Tình cảm che mờ lòng tôi

02/12/2022

Vào tháng 5 năm 2017, tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt. Khi chồng tôi thấy tôi được khỏi bệnh và vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời sau khi tin Ngài, anh cũng tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời và bắt đầu thực hiện bổn phận. Sau đó, chứng đau lưng nặng của anh cũng dần thuyên giảm và anh có thể dốc thêm nhiều sức lực trong bổn phận. Dù hội thánh yêu cầu gì, anh cũng dốc hết sức để hoàn thành, anh cũng thường nhiệt tình giúp đỡ các anh chị em. Tôi nghĩ chồng mình là người thật tâm mưu cầu, và tôi mơ về việc chúng tôi cùng nhau thực hành đức tin, theo Đức Chúa Trời đến tận cùng và cùng nhau vào vương quốc.

Nhưng hóa ra mọi chuyện không được như tôi tưởng. Vào tháng 3 năm 2021, vì tôi thiếu kinh nghiệm sống và không làm được công tác thực tế, nên đã bị cách chức người rao giảng. Không ngờ, chồng tôi đã có ý kiến gay gắt về chuyện này. Anh bảo: “Hai năm qua, em dốc hết mình vào bổn phận, để anh một mình gánh vác việc nhà. Nếu em hy sinh nhiều đến thế mà vẫn bị cách chức, thì chắc chắn anh không làm tín hữu nổi rồi. Anh từ bỏ đức tin!”. Tôi đã thông công với anh, giải thích về việc hội thánh cách thức tôi đúng theo nguyên tắc và chúng tôi phải có thái độ đúng đắn về chuyện này, đừng hiểu lầm Đức Chúa Trời. Tôi còn cho anh biết rằng bị cách chức đâu có nghĩa tôi mất cơ hội được cứu rỗi, miễn tôi còn mưu cầu lẽ thật thì còn hy vọng. Nhưng dù tôi nói gì, anh cũng không chịu nghe, cứ lờ tôi đi. Suốt một tháng sau đó, anh không hội họp hay làm bổn phận. Anh chẳng đọc lời Đức Chúa Trời hay cầu nguyện với Ngài. Trong thời gian đó, lãnh đạo đã đến thông công với anh nhiều lần, nhưng anh cứ làm ngơ. Sau đó, anh nghe lãnh đạo thông công rằng công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc, đủ loại tai họa sắp dữ dội hơn nữa, nếu không trân quý cơ hội thực hành đức tin và làm bổn phận, thì khi các tai họa ập đến, có ăn năn cũng đã quá muộn. Chỉ đến khi đó, anh mới hồi tâm và bắt đầu hội họp, làm bổn phận trở lại. Tôi thấy nhẹ nhõm vô cùng – tôi nghĩ miễn anh tham gia hội họp, thực hiện bổn phận và tìm kiếm lẽ thật, thì anh vẫn có cơ hội được cứu rỗi.

Ban đầu, anh vẫn có phần nào nhiệt tâm, khá hăng hái trong bổn phận. Lúc đó anh là chấp sự chăm tưới và luôn dự hội họp rất đúng giờ. Có đôi lúc hội thánh cần người lo sự vụ chung, anh có thể chịu khổ cực và hy sinh vì công tác. Nhưng tình hình đó không kéo dài được lâu. Vài tháng sau, cháu trai của chồng tôi đột nhiên mắc chứng bệnh hiếm, và khi đến nhà anh mình để thăm cháu, anh đã bỏ bổn phận, không dự vài cuộc hội họp, đồng nghĩa với các anh chị em ở một vài nhóm không có ai chăm tưới. Tôi đã thông công với anh về việc phải ưu tiên bổn phận và đừng dành quá nhiều thời gian cho vấn đề của xác thịt khi nó tác động đến bổn phận và trì hoãn lối vào sự sống của ta. Các anh chị em đã thông công với anh, nhưng anh chẳng chịu nghe. Rồi đến một ngày, anh về đến nhà, tinh thần phấn khích bảo tôi, hôm nay, khi đi bộ trên đường, anh suýt thì bị xe tông chết, chính Đức Chúa Trời đã bảo vệ cho anh. Sau đó, anh bắt đầu tham gia hội họp trở lại. Nhưng cũng chỉ được tạm thời. Ngay khi anh chồng tôi nhờ chăm cháu, anh lại bỏ dự hội họp và làm bổn phận. Thấy anh không có trách nhiệm trong bổn phận không sửa đổi hành vi sau nhiều lần được thông công, lãnh đạo cấp trên đã cách chức anh chiếu theo biểu hiện nhất quán. Sau khi bị cách chức, anh không còn dự hội họp và ngày nào cũng đến nhà anh trai mình. Các anh chị em đã thông công với anh nhiều lần, ngoài miệng thì anh đồng ý, nhưng cuối cùng vẫn không dự hội họp. Thấy anh như thế, tôi buồn vô cùng. Tôi lo là nếu không thực hành đức tin, anh sẽ bị rơi vào thảm họa và bị trừng phạt. Tôi đã hỏi anh tại sao không dự hội họp, chẳng ngờ anh lại bảo rằng: “Nhà ta có vài người tin Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời đâu có bảo vệ cháu anh khỏi mắc bệnh nặng…”. Chỉ đến lúc đó, tôi mới nhận ra rằng anh oán trách Đức Chúa Trời vì đã không bảo vệ sức khỏe cháu của anh. Thấy chồng tôi có quan niệm lầm lạc trong đức tin và chỉ muốn kiếm ân điển, tôi đã thông công với anh rằng: “Chúng ta không được tin Đức Chúa Trời chỉ để nhận phước lành và ân điển, mà phải mưu cầu lẽ thật, quy phục sự an bài của Ngài”. Tôi đã thông công với anh mấy lần, nhưng anh luôn rất chống đối và khó chịu. Tôi mới tự nhủ: “Anh ấy không tiếp nhận lẽ thật, nói năng như một người không tin”. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Có lẽ vì anh ấy mới có đức tin và không hiểu lẽ thật. Mình phải cố giúp đỡ anh ấy hơn nữa”. Nhưng dù tôi thông công thế nào, anh cũng chẳng chịu nghe. Vài ngày sau, một lãnh đạo cấp trên đến để làm công tác thanh lọc. Chúng tôi cần xác định những người không tin, kẻ địch lại Đấng Christ và kẻ ác, thu thập đánh giá về họ rồi thanh trừ và khai trừ họ. Trong sô những người đó có chồng tôi. Khi xem xét hành vi nhất quán, họ thấy anh tin Đức Chúa Trời chỉ vì phước lành, hễ có chuyện không như ý hoặc không nhận được ân điển của Đức Chúa Trời, thì anh nảy sinh quan niệm đối với Ngài, không chịu hội họp và làm bổn phận. Anh bị xét là người không tin chỉ muốn “nhét cho đầy bụng”. Tôi bắt đầu hoảng lên: “Thế chẳng phải nghĩa chồng mình sẽ bị đào thải sao? Vậy anh ấy sẽ mất cơ hội được cứu rỗi?”. Tôi không thể chấp nhận sự thật này và nghĩ cách phản bác: “Chẳng phải các anh hiểu sai cả rồi sao? Anh ấy mới có đức tin và không hiểu lẽ thật. Trước đây, anh ấy làm tròn bổn phận, chỉ là trong nhà có chuyện nên anh ấy bị yếu đuối tạm thời thôi. Chúng ta phải hỗ trợ và giúp đỡ anh ấy. Có lẽ khi tình trạng được cải thiện, anh ấy sẽ dự hội họp bình thường”. Nhưng tôi biết công tác thanh lọc rất quan trọng với nhà Đức Chúa Trời. Tôi là lãnh đạo hội thánh, trách nhiệm của tôi là thực hiện nó, nên tôi đã đồng ý cung cấp thông tin. Nhưng tôi vẫn dự định giúp đỡ anh. Tôi thông công với anh thường xuyên, thúc giục anh đọc lời Đức Chúa Trời và dự hội họp, nhưng anh chẳng chịu nghe tôi. Thỉnh thoảng, anh nổi nóng, bảo tôi im miệng đi. Đôi khi, nếu tôi bận công tác của hội thánh và không lo được việc nhà, anh sẽ mắng tôi, chửi tôi. Tôi thất vọng về anh lắm, có vẻ như không có cách nào cứu nổi anh. Dù tôi cố giúp đỡ bao nhiêu đi nữa, anh vẫn không cải thiện.

Một hôm nọ, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời phơi bày hành vi của người không tin. Đoạn đó thế này: “Dấu hiệu đặc trưng của những kẻ chẳng tin là gì? Đức tin nơi Đức Chúa Trời của họ chỉ là một kiểu tìm kiếm cơ hội, một cách để kiếm lợi từ hội thánh, để tránh tai họa, tìm kiếm sự hỗ trợ và một phiếu ăn ổn định. Một số người bọn họ thậm chí còn có khát vọng chính trị, mong muốn gia nhập vào chính quyền và giành được một sự bổ nhiệm viên chức. Những người như vậy, từng người một, đều là những kẻ chẳng tin. Đức tin nơi Đức Chúa Trời của họ mang trong mình những động cơ và ý định này, và trong lòng họ, họ không tin chắc một trăm phần trăm rằng có một Đức Chúa Trời. Dù họ thừa nhận Ngài nhưng họ làm vậy một cách đầy hoài nghi, vì quan điểm họ duy giữ là vô thần. Họ chỉ tin những thứ họ có thể nhìn thấy được trong thế giới vật chất. … Chính vì những người này không tin rằng Đức Chúa Trời tể trị trên mọi sự nên họ mới có thể thâm nhập vào hội thánh với ý đồ và mục đích riêng của mình một cách mặt dày mày dạn và không hề do dự. Họ muốn thể hiện tài năng trong hội thánh, hoặc biến ước mơ của mình thành hiện thực, hoặc một điều gì đó tương tự – nghĩa là, họ muốn thâm nhập vào hội thánh và đạt được danh vọng và địa vị ở đó, để thỏa mãn được mục đích và mong muốn đạt được phước lành của họ, và nhờ đó nhận được phiếu ăn. Từ hành vi cũng như bản tính và thực chất của họ, người ta có thể thấy rằng mục tiêu, động cơ và ý định của họ khi tin vào Đức Chúa Trời là không đúng đắn. Chẳng ai trong số họ là người có thể tiếp nhận lẽ thật, và thậm chí nếu họ có thâm nhập vào được hội thánh, họ cũng không phải là người mà hội thánh nên chấp thuận. Ngụ ý của điều này là họ có thể thâm nhập được vào hội thánh, nhưng họ không phải là dân sự được Đức Chúa Trời chọn. ‘Không phải là dân sự được Đức Chúa Trời chọn’ – cụm từ này được diễn giải như thế nào? Nó có nghĩa rằng Đức Chúa Trời đã không tiền định và chọn họ; Ngài không coi họ là người nhận lãnh công tác và sự cứu rỗi của Ngài; Ngài cũng không tiền định họ là loài người mà Ngài sẽ cứu rỗi. Một khi họ đã vào hội thánh, đương nhiên là chúng ta không thể đối đãi với họ như các anh chị em của mình, vì họ không phải là người chân thành tiếp nhận lẽ thật hay quy phục công tác của Đức Chúa Trời. Một số người có thể thắc mắc: ‘Nếu họ không phải là các anh chị em thật sự tin Đức Chúa Trời thì tại sao hội thánh không thanh trừ và khai trừ họ?’. Ý muốn của Đức Chúa Trời là dân sự được Ngài chọn có thể học được cách phân định những người này và qua đó nhìn thấu được mưu đồ của Sa-tan và loại bỏ Sa-tan. Một khi dân sự được Đức Chúa Trời chọn phân định được, sẽ đến lúc thanh lọc những kẻ chẳng tin này. Mục đích của sự phân định là để vạch trần những kẻ chẳng tin đó, những kẻ đã thâm nhập vào nhà của Đức Chúa Trời với tham vọng và ước muốn của họ, và để thanh trừ họ ra khỏi hội thánh, vì họ không phải là những người thực sự tin vào Đức Chúa Trời, càng không phải là những người tiếp nhận và mưu cầu lẽ thật. Chẳng có gì tốt đẹp khi họ còn ở trong hội thánh – mà chỉ nhiều điều có hại mà thôi. Đầu tiên, khi đã thâm nhập vào hội thánh, họ không ăn uống lời Đức Chúa Trời và không hề tiếp nhận một chút lẽ thật nào; tất cả những gì họ làm là phá vỡ và làm nhiễu loạn công tác của hội thánh, làm phương hại đến lối vào sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Hai là, nếu họ còn ở trong hội thánh, họ sẽ làm điều càn quấy, giống như những người ngoại đạo. Điều này sẽ phá vỡ và làm nhiễu loạn công tác của hội thánh, và khiến hội thánh gặp nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Ba là, nếu họ còn ở trong hội thánh, họ sẽ không sẵn lòng đóng vai kẻ phục vụ, và mặc dù họ có thể phục vụ một chút, nhưng điều đó sẽ chỉ hòng để đạt được phước lành. Nếu một ngày họ biết không thể đạt được phước lành, họ sẽ nổi cơn thịnh nộ, làm nhiễu loạn và gây hại cho công tác của hội thánh. Tốt hơn hết là thanh trừ họ ra khỏi hội thánh trước khi điều đó xảy ra. Bốn là, những kẻ chẳng tin cũng có khả năng lập băng nhóm và bè phái trong hội thánh. Nhiều khả năng họ sẽ ủng hộ và đi theo những kẻ địch lại Đấng Christ, tạo thành thế lực tà ác trong hội thánh gây ra mối đe dọa lớn cho công tác của hội thánh. Dựa trên bốn lý do này, cần phải phân định và vạch trần những kẻ chẳng tin thâm nhập vào hội thánh, và sau đó thanh trừ họ. Đây là cách duy nhất để duy trì hoạt động bình thường của công tác hội thánh, là cách duy nhất hiệu quả để bảo vệ dân sự được Đức Chúa Trời chọn khi họ ăn uống bình thường lời Đức Chúa Trời và khi họ sống đời sống hội thánh bình thường, để họ có thể bước đi đúng hướng trên con đường tin Đức Chúa Trời. Điều này là do sự thâm nhập của những kẻ chẳng tin vào hội thánh gây phương hại rất lớn đến lối vào sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Có nhiều người không thể nhận diện được họ, mà lại coi họ như anh chị em của mình. Một số người thấy họ có một vài ân tứ và thế mạnh lại chọn họ làm lãnh đạo và người làm công. Đây là cách mà các lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ xuất hiện trong hội thánh. Nhìn vào thực chất của họ, người ta thấy họ không tin có một Đức Chúa Trời, cũng không tin lời Ngài là lẽ thật, cũng không tin Ngài tể trị mọi sự. Trong mắt của Đức Chúa Trời, họ là những kẻ chẳng tin. Ngài không hề để ý đến họ, và Đức Thánh Linh sẽ không hoạt động trên họ. Vì vậy, dựa trên thực chất của họ, họ không phải là những người mà Đức Chúa Trời sẽ cứu rỗi, và chắc chắn họ không được Ngài tiền định hoặc chọn. Đức Chúa Trời không có thể nào cứu rỗi họ. Dù nhìn nhận theo cách nào thì những người này cũng không được ở lại trong hội thánh. Họ cần phải được nhận diện kịp thời và chính xác, sau đó xử lý một cách phù hợp. Đừng để họ ở trong hội thánh và quấy rầy người khác(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng thực chất của người không tin là họ không tin có Đức Chúa Trời. Ý định, mục tiêu và động cơ của họ khi tin Đức Chúa Trời, hết thảy đều uế tạp. Họ vào hội thánh chỉ để đạt được tham vọng cá nhân của mình, họ chẳng có đức tin thật nơi Đức Chúa Trời. Họ không tin vào lời Đức Chúa Trời, không tiếp nhận lẽ thật. Khi chuyện có lợi cho họ, có lẽ họ thể hiện chút nhiệt tâm, nhưng ngay khi họ không thu lợi được gì hoặc gặp tai họa, họ liền phản bội Đức Chúa Trời. Những người này có ảnh hưởng tiêu cực đến hội thánh, họ không phải đối tượng cứu rỗi của Đức Chúa Trời và phải bị thanh trừ và khai trừ. Tôi lắng lòng và suy ngẫm về hành vi của chồng mình. Ban đầu, lúc thấy tôi khỏi bệnh sau khi tin Đức Chúa Trời, anh nghĩ rằng thực hành đức tin thì sẽ được ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời, nên anh trở thành tín hữu. Sau khi tin Đức Chúa Trời, anh được khỏi chứng đau lưng, nên anh sẵn sàng thực hiện bổn phận, nhiệt tình giúp đỡ các anh chị em. Tôi thấy ý định của chồng mình khi thực hành đức tin đã sai ngay từ đầu rồi. Anh chỉ muốn đạt được phước lành và ân điển. Sau khi tôi bị cách chức, anh cảm thấy tôi còn nhiệt tâm hơn anh mà còn bị cách chức, thì dù anh tìm kiếm đến đâu cũng không bao giờ đạt được phước lành, nên anh không muốn thực hành đức tin nữa. Sau đó, chỉ vì lo ngại khi thảm họa ập đến mà mình không đạt được phước lành, nên anh mới dự hội họp và làm bổn phận. Rồi lúc cháu anh bị bệnh, anh oán trách Đức Chúa Trời đã không bảo vệ nó, rồi lại bỏ dự hội họp và làm bổn phận. Cuối cùng, khi bị cách chức chấp sự chăm tưới, anh bỏ hoàn toàn việc làm bổn phận. Chỉ khi đó, tôi mới nhận ra chồng tôi là người không tin, chỉ vào hội thánh để kiếm phước lành. Dù trước đây, anh có làm một vài việc tốt, nhưng anh chỉ làm với ý định kiếm phước lành và lợi ích. Ngay khi không có cái mình muốn, anh liền thay đổi. Trước đây, tôi cứ nghĩ anh không hội họp và làm bổn phận vì anh không hiểu lẽ thật và chỉ đang bị yếu đuối nhất thời. Nhưng khi dùng lời Đức Chúa Trời mà phân định anh, tôi đã thấy rõ rằng không phải anh không hiểu lẽ thật, mà là anh có bản tính chán ngán lẽ thật. Vậy nên, dù tôi thông công thế nào, anh cũng không bao giờ tiếp nhận lẽ thật. Anh thật sự là một người không tin. Nhận ra mọi chuyện này, tôi đã có chút phân định về thực chất không tin của chồng mình và trong lòng chấp nhận rằng hội thánh đã đúng khi thanh trừ anh.

Lúc đó, dù đã có chút phân định về chồng mình, tôi vẫn lo nếu như tôi phơi bày anh và nêu chi tiết hành vi không tin của anh, thì anh sẽ ghét tôi, bảo tôi không màng đến tình vợ chồng. Anh có nói tôi là kẻ không chung thủy hay không? Nhất là khi thấy chồng mình mệt mỏi sau một ngày làm việc dài, tôi lại vô cùng lo lắng, sợ nếu chồng tôi bị thanh trừ, chắc chắn anh sẽ không được Đức Chúa Trời bảo vệ khi thảm họa đến. Nhận ra thế, tôi thấy kinh hoàng lắm, ước gì có cách để ngăn cho anh khỏi bị thanh trừ. Sau đó, tôi biết được anh có đọc lời Đức Chúa Trời trên điện thoại, thế là khi lãnh đạo bảo tôi cung cấp chi tiết về hành vi không tin của anh, tôi liền bao biện cho anh rằng anh thường đọc lời Đức Chúa Trời, rồi cho lãnh đạo xem chứng cứ trên điện thoại anh. Lãnh đạo có thể thấy tôi đang bảo vệ chồng mình vì tình cảm, nên đã đọc cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Thực chất thì tình cảm là gì? Chúng là một loại tâm tính bại hoại. Những biểu hiện của cảm xúc có thể được mô tả bằng một số từ: thiên vị, bảo vệ quá mức, duy trì các mối quan hệ thể xác, không công bằng; tình cảm là những thứ như vậy. Những hậu quả có thể xảy ra khi mọi người có tình cảm và sống theo tình cảm là gì? Tại sao Đức Chúa Trời ghét tình cảm của con người nhất? Một số người luôn bị tình cảm chi phối, không thể đưa lẽ thật vào thực hành, và mặc dù họ muốn vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng họ lại không thể. Vì vậy, họ đau khổ về mặt tình cảm. Và có rất nhiều người hiểu được lẽ thật nhưng không thể đưa vào thực hành. Điều này cũng là do họ bị chi phối bởi tình cảm(Thực tế của lẽ thật là gì? Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Những vấn đề gì liên quan đến tình cảm? Thứ nhất là cách ngươi đánh giá gia đình mình, cách ngươi phản ứng với những việc họ làm. ‘Những việc họ làm’ bao gồm khi họ làm nhiễu loạn và làm gián đoạn công tác của hội thánh, khi họ phán xét sau lưng người khác, khi họ làm những việc của những kẻ chẳng tin, v.v. Ngươi có thể công bằng đối những việc gia đình mình làm này không? Nếu ngươi được yêu cầu viết đánh giá gia đình mình, ngươi có làm như vậy một cách khách quan và công bằng, gạt những tình cảm riêng của ngươi sang một bên không? Điều này liên quan đến cách ngươi nên đối mặt với các thành viên trong gia đình. Và ngươi có tình cảm đối với người mà ngươi có quan hệ tốt hay những người trước đây đã giúp đỡ ngươi không? Ngươi có khách quan, công bằng và chính xác về các hành động và hành vi của họ không? Ngươi có báo cáo hoặc vạch trần họ ngay lập tức nếu ngươi phát hiện ra họ đang quấy rầy và làm gián đoạn công tác của hội thánh không? Hơn nữa, ngươi có tình cảm với những người thân thiết với ngươi, hoặc những người có sở thích tương tự không? Sự đánh giá, định nghĩa và phản ứng của ngươi đối với những hành động và hành vi của họ có công bằng và khách quan không? Và ngươi sẽ phản ứng thế nào nếu nguyên tắc quy định rằng hội thánh thực hiện các biện pháp chống lại người mà ngươi có mối liên hệ tình cảm, và những biện pháp này mâu thuẫn với những quan niệm riêng của ngươi? Ngươi có vâng phục không? Liệu ngươi có bí mật tiếp tục liên lạc với họ, liệu ngươi vẫn bị họ dụ dỗ, thậm chí ngươi có bị họ xúi giục bào chữa cho họ, biện minh và bảo vệ họ không?(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, lãnh đạo thông công rằng: “Lý do hội thánh loại bỏ mọi loại người địch lại Đấng Christ, tà ác và không tin, là để làm tinh sạch hội thánh và cho dân được Đức Chúa Trời chọn có đời sống hội thánh tốt đẹp hơn, được hội họp và làm bổn phận mà không bị quấy nhiễu. Là lãnh đạo hội thánh, chị phải bảo vệ nguyên tắc của lẽ thật không được để tình cảm chi phối lời nói và hành động. Nếu hôm nay, chúng ta thanh trừ một người không có quan hệ với chị, liệu chị có biện hộ cho họ không? Liệu chị không chịu cung cấp chi tiết về hành vi của họ ngay lập tức không? Khi để tình cảm chi phối lời nói và hành động, liệu chị có thể khách quan và công tâm không? Bản tính của chồng chị là chán ngán và chối bỏ lẽ thật. Anh ta chỉ tin Đức Chúa Trời hòng đạt phước lành, trong thực tế, anh ta là người không tin. Kể cả nếu được ở lại trong hội thánh, anh ta cũng chẳng tìm kiếm lẽ thật, chẳng được Đức Chúa Trời cứu rỗi đâu. Nếu chúng ta hành động dựa theo tình cảm và không bảo vệ nguyên tắc để giữ vững công tác của hội thánh, thì chúng ta đang chống đối Đức Chúa Trời đó. Nếu hành vi này không được chỉnh đốn, Đức Chúa Trời sẽ ghét bỏ ta và ta mất đi công tác của Đức Thánh Linh. Ta không được để tình cảm chi phối lời nói, ta phải đứng về phía lẽ thật và đánh giá mọi người một cách khách quan và công tâm. Đức Chúa Trời là công chính và nhà Ngài được lẽ thật ngự trị. Người tốt sẽ không bị oan, người không tin và kẻ hành ác chắc chắn sẽ không được ở lại trong hội thánh”.

Khi lãnh đạo thông công với tôi, trong lòng tôi biết anh ấy đã phơi bày đúng sự thật, đúng tình trạng thực sự của tôi. Nếu được yêu cầu cung cấp chi tiết về người không có quan hệ với tôi, hẳn tôi đã không chút ngần ngại nói ra hết để ai cũng có thể phân định. Nhưng vì tình cảm, dù biết rõ chồng mình đã bị vạch trần là người không tin, tôi vẫn bảo vệ anh, tìm cách để bao biện cho anh, mong lãnh đạo sẽ phá lệ cho anh ở lại trong hội thánh. Chẳng phải tôi đang chống đối Đức Chúa Trời và gây nhiễu loạn công tác của hội thánh sao? Ràng buộc tình cảm của tôi quá mạnh. Sau đó, tôi đã đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời khác và đã hiểu được căn nguyên của việc tôi để tình cảm chi phối hành động. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nếu một người phủ nhận và chống đối Đức Chúa Trời, bị Đức Chúa Trời nguyền rủa, nhưng họ là cha mẹ hay họ hàng của ngươi, không phải là kẻ hành ác theo những gì ngươi biết, và đối xử tốt với ngươi, thì ngươi có thể thấy mình không thể ghét người đó, và thậm chí vẫn còn tiếp xúc gần gũi với họ, mối quan hệ của ngươi vẫn không thay đổi. Việc nghe rằng Đức Chúa Trời khinh miệt những người như vậy khiến ngươi khó xử, và ngươi không thể đứng về phía Đức Chúa Trời và nhẫn tâm gạt bỏ họ. Ngươi luôn bị ràng buộc bởi cảm xúc, và ngươi không thể buông bỏ. Lý do cho điều này là gì? Điều này xảy ra bởi vì ngươi quá coi trọng cảm xúc, và điều này cản trở ngươi thực hành lẽ thật. Người đó tốt với ngươi, vì vậy ngươi không thể khiến mình ghét họ. Ngươi chỉ có thể ghét họ nếu họ đã làm tổn thương ngươi. Liệu sự căm ghét đó có phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật không? Ngoài ra, ngươi bị ràng buộc bởi những quan niệm truyền thống, nghĩ rằng họ là cha mẹ hoặc người thân, do đó nếu ngươi ghét họ, ngươi sẽ bị xã hội khinh bỉ và dư luận miệt thị, bị lên án là bất hiếu, không có lương tâm, và thậm chí không phải con người. Ngươi nghĩ rằng ngươi sẽ phải chịu sự kết án và trừng phạt của thánh thần. Ngay cả khi ngươi muốn ghét họ, thì lương tâm của ngươi cũng sẽ không cho phép. Tại sao lương tâm của ngươi hoạt động theo cách này? Đó là cách suy nghĩ đã được gia đình truyền thụ cho ngươi từ khi còn nhỏ, bởi những điều cha mẹ đã dạy ngươi và những điều mà văn hóa truyền thống đã khiến ngươi thấm nhuần. Nó đã ăn rất sâu vào lòng ngươi, khiến ngươi lầm tưởng rằng lòng hiếu thảo là chính đáng và phải đạo, rằng đó là điều ngươi được thừa hưởng từ tổ tiên và luôn là điều tốt đẹp. Ngươi đã học về nó trước tiên và nó vẫn chi phối, tạo ra một sự trở ngại và sự phá vỡ rất lớn trong đức tin và sự chấp nhận lẽ thật của ngươi, khiến ngươi không thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành và yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. … Sa-tan sử dụng loại văn hóa và quan niệm truyền thống về đạo đức này để ràng buộc những suy nghĩ của ngươi, tâm trí ngươi, và lòng ngươi, khiến ngươi không thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời; ngươi đã bị những điều này của Sa-tan ám ảnh, và không có khả năng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời. Khi ngươi muốn thực hành lời Đức Chúa Trời thì những điều này cũng sẽ gây xáo trộn trong ngươi, và khiến ngươi chống đối lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và khiến ngươi bất lực không thể thoát khỏi cái ách của văn hóa truyền thống. Sau một thời gian tranh đấu, ngươi phải dùng đến sự thỏa hiệp: ngươi chọn tin rằng các quan niệm truyền thống về đạo đức là đúng và phù hợp với lẽ thật, và vì vậy ngươi chối bỏ hoặc từ bỏ lời Đức Chúa Trời. Ngươi không chấp nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và ngươi không nghĩ gì về việc được cứu rỗi, cảm thấy rằng ngươi vẫn sống trên thế giới này, ngươi chỉ có thể sinh tồn bằng cách dựa vào những người này. Không thể chịu đựng sự buộc tội của xã hội, ngươi thà chọn từ bỏ lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, buông xuôi bản thân theo quan niệm đạo đức truyền thống và sự ảnh hưởng của Sa-tan, chọn xúc phạm Đức Chúa Trời và không thực hành lẽ thật. Chẳng phải con người thật đáng thương sao? Chẳng phải họ cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sao?(Chỉ bằng cách nhận ra quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự biến cải, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng lý do tôi che chở và bảo vệ chồng mình vì ràng buộc tình cảm là bởi tôi đã bị kìm hãm trong các quan niệm truyền thống. Tôi giữ những ý niệm như “Một ngày vợ chồng, trăm ngày ân nghĩa” và “Người đâu phải cây cỏ, sao có thể vô tình?” Tôi tưởng rằng người không có ràng buộc tình cảm và trung thành thì vô lương tâm. Bị những ý niệm Sa-tan đó tẩy não, tôi tưởng rằng khi cung cấp chi tiết về hành vi không tin của chồng mình theo yêu cầu của hội thánh là tôi đang phản bội mối ràng buộc hôn nhân. Tôi đã không thể làm ngơ lương tâm, cứ nghĩ rằng mình là vợ anh thì phải trung thành, bảo vệ và biện hộ cho anh. Vậy nên tôi đã cố bảo vệ anh trước lãnh đạo. Tôi đã bị ràng buộc sâu sắc bởi những quan niệm truyền thống và chất độc Sa-tan này. Văn hóa truyền thống và triết lý sống của Sa-tan đã kiểm soát tư tưởng của tôi, khiến tôi suy nghĩ mê muội, ngăn tôi thấy ra phải trái, đúng sai, khiến tôi mất đi ý thức về nguyên tắc và sẵn sàng chống đối Đức Chúa Trời để bảo vệ và che chở chồng mình. Lòng tôi đã bị tình cảm che mờ. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta yêu người Ngài yêu ghét người Ngài ghét. Đức Chúa Trời yêu thương và cứu rỗi những ai tìm kiếm và thực hành lẽ thật. Còn người chán ngán lẽ thật như chồng tôi, thì Ngài phán họ là người không tin. Ngài không tiếp nhận những người đó, không bao giờ cứu rỗi họ. Kể cả tôi có chiều theo tình cảm và để chồng mình ở lại trong hội thánh, anh cũng sẽ không tìm kiếm lẽ thật và tâm tính anh sẽ không thay đổi. Khi chuyện không được như ý, là anh oán trách và phản bội Đức Chúa Trời. Nếu hội thánh không loại bỏ anh kịp thời, anh sẽ gây nhiễu loạn đời sống hội thánh. Nhận ra thế rồi, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, sẵn sàng từ bỏ xác thịt, thực hành lẽ thật, và cung cấp chi tiết về hành vi không tin của chồng mình.

Sau đó, tôi đã viết ra mọi hành vi không tin của chồng mình. Khi viết, tôi đã có phần ngập ngừng, và muốn viết bớt lại vì lo nếu tôi phơi bày hết thì anh sẽ bị thanh trừ nhanh hơn, nhưng khi nghĩ lại lời Đức Chúa Trời và biết Đức Chúa Trời đang dõi theo, tôi biết mình đâu thể lừa dối mọi người, càng không thể lừa dối Đức Chúa Trời. Vậy là tôi đã từ bỏ bản thân, viết ra mọi điều tôi biết. Sau khi thực hành phù hợp với lời Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy bình an và thanh thản. Sau khi thu thập đánh giá về hành vi của chồng mình, tôi đọc chúng cho tất cả mọi người nghe trong buổi hội họp ngay sau đó, bảo mọi người cân nhắc xem liệu có nên thanh trừ anh hay không. Thật không ngờ, một vài anh chị em không đồng ý thanh trừ. Họ nói là trước đây anh thường giúp họ và không có vẻ là người không tin. Nghe các anh chị em nói thế, tôi nhớ lại chồng mình thật sự đã nhiệt tâm dâng mình và đã giúp đỡ cho các anh chị em. Tôi nghĩ: “Có nên cho anh ấy cơ hội nữa không? Có lẽ mình có thể thông công với anh ấy, đừng thanh trừ anh ấy quá nhanh”. Ngay khi đó, tôi nhận ra mình lại đang cố che chở cho chồng. Đâu phải hội thánh không cho anh cơ hội, chính anh không muốn có Đức Chúa Trời trong đời và đã tự nguyện từ bỏ đức tin. Thông công bao nhiêu cũng vô ích mà thôi. Thực chất của anh là người không tin và người không tin thì không bao giờ ăn năn. Đức Chúa Trời không cứu rỗi người không tin. Nếu tôi vẫn còn thương cảm và thương hại anh, Đức Chúa Trời sẽ khinh ghét tôi. Tôi mới nghĩ đến lời Đức Chúa Trời: “Nếu một hội thánh không có một ai sẵn lòng thực hành lẽ thật và không một ai có thể đứng vững làm chứng cho Đức Chúa Trời, thì hội thánh đó nên bị cô lập hoàn toàn, và các mối liên hệ của nó với những hội thánh khác phải bị cắt đứt. Điều này được gọi là ‘chết chôn’; điều này có nghĩa là cự tuyệt Sa-tan(Lời cảnh báo cho những ai không thực hành lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời cho tôi thấy rõ tâm tính công chính của Ngài không chấp nhận bị xúc phạm. Tôi biết là các anh chị em đang bảo vệ cho chồng tôi vì họ chưa phân định được anh mà thôi. Nếu tôi che chở cho anh và không thực hành lẽ thật, thì tôi sẽ chủ ý phạm tội và phản nghịch chống đối Đức Chúa Trời. Nhất là tôi đang là lãnh đạo hội thánh, nếu tôi không tiên phong thực hành lẽ thật để bảo vệ công tác của hội thánh, mà lại đứng về phe Sa-tan khi cho phép người không tin ở lại trong hội thánh, thì Đức Chúa Trời sẽ khinh ghét tôi và tôi sẽ mất công tác của Đức Thánh Linh. Làm thế, tôi không những hại mình mà còn hại cả các anh chị em. Tôi không thể rơi vào âm mưu thâm hiểm của Sa-tan, mà phải thông công với các anh chị em để họ có được phân định. Đây là trách nhiệm của tôi. Vậy nên, tôi đã dùng lời của Đức Chúa Trời để tham chiếu mà thông công về hành vi không tin của chồng mình. Nghe tôi thông công xong, họ đã có được sự phân định về chồng tôi, sẵn sàng ký đồng thuận thanh trừ anh. Sau khi thực hành như thế, tôi cảm thấy rất thanh thản.

Sau khi có trải nghiệm này, tôi đã có được sự phân định về căn nguyên của việc tôi để tình cảm chi phối hành động. Tôi nhận ra rằng hành động theo tình cảm chính là đối nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Từ này về sau, tôi sẽ không để tình cảm chi phối hành động nữa. Khi gặp vấn đề, tôi sẽ tìm kiếm lẽ thật, thực hành theo lẽ thật, và bước theo con đường tìm kiếm lẽ thật. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tại sao tôi không dám cởi mở?

Bởi Tế Đan, Hoa Kỳ Vào giữa tháng Năm năm ngoái, Trần Lan, lãnh đạo của chúng tôi, đã bảo tôi viết một bản đánh giá về chị Lục. Chị ấy nói...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger