Việc điều chuyển nhân sự đã phơi bày tôi như thế nào
Tháng 3 năm 2021, tôi phụ trách công tác phúc âm trong hội thánh. Tôi đã báo cáo lên lãnh đạo rằng phạm vi trách nhiệm của tôi thì rộng mà lại thiếu nhân sự phúc âm, thế là chị ấy gửi chị Đào đến giúp rao truyền phúc âm. Chị Đào từng là lãnh đạo, và sau một thời gian làm việc chung, tôi thấy chị ấy giỏi dùng lời Đức Chúa Trời để giải quyết vấn đề của các đối tượng phúc âm tiềm năng. Tôi đã nghĩ bụng: “Nếu mình bồi dưỡng chị ấy cho chuẩn, chắc chắn chị ấy sẽ là người rao truyền phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời, rồi lãnh đạo sẽ khen mình có năng lực công tác và bồi dưỡng nhân sự”. Sau đó, tôi đưa chị Đào theo mình mỗi khi rao truyền phúc âm, tôi cũng thường xuyên thông công với chị ấy và giải quyết những vấn đề chị gặp phải. Sau một thời gian, chị ấy đã tiến bộ nhiều, và dần có kết quả tốt trong công tác phúc âm. Tôi không giấu nổi sự vui mừng, tinh thần làm việc ngày nào cũng tràn đầy hăng hái.
Một hôm nọ, lãnh đạo cấp trên bảo tôi: “Gần đây, hội thánh có nhiều người mới và cần gấp nhân sự chăm tưới. Có anh chị em nào hiểu lẽ thật và có thể chăm tưới người mới không?”. Tôi vui mừng đáp lại: “Chị Đào có tố chất tốt, nhanh hiểu lẽ thật và thông công lại rõ ràng. Chị ấy sẽ rất phù hợp việc này”. Lãnh đạo mới trả lời: “Được, vậy chị gửi chị Đào đi chăm tưới người mới nhé”. Nghe lãnh đạo nói vậy, tôi bàng hoàng, tự nhủ rằng: “Tôi đã dày công bồi dưỡng chị ấy như vậy mà chị cứ thể thuyên chuyển sao? Đáng ra tôi đừng nói thật với chị. Nếu chị chuyển đi cánh tay phải của tôi, thì tôi sẽ phải bỏ sức bồi dưỡng người khác. Nếu thiếu người chăm tưới, chị không chuyển người từ hội thánh khác được à? Chị mà chuyển chị Đào, tháng này hiệu quả công tác phúc âm sẽ không được như trước. Rồi chị sẽ nghĩ sao về tôi? Chị có nghĩ tôi bất tài rồi cách chức tôi không? Không được! Tôi không thể để chị Đào đi!”. Nghĩ như thế, tôi bảo lãnh đạo: “Công tác chăm tưới là quan trọng, nhưng công tác phúc âm cũng không kém, phải không? Hay là lần này, chị chuyển người từ hội thánh khác đi, rồi nếu lần sau còn cần người, hẵng chuyển chị Đào đi”. Lãnh đạo hiểu thâm ý của tôi và đã thông công với tôi: “Chúng ta phải nghĩ đến công tác tổng thể của hội thánh. Chị muốn giữ lại người tài bên mình hòng nhẹ gánh cho bản thân chính là ích kỷ đấy. Hiện giờ đang có nhiều người mới gia nhập hội thánh, nhưng vì ta không đủ người chăm tưới, nên nhiều người mới không được chăm tưới kịp thời, một vài người đã bị các tin đồn của Trung Cộng và giới tôn giáo quấy nhiễu và khiến họ sợ đến nỗi không dám hội họp. Một vài người thậm chí đã từ bỏ. Công tác phúc âm như gieo hạt vậy. Nếu chỉ gieo mà không chăm tưới thì cũng vô ích! Vậy nên, hiện giờ, điều quan trọng là sắp xếp người chăm tưới càng sớm càng tốt. Sắp xếp cho chị Đào chăm tưới người mới là điều cần cho công tác chăm tưới. Chúng ta phải bảo vệ công tác của hội thánh. Nếu chỉ muốn giữ người để nhẹ gánh cho mình và bảo vệ danh tiếng, địa vị bản thân, là chúng ta không lắng nghe ý muốn của Đức Chúa Trời rồi!”. Lãnh đạo của chị nói đúng đấy. Chiếu theo tình hình của chị Đào, chị ấy phù hợp làm việc chăm tưới người mới hơn, ngoài ra, những người mới rất cần có người chăm tưới. Tôi chỉ nghĩ về danh tiếng và địa vị bản thân, và rất buồn bực vì chuyện chị Đào bị chuyển đi và công tác phúc âm bị tổn hại. Nhưng khi nghĩ lại, công tác chăm tưới người thật sự có thể bị đình trệ, nên tôi chỉ còn cách bảo với lãnh đạo: “Cứ làm theo ý chị đi. Nếu chị ấy thật sự phải được chuyển đi, tôi đâu thể làm gì…”. Khi về đến nhà, tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này, nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Con biết lãnh đạo thuyên chuyển chị Đào đi chăm tưới người mới là phù hợp với nguyên tắc, nhưng con không chấp nhận nổi. Xin ngài khai sáng và cho con nhận ra tâm tính bại hoại của mình”.
Rồi tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Trong phạm vi công việc của nhà Đức Chúa Trời, dựa trên nhu cầu công việc tổng thể, có thể có một số sự điều chuyển nhân sự. Nếu một vài người được điều chuyển khỏi một hội thánh, thì cách hợp lý để các lãnh đạo hội thánh đó xử lý vấn đề này là gì? Vấn đề là gì nếu họ chỉ quan tâm đến công việc của hội thánh của mình, thay vì lợi ích tổng thể? Tại sao, với tư cách là lãnh đạo hội thánh, họ không thể quy phục những sự sắp đặt chung của nhà Đức Chúa Trời? Một người như vậy có quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và chú ý đến tình hình tổng thể của công việc không? Nếu họ không nghĩ đến công tác của nhà Đức Chúa Trời nói chung mà chỉ nghĩ đến lợi ích của hội thánh họ, thì chẳng phải họ rất ích kỷ và đáng khinh sao? Các lãnh đạo hội thánh phải quy phục vô điều kiện quyền tối thượng và những sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, cũng như những sự sắp xếp và điều phối tập trung của nhà Đức Chúa Trời. Đây là những gì phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật. Khi công tác của nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, mọi người phải quy phục sự điều phối và sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời bất kể họ là ai, và tuyệt đối không chịu sự kiểm soát của bất kỳ cá nhân lãnh đạo hay người làm công nào như thể mình thuộc về cá nhân đó. Sự vâng lời của những người được Đức Chúa Trời chọn đối với những sự sắp xếp tập trung của nhà Đức Chúa Trời là chính đáng và phải đạo, và không ai được gây khó cả. Trừ khi một cá nhân lãnh đạo hoặc người làm công thực hiện sự điều chuyển bất hợp lý và không phù hợp với nguyên tắc – là trường hợp có thể bất tuân – tất cả những người được Đức Chúa Trời chọn phải vâng phục, và không lãnh đạo hay người làm công nào có quyền hay bất kỳ lý do nào để cố kiểm soát bất kỳ ai. Các ngươi nói xem có bất kỳ công việc nào không phải là công việc của nhà Đức Chúa Trời không? Có bất kỳ công việc nào không liên quan đến việc mở rộng Phúc Âm vương quốc của Đức Chúa Trời không? Tất cả đều là công việc của nhà Đức Chúa Trời, mỗi công việc đều như nhau, không có ‘của anh’ và ‘của tôi’. Nếu sự điều chuyển phù hợp với nguyên tắc và dựa trên các yêu cầu của công tác hội thánh, thì những người này nên đến nơi cần họ nhất. Và ấy thế mà, phản ứng của những kẻ địch lại Đấng Christ khi đối mặt với dạng tình huống này là gì? Họ tìm nhiều cớ và lý do khác nhau để giữ những người phù hợp này trong tay họ, phục vụ cho họ. Họ chỉ cung cấp hai người bình thường, và rồi tìm cớ nào đó để tăng áp lực đối với ngươi, hoặc nói rằng công việc quá bận rộn, hoặc rằng họ thiếu người làm, khó tìm người, và nếu hai người này bị thuyên chuyển, công việc sẽ bị ảnh hưởng. Và họ hỏi ngươi họ phải làm gì, và khiến ngươi cảm thấy tội lỗi. Chẳng phải đây là cách ma quỷ hoạt động sao? Đây là cách những người ngoại đạo làm việc. Những người luôn cố gắng và bảo vệ lợi ích riêng của mình trong hội thánh – họ có phải là người tốt không? Họ có phải là những người hành động theo nguyên tắc không? Tuyệt đối không. Họ là những người ngoại đạo và những kẻ chẳng tin. Và chẳng phải điều này là ích kỷ và đê hèn sao?” (Bài bàn thêm 4: Tóm tắt về tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ và thực chất tâm tính họ (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng Đức Chúa Trời khinh ghét những người ích kỷ chỉ biết bảo vệ lợi ích cá nhân. Tôi thấy rõ điều này trong lời Ngài: “Chẳng phải đây là cách ma quỷ hoạt động sao? Đây là cách những người ngoại đạo làm việc. … Họ là những người ngoại đạo và những kẻ chẳng tin”. Tôi cảm thấy như Đức Chúa Trời đang đứng ngay trước mặt và phơi bày tôi, khiến tôi chỉ muốn che mặt vì hổ thẹn. Tôi biết rõ hội thánh đang thiếu nhân sự chăm tưới và nhiều người mới đng từ bỏ vì không được chăm tưới kịp thời, cũng như việc lãnh đạo thuyên chuyển chị Đào đi chăm tưới họ là hoàn toàn thích đáng và phù hợp với nguyên tắc, vậy mà tôi chẳng hề quan tâm đến công tác của hội thánh, chỉ biết nghĩ cho lợi ích bản thân. Tôi sợ rằng nếu chị Đào bị chuyển đi, thì tôi sẽ phải dốc sức hơn, trả giá hơn. Tôi cũng lo ngại danh tiếng và địa vị mình sẽ bị tổn hại nếu hiệu quả công tác giảm sút. Vì thế, tôi đã cố cản trở lãnh đạo và ngăn chị Đào được chuyển đi bằng cái cớ “công tác phúc âm cũng quan trọng, đâu thể để bị đình trệ”. Tôi thật quá ích kỷ và đáng khinh, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của mình. Tôi chỉ muốn giữ chị Đào bên mình để tăng thêm danh tiếng và địa vị bản thân. Chẳng phải tôi giống như một người ngoại đạo sao? Các ông chủ công ty trong thế giới ngoại đạo dạy người ta kỹ năng là vì muốn họ vắt kiệt sức làm việc cho mình. Tôi cũng thế, nghĩ rằng mình đã một tay bồi dưỡng chị Đào thì chị ấy nên ở bên cạnh tôi và tuân theo sự sắp xếp của tôi. Tôi thật vô lý mà. Hội thánh sắp xếp cho tôi giám sát công tác phúc âm. Đây là trách nhiệm và bổn phận mà tôi phải chu toàn. Đây là công tác của hội thánh, chứ đâu phải việc kinh doanh riêng của tôi. Về việc thuyên chuyển và sắp xếp nhân sự, lãnh đạo suy xét cách chỉ định nhân sự hợp lý theo các nguyên tắc, tôi đâu có tư cách để can thiệp, càng không có quyền cản trở. Tôi phải tuân phục và chấp nhận, chỉ như thế mới là có lý trí. Nghĩ như vậy, lòng tôi đầy hối hận và tự trách về hành động và cách hành xử của mình. Tôi vội thú tội và ăn năn với Đức Chúa Trời, sẵn sàng từ bỏ những ý định ích kỷ của mình và tuân phục sự sắp xếp của hội thánh. Qua hôm sau, tôi nói với chị Đào về chuyện chị sẽ đi chăm tưới người mới. Thực hành như thế khiến tôi cảm thấy rất bình an và nhẹ nhõm.
Chẳng bao lâu sau, tôi thấy chị Trân và anh Khiết có những điểm mạnh phù hợp công tác phúc âm, nên tôi thường đưa họ theo khi rao truyền phúc âm, tập trung bồi dưỡng cho họ. Sau một thời gian, họ đã có tiến bộ nhanh trong công tác phúc âm và đạt được kết quả rất tốt. Các chị cũng có thể hình dung, tôi vô cùng vui sướng, có thêm hai nhân sự phúc âm trong nhóm, công tác cũng được cải thiện, và tôi cảm thấy có thêm động lực trong bổn phận. Nhưng tôi không ngờ, vài tuần sau, lãnh đạo lại bảo tôi: “Ở các hội thánh khác rất cần làm công tác phúc âm, nhưng lại không đủ nhân lực. Tôi muốn để anh Khiết và anh Mạnh đi đến đó. Còn nữa, chị Trân có tốt chất tố, đáng được bồi dưỡng. Tôi muốn sắp xếp cho chị ấy giám sát công tác chăm tưới người mới”. Nghe lãnh đạo nói vậy, tôi bàng hoàng, tinh thần bỗng tan biến hết cả, rụng rời ngã người ngồi xuống ghế, chẳng nhúc nhích gì nổi. Tôi nghĩ bụng: “Chuyển một người đi là một chuyện, giờ chị chuyển cả ba người sao? Chị đang cố làm khó tôi thật à? Nếu chị chuyển ba thành viên cốt cán của tôi đi thì công tác của tôi sẽ bị tổn hại, rồi chị có nói tôi không làm công tác thực tế và là lãnh đạo giả không? Nếu tôi bị cách chức thì làm sao tôi dám chường mặt ra nữa đây? Tôi sẽ bị xem như kẻ bất tài”. Nghĩ như thế, tôi kiên quyết trả lời: “Chị không để lại dù chỉ một người được à? Chuyển đi một lần ba người chẳng gây đình trệ công tác phúc âm sao?”. Lãnh đạo thấy tôi phản đối như thế nên đã thông công với tôi, nhưng tôi chẳng nghe lọt tai lời nào. Khi lãnh đạo về rồi, tôi thấy vô cùng bất mãn vì cả ba thành viên cốt cán của tôi đều bị chuyển đi. “Ba người họ mà bị chuyển đi thì tôi sẽ phải tìm người mới để bồi dưỡng, chưa kể đến những khổ nhọc tôi phải chịu, rồi nếu công tác không đạt tiêu chuẩn, mọi người sẽ nghĩ sao về tôi? Họ chẳng nói tôi hăng hái chỉ vì mới nhận chức vụ này, và khi nhiệt tâm ban đầu tan dần thì tôi hoàn toàn vô dụng sao?”, càng nghĩ về chuyện đó, tôi càng thêm buồn bực. Lòng tôi nặng trĩu, mất hết động lực. Sau đó, tôi chẳng gánh vác trọng trách trong bổn phận, cũng không nhiệt tình giải quyết những vấn đề gặp phải. Sau đó, lãnh đạo đã gửi thêm vài người đến làm công tác phúc âm nhưng tôi chẳng có ý muốn bồi dưỡng họ. Tôi biết khi họ bắt đầu làm công tác phúc âm thì sẽ gặp nhiều vấn đề mà họ không giải quyết được, nhưng tôi chẳng thèm để tâm, cứ thế cử họ đi rao truyền phúc âm luôn. Dần dà, lòng tôi ngày càng tăm tối, tôi cảm thấy như mình không đủ tầm làm bổn phận này. Tôi biết tình trạng của mình không ổn, nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và phản tỉnh để hiểu mình.
Trong một lần tĩnh nguyện. tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ai đó có tố chất tốt được điều chuyển từ dưới quyền kẻ địch lại Đấng Christ để thực hiện một bổn phận khác, thì trong thâm tâm, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ kiên quyết chống đối và bác bỏ – họ muốn nghỉ, và không có nhiệt huyết làm lãnh đạo hay người đứng đầu nhóm. Đây là vấn đề gì? Tại sao họ không vâng phục những sự sắp đặt của hội thánh? Họ nghĩ rằng việc điều chuyển ‘cánh tay phải’ của họ sẽ ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ công việc của họ, và rằng kết quả là địa vị và danh tiếng của họ sẽ bị ảnh hưởng, và điều này sẽ buộc họ phải làm việc vất vả hơn, khổ sở hơn để đảm bảo năng suất – đó là điều họ chẳng bao giờ muốn làm. Họ đã trở nên quen với sự thoải mái và không muốn làm việc vất vả hơn hay khổ sở hơn, và vì vậy họ không muốn để người kia đi. Nếu nhà Đức Chúa Trời nhất quyết điều chuyển, họ sẽ làm ầm lên và thậm chí không chịu làm công việc của chính mình. Chẳng phải đây là ích kỷ và đê hèn sao? Những người được Đức Chúa Trời chọn phải được nhà Đức Chúa Trời phân bổ tập trung. Điều này không liên quan đến bất kỳ lãnh đạo, trưởng nhóm hay cá nhân nào. Mọi người phải hành động theo nguyên tắc; đây là quy tắc của nhà Đức Chúa Trời. Khi những kẻ địch lại Đấng Christ không hành động phù hợp với các nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời, khi họ liên tục mưu đồ vì địa vị và lợi ích của mình, và bắt anh chị em có tố chất tốt phục vụ họ để củng cố quyền lực và địa vị của họ, thì chẳng phải điều này là ích kỷ và đê hèn sao? Bề ngoài, việc giữ những người có tố chất tốt bên mình và không cho họ được nhà Đức Chúa Trời điều chuyển có vẻ như là họ đang nghĩ cho công tác của hội thánh, nhưng thực ra họ chỉ nghĩ đến quyền lực và địa vị của chính mình, chứ không hề nghĩ đến công tác của hội thánh. Họ sợ rằng họ sẽ làm xáo trộn công việc, bị thay thế, và mất địa vị. Khi những kẻ địch lại Đấng Christ không nghĩ đến công tác bao quát của nhà Đức Chúa Trời, chỉ nghĩ đến địa vị của chính họ, bảo vệ địa vị của chính họ mà không ân hận cho cái giá phải trả là lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, bảo vệ địa vị và lợi ích của mình đến mức làm tổn hại công tác của hội thánh, thì đây là ích kỷ và đê hèn. Khi đối mặt với tình huống như vậy, ít nhất người ta phải suy nghĩ bằng lương tâm của họ: ‘Những người này đều là người của nhà Đức Chúa Trời, họ không phải là tài sản của cá nhân tôi. Tôi cũng là thành viên của nhà Đức Chúa Trời. Tôi có quyền gì để ngăn nhà Đức Chúa Trời thuyên chuyển người? Tôi nên cân nhắc những lợi ích tổng thể của nhà Đức Chúa Trời, thay vì chỉ tập trung vào công việc trong phạm vi trách nhiệm của riêng mình’. Đó là những suy nghĩ cần có ở những người sở hữu lương tâm và ý thức, và là ý thức nên có ở những người tin Đức Chúa Trời. Khi nhà Đức Chúa Trời có nhu cầu đặc biệt, điều quan trọng nhất là vâng phục những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời. Những lãnh đạo giả và những kẻ địch lại Đấng Christ không sở hữu lương tâm và ý thức như vậy. Tất cả bọn họ đều ích kỷ, họ chỉ nghĩ đến bản thân, và không nghĩ đến công tác của hội thánh. Họ chỉ xem xét lợi ích ngay trước mắt, không xem xét công tác tổng thể của nhà Đức Chúa Trời, và vì vậy họ tuyệt đối không có khả năng vâng phục những sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời. Họ cực kỳ ích kỷ và đê hèn. Trong nhà Đức Chúa Trời, chúng còn bạo dạn đến mức cản trở, thậm chí dứt khoát không lùi bước; đây là những người thiếu nhân tính nhất, chúng là những kẻ tà ác. Những kẻ địch lại Đấng Christ là loại người như vậy. Họ luôn coi công việc của hội thánh, các anh chị em, và thậm chí tài sản của nhà Đức Chúa Trời – mọi thứ dưới thẩm quyền của họ – như tài sản riêng của họ. Việc những thứ này được phân phối, chuyển giao và sử dụng như thế nào là tùy ở họ, và nhà Đức Chúa Trời không được phép can thiệp. Một khi chúng đã ở trong tay họ thì chúng như thể thuộc quyền sở hữu của Sa-tan, không ai được phép động vào chúng. Họ là người tai to mặt bự, người phụ trách đứng đầu, và bất cứ ai đến lãnh thổ của họ đều phải vâng phục những mệnh lệnh và sự sắp xếp của họ, và làm theo hiệu lệnh của họ. Đây là biểu hiện của sự ích kỷ và đê hèn trong tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không theo nguyên tắc một chút nào, họ không quan tâm đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và chỉ nghĩ đến những lợi ích và địa vị của riêng họ – tất cả đều là dấu hiệu xác nhận sự ích kỷ và đê hèn của những kẻ địch lại Đấng Christ” (Bài bàn thêm 4: Tóm tắt về tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ và thực chất tâm tính họ (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy đau buồn và day dứt. Lời Đức Chúa Trời phơi bày rằng kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt ích kỷ, không có nhân tính. Khi gặp chuyện, họ chỉ nghĩ đến danh tiếng và địa vị bản thân. Họ cố giữ người ta trong lòng bàn tay, không để hội thánh sắp xếp và điều chỉnh, không quan tâm gì đến công tác của hội thánh. Hành động và cách hành xử của tôi chẳng phải cũng giống kẻ địch lại Đấng Christ sao? Là người giám sát, tôi phải tập trung bồi dưỡng những người có tài. Đây là trách nhiệm và bổn phận của tôi. Hội thánh đã có những điều chỉnh nhân sự hợp lý phù hợp với yêu cầu công tác và tố chất, tài năng của từng người. Tôi phải bảo vệ, tuân theo và thực hiện bổn phận của mình. Thế mà tôi đã không quan tâm công tác tổng thể của hội thánh chút nào, chỉ nghĩ đến việc giữ nhân sự phúc âm có tài, có tố chất tốt bên mình, để hòng nâng cao danh tiếng và địa vị bản thân. Ngay khi lãnh đạo muốn thuyên chuyển người ra khỏi phạm vị trách nhiệm của tôi là tôi liền phản đối, bất mãn, thậm chí còn bất bình và muốn từ bỏ. Tôi liên tục lo sợ những thành viên cốt cán của mình sẽ bị chuyển đi rồi công tác sẽ bị tổn hại, và danh tiếng, địa vị của tôi cũng bị lung lay. Tôi thật quá ích kỷ và đáng khinh, Tôi có có nhân tính hay lý trí nào không vậy? Tâm tính mà tôi thể hiện có khác gì kẻ địch lại Đấng Christ đâu? Tôi nghĩ đến những người Pha-ri-si và các mục sư trưởng lão trong giới tôn giáo thời hiện đại. Khi Đức Chúa Trời xuất hiện để công tác, hòng bảo vệ địa vị và sinh kế, họ đã dụng mọi phương cách để ngăn cản tín hữu đi theo Đức Chúa Trời. Vì địa vị và và sinh kế của mình, họ đã cố giữ chặt tín hữu trong lòng bàn tay mãi mãi. Kết quả là, họ trở thành những kẻ địch lại Đấng Christ, bị Đức Chúa Trời trừng phạt và rủa sả. Nhìn lại hành vi của mình, khi tôi trả giá đôi chút để bồi dưỡng các anh chị em cho việc rao truyền phúc âm, thấy họ có thể độc lập làm bổn phận, tôi muốn dùng cơ hội này để thể hiện tối đa năng lực và phô trương tài năng của mình hòng khiến người khác ngưỡng mộ. Chính vì thế, tôi chẳng muốn để lãnh đạo đề bạt người của tôi, tôi chỉ muốn giữ những nhân tài có tố chất và làm tốt bổn phận ở bên mình, dùng họ để củng cố danh tiếng, địa vị bản thân. Chẳng phải bản chất hành vi của tôi cũng hệt như của những người Pha-ri-si và những kẻ địch lại Đấng Christ trong giới tôn giáo sao? Công tác nhà Đức Chúa Trời không tách rời từng phần. Phải cử người đến bất kỳ nơi nào cần họ. Đây là cách thích đáng để thuyên chuyển nhân sự. Nhưng khi thấy các anh chị em có tố chất tốt và có năng lực công tác được đề bạt chuyển đi hết người này đến người khác, tôi cảm thấy như mình bị mất đi cánh tay phải, cảm thấy như công tác của tôi sẽ bị tổn hại trực tiếp. Tôi cảm thấy như danh tiếng và địa vị của tôi bị đe dọa, nên tôi không muốn để họ đi. Kể cả khi lãnh đạo đã giải thích rồi, tôi vẫn cố viện cớ, cản trở chị ấy và cố giữ lấy những thành viên cốt cán của mình. Tôi nghĩ mình là vua một vùng, những tài năng mà tôi đã bồi dưỡng là của riêng tôi sử dụng. Chẳng phải tôi đã trở thành đại thảo khấu chiếm cứ một vùng như cõi riêng của mình? Khi những người đó bị thuyên chuyển, tôi lo công tác sẽ bị tổn hại, lo rằng ham muốn thanh danh và địa vị của tôi sẽ không được thỏa mãn, nên tôi đã chểnh mảng trong công tác, thậm chí khi tôi biết các nhân sự phúc âm mới vẫn chưa hiểu nhiều nguyên tắc, tôi vẫn mặc kệ họ, cứ thế cử họ đi rao truyền phúc âm. Tôi chẳng muốn phải bồi dưỡng họ. Nhìn lại hành vi của mình, lương tâm của tôi ở đâu, lý trí và nhân tính của tôi ở đâu? Hội thánh sắp xếp cho tôi giám sát công tác phúc âm để tôi có thể rao truyền phúc âm với các anh chị em, đồng lòng hợp ý, và làm tròn bổn phận trong chức vụ của mình. Nhưng tôi lại chẳng biết liêm sỉ, giữ chặt các anh chị em trong lòng bàn tay, dùng họ tùy ý mình. By doing this I was resisting God, placing myself in opposition to Him, và tôi đang đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ! Nếu không nhờ sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời và sự thật phơi bày, tôi sẽ vẫn không biết gì về tâm tính địch lại Đấng Christ nghiêm trọng của mình, chẳng biết tôi đang đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Càng nghĩ về chuyện này, tôi càng thấy sợ, nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và ăn năn, thưa rằng tôi không muốn chống đối Ngài thêm nữa, mà chỉ muốn tuân phục và làm tròn bổn phận.
Rồi tôi đọc được thêm vài lời Đức Chúa Trời: “Những ai có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành có thể chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời khi làm mọi việc. Khi ngươi chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, lòng ngươi được chỉnh đốn. Nếu ngươi chỉ từng làm mọi việc để cho người khác thấy, luôn muốn nhận được sự khen ngợi và ngưỡng mộ của người khác, nhưng ngươi lại không chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời có còn ở trong lòng ngươi không? Những người như thế không có lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Đừng có lúc nào cũng làm mọi việc vì cớ ngươi, và đừng có lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, và đừng nghĩ đến sự kiêu hãnh, danh tiếng hay địa vị của riêng ngươi. Trước hết, ngươi phải nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và bắt đầu bằng việc suy ngẫm xem liệu ngươi có bất khiết trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm, và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Hãy nghĩ về chúng thường xuyên và nghĩ cho thông về chúng, ngươi sẽ dễ dàng thi hành bổn phận của mình hơn” (Chỉ có thể có được sự tự do và giải thoát bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Đối với tất cả những ai thực hiện bổn phận của mình, cho dù họ hiểu lẽ thật sâu sắc hay nông cạn như thế nào, thì cách thực hành đơn giản nhất để bước vào thực tế của lẽ thật cũng là nghĩ đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời trong mọi việc, và buông bỏ những ham muốn ích kỷ, các ý định cá nhân, động cơ, thể diện và địa vị. Hãy đặt những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời lên trước tiên – đây là điều chí ít người ta nên làm. Nếu một người thực hiện bổn phận của mình mà thậm chí không thể làm được nhiêu đó, thì làm sao có thể nói là họ thực hiện bổn phận được? Đây không phải là việc thực hiện bổn phận của một người. Trước tiên, ngươi nên xem xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, xem xét công tác của hội thánh và đặt những điều này lên trên hết; chỉ sau đó ngươi mới có thể nghĩ về sự ổn định về địa vị của ngươi hoặc cách người khác nhìn nhận ngươi. Các ngươi chẳng cảm thấy rằng sẽ dễ dàng hơn một chút khi ngươi chia nó thành các bước này và thực hiện một số thỏa hiệp sao? Nếu ngươi thực hành như thế này trong một thời gian, ngươi sẽ cảm thấy rằng việc làm hài lòng Đức Chúa Trời là không khó. Thêm nữa, ngươi phải có thể làm tròn trách nhiệm của mình, thi hành nghĩa vụ và bổn phận của mình, gạt bỏ những tham muốn ích kỷ của mình, gạt bỏ những ý định và động cơ của riêng mình, cân nhắc đến ý muốn của Đức Chúa Trời, và đặt lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, công tác của hội thánh cũng như bổn phận ngươi nên thực hiện lên trên hết. Sau khi trải nghiệm những điều này một thời gian, ngươi sẽ cảm thấy đây là một cách ứng xử tốt. Đó là sống thật thà và trung thực, không phải là kẻ thấp hèn hay vô tích sự, sống một cách công minh chính trực và đáng trọng hơn là đáng khinh và hèn hạ. Ngươi sẽ cảm thấy rằng đây là cách một người nên sống và hành động. Dần dần, ham muốn thỏa mãn lợi ích của bản thân trong lòng ngươi sẽ giảm đi” (Chỉ có thể có được sự tự do và giải thoát bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã chỉ ra con đường thực hành cho tôi, cụ thể là, dù ta làm gì, cũng đừng làm vì để cho người khác thấy, mà ta phải tiếp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời Khi gặp chuyện, trước hết, ta phải có thái độ đúng đắn và ưu tiên công tác của hội thánh, lắng nghe ý muốn của Đức Chúa Trời và luôn quan tâm đến công tác của hội thánh. Chỉ có như thế mới tương hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời bổn phận. Là người giám sát công tác phúc âm, tôi phải để tâm bồi dưỡng những người có tài để họ có thể thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm vương quốc. Sau đó, tôi chủ tâm thực hành theo lời Đức Chúa Trời.
Một tháng sau, ở một buổi hội họp, tôi thấy chị Minh thông công về lẽ thật rất rõ ràng, có thể nắm bắt các điểm chính khi giải quyết vấn đề cho những người mà chị ấy đang rao giảng. Tôi nghĩ nếu mình bồi dưỡng tốt, chị ấy sẽ sớm có thể độc lập rao truyền phúc âm. Sau khi vào việc một thời gian, chị Minh đã có kết quả tốt trong công tác phúc âm, và chị ấy còn có thể chăm tưới những người mới tiếp nhận phúc âm nhờ chị ấy. Tôi nghĩ bụng: “Tố chất của chị Minh có vẻ phù hợp để là chăm tưới người mới nhất. Gần đây, lãnh đạo đã bảo mình cung cấp nhân sự chăm tưới, vậy mình có nên tiến cử chị Minh không?”. Nhưng rồi tôi nghĩ lại: “Chị ấy đang có kết quả tốt trong bổn phận, là cốt cán trong nhóm này. Mình cử chị ấy đi chăm tưới người mới thì công tác mà mình giám sẽ bị tổn hại mất”. Rồi tôi đột nhiên nhận ra: “Chẳng phải mình lại đang quan tâm đến danh tiếng, địa vị và lợi ích bản thân sao?”. Tôi liền nhớ lại lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Hành động quên mình, nghĩ đến công tác của hội thánh, và chỉ làm những gì làm thỏa lòng Đức Chúa Trời là điều công chính và đáng trân trọng, và sẽ mang lại giá trị cho sự tồn tại của ngươi. Sống theo cách này trên đất, ngươi đang cởi mở và trung thực, ngươi đang sống thể hiện ra nhân tính bình thường, và hình tượng thật của con người, và ngươi không chỉ có lương tâm trong sáng, mà còn xứng đáng với tất cả những gì Đức Chúa Trời ban cho ngươi. Càng sống như vậy, ngươi sẽ càng cảm thấy vững vàng hơn, ngươi sẽ thấy bình an và vui vẻ hơn, và ngươi sẽ cảm thấy tươi sáng hơn. Như vậy, chẳng phải ngươi đã đặt chân vào đúng hướng của đức tin nơi Đức Chúa Trời sao?” (Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng là một thành viên trong hội thánh, ta phải luôn ưu tiên lợi ích nhà Đức Chúa Trời lên hàng đầu, gạt bỏ những ham muốn và mưu đồ ích kỷ của bản thân. Khi làm như thế, người ta có thể trở nên cao thượng, toàn tâm và có lý trí. Tôi không được quan tâm đến danh tiếng, địa vị và lợi ích bản thân nữa. Tôi phải gạt bỏ những lợi ích và mưu đồ cá nhân, phải có ý định đúng đắn và thực hành theo lời Đức Chúa Trời. Nghĩ như thế, tôi bèn gửi thư báo cho lãnh đạo biết về chị Minh. Chẳng bao lâu sau, lãnh đạo đã cử chị Minh sang một hội thánh khác để chăm tưới người mới. Khi thực hành như thế, lòng tôi thấy nhẹ nhõm vô cùng.
Qua trải nghiệm này, tôi biết được rằng khi có động cơ đúng đắn, biết ưu tiên công tác của hội thánh và không quan tâm đến lợi ích cá nhân, thì lòng tôi có thể gánh vác trọng trách. Tôi bắt đầu tìm những người thích hợp để làm việc rao truyền phúc âm, và cậy dựa Đức Chúa Trời để xử lý và giải quyết các vấn đề và sai phạm trong công tác. Khi tôi thật sự trả giá như thế, công tác không bị tổn hại mà thật ra lại được cải thiện! Qua việc thuyên chuyển chị Minh, tôi đã nghiệm ra rằng khi tôi gạt bỏ những ham muốn ích kỷ trong bổn phận, lắng nghe ý muốn của Đức Chúa Trời và đặt công tác của hội thánh lên hàng đầu, thì tôi không chỉ có thể làm tròn bổn phận và trách nhiệm, mà còn có thể đạt được thành quả trong bổn phận, lại được bình an và thanh thản. Tạ ơn Đức Chúa Trời!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?