Giờ tôi đã hiểu mối quan hệ giữa Kinh Thánh và Đức Chúa Trời

07/10/2020

Bởi Jean, Cameroon

Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trong nhiều năm, phương tiện tín ngưỡng truyền thống của mọi người (của Cơ Đốc giáo, một trong ba tôn giáo chính của thế giới) đã là đọc Kinh Thánh; rời khỏi Kinh Thánh không phải là một niềm tin vào Chúa, rời khỏi Kinh Thánh là tà giáo và dị giáo, và ngay cả khi mọi người đọc các sách khác, thì nền tảng của các sách này phải là sự giải nghĩa Kinh Thánh. Điều đó có nghĩa là, nếu ngươi tin vào Chúa, thì ngươi phải đọc Kinh Thánh, và ngoài Kinh Thánh, ngươi không được tôn sùng bất kỳ quyển sách nào không liên quan đến Kinh Thánh. Nếu ngươi làm như vậy, thì ngươi đang phản bội Đức Chúa Trời. Từ khi có Kinh Thánh, niềm tin vào Chúa của mọi người đã là niềm tin vào Kinh Thánh. Thay vì nói mọi người tin vào Chúa, tốt hơn nên nói họ tin vào Kinh Thánh; thay vì nói họ đã bắt đầu đọc Kinh Thánh, tốt hơn nên nói họ đã bắt đầu tin vào Kinh Thánh; và thay vì nói họ đã trở lại trước nhan Chúa, sẽ tốt hơn khi nói rằng họ đã trở lại trước Kinh Thánh. Theo cách này, mọi người thờ phượng Kinh Thánh như thể nó là Đức Chúa Trời, như thể nó là huyết mạch của mình, và mất nó cũng giống như mất đi mạng sống của mình. Mọi người xem Kinh Thánh cao bằng Đức Chúa Trời, và thậm chí có những người còn xem nó cao hơn cả Đức Chúa Trời. Nếu mọi người không có công tác của Đức Thánh Linh, nếu họ không thể cảm nhận được Đức Chúa Trời, họ có thể tiếp tục sống – nhưng ngay khi họ mất đi Kinh Thánh, hoặc mất đi những chương và câu nói nổi tiếng từ Kinh Thánh, thì như thể họ đã mất đi mạng sống của mình vậy. … Kinh Thánh đã trở thành một ngẫu tượng trong tâm trí của mọi người, nó đã trở thành một bí ẩn trong trí não họ, và họ đơn giản là không thể tin rằng Đức Chúa Trời có thể làm việc bên ngoài Kinh Thánh, họ không thể tin rằng mọi người có thể tìm thấy Đức Chúa Trời ở ngoài Kinh Thánh, họ càng không thể tin rằng Đức Chúa Trời có thể rời khỏi Kinh Thánh trong công tác cuối cùng và bắt đầu lại. Điều này là không tưởng đối với mọi người; họ không thể tin vào điều đó, và họ cũng không thể tưởng tượng được điều đó. Kinh Thánh đã trở thành một trở ngại to lớn cho việc mọi người chấp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời, và một khó khăn cho việc Đức Chúa Trời mở rộng công tác mới này(Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Trước đây, Kinh Thánh từng giúp tôi biết Chúa trong đức tin của mình, và mục sư luôn bảo Kinh Thánh là nền tảng trong đức tin của chúng ta. Tôi nghĩ tin vào Kinh Thánh tức là tin vào Chúa, tôi thậm chí còn đặt nó lên trên Chúa. Tôi chỉ học những từ ngữ vô tri vô giác trong Kinh thánh mà không nghĩ về việc thực hành hay trải nghiệm lời của Chúa. Mãi cho đến khi chấp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt và được lời Ngài tỏ lộ, tôi mới hiểu ra mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. Những sai lầm trong đức tin của tôi cuối cùng đã được khắc phục.

Tôi từng đọc Kinh thánh rất nhiều, đi họp mặt Hội thánh thường xuyên, và tìm kiếm nhiều bài giảng trực tuyến nhằm hiểu rõ hơn về Chúa. Một lần nọ, tôi bắt gặp một bộ phim trên YouTube có tựa đề là “Đâu là nhà tôi”. Bộ phim ấy rất chân thực và cảm động. Và những lời được đọc lên trong phim dường như đặc biệt ấm áp và có thẩm quyền. Tôi đã rất tò mò, không biết những lời ấy đến từ đâu. Khi biết chúng đến từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi lên mạng để tìm hiểu thêm về Hội thánh đã thực hiện bộ phim này. Nhưng tôi đã tìm thấy một vài bài báo tiêu cực về Hội thánh đó và không thể xác minh chúng là thật hay bịa đặt. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi cảm thấy mình không nên mù quáng tin vào những gì người khác nói. Vì có câu “tai nghe không bằng mắt thấy”. Tôi biết mình nên đích thân tìm hiểu để xem đây có phải là một Hội thánh tốt đẹp. Tôi quyết định tải thêm một vài phim để xem. Tôi đã xem hai bộ phim khác, “Tỉnh thức” và “Mong mỏi”. Chúng thực sự khiến tôi rung động. Những lời được đọc trong phim thực sự có thẩm quyền và mạnh mẽ, những mối thông công cũng rất thực tế. Tôi đã hiểu vì sao các Hội thánh trở nên hoang tàn, cũng như sự khác biệt giữa cứu rỗi và cứu rỗi hoàn toàn. Những bộ phim ấy nói rằng Đức Chúa Jêsus đã trở lại và đang thực hiện công tác phán xét trong thời kỳ sau rốt, điều đó ứng nghiệm lời tiên tri này trong Kinh Thánh: “Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 4:17). Tôi đã rất vui mừng, và nhận ra rằng những lời được đọc trong phim là những câu nói của Chúa tái lâm. Chẳng trách chúng rất có thẩm quyền và uy quyền! Tôi để lại một tin nhắn và liên lạc với anh chị em trong Hội thánh. Tôi thấy họ thực sự chân thành và lời thông công của họ cũng rất khai sáng. Thật tuyệt vời khi được tiếp xúc với họ. Tôi bắt đầu tham dự các buổi tụ họp của họ.

Một buổi tối nọ, tôi chuẩn bị tải thêm phim từ kênh của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng. Trong lúc lướt tìm các bộ phim, tôi thấy một bộ phim với tựa đề “Ra ngoài Kinh Thánh”. Tôi đã rất bối rối. Cái tên ấy nghĩa là sao? Tại sao chúng ta nên thoát khỏi Kinh Thánh trong đức tin của mình? Làm sao mọi người có thể tin và biết Đức Chúa Trời nếu không có Kinh Thánh? Tôi nghĩ về cách mà mục sư luôn nói rằng đức tin phải được dựa trên Kinh Thánh, rằng rời xa Kinh Thánh tức là dị giáo. Chẳng phải rời xa Kinh Thánh tức là phản bội Chúa sao? Trong vài ngày sau đó, tôi đã ngừng xem các bài thánh ca và phim của Hội thánh, vì sợ lạc lối trong đức tin của mình. Nhưng tôi không thể không tự hỏi, “Nếu Đức Chúa Trời Toàn Năng thực sự là Đức Chúa Jêsus trở lại và tôi không chấp nhận Ngài, thì chẳng phải tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội nghênh tiếp Chúa sao?” Lòng tôi rất mâu thuẫn, nên tôi bắt đầu ăn chay và cầu nguyện. Tôi xin Chúa khai sáng và soi đường, để tôi biết Đức Chúa Trời Toàn Năng có đúng là Đức Chúa Jêsus trở lại hay không. Đêm đầu tiên ăn chay, tôi không nhận được bất kỳ sự soi dẫn nào từ Đức Chúa Trời, nên tôi nghĩ chắc mình nên đọc Kinh Thánh một chút xem sao. Tôi đã đọc Khải Huyền 1:8: “Chúa là Ðức Chúa Trời, Ðấng Hiện Có, Ðã Có, Và Còn Ðến, là Ðấng Toàn năng, phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga”. Tôi cũng đọc Khải Huyền 11:16-17, “Hai mươi bốn trưởng lão đương ngồi ở trước mặt Ðức Chúa Trời, trên ngai mình, đều cúi mình sấp mặt xuống, thờ lạy Ðức Chúa Trời, mà rằng: Hỡi Chúa là Ðức Chúa Trời Toàn năng, là Ðấng Hiện Có, Trước Ðã Có, chúng tôi cảm tạ Ngài, vì Ngài đã cầm quyền rất cao trong tay và đã trị vì”. Tôi đột nhiên cảm thấy những lời này là sự soi dẫn của Đức Chúa Trời dành cho mình. Sách Khải Huyền nói rằng Đức Chúa Trời sẽ được gọi là “Đấng Toàn Năng” trong thời kỳ sau rốt. Đó không phải là Đức Chúa Trời Toàn Năng sao? Khám phá này khiến tôi muốn tiếp tục tìm hiểu Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi cũng quyết định xem hết bộ phim “Ra ngoài Kinh Thánh” để biết nó thực sự truyền tải điều gì.

Trong phim, một người thuyết giảng phúc âm từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng đã thông công thế này: “Nhiều người theo đạo nói rằng Đức Chúa Trời sẽ không rời xa Kinh thánh để làm công tác cứu rỗi, và bất cứ gì vượt ngoài Kinh Thánh đều là dị giáo. Cái nào có trước: Kinh Thánh, hay công tác của Đức Chúa Trời? Ban đầu, Giê-hô-va Đức Chúa Trời tạo dựng trời đất và vạn vật. Ngài đã hủy diệt thế giới bằng một trận hồng thủy, hủy diệt Sô-đôm và Gô-mô-rơ bằng lửa. Kinh Cựu Ước có tồn tại khi Đức Chúa Trời thực hiện những công tác này không?” Tôi nghĩ, “Thậm chí còn phải hỏi sao? Khi Đức Chúa Trời tạo dựng địa cầu, nhấn chìm thế giới, đốt cháy Sô-đôm và Gô-mô-rơ, Kinh thánh chắc chắn chưa tồn tại”. Cô tiếp tục: “Khi Đức Chúa Trời làm những công tác này, Kinh Thánh chưa tồn tại. Nghĩa là, công tác của Đức Chúa Trời diễn ra trước, và chỉ sau đó mới được ghi lại vào Kinh Thánh. Và khi Đức Chúa Jêsus đang công tác trong Thời đại Ân điển, Tân Ước vẫn chưa ra đời. Những công tác ấy đã được các môn đồ của Ngài ghi lại sau khi Ngài hoàn thành công việc. Rõ ràng, Kinh Thánh chỉ là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không làm việc theo Kinh thánh và không bị nó giới hạn. Ngài thực hiện công tác dựa trên kế hoạch quản lý của Ngài và nhu cầu của con người. Thế nên, ta không thể cho rằng công tác của Đức Chúa Trời chỉ giới hạn trong Kinh thánh và ta không thể dùng Kinh Thánh để phân định công việc của Ngài. Thực sự không thể bảo rằng bất cứ gì nằm ngoài Kinh Thánh đều là dị giáo. Đức Chúa Trời có quyền làm công tác của chính Ngài và thực hiện nó ngoài giới hạn Kinh Thánh”.

Nghe điều này, tôi bỗng được mở mang tầm mắt. Tân Ước chưa ra đời khi Đức Chúa Jêsus thực hiện công tác. Nó được con người biên soạn chỉ sau khi Ngài hoàn thành công tác của mình. Kinh thánh thực sự chỉ là bản ghi chép công tác quá khứ của Đức Chúa Trời. Tại sao trước đây tôi chưa từng nghĩ về điều đó?

Mối thông công trong phim vẫn tiếp tục: “Nếu ta bảo bất cứ điều gì nằm ngoài Kinh Thánh đều là dị giáo, chẳng phải ta đang lên án toàn bộ công tác của Đức Chúa Trời trong quá khứ sao? Khi Đức Chúa Jêsus đến và công tác, Ngài đã không công tác dựa trên Cựu Ước, mà Ngài đã vượt xa nó, chẳng hạn những lời dạy của Ngài về cách ăn năn, chữa lành bệnh tật và xua đuổi ma quỷ, không tuân giữ ngày Sa-bát, tha thứ cho người khác bảy mươi lần bảy, và hơn thế nữa. Không điều nào trong số đó được ghi trong Cựu Ước. Chúng thậm chí còn mâu thuẫn trực tiếp với các luật lệ trong Cựu Ước. Chẳng lẽ công tác của Đức Chúa Jêsus không phải là công tác của Đức Chúa Trời sao? Các thầy tế lễ cả, trưởng lão và thầy thông giáo lên án công tác và lời dạy của Đức Chúa Jêsus là dị giáo chỉ vì chúng không tuân theo Cựu Ước. Họ trở thành những người chống đối Đức Chúa Trời. Nếu ta đi theo quan niệm của con người và bảo rằng những gì nằm ngoài Kinh Thánh là dị giáo, chẳng phải ta cũng đang lên án công tác của Đức Chúa Jêsus sao?”

Sau đó, họ đọc vài lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng liên quan đến câu hỏi “Có phải mọi thứ nằm ngoài Kinh thánh đều là dị giáo?” Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Kinh Thánh là một sách lịch sử, và nếu ngươi đã ăn uống Cựu Ước trong Thời đại Ân điển – nếu trong suốt Thời đại Ân điển, ngươi đã đưa vào thực hành những điều được đòi hỏi trong thời của Cựu Ước – thì Jêsus hẳn đã chối bỏ ngươi và kết tội ngươi; nếu ngươi đã áp dụng Cựu Ước vào công tác của Jêsus, thì ngươi hẳn đã là một người Pha-ri-si. Nếu ngày nay, ngươi kết hợp Cựu Ước và Tân Ước lại để ăn uống và thực hành, thì Đức Chúa Trời của ngày nay sẽ kết tội ngươi; ngươi sẽ bị tụt lại phía sau công tác ngày nay của Đức Thánh Linh! Nếu ngươi ăn uống Cựu Ước và Tân Ước, thì ngươi ở ngoài dòng chảy của Đức Thánh Linh! Trong thời của Jêsus, Jêsus đã dẫn dắt dân Do Thái và tất cả những người theo Ngài dựa theo công tác của Đức Thánh Linh trong Ngài vào thời điểm đó. Ngài đã không lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho những gì Ngài làm, mà phán theo công tác của Ngài; Ngài đã không chú ý đến những gì Kinh Thánh nói, và Ngài cũng không tìm kiếm trong Kinh Thánh một con đường để dẫn dắt các môn đệ của Ngài. Ngay từ khi bắt đầu công tác, Ngài đã rao truyền con đường ăn năn – một từ hoàn toàn không được đề cập trong các lời tiên tri của Cựu Ước. Ngài không những không hành động theo Kinh Thánh, mà Ngài còn dẫn dắt một con đường mới, và làm công tác mới. Không bao giờ Ngài nhắc đến Kinh Thánh khi rao giảng. Trong Thời đại Luật pháp, không ai từng có thể làm các phép lạ của Ngài trong việc chữa lành người bệnh và đuổi quỷ. Vậy nên, công tác của Ngài, những lời dạy dỗ của Ngài, thẩm quyền và quyền năng của lời Ngài cũng vượt xa bất kỳ con người nào trong Thời đại Luật pháp. Jêsus chỉ đơn giản đã làm công tác mới hơn của Ngài, và mặc dù nhiều người đã lên án Ngài bằng cách sử dụng Kinh Thánh – và thậm chí đã sử dụng Cựu Ước để đóng đinh Ngài trên thập tự giá – nhưng công tác của Ngài đã vượt qua Cựu Ước; nếu không phải vậy, tại sao người ta lại đóng đinh Ngài trên thập tự giá? Chẳng phải vì trong Cựu Ước đã không nói gì đến sự dạy dỗ của Ngài, khả năng chữa lành người bệnh và đuổi quỷ của Ngài sao? Công tác của Ngài đã được thực hiện để dẫn dắt một con đường mới, chứ không phải để cố tình khiêu chiến với Kinh Thánh, hay cố tình bỏ qua Cựu Ước. Ngài chỉ đơn giản đến để thực hiện chức vụ của Ngài, để mang lại công tác mới cho những ai mong mỏi và tìm kiếm Ngài. Ngài không đến để giải nghĩa Cựu Ước hay duy trì công tác của nó. Công tác của Ngài không nhằm để cho Thời đại Luật pháp tiếp tục phát triển, vì công tác của Ngài không xét đến việc có lấy Kinh Thánh làm cơ sở hay không; Jêsus chỉ đơn giản đến làm công tác Ngài phải làm. … Rốt cuộc, Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh vĩ đại hơn? Tại sao công tác của Đức Chúa Trời phải dựa theo Kinh Thánh? Lẽ nào Đức Chúa Trời không có quyền vượt qua Kinh Thánh sao? Đức Chúa Trời không thể rời khỏi Kinh Thánh và làm công tác khác ư? Tại sao Jêsus và các môn đồ của Ngài đã không giữ ngày Sa-bát? Nếu Ngài phải thực hành theo ngày Sa-bát và dựa theo các điều răn của Cựu Ước, thì tại sao Jêsus đã không giữ ngày Sa-bát sau khi Ngài đến, mà thay vào đó lại rửa chân, trùm đầu, bẻ bánh, và uống rượu? Chẳng phải tất cả những điều này đều không có trong các điều răn của Cựu Ước sao? Nếu Jêsus tôn vinh Cựu Ước, tại sao Ngài lại phá vỡ những giáo lý này? Ngươi nên biết Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh đến trước!(Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Người thuyết giảng phúc âm trong phim đã tương giao thế này: “Kinh Thánh không đại diện Đức Chúa Trời. Nó chỉ là bản ghi chép thật về hai giai đoạn công tác đầu tiên của Ngài, tức là chứng ngôn về công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Ân điển. Nó không đại diện cho mọi công tác của Ngài để cứu rỗi nhân loại. Những ghi chép trong Kinh Thánh về lời của Đức Chúa Trời quá hạn chế. Chúng chỉ là những hiểu biết vụn vặt về tâm tính sống của Đức Chúa Trời và không thể tỏ lộ toàn bộ. Đức Chúa Trời luôn mới, không bao giờ cũ. Ngài thực hiện công tác mới và phán những lời mới trong mỗi thời đại. Chẳng hạn, khi Đức Chúa Jêsus đến trong Thời đại Ân điển, Ngài đã vượt ra ngoài Cựu Ước để thực hiện công tác mới. Đức Chúa Trời không làm việc dựa theo Kinh Thánh hay tham khảo Kinh Thánh. Ngài không tìm ra con đường dẫn dắt tín đồ của mình từ Kinh Thánh. Công tác của Đức Chúa Trời luôn luôn tiến về phía trước. Khi khởi đầu một thời đại mới và thực hiện công tác mới, Ngài mang đến một con đường mới cho nhân loại và ban thêm nhiều lẽ thật cho chúng ta để ta nhận được sự cứu rỗi lớn lao hơn từ Ngài. Đức Chúa Trời không dẫn dắt loài người dựa trên công tác cũ của Ngài. Nghĩa là, Đức Chúa Trời không làm việc theo Kinh Thánh vì Ngài không chỉ là Chúa của ngày Sa-bát, mà còn là Chúa của Kinh Thánh. Ngài có mọi quyền vượt ra ngoài Kinh Thánh, để thực hiện công tác mới hơn theo kế hoạch của Ngài và nhu cầu của nhân loại. Công tác của Đức Chúa Trời trong thời đại mới không bao giờ có thể giống như công tác của Ngài trong thời đại cũ. Do đó, câu nói ‘rời xa Kinh Thánh đều là dị giáo’ là không hề hợp lý”.

Từ đó, tôi hiểu rằng, Cựu Ước và Tân Ước ghi lại công tác và lời của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Ân điển, nhưng không đại diện cho toàn bộ công tác của Đức Chúa Trời. Tôi tưởng việc rời xa Kinh Thánh đồng nghĩa với việc không tin Chúa. Chẳng phải tôi đã đặt Đức Chúa Trời và Kinh Thánh ngang hàng sao? Khi Đức Chúa Jêsus đến công tác, Ngài không làm việc dựa vào Cựu Ước. Nếu bảo rằng rời xa Kinh Thánh là dị giáo, chẳng phải chúng ta đang lên án công tác của Đức Chúa Jêsus sao? Nếu được sinh ra trong thời đại Đức Chúa Jêsus đang công tác, tôi đã phản đối Ngài, và đi theo quan niệm hiện tại của mình. Nếu tôi cho rằng công tác và lời Đức Chúa Trời chỉ giới hạn trong Kinh Thánh, chẳng phải tôi sẽ phạm sai lầm giống như những người Pha-ri-si bám lấy Kinh Thánh cũ để lên án Đức Chúa Jêsus sao?

Người thuyết giảng phúc âm trong phim đã đọc một đoạn khác trong lời của Đức Chúa Trời: “Những gì Ta đang dạy ngươi chỉ đơn giản là thực chất và câu chuyện bên trong của Kinh Thánh. Ta không yêu cầu ngươi đừng đọc Kinh Thánh, hoặc ngươi phải đi khắp nơi tuyên bố rằng nó vô giá trị, mà chỉ cần ngươi có kiến thức và quan điểm chính xác về Kinh Thánh. Đừng quá phiến diện! Mặc dù Kinh Thánh là một sách lịch sử được viết bởi con người, nhưng nó cũng ghi lại nhiều nguyên tắc mà các thánh đồ và tiên tri xưa đã phụng sự Đức Chúa Trời, cũng như những kinh nghiệm phụng sự Đức Chúa Trời của các sứ đồ gần đây – tất cả những gì đã được những người này thực sự thấy và biết, và có thể làm tài liệu tham khảo cho những người của thời đại này khi theo đuổi con đường thật. … Nhưng các sách này vẫn lỗi thời, chúng vẫn thuộc về thời đại cũ, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng cũng chỉ phù hợp với một thời kỳ, chứ không phải đời đời. Vì công tác của Đức Chúa Trời luôn phát triển, và nó không thể chỉ đơn giản dừng lại ở thời của Phao-lô và Phi-e-rơ, hay cứ mãi ở trong Thời đại Ân điển mà Jêsus đã bị đóng đinh vào cây thập tự. Và vì vậy, các sách này chỉ phù hợp với Thời đại Ân điển, chứ không phù hợp với Thời đại Vương quốc của thời kỳ sau rốt. Chúng chỉ có thể cung cấp cho các tín đồ của Thời đại Ân điển, chứ không phải cho các thánh đồ của Thời đại Vương quốc, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng vẫn lỗi thời(Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Nghe điều này, tôi thấy rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng không phủ nhận giá trị của Kinh Thánh. Kinh Thánh chỉ là một bằng chứng về công tác cũ của Đức Chúa Trời, có thể giúp chúng ta hiểu rõ công tác mà Ngài đã hoàn thành và những gì Ngài đòi hỏi nhân loại khi đó. Nhưng Đức Chúa Trời đang làm công tác mới, và Kinh Thánh đã lỗi thời. Nó không thể cung cấp cho con người những gì họ cần. Tôi đã khó chịu khi lần đầu tiên nhìn thấy tựa đề “Ra ngoài Kinh Thánh”. Tôi nghĩ đức tin của mọi người đều được dựa trên Kinh Thánh và đó là con đường duy nhất để biết cách tin và tôn kính Đức Chúa Trời. Tôi tưởng rời xa Kinh Thánh tức là rời xa Đức Chúa Trời. Nên tôi không muốn tìm hiểu công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Tôi cứ tưởng mình phải tin vào Kinh Thánh và Kinh Thánh đại diện cho Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy Kinh Thánh đã chiếm vị trí của Đức Chúa Trời trong trái tim tôi. Tôi không tin vào Đức Chúa Trời, mà tôi tin vào Kinh Thánh. Tôi xem Đức Chúa Trời và Kinh Thánh ngang nhau, và phân định công tác của Đức Chúa Trời trong phạm vi Kinh Thánh, nghĩ rằng bất cứ điều gì nằm ngoài đó đều là dị giáo. Chẳng phải tôi đã phân định và báng bổ Đức Chúa Trời sao? Tôi rùng mình khi nghĩ về điều đó, cảm thấy biết ơn Đức Chúa Trời đã dẫn dắt tôi đến với bộ phim ấy. Nếu không, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được.

Những người chia sẻ phúc âm trong phim sau đó nói: “Sự sống đời đời không đến từ Kinh Thánh…” Tôi đã sững sờ. Sự sống đời đời không đến từ Kinh Thánh? Sao lại như thế được? Tôi lắng nghe những gì họ nói tiếp theo: “Điều này không phù hợp với quan niệm của con người, nhưng nó là thực tế không thể chối cãi. Đức Chúa Jêsus đã nói với chúng ta từ lâu khi Ngài quở trách những người Pha-ri-si: ‘Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!(Giăng 5:39-40). Đức Chúa Jêsus tuyên bố rõ ràng rằng không có sự sống đời đời trong Kinh Thánh. Đó là bởi vì Kinh Thánh chỉ làm chứng cho Đức Chúa Trời. Nếu con người muốn đạt được lẽ thật và sự sống, chỉ Kinh Thánh thôi thì không đủ. Lẽ thật và sự sống phải được kiếm từ chính Đấng Christ. Hãy nghĩ về những người Pha-ri-si bám lấy kinh Cựu Ước. Họ đã không có được cuộc sống vĩnh hằng, mà ngược lại, họ đã bị trừng phạt vì chống cự và lên án Đức Chúa Jêsus. Nhưng những người theo Đức Chúa Jêsus đã không bám lấy Kinh Thánh, họ chấp nhận công tác và lời dạy của Đức Chúa Trời ở thời điểm đó và cuối cùng được Đức Chúa Jêsus cứu chuộc. Và vì thế, cách duy nhất để có được sự sống đời đời là theo Đấng Christ và theo bước chân của Đức Chúa Trời. Nếu chỉ mù quáng tuân thủ Kinh Thánh, chúng ta không chỉ không thể có được sự tuyên dương của Đức Chúa Trời, mà thực sự đúng như Phao-lô đã nói, ‘Nhưng Kinh Thánh đã nhốt hết thảy mọi sự dưới tội lỗi’ (Ga-la-ti 3:22), và ta sẽ mất đi sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thực hiện công tác mới trong mọi thời đại. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ban hành luật pháp và điều răn trong Thời đại Luật pháp để dân Y-sơ-ra-ên biết cách thờ phượng Đức Chúa Trời, biết cách sống trên trái đất, biết tội lỗi là gì và họ sẽ bị trừng phạt vì tội lỗi của họ. Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã làm công tác cứu chuộc, tự mình trở thành của lễ chuộc tội. Con người chỉ phải thú nhận và ăn năn để tội lỗi của họ được tha thứ, thoát khỏi sự lên án và đày đọa theo luật pháp. Tuy nhiên, sự cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus chỉ có thể tha thứ cho tội lỗi của chúng ta. Bản tính tội lỗi của chúng ta vẫn còn cố thủ sâu sắc. Chúng ta liên tục thể hiện những tâm tính bại hoại như kiêu ngạo, lừa dối, tà ác chúng ta không thể ngừng phạm tội và chống lại Đức Chúa Trời. Đó là lý do Đức Chúa Jêsus tiên tri rằng Ngài sẽ trở lại để làm công tác phán xét, để làm tinh sạch và cứu rỗi nhân loại khỏi tội lỗi. Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời Toàn Năng sẽ thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời, dựa trên công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus. Ngài mặc khải mọi lẽ thật để cứu rỗi và làm tinh sạch loài người, và tiết lộ những bí ẩn trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Ngài phán xét và vạch trần những tâm tính và bản tính satan của loài người bại hoại, thể hiện tâm tính thánh khiết, công chính không dung thứ sự xúc phạm của Ngài. Những lời được bày tỏ bởi Đức Chúa Trời Toàn Năng là những điều Đức Chúa Trời không bao giờ nói trong Thời đại Luật pháp hay Thời đại Ân điển. Những lời này là Đức Chúa Trời mang lại cho ta đường đến sự sống đời đời trong thời kỳ sau rốt. Điều này hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus: ‘Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật(Giăng 16:12-13)”.

Sau đó, họ đọc một đoạn khác trong lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mang đến sự sống, và mang đến con đường lẽ thật bền vững và vĩnh cửu. Lẽ thật này là con đường mà thông qua đó con người đạt được sự sống, và đây là con đường duy nhất mà qua đó con người mới biết đến Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời chấp thuận. Nếu ngươi không kiếm tìm con đường sự sống được Đấng Christ của thời kỳ sau rốt cung cấp, thì ngươi sẽ không bao giờ có được sự chấp thuận của Jêsus, và sẽ không bao giờ đủ tư cách để bước vào cánh cổng của vương quốc thiên đàng, bởi ngươi vừa là con rối, vừa là tù nhân của lịch sử. Những ai bị chi phối bởi phép tắc, bởi câu chữ, và bị trói buộc bởi lịch sử sẽ không bao giờ có thể có được sự sống, cũng như không thể đạt được con đường sự sống đời đời. Đó là bởi vì tất cả những gì họ có được chỉ là nước đục mà họ đã bám vào hàng ngàn năm nay, thay vì nước sự sống tuôn chảy từ ngôi. Những ai không được cung cấp nước sự sống thì sẽ vẫn mãi là những xác chết, là những món đồ chơi của Sa-tan, và là con cái của địa ngục. Vậy thì làm sao họ có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời? Nếu ngươi chỉ cố bám víu vào quá khứ, chỉ cố giữ mọi thứ nguyên trạng bằng cách đứng yên, và không thử thay đổi hiện trạng cũng như buông bỏ lịch sử, thì chẳng phải ngươi sẽ luôn luôn chống lại Đức Chúa Trời sao? Các bước trong công tác của Đức Chúa Trời lớn lao và vĩ đại, như sóng trào và sấm dội – mà ngươi thì ngồi thụ động chờ đợi sự hủy diệt, bám lấy sự dại dột của mình và chẳng làm gì cả. Bằng cách này, làm sao ngươi có thể được xem là một người đang theo bước chân của Chiên Con? Làm sao ngươi có thể biện hộ rằng Đức Chúa Trời mà ngươi đang bám víu vào là một Đức Chúa Trời luôn mới mẻ và không bao giờ cũ? Và làm sao những câu chữ trong những trang sách ố vàng của ngươi có thể đưa ngươi sang một thời đại mới? Làm sao chúng có thể dẫn dắt ngươi tìm kiếm các bước trong công tác của Đức Chúa Trời? Và làm sao chúng có thể dẫn ngươi lên được thiên đàng? Thứ ngươi đang giữ trong tay là những câu chữ có thể đem lại chút khuây khỏa tạm bợ, chứ không phải là lẽ thật có thể ban sự sống. Thánh kinh mà ngươi đọc chỉ có thể làm phong phú cho miệng lưỡi của ngươi và không phải là những lời triết lý có thể giúp ngươi biết được sự sống của con người, càng không phải là những con đường có thể dẫn dắt ngươi đến sự hoàn thiện. Sự khác biệt này không cho ngươi lý do để suy ngẫm sao? Nó không khiến ngươi nhận ra được những mầu nhiệm ẩn chứa trong đó sao? Ngươi có khả năng tự mình lên thiên đàng để gặp Đức Chúa Trời không? Không có sự hiện đến của Đức Chúa Trời, ngươi có thể tự mình vào thiên đàng để tận hưởng niềm vui gia đình với Đức Chúa Trời không? Giờ ngươi vẫn đang mơ hay sao? Vậy thì ta đề nghị ngươi hãy thôi mơ mộng, và hãy nhìn xem ai đang làm việc lúc này – nhìn để thấy ai đang thực hiện công tác cứu rỗi con người trong thời kỳ sau rốt. Nếu không làm thế, ngươi sẽ không bao giờ có được lẽ thật, và sẽ không bao giờ có được sự sống(Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Các nhà truyền giáo của Hôi Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng đã tương giao: “Nếu chỉ bám lấy Kinh Thánh trong đức tin của mình mà không chấp nhận lời Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, ta sẽ không bao giờ được chăm tưới và nuôi dưỡng bằng nước sự sống của Đức Chúa Trời. Không có sự phán xét và làm tinh sạch của Đức Chúa Trời, ta sẽ chỉ sống trong vòng luẩn quẩn của phạm tội rồi thú tội. Không thoát khỏi sự ràng buộc của tội lỗi, làm sao ta có thể đủ sức vào vương quốc thiên đàng? Chỉ khi chấp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt ta mới có thể được chăm tưới và duy trì nhờ lời của Đức Chúa Trời, hiểu được lẽ thật, được giải thoát khỏi những tâm tính bại hoại, và được tinh sạch. Chỉ khi đó ta mới đủ tư cách vào vương quốc thiên đàng”.

Tôi cảm thấy được khai sáng và phấn khích hơn khi nghe điều này. Lời thông công về lẽ thật này rất thiết thực. Không có sự sống vĩnh hằng trong Kinh Thánh – nó chỉ là bằng chứng cho Đức Chúa Trời. Nó không đại diện cho Đức Chúa Trời, càng không thể thay thế công tác cứu rỗi của Ngài. Chỉ có Đấng Christ là con đường, lẽ thật và sự sống. Chỉ Đấng Christ mới có thể cho chúng ta lẽ thật và sự sống. Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, bày tỏ mọi lẽ thật để tinh sạch và cứu rỗi nhân loại nhưng tôi lại không thể buông bỏ Kinh Thánh. Thật là ngu ngốc! Tôi rất biết ơn vì Đức Chúa Trời Toàn Năng đã dẫn dắt tôi nghe tiếng Đức Chúa Trời và loại bỏ quan điểm lố bịch về đức tin của mình. Sau đó, tôi chính thức chấp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Cuộc hội ngộ với Thiên Chúa

Bởi Jianding, Kiên Định Tôi sinh ra trong một gia đình Công giáo, và mẹ tôi đã dạy tôi đọc kinh từ khi tôi còn nhỏ. Đó là thời điểm Đảng...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger