Tôi đã thấy sự thật của việc là kẻ thích chiều lòng người khác
Tôi đã từng bỏ ra rất nhiều nỗ lực để duy trì các mối quan hệ cá nhân trong giao tiếp với bạn bè, gia đình và hàng xóm. Tôi sẵn sàng nhượng...
Hoan nghênh tất cả những người tìm kiếm sự xuất hiện của Đức Chúa Trời!
Tháng 9 năm 2021, hội thánh sắp xếp cho tôi tham gia sản xuất một dự án video mới. Dự án này có phần khó khăn. Tôi biết mình còn thiếu sót về nguyên tắc và năng lực nghiệp vụ, nên tôi đã chăm chỉ học hỏi, luôn tích cực phát biểu khi tham gia các buổi nhóm họp và thảo luận các vấn đề, với hy vọng rằng mọi người có thể thấy tôi có tố chất tốt và là một người đáng bồi dưỡng. Nhưng không lâu sau đó, các vấn đề lần lượt phát sinh.
Một lần khi chúng tôi đang thảo luận về việc sản xuất video, tôi đã thấy và chỉ ra một vấn đề. Nhưng dựa trên cách đánh giá theo nguyên tắc, mọi người đều cho rằng đó không phải là vấn đề. Điều này làm tôi thất vọng và cảm thấy mình thật tệ. Một lần khác, khi đưa ra đề xuất cho một video, tôi đã suy nghĩ rất lâu trước khi bày tỏ quan điểm của mình, nhưng tôi vẫn chưa nói đúng. Tôi có chút hối hận, và nghĩ rằng: “Nếu biết mọi người sẽ phản ứng như vậy thì mình đã không nói gì! Trước đây, khi thực hiện các dự án đơn giản, mình có thể được anh chị em tán thành gần như mỗi khi đưa ra đề xuất và bày tỏ ý kiến. Nhưng bây giờ, mình thậm chí còn không thể hiểu rõ vấn đề và lúc nào cũng mắc sai lầm. Liệu các anh chị em có thấy tố chất của mình không tốt không? Nếu cứ tiếp tục như vậy, liệu họ có nghi ngờ mức độ phù hợp của mình cho công việc này hay không? Có vẻ như sau này mình phải thận trọng hơn khi đề xuất ý kiến và phát biểu quan điểm, nếu không chắc chắn thì mình thà không nói còn hơn, và cố gắng hết sức để tránh mắc sai lầm, để người khác không nhìn thấu sự bất tài của mình”. Nhưng rồi điều tôi sợ hãi nhất đã xảy ra. Một ngày nọ, tôi đang thông công tại một buổi nhóm họp thì lãnh đạo nhóm đột nhiên ngắt lời tôi. Anh ấy nói rằng tôi đã lạc đề, và nội dung thông công phải xoay quanh lời Đức Chúa Trời. Tôi thấy rất xấu hổ, mặt tôi nóng bừng, và tôi chỉ muốn tìm cái lỗ nào đó để chui xuống. Suốt thời gian còn lại của nhóm họp, tôi chỉ cúi gằm ủ rũ như hoa héo. Tôi cảm thấy vô cùng mất mặt. Vốn dĩ năng lực nghiệp vụ của tôi đã không bằng những người khác, khả năng nhìn nhận vấn đề cũng còn hạn hẹp. Nhưng bây giờ, tôi thậm chí còn không thể trình bày được những điểm chính khi nói. Mọi người sẽ nghĩ gì về tôi khi tôi bộc lộ rất nhiều khuyết điểm chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Liệu họ có nghĩ tố chất của tôi quá kém không? Kể từ đó, mỗi khi cùng nhau trao đổi về công việc, tôi đều cảm thấy rất bồn chồn, trong lòng như có lửa đốt. Tôi muốn đề xuất ý kiến, nhưng suy đi nghĩ lại một hồi tôi lại không dám nói ra, vì sợ rằng nếu tôi nói sai điều gì đó, mọi người sẽ thấy tôi không đủ giỏi. Tôi thấy rằng thà không nói gì còn hơn nói sai. Vì vậy, khi cùng thảo luận các vấn đề, tôi đã không nói gì cả. Đôi khi, tôi cảm thấy ngưỡng mộ người khác khi họ luôn nói ra mọi ý tưởng trong đầu. Nhưng tôi không thể làm như họ, tôi không có dũng khí như vậy. Thực ra, tôi biết rằng điều này là sai. Tôi cảm thấy bất an, đau khổ, nhưng không biết phải làm sao. Một thời gian sau, một lãnh đạo của hội thánh bị thuyên chuyển. Khi lãnh đạo cấp trên phơi bày biểu hiện trong công tác của chị, họ nói rằng lúc nào chị cũng che giấu thiếu sót của mình và không bao giờ thẳng thắn và cởi mở khi thực hiện bổn phận. Lời họ nói đã chạm đến tôi, khiến tôi không khỏi nghĩ đến hành động của chính mình. Gần đây tôi đã luôn thu mình lại, giấu giếm ý tưởng và quan điểm của mình vì sợ bị mọi người nhìn thấu. Lúc đó tôi mới nhận ra tình trạng của mình nguy hiểm đến đâu, tôi biết mình phải nhanh chóng tìm kiếm lẽ thật và giải quyết kịp thời.
Khi đang tìm kiếm, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Mắc sai phạm hay ngụy trang bản thân: điều nào trong đây liên quan đến tâm tính? Ngụy trang là một vấn đề về tâm tính, nó liên quan đến một tâm tính kiêu ngạo, tà ác và giả dối; nó đặc biệt bị Đức Chúa Trời ghê tởm. … Khi đã phạm sai lầm, nếu ngươi có thể xử lý nó một cách đúng đắn, và có thể để mọi người khác nói về nó, cho phép họ nhận xét và phân định về nó, và ngươi có thể cởi mở về nó cũng như mổ xẻ nó, thì quan điểm của mọi người về ngươi sẽ như thế nào? Họ sẽ nói ngươi là một người trung thực, bởi lòng ngươi rộng mở với Đức Chúa Trời. Thông qua những hành động và cách cư xử của ngươi, họ sẽ có thể thấy được lòng ngươi. Nhưng nếu ngươi cố gắng ngụy trang và lừa dối mọi người, mọi người sẽ đánh giá thấp ngươi và nói rằng ngươi là một kẻ ngốc nghếch, một kẻ kém khôn ngoan. Nếu ngươi không cố giả vờ hoặc bao biện, nếu ngươi có thể thừa nhận sai phạm của mình, thì mọi người sẽ nói ngươi trung thực và khôn ngoan. Và điều gì khiến ngươi khôn ngoan? Ai cũng mắc sai phạm. Mọi người đều có lỗi lầm và khuyết điểm. Và thực ra, tất cả mọi người đều có cùng tâm tính bại hoại. Đừng nghĩ bản thân mình cao quý, hoàn hảo và tử tế hơn những người khác; điều đó hoàn toàn vô lý. Một khi những tâm tính bại hoại của con người và thực chất cũng như bộ mặt thật của sự bại hoại của họ đã rõ ràng với ngươi, ngươi sẽ không cố gắng che đậy những sai phạm của riêng mình, cũng như không bắt lỗi người khác – ngươi sẽ có thể đối mặt với cả hai một cách đúng đắn. Chỉ khi đó, ngươi mới trở nên sáng suốt và không làm những điều ngu ngốc, là điều sẽ khiến ngươi trở thành người khôn ngoan. Những người không khôn ngoan đều là kẻ ngu ngốc, họ cứ canh cánh trong lòng những lỗi phạm nhỏ nhặt nhất của mình, nhưng vẫn cứ làm những trò lén lút, thật khiến người khác ghê tởm. Thực ra, những gì ngươi đang làm là rõ ràng tức thì đối với những người khác, ấy thế mà ngươi vẫn ngang nhiên giả vờ. Đối với những người khác, nó trông như một trò hề. Chẳng phải điều này ngu ngốc sao? Nó thực sự là vậy. Những kẻ ngốc không có bất kỳ sự khôn ngoan nào. Cho dù nghe bao nhiêu bài giảng, họ vẫn không hiểu lẽ thật hoặc thấy được bản chất thực sự của bất cứ điều gì. Họ không bao giờ chịu bước xuống khỏi đài cao, nghĩ rằng mình khác với mọi người khác và mình đáng kính hơn; đây là sự kiêu ngạo và tự nên công chính, đây là sự ngu xuẩn. Những kẻ ngu ngốc không có sự hiểu biết thuộc linh, phải không? Những vấn đề nào mà ngươi ngu ngốc và không khôn ngoan là những vấn đề mà ngươi không có sự hiểu biết thuộc linh, và không thể dễ dàng hiểu được lẽ thật. Thực tế vấn đề là như vậy” (Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã phản tỉnh tình trạng của mình gần đây. Ban đầu, tôi tưởng rằng việc được chọn tham gia dự án video mới nghĩa là tố chất và khả năng của tôi không quá tệ, và tôi là một người đáng bồi dưỡng. Vì vậy, tôi tích cực bày tỏ quan điểm, tham gia thông công và thảo luận, với hy vọng được mọi người công nhận. Nhưng khi thấy mình liên tục phơi bày vấn đề của bản thân, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Bị mọi người nhìn thấu khiến tôi không chấp nhận được. Tôi cho rằng chỉ cần phạm sai lầm là đủ cho thấy bản thân không giỏi và không phù hợp với công việc này. Thế nên tôi đã thu mình lại và che đậy bản thân, không muốn người khác thấy rằng tôi còn thiếu sót. Tâm tính của tôi thật ngạo mạn và giả dối! Trên thực tế, việc được giao bổn phận này không chứng minh tôi giỏi đến đâu, chỉ là hội thánh đã cho tôi cơ hội tập luyện. Thực ra tôi còn nhiều khuyết điểm và thiếu sót, cần học hỏi và trau dồi trong quá trình thực hiện bổn phận của mình. Nhưng tôi đã không giải quyết những vấn đề này đúng cách. Tôi đã không phản tỉnh nguyên nhân gây ra sai lầm, không tìm kiếm những nguyên tắc lẽ thật để bù đắp cho khuyết điểm của bản thân. Thay vào đó, tôi vắt óc nghĩ ra cách che giấu vấn đề để người khác không thể nhìn thấu mình. Tại sao tôi lại gian trá và ngu ngốc như vậy? Sau đó, tôi lại đọc được lời Đức Chúa Trời: “Khi người ta làm bổn phận của mình hay bất cứ công tác nào trước mặt Đức Chúa Trời, lòng họ phải thuần khiết: phải như một bát nước sạch – trong suốt, không có tạp chất. Vậy dạng tâm thái nào là đúng đắn? Cho dù ngươi đang làm gì, ngươi cũng có thể thảo luận với những người khác về bất cứ điều gì trong lòng mình, bất cứ ý tưởng nào mình có thể có. Ai đó nói cách làm của ngươi sẽ không hiệu quả, và họ đề xuất một ý tưởng khác. Ngươi cảm thấy rằng đó là một cách khá hay nên ngươi bỏ cách làm của mình và làm theo cách của người kia. Khi làm thế, mọi người thấy rằng ngươi có thể tiếp thu ý kiến của người khác, có thể chọn con đường đúng đắn, hành động có nguyên tắc, minh bạch và rõ ràng. Trong lòng ngươi không có sự tối tăm, và ngươi hành động, nói năng bằng lòng thành và thái độ trung thực. Ngươi nói thẳng nói thật, một là một, hai là hai, không mưu mẹo, không bí mật, mà là một người rất minh bạch. Chẳng phải đó là một dạng thái độ sao? Đây là một thái độ đối với con người, sự vật và sự việc, thái độ này thể hiện tâm tính của người này” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Tôi nên có thái độ trung thực khi thực hiện bổn phận của mình. Dù làm gì hay nói gì, tôi nên thẳng thắn và cởi mở, trong lòng nghĩ gì thì nói đó. Nếu vấn đề phát sinh, tôi nên thừa nhận, nhìn nhận và giải quyết một cách hợp lý. Vì vậy, tôi đã xem xét lại từng sai lầm trước đây của mình, tìm hiểu lý do tại sao lại có những việc không ổn, và tìm kiếm để hiểu các nguyên tắc liên quan. Lúc đó tôi mới nhận ra rằng việc mắc sai lầm giúp ta phát hiện ra khuyết điểm của bản thân và kịp thời bù đắp, đó là một điều tốt. Nhưng lúc nào tôi cũng để ý thể diện và địa vị của bản thân, thu mình lại, ngụy trang bản thân, không bày tỏ quan điểm và sợ phơi bày thiếu sót của mình. Khi làm vậy, tôi không bao giờ có thể bù đắp cho những thiếu sót của mình và tiến độ phát triển cũng chậm. Vậy chẳng phải là tôi đang tự đào hố chôn mình hay sao? Nhận ra điều này, tôi đã có ý thức điều chỉnh tâm thái của mình. Khi cùng thảo luận công việc với anh chị em hoặc đưa ra đề xuất về video, nếu có ý kiến gì thì tôi sẽ bày tỏ thẳng thắn mà không cần suy đoán người khác sẽ nghĩ gì. Mặc dù đôi khi những ý tưởng và ý kiến của tôi chưa phù hợp lắm, nhưng nhờ có anh chị em chỉnh sửa và hướng dẫn, tôi bắt đầu hiểu một số nguyên tắc liên quan. Dần dần, tôi trở nên bớt bị kìm kẹp hơn, cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn.
Sau một thời gian, chúng tôi cần sử dụng một số công nghệ mới để cải thiện chất lượng video. Công nghệ này vẫn còn là điều mới mẻ với tôi, nhưng bằng cách cùng thảo luận và học hỏi kỹ năng cần thiết với mọi người, dần dần tôi cũng hiểu được phần nào. Khi thấy người chị em cộng sự của tôi trình bày ý tưởng và đưa ra đề xuất, luôn phân tích một cách lôgic và có căn cứ, và người phụ trách thường hỏi ý kiến chị ấy về nhiều việc, tôi đã rất ghen tị. Còn tôi vẫn chẳng là ai cả. Không biết khi nào tôi mới được mọi người biết đến? Đôi khi đang thảo luận về công việc, tôi nghĩ đến việc nói gì đó để mọi người có ấn tượng tốt về tôi, để mọi người biết rằng không phải tôi không hiểu gì về vấn đề hiện tại. Một ngày nọ, khi mọi người đang thảo luận về kế hoạch sản xuất video, tôi thấy có gì đó không ổn. Để có thể nói ngắn gọn, đúng trọng tâm, và thể hiện rằng tôi cũng biết chút ít về công nghệ mới này, tôi muốn sắp xếp từ ngữ cẩn thận trước khi nói, nhưng càng lo lắng, tôi càng không biết nói gì. Cuối cùng, người chị em cộng sự của tôi đã thay tôi nêu ra vấn đề. Sau đó, tôi nghĩ ra một giải pháp. Tôi và chị cộng sự có thể thảo luận trước về những điều cần nói. Rồi tôi sẽ thông công quan điểm của mình trước cho mọi người ở nhóm họp. Bằng cách này, tôi có thể thể hiện bản thân tốt hơn khi nói và có cảm giác tồn tại trong nhóm. Nhưng vấn đề là khi tham gia thảo luận một mình, tôi vẫn không dám bày tỏ quan điểm của mình. Thay vào đó, tôi sẽ chờ mọi người trình bày xong ý kiến của họ, rồi chỉ nói “Được”, và giả vờ hiểu. Mọi chuyện cứ diễn ra như vậy đến khi tôi không còn gánh trọng trách khi thảo luận các vấn đề nữa. Khi nghe mọi người nói, đôi khi tôi bị phân tâm và thậm chí còn ngủ gật.
Một ngày nọ, chị cộng sự nói rằng tôi không thực hiện bổn phận tích cực như trước nữa. Chị hỏi tôi đang ở trong tình trạng thế nào, và tôi đã giãi bày với chị về những điều tôi tỏ lộ gần đây. Chị đã dùng trải nghiệm của bản thân để giúp tôi và còn gửi cho tôi lời này của Đức Chúa Trời: “Kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng nếu họ nói quá nhiều, luôn bày tỏ quan điểm và thông công với người khác, thì sẽ bị mọi người nhìn thấu; mọi người sẽ cảm thấy họ thiếu chiều sâu, chỉ là một người bình thường và không tôn trọng họ nữa. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, người khác không tôn trọng họ nghĩa là gì? Nghĩa là địa vị cao quý của họ trong lòng người khác đã không còn, lộ rõ họ xoàng xĩnh, vô tri và tầm thường đến thế nào. Đây là điều mà kẻ địch lại Đấng Christ không muốn thấy. Vì thế, khi họ thấy những người khác trong hội thánh luôn mở lòng bộc bạch và thừa nhận sự tiêu cực, phản nghịch Đức Chúa Trời của họ, những sai lầm họ phạm phải hôm qua, hoặc nỗi đau khổ không thể chịu đựng mà họ cảm thấy khi không trung thực hôm nay, thì kẻ địch lại Đấng Christ xem những người này là ngu ngốc và ngây thơ, vì họ không bao giờ nói những chuyện như thế, họ thâm tàng bất lộ. Có những người bình thường ít nói do tố chất kém hoặc đầu óc đơn giản, không suy nghĩ gì nhiều, nhưng khi kẻ địch lại Đấng Christ ít nói thì không phải vì lý do đó; mà là vấn đề về tâm tính. Họ gặp người khác thì nói chuyện rất ít, người khác nói gì họ cũng không dễ dàng bày tỏ quan điểm. Tại sao họ không bày tỏ quan điểm? Trước hết, chắc chắn họ không có lẽ thật và chuyện gì cũng không thể nhìn thấu, nên họ mà mở miệng thì có thể phạm sai lầm và bị người khác nhìn thấu. Họ sợ bị xem thường, nên giả bộ trầm mặc, làm bộ thâm trầm, khiến người khác không dò thấu họ được, lại còn cảm thấy họ có vẻ cao minh, thoát tục siêu phàm. Với vẻ bề ngoài này, mọi người không dám đánh giá thấp kẻ địch lại Đấng Christ, thay vào đó, khi thấy bề ngoài có vẻ điềm tĩnh, điềm đạm của họ, mọi người càng xem trọng và không dám coi nhẹ họ. Đây chính là khía cạnh quỷ dị và tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không dễ gì bày tỏ quan điểm, bởi vì hầu hết quan điểm của họ không hợp lẽ thật, đều là quan niệm và tưởng tượng của con người, căn bản không dám đưa ra công khai, cho nên họ giữ im lặng. … Họ không muốn để người khác nhìn thấu, họ biết hạn chế của mình; nhưng đằng sau đó còn có một ý định đê tiện nữa – đó là họ muốn được người khác xem trọng. Đây chẳng phải là thứ đáng ghê tởm nhất sao?” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 6). Trước đây, khi đọc lời Đức Chúa Trời phơi bày tâm tính của những kẻ địch lại Đấng Christ, gần như tôi chẳng bao giờ nhìn lại bản thân qua lời Ngài. Tôi cảm thấy mình đâu có địa vị gì, càng chẳng có tham vọng lớn lao nào cả. Nhưng bây giờ, khi đối chiếu bản thân với lời Đức Chúa Trời, tôi thấy những kẻ địch lại Đấng Christ thường ngần ngại bày tỏ quan điểm để che đậy khuyết điểm của bản thân, họ thường im lặng để giả vờ sâu sắc, khiến mọi người lầm tưởng rằng họ đã hiểu lẽ thật, và kính nể họ. Chẳng phải tôi cũng đang làm vậy sao? Trên thực tế, tôi không hiểu chút nào về công nghệ mới này. Nhưng để giữ thể diện và có được chỗ đứng vững chắc trong nhóm, tôi không bao giờ cởi mở chia sẻ về những thiếu sót hay khuyết điểm của mình. Tôi bày ra vẻ ngoài giả dối, giả vờ hiểu biết, không dám chia sẻ ý kiến với mọi người, vì sợ nếu nói sai gì đó thì người ta sẽ thấy tôi thiếu chuyên môn. Thậm chí để che đậy khuyết điểm của mình, trong các cuộc họp, tôi vội vàng đưa ra đề xuất mà tôi và chị cộng sự đã thảo luận trước đó. Điều này không chỉ giúp tôi cảm thấy được tham gia nhiều hơn mà còn để mọi người không biết được trình độ thực sự của tôi thấp đến đâu. Tôi đúng là người dối trá! Nghĩ lại, tôi nhận thấy rằng nhiều người từng nhận xét là tôi không thích nói chuyện. Tôi từng nghĩ đó là do tính cách của mình. Chỉ tới khi được lời Đức Chúa Trời phơi bày, tôi mới nhận thấy mình thường im lặng là vì không muốn người khác nhìn thấu mình. Trước đây tôi cũng hành động như vậy khi thực hiện bổn phận. Đôi khi tôi phát hiện ra một số vấn đề, nhưng sẽ không nói gì cả nếu chưa hiểu rõ. Thay vào đó, tôi sẽ đợi đến khi hiểu rõ vấn đề, rồi bày tỏ quan điểm của mình một cách có phương pháp, có hệ thống. Khi tôi làm vậy, mọi người dần cảm thấy tôi có mắt nhìn nhận vấn đề, và thỉnh thoảng tôi còn nghe mọi người khen mình thông minh, có tố chất tốt. Tôi cảm thấy rất hài lòng với bản thân mình. Khi thấy một vài chị em thẳng thắn, nghĩ gì nói nấy và thừa nhận khi họ chưa hiểu gì đó, tôi cảm thấy coi thường họ. Tôi nghĩ họ không suy nghĩ kỹ trước khi nói, điều đó sẽ khiến mọi người thấy ngay rằng họ thiếu năng lực. Tôi biết mình không thể hành xử như vậy. Nhận ra điều này, tôi biết rằng tâm tính địch lại Đấng Christ của mình rất nghiêm trọng. Tôi đã bày ra vẻ ngoài giả dối để có được địa vị và khiến người khác coi trọng tôi. Tôi quá để ý đến địa vị và đánh giá quá cao về bản thân. Tôi luôn muốn trở thành người không có khuyết điểm và không muốn làm một người bình thường. Tôi thực sự ngạo mạn và thiếu lý trí. Nghĩ lại thì, khi được tham gia vào những dự án video phức tạp. Tôi không chỉ có cơ hội nâng cao năng lực nghiệp vụ mà qua đó còn hiểu được nhiều nguyên tắc hơn. Đó là điều tốt! Nhưng thay vì làm việc chăm chỉ để học nguyên tắc và kỹ năng mới với anh chị em, tôi lại coi nhẹ bổn phận của mình, suy nghĩ quanh co, lo lắng xem mình có được người khác khen ngợi hay không, cố gắng hết sức để bảo vệ thể diện của bản thân. Tôi thật ngu ngốc làm sao! Sau nhiều năm tin Đức Chúa Trời, tôi vẫn không biết nên tập trung mưu cầu những gì. Tôi đã bất cẩn bỏ phí bao nhiêu thời gian quý giá, rồi cuối cùng, tôi chẳng đạt được gì từ đó. Không những tôi không thực hiện tốt bổn phận của mình, mà còn bị Đức Chúa Trời chán ghét và ghê tởm. Càng nghĩ về điều đó, tôi càng cảm thấy đau khổ. Tôi hổ thẹn với chính mình. Vậy nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và sẵn sàng ăn năn.
Sau đó, tôi đã tìm ra con đường thực hành từ lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Lời nói và việc làm của người bình thường có vẻ thế nào? Một người bình thường có thể nói thật lòng họ. Họ sẽ nói bất cứ điều gì trong lòng họ mà không hề giả dối hay lừa dối. Nếu họ có thể hiểu chuyện mà họ gặp phải, họ sẽ hành động phù hợp với lương tâm và lý trí. Nếu họ không thể nhìn thấu chuyện ấy một cách rõ ràng, họ sẽ phạm sai lầm và thất bại, họ sẽ nuôi những nhận thức sai lầm, những quan niệm và tưởng tượng cá nhân, và họ sẽ bị những ảo tưởng trước mắt làm cho mù quáng. Nhân tính bình thường có những biểu hiện như vậy. Những biểu hiện này của nhân tính bình thường có đáp ứng được yêu cầu của Đức Chúa Trời không? Không. Con người không thể đáp ứng những yêu cầu của Đức Chúa Trời nếu họ không có lẽ thật. Một người bình thường, bại hoại có những biểu hiện này của nhân tính bình thường. Đây là những thứ bẩm sinh của con người, những thứ vốn có của họ. Ngươi phải để cho mình có những biểu hiện và bộc lộ này. Khi để cho mình có những biểu hiện và bộc lộ này, ngươi hẳn hiểu rằng đây là bản năng tự nhiên, tố chất và bản tính bẩm sinh của con người. Hiểu được như vậy rồi, ngươi nên làm gì? Ngươi nên có một cách tiếp cận đúng đắn với nó. Nhưng ngươi đưa cách hiểu đúng đắn này vào thực hành như thế nào? Ngươi thực hiện bằng cách đọc nhiều lời Đức Chúa Trời hơn, trang bị thêm lẽ thật cho bản thân, thường xuyên nêu ra với Đức Chúa Trời những điều ngươi không hiểu, những điều mà ngươi có quan niệm, và những điều mà ngươi có thể có những phán đoán sai lầm để phản tỉnh về chúng và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết mọi vấn đề của ngươi. … Vì ngươi không phải là siêu nhân, cũng không phải vĩ nhân, nên ngươi không thể nhìn thấu và hiểu được mọi thứ. Ngươi không thể nhìn thoáng qua là thấu tỏ thế gian, nhìn thoáng qua là thấu tỏ nhân loại, và nhìn thoáng qua là thấu tỏ mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Ngươi là một người bình thường. Ngươi phải trải qua nhiều thất bại, nhiều giai đoạn hoang mang, nhiều sai lầm khi phán đoán, và nhiều lần chệch hướng. Điều này có thể tỏ lộ hoàn toàn tâm tính bại hoại, những điểm yếu và khiếm khuyết của ngươi, sự ngu dốt và xuẩn ngốc của ngươi, cho phép ngươi xem xét lại và biết mình, đồng thời có kiến thức về sự toàn năng, sự khôn ngoan trọn vẹn của Đức Chúa Trời, và tâm tính của Ngài. Ngươi sẽ nhận được những điều tích cực từ Ngài, và đi đến việc hiểu lẽ thật và bước vào thực tế. Sẽ có nhiều điều trong trải nghiệm của ngươi không diễn ra như ngươi mong muốn, khiến ngươi sẽ cảm thấy bất lực. Với những điều này, ngươi phải tìm kiếm và chờ đợi; ngươi phải nhận được từ Đức Chúa Trời câu trả lời cho mỗi vấn đề, và hiểu từ lời Ngài thực chất cơ bản của mỗi vấn đề và thực chất của mỗi loại người. Đây là cách cư xử của một người bình thường, tầm thường. Ngươi phải học cách nói: ‘Tôi không biết’, ‘Điều đó vượt quá khả năng của tôi’, ‘Tôi không thấu tỏ được’, ‘Tôi chưa trải nghiệm chuyện đó’, ‘Tôi không biết gì cả’, ‘Tại sao tôi lại yếu đuối như vậy? Tại sao tôi lại chẳng ra gì?’ ‘Tôi có tố chất kém cỏi’, ‘Tôi quá tê dại và ngu ngốc’, ‘Tôi ngu dốt đến mức phải mất vài ngày thì mới có thể hiểu ra chuyện này và xử lý được’, và ‘Tôi cần phải bàn chuyện này với ai đó’. Ngươi phải học cách thực hành như vậy. Đây là biểu hiện cho thấy ngươi thừa nhận mình là một người bình thường và cho thấy ngươi mong muốn trở thành một người bình thường” (Trân quý lời Đức Chúa Trời là nền tảng của đức tin nơi Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng tôi chỉ là một người bình thường có tố chất trung bình, ít kinh nghiệm và ít hiểu biết về nguyên tắc lẽ thật. Khi đối diện với công nghệ mới và những vấn đề mới, đôi khi tôi không hiểu hoặc mắc sai lầm, nhưng điều này là bình thường. Tôi phải thừa nhận và chấp nhận những khuyết điểm và thiếu sót của mình, rồi tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật để giải quyết vấn đề. Chỉ bằng cách này tôi mới có thể tiếp tục phát triển. Sau khi nhận ra điều này, tâm tôi được soi sáng. Tôi sẵn sàng thực hành theo đòi hỏi của Đức Chúa Trời, ngừng giả bộ và dối trá, làm người và thực hiện bổn phận một cách thực tế.
Một lần nọ, nhóm chúng tôi đang thảo luận cách chỉnh sửa video với người phụ trách. Sau khi mọi người đã đưa ra đề xuất xong, tôi phát hiện thêm một vấn đề khác nhưng không chắc mình có đúng hay không, và tôi có chút lo lắng. Tôi nghĩ, “Có nên nói hay không? Nếu nói ra mà đó không phải vấn đề, mình sẽ bị tỏ lộ là ngu dốt và thiếu suy nghĩ”. Lúc ấy, tôi nhận ra tôi lại muốn thu mình và che đậy bản thân để giữ thể diện. Vậy nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài sức mạnh để chống lại tâm ý sai trái của mình, rồi trở nên cởi mở với người khác về quan điểm của mình. Người phụ trách và các chị em khác cũng chia sẻ quan điểm của mình. Mặc dù điều tôi nêu ra không phải là vấn đề, nhưng sau khi thảo luận, tôi đã hiểu rõ hơn về các nguyên tắc. Dần dần, khi giao tiếp và thảo luận công việc cùng nhau, tôi cảm thấy bớt bồn chồn và lo lắng. Đôi khi tôi thấy có một vài vấn đề, nhưng chưa tìm ra được cách giải quyết. Tôi đã thành thật chia sẻ vấn đề với người khác và để mọi người cùng nhau tìm ra cách giải quyết. Đôi khi tôi đề xuất cách giải quyết, nhưng sau khi thảo luận thì thấy cách đó không phù hợp. Những lúc như vậy, tôi thừa nhận rằng mình đã sai, và thảo luận cách sửa đổi với mọi người để đạt được kết quả tốt hơn… Khi làm vậy, lòng tôi cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn nhiều, tôi có thể làm được một phần nhỏ bổn phận của mình. Tôi đã thật sự trải nghiệm rằng làm người và thực hiện bổn phận theo cách này khiến tôi cảm thấy bình yên, an tâm và tự do!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?
Tôi đã từng bỏ ra rất nhiều nỗ lực để duy trì các mối quan hệ cá nhân trong giao tiếp với bạn bè, gia đình và hàng xóm. Tôi sẵn sàng nhượng...
Bởi Mặc Nhiên, Trung Quốc Tháng 6 năm ngoái, tôi được chọn làm chấp sự chăm tưới, phụ trách những người mới tin nhận công tác thời kỳ sau...
Bởi Hác Chính, Trung Quốc Tôi đến từ một ngôi làng miền núi nghèo nàn lạc hậu với những hủ tục phong kiến và các mối quan hệ phức tạp giữa...
Bởi Hà Khê, Úc Tháng 4 năm 2020, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh phụ trách công tác chăm tưới. Tôi nhận thấy gần đây một số tín hữu mới...