81. Đằng Sau Việc Thoái Thác Bổn Phận

Bởi Vũ Thần, Trung Quốc

Tháng 3 năm 2023, tôi thực hiện bổn phận người giảng đạo trong hội thánh. Vì đạt được vài kết quả trong bổn phận, nên tôi bắt đầu thấy mình có năng lực công tác tốt và tố chất tốt. Khi thực hiện bổn phận, tôi hành động theo tâm tính kiêu ngạo mà không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, gây nhiễu loạn và làm gián đoạn công tác, rồi tôi bị cách chức. Sau khi bị cách chức, tôi thấy vô cùng tiêu cực, nghĩ rằng mình đã gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, chắc chắn sẽ không còn cơ hội được cứu rỗi nữa. Hằng ngày tôi sống trong dày vò đau khổ. Sau hơn mười ngày phản tỉnh, hội thánh đã sắp xếp cho tôi làm bổn phận văn tự. Tôi sợ bị tỏ lộ và cách chức lần nữa, nên lúc nào cũng cảnh tỉnh bản thân, nghiêm túc thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, không hành động theo tâm tính kiêu ngạo nữa.

Ba tháng sau, tôi được bầu chọn làm lãnh đạo hội thánh. Lãnh đạo cấp trên hỏi tôi cảm thấy thế nào về việc này. Dù biết bổn phận này đến từ Đức Chúa Trời và không thể khước từ, nhưng tôi lại thấy rất chống đối. Tôi thầm nghĩ: “Mình thực sự không thể làm lãnh đạo hội thánh được. Lãnh đạo phải phụ trách công tác tổng thể, phải nắm bắt, đốc thúc và theo sát mọi phương diện công tác. Mà khi phụ trách càng nhiều công tác thì sự bại hoại bộc lộ ra càng nhiều, và cũng nhanh bị tỏ lộ hơn. Nếu mình làm lãnh đạo rồi lại ngựa quen đường cũ, vì tâm tính kiêu ngạo mà lại gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác, bị tỏ lộ rồi bị cách chức, thì đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng, mình thậm chí còn có thể bị thanh trừ và bị loại bỏ. Khi ấy mình sẽ không còn cơ hội để thực hiện bổn phận nữa, làm sao mình còn được cứu rỗi nữa đây?”. Suy đi nghĩ lại, tôi thấy làm bổn phận văn tự tương đối an toàn hơn, nên tôi đã từ chối, nói rằng: “Sức khỏe tôi đang có vấn đề, mà làm lãnh đạo thì trách nhiệm lại quá nhiều. Nếu ngày nào cũng bận rộn như vậy, cơ thể tôi sẽ không chịu nổi mất. Anh chị nên tìm người khác thì hơn”. Cuối cùng, các lãnh đạo bảo tôi hãy suy nghĩ thêm rồi trả lời sau.

Tối đó, sau khi về nhà tôi bắt đầu bị sốt và tiêu chảy, tôi nhận thấy đằng sau những chuyện này có tâm ý của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ: “Ngần ấy năm tin Đức Chúa Trời, mình đã tiếp nhận và thuận phục mọi bổn phận mà hội thánh giao phó, tuy sức khỏe có nhiều vấn đề nhưng chúng không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện bổn phận của mình. Vậy thì tại sao lần này khi được chọn làm lãnh đạo, mình lại không sẵn lòng thuận phục?”. Tôi liền cầu nguyện và tìm kiếm từ Đức Chúa Trời. Sau khi cầu nguyện, tôi nhanh chóng tìm kiếm lời Đức Chúa Trời liên quan để đọc. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Gia đình còn có một kiểu hun đúc khác. Ví dụ như người nhà luôn bảo ngươi rằng: ‘Đừng làm người quá xuất chúng giữa đám đông, phải khiêm tốn một chút và tập tiết chế lại một chút trong lời nói và hành động, trong tài cán, năng lực, chỉ số thông minh, vân vân… Đừng làm một người nổi bật. Giống như có câu, “Chim ló đầu thì bị bắn”, và “Cái kèo nhô ra ngoài thì mục nát đầu tiên”. Nếu con muốn tự bảo vệ mình và muốn ở trong tập thể lâu dài yên ổn, thì đừng làm chim ló đầu, con nên kiềm chế bản thân và đừng khao khát trở nên tốt đẹp hơn mọi người. Hãy nhìn cái cột thu lôi, sét sẽ đánh vào nó trước, cái nào nhô cao hơn thì bị sét đánh trước; khi gió thổi mạnh cái cây nào cao hơn sẽ phải hứng chịu trước và gặp họa trước; khi trời lạnh, ngọn núi nào cao hơn sẽ bị đóng băng trước. Con người cũng vậy – nếu con luôn xuất đầu lộ diện giữa đám đông, thì Đảng sẽ để ý đến con, nó sẽ nghiêm túc xem xét chuyện trừng trị con. Đừng làm chim ló đầu, đừng bay một mình, mà nên ở lại trong bầy. Nếu không, lỡ như có bất cứ phong trào nào thì con sẽ là người bị trừng trị đầu tiên, vì con là chim ló đầu. Trong hội thánh, đừng làm lãnh đạo hay trưởng nhóm. Lỡ như có bất cứ tổn thất hay vấn đề nào liên quan đến công tác trong nhà Đức Chúa Trời, với vai trò lãnh đạo hoặc người phụ trách, con sẽ là người bị khai đao đầu tiên. Vậy nên đừng làm chim ló đầu, vì chim ló đầu thì bị bắn. Con phải học cách rúc đầu và thu mình lại như con rùa vậy’. Ngươi nhớ những lời này của cha mẹ ngươi, và đến lúc được chọn làm lãnh đạo, ngươi từ chối vị trí này và nói, ‘Ôi, tôi không làm được đâu! Tôi có gia đình, có con cái rồi, bận rộn lắm. Tôi không làm lãnh đạo được. Các vị làm đi, đừng chọn tôi’. Giả sử như ngươi được bầu làm lãnh đạo thì ngươi cũng không muốn làm: ‘Tôi e là tôi phải từ chức thôi. Các vị làm lãnh đạo đi, tôi nhường cơ hội cho các vị đấy. Tôi sẽ rời vị trí và nhường lại cho các vị’. Trong lòng ngươi nghĩ, ‘Hừ! Chim ló đầu thì bị bắn. Trèo càng cao thì ngã càng đau, lên cao thì ắt lạnh. Tôi sẽ cho các vị làm lãnh đạo, và sau khi các vị được chọn, rồi sẽ có ngày các vị đẹp mặt thôi. Tôi không bao giờ muốn làm lãnh đạo, không muốn trèo cao vì đâu muốn bị ngã đau. Nghĩ mà xem, chẳng phải có lãnh đạo nào đó đã bị cách chức sao? Bị cách chức xong, anh ta còn bị khai trừ nữa, thậm chí không có cơ hội làm một tín hữu bình thường. Đó là tấm gương mẫu mực cho câu “Chim ló đầu thì bị bắn” và “Cái kèo nhô ra ngoài thì mục nát đầu tiên”. Thế nào? Chẳng phải anh ta đã bị trừng trị sao? Con người phải học cách tự bảo vệ mình, nếu không thì có não để làm gì? Nếu có não thì phải biết dùng nó để bảo vệ bản thân. Có người không thấy rõ vấn đề này, nhưng trong xã hội và bất cứ tập thể nào, nó đều là như thế đấy – “Chim ló đầu thì bị bắn”. Ló đầu ra thì vẻ vang đấy, cho đến khi bị bắn mới biết rằng ló đầu ra thì sớm muộn gì cũng bị bắn’. Đây là những lời dạy ân cần của cha mẹ và gia đình ngươi, và cũng là tiếng nói của kinh nghiệm, là tinh túy tổng kết ra được từ cuộc đời họ, điều mà họ lúc nào cũng thì thầm vào tai ngươi(Cách mưu cầu lẽ thật (12), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy con người sống theo những triết lý mà Sa-tan tiêm nhiễm như: “Chim ló đầu thì bị bắn”, “Cái kèo nhô ra ngoài thì mục nát đầu tiên”, “Leo càng cao ngã càng đau”, hay “Lên cao thì lạnh”. Họ tin rằng một người không nên nổi bật giữa đám đông hay hành động táo bạo, có như vậy thì người đó mới bảo vệ được bản thân mình. Tôi đang sống theo những quan điểm như vậy, tin rằng làm lãnh đạo và đảm nhận càng nhiều trách nhiệm, thì tôi càng bộc lộ sự bại hoại, càng trèo lên cao thì tôi càng ngã đau. Nghĩ như vậy nên tôi muốn tự bảo vệ mình và chỉ làm một tín đồ bình thường, nghĩ đây là phương án an toàn nhất. Huống chi trước đây tôi đã từng bị cách chức một lần, nếu bị cách chức lần nữa thì có khi ngay cả cơ hội làm tín đồ bình thường cũng không còn. Vì những quan điểm ngu muội và vô lý đó, nên khi được bầu chọn làm lãnh đạo, điều tôi nghĩ đến đầu tiên là nếu không làm tốt bổn phận này, thì tôi có thể bị tỏ lộ và bị loại bỏ, đồng nghĩa với việc tôi sẽ không thể được cứu rỗi, và cuối cùng không có kết cục hay đích đến tốt đẹp nào. Thế là tôi tìm cớ thoái thác. Tôi nghĩ đến cách người ngoại đạo hành xử theo nguyên tắc ít nói, ít nổi bật để sống cuộc đời yên ổn, để bảo vệ bản thân và có được chỗ đứng trong tập thể. Tôi nhận ra quan điểm của mình chẳng khác gì người ngoài đạo. Khi đối diện với bổn phận, tôi liền đánh giá theo những triết lý này của Sa-tan, sống trong sự hiểu lầm và đề phòng đối với Đức Chúa Trời, đồng thời khước từ bổn phận đó. Tôi thật ích kỷ và giả dối!

Khi tìm kiếm, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Có người nghĩ: ‘Bất cứ ai làm lãnh đạo cũng đều ngu muội, vô tri và đang tự chuốc lấy sự hủy diệt cho chính mình, bởi vì làm lãnh đạo thì chắc chắn người ta sẽ bộc lộ sự bại hoại cho Đức Chúa Trời thấy. Nếu họ không làm công việc này thì liệu có bộc lộ sự bại hoại nhiều như vậy không?’. Thật là một ý tưởng hoang đường! Nếu ngươi không làm lãnh đạo, ngươi sẽ không bộc lộ sự bại hoại sao? Không làm lãnh đạo, dù ngươi bộc lộ ít sự bại hoại hơn, thì có nghĩa là ngươi đã đạt được sự cứu rỗi sao? Theo lập luận này, phải chăng tất cả những người không giữ vai trò lãnh đạo đều là những người có thể sống sót và được cứu rỗi? Nói như vậy chẳng phải quá hoang đường sao? Những người giữ vai trò lãnh đạo hướng dẫn dân được Đức Chúa Trời chọn ăn uống lời Đức Chúa Trời và trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Yêu cầu và tiêu chuẩn này cao, nên không thể tránh khỏi việc các lãnh đạo sẽ bộc lộ một số tình trạng bại hoại khi mới bắt đầu rèn luyện. Đây là chuyện bình thường và Đức Chúa Trời không định tội. Đức Chúa Trời không những không định tội mà Ngài còn khai sáng, soi sáng và hướng dẫn những người này, cũng như đặt thêm trọng trách lên họ. Miễn sao họ có thể thuận phục sự dẫn dắt và công tác của Đức Chúa Trời thì họ sẽ trưởng thành nhanh hơn trong sự sống so với người thường. Nếu họ là những người mưu cầu lẽ thật thì họ có thể bước vào con đường được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Đây là chuyện được Đức Chúa Trời ban phúc lành nhất. Có người không thấy được điều này, và họ bóp méo sự thật. Theo sự hiểu biết của con người, dù người lãnh đạo có thay đổi đến đâu, Đức Chúa Trời cũng sẽ không quan tâm; Ngài sẽ chỉ xem các lãnh đạo và người làm công bộc lộ sự bại hoại nhiều như thế nào, và chỉ dựa vào chuyện này mà định tội họ. Còn đối với những người không phải là lãnh đạo và người làm công, vì họ ít bộc lộ bại hoại nên dù họ không thay đổi thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không định tội họ. Suy nghĩ như thế chẳng phải là hoang đường sao? Chẳng phải đó là báng bổ Đức Chúa Trời sao? Nếu trong lòng ngươi chống đối Đức Chúa Trời nghiêm trọng như vậy thì ngươi có thể được cứu rỗi không? Ngươi không thể được cứu rỗi. Đức Chúa Trời quyết định kết cục của con người chủ yếu dựa trên việc họ có lẽ thật và lời chứng thật hay không, và điều này chủ yếu phụ thuộc vào việc họ có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không. Nếu họ quả thật mưu cầu lẽ thật và có thể thực sự hối cải sau khi bị phán xét và hành phạt vì mắc phải vi phạm, thì miễn sao họ không nói những lời hay làm những điều báng bổ Đức Chúa Trời, thì họ chắc chắn sẽ có khả năng đạt được sự cứu rỗi. Theo tưởng tượng của các ngươi, tất cả những tín hữu bình thường theo Đức Chúa Trời đến cùng đều có thể đạt được sự cứu rỗi, còn những người giữ vai trò lãnh đạo đều phải bị đào thải. Nếu được yêu cầu làm lãnh đạo, các ngươi sẽ nghĩ rằng nếu không làm thì không được, nhưng nếu ngươi làm lãnh đạo thì ngươi sẽ vô thức bộc lộ sự bại hoại, và đó giống như tự đưa mình lên đoạn đầu đài vậy. Chẳng phải tất cả những chuyện này là do các ngươi hiểu lầm Đức Chúa Trời sao? Nếu kết cục của con người được xác định dựa trên sự bại hoại mà họ bộc lộ thì không ai có thể được cứu rỗi. Nếu vậy, Đức Chúa Trời thực hiện công tác cứu rỗi còn có ý nghĩa gì nữa? Nếu đúng là như vậy thì sự công chính của Đức Chúa Trời nằm ở đâu? Con người sẽ không thể nhìn thấy tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Vì vậy, các ngươi đều đã hiểu sai ý của Đức Chúa Trời, và điều này cho thấy rằng các ngươi không có nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Đôi khi, Đức Chúa Trời dùng một vấn đề để tỏ lộ hay sửa dạy ngươi, như vậy có nghĩa là đào thải ngươi rồi sao? Có phải điều này có nghĩa là ngày tàn của ngươi đã đến không? Không. … Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, sự lo lắng của con người phát xuất từ những lợi ích riêng của họ. Nói chung, đó là nỗi sợ rằng họ sẽ không có kết cục. Họ luôn thầm nghĩ: ‘Sẽ thế nào nếu Đức Chúa Trời tỏ lộ mình, đào thải mình và không muốn mình nữa?’. Đây chính là sự hiểu lầm của ngươi đối với Đức Chúa Trời, là ý nghĩ từ một phía của ngươi. Ngươi phải hiểu rõ ý của Đức Chúa Trời, Ngài tỏ lộ con người không phải là để đào thải họ mà là để phơi bày những khiếm khuyết, sai lầm và thực chất bản tính của con người, giúp họ nhận biết bản thân và có thể thật sự ăn năn. Vì vậy, Ngài tỏ lộ con người là để cho sự sống của họ được trưởng thành. Nếu con người không lĩnh hội điều này một cách đúng đắn thì họ sẽ dễ hiểu lầm Đức Chúa Trời và trở nên tiêu cực, yếu đuối, thậm chí là tự sa ngã. Thật ra, việc tỏ lộ của Đức Chúa Trời chưa chắc đã là có ý đào thải, mà Ngài chỉ đang khiến ngươi nhận biết sự bại hoại của bản thân, để ngươi ăn năn. Nhiều lúc bởi vì con người phản nghịch, bộc lộ sự bại hoại cũng không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, nên Đức Chúa Trời mới phải tiến hành sửa dạy. Có lúc Ngài sẽ tỏ lộ con người một chút, tỏ lộ những thứ xấu xí cùng dáng vẻ đáng thương của họ ra, để họ nhận biết bản thân. Việc này có lợi cho sự tiến bộ về sự sống của con người(Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời thì mới có thể đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng là lãnh đạo và người làm công, dù bộc lộ nhiều tâm tính bại hoại đến đâu hay từng có vi phạm gì trước đây, chỉ cần mưu cầu lẽ thật, có thể phản tỉnh và biết mình, thật lòng ăn năn và thay đổi, thì vẫn có thể đạt được sự cứu rỗi. Còn những ai không làm lãnh đạo, cho dù họ chỉ bộc lộ chút sự bại hoại, nhưng nếu không mưu cầu lẽ thật hay không thực sự biết mình, thì cuối cùng tâm tính của họ cũng sẽ không thay đổi, và họ vẫn không thể được cứu rỗi. Thật ra, việc được cứu rỗi hay bị loại bỏ không liên quan đến bổn phận mà chúng ta làm hay địa vị của chúng ta cao hay thấp, mà then chốt nằm ở mưu cầu cá nhân, tức là ta có mưu cầu lẽ thật và yêu mến lẽ thật hay không. Nhà Đức Chúa Trời không loại bỏ một người dựa trên hành động hay biểu hiện nhất thời, mà dựa trên biểu hiện nhất quán và thực chất bản tính của người đó để quyết định việc loại bỏ. Giống như những kẻ ác và những kẻ địch lại Đấng Christ bị thanh trừ hay khai trừ, họ chán ghét và thù hận lẽ thật, trong bổn phận thì thường xuyên vi phạm nguyên tắc lẽ thật và phạm nhiều điều ác. Dù được thông công nhiều lần nhưng họ không chịu ăn năn, vì vậy nhà Đức Chúa Trời mới thanh trừ và loại bỏ họ. Việc tôi bị cách chức trước đây là vì tâm tính kiêu ngạo quá nghiêm trọng, làm bổn phận không theo nguyên tắc, gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác hội thánh. Nhưng việc bị cách chức đó không có nghĩa là để loại bỏ tôi, mà là để tôi thông qua trải nghiệm đó mà phản tỉnh về bản thân và thật lòng ăn năn. Sau khi hiểu được phần nào về bản thân, hội thánh đã sắp xếp cho tôi thực hiện bổn phận văn tự. Tôi nhận ra việc Đức Chúa Trời tỏ lộ tôi trong chuyện này là để thay đổi và làm tinh sạch tôi, chứ không phải để loại bỏ tôi. Khi đối diện với hoàn cảnh mà không tìm kiếm lẽ thật, tôi đã không hiểu được thái độ của Đức Chúa Trời đối với con người và sự lao tâm khổ tứ của Ngài. Tôi đã suy nghĩ vô lý, cho rằng vì đã bị cách chức một lần, nên nếu phạm sai lầm nữa thì tôi sẽ bị thanh trừ và bị loại bỏ. Chẳng phải tôi đang hiểu lầm tâm ý của Đức Chúa Trời sao?

Sau đó, tôi đọc thêm lời Đức Chúa Trời và hiểu được phần nào về thực chất bản tính của mình. Đức Chúa Trời phán: “Kẻ địch lại Đấng Christ không tin rằng lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, không tin rằng tâm tính của Ngài công chính và thánh khiết. Họ dùng quan niệm và sự tưởng tượng của con người mà nhìn nhận hết thảy những điều này, dùng mắt nhìn, tư duy và quỷ kế của con người để tiếp cận công tác của Đức Chúa Trời, dùng lô-gic và tư duy của Sa-tan để quy định tâm tính, thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời. Quá rõ ràng, những kẻ địch lại Đấng Christ không những không tiếp nhận hay thừa nhận tâm tính, thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, mà họ còn đầy quan niệm, sự chống đối và phản nghịch đối với Đức Chúa Trời và không có chút nhận thức thực sự nào về Ngài. Định nghĩa của những kẻ địch lại Đấng Christ về công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời và tình yêu thương của Đức Chúa Trời là một dấu chấm hỏi – là sự nghi ngờ, đầy hoài nghi, phủ nhận và phỉ báng. Vậy thì, đối với thân phận của Đức Chúa Trời thì sao? Tâm tính của Đức Chúa Trời đại diện cho thân phận của Ngài; với việc coi tâm tính của Đức Chúa Trời như tâm tính của họ, thì khỏi phải nói về cách họ nhìn nhận thân phận của Đức Chúa Trời – đó là sự phủ nhận trực tiếp. Đây là thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ(Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 6), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Ta vui với những ai không hoài nghi người khác, và Ta thích những ai sẵn lòng chấp nhận lẽ thật; với hai dạng người này, Ta thể hiện sự quan tâm rất lớn, bởi trong mắt Ta, họ là những người trung thực. Nếu ngươi giả dối, khi ấy ngươi sẽ đề phòng và hoài nghi mọi người và mọi sự, và do đó, đức tin của ngươi ở Ta sẽ được xây dựng trên nền tảng của sự hoài nghi. Ta không bao giờ có thể công nhận đức tin ấy. Thiếu đức tin thật, ngươi càng không có tình yêu đích thực. Và nếu ngươi còn có thể hoài nghi Đức Chúa Trời và tự ý suy đoán về Ngài, thì ngươi hẳn là kẻ giả dối nhất trong tất cả mọi người(Làm thế nào để biết Đức Chúa Trời trên trần gian, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng kẻ địch lại Đấng Christ nghi ngờ và phủ nhận thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, không tin rằng lời Ngài là lẽ thật, cũng không tin tâm tính công chính và thánh khiết của Ngài. Thay vào đó, họ dùng cái nhìn và tư duy của con người để nghiên cứu công tác của Đức Chúa Trời, trong lòng đầy rẫy quan niệm, nghi ngờ, phủ định và ngờ vực đối với Ngài. Tôi thấy biểu hiện của mình cũng giống như kẻ địch lại Đấng Christ, luôn nghi ngờ Đức Chúa Trời. Sau khi bị cách chức khỏi vị trí người rao truyền, tôi không tìm hiểu xem mình có chỗ nào chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời, cũng không phản tỉnh về việc mình đã gây nhiễu loạn và làm gián đoạn công tác hội thánh ra sao. Tôi chẳng hiểu chút gì về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, mà ngược lại còn xem Ngài như người cầm quyền, cho rằng hễ ai mắc vi phạm, thì Ngài sẽ không ban cho cơ hội ăn năn, Ngài sẽ thanh trừ và loại bỏ người đó. Tôi nghĩ đến việc khi tôi bị cách chức, tâm ý của Đức Chúa Trời là thúc giục tôi phản tỉnh, biết mình và rút ra được bài học. Việc tôi được chọn làm lãnh đạo là Đức Chúa Trời đang ban cho tôi thêm cơ hội rèn luyện, đó cũng là ân điển và sự cất nhắc của Ngài. Nhưng thay vì biết ơn tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, tôi lại nghi ngờ Ngài, giả dối với Ngài và khước từ bổn phận, coi cơ hội thực hiện bổn phận và đạt được lẽ thật này như mưu kế để tỏ lộ và loại bỏ tôi. Chẳng phải tôi đang đổi trắng thay đen và bóp méo sự thật sao? Tôi thật vô nhân tính! Nếu cứ tiếp tục sống theo những sai lầm của Sa-tan như: “Leo càng cao ngã càng đau”, hay “Lên cao thì lạnh”, không chịu tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật trong bổn phận, luôn đề phòng và hiểu lầm Đức Chúa Trời, thì kết cục của tôi chỉ có thể là bị Ngài ghét bỏ, tỏ lộ và loại bỏ. Tôi dâng lời cầu nguyện ăn năn với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con quá giả dối và tà ác, lúc nào cũng nghi ngờ và đề phòng Ngài. Vậy mà Ngài vẫn dùng lời Ngài để khai sáng và dẫn dắt để con hiểu được tâm ý của Ngài, con thật không xứng với sự cứu rỗi của Ngài! Lạy Đức Chúa Trời, con nguyện ăn năn và thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài, không chống lại Ngài và làm Ngài đau lòng nữa”.

Sau đó, tôi đọc thêm lời Đức Chúa Trời và tìm ra con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Kỳ thực, với hầu hết mọi người, bất kể họ bộc lộ tâm tính bại hoại nào trong khi làm bổn phận, chỉ cần họ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng thì những bộc lộ sự bại hoại của họ sẽ ngày càng ít đi và cuối cùng họ làm bổn phận đạt tiêu chuẩn. Đây là quá trình trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Ngay khi bộc lộ tâm tính bại hoại, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó, phân định và mổ xẻ tâm tính Sa-tan của mình. Đây là quá trình chiến đấu chống lại tâm tính Sa-tan của ngươi, và nó là điều thiết yếu cho trải nghiệm sự sống của ngươi. Trong khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và thay đổi tâm tính của mình, ngươi dùng những lẽ thật mà ngươi đã hiểu để đấu với tâm tính Sa-tan của ngươi, cuối cùng giải quyết được những tâm tính bại hoại của mình và chiến thắng Sa-tan, từ đó đạt được sự thay đổi trong tâm tính. Quá trình thay đổi tâm tính của người ta chính là quá trình tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật để thay thế những quan niệm và tưởng tượng của con người, những câu chữ và đạo lý, những triết lý xử thế và những tà thuyết, luận điệu sai lầm khác nhau từ Sa-tan, dần dần thay thế chúng bằng lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Đây là quá trình đạt được lẽ thật và thay đổi tâm tính của một con người. Nếu ngươi muốn biết tâm tính của mình đã thay đổi được chừng nào, thì ngươi phải thấy rõ mình hiểu bao nhiêu lẽ thật, đã thực hành bao nhiêu lẽ thật, và có thể sống thể hiện ra bao nhiêu lẽ thật. Ngươi phải thấy rõ bao nhiêu tâm tính bại hoại của mình đã được thay thế bằng những lẽ thật mà ngươi đã hiểu và đạt được, thấy những lẽ thật đó có thể khống chế những tâm tính bại hoại trong ngươi đến mức nào, nghĩa là những lẽ thật mà ngươi đã hiểu đó có thể dẫn dắt suy nghĩ và ý định, đời sống thường nhật và việc thực hành của ngươi đến mức nào. Ngươi phải thấy rõ liệu khi ngươi gặp chuyện, những tâm tính bại hoại của ngươi chiếm thế thượng phong hay là những lẽ thật mà ngươi đã hiểu chiếm thế thượng phong và dẫn dắt ngươi. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá vóc giạc và lối vào sự sống của ngươi(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Ngay bây giờ, hãy chỉ phấn đấu cho lẽ thật, tập trung vào việc bước vào sự sống, và theo đuổi việc thực hiện tốt bổn phận của mình. Không có sai lầm trong việc này! Cho dù Đức Chúa Trời đối xử với ngươi thế nào vào sau hết thì sự đối xử đó đảm bảo cũng luôn công chính; ngươi không nên hoài nghi điều này, và ngươi không cần lo lắng. … Nếu ngươi thỉnh thoảng trở nên phóng đãng một cách vô thức, và Đức Chúa Trời chỉ ra điều đó cho ngươi, tỉa sửa ngươi, và ngươi thay đổi tốt hơn, Đức Chúa Trời sẽ không bắt ngươi chịu trách nhiệm. Đây là quá trình bình thường của một sự thay đổi tâm tính, và ý nghĩa thật của công tác cứu rỗi được thể hiện trong quá trình này. Đây là điều then chốt(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được tâm ý của Ngài. Công tác của Đức Chúa Trời là để thay đổi và làm tinh sạch tâm tính bại hoại của chúng ta. Bởi vì đã bị Sa-tan làm bại hoại quá sâu, nên chúng ta không ngừng bộc lộ sự bại hoại trong bổn phận. Vì lẽ đó mà chúng ta cần có ý thức tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề này, thật lòng ăn năn, và từng bước tiến bộ trong lối vào sự sống. Chỉ như vậy thì cuối cùng ta mới đạt được sự cứu rỗi. Trên thực tế, rào cản lớn nhất để đạt được sự cứu rỗi chính là tâm tính bại hoại của con người, chứ không phải họ đang làm bổn phận gì. Ngay cả khi tôi không làm bổn phận lãnh đạo, nhưng nếu tâm tính bại hoại không được giải quyết thì cuối cùng tôi vẫn sẽ bị tỏ lộ và bị loại bỏ. Là một loài thọ tạo, tôi cần đón nhận và thuận phục sự sắp đặt, an bài của Đức Chúa Trời, dốc hết sức mình vào bổn phận, không hiểu lầm hay đề phòng Đức Chúa Trời nữa. Sau khi hiểu tâm ý của Ngài, tôi không còn lo lắng việc bị tỏ lộ hay bị loại bỏ khi làm lãnh đạo nữa, vậy nên tôi đã viết thư cho lãnh đạo cấp trên để tiếp nhận bổn phận này.

Qua trải nghiệm lần này, tôi đã hiểu được phần nào về tâm tính giả dối, nghi ngờ và đề phòng Đức Chúa Trời của mình, cũng như có được chút hiểu biết về những quan điểm sai lầm của mình. Tôi nhận ra khi Đức Chúa Trời tỏ lộ con người, không phải là để loại bỏ họ, dù Ngài có hành động thế nào đi chăng nữa thì cũng là để làm tinh sạch và cứu rỗi con người. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 79. Không Sẵn Lòng Làm Lãnh Đạo – Điều Gì Khiến Tôi Lo Ngại?

Tiếp theo: 82. Tôi Đã Vượt Qua Nỗi Đau Mất Mẹ Như Thế Nào

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger