Gánh nặng chính là phước lành của Đức Chúa Trời

30/01/2022

Bởi Vĩnh Tùy, Hàn Quốc

Cách đây không lâu, trong một cuộc bầu chọn của hội thánh, tôi được bầu làm lãnh đạo. Tôi đã bị sốc khi biết tin này và thực sự không dám tin. Tôi, làm lãnh đạo ư? Sao có thể chứ? Một lãnh đạo hội thánh cần có khả năng thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề của các anh chị em trong lối vào sự sống của họ, mà tôi lại còn trẻ với kinh nghiệm sống non nớt. Hơn nữa, trước đây tôi chưa từng ngồi vị trí lãnh đạo bao giờ. Liệu tôi có thể làm được không? Điều này khiến tôi phiền não một thời gian, và dù nghĩ tới nghĩ lui, tôi cảm thấy mình vẫn không đủ khả năng để thực hiện bổn phận đó, rằng tôi không thể nhận chức phận này được. Nếu tôi nhận chức và làm không tốt, vậy chẳng phải là sẽ gây hại cho nhà Đức Chúa Trời, cho các anh chị em sao? Hơn nữa, mọi người sẽ nhìn thấu tôi, thấy rõ thực lực của tôi, như thế thì sẽ mất mặt lắm. Tôi viện ra cả mớ lý do, nhưng một người chị em đã đọc cho tôi nghe đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Ăn uống lời Đức Chúa Trời, thực hành cầu nguyện, chấp nhận trọng trách của Đức Chúa Trời, và chấp nhận những nhiệm vụ mà Ngài giao phó cho ngươi – toàn bộ điều này là để có thể có được một con đường phía trước ngươi. Trọng trách từ sự giao phó của Đức Chúa Trời đặt trên ngươi càng nhiều, ngươi sẽ càng dễ được Ngài làm cho hoàn thiện. … Nếu ngươi là người lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi sẽ phát triển một trọng trách thật sự cho hội thánh. Trên thực tế, thay vì gọi đây là trọng trách ngươi mang cho hội thánh, sẽ tốt hơn khi gọi nó là trọng trách ngươi mang vì lợi ích sự sống của chính mình, bởi vì mục đích của trọng trách mà ngươi phát triển cho hội thánh là để ngươi dùng những kinh nghiệm ấy mà được hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời(Hãy lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời để đạt được sự hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời này của Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu ra được một chút rằng việc nhận được sự giao phó đó chính là Đức Chúa Trời đã cho tôi cơ hội để tự rèn luyện. Mặc dù tôi còn yếu kém, nhưng việc thực hiện bổn phận đó không chỉ là dẫn dắt và giải quyết vấn đề của người khác, mà còn là tăng cường sự tập trung bước vào lẽ thật của chính tôi thông qua bổn phận. Trước hết, tôi cần phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề của riêng mình, đó là cách duy nhất để dùng trải nghiệm thực tế của tôi để giúp các anh chị em giải quyết những khó khăn của họ. Đức Chúa Trời giao cho tôi nhiệm vụ đó cũng chính là ban cho tôi một gánh nặng. Là một lãnh đạo hội thánh, tôi phải quan tâm đến tất cả các vấn đề của hội thánh, tôi phải đối phó với nhiều người, nhiều sự việc, và giải quyết nhiều rắc rối, cũng như học cách dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề. Điều đó nghĩa là tôi có thể tiến bộ nhanh hơn trong sự hiểu biết về lẽ thật và sẽ càng có nhiều khả năng được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Tôi cũng nhớ đến đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi không tìm kiếm những cơ hội được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời, và nếu ngươi không cố gắng dẫn đầu trong việc tìm kiếm sự hoàn thiện, vậy thì ngươi rốt cuộc sẽ đầy ăn năn. Cơ hội tốt nhất để đạt được sự hoàn thiện chính là hiện tại; bây giờ là thời điểm cực kỳ tốt. Nếu ngươi không tha thiết tìm kiếm việc được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện thì khi công tác của Ngài khép lại, sẽ là quá trễ – ngươi sẽ lỡ mất cơ hội. Cho dù những khát vọng của ngươi to lớn thế nào, nếu Đức Chúa Trời không còn thực hiện công tác, thì bất kể nỗ lực mà ngươi đặt ra, ngươi sẽ không bao giờ đạt được sự hoàn thiện(Hãy lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời để đạt được sự hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi nhận ra rằng thực tế, cơ hội thực hiện bổn phận đó của tôi chính là một cơ hội để được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Khi công tác của Đức Chúa Trời đang ở giai đoạn cuối cùng, thì không còn nhiều thời gian để thực hiện bổn phận của chúng ta nữa. Nếu từ chối nhiệm vụ đó thì tức là sau này dù muốn tôi cũng sẽ chẳng còn cơ hội khác. Lúc đó có hối hận thì cũng đã muộn. Tôi cảm thấy mình không thể tiếp tục sống trong khó khăn hay chỉ lo cho mỗi địa vị và thể diện của mình nữa, mà phải chấp nhận nhiệm vụ và vâng phục. Trong lòng tôi đã cầu nguyện đến Đức Chúa Trời và tạ ơn Ngài vì đã cho tôi cơ hội đó để thực hành, sẵn lòng dựa vào Đức Chúa Trời và thực hiện thật tốt bổn phận của mình.

Ngạc nhiên thay, chỉ mới vài ngày nhận bổn phận mới, tôi đã gặp phải trở ngại đầu tiên. Trong một cuộc họp, lãnh đạo cấp cao của chúng tôi đề cập đến một chấp sự đã là tín hữu được hơn hai năm. Anh ấy có chút tố chất và cực kỳ kiêu căng. Anh ta chuyên quyền trong bổn phận và không bao giờ thảo luận với bất cứ ai. Anh ta đã gây ra một số thiệt hại cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Lãnh đạo đã hỏi chúng tôi nghĩ gì về kiểu người như anh. Tôi thì nghĩ rằng đó là một người quá ngạo mạn, không thể làm việc hòa hợp với các anh chị em, rất không phù hợp làm một chấp sự và nên cách chức anh ta. Tôi đã chia sẻ ý kiến của mình. Nhưng chỉ sau khi nghe lãnh đạo thông công, tôi mới nhận ra người chấp sự này mới chỉ là tín hữu được một thời gian ngắn, được ban cho chút tố chất, và có chút khuyết điểm là cực kỳ kiêu ngạo, tuy nhiên, chỉ cần có thể tiếp nhận lẽ thật thì anh ta có thể được đào luyện, và cần được thông công về lẽ thật nhiều hơn, việc này sẽ giúp đỡ và hỗ trợ cho anh. Anh cũng cần được vạch trần và xử lý, chứ cứ thế mà tùy tiện cách chức và loại bỏ anh ta thì thật không thể chấp nhận được. Lúc đầu, tôi cảm thấy rằng mình đã có quan điểm sai lầm và có chút xấu hổ, nhưng tôi đã hiểu ra nguyên tắc đối xử công bằng với mọi người, vì thế cuối cùng, đây cũng là điều tốt. Nhưng sau đó, tôi phát hiện hầu hết các lãnh đạo khác cũng đã có một số nhận định về vấn đề này, và tôi thực sự yếu kém so với họ. Hiểu biết của tôi về lẽ thật quá nông cạn, tôi thiếu khả năng nhận định, không có nguyên tắc đối xử với người khác. Tôi có phẩm chất của một lãnh đạo thật không? Làm lãnh đạo đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về lẽ thật và cái nhìn sâu sắc về mọi loại người. Việc này đòi hỏi phải biết cách tiếp cận đúng đắn đối với từng loại người trong hội thánh. Nhưng sự thật đã tỏ lộ rằng tôi hoàn toàn không có những phẩm chất đó. Nghĩ kỹ về tất cả chuyện này khiến tôi muốn rút lui. Hơn nữa, tôi chỉ mới thực hiện bổn phận này được vài ngày, công việc đang chất chồng chất đống, và còn gặp một số khó khăn. Tôi cảm thấy bổn phận này quá mệt mỏi và nặng nề. Tối đó, lòng tôi thấy rối bời và tôi nghĩ mình hẳn là người tầm thường nhất trong số các lãnh đạo. Mới làm lãnh đạo mà tôi đã mắc lỗi, chắc hẳn lãnh đạo cấp cao đã nhìn thấu tôi, thấy rằng tôi có vóc giạc nhỏ và tố chất kém, thiếu khả năng nhận định. Anh ấy sẽ nghĩ rằng tôi thực sự không có tiềm năng để bồi dưỡng. Các anh chị em sẽ nghĩ gì về tôi đây? Liệu họ có nói rằng tôi hoàn toàn thiếu hiểu biết và việc chọn tôi làm lãnh đạo là một sai lầm không? Càng nghĩ tôi lại càng cảm thấy mình chẳng thể chường mặt ra mà làm lãnh đạo nữa. Tôi tự hỏi liệu mình có nên thể hiện chút ý thức và từ chức càng sớm càng tốt không. Tuy nhiên, suy nghĩ đó khiến tôi không thoải mái. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, tôi đã cầu nguyện đến Đức Chúa Trời và đặt ra quyết tâm, vì vậy nếu tôi cứ ung dung ném nó sang một bên, chẳng phải như thế là phản bội Đức Chúa Trời sao? Đêm đó, tôi đã cầu nguyện đến Đức Chúa Trời và chia sẻ tình trạng khó xử của mình, xin Ngài dẫn dắt tôi biết rõ bản thân mình, biết cách vượt qua chuyện này.

Sáng hôm sau khi đang đọc Lời Đức Chúa Trời hằng ngày, Tôi đã đọc được một vài điều thực sự khiến tôi xúc động về Gióp: “Bất kể thân phận và địa vị uy thế của ông, ông cũng đã không bao giờ yêu thích hay chú ý gì đến những điều này; ông không quan tâm những người khác xem vị trí của ông như thế nào, ông cũng không quan tâm liệu những hành động hay cách cư xử của mình có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến thân phận của mình không; ông đã không đắm chìm trong những lợi ích của địa vị, ông cũng không vui hưởng vinh quang đi kèm với địa vị và thân phận. Ông chỉ quan tâm về giá trị và ý nghĩa sự sống của mình trong mắt Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Con người thật của Gióp là chính thực chất của ông: Ông đã không yêu danh tiếng và tài sản, và đã không sống vì danh tiếng và tài sản; ông chân thật, tinh sạch, và không giả dối(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Từ lời của Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mặc dù vị trí của Gióp rất cao và ông là người vĩ đại nhất trong số những người ở phương Đông, nhưng bản thân ông chưa từng quan tâm đến việc người khác nhìn nhận và đánh giá mình như thế nào. Khi đối mặt với thử luyện toàn thân nổi đầy mụn nhọt, ngồi trên đống tro gãi người bằng mảnh sành, ông cũng chẳng quan tâm liệu điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến thân thế và địa vị của mình hay không. Thậm chí những người xung quanh còn chế nhạo ông, nhưng ông cũng chẳng để tâm. Gióp không thèm muốn danh vọng và địa vị – ông chỉ quan tâm đến cách Đức Chúa Trời nhìn vào hành động của mình, liệu những hàn động đó có thỏa mãn Đức Chúa Trời và đạt được sự chấp thuận của Ngài hay không. Sự chân thật và ngây thơ của Gióp thật đáng mến vô cùng. Điều đó khiến tôi phải ngẫm lại bản thân: Mình quan tâm đến điều gì chứ? Tại sao mình lại buồn bực như thế? Điều quan trọng nhất đối với tôi là lời nói và hành động của tôi đã ảnh hưởng gì đến danh vọng và địa vị của tôi. Trải nghiệm gần đây là một ví dụ điển hình – điểm yếu của tôi đã bị lộ ra, rằng tôi không biết cách đối xử với người khác theo nguyên tắc. Mà tôi chỉ biết nghĩ liệu lãnh đạo có coi thường mình không, các anh chị em có thấy tiếc vì đã bầu cho mình không. Tôi không hề nghĩ đến ý muốn của Đức Chúa Trời là gì, mình nên rút ra bài học gì, và đạt được lẽ thật gì từ tình huống này. Tôi thực sự đã tập trung vào toàn những điều tiêu cực. Tôi đã muốn từ bỏ nhiệm vụ Đức Chúa Trời đã phó thác chỉ vì muốn bảo toàn thể diện và địa vị của mình. Tôi nhận ra mình đã quá dấy loạn, quá vô ơn.

Sau đó tôi đã tự kiểm điểm, tôi tự hỏi tại sao lỗi lầm đó lại khiến tôi đau đớn đến thế, thậm chí đến mức không muốn thực hiện bổn phận nữa. Tâm tính nào đang kiểm soát tôi? Rồi tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Những thứ như kẻ địch lại Đấng Christ là gian dối và quỷ quyệt. Họ nói năng một cách thận trọng, không tiết lộ điều gì, và nếu họ nói lộ ra điều gì thì họ sẽ uốn nắn lại điều đó. Họ uốn nắn nó lại bằng cách nào? Có lẽ họ không thể uốn nắn ngay lập tức, trong trường hợp đó họ trở nên đêm không thể ngủ ngày không thể ăn; trong khi họ ngồi, trong khi họ đi, họ nghĩ: ‘Làm sao để cứu vãn được tiếng tăm và thanh danh của mình? Làm sao để giữ được địa vị của mình? Làm sao để người khác không coi thường mình và nhìn thấu được mình?’. Mọi suy nghĩ của họ đều là về những vấn đề này. Đôi khi, họ có thể có một chút lòng trung thành hoặc phải trả giá cho một điều gì đó, và có thể làm những điều mà nhìn từ bên ngoài thì có vẻ là đúng đắn, nhưng đằng sau những hành động này là một bí mật mà họ không bao giờ chia sẻ. Địa vị và danh tiếng của một kẻ địch lại Đấng Christ là dự án mà họ thực hiện từ khi họ bắt đầu có hiểu biết về mọi sự và tiếp tục hết cả cuộc đời. Đó là bản tính thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu một ngày nào đó, họ mắc sai lầm và tự xấu hổ, để người khác thấy rằng họ đâu đó cũng sai trât, cũng khiếm khuyết, hoặc thiếu sót, thì họ không coi đây là một hiện tượng tốt, và họ bị vấn đề này dằn vặt và dày vò, và họ không cảm thấy thoải mái. Họ không ăn được không ngủ được và thường bị mất tập trung. Khi người khác hỏi tại sao họ lại bị phân tâm, họ nói rằng bổn phận của họ đã khiến họ bận rộn đến mức không ngủ được, điều này chẳng đúng sự thật chút nào – họ làm tất cả những gì có thể để lừa người khác. Trong đầu họ đang nghĩ gì? ‘Mình đã phạm sai lầm và tự xấu hổ. Làm thế nào để chuộc lại lỗi lầm? Mình có thể làm gì để chuộc lại lỗi lầm mà không để người khác nhìn thấy những gì mình đang làm? Mình nên dùng cách nào, giọng điệu nào để giải thích cho vấn đề này? Mình làm cách nào để mở miệng nói mà không bị người khác nhận thấy rằng mình đang trình bày về vấn đề này?’. Họ suy nghĩ cẩn thận về vấn đề đó, xem xét nó từ mọi góc độ, đến mức họ vắt óc suy nghĩ và không màng đến ăn uống(“Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 2)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Suy nghĩ về lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra hành vi của mình giống hệt những kẻ địch lại Đấng Christ chỉ nghĩ đến danh tiếng và địa vị của bản thân đã bị Đức Chúa Trời vạch trần. Tôi thấy hổ thẹn vì đã làm sai gì đó và các anh chị em đã nhìn ra điểm yếu của mình – Tôi cảm thấy cực kỳ mất mặt, vì thế tôi đã bị ám ảnh với những gì họ nghĩ về mình. Tôi thậm chí không thể bình tĩnh thực hiện bổn phận trong ngày của mình, và đêm đến lại mất ngủ vì chuyện đó. Nó ám ảnh tôi suốt ngày. Mọi người đã thấy tôi làm sai, nên tôi không thể nào cứu vãn được tình hình. Tôi không thể lấy lại phẩm giá, và mất hết ý chí thực hiện bổn phận, cảm thấy nếu mình bỏ cuộc, chí ít thì mình sẽ không bị lâm vào tình thế của một kẻ thất bại vì thành tích kém và bị mọi người coi thường. Tôi cũng nhớ đến điều này trong lời Đức Chúa Trời: “Địa vị và danh tiếng của một kẻ địch lại Đấng Christ là dự án mà họ thực hiện từ khi họ bắt đầu có hiểu biết về mọi sự và tiếp tục hết cả cuộc đời. Đó là bản tính thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ(“Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 2)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Ngài cho tôi thấy rằng một trong những đặc điểm chính của kẻ địch lại Đấng Christ là chỉ nói và hành động vì danh tiếng và địa vị của bản thân. Đó cũng là những thứ họ theo đuổi và hướng tới trong suốt cuộc đời. Những kẻ địch lại Đấng Christ đặt địa vị và danh tiếng lên trên hết. Tôi nhận ra mình cũng y như vậy. Thời còn đi học, tôi luôn muốn đứng đầu lớp để các giáo viên sẽ đánh giá cao tôi và gia đình cũng như bạn bè sẽ khen ngợi tôi. Qua vài năm thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, về lý thuyết, tôi biết việc theo đuổi danh tiếng và địa vị chẳng có ích gì cả, rằng có được những thứ đó hoàn toàn không có nghĩa là có được lẽ thật. Bề ngoài, tôi hoàn toàn không chạy theo những thứ ấy. Tuy nhiên, sâu thẳm trong tôi vẫn yêu thích danh tiếng, và tôi muốn làm tốt mọi điều mình làm để những người khác tán dương và ngưỡng mộ tôi. Khi tôi tiếp nhận vị trí lãnh đạo hội thánh, Tôi hy vọng mình có thể xứng đáng với cái danh “lãnh đạo” đó, và mong được mọi người khen ngợi ngay khi đảm nhận vị trí đó. Khi làm điều gì đó thất bại, tôi nghĩ các anh chị em sẽ coi thường mình và danh tiếng cũng như địa vị của tôi sẽ bị ảnh hưởng, nên tôi không muốn tiếp tục thực hiện bổn phận đó nữa. Tôi nhận ra mình chỉ coi trọng hình ảnh của bản thân trong lòng người khác thay vì coi trọng cơ hội được thực hiện bổn phận. Khi danh tiếng và địa vị của tôi bị tổn hại, tôi muốn từ bỏ sự phó thác của Đức Chúa Trời. Tôi đã xem danh tiếng và địa vị của mình là trên hết. Tôi nhận ra đó là một kiểu tâm tính địch lại Đấng Christ đã ăn sâu vào máu của mình, rằng tôi đang trên con đường địch lại Đấng Christ. Tôi nghĩ, tại sao các anh chị em lại phải ngưỡng mộ mình chứ? Tôi không sở hữu lẽ thật, tôi không có trải nghiệm thực tế, tôi có tố chất kém, vậy mà tôi vẫn bận tâm đến địa vị. Những người như tôi đã bị tâm tính sa-tan chiếm hữu, vẫn muốn người khác tôn thờ mình! Tôi thật là đáng xấu hổ!

Lúc đó, tôi cũng đã suy nghĩ và tìm kiếm khía cạnh này của lẽ thật. Tôi đã đọc được một đoạn rất hữu ích khác trong lời Đức Chúa Trời: “Là một loài thọ tạo, khi ngươi đến trước Đấng Tạo Hóa, ngươi phải thực hiện bổn phận của mình. Đây là điều đúng đắn phải làm. Vì rằng con người phải thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, Đấng Tạo hóa đã lại làm công tác lớn hơn giữa nhân loại. Ngài đã thực hiện một bước công tác nữa đối với nhân loại. Và đó là công tác gì? Ngài cung cấp lẽ thật cho nhân loại, cho phép họ đạt được lẽ thật từ Ngài khi họ thực hiện bổn phận của mình và qua đó loại bỏ tâm tính bại hoại của họ và được làm cho tinh sạch. Như thế, họ thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời và đi vào con đường đúng đắn trong cuộc sống, và cuối cùng, họ có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, đạt được sự cứu rỗi hoàn toàn và không còn bị Sa-tan làm cho đau khổ. Đây là hiệu quả chính mà Đức Chúa Trời sẽ yêu cầu loài người cuối cùng phải đạt được thông qua việc thực hiện bổn phận của họ. Do đó, khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi không chỉ đơn thuần tận hưởng giá trị và ý nghĩa mà việc thực hiện bổn phận với tư cách là một loài thọ tạo mang lại cho cuộc sống của ngươi. Xa hơn thế, ngươi còn được làm cho tinh sạch và được cứu rỗi, và cuối cùng, được sống trong sự sáng của khuôn mặt Đấng Tạo Hóa. … Về phương diện hiện tại, tất cả những ai đến trước Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo đều nhận được từ Đức Chúa Trời điều có giá trị và đẹp đẽ nhất giữa nhân loại. Không một loài thọ tạo nào giữa nhân loại có thể nhận được những phước lành như vậy từ bàn tay của Đấng Tạo Hóa một cách thuần ngẫu nhiên. Một thứ đẹp đẽ và tuyệt vời như vậy lại bị những kẻ cùng một giuộc với kẻ địch lại Đấng Christ biến thành một cuộc giao dịch, trong đó chúng nài xin mũ triều thiên và phần thưởng từ tay của Đấng Tạo Hóa. Một cuộc giao dịch như vậy biến một thứ đẹp đẽ và công chính nhất thành thứ xấu xa nhất. Đây chẳng phải là những gì mà kẻ địch lại Đấng Christ làm sao? Xét từ phương diện này, kẻ địch lại Đấng Christ có phải là ác không? Họ thực sự ác vô cùng, và đây chỉ là biểu hiện của một khía cạnh xấu xa của họ(“Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 6)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Khi nghĩ về lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra khi một loài thọ tạo có đặc quyền được đến trước Đấng Tạo hóa và thực hiện bổn phận trong phạm vi công tác quản lý của Đức Chúa Trời, thì đó là điều đẹp đẽ và công chính nhất. Tôi tự hỏi, tại sao Đức Chúa Trời lại nói việc thực hiện bổn phận của chúng ta là điều gì đó công chính và đẹp nhất? Đó là vì Đức Chúa Trời vô vị lợi ban cho chúng ta quá nhiều lẽ thật, Ngài cho phép chúng ta thực hiện bổn phận trong nhà Ngài, và Ngài cho chúng ta cơ hội để đào luyện bản thân. Trong quá trình thực hiện bổn phận, chúng ta có thể hiểu và đạt được lẽ thật, và dần dần phát triển trong cuộc sống. Chúng ta không chỉ có thể khám phá, học hỏi, và giải quyết được các tâm tính bại hoại của mình, mà còn có thể đạt được hiểu biết thực sự về Đức Chúa Trời và bước trên con đường kính sợ Đức Chúa Trời cũng như tránh xa điều ác, cuối cùng là giúp chúng ta có thể được Đức Chúa Trời thu phục. Đức Chúa Trời cho phép chúng ta thực hiện bổn phận để ban lẽ thật và sự sống cho chúng ta – đó là để làm tinh sạch và cứu rỗi chúng ta, mà không mong được báo đáp gì. Với tư cách là một loài thọ tạo, chúng ta nên thấy và hiểu ý định tha thiết của Đức Chúa Trời bằng một trái tim trung thực, chân thành trong bổn phận, và nỗ lực hết mình để thực hiện bổn phận, để có thể đền đáp tình yêu của Ngài. Giữa Đấng Tạo Hóa và những sáng tạo của Ngài, Đức Chúa Trời là Đấng dâng hiến bản thân một cách vô vị lợi, trong khi con người là những kẻ phải chân thành tuân phục và báo đáp Đức Chúa Trời. Cuối cùng chúng ta sẽ đạt được lẽ thật đến từ Đức Chúa Trời, loại bỏ những tâm tính bại hoại đến từ Sa-tan, sống trọn hình tượng một con người và có thể xoa dịu lòng Đức Chúa Trời. Đây là mối quan hệ đáng yêu rất thuần khiết. Ngoài ra, một loài thọ tạo nhận sự ủy thác của Đấng Tạo Hóa và thực hiện bổn phận thì giống như một đứa con hiếu thảo với cha mẹ. Đó là điều phù hợp và đúng đắn, là điều cơ bản nhất chúng ta nên làm. Và trong bổn phận, chúng ta không thực hiện công việc kinh doanh riêng, mà là làm phần việc của mình để truyền bá phúc âm để có thêm nhiều người có thể đến trước Đức Chúa Trời. Đây là nỗ lực chính đáng nhất trên đời. Ấy vậy mà, chính điều công chính, tuyệt vời nhất đó lại khiến tôi biến thành một thứ tà ác, xấu xí. Tôi đã xem nó như thứ gì đó để đổi chác, như một cuộc giao dịch mà tôi có thể hoặc không thể đạt được địa vị. Tôi đã sẵn lòng làm điều đó nếu nó giúp tôi nâng cao địa vị, còn nếu không, tôi sẽ từ chối, đẩy nó cho người khác. Tôi đã lợi dụng sự nâng đỡ và ân điển của Đức Chúa Trời để đạt được mục đích nham hiểm của mình. Tôi nhận ra mình vô cùng xấu xa, và thậm chí không xứng là một tạo vật của Đức Chúa Trời. Nghĩ lại thái độ của mình đối với bổn phận, tôi tràn đầy hối hận. Tôi đã đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ơi, Ngài đã không quay lưng lại với con vì tố chất kém cỏi của con hay vì kinh nghiệm sống non nớt của con. Ngài vẫn cho con cơ hội thực hành, và điều này là phước lành đối với con. Vậy mà, con vẫn cố dùng bổn phận để đổi chác với Ngài. Con thật xấu xa! Đức Chúa Trời ơi, con không muốn bận tâm đến danh tiếng và địa vị nữa, mà con muốn thực sự trân trọng cơ hội này và nỗ lực thực hiện bổn phận hết sức có thể, để không làm Ngài thất vọng”. Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều, bình an hơn nhiều. Nhìn lại, việc trải qua thất bại và mất mặt một chút sau khi đảm nhận vị trí đó bề ngoài thì có vẻ tồi tệ, nhưng thực ra đó lại là một điều tốt. Đó chính là Đức Chúa Trời đang điều chỉnh lại hướng đi và mục tiêu theo đuổi của tôi. Tôi từng hy vọng trở thành một lãnh đạo tuyệt vời, thực hiện tốt bổn phận ngay khi vừa nhận chức, để đạt được sự khen ngợi và ngưỡng mộ của các anh chị em. Nhưng trải nghiệm này đã cho tôi thấy việc theo đuổi danh vọng và địa vị là con đường sai trái, và đó là con đường thất bại. Tôi nhận ra rằng việc thực hiện bổn phận lãnh đạo có thể vạch trần những thiếu sót của tôi, và điều tôi cần làm là thừa nhận thất bại và đối mặt với sự thật, sau đó nỗ lực trang bị lẽ thật cho bản thân để có thể từng bước tiến bộ, thực hiện bổn phận thật tốt và làm Đức Chúa Trời hài lòng. Tôi không nên nỗ lực để được lãnh đạo cấp cao xem trọng, để được các anh chị em ngưỡng mộ. Mặc dù điểm yếu của tôi đã bị phơi bày, rằng tôi không biết cách xử lý mọi người theo nguyên tắc, nhưng điều đó cũng có nghĩa là tôi cần thừa nhận mình thực sự thiếu thực tế lẽ thật, rút ra bài học và nắm rõ các nguyên tắc. Không cần phải sợ hãi một lần thất bại đó. Có thể đưa lẽ thật vào thực hành và phát triển trong tương lai mới là mấu chốt thực sự của vấn đề. Sau đó tôi lại nhớ đến một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời: “Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thật hơn(Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời của Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng một người không cần phải hoàn toàn hiểu mọi lẽ thật và có đủ vóc giạc để đảm nhận bổn phận lãnh đạo. Hơn nữa, chẳng ai ngay khi vừa bắt đầu làm lãnh đạo là đã thực sự đủ giỏi cả. Đức Chúa Trời đào luyện chúng ta thông qua các bổn phận, và thông qua sự đào luyện này mà Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt và hoàn thiện chúng ta. Qua quá trình thực hiện bổn phận, chúng ta có thể tỏ lộ nhiều lỗi lầm cũng như đối mặt với một số thất bại và trở ngại, và chúng ta sẽ được tỉa sửa và xử lý. Bằng cách tìm kiếm lẽ thật và dần dần nắm vững các nguyên tắc, chúng ta có thể từ từ cải thiện vóc giạc của mình. Trong suốt quá trình này, việc chúng ta không hiểu hay không thể đạt được gì đó, hay gặp phải thất bại và trở ngại là điều hoàn toàn bình thường. Đó cũng là điều chúng ta bắt buộc phải trải qua. Tôi nhận ra mình thật là mù quáng nếu từ chối cơ hội để được Đức Chúa Trời hoàn thiện này vì tôi quá sợ mất mặt, nhục nhã và do đó không muốn thực hiện bổn phận này. Suy nghĩ này thực sự đã giải phóng tôi. Tôi biết rằng tố chất của mình kém cỏi, không hiểu được lẽ thật, và lối vào sự sống của mình còn rất nhỏ, nhưng tôi có thể làm việc chăm chỉ và trả giá cũng như phấn đấu vì lẽ thật. Thậm chí lúc đó nếu tôi là người kém cỏi nhất trong số các lãnh đạo, thì có lẽ một ngày nào đó tôi có thể sẽ có chút tiến bộ. Tôi nhớ đến Nô-ê, trước đó ông chưa từng đóng một con thuyền lớn, nhưng thực tâm ông chân thành và tận tụy, và ông đã cậy dựa vào Đức Chúa Trời để được dẫn dắt. Ông đã kiên trì 120 năm và cuối cùng đã hoàn thành con tàu, hoàn thành sứ mệnh của Đức Chúa Trời. Lúc đó, ông thậm chí còn không nhận được nhiều lời từ Đức Chúa Trời hay được nhiều người giúp đỡ. Thế thì khi có lời Đức Chúa Trời dẫn dắt và sự hướng dẫn của lãnh đạo, cũng như sự hợp tác và hỗ trợ của quá nhiều anh chị em, tôi có quyền gì mà than phiền về rắc rối của mình trong bổn phận chứ? Tôi thực sự chẳng có lý do gì để cứ đứng đó mà than phiền như vậy. Suy nghĩ này khiến tôi phải ngẫm lại: Mình phải thực hiện bổn phận thế nào để có thể làm được chút công tác thực tế đây?

Ngay sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Ngươi càng lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, trọng trách mà ngươi mang càng lớn, và trọng trách ngươi mang càng lớn, kinh nghiệm của ngươi sẽ càng phong phú. Khi ngươi lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ đặt trọng trách lên ngươi, và sau đó khai sáng cho ngươi về những nhiệm vụ mà Ngài đã giao phó cho ngươi. Khi Đức Chúa Trời cho ngươi trọng trách này, ngươi sẽ chú ý tới mọi lẽ thật liên quan trong khi ăn uống lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có trọng trách liên quan đến tình trạng sống của các anh chị em ngươi, thì đây là một trọng trách mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho ngươi, và ngươi sẽ luôn mang trọng trách này theo mình trong những lời cầu nguyện hàng ngày. Điều Đức Chúa Trời làm đã được chuyển tải sang ngươi, và ngươi sẵn lòng làm điều Đức Chúa Trời muốn làm; đây là ý nghĩa của việc đảm nhận trọng trách của Đức Chúa Trời như của chính mình. Tại thời điểm này, trong sự ăn uống lời Đức Chúa Trời của ngươi, ngươi sẽ tập trung vào những dạng vấn đề này, và ngươi sẽ tự hỏi: ‘Tôi sẽ giải quyết những vấn đề này như thế nào? Làm sao tôi có thể tạo điều kiện cho các anh chị em của mình đạt được sự giải thoát và tìm thấy sự vui hưởng tinh thần?’ Ngươi cũng sẽ tập trung vào việc giải quyết những vấn đề này trong khi thông công, và khi ăn uống lời Đức Chúa Trời, ngươi sẽ tập trung vào ăn uống những lời liên quan đến các vấn đề này. Ngươi cũng sẽ mang trọng trách khi ăn uống lời Ngài. Khi ngươi đã hiểu được những yêu cầu của Đức Chúa Trời, ngươi sẽ có ý tưởng rõ ràng hơn về con đường nào nên đi. Đây là sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh được mang đến bởi trọng trách của ngươi, và đây cũng là sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời đã được ban cho ngươi. Tại sao Ta nói điều này? Nếu ngươi không có trọng trách, vậy thì ngươi sẽ không chú ý khi ăn uống lời Đức Chúa Trời; khi ngươi ăn uống lời Đức Chúa Trời đồng thời mang trọng trách, ngươi có thể nắm bắt được thực chất của chúng, tìm con đường của mình, và lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, trong những lời cầu nguyện của ngươi, ngươi nên ao ước được Đức Chúa Trời đặt nhiều trọng trách hơn lên ngươi và giao phó cho ngươi những nhiệm vụ to lớn hơn nữa, hầu cho phía trước mình, ngươi có thể có được hơn một con đường để thực hành; hầu cho sự ăn uống lời Đức Chúa Trời của ngươi có tác dụng to lớn hơn; hầu cho ngươi tăng khả năng nắm bắt thực chất của những lời Ngài; và hầu cho ngươi trở nên có nhiều khả năng được cảm thúc bởi Đức Thánh Linh hơn(Hãy lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời để đạt được sự hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng chìa khóa để thực hiện tốt bổn phận là thực sự xem bổn phận ấy là gánh nặng và thật sự lo lắng cho nó. Khi phát hiện ra vấn đề trong công tác hay khó khăn trong lối vào sự sống của các anh chị em, nhất định tôi phải vắt óc nghĩ cách giải quyết những điều đó. Tôi nên cầu nguyện, ăn và uống lời Đức Chúa Trời với gánh nặng của mình, và sau đó, khi tìm kiếm lẽ thật với những vấn đề thực tế này trong đầu, tôi sẽ dễ đạt được sự dẫn dắt và khai sáng của Đức Thánh Linh hơn. Kể từ đó trong các cuộc họp, tôi bắt đầu chú tâm lắng nghe các anh chị em thông công về các trải nghiệm cá nhân của họ, và sau đó tôi sẽ suy nghĩ thật cẩn thận về tình trạng và vấn đề của họ, cũng như mình phải làm thế nào để kết hợp điều đó với lời Đức Chúa Trời trong mối thông công của tôi. Khi cảm thấy bị vấn đề nào đó gây cản trở, tôi sẽ thảo luận và cùng tìm cách giải quyết với người chị em làm việc mật thiết nhất với tôi để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề. Phương pháp này rất hiệu quả trong các cuộc họp của chúng tôi. Có lần, trong một cuộc họp với vài tín hữu lâu năm, tôi thấy mình thực sự rất hồi hộp, sợ rằng mối thông công của mình sẽ phơi bày tôi là người thiếu hiểu biết, và những vấn đề của họ sẽ không được giải quyết. Tôi sợ mình bị mất mặt và chê cười, và vì lúc đó tôi còn quá trẻ, nên họ có thể nghĩ tôi chỉ là một con nhóc to mồm. Tôi đã im lặng, lòng thầm liên tục cầu nguyện đến Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi thoát khỏi những ràng buộc về thể diện và địa vị đang kiềm hãm mình để tôi có thể cởi mở thông công. Lúc đó tôi cảm thấy thái độ của mình bắt đầu dần thay đổi và tôi phát hiện thông công không phải là nói những điều cao cả, đầy cảm hứng nhất để đạt được sự tán thành của người khác, mà là làm một người chân thật và chia sẻ hiểu biết cá nhân trong phạm vi mình có thể. Không cần biết là họp nhóm với ai, chúng ta đều phải thực hiện bổn phận trước Đức Chúa Trời, vậy nên bất kể ai nghĩ gì về tôi, tôi cũng phải hoàn thành trách nhiệm của mình. Khi đã sửa chữa lại thái độ, tôi cảm thấy lòng mình thoải mái hơn và có thể suy nghĩ thông suốt. Tôi nhìn rõ vấn đề hơn một chút, và thấy rằng mình có thể đóng góp gì đó cho mối thông công. Tôi thực sự cảm thấy điều này không phụ thuộc vào vóc giạc cá nhân của tôi, mà đến từ sự khai sáng và dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Đó là điều mà tôi không bao giờ có thể hoàn toàn tự mình đạt được. Sau những trải nghiệm đó, tôi cảm thấy mình đã có chút tiến bộ, và đã rất hạnh phúc vì mình đã không từ bỏ việc thực hiện bổn phận này. Nếu không thì tôi sẽ không bao giờ có thể đạt được những lợi ích đó. Tôi cũng càng chắc chắn về sự đúng đắn của những lời này từ Đức Chúa Trời: “Ngươi càng lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, trọng trách mà ngươi mang càng lớn, và trọng trách ngươi mang càng lớn, kinh nghiệm của ngươi sẽ càng phong phú. Khi ngươi lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ đặt trọng trách lên ngươi, và sau đó khai sáng cho ngươi về những nhiệm vụ mà Ngài đã giao phó cho ngươi(Hãy lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời để đạt được sự hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời này là lẽ thật, và hoàn toàn không thể chối cãi. Khi đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, tôi thực sự thấy được sự dẫn dắt và phước lành của Ngài.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Dâng lòng cho Đức Chúa Trời

Bởi Tâm Triệt, Hàn Quốc Vào tháng Sáu năm 2018, tôi đã tham gia các buổi tập cho buổi biểu diễn hợp xướng Lễ ca của Vương quốc. Nghĩ rằng...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger