã vượt qua Cựu Ước; nếu không phải vậy, tại sao người ta lại đóng đinh Ngài trên thập tự giá? Chẳng phải vì trong Cựu Ước đã không nói gì đến sự dạy dỗ của Ngài, khả năng chữa lành người bệnh và đuổi quỷ của Ngài sao? Công tác của Ngài đã được thực hiện để dẫn dắt một con đường mới, chứ không phải để cố tình khiêu chiến với Kinh Thánh, hay cố tình bỏ qua Cựu Ước. Ngài chỉ đơn giản đến để thực hiện chức vụ của Ngài, để mang lại công tác mới cho những ai mong mỏi và tìm kiếm Ngài. Ngài không đến để giải nghĩa Cựu Ước hay duy trì công tác của nó. Công tác của Ngài không nhằm để cho Thời đại Luật pháp tiếp tục phát triển, vì công tác của Ngài không xét đến việc có lấy Kinh Thánh làm cơ sở hay không; Jêsus chỉ đơn giản đến làm công tác Ngài phải làm. Do đó, Ngài đã không giải nghĩa những lời tiên tri của Cựu Ước, và Ngài cũng đã không làm việc dựa theo những lời của Thời đại Luật pháp Cựu Ước. Ngài đã bỏ qua những gì Cựu Ước nói, Ngài không quan tâm liệu nó có khớp với công tác của Ngài hay không, và không quan tâm những gì người khác biết về công tác của Ngài, hoặc họ đã lên án nó như thế nào. Ngài chỉ đơn giản tiếp tục làm công tác Ngài phải làm, mặc cho nhiều người đã sử dụng sự tiên báo của các tiên tri trong Cựu Ước để lên án Ngài. Đối với mọi người, có vẻ như công tác của Ngài không có cơ sở, và trong đó có rất nhiều điều mâu thuẫn với các bản ghi chép của Cựu Ước. Đây chẳng phải là sai lầm của con người sao? Liệu giáo lý có cần được áp dụng cho công tác của Đức Chúa Trời không? Và công tác của Đức Chúa Trời có phải dựa theo tiên báo của các tiên tri không? Rốt cuộc, Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh vĩ đại hơn? Tại sao công tác của Đức Chúa Trời phải dựa theo Kinh Thánh? Lẽ nào Đức Chúa Trời không có quyền vượt qua Kinh Thánh sao? Đức Chúa Trời không thể rời khỏi Kinh Thánh và làm công tác khác ư? Tại sao Jêsus và các môn đồ của Ngài đã không giữ ngày Sa-bát? Nếu Ngài phải thực hành theo ngày Sa-bát và dựa theo các điều răn của Cựu Ước, thì tại sao Jêsus đã không giữ ngày Sa-bát sau khi Ngài đến, mà thay vào đó lại rửa chân, trùm đầu, bẻ bánh, và uống rượu? Chẳng phải tất cả những điều này đều không có trong các điều răn của Cựu Ước sao? Nếu Jêsus tôn vinh Cựu Ước, tại sao Ngài lại phá vỡ những giáo lý này? Ngươi nên biết Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh đến trước! Là Chúa của ngày Sa-bát, chẳng phải Ngài cũng có thể là Chúa của Kinh Thánh sao?

…Do đó, Ngài đã phán rằng: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn”. Như thế, theo những gì Ngài đã hoàn thành, nhiều giáo lý đã bị phá vỡ. Vào ngày Sa-bát, khi Ngài dẫn các môn đồ đi qua các cánh đồng lúa mì, họ đã bứt và ăn những bông lúa; Ngài đã không giữ ngày Sa-bát, và phán rằng: “Con người là Chúa ngày Sa-bát”. Thời đó, theo luật của dân Y-sơ-ra-ên, bất kỳ ai không giữ ngày Sa-bát đều sẽ bị ném đá đến chết. Tuy nhiên, Jêsus đã không bước vào đền thờ, cũng không giữ ngày Sa-bát, và công tác của Ngài đã không được thực hiện bởi Đức Giê-hô-va trong thời Cựu Ước. Như thế, công tác của Jêsus đã vượt ra ngoài luật pháp của Cựu Ước, cao hơn nó, và không theo nó. Trong Thời đại Ân điển, Jêsus đã không làm việc dựa theo luật pháp của Cựu Ước, và phá vỡ những giáo lý đó. Nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã bám chặt vào Kinh Thánh và lên án Jêsus – đây chẳng phải là phủ nhận công tác của Jêsus sao? Ngày nay, giới tôn giáo cũng bám chặt vào Kinh Thánh, và một số người nói: “Kinh Thánh là một sách thánh, và phải đọc nó”. Một số người nói: “Công tác của Đức Chúa Trời phải được duy trì mãi mãi, Cựu Ước là giao ước của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên, không thể bị bỏ qua, và ngày Sa-bát phải luôn được giữ!” Chẳng phải họ thật lố bịch sao? Tại sao Jêsus đã không giữ ngày Sa-bát? Ngài có phạm tội không? Ai có thể hiểu thấu những điều như vậy?

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

5. Những lời phán và công tác của Jêsus lúc bấy giờ đã không tuân theo giáo lý, và Ngài đã không thực hiện công tác của Ngài theo công tác của luật pháp trong Cựu Ước. Nó được thực hiện theo công tác phải làm trong Thời đại Ân điển. Ngài đã dốc sức theo công tác mà Ngài đã đưa ra, theo kế hoạch của riêng Ngài, và theo chức vụ của Ngài; Ngài đã không làm việc theo luật pháp của Cựu Ước. Không điều nào Ngài đã làm là theo luật pháp của Cựu Ước, và Ngài đã không đến làm việc để làm ứng nghiệm lời của các tiên tri. Mỗi giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời không phải được thực hiện chỉ để làm ứng nghiệm những lời tiên báo của các tiên tri thời xưa, và Ngài đã không tuân theo giáo lý hoặc cố ý hiện thực hóa những lời tiên báo của các tiên tri thời xưa. Tuy nhiên, những hành động của Ngài đã không phá vỡ những lời tiên báo của các nhà tiên tri thời xưa, và chúng cũng không làm nhiễu loạn công tác mà Ngài đã thực hiện trước đây. Điểm nổi bật trong công tác của Ngài là không tuân theo bất kỳ giáo lý nào, mà thay vào đó, thực hiện công tác mà chính Ngài phải làm. Ngài không phải là một nhà tiên tri hoặc nhà tiên kiến, mà là một nhà hoạt động, người đã thực sự đến để làm công tác mà Ngài phải làm, và Ngài đã đến để mở ra kỷ nguyên mới của Ngài và thực hiện công tác mới của Ngài. Dĩ nhiên, khi Jêsus đến để thực hiện công tác của Ngài, Ngài cũng đã làm ứng nghiệm nhiều lời được nói ra bởi các tiên tri thời xưa trong Cựu Ước. Vì vậy, công tác của ngày nay cũng đã ứng nghiệm những lời tiên báo của các tiên tri thời xưa trong Cựu Ước. Chỉ là Ta không ôn lại “quyển niên giám cũ ố vàng”, chỉ thế thôi. Vì có nhiều việc hơn mà Ta phải làm, có nhiều lời hơn mà Ta phải phán với các ngươi, công tác và những lời này có tầm quan trọng lớn hơn nhiều so với việc giải thích các phân đoạn trong Kinh Thánh, bởi vì công tác như thế không có ý nghĩa hoặc giá trị to lớn cho các ngươi, và không thể giúp các ngươi, hoặc thay đổi các ngươi. Ta dự định làm công tác mới không phải để làm ứng nghiệm bất kỳ phân đoạn nào trong Kinh Thánh. Nếu Đức Chúa Trời chỉ đến thế gian để làm ứng nghiệm lời của các tiên tri thời xưa trong Kinh Thánh, thì ai vĩ đại hơn, Đức Chúa Trời nhập thể hay các tiên tri thời xưa đó? Rốt cuộc, các tiên tri cai quản Đức Chúa Trời, hay Đức Chúa Trời cai quản các tiên tri? Ngươi giải thích những lời này như thế nào?

– Xét về danh xưng và thân phận, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

6. Công tác của Đức Chúa Trời luôn tấn tới, và mặc dù mục đích công tác của Ngài không thay đổi, nhưng phương pháp Ngài làm việc thì liên tục thay đổi, nghĩa là những người theo Đức Chúa Trời cũng liên tục thay đổi. Đức Chúa Trời càng thực hiện nhiều công việc, con người càng hiểu thấu đáo hơn về Đức Chúa Trời. Những thay đổi tương ứng trong tâm tính con người cũng diễn ra theo sau công tác của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chính bởi công tác của Đức Chúa Trời luôn thay đổi mà những ai không biết về công tác của Đức Thánh Linh và những kẻ ngu xuẩn chẳng biết gì về lẽ thật trở thành người chống đối Đức Chúa Trời. Chưa bao giờ công tác của Đức Chúa Trời phù hợp với những quan niệm của con người, bởi công tác của Ngài luôn luôn mới và không bao giờ cũ, và chưa bao giờ Ngài lặp lại công tác cũ, mà thay vào đó tiến tới với công tác chưa từng làm trước đây. Bởi Đức Chúa Trời không lặp lại công tác của Ngài, và con người thì luôn phán xét công tác hiện tại của Đức Chúa Trời dựa trên công tác Ngài đã làm trong quá khứ, nên mọi thứ đã trở nên cực kỳ khó khăn cho Đức Chúa Trời để triển khai mỗi giai đoạn công tác của thời đại mới. Con người có quá nhiều khó khăn! Họ quá bảo thủ trong suy nghĩ! Chẳng ai biết công tác của Đức Chúa Trời, vậy mà hết thảy họ lại giới hạn nó. Khi xa rời Đức Chúa Trời, con người mất đi sự sống, lẽ thật, và những ân phước của Đức Chúa Trời, vậy mà họ chẳng chấp nhận sự sống hay lẽ thật, càng không chấp nhận những ân phước lớn lao hơn mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại. Hết thảy mọi người đều mong muốn có được Đức Chúa Trời, nhưng lại không thể chấp nhận bất kỳ thay đổi nào trong công tác của Đức Chúa Trời. Những người không chấp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời tin rằng công tác của Đức Chúa Trời là bất biến, rằng nó vẫn mãi đứng yên. Trong niềm tin của họ, tất cả những gì cần làm để đạt được sự cứu rỗi đời đời từ Đức Chúa Trời là tuân thủ luật pháp, và miễn là họ hối cải và xưng tội, thì ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ luôn được đáp ứng. Họ tin rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể là Đức Chúa Trời theo luật lệ và là Đức Chúa Trời đã bị đóng đinh trên thập giá vì con người; quan niệm của họ cũng cho rằng Đức Chúa Trời không nên và không thể vượt ra ngoài Kinh Thánh. Chính những quan niệm này đã cột chặt họ vào luật pháp cũ và đóng đinh họ vào những phép tắc đã chết.

– Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

7. Tất cả người Do Thái đều đọc Cựu Ước và đều biết đến lời tiên tri của Ê-sai rằng một bé trai sẽ được sinh ra trong máng cỏ. Vậy thì tại sao, cho dù biết rõ lời tiên tri này, họ vẫn bức hại Jêsus? Đấy chẳng phải là bởi bản tính phản nghịch và sự ngu muội của họ về công tác của Đức Thánh Linh sao? Vào thời đó, những người Pha-ri-si tin rằng công tác của Jêsus khác với những gì họ biết về bé trai đã được tiên tri, và con người ngày nay chối bỏ Đức Chúa Trời bởi vì công tác của Đức Chúa Trời nhập thể chẳng giống theo Kinh Thánh. Chẳng phải bản chất sự phản nghịch của họ với Đức Chúa Trời cũng y như vậy sao? Ngươi có thể chấp nhận, không thắc mắc tất cả mọi công tác của Đức Thánh Linh không? Nếu là công tác của Đức Thánh Linh, thì đó là dòng chảy đúng đắn, và ngươi nên chấp nhận chẳng chút nghi ngại gì; ngươi không nên so đo chọn lựa thứ để chấp nhận. Nếu ngươi thông sáng hơn về Đức Chúa Trời và lại thận trọng hơn với Ngài, thì đây chẳng phải là việc không đáng sao? Ngươi không cần tìm thêm sự chứng minh từ Kinh Thánh; nếu đó là công tác của Đức Thánh Linh, thì ngươi phải chấp nhận nó, bởi ngươi tin Đức Chúa Trời để đi theo Đức Chúa Trời, và ngươi không nên điều tra Ngài. Ngươi không nên tìm kiếm thêm bằng cớ về Ta để chứng tỏ Ta là Đức Chúa Trời của ngươi, mà nên có khả năng thấy rõ được Ta có giúp ích được gì cho ngươi hay không – đó mới là điều cốt yếu nhất. Ngay cả khi ngươi tìm ra bằng cớ không thể chối cãi từ Kinh Thánh, thì nó cũng không thể hoàn toàn đưa ngươi đến trước Ta. Ngươi đơn thuần sống trong những giới hạn của Kinh Thánh, và không phải là sống trước Ta; Kinh Thánh không thể giúp ngươi biết Ta, cũng chẳng thể làm cho ngươi yêu thương Ta sâu sắc hơn. … Công tác của Đức Chúa Trời ở mỗi thời đại đều có ranh giới rõ ràng; Ngài chỉ làm công tác đương thời, và không bao giờ thực hiện trước công tác của thời đại tiếp theo. Chỉ bằng cách này thì công tác đại diện cho mỗi thời đại của Ngài mới được nổi bật. Jêsus chỉ nói về những chỉ dấu của thời kỳ sau rốt, về việc làm thế nào để kiên nhẫn và làm sao để được cứu rỗi, cách ăn năn và xưng tội, cũng như cách vác thập tự giá và chịu đựng đau khổ; Ngài chưa bao giờ nói về việc con người trong thời kỳ sau rốt nên đạt được lối vào như thế nào, cũng không nói về việc con người nên tìm cách đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời như thế nào. Như thế, chẳng phải là nực cười khi kiếm tìm trong Kinh Thánh về công tác của thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời sao? Ngươi có thể thấy được gì khi chỉ bám lấy Kinh Thánh? Dù là người diễn dịch Kinh Thánh hay người giảng đạo, ai có thể thấy trước được công tác của ngày hôm nay?

– Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

8. Người Pha-ri-si Do Thái đã dùng luật pháp của Môi-se để kết án Jêsus. Họ đã không tìm kiếm sự tương hợp với Jêsus của thời đó, mà hết mực tuân theo luật pháp đến từng câu chữ, đến mức – sau khi buộc tội Ngài không tuân theo luật pháp của Cựu Ước và không phải là Đấng Mê-si – cuối cùng họ đã đóng đinh Jêsus vô tội lên cây thập tự. Bản chất của họ là gì? Chẳng phải họ đã không tìm cách tương hợp với lẽ thật đó sao? Họ bị ám ảnh bởi từng câu từ một của Kinh Thánh trong khi không chú ý gì đến ý muốn của Ta lẫn các bước và phương pháp công tác của Ta. Họ không phải là những người tìm kiếm lẽ thật, mà là những người bám lấy câu từ một cách cứng nhắc; họ không phải là những người tin vào Đức Chúa Trời, mà là những người tin vào Kinh Thánh. Về bản chất, họ là những con chó giữ cửa của Kinh Thánh. Để bảo toàn lợi ích của Kinh Thánh, để đề cao chân giá trị của Kinh Thánh, và để bảo vệ thanh danh của Kinh Thánh, họ đã đi quá xa đến mức đóng đinh Jêsus nhân từ lên cây thập tự. Điều này họ làm chỉ đơn thuần là để bảo vệ Kinh Thánh, và để duy trì địa vị từng lời một của Kinh Thánh trong lòng mọi người. Do vậy, họ thà từ bỏ tương lai của họ và của lễ chuộc tội để kết án tử hình Jêsus, Đấng đã không tuân theo giáo lý của Kinh Thánh. Họ chẳng phải đều là tay sai cho từng lời một của Kinh Thánh sao?

Còn mọi người ngày nay thì sao? Đấng Christ đã đến để ban phát lẽ thật, ấy thế mà họ thà đuổi Ngài ra khỏi thế gian này để họ có thể có được lối vào thiên đàng và nhận lãnh ân điển. Họ thà hoàn toàn phủ nhận sự đến của lẽ thật để bảo toàn lợi ích của Kinh Thánh, và họ thà đóng đinh Đấng Christ trở lại với xác thịt vào cây thập tự một lần nữa để đảm bảo sự tồn tại đời đời của Kinh Thánh. … Con người tìm kiếm sự tương hợp với những lời lẽ và sự tương hợp với Kinh Thánh, nhưng không một người nào đến trước Ta để tìm cách tương hợp với lẽ thật. Con người ngưỡng vọng Ta trên trời và dành sự quan tâm đặc biệt đến sự hiện hữu của Ta trên trời, nhưng không ai màng đến Ta trong xác thịt, bởi vì khi sống giữa con người, Ta chỉ đơn giản là quá nhỏ bé. Những kẻ chỉ tìm sự tương hợp với lời trong Kinh Thánh và những kẻ chỉ đi tìm sự tương hợp với một Đức Chúa Trời mơ hồ thật thấp kém hèn mọn trong mắt Ta. Đó là bởi những gì họ thờ phượng là những lời đã chết, và một Đức Chúa Trời có khả năng cho họ những của cải vô kể; những gì họ thờ phượng là một Đức Chúa Trời sẽ chịu sự thao túng của con người – một Đức Chúa Trời không tồn tại. Vậy thì những kẻ như thế có thể có được gì từ Ta? Con người đơn giản là thấp hèn không thể tả. Những kẻ chống lại Ta, những kẻ đòi hỏi bất tận ở Ta, những kẻ không có tình yêu lẽ thật, những kẻ phản nghịch Ta – làm sao những kẻ đó có thể tương hợp với Ta được?

– Ngươi nên tìm cách tương hợp với Đấng Christ, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

9. Có những người nói rằng họ tương hợp với Ta, nhưng những người như thế lại đều thờ ngẫu tượng mơ hồ. Dù họ công nhận danh Ta là thánh khiết, họ lại đi trên con đường trái nghịch với Ta, và lời lẽ của họ đầy kiêu ngạo và tự phụ. Đó là bởi vì, tự gốc rễ, hết thảy họ đều chống lại Ta và không tương hợp với Ta. Mỗi ngày, họ tìm kiếm dấu vết của Ta trong Kinh Thánh và tìm những đoạn “phù hợp” ngẫu nhiên mà họ đọc mãi và đọc thuộc lòng như những bài kinh. Họ không biết cách tương hợp với Ta, cũng không biết chống lại Ta là như thế nào. Họ chỉ đơn thuần đọc kinh một cách mù quáng. Bên trong Kinh Thánh, họ bó buộc một Đức Chúa Trời mơ hồ mà họ chưa bao giờ nhìn thấy, cũng như không thể nhìn thấy, và lấy ra xem trong lúc rỗi rãi. Họ tin vào sự hiện hữu của Ta chỉ trong phạm vi của Kinh Thánh, và họ đánh đồng Ta với Kinh Thánh; không có Kinh Thánh thì không có Ta, và không có Ta thì không có Kinh Thánh. Họ không chú ý gì đến sự hiện hữu hay những hành động của Ta, mà thay vào đó dành sự chú ý tột bậc và đặc biệt cho mỗi một lời của Kinh Thánh. Thậm chí nhiều người còn tin rằng Ta không nên làm bất cứ điều gì Ta muốn làm trừ khi điều đó được Kinh Thánh tiên báo. Họ quá coi trọng Kinh Thánh. Có thể nói rằng họ xem những lời lẽ và sự bày tỏ là quá quan trọng, đến mức họ dùng các câu trong Kinh Thánh để so đo mọi lời Ta nói và để lên án Ta. Cái họ tìm kiếm không phải là cách tương hợp với Ta hay cách tương hợp với lẽ thật, mà là cách tương hợp với những lời trong Kinh Thánh, và họ tin rằng bất cứ điều gì không phù hợp với Kinh Thánh, không có ngoại lệ, đều không phải là công tác của Ta. Chẳng phải những kẻ đó là con cháu ngoan ngoãn của người Pha-ri-si sao?

– Ngươi nên tìm cách tương hợp với Đấng Christ, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

10. Những kẻ chỉ quan tâm đến lời của Kinh Thánh và không thiết gì lẽ thật hay tìm kiếm dấu chân Ta – chúng chống lại Ta, bởi vì chúng giới hạn Ta theo Kinh Thánh, bó buộc Ta trong Kinh Thánh, và vì thế báng bổ Ta tột cùng. Làm sao những kẻ như thế có thể đến trước Ta? Chúng không để ý gì đến những việc làm của Ta, hay ý muốn của Ta, hay lẽ thật, mà thay vào đó lại bị ám ảnh bởi những lời lẽ – những lời lẽ gây chết người. Làm sao những kẻ như thế có thể tương hợp với Ta được?

– Ngươi nên tìm cách tương hợp với Đấng Christ, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

11. Kinh Thánh là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời ở Y-sơ-ra-ên, và ghi lại nhiều lời tiên báo của các tiên tri xưa cũng như một số lời phán của Đức Giê-hô-va trong công tác của Ngài lúc bấy giờ. Vì vậy, tất cả mọi người đều xem sách này là thánh khiết (vì Đức Chúa Trời là thánh khiết và vĩ đại). Tất nhiên, đây đều là kết quả của lòng tôn kính Đức Giê-hô-va và tôn sùng Đức Chúa Trời của họ. Mọi người nói về sách này như vậy chỉ bởi vì các loài thọ tạo của Đức Chúa Trời vô cùng sùng kính và tôn thờ Đấng Tạo Hóa của mình, và thậm chí có những người còn gọi sách này là sách của thiên đàng. Trên thực tế, nó chỉ đơn thuần là một bản ghi chép của con người. Nó không phải do đích thân Đức Giê-hô-va đặt tên, cũng chẳng phải do Đức Giê-hô-va đích thân hướng dẫn viết ra. Nói cách khác, tác giả của sách này không phải là Đức Chúa Trời, mà là con người. Kinh Thánh chỉ là tên gọi tôn kính mà con người đặt cho nó. Tên gọi này không phải do Đức Giê-hô-va và Jêsus quyết định sau khi thảo luận với nhau; nó không hơn gì một ý tưởng của con người. Vì sách này không phải được viết bởi Đức Giê-hô-va, càng không phải bởi Jêsus. Thay vào đó, nó là những bản ký thuật được đưa ra bởi nhiều tiên tri, sứ đồ và nhà tiên kiến xưa, được các thế hệ sau biên soạn thành một cuốn sách gồm các tác phẩm cổ xưa mà đối với mọi người, nó dường như đặc biệt thánh khiết, một cuốn sách mà họ tin rằng có chứa nhiều lẽ mầu nhiệm khôn lường và sâu xa đang chờ đợi các thế hệ tương lai khai mở.

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

12. Cựu Ước là công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp. Cựu Ước của Kinh Thánh ghi lại tất cả công tác của Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp và công tác sáng thế của Ngài. Tất cả đều ghi lại công tác do Đức Giê-hô-va thực hiện, và cuối cùng kết thúc các bản ký thuật về công tác của Đức Giê-hô-va bằng sách Ma-la-chi. Cựu Ước ghi lại hai phần công tác được Đức Chúa Trời thực hiện: Một phần là công tác sáng thế, và một phần là việc ban hành luật pháp. Cả hai đều là công tác đã được Đức Giê-hô-va thực hiện. Thời đại Luật pháp đại diện cho công tác dưới danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời; đó là toàn bộ công tác đã được thực hiện chủ yếu dưới danh Đức Giê-hô-va. Do đó, Cựu Ước ghi lại công tác của Đức Giê-hô-va, và Tân Ước ghi lại công tác của Jêsus, là công tác đã được thực hiện chủ yếu dưới danh Jêsus. Ý nghĩa của danh Jêsus và công tác Ngài đã làm hầu hết đều được ghi lại trong Tân Ước. Trong Thời đại Luật pháp Cựu Ước, Đức Giê-hô-va đã xây dựng đền thờ và bàn thờ tại Y-sơ-ra-ên, Ngài đã hướng dẫn cuộc sống của dân Y-sơ-ra-ên trên đất, chứng tỏ rằng họ là dân sự được Ngài chọn, là nhóm người đầu tiên Ngài đã lựa chọn trên đất và là những người hợp lòng chính Ngài, nhóm đầu tiên Ngài đã đích thân dẫn dắt. Mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên là những người được Đức Giê-hô-va chọn đầu tiên, và vì thế Ngài đã luôn làm việc nơi họ, cho đến khi công tác của Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp kết thúc. Giai đoạn công tác thứ hai là công tác của Thời đại Ân điển của Tân Ước, và nó đã được thực hiện giữa những người Do Thái, giữa một trong mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên. Phạm vi của công tác này nhỏ hơn vì Jêsus là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt. Jêsus đã chỉ làm việc trong khắp xứ Giu-đê, và đã chỉ làm công tác trong ba năm rưỡi; do đó, những gì được ghi lại trong Tân Ước còn xa mới có thể vượt qua số lượng công tác được ghi lại trong Cựu Ước. Công tác của Jêsus trong Thời đại Ân điển chủ yếu được ghi lại trong Bốn Sách Phúc Âm. Con đường mà con người trong Thời đại Ân điển đã đi là con đường của những thay đổi nông nhất trong tâm tính sống của họ, hầu hết đều được ghi lại trong các thư tín.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

13. Các sách Phúc Âm của Tân Ước đã được ghi lại từ hai mươi đến ba mươi năm sau khi Jêsus bị đóng đinh. Trước đó, người dân Y-sơ-ra-ên chỉ đọc Cựu Ước. Điều đó có nghĩa là, vào đầu Thời đại Ân điển, người ta đọc Cựu Ước. Tân Ước chỉ xuất hiện trong Thời đại Ân điển. Tân Ước không tồn tại khi Jêsus làm việc; sau khi Ngài được phục sinh và thăng thiên thì người ta mới ghi lại công tác của Ngài. Chỉ sau đó mới có Bốn Sách Phúc Âm, ngoài ra còn có các thư tín của Phao-lô và Phi-e-rơ, cũng như Sách Khải huyền. Hơn ba trăm năm sau khi Jêsus thăng thiên, các thế hệ sau đã biên tập những tài liệu này một cách chọn lọc, và chỉ khi đó mới có Tân Ước của Kinh Thánh. Chỉ sau khi công tác này được hoàn tất thì mới có Tân Ước; nó không tồn tại trước đó. … Có thể nói những gì họ đã ghi lại là dựa theo trình độ học vấn và tố chất con người của họ. Những gì họ đã ghi lại là những kinh nghiệm của con người, mỗi người có cách ghi chép và hiểu biết riêng của mình, và mỗi bản ghi chép lại khác nhau. Vì vậy, nếu ngươi tôn thờ Kinh Thánh như Đức Chúa Trời thì ngươi cực kỳ ngu dốt và đần độn!

– Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

14. Những điều được ghi lại trong Kinh Thánh thì hữu hạn; chúng không thể đại diện cho toàn bộ công tác của Đức Chúa Trời. Bốn Sách Phúc Âm có tổng cộng ít hơn một trăm chương trong đó ghi lại số lượng hữu hạn các sự kiện, như Jêsus rủa cây vả, ba lần chối Chúa của Phi-e-rơ, Jêsus xuất hiện trước các môn đồ sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá và phục sinh, dạy về việc kiêng ăn, dạy về cầu nguyện, dạy về ly dị, sự ra đời và gia phả của Jêsus, sự bổ nhiệm các môn đệ của Jêsus, v.v. Tuy nhiên, con người xem chúng như báu vật, thậm chí đối chiếu công tác của ngày nay với chúng. Họ thậm chí còn tin rằng toàn bộ công tác Jêsus đã làm trong cuộc đời Ngài chỉ có bấy nhiêu thôi, như thể Đức Chúa Trời chỉ có khả năng làm bấy nhiêu việc này và không làm được gì hơn. Điều này chẳng phải là ngớ ngẩn sao?

– Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

15. Khi đọc Kinh Thánh, người ta cũng có thể đạt được nhiều con đường sự sống mà không thể tìm thấy được trong các sách khác. Đây là những con đường sự sống trong công tác của Đức Thánh Linh mà các tiên tri và sứ đồ đã trải qua trong thời xa xưa, nhiều lời trong số này là quý giá, và có thể cung cấp những gì mọi người cần. Vì vậy, tất cả mọi người đều thích đọc Kinh Thánh. Bởi vì có rất nhiều điều ẩn chứa trong Kinh Thánh, nên nhìn nhận của mọi người về nó không giống với sự nhìn nhận về những tác phẩm của các nhân vật thuộc linh vĩ đại. Kinh Thánh là một bản ghi chép và tập hợp các kinh nghiệm, kiến thức của những người đã phụng sự Đức Giê-hô-va và Jêsus trong thời đại cũ và mới, và vì vậy các thế hệ sau này đã có thể đạt được nhiều sự khai sáng, soi sáng và những con đường thực hành từ đó. Sở dĩ Kinh Thánh cao quý hơn các tác phẩm của bất kỳ nhân vật thuộc linh vĩ đại nào là bởi vì mọi tác phẩm của họ đều được đúc rút từ Kinh Thánh, tất cả những kinh nghiệm của họ đều đến từ Kinh Thánh, và tất cả chúng đều giải thích Kinh Thánh. Thế nên, mặc dù mọi người có thể có được sự cung cấp từ các sách của bất kỳ nhân vật thuộc linh vĩ đại nào, nhưng họ vẫn tôn thờ Kinh Thánh, vì nó dường như vô cùng cao quý và sâu sắc đối với họ! Mặc dù Kinh Thánh tập hợp một số sách về những lời sự sống, chẳng hạn như các thư tín của Phao-lô và các thư tín của Phi-e-rơ, và mặc dù mọi người có thể được cung cấp và hỗ trợ bởi các sách này, nhưng các sách này vẫn lỗi thời, chúng vẫn thuộc về thời đại cũ, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng cũng chỉ phù hợp với một thời kỳ, chứ không phải đời đời. Vì công tác của Đức Chúa Trời luôn phát triển, và nó không thể chỉ đơn giản dừng lại ở thời của Phao-lô và Phi-e-rơ, hay cứ mãi ở trong Thời đại Ân điển mà Jêsus đã bị đóng đinh vào cây thập tự. Và vì vậy, các sách này chỉ phù hợp với Thời đại Ân điển, chứ không phù hợp với Thời đại Vương quốc của thời kỳ sau rốt. Chúng chỉ có thể cung cấp cho các tín đồ của Thời đại Ân điển, chứ không phải cho các thánh đồ của Thời đại Vương quốc, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng vẫn lỗi thời. Cũng giống như công tác sáng thế của Đức Giê-hô-va hay công tác của Ngài ở Y-sơ-ra-ên: Cho dù công tác này có tuyệt vời đến đâu, nó vẫn sẽ trở nên lỗi thời, và vẫn sẽ đến lúc qua đi. Công tác của Đức Chúa Trời cũng vậy: Nó thật tuyệt vời, nhưng sẽ đến lúc nó kết thúc; nó không thể cứ mãi ở giữa công tác sáng thế, hay ở giữa công tác chịu đóng đinh vào cây thập tự. Cho dù công tác chịu đóng đinh vào cây thập tự có thuyết phục ra sao, cho dù nó hiệu quả như thế nào trong việc đánh bại Sa-tan, thì rốt cuộc công tác vẫn là công tác, và rốt cuộc thời đại vẫn là thời đại; các công tác không thể luôn ở trên cùng một nền tảng, các thời kỳ cũng không thể không bao giờ thay đổi, bởi vì đã có sự sáng thế thì phải có thời kỳ sau rốt. Đây là điều không thể tránh khỏi! Do đó, ngày nay những lời sự sống trong Tân Ước – thư tín của các sứ đồ, và Bốn Sách Phúc Âm – đã trở thành các sách lịch sử, chúng đã trở thành những cuốn niên giám cũ, và làm sao những cuốn niên giám cũ có thể đưa con người vào thời đại mới được? Cho dù những cuốn niên giám này có khả năng cung cấp sự sống cho người ta đến đâu, cho dù chúng có thể dẫn dắt người ta đến thập tự giá ra sao, chẳng phải chúng vẫn lỗi thời sao? Chẳng phải chúng đã mất giá trị rồi sao?

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

16. Kinh Thánh là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời, là một bằng chứng về hai giai đoạn trước đây trong công tác của Đức Chúa Trời, và rằng nó không đem lại cho ngươi sự hiểu biết gì về những mục đích trong công tác của Đức Chúa Trời. Tất cả những ai đã đọc Kinh Thánh đều biết rằng nó ghi lại hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển. Cựu Ước ghi lại lịch sử của Y-sơ-ra-ên và công tác của Đức Giê-hô-va từ thời điểm sáng thế cho đến khi kết thúc Thời đại Luật pháp. Tân Ước ghi lại công tác của Jêsus trên đất trong Bốn Sách Phúc Âm, cũng như ghi lại công việc của Phao-lô – chẳng phải đây là những bản ghi chép lịch sử sao? Việc ngày nay đưa ra những điều của quá khứ khiến chúng trở thành lịch sử, và dù chúng có thể đúng hay thật thế nào chăng nữa, thì chúng vẫn là lịch sử – và lịch sử không thể giải quyết được hiện tại, vì Đức Chúa Trời không nhìn lại lịch sử! Và vì vậy, nếu ngươi chỉ hiểu Kinh Thánh mà không hiểu gì về công tác Đức Chúa Trời dự định làm ngày nay, và nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời nhưng lại không tìm kiếm công tác của Đức Thánh Linh, thì ngươi không hiểu ý nghĩa của việc tìm kiếm Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đọc Kinh Thánh để nghiên cứu lịch sử của Y-sơ-ra-ên, để nghiên cứu lịch sử dựng nên toàn bộ trời đất của Đức Chúa Trời, thì ngươi không tin vào Đức Chúa Trời. Nhưng ngày nay, vì ngươi tin vào Đức Chúa Trời và theo đuổi sự sống, vì ngươi theo đuổi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời mà không theo đuổi những câu chữ và giáo lý chết, hay sự hiểu biết về lịch sử, nên ngươi phải tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời ngày nay, và ngươi phải tìm kiếm phương hướng công tác của Đức Thánh Linh. Nếu ngươi là một nhà khảo cổ học, thì ngươi có thể đọc Kinh Thánh – nhưng ngươi không phải, ngươi là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời, và tốt nhất ngươi nên tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời ngày nay.

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

17. Nếu ngươi muốn thấy công tác của Thời đại Luật pháp, và muốn thấy dân Y-sơ-ra-ên đã đi theo con đường của Đức Giê-hô-va ra sao, thì ngươi phải đọc Cựu Ước; nếu ngươi muốn hiểu công tác của Thời đại Ân điển, thì ngươi phải đọc Tân Ước. Nhưng làm thế nào để ngươi thấy được công tác của thời kỳ sau rốt? Ngươi phải chấp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời của ngày nay, và bước vào công tác của ngày nay, vì đây là công tác mới, và chưa từng được ai ghi lại trước đây trong Kinh Thánh. Ngày nay, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và tuyển lựa những người được chọn khác tại Trung Quốc. Đức Chúa Trời làm việc nơi những người này, Ngài tiếp tục công tác của Ngài trên đất, và tiếp tục từ công tác của Thời đại Ân điển. Công tác của ngày nay là một con đường mà con người chưa bao giờ đi, và một con đường chưa ai từng thấy. Đó là công tác chưa từng được thực hiện trước đây – đó là công tác mới nhất của Đức Chúa Trời trên đất. Do đó, công tác chưa từng được thực hiện trước đây không phải là lịch sử, bởi vì hiện tại là hiện tại, và vẫn chưa trở thành quá khứ. Mọi người không biết rằng Đức Chúa Trời đã thực hiện công tác mới hơn, vĩ đại hơn trên đất, và ở bên ngoài Y-sơ-ra-ên, rằng công tác đó đã vượt ra ngoài phạm vi Y-sơ-ra-ên, và vượt ra ngoài sự tiên báo của các tiên tri, rằng đó là công tác mới và kỳ diệu bên ngoài những lời tiên tri, là công tác mới hơn vượt ra khỏi Y-sơ-ra-ên, và là công tác mọi người không thể nhận thức hay tưởng tượng được. Làm sao Kinh Thánh có thể chứa đựng các bản ghi chép rõ ràng về công tác như thế? Ai đã có thể ghi lại trước từng chút một công tác của ngày nay, không bỏ sót? Ai đã có thể ghi lại công tác lớn hơn, khôn ngoan hơn, bất chấp quy ước này, trong cuốn sách cũ mốc đó? Công tác của ngày nay không phải là lịch sử, và như vậy, nếu ngươi muốn đi trên con đường mới của ngày nay, thì ngươi phải rời khỏi Kinh Thánh, ngươi phải vượt ra khỏi các sách tiên tri hoặc sách lịch sử trong Kinh Thánh. Chỉ khi đó, ngươi mới có thể đi đúng con đường mới, và chỉ khi đó, ngươi mới có thể bước vào cõi mới và công tác mới. Ngươi phải hiểu tại sao ngày nay ngươi được yêu cầu không đọc Kinh Thánh, tại sao có một công tác khác tách biệt với Kinh Thánh, tại sao Đức Chúa Trời không tìm kiếm sự thực hành mới hơn, chi tiết hơn trong Kinh Thánh, và tại sao thay vào đó lại có công tác lớn hơn bên ngoài Kinh Thánh. Đây là tất cả những gì các ngươi nên hiểu.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

18. Đối với Đức Chúa Trời, đây là chuyện được cho phép để có thể có một khởi đầu mới cho phần lớn công tác mới mà Ngài muốn làm và những lời mới mà Ngài muốn phán. Khi Ngài bắt đầu một việc gì đó mới, Ngài không đề cập đến công tác trước đây của mình và cũng không tiếp tục thực hiện nó. Bởi vì Đức Chúa Trời có những nguyên tắc trong công tác của Ngài, nên khi Ngài muốn bắt đầu công tác mới, thì đó là khi Ngài muốn đưa nhân loại vào một giai đoạn mới trong công tác của Ngài, và đó là khi công tác của Ngài sẽ bước vào một giai đoạn cao hơn. Nếu mọi người tiếp tục hành động theo những lời nói hoặc quy định cũ hoặc tiếp tục bám chặt lấy chúng thì Ngài sẽ không nhớ đến hay tán thành điều đó. Sở dĩ như vậy là vì Ngài đã đưa ra công tác mới rồi, và đã bước vào một giai đoạn mới trong công tác của Ngài. Khi Ngài khởi xướng công tác mới, Ngài xuất hiện trước nhân loại trong một hình tượng hoàn toàn mới, từ một góc độ hoàn toàn mới, và theo một cách hoàn toàn mới để mọi người có thể thấy những khía cạnh khác nhau trong tâm tính Ngài, Ngài có gì và là gì. Đây là một trong những mục tiêu trong công tác mới của Ngài. Đức Chúa Trời không bám víu vào những điều cũ hay đi trên con đường mòn; khi Ngài làm việc và phán dạy, Ngài không cấm đoán như mọi người hình dung. Trong Đức Chúa Trời, tất cả đều tự do và được giải phóng, và không có sự cấm đoán, không có ràng buộc nào – mà điều mà Ngài mang đến cho nhân loại là tự do và giải phóng. Ngài là Đức Chúa Trời sống, một Đức Chúa Trời đích thực, thực sự tồn tại. Ngài không phải là một con rối hay một bức tượng đất sét, và Ngài hoàn toàn khác với những thần tượng mà mọi người thờ phụng và tôn sùng. Ngài đang sống và tràn đầy sinh lực, và những gì mà lời nói và công tác của Ngài mang lại cho nhân loại đều tràn ngập sự sống và ánh sáng, toàn là tự do và giải thoát, bởi vì Ngài nắm giữ lẽ thật, sự sống và đường đi – Ngài không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì trong bất kỳ công tác nào của mình.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời III, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời

19. Jêsus đã phán rằng công tác của Đức Giê-hô-va đã ở lại phía sau trong Thời đại Ân điển, cũng như hôm nay Ta phán rằng công tác của Jêsus cũng đã ở lại phía sau. Nếu chỉ có Thời đại Luật pháp và không có Thời đại Ân điển, thì Jêsus đã không bị đóng đinh lên thập tự giá và đã không thể cứu chuộc toàn nhân loại. Nếu chỉ có Thời đại Luật pháp, thì nhân loại có bao giờ đi xa được tới ngày hôm nay không? Lịch sử tiến lên, và chẳng phải lịch sử là luật pháp tự nhiên của công tác của Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải đây là một sự miêu tả về sự quản lý của Ngài với con người khắp vũ trụ sao? Lịch sử tiến lên, và công tác của Đức Chúa Trời cũng vậy. Ý muốn của Đức Chúa Trời liên tục thay đổi. Ngài không thể duy trì mỗi một giai đoạn công tác đơn lẻ trong sáu ngàn năm, bởi ai cũng biết rằng, Đức Chúa Trời luôn mới mẻ và không bao giờ cũ, và Ngài không thể nào cứ tiếp tục làm công tác như bị đóng đinh lên thập tự giá, một lần, hai lần, ba lần… Sẽ thật nực cười khi nghĩ như thế. Đức Chúa Trời không mãi làm cùng một công tác; công tác của Ngài luôn thay đổi và luôn mới mẻ, cũng như cách Ta phán dạy các ngươi những lời mới mẻ và làm công tác mới mẻ mỗi ngày. Đây là công tác Ta làm, và điều cốt yếu chính là những từ “mới mẻ” và “phi thường”.

– Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

20. Vì có một con đường cao hơn, tại sao lại nghiên cứu con đường thấp, lỗi thời đó? Vì có những lời phán mới hơn và công tác mới hơn, tại sao lại sống giữa những bản ghi chép lịch sử cũ kỹ? Những lời phán mới có thể chu cấp cho ngươi, điều chứng tỏ đây là công tác mới; các bản ghi chép cũ không thể thỏa mãn ngươi, hay đáp ứng những nhu cầu hiện tại của ngươi, điều chứng tỏ chúng là lịch sử, chứ không phải là công tác ngay lúc này đây. Con đường cao nhất là công tác mới nhất, và với công tác mới, cho dù con đường của quá khứ cao đến đâu, nó chỉ là lịch sử mà con người đang nhìn lại, và cho dù nó có giá trị tham khảo, nó vẫn là con đường cũ. Mặc dù nó được ghi lại trong “sách thánh”, nhưng con đường cũ là lịch sử; mặc dù không có bản ghi chép nào về con đường mới trong “sách thánh”, nhưng nó thuộc về hiện tại. Con đường này có thể cứu rỗi ngươi, và con đường này có thể thay đổi ngươi, vì đây là công tác của Đức Thánh Linh.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

21. Bản thân Đức Chúa Trời là sự sống, là lẽ thật, và sự sống cùng lẽ thật của Ngài đồng tồn tại. Những ai không có khả năng đạt được lẽ thật sẽ không bao giờ có được sự sống. Không có sự hướng dẫn, hỗ trợ, và cung cấp lẽ thật, ngươi chỉ có thể có được câu chữ, giáo lý, và hơn cả, là cái chết. Sự sống của Đức Chúa Trời là vĩnh hằng, và lẽ thật cùng sự sống của Ngài đồng tồn tại. Nếu ngươi không thể tìm thấy nguồn lẽ thật, thì ngươi không thể có được dưỡng chất cho sự sống; nếu ngươi không được cung cấp sự sống, thì ngươi chắc chắn sẽ không có được lẽ thật, và do vậy, ngoài những tưởng tượng và quan niệm ra, toàn bộ thân thể ngươi sẽ chẳng có gì ngoài xác thịt – xác thịt đầy mùi hôi thối của ngươi. Hãy biết rằng những lời sách vở không được xem là sự sống, những ghi chép lịch sử không thể được thờ phượng như lẽ thật, và những điều lệ trong quá khứ không thể được dùng làm bản ghi lại những lời Đức Chúa Trời phán bảo ngày nay. Chỉ có những gì được Đức Chúa Trời bày tỏ khi Ngài đến trên đất và sống giữa con người thì mới là lẽ thật, là sự sống, là ý muốn của Đức Chúa Trời, và là cách thức làm việc hiện tại của Ngài. Nếu ngươi áp dụng những ghi chép về tất cả những lời Đức Chúa Trời đã phán trong suốt các thời đại từ xưa tới nay, thì điều đó biến ngươi thành nhà khảo cổ học, và cách tốt nhất để mô tả ngươi đó là chuyên gia về di tích lịch sử. Đó là bởi ngươi luôn tin vào những dấu tích của công tác mà Đức Chúa Trời đã làm trong thời đã xa, ngươi chỉ tin vào cái bóng Đức Chúa Trời để lại khi Ngài đã làm việc giữa con người trước đây, và chỉ tin vào đường lối mà Đức Chúa Trời đã ban cho những môn đệ của Ngài trong những thời kỳ trước. Ngươi không tin vào hướng công tác của Đức Chúa Trời ngày hôm nay, không tin vào diện mạo vinh quang của Đức Chúa Trời ngày hôm nay, và không tin vào con đường lẽ thật mà Đức Chúa Trời đang bày tỏ ngày hôm nay. Và vì vậy, ngươi hiển nhiên là kẻ mơ mộng chẳng chút thực tế nào. Nếu bây giờ ngươi vẫn bám lấy những lời không thể mang lại sự sống cho con người, thì ngươi chỉ là một miếng gỗ mục[a] vô vọng, bởi ngươi quá bảo thủ, quá cứng đầu, và quá trơ lì trước mọi lý lẽ!

– Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

22. Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mang đến sự sống, và mang đến con đường lẽ thật bền vững và vĩnh cửu. Lẽ thật này là con đường mà thông qua đó con người đạt được sự sống, và đây là con đường duy nhất mà qua đó con người mới biết đến Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời chấp thuận. Nếu ngươi không kiếm tìm con đường sự sống được Đấng Christ của thời kỳ sau rốt cung cấp, thì ngươi sẽ không bao giờ có được sự chấp thuận của Jêsus, và sẽ không bao giờ đủ tư cách để bước vào cánh cổng của vương quốc thiên đàng, bởi ngươi vừa là con rối, vừa là tù nhân của lịch sử. Những ai bị chi phối bởi phép tắc, bởi câu chữ, và bị trói buộc bởi lịch sử sẽ không bao giờ có thể có được sự sống, cũng như không thể đạt được con đường sự sống đời đời. Đó là bởi vì tất cả những gì họ có được chỉ là nước đục mà họ đã bám vào hàng ngàn năm nay, thay vì nước sự sống tuôn chảy từ ngôi. Những ai không được cung cấp nước sự sống thì sẽ vẫn mãi là những xác chết, là những món đồ chơi của Sa-tan, và là con cái của địa ngục. Vậy thì làm sao họ có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời? Nếu ngươi chỉ cố bám víu vào quá khứ, chỉ cố giữ mọi thứ nguyên trạng bằng cách đứng yên, và không thử thay đổi hiện trạng cũng như buông bỏ lịch sử, thì chẳng phải ngươi sẽ luôn luôn chống lại Đức Chúa Trời sao? Các bước trong công tác của Đức Chúa Trời lớn lao và vĩ đại, như sóng trào và sấm dội – mà ngươi thì ngồi thụ động chờ đợi sự hủy diệt, bám lấy sự dại dột của mình và chẳng làm gì cả. Bằng cách này, làm sao ngươi có thể được xem là một người đang theo bước chân của Chiên Con? Làm sao ngươi có thể biện hộ rằng Đức Chúa Trời mà ngươi đang bám víu vào là một Đức Chúa Trời luôn mới mẻ và không bao giờ cũ? Và làm sao những câu chữ trong những trang sách ố vàng của ngươi có thể đưa ngươi sang một thời đại mới? Làm sao chúng có thể dẫn dắt ngươi tìm kiếm các bước trong công tác của Đức Chúa Trời? Và làm sao chúng có thể dẫn ngươi lên được thiên đàng? Thứ ngươi đang giữ trong tay là những câu chữ có thể đem lại chút khuây khỏa tạm bợ, chứ không phải là lẽ thật có thể ban sự sống. Thánh kinh mà ngươi đọc chỉ có thể làm phong phú cho miệng lưỡi của ngươi và không phải là những lời triết lý có thể giúp ngươi biết được sự sống của con người, càng không phải là những con đường có thể dẫn dắt ngươi đến sự hoàn thiện. Sự khác biệt này không cho ngươi lý do để suy ngẫm sao? Nó không khiến ngươi nhận ra được những mầu nhiệm ẩn chứa trong đó sao? Ngươi có khả năng tự mình lên thiên đàng để gặp Đức Chúa Trời không? Không có sự hiện đến của Đức Chúa Trời, ngươi có thể tự mình vào thiên đàng để tận hưởng niềm vui gia đình với Đức Chúa Trời không? Giờ ngươi vẫn đang mơ hay sao? Vậy thì ta đề nghị ngươi hãy thôi mơ mộng, và hãy nhìn xem ai đang làm việc lúc này – nhìn để thấy ai đang thực hiện công tác cứu rỗi con người trong thời kỳ sau rốt. Nếu không làm thế, ngươi sẽ không bao giờ có được lẽ thật, và sẽ không bao giờ có được sự sống.

– Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

23. Nếu các ngươi dùng những quan niệm của riêng mình để đo và giới hạn Đức Chúa Trời, như thể Đức Chúa Trời là một pho tượng đất sét bất biến, và nếu các ngươi hoàn toàn giới hạn Đức Chúa Trời trong những khuôn khổ của Kinh Thánh và bó buộc Ngài trong một phạm vi công tác hạn hẹp thì điều này chứng minh rằng các ngươi đã kết án Đức Chúa Trời. Bởi vì người Do Thái trong thời đại Cựu Ước đã coi Đức Chúa Trời là một tượng thần có hình dáng cố định mà họ lưu giữ trong lòng, như thể Đức Chúa Trời chỉ có thể được gọi là Đấng Mê-si, và chỉ mình Đấng được gọi là Đấng Mê-si mới có thể là Đức Chúa Trời, và bởi vì nhân loại hầu việc và thờ phượng Đức Chúa Trời như thể Ngài là một pho tượng đất sét (không có sự sống), họ đã đóng đinh Jêsus của thời đại đó vào cây thập tự, xử tử Ngài – do vậy Jêsus vô tội đã bị kết án tử. Đức Chúa Trời đã không phạm bất kỳ tội nào, ấy thế mà con người đã không tha cho Ngài, và nhất quyết xử tử Ngài, và do đó Jêsus bị đóng đinh lên thập tự giá. Con người luôn tin rằng Đức Chúa Trời không thay đổi, và định nghĩa Ngài trên cơ sở của một cuốn sách duy nhất, Kinh Thánh, như thể con người có hiểu biết hoàn hảo về sự quản lý của Đức Chúa Trời, như thể con người nắm bắt mọi việc Đức Chúa Trời làm trong lòng bàn tay mình. Con người ngu xuẩn tột độ, kiêu ngạo tột độ, và hết thảy họ đều có tài cường điệu. Cho dù kiến thức của ngươi về Đức Chúa Trời có tuyệt vời như thế nào, Ta vẫn nói rằng ngươi không biết Đức Chúa Trời, rằng ngươi là kẻ chống đối Đức Chúa trời nhất, và rằng ngươi đã kết án Đức Chúa Trời, bởi vì ngươi hoàn toàn không có khả năng vâng phục công tác của Đức Chúa Trời và đi con đường được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện.

– Kẻ dữ ắt sẽ bị trừng phạt, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

24. Đối với các khải tượng về công tác trong toàn bộ kế hoạch quản lý sáu nghìn năm này, không ai có thể đạt được sự thông sáng hoặc hiểu biết, và các khải tượng này vẫn còn là những bí ẩn. Trong thời kỳ sau rốt, chỉ có công tác của lời được thực hiện để mở ra Thời đại Vương quốc, nhưng nó không đại diện cho mọi thời đại. Thời kỳ sau rốt chỉ là thời kỳ sau rốt không hơn và chỉ là Thời đại Vương quốc không hơn, và nó không đại diện cho Thời đại Ân điển hay Thời đại Luật pháp. Chỉ là, trong thời kỳ sau rốt, mọi công tác trong kế hoạch quản lý sáu nghìn năm được tiết lộ cho các ngươi. Đây là sự vén mở lẽ mầu nhiệm. Loại mầu nhiệm này là điều không thể được vén mở bởi bất kỳ con người nào. Cho dù con người có sự hiểu biết về Kinh Thánh nhiều đến đâu, nó vẫn chẳng là gì hơn ngôn từ, vì con người không hiểu được thực chất của Kinh Thánh. Khi đọc Kinh Thánh, con người có thể hiểu một vài lẽ thật, giải thích một vài từ, hoặc đưa một số đoạn và chương nổi tiếng ra soi xét vụn vặt, nhưng họ sẽ không bao giờ có thể bóc tách được ý nghĩa chứa đựng bên trong những lời đó, vì mọi thứ mà con người nhìn thấy đều là những ngôn từ chết, không phải là những cảnh tượng về công tác của Đức Giê-hô-va và của Jêsus, và con người không có cách nào làm sáng tỏ lẽ mầu nhiệm của công tác này. Do đó, lẽ mầu nhiệm của kế hoạch quản lý sáu nghìn năm là lẽ mầu nhiệm lớn nhất, ẩn sâu nhất, và hoàn toàn không thể dò lường đối với con người. Không ai có thể trực tiếp nắm bắt được ý muốn của Đức Chúa Trời, trừ phi chính Đức Chúa Trời giải thích và tiết lộ nó cho con người; nếu không, những điều này sẽ vẫn mãi mãi là những bí ẩn đối với con người, vẫn mãi mãi là những lẽ mầu nhiệm sâu kín. Đừng bận tâm đến những người trong giới tôn giáo; nếu hôm nay các ngươi không được nói cho biết, các ngươi cũng sẽ không nắm bắt được nó. Công tác của sáu nghìn năm này còn mầu nhiệm hơn mọi lời tiên tri của các tiên tri. Đó là lẽ mầu nhiệm vĩ đại nhất từ khi sáng thế cho đến nay, và không ai trong số các tiên tri trong mọi thời đại từng có thể dò lường được nó, vì lẽ mầu nhiệm này chỉ được vén mở trong thời đại cuối cùng và chưa từng được tiết lộ trước đây. Nếu các ngươi có thể nắm bắt được lẽ mầu nhiệm này, và nếu các ngươi có thể đón nhận được toàn bộ điều đó, thì tất cả những người theo tôn giáo sẽ được lẽ mầu nhiệm này chinh phục. Chỉ đây mới là khải tượng vĩ đại nhất trong tất cả; nó chính là điều con người mong mỏi nắm bắt nhất nhưng cũng là điều không rõ ràng nhất đối với họ.

– Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Chú thích:

a. Một miếng gỗ mục: thành ngữ Trung Hoa, có nghĩa là “vô phương cứu chữa”.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger