Công tác trong Thời đại Luật pháp
Công tác mà Đức Giê-hô-va đã làm với dân Y-sơ-ra-ên đã tạo lập giữa nhân loại một quê hương trên trần thế của Đức Chúa Trời, cũng là nơi thánh mà Ngài đã hiện diện. Ngài đã giới hạn công tác của Ngài trong dân Y-sơ-ra-ên. Ban đầu, Ngài không làm việc bên ngoài Y-sơ-ra-ên, mà thay vào đó, Ngài đã chọn ra những người Ngài thấy phù hợp để giới hạn phạm vi công tác của Ngài. Y-sơ-ra-ên là nơi Đức Chúa Trời đã dựng nên A-đam và Ê-va, và từ cát bụi của nơi đó, Đức Giê-hô-va đã dựng nên con người; nơi đây đã trở thành căn cứ cho công tác của Ngài trên đất. Dân Y-sơ-ra-ên, những hậu duệ của Nô-ê và cũng là hậu duệ của A-đam, là nền tảng nhân lực cho công tác của Đức Giê-hô-va trên đất.
Vào thời này, ý nghĩa, mục tiêu, và các bước trong công tác của Đức Giê-hô-va tại Y-sơ-ra-ên là nhằm khởi xướng công tác của Ngài trên toàn cõi thế, lấy trung tâm là Y-sơ-ra-ên, dần dần lan tỏa ra các quốc gia dân ngoại. Đây là nguyên tắc Ngài làm việc trong toàn cõi vũ trụ – thiết lập một mô hình rồi sau đó mở rộng nó cho đến khi hết thảy con người trong cõi vũ trụ đều đã nhận lãnh được Phúc Âm của Ngài. Những cư dân Y-sơ-ra-ên đầu tiên là con cháu của Nô-ê. Những người này được ban cho hơi thở của Đức Giê-hô-va, và đủ hiểu biết để chăm lo cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nhưng họ lại không biết Đức Giê-hô-va là Đấng nào, tâm ý của Ngài đối với con người là gì, và càng không biết nên kính sợ Chúa của muôn loài thọ tạo như thế nào. Còn về vấn đề có các phép tắc và luật pháp phải tuân theo hay không[a], hay có một bổn phận mà các loài thọ tạo phải thực hiện cho Đấng Tạo Hóa hay không, thì con cháu của A-đam chẳng biết gì về những điều này. Tất cả những gì họ biết là làm chồng là phải đổ mồ hôi lao động nuôi gia đình, còn vợ phải phục tùng chồng và duy trì nòi giống con người mà Đức Giê-hô-va đã dựng nên. Nói cách khác, những người như vậy, những người chỉ có hơi thở của Đức Giê-hô-va và sự sống của Ngài, chẳng biết làm thế nào để tuân theo những luật pháp của Đức Chúa Trời hay làm thế nào để thỏa lòng Chúa của muôn loài thọ tạo. Họ hiểu biết quá ít. Vì thế nên mặc dù không có gì lươn lẹo hay giả dối trong tâm họ, sự ganh ghét hay tranh đua với nhau cũng hiếm khi nảy sinh, nhưng họ không có kiến thức hay hiểu biết về Đức Giê-hô-va, Chúa của muôn loài thọ tạo. Những tổ tiên này của con người chỉ biết ăn các thức của Đức Giê-hô-va, và hưởng thụ những điều của Đức Giê-hô-va, nhưng họ chẳng biết kính sợ Đức Giê-hô-va; họ không biết rằng Đức Giê-hô-va là Đấng mà họ phải quỳ gối thờ phượng. Thế thì làm sao có thể gọi họ là loài thọ tạo của Ngài được? Nếu vậy thì những lời như “Đức Giê-hô-va là Chúa của muôn loài thọ tạo” và “Ngài đã dựng nên con người để con người có thể tỏ hiện Ngài, tôn vinh Ngài, và đại diện cho Ngài” chẳng phải đã được nói ra vô ích hay sao? Làm sao những người chẳng có lòng kính sợ Đức Giê-hô-va lại có thể làm lời chứng cho sự vinh hiển của Ngài được? Làm sao họ có thể trở thành những biểu hiện cho sự vinh hiển của Ngài? Chẳng phải những lời của Đức Giê-hô-va rằng “Ta đã dựng nên con người như hình của Ta” sau đó hẳn sẽ trở thành một thứ vũ khí trong tay của Sa-tan, kẻ xấu xa hay sao? Chẳng phải những lời này sau đó hẳn sẽ trở thành một dấu ấn sỉ nhục đối với việc dựng nên loài người của Đức Giê-hô-va hay sao? Để hoàn tất giai đoạn công tác đó, Đức Giê-hô-va sau khi dựng nên loài người đã không hướng dẫn hay chỉ dạy họ từ A-đam cho đến Nô-ê. Thay vào đó, chỉ sau khi cơn đại hồng thủy hủy hoại thế giới, Ngài mới chính thức bắt đầu chỉ dạy những người Y-sơ-ra-ên, là con cháu của Nô-ê cũng như của A-đam. Công tác và những lời phán của Ngài ở Y-sơ-ra-ên đã chỉ dẫn cho dân Y-sơ-ra-ên khi họ sinh sống trên mọi miền của Y-sơ-ra-ên, từ đó cho nhân loại thấy rằng Đức Giê-hô-va không chỉ có thể hà hơi vào con người để họ có được sự sống từ Ngài và lớn dậy từ cát bụi thành con người thọ tạo, mà Ngài còn có thể thiêu rụi loài người, rủa sả loài người, và dùng cây gậy của Ngài để cai trị loài người. Và vì thế, họ cũng thấy được rằng Đức Giê-hô-va có thể hướng dẫn đời sống của con người trên đất, và phán bảo cũng như làm việc giữa loài người theo giờ giấc của ngày và đêm. Công tác Ngài đã thực hiện chỉ là để các loài thọ tạo của Ngài có thể biết được rằng con người đến từ cát bụi được Ngài nhặt lên, và hơn nữa, con người đã được Ngài dựng nên. Không chỉ thế, Ngài còn lần đầu tiên thực hiện công tác của Ngài ở Y-sơ-ra-ên để các dân tộc và các quốc gia khác (những người thật ra không biệt lập với Y-sơ-ra-ên, mà đúng hơn là tách ra từ dân Y-sơ-ra-ên, nhưng vẫn thuộc dòng dõi của A-đam và Ê-va) có thể nhận lãnh Phúc Âm của Đức Giê-hô-va từ Y-sơ-ra-ên, để tất cả các loài thọ tạo trong vũ trụ có thể kính sợ Đức Giê-hô-va và tôn Ngài là vĩ đại. Nếu Đức Giê-hô-va không bắt đầu công tác của Ngài ở Y-sơ-ra-ên, mà thay vào đó lại dựng nên loài người, để họ sống vô tư lự trên đất, thì trong tình huống đó, vì bản chất vật lý của con người (bản chất có nghĩa là con người không bao giờ có thể biết những thứ mà họ không thể nhìn thấy, tức là họ sẽ không biết được rằng chính Đức Giê-hô-va đã dựng nên loài người, và càng không biết vì sao Ngài làm vậy), họ sẽ không bao giờ biết được rằng chính Đức Giê-hô-va đã dựng nên nhân loại hoặc rằng Ngài chính là Chúa của muôn loài thọ tạo. Nếu Đức Giê-hô-va đã dựng nên con người và đặt họ trên đất, rồi chỉ đơn giản phủi tay và rời đi, thay vì ở lại giữa loài người để hướng dẫn họ một thời gian, thì toàn nhân loại hẳn đã trở về hư không; thậm chí cả trời đất và vạn vật Ngài dựng nên, cùng toàn nhân loại, hẳn đã trở về hư không, và hơn nữa, hẳn đã bị Sa-tan chà đạp. Theo cách này, ước muốn của Đức Giê-hô-va rằng “Trên đất, giữa muôn loài thọ tạo của Ngài, Ngài phải có một nơi để đứng, một nơi thánh” hẳn đã tan vỡ. Và vì vậy, sau khi dựng nên loài người, Ngài đã có thể ở lại giữa họ để hướng dẫn họ trong đời sống, ở giữa họ để bảo ban họ – tất cả những điều này là để đạt được mong muốn của Ngài, và hoàn tất kế hoạch của Ngài. Công tác Ngài đã làm ở Y-sơ-ra-ên chỉ để thực hiện kế hoạch mà Ngài đã lập trước khi dựng nên muôn vật, và vì thế, việc Ngài làm công tác đầu tiên ở Y-sơ-ra-ên và việc dựng nên vạn vật của Ngài không mâu thuẫn với nhau, mà cả hai đều được thực hiện vì mục đích kế hoạch quản lý của Ngài, công tác của Ngài, và sự vinh hiển của Ngài, cũng như được thực hiện để cho việc dựng nên nhân loại của Ngài có ý nghĩa sâu sắc hơn. Ngài đã dẫn dắt đời sống của nhân loại trên đất hơn hai ngàn năm từ sau thời Nô-ê, trong suốt thời gian đó Ngài đã dạy loài người hiểu được cách kính sợ Đức Giê-hô-va, Chúa của muôn loài thọ tạo, cách tổ chức đời sống, duy trì đời sống, và trên tất cả là cách hành động như một chứng nhân cho Đức Giê-hô-va, dâng lên Ngài sự thuận phục, dành cho Ngài sự kính sợ, và còn ca tụng Ngài bằng âm nhạc, như vua Đa-vít và các thầy tế lễ của ông đã làm.
Trước giai đoạn hai ngàn năm mà Đức Giê-hô-va đã thực hiện công tác của Ngài, con người chẳng biết gì cả, và hầu như toàn nhân loại đã rơi vào sự suy đồi, cho đến trước lúc thế giới bị phá hủy bởi cơn đại hồng thủy, họ đã lún sâu vào sự lang chạ và bại hoại mà không hề có Đức Giê-hô-va trong lòng, và hơn nữa còn không muốn theo đường lối của Ngài. Họ không bao giờ hiểu được công tác mà Đức Giê-hô-va sắp làm, họ thiếu lý trí, càng không có tri thức, và như những cái máy biết thở, họ hoàn toàn mù mờ về con người, về Đức Chúa Trời, về thế giới, về sự sống, v.v. Ở trên đất, họ đã vướng vào quá nhiều sự cám dỗ, như loài rắn, và nói nhiều điều xúc phạm đến Đức Giê-hô-va, nhưng bởi họ dốt nát, nên Đức Giê-hô-va không hành phạt hay sửa dạy gì họ. Chỉ sau trận lụt, khi Nô-ê được 601 tuổi, Đức Giê-hô-va mới chính thức hiện ra với Nô-ê và hướng dẫn ông cùng gia đình, dẫn dắt các loài chim thú đã sống sót sau trận lụt cùng với Nô-ê và con cháu của ông, cho đến hết Thời đại Luật pháp, kéo dài tổng cộng 2.500 năm. Ngài đã hoạt động ở Y-sơ-ra-ên, tức là chính thức hoạt động, trong 2.000 năm, và hoạt động cùng lúc ở Y-sơ-ra-ên và bên ngoài nước này trong 500 năm, tổng cộng là 2.500 năm. Trong thời gian đó, Ngài đã hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên rằng để phụng sự Đức Giê-hô-va, họ phải xây một đền thờ, choàng áo lễ và đi chân trần vào đền thờ lúc bình minh, kẻo giày của họ làm ô uế đền thờ và lửa sẽ trùm xuống từ đỉnh đền thờ và thiêu họ đến chết. Họ đã thực hiện bổn phận của mình và thuận phục theo các kế hoạch của Đức Giê-hô-va. Họ đã cầu nguyện Đức Giê-hô-va trong đền thờ, và sau khi nhận lãnh sự mặc khải của Đức Giê-hô-va, tức là sau khi Đức Giê-hô-va phán bảo, họ đã dẫn dắt dân chúng và dạy dân chúng rằng họ phải thể hiện sự kính sợ đến Đức Giê-hô-va – Đức Chúa Trời của họ. Và Đức Giê-hô-va đã bảo họ nên xây đền thờ và bàn thờ, và vào thời điểm do Đức Giê-hô-va định ra, tức là vào Lễ Vượt Qua, họ phải chuẩn bị những chiên con và những con bê để đặt lên bàn thờ như những của tế lễ dâng cho Đức Giê-hô-va, để họ chế ngự bản thân và kính sợ Đức Giê-hô-va trong lòng mình. Việc họ có tuân theo luật lệ này hay không đã trở thành thước đo lòng trung thành của họ với Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va cũng đã định ra ngày Sa-bát cho họ, là ngày thứ bảy trong cuộc tạo dựng của Ngài. Ngày tiếp theo ngày Sa-bát Ngài lấy làm ngày đầu tiên, một ngày để họ ca tụng Đức Giê-hô-va, dâng lên Ngài các của tế lễ, và tấu nhạc ngợi ca Ngài. Vào ngày này, Đức Giê-hô-va đã triệu tập hết các thầy tế lễ đến phân chia các của tế lễ trên bàn thờ cho mọi người cùng ăn, để họ có thể hưởng các của tế lễ trên bàn thờ của Đức Giê-hô-va. Và Đức Giê-hô-va đã phán rằng họ được ban phước, rằng họ được chia phần cùng Ngài, và rằng họ là những người được chọn của Ngài (đó là giao ước của Đức Giê-hô-va với dân Y-sơ-sa-ên). Đây là lý do tại sao đến ngày hôm nay, dân Y-sơ-ra-ên vẫn cho rằng Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của riêng họ, chứ không phải là Đức Chúa Trời của dân ngoại.
Trong suốt Thời đại Luật pháp, Đức Giê-hô-va đã đặt ra những điều răn cho Môi-se để truyền cho dân Y-sơ-ra-ên, những người đã theo ông rời khỏi Ai Cập. Những điều răn này được Đức Giê-hô-va ban cho dân Y-sơ-ra-ên và không liên quan gì đến người Ai Cập; chúng nhằm chế ngự dân Y-sơ-ra-ên, và Ngài dùng các điều răn để đưa ra yêu cầu với họ. Họ có tuân giữ ngày Sa-bát hay không, họ có kính trọng cha mẹ hay không, họ có thờ các ngẫu tượng hay không, v.v. – đây là những nguyên tắc để phán xét họ là tội lỗi hay ngay chính. Trong số họ, có một số người bị thiêu đốt bởi ngọn lửa của Đức Giê-hô-va, một số người bị ném đá đến chết, một số người được nhận lãnh ơn phước của Đức Giê-hô-va, và việc này được định đoạt tùy theo việc họ có tuân phục các điều răn này hay không. Những ai không tuân giữ ngày Sa-bát thì bị ném đá đến chết. Những thầy tế lễ mà không tuân giữ ngày Sa-bát thì bị ngọn lửa của Đức Giê-hô-va thiêu đốt. Những ai không tỏ lòng kính trọng đến cha mẹ của mình cũng bị ném đá đến chết. Hết thảy những điều này đều được Đức Giê-hô-va khen ngợi. Đức Giê-hô-va đã lập ra các điều răn và luật pháp của Ngài để khi Ngài dẫn dắt mọi người trong đời sống, họ sẽ nghe theo và thuận phục lời Ngài, không phản nghịch chống lại Ngài. Ngài đã dùng những luật pháp này để giữ cho loài người vừa được dựng nên nằm trong tầm kiểm soát, nhằm đặt nền móng tốt hơn cho công tác tương lai của Ngài. Và vì vậy, dựa trên các công tác mà Đức Giê-hô-va đã làm, thời đại đầu tiên được gọi là Thời đại Luật pháp. Mặc dù Đức Giê-hô-va đã phán nhiều lời và đã làm nhiều công tác, nhưng Ngài chỉ hướng dẫn dân chúng một cách tích cực, dạy bảo những con người ngu muội này cách làm người, cách sống, cách hiểu về đường lối của Đức Giê-hô-va. Đa phần, công tác Ngài làm là để dân chúng quan sát đường lối của Ngài và tuân theo luật pháp của Ngài. Công tác được thực hiện trên những người đã bị làm bại hoại ở mức độ nhẹ; và nó không mở rộng đến việc chuyển hóa tâm tính của họ hay giúp họ tiến bộ trong đời sống. Ngài chỉ quan tâm đến việc dùng luật pháp để chế ngự và kiểm soát mọi người. Đối với dân Y-sơ-ra-ên thời đó, Đức Giê-hô-va chỉ đơn thuần là một Đức Chúa Trời trong đền thờ, một Đức Chúa Trời trên thiên đàng. Ngài là một trụ mây, một trụ lửa. Tất cả những gì Đức Giê-hô-va yêu cầu họ làm là thuận phục cái mà con người ngày nay biết đến là luật pháp và những điều răn của Ngài – người ta còn có thể gọi là các luật lệ – bởi vì những gì Đức Giê-hô-va đã làm không phải để chuyển hóa họ, mà là để ban cho họ thêm nhiều thứ mà con người cần có và để hướng dẫn họ từ chính miệng Ngài, bởi sau khi được dựng nên, con người không có những thứ mà họ cần có. Và vì thế, Đức Giê-hô-va đã ban cho mọi người những thứ họ cần có cho đời sống của họ trên đất, giúp những con người mà Ngài đã dẫn dắt vượt qua cả tổ tiên của họ, là A-đam và Ê-va, bởi vì những gì Đức Giê-hô-va đã ban cho họ đã vượt qua những gì Ngài đã ban cho A-đam và Ê-va lúc ban đầu. Dù sao đi nữa, công tác mà Đức Giê-hô-va đã làm ở Y-sơ-ra-ên chỉ là để hướng dẫn nhân loại và giúp họ nhận ra được Đấng Tạo Hóa của họ. Ngài không chinh phục hay chuyển hóa họ, mà chỉ đơn thuần hướng dẫn họ. Đây là toàn bộ công tác của Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp. Đó là nền tảng, là câu chuyện có thật, là thực chất công tác của Ngài trên toàn lãnh thổ Y-sơ-ra-ên, và là khởi đầu cho sáu ngàn năm công tác của Ngài – để giữ nhân loại trong tầm tay kiểm soát của Đức Giê-hô-va. Từ đây sản sinh ra thêm nhiều công tác nữa trong kế hoạch quản lý sáu ngàn năm của Ngài.
Chú thích:
a. Nguyên bản không có cụm từ “phải tuân theo”.