Lý do tôi không dám phát biểu quan điểm của mình

30/03/2023

Bởi Minh Ý, Trung Quốc

Tháng 3 năm ngoái, hội thánh phân công cho tôi làm người phụ trách công tác của một hội thánh. Lúc đó, tôi rất hào hứng vì nghĩ rằng việc được đề bạt làm người phụ trách nghĩa là tôi hẳn xuất sắc hơn hẳn những người trong các nhóm đó và vượt trội hơn so với các anh chị em. Đồng thời, tôi cũng ngầm thề với lòng, từ nay trở đi tôi sẽ nỗ lực hết mình để cho anh chị em thấy tôi hoàn toàn phù hợp với vị trí của người phụ trách.

Ngày đầu làm người phụ trách, cộng sự của tôi là Trần Minh đã bảo tôi, “Một số người trong các nhóm không đạt kết quả tốt. Chúng ta phải hội họp và thông công với họ ngay ngày mai”. Nghe anh ấy nói vậy, trong lòng tôi hơi hoảng, vì tôi vẫn chưa theo kịp tình hình công tác của từng nhóm, cũng chưa hiểu rõ vấn đề và khó khăn của các anh chị em. Nếu mối thông công của tôi không xử lý được tình trạng của họ và không giải quyết được vấn đề, liệu các anh chị em sẽ nghĩ gì về tôi? Liệu họ có nghĩ tôi không giải quyết được vấn đề thực tế và không phù hợp với vị trí phụ trách không? Tôi định bảo Trần Minh hoãn buổi hội họp lại vài ngày. Nhưng mới đây hiệu quả của một số nhóm đã bị giảm sút và vấn đề này không thể trì hoãn lâu hơn được nữa. Tôi nên làm gì đây? Khi tôi đang không biết quyết định thế nào, thì Trần Minh gửi cho tôi một tệp chứa báo cáo tiến độ hiện tại của từng nhóm. Tôi vội nghiên cứu công tác và tình trạng của các anh chị em để chuẩn bị cho buổi hội họp ngày mai.

Hôm sau ở buổi họp, một người anh em nói rằng anh ấy vừa mới rèn luyện chia sẻ phúc âm và chưa biết chắc mình đã giải đáp rõ một số quan niệm tôn giáo chưa, nên anh ấy thảo luận về hiểu biết của mình và nhờ chúng tôi chỉ ra sai sót trong suy nghĩ của anh ấy. Tôi thầm nghĩ, “Mình phải phân tích vấn đề này thật kỹ và cho anh chị em thấy được rằng người phụ trách này có những quan điểm đáng để cho mọi người tham khảo”. Cho nên tôi đã rất chú ý vào thông công của anh ấy và sau khi suy nghĩ kĩ, tôi nói, “Tôi nghĩ thông công của anh rất ổn và sẽ giải quyết được vấn đề”. Nhưng khi tôi vừa nói xong, Trần Minh nói: “Anh chưa giải thích rõ ràng điểm mấu chốt dùng để hóa giải quan niệm này. Nó hơi mơ hồ và sẽ không dễ hiểu cho mọi người”. Sau đó, anh ấy thông công về một số điểm chi tiết hơn trong hiểu biết của anh kia về vấn đề đó. Khi thấy thông công của Trần Minh rất thực tế và đúng trọng tâm, và các anh chị em đều gật gù tán thành, mặt tôi bỗng nhiên đỏ bừng cả lên. Tôi nghĩ, “Các anh chị em này sẽ nghĩ gì về tôi? Liệu họ có nghĩ người phụ trách mới được đề bạt này không giỏi lắm, một vấn đề rõ ràng như thế mà cũng không phát hiện ra?” Ngay khi có những suy nghĩ đó, tôi không biết phải nói gì và cảm thấy rất xấu hổ. Tôi không dám nhìn vào mắt các anh chị em và chỉ dán chặt mắt vào máy tính. Tôi cảm thấy thời gian trôi rất chậm. Ngay sau đó, các anh chị em bắt đầu thông công về các vấn đề của nhau. Tôi cảm thấy rất lo lắng và lo họ sẽ nghĩ gì về tôi nếu quan điểm của tôi lại không đúng. Liệu các anh chị em có nghĩ tôi thân là người phụ trách mà năng lực phân tích vấn đề lại kém cỏi và nghi ngờ năng lực làm người phụ trách của tôi không? Nghĩ trong lòng như vậy, tôi không dám phát biểu quan điểm nữa. Tôi thầm nghĩ, “Mình sẽ để Trần Minh nói trước và chỉ tổng kết lại những gì anh ấy nói. Như thế ít ra mình sẽ không nói sai điều gì và anh chị em sẽ không có ai coi thường mình”. Nhưng không ngờ, tôi càng cố tránh bị chú ý, thì càng bị moi ra. Ngay sau đó, một chị hỏi tôi, “Thông công như thế này có giải quyết được vấn đề không?”. Tôi trả lời là có, nhưng tôi vừa trả lời thì Trần Minh nói to, “Thông công của chị hơi đơn giản quá. Chị chưa giải đáp rõ quan niệm tôn giáo này và còn một số phương diện cần phải bổ sung”. Anh ấy phát biểu quan điểm xong, tôi thầm nghĩ, “Trần Minh nói đúng về những vấn đề này. Việc này một lần nữa cho thấy quan điểm của tôi không chính xác”. Cứ như tôi bị vỗ mặt công khai nên cảm thấy rất khổ sở. Tôi liên tiếp phát biểu hai quan điểm không đúng. Các anh chị em sẽ nghĩ gì về tôi bây giờ? Liệu họ có nghĩ tôi còn thiếu năng lực, cho rằng tôi không có hiểu biết sâu sắc về mặt rao giảng phúc âm, và thắc mắc vì sao tôi lại được đề bạt làm người phụ trách không? Càng nghĩ tôi càng thấy khó chịu – thấy mất mặt vô cùng và tôi chỉ muốn chui xuống đất mà trốn. Về sau, khi thảo luận những vấn đề công tác khác, tôi cảm thấy không có hứng động não nữa, nên chỉ đưa ra một số lưu ý đại khái sau khi Trần Minh phát biểu quan điểm. Có lúc tôi còn chẳng nói gì. Cứ như thế, cả ngày dài trôi qua, tôi cảm thấy trống rỗng trong lòng và có cảm giác tội lỗi. Tôi biết rõ nhóm này đã không đạt hiệu quả trong công tác, các anh chị em đang gặp phải những vấn đề trong bổn phận, và tôi nên tìm kiếm lẽ thật cùng họ để giải quyết vấn đề. Nhưng vì những quan điểm tôi phát biểu không chính xác, nên tôi không dám nói gì nữa. Tôi đang trốn tránh trách nhiệm của mình! Nên tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời và tìm kiếm, hỏi Ngài xem tôi nên tiến nhập phương diện lẽ thật nào để giải quyết vấn đề của mình.

Hôm sau, trong lúc tĩnh nguyện, tôi tình cờ đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu được tình trạng của mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Bản thân con người là loài thọ tạo. Những loài thọ tạo có thể việc gì cũng làm được hay không? Họ có thể đạt được sự hoàn mỹ và không hề có tỳ vết không? Họ có thể đạt được sự thành thạo trong mọi thứ, hiểu được mọi thứ, nhìn thấu mọi thứ và có khả năng làm mọi thứ không? Họ không thể. Tuy nhiên, bên trong con người, có những tâm tính bại hoại, và một điểm yếu chí mạng: ngay khi mọi người học được một kỹ năng hoặc một nghề, thì họ cảm thấy rằng họ có khả năng, rằng họ là những người có địa vị và có giá trị, và họ là những nhà chuyên môn. Cho dù họ có tầm thường đến đâu, họ đều muốn tỏ ra như một nhân vật nổi tiếng hoặc cao quý nào đó, biến mình thành một người nổi tiếng nào đó, và khiến người ta nghĩ rằng họ hoàn hảo và hoàn mỹ, không có một khuyết điểm nào; trong mắt người khác, họ muốn danh nhân, vĩ nhân, thành người mạnh mẽ, quyền lực, có khả năng làm bất cứ điều gì, không có gì họ không thể làm được. Họ cảm thấy rằng nếu họ tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, thì họ sẽ tỏ ra không có khả năng, yếu đuối và kém cỏi, và mọi người sẽ coi thường họ. Vì lý do này, họ luôn muốn giữ một vỏ bọc. … Đây là kiểu tâm tính gì vậy? Những người như thế kiêu ngạo vô cùng vô tận, họ đã mất hết ý thức! Họ không muốn giống như bao người khác, họ không muốn là người tầm thường, người bình thường, mà họ muốn là siêu nhân, muốn là một cao nhân, một người đầy năng lực. Đây thật là một vấn đề rất lớn! Đối với những nhược điểm, thiếu sót, sự ngu dốt, ngu ngốc và thiếu hiểu biết trong nhân tính bình thường, thì họ sẽ bưng bít nó, không để cho người khác thấy, rồi tiếp tục tự ngụy trang(Năm điều kiện cần đáp ứng để tiến vào đúng hướng của đức tin nơi Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã phơi bày rõ ràng tình trạng hiện tại của tôi. Tôi tưởng rằng là một người phụ trách, tôi phải thông hiểu mọi vấn đề, và mọi quan điểm của tôi phải tạo ra những đóng góp có giá trị, nên tôi giả vờ như mình hiểu mọi việc và thông hiểu mọi khía cạnh công việc để được các anh chị em xem trọng. Trong các buổi hội họp tôi luôn lo mình không giải quyết được vấn đề, và anh chị em sẽ nghĩ tôi không phù hợp với vị trí phụ trách này. Rồi đến khi phát biểu sai, tôi càng lo các anh chị em sẽ coi thường tôi. Để bảo vệ hình tượng và địa vị một người phụ trách, tôi tự ngụy trang và không sẵn sàng phát biểu quan điểm. Tôi thậm chí còn khôn lỏi chờ cho cộng sự phát biểu xong thì nói xen vào để tổng kết, để giấu đi khuyết điểm của mình trong mắt người khác. Khi các anh chị em đang thảo luận các vấn đề gặp phải trong công tác, tôi cảm thấy không có hứng thông công nữa và tôi chỉ nghĩ về địa vị và thể diện của bản thân. Tôi đã không hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của mình. Thực ra tôi chỉ là một loài thọ tạo bình thường, chứ đâu phải nhà thông thái hay người toàn diện gì cả. Có rất nhiểu lẽ thật tôi không hiểu, nhiều vấn đề tôi không nắm được và nhiều quan điểm không chính xác. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Tôi cần có thái độ đúng với những khuyết điểm của mình; khi phát hiện sai lầm ở bản thân, tôi nên thừa nhận và sửa đổi. Cho dù quan điểm và góc nhìn của tôi đúng hay sai, tôi nên chuyên tâm vào công tác và hoàn thành trách nhiệm của mình. Sau khi sửa đổi tâm tính, tôi bắt đầu ý thức cởi mở về sự bại hoại và khuyết điểm của mình và bộc lộ con ngườit thật của mình với các anh chị em. Khi thảo luận vấn đề, tôi chỉ bình luận về những gì tôi hiểu mà không cảm thấy bị đè nén.

Sau đó, có một sự cố xảy ra khiến cho tôi trở về tình trạng trước kia. Lần nọ, chúng tôi tham gia buổi hội họp của một nhóm khác. Một người chị em đang ở trong tình trạng xấu – từ khi bị tước bổn phận, chị ấy chìm ngập trong đề phòng và hiểu nhầm. Tôi muốn thảo luận ý muốn của Đức Chúa Trời với chị ấy, nhưng rồi tôi nghĩ mình không có chút kinh nghiệm nào về những vấn đề này và lo rằng nếu tôi thông công không thực tế, các anh chị em sẽ nói tôi chỉ rêu rao câu chữ giáo điều và không có chút thực tế lẽ thật nào. Nhưng hiểu rằng đây là trách nhiệm thông công của tôi, tôi quyết định thảo luận những gì tôi biết với chị ấy. Thế nhưng thông công xong, chị ấy vẫn còn cảm thấy ức chế. Sau đó, Trần Minh tiếp lời và bắt đầu nói về lúc anh ấy bị tước bổn phận, anh ấy đã phản tỉnh về tâm tính bại hoại qua lời Đức Chúa Trời, cách anh ấy hiểu ra và khinh ghét bản thân, tìm được con đường thực hành, ăn năn và thay đổi. Qua đó, anh ấy biết rằng thất bại và bị tước bổn phận là những hình thức cứu rỗi và yêu thương của Đức Chúa Trời. Chị ấy gật gù đồng ý rồi nói, “Giờ tôi đang ở trong tình trạng tương tự. Thông công của anh đã cho tôi con đường tiến lên”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi liền thấy mừng cho chị ấy vì đã hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng cũng cảm thấy hơi buồn vì tôi cho rằng người khác chắc sẽ nghĩ tôi chỉ nói câu chữ giáo điều và không phù hợp làm người phụ trách. Mấy hôm sau đó, dù là giải quyết vấn đề về công việc hay vấn đề về tình trạng của các anh chị em, tôi cứ lo rằng thông công của tôi sẽ không giải quyết được vấn đề nên tôi khá ít nói. Kể cả khi phát biểu ý kiến, tôi phải suy nghĩ rất kĩ và đôi lúc còn phải hỏi Trần Minh trước, chỉ phát biểu khi anh ấy đồng ý với quan điểm của tôi. Thực ra, tôi có thể nhìn thấu được nhiều vấn đề, có góc nhìn và quan điểm riêng, nhưng vì tôi lo nếu nói không đúng thì sẽ để lộ khuyết điểm nên tôi không dám nói gì. Sau đó, tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, nói rằng, “Lạy Đức Chúa Trời! Gần đây con bị địa vị và thể diện kìm hãm trong bổn phận. Con lo nếu thông công không tốt, con sẽ không giải quyết vấn đề nên không dám thông công. Con đã không hoàn thành trách nhiệm của mình và cảm thấy rất tội lỗi. Xin Ngài khai sáng và dẫn dắt con phản tỉnh và hiểu bản thân mình, Để con có thể thoát khỏi tình trạng hiện tại”. Cầu nguyện xong, tôi tình cờ đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Một số người thực hiện bổn phận của mình tương đối có trách nhiệm và được những người được Đức Chúa Trời chọn chấp thuận, vì vậy họ được hội thánh bồi dưỡng để trở thành lãnh đạo hoặc người làm công. Sau khi đạt được địa vị, họ bắt đầu cảm thấy mình nổi bật so với đám đông và nghĩ: ‘Tại sao nhà Đức Chúa Trời lại chọn tôi? Chẳng phải vì tôi giỏi hơn tất cả các người sao?’. Chẳng phải điều này nghe như điều mà một đứa trẻ sẽ nói sao? Nó không chín chắn, buồn cười, và ngờ nghệch. Thực ra, ngươi không giỏi hơn những người khác một chút nào cả. Chỉ là ngươi sở hữu những điều kiện cần thiết để được tu dưỡng bởi nhà Đức Chúa Trời. Việc ngươi có gánh vác được trọng trách này hay không, có làm tròn bổn phận này hay không, có hoàn thành được sự giao phó này hay không lại là chuyện khác. Khi một người nào đó được các anh chị em chọn làm lãnh đạo, hoặc được nhà Đức Chúa Trời đề bạt làm một phần công việc nhất định hay thực hiện một bổn phận nhất định, điều này không có nghĩa là họ có một địa vị hay thân phận đặc biệt, hoặc rằng những lẽ thật mà họ hiểu thì sâu hơn và nhiều hơn của những người khác – càng không có nghĩa là người này có thể quy phục Đức Chúa Trời và sẽ không phản bội Ngài. Một cách tự nhiên, nó cũng không có nghĩa là họ biết Đức Chúa Trời và là người kính sợ Đức Chúa Trời. Trên thực tế, họ chưa đạt được điều nào trong số này; đây chỉ là sự đề bạt bồi dưỡng theo nghĩa đơn giản nhất, và không tương đương với việc họ được Đức Chúa Trời định trước hay xác nhận. Sự đề bạt và tu dưỡng của họ đơn thuần có nghĩa là họ đã được đề bạt, và đang chờ đợi sự tu dưỡng. Và kết quả cuối cùng của sự tu dưỡng này phụ thuộc vào liệu người này có thể mưu cầu lẽ thật hay không, và liệu họ có thể chọn con đường mưu cầu lẽ thật hay không. … Vậy mục đích và ý nghĩa của việc đề bạt và tu dưỡng một ai đó là gì? Đó là một người như vậy, với tư cách là một cá nhân, được đề bạt để được đào tạo, được chăm tưới và hướng dẫn đặc biệt, khiến họ có thể hiểu được các nguyên tắc của lẽ thật, các nguyên tắc để làm những việc khác nhau, và các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp giải quyết những vấn đề khác nhau, cũng như, khi họ gặp nhiều loại môi trường và con người khác nhau, cách quản lý và xử lý chúng phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, và theo cách bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Điều này có cho thấy nhân tài được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và tu dưỡng có đủ khả năng đảm nhận công việc và làm tròn bổn phận của họ trong thời gian đề bạt và tu dưỡng hoặc trước khi đề bạt và tu dưỡng không? Dĩ nhiên là không. Vì vậy, không thể tránh khỏi rằng, trong thời gian tu dưỡng, những người này sẽ trải nghiệm việc bị xử lý, tỉa sửa, sự phán xét và hình phạt, vạch trần và thậm chí thay thế; điều này là bình thường, và được đào tạo và tu dưỡng nghĩa là như vậy(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Mọi người đều bình đẳng trước lẽ thật. Những người được đề bạt và tu dưỡng không giỏi gì hơn những người khác. Tất cả mọi người đều trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Những người chưa được đề bạt hay tu dưỡng cũng nên theo đuổi lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Không ai được tước bỏ quyền theo đuổi lẽ thật của người khác. Một số người hăng hái hơn trong việc theo đuổi lẽ thật và có chút tố chất, vì vậy họ được đề bạt và tu dưỡng. Điều này là do những yêu cầu công việc của nhà Đức Chúa Trời. Vậy tại sao nhà Đức Chúa Trời có những nguyên tắc đề bạt và sử dụng nhân sự như vậy? Bởi vì có những điểm khác biệt trong tố chất và nhân tính của mọi người, và mỗi người chọn một con đường khác nhau, điều này dẫn đến các kết cục khác nhau trong đức tin của con người nơi Đức Chúa Trời. Những ai mưu cầu lẽ thật thì được cứu rỗi và trở thành dân sự của vương quốc, trong khi những người hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, những người không hết lòng làm bổn phận thì bị đào thải. Nhà Đức Chúa Trời tu dưỡng và sử dụng người dựa trên việc họ có theo đuổi lẽ thật hay không, và dựa trên việc họ có hết lòng làm bổn phận hay không. Có sự phân biệt trong thứ bậc của những người khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời không? Hiện giờ thì không có thứ bậc nào về địa vị, vị trí, giá trị hoặc chức danh của những người khác nhau. Ít nhất là trong giai đoạn Đức Chúa Trời công tác để cứu rỗi và hướng dẫn con người, không có sự khác biệt giữa cấp bậc, vị trí, giá trị hoặc địa vị của những người khác nhau. Những điểm khác biệt duy nhất là nằm ở sự phân chia công việc và ở bổn phận mà các vai trò thực hiện(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi biết rằng lý do tôi trở nên bị động, tiêu cực và sợ thông công trong thời gian đó là vì khi nghĩ bản thân một người phụ trách, tôi đã đặt mình lên vị trí quá cao. Tôi tưởng rằng được đề bạt làm người phụ trách có nghĩa là tôi giỏi hơn người khác, hiểu tường biết tận, có những kiến giải độc đáo về các vấn đề, và hiệu quả công tác của tôi vượt trội hơn mọi anh chị em khác. Nên sau khi đảm nhận ví trí phụ trách, tôi muốn thể hiện cho các anh chị em thấy tôi vượt trội hơn về mọi mặt và hoàn toàn đủ khả năng làm công việc này. Tôi muốn được mọi người xem trọng và tán đồng. Khi tôi phát biểu quan điểm sai và không giải quyết được vấn đề của mọi người trong khi hội họp, tôi lo các anh chị em sẽ nói tôi không xứng đáng làm người phụ trách nên tôi bắt đầu ngụy trang bản thân; tôi trở nên dè dặt và sợ phải phát biểu. Thậm chí còn sợ cả thông công khi đã thấy rõ vấn đề của người khác. Mỗi khi nói gì, tôi đều suy nghĩ rất lâu và chặt chẽ hoặc tìm sự đồng thuận từ người anh em cộng sự; nếu không tôi sẽ không dám chủ động nêu quan điểm và hành động. Tôi trở nên rất bị động trong bổn phận. Tôi nghĩ rằng thứ tôi nhận được từ Đức Chúa Trời là một danh hiệu, chứ không phải bổn phận hay trách nhiệm. Tôi đã hoàn toàn bị địa vị gài bẫy và khống chế. Thực ra, tôi được chọn làm người phụ trách không phải vì tôi giỏi hơn người khác hay hiểu biết hơn, cũng không phải vì tôi phù hợp hơn với vị trí đó. Hội thánh dựa vào tố chất và năng lực của tôi mà bồi dưỡng tôi, đào tạo tôi để giải quyết vấn đề bằng lẽ thật và xử lý mọi việc theo nguyên tắc, và bổ sung những khuyết điểm của tôi để tôi có thể hiểu lẽ thật và tiến nhập thực tế càng sớm càng tốt. Nhưng như vậy không đảm bảo là tôi có thể thực hiện tốt bổn phận và hoàn thành trách nhiệm. Quan trọng là tôi có thể đi theo con đường mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận theo yêu cầu của Đức Chúa Trời hay không. Nhưng tôi lại nghĩ một cách sai lầm rằng tôi vượt trội hơn vì tôi làm người phụ trách, tôi có thân phận và địa vị cao hơn người khác. Tôi không hiểu rõ bản thân, và quan điểm nhận nhận của tôi quá vô lý!

Sau đó, tôi tình cờ đọc được một đoạn nữa trong lời Đức Chúa Trời đã khiến tôi xúc động. “Những kẻ địch lại Đấng Christ tin rằng nếu họ luôn thích nói chuyện và cởi mở với người khác, mọi người sẽ nhìn thấu họ và nghĩ họ không có chiều sâu, mà chỉ là những người tầm thường, và do đó sẽ không còn tôn trọng họ. Những người khác không tôn trọng họ có nghĩa là gì? Nghĩa là họ không còn có vị trí cao trọng trong lòng người khác, và họ dường như khá bình thường, khá dốt nát, khá xoàng xĩnh. Đây là điều những kẻ địch lại Đấng Christ không muốn thấy. Đó là lý do tại sao, khi họ thấy những người khác luôn bóc trần bản thân họ trong hội thánh và nói họ đã tiêu cực, phản nghịch Đức Chúa Trời, họ đã phạm phải những vấn đề gì vào hôm qua, và rằng hôm nay, họ đang khổ sở và đau đớn vì đã không là người trung thực, những kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ những người này ngu ngốc và ngây thơ; họ không bao giờ nói những điều như thế mà che giấu chúng sâu trong lòng. Có một số người ít nói bởi vì họ có tố chất kém cỏi và đầu óc đơn giản, không suy nghĩ nhiều. Những người cùng giuộc với những kẻ địch lại Đấng Christ cũng ít nói, nhưng lý do không phải như vậy – mà đó là một vấn đề trong tâm tính họ. Họ ít nói khi gặp người khác, và khi những người khác nói về một vấn đề, họ sẽ không dễ gì đưa ra ý kiến. Tại sao họ không đưa ra ý kiến? Trước hết, họ chắc chắn không có lẽ thật và không thể nhìn thấu cốt lõi bất kỳ vấn đề nào; ngay khi họ nói, họ mắc lỗi, và những người khác sẽ thấy con người thật của họ và sẽ coi thường họ. Do đó, họ làm ra vẻ im lặng và trầm lắng, khiến người khác không thể đánh giá chính xác họ, và thậm chí khiến người ta nghĩ họ xuất chúng và đặc biệt. Theo cách này, sẽ không ai nghĩ họ tầm thường. Hơn nữa, nhìn thấy phong thái điềm đạm, trầm tĩnh của họ, mọi người sẽ đánh giá cao về họ, và không dám coi nhẹ họ. Đây là sự ranh mãnh và tà ác của những kẻ địch lại Đấng Christ. … Họ không muốn người khác nhìn thấu họ. Họ biết hạn độ của riêng mình, nhưng họ nuôi dưỡng một ý định đáng khinh miệt: đó là khiến mọi người đánh giá cao họ. Có điều gì kinh tởm hơn không?(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 6). Lời Đức Chúa Trời tỏ lộ cho tôi rằng những kẻ địch lại Đấng Christ không sẵn lòng phát biểu quan điểm. Họ sợ khi phát biểu quan điểm, thì mọi người sẽ nhìn ra được họ thực sự là ai và họ sẽ đánh mất địa vị và hình tượng trong mắt người khác. Kết quả là họ cứ che đậy để không ai nhìn thấu họ. Đây là tâm tính tà ác của một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi nhận ra mình đã cư xử tương tự trong suốt thời gian đó. Tôi miễn cưỡng phát biểu quan điểm về những vấn đề đã biết vì thực ra tôi có mục đích hèn hạ trong đầu: tôi muốn che giấu khuyết điểm của mình và ngụy trang bản thân là một nhân vật giỏi giang thấu hiểu lẽ thật. Tôi muốn được các anh chị em ngưỡng mộ và khen ngợi. Tôi luôn lo mình sẽ mắc sai lầm nếu phát biểu quá nhiều, vậy thì các anh chị em sẽ thấy được chân tướng của tôi, không tôn trọng tôi nữa và nghĩ tôi không phù hợp làm người phụ trách. Để duy trì địa vị và thể diện của mình, khi các anh chị em gặp phải khó khăn và vấn đề trong bổn phận, tôi hạn chế phát biểu quan điểm, thậm chí hạn chế thông công nhằm che giấu khuyết điểm của mình, không để người khác thấy thực tế tôi như thế nào. Đây đúng là một tâm tính lừa dối. Hội thánh đã phân công tôi làm người phụ trách để tôi tìm kiếm lẽ thật và giải quyết những vấn đề thực tế, cộng tác với các anh chị em để cùng hoàn thành bổn phận. Nhưng để duy trì địa vị và thể diện bản thân, để không một ai thấy được khuyết điểm và thiếu sót của mình, tôi không tận lực thực hiện bổn phận và trách nhiệm, chỉ tìm cách khoe khoang năng lực để người khác ngưỡng mộ và sùng bái. Tôi đã đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ chống đối Đức Chúa Trời! Lúc đó, tôi cảm thấy có chút sợ hãi, nên đã cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi tìm ra con đường thực hành.

Sau đó, tôi tình cờ đọc được hai đoạn khác trong lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Một số người được hội thánh đề bạt và bồi dưỡng, và đây là một điều tốt, là cơ hội tốt để được rèn luyện. Có thể nói họ đã được Đức Chúa Trời nâng đỡ và ban ân điển. Vậy thì, họ phải thực hiện bổn phận của mình như thế nào? Nguyên tắc đầu tiên mà họ nên tuân thủ là hiểu lẽ thật. Khi không hiểu lẽ thật, họ phải tìm kiếm lẽ thật, nếu họ vẫn không hiểu sau khi tìm kiếm, họ có thể tìm một người hiểu lẽ thật để thông công và tìm kiếm cùng, điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn và kịp thời hơn. Nếu ngươi chỉ tập trung vào việc dành nhiều thời gian hơn để đọc lời Đức Chúa Trời một mình, và dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm những lời này, để đạt được sự hiểu biết về lẽ thật và giải quyết vấn đề, thì điều này là quá chậm; như câu nói: ‘Nước xa không cứu được lửa gần’. Khi nói đến lẽ thật, nếu ngươi muốn tiến bộ nhanh chóng, thì ngươi phải học cách làm việc hòa hợp với những người khác, đặt nhiều câu hỏi hơn và tìm kiếm nhiều hơn. Chỉ khi đó, đời sống của ngươi mới tăng trưởng nhanh chóng, và ngươi mới có thể giải quyết các vấn đề kịp thời, mà không bị chậm trễ ở khoản nào cả. Bởi vì ngươi chỉ mới được đề bạt và vẫn đang trong thời gian thử việc, và không thực sự hiểu lẽ thật hoặc sở hữu thực tế của lẽ thật – bởi vì ngươi vẫn còn thiếu vóc giạc này – đừng nghĩ rằng sự đề bạt của ngươi có nghĩa là ngươi sở hữu thực tế của lẽ thật; không phải như vậy. Chỉ đơn thuần là vì ngươi có ý thức trọng trách đối với công việc và sở hữu tố chất của một lãnh đạo mà ngươi được chọn để đề bạt và bồi dưỡng. Ngươi nên có ý thức này. Nếu sau khi được thăng chức và sử dụng, ngươi ngồi ở vị trí lãnh đạo hoặc người làm công và tin rằng ngươi có thực tế của lẽ thật, và rằng ngươi là người theo đuổi lẽ thật – và nếu bất kể anh chị em gặp vấn đề gì, ngươi cũng giả vờ rằng mình hiểu, và rằng ngươi rất thuộc linh – thì đây là một cách ngu ngốc, và y như cách của những người Pha-ri-si giả hình. Ngươi phải nói và hành động trung thực. Khi ngươi không hiểu, ngươi có thể hỏi người khác hoặc tìm kiếm câu trả lời cũng như sự thông công từ Bề trên – không có gì đáng xấu hổ trong những việc này cả. Ngay cả khi ngươi không hỏi, Bề trên vẫn sẽ biết vóc giạc thực sự của ngươi và sẽ biết rằng thực tế của lẽ thật không có trong ngươi. Tìm kiếm và thông công là những gì ngươi phải làm; đây là ý thức cần có ở nhân tính bình thường, và là nguyên tắc cần được tuân thủ bởi các lãnh đạo và người làm công. Đó không phải là điều đáng xấu hổ. Nếu ngươi nghĩ rằng khi ngươi đã là lãnh đạo thì thật đáng xấu hổ khi luôn hỏi người khác hoặc hỏi Bề trên, hoặc không hiểu các nguyên tắc, và nếu kết quả là sau đó ngươi đóng kịch, giả vờ rằng ngươi hiểu, rằng ngươi biết, rằng ngươi có năng lực làm việc, rằng ngươi có thể làm bất kỳ công việc nào của hội thánh, và không cần bất cứ ai nhắc nhở ngươi hay thông công với ngươi, hay bất cứ ai cung cấp cho ngươi hoặc hỗ trợ ngươi, thì rất nguy hiểm, và như vậy thật quá kiêu ngạo và tự nên công chính, quá thiếu ý thức. Ngươi thậm chí không biết giới hạn của chính mình – và chẳng phải điều này khiến ngươi trở thành một tên ngốc sao? Những kẻ như vậy thực sự không đáp ứng tiêu chí để được đề bạt, bồi dưỡng bởi nhà Đức Chúa Trời, và sớm muộn gì cũng sẽ bị thay thế hoặc loại bỏ(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Cho dù họ là những người được đề bạt, bồi dưỡng để trở thành lãnh đạo hay người làm công, hay những người có nhiều năng khiếu chuyên môn khác nhau, thì tất cả họ đều tầm thường, đã bị Sa-tan làm cho bại hoại và không hiểu lẽ thật. Vì vậy, không ai nên ngụy trang hay che giấu bản thân mà thay vào đó nên học cách thông công cởi mở. Nếu ngươi không hiểu, thì đừng giả vờ hiểu. Nếu ngươi không thể làm điều gì đó, thì hãy thừa nhận rằng ngươi không thể làm điều đó. Bất kể ngươi gặp phải vấn đề hay khó khăn gì, ngươi cũng nên thông công về nó với mọi người và tìm kiếm lẽ thật để tìm ra một giải pháp. Trước lẽ thật, ai cũng như một đứa trẻ, ai cũng đáng thương, tội nghiệp, và thiếu thốn tột cùng. Những gì người ta cần làm là vâng phục trước lẽ thật và có một tấm lòng khiêm nhường, khao khát. Họ cần tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật, trước khi thực hành lẽ thật và quy phục Đức Chúa Trời. Bằng cách làm như vậy trong khi thực hiện bổn phận của mình và trong đời thực, người ta có thể bước vào thực tế của lẽ thật của lời Đức Chúa Trời(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm ra con đường thực hành. Tôi nên thảo luận những gì tôi hiểu và có thái độ đúng với khuyết điểm của mình, hạn chế ngụy trang bản thân và giả vờ như mình hiểu. Nếu không hiểu điều gì đó, tôi nên tìm kiếm và thông công với người khác. Chỉ có hợp tác với nhau chúng ta mới thực hiện tốt bổn phận. Tôi luôn cố che giấu khuyết điểm của mình và không chấp nhận sự thật là tôi có vấn đề, cũng không chịu tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề. Nếu cứ làm như thế, tôi sẽ không thể tiến bộ, không đạt hiệu quả trong bổn phận. Tôi đã gặp phải một số khó khăn và thất bại trong thời gian để lộ những khuyết điểm, đúng là thế, nhưng chúng cũng giúp tôi hiểu được giới hạn của mình, để sau này tôi có thể làm việc và cư xử một cách thực tế, học cách hợp tác với người khác, tìm kiếm lẽ thật và xử lý mọi việc theo nguyên tắc. Đây sẽ là những thu hoạch giá trị. Sau đó, tôi đã có thể cởi mở hơn khi hội họp với tất cả các nhóm.

Trong một buổi họp, tôi phát hiện có hai người chị em đang trong tình trạng tranh danh đoạt lợi và tôi muốn tìm lời Đức Chúa Trời để thông công với họ. Nhưng rồi tôi nghĩ, “Mình có chút kinh nghiệm trong chuyện này, nhưng không hiểu kĩ lắm. Nếu mình thông công lẽ thật hời hợt quá, liệu họ có coi thường và nói mình không đủ tư cách làm người phụ trách không? Có lẽ mình không nên thông công với họ”. Ngay sau đó, tôi nhận ra mình lại tự ngụy trang bản thân. Tôi nhớ lại đoạn lời Đức Chúa Trời đã đọc mấy hôm trước: “Mọi người tin vào Đức Chúa Trời thì nên hiểu ý muốn của Ngài. Chỉ những ai làm tròn bổn phận của mình mới có thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, và chỉ bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ Ngài giao phó thì việc thực hiện bổn phận của một người mới có thể đạt yêu cầu. … Vậy thì, phải đáp ứng tiêu chuẩn nào để thực hiện sự ủy thác của Đức Chúa Trời, cũng như thực hiện bổn phận của mình một cách trung thành và tốt đẹp? Đó là hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức thực hiện bổn phận của mình(Chính xác thì con người dựa vào điều gì để sống? Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi đã tiếp nhận bổn phận này thì nên thực hiện nó hết khả năng có thể. Tôi phát hiện các chị ấy đang ở trong tình trạng xấu, tôi nên làm mọi thứ có thể để thông công lẽ thật và hỗ trợ họ, để họ đạt được nhận thức về tâm tính bại hoại của mình, để họ có thể ngừng tranh danh đoạt lợi và hoàn thành bổn phận một cách bình thường, chỉ khi làm như vậy tôi mới hoàn thành bổn phận của mình. Tôi nhận ra thông công về lẽ thật để giải quyết vấn đề là một điều tốt đẹp, là chứng ngôn về Đức Chúa Trời và đưa mọi người tới trước Ngài – nhưng tôi chỉ coi nó như là công cụ để giành lấy sự ngưỡng mộ của mọi người. Tôi bắt đầu thấy ghê tởm và ghét bản thân, không muốn tiếp tục sống như thế nữa. Tôi chỉ muốn thực hiện bổn phận và trách nhiệm và thông công về những điều tôi thấy và hiểu, để hỗ trợ các anh chị em một cách thực tế. Quyết định như vậy, tôi đã tìm một số đoạn lời Đức Chúa Trời để thông công với họ. Thật bất ngờ, khi nghe xong, hai chị ấy đã nhận thức được tình trạng của mình. Thấy họ đã nhận thức được bản thân và sẵn sàng ăn năn, tôi rất cảm tạ Đức Chúa Trời. Sau đó, chúng tôi thảo luận một số vấn đề khác mà họ gặp phải trong công việc và tôi đã nêu quan điểm về vấn đề này. Một số trưởng nhóm cũng bày tỏ quan điểm của họ. Thông công xong, mọi người đã hiểu rõ và chính xác hơn, không xảy ra bất cứ sai lầm nào nữa. Cách thực hành này rất tốt và tôi đã thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Từ đó trở đi, trong những buổi hội họp sau đó, tinh thần của tôi đã cải thiện rất nhiều: tôi không còn đặt bản thân lên đài cao vì là người phụ trách nữa và đã ngừng tự ngụy trang bản thân. Tôi chỉ thảo luận những gì tôi biết và nghĩ gì thì sẽ nói ra như thế. Như vậy thật vô cùng thoải mái. Tôi cũng nhận ra rằng Khi tôi có tinh thần đúng đắn, không lo người khác nghĩ gì về mình, và tĩnh tâm để suy ngẫm vấn đề, tôi đạt được hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề và thông công rõ ràng hơn. Trong một số trường hợp, tôi cứ thông công mà không cần phải suy nghĩ trước. Tôi biết rằng đây là sự khai sáng và dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Dù quan điểm của tôi không phải lúc nào cũng chính xác, tôi không còn cảm thấy bị đè nén và sửa chữa ngay khi có sai lầm. Tất cả là nhờ lời Đức Chúa Trời mà tôi đã có thể đạt được sự thay đổi này. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Sau những lời nói dối

Bởi Trần Thực, Trung Quốc Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Các ngươi nên biết rằng Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Về thực...

Đứng giữa ngã ba đường

Bởi Lý Dương, Trung Quốc Tôi sinh ra ở miền quê, lớn lên trong gia đình nghèo. Bố mẹ tôi là những nông dân chất phác, hay bị chèn ép. Hồi...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger