Kinh Thánh đã ra đời như thế nào? Kinh Thánh chính xác là gì?

19/11/2020

Lời Đức Chúa Trời có liên quan:

Sau khi Đức Chúa Trời đã thực hiện công tác của Thời đại Luật pháp, Cựu Ước ra đời, và đó chính là lúc mọi người bắt đầu đọc Kinh thánh. Sau khi Jêsus đến, Ngài đã thực hiện công tác của Thời đại Ân điển, và các sứ đồ của Ngài đã viết Tân Ước. Theo đó mà Cựu ước và Tân Ước của Kinh Thánh ra đời, và thậm chí cho đến ngày nay, tất cả những ai tin vào Đức Chúa Trời đều đã và đang đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh là một sách lịch sử. Tất nhiên, nó cũng chứa đựng một số tiên báo của các tiên tri, và sự tiên báo như thế chẳng thể nào là lịch sử. Kinh Thánh bao gồm một số phần – không chỉ có lời tiên tri, hoặc chỉ có công tác của Đức Giê-hô-va, cũng không chỉ có các thư tín của Phao-lô. Ngươi phải biết Kinh Thánh gồm bao nhiêu phần; Cựu Ước gồm có Sáng thế ký, Xuất Ê-díp-tô ký…, và còn có các sách tiên tri mà các tiên tri đã viết. Cuối cùng, Cựu Ước kết thúc với sách Ma-la-chi. Nó ghi lại công tác của Thời đại Luật pháp, được dẫn dắt bởi Đức Giê-hô-va; từ Sáng thế ký đến sách Ma-la-chi, đó là một bản ghi chép toàn diện về tất cả công tác của Thời đại Luật pháp. Nghĩa là, Cựu Ước ghi lại mọi điều từng được kinh qua bởi những người đã được Đức Giê-hô-va hướng dẫn trong Thời đại Luật pháp. Trong Thời đại Luật pháp Cựu Ước, số lượng lớn các tiên tri được Đức Giê-hô-va dấy lên đã nói tiên tri cho Ngài, họ đã đưa ra những chỉ dẫn cho các chi phái và các nước khác nhau, và đã tiên báo về công tác Đức Giê-hô-va sẽ làm. Tất cả những người đã được dấy lên này đều được Đức Giê-hô-va ban cho Thần tiên tri: Họ có thể nhìn thấy các khải tượng từ Đức Giê-hô-va, và nghe thấy tiếng Ngài, và do đó, họ đã được Ngài soi dẫn và viết lời tiên tri. Công tác họ đã làm là sự bày tỏ tiếng phán của Đức Giê-hô-va, sự bày tỏ lời tiên tri của Đức Giê-hô-va, và công tác của Đức Giê-hô-va thời điểm đó chỉ đơn giản là hướng dẫn mọi người sử dụng Thần; Ngài đã không trở nên xác thịt, và mọi người chẳng hề thấy dung nhan Ngài. Do đó, Ngài đã dấy lên nhiều tiên tri để thực hiện công tác của Ngài, và đã ban cho họ những lời sấm mà họ đã truyền lại cho mọi chi phái và chi tộc của Y-sơ-ra-ên. Công việc của họ là nói tiên tri, và một vài người trong số họ đã viết ra những chỉ dẫn của Đức Giê-hô-va với họ cho những người khác xem. Đức Giê-hô-va đã dấy lên những người này để nói tiên tri, để tiên báo về công tác của tương lai hoặc công tác vẫn còn phải hoàn thành trong thời gian đó, hầu cho mọi người có thể thấy được sự kỳ diệu và khôn ngoan của Đức Giê-hô-va. Các sách tiên tri này hoàn toàn khác các sách khác của Kinh Thánh; chúng là những lời được nói hoặc viết ra bởi những người đã được ban cho Thần tiên tri – bởi những người đã nhận được các khải tượng hoặc tiếng phán từ Đức Giê-hô-va. Ngoại trừ các sách tiên tri, mọi thứ khác trong Cựu Ước đều được hợp thành từ những bản ghi chép do con người viết ra sau khi Đức Giê-hô-va đã hoàn thành công tác của Ngài. Các sách này không thể đại diện cho sự tiên báo được nói bởi các vị tiên tri do Đức Giê-hô-va dấy lên, giống như Sáng thế ký và Xuất Ê-díp-tô ký không thể so sánh với sách Ê-sai và sách Đa-ni-ên. Những lời tiên tri đã được nói ra trước khi công tác được thực hiện; trong khi đó, các sách khác được viết ra sau khi công tác đã được hoàn thành, đó là điều con người có khả năng làm. Các tiên tri thời đó đã được Đức Giê-hô-va soi dẫn và đã nói một số lời tiên tri, họ đã nói nhiều điều, và họ đã tiên tri những điều của Thời đại Ân điển, cũng như sự hủy diệt thế giới trong thời kỳ sau rốt – công tác mà Đức Giê-hô-va đã lên kế hoạch thực hiện. Tất cả các sách còn lại đều ghi lại công tác được Đức Giê-hô-va thực hiện tại Y-sơ-ra-ên. Do đó, khi ngươi đọc Kinh Thánh, ngươi chủ yếu đang đọc về những gì Đức Giê-hô-va đã làm tại Y-sơ-ra-ên; Cựu Ước của Kinh Thánh chủ yếu ghi lại công tác của Đức Giê-hô-va trong việc dẫn dắt Y-sơ-ra-ên, việc Ngài dùng Môi-se để dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô, người đã giải thoát cho họ khỏi xiềng xích của Pha-ra-ôn, và đã đưa họ ra ngoài đồng vắng, sau đó họ đã bước vào Ca-na-an và mọi thứ sau đó là cuộc sống của họ tại Ca-na-an. Tất cả ngoại trừ điều này đều được hợp thành từ những bản ghi chép về công tác của Đức Giê-hô-va trên khắp Y-sơ-ra-ên. Mọi thứ được ghi lại trong Cựu Ước là công tác của Đức Giê-hô-va tại Y-sơ-ra-ên, đó là công tác Đức Giê-hô-va đã làm tại vùng đất nơi Ngài đã dựng nên A-đam và Ê-va. Từ khi Đức Chúa Trời chính thức bắt đầu dẫn dắt dân chúng trên đất sau thời Nô-ê, tất cả những gì được ghi lại trong Cựu Ước là công tác của Y-sơ-ra-ên. Và tại sao không có bất kỳ công tác nào bên ngoài Y-sơ-ra-ên được ghi lại? Bởi vì xứ Y-sơ-ra-ên là cái nôi của nhân loại. Ban đầu, không có quốc gia nào khác ngoài Y-sơ-ra-ên, và Đức Giê-hô-va đã không làm việc ở bất kỳ nơi nào khác. Như thế, những gì được ghi lại trong Cựu Ước của Kinh Thánh hoàn toàn là công tác của Đức Chúa Trời tại Y-sơ-ra-ên lúc đó. Những lời được nói ra bởi các tiên tri, bởi Ê-sai, Đa-ni-ên, Giê-rê-mi, và Ê-xê-chi-ên… những lời của họ tiên báo về công tác khác của Ngài trên đất, chúng tiên báo về công tác của chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này đều đã đến từ Đức Chúa Trời, đó là công tác của Đức Thánh Linh, và ngoài các sách của các tiên tri này, mọi thứ khác đều là một bản ghi chép về những kinh nghiệm của con người về công tác của Đức Giê-hô-va tại thời điểm đó.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Kinh Thánh là loại sách nào? Cựu Ước là công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp. Cựu Ước của Kinh Thánh ghi lại tất cả công tác của Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp và công tác sáng thế của Ngài. Tất cả đều ghi lại công tác do Đức Giê-hô-va thực hiện, và cuối cùng kết thúc các bản ký thuật về công tác của Đức Giê-hô-va bằng sách Ma-la-chi. Cựu Ước ghi lại hai phần công tác được Đức Chúa Trời thực hiện: Một phần là công tác sáng thế, và một phần là việc ban hành luật pháp. Cả hai đều là công tác đã được Đức Giê-hô-va thực hiện. Thời đại Luật pháp đại diện cho công tác dưới danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời; đó là toàn bộ công tác đã được thực hiện chủ yếu dưới danh Đức Giê-hô-va. Do đó, Cựu Ước ghi lại công tác của Đức Giê-hô-va, và Tân Ước ghi lại công tác của Jêsus, là công tác đã được thực hiện chủ yếu dưới danh Jêsus. Ý nghĩa của danh Jêsus và công tác Ngài đã làm hầu hết đều được ghi lại trong Tân Ước. Trong Thời đại Luật pháp Cựu Ước, Đức Giê-hô-va đã xây dựng đền thờ và bàn thờ tại Y-sơ-ra-ên, Ngài đã hướng dẫn cuộc sống của dân Y-sơ-ra-ên trên đất, chứng tỏ rằng họ là dân sự được Ngài chọn, là nhóm người đầu tiên Ngài đã lựa chọn trên đất và là những người hợp lòng chính Ngài, nhóm đầu tiên Ngài đã đích thân dẫn dắt. Mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên là những người được Đức Giê-hô-va chọn đầu tiên, và vì thế Ngài đã luôn làm việc nơi họ, cho đến khi công tác của Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp kết thúc. Giai đoạn công tác thứ hai là công tác của Thời đại Ân điển của Tân Ước, và nó đã được thực hiện giữa những người Do Thái, giữa một trong mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên. Phạm vi của công tác này nhỏ hơn vì Jêsus là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt. Jêsus đã chỉ làm việc trong khắp xứ Giu-đê, và đã chỉ làm công tác trong ba năm rưỡi; do đó, những gì được ghi lại trong Tân Ước còn xa mới có thể vượt qua số lượng công tác được ghi lại trong Cựu Ước.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Kinh Thánh còn được gọi là Cựu Ước và Tân Ước. Các ngươi có biết “ước” ám chỉ điều gì không? “Ước” trong Cựu Ước xuất phát từ giao ước của Đức Giê-hô-va với dân Y-sơ-ra-ên khi Ngài giết dân Ê-díp-tô và cứu rỗi dân Y-sơ-ra-ên khỏi Pha-ra-ôn. Tất nhiên, bằng chứng của giao ước này là huyết của chiên con được bôi lên mày cửa, qua đó Đức Chúa Trời đã thiết lập một giao ước với con người, trong đó nói rằng tất cả những ai có huyết chiên con trên đỉnh và hai bên cột cửa đều là người Y-sơ-ra-ên, họ là dân sự được Đức Chúa Trời chọn, và tất cả họ sẽ được Đức Giê-hô-va tha cho (vì lúc đó Đức Giê-hô-va sắp giết tất cả các con trai đầu lòng của Ê-díp-tô cùng chiên và gia súc đầu lòng). Giao ước này có hai cấp độ ý nghĩa. Không dân sự hoặc gia súc nào của Ê-díp-tô sẽ được Đức Giê-hô-va cứu rỗi; Ngài sẽ giết tất cả con trai đầu lòng cùng chiên và gia súc đầu lòng của họ. Do đó, nhiều sách tiên tri đã tiên báo rằng dân Ê-díp-tô sẽ bị hành phạt nặng nề bởi giao ước của Đức Giê-hô-va. Đây là cấp độ ý nghĩa đầu tiên của giao ước. Đức Giê-hô-va đã giết các con trai đầu lòng của Ê-díp-tô và tất cả gia súc đầu lòng ở đó, và Ngài đã tha cho tất cả dân Y-sơ-ra-ên, điều đó có nghĩa là tất cả những ai thuộc xứ Y-sơ-ra-ên đều được Đức Giê-hô-va trân quý, và tất cả sẽ được tha; Ngài muốn làm công tác lâu dài nơi họ, và đã thiết lập giao ước với họ bằng huyết chiên con. Từ đó trở đi, Đức Giê-hô-va sẽ không giết dân Y-sơ-ra-ên, và phán rằng họ sẽ mãi mãi là dân sự được Ngài chọn. Giữa mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên, Ngài sẽ bắt tay vào công tác của Ngài cho toàn bộ Thời đại Luật pháp, Ngài sẽ ban bố mọi luật pháp của Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên, và lựa chọn trong số họ các tiên tri và quan xét, và họ sẽ là trung tâm trong công tác của Ngài. Đức Giê-hô-va đã lập một giao ước với họ: Trừ khi thời đại thay đổi, Ngài sẽ chỉ làm việc giữa những người được chọn. Giao ước của Đức Giê-hô-va là bất biến, vì nó được lập ra bằng huyết và được thiết lập với dân sự được Ngài chọn. Quan trọng hơn, Ngài đã chọn một phạm vi và mục tiêu phù hợp để thông qua đó bắt tay vào công tác của Ngài cho cả thời đại, và vì thế mọi người xem giao ước là đặc biệt quan trọng. Đây là cấp độ ý nghĩa thứ hai của giao ước. Ngoại trừ Sáng thế ký, đã có trước khi thiết lập giao ước, tất cả các sách khác trong Cựu Ước đều ghi lại công tác của Đức Chúa Trời giữa dân Y-sơ-ra-ên sau khi thiết lập giao ước. Tất nhiên, thỉnh thoảng có những bản ký thuật về dân ngoại, nhưng nhìn chung, Cựu Ước ghi lại công tác của Đức Chúa Trời tại Y-sơ-ra-ên. Vì giao ước của Đức Giê-hô-va với dân Y-sơ-ra-ên, nên các sách được viết trong Thời đại Luật pháp được gọi là “Cựu Ước”. Chúng được đặt tên theo giao ước của Đức Giê-hô-va với dân Y-sơ-ra-ên.

Tân Ước được đặt tên theo dòng huyết của Jêsus đã đổ ra trên thập tự giá và giao ước của Ngài với tất cả những ai tin vào Ngài. Giao ước của Jêsus như sau: Mọi người nhất thiết phải tin vào Ngài để tội lỗi của họ được tha thứ bởi huyết Ngài đã đổ, và nhờ đó họ sẽ được cứu rỗi, được tái sinh thông qua Ngài, và sẽ không còn là tội nhân nữa; mọi người phải tin vào Ngài để nhận được ân điển của Ngài, và sẽ không phải chịu khổ trong địa ngục sau khi chết. Tất cả các sách được viết trong Thời đại Ân điển đều ra đời sau giao ước này, và tất cả chúng đều ghi lại công tác và những lời phán chứa đựng trong đó. Chúng không đi xa hơn sự cứu rỗi thông qua việc Đức Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá hoặc giao ước; tất cả chúng đều là các sách được viết bởi những anh em trong Chúa, những người đã có kinh nghiệm. Do đó, các sách này cũng được đặt tên theo một giao ước: Chúng được gọi là Tân Ước. Hai bản giao ước này chỉ bao gồm Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển, và không liên quan đến thời đại cuối cùng.

– Xét về Kinh Thánh (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Không ai biết được sự thực về Kinh Thánh: rằng nó chỉ là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời, là một bằng chứng về hai giai đoạn trước đây trong công tác của Đức Chúa Trời, và rằng nó không đem lại cho ngươi sự hiểu biết gì về những mục đích trong công tác của Đức Chúa Trời. Tất cả những ai đã đọc Kinh Thánh đều biết rằng nó ghi lại hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển. Cựu Ước ghi lại lịch sử của Y-sơ-ra-ên và công tác của Đức Giê-hô-va từ thời điểm sáng thế cho đến khi kết thúc Thời đại Luật pháp. Tân Ước ghi lại công tác của Jêsus trên đất trong Bốn Sách Phúc Âm, cũng như ghi lại công việc của Phao-lô – chẳng phải đây là những bản ghi chép lịch sử sao? Việc ngày nay đưa ra những điều của quá khứ khiến chúng trở thành lịch sử, và dù chúng có thể đúng hay thật, thì chúng vẫn là lịch sử – và lịch sử không thể giải quyết được hiện tại, vì Đức Chúa Trời không nhìn lại lịch sử! Và vì vậy, nếu ngươi chỉ hiểu Kinh Thánh mà không hiểu gì về công tác Đức Chúa Trời dự định làm ngày nay, và nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời nhưng lại không tìm kiếm công tác của Đức Thánh Linh, thì ngươi không hiểu ý nghĩa của việc tìm kiếm Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đọc Kinh Thánh để nghiên cứu lịch sử của Y-sơ-ra-ên, để nghiên cứu lịch sử dựng nên toàn bộ trời đất của Đức Chúa Trời, thì ngươi không tin vào Đức Chúa Trời. Nhưng ngày nay, vì ngươi tin vào Đức Chúa Trời và theo đuổi sự sống, vì ngươi theo đuổi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời mà không theo đuổi những câu chữ và giáo lý chết, hay sự hiểu biết về lịch sử, nên ngươi phải tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời ngày nay, và ngươi phải tìm kiếm phương hướng công tác của Đức Thánh Linh. Nếu ngươi là một nhà khảo cổ học, thì ngươi có thể đọc Kinh Thánh – nhưng ngươi không phải, ngươi là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời, và tốt nhất ngươi nên tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời ngày nay.

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Kinh Thánh là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời ở Y-sơ-ra-ên, và ghi lại nhiều lời tiên báo của các tiên tri xưa cũng như một số lời phán của Đức Giê-hô-va trong công tác của Ngài lúc bấy giờ. Vì vậy, tất cả mọi người đều xem sách này là thánh khiết (vì Đức Chúa Trời là thánh khiết và vĩ đại). Tất nhiên, đây đều là kết quả của lòng tôn kính Đức Giê-hô-va và tôn sùng Đức Chúa Trời của họ. Mọi người nói về sách này như vậy chỉ bởi vì các loài thọ tạo của Đức Chúa Trời vô cùng sùng kính và tôn thờ Đấng Tạo Hóa của mình, và thậm chí có những người còn gọi sách này là sách của thiên đàng. Trên thực tế, nó chỉ đơn thuần là một bản ghi chép của con người. Nó không phải do đích thân Đức Giê-hô-va đặt tên, cũng chẳng phải do Đức Giê-hô-va đích thân hướng dẫn viết ra. Nói cách khác, tác giả của sách này không phải là Đức Chúa Trời, mà là con người. Kinh Thánh chỉ là tên gọi tôn kính mà con người đặt cho nó. Tên gọi này không phải do Đức Giê-hô-va và Jêsus quyết định sau khi thảo luận với nhau; nó không hơn gì một ý tưởng của con người. Vì sách này không phải được viết bởi Đức Giê-hô-va, càng không phải bởi Jêsus. Thay vào đó, nó là những bản ký thuật được đưa ra bởi nhiều tiên tri, sứ đồ và nhà tiên kiến xưa, được các thế hệ sau biên soạn thành một cuốn sách gồm các tác phẩm cổ xưa mà đối với mọi người, nó dường như đặc biệt thánh khiết, một cuốn sách mà họ tin rằng có chứa nhiều lẽ mầu nhiệm khôn lường và sâu xa đang chờ đợi các thế hệ tương lai khai mở. Như vậy, mọi người càng dễ tin rằng sách này là một cuốn sách của thiên đàng. Với việc thêm vào Bốn Sách Phúc Âm và Sách Khải Huyền, thái độ của mọi người đối với nó đặc biệt khác với bất kỳ cuốn sách nào khác, và do đó không ai dám mổ xẻ “cuốn sách của thiên đàng” này vì nó quá “linh thiêng”.

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Ngày nay, Ta đang mổ xẻ Kinh Thánh theo cách này và điều đó không có nghĩa là Ta ghét nó, hay là Ta phủ nhận giá trị tham khảo của nó. Ta đang giải thích và làm rõ giá trị và nguồn gốc vốn có của Kinh Thánh cho ngươi kẻo ngươi cứ bị bưng bít về nó. Vì mọi người có rất nhiều quan điểm về Kinh Thánh và hầu hết trong số đó đều sai, nên đọc Kinh Thánh theo cách này không chỉ ngăn họ đạt được những gì họ phải đạt được, mà quan trọng hơn, nó cản trở công tác Ta dự định làm. Nó gây trở ngại to lớn cho công tác tương lai, và chỉ đem lại bất lợi, chứ không phải lợi thế. Do đó, những gì Ta đang dạy ngươi chỉ đơn giản là bản chất và câu chuyện bên trong của Kinh Thánh. Ta không yêu cầu ngươi đừng đọc Kinh Thánh, hoặc ngươi phải đi khắp nơi tuyên bố rằng nó vô giá trị, mà chỉ cần ngươi có kiến thức và quan điểm chính xác về Kinh Thánh. Đừng quá phiến diện! Mặc dù Kinh Thánh là một sách lịch sử được viết bởi con người, nhưng nó cũng ghi lại nhiều nguyên tắc mà các thánh đồ và tiên tri xưa đã phụng sự Đức Chúa Trời, cũng như những kinh nghiệm phụng sự Đức Chúa Trời của các sứ đồ gần đây – tất cả những gì đã được những người này thực sự thấy và biết, và có thể làm tài liệu tham khảo cho những người của thời đại này khi theo đuổi con đường thật. Do đó, khi đọc Kinh Thánh, người ta cũng có thể đạt được nhiều con đường sự sống mà không thể tìm thấy được trong các sách khác. Đây là những con đường sự sống trong công tác của Đức Thánh Linh mà các tiên tri và sứ đồ đã trải qua trong thời xa xưa, nhiều lời trong số này là quý giá, và có thể cung cấp những gì mọi người cần. Vì vậy, tất cả mọi người đều thích đọc Kinh Thánh. Bởi vì có rất nhiều điều ẩn chứa trong Kinh Thánh, nên nhìn nhận của mọi người về nó không giống với sự nhìn nhận về những tác phẩm của các nhân vật thuộc linh vĩ đại. Kinh Thánh là một bản ghi chép và tập hợp các kinh nghiệm, kiến thức của những người đã phụng sự Đức Giê-hô-va và Jêsus trong thời đại cũ và mới, và vì vậy các thế hệ sau này đã có thể đạt được nhiều sự khai sáng, soi sáng và những con đường thực hành từ đó. Sở dĩ Kinh Thánh cao quý hơn các tác phẩm của bất kỳ nhân vật thuộc linh vĩ đại nào là bởi vì mọi tác phẩm của họ đều được đúc rút từ Kinh Thánh, tất cả những kinh nghiệm của họ đều đến từ Kinh Thánh, và tất cả chúng đều giải thích Kinh Thánh. Thế nên, mặc dù mọi người có thể có được sự cung cấp từ các sách của bất kỳ nhân vật thuộc linh vĩ đại nào, nhưng họ vẫn tôn thờ Kinh Thánh, vì nó dường như vô cùng cao quý và sâu sắc đối với họ! Mặc dù Kinh Thánh tập hợp một số sách về những lời sự sống, chẳng hạn như các thư tín của Phao-lô và các thư tín của Phi-e-rơ, và mặc dù mọi người có thể được cung cấp và hỗ trợ bởi các sách này, nhưng các sách này vẫn lỗi thời, chúng vẫn thuộc về thời đại cũ, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng cũng chỉ phù hợp với một thời kỳ, chứ không phải đời đời. Vì công tác của Đức Chúa Trời luôn phát triển, và nó không thể chỉ đơn giản dừng lại ở thời của Phao-lô và Phi-e-rơ, hay cứ mãi ở trong Thời đại Ân điển mà Jêsus đã bị đóng đinh vào cây thập tự. Và vì vậy, các sách này chỉ phù hợp với Thời đại Ân điển, chứ không phù hợp với Thời đại Vương quốc của thời kỳ sau rốt. Chúng chỉ có thể cung cấp cho các tín đồ của Thời đại Ân điển, chứ không phải cho các thánh đồ của Thời đại Vương quốc, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng vẫn lỗi thời. Cũng giống như công tác sáng thế của Đức Giê-hô-va hay công tác của Ngài ở Y-sơ-ra-ên: Cho dù công tác này có tuyệt vời đến đâu, nó vẫn sẽ trở nên lỗi thời, và vẫn sẽ đến lúc qua đi. Công tác của Đức Chúa Trời cũng vậy: Nó thật tuyệt vời, nhưng sẽ đến lúc nó kết thúc; nó không thể cứ mãi ở giữa công tác sáng thế, hay ở giữa công tác chịu đóng đinh vào cây thập tự. Cho dù công tác chịu đóng đinh vào cây thập tự có thuyết phục ra sao, cho dù nó hiệu quả như thế nào trong việc đánh bại Sa-tan, thì rốt cuộc công tác vẫn là công tác, và rốt cuộc thời đại vẫn là thời đại; các công tác không thể luôn ở trên cùng một nền tảng, các thời kỳ cũng không thể không bao giờ thay đổi, bởi vì đã có sự sáng thế thì phải có thời kỳ sau rốt. Đây là điều không thể tránh khỏi! Do đó, ngày nay những lời sự sống trong Tân Ước – thư tín của các sứ đồ, và Bốn Sách Phúc Âm – đã trở thành các sách lịch sử, chúng đã trở thành những cuốn niên giám cũ, và làm sao những cuốn niên giám cũ có thể đưa con người vào thời đại mới được? Cho dù những cuốn niên giám này có khả năng cung cấp sự sống cho người ta đến đâu, cho dù chúng có thể dẫn dắt người ta đến thập tự giá ra sao, chẳng phải chúng vẫn lỗi thời sao? Chẳng phải chúng đã mất giá trị rồi sao? Vì vậy, Ta nói rằng ngươi không nên mù quáng tin vào những cuốn niên giám này. Chúng đã quá cũ, chúng không thể đưa ngươi vào công tác mới, và chúng chỉ có thể khiến ngươi nặng gánh. Chúng chẳng những không thể đưa ngươi vào công tác mới và lối vào mới, mà còn đưa ngươi vào các hội thánh tôn giáo cũ – và nếu đúng là như vậy, chẳng phải ngươi sẽ thụt lùi trong niềm tin của mình vào Đức Chúa Trời sao?

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger