Tôi không còn khinh thường cộng sự của mình nữa
Tôi quản lý vật dụng và sách của hội thánh. Thông thường, tôi sẽ kiểm tra xem liệu các vật dụng khác nhau đã được xếp lại và cất đi chưa, liệu chúng đã được sắp xếp ngăn nắp chưa và hồ sơ xuất nhập có rõ ràng không. Tôi sợ nếu mình cẩu thả thì mọi thứ sẽ trở nên lộn xộn. Anh Trình, người làm việc với tôi, thì lại bất cẩn và không chú trọng đến sự sạch sẽ. Đôi khi anh ấy chỉ ném đồ xuống đất hoặc xếp chúng thành một đống, vì vậy tôi luôn bận tâm đến anh ấy, và luôn phải kiểm tra công việc của anh ấy. Mỗi lần thấy anh ấy đặt đồ nhầm chỗ hoặc hồ sơ xuất nhập vật dụng không rõ ràng, tôi lại lo lắng đến mức nổi nóng và không chịu thông công để giúp đỡ anh ấy. Lúc đầu, tôi còn nghĩ đến cảm giác của người anh em của mình và cẩn thận với giọng điệu, lời nói, nhưng qua thời gian, tôi chẳng quan tâm đến mấy chuyện đó nữa, và lúc nào cũng bảo anh ấy cái này, cái nọ là sai. Đôi khi tôi tức giận la mắng anh ấy rằng: “Tại sao anh lại đặt đồ sai vị trí nữa vậy? Anh để mỗi nơi một cái. Anh không thể để nó lại đúng vị trí cũ sao? Chỉ mất có một lúc để dọn dẹp sau khi dùng xong, nhưng lúc nào cũng có thứ gì đó anh bỏ dở, và sau đó thì không bao giờ dọn dẹp…”. Thái độ của tôi đối với anh Trình ngày càng tệ hơn. Đôi khi, tôi dùng giọng ra lệnh để bảo anh ấy dọn dẹp đống bừa bộn.
Tôi nhớ có lần, khi đang kiểm tra hồ sơ xuất nhập, tôi phát hiện anh ấy đã sửa một số chỗ tệ đến mức không thể đọc được. Tôi lập tức thấy bực và nghĩ: “Mình thậm chí còn không đoán được anh ấy đã ghi cái gì ở đây!”. Tôi đến thẳng chỗ anh Trình. Như một giáo viên la mắng học sinh, tôi giơ tập hồ sơ ra và hỏi từng chỗ một. Tôi nói: “Anh có biết giờ tôi muốn làm gì không? Tôi muốn đem đống hồ sơ này đến chỗ lãnh đạo, để chị ấy thấy được cái cách anh thực hiện bổn phận, và anh có thể bất cẩn như thế nào!”. Mặt anh Trình có vẻ tội lỗi, và anh ấy nói sau này mình sẽ chú ý. Anh ấy nói lần này chỉ là một sự cố. Trong khi anh ấy đang làm hồ sơ, thì có người gọi bảo anh ấy xử lý chuyện gấp, nên anh ấy đã quên béng mất. Nhưng tôi không để anh ấy giải thích. Tôi tức giận nói: “Nếu chuyện thế này lại xảy ra lần nữa. Tôi sẽ mang thằng bảng ghi chép này đến gặp lãnh đạo, để chị ấy xử lý!”. Không lâu sau, tôi thấy một trong số các tờ bảng chép của anh Trình lại có vết bẩn không rõ ràng. Lần này, tôi còn tức giận hơn. Tôi đến gặp anh Trình để chất vấn anh ấy: “Tôi đã nói với anh rồi, nếu anh mắc sai sót, hãy viết nó ra chỗ khác, đừng có viết đè lên. Anh nhìn chỗ mình sửa đi. Ai mà biết anh viết cái gì chứ? Nếu không nhìn rõ, tôi phải đến gặp anh để hỏi. Anh không nghĩ như vậy là phiền lắm sao? Anh có thể không phiền, nhưng tôi thì có!”. Khi thấy tôi lại nổi nóng, anh ấy cầm bản ghi chép lên và nói: “Vậy thì tôi sẽ viết lại”. Tôi tức giận hét lên: “Bỏ đi! Không sửa được đâu!”. Nói xong, tôi liền bỏ đi, để lại anh ấy luống cuống ngồi đó với bản ghi chép. Lúc đó, tôi nhận ra mình đã đi hơi xa. Nhưng tôi không nghĩ nhiều về chuyện đó và vấn đề cứ thế trôi qua. Vài ngày sau, Tôi lại nổi nóng với anh Trình vì một chuyện vặt vãnh. Anh ấy cũng nổi nóng với tôi, và chúng tôi đã cãi nhau. Lãnh đạo biết chúng tôi không thể làm việc hòa thuận với nhau, nên chị ấy đã thông công với tôi và đọc cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Bất kể kẻ địch lại Đấng Christ thực hiện bổn phận gì, đang hợp tác với ai thì cũng luôn có mâu thuẫn và tranh chấp. Họ luôn muốn lên lớp người khác và muốn được người ta nghe theo. Một người như thế có thể hợp tác được với ai? Không ai cả – tâm tính bại hoại của họ quá nghiêm trọng. Họ không những không thể hợp tác với bất kỳ ai, mà còn luôn đứng ở vị trí cao lên lớp và kiềm chế người khác, muốn luôn được đè đầu cưỡi cổ người khác và bắt họ phải vâng lời. Đây không chỉ là vấn đề về tâm tính – còn có điều sai trái nghiêm trọng trong nhân tính của họ, đó là họ không có lương tâm hay lý trí. … Để con người tương tác bình thường, phải đạt được một điều kiện: chí ít, họ phải có lương tâm và lý trí, kiên nhẫn và bao dung, trước khi có thể hợp tác được. Để có thể hợp tác khi thực hiện bổn phận đòi hỏi người ta phải đồng tâm, có thể bù đắp điểm yếu của mình bằng điểm mạnh của người khác, cũng như phải kiên nhẫn và bao dung, với cách xử thế căn bản. Chỉ theo cách này họ mới có thể hòa hợp thân tình. Dù đôi khi có nảy sinh mâu thuẫn và tranh chấp nhưng họ vẫn có thể tiếp tục hợp tác; chí ít là sẽ không nảy sinh thù địch. Tất cả những người vô nhân tính đều là những con sâu làm rầu nồi canh. Chỉ những người có nhân tính bình thường mới dễ dàng hợp tác với người khác, bao dung và kiên nhẫn với người khác; chỉ có họ mới lắng nghe ý kiến của người khác và hạ mình thảo luận với người khác khi làm việc. Họ cũng có những tâm tính bại hoại và luôn muốn người khác nghe theo họ. Họ cũng có ý định đó – nhưng vì họ có lương tâm và lý trí, và có thể tìm kiếm lẽ thật, biết mình, cũng như vì họ cảm thấy rằng hành vi như thế là không phù hợp và trong lòng bị trách móc, có khả năng kiềm chế nên do đó họ có thể hợp tác với người khác. Đây chỉ là sự bộc phát của một tâm tính bại hoại. Họ không phải kẻ tà ác, cũng không có thực chất của một kẻ địch lại Đấng Christ. Họ có thể hợp tác với người khác. Nếu họ là kẻ tà ác, hay kẻ địch lại Đấng Christ, họ sẽ không có cách nào để hợp tác với người khác. Đây là cách sự việc xảy ra đối với tất cả những kẻ tà ác và kẻ địch lại Đấng Christ bị thanh trừ khỏi nhà Đức Chúa Trời. Họ không thể hợp tác hài hòa với bất kỳ ai nên tất cả bọn họ đều bị vạch trần và loại bỏ” (Mục 8. Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, lãnh đạo nhắc nhở tôi: “Để kết thân với người khác, ít nhất chúng ta cần phải tôn trọng họ. Nếu lúc nào anh cũng la mắng anh Trình và khiển trách anh ấy, thì anh thậm chí còn thiếu sự tôn trọng cơ bản nhất. Chẳng phải như vậy là quá ngạo mạn sao? Anh coi thường mọi điều anh ấy làm, cả ngày cứ theo dõi anh ấy cẩn thận, và không bao giờ cho qua chuyện. Như vậy có thích hợp không? Anh Trình bận rộn với công việc và trí nhớ của anh ấy kém. Có một số vấn đề là chuyện không thể tránh khỏi. Chẳng phải anh nên đối xử đúng đắn và giúp đỡ anh ấy nhiều hơn sao? Hơn nữa, anh ấy đang không ngừng cải thiện, Nhưng còn anh thì sao? Anh có vấn đề với tâm tính và nhân tính của anh. Thường xuyên la mắng người khác là một tâm tính bại hoại. Chẳng phải anh chỉ đang nhìn chằm chằm vào cái xấu của người khác mà lại không thấy được lỗi lầm của mình sao?”.
Sau đó, lãnh đạo đã đọc cho tôi một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời: “Các ngươi nói xem, hợp tác với người khác có khó không? Thực ra không khó. Thậm chí có thể nói là dễ. Thế nhưng tại sao mọi người vẫn cảm thấy việc này khó? Đó là vì họ có những tâm tính bại hoại. Đối với những người có nhân tính, lương tâm và ý thức, việc hợp tác với người khác tương đối dễ dàng, và họ có thể cảm thấy đây là một điều mang lại niềm vui. Bởi vì không phải ai cũng dễ dàng tự mình hoàn thành mọi việc, bất kể họ tham gia ở lĩnh vực nào, hay họ đang làm gì, thì sẽ luôn là điều tốt khi có ai đó sẵn sàng chỉ bày mọi việc và hỗ trợ – nó dễ dàng hơn nhiều so với tự làm. Ngoài ra, những gì tố chất con người có thể đạt được hay bản thân con người có thể trải nghiệm được đều có giới hạn. Không ai có thể là kẻ tinh thông mọi nghề, một người không thể nào biết hết được mọi thứ, học được mọi thứ, đạt được mọi thứ – điều đó là bất khả thi, và mọi người nên có ý thức như vậy. Và do vậy, bất kể điều gì ngươi làm, dù nó quan trọng hay không, luôn cần có người ở đó để giúp ngươi, đưa ra những lời gợi ý, chỉ bảo, và hỗ trợ ngươi trong mọi việc. Bằng cách này ngươi sẽ làm việc chính xác hơn, sẽ khó để phạm lỗi hơn, và ngươi sẽ ít có khả năng lạc lối hơn – đều là có lợi cả” (Mục 8. Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, lãnh đạo đã thông công thêm một chút nữa, và cuối cùng hỏi tôi: “Nếu bản thân anh tự quản lý mọi vật dụng, liệu anh có thể không mắc bất kỳ sai lầm nào không?”. Tôi xấu hổ nói: “Không”. Lãnh đạo nói: “Đúng vậy. Không ai biết tuốt cả, và mọi người đều cần một cộng sự để thực hiện bổn phận của họ. Nếu không thể hợp tác hòa thuận, làm sao anh có thể làm tròn bổn phận được? Anh cần chiêm nghiệm lại chuyện này và suy ngẫm về vấn đề của mình đi”.
Khi trở về, tôi cảm thấy rất buồn. Sao tôi có thể không nhận ra mình lại có một vấn đề lớn như vậy chứ? Tôi từng nghĩ mình có nhân tính tốt và có thể hòa đồng với các anh chị em, nhưng kể từ khi hợp tác với anh Trình trong bổn phận, tôi luôn tự nên công chính, nghĩ rằng ý tưởng và hành động của mình là đúng. Tôi đã áp đặt ý muốn của mình lên anh ấy và bắt anh ấy làm theo ý mình. Tôi không giúp đỡ anh ấy bằng cách thông công về lẽ thật, mà chỉ nổi giận, buộc tội và khiển trách anh ấy. Tôi không hề có nhân tính hay lý trí. Tôi luôn cảm thấy mình tốt hơn anh ấy, nên đã coi thường anh ấy. Tôi thấy anh ấy không vừa mắt, nên không thể đối xử đúng đắn với điểm yếu và điểm mạnh của anh ấy. Lúc nào tôi cũng phô trương và xem thường anh ấy. Ngay từ đầu, tôi và anh Trình đã cùng chịu trách nhiệm quản lý vật dụng của hội thánh, nhưng tôi chẳng thảo luận gì với anh ấy hết. Tôi luôn tự xem mình là trung tâm, và là người ra quyết định cuối cùng, và tôi đã ra lệnh cho anh Trình. Tôi thường la mắng anh ấy như mắng một đứa trẻ con, cố dạy bảo anh ấy. Tâm tính của tôi quá ngạo mạn, và Đức Chúa Trời ghét điều đó!
Tôi biết mình ngạo mạn và luôn bắt người khác phải nghe theo ý mình, nhưng tôi không biết cách để giải quyết vấn đề này. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm các phần lời liên quan của Ngài. Một ngày nọ, tôi đã đọc được đoạn này trong lời Ngài: “Những kẻ địch lại Đấng Christ luôn có tham vọng và khao khát kiểm soát và chinh phục người khác. Khi xử sự với mọi người, họ luôn muốn tìm hiểu xem họ được nhìn nhận như thế nào, và liệu họ có địa vị trong lòng mọi người không, có được người ta ngưỡng mộ và tôn thờ không. Một kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt vui sướng khi gặp phải kẻ bợ đỡ, những người xu nịnh và nịnh hót họ; họ sẽ bắt đầu đứng ở vị trí cao lên lớp người đó và say sưa ăn nói sáo rỗng, truyền đạt các phép tắc, phương pháp, giáo lý và quan niệm cho người đó để họ tiếp nhận là lẽ thật. Họ thậm chí còn ca tụng điều này bằng cách nói: ‘Nếu tiếp nhận những điều này thì anh/chị sẽ là người yêu và mưu cầu lẽ thật’. Những người không sáng suốt sẽ nghĩ điều kẻ địch lại Đấng Christ nói là hợp lý, dù họ thấy mơ hồ và không biết liệu nó có phù hợp với lẽ thật hay không. Họ sẽ chỉ cảm thấy rằng điều kẻ địch lại Đấng Christ nói thì không nhầm được và không thể bị coi là vi phạm lẽ thật. Và theo cách vậy mà họ quy phục kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu có người nhận diện được kẻ địch lại Đấng Christ và có thể vạch trần họ, điều đó sẽ khiến họ điên tiết. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ thẳng thừng đưa ra những lời buộc tội, lên án và đe dọa người đó, và sẽ phô trương sức mạnh. Người không sáng suốt sẽ hoàn toàn bị khuất phục và phủ phục xuống sàn ngưỡng mộ; họ sẽ trở nên tôn sùng kẻ địch lại Đấng Christ, dựa dẫm vào họ, và thậm chí là sợ hãi. Những người này sẽ có cảm giác bị biến thành nô lệ, như thể nếu không có sự lãnh đạo của kẻ địch lại Đấng Christ, không có kẻ địch lại Đấng Christ xử lý và tỉa sửa họ, thì trong lòng họ sẽ cảm thấy trôi giạt, như thể Đức Chúa Trời sẽ không muốn họ nữa nếu họ đánh mất những điều này. Và họ không còn cảm giác an toàn. Khi điều này xảy ra, mọi người học cách đọc nét mặt của kẻ địch lại Đấng Christ trước khi hành động, vì sợ họ có thể không vui. Tất cả mọi người đều muốn tìm cách làm họ hài lòng; tất cả đều nhất quyết đi theo kẻ địch lại Đấng Christ. Trong mọi công việc kẻ địch lại Đấng Christ làm, họ đều nói câu chữ giáo lý. Họ giỏi hướng dẫn mọi người tuân thủ các phép tắc, nhưng họ không bao giờ cho người ta biết phải tuân theo những nguyên tắc của lẽ thật nào, hay tại sao phải làm điều gì đó, hay ý muốn của Đức Chúa Trời là gì, hay cách nhà Đức Chúa Trời sắp xếp công tác; họ không bao giờ nói công tác nào là thiết yếu và quan trọng nhất, hay công tác chính cần được làm tốt là gì. Kẻ địch lại Đấng Christ hoàn toàn không nói gì về những điều quan trọng này. Khi thực hiện và sắp xếp công việc, họ không bao giờ thông công về lẽ thật, bởi vì họ không hiểu các nguyên tắc của lẽ thật. Do đó, tất cả những gì họ có thể làm là hướng dẫn mọi người tuân thủ những phép tắc và giáo lý nhất định – và nếu có người vi phạm những tuyên bố và phép tắc của họ, người đó sẽ phải đối mặt với chỉ trích và khiển trách. Kẻ địch lại Đấng Christ thường giương ngọn cờ nhà Đức Chúa Trời khi làm công việc, lên lớp người khác từ vị trí cao. Thậm chí có một số người quá choáng ngợp bởi những bài lên lớp của họ đến nỗi người ta cảm thấy nếu không làm theo như kẻ địch lại Đấng Christ yêu cầu là thiếu nợ Đức Chúa Trời. Loại người này đã bị kẻ địch lại Đấng Christ kiểm soát. Đây là kiểu hành vi gì về phía kẻ địch lại Đấng Christ? Đó là sự nô dịch” (Mục 8. Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Tình trạng của tôi đúng như những gì Đức Chúa Trời mô tả. Khi làm việc với anh Trình, tôi thấy anh ấy là người dễ tính. Nếu có sai sót trong công việc, anh ấy chấp nhận bị tôi phê bình và không cố bác lại. Tôi nghĩ anh ấy là người khờ khạo và dễ sai khiến, vì vậy tôi đã hống hách với anh ấy và là người quyết định mọi việc. Nhiều lần, khi thảo luận công việc với anh ấy, tôi chỉ làm qua loa. Cuối cùng, tôi lại tự quyết định. Ngoài ra, có một số biện pháp phòng ngừa tôi đưa ra để quản lý vật dụng có vẻ không khó hiểu và giúp quản lý các vật dụng, nhưng tôi đã không đưa ra những biện pháp phòng ngừa này dựa trên các nguyên tắc liên quan. Tôi đã tạo ra chúng để xử lý vấn đề của anh Trình. Có thể nói chúng được thiết kế riêng cho anh ấy. Bất cứ khi nào anh ấy không thực hiện các biện pháp phòng ngừa này, tôi lại có lý do để buộc tội và khiển trách anh ấy, và anh ấy không cách chi phản đối được. Giống như lần trước, khi anh ấy không làm bản ghi chép như tôi hướng dẫn, tôi đã la mắng anh ấy mà không do dự và bắt anh ấy làm theo ý mình. Tôi nhớ bữa đó anh ấy nói: “Ngay khi thấy anh đang dọn dẹp là tôi lại cố trốn. Tôi sợ anh sẽ lại chỉ trích tôi nếu tôi không làm đúng”. Suy nghĩ này khiến tôi khổ sở. Tâm tính Sa-tan mà tôi tỏ lộ đã phủ bóng đen lên trái tim người anh em của mình và kìm kẹp anh ấy. Đúng như lời Đức Chúa Trời mặc khải: “Nếu có người vi phạm những tuyên bố và phép tắc của họ, người đó sẽ phải đối mặt với chỉ trích và khiển trách. Kẻ địch lại Đấng Christ thường giương ngọn cờ nhà Đức Chúa Trời khi làm công việc, lên lớp người khác từ vị trí cao. Thậm chí có một số người quá choáng ngợp bởi những bài lên lớp của họ đến nỗi người ta cảm thấy nếu không làm theo như kẻ địch lại Đấng Christ yêu cầu là thiếu nợ Đức Chúa Trời. Loại người này đã bị kẻ địch lại Đấng Christ kiểm soát”. Cuối cùng tôi cũng nhận ra vấn đề của mình là nghiêm trọng. Từ khi cộng tác với anh Trình, tâm tính địch lại Đấng Christ của tôi đã tỏ lộ. Lúc đó tôi không có địa vị, nhưng nếu có, tôi thậm chí còn dễ kìm kẹp và kiểm soát người khác hơn. Đến lúc đó, chẳng phải tôi là một kẻ địch lại Đấng Christ sao? Tôi thường không tập trung tìm kiếm lẽ thật hay kiểm điểm bản thân. Tôi thường thể hiện tâm tính bại hoại mà không nhận ra. Tôi thật quá vô tri.
Tôi nhớ đến những lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi là thành viên của nhà Đức Chúa Trời, nhưng luôn bốc đồng trong hành động, luôn phơi bày những gì tự nhiên trong ngươi, và luôn phơi bày tâm tính bại hoại, làm mọi việc bằng phương thức của con người và với tâm tính Sa-tan bại hoại, thì hậu quả cuối cùng sẽ là ngươi hành ác và chống đối Đức Chúa Trời – và nếu ngươi vẫn không ăn năn trong suốt thời gian đó và không thể bước trên con đường theo đuổi lẽ thật, ngươi sẽ phải bị vạch trần và loại bỏ” (Tâm tính bại hoại chỉ có thể được giải quyết bằng cách tiếp nhận lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi nhớ lại cách mình đã đối xử với anh Trình. Để trút sự bất mãn và vì ý muốn nhất thời, Tôi hoàn toàn không màng đến cảm xúc của anh ấy. Khi tức giận vì bảng ghi chép không đọc được, tôi đã giáo huấn anh Trình như giáo huấn một đứa trẻ mắc sai lầm. Anh ấy chỉ ngồi đó mà không nói gì, và khi anh ấy thừa nhận mình sai, tôi đã lạnh lùng từ chối đề nghị của anh ấy. Tôi nhớ mãi hình ảnh đó trong tâm trí, không thể nào quên được. Khi nghĩ về chuyện này, tôi không thể diễn tả được cảm giác tội lỗi và đau đớn trong lòng. Tôi tự hỏi: “Sao mày lại có thể đối xử với người anh em của mày như vậy chứ? Mày chưa bao giờ thông công hay giúp đỡ anh ấy, vậy mày có tư cách gì mà la mắng anh ấy? Sao mày dám gọi anh ấy là người anh em của mày chứ?”. Từng câu hỏi đều khiến tôi câm nín. Trước kia, tôi luôn nghĩ anh Trình đáng trách, rằng chính anh ấy là người có quá nhiều lỗi lầm và khiến tôi gặp rất nhiều rắc rối. Giờ tôi nhận ra rằng chính mình mới là người có rắc rối thực sự. Chính tôi đã không thay đổi, là người quá ngạo mạn và vô nhân tính. Tôi cảm thấy cực kỳ ân hận, nên đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nói mình muốn ăn năn.
Tôi đã tìm cách để đối xử với các anh chị em theo nguyên tắc. Tôi đã đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Phải có nguyên tắc để các anh chị em tương tác với nhau. Đừng luôn nhìn vào lỗi người, mà hãy thường xuyên suy ngẫm về bản thân, sau đó chủ động thừa nhận với người khác những gì các ngươi đã làm mà gây trở ngại hoặc tổn hại cho họ, và học cách mở lòng và thông công. Việc này sẽ tạo được sự hiểu biết lẫn nhau. Hơn nữa, bất kể điều gì xảy đến với con người, họ cũng nên nhìn nhận mọi sự dựa trên lời Đức Chúa Trời. Nếu họ có thể hiểu được các nguyên tắc của lẽ thật và tìm được con đường thực hành, họ sẽ trở nên đồng tâm đồng lòng, và mối quan hệ giữa các anh chị em sẽ bình thường, họ sẽ không vô tâm, lạnh lùng và tàn nhẫn như người ngoại đạo, và do vậy sẽ rũ bỏ tâm lý nghi kỵ và cảnh giác với nhau. Các anh chị em sẽ trở nên thân thiết với nhau hơn; họ sẽ có thể hỗ trợ lẫn nhau và yêu thương nhau; trong lòng họ sẽ có thiện chí, và họ sẽcó khả năng khoan dung và nhân từ với nhau, sẽ hỗ trợ và giúp đỡ nhau, thay vì xa lánh nhau, đố kỵ nhau, so đo lẫn nhau và âm thầm cạnh tranh và chống đối nhau. Làm sao mọi người có thể làm tròn bổn phận nếu họ giống như những người ngoại đạo chứ? Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lối vào sự sống của họ mà còn gây tổn hại và ảnh hưởng đến người khác. … Khi con người sống theo những tâm tính bại hoại, họ rất khó bình an được trước Đức Chúa Trời, rất khó để họ thực hành được lẽ thật và sống theo lời Đức Chúa Trời. Để sống trước Đức Chúa Trời, trước hết ngươi phải học cách tự phản tỉnh và nhận biết chính mình, thực sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và sau đó ngươi phải học cách hòa thuận với các anh chị em. Ngươi phải khoan dung, độ lượng với nhau, phải có thể nhìn ra đâu là điểm đặc biệt của nhau, đâu là điểm mạnh của người khác – và ngươi phải học cách chấp nhận ý kiến của người khác và những điều đúng đắn. Đừng nuông chiều bản thân, đừng có những ham muốn ngông cuồng và luôn nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, rồi tự cho mình là một vĩ nhân nào đó, buộc người khác phải làm theo lời ngươi, tuân lệnh ngươi, kính nể ngươi, tán dương ngươi – điều này thật ngược ngạo. … Vậy Đức Chúa Trời đối xử với con người như thế nào? Đức Chúa Trời không quan tâm người ta trông như thế nào, họ cao hay thấp. Thay vào đó, Ngài xem xét lòng họ có tử tế hay không, họ có yêu mến lẽ thật hay không, họ có yêu mến và vâng lời Đức Chúa Trời hay không. Đây là điều mà Đức Chúa Trời dùng làm căn cứ cho cách đối xử của Ngài đối với con người. Nếu con người cũng có thể làm được điều này, họ sẽ có thể đối xử công bằng với người khác, và do đó sẽ phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật. Trước hết, ngươi phải hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta biết cách Đức Chúa Trời đối xử với con người, chúng ta cũng có một nguyên tắc và con đường để cư xử với con người” (Các nguyên tắc của việc thực hành bước vào thực tế của lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đúng vậy. Khi tương tác với người khác trong bổn phận, ít nhất chúng ta nên sống thể hiện ra nhân tính bình thường, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, khoan dung và kiên nhẫn, chăm sóc cho nhau, thông công về lẽ thật khi có người làm trái nguyên tắc, và trong những trường hợp nghiêm trọng, chúng ta có thể vạch trần, tỉa sửa, xử lý họ. Đây là cách duy nhất để làm việc theo nguyên tắc. Các anh chị em đến từ nhiều nơi khác nhau, và hoàn cảnh sống, trải nghiệm, tuổi tác cũng như tố chất của họ cũng khác nhau. Dù thiếu sót hay khuyết điểm của họ là gì, chúng ta cũng nên đối xử đúng đắn với họ, không bao giờ đòi hỏi ở họ quá nhiều, quan tâm và bao dung với họ. Anh Trình giỏi việc bảo trì và thường bận rộn. Ngoài ra, anh ấy không giỏi quản lý hồ sơ xuất nhập vật dụng. Lẽ ra tôi nên có trách nhiệm và tỏ ra thông cảm hơn, và không nên bắt anh ấy phải làm theo ý mình. Như vậy là hoàn toàn thiếu nhân tính. Người anh em của tôi giỏi việc bảo trì, tận tâm trong việc sửa chữa, và không sợ phải chịu khổ trong bổn phận. Về mặt này, anh ấy hơn tôi rất nhiều. Nhưng tôi lại không nhìn vào điểm mạnh của anh ấy, mà lại tập trung vào thiếu sót của anh ấy, buộc tội và la mắng anh ấy. Tôi thật quá ngạo mạn và ngu ngốc.
Sau đó, tôi đã ý thức thay đổi tình trạng của mình và thực hành theo nguyên tắc. Khi lại có chuyện xảy ra, tôi đã bình tĩnh hơn nhiều, và tôi cũng hiểu về anh Trình hơn. Có lần, khi tôi ra ngoài làm chút việc vặt, chỉ còn lại anh Trình tự mình quản lý mọi việc. Một lúc sau, tôi đã gọi cho anh ấy hỏi xem tình hình thế nào. Anh ấy bình tĩnh và thận trọng nói: “Anh nghĩ sao chứ? Anh nghĩ sao thì nó là vậy đó”. Nghe thấy vậy, tôi cảm thấy rất buồn. Tại sao người anh em của tôi lại nói như vậy? Chẳng phải đó là vì cái cách mà trước đây tôi đã đối xử với anh ấy do tâm tính bại hoại, luôn khiến anh ấy cảm thấy mình chẳng là cái thá gì và không làm được gì nên hồn hay sao? Càng nghĩ, tôi càng đau lòng, nhưng điều đó đã củng cố quyết tâm thực hành lẽ thật và thay đổi bản thân của tôi. Tôi đã an ủi anh Trình rằng: “Anh cứ nhìn quanh xem thứ gì lộn xộn thì cứ từ từ mà dọn. Anh thường bận việc rộn với khác, nên cũng không tránh khỏi bừa bộn một chút. Nếu anh thực sự không có thời gian dọn dẹp, khi nào tôi về chúng ta sẽ cùng làm”. Sau cuộc gọi đó, tôi nghĩ anh trình sẽ không thể tự mình xoay sở được, nên đã nhờ một người chị em giúp anh ấy. Trước kia, khi những chuyện tương tự xảy ra, tôi đã luôn la mắng và khiển trách anh ấy vì lỗi lầm của anh ấy. Giờ khi chuyện này xảy ra, tôi đã có thể thông công và giúp đỡ anh ấy, điều này khiến tôi cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm. Tôi đã vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Giờ thì tôi đã có được chút hiểu biết về tâm tính ngạo mạn của mình, và có thể kiềm chế bản thân một chút. Đây đều là kết quả của việc đọc lời Đức Chúa Trời. Dù đó chỉ là một sự thay đổi nhỏ, và không được cho là một sự thay đổi cơ bản trong tâm tính bại hoại của tôi, nhưng tôi thấy vui vì tôi nghĩ đó là một khởi đầu tốt. Tôi tin nếu mình thực hành và bước vào lời Đức Chúa Trời, tôi sẽ có thể loại bỏ tâm tính bại hoại của mình. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?