Tôi không còn trốn tránh bổn phận nữa
Một ngày giữa tháng Tám năm ngoái, một lãnh đạo đã bảo tôi rằng chị mấy muốn tôi phụ trách công việc của một số hội thánh và hỏi liệu tôi có sẵn sàng cố gắng không. Nghe thấy vậy tim tôi đập thình thịch. Phụ trách công công việc của các hội thánh nghĩa là không chỉ giải quyết nhiều vấn đề và khó khăn khác nhau trong lối vào sự sống của các anh chị em, mà còn phải dẫn dắt và giúp họ thực hiện nhiệm vụ. Đó là một trách nhiệm lớn lao. Nếu bổn phận đó được thực hiện không tốt và công tác bị trì hoãn, hoặc việc đó gây ra sự gián đoạn và thực sự gây hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thì tôi sẽ không chỉ bị xử lý, mà thậm chí còn có thể bị cách chức hay gạt bỏ. Rồi tôi sẽ đánh mất kết cục và đích đến của mình. Tôi đã nghĩ đến hai người từng làm vị trí đó đã bị cách chức. Tôi không biết về công việc đó và tố chất của tôi cũng không phù hợp, nên tôi nghĩ nếu mình tiếp nhận nó thì sẽ có rất nhiều vấn đề. Tôi thà chỉ làm một bổn phận đơn thuần để không phải mang một trọng trách như thế. Tôi đã muốn từ chối, nhưng lại cảm thấy đây là sự cất nhắc từ Đức Chúa Trời và mình nên vâng phục, vì vậy tôi đã miễn cưỡng chấp nhận. Đêm đó tôi cứ trằn trọc không ngủ được. Tôi cực kỳ căng thẳng. Tôi cứ suy đi nghĩ lại rằng khi phụ trách công việc của các hội thánh, tôi sẽ được dẫn dắt vã giúp đỡ nhiều hơn, sẽ học được thêm nhiều lẽ thật và bước vào sự sống nhanh hơn. Nhưng bổn phận đó là một trách nhiệm lớn lao. Nếu làm không tốt tôi cũng có thể bị vạch trần và gạt bỏ nhanh hơn. Tôi cảm thấy không nhận việc đó thì sẽ an toàn hơn. Vì vậy tôi suy nghĩ kỹ và hôm sau đã gọi nói với lãnh đạo rằng: “Vóc giạc của tôi còn nhỏ, nên không đủ khả năng làm nhiệm vụ này. Tôi sợ mình sẽ làm trì hoãn công việc, vì vậy tôi nghĩ chị nên tìm người khác”. Lãnh đạo đã bảo tôi nên tìm kiếm nhiều hơn và ngẫm lại động cơ né tránh bổn phận đó của mình. Sau khi gác máy, tôi đã quỳ xuống cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con sợ phải đảm trách công việc của một số hội thánh. Con sợ mình sẽ bị gạt bỏ nếu không làm tốt, nên con đang ở trong tình trạng đề phòng và hiểu nhầm. Đức Chúa Trời ơi, xin hãy dẫn dắt con hiểu ý muốn của Ngài”. Sau đó, tôi đã đọc được một số lời Đức Chúa Trời trong “Chỉ có thực hành lẽ thật, vâng phục Đức Chúa Trời, thì mới đạt được sự thay đổi tâm tính”. “Khi thực hiện bổn phận, một số người thường rơi vào trạng thái tiêu cực và thụ động, hay chống đối và hiểu nhầm. Họ luôn lo sợ mình sẽ bị vạch trần và bị bỏ ra, bị tương lai và số phận của mình chi phối. Chẳng phải đây là biểu hiện của vóc giạc non trẻ sao? (Phải). Một số người luôn nói rằng họ sợ sẽ không làm tròn bổn phận của mình, và nếu không phân tích chi tiết, người ta có thể nghĩ rằng họ khá trung thành. Thực sự trong lòng họ đang lo lắng điều gì? Họ lo lắng rằng nếu không làm tròn bổn phận của mình, họ sẽ bị bỏ ra và không có đích đến sau cùng. Một số người nói rằng họ sợ trở thành những kẻ phục vụ. Khi người khác nghe thấy điều đó, họ nghĩ rằng những người ấy không muốn trở thành những kẻ phục vụ và chỉ muốn làm tròn bổn phận của mình với tư cách là một trong những dân sự của Đức Chúa Trời. Người ta nghĩ rằng họ có quyết tâm. Thực ra, trong thâm tâm của họ, những người sợ trở thành kẻ phục vụ đang nghĩ: ‘Nếu tôi trở thành một kẻ phục vụ, cuối cùng tôi vẫn sẽ bị diệt mất và không có đích đến sau cùng, và sẽ không có phần trong thiên quốc’. Đây là hàm ý trong lời nói của họ; họ vẫn lo lắng về kết cục và đích đến sau cùng của họ. Nếu Đức Chúa Trời phán rằng họ là những kẻ phục vụ, thì họ sẽ phần nào bớt nỗ lực hơn trong việc thực hiện bổn phận của mình. Nếu Đức Chúa Trời nói rằng họ là một trong những dân sự của Ngài và họ đã được Đức Chúa Trời khen ngợi, thì họ sẽ phần nào dành nhiều công sức hơn để làm bổn phận của mình. Vấn đề ở đây là gì? Vấn đề là khi thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, họ không hành động theo nguyên tắc của lẽ thật. Họ luôn cân nhắc về triển vọng và số phận của chính mình, và luôn bị chi phối bởi chức danh ‘kẻ phục vụ’. Kết quả là, họ không thể làm tròn bổn phận của mình, và không có sức để thực hành lẽ thật. Họ luôn sống trong tình trạng tiêu cực và tìm kiếm ý nghĩa đằng sau những lời Đức Chúa Trời để chắc chắn rằng họ là dân sự của Đức Chúa Trời hay những kẻ phục vụ. Nếu là dân sự của Đức Chúa Trời, họ có thể làm tròn bổn phận của mình. Nếu là những kẻ phục vụ, họ bất cẩn và làm chiếu lệ, họ làm nảy sinh nhiều điều tiêu cực, họ phải chịu sự kiểm soát và không thể thoát khỏi việc đó” (“Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt”). “Tất thảy những kẻ bại hoại đều sống cho chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt – đây là khái quát về bản tính của con người. Mọi người tin vào Đức Chúa Trời vì những lợi ích của riêng họ; khi họ từ bỏ mọi sự và dâng mình cho Đức Chúa Trời, đó là để được ban phước lành, và khi họ trung thành với Ngài, đó là để được tưởng thưởng. Tóm lại, tất cả đều được thực hiện với mục đích được ban phước lành, được tưởng thưởng và được vào thiên quốc. Trong xã hội, con người làm việc vì lợi ích riêng của mình, còn trong nhà Đức Chúa Trời, họ thực hiện bổn phận để được ban phước lành. Con người từ bỏ mọi thứ và có thể chịu đựng nhiều đau khổ là để giành được phước lành: không có bằng chứng nào tốt hơn về bản tính Sa-tan của con người” (Phần 3 trong “Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt”). Từng lời Đức Chúa Trời đều vô cùng thấm thía đối với tôi – vạch trần chính xác tình trạng của tôi. Khi đối mặt với bổn phận, tôi nói vóc giạc mình nhỏ bé, sợ không làm tốt và làm trì hoãn công việc, nhưng thực ra là tôi đang quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình. Thấy người khác bị cách chức và gạt bỏ sau khi làm bổn phận này, tôi cảm thấy sẽ có rủi ro lớn khi đảm nhận nó. Nếu tôi làm không tốt, gây gián đoạn mọi việc và làm trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì đó không những là một sự vi phạm và tôi sẽ bị cách chức, mà tôi còn bị gạt bỏ nếu việc đó nghiêm trọng. Rồi tôi sẽ không còn kết cục hay đích đến nữa. Vì vậy, tôi đã viện cớ để từ chối bổn phận hòng bảo vệ tương lai và đích đến của mình, nói kiểu khoa trương rằng sợ làm trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi chỉ muốn một bổn phận ít trách nhiệm hơn để không chỉ được thực hiện bổn phận mà cuối cùng còn có một đích đến tốt. Tôi đã lệ thuộc hoàn toàn vào các chất độc Sa-tan “Người không vì mình, trời tru đất diệt” và “Tìm cách tránh lỗi lầm, không mong cầu công lớn” khi sống trong tình trạng đó. Xuất phát điểm của tôi trong mọi việc đều là vì tư lợi, vì bản thân. Tôi sẽ làm bổn phận nào có lợi cho mình, còn không thì thôi. Tôi muốn trả một cái giá nhỏ để đổi lại phước lành của Đức Chúa Trời. Đó là đổi chác với Đức Chúa Trời, là cực kỳ ích kỷ và đáng khinh.
Sau đó, tôi đã đọc được thêm những lời này của Đức Chúa Trời. “Ta vui với những ai không hoài nghi người khác, và Ta thích những ai sẵn lòng chấp nhận lẽ thật; với hai dạng người này, Ta thể hiện sự quan tâm rất lớn, bởi trong mắt Ta, họ là những người trung thực. Nếu ngươi giả dối, khi ấy ngươi sẽ phòng thủ và hoài nghi mọi người và mọi sự, và do đó, đức tin của ngươi ở Ta sẽ được xây dựng trên nền tảng của sự hoài nghi. Ta không bao giờ có thể công nhận đức tin ấy. Thiếu đức tin thật, ngươi càng không có tình yêu đích thực. Và nếu ngươi có khả năng hoài nghi Đức Chúa Trời và tự ý suy đoán về Ngài, thì ngươi hẳn là kẻ giả dối nhất trong tất cả mọi người. Ngươi suy đoán liệu Đức Chúa Trời có thể như con người không: tội lỗi không thể dung thứ, tính cách nhỏ nhen, không có sự công bằng và lý trí, thiếu ý thức công lý, giống như con người, có thủ đoạn độc ác, thâm hiểm xảo trá, vui với cái ác và bóng tối, v.v. Chẳng phải lý do con người có những ý nghĩ như vậy là vì họ thiếu nhận thức dù là nhỏ nhất về Đức Chúa Trời sao? Đức tin như thế chẳng khác nào tội lỗi! Thậm chí có những người tin rằng những ai làm vui lòng Ta chính là những kẻ xu nịnh và liếm gót, và rằng những người thiếu các kỹ năng ấy sẽ không được chào đón ở nhà Đức Chúa Trời và sẽ mất chỗ của họ ở đó. Có phải đây là nhận thức duy nhất mà các ngươi đã có được sau tất cả những năm qua không? Có phải đây là điều các ngươi đã đạt được không? Và nhận thức của các ngươi về Ta không dừng lại ở những sự hiểu lầm này; thậm chí tệ hại hơn nữa chính là sự báng bổ của các ngươi với Thần của Đức Chúa Trời và sự phỉ báng Thiên đàng. Đây là lý do tại sao Ta nói rằng đức tin như của các ngươi sẽ chỉ khiến các ngươi lạc xa hơn khỏi Ta và chống đối Ta nhiều hơn” (Làm thế nào để biết Đức Chúa Trời trên trần gian, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Ngẫm lại lời Đức Chúa Trời và tự kiểm điểm, tôi nhận ra bản tính mình thực sự xảo quyệt và tà ác. Tôi nghĩ rằng bổn phận quan trọng với nhiều trách nhiệm thì sẽ có rủi ro lớn hơn, nên nếu mắc lỗi thì tôi sẽ nhanh chóng bị vạch trần và gạt bỏ, thậm chí là bị khai trừ. Tôi nghĩ nhà Đức Chúa Trời cũng như thế giới ngoài kia, và Đức Chúa Trời cũng như một vị vua trần tục. Tôi thấy thực hiện bổn phận cũng giống như đi trên mặt băng mỏng, chỉ cần chút bất cẩn nhỏ nhất là tôi có thể rơi thụp xuống. Cứ như thể Đức Chúa Trời chỉ tùy tiện đùa giỡn, trêu chọc con người, cho tôi làm một bổn phận quan trọng để vạch trần và gạt bỏ tôi, đẩy tôi về phía hố lửa. Tôi đã không tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, mà chỉ đề phòng và hiểu nhầm Ngài. Đó là sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời! Thực ra, nhà Đức Chúa Trời đối xử với mọi người theo nguyên tắc. Tôi biết chị Trình, một lãnh đạo hội thánh, đã là một tín hữu có thâm niên, và dù hơi thiếu tố chất, nhưng chị ấy có trách nhiệm trong bổn phận và nhà Đức Chúa Trời ở đâu thì tâm chị ấy ở đó. Khi bị tỉa sửa và xử lý, chị có thể chấp nhận, quy phục, và tìm kiếm để thay đổi. Nhà Đức Chúa Trời đã giao cho chị đảm nhận những việc quan trọng. Có lần, chị đã đề bạt một người lên làm trưởng nhóm, nhưng hóa ra người đó lại rất xảo quyệt và không làm công tác thực tế, việc này thực sự đã làm xáo trộn công tác của hội thánh. Sau khi biết chuyện, lãnh đạo đã nghiêm khắc xử lý chị ấy vì bổ nhiệm người không có nguyên tắc và không giám sát công việc của anh ta. Đó là điều một lãnh đạo giả làm. Nhưng lãnh đạo của chị đã không cách chức chị ấy vì chuyện đó, mà đã dùng những nguyên tắc của lẽ thật có liên quan để thông công với chị ấy, giúp chị thấy được những sai lầm và thiếu sót của mình. Rồi còn có chị Vương, một lãnh đạo mới được bầu, không có nhiều kinh nghiệm, nhưng có tố chất tốt và hiểu biết thuần khiết, và có thể hoàn thành một số việc trong bổn phận. Nhưng khi làm lãnh đạo, chị ấy lại không biết các nguyên tắc và không thể nhận định được người khác, nên đã xem một người cực kỳ kiêu ngạo là kẻ địch lại Đấng Christ và suýt khai trừ họ. Lãnh đạo biết chuyện, nhưng đã không cách chức chị ấy, mà vạch trần và xử lý chị ấy, để chị ấy nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, thông công về những nguyên tắc của lẽ thật có liên quan và giúp chị Vương học được cách nhận định. Tôi nhận ra các lãnh đạo trong nhà Đức Chúa Trời không bị cách chức hay gạt bỏ khi họ bị phát hiện là tỏ lộ sự bại hoại hay mắc sai lầm trong công việc, mà họ còn được giúp đỡ và thông công, hoặc bị xử lý, để có thể hiểu lẽ thật và nắm được các nguyên tắc. Chỉ cần họ có tố chất, có thể tiếp nhận lẽ thật và có gánh nặng trong bổn phận, kể cả có thất bại và vi phạm, thì nhà Đức Chúa Trời cũng cho họ cơ hội để ăn năn, và không cách chức họ chỉ vì một việc gì đó. Họ tiếp tục được đào luyện để có thể được đào tạo trong bổn phận. Một số người không đủ năng lực làm một việc gì đó do thiếu tố chất, nhưng nhà Đức Chúa Trời không gạt bỏ họ. Họ được chuyển sang làm một bổn phận thích hợp dựa trên tố chất và vóc giạc của mình. Nhưng đối với những người xảo quyệt trong bổn phận, không mưu cầu lẽ thật, kể cả không làm bổn phận quan trọng thì cuối cùng họ cũng sẽ bị vạch trần và gạt bỏ. Có một số người bị cách chức rồi nhưng cũng không hề ăn năn, mà lại phàn nàn và phán xét, loan truyền các quan niệm và làm xáo trộn hội thánh. Những loại người như thế phải bị thanh trừng và khai trừ. Tôi có thể thấy rằng tâm tính của Đức Chúa Trời là công chính và nhà Đức Chúa Trời có nguyên tắc trong việc đối xử với mọi người. Tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đều chứa đựng trong đó. Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời mà không biết Ngài, và còn suy đoán về Ngài. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời giao cho tôi sự ủy thác đó để vạch trần và gạt bỏ tôi. Hiểu biết của tôi quá vô lý và đó là sự bóp méo hoàn toàn ý muốn của Đức Chúa Trời. Đó là sự hiểu nhầm và báng bổ Đức Chúa Trời, phủ nhận sự công chính của Ngài. Nếu không có sự phán xét của lời Đức Chúa Trời, chắc hẳn tôi đã không thấy được vấn đề đó nghiêm trọng như thế nào, mà vẫn sẽ sống trong tình trạng đối đầu với Đức Chúa Trời.
Rồi một ngày, tôi đọc được một đoạn lời này nữa của Đức Chúa Trời. “Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; thực hành được như vậy chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ” (Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Ngẫm về lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra một người làm bổn phận gì hoàn toàn không liên quan đến việc được ban phước hay phải chịu tai ương. Bổn phận là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và con người thực hiện nó là điều đúng đắn và hiển nhiên. Khi một người bị cách chức và gạt bỏ, đó là vì họ không mưu cầu lẽ thật trong đức tin hay quy phục Đức Chúa Trời, mà làm loạn trong bổn phận, hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Hai người phụ trách từng bị cách chức trước kia cũng giống y như thế. Một người bị cách chức chủ yếu là vì không có nhân tính tốt và không hề tiếp nhận lẽ thật. Anh ta cũng kích động xung đột, kết bè kết phái, và làm khó người khác, làm gián đoạn nghiêm trọng công tác của hội thánh. Hội thánh đã giải quyết chuyện này dựa trên bản tính và thực chất cũng như sự thật về việc hành ác của anh. Người còn lại thì có tâm tính rất kiêu ngạo, luôn đề cao bản thân và phô trương. Chị ấy cũng thích thú với những cái lợi của địa vị và không làm công tác thực tế. Việc này làm đình trệ nghiêm trọng công tác của hội thánh, nên chị ấy đã bị cách chức. Bị như vậy chẳng phải là vì bổn phận của họ đã hại họ. Mà đó hoàn toàn là vì họ đã không làm công tác thực tế và đi con đường sai trái. Tôi đã không xem xét lý do và căn nguyên họ bị cách chức hay tìm hiểu sự thật. Tôi chỉ nghĩ họ đã bị vạch trần và gạt bỏ vì bổn phận của họ quá khó, và thậm chí còn có suy nghĩ sai lầm rằng vì tố chất của tôi không tốt bằng họ, nên thậm chí chắc chắn tôi sẽ bị gạt bỏ nhanh hơn nếu đảm nhận bổn phận quan trọng đó. Đúng là một quan điểm ngớ ngẩn!
Sau đó, tôi đã đọc được thêm đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Mỗi người các ngươi phải thực hiện bổn phận của mình tốt nhất có thể với một tấm lòng cởi mở và trung thực, và sẵn sàng trả bất cứ giá nào nếu cần thiết. Như các ngươi đã nói, khi ngày ấy đến, Đức Chúa Trời sẽ không xao lãng đối với bất kỳ ai đã chịu đau khổ hay đã trả giá vì Ngài. Kiểu niềm tin này đáng để nắm giữ, và đúng là các ngươi đừng bao giờ quên nó. Chỉ bằng cách này Ta mới có thể an tâm về các ngươi. Nếu không, các ngươi sẽ mãi mãi là những người mà Ta chẳng thể an tâm, và các ngươi sẽ mãi là những đối tượng khiến Ta ghê tởm. Nếu tất cả các ngươi có thể làm theo lương tâm của mình và dâng hiến tất cả cho Ta, không từ nan nỗ lực gì cho công tác của Ta, và tận hiến sức lực của cả một đời cho công tác Phúc Âm của Ta, thì chẳng lẽ lòng Ta không nhảy lên vui sướng vì các ngươi sao? Theo cách này, Ta sẽ có thể hoàn toàn an tâm về các ngươi, không phải sao? Thật hổ thẹn khi những gì các ngươi có thể làm chỉ là một phần nhỏ mọn đến đáng thương trong những gì Ta kỳ vọng. Như thế, làm sao các ngươi còn dám tìm kiếm nơi Ta những gì các ngươi trông đợi?” (Về đích đến, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng Ngài hoàn thiện con người thông qua bổn phận của họ, và bổn phận đó có quan trọng hay không, có đòi hỏi phải gánh trách nhiệm và rủi ro hay không, thì chúng ta cũng phải vâng phục và nỗ lực thực hiện hết mình. Thông qua bổn phận, càng bộc lộ nhiều vấn đề, chúng ta càng có lợi trong việc tự kiểm điểm và thấy được sự bại hoại, thiếu sót của bản thân. Rồi chúng ta có thể dùng điều đó để tìm kiếm lẽ thật, biết được các nguyên tắc và dần bước vào thực tế của lẽ thật. Đạt được tất cả những điều đó đều là nhờ bổn phận. Nếu chúng ta không thực hiện bổn phận hay từ chối bổn phận, sợ phải gánh trách nhiệm, thì tâm tính bại hoại và khuyết điểm của chúng ta sẽ không được đưa ra ánh sáng. Chúng ta sẽ không thể đạt được nhiều hiểu biết về quan điểm sai lầm và bản tính Sa-tan của mình, huống hồ là giải quyết chúng bằng cách tìm kiếm lẽ thật. Vậy thì có thể chúng ta tin đến cùng, nhưng lại không bao giờ đạt được lẽ thật và sự thay đổi tâm tính, đặc biệt là chúng ta sẽ không được cứu rỗi và hoàn thiện. Để tôi thực hiện một bổn phận quan trọng như phụ trách công tác của một số hội thánh chính là cho tôi cơ hội để rèn luyện. Dù tôi có phạm sai lầm trong bổn phận hay bị tỉa sửa và xử lý, thì đó vẫn là một cơ hội tốt để tôi biết mình và bước vào thực tế của lẽ thật. Nhận ra toàn bộ chuyện này, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm, nên đã nói với lãnh đạo rằng mình sẵn sàng nhận bổn phận. Sau đó, lãnh đạo đã nhiều lần ghé qua kiểm tra việc thực hiện bổn phận của tôi, và nhờ sự dẫn dắt, giúp đỡ của chị ấy, tôi đã dần biết được một số nguyên tắc và lẽ thật, hiểu rõ hơn về những thiếu sót của mình. Có lần khi đang thực hiện một nhiệm vụ nọ, tôi đã không thông công hay giám sát nó đàng hoàng, gây ra vấn đề trong công việc và một số tổn hại. Tôi sợ sẽ bị xử lý hay lãnh đạo sẽ bắt tôi chịu trách nhiệm nếu tôi nói với chị ấy về chuyện đó, nhưng tôi biết rõ rằng mình không thể giấu được sự thật. Tôi cần trình báo chính xác vấn đề bằng một tấm lòng trung thực, và chấp nhận bất kỳ hình thức xử lý nào từ nhà Đức Chúa Trời. Khi lãnh đạo nghe tôi nói xong, chị ấy đã không xử lý tôi, mà còn thông công với tôi về một số nguyên tắc của lẽ thật để tôi có thể thấy mình đã sai ở đâu và nắm được một số nguyên tắc cũng như chi tiết để làm tốt bổn phận đó. Dù sau đó trong công việc của tôi có một số sai phạm và vấn đề và có những lúc tôi bị ban lãnh đạo tỉa sửa và xử lý nghiêm khắc, nhưng tôi không bị cách chức và gạt bỏ vì đã phạm một số sai lầm như tôi từng nghĩ. Tôi đã thực sự cảm nghiệm được rằng việc thực hiện bổn phận đó đã giúp bù đắp những thiếu sót của tôi, và đó là tình yêu của Đức Chúa Trời!
Không lâu sau, tôi phải đối mặt với một thử thách mới. Một ngày nọ, lãnh đạo đã giao cho tôi nhiệm vụ liên quan đến việc chi dùng của lễ. Tôi cảm thấy rất căng thẳng khi nghe tin này và nghĩ nếu mà làm gì sai và gây tổn thất nghiêm trọng đến của lễ của Đức Chúa Trời, thì cơ bản là tôi sẽ lao vào cánh cửa địa ngục và tiêu đời! Không được, tôi nghĩ mình nên nói với lãnh đạo là mình không thể nhận bổn phận đó. Nhưng tôi là người phù hợp nhất cho việc đó, nên nếu tôi trốn thánh thì sẽ làm đình trệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi không biết phải làm sao cả. Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn. Tôi muốn viện cớ để không làm, nhưng lại cảm thấy hơi tội lỗi. Tôi nhận ra mình lại bắt đầu quan tâm đến tương lai và số phận của mình, nên đã vội cầu nguyện rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con lại sợ phải gánh vác trách nhiệm và muốn trốn tránh bổn phận này. Đức Chúa Trời ơi, con không thể quá ích kỷ và chỉ quan tâm đến tư lợi như thế. Xin hãy dẫn dắt con để con quy phục”. Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Hôm nay, điều các ngươi cần phải đạt được không phải là những yêu cầu bổ sung, mà là bổn phận của con người, và là việc tất cả mọi người phải làm. Nếu các ngươi ngay cả bổn phận mình cũng không thể làm được, hoặc làm cho tốt, thì chẳng phải các ngươi đang tự rước họa vào thân sao? Chẳng phải các ngươi đang chuốc lấy cái chết sao? Làm sao các ngươi vẫn mong có tương lai và triển vọng được? Công tác của Đức Chúa Trời là vì nhân loại, và sự hợp tác của con người là vì sự quản lý của Đức Chúa Trời. Sau khi Đức Chúa Trời đã làm những việc Ngài cần làm, thì con người được yêu cầu không tiếc công thực hành, và phải hợp tác với Đức Chúa Trời. Trong công tác của Đức Chúa Trời, con người không nên tiếc công sức, nên thể hiện lòng trung thành của mình, và không nên đắm chìm trong vô số quan niệm, hoặc ngồi thụ động và chờ đợi cái chết. Đức Chúa Trời có thể hy sinh bản thân Ngài cho nhân loại, vậy thì tại sao con người không thể thể hiện lòng trung thành của mình với Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời một lòng một dạ với con người, vậy thì tại sao con người không thể thể hiện một chút hợp tác? Đức Chúa Trời làm việc vì nhân loại, vậy thì tại sao con người không thể thực hiện một vài bổn phận của mình vì sự quản lý của Đức Chúa Trời? Công việc của Đức Chúa Trời đã đi xa đến mức này, vậy mà các ngươi vẫn chỉ nhìn mà không hành động, các ngươi nghe nhưng không lay động. Chẳng phải những người như thế là những đối tượng của sự diệt vong sao? Đức Chúa Trời đã dành hết mọi thứ của Ngài cho con người, vậy thì tại sao, hôm nay, con người không có khả năng thực hiện bổn phận mình một cách sốt sắng? Với Đức Chúa Trời, công tác của Ngài là ưu tiên số một, và công tác quản lý của Ngài là quan trọng tột bậc. Với con người, đưa những lời của Đức Chúa Trời vào thực hành và thực hiện những yêu cầu của Đức Chúa Trời là ưu tiên hàng đầu của họ. Tất cả các ngươi nên hiểu được điều này” (Công tác của Đức Chúa Trời và sự thực hành của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc đoạn lời này, tôi hiểu ra bổn phẩn này là yêu cầu mà Đức Chúa Trời dành cho tôi và là trách nhiệm tôi nên thực hiện. Đó là bổn phận mà tôi buộc phải hoàn thành. Nếu né tránh và từ chối bổn phận này để bảo vệ tương lai và đích đến của mình, thì tôi sẽ đánh mất giá trị cuộc sống của một loài thọ tạo và kiểu đức tin đó không thể đạt được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã luôn nâng đỡ tôi, cho tôi cơ hội để rèn luyện, nhưng tôi lại không hề quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, và muốn khước từ bổn phận đó, làm trái với lương tâm. Vậy thì thật là tán tận lương tâm, và tôi không đáng được sống trước Đức Chúa Trời. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy rất tội lỗi và sẵn sàng buông bỏ tư lợi để đảm nhận bổn phận đó. Khi mới bắt đầu làm thì cũng khá khó khăn. Không ai tìm được phương án tốt cả, và công việc bị trì trệ chẳng có chút tiến triển nào. Tôi cũng chẳng có giải pháp tốt, và cảm thấy khá lo lắng, nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cùng thông công và tìm kiếm với các anh chị em. Nhờ sự hợp tác hòa thuận của mọi người và dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, chúng tôi đã rất nhanh chóng tìm được một con đường và có được chút tiến triển trong công việc. Thấy vậy, tôi đã cảm tạ Đức Chúa Trời hết lần này đến lần khác.
Trải nghiệm này đã củng cố đức tin của tôi nơi Đức Chúa Trời và tôi nhận ra dù có làm bổn phận gì trong nhà Đức Chúa Trời, thì đó cũng là trách nhiệm và bổn phận mà tôi nên gánh vác. Tôi không nên khước từ nó vì sợ trách nhiệm. Như vậy thực sự là thiếu nhân tính. Tôi cũng đã cảm nghiệm được rằng việc Đức Chúa Trời cho chúng ta một bổn phận chính là phước lành của Ngài, và chỉ cần có động cơ đúng đắn thì chúng ta sẽ mang gánh nặng, và khi tập trung tìm kiếm lẽ thật, làm theo nguyên tắc, chúng ta sẽ đạt được nhiều công tác của Đức Thánh Linh hơn, làm bổn phận ngày càng tốt hơn.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?