47. Dối trá chỉ mang đến đau khổ

Bởi Kenneth, Hàn Quốc

Một ngày tháng 5 năm 2021, chúng tôi chuẩn bị quay MV cho một bài hát do anh Luka trình bày đơn ca, và tôi phụ trách phần ánh sáng sân khấu. Lúc đầu tôi rất cẩn thận, và mấy cảnh quay đầu không có vấn đề gì xảy ra nên tôi dần thấy thoải mái hơn một chút. Chúng tôi sắp quay xong thì đạo diễn nói anh ấy muốn thử quay lại vài kiểu khác cho một cảnh. Tôi không để ý lắm nên khi bắt đầu quay thì tôi vẫn đang theo dõi màn hình khác và không để ý cho đến khi anh Luka bước ra khỏi vùng sáng. Tôi vội chỉnh đèn, nhưng không đủ nhanh, khiến đầu của anh Luka bị ra khỏi ánh đèn rồi quay trở lại. Cảnh quay này không sử dụng được. Bình thường khi có vấn đề trên sân khấu, chúng tôi phải yêu cầu đạo diễn cho quay lại cảnh khác ngay, nhưng tôi cứ cầm bộ đàm trên tay mà không dám mở miệng. Tôi không thể thốt nên lời và trong lòng thấy rất mâu thuẫn. Tôi nghĩ ở đó không chỉ có đạo diễn mà còn có cả rất nhiều anh chị em khác nữa. Nếu tôi bảo họ tôi vừa phạm một lỗi rất sơ đẳng, mọi người còn coi tôi ra gì đây? Liệu họ có nói tôi cẩu thả trong bổn phận không? Như thế thì bẽ mặt quá! Nhưng nếu tôi không nói gì thì là đang không làm bổn phận của mình. Như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng video nếu dùng cảnh phim này khi dựng. Khi tôi đang phân vân không biết có nên lên tiếng hay không thì đạo diễn nói: “Cảnh này vậy ổn rồi, chuyển cảnh tiếp theo nhé”. Tôi thấy anh quay phim đã thay giá quay và đang chờ rồi, nên tôi bắt đầu chống chế, nghĩ bụng: “Đã quay xong hết rồi, nếu giờ mà mình nói ra, mọi người sẽ phải thay lại thiết bị, như thế thì phiền phức lắm. Mình không nên nói gì cả, chỉ là một trong hai cảnh thôi mà, chắc gì đã dùng đến nó. Hơn nữa, nếu không nhìn kĩ thì cũng chẳng ai thấy đâu”. Tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại nhưng cuối cùng quyết định im lặng. Sau khi quay xong tôi khổ sở bởi mặc cảm tội lỗi, nghĩ: “Chẳng phải mình đang cố ý lừa dối hay sao? Mình có thể lừa gạt mọi người, nhưng có thể lừa gạt Đức Chúa Trời không?”. Nên tôi đã tìm đạo diễn và nói về sai sót của mình. Anh ấy nói: “Chúng ta đã quay xong và mọi người đã thu dọn rồi. Giờ mới nói với tôi thì có ích gì chứ? Sao lúc đó anh không báo tôi ngay? Nếu anh báo sớm thì quay lại cảnh đó cũng có mất bao lâu đâu”. Thấy vẻ mặt thất vọng của đạo diễn, tôi càng cảm thấy tệ hơn và chỉ muốn tự tát mình. Thừa nhận sai sót trước mặt mọi người khó với tôi đến như vậy sao? Sao trung thực lại cần nhiều nỗ lực đến như thế? Tôi đến cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong đau khổ: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã mắc sai sót trong khi làm bổn phận, nhưng không đủ can đảm để thừa nhận trước mặt mọi người vì sợ họ sẽ chỉ trích và coi thường con. Giờ con rất dằn vặt vì cảm giác tội lỗi. Xin hãy dẫn dắt con để biết mình”.

Sau đó, tôi thấy lời Đức Chúa Trời có phán: “Cứ cho là các ngươi phải chọn giữa hai con đường đi. Một là con đường làm người trung thực, nói thật và nói ra những gì có trong lòng, thổ lộ lòng mình với người khác, thừa nhận sai lầm của mình và có gì nói nấy, cho người khác thấy được sự xấu xí bại hoại của mình và chấp nhận sự sỉ nhục. Hai là con đường từ bỏ mạng sống khi tử đạo vì Đức Chúa Trời và bước vào thiên quốc khi chết. Ngươi chọn con đường nào? Có lẽ có người nói: ‘Tôi chọn từ bỏ mạng sống vì Đức Chúa Trời. Tôi sẵn sàng chết vì Ngài, sau khi chết, tôi sẽ được tưởng thưởng và vào thiên quốc’. Với những người có quyết tâm, việc từ bỏ mạng sống vì Đức Chúa Trời có thể đạt được bằng một nỗ lực mãnh liệt duy nhất. Nhưng việc thực hành lẽ thật và làm người trung thực có thể đạt được trong một nỗ lực như thế sao? Không thể, hai lần nỗ lực cũng không thể. Khi làm việc gì đó, nếu có ý chí, ngươi có thể làm tốt trong chỉ một nỗ lực, nhưng chỉ một lần nói thật mà không dối trá thì đâu có biến ngươi thành người trung thực mãi mãi được. Làm người trung thực thì liên quan đến việc thay đổi tâm tính, và điều này cần có mười hay hai mươi năm trải nghiệm. Ngươi phải loại bỏ tâm tính giả dối của việc nói dối và lừa gạt thì mới có thể đạt được tiêu chuẩn căn bản của làm người trung thực. Với tất cả mọi người, đây chẳng phải là việc khó sao? Đây là một thách thức to lớn. Hiện tại, Đức Chúa Trời muốn hoàn thiện và thu phục một nhóm người, phàm ai mưu cầu lẽ thật thì phải tiếp nhận sự phán xét và hành phạt, sự thử luyện và tinh luyện, mục đích của việc này là để giải quyết những tâm tính giả dối của họ và biến họ thành người trung thực, người quy phục Đức Chúa Trời. Đây không phải là việc có thể đạt được trong một nỗ lực duy nhất, chuyện này cần đến đức tin thật sự, và người ta phải chịu nhiều sự thử luyện và tinh luyện thì mới đạt được. Nếu bây giờ Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi làm người trung thực và nói thật một chuyện gì đó liên quan đến sự thật, đến tiền đồ và vận mệnh của ngươi mà hậu quả có thể bất lợi cho ngươi, sẽ khiến người khác không còn đề cao ngươi và khiến ngươi cảm thấy danh tiếng của mình bị hủy hoại, nếu gặp tình huống như thế, ngươi có thể thẳng thắn và nói thật không? Ngươi vẫn có thể trung thực không? Đây là việc khó làm nhất, khó hơn nhiều so với từ bỏ mạng sống. Có lẽ ngươi sẽ nói: ‘Bảo tôi nói thật thì thôi nhé. Tôi thà chết vì Đức Chúa Trời còn hơn nói thật. Tôi không muốn làm người trung thực chút nào. Tôi thà chết còn hơn để mọi người xem thường tôi và nghĩ tôi là một người bình thường’. Điều này cho thấy con người trân quý điều gì nhất? Điều con người trân quý nhất chính là địa vị và danh tiếng của họ, những thứ bị kiểm soát bởi những tâm tính Sa-tan của họ. Mạng sống chỉ xếp thứ hai. Nếu bị hoàn cảnh ép buộc, họ sẽ gom đủ sức mạnh để từ bỏ mạng sống, nhưng danh tiếng và địa vị thì không dễ để họ từ bỏ. Với những ai tin Đức Chúa Trời, từ bỏ mạng sống không phải là điều quan trọng nhất; Đức Chúa Trời yêu cầu người ta tiếp nhận lẽ thật, thật sự làm người trung thực có gì nói nấy, mở lòng và phơi bày bản thân cho mọi người thấy. Việc này có dễ làm không? (Thưa, không dễ.) Thật ra, Đức Chúa Trời đâu có yêu cầu ngươi từ bỏ mạng sống. Mạng sống của ngươi chẳng phải do Đức Chúa Trời ban sao? Mạng sống của ngươi thì có tác dụng gì với Đức Chúa Trời chứ? Đức Chúa Trời đâu muốn mạng sống ngươi. Ngài muốn ngươi nói năng trung thực, nói ra con người mình và những gì mình nghĩ trong lòng. Ngươi có thể nói những điều này không? Đến đây, nhiệm vụ trở nên khó khăn, và có lẽ ngươi sẽ nói: ‘Bắt tôi làm việc cực nhọc, tôi sẽ có sức mạnh để làm được thế. Bắt tôi dâng hiến hết mọi tài sản của mình, tôi làm được. Tôi có thể dễ dàng từ bỏ cha mẹ, con cái, hôn nhân và sự nghiệp. Nhưng nói ra những gì trong lòng, nói năng trung thực thì tôi không thể làm được’. Lý do gì khiến ngươi không thể làm được chuyện đó? Lý do là khi ngươi làm như thế thì bất kỳ ai biết ngươi hoặc quen ngươi sẽ nhìn ngươi khác đi. Họ sẽ không còn đề cao ngươi nữa. Ngươi sẽ mất thể diện và thấy cực kỳ nhục nhã, nhân cách và tôn nghiêm của ngươi sẽ không còn. Địa vị và uy thế cao ngất của ngươi trong lòng người khác sẽ không còn. Đây là lý do vì sao trong những hoàn cảnh như thế, bất kể thế nào, ngươi cũng không chịu nói thật. Khi người ta gặp chuyện này, trong lòng họ diễn ra một cuộc giao tranh, và khi cuộc giao tranh kết thúc, có người cuối cùng cũng vượt qua được những khó khăn của mình và có người lại không vượt qua được mà cứ bị khống chế bởi những tâm tính Sa-tan bại hoại của họ, bởi địa vị, thể diện và cái mà họ gọi là tôn nghiêm. Đây là chuyện khó, không phải sao? Chỉ nói năng trung thực và nói thật thì đâu phải là việc gì lớn lao, thế mà quá nhiều anh hùng hảo hán, quá nhiều người đã thề dâng mình và hiến dâng mạng sống cho Đức Chúa Trời, quá nhiều người đã nói những lời đao to búa lớn với Đức Chúa Trời, lại thấy không thể nào làm được(Muốn làm tròn bổn phận đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã mô tả tình trạng thật của tôi. Tôi đã quá coi trọng thể diện và địa vị. Tôi không thể lên tiếng dù chỉ một lời để thừa nhận sai sót, vì tôi sợ sẽ xấu mặt với mọi người. Tôi sợ mọi người sẽ nói tôi không làm tốt việc của mình khi làm sai một việc đơn giản như vậy. Thật xấu hổ làm sao. Để bảo vệ hình ảnh và địa vị nên tôi che đậy sai sót của mình, nghĩ rằng nếu không nói gì thì không ai biết và họ sẽ không chỉ trích tôi vì lỗi đó. Khi đó thể diện và hình ảnh của tôi vẫn còn nguyên vẹn. Dù trong lòng tôi thấy tội lỗi và không thoải mái, tôi vẫn tìm cớ để tự an ủi mình: “Chỉ một cảnh thôi, có thể còn không dùng đến nữa kìa”. Chẳng phải tôi đang tự dối mình và người khác sao? Nghĩ vậy tôi thấy vô cùng ăn năn và hối hận vì đã lừa dối các anh chị em chỉ để bảo vệ thể diện và duy trì địa vị của mình. Tôi đã cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con không thừa nhận sai sót vì muốn giữ thể diện và địa vị. Con biết làm thế trái với ý muốn của Ngài, nhưng con cảm thấy như thể bị mình bị ma quỷ dẫn lối và không thể thoát khỏi tâm tính bại hoại của con. Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy dẫn dắt con để con có thể thoát khỏi sự kiểm soát và trói buộc của tâm tính bại hoại của mình”.

Sau đó tôi đọc được một vài đoạn từ lời Đức Chúa Trời, cho tôi một vài cách thực hành. Đức Chúa Trời phán: “Chỉ những người trung thực mới có phần trong thiên quốc. Nếu ngươi không cố gắng làm một người trung thực, và nếu ngươi không trải nghiệm và thực hành theo hướng mưu cầu lẽ thật, nếu ngươi không vạch trần sự xấu xa của bản thân, và không bộc lộ con người của mình, thì ngươi sẽ không bao giờ có thể nhận được công tác của Đức Thánh Linh và được Đức Chúa Trời khen ngợi. Cho dù ngươi làm gì hay thực hiện bổn phận gì thì ngươi cũng phải có một thái độ trung thực. Nếu không có thái độ trung thực, ngươi không thể làm tròn bổn phận của mình. Nếu ngươi luôn cố đối phó và chiếu lệ khi thực hiện bổn phận của mình, và không làm tốt được việc gì thì ngươi nên phản tỉnh bản thân, nhận biết mình, thoải mái bộc lộ và phân tích bản thân, sau đó tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật và phấn đấu làm tốt hơn vào lần sau thay vì đối phó và làm chiếu lệ. Nếu ngươi không cố gắng thỏa mãn Đức Chúa Trời bằng tấm lòng trung thực, và luôn tìm cách thoả mãn xác thịt của riêng mình, hoặc lòng ham hư vinh và thể diện của riêng mình, thì liệu ngươi có thể làm tốt công việc theo cách này không? Ngươi có thể làm tròn bổn phận của mình không? Chắc chắn là không(Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Khi đã phạm sai lầm, nếu ngươi có thể xử lý nó một cách đúng đắn, và có thể để mọi người khác nói về nó, cho phép họ nhận xét và phân định về nó, và ngươi có thể cởi mở về nó cũng như phân tích nó, thì quan điểm của mọi người về ngươi sẽ như thế nào? Họ sẽ nói ngươi là một người trung thực, bởi lòng ngươi rộng mở với Đức Chúa Trời. Thông qua những hành động và cách cư xử của ngươi, họ sẽ có thể thấy được lòng ngươi. Nhưng nếu ngươi cố gắng ngụy trang và lừa dối mọi người, mọi người sẽ đánh giá thấp ngươi và nói rằng ngươi là một kẻ ngốc nghếch, một kẻ kém khôn ngoan. Nếu ngươi không cố giả vờ hoặc bao biện, nếu ngươi có thể thừa nhận sai phạm của mình, thì mọi người sẽ nói ngươi trung thực và khôn ngoan. Và điều gì khiến ngươi khôn ngoan? Ai cũng mắc sai phạm. Mọi người đều có lỗi lầm và khuyết điểm. Và thực ra, tất cả mọi người đều có cùng tâm tính bại hoại. Đừng nghĩ bản thân mình cao quý, hoàn hảo và tử tế hơn những người khác; điều đó hoàn toàn vô lý. Một khi những tâm tính bại hoại của con người và thực chất cũng như bộ mặt thật của sự bại hoại của họ đã rõ ràng với ngươi, ngươi sẽ không cố gắng che đậy những sai phạm của riêng mình, cũng như không bắt lỗi người khác – ngươi sẽ có thể đối mặt với cả hai một cách đúng đắn. Chỉ khi đó, ngươi mới trở nên sáng suốt và không làm những điều ngu ngốc, là điều sẽ khiến ngươi trở thành người khôn ngoan(Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời tôi biết rằng ai cũng mắc sai sót trong khi làm bổn phận. Đó là chuyện bình thường. Chúng ta không được che đậy những điều này, chúng ta phải nói thẳng nói thật, chủ động thừa nhận sai sót của mình và cởi mở về sự bại hoại và thiếu sót của mình. Chúng ta không được quan tâm đến việc giữ thể diện và địa vị, mà phải làm người trung thực như Đức Chúa Trời yêu cầu. Đây là cách duy nhất để sống cuộc đời có nhân cách và phẩm giá, và đạt được sự chấp thuận và phước lành của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi đã quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác về mình trong khi làm bổn phận, luôn muốn duy trì địa vị và hình ảnh của mình. Vì vậy, tôi chỉ muốn che đậy những sai sót tôi mắc phải, và sợ người khác phát hiện ra. Tôi không đủ can đảm để thú nhận kể cả khi thấy áy náy. Tôi không nghĩ gì đến những thiệt hại việc này có thể gây ra cho công tác của hội thánh. Tôi không bảo vệ lợi ích của hội ích trong khi thực hiện bổn phận của mình, và không hề có chút trung thực nào. Làm sao tôi có thể thực hiện tốt bổn phận nếu cứ tiếp tục như này chứ? Tôi cảm thấy rất có lỗi khi nhận ra điều này và muốn sửa tình trạng mình thực hiện bổn phận.

Sau đó những khi tôi thi thoảng mắc sai sót trong lúc quay phim và cảm thấy phân vân liệu có nên nói gì hay không, tôi nhận ra mình lại đang cố bảo vệ địa vị và hình ảnh trong mắt người khác. Tôi bèn cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi để thực hành lẽ thật và trở thành một người trung thực để tôi có thể thừa nhận sai sót của mình trước mặt mọi người. Khi làm như thế, các anh chị em không hề trách móc tôi, và có thể xử lý thích đáng sai sót của tôi. Tôi cảm thấy thanh thản hơn nhiều và nhờ thực hành lẽ thật mà tôi thấy trong lòng bình yên và vui vẻ.

Một hôm, chúng tôi đang quay một video đơn ca khác. Trước khi bắt đầu quay, đạo diễn hỏi đèn đã sẵn sàng chưa. Tôi nghĩ mình đã kiểm tra cả rồi nên tự tin đáp: “Mọi thứ đều đâu vào đấy, sẵn sàng quay được rồi!”. Nhưng sau một cảnh quay, tôi chợt nhận ra mình quên bật một số đèn. Tôi hoảng hốt. Tôi muốn nói ra nhưng lại do dự, nghĩ rằng: “Mình đã tự tin khẳng định với mọi người là mọi thứ sẵn sàng trước khi quay, nên nếu giờ lại thừa nhận mình sai, họ sẽ coi mình ra gì nữa? Liệu họ có mất niềm tin ở mình không? Quên bật đèn là sai sót sơ đẳng của người mới vào nghề. Sao mình còn dám chường mặt ra nếu nhận lỗi chứ? Liệu các anh chị em có nghĩ mình là đồ vô dụng, một việc đơn giản như thế mà cũng làm hỏng không?”. Những cảm xúc mâu thuẫn giằng xé trong tôi và tôi cảm giác như nằm trên giường đinh. Tôi muốn nhận lỗi, nhưng chúng tôi đã quay xong mấy cảnh rồi. Giờ nếu tôi nói có sự cố ánh sáng, liệu mọi người có chỉ trích tôi vì đợi đến giờ mới nói thay vì lên tiếng ngay lúc đó không? Sau khi vắt óc suy nghĩ, tôi nghĩ ra một giải pháp: Tôi có thể đợi cho đến khi chúng tôi quay xong hết và đi nói riêng với anh biên tập video và nhờ anh ấy điều chỉnh lại ánh sáng. Như thế tôi sẽ không phải thừa nhận sai sót của mình trước mặt mọi người. Giải pháp này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng video và đồng thời giúp tôi giữ được thể diện và địa vị của mình. Thế nên, sau khi chúng tôi quay xong, tôi đi gặp anh biên tập và cố ý nói giảm nói tránh: “Trong cảnh đầu tôi có gặp chút vấn đề với ánh sáng, nhưng tôi đã so sánh kỹ với các cảnh khác thì thấy sự khác biệt cũng không quá rõ đâu. Chỉ là hơi khác về độ sáng chút thôi. Nếu anh có thể giúp tôi chỉnh được thì tốt quá”. Anh ấy nhận lời và nói sẽ giúp tôi chỉnh sửa. Vừa nói xong tôi liền cảm thấy có lỗi vì đèn có được bật hay không thực sự có sự khác biệt lớn, nhưng tôi lại nói chỉ khác biệt có chút thôi. Chẳng phải tôi đang nói dối trắng trợn hay sao? Rốt cuộc khiến anh đó phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ để chỉnh lại ánh sáng cho cảnh đó. Ngay sáng hôm sau, đạo diễn hỏi tôi: “Anh không nhận ra hôm qua có vấn đề lớn với ánh sáng sao?”. Tôi không ngờ đạo diễn phát hiện ra nhanh như vậy, và trong giây lát, tôi không không biết phải nói gì, nên cố viện cớ để bào chữa. Anh ấy nói: “Trước đây cũng xảy ra vấn đề tương tự, anh phát hiện ra sai sót ngay lập tức nhưng không nói gì cả. Việc này đang làm trì hoãn công tác của chúng ta đấy. Anh thực sự cần phải ngẫm nghĩ lại những điều mình đã làm”. Nghe anh ấy nói thế tôi thấy rất tội lỗi. Tôi hận mình đã bị tâm tính bại hoại khống chế, ràng buộc và lại một lần nữa không thể thực hành lẽ thật. Tôi quỳ xuống và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con quá quan tâm đến thể diện và địa vị của mình. Lần này, con không những không lên tiếng về sai sót của mình, mà còn cố hết sức che đậy lại. Con thật quá xảo quyệt! Lạy Đức Chúa Trời, con muốn ăn năn. Xin hãy dẫn dắt và cứu rỗi con”.

Sau đó tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Nhân tính của những kẻ địch lại Đấng Christ không trung thực, nghĩa là họ không thật thà một chút nào. Tất cả những gì họ nói và làm đều bị uế tạp và chứa đựng những ý định, mục đích riêng của họ, và ẩn chứa trong đó toàn là những âm mưu, quỷ kế ẩn giấu và không nói ra được của họ. Vì vậy, lời nói và hành động của những kẻ địch lại Đấng Christ quá uế tạp và đầy giả dối. Bất kể họ nói nhiều bao nhiêu thì cũng không thể biết được lời nào trong những lời của họ là thật, lời nào là giả, lời nào là đúng và lời nào là sai. Điều này là bởi họ không trung thực, trong lòng họ cực kỳ phức tạp, đầy rẫy những mưu đồ gian dối và quỷ kế. Họ không nói ra được lời nào thẳng thắn. Họ không nói một là một, hai là hai, có là có, và không là không. Thay vào đó, chuyện gì họ cũng vòng vo tam quốc và suy nghĩ lui tới trong đầu, tìm hiểu những hậu quả, cân nhắc ưu và nhược điểm từ mọi góc độ. Sau đó, họ trau chuốt ngôn ngữ đến mức mọi thứ họ nói ra đều quá rối rắm. Những người trung thực không bao giờ hiểu họ nói gì và dễ bị họ lừa dối, phỉnh gạt, và bất kỳ ai nói chuyện, trao đổi với những người như vậy đều thấy việc nói chuyện với họ thật mệt mỏi và tốn sức. Họ không bao giờ nói một là một và hai là hai, họ không bao giờ nói những gì họ đang nghĩ, và họ không bao giờ mô tả mọi thứ như chúng vốn có. Tất cả những gì họ nói là đều không thể dò thấu, và những mục đích, ý định trong hành động của họ rất phức tạp. Nếu sự thật lộ ra – nếu người khác nhìn thấu họ và bắt thóp họ – thì họ nhanh chóng bịa ra một lời nói dối khác để chối quanh. Loại người này thường nói dối, và sau khi nói dối, họ lại phải nói dối nhiều hơn để duy trì lời nói dối đó. Họ lừa dối người khác để che giấu ý định của mình, bịa ra đủ mọi cớ và lý do để viện trợ cho những lời nói dối của họ, để mọi người thật khó phân biệt đâu là thật, đâu là giả, và mọi người không biết khi nào họ nói thật, càng không biết khi nào họ nói dối. Khi nói dối, họ không đỏ mặt hay ngập ngừng, như thể họ đang nói sự thật. Chẳng phải điều này có nghĩa là họ đã nói dối thành thói sao? Ví dụ, đôi khi những kẻ địch lại Đấng Christ bề ngoài có vẻ tốt với những người khác, quan tâm đến những người khác, và nồng ấm trong lời ăn tiếng nói, khiến người nghe thấy ấm áp và cảm động. Tuy nhiên, ngay cả khi họ nói như vậy, không ai có thể biết liệu họ có đang chân thành hay không, và luôn phải đợi cho đến khi phát sinh sự việc một vài ngày sau đó thì mới lộ ra họ có chân thành hay không. Những kẻ địch lại Đấng Christ luôn nói năng với những ý định và mục đích nhất định, và không ai có thể biết chính xác họ đang nhắm đến điều gì. Những người như vậy là những kẻ nói dối thành thói và không nghĩ đến hậu quả của bất kỳ lời nói dối nào của họ. Miễn sao lời nói dối của họ có lợi cho họ và có thể lừa gạt người khác, miễn sao lời nói dối đó có thể giúp đạt được mục tiêu của họ, thì họ không quan tâm hậu quả là gì. Ngay khi bị bại lộ, họ sẽ tiếp tục che giấu, dối trá, lừa lọc. Nguyên tắc và phương pháp mà những người này làm người và xử thế là lừa dối mọi người bằng những lời dối trá. Họ là người hai mặt và nói tùy theo người nghe; họ thực hiện bất kỳ vai trò nào mà tình huống yêu cầu. Họ thơn thớt ngọt ngào, miệng đầy những lời dối trá và không đáng tin cậy. Bất cứ ai tiếp xúc với họ một thời gian đều sẽ bị mê hoặc hoặc bị nhiễu loạn và không thể nhận được sự cung ứng, giúp đỡ hoặc gây dựng gì. Lời nói từ miệng của những người như vậy, bất kể dễ nghe hay khó nghe, hợp lý hay vô lý, phù hợp hay không phù hợp với nhân tính, man di hay văn minh, thì về cơ bản chúng đều là những điều giả tạo, uế tạp và dối trá(Bài bàn thêm 4: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời phơi bày bản tính xảo quyệt và láu cá của những kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không thành thật trong cả lời nói và hành động. Ta sẽ không nghe thấy được một lời thật thà nào từ họ. Để bản thân không bị vạch trần, họ không ngừng trơ trẽn nói dối để che giấu động cơ hèn hạ của mình. Những kẻ địch lại Đấng Christ vô cùng tà ác. Tôi thấy mình bị những lời Đức Chúa Trời chỉ trích. Tôi đã phạm sai lầm vì bất cẩn không kiểm tra trong quá trình quay phim và đã không nhận lỗi vì sợ bị các anh chị em coi thường. Toi còn vắt óc nghĩ cách che đậy. Tôi nói riêng với anh biên tập để nhờ anh ấy sửa lỗi, và đánh lừa, cố tình nói dối anh ấy rằng vấn đề không quá rõ ràng để anh ấy nghĩ đây chẳng phải chuyện gì to tát. Tôi quá xảo quyệt. Chẳng phải tâm tính tôi tà ác như một kẻ địch lại Đấng Christ sao? Đức Chúa Trời thích những người trung thực, nhưng tôi lại quá xảo quyệt. Sao mà Đức Chúa Trời không khinh miệt và ghê tởm điều này chứ? Tôi nhớ Đức Chúa Jêsus phán: “Ngươi phải nói rằng: phải, phải; không, không. Còn điều người ta nói thêm đó, bởi nơi quỉ dữ mà ra(Ma-thi-ơ 5:37). “Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, và không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối(Giăng 8:44). Đức Chúa Trời phán rằng lời dối trá đến từ kẻ ác, từ ma quỷ, và những ai hay nói dối chính là ma quỷ. Không ngừng nói dối và lại còn nói dối thêm để che đậy những lời dối trá trước đó, chẳng phải tôi giống như Sa-tan hay sao? Những gì tôi nói đều có quỷ tính, đó là lừa dối, và quấy phá công tác của hội thánh. Sai sót tôi mắc phải trong khi quay phim có thể được giải quyết chỉ bằng sự thú nhận thật thà, và tránh được nhiều rắc rối không đáng có. Nhưng để giữ thể diện và địa vị, sau khi đắn đo nghĩ đi nghĩ lại, tôi lại không thể nói được một lời thật thà nào. Tôi đã nói dối hết lần này đến lần khác để che đậy, lừa dối các anh chị em và cuối cùng đã khiến anh biên tập phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ để sửa lỗi cho tôi. Tôi không quan tâm đến công tác của người khác hay những hậu quả có thể xảy ra nếu mấy cảnh phim bị hỏng đó được sử dụng trong video cuối cùng. Tôi thật quá ích kỷ và đáng khinh! Tôi thấy mình đã bị tâm tính bại hoại kiểm soát và mọi điều tôi làm đều gây tổn hại cho chính bản thân tôi và những người khác. Điều này khiến mọi người kinh tởm, và khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Lòng tôi đầy hối hận và tự trách mình. Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời rằng tôi muốn ngừng lo nghĩ đến việc giữ thể diện và địa vị, và được làm một người giản dị, cởi mở và trung thực.

Tôi thấy lời Đức Chúa Trời phán dạy: “Ngươi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết bất kỳ vấn đề nào nảy sinh, bất kể nó là vấn đề gì và tuyệt nhiên không được tự ngụy tạo hoặc mang bộ mặt giả dối đối với người khác. Những thiếu sót của ngươi, những khiếm khuyết của ngươi, những lỗi lầm của ngươi, những tâm tính bại hoại của ngươi – hãy hoàn toàn cởi mở về chúng và thông công về chúng. Đừng giữ chúng trong mình. Học cách cởi mở bản thân là bước đầu tiên hướng đến lối vào sự sống, và đó là trở ngại đầu tiên, là điều khó vượt qua nhất. Một khi ngươi đã vượt qua nó, thì việc bước vào lẽ thật sẽ dễ dàng. Việc thực hiện bước này biểu thị điều gì? Nó có nghĩa là ngươi đang mở lòng mình và phơi bày hết thảy những gì ngươi có, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực; phơi bày bản thân để người khác và Đức Chúa Trời nhìn thấy; không giấu giếm Đức Chúa Trời điều gì, không che đậy điều gì, không ngụy tạo, không giả dối và lừa dối, cũng như cởi mở và trung thực với người khác. Theo cách này, ngươi sống trong sự sáng, và không chỉ Đức Chúa Trời sẽ dò xét ngươi mà những người khác cũng sẽ có thể thấy rằng ngươi hành động có nguyên tắc và với một mức độ minh bạch. Ngươi không cần phải sử dụng bất kỳ phương pháp nào để bảo vệ danh tiếng, hình ảnh và địa vị của mình, cũng như không cần phải che đậy hay tô vẽ cho những sai lầm của mình. Ngươi không cần phải bỏ ra những nỗ lực vô ích này. Nếu ngươi có thể buông bỏ những điều này, ngươi sẽ rất thư thái, ngươi sẽ sống mà không bị kìm kẹp hoặc đau đớn, và ngươi sẽ sống hoàn toàn trong sự sáng(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Theo lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm thấy con đường thực hành lẽ thật: tôi phải học cácht cởi mở, mở lòng với Đức Chúa Trời, và không gian xảo, xảo quyệt hay giả dối để bảo vệ hình ảnh. Tôi cần phải cởi mở với các anh chị em về sự bại hoại, thiếu sót và những lỗi lầm cùng những động cơ giấu kín của mình. Đó là bước quan trọng nhất trong việc bước vào lẽ thật. Đạt được điều đó là cách duy nhất để dần thoát khỏi sự trói buộc và kiểm soát của tâm tính bại hoại và sống trong một hình tượng giống con người. Tôi không thể hành động từ vị trí cố giữ thể diện và địa vị. Tôi cần tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời và sự giám sát của các anh chị em. Nên tôi đã thú nhận với mọi người về những sai sót của mình và cả sự bại hoại mà tôi đã bộc lộ trong quá trình làm việc. Tôi cũng tự phạt để đảm bảo mình không quên nữa. Trải nghiệm này đã giúp tôi nhận ra tâm tính xảo quyệt của mình và tôi thề rằng tôi sẽ thay đổi.

Hôm sau trong lúc quay phim, tôi rời mắt chốc lát để nhìn vào một chi tiết trên màn hình một máy quay khác, và ca sĩ đã bước ra khỏi vùng sáng. Lúc tôi nhận ra thì anh ấy đã hát được vài câu rồi. Chúng tôi có cảnh phim hơn 10 giây không thể sử dụng được vì sự cố ánh sáng. Tôi nghĩ: “Sao mình lại có thể mắc lại sai lầm đó chứ? Gần đây mình đã gây rối quá nhiều rồi. Mọi người còn coi mình ra gì nếu mình nhận lỗi đây? Liệu họ có nói mình không nghiêm túc làm bổn phận không?”. Trong lúc tôi còn đang lưỡng lự không biết có nên nói ra không, tôi chợt nhận ra mình lại đang cố giữ thể diện và địa vị. Tôi nhớ những tổn thất mình đã gây cho công tác của hội thánh trước đây vì muốn bảo vệ bản thân và không nói sự thật. Tôi cũng nghĩ tôi đã hổ thẹn như thế nào khi cố gắng che đậy sai sót của mình, và sự dối trá đã mang đến cho tôi bao đau đớn và khổ sở. Tôi nhận ra rằng mình không được lừa gạt và và lừa dối mọi người, tôi phải phản bội bản thân và thực hành lẽ thật. Nên tôi không chần chừ và báo cho đạo diễn sự cố vừa xảy ra.

Sau đó, tôi bắt đầu có ý thức thực hành làm một người trung thực trong khi thực hiện bổn phận, chủ động thừa nhận sai sót và không còn bị ám ảnh bởi địa vị và thể diện nữa. Tôi đã có thể ý thức bảo vệ công tác của hội thánh. Mặc dù, sau khi nhận lỗi, đôi khi tôi phải đối mặt với việc bị các anh chị em khiển trách và khuyên nhủ, cũng như kèm theo đó là bị mất mặt, nhưng việc thực hành lẽ thật đã ngăn những sai sót của tôi gây tổn thất cho công tác của hội thánh. Điều này khiến tôi thấy đặc biệt thanh thản và bình an. Tôi đã thực sự trải nghiệm việc dối trá và lừa gạt để bảo vệ địa vị và danh tiếng mang đến đau khổ như thế nào. Thực hành lẽ thật và làm một người trung thực là cách duy nhất để trở thành một người có nhân cách và phẩm giá cũng như sống một cách quang minh lỗi lạc. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 46. Làm chứng cho Đức Chúa Trời là thực hiện bổn phận thực sự

Tiếp theo: 48. Mười chín năm máu và nước mắt

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger