Phân định bằng lời Đức Chúa Trời thì không bao giờ sai
Vào tháng 4 năm 2021, em sống cùng nhà với Trần Nguyệt và vài chị em khác. Mới đầu, em thấy chị ta thường nói chuyện với mọi người về tình trạng của mình, thỉnh thoảng nói về chuyện đó cả trong bữa ăn. Em nghĩ chị ta biết tận dụng cả thời gian trong bữa ăn, hẳn chị ta thật sự tập trung vào lối vào sự sống và biết tìm kiếm lẽ thật. Rồi có lần chúng em chuyện trò, Trần Nguyệt bảo em là chị ta rất quan tâm đến vẻ mặt và ý kiến của người khác, nếu ai đó nói giọng gắt với chị, chị sẽ nghĩ rằng họ đang xem thường chị, nghĩ chị xảo trá. Chị còn nói rằng mình luôn ghen tị với người khác về danh lợi, quá bận tâm đến địa vị. Em đã nghĩ, chúng em quen biết nhau chưa lâu, nên chị ta có thể kể với về những lỗi lầm chí tử và sự yếu đuối của mình như thế, hẳn chị ta là người đơn thuần và cởi mở. Em để ý thấy trong những lần tiếp xúc gần đây, chị ta thật sự có tình trạng tâm trí phức tạp. Chị ta thật sự để tâm đến vẻ mặt và ý kiến của người khác, cứ phỏng đoán về họ. Nhiều lúc, các anh chị em chỉ ra vấn đề của chị, thì chị thắc mắc không biết họ có coi thường mình không, rồi sau khi mở lòng về những biểu lộ của mình, chị lại nói rằng phỏng đoán là xảo trá, đủ thứ. Mới đầu, em tưởng chị ta chỉ nhạy cảm và mỏng manh. Em cảm thấy ai cũng có vấn đề và lỗi lầm, là anh chị em, chúng ta phải khoan dung và tha thứ cho nhau. Còn nữa, chị ta có thể mở lòng và hiểu mình sau khi thể hiện sự bại hoại, nên hẳn chị ta có thể tiếp nhận lẽ thật. Em chẳng nghĩ nhiều về nó nữa. Thường khi chị ta kể về tình trạng của mình với em, em kiên nhẫn lắng nghe chị ta thổ lộ nỗi lòng, và khi nói chuyện, em cẩn trọng để ý đến tâm trạng chị ta, sợ mình bất cẩn nói gì đó làm tổn thương chị ta. Vì thế, chị ta thích nói chuyện với em lắm, thể hiện rõ qua lời nói và ẩn ý, rằng chị ta cảm thấy em có tính khí và nhân cách tốt, lại rộng lượng, và chị ta rất thích người như em. Còn nữa, mỗi lần chuyện trò, đều là nói về tình trạng phỏng đoán và e dè vẻ mặt của chị ta. Nhiều lúc, nói chuyện phiếm mà kéo dài cả giờ, thật sự làm trì hoãn các bổn phận của em. Thấy chị ta tin tưởng em đến thế, em sợ nếu không lắng nghe thì sẽ làm chị ta bị tổn thương. Em ngại ngắt lời chị ta lắm. Rồi sau đó, có chuyện xảy ra dần khiến em thay đổi quan điểm về chị ta.
Có lần nọ, chị Lý không nghiêm túc tiếp thu lời phê bình của Trần Nguyệt về chuyện không gấp ga trải giường cho chuẩn, nên chị ta nổi giận, không chịu bỏ qua, nhất quyết bắt chị Lý phải làm theo ý mình. Còn nữa, chị ta thường muốn mọi người tâng bốc và hùa theo mình, khiến mình vui, nên chị Lý bảo Trần Nguyệt quá tập trung vào địa vị, luôn muốn người ta vây quanh mình, thật ra là để kiểm soát người khác. Sau đó, Trần Nguyệt mở lòng với chị Lý, khóc lóc nói rằng mình không phải như chị Lý nghĩ, bảo chị Lý đã hiểu lầm rồi. Chị Lý đã xin lỗi, nhưng Trần Nguyệt không bỏ qua, không thèm nói chuyện vì với chị Lý nữa. Sau đó, chị ta xa lánh người khác và không nói chuyện nhiều với chúng em nữa.
Có lần, khi nói chuyện với em về tình trạng của mình, Trần Nguyệt bảo là thấy các chị em khác nói chuyện nhiều với chị Lý, nên chị ấy nghi rằng mọi người đều thích chị Lý, đồng thời xem thường và tẩy chay chị ta. Thế là chị ta tránh mặt hết tất cả mọi người, còn nghĩ chị Lý đã không chân thành khi nói chuyện với mình, lại còn nói chị Lý có nhân tính xấu, cho rằng chị Lý hành xử như thế là quá sức xảo trá. Nhưng sau đó, chị ta chẳng thay đổi gì. Chị ta sưng sỉa với chúng em suốt hai tuần vì chuyện đó, và ai cũng cảm thấy bị kìm kẹp. Em khá là sửng sốt trước chuyện này, chẳng thể nào hiểu nổi. Tại sao chị ta không tìm kiếm lẽ thật và rút ra bài học khi gặp những chuyện này? Sau đó, em mới nghĩ về chuyện chị ta có khuynh hướng nổi nóng và sưng sỉa, và chúng em chỉ cần giúp đỡ chị ta vì yêu thương là được. Có lần nọ, một video mà chị ta sản xuất nảy sinh vấn đề và phải làm lại. Trong cuộc họp, trưởng nhóm nói những người làm video phải chịu trách nhiệm chính về các vấn đề của video. Trần Nguyệt cho rằng lời này là nhắm đến mình, rằng trưởng nhóm nghĩ chị ta có tố chất kém và không ưa chị ta. Thế là chị ta mặt mày u ám suốt mấy ngày. Sau đó, lãnh đạo đã thông công với chị ta, nói rằng chị ta chẳng tiếp nhận lẽ thật và phản ứng thái quá, không chịu thay đổi thì sẽ rất nguy hiểm. Nghe thế, Trần Nguyệt bắt đầu khóc lóc, nói rằng chị ta quá xảo trá, sẽ không được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Thấy chị ta buồn đến thế, lãnh đạo mới thông công về ý muốn của Đức Chúa Trời để chị ta không hiểu lầm Đức Chúa Trời và có thể suy ngẫm về vấn đề của mình. Lúc đó, chị ta không nói gì cả, nên lãnh đạo nghĩ chị ta hẳn đã có chút thay đổi, nhưng bất ngờ thay, trong một lần hội họp, chị ta nói là không chấp nhận nổi lời lãnh đạo nói về mình, và đã khủng hoảng suốt mấy ngày. Sau đó, chị ta còn bảo với vài anh chị em rằng mình bị trưởng nhóm xem thường vì tố chất kém, và chẳng thể nào vượt qua nổi chuyện này, chị ta còn vừa nói vừa khóc, nên họ rất cảm thông với chị ta. Những chuyện như thế cứ xảy ra suốt, sau khi có ai đó thông công với chị ta, là chị ta luôn “hiểu mình” và thừa nhận vấn đề. Nhưng vài ngày sau, khi có chuyện khác, chị ta lại tiếp tục tái phạm.
Em đã rất hoang mang khi thấy chị ta hành động như vậy. Chị ta luôn có vẻ hiểu mình, nhưng tại sao lại chẳng hề thay đổi? Nếu người khác nói gì đó ảnh hưởng đến tự tôn của chị ta, là chị ta cho rằng họ xem thường mình, rồi làm loạn cả lên. Chẳng phải nhân tính và nhận thức của chị ta có vấn đề sao? Em chẳng thể nào hiểu rõ chuyện này, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời khi tìm kiếm, cũng như thông công với những người hiểu lẽ thật. Một người chị em bảo em rằng Trần Nguyệt đã có đức tin nhiều năm, hiểu hết mọi điều, nhưng không thực hành lẽ thật và rất tiêu cực. Như thế nghĩa là chị ta không thật sự hiểu mình. Chị ấy còn gửi cho em một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Khi một số người thông công về sự tự biết mình, điều đầu tiên thốt ra từ miệng họ là: ‘Tôi là ma quỷ, là Sa-tan sống, là kẻ chống đối Đức Chúa Trời. Tôi không vâng lời Ngài và phản bội Ngài; tôi là kẻ hiểm ác, một kẻ tà ác đáng bị rủa sả’. Đây có phải sự tự biết mình thực sự không? Họ chỉ nói chung chung. Tại sao họ không đưa ra các ví dụ? Tại sao họ không thể đưa những điều đáng xấu hổ mà họ đã làm ra ngoài ánh sáng để phân tích? Một số người không phân định được khi nghe thấy vậy thì nghĩ: ‘Đó mới là tự biết mình thật sự! Để biết bản thân mình là ma quỷ, Sa-tan và thậm chí tự rủa sả mình – họ quả thật đã đạt đến cảnh giới cao!’ Nhiều người, đặc biệt là các tín hữu mới, dễ bị lừa bởi những lời này. Họ nghĩ rằng người nói là đơn thuần và hiểu các vấn đề thuộc linh, rằng đây là một người yêu lẽ thật và đủ tiêu chuẩn để lãnh đạo. Tuy nhiên, một khi tiếp xúc với người đó một thời gian, họ nhận ra rằng không phải như vậy, người đó không phải như họ tưởng tượng, mà đặc biệt giả dối và lừa dối, thành thục trong việc ngụy trang và giả dạng, và điều này gây thất vọng lớn. Vậy liệu một người có yêu lẽ thật hay không phải được đo lường như thế nào? Điều này phụ thuộc vào những gì họ thường biểu hiện và vào việc họ có sống thể hiện ra thực tế của lẽ thật hay không, liệu họ có làm những gì họ nói hay không, liệu những gì họ nói và làm có giống nhau hay không. Nếu những gì họ nói nghe có vẻ mạch lạc và hợp ý, nhưng họ lại không làm như vậy, không sống thể hiện ra như vậy, thì vậy là họ đã trở thành một trong những người Pha-ri-si, họ là một kẻ giả hình, và tuyệt đối không phải là người yêu lẽ thật. Nhiều người nghe có vẻ rất mạch lạc khi họ thông công lẽ thật, nhưng lại không nhận ra khi họ có những sự bộc phát về tâm tính bại hoại. Những người này có biết mình không? Nếu người ta không biết mình, họ có phải là người hiểu lẽ thật không? Tất cả những người không biết mình đều là người không hiểu lẽ thật, và tất cả những người nói những lời tự biết mình rỗng tuếch đều có tâm linh giả, họ là những kẻ dối trá. Một số người nghe có vẻ rất mạch lạc khi họ nói những lời học thuyết, nhưng trạng thái trong tinh thần của họ thì tê liệt và đờ đẫn, họ không thể nhận thức được, và họ không phản hồi với bất kỳ vấn đề nào. Có thể nói rằng họ tê dại, nhưng đôi khi, nghe những gì họ nói thì tinh thần của họ có vẻ khá nhạy bén. Ví dụ, ngay sau một sự cố, họ có thể biết mình ngay lập tức: ‘Vừa rồi trong tôi hiện rõ một ý tưởng. Tôi đã nghĩ về điều đó và nhận ra rằng nó thật mưu chước, rằng tôi đang lừa dối Đức Chúa Trời’. Một số người không biết phân định thì ghen tị khi nghe điều này và nói: ‘Người này ngay lập tức nhận ra khi họ bộc phát sự bại hoại, cũng có thể cởi mở và thông công về nó. Họ phản ứng rất nhanh, tinh thần của họ nhạy bén, họ giỏi hơn chúng ta rất nhiều. Đây thực sự là một người mưu cầu lẽ thật’. Đây có phải là một cách chính xác để đánh giá con người không? (Không phải). Vậy điều gì mới nên là cơ sở để đánh giá liệu người ta có thực sự biết mình hay không? Đó không chỉ là những gì phát ra từ miệng họ. Ngươi cũng phải nhìn vào những gì thực sự được thể hiện nơi họ, phương pháp đơn giản nhất là xem liệu họ có thể thực hành lẽ thật hay không – đây là điều quan trọng nhất. Khả năng thực hành lẽ thật của họ chứng tỏ rằng họ thực sự biết mình, bởi vì những người thực sự biết mình thì biểu lộ sự ăn năn, và chỉ khi người ta biểu lộ sự ăn năn thì họ mới thực sự biết mình” (“Chỉ khi ngươi biết chính mình ngươi mới có thể mưu cầu lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ từ lời Đức Chúa Trời, em biết được rằng khi xem xét ai đó có yêu mến và tiếp nhận lẽ thật hay không, có thật sự hiểu mình hay không, thì vấn đề không phải là họ có nhận thức ngoài môi miệng hoặc nói ra ra giáo điều, nhưng phải xem họ thật sự sống thể hiện ra điều gì khi gặp vấn đề, xem họ có thể thực hành lẽ thật, có thật sự ăn năn và thay đổi không. Và xem liệu nhận thức mà họ nói ra và lối vào thực sự của họ có giống nhau không. Có người có thể nói ra ra đủ thứ giáo điều đúng đắn, nhưng lại không thể thực hành lẽ thật khi gặp chuyện, lại hành động dựa trên tâm tính Sa-tan. Đấy là người không tiếp nhận lẽ thật. Có người có thể mở lòng dù suy nghĩ của họ có thế nào đi nữa, và họ biết sự bại hoại của mình, nên người ta nghĩ họ đơn thuần, nhưng họ lại không nói gì về động cơ ẩn sau đó, cũng như không để lộ chút nào về tâm tính bại hoại của mình. Họ có vẻ đơn thuần và cởi mở, nhưng thật ra họ đang lừa gạt và mê hoặc người ta, và như thế thật sự xảo trá. Có người chỉ biết mình một cách giả tạo, và dù ngoài miệng họ thừa nhận mình sai, nói rằng họ là Sa-tan, là ma quỷ, họ rủa sả và lên án chính mình, nói mình là vô dụng, là hư không, nhưng về những việc ác cụ thể họ đã làm, những động cơ và mục tiêu hay nguyên do của chúng, thì họ chẳng nói gì. Nhìn vào Trần Nguyệt, chị ta thích nói với người khác về tình trạng của mình, có vẻ thật sự mưu cầu và tìm hiểu lẽ thật. Chị ta luôn nói những câu như: “Tôi có nhân tính xấu, tôi xảo trá, tôi hiểm ác”. Nhìn bên ngoài, có vẻ chị ta có thể thật sự hiểu mình, nhưng chị ta chẳng thực hành lẽ thật khi gặp vấn đề. Chị ta không hề giải quyết sự bại hoại của mình. Hai năm trước, người khác nói chị ta hay phỏng đoán về người khác và chú tâm vào địa vị, nhưng chị ta vẫn chẳng thay đổi chút nào. Rõ ràng, chị ta chỉ nói lý thuyết, giả tạo, và lừa bịp người khác. Hiểu biết mà chị ta nói đến và cái chị ta sống thể hiện ra, chẳng khớp nhau gì cả.
Sau đó, em đã đọc lời thông công của Đức Chúa Trời về người nào thật sự là anh chị em của ta và người nào không, từ đó, em đã có được đôi chút phân định về Trần Nguyệt. Lời Đức Chúa Trời phán: “Chỉ những ai yêu lẽ thật mới thuộc về gia đình Đức Chúa Trời; chỉ có họ mới là anh chị em thực sự. Ngươi có nghĩ rằng tất cả những người thường đi hội họp đều là anh chị em không? Không nhất thiết. Những người nào không phải là anh chị em? (Những người chán ghét lẽ thật, những người không tiếp nhận lẽ thật, những người không mưu cầu lẽ thật). Họ là những người không tiếp nhận và chán ghét lẽ thật, những người xấu xa, và một số người có nhân tính xấu. Thậm chí có một số người bề ngoài tỏ ra có nhân tính tốt, nhưng lại xuất sắc trong việc làm trò với những triết lý sống; những người này sẽ sử dụng các thao tác quỷ quyệt và sử dụng, lừa gạt, lừa đảo người khác. Ngay sau khi lẽ thật được thông công, họ mất hứng thú, họ chán ghét nó, họ không thể chịu nổi khi nghe về nó, họ cảm thấy nó nhàm chán và họ không thể ngồi yên. Những người này là loại người gì? Những loại người này là người ngoại đạo, và bất cứ điều gì ngươi làm, ngươi cũng không được coi họ là anh chị em. … Vậy họ sống theo những gì? Không cần nghi ngờ gì nữa, họ sống theo triết lý của Sa-tan, họ luôn gian manh và mưu chước, họ không có một cuộc sống với nhân tính bình thường. Họ không bao giờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời hay tìm kiếm lẽ thật, mà xử lý mọi thứ bằng những mánh khóe, chiến thuật và triết lý sống của con người – điều khiến cho sự sinh tồn thật mệt mỏi. Ngay cả trong những vấn đề đơn giản, họ cũng làm rối tung lên, và nếu họ không hợp lý hoá thì họ sẽ viện cớ. Sống như thế này thật mệt mỏi phải không? Tại sao, khi điều gì đó có thể được giải thích bằng một vài từ, họ lại phải nói ra quá nhiều lời vô nghĩa như vậy? Suy nghĩ của họ rối rắm, và họ không thể tiếp nhận lẽ thật. Vì thể diện của chính mình hoặc vì một vài lời nói, họ sẽ tranh cãi đến xanh mặt. Cứ như thể họ bị một chứng bệnh thần kinh nào đó. Cuộc sống của những người này thật đau đớn. … Khi xem xét kỹ hơn, những hành động của họ, những việc họ dành cả ngày để làm – tất cả đều liên quan đến thể diện, danh tiếng và sự phù phiếm của chính họ. Giống như thể họ đang sống trong mạng nhện, họ phải hợp lý hóa hoặc bao biện cho mọi thứ, và họ luôn nói vì lợi ích của riêng mình, suy nghĩ của họ rối rắm, họ nói rất nhiều điều vô nghĩa, lời nói của họ rất rối rắm. Họ luôn tranh cãi điều gì đúng và điều gì sai, không có hồi kết, nếu họ không phải đang cố gắng có được thể diện, thì họ đang tranh giành danh tiếng và địa vị, và không bao giờ có lúc họ không sống vì những điều này. Và hậu quả cuối cùng là gì? Họ có thể đã được thể diện, nhưng mọi người đều chán ngán và mệt mỏi với họ, mọi người đã nhìn thấu họ, đã nhận ra rằng họ không có thực tế của lẽ thật, rằng họ không phải là người chân thành tin Đức Chúa Trời. Khi lãnh đạo và người làm công hoặc các anh chị em khác có vài lời phê bình họ, họ ngoan cố không chịu tiếp nhận, họ cố gắng biện minh hoặc viện cớ, họ cố gắng đổ lỗi, và trong khi hội họp, họ biện hộ và vặn vẹo đúng sai, khuấy động rắc rối giữa những người được Đức Chúa Trời chọn. Trong thâm tâm, họ đang nghĩ: ‘Có thực sự những gì mình nói không có lý không?’ Đây là loại người gì? Đây có phải là người yêu lẽ thật không? Đây có phải là người tin Đức Chúa Trời không? Khi nghe bất cứ ai nói điều gì đó xúc phạm họ, họ luôn muốn nói cho ra lẽ, họ vướng mắc với việc ai đúng ai sai, họ không tìm kiếm lẽ thật và đối xử phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật. Cho dù một vấn đề đơn giản đến đâu, họ cũng phải làm cho nó trở nên thật phức tạp – họ chỉ tự chuốc rắc rối, họ đáng bị kiệt sức như vậy!” (Phần 3 trong “Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt”). Đọc lời Đức Chúa Trời xong, thì rất dễ để ta phân định ai là anh chị em, và ai là kẻ chẳng tin. Có người thích tranh cãi chuyện đúng sai. Họ không tiếp nhận lẽ thật, họ chán ghét lẽ thật thì đúng hơn. Khi gặp chuyện, họ không tìm kiếm lẽ thật, không phản tỉnh hay biết mình. Họ luôn bảo vệ và bao biện cho bản thân. Loại người đó suy nghĩ quá nhiều và cố nhiên có tính lừa phỉnh. Chuyện đó không chỉ khiến họ mệt mỏi mà còn khiến người khác đau đớn và phiền toái. Loại người đó không phải là anh chị em đích thực. Rồi, nghĩ về Trần Nguyệt, vì một lời nhận định sơ suất của người khác động đến danh tiếng và làm chị ta đau lòng, mà chị ta ức đoán về họ, nghi ngờ và mang thành kiến với họ. Rồi chị ta còn giả vờ mở lòng để biện bạch cho mình, nói về bản thân theo kiểu gợi lên vấn đề của người khác. Chị ta luôn tranh cãi về chuyện đúng sai. Ví dụ như, khi trưởng nhóm gợi ý gì đó, chị ta lại nghĩ là trưởng nhóm xem thường mình, rồi buồn bực. Sau đó, trong một buổi hội họp, chị ta mở lòng và nói là trưởng nhóm này xem thường chị ta để mọi người đồng cảm với chị ta và dần có thành kiến với trưởng nhóm đó. Khi tiếp xúc với chị ta, mọi người phải cẩn trọng, nhìn biểu hiện và vẻ mặt của chị ta, sợ lỡ miệng nói gì đó ảnh hưởng đến tình trạng của chị ta. Tiếp xúc với chị ta thật sự rất ngột ngạt, chẳng ai thấy thoải mái được. Vì chị ta luôn nghĩ quá lên và rơi vào chán nản, nên nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công tác. Em từng nghĩ rằng chị ta chỉ nhạy cảm và mỏng manh, nghĩ chị ta có khuynh hướng sưng sỉa khi chuyện không được như ý, và đó là lỗi lầm bình thường của con người, chẳng gây nhiễu loạn thật sự gì cho các anh chị em hoặc công tác của hội thánh. Nhưng khi xâu chuỗi mọi chuyện, em thấy nó thật sự gây quấy nhiễu tình trạng của các anh chị em và đời sống của hội thánh. Nó còn ảnh hưởng đến tiến bộ công tác bình thường của hội thánh. Ngoài thể hiện chung đó ra, chị ta còn không hề tiếp nhận lẽ thật và thật sự xảo trá. Chị ta chẳng giúp ích hay khai trí cho người khác gì cả, thật ra chị ta là kẻ chẳng tin. Lãnh đạo đã biết về hành vi chung của chị ta, tước bổn phận và cách ly chị ta để phản tỉnh.
Sau đó, em đã đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời vạch trần những tâm tính bại hoại của con người, và em thấy được những gì ẩn sau lời lẽ của Trần Nguyệt, đạt được sự phân định. Lời Đức Chúa Trời phán: “Sự giả dối thường thấy rõ bên ngoài. Khi ai đó nói vòng vo hay nói theo cách quá tinh khôn và mưu chước, thì đó là sự giả dối. Còn đặc điểm chính của sự tà ác là gì? Sự tà ác là khi những gì người ta nói đặc biệt bùi tai, khi tất cả có vẻ đúng, không chê vào đâu được, và nhìn đâu cũng thấy tốt đẹp, đó là khi họ làm mọi thứ và đạt được mục tiêu của mình mà không cần sử dụng bất kỳ kỹ thuật rõ ràng nào. Họ cực kỳ bí mật khi làm việc, họ đạt được chúng mà không có bất kỳ manh hay sơ hở hữu hình nào; đây là cách những kẻ địch lại Đấng Christ lừa dối mọi người, và những điều như vậy cũng như những người như vậy rất khó xác định. Một số người thường nói những lời lẽ đúng đắn, dùng những cụm từ nghe có vẻ hay, đồng thời dùng những học thuyết, lý lẽ, và kỹ xảo nhất định phù hợp với cảm nhận của mọi người để che mắt họ; họ giả vờ đi đường này nhưng thật ra lại đi đường khác để đạt được những mục tiêu bí mật của mình. Đây là sự tà ác. Người ta thường tin rằng những hành vi này là giả dối. Họ ít biết về sự tà ác, và cũng ít mổ xẻ nó; sự tà ác thật sự khó xác định hơn sự giả dối, bởi nó ẩn hơn, và những phương thức, kỹ xảo liên quan thì phức tạp hơn” (“Họ lừa dối, lôi kéo, đe dọa và kiểm soát mọi người” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời vạch trần những người có tâm tính tà ác. Những người đó nói những lời có vẻ tử tế và đúng đắn, dễ tán thành, nhưng ẩn sau đó là động cơ ngầm mà người thường không phân định được. Em không thể không nghĩ về hành vi của Trần Nguyệt. Chị ta bảo là em rộng lượng và không xung khắc với chị ta, rằng chị ta rất thích tiếp xúc với em. Có lần, khi thấy chị Lý không ở nhà, Trần Nguyệt gửi tin nhắn nói là sợ ở nhà một mình, như thể con nít lúc mẹ vắng nhà vậy. Nghe thấy thế, ai cũng cảm thấy chị ta rất tin tưởng họ, nghĩ chị ta thấy họ là người bạn đáng tin cậy, thậm chí như người nhà. Thế là họ muốn chăm sóc cho chị ta và hòa hợp với chị ta trong mọi chuyện. Kể cả khi chị ta tranh cãi chuyện đúng sai, nghĩ người khác xem thường mình, chẳng ai phân định lời chị ta nói, mà chỉ thấy cảm thông và thương hại cho chị ta. Rõ ràng, chị ta nói những lời có vẻ tử tế, tâng bốc người khác, nói lời họ muốn nghe, nhưng ẩn sau đó, là chị ta muốn lôi kéo họ. Chị ta thích nói với người khác về tình trạng của mình để họ thấy chị ta chú tâm đến lối vào sự sống, thấy chị ta mưu cầu và tìm kiếm lẽ thật. Nhưng trong thực tế, chị ta chủ ý tạo ra vẻ ngoài giả thuộc linh này để khiến người khác nghĩ tốt về mình. Chị ta làm như thể đang nói về tình trạng của mình, nhưng thật ra chị ta nói nhặng xị để được an ủi, để xả giận và đùa giỡn với cảm xúc của người khác. Chị ta còn chiếm thời gian làm bổn phận của người khác. Nhưng em lại chẳng thấy ra động cơ của chị ta, cũng không phân định được chị là là loại người gì. Em chỉ toàn ân cần thông công với chị ta, giúp đỡ và ủng hộ chị ta. Em nhiệt tình giúp chị ta mỗi khi thấy chị ta có chuyện khổ sở, và đặt chị ta lên đầu khi cân nhắc thiệt hơn. Giờ cuối cùng, từ lời Đức Chúa Trời, em thấy được chị ta có bản tính tà ác, chị ta gian xảo cả trong lời nói và việc làm, chị ta lừa phỉnh và mê hoặc mọi người.
Sau đó, em tiếp tục phản tỉnh bản thân. Tại sao em đã không phân định được về Trần Nguyệt? Khi phản tỉnh, em thấy ra một quan điểm sai lầm của mình. Em xem việc chị ta có thể nói về tình trạng của mình chính là sự đơn thuần và cởi mở, là thực hành lẽ thật, mà em lại chẳng để ý đến lời lẽ của chị ta. Chỉ qua lời Đức Chúa Trời, em mới thấy ra được sự đơn thuần và cởi mở thật sự là gì. Lời Đức Chúa Trời phán: “Trung thực có nghĩa là trao tấm lòng của ngươi cho Đức Chúa Trời, thành thật với Đức Chúa Trời trong mọi việc, cởi mở với Ngài trong mọi việc, không bao giờ che giấu sự thật, không cố dối trên lừa dưới, và không làm những điều chỉ để cầu cạnh ân huệ từ Đức Chúa Trời. Nói tóm lại, được nên trung thực là được nên thanh sạch trong hành động và lời nói của ngươi, và không lừa dối Đức Chúa Trời lẫn con người. … Nếu lời nói của ngươi đầy những lý do và những lời biện minh vô giá trị, thì Ta nói rằng ngươi là một kẻ không muốn đưa lẽ thật vào thực hành. Nếu ngươi có nhiều bí mật mà ngươi không muốn chia sẻ, nếu ngươi rất không thích tiết lộ bí mật của mình – những khó khăn của ngươi – trước người khác để tìm kiếm con đường của sự sáng, thì Ta nói rằng ngươi là kẻ sẽ không có được sự cứu rỗi một cách dễ dàng, và là kẻ sẽ không dễ dàng thoát ra khỏi bóng tối” (Ba điều răn, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, em thấy ra rằng đơn thuần và cởi mở, chủ yếu là mở lòng thông công khi mình gặp vấn đề hoặc biểu lộ sự bại hoại, không giấu diếm gì, không che đậy sự thật. Mở lòng chủ yếu là tìm kiếm lẽ thật, và nhanh chóng giải quyết vấn đề của mình. Rồi qua đó, ta có thể thấy được thực chất sự bại hoại của mình, và có thể nói chuyện tâm tình với anh chị em mình. Làm như thế khai sáng và có ích cho người ta. Xem thử ai đó có đơn thuần và cởi mở hay không, chủ yếu là bằng cách nhìn vào động cơ và kết quả của họ. Nếu họ nói về thành kiến, những chuyện vặt trong nhà, và đàm tiếu, mà chẳng có tự phản tỉnh hay thông hiểu gì, thì mở lòng như thế không thực sự là đơn thuần và cởi mở. Mà đấy là xả ra những gì họ không thích và gầm lên án người khác vì vấn đề của họ. Mở lòng như thế chẳng khai trí hay giúp ích gì cho người khác. Có người hành động như thể họ mở lòng để vờ như họ là người trung thực biết tiếp nhận lẽ thật để cho người khác ngưỡng mộ họ. Mở lòng như thế là tự tôn cao bản thân và ngầm phô trương, là mê hoặc người. Xem xét sự hiểu mình của Trần Nguyệt, chị ta chủ yếu thổ lộ về những điều chị ta nghi ngờ người khác, về những suy nghĩ và ý niệm mà chị ta bộc lộ, nhưng chẳng hề nói về những tâm tính bại hoại, những ý định ẩn giấu hay động cơ của mình. Chị ta chẳng mở lòng để tìm kiếm lẽ thật hay giải quyết sự bại hoại, mà chỉ để trút ra sự bất mãn, để người khác thấy thương chị ta và an ủi chị ta. Chị ta còn dùng nó để biện minh cho mình, để chị ta khỏi bị hiểu lầm. Làm thế, chị ta có thể bảo vệ hình tượng của mình trong mắt người khác. Sự mở lòng của chị ta chẳng giải quyết tâm tính bại hoại, và chẳng đem lại ích lợi hay khai trí gì cho các anh chị em. Đấy đâu phải là đơn thuần và cởi mở. Mà đấy là bày trò và chơi chiêu. Nhận ra được thế, trong lòng em đã phần nào minh bạch. Em thấy rõ rằng Trần Nguyệt không phải là người mưu cầu lẽ thật, chị ta không đơn thuần, cũng không trung thực, mà thật ra rất xảo trá và tà ác.
Sau đó, em tiếp tục phản tỉnh bản thân. Em đã tiếp xúc với Trần Nguyệt gần một năm, và đã biết được đôi chút về các vấn đề chung của chị ta, vậy sao đến tận bây giờ em mới có được chút phân định về chị ta? Em nhận ra căn nguyên chuyện này là vì em không nhìn nhận qua lăng kính lời Đức Chúa Trời, mà thay vào đó, em nhìn vào các biểu hiện bằng quan niệm và tưởng tượng của mình. Em xem việc chị ta mở lòng và muốn chia sẻ tình trạng của mình là yêu mến và tìm kiếm lẽ thật. Em chẳng nhìn vào động cơ hay xuất phát điểm của chị ta, cũng không nhìn xem kết quả của nó. Em chỉ nhìn vào cách chị ta nói và làm, cách tiếp cận của chị ta, mà chẳng nhìn mọi sự bằng lời Đức Chúa Trời. Chính vì thế mà em chẳng thấy bản chất chị ta, chẳng phân định được về chị ta. Em còn đối xử với chị ta như chị em, luôn tha thứ, giúp đỡ và hỗ trợ bằng tình yêu thương. Em thật quá ngu muội! Giờ em hiểu ra rằng việc phân định ai đó có yêu mến và mưu cầu lẽ thật hay không, đâu nằm ở mức độ họ thích tìm người để thông công hoặc nói về việc tự hiểu mình, đúng ra, phải nằm ở việc họ có thể tìm kiếm lẽ thật và thực hành lời Đức Chúa Trời khi gặp vấn đề hay không, phải xem họ có lối vào và thay đổi thật sự hay không. Em còn nhận ra tầm quan trọng của việc phân định thực chất người ta dựa trên lời Đức Chúa Trời. Không thể phân định người ta thì dễ bị mê hoặc lắm. Ta sẽ yêu thương mù quáng, tưởng họ là anh chị em mình mà hỗ trợ và giúp đỡ nhầm người. Cuối cùng nó sẽ gây tổn hại đến công tác của hội thánh. Chỉ có nhìn người và việc bằng lời Đức Chúa Trời thì mới chính xác, và đó là cách duy nhất để phân định người khác. Chỉ có như thế ta mới biết cách tiếp xúc đúng đắn với người khác. Tạ ơn Đức Chúa Trời!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?