94. Cậy dựa vào Đức Chúa Trời là khôn ngoan nhất
Mùa thu năm 2011, tôi đã gặp một người cùng làng tên là Phương Mẫn, người có nhân tính tốt và rất tốt bụng. Chị ấy đã tin Chúa hơn 20 năm, và luôn tham gia họp nhóm và đọc Kinh Thánh. Chị ấy là một tín hữu chân chính, nên tôi muốn rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt với chị ấy. Lúc đó, tôi chưa tin Đức Chúa Trời được lâu, và hiểu lẽ thật rất ít, vì vậy tôi đã nhờ một người chị em là chị Tống Giai Ân làm chứng công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt với Phương Mẫn. Qua mối thông công về công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt và qua việc đọc lời Ngài, ngay lúc đó Phương Mẫn quyết định tìm hiểu thêm. Lúc đó, tôi đã rất vui. Nhưng vài ngày sau, khi đến thăm Phương Mẫn, chị ấy bảo tôi là không muốn tiếp tục tìm hiểu nữa. Chị ấy nói: “Mình đã đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng và cảm thấy rất hay, nên mình đã gọi cho mẹ và báo cho mẹ biết tin tốt về việc Chúa tái lâm. Mẹ mình nói bạn đang tin vào Tia Chớp Phương Đông, và mình không nên tin vào nó. Các nhà truyền giáo thường nói công tác và lời Đức Chúa Trời đều có trong Kinh Thánh, và không có công tác và lời Đức Chúa Trời nào nằm ngoài Kinh Thánh. Họ nói lời rao giảng của Tia chớp phương Đông khác xa với Kinh Thánh, và đó không thể là sự trở lại của Chúa được”. Tôi thấy Phương Mẫn đã bị mẹ chị cùng những người thuyết giáo ở hội thánh của chị làm hoang mang và gây nhiễu loạn, nên tôi lo lắng nói: “Nếu người theo đạo cho rằng lời và công tác của Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh, và chúng không nằm ngoài Kinh Thánh, thì chẳng phải vậy là đang giới hạn Đức Chúa Trời theo những gì được viết trong Thánh Kinh sao? Chẳng lẽ thực sự là Đức Chúa Trời không thể làm công tác mới ngoài Kinh Thánh, và không thể phán bất kỳ lời mới nào sao? Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, là nguồn sống. Ngài vô cùng toàn năng, khôn ngoan và phong phú. Chỉ riêng Kinh Thánh là đủ để đại diện cho toàn bộ Đức Chúa Trời sao? Làm sao lời và công tác của Đức Chúa Trời chỉ có thể được ghi trong Kinh Thánh chứ? Công tác của Đức Chúa Trời luôn mới và không bao giờ cũ. Mỗi giai đoạn trong công tác của Ngài được xây dựng dựa trên các giai đoạn trước, và mỗi giai đoạn, Ngài đều làm công tác cao hơn và mới hơn. Trong Thời đại Luật pháp trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời ban hành luật để dẫn dắt đời sống của con người trên đất. Tuy nhiên, trong Thời đại Ân điển trong Tân Ước, Đức Chúa Trời không lặp lại công tác của Thời đại Luật pháp. Thay vào đó, trên cơ sở công tác của Ngài trong Thời đại Luật pháp, Ngài đã làm công tác đóng đinh lên thập tự giá để cứu chuộc toàn thể nhân loại. Công tác mới này có được ghi lại trong Cựu Ước không? Không. Những người tuân giữ Cựu Ước không chấp nhận công tác mới của Đức Chúa Jêsus, nên tất cả bọn họ đều bị Đức Chúa Trời bỏ rơi và gạt bỏ. Điều này cũng đúng với giai đoạn công tác này trong thời kỳ sau rốt. Dựa trên kế hoạch công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời, Ngài thực hiện công tác phán xét theo nhu cầu của con người, để giải quyết triệt để vấn đề tội lỗi của con người, để con người có thể được làm tinh sạch. Chỉ có đi theo bước chân của Chiên con và tiếp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời thì chúng ta mới có thể đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và bước vào vương quốc của Ngài. Mẹ của bạn chưa đọc những lời mới của Đức Chúa Trời – bà ấy không hiểu được, nên đó là lý do tại sao bà lại nói thế. Trước hết, bạn có thể tìm hiểu. Đừng mù quáng quyết định. Nếu bỏ lỡ sự tái lâm của Chúa, bạn sẽ không còn cơ hội được Đức Chúa Trời cứu rỗi đâu”. Nhưng dù tôi có nói gì, chị ấy cũng không nghe. Tôi muốn nhờ một người chị em khác đến thông công với Phương Mẫn nhưng chị ấy không đồng ý gặp. Chị ấy cũng nói mình sẽ về quê vài ngày và đã mua vé tàu rồi. Tôi rất lo – chị ấy đang bị nhiễu loạn và lung lay. Nếu về quê, chẳng phải mục sư và những người truyền giáo sẽ còn gây nhiễu loạn cho chị ấy hơn sao? Nhưng Phương Mẫn đã quyết định rồi và tôi biết lúc đó chị ấy sẽ không nghe tôi nói, nên tôi phải rời đi.
Sau khi về nhà, nghĩ đến việc sẽ giờ chẳng có mấy hy vọng rao giảng cho Phương Mẫn khi chị ấy về quê, tôi không còn mấy niềm tin và cảm thấy việc rao giảng phúc âm khó quá. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy tồi tệ. Đúng lúc bắt đầu cảm thấy tiêu cực thì tôi lại nhớ đến lời Đức Chúa Trời: “Trong Thời đại Ân điển, Jêsus đã thương xót và ban ân điển cho con người. Nếu trong một trăm con chiên có một con bị lạc, Ngài sẽ bỏ chín mươi chín con kia mà tìm con chiên ấy. Điều này không đại diện cho một hành động máy móc, cũng không phải là quy định; đúng hơn, nó cho thấy tâm ý cấp thiết của Đức Chúa Trời là mang đến sự cứu rỗi cho con người, cũng như tình yêu sâu sắc của Ngài dành cho họ. Đó không phải là một cách làm việc; đó là một dạng tâm tính, một kiểu tâm lý” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời vô cùng cảm động. Kể cả 1 con chiên trong số 100 con đi lạc, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ bỏ lại 99 con để tìm con bị mất. Tôi nhận ra khao khát cứu rỗi con người của Ngài thật chân thành và tha thiết nhất. Đức Chúa Trời không muốn đánh mất bất kỳ ai thực sự tin vào Ngài, tình yêu của Ngài dành cho con người quá vĩ đại. Tôi đã suy ngẫm lời Đức Chúa Trời và cảm thấy xấu hổ. Để cứu rỗi nhân loại bại hoại, Đức Chúa Trời đã đến nhập thể trên đất và trả giá đắt, với hy vọng là những người thực sự tin vào Ngài sẽ đến trước Ngài và tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài. Nhưng khi gặp khó khăn trong việc rao giảng phúc âm, tôi trở nên thụ động và chùn bước. Tôi đã quá quan tâm với ý muốn của Đức Chúa Trời. Dù Phương Mẫn đã bị bối rối và quấy phá, có một số quan niệm tôn giáo, nhưng chị ấy là người thực sự tin nơi Đức Chúa Trời. Tôi phải cố hết sức để thông công về lẽ thật với chị ấy, loại bỏ các quan niệm của chị và đưa chị đến trước mặt Đức Chúa Trời. Đó là bổn phận của tôi. Tôi nhớ lại một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời: “Tấm lòng và linh hồn của con người được nắm giữ trong bàn tay Đức Chúa Trời, mọi điều trong cuộc đời họ đều nằm trong tầm mắt Đức Chúa Trời. Bất kể các ngươi có tin điều này hay không, thì tất cả mọi loài, dù sống hay chết, đều sẽ chuyển động, biến hóa, canh tân và biến mất theo ý nghĩ của Đức Chúa Trời. Đó là cách mà Đức Chúa Trời tể trị muôn vật” (Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi niềm tin và sức mạnh. Mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, kể cả suy nghĩ và tư tưởng của con người. Trong mắt mọi người, Phương Mẫn giờ đang bị quấy phá, về quê, và hy vọng rao giảng phúc âm cho chị ấy rất mỏng manh. Nhưng Đức Chúa Trời cai trị vạn vật. Nếu là chiên của Đức Chúa Trời, thì chị ấy sẽ hiểu được tiếng Ngài. Tôi chỉ có thể cố gắng hết sức để phối hợp, và cho đến cuối cùng, tôi cũng không thể từ bỏ. Khi nhận ra điều này, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Phương Mẫn đã bị quấy phá, và giờ không dám tìm hiểu con đường thật. Con phó thác chị ấy vào tay Ngài. Nếu chị ấy là chiên của Ngài, con muốn cố hết sức để rao giảng phúc âm cho chị ấy”. Sau đó, tôi biết được Phương Mẫn tưởng chuyến tàu của chị ấy là vào lúc 9 giờ 10 phút tối, nhưng thực ra lại là 9 giờ 10 phút sáng, nên chị ấy không thể đi được. Tôi nhận ra trái tim và tinh thần của con người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời là Đấng sắp đặt, an bài mọi sự. Tôi đã thầm tạ ơn Đức Chúa Trời hết lần này đến lần khác, và cảm thấy tự tin rao giảng phúc âm cho Phương Mẫn hơn.
Sau đó, tôi đã đến gặp Phương Mẫn, và thấy chị ấy vẫn bám vào các quan niệm của mình, tôi đã đọc cho chị ấy nghe một đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Bởi chúng ta đang tìm kiếm dấu chân của Đức Chúa Trời, nên chúng ta cần tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, lời Đức Chúa Trời, những lời phán của Ngài – bởi vì bất cứ nơi đâu có những lời mới của Đức Chúa Trời, thì tiếng của Đức Chúa Trời ở đó, và bất cứ nơi đâu có bước chân của Đức Chúa Trời, thì việc làm của Đức Chúa Trời ở đó. Bất cứ nơi nào có sự bày tỏ của Đức Chúa Trời, ở đó Đức Chúa Trời xuất hiện, và bất cứ nơi nào Đức Chúa Trời xuất hiện, thì ở đó có lẽ thật, đường đi và sự sống. Khi tìm kiếm dấu chân của Đức Chúa Trời, các ngươi đã bỏ qua những lời: ‘Đức Chúa Trời là lẽ thật, đường đi và sự sống’. Và vì vậy, nhiều người, ngay cả khi họ nhận được lẽ thật, vẫn không tin rằng họ đã tìm thấy dấu chân của Đức Chúa Trời và lại càng không thừa nhận sự xuất hiện của Đức Chúa Trời. Thật là một sai lầm nghiêm trọng! Sự xuất hiện của Đức Chúa Trời không thể nào hòa hợp với những quan niệm của con người, Đức Chúa Trời lại càng không thể xuất hiện theo yêu cầu của con người. Đức Chúa Trời đưa ra lựa chọn của riêng Ngài và kế hoạch của riêng Ngài khi Ngài thực hiện công tác của mình; hơn thế nữa, Ngài có những mục tiêu và phương pháp riêng của mình. Dù thực hiện bất cứ công tác gì, Ngài không cần phải thảo luận với con người hay tìm kiếm lời khuyên của họ, Ngài lại càng không cần phải thông báo cho từng người một về công tác của Ngài. Đây là tâm tính của Đức Chúa Trời, và hơn nữa, tất cả mọi người nên nhận biết điều này. Nếu các ngươi mong muốn chứng kiến sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, mong muốn đi theo dấu chân của Ngài, thì trước tiên các ngươi phải dẹp bỏ những quan niệm của riêng mình. Ngươi không được đòi hỏi Đức Chúa Trời phải làm điều này hay điều kia, ngươi càng không nên đặt Ngài trong những ranh giới của chính ngươi và giới hạn Ngài trong những quan niệm của riêng ngươi. Thay vào đó, các ngươi nên tự đòi hỏi mình phải làm thế nào để tìm kiếm dấu chân của Đức Chúa Trời, phải làm thế nào để các ngươi chấp nhận sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, và phải làm thế nào để các ngươi thuận phục công tác mới của Đức Chúa Trời: Đây là điều con người nên làm” (Phụ lục 1: Sự xuất hiện của Đức Chúa Trời đã mở ra một thời đại mới, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi thông công với chị ấy: “Nếu muốn nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa, chúng ta phải học cách buông bỏ các quan niệm của mình. Bạn biết là suy nghĩ của Đức Chúa Trời vượt xa suy nghĩ của con người mà. Đức Chúa Trời không làm công tác theo quan niệm và tưởng tượng của con người. ‘Mọi lời phán và công tác của Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh, và không có lời hay công tác của Ngài nằm ngoài Kinh Thánh’ – điều này có cơ sở trong lời Đức Chúa Trời không? Không có. Đức Chúa Jêsus chưa bao giờ phán thế, Đức Thánh Linh cũng không làm chứng cho điều đó. Vậy chẳng phải đó là dựa trên quan niệm và tưởng tượng của con người sao? Khi Đức Chúa Jêsus đến công tác, những người Pha-ri-si không nhìn vào lượng lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ, mà họ bám vào Cựu Ước, nghĩ rằng lời và công tác của Đức Chúa Jêsus không nằm trong Kinh Thánh. Họ đã dùng điều này làm cái cớ để lên án Đức Chúa Jêsus, và cuối cùng đã phạm tội ác tày trời là đóng đinh Ngài vào thập tự giá. Chúng ta cần rút ra bài học từ thất bại của những người Pha-ri-si! Công tác và lời của Đức Chúa Trời không bao giờ bị con người hay điều gì kìm kẹp, huống hồ là Kinh Thánh. Đức Chúa Trời luôn phán thêm nhiều lời và làm thêm công tác mới theo kế hoạch quản lý của Ngài và nhu cầu của nhân loại. Vì vậy, để xác định liệu Đức Chúa Trời Toàn Năng có phải là Đức Chúa Jêsus tái lâm hay không, chúng ta không thể dựa vào việc liệu lời phán và công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng có nằm ngoài Kinh Thánh hay không. Chúng ta phải xét xem liệu lời Đức Chúa Trời Toàn Năng có phải là lẽ thật hay không, và liệu Đức Chúa Trời Toàn Năng có thể làm công tác cứu rỗi nhân loại hay không, vì chỉ có Đức Chúa Trời mới là lẽ thật, đường đi, và sự sống, và chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cứu rỗi được nhân loại. Bạn đã đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, và thừa nhận thẩm quyền, quyền năng trong lời Ngài. Hơn nữa, lời Ngài mặc khải kế hoạch quản lý sáu ngàn năm của Đức Chúa Trời, những lẽ nhiệm mầu về Kinh Thánh, ai có thể bước vào thiên quốc và đích đến tương lai của nhân loại. Không một con người nào biết được những lẽ nhiệm mầu này của lẽ thật, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể mặc khải chúng…”. Nhưng tôi chưa kịp thông công xong thì Phương Mẫn đã ngắt lời tôi và không để tôi nói thêm nữa. Tôi nghĩ đó là vì mối thông công của mình không rõ ràng không nên tôi muốn chị Giai Ân thông công thêm với Phương Mẫn, nhưng Phương Mẫn lại không chịu. Tôi đã rất lo. Tôi chưa tin Đức Chúa Trời được lâu, hiểu ít lẽ thật, và thông công không rõ ràng về phần lớn các lẽ thật. Tôi cảm thấy như mình không thể giải quyết được vấn đề của chị ấy. Đối mặt với khó khăn này, tôi muốn rút lui. Tôi nghĩ: “Nếu thực sự không thể rao giảng cho chị ấy thì thôi vậy. Chuyện này khó quá!”. Càng nghĩ, tôi càng thấy tiêu cực, và trên đường về nhà, tôi chẳng cảm thấy chút động lực nào.
Trong một cuộc họp, các anh chị em biết về tình trạng của tôi, và họ đã đọc cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Từ ‘đức tin’ này ám chỉ điều gì? Đức tin là niềm tin chân thật và tấm lòng chân thành mà con người nên sở hữu khi họ không thể nhìn thấy hoặc chạm vào điều gì đó, khi công tác của Đức Chúa Trời không phù hợp với các quan niệm của con người, khi nó vượt tầm con người. Đây là đức tin mà Ta nói đến. Mọi người cần đến đức tin trong những lúc khó khăn và tinh luyện, và đức tin là điều mà theo sau là sự tinh luyện; sự tinh luyện và đức tin không thể tách rời nhau. Bất kể Đức Chúa Trời hoạt động ra sao, và bất kể hoàn cảnh của ngươi, ngươi đều có thể theo đuổi sự sống tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm nhận thức về công tác của Đức Chúa Trời, và có được sự hiểu biết về những hành động của Đức Chúa Trời, cũng như ngươi đều có thể hành động theo lẽ thật. Làm như vậy là có đức tin thật sự, và làm như vậy cho thấy ngươi đã không mất đức tin vào Đức Chúa Trời. Ngươi chỉ có thể có đức tin thật sự vào Đức Chúa Trời nếu ngươi có thể kiên trì theo đuổi lẽ thật thông qua sự tinh luyện, nếu ngươi có thể thực sự yêu Đức Chúa Trời và không nảy sinh những hoài nghi về Ngài, nếu bất luận Ngài làm gì, ngươi vẫn thực hành lẽ thật để làm thỏa lòng Ngài, và nếu ngươi có thể tìm kiếm sâu thẳm tâm ý của Ngài và quan tâm đến tâm ý của Ngài” (Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, một người chị em thông công: “Nếu chúng ta thụ động và chùn bước khi gặp khó khăn trong việc rao giảng phúc âm, thì chủ yếu là vì chúng ta không hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời. Thực ra, Đức Chúa Trời cho phép những khó khăn này xảy ra với chúng ta để có thể hoàn thiện đức tin của chúng ta và chúng ta có thể học được cách cậy dựa vào Ngài, đồng thời, qua những khó khăn này, chúng ta có thể trang bị lẽ thật cho mình và học được cách làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời”. Qua mối thông công của chị ấy về lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra trong các khó khăn mà chúng ta đối mặt khi rao giảng phúc âm có ý định tốt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn dùng việc này để hoàn thiện đức tin của chúng ta và giúp chúng ta hiểu thêm nhiều lẽ thật. Nhưng khi có khó khăn, thay vì nghĩ đến việc cậy dựa vào Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các quan niệm của Phương Mẫn và đưa chị ấy đến trước Ngài, tôi lại sa lầy trong khó khăn, muốn rút lui và từ bỏ. Tôi không muốn nỗ lực hay trả giá hơn nữa, và không hề quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi bị sự thật phơi bày, cuối cùng tôi nhận ra mình không hề có chút đức tin gì nơi Đức Chúa Trời, và vóc giạc của tôi nhỏ bé đến thảm hại. Tôi nhớ lại lời Đức Chúa Trời: “Và con người càng hợp tác cũng như càng theo đuổi việc đạt được các chuẩn mực theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, thì công tác của Đức Thánh Linh càng nhiều thêm” (Làm sao để biết hiện thực, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng vậy, con người càng hợp tác thì càng có được công tác của Đức Thánh Linh. Dù Phương Mẫn đã tin Chúa hơn 20 năm và có hiểu biết về Kinh Thánh, nhưng tôi có lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và có thể giải quyết mọi vấn đề của con người. Hiểu ra điều này, tôi muốn thực sự cậy dựa vào Đức Chúa Trời và trả giá, cũng như làm hết sức mình để hóa giải quan niệm của chị ấy.
Sau đó, tôi đã tìm các anh chị em hiểu lẽ thật về các quan niệm của Phương Mẫn, và họ đã giúp tôi tìm những đoạn lời Đức Chúa Trời liên quan. Sau đó, tôi lại đến nhà Phương Mẫn và đọc hai đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng này cho chị ấy: “Liệu quy định có cần được áp dụng cho công tác của Đức Chúa Trời không? Và công tác của Đức Chúa Trời có phải dựa theo tiên báo của các tiên tri không? Rốt cuộc, Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh vĩ đại hơn? Tại sao công tác của Đức Chúa Trời phải dựa theo Kinh Thánh? Lẽ nào Đức Chúa Trời không có quyền vượt qua Kinh Thánh sao? Đức Chúa Trời không thể tách khỏi Kinh Thánh và làm công tác khác ư? Tại sao Jêsus và các môn đồ của Ngài đã không giữ ngày Sa-bát? Nếu Ngài phải thực hành theo ngày Sa-bát và dựa theo các điều răn của Cựu Ước, thì tại sao Jêsus đã không giữ ngày Sa-bát sau khi Ngài đến, mà thay vào đó lại rửa chân, trùm đầu, bẻ bánh, và uống rượu? Chẳng phải tất cả những điều này đều không có trong các điều răn của Cựu Ước sao? Nếu Jêsus tôn vinh Cựu Ước, tại sao Ngài lại phá những quy định này? Ngươi nên biết Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh đến trước! Là Chúa của ngày Sa-bát, chẳng phải Ngài cũng có thể là Chúa của Kinh Thánh sao?” (Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Nếu ngươi muốn thấy công tác của Thời đại Luật pháp, và muốn thấy dân Y-sơ-ra-ên đã tuân theo con đường của Đức Giê-hô-va ra sao, thì ngươi phải đọc Cựu Ước; nếu ngươi muốn hiểu công tác của Thời đại Ân điển, thì ngươi phải đọc Tân Ước. Nhưng làm thế nào để ngươi thấy được công tác của thời kỳ sau rốt? Ngươi phải tiếp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời của ngày nay, và bước vào công tác của ngày nay, vì đây là công tác mới, và chưa từng được ai ghi lại trước đây trong Kinh Thánh. Ngày nay, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và tuyển lựa những người được chọn khác tại Trung Quốc. Đức Chúa Trời làm việc nơi những người này, Ngài tiếp tục công tác của Ngài trên đất, và tiếp tục từ công tác của Thời đại Ân điển. Công tác của ngày nay là một con đường mà con người chưa bao giờ đi, và một con đường chưa ai từng thấy. Đó là công tác chưa từng được thực hiện trước đây – đó là công tác mới nhất của Đức Chúa Trời trên đất. Do đó, công tác chưa từng được thực hiện trước đây không phải là lịch sử, bởi vì hiện tại là hiện tại, và vẫn chưa trở thành quá khứ. Mọi người không biết rằng Đức Chúa Trời đã thực hiện công tác mới hơn, vĩ đại hơn trên đất, và ở bên ngoài Y-sơ-ra-ên, rằng công tác đó đã vượt ra ngoài phạm vi Y-sơ-ra-ên, và vượt ra ngoài sự tiên báo của các tiên tri, rằng đó là công tác mới và kỳ diệu bên ngoài những lời tiên tri, là công tác mới hơn vượt ra khỏi Y-sơ-ra-ên, và là công tác mọi người không thể nhìn thấu hay tưởng tượng được. Làm sao Kinh Thánh có thể chứa đựng các bản ghi chép rõ ràng về công tác như thế? Ai đã có thể ghi lại trước từng chút một công tác của ngày nay, không bỏ sót? Ai đã có thể ghi lại công tác lớn hơn, khôn ngoan hơn, bất chấp quy ước này, trong cuốn sách cũ mốc đó? Công tác của ngày nay không phải là lịch sử, và như vậy, nếu ngươi muốn đi trên con đường mới của ngày nay, thì ngươi phải rời khỏi Kinh Thánh, ngươi phải vượt ra khỏi các sách tiên tri hoặc sách lịch sử trong Kinh Thánh. Chỉ khi đó, ngươi mới có thể đi con đường mới một cách đúng đắn, và chỉ khi đó, ngươi mới có thể bước vào cõi mới và công tác mới” (Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã thông công với chị ấy: “Bạn cho rằng vì lời và công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng không có trong Kinh Thánh, nên Ngài không phải là Chúa tái lâm. Đó là đang hạn chế Đức Chúa Trời với những gì có trong Kinh Thánh, là đang hạn định Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời xuất hiện trước hay Kinh Thánh xuất hiện trước? Lúc đầu, khi Đức Chúa Trời tạo dựng trời, đất và vạn vật, Kinh Thánh đã có chưa? Áp-ra-ham không có Kinh Thánh. Ông đã không tin vào Đức Chúa Trời dựa trên Kinh Thánh. Chúng ta có thể nói Áp-ra-ham không tin vào Đức Chúa Trời không? Chúng ta phải hiểu rằng Kinh Thánh chỉ là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời. Nó được tạo ra sau khi Đức Chúa Trời hoàn thành công tác của Ngài và sau khi được các thế hệ sau này biên soạn. Khi Đức Chúa Jêsus đến làm công tác, không có Tân Ước. Con người chỉ đọc Cựu Ước. Phải mất hàng thế kỷ sau khi Đức Chúa Jêsus làm công tác thì Cựu và Tân ước mới ra đời. Điều này chứng tỏ lời và công tác của Đức Chúa Trời có trước, sau đó Kinh Thánh mới được viết. Đó là sự thật. Đức Chúa Trời xuất hiện và làm công tác trong thời kỳ sau rốt, vậy làm sao lời phán và công tác của Ngài có thể được ghi lại trong Kinh Thánh trước được? Nếu muốn nghênh tiếp Chúa, chúng ta phải vượt ra ngoài Kinh Thánh và tìm hiểu, tiếp nhận lời và công tác hiện tại của Đức Chúa Trời. Đây là cách duy nhất để đi theo bước chân của Đức Chúa Trời”. Sau khi tôi thông công những điều này, có vẻ Phương Mẫn đã hiểu được gì đó, nhưng chị ấy vẫn bối rối và nói: “Điều Đức Chúa Trời Toàn Năng phán là đúng. Thực sự là công tác của Đức Chúa Trời có trước, và Kinh Thánh có sau, và mình hiểu rằng Đức Chúa Trời vĩ đại hơn Kinh Thánh. Nhưng mình đã đọc Kinh Thánh mấy chục năm rồi, và mình không thể cứ thế mà buông bỏ nó được. Mình vẫn cần đọc Kinh Thánh”. Sau đó, Phương Mẫn đã hỏi tôi rất nhiều câu hỏi mới. Lúc đẩu nghe tôi có hơi bối rối – tôi không biết lấy khía cạnh lẽ thật nào để thông công trả lời chúng. Sau khi về nhà, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài khai sáng và dẫn dắt tôi. Sau đó tôi nhận ra rằng, mặc dù tôi không thể thông công rõ ràng nhưng tôi vẫn có thể đọc cho chị ấy nghe lời Đức Chúa Trời. Thế là tôi lại muốn thông công với chị ấy. Một ngày nọ, tôi đến nhà chị ấy, thấy một cuốn Kinh Thánh đang mở và một cuốn sách lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trên bệ cửa sổ. Tôi nhận ra dù Phương Mẫn nói chị ấy không tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng, nhưng trong lòng, chị ấy muốn tìm hiểu, và tôi đã thấy được chút hy vọng cho chị.
Sau đó, Phương Mẫn bị bệnh và phải nhập viện. Tôi đã xin nghỉ làm để chăm sóc chị ấy và đọc lời Đức Chúa Trời cho chị ấy nghe. Sếp tôi thấy tôi thường xin nghỉ phép, nên ông ta cố tình tìm cớ để la mắng tôi. Lúc đầu, tôi có thể chịu đựng được. Tôi cảm thấy dù mình phải chịu đựng một chút, nhưng chỉ cần Phương Mẫn có thể tiếp nhận con đường thật là được. Nhưng sau khi đọc lời Đức Chúa Trời cho chị ấy nghe vài lần, chị ấy vẫn không chịu tìm hiểu. Lúc này, tôi lại trở nên hơi nản. Tôi cảm thấy mình đã trả giá như vậy rồi mà chị ấy vẫn từ chối tôi. Tôi sẽ phải rao giảng bao lâu nữa thì chị ấy mới tiếp nhận đây? Càng nghĩ, tôi càng chán nản, và càng không muốn hợp tác. Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Ngươi có ý thức được trọng trách mình mang trên vai, có ý thức được việc mình được ủy nhiệm và trách nhiệm của ngươi không? Ý thức về sứ mạng lịch sử của ngươi đâu rồi? Ngươi sẽ là chủ nhân trong thời đại kế tiếp một cách tương xứng như thế nào? Ngươi có ý thức rõ về vai trò làm chủ không? Ngươi giải thích thế nào về chủ nhân của vạn vật? Có thật đấy là chủ nhân của mọi sinh vật sống và của mọi thứ vật chất trên đời này không? Ngươi có kế hoạch gì cho sự tiến triển trong giai đoạn tiếp theo của công tác? Bao nhiêu người đang chờ đợi ngươi làm người chăn dắt của họ? Nhiệm vụ của ngươi có nặng nề không? Họ là những người tội nghiệp, đáng thương, mù quáng, và hoang mang, đang kêu gào trong bóng tối rằng: ‘Con đường ở đâu?’ Họ mới trông ngóng ánh sáng làm sao, ánh sáng mà bất thần lao xuống như một ngôi sao băng và xua tan các thế lực của bóng tối đã đè nén con người biết bao năm. Ai có thể biết hết mức độ mà họ khắc khoải hy vọng đến thế nào, họ ngày đêm mong ngóng điều này đến thế nào? Thậm chí vào ngày sự sáng lóe qua, những người chịu đau khổ ghê gớm này vẫn bị cầm tù trong ngục tối, chẳng có hy vọng được phóng thích; khi nào họ mới hết khóc than? Thật bất hạnh ghê gớm cho những linh hồn yếu đuối chưa từng được ban cho sự nghỉ ngơi này, và từ lâu họ đã bị giam chặt trong tình trạng này bởi những gông cùm tàn nhẫn và lịch sử ngưng đọng. Ai đã nghe tiếng kêu gào của họ? Ai đã chứng kiến tình trạng thảm thương của họ? Ngươi có bao giờ thoáng nghĩ lòng Đức Chúa Trời lo lắng và đau buồn đến thế nào không? Làm sao Ngài có thể chịu nổi khi thấy nhân loại vô tội do chính tay Ngài tạo dựng lại phải chịu sự dằn vặt như vậy? Xét cho cùng, loài người là những nạn nhân đã bị đầu độc. Và mặc dù con người đã sống sót đến ngày nay, nhưng có ai biết được rằng nhân loại từ lâu nay đã bị kẻ ác đầu độc không? Ngươi đã quên mất rằng ngươi là một trong số những nạn nhân sao? Chẳng lẽ ngươi không sẵn lòng đấu tranh, vì tình yêu của ngươi dành cho Đức Chúa Trời, để cứu rỗi những người sống sót này sao? Chẳng lẽ ngươi không sẵn lòng dốc hết mọi sức lực để đền đáp Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương nhân loại như máu thịt của chính Ngài sao?” (Ngươi nên chú tâm đến sứ mạng tương lai của ngươi như thế nào? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi có thể cảm nhận được ý định cấp bách của Đức Chúa Trời từ lời Ngài. Với những người sống dưới sự thống trị của Sa-tan và không đến trước Đức Chúa Trời, Ngài thấy băn khoăn và lo lắng, và hy vọng rằng những ai thực sự tin nơi Ngài có thể đạt được sự cứu rỗi trong thời kỳ sau rốt. Là người đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, tôi biết mình phải đưa những người chưa đến trước Đức Chúa Trời vào nhà Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài. Đây là bổn phận bắt buộc của tôi. Trong Thời đại Ân điển, nhiều người đã tử vì đạo do rao giảng phúc âm, và cuối cùng, phúc âm đã được loan truyền đến mọi ngóc ngách của thế giới và ai cũng biết. Tôi cũng nghĩ đến Nô-ê, người đóng con tàu để hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Trong 120 năm ròng, dù phải đối mặt với những khó khăn, sự chế giễu, và vu khống trong thời gian đó, ông cũng không từ bỏ. Cuối cùng, ông đã hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời và đạt được sự chấp thuận của Ngài. Nô-ê có đức tin mãnh liệt nơi Đức Chúa Trời. Dù tôi gặp một số khó khăn trong việc rao giảng phúc âm và chịu chút khổ đau, nhưng chúng chẳng xá gì so với cái giá mà các vị thánh đã trả qua các thời đại. Tôi nghĩ lại hồi các anh chị em rao giảng phúc âm cho tôi. Tôi cũng đã liên tục từ chối họ, và họ đã phải rao giảng bằng tình yêu thương cho tôi vài lần tôi mới tiếp nhận. Giờ đây, với Phương Mẫn, tại sao tôi lại không thể đối xử với chị ấy bằng tình yêu thương như họ đã từng chứ? Chị ấy chưa hiểu lẽ thật và đang bị các quan niệm tôn giáo ràng buộc, nên chẳng phải việc chị ấy chống đối cũng là điều bình thường sao? Tôi không thể từ bỏ chị ấy chỉ vì chút khó khăn được. Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy vô cùng ân hận, và đã thề với Đức Chúa Trời rằng: Dù có gặp khó khăn gì khi rao giảng phúc âm, tôi cũng sẽ cố hết sức hợp tác – đây là trách nhiệm và bổn phận của tôi.
Sau đó, tôi tiếp tục chăm sóc cho Phương Mẫn và đọc lời Đức Chúa Trời cho chị ấy nghe. Một ngày nọ, chị ấy nói với tôi: “Qua những lời Đức Chúa Trời mà bạn đã đọc cho mình suốt thời gian này, mình đã hiểu ra con người không nên giới hạn Đức Chúa Trời với những gì trong Kinh Thánh. Công tác của Đức Chúa Trời luôn mới và không bao giờ cũ, và những gì có trong Kinh Thánh là công tác trước kia của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời tái lâm và làm những việc được ghi trong Kinh Thánh, thì công tác của Đức Chúa Trời sẽ lặp lại. Như vậy thì nó sẽ mất đi ý nghĩa của nó. Chỉ khi Đức Chúa Trời làm công tác mới nằm ngoài Kinh Thánh, cho phép con người trải qua sự phán xét và được làm tinh sạch dựa trên cơ sở tiếp nhận công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus thì họ mới thực sự có thể được cứu rỗi. Nếu mình vẫn cứ bám vào công tác trước kia của Đức Chúa Trời thì cho dù mình có đọc Kinh Thánh cả đời, thì mình cũng sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật và sự sống. Mình cần phải đi theo bước chân của Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài trong thời kỳ sau rốt”. Khi thấy cuối cùng Phương Mẫn đã đổi ý, tôi rất vui mừng. Tôi cũng thấy rằng chiên của Đức Chúa Trời nghe thấy tiếng Ngài. Dù Sa-tan có quấy phá họ thế nào hay họ có bao nhiêu quan niệm đi nữa thì cuối cùng, họ cũng sẽ tiếp nhận lẽ thật và đến trước Đức Chúa Trời. Sau đó, Phương Mẫn bắt đầu chủ động đọc lời Đức Chúa Trời và đi họp nhóm, và căn bệnh của chị ấy bắt đầu thuyên giảm. Chị Giai Ân đã thông công rất nhiều về lời Đức Chúa Trời để giải quyết các khó khăn và quan niệm của Phương Mẫn, và chị ấy đã nhanh chóng chắc chắn về công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt. Chị ấy nói với tôi: “Trước kia, khi bạn đọc lời Đức Chúa Trời cho mình, dù bề ngoài mình phớt lờ bạn, nhưng thực ra mình có lắng nghe một chút. Mình cảm thấy lời Đức Chúa Trời Toàn Năng có lẽ thật, nhưng mình sợ tin lầm nên đã không dám tiếp nhận. Giờ mình đã hiểu và sẵn sàng tiếp nhận rồi!”. Thấy Phương Mẫn đã chắc chắn về công tác của Đức Chúa Trời, tôi rất hạnh phúc, cũng như cảm nhận sâu sắc cách Đức Chúa Trời quyết định thời điểm mỗi người trở về nhà của Ngài. Miễn là thực sự cậy dựa vào Ngài, thì chúng ta có thể thấy được việc làm của Ngài. Sau đó, Phương Mẫn đã đề nghị được rao giảng phúc âm cho bạn bè và người quen của chị ấy. Sau một thời gian hợp tác, mười bốn người đã tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt.
Qua trải nghiệm rao giảng phúc âm lần này, tôi đã thực sự thấy được việc làm của Đức Chúa Trời. Trong suốt thời gian này, dù gặp nhiều khó khăn và thỉnh thoảng tôi tiêu cực và muốn rút lui, nhưng tôi đã nhận thứ được Đức Chúa Trời dùng chuyện này để làm hoàn thiện đức tin và tình yêu của tôi như thế nào, cũng như để giúp tôi trang bị thêm lẽ thật. Tôi cũng cảm nghiệm được cậy dựa vào Đức Chúa Trời và trông chờ vào Ngài là điều khôn ngoan nhất. Kể từ đó, tôi càng quyết tâm rao giảng phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời hơn.