Bài học rút ra từ thất bại và bước lùi

16/09/2022

Bởi Thành Tâm, Hàn Quốc

Trong thời gian tôi làm lãnh đạo hội thánh, Vương Hoa là cấp trên chỉ đạo công tác của tôi. Chị ta thường nói về cách mình quản lý công tác của hội thánh. Chị ta không chỉ phụ trách công tác trong hội thánh của mình, mà còn giám sát công tác của một vài hội thánh khác, và các lãnh đạo cấp trên khen ngợi chị ta vì khôn ngoan, có tốt chất tốt và có kỹ năng lãnh đạo. Chị ta nói lý do khiến chị thành công trong công tác chủ yếu là nhờ chị tập trung vào lối vào sự sống của mình. Chị còn nói rằng thời đi học, chị rất thích viết bài và là một cây bút giỏi, nên những thư từ trao đổi giữa chị và các lãnh đạo, đồng sự, hiếm khi phải chỉnh sửa gì, chị còn có thể tương giao về những vấn đề phức tạp một cách rõ ràng và hùng hồn. Chị nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chị những kỹ năng này và chị đang vận dụng chúng. Tôi khá là ghen tỵ khi chị ta nói thế, và tôi ngưỡng mộ tố chất tốt, hiệu quả công tác ấn tượng và sự mưu cầu lẽ thật của chị.

Nhưng sau hai tháng làm việc với chị, tôi để ý thấy chị ta thường ở lại nhà tiếp đãi thay vì đi tham gia hội họp. Tôi mới hỏi chị ta: “Sao chị không đến tham dự hội họp?”. Chị ta mới trả lời: “Tôi ăn uống lời Đức Chúa Trời và trang bị lẽ thật cho mình để có thể thông công lời Đức Chúa Trời với các anh chị em và giải quyết vấn đề của họ”. Tôi mới tự nhủ: “Giờ là thời gian để truyền bá Phúc Âm, và công tác Phúc Âm là trách nhiệm chính của chị. Thế mà vào lúc bận rộn thế này, chị lại ở lỳ trong nhà. Chẳng phải chị không làm công tác thực tế và tham hưởng phúc lợi của địa vị sao?”. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Chị ta có tố chất tốt, làm lãnh đạo cũng đã lâu, các lãnh đạo cấp trên cũng nói chị có tố chất tốt, khôn ngoan và có năng lực công tác. Kể cả chị ta có tham hưởng phúc lợi của đại vị thì sao chứ? Chúng ta đều có sự bại hoại, nên nếu có biểu lộ đôi chút thì cũng hoàn toàn bình thường mà. Mình không nên nghĩ vẩn vơ nữa”. Cứ như thế, tôi bỏ qua vấn đề này, không màng đến nữa. Trong thời gian đó, tôi và một vài cộng sự tổ chức các buổi hội họp với từng nhóm để chia sẻ thông công và khích lệ mọi người trong công tác Phúc Âm. Tôi càng thông công thì nói năng càng lưu loát. Tôi đã hiểu rõ thêm một vài nguyên tắc trong việc truyền bá Phúc Âm, và có được con đường thực hành. Chúng tôi kể cho Vương Hoa về thành quả đã đạt được trong những buổi hội họp, nhưng ngạc nhiên thay, chị ta lại có vẻ dửng dưng, cười gượng mà nói rằng: “Những việc các chị đã làm đáng ra là việc của những người truyền bá Phúc Âm. Việc đó chỉ là trò trẻ con thôi. Khi hội họp, các chị phải tập trung thông công về việc tìm kiếm lẽ thật và lối vào sự sống. Như thế, tự nhiên sẽ có thành công trong công tác Phúc Âm”. Nhưng lúc đó, tôi chẳng phân định rõ về chị ta, nên sau khi nghe thế, tôi chẳng dám giữ vững ý kiến của mình. Tôi cảm thấy mâu thuẫn và lạc lối, chẳng biết phải tiến hành thế nào. Nếu không làm theo lời chị ta nói rồi xảy ra chuyện, ảnh hưởng đến công tác Phúc Âm, thì các anh chị em sẽ quy trách nhiệm cho tôi. Gây nhiễu loạn và cản trở công tác Phúc Âm chính là hành ác. Nhẹ thì bị cách chức, nặng thì có thể bị khai trừ. Tôi mới nghĩ bụng: “Thôi bỏ đi, cứ làm theo lời chị ta!”.

Ngày hôm sau, trong một buổi hội họp, khi những người khác đưa ra các vấn đề thực tế họ gặp phải khi truyền bá Phúc Âm, tôi chẳng giúp phân tích vấn đề và tìm cách giải quyết chiếu theo tình trạng thực tế họ đang gặp. Thay vào đó, tôi chỉ tránh né những vấn đề và khó khăn này, hỏi xem họ đã hiểu được gì về mình qua những vấn đề này. Tôi còn nói rằng chỉ có tập trung vào lối vào sự sống thì mới đạt được kết quả trong bổn phận. Nghe thế, các anh chị em ngơ ngác nhìn nhau và thể hiện sự chán nản rõ ràng. Chẳng ai nói một lời. Các buổi hội họp cứ tiến hành như thế suốt mấy ngày tiếp theo. Tôi càng thông công kiểu đó thì càng thấy mệt mỏi. Mối thông công của tôi chán ngắt và tẻ nhạt, chẳng có mấy điều để nói và việc dẫn dắt hội họp cũng thiếu định hướng. Tôi cảm thấy cực kỳ tồi tệ, và thấy hình như cuộc hội họp của chúng tôi thiếu công tác của Đức Thánh Linh. Các đồng sự của tôi cũng cảm thấy thế. Sau đó, chúng tôi tìm gặp Vương Hoa để thông công, nêu lên bận tâm của mình rằng công tác kiểu này có vẻ không ổn. Nhưng Vương Hoa nhất quyết không đổi ý, nói rằng miễn chúng tôi thông công về lối vào sự sống thì công tác Phúc Âm sẽ có hiệu quả. Chị ta còn nói chúng tôi thiếu kinh nghiệm và thấu suốt, chỉ biết tập trung vào công tác mà không tìm kiếm lẽ thật. Sau khi chị ta nói thế, tôi lại hoang mang không biết phải tiến hành thế nào. Tôi nghĩ: “Chị ta có vóc giạc tốt, chủ trì nhiều công tác khác nhau và được lãnh đạo cấp trên đánh giá cao, mình nên làm theo lời chị ta thôi! Xét cho cùng, mình có vóc giạc thấp, thiếu kinh nghiệm và thấu suốt, kém xa chị ta về mọi mặt!”. Nên cuối cùng, tôi cứ làm theo lệnh chị ta.

Trong thời gian đó, các hội thánh khác đạt được gấp đôi kết quả trong việc truyền bá Phúc Âm, còn kết quả của hội thánh của tôi thì lại giảm sút. Tôi cảm thấy cực kỳ tồi tệ và chẳng biết phải tiến hành thế nào. Vừa hay lúc đó, có cuộc họp đồng sự, và khi lãnh đạo từ các hội thánh khác nghe được lý do vì sao chúng tôi không có kết quả tốt trong việc truyền bá Phúc Âm, họ đã chỉ trích Vương Hoa vì tham hưởng phúc lợi của địa vị và không thực hiện công tác thực tế. Chẳng tiếp nhận. Chị ta bắt đầu khóc lóc, cố biện hộ cho mình, kết quả công tác Phúc Âm yếu kém đâu phải là lỗi của mình chị ta, các đồng sự khác cũng phải chịu trách nhiệm chứ. Chúng tôi đã cố thông công và bảo chị ta phản tỉnh về hành động của mình đi, nhưng chị ta chẳng chấp nhận, cứ khóc lóc và làm ầm lên, khiến buổi hội họp bị gián đoạn hoàn toàn. Thấy chuyện như thế, tôi mới tự nhủ: “Chúng tôi đã thông công và tiên phong trong công tác Phúc Âm phù hợp với phân công công tác, thế mà chị cứ cản trở và bảo chúng tôi phải tập trung vào lối vào sự sống. Chị không nói vậy thật à? Chị bỏ bê việc giải quyết vấn đề thực tế trong công tác Phúc Âm, nói rằng chúng tôi phải ‘tập trung vào lối vào sự sống’. Không phải chị đã làm thế sao? Sự thật đã rõ rành rành ra đó, vậy mà chị chẳng những không thừa nhận việc mình làm, lại còn cố đổ tội cho người khác. Thế chẳng phải chị không tiếp nhận lẽ thật sao?”. Vậy là tôi dự định phản ánh lên lãnh đạo cấp trên về tình trạng chị ta và để họ phân xử xem chị ta có phải người đúng hợp không. Nhưng rồi tôi bỗng nhớ ra có lẽ chị ta chỉ đang trong tình trạng xấu, rồi khi bị xử lý, có lẽ chị ta xem nó là công kích trực tiếp đến địa vị và tôn nghiêm của mình, nên mới phản ứng thái quá như vậy. Nếu chị ta chỉ đang gặp tình trạng xấu mà tôi lại phản ánh lên lãnh đạo cấp trên, họ chẳng nghĩ tôi thiếu lẽ thật và phân định, cũng như không thể đối đã chuẩn mực với người ta sao? Mà nếu Vương Hoa biết chuyện, chị ta chẳng nghĩ tôi chủ ý làm khó chị ta sao? Chị ta có cô lập tôi và gây khó dễ cho tôi không? Chị ta có cố cách chức tôi vì chuyện này không? Tôi đoán mình cứ thông công với chị ta trước, rồi từ đó tính tiếp. Một khi đã thông công và có phân định đúng đắn về chị ta rồi, nếu cần tôi vẫn có thể phản ánh mà.

Vào ngày thứ hai trong đợt họp đồng sự, tôi tình cờ nghe thấy Vương Hoa xét đoán cộng sự của một chị nọ ngay trước mặt chị ấy, khơi lên tranh cãi giữa hai người họ. Tôi mới nhắc chị ta: “Hai chị ấy vốn đã có chút hiểu lầm, giờ chị thông công như thế là thêm dầu vào lửa đấy. Rồi sau này, làm sao họ cộng tác với nhau được?”. Chị ta chẳng chịu nghe, mà cứ bao biện: “Mọi việc tôi nói đều đúng mà, tôi là người trung thực, thấy gì nói vậy, nghĩ gì nói nấy”. Tôi mới nói: “Đấy không phải là thấy gì nói nấy, những gì chị nói về chị đó chẳng đúng sự thật, chẳng khách quan, chị chỉ đang xét đoán mà thôi. Chị chẳng cân nhắc xem lời chị nói sẽ gây hại thế nào cho chị ấy hay công tác của hội thánh. Chuyện này có thể dẫn đến tình cảm hai người họ xấu đi, không thể cộng tác cho thích đáng. Đây chính là gieo mối bất hòa đấy”. Ngạc nhiên thay, chị ta nói lại rằng: “Tôi đâu phải loại người không nói ra suy nghĩ của mình, lúc nào cũng lập lờ, chẳng minh bạch trong công việc, lươn lẹo xảo trá”. Chị ta công kích người ta bằng những lời ám chỉ khá rõ như thế. Chị ta có vấn đề nghiêm trọng rồi. Lúc đó, tôi muốn phản ánh chị ta, nhưng rồi lại nghĩ: “Hôm nay, mình chỉ mới nêu lên vài ý kiến mà chị ta đã công kích mình ngay lập tức. Nếu chị ta biết mình phản ánh, liệu chị ta có hổ thẹn quá mà nổi giận và tìm cách trả thù không? Chị ta đã nghĩ mình lươn lẹo và xảo trá, lỡ chị ta cứ bất chấp đúng sai, cáo buộc mình gian xảo rồi thay thế mình thì sao? Cảnh sát Trung Cộng vẫn đang truy lùng, nên mình không thể về nhà. Nếu bị cách chức và không thể quay về đi hội họp ở nhà, mình biết đi đâu đây?”. Tối đó, lòng tôi dằn vặt lắm, cứ băn khoăn day dứt, không thể chợp mắt chút nào. Cuối cùng, tôi quyết định phải phản ánh chị ta. Rồi sáng hôm sau, tôi bị đập đầu vào thanh giường tầng quá mạnh đến nỗi hoa mắt chóng mặt, sưng lên hai cục rõ to, mấy ngày mới lặn. Tôi mới tự nhủ: “Đây là Đức Chúa Trời sửa dạy mình sao?”. Nhưng lúc đó, suy nghĩ của tôi còn mơ hồ và tê dại về thuộc linh, nên tôi chẳng phản tỉnh chút nào. Suốt mấy ngày đó, tôi cứ như cái xác không hồn, cảm thấy mình đã mất công tác của Đức Thánh Linh.

Ngạc nhiên thay, ngay sau khi buổi họp đồng sự, có mấy anh chị em được lãnh đạo cấp trên cử đến để tìm hiểu về tình tình trạng của Vương Hoa, và tôi đã kể cho họ mọi điều tôi biết. Các anh chị em đó đã xử lý tôi rất nghiêm khắc: “Chị biết rõ là có vấn đề, sao chị không phản ánh những chuyện đã thấy? Dù chị không nắm được bản chất vấn đề, ít ra chị có thể phản ánh những gì đã thấy, đã biết, và chi tiết cụ thể về hành vi của chị ta cho lãnh đạo cấp trên. Chị biết là chị phải phản ánh vấn đề của chị ta, vậy mà để bảo vệ bản thân, chị làm ngơ sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, không thực hành lẽ thật và không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời chút nào. Chị thật sự ích kỷ và đáng khinh!”. Tôi thật sự ăn năn và hối hận sau khi được xử lý và tỉa sửa như thế, trong lòng cũng thấy rất đỗi hổ thẹn. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Con biết là con đã không bảo vệ lợi ích của nhà Ngài, nhưng con không rõ mình đã sai ở đâu. Xin Ngài khai sáng và dẫn dắt cho con hiểu mình. Con sẵn sàng ăn năn”.

Sau đó, tôi đã đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Trong công tác của họ, các lãnh đạo và người làm công hội thánh phải chú ý đến hai nguyên tắc: Một là thực hiện công việc của họ chính xác theo các nguyên tắc được quy định bởi sự phân công công việc, không bao giờ vi phạm các nguyên tắc đó và không làm việc dựa trên bất kỳ điều gì họ có thể tưởng tượng hoặc theo bất kỳ ý tưởng nào của riêng mình. Trong mọi việc họ làm, họ nên thể hiện sự quan tâm đến công tác của hội thánh, và luôn đặt lợi ích của nó lên hàng đầu. Một điều khác – và điều này quan trọng nhất – là trong mọi việc, họ phải tập trung vào việc tuân theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và làm mọi việc theo đúng những lời của Đức Chúa Trời. Nếu họ vẫn có thể chống lại sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, hoặc nếu họ ngoan cố làm theo ý tưởng của riêng họ và làm mọi việc theo trí tưởng tượng riêng của họ, thì hành động của họ sẽ tạo nên một sự kháng cự nghiêm trọng nhất đối với Đức Chúa Trời. Thường xuyên quay lưng lại với sự khai sáng và dẫn dắt của Đức Thánh Linh sẽ chỉ dẫn đến ngõ cụt. Nếu họ mất đi công tác của Đức Thánh Linh, thì họ sẽ không thể làm việc; và ngay cả khi họ cố gắng bằng cách nào đó để làm việc, thì họ cũng sẽ chẳng hoàn thành được gì(“Những nguyên tắc làm việc chính đối với các vị lãnh đạo và người làm việc” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng điều Đức Chúa Trời yêu cầu nơi lãnh đạo và người làm công khi công tác là họ phải làm việc theo sắp xếp công tác và bám sát nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời. Nếu họ làm theo ý mình, đi ngược nguyên tắc và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, ngoan cố bám chặt vào quan niệm riêng mình trong công tác, thì đấy chính là chống đối Đức Chúa Trời nghiêm trọng. Chỉ khi đó, tôi mới nhận ra lý do vì sao tôi đánh mất công tác của Đức Thánh Linh và chìm vào tăm tối. Nghĩ lại về lúc tôi thấy Vương Hoa không đến hội thánh và làm công tác Phúc Âm, tôi đã nhận ra việc đó đi ngược sắp xếp công tác. Sau khi làm theo lời chị ta, rõ ràng tôi đã mất công tác của Đức Thánh Linh và không đạt được kết quả gì, nhưng bởi vì tôi tin chị ta có tố chất tốt, làm lãnh đạo có hiệu quả, nên tôi đã hùa theo chị ta vi phạm sắp xếp công tác, và dẫn đến tổn hại cho công tác Phúc Âm. Tôi đã thấy Vương Hoa không chịu phản tỉnh bất chấp đã sai phạm quá nhiều lần, thấy chị ta còn đổi trắng thay đen, công kích người khác và không tiếp nhận lẽ thật chút nào. Nhưng bởi tôi sợ mếch lòng chị ta, sợ bị cách chức, nên chẳng phản ánh về vấn đề của chị ta, lại còn chẳng chỉnh đốn bản thân sau khi bị Đức Chúa Trời sửa dạy. Tôi đã đi ngược sắp đặt công tác và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, thậm chí chống đối Đức Chúa Trời hơn nữa. Làm sao Đức Chúa Trời không tránh mặt tôi chứ? Tôi chẳng đạt được khai sáng gì từ lời Ngài, chẳng có gì để nói khi thông công, chẳng tìm ra con đường trong bổn và chìm vào bóng tối cực cùng. Như lời Đức Chúa Trời phán, tôi đã chìm xuống tận đáy. Chẳng phải tôi đã đối đầu với tâm tính công chính của Đức Chúa Trời sao?

Sau đó, khi đang suy ngẫm về chuyện này, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Khi sự bối rối xuất hiện, ngươi có gặp khó khăn không? Điều này nghĩa là ngươi gặp khó khăn và phải đối mặt với sự lựa chọn. Và nếu ngươi không thể nhìn ra căn nguyên của vấn đề này là gì thì sẽ không có cách nào để giải quyết vấn đề. Khi xảy ra những trường hợp như vậy, lãnh đạo và người làm công nên rà soát lại tình hình chung và quan điểm, thái độ của đa số mọi người, sau đó báo cáo điều này lên Bề trên và tìm kiếm câu trả lời, để nhanh chóng giải quyết vấn đề. Các ngươi có thường gặp phải sự bối rối không? (Có). Việc thường xuyên phải đối mặt với sự bối rối là một vấn đề. Nếu điều gì đó xảy ra và ngươi không biết cách giải quyết phù hợp là gì và ai đó đề xuất một giải pháp nghe có vẻ hợp lý với ngươi, và sau đó một ai khác lại đề xuất giải pháp khác mà ngươi cũng cảm thấy hợp lý, và ngươi không thể biết giải pháp nào phù hợp hơn – nếu ý kiến của mọi người khác nhau và không ai có thể nắm bắt được gốc rễ và thực chất của vấn đề là gì – thì các sơ suất sẽ xảy ra trong quá trình giải quyết vấn đề. Và vì vậy nếu muốn giải quyết được vấn đề, thì điều cốt yếu và rất quan trọng là phải đi sâu vào tận căn nguyên và thực chất. Nếu các lãnh đạo và người làm công không phân biệt được, nếu họ không có khả năng nắm được thực chất của vấn đề, nếu họ không thể đưa ra được kết luận chính xác thì cần nhanh chóng báo cáo lên Bề trên để tìm câu trả lời; điều này là rất cần thiết, đây không phải là chuyện bé xé ra to. Nếu vấn đề không thể được giải quyết thì sẽ có hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công tác của hội thánh – điều này ngươi phải rõ(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng khi gặp phải vấn đề trong bổn phận, chẳng hạn như xung đột giữa các đồng sự mà ta chẳng biết cách giải quyết, hoặc khi ta thấy những người giữ vai trò quan trọng đang có vấn đề nhưng chưa thấy rõ và không biết cách giải quyết, dẫn đến gây hoang mang và các vấn đề khác, thì ta phải kịp thời báo cáo lên lãnh đạo và tìm giải pháp. Phản ánh vấn đề như thế đâu phải bới lông tìm vết hay là mách lẻo, cũng không phải là chuyện bé xé ra to, mà là góp phần giải quyết những vấn đề mà người khác không tự thấy được để tránh những trì hoãn trong công tác và lối vào sự sống của mọi người. Đối với tôi, dù gặp phải vấn đề nhiều đến đâu, nghiêm trọng đến đâu, tôi thà gây trì hoãn cho công tác và làm hại lối vào sự sống của các anh chị em còn hơn phản ánh vấn đề, vì sợ làm thế sẽ đe dọa lợi ích và tiền đồ của mình. Khi thấy Vương Hoa đi ngược lại sắp xếp công tác và không giám sát công tác Phúc Âm, dù tôi không nắm rõ vấn đề, nhưng cũng cảm thấy có gì đó không ổn, thấy chị ta đã vượt giới hạn và tôi nên báo cáo chuyện này lên cấp trên, nhưng tôi lại lo sợ nếu không làm theo lệnh chị ta, thì tôi sẽ bị quy trách nhiệm, và vì thế mà tôi cứ làm theo lời chị ta. Khi Vương Hoa làm loạn lên sau khi bị tỉa sửa và xử lý, dù tôi không chắc chị ta có trong tình trạng xấu hay không, hoặc liệu thực chất chị ta có phủ nhận và khinh miệt lẽ thật hay không, nhưng tôi vẫn có thể phản ánh kịp thời để các lãnh đạo cấp trên cử người đến điều tra và phân định để tránh gây trì hoãn công tác nhà Đức Chúa Trời vì dùng sai người. Nhưng tôi lại lo nếu mình phản ánh nhầm, lãnh đạo cấp trên sẽ nghĩ tôi thiếu phân định, tôi còn sợ Vương Hoa sẽ vì chuyện này mà chèn ép tôi, nên tôi cứ lần lữa chuyện phản ánh chị ta. Nếu tôi có trách nhiệm và bảo vệ công tác nhà Đức Chúa Trời, thì dù tôi có nắm rõ thực chất vấn đề và hiểu được lẽ thật hay chưa, tôi cũng sẽ không để bất kỳ điều gì kìm hãm mình và sẽ tìm ra cách để bảo vệ lợi ích hội thánh. Nhưng thay vào đó, để bảo vệ bản thân, tôi đã thụ động bàng quan, tự thuyết phục mình rằng khi phân định chuẩn rồi tôi sẽ phản ánh. Nhưng tôi đã chờ cho đến khi có phân định chuẩn, như thế chẳng phải quá muộn sao? Chẳng phải đến lúc đó, công tác Phúc Âm đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn sao? Đến lúc đó, tôi mới nhận ra việc tìm kiếm lẽ thật khi ta mơ hồ và gặp khó khăn, quan trọng đến mức nào. Tận tâm bảo vệ công tác nhà Đức Chúa Trời thật sự quan trọng.

Để bảo vệ bản thân, tôi đã lần lữa không phản ánh vấn đề của Vương HOa, và việc này đã gây nhiều tổn hại nghiêm trọng đến công tác Phúc Âm. Tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Sau đó, tôi đọc được một số đoạn Đức Chúa Trời vạch trần những kẻ địch lại Đấng Christ. “Sự ích kỷ và đê hèn của những kẻ địch lại Đấng Christ biểu lộ như thế nào? Trong bất cứ điều gì có lợi cho địa vị hay danh tiếng của họ, họ nỗ lực làm hoặc nói bất cứ điều gì cần thiết, và họ sẵn lòng chịu đựng mọi đau khổ. Nhưng khi liên quan đến công việc do nhà Đức Chúa Trời sắp xếp, hoặc công việc có lợi cho sự phát triển sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn, thì họ lại hoàn toàn phớt lờ. Ngay cả khi những kẻ hành ác phá vỡ, quấy nhiễu, và phạm đủ loại điều ác, bởi đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác của hội thánh, họ vẫn thản nhiên và không quan tâm, như thể điều này không liên quan gì đến họ. Và nếu ai đó phát hiện ra và báo cáo những việc làm đồi bại của kẻ hành ác, thì họ nói rằng họ không nhìn thấy gì, và giả vờ không biết(“Bài bàn thêm 4: Tóm tắt về tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ và thực chất tâm tính họ (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Một số người không hiểu nhiều lẽ thật. Họ không hiểu các nguyên tắc trong bất cứ việc gì họ làm, và khi gặp các vấn đề, họ không biết cách đúng đắn để xử lý chúng. Người ta nên thực hành như thế nào trong tình cảnh này? Tiêu chuẩn thấp nhất là hành động theo lương tâm – đây là cơ sở. Ngươi nên hành động theo lương tâm như thế nào? Hãy hành động dựa trên sự chân thành và xứng đáng với sự ân đãi của Đức Chúa Trời, với việc Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi sự sống này, và với cơ hội Đức Chúa Trời đã ban cho để có được sự cứu rỗi này. Đó có phải là hành động theo lương tâm không? Một khi ngươi đã đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu này, ngươi sẽ được bảo vệ và ngươi sẽ không phạm phải những sai sót tai hại. Ngươi sẽ không dễ gì làm những việc bất tuân Đức Chúa Trời hoặc trốn tránh trách nhiệm của mình, và ngươi cũng sẽ không dễ gì hành động chiếu lệ. Ngươi cũng sẽ không dễ gì mưu đồ cho vị trí, danh vọng, tiền tài và tương lai của bản thân. Đây là vai trò của lương tâm. Cả lương tâm lẫn lý trí đều là những thành tố trong nhân tính của một người. Những điều này vừa cơ bản nhất vừa quan trọng nhất. Một người thiếu lương tâm và không có lý trí của con người bình thường thì là loại người gì chứ? Nói chung, họ là một người thiếu nhân tính, một người có nhân tính cực kỳ tệ hại. Hãy đi vào chi tiết hơn, những biểu hiện mất nhân tính nào người này thể hiện ra? Hãy thử phân tích những đặc điểm nào được tìm thấy ở những người như thế và những biểu hiện cụ thể nào họ trưng ra. (Họ ích kỷ và đê tiện). Những người ích kỷ và đê tiện qua loa trong hành động của họ và tránh xa bất cứ điều gì không liên quan đến cá nhân họ. Họ không xem xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và họ cũng không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ không nhận trọng trách chứng thực cho Đức Chúa Trời hay thực hiện bổn phận của mình, và họ không có ý thức trách nhiệm. … Có một số người không gánh lấy bất kỳ trách nhiệm nào bất kể bổn phận mà họ đang thực hiện. Họ cũng không báo cáo những vấn đề mà họ phát hiện ra với cấp trên. Khi họ nhìn thấy người ta phá bĩnh và phá vỡ, họ nhắm mắt làm ngơ. Khi họ thấy những người đồi bại hành ác, họ không cố gắng ngăn cản những người đó. Họ không hề cân nhắc đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, cũng không hề cân nhắc bổn phận và trách nhiệm của họ là gì. Khi họ thực hiện bổn phận của mình, những người như thế này không làm bất kỳ công việc thực sự nào; họ là những người ba phải ham sự thoải mái; họ chỉ phát biểu và hành động vì sự phù phiếm, sĩ diện, địa vị và lợi ích của riêng họ, và chắc chắn dành thời gian, công sức cho bất cứ điều gì mà có lợi cho họ(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng trong bổn phận, chúng ta thường gặp phải những vấn đề mà mình không nắm rõ, cũng không biết cách giải quyết, nhưng những ai có nhân tính thì sẽ bảo vệ lợi ích nhà Đức Chúa Trời theo lương tâm. Những ai không có lương tâm và lý trí thì chỉ nghĩ đến tôn nghiêm, địa vị và tư lợi của mình. Họ không phản ánh vấn đề mình thấy, cực kỳ ích kỷ và đáng khinh. Tôi chính xác là như thế. Tôi đã lần lữa không phản ánh về Vương Hoa, vì thế đã gây nhiễu loạn công tác nhà Đức Chúa Trời, và tôi làm thế để duy trì danh tiếng, địa vị và tiền đồ của mình. Tôi đã sống theo những chất độc của Sa-tan như “Người sáng suốt là người biết giữ mình, chỉ cầu không phạm lỗi” và “Biết rõ người khác không đúng nhưng tốt nhất là đừng chỉ ra”. Tôi đã sợ nếu phản ánh vấn đề của Vương Hoa, thì tôi sẽ bị chèn ép hoặc bị cách chức, nên tôi mới viện ra những cái cớ có vẻ hợp lý như: “Ai cũng bại hoại mà”, “Có lẽ chị ta chỉ trong tình trạng xấu” và “Khi hiểu rõ hơn, mình sẽ phản ánh vấn đề”. Những cái cớ này có vẻ đúng, nhưng trong thực tế, tôi chỉ đang cố bảo vệ bản thân và trốn tránh trách nhiệm. Tôi chỉ quan tâm đến danh tiếng, địa vị, tiền đồ và đích đến của mình, chẳng quan tâm công tác nhà Đức Chúa Trời, chẳng bảo vệ lợi ích nhà Ngài. Tôi thật vô cùng ích kỷ và vô nhân tính. Tôi đúng là loại người ăn cháo đá bát! Tôi đã đánh mất công tác của Đức Thánh Linh, đã chịu sự hành phạt của Đức Chúa Trời. Đây chính là sự công chính của Ngài.

Sau đó, tôi kiểm điểm lại lý do tại sao tôi cứ lần lữa phản ánh vấn đề của Vương Hoa… và thấy ra một phần chuyện này là vì tôi không có sự phân định về chị ta. Qua sự phơi bày của lời Đức Chúa Trời, tôi đã có được sự phân định và hiểu biết về hành vi của Vương Hoa. Đức Chúa Trời phán: “Phương pháp họ dùng để tâng bốc và chứng thực cho bản thân là khoe khoang mình và xem thường người khác. Họ cũng che đậy và ngụy trang bản thân, ẩn giấu các điểm yếu, thiếu sót và sự kém cỏi của mình trước mọi người để mọi người chỉ có thể nhìn thấy sự tài giỏi của họ. Họ thậm chí chẳng dám nói với mọi người khi họ cảm thấy tiêu cực; họ thiếu dũng khí để cởi mở và thông công với mọi người, và khi họ làm sai điều gì thì họ sẽ cố hết sức để giấu giếm và che đậy điều đó. Họ chẳng bao giờ nhắc đến những tổn hại họ đã gây ra cho công tác của hội thánh trong quá trình họ thực hiện bổn phận của mình. Thế nhưng khi thực hiện được vài đóng góp chẳng đáng kể hoặc đạt được một chút thành công nhỏ nhoi thì họ lại khoe khoang rất nhanh. Họ không thể chờ để cho cả thế giới biết mình tài giỏi thế nào, tố chất cao đến đâu, xuất chúng đến mấy, và họ vượt trội hơn người thường nhiều như thế nào nào. Đó chẳng phải là một cách tâng bốc và chứng thực cho bản thân ư? Liệu tâng bốc và chứng thực cho bản thân có phải là điều người có lương tâm và lý trí làm không? Không hề. Vậy khi con người làm điều này, tâm tính nào thường được tỏ lộ? Kiêu ngạo là một trong những tâm tính chính yếu bị phơi bày, tiếp theo sau là sự giả dối, nó bao gồm cả việc làm mọi thứ có thể để khiến người khác quý trọng họ. Những câu chuyện của họ hoàn toàn chặt chẽ; lời nói của họ rõ ràng có chứa đựng các động cơ và ý đồ, ấy thế mà họ muốn che giấu sự thật là mình đang khoe khoang. Kết quả của điều họ nói là người nghe bị buộc phải cảm thấy họ giỏi hơn người khác, chẳng ai ngang hàng được với họ và tất cả những người khác đều thấp kém hơn họ. Và kết quả đó chẳng phải đã đạt được bằng thủ đoạn lừa lọc sao? Tâm tính nào đằng sau những thủ đoạn đó? Và có các yếu tố nào của sự gian ác trong đó không? Đây chính xác là một loại tâm tính gian ác. Có thể thấy những thủ đoạn họ sử dụng đều được định hướng bởi tâm tính giả dối – vậy tại sao Ta lại nói đó là gian ác? Chuyện này có liên hệ gì với sự gian ác? Các ngươi nghĩ thế nào: Liệu họ có thể công khai về các mục tiêu của bản thân trong việc tâng bốc và chứng thực cho chính họ không? Họ không thể. Nhưng luôn có một ham muốn thẳm sâu trong lòng họ, và những điều họ nói và làm đều nhằm để trợ giúp ham muốn đó; và những mục tiêu và động cơ trong những điều họ nói và làm luôn được giữ bí mật hết sức. Chẳng hạn như, họ sẽ đưa ra chỉ dẫn sai trái hay dùng các chiến thuật mờ ám để đạt được những mục tiêu này. Chẳng phải kiểu giấu giếm đó về bản chất là rất quỷ quyệt ư? Và chẳng lẽ sự quỷ quyệt như vậy không thể gọi là gian ác sao? Đúng vậy, nó thực sự có thể được gọi là gian ác, và nó còn sâu xa hơn cả sự giả dối. Họ sử dụng một cách hoặc phương pháp nhất định để đạt được mục tiêu của họ. Tâm tính này là giả dối. Tuy nhiên, tham vọng và ham muốn vô liêm sỉ thẳm sâu trong lòng họ là luôn có người theo, nể phục và sùng bái thường chi phối họ, để họ tôn cao và chứng thực cho bản thân mình ở khắp mọi nơi và làm những việc này một cách không đắn đo và không chút nao núng. Tâm tính này là gì? Điều này phát triển thành sự tà ác(“Họ tán dương và chứng thực về chính mình” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi thấy được những kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính kiêu ngạo và tà ác. Họ dùng đủ mọi phương thức để đề cao và làm chứng cho bản thân, khiến người khác dần dà và vô thức ngưỡng mộ họ hơn bất kỳ ai, nhằm đạt được mục tiêu là đánh bẫy và kiểm soát mọi người. Những lời của Đức Chúa Trời đã cho tôi phân định về phương thức và ý định của Vương Hoa. Nghĩ lại về những lần tiếp xúc với chị ta, Vương Hoa thường khoe khoang về cách mình quản lý công tác, về việc cấp trên khen ngợi chị ta thế nào, và với những gì chị ta ngụ ý, có vẻ chị ta cực kỳ đặt nặng lối vào sự sống và là người tìm kiếm lẽ thật. Chị ta còn phô trương tài năng của mình, khẳng định mình viết thư rất tinh tế và trôi chảy, hiếm khi cần chỉnh sửa gì, chuyện đó khiến người khác cảm thấy thấp kém mọi mặt, chẳng thể so sánh nổi với chị ta. Vương Hoa đã dùng mọi phương thức này để phô trương và khoác lác về mình, nhưng chẳng hề thổ lộ về sự bại hoại của bản thân. Chị ta sẽ đổi trắng thay đen, tô trát đẹp đẽ và hoàn toàn che đậy bản thân, để không một ai thấy được điểm yếu, thiếu sót hay những ý định lươn lẹo của chị ta. Thật ra, lãnh đạo cấp trên đã nhiều lần xử lý chị ta vì không bổ nhiệm người theo nguyên tắc và hành động khinh suất trong bổn phận, nhưng chị ta chẳng hề nhắc đến chuyện đó. Chị ta chỉ nói về việc lãnh đạo cấp trên khen ngợi và đề cao chị ta, chỉ cho mọi người thấy những mặt đẹp đẽ của mình. Chị ta thường ở nhà thay vì đến hội thánh, và tự nhận rằng mình đang trang bị lẽ thật để có thể giải quyết vấn đề của mọi người tốt hơn, trong khi thật sự thì chị ta chỉ đang tham hưởng phúc lợi của địa vị. Rõ ràng chị ta chẳng làm công tác thực tế hay giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào trong công tác Phúc Âm, mà chỉ toàn loan truyền ngụy lý rằng khi giải quyết vấn đề trong công tác Phúc Âm ở buổi hội họp thì nghĩa là đặt nặng về công tác, chứ không hướng đến lối vào sự sống. Chị ta luôn công kích và hạ thấp người khác, xem công tác thực tế của người khác là trò trẻ con. Chị ta còn gieo bất hòa, hủy hoại tình nghĩa giữa các anh chị em và ngầm phá họ, thế mà chị ta tự nhận mình là người trung thực và nói thẳng… Mọi hành động của Vương Hoa đều nham hiểm và xảo trá. Nếu không nhờ Đức Chúa Trời phơi bày, hẳn rất dễ để người ta bị lừa mà ngưỡng mộ và tôn sùng chị ta. Nhận ra mọi chuyện này, cuối cùng tôi cũng tỉnh ngộ, và đạt được một vài phân định về bản chất địch lại Đấng Christ của Vương Hoa.

Khi suy ngẫm, tôi nhận ra rằng một lý do nữa khiến tôi thiếu phân định về chij ta chính là bởi tôi không thể phân biệt giữa biểu hiện bại hoại nhất thời và bản tính cũng như thực chất bại hoại. Sau đó, tôi đã đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Hết thảy những kẻ đã bị Sa-tan làm cho bại hoại đều có tâm tính bại hoại. Một số chỉ đơn thuần có những tâm tính bại hoại, trong khi những kẻ còn lại thì khác: Không những họ có những tâm tính Sa-tan bại hoại, mà bản tính của họ cũng cực kỳ hiểm độc. Không chỉ lời nói và hành động của họ tỏ lộ những tâm tính Sa-tan bại hoại của mình; hơn nữa, những kẻ này là quỷ Sa-tan đích thực(Lời cảnh báo cho những ai không thực hành lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Đức Chúa Trời định nghĩa như thế nào về những kẻ địch lại Đấng Christ? Họ ghét lẽ thật và thù địch Đức Chúa Trời. Họ là kẻ thù của Đức Chúa Trời! Thù địch với lẽ thật, ghét Đức Chúa Trời, ghét tất cả những điều tích cực – đây không phải là sự yếu đuối và thiếu hiểu biết nhất thời của những người bình thường, cũng không phải là trường hợp suy nghĩ sai lầm, quan điểm sai lầm, hay hiểu biết vô lý không phù hợp với lẽ thật thoáng qua. Vấn đề không phải như vậy. Họ là những kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ thù của Đức Chúa Trời, và vai trò của họ là căm thù tất cả những điều tích cực, đó là căm thù mọi lẽ thật, đó là căm thù của Đức Chúa Trời, và thù địch với Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời xem vai trò đó như thế nào? Sẽ không được Đức Chúa Trời cứu rỗi! Những người này khinh bỉ lẽ thật, họ ghét lẽ thật – đó là bản tính của một kẻ địch lại Đấng Christ. Các ngươi có hiểu điều này không? Những gì bị vạch trần ở đây là sự tà ác, ác độc, và chán ghét lẽ thật, đây là những tâm tính Sa-tan nghiêm trọng nhất trong tất cả những tâm tính bại hoại – những thứ là dấu hiệu nhận biết của Sa-tan, và mang nhiều thực chất của Sa-tan nhất; chúng không phải là những tâm tính bại hoại được phơi bày trong nhân loại bại hoại bình thường. Những kẻ địch lại Đấng Christ là thế lực thù địch với Đức Chúa Trời, họ có khả năng phá vỡ và cố gắng kiểm soát hội thánh, có khả năng phá hoại và làm gián đoạn kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Đây không phải là những việc được thực hiện bởi những người bình thường với tâm tính bại hoại, chỉ những kẻ địch lại Đấng Christ mới làm điều này. Các ngươi không được coi nhẹ(“Họ hành xử kỳ lạ và bí ẩn, họ tùy tiện và độc tài, họ không bao giờ thông công với người khác, và họ buộc người khác phải tuân theo mình” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi thấy rõ ràng rằng tất cả những ai bị Sa-tan làm cho bại hoại thì đều có tâm tính bại hoại, nhưng một số người có nhân tính, lương tâm và lý trí, cũng như có thể tiếp nhận lẽ thật. Nếu họ mắc sai lầm trong bổn phận, bị phơi bày, xử lý và chỉnh đốn, dù họ có thấy hổ thẹn và chống đối, có bao biện cho bản thân, nhưng sau đó, khi phản tỉnh, họ bắt đầu khinh bỉ bản tính bại hoại và những phương pháp sai lầm của mình, họ nhận ra chúng cản trở công tác của hội thánh thế nào, và họ thấy hối hận, có thể khinh bỉ bản thân, ăn năn và đạt được sự biến đổi. Nhưng có những người không chỉ có tâm tính bại hoại của Sa-tan, mà còn có bản tính hiểm ác, không tiếp nhận lẽ thật chút nào, thậm chí còn khinh miệt lẽ thật. Dù làm bao nhiêu việc ác hay gây hại đến thế nào cho công tác của hội thánh, họ chẳng hề đau lòng chút lòng, cũng chẳng phản tỉnh gì cả. Họ chẳng hề có chút mặc cảm tội lỗi. Dù bị xử lý và phơi bày đến thế nào, họ chẳng bao giờ nhận thức được sai lầm của mình, không hề chấp nhận sự thật rõ ràng đã bị vạch trần. Họ khinh ghét cách Đức Chúa Trời tỉa sửa, xử lý, phán xét và hành phạt họ. Dựa trên thái độ của họ đối với lẽ thật và những điều tích cực, rõ ràng họ thù địch Đức Chúa Trời, là kẻ tử thù với Ngài. Nghĩ lại về hành vi của Vương Hoa, rõ ràng chị ta không làm công tác thực tế, lại còn kiêu ngạo, khăng khăng giữ niềm tin của riêng mình, cản trở công tác Phúc Âm. Khi bị các lãnh đạo khác vạch trần và xử lý, chị ta không những không tiếp thu lời họ, mà còn đưa ra lập luận vô căn cứ, cố đổ tội cho người khác, và từ đó phá rối cả buổi hội họp. Khi tôi cảnh báo rằng chị ta đang xét đoán và gieo bất hòa giữa các anh chị em, thì chị chẳng những không tiếp thu, mà còn đổi trắng thay đen, công kích và lên án tôi. Chị ta luôn nói về việc tập trung vào lối vào sự sống, khiến người khác nghĩ chị ta đang tìm kiếm lẽ thật, nhưng trong thực tế, chị ta đặc biệt ghét bỏ và phản đối sắp đặt công tác của nhà Đức Chúa Trời và cả ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi bị vạch trần và xử lý, chị ta chẳng hề quy phục, thậm chí còn thấy bị xúc phạm và cự tuyệt. Dù đã gây ra bao nhiêu lỗi lầm, đã gây hại bao nhiêu cho công tác nhà Đức Chúa Trời, chị ta chẳng hề nhận ra, chẳng thấy hối hận hay thấy mình mang nợ gì, hoàn toàn không có lương tâm. Chị ta chỉ theo đuổi tư lợi, và nếu ta nói gì đó đe dọa đến địa vị của chị ta, thì chị ta sẽ nổi giận và buông lời phản kích vô căn cứ. Chị ta chẳng hề tiếp nhận lẽ thật hay những điều tích cực chút nào, chị ta xem bất kỳ ai cố thông công hay chỉnh đốn mình là kẻ thù. Chị ta công kích bất kỳ ai cố vạch trần mình. Với việc chị ta thật sự ghét lẽ thật, khinh miệt những ai thực hành lẽ thật, ghét những ai vì ý thức công chính mà vạch trần chị ta, chẳng phải chị ta đang xem Đức Chúa Trời là kẻ địch sao? Chuyện này đúng hệt như lời Đức Chúa Trời phán: “Đây không phải là sự yếu đuối và thiếu hiểu biết nhất thời của những người bình thường, cũng không phải là trường hợp suy nghĩ sai lầm, quan điểm sai lầm, hay hiểu biết vô lý không phù hợp với lẽ thật thoáng qua. Vấn đề không phải như vậy. Họ là những kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ thù của Đức Chúa Trời, và vai trò của họ là căm thù tất cả những điều tích cực, đó là căm thù mọi lẽ thật, đó là căm thù của Đức Chúa Trời, và thù địch với Đức Chúa Trời”. Sau khi Vương Hoa bị cách chức, chị ta vẫn không thuần tính lại, cũng không nhìn nhận việc ác mình làm. Chị ta còn nói: “Tôi làm mọi sự trước mặt Đức Chúa Trời, mặc kệ người khác nghĩ gì”. Chị ta thật sự chẳng có vẻ gì là hối hận và phản tỉnh cả. Bản tính chị ta hiểm ác và căm ghét lẽ thật, chẳng phải chị ta là kẻ địch lại Đấng Christ điển hình sao? Những người thế này chỉ có thể phá rối và gây gián đoạn công tác nhà Đức Chúa Trời.

Sau đó, đa số anh chị em đã bỏ phiếu khai trừ Vương Hoa khỏi hội thánh. Khi cách chức chị ta, chúng tôi cũng đã thông công để thúc đẩy công tác Phúc Âm dựa trên sắp đặt công tác, và công tác Phúc Âm của hội thánh sớm đạt được kết quả đáng kể. Lúc đó, tôi cảm thấy mang nợ hơn nữa, và tôi khinh bỉ mình vì đã quá ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân, chẳng bảo vệ công tác của hội thánh, để cho kẻ địch lại Đấng Christ hành ác, gây nhiễu loạn công tác Phúc Âm. Tôi đã thề với lòng rằng trong tương lai, mỗi khi thấy ai gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, tôi sẽ thực hành lẽ thật và bảo vệ công tác của hội thánh. Dù họ có địa vị cao đến đâu, đã làm nhiều công tác đến thế nào, nói giáo điều thuyết phục đến đâu đi nữa, chỉ cần họ gây nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì tôi sẽ bảo vệ nguyên tắc của lẽ thật. Kể cả nếu người khác có bảo tôi là kiêu ngạo, lên án tôi là kẻ hành ác hay kẻ địch lại Đấng Christ, tôi vẫn bảo vệ công tác nhà Đức Chúa Trời. Kể cả khi tôi không hiểu tình hình, tôi vẫn sẽ phản ánh cái tôi thấy lên cấp trên. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thưa Ngài rằng nếu tôi không bảo vệ công tác nhà Đức Chúa Trời khi thấy có vấn đề, tôi sẵn sàng chịu Ngài sửa dạy.

Vài tháng sau, có người phản ánh rằng lãnh đạo Lý Na ở hội thánh nọ đã không làm công tác thực tế, không cách chức các lãnh đạo và người làm công giả, lại còn thăng chức cho những kẻ hành ác Những người này không làm việc theo nguyên tắc và gây tổn hại cho của lễ của Đức Chúa Trời. Lý Na đặc biệt có tính phô trương bản thân và hạ thấp người khác, các anh chị em ai cũng ngưỡng mộ cô ta. Các đồng sự đã nhiều lần chỉ ra vấn đề, nhưng cô ta chẳng tiếp thu lời họ nói. Hơn nữa, cô ta còn phán xét các lãnh đạo cấp trên, khiến cho các cộng sự và đồng sự của ta nảy sinh thành kiến với cấp trên. Khi lãnh đạo cấp trên cử người đến giúp thực hiện công tác, cô ta đã tẩy chay họ. Cô ta không những không hợp tác, mà còn xét đoán và phá hoại công tác, nói rằng người do cấp trên cử đến không biết giải quyết vấn đề, nên công tác chẳng được hoàn thành. Khi nghe thấy thế, tôi nhận ra người này hẳn là một kẻ địch lại Đấng Christ, nên đã bàn với các đồng sự nhanh chóng cách chức chị ta. Nhưng khi biết được Lý Na là em gái cộng sự của mình, tôi đã ngần ngại. Nếu tôi cách chức Lý Na, chị ta sẽ nghĩ thế nào về tôi? Chị ta có nói tôi có hiềm khích với Lý Na? Tôi cứ trăn trở mãi, ngày càng thấy mâu thuẫn, không biết phải làm thế nào. Lúc đó, tôi mới nhận ra rằng tình trạng tâm trí và ý định của tôi không ổn… Tôi lại cố bảo vệ tư lợi của mình rồi. Tôi nhớ lại lần trước vì tôi quá để tâm bảo vệ bản thân nên đã không vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ kịp thời, gây hại nghiêm trọng đến công tác nhà Đức Chúa Trời – một vi phạm mà tôi chẳng thể nào khắc phục nổi. Tôi không thể tiếp tục bảo vệ tư lợi nữa, tôi phải thực hành lẽ thật và bảo vệ công tác nhà Đức Chúa Trời. Dù cho người khác nghĩ thế nào về tôi, việc chu toàn ý muốn của Đức Chúa Trời mới là quan trọng nhất. Vậy nên tôi và các đồng sự đã cách chức Lý Na theo nguyên tắc. Sau đó, công tác điều tra cho thấy Lý Na liên tục đề cao bản thân và phô trương để lừa phỉnh và đánh bẫy người khác, kiểm soát hội thánh, biến cô ta thành vua một cõi. Cô ta chính là kẻ địch lại Đấng Christ. Đa số anh chị em trong hội thánh đã bỏ phiếu khai trừ cô ta. Tôi đã trải nghiệm được việc từ bỏ xác thịt, thực hành lẽ thật và hành động theo nguyên tắc giúp cho tôi bình an, mãn nguyện và vui vẻ thế nào. Tôi cũng nhận ra chỉ khi thực hành lẽ thật, người ta mới có thể làm chứng và hạ nhục Sa-tan. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự dẫn dắt của Ngài.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Câu chuyện của Angel

Bởi An Kỳ, Myanmar Vào tháng 8 năm 2020, tôi gặp được chị Diệp Hương trên Facebook. Chị ấy bảo tôi rằng Đức Chúa Jêsus đã tái lâm, Ngài...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger