Đằng sau sự im lặng

13/07/2021

Bởi Lập Chí, Hy Lạp

Tôi không phải là người nói nhiều và không thường xuyên mở lòng với người khác. Tôi luôn nghĩ đó là do mình có tính cách hướng nội, nhưng sau khi trải qua một số chuyện và nhìn thấy những gì được mặc khải trong lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng ít giao tiếp và không bao giờ tùy tiện chia sẻ ý kiến của mình không phải là một người hướng nội, và đó cũng không phải là hành động theo lý trí. Ẩn bên trong đó là tâm tính sa-tan quỷ quyệt.

Một thời gian trước, tôi bắt đầu thực hiện bổn phận biên tập. Tôi thấy các anh chị em mà tôi làm việc cùng trong bổn phận đều có khá nhiều kinh nghiệm; họ hiểu các nguyên tắc và có tố chất khá tốt. Mọi người đều có khả năng phân định về việc ai là người hiểu lẽ thật, và ai là người có tài năng thực sự cũng như học thức vững vàng. Điều này làm tôi có chút bối rối. Tôi có tố chất trung bình và không có thực tế lẽ thật, vì vậy nếu tôi tùy tiện bày tỏ ý kiến trong các cuộc thảo luận, chẳng phải điều đó cũng giống như múa rìu qua mắt thợ sao? Nếu tôi nói đúng thì không sao, còn ngược lại, mọi người sẽ nghĩ rằng tôi đang tự phô trương bất chấp sự hiểu biết nông cạn của mình về lẽ thật. Tôi cảm thấy như thế thực sự rất xấu hổ. Tôi liên tục tự răn mình không được gây sự chú ý, lắng nghe nhiều hơn nói. Và vì vậy, khi tất cả chúng tôi cùng nhau nghiên cứu các vấn đề, tôi hầu như không bao giờ chia sẻ suy nghĩ của mình. Có lần, khi tôi đưa ra một đề xuất và mọi người đều đồng ý rằng đó không phải là cách tiếp cận đúng đắn – tôi cảm thấy rất nhục nhã, kiểu như mình không nên hấp tấp chường mặt ra, nếu không có thể lỡ lời và đem bản thân ra làm trò cười. Tôi cảm thấy mình cần phải cư xử thận trọng và ít nói thôi. Trong các cuộc thảo luận sau đó, tôi không chủ động nói ra suy nghĩ của mình nữa, mà để cho người khác nói trước.

Sau đó, một chị hiểu biết rất thấu đáo và có tố chất khá tốt đã gia nhập nhóm của chúng tôi. Chị ấy được chỉ định làm việc với tôi. Có lần khi chúng tôi đang nói về một vấn đề, tôi có một số ý tưởng muốn chia sẻ, nhưng sau đó tôi lo rằng nếu suy nghĩ của mình kém cỏi và những gì tôi nói không thể tiếp tục được xem xét kỹ lưỡng, người chị mới này có thể nghĩ rằng tôi đơn giản và ngây thơ, và tôi sẽ bị phơi bày con người thật của mình. Sau đó tôi sẽ làm gì nếu chị ấy bắt đầu coi thường tôi? Tôi quyết định quên chuyện đó đi, và chỉ nghe những gì chị ấy nói. Khi chúng tôi giải quyết vấn đề này trong vài ngày tiếp theo, tôi hầu như không chia sẻ bất kỳ quan điểm riêng nào, mà chỉ đồng ý với quan điểm của chị ấy, nghĩ rằng việc này sẽ giúp tôi đỡ có nguy cơ bị mất mặt và khiến mọi thứ dễ dàng hơn. Vì tôi không nói nhiều nên không khí hợp tác giữa chúng tôi khá buồn tẻ. Thỉnh thoảng chị ấy có gặp vấn đề nhưng tôi cũng chẳng chia sẻ ý kiến của mình, nên chúng tôi cứ mắc kẹt như thế. Năng suất của chúng tôi rất thấp và tiến độ công việc chung vẫn dậm chân tại chỗ. Thời gian trôi qua, tôi ngày càng ít lên tiếng, và ngay cả khi có ý kiến thì tôi cũng sẽ nghĩ đi nghĩ lại rất lâu trước khi mở miệng. Tôi thực sự cảm thấy chán nản và không đạt được nhiều thành tích trong bổn phận của mình. Tôi cứ mãi mắc kẹt trong trạng thái đó, cảm thấy u ám và băn khoăn thế nào ấy. Đó là lúc tôi đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện. Tôi thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, dạo gần đây, con không thể cảm nhận được bất kỳ sự khai sáng nào của Đức Thánh Linh trong bổn phận của mình và hầu như không tiến bộ được chút nào trong công việc. Con không biết mình đang sống trong tâm tính bại hoại nào mà Ngài ghê tởm – xin hãy dẫn dắt con biết mình”. Một ngày nọ, khi tôi đang suy ngẫm trong khi tĩnh nguyện, từ “láu cá” đột nhiên xuất hiện trong đầu tôi. Tôi đã tìm thấy đoạn này trong khi tìm kiếm những lời có liên quan của Đức Chúa Trời: “Một người có thể không bao giờ cởi mở và truyền đạt những gì họ nghĩ với người khác. Và trong tất cả những gì họ làm, họ sẽ không bao giờ tham vấn người khác, mà thay vào đó là khép mình, có vẻ phòng thủ với người khác trong mọi việc. Họ khép chặt lòng mình nhất có thể. Chẳng phải đây là một người mưu chước sao? Ví dụ, họ có một ý tưởng mà họ cho là thông minh, và nghĩ rằng: ‘Tôi sẽ giữ ý tưởng cho mình lúc này. Nếu tôi chia sẻ, các người có thể sử dụng nó và cướp công của tôi. Tôi sẽ giữ lại’. Hoặc nếu có điều gì đó mà họ không hiểu hết, họ sẽ nghĩ: ‘Tôi sẽ không nói ra lúc này. Sẽ thế nào nếu tôi nói ra, và ai đó nói điều gì cao siêu hơn, chẳng phải tôi sẽ trông như kẻ ngốc sao? Mọi người sẽ nhìn thấu tôi, thấy được điểm yếu của tôi trong việc này. Tôi không nên nói bất cứ điều gì cả’. Vì vậy, bất kể quan điểm hay lý luận, bất kể động cơ ngầm là gì, họ đều sợ mọi người sẽ nhìn thấu họ. Họ luôn tiếp cận bổn phận của chính mình và mọi người, sự vật và sự việc bằng kiểu quan điểm và thái độ này. Đây là dạng tâm tính gì? Một tâm tính lươn lẹo, giả dối và tà ác(“Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật mới có thể sở hữu nhân tính bình thường” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc những lời này khiến lòng tôi nặng trĩu. Lời Đức Chúa Trời đã hoàn toàn vạch trần tình trạng thực sự của tôi và cụm từ “một tâm tính lươn lẹo, giả dối và tà ác” thực sự khiến tôi thấm thía cũng như xấu hổ. Tôi đã nghĩ, bằng cách không nói thẳng ra hay tùy tiện bày tỏ ý kiến của mình, mặc dù điều đó như thể tôi là người rất biết phải trái, nhưng trên thực tế, tôi lại đầy mưu mô. Tôi có quan điểm và ý kiến của riêng mình về những vấn đề chúng tôi phải đối mặt, nhưng khi cảm thấy không hoàn toàn hiểu rõ, tôi sợ những gì mình nói ra sẽ bị từ chối, sợ bị mất mặt và sợ bị người khác coi thường. Vì vậy, tôi đã kiềm chế, đầu tiên là để hiểu được những gì người khác nghĩ, rồi mới tiếp tục từ đó. Đó chẳng phải là láu cá và quỷ quyệt sao? Tôi đã luôn nghĩ rằng điều đó chỉ dành cho những người lúc nào cũng mưu mô, giả dối và mưu chước trong xã hội. Ở ngoài tất cả bạn bè và đồng nghiệp của tôi đều đồng ý rằng tôi là một người thật thà, rằng tôi không có bất kỳ động cơ mờ ám nào trong hành động của mình. Tôi luôn cực kỳ ghét những kẻ lươn lẹo như lươn, những người lúc nào cũng cố hiểu rõ tình thế. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ giống như vậy. Nhưng sau đó tôi thấy rằng, mặc dù mình không nói dối trắng trợn và không làm những việc giống hệt như họ, nhưng tôi vẫn bị bản tính mưu chước của mình chi phối. Tôi đã cẩn thận đọc vị mọi người trước khi nói hay làm bất cứ gì, và chỉ hùa theo người ta, sợ mình trông kém cỏi và bị mọi người nhìn thấu. Lúc nào tôi cũng không thành thật, che đậy bản thân để bảo vệ danh tiếng của mình. Khi đối diện với bất kỳ khó khăn nào trong bổn phận, tôi không bao giờ tùy tiện chia sẻ những gì mình nghĩ, mà tôi đã quỷ quyệt, dối trá, che giấu ý kiến của mình và hầu như không nghĩ gì đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Cuối cùng, tôi nhận ra mình thực sự là một kẻ láu cá, quỷ quyệt. Tôi luôn nghĩ ít nói chỉ là một phần trong tính cách của mình – kỳ thực là tôi đã không phân tích tâm tính Sa-tan ẩn sau đó. Chỉ khi đó tôi mới thấy mình tự hiểu bản thân thật kém cỏi.

Có một đoạn lời Đức Chúa Trời khác mà tôi đọc được thực sự đã giúp khai sáng cho tôi. Đức Chúa Trời phán: “Sa-tan làm bại hoại con người qua giáo dục, ảnh hưởng của các chính phủ quốc gia và của những người nổi tiếng cùng các vĩ nhân. Những lời tà ma của họ đã trở thành bản chất cuộc sống của con người. ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’ là một châm ngôn nổi tiếng của Sa-tan đã thấm nhuần vào trong mọi người, và đã trở thành cuộc sống của con người. Có những câu triết lý sống khác cũng tương tự như thế. Sa-tan sử dụng nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng quốc gia để giáo dục con người, khiến nhân loại rơi vào và bị nhấn chìm dưới vực sâu không đáy của sự hủy diệt, và cuối cùng con người bị Đức Chúa Trời hủy diệt bởi vì họ phục vụ Sa-tan và chống đối Đức Chúa Trời. … Vẫn có nhiều độc tố sa-tan khác trong đời sống con người, trong hành động và hành vi của họ; họ hầu như không sở hữu chút lẽ thật nào. Ví dụ, những triết lý sống của họ, cách làm việc của họ, và những câu cách ngôn của họ đều đầy những độc tố của con rồng lớn sắc đỏ, và tất cả chúng đều đến từ Sa-tan. Do đó, mọi thứ chảy trong xương và máu con người đều là mọi thứ của Sa-tan. … Nhân loại đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc. Nọc độc của Sa-tan chảy trong máu của mỗi người, và có thể thấy rằng bản tính con người là bại hoại, tà ác, và phản động, đầy dẫy và chìm ngập trong những triết lý của Sa-tan – về tổng thể, đó là bản tính phản bội Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao con người chống đối Đức Chúa Trời và đứng lên chống đối lại Đức Chúa Trời(“Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời đã chạm đến những nơi sâu thẳm nhất trong lòng tôi. Tôi nhận ra mình đã luôn đề cao những triết lý Sa-tan như: “Nghe nhiều, nói ít” và “Im lặng là vàng, nói nhiều tất có sơ hở”. Bằng cách trở thành một “người nghe” thay vì một chiếc “loa phóng thanh” với những người khác, tôi sẽ không lộ ra những khuyết điểm hay trông thật ngu ngốc. Bằng cách kiềm nén những gì mình muốn nói, nhiều ý kiến sai lầm của tôi sẽ không bao giờ bị lộ ra, vì vậy tất nhiên là không ai có thể chỉ ra lỗi của tôi hoặc bất đồng quan điểm với tôi. Như vậy, tôi có thể giữ thể diện và điều đó càng thuyết phục tôi rằng làm theo những tư tưởng như “Im lặng là vàng” và “Nghe nhiều, nói ít” là cách sống khôn ngoan nhất trên thế giới này. Sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt, tôi vẫn không khỏi tiếp tục để những điều này chi phối việc tương tác của mình với các anh chị em. Tôi cảm thấy rằng chỉ cần không nói nhiều hoặc giữ im lặng thì sẽ không ai phát hiện ra những sai sót và khuyết điểm cá nhân của tôi và tôi có thể bảo vệ hình ảnh của mình. Tôi sống theo những triết lý sa-tan này, và bất cứ khi nào muốn chia sẻ quan điểm riêng, tôi luôn tính toán thiệt hơn và những gì người khác sẽ nghĩ. Nếu tôi nghĩ rằng có khả năng mình sẽ bị mất mặt, thì tôi sẽ chọn con đường an toàn, không nói hay làm bất cứ gì. Những chất độc sa-tan này khiến tôi ngày càng trở nên láu cá và quỷ quyệt, đồng thời khiến tôi luôn suy đoán và đề phòng người khác nhiều hơn. Tôi không chủ động giao tiếp và cởi mở, nên việc hợp tác của tôi với mọi người thực sự rất chán nản và đơn điệu. Cứ như vậy tôi không thể nào làm tốt bổn phận của mình được.

Nhận thức được điều này, tôi đã đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện, xin Ngài hướng dẫn tôi giải quyết khía cạnh này trong tâm tính bại hoại của mình. Sau đó, tôi đã có ý thức nỗ lực trong các cuộc thảo luận với các anh chị em để từ bỏ động cơ cá nhân và bắt đầu chủ động nói ra suy nghĩ của mình mà không lo việc đó khiến tôi trông như thế nào. Với những ý kiến cần xây dựng thêm, tôi sẽ trình bày chúng với các anh chị em để tranh luận và đối thoại; khi chúng tôi gặp khó khăn trong bổn phận, mọi người sẽ cùng cầu nguyện và tìm kiếm, tất cả mọi người đều trao đổi với nhau. Theo cách này, chúng tôi có thể tìm thấy một con đường phía trước. Nhưng vì tôi đã bị Sa-tan làm bại hoại quá trầm trọng, nên vẫn có nhiều lần tôi không khỏi hành động theo tâm tính bại hoại của mình. Một lần nọ, trong một cuộc thảo luận về một vấn đề trong bổn phận của chúng tôi, có vài giám sát viên tình cờ cũng có mặt ở đó. Tôi thầm nghĩ: “Việc thảo luận ý kiến với các anh chị em thì cũng tốt, nhưng khi có các giám sát viên ở đây, họ sẽ nghĩ gì về tố chất của mình nếu suy nghĩ của mình sai, nếu mình hiểu biết kém cỏi? Lỡ như họ nghĩ mình không phù hợp với bổn phận này và loại bỏ mình khỏi đội thì sao – những người khác sẽ nghĩ gì về mình? Mình sẽ không bao giờ có thể ngóc đầu lên được nữa”. Vì lo như vậy, tôi không nói một lời nào trong toàn bộ cuộc thảo luận. Khi chúng tôi đang chuẩn bị kết thúc cuộc họp, một trong những giám sát viên đã hỏi tôi tại sao tôi không nói gì cả. Tôi cảm thấy rất ngượng và tội lỗi. Tôi cũng không biết phải nói gì để đáp lại. Cuối cùng, tôi nói: “Đó là một biểu hiện khác về tâm tính quỷ quyệt của tôi. Tôi sợ rằng nếu nói quá nhiều, tôi sẽ mắc lỗi, vì vậy tôi không dám mở miệng”. Nhưng sau vụ đó, tôi vẫn cảm thấy không thoải mái. Mặc dù tôi thừa nhận mình đang biểu lộ sự bại hoại, nhưng lần tới gặp phải tình huống đó, liệu tôi có hành động y như vậy không? Suy nghĩ về điều này, tôi thấy rằng mặc dù bản thân đã có sự tự biết mình nào đó và có dựa trên lời Đức Chúa Trời vạch trần vấn đề này để tự kiểm bản thân mình, nhưng tôi vẫn không khỏi sống theo tâm tính bại hoại này khi đối mặt với thử thách. Tôi đã không thực sự ăn năn và thay đổi. Tôi đã đến trước mặt Đức Chúa Trời để cầu nguyện, xin Ngài hướng dẫn để tôi thực sự biết mình.

Sau đó, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Những kẻ địch lại Đấng Christ tin rằng nếu họ luôn thích nói chuyện và cởi mở với người khác, mọi người sẽ nhìn thấu họ và thấy họ không có chiều sâu, mà chỉ là những người tầm thường, và do đó sẽ không còn tôn trọng họ. Những người khác không tôn trọng họ có nghĩa là gì? Nghĩa là họ không còn có vị trí cao trọng trong lòng người khác, và họ dường như khá bình thường, khá đơn giản, khá xoàng xĩnh. Đây là điều những kẻ địch lại Đấng Christ không muốn thấy. Đó là lý do tại sao, khi họ thấy một người khác trong nhóm luôn phơi bày bản thân họ và nói họ đã tiêu cực, phản nghịch Đức Chúa Trời, họ đã phạm phải những vấn đề gì vào hôm qua, và rằng hôm nay, họ đang khổ sở và đau đớn vì đã không là người trung thực, những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ nói những điều như thế mà che giấu chúng sâu trong lòng. Có một số người ít nói bởi vì họ có tố chất kém cỏi và đầu óc đơn giản, không suy nghĩ nhiều, nên họ rất kiệm lời. Những người cùng giuộc với những kẻ địch lại Đấng Christ cũng ít nói, nhưng lý do không phải như vậy – mà đó là một vấn đề trong tâm tính họ. Họ ít nói khi gặp người khác, và khi những người khác nói về một vấn đề, họ sẽ không dễ gì đưa ra ý kiến. Tại sao họ không đưa ra ý kiến? Trước hết, họ chắc chắn không có lẽ thật và không thể nhìn thấu cốt lõi bất kỳ vấn đề nào; ngay khi họ nói, họ mắc lỗi, và những người khác sẽ thấy con người thật của họ. Do đó, họ làm ra vẻ im lặng và trầm lắng, khiến người khác không thể đánh giá chính xác họ, và thậm chí khiến người ta nghĩ họ xuất chúng và đặc biệt. Theo cách này, sẽ không ai nghĩ họ tầm thường; nhìn thấy phong thái điềm đạm, trầm tĩnh của họ, mọi người sẽ đánh giá cao về họ, và không dám coi nhẹ họ. Đây là sự ranh mãnh và tà ác của những kẻ địch lại Đấng Christ; việc họ không sẵn lòng đưa ra ý kiến là một phần trong tâm tính này của họ. Họ không sẵn sàng đưa ra ý kiến không phải vì họ không có ý kiến – họ có một số ý kiến ngụy biện và sai lệch, không hề phù hợp với lẽ thật, và thậm chí một số ý kiến còn không bao giờ được đưa ra – tuy nhiên, dù có dạng ý kiến nào, họ cũng không thoải mái đưa ra. Họ không thoải mái đưa chúng ra không phải vì sợ người khác có thể cướp công mà là vì họ muốn che giấu chúng; họ không dám nói thẳng ý kiến vì sợ con người thật của mình bị nhìn thấy. … Họ biết giới hạn của chính mình, và họ có một động cơ khác, động cơ đáng xấu hổ nhất: Họ muốn được tôn cao. Chẳng phải đó là điều đáng ghét nhất sao?(“Đối với những người dẫn dắt và những người làm công, việc chọn một con đường là điều vô cùng quan trọng (4)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Mỗi một lời của Đức Chúa Trời như xuyên thấu tâm can tôi. Tôi luôn bám vào những tư tưởng “Im lặng là vàng” và “nói nhiều tất có sơ hở”. Có vẻ như tôi chỉ đang bảo vệ hình ảnh của mình, sợ nói sai sẽ bị chê cười và sỉ nhục, nhưng mấu chốt của vấn đề là tôi muốn có được địa vị trong mắt người khác. Tôi muốn tất cả những gì tôi nói, mọi ý kiến mình đưa ra đều nhận được sự ngưỡng mộ và tán thành của mọi người, để nhận được sự đồng tình từ họ. Để đạt được mục đích đó, tôi đã không thành thật và che đậy bản thân, luôn vắt óc suy nghĩ, ám ảnh với mọi thứ mình nói và làm để bản thân trông giống như một người chín chắn, sâu sắc. Trong các cuộc thảo luận với các giám sát viên, tôi đặc biệt bận tâm đến việc bảo vệ hình ảnh và địa vị nên không dám chia sẻ ý kiến của mình, nghĩ rằng nếu mình nói đúng thì không sao, nhưng nếu nói sai thì sẽ tỏ lộ sự thiếu hiểu biết của mình. Sau đó, nếu các giám sát viên thấy không ấn tượng và tôi bị mất bổn phận, thì vị thế của tôi trong mắt người khác sẽ hoàn toàn bị hủy hoại. Để che giấu những động cơ nham hiểm này, tôi chỉ biết im lặng, ngại cởi mở chia sẻ suy nghĩ và quan điểm của mình, thậm chí không dám thốt ra một câu đơn giản như “Tôi không chắc mình có hiểu vấn đề này hay không”. Điều đó thật đáng khinh, đáng xấu hổ! Tôi nhận ra rằng khi cộng tác với những người khác trong bổn phận của mình và trong giao tiếp ứng xử hằng ngày với các anh chị em, tôi trầm lặng và bề ngoài tỏ ra trung thực, nhưng bên trong, tôi nung nấu sự quỷ quyệt. Tôi đang che giấu sự xấu xa của mình, che đậy con người thật và lừa gạt người khác. Và ngay cả trong các cuộc họp mặt, khi chúng tôi thông công về lẽ thật và thảo luận vấn đề, tôi vẫn sẽ cố hùa theo mọi người, với hy vọng bảo vệ địa vị và hình ảnh của mình trong mắt người khác. Tôi yêu hình ảnh và danh tiếng của chính mình hơn là lẽ thật và sự công chính – đây hoàn toàn là tâm tính quỷ quyệt và xấu xa của một kẻ địch lại Đấng Christ mà tôi đang tỏ lộ. Tại thời điểm này khi nghiệm lại, tôi nhận ra tình trạng của mình nguy hiểm như thế nào. Tôi nghĩ đến việc trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Trời đã phán với những người không làm theo ý muốn của Ngài rằng: “Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!(Ma-thi-ơ 7:23). Tôi có đức tin, nhưng tôi đã không đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, và tôi không thực hiện hành động thiết thực để làm hài lòng Đức Chúa Trời; tôi không thể mở lòng với các anh chị em trong khi thông công và không thể trung thực. Thay vào đó, tôi luôn che đậy mặt xấu của mình, cố tìm mọi cách để bảo vệ hình ảnh và lừa gạt người khác để họ kính trọng tôi. Tôi đang tranh giành địa vị với Đức Chúa Trời, và tôi đang đi trên con đường chống đối Đức Chúa Trời của một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi biết rằng nếu không ăn năn, rốt cuộc tôi sẽ bị Đức Chúa Trời loại bỏ. Cuối cùng, hiểu được điều này khiến tôi cảm thấy ghê tởm bản tính bại hoại của mình và cũng khiến tôi thấy việc tiếp tục mưu cầu kiểu đó sẽ nguy hiểm đến mức nào. Tôi phải đến trước mặt Đức Chúa Trời và ăn năn càng sớm càng tốt, phản bội xác thịt, và đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành.

Sau đó, khi cởi mở với các anh chị em về tình trạng của mình, một chị đã gửi cho tôi đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Khi người ta làm bổn phận của mình hay bất cứ công việc nào trước Đức Chúa Trời, lòng họ phải tinh sạch như một bát nước – trong suốt – thái độ của họ phải đúng đắn. Dạng thái độ nào là đúng đắn? Cho dù ngươi đang làm gì, ngươi cũng có thể chia sẻ với những người khác về bất cứ điều gì trong lòng mình, bất cứ ý tưởng nào mình có thể có. Nếu họ nói ý tưởng của ngươi không hiệu quả và đưa ra gợi ý khác, ngươi lắng nghe và nói: ‘Ý hay đấy, chúng ta làm vậy đi. Ý của tôi không hay, thiếu kiến thức chuyên sâu, chưa mở mang.’ Từ những lời nói và hành động của ngươi, mọi người sẽ thấy ngươi có những nguyên tắc cực kỳ rõ ràng trong hạnh kiểm của mình, không có sự tối tăm trong lòng ngươi, và ngươi hành động, nói năng chân thành, dựa trên thái độ trung thực. Ngươi nói thẳng nói thật, một là một, hai là hai, không mưu mẹo, không bí mật, mà là một người rất minh bạch. Chẳng phải đó là một dạng thái độ sao? Đây là một thái độ đối với con người, sự vật và sự việc, thể hiện tâm tính của người này(“Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật mới có thể sở hữu nhân tính bình thường” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi cũng đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời bảo con người không được giả dối mà phải trung thực, nói năng trung thực và làm những việc trung thực. Ý nghĩa của việc Đức Chúa Trời phán điều này là để cho phép con người có được hình tượng giống con người thật sự, để họ không mang hình tượng của Sa-tan, kẻ nói như rắn trườn trên đất, luôn lập lờ, làm rối sự thật của vấn đề. Nghĩa là, Ngài phán điều này để con người, trong lời nói hay hành động, có thể sống một cuộc sống đứng đắn và ngay thẳng, không có mặt tối, không có bất cứ điều gì đáng xấu hổ, với lòng tinh sạch, bên ngoài hòa hợp cùng bên trong; họ nói bất cứ điều gì mình nghĩ trong lòng và họ không lừa dối bất kỳ ai hay lừa dối Đức Chúa Trời, không kìm giữ điều gì, với tấm lòng như một vùng đất tinh sạch. Đây là mục tiêu của Đức Chúa Trời khi yêu cầu con người làm người trung thực(“Con người hưởng lợi nhất từ kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Trong những đoạn này, tôi thấy rằng Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Một người trung thực là người đơn giản và thẳng thắn, không gian dối hay quỷ quyệt đối với Đức Chúa Trời, và họ thật thà với người khác. Họ nói thật lòng mình, để cả Đức Chúa Trời và mọi người có thể hiểu rõ tấm lòng chân thật của họ. Đây là cách một người nên biểu lộ – ngay thẳng và không giấu giếm. Một người trung thực yêu lẽ thật và yêu những điều tích cực, nên họ dễ dàng đạt được lẽ thật và có thể được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Trái lại, tôi không thể nói một lời chân thật nào từ trái tim trong khi tương tác và cộng tác với người khác. Lời nói và hành động của tôi không có sự minh bạch – tôi mờ ám và mưu chước, và không thể nào hiểu được cũng như đạt được lẽ thật. Trên thực tế, Đức Chúa Trời biết rõ tố chất của tôi, cũng như mức độ hiểu biết về lẽ thật của tôi sâu sắc đến đâu. Che đậy bản thân có thể lừa được người khác, nhưng sẽ không bao giờ gạt được Đức Chúa Trời. Ngài có thể thấy việc tôi luôn giở trò và thiếu trung thực là xấu xa và ghê tởm như thế nào, nên Ngài sẽ không có cách nào để dẫn dắt tôi. Tuy nhiên, việc đưa lẽ thật vào thực hành như Đức Chúa Trời yêu cầu và làm người trung thực, cởi mở với người khác cho dù tôi có sai lầm trong quan điểm của mình hay không, thì với tôi cũng không có gì là mệt mỏi cả, và điều đó cũng mang lại niềm vui cho Đức Chúa Trời. Ngoài ra, chỉ bằng cách mở miệng, tôi có thể biết được mình đã sai ở đâu; sau đó những người khác có thể cho tôi lời khuyên và giúp đỡ tôi, đó là cách duy nhất để tôi tiến bộ. Mặc dù như vậy tức là tôi hơi mất mặt nhưng điều đó rất có lợi cho sự hiểu biết về lẽ thật cũng như sự trưởng thành của tôi trong cuộc sống.

Trước đây, tôi thực sự không biết phải cư xử ra sao. Nhưng một khi Đức Chúa Trời nắm lấy tay ta để dạy ta cách nói và làm, chúng ta có thể sống thể hiện ra hình tượng giống con người. Tôi hiểu được những ý định tha thiết của Đức Chúa Trời và tôi cảm thấy thực sự được khích lệ, đồng thời cũng có được một con đường thực hành. Sau đó, khi làm việc với các anh chị em hoặc trao đổi với các giám sát viên trong bổn phận của mình, tôi bắt đầu tập mở lòng, không giấu giếm, để thôi bảo vệ danh tiếng và địa vị của mình. Tôi đã cố gắng chia sẻ những suy nghĩ thực sự, thẳng thắn với các anh chị em. Tôi có thể cởi mở nói với các anh chị em rằng các ý kiến của tôi chưa được suy nghĩ thấu đáo, rằng sự hiểu biết của tôi còn nông cạn hoặc suy nghĩ của tôi còn đơn giản, và tôi hoan nghênh việc họ sửa chữa những gì còn thiếu sót. Thực hành làm điều này thực sự cho tôi cảm giác nhẹ nhõm. Hơn nữa, nói sai điều gì đó chẳng có gì là xấu hổ cả; thực ra, việc thường xuyên che giấu bản thân và tạo ra một bộ mặt giả tạo để khiến người khác ngưỡng mộ mình mới là đạo đức giả và vô liêm sỉ. Không lâu sau, tôi bắt đầu làm việc cùng với người chị đã làm việc lâu nhất trong nhóm. Chị ấy đã làm khá tốt trong công tác của chúng tôi và khi thông công về lẽ thật, vì vậy, tôi ngại bày tỏ quan điểm của mình trong công việc với chị để không phơi bày những thiếu sót của mình và tỏ ra hiểu biết hơn. Khi ý tưởng đó hiện lên trong đầu, tôi ngay lập tức nhận ra rằng một lần nữa mình lại muốn che giấu bản thân, vì vậy tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và phản bội bản thân. Kể từ đó, trong các cuộc thảo luận về công việc của tôi với chị ấy, tôi không còn kìm hãm bản thân nữa mà chủ động chia sẻ quan điểm của mình. Những cuộc thảo luận cùng sẻ chia này đã giúp tôi thấy liệu quan điểm của mình có thực sự có giá trị hay không, và còn thiếu sót ở đâu. Chị ấy có thể nhìn ra điểm yếu của tôi và đưa ra những gợi ý phù hợp cho tôi. Kiểu hợp tác này cho phép tôi tiến bộ trong công việc và trong việc nắm bắt các nguyên tắc. Kinh nghiệm của tôi là bằng cách chủ động trao đổi và đàm luận với người khác, làm một người trung thực và bằng cách đối mặt trực tiếp với Đức Chúa Trời khi thực hiện bổn phận, bóng tối trong lòng tôi sẽ mờ đi khá nhiều và tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Tôi cũng bắt đầu làm tốt hơn nhiều trong bổn phận của mình. Tôi chân thành cảm tạ sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Lựa chọn giữa hiểm cảnh

Bởi Lý Tâm Mặc, Trung Quốc Vào mùa đông mấy năm trước, một lãnh đạo cấp trên bảo tôi rằng các lãnh đạo và công nhân ở hội thánh kế cận đã...

Đằng sau Nỗi sợ Thổ lộ

Bởi Diệp Hân Thảo, Myanmar Tháng 3 năm 2020, tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, và sớm được thực hiện...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger