79. Không Sẵn Lòng Làm Lãnh Đạo – Điều Gì Khiến Tôi Lo Ngại?
Trong cuộc bầu chọn của hội thánh năm 2023, tôi nghe nói có vài anh chị em muốn bầu cho mình, nhưng trong lòng, tôi lại không muốn làm lãnh đạo. Tôi nhớ lại dạo trước, một người lãnh đạo đã sắp xếp cho một số anh chị em chuyển của lễ, nhưng do chọn sai người, nên của lễ đã bị con rồng lớn sắc đỏ tịch thu, mấy anh chị em cũng bị bắt. Hội thánh đang điều tra nguyên nhân cụ thể. Dù người lãnh đạo đó chưa bị cách chức, nhưng đây vẫn là một vi phạm rất lớn. Tôi lại nhớ đến một người chị em từng quen trước đây, trong thời gian làm lãnh đạo, chị ấy đã hành động theo ý mình, khiến công tác bị trì hoãn, cuối cùng trở thành lãnh đạo giả và bị cách chức. Khi nghĩ đến những chuyện đó, tôi cảm thấy e sợ, tin rằng làm lãnh đạo thì có trách nhiệm nặng nề, nếu hành động mà vi phạm nguyên tắc thì có thể bị cách chức bất cứ lúc nào. Tôi nghĩ: “Hiện nay công tác của Đức Chúa Trời đã đến giai đoạn cuối cùng, cũng là lúc Ngài định đoạt kết cục của từng người, nếu trong thời khắc then chốt này, mình không những không tích lũy việc lành mà còn làm việc ác và bị định tội, thì sao mình có thể có một kết cục tốt đẹp được? Chi bằng đảm nhận một công tác đơn lẻ và không phải chịu rủi ro”. Nghĩ vậy, tôi không sẵn lòng đảm nhận vai trò lãnh đạo. Vài ngày sau, trong cuộc bầu chọn của hội thánh, tôi được bầu làm lãnh đạo. Khi thấy kết quả đó, tôi chẳng hề vui mừng, trái lại còn cảm thấy ức chế và đau khổ, nghĩ rằng: “Không chấp nhận thì cho thấy mình thiếu sự thuận phục, Còn nếu chấp nhận, mình sẽ phải khổ hơn và mệt hơn người khác, mà nếu làm hỏng công tác thì không phải chuyện nhỏ. Lỡ như xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời, thì hành trình tin Đức Chúa Trời của mình sẽ chấm dứt, thế chẳng phải bao năm tin Đức Chúa Trời là vô ích sao? Chi bằng cứ làm tốt bổn phận hiện tại theo một cách thực tế còn hơn”. Nghĩ vậy, trong lòng tôi cũng thấy tự trách, nhưng khi nghĩ đến trách nhiệm lớn lao khi làm lãnh đạo, nếu mắc lỗi thì sẽ bị tỏ lộ và bị loại bỏ nhanh như nào, tôi vẫn không muốn đảm nhận vai trò này. Tôi giằng co mãi trong lòng, như bị kéo qua kéo lại. Vậy nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt và chỉ lối cho tôi.
Một hôm, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời, trong lòng vô cùng xúc động. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nếu ngươi cảm thấy mình có thể thực hiện một bổn phận nào đó, nhưng ngươi cũng sợ mắc sai lầm và bị đào thải, và do đó ngươi rụt rè, trì trệ và không tiến bộ, thì đó có phải là một thái độ thuận phục không? Ví dụ, nếu các anh chị em của ngươi chọn ngươi làm lãnh đạo của họ, thì ngươi có thể cảm thấy có nghĩa vụ thực hiện bổn phận này vì ngươi đã được chọn, nhưng ngươi không nhìn bổn phận này bằng thái độ chủ động. Tại sao ngươi không chủ động? Tại vì ngươi có những suy nghĩ về nó, và cảm thấy rằng: ‘Làm lãnh đạo chẳng hề là một điều tốt. Nó giống như đi trên lưỡi dao hay bước trên lớp băng mỏng. Nếu mình làm tốt thì sẽ không có phần thưởng gì, nhưng nếu mình làm kém thì sẽ bị tỉa sửa. Và bị tỉa sửa thậm chí không phải là điều tồi tệ nhất. Sẽ thế nào nếu mình bị thay thế, hay bị đào thải? Nếu điều đó xảy ra, chẳng phải mình kể như xong sao?’. Vào thời điểm đó, ngươi bắt đầu cảm thấy mâu thuẫn. Đây là thái độ gì? Đây là đề phòng và hiểu sai. Đây không phải là một thái độ mà người ta nên có đối với bổn phận của mình. Đó là một thái độ thoái chí và tiêu cực. Vậy, một thái độ tích cực thì phải như thế nào? (Thưa, chúng ta nên cởi mở, thẳng thắn, và có can đảm gánh vác trọng trách.) Đó nên là thái độ thuận phục và chủ động phối hợp. Điều các ngươi nói hơi sáo rỗng. Khi quá sợ hãi như thế này, làm sao ngươi có thể cởi mở và thẳng thắn được? Và có can đảm gánh vác trọng trách nghĩa là gì? Tâm thái nào sẽ cho ngươi can đảm gánh vác trọng trách? Nếu ngươi luôn sợ xảy ra chuyện và mình không gánh vác nổi, trong lòng ngươi lại có nhiều thứ cản trở, thì về cơ bản ngươi sẽ không có can đảm gánh vác trọng trách. Việc ‘cởi mở, thẳng thắn’, ‘có can đảm gánh vác trọng trách’ hoặc ‘chết cũng không từ’ mà các ngươi nói đến nghe hơi giống mấy khẩu hiệu mà những thanh niên phẫn nộ la hét. Những khẩu hiệu này có giải quyết được vấn đề thực tế không? Cái cần bây giờ là thái độ đúng đắn. Để có thái độ đúng đắn, ngươi phải hiểu khía cạnh này của lẽ thật. Đây là cách duy nhất để giải quyết những khó khăn bên trong ngươi và cho phép ngươi tiếp nhận suôn sẻ sự ủy thác này, bổn phận này. Đây là con đường thực hành, và chỉ đây mới là lẽ thật. Nếu ngươi dùng những từ như ‘cởi mở, thẳng thắn’, ‘có can đảm gánh vác trọng trách’ để giải quyết nỗi sợ hãi trong lòng, thì có hiệu quả không? (Thưa, không.) Điều này chỉ ra rằng những việc này không phải là lẽ thật, cũng không phải là con đường thực hành. Ngươi có thể nói: ‘Tôi là người cởi mở và thẳng thắn, đội trời đạp đất, không có những suy nghĩ viển vông hỗn tạp trong lòng tôi, và tôi có can đảm để gánh vác trọng trách’. Bề ngoài, ngươi gánh vác bổn phận của mình, nhưng sau đó, sau khi suy ngẫm một thời gian, ngươi vẫn cảm thấy mình không thể gánh vác được. Ngươi có thể vẫn cảm thấy sợ hãi. Ngoài ra, ngươi có thể thấy những người khác bị tỉa sửa, và càng trở nên sợ hãi hơn, giống như một con chó bị quất sợ sợi dây da. Ngươi sẽ ngày càng cảm thấy vóc giạc của mình quá nhỏ bé, và rằng bổn phận này giống như một vực thẳm mênh mông không thể băng qua, và cuối cùng, ngươi vẫn sẽ không thể gánh vác trọng trách này. Đây là lý do tại sao hô hào khẩu hiệu không thể giải quyết những vấn đề thực tế. Vậy thì làm thế nào ngươi có thể thực sự giải quyết vấn đề này? Ngươi nên chủ động tìm kiếm lẽ thật và có thái độ thuận phục, hợp tác. Điều đó có thể giải quyết triệt để vấn đề. Rụt rè, sợ hãi và lo lắng cũng vô ích. Việc liệu ngươi có bị tỏ lộ và đào thải hay không có liên quan gì đến việc trở thành lãnh đạo không? Nếu ngươi không phải là một lãnh đạo, tâm tính bại hoại của ngươi có biến mất không? Sớm muộn gì ngươi cũng phải giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại của mình. Ngoài ra, nếu ngươi không phải là lãnh đạo, thì ngươi sẽ không có nhiều cơ hội thực hành hơn và sẽ chậm tiến bộ trong sự sống, ít có cơ hội được hoàn thiện. Làm lãnh đạo hay chấp sự tuy có khổ hơn một chút nhưng cũng rất có lợi, và nếu ngươi có thể bước đi trên con đường theo đuổi lẽ thật thì ngươi có thể được hoàn thiện. Đó quả là một phước lành lớn lao! Vì vậy ngươi nên thuận phục và tích cực hợp tác. Đây là bổn phận và trách nhiệm của ngươi. Dù con đường phía trước thế nào, ngươi cũng nên có lòng thuận phục. Đây là thái độ ngươi nên có để tiếp cận bổn phận của mình” (Thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã phơi bày hết thảy những suy nghĩ trong lòng tôi, đến mức tôi cảm thấy hổ thẹn và xấu hổ. Tôi phản tỉnh bản thân về việc tại sao mình lại sợ làm lãnh đạo đến vậy. Là vì tôi từng thấy một người lãnh đạo đã không chọn đúng người khi sắp xếp việc chuyển của lễ, khiến của lễ bị con rồng lớn sắc đỏ tịch thu, mấy anh chị em cũng bị bắt, hiện tại nhà Đức Chúa Trời đang điều tra và xử lý. Vì vậy mà tôi lo rằng nếu mình trở thành lãnh đạo và mắc phải lỗi lớn trong công tác, thì không chỉ gây tổn thất cho hội thánh, mà còn làm chậm trễ lối vào sự sống của anh chị em. Đó sẽ là một vi phạm nghiêm trọng, còn tôi sẽ nhanh chóng bị tỏ lộ và bị loại bỏ. Vậy nên chi bằng đảm nhận một công tác đơn lẻ để an toàn hơn. Tôi luôn nghĩ đến lợi ích cá nhân, không dám đón nhận bổn phận làm lãnh đạo. Tôi thấy mình đã quá ích kỷ, không hề có chút thuận phục nào. Dù làm lãnh đạo là làm nhiều công tác hơn, nhưng vị trí này cũng mang lại nhiều cơ hội rèn luyện, cơ hội đạt được lẽ thật và trưởng thành sự sống nhanh chóng hơn. Đằng sau đó là sự lao tâm khổ tứ của Đức Chúa Trời, vậy mà tôi lại chẳng hiểu được tâm ý của Ngài, ngược lại còn nuôi sự đề phòng và hiểu lầm Ngài trong lòng. Chẳng phải điều ấy khiến Ngài đau lòng lắm sao? Tôi nên thuận phục và tích cực phối hợp, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự hiểu lầm và đề phòng đối với Đức Chúa Trời.
Sau đó, tôi đọc thêm được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Kể cả nếu họ có dốc hết bản thân vào bổn phận, từ bỏ sự nghiệp, từ bỏ gia đình, nhưng lại không dâng lòng cho Đức Chúa Trời, đã vậy còn đề phòng Đức Chúa Trời, tình trạng như thế có tốt hay không? Đấy là tình trạng bình thường của việc bước vào thực tế lẽ thật sao? Diễn biến về sau của tình trạng này chẳng đáng sợ sao? Nếu người ta cứ tiếp tục ở trong tình trạng này, liệu họ có thể đạt được lẽ thật hay không, có thể đạt được sự sống hay không, và có thể đạt được thực tế lẽ thật hay không? (Thưa, không thể.) Các ngươi có ý thức được rằng bản thân mình đang có tình trạng này hay không? Khi ý thức được chuyện đó, các ngươi có tự nhủ: ‘Tại sao mình luôn đề phòng Đức Chúa Trời? Tại sao mình luôn suy nghĩ theo cách này? Suy nghĩ theo cách này thật quá đáng sợ! Làm vậy là chống đối Đức Chúa Trời và bác bỏ lẽ thật. Đề phòng Đức Chúa Trời cũng giống như chống đối Ngài’? Tình trạng đề phòng Đức Chúa Trời cũng giống như là kẻ trộm, ngươi không dám sống trong ánh sáng, ngươi sợ để lộ bộ mặt ma quỷ của mình, và đồng thời ngươi sợ rằng: ‘Không đùa với Đức Chúa Trời được đâu. Ngài có thể phán xét và hành phạt con người mọi nơi mọi lúc. Nếu làm Đức Chúa Trời nổi giận, nhẹ thì Ngài sẽ tỉa sửa ta, nặng thì Ngài sẽ trừng phạt ta, cho ta lâm bệnh hoặc phải chịu đau khổ. Con người không chịu nổi những chuyện này đâu!’ Chẳng phải con người có những hiểu lầm này sao? Đây mà là tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời sao? (Thưa, không phải.) Tình trạng này không đáng sợ sao? Khi người ta rơi vào tình trạng này, khi người ta đề phòng Đức Chúa Trời, luôn có những suy nghĩ như thế, luôn có thái độ như thế với Đức Chúa Trời, vậy họ có đang đối xử với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời không? Đây mà là tin Đức Chúa Trời sao? Khi người ta tin Đức Chúa Trời theo cách này, khi họ không đối xử với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời, đấy chẳng phải là vấn đề sao? Ít nhất, họ không công nhận tâm tính công chính của Ngài, cũng không tiếp nhận sự thật về công tác của Ngài. Họ nghĩ: ‘Đúng là Đức Chúa Trời đầy thương xót và yêu thương, nhưng Ngài cũng đầy thịnh nộ. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời mà giáng xuống con người thì thảm khốc lắm. Ngài có thể đánh chết con người bất kỳ lúc nào, muốn hủy diệt ai thì hủy diệt. Đừng chọc giận Đức Chúa Trời. Đúng là sự oai nghi và thịnh nộ của Ngài không dung thứ sự xúc phạm nào. Nên cứ giữ khoảng cách với Ngài đi!’ Nếu người ta có thái độ này, có những ý nghĩ này, liệu họ có thể đến trước Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn và chân thành không? Không thể” (Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật thì mới có thể loại bỏ sự trói buộc của tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời và phản tỉnh về bản thân, tôi nhận ra dù đã tin Ngài nhiều năm, bề ngoài thì vứt bỏ gia đình, công việc để làm bổn phận, nhưng thật ra tôi chưa từng dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời. Tôi luôn bám lấy những quy tắc sinh tồn của Sa-tan như: “Leo càng cao, ngã càng đau”, “Lên cao thì lạnh”, coi đó là châm ngôn, là những lời khôn ngoan. Tôi đã và đang sống theo những quy tắc sinh tồn của Sa-tan, không tin vào tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Tôi đã coi nhà Đức Chúa Trời cũng giống như thế gian, thiếu sự công bằng và công chính, hình dung Đức Chúa Trời cũng giống như con người bại hoại, tin rằng chỉ cần một lỗi nhỏ, sơ xuất thì sẽ bị kết án và loại bỏ. Vì thế, khi thấy người khác bị tỉa sửa hay bị cách chức, trong lòng tôi càng thêm đề phòng Đức Chúa Trời, lo lắng rằng nếu mình làm lãnh đạo mà không làm tốt công tác thì sẽ bị cách chức và bị loại bỏ, nên tốt nhất là chỉ làm công tác đơn lẻ để an toàn hơn. Vì những quan điểm sai lầm này mà tôi không thể thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Thật ra, một người có bị tỏ lộ và loại bỏ hay không không hề liên quan đến địa vị của người đó, mà phụ thuộc vào con đường họ đi. Nếu người ta không mưu cầu lẽ thật, thì dù không có địa vị cũng sẽ bị tỏ lộ và loại bỏ. Một vài lãnh đạo và người làm công có thể có những sai lệch hay thất bại trong công tác, nhưng sau đó họ có thể tìm kiếm lẽ thật, phản tỉnh về bản thân, dốc hết sức để hành động theo nguyên tắc, càng làm bổn phận thì họ càng hiểu sâu hơn về lẽ thật. Với những người này, việc đảm nhận vai trò lãnh đạo chính là con đường để họ được làm cho hoàn thiện. Người lãnh đạo mà tôi từng biết trước đây bị cách chức là vì chị ấy không đặt thời gian và công sức vào nguyên tắc lẽ thật, gây nhiễu loạn và làm gián đoạn công tác, còn cứng đầu không chịu biết mình. Ngay cả khi vấn đề của chị ấy bị vạch trần và được thông công, chị ấy vẫn tranh cãi và biện hộ thay vì ăn năn hối cải, nên chị ấy mới bị cách chức. Tương tự, những kẻ địch lại Đấng Christ bị nhà Đức Chúa Trời khai trừ không phải vì địa vị mà tiêu vong, hay vì một vi phạm mà bị loại bỏ, mà là vì trong thời gian làm lãnh đạo, họ làm xằng làm bậy, độc đoán chuyên quyền, chia bè kết phái để xây dựng vương quốc riêng, làm gián đoạn nghiêm trọng công tác của hội thánh. Ngay cả sau khi bị tỉa sửa và cảnh báo, họ vẫn ngoan cố không chịu ăn năn. Họ bị khai trừ và loại bỏ vì thuộc nhóm người chán ghét và thù hận lẽ thật. Chính thực chất bản tính và con đường họ đi đã định đoạt thất bại của họ. Trong nhà Đức Chúa Trời, việc quyết định cách chức hay loại bỏ một người không dựa trên biểu hiện nhất thời hay một lỗi lầm mà người đó mắc phải, mà dựa theo thực chất bản tính và biểu hiện nhất quán của họ. Hơn nữa, Đức Chúa Trời còn ban cho từng người nhiều cơ hội để ăn năn, chứ không hề vừa thấy ai mắc lỗi là khai trừ hay loại bỏ. Giống như lãnh đạo ở hội thánh chúng tôi, dù khi sắp xếp chuyển của lễ có xảy ra vấn đề lớn, nhưng sau đó chị ấy đã tìm kiếm lẽ thật, phản tỉnh về bản thân và thể hiện ý nguyện ăn năn, nên đến giờ chị ấy vẫn chưa bị cách chức. Tôi nhận ra niềm tin của mình về “Leo càng cao ngã càng đau” về cơ bản là không phù hợp với lẽ thật, cũng nhận thấy quan điểm của mình méo mó thế nào! Tôi luôn lo lắng cho tiền đồ và vận mệnh của mình, sợ rằng nếu làm lãnh đạo mà làm hỏng công tác thì sẽ không có kết cục hay đích đến tốt đẹp. Nếu những mưu cầu sai lầm và quan điểm lệch lạc này không được giải quyết thông qua tìm kiếm lẽ thật, thì cho dù tôi không làm lãnh đạo, với bản tính chống đối Đức Chúa Trời đã ăn sâu của mình, cuối cùng tôi cũng sẽ bị loại bỏ. Khi ấy, tôi cảm nhận được sống theo triết lý của Sa-tan thật sự nguy hiểm, vì nó có thể khiến tôi chống lại Đức Chúa Trời và xa rời Ngài bất cứ lúc nào hay bất cứ nơi đâu.
Sau đó, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời: “Những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ thuận phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, và họ luôn liên kết chặt chẽ bổn phận, danh lợi và địa vị với hy vọng được phúc lành và đích đến trong tương lai của họ, cứ như thể một khi danh dự và địa vị của họ bị mất đi thì họ sẽ không có hy vọng được phúc lành và phần thưởng, và điều này chẳng khác nào giết chết họ vậy. Họ cho rằng: ‘Mình phải cẩn thận, không thể sơ suất! Nhà đức chúa trời, các anh chị em, lãnh đạo và người làm công, thậm chí cả đức chúa trời đều không đáng để cậy dựa, đều không phải là đối tượng để mình cậy dựa. Người đáng để cậy dựa nhất, người đáng để tin cậy nhất chính là bản thân, mình không tính toán cho mình thì ai có thể lo cho mình đây? Ai có thể nghĩ cho tiền đồ của mình? Ai có thể nghĩ cho mình về sau có được phúc hay không? Cho nên mình phải vì mình mà dày công lên kế hoạch, dày công tính toán, không thể sơ suất, không thể có một chút cẩu thả nào, nếu không, chẳng may bị lợi dụng thì phải làm sao?’. Cho nên họ đề phòng lãnh đạo và người làm công của nhà Đức Chúa Trời, sợ sau khi người khác phân định và nhìn thấu được họ rồi sẽ cách chức họ, phá hỏng giấc mộng được phúc của họ. Họ cho rằng nhất định phải giữ được danh tiếng và địa vị, như vậy mới có hy vọng được phúc. Một kẻ địch lại Đấng Christ coi việc được phúc lành còn lớn hơn cả trời, lớn hơn cả mạng sống, quan trọng hơn cả việc mưu cầu lẽ thật, việc thay đổi tâm tính hay việc được cứu rỗi, quan trọng hơn việc làm tốt bổn phận của họ và làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Họ cho rằng việc làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, làm tốt bổn phận của mình và được cứu rỗi đều là những điều nhỏ nhặt không đáng đề cập đến, không có gì cả, chỉ có được phúc lành là điều cả cuộc đời họ không bao giờ có thể quên được. Bất kể họ gặp phải việc gì, dù lớn hay nhỏ, họ đều liên hệ nó với việc được phúc lành, đều phải cẩn thận và dè dặt để lại lối thoát cho mình” (Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị và hết hy vọng được phúc, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng, bất kể gặp phải hoàn cảnh nào, thì kẻ địch lại Đấng Christ luôn quan tâm trước tiên đến việc có đạt được phúc lành hay không. Hễ việc gì có lợi cho việc đạt được phúc lành thì họ mới làm, còn nếu không, thì họ sẽ không làm. Họ chưa bao giờ quan tâm đến trách nhiệm hay bổn phận, cũng không quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Suy ngẫm về hành vi của mình, tôi nhận ra mình đã hành xử giống hệt như vậy. Anh chị em đã chọn tôi làm lãnh đạo – đây là sự cất nhắc của Đức Chúa Trời, cũng là cơ hội để tôi rèn luyện. Lẽ ra tôi nên tích cực phối hợp, thế nhưng tôi lại quá coi trọng việc có được phúc lành, quan tâm đến tiền đồ và vận mệnh của mình trước tiên. Hễ nghĩ đến những trách nhiệm lớn lao khi làm lãnh đạo, rồi ảnh hưởng tiêu cực đến tiền đồ và đích đến của bản thân nếu mắc phải vi phạm, tôi lại không sẵn lòng đảm nhận vai trò này. Tôi xem việc được phúc còn quan trọng hơn cả bổn phận và trách nhiệm của bản thân. Tôi thật ích kỷ, vô nhân tính! Nhận ra điều này, tôi cầu nguyện ăn năn với Đức Chúa Trời, và chủ động đảm nhận bổn phận lãnh đạo.
Chẳng bao lâu sau, tôi được giao phụ trách việc chuyển của lễ. Trong lòng tôi vẫn có chút sợ hãi, lo lắng có thể xảy ra lỗi nếu sắp xếp không ổn thỏa, vậy nên tôi muốn lùi bước. Khi ấy, tôi nhận ra trạng thái này là không đúng, liền đến trước Đức Chúa Trời cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con thấy mình quá ích kỷ, con lại chú trọng đến tiền đồ và vận mệnh của bản thân. Hôm nay bổn phận này đến với con là Ngài đang thử thách con, con không nên sống trong sợ hãi, cứ nghĩ cho lợi ích của bản thân, mà phải cậy dựa vào Ngài, phối hợp theo nguyên tắc, chủ động gánh vác trọng trách này, không quan tâm đến được và mất của bản thân nữa”. Sau khi cầu nguyện, tôi nghĩ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Dạng người nào dám gánh trách nhiệm? Dạng người nào dám gánh trọng trách nặng nề? Chính là người dẫn đầu và dũng cảm tiến tới vào thời điểm quan trọng nhất trong công tác của nhà Đức Chúa Trời, người không ngại gánh trọng trách nặng nề và không ngại gian nan nguy hiểm khi họ nhìn ra được công tác quan trọng và chính yếu nhất. Đó mới là người trung thành với Đức Chúa Trời, chiến binh tinh nhuệ của Đấng Christ. Có phải tất cả những người sợ gánh vác trách nhiệm trong bổn phận của mình làm như vậy bởi vì họ không hiểu lẽ thật không? Không, đây là vấn đề về nhân tính. Họ không có tinh thần chính nghĩa, không có tinh thần trách nhiệm, họ là những người ích kỷ và đê tiện, không phải là người thật lòng tin Đức Chúa Trời, và họ không tiếp nhận lẽ thật chút nào. Vì những nguyên nhân này mà họ không thể được cứu rỗi” (Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng người thật lòng tin Đức Chúa Trời và có nhân tính tốt sẽ làm bổn phận với tinh thần trách nhiệm. Họ bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời mà không quan tâm đến được mất của bản thân. Đặc biệt trong công tác quan trọng, họ dám đương đầu khó khăn, có thể gánh vác trọng trách lớn và quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Dù rủi ro có lớn đến đâu, họ cũng không lùi bước, mà biết cậy dựa vào Ngài để trải nghiệm. Những người như vậy thật sự có lương tâm và lý trí, là trụ cột trong hội thánh và là người được Đức Chúa Trời yêu mến. Còn những ai luôn nghĩ đến được mất cá nhân khi làm bổn phận, không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thì là người không có nhân tính, ích kỷ và đê tiện. Trong mắt Đức Chúa Trời, họ là những kẻ chẳng tin và người ngoại đạo. Suy ngẫm toàn bộ những điều này, tôi thấy sầu khổ và tự trách, tôi sẵn lòng gánh lấy trách nhiệm này, tích cực phối hợp để chuyển của lễ đến nơi an toàn càng sớm càng tốt. Sau khi thực hành như vậy, tôi thấy một cảm giác vững vàng và bình an trong lòng.
Nếu không vì Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh để tỏ lộ, thì tôi đã chẳng nhận ra tâm tính bại hoại ích kỷ và đê tiện của mình, cũng không nhận ra quan điểm mưu cầu sai trái, lại càng không hiểu được sự lao tâm khổ tứ của Đức Chúa Trời trong việc cứu rỗi con người. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời đã sắp đặt những hoàn cảnh này, nhờ sự khai sáng và dẫn dắt từ lời Ngài, tôi mới có nhận thức và sự thay đổi này.