Quan trọng là phải biết được vị thế của mình

02/12/2022

Bởi Châu Ngữ Kỳ, Trung Quốc

Trong một cuộc tán gẫu, tôi nghe lãnh đạo hội thánh nói: “Chị Cao có tố chất tốt, hiểu biết trong sáng, và thông công thực tế về lẽ thật. Tôi đã lên kế hoạch đào tạo chị ấy làm công tác của hội thánh”. Sau khi nghe lãnh đạo nói, lòng tôi không khỏi chùng xuống. Trước kia, chị Cao và tôi đều làm công việc tay chân, nhưng giờ chị ấy sẽ là lãnh đạo, trong khi tôi vẫn làm công việc đó. Tại sao tôi lại tệ vậy chứ? Sáng nào tôi cũng chán nản, lơ đễnh trong bổn phận. Sau đó, chị Cao đã được thuyên chuyển đi, và lãnh đạo hỏi liệu tôi có muốn đảm trách công việc cũ của chị Cao không, đồng thời, làm người giám sát công việc tay chân luôn. Lúc đó, tôi cảm thấy rất buồn. Dù tôi có cái danh là người giám sát, nhưng đó vẫn chỉ là công việc tay chân. Bất kể tôi có làm tốt đến mấy thì cũng chẳng ai biết, không giống như làm lãnh đạo, người được hội thánh tập trung đào luyện và được các anh chị em nể trọng, hỗ trợ. Tôi cảm thấy công việc tay chân thấp kém, nên không thực sự muốn nhận. Tôi nghĩ: “Nếu mình đảm nhận bổn phận này, thì các anh chị em sẽ nghĩ gì về mình đây? Liệu họ có nghĩ mình đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm mà không mưu cầu lẽ thật hay tiến bộ, đó là lý do tại sao mình luôn làm công việc tay chân không? Vậy thì mất mặt quá!”. Nhưng nghĩ lại thì bổn phận này đến với tôi là do Đức Chúa Trời cho phép. Kể cả nó không như mong muốn của tôi, thì tôi cũng phải vâng phục và không hành động theo ý mình, vì vậy tôi đã miễn cưỡng trả lời lãnh đạo rằng mình sẵn lòng nhận bổn phận này.

Sau một thời gian, tôi nghe lãnh đạo nói: “Anh Vương có tố chất tốt, và chỉ cần nỗ lực nhiều hơn trong lối vào sự sống là anh ấy có thể được đào luyện”. Nghe thấy vậy, tôi thậm chí còn thấy tồi tệ hơn. Tôi giám sát công việc của anh Vương, nhưng anh lại là người lãnh đạo muốn đào luyện, vậy tại sao không ai nhắc đến tên tôi? Tôi giám sát công việc của anh ấy, nhưng lại không được đề bạt, và thực sự là đang dậm chân tại chỗ. Người khác sẽ nhìn tôi thế nào đây? Tôi thực sự tệ vậy sao? Tôi có khả năng quản lý công việc, tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Đôi lúc, khi lãnh đạo thảo luận công việc, tôi có thể bày tỏ một số ý kiến và đưa ra đề xuất. Tại sao lãnh đạo lại không thấy được thế mạnh của tôi? Tôi sẽ rất vui nếu lãnh đạo nhắc đến tên tôi nói tôi thích hợp được thăng chức, nhưng họ lại cần tôi giám sát công việc tay chân. Như vậy thì sẽ chứng tỏ tôi không quá tệ, và sẽ khiến tôi cảm thất tốt hơn. Trong thời gian đó, hễ cứ nghĩ đến chuyện này là tôi lại thấy rất buồn. Tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi, không muốn nói chuyện với các anh chị em và không mang gánh nặng trong bổn phận. Khi người khác báo cáo vấn đề với tôi, tôi không còn suy nghĩ về nó cẩn thận như trước nữa.

Có lần, người giám sát tôi đã gửi cho tôi một lá thư bảo tôi xử lý một số việc, nhưng tôi không chú ý đến nội dung lá thư, làm ảnh hưởng đến công việc của tôi. Một ngày nọ, lãnh đạo bảo tôi giao đồ đến một cuộc họp nhóm của chị Cao. Nghe thấy vậy, tôi do dự không muốn đi vì sợ chị Cao sẽ đánh giá về tôi. Trước kia chúng tôi cùng làm một bổn phận, nhưng giờ chị ấy đã được thăng chức, còn tôi thì vẫn làm công việc tay chân. Liệu chị ấy có xem thường và nghĩ tôi vô dụng không? Nhưng tôi lo nếu không đi thì sẽ ảnh hưởng đến công việc, nên tôi phải cắn răng mà đi. Khi đến đó, để chị Cao khỏi nhận ra mình, tôi đã cúi xuống, cắm đầu vào chiếc điện thoại hơn nửa tiếng đồng hồ. Trong suốt thời gian đó, một số anh chị em đã nói chuyện với tôi, nhưng tôi không dám ngẩng đầu lên vì sợ bị chị Cao nhận ra. Lúc đó, tôi cảm thấy mình thật vô dụng, và đau đớn đến mức muốn khóc. Tôi buộc phải chạy sang phòng khác, nhìn lên bầu trời đêm, và thầm khóc. Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm, nhưng lại cảm thấy mình không được lãnh đạo coi trọng. Trong khi những người khác được làm lãnh đạo, thì tôi lại bị mắc kẹt với công việc tay chân. Sống như vậy để làm gì chứ? Tôi giật mình khi nhận ra mình đang nghĩ như thế. Sao tôi có thể có ý nghĩ như vậy chứ? Lúc đó, tôi mơ hồ nhớ lại lời Đức Chúa Trời: “Đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị và danh tiếng là sự sống của họ. … Ngươi có thể đưa họ vào một khu rừng nguyên sinh sâu trong núi, và họ vẫn không gạt sự mưu cầu địa vị và danh tiếng sang một bên(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 3), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời đã mô tả đúng tình trạng của tôi, vậy nên tôi đã tìm và đọc đoạn lời này. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị và danh tiếng là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, phấn đấu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một vị trí cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt nó sang một bên. Đây là bộ mặt thật của những kẻ địch lại Đấng Christ, và là bản chất của họ. Ngươi có thể đưa họ vào một khu rừng nguyên sinh sâu trong núi, và họ vẫn không gạt sự mưu cầu địa vị và danh tiếng sang một bên. Ngươi có thể đưa họ vào giữa một nhóm người bất kỳ nào, và tất cả những gì họ có thể nghĩ đến vẫn là địa vị và danh tiếng. Dù những kẻ địch lại đấng Christ cũng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng họ thấy việc theo đuổi địa vị và danh tiếng có giá trị ngang với đức tin nơi Đức Chúa Trời nên đặt cho nó tầm quan trọng tương đương. Có nghĩa là, khi họ bước đi trên con đường tin Đức Chúa Trời, họ cũng theo đuổi địa vị và danh tiếng của chính mình. Có thể nói, trong thâm tâm của những kẻ địch lại đấng Christ, họ tin rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời và sự theo đuổi lẽ thật là sự theo đuổi địa vị và danh tiếng; theo đuổi địa vị và danh tiếng cũng là theo đuổi lẽ thật, và đạt được địa vị và danh tiếng là đạt được lẽ thật và sự sống. Nếu họ cảm thấy rằng họ không có được uy tín hay địa vị, rằng không ai ngưỡng mộ họ, tôn kính họ, hoặc theo họ, thì họ rất bực bội, họ cho rằng tin vào Đức Chúa Trời chẳng để làm gì, không có giá trị gì, và họ nhủ thầm: ‘Đức tin vào Đức Chúa Trời như vậy có phải là một sự thất bại không? Nó có phải là vô vọng không?’. Họ thường cân nhắc những điều như thế trong lòng, họ cân nhắc làm sao có thể tạo một chỗ đứng cho chính mình trong nhà Đức Chúa Trời, làm sao họ có thể có danh tiếng cao trọng trong hội thánh, để mọi người lắng nghe khi họ nói, và ủng hộ khi họ hành động, và theo họ đến bất cứ nơi nào họ đi; để họ có tiếng nói trong hội thánh, có danh tiếng, để họ được hưởng lợi ích và có địa vị – họ thường suy ngẫm về những điều như vậy. Đây là những gì mà những người như vậy theo đuổi(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 3), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được rằng những kẻ địch lại Đấng Christ làm gì cũng nghĩ đến thanh danh và địa vị trước tiên, họ không bao giờ từ bỏ việc theo đuổi danh tiếng và địa vị, và với họ, địa vị quan trọng như tính mạng của họ vậy. Tôi ngẫm lại bản thân: “Tại sao mình không bao giờ muốn làm công việc tay chân? Tại sao mình lại quá quan tâm đến việc trở thành một lãnh đạo chứ?”. Tôi nhận ra lý do chủ yếu là tôi cảm thấy các lãnh đạo có địa vị. Không những các anh chị em ngưỡng mộ và chấp thuận họ, mà cả các lãnh đạo cấp trên cũng đánh giá cao họ, và hội thánh tập trung đào luyện họ. Tôi cảm thấy được làm lãnh đạo là tốt, có thể xuất hiện trước mọi người và được họ chấp thuận, và chỉ có được làm lãnh đạo mới là thành công. Tôi cũng cảm thấy công việc tay chân là làm những việc không thiết yếu, rằng chỉ những người không mưu cầu lẽ thật mới làm những bổn phận như thế và người khác coi thường họ. Vì những ý nghĩ sai lầm này, mà khi thấy mọi người xung quanh được thăng chức, còn tôi thì không, tôi đã rất đau lòng và muốn lãnh đạo nhắc đến tên mình. Nhưng khi lãnh đạo đề bạt người khác thay vì tôi, tôi trở nên khổ sở đến nỗi không muốn nhìn ai, và không muốn thực hiện bổn phận của mình nữa. Việc ngày nào cũng bị dày vò bởi thanh danh và địa vị thật là khủng khiếp, đến mức tôi cảm thấy cuộc sống này chẳng đáng sống. Chẳng phải mưu cầu thanh danh và địa vị như vậy là đang đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ sao? Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy sợ hãi, nên đã nhanh chóng cầu nguyện với Đức Chúa Trời để ăn năn: “Lạy Đức Chúa Trời, ham muốn thanh danh và địa vị của con quá mạnh mẽ. Con không muốn sống trong tình trạng bất tuân này. Xin hãy dẫn dắt con giải thoát bản thân khỏi gông cùm danh vọng và địa vị”.

Một ngày nọ, khi đọc lời Đức Chúa Trời, quan điểm của tôi đã thay đổi được đôi chút. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Có phải các ngươi luôn muốn sải cánh bay, luôn muốn bay một mình, muốn làm đại bàng thay vì chú chim nhỏ không? Đây là tâm tính gì? Đây có phải là nguyên tắc ứng xử của con người không? Việc ngươi theo đuổi cách cư xử của con người nên dựa trên lời Đức Chúa Trời; chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật. Các ngươi đã bị Sa-tan làm bại hoại quá sâu sắc và luôn lấy văn hóa truyền thống – lời của Sa-tan – làm lẽ thật, làm mục tiêu theo đuổi của ngươi, điều này khiến ngươi dễ đi sai đường, đi con đường chống đối Đức Chúa Trời. Những suy nghĩ và quan điểm của nhân loại bại hoại và những điều họ cố gắng đạt được trái ngược với ý muốn của Đức Chúa Trời, với lẽ thật, luật pháp về sự tể trị vạn sự của Đức Chúa Trời, sự sắp đặt mọi sự của Ngài và việc Ngài kiểm soát số phận của nhân loại. Vì vậy, dù theo niềm tin và quan niệm của con người, kiểu theo đuổi này có đúng đắn và hợp lý thế nào đi nữa thì theo quan điểm của Đức Chúa Trời, chúng không phải là những điều tích cực, và chúng không phù hợp với ý muốn của Ngài. Chưa từng có gì suôn sẻ với ngươi vì ngươi đi ngược lại thực tế về sự tể trị của Đức Chúa Trời đối với số phận của nhân loại, ngươi muốn tự điều khiển nó và rũ bỏ sự tể trị và kiểm soát của Đức Chúa Trời mà không vâng lời. Chẳng phải đúng vậy sao? Tại sao không có việc gì suôn sẻ với ngươi? (Chúng con muốn rũ bỏ sự tể trị của Đức Chúa Trời). Điều gì khơi dậy mong muốn này ở con người, tại sao họ luôn muốn kiểm soát số phận của mình, hoạch định tương lai của chính mình, kiểm soát tiền đồ, phương hướng và mục tiêu cuộc sống? Khởi điểm này bắt nguồn từ đâu? (Tâm tính Sa-tan bại hoại). Vậy tâm tính Sa-tan bại hoại mang lại cho con người điều gì? (Sự chống đối Đức Chúa Trời). Hậu quả của việc con người chống đối Đức Chúa Trời là gì? (Sự đau đớn). Sự đau đớn ư? Đó là sự hủy diệt! Sự đau đớn cũng chưa là gì. Điều ngươi thấy ngay trước mắt mình là nỗi đau, sự tiêu cực và yếu đuối, và đó là sự chống đối và ca thán – những điều này sẽ mang đến kết quả gì? Sự hủy diệt! Đây không phải là chuyện nhỏ và nó không phải là trò đùa. Những người không có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời không thể thấy được điều này(Tâm tính bại hoại chỉ có thể được giải quyết bằng cách tiếp nhận lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi đúng như những gì lời Đức Chúa Trời đã phơi bày. Tôi muốn là một con đại bàng chứ không phải con nhạn, và tôi nghĩ công việc tay chân khiến tôi trở thành một con nhạn, một kẻ chẳng đáng được đào luyện và bị xem thường. Đối với tôi, lãnh đạo giống như những con đại bàng. Họ có tiềm năng, được người khác coi trọng và nể trọng. Tôi đã sống kiểu “Người vươn đến tầm cao; nước chảy về chốn thấp”, “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện”, “Sống phải phấn đấu để đạt được địa vị cao”, và cả những chất độc Sa-tan khác. Tôi nghĩ để có một cuộc sống tốt, người ta phải ngày càng leo cao hơn, và địa vị càng cao thì càng tốt, nếu không thì chỉ đang sống một cách vô dụng. Bị những ý nghĩ sai lầm này kiểm soát, tôi không thể thực hiện bổn phận một cách bình dị được và luôn theo đuổi việc trở thành một lãnh đạo để khiến người khác nể trọng mình. Khi thấy các anh chị em xung quanh được chọn làm lãnh đạo, Tôi đau khổ không thể chấp nhận được và tỏ ra chống đối. Tôi nghĩ: “Mình đâu có tệ hơn ai. Tại sao người khác có thể làm lãnh đạo mà mình lại bị mắc kẹt với công việc tay chân chứ?”. Tôi bắt đầu phàn nàn Đức Chúa Trời và nghĩ những người làm công việc tay chân không mưu cầu lẽ thật, nên tôi đã sống tiêu cực và bắt đầu làm việc qua loa, lơ là bổn phận, làm ảnh hưởng đến công việc. Lòng trung thành và vâng phục Đức Chúa Trời của tôi ở đâu chứ? Tham vọng của tôi quá lớn! Tôi biết tố chất của mỗi người và bổn phận mà họ thực hiện đều là do Đức Chúa Trời định trước, bao gồm cả bổn phận mà tôi thực hiện gần đây, vì vậy tôi nên chấp nhận và vâng phục. Tôi luôn cảm thấy không ai coi trọng tôi vì tôi làm công việc tay chân, nên tôi trở nên khổ sở, nhưng đó là vì quan điểm sai trái của tôi về việc mưu cầu và tôi không có khả năng vâng phục sự tể trị của Đức Chúa Trời. Tôi không thể vâng phục sự tể trị sắp đặt của Đức Chúa Trời, trở nên thụ động và phàn nàn. Thực chất là tôi đang phản đối, chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời. Nếu cứ tiếp tục như vậy, cuối cùng, tôi có thể rơi vào địa ngục.

Sau đó, tôi đã đọc được hai đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Nếu con người có ý thức gánh vác đối với công tác của hội thánh, và muốn tham gia vào đó, thì đây là điều tốt; nhưng họ phải suy ngẫm xem liệu họ có hiểu lẽ thật hay không, liệu họ có thể thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề không, liệu họ có thể thực sự vâng phục công tác của Đức Chúa Trời không và liệu họ có thể thực hiện công tác của hội thánh một cách đúng đắn, tuân theo sự sắp xếp công tác hay không. Nếu đáp ứng các tiêu chí này, họ có thể tự ứng cử làm lãnh đạo hoặc người làm công. Ý của Ta khi nói điều này là chí ít, con người phải có sự tự nhận thức về bản thân. Trước tiên, hãy xem liệu ngươi có thể phân biệt được những loại người khác nhau hay không, liệu ngươi có hiểu lẽ thật và có thể làm mọi việc theo nguyên tắc hay không. Nếu ngươi đáp ứng những yêu cầu này, ngươi phù hợp để làm lãnh đạo hoặc người làm công. Nếu ngươi không thể tự đánh giá bản thân mình, ngươi có thể hỏi những người xung quanh, những người thân quen hoặc gần gũi với ngươi. Nếu tất cả đều nói rằng ngươi không có đủ tố chất để làm lãnh đạo, rằng nếu có thể hoàn thành công việc của mình, thì ngươi đang làm tốt rồi, thì ngươi phải gấp rút cố hiểu bản thân. Khi ngươi là người có tố chất kém, đừng dốc hết thời gian muốn trở thành lãnh đạo – cứ làm điều ngươi có thể làm, thực hiện đúng bổn phận của mình, giữ tỉnh táo, để ngươi có thể được bình an trong lòng. Điều này cũng là tốt. Và nếu ngươi có khả năng làm lãnh đạo, nếu ngươi thực sự có tố chất và năng lực đó, nếu ngươi có kỹ năng làm việc và ý thức gánh vác, thì ngươi chính xác là kiểu người nhà Đức Chúa Trời còn thiếu, và ngươi chắc chắn sẽ được đề bạt và bồi dưỡng; nhưng có thời gian của Đức Chúa Trời Trong mọi sự. Mong muốn này – mong muốn được đề bạt – không phải là tham vọng, nhưng ngươi phải có tố chất và đáp ứng các tiêu chí để làm lãnh đạo. Nếu ngươi có tố chất kém nhưng vẫn dốc toàn thời gian muốn làm lãnh đạo, hoặc muốn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng nào đó, hoặc phụ trách công tác chung, hay làm điều gì đó để khiến mình nổi bật, thì Ta nói cho ngươi biết: Đây là tham vọng, và ngươi nên cảnh giác với tham vọng; tham vọng có thể mang lại tai họa. Mọi người có lòng cầu tiến và sẵn sàng phấn đấu vì lẽ thật, như thế không có vấn đề gì; một số người đáp ứng các tiêu chí làm lãnh đạo và một số thì không. Đối với những người đáp ứng tiêu chí phấn đấu làm lãnh đạo, với họ thì không phải là điều xấu; nhưng những người không hội đủ những tiêu chí này nên giữ lấy bổn phận của mình, tốt hơn là họ thực hiện bổn phận ngay trước mắt mình một cách đúng đắn, thực hiện theo nguyên tắc và theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Thế là tốt hơn, an toàn hơn và thực tế hơn đối với họ(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Con người phải có hiểu biết và thái độ đúng đắn đối với sự đề bạt và bồi dưỡng; trong những vấn đề này, họ phải tìm kiếm lẽ thật, và không làm theo ý mình hay có những mong muốn đầy tham vọng. Nếu ngươi cảm thấy mình có tố chất tốt nhưng nhà Đức Chúa Trời chưa bao giờ đề bạt ngươi hay có ý định bồi dưỡng ngươi, thì đừng nản lòng hay bắt đầu ca thán, hãy cứ tập trung mưu cầu lẽ thật và cố gắng trở nên tốt hơn; khi có ngươi có vóc giạc nhất định và có thể làm công việc thiết thực, những người được Đức Chúa Trời chọn tự nhiên sẽ chọn ngươi làm lãnh đạo. Và nếu ngươi cảm thấy mình có tố chất kém, ngươi không có cơ hội để được đề bạt và bồi dưỡng, và không thể nào đạt được tham vọng của mình, thì đây chẳng phải là điều tốt sao? Điều này sẽ bảo vệ ngươi! Khi ngươi có tố chất kém và gặp phải một đám những kẻ ngốc mù quáng chọn ngươi làm lãnh đạo của họ, thì chẳng phải ngươi bị đặt vào ngay làn đạn sao? Ngươi không có khả năng làm bất kỳ công việc gìvà mắt cùng lòng ngươi mù lòa. Mọi điều ngươi làm đều gây nhiễu loạn; từng động thái của ngươi đều là hành ác. Tốt hơn hết là ngươi nên làm tròn bổn phận của mình; chí ít ngươi cũng không làm xấu mặt mình, và điều này còn tốt hơn là trở thành một lãnh đạo giả và trở thành mục tiêu của việc bị nói xấu sau lưng. Là một con người, ngươi phải biết tự lượng sức mình, ngươi phải có chút nhận thức về bản thân; nếu được vậy, ngươi sẽ có thể tránh đi sai đường và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi rất xúc động. Tôi luôn cảm thấy mình giỏi hơn các anh chị em xung quanh, và muốn làm lãnh đạo, nhưng tôi có thực sự phù hợp làm lãnh đạo không? Tôi có thực sự có tố chất để làm lãnh đạo không? Lãnh đạo phải mưu cầu lẽ thật, có năng lực làm việc và có nhân tính tốt. Không phải ai cũng có thể làm lãnh đạo. Nếu không có phẩm chất làm lãnh đạo và không làm được công tác thực tế, dù có trở thành lãnh đạo thì cũng chẳng được bao lâu, và một số người đã bị phơi bày là lãnh đạo giả. Trước kia, thực sự là tôi từng làm lãnh đạo hội thánh, nhưng vì tố chất thấp và năng lực làm việc kém, tôi không làm được công tác thực tế, và không thể giải quyết vấn đề cũng như khó khăn của người khác, gây hại cho lối vào sự sống của họ và làm tổn hại công tác của hội thánh, nên cuối cùng tôi đã bị cách chức. Về tố chất và năng lực làm việc, tôi thực sự không đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo. Tuy nhiên, tôi lại giỏi làm công việc tay chân, có thể làm được một số công tác thực tế trong lĩnh vực đó, và nó cũng không quá căng thẳng. Hội thánh sắp xếp công việc dựa trên tố chất và thế mạnh của mỗi người. Điều này cho phép mọi người thực hiện chức năng một cách bình thường và mang lại lợi ích cho công tác của hội thánh. Nhưng tôi đã không biết tự lượng sức. Rõ ràng là tôi thiếu tố chất và phẩm chất để làm lãnh đạo, nhưng lại vẫn cảm thấy mình có tài và vượt trội hơn người khác, luôn muốn mình được thăng chức. Khi thấy lãnh đạo đề bạt người khác chứ không phải tôi, tôi đã phàn nàn rằng lãnh đạo không chú ý đến tôi, và tôi đã làm bổn phận qua loa, tỏ ra thù địch, tiêu cực đối với Đức Chúa Trời. Tôi đã quá ngạo mạn và không có chút ý thức nào cả! Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy rất tội lỗi, và đã có thể đối xử đúng đắn với bổn phận hiện tại của mình, sẵn lòng chấp nhận vị thế của mình và thực hiện đúng bổn phận một cách chân thành.

Sau đó, tôi đã nghe một bài thánh ca lời Đức Chúa Trời: “Con chỉ là loài thọ tạo bé mọn”. “Lạy Đức Chúa Trời! Dù con có địa vị hay không, giờ đây con hiểu bản thân mình. Nếu địa vị của con cao thì đó là bởi sự nâng lên của Ngài, và nếu nó thấp thì đó là bởi sự định đoạt của Ngài. Mọi thứ đều ở trong tay Ngài. Con không có bất kỳ sự lựa chọn nào, và cũng không có bất kỳ sự phàn nàn nào. Ngài đã định đoạt rằng con sẽ được sinh ra trong đất nước này và giữa dân tộc này, và tất cả những gì con nên làm là hoàn toàn tuân phục dưới sự thống trị của Ngài bởi vì mọi thứ đều nằm trong những điều Ngài đã định đoạt. Con không suy nghĩ về địa vị; xét cho cùng, con chỉ là một vật thọ tạo. Nếu Ngài đặt con vào vực sâu không đáy, vào hồ lửa và diêm sinh, thì con không là gì ngoài một vật thọ tạo. Nếu Ngài sử dụng con, thì con là một vật thọ tạo. Nếu Ngài hoàn thiện con, thì con vẫn là một vật thọ tạo. Nếu Ngài không hoàn thiện con, thì con sẽ vẫn yêu mến Ngài bởi vì con không hơn gì một vật thọ tạo. Con không gì hơn là một sinh vật cực nhỏ được tạo ra bởi Đấng Tạo Hóa của muôn loài thọ tạo, chỉ là một người trong số tất cả những người được tạo ra. Chính Ngài đã tạo ra con, và giờ đây một lần nữa Ngài lại đặt con trong tay Ngài để Ngài tùy ý sử dụng. Con sẵn sàng làm công cụ của Ngài và vật làm nền của Ngài bởi vì mọi thứ đều là những điều Ngài đã định đoạt. Không ai có thể thay đổi nó. Muôn vật và mọi sự đều trong tay Ngài(Theo Chiên Con và hát những bài ca mới). Khi suy ngẫm về lời bài hát, lòng tôi bừng sáng. Địa vị của tôi thấp hay cao, là do Đức Chúa Trời đã định trước, và có địa vị hay không, tôi cũng chỉ là một loài thọ tạo. Nếu có địa vị cao thì tôi cũng chỉ là một loài thọ tạo, và nếu có địa vị thấp thì tôi cũng vẫn chỉ là một loài thọ tạo. Thực chất của tôi không bao giờ thay đổi. Hội thánh đã sắp xếp cho tôi làm công việc tay chân, vì vậy tôi nên chấp nhận vị thế của mình, tận dụng mọi điểm mạnh và cố hết sức để làm tốt công việc đó. Đây là nghĩa vụ của loài thọ tạo của tôi. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Con không muốn tiêu cực và chống đối Ngài vì bổn phận của mình nữa. Bất kể địa vị của con thế nào. Con chỉ muốn tha thiết thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo để làm Ngài hài lòng”. Sau đó, tôi không còn phản đối hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp xếp cho mình nữa. Tôi đã nghĩ cách thực hiện tốt bổn phận hiện tại, làm việc của mình một cách chân thành. Thực hành như vậy, tôi cảm thấy rất an tâm.

Sau đó, tôi đã suy ngẫm và nhận ra tôi ghét công việc tay chân là còn một lý do khác, đó là tôi có một quan điểm nực cười và vô lý về công việc tay chân. Tôi nghĩ ai mà làm công việc tay chân thì không mưu cầu lẽ thật, rằng họ thấp kém và không có hy vọng được cứu rỗi, và chỉ có những người được thăng chức lên vị trí quan trọng mới là người mưu cầu lẽ thật, và có cơ hội được cứu rỗi. Tôi đã đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời giúp giải quyết quan điểm ngụy biện này. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trong nhà Đức Chúa Trời thường xuyên nhắc đến đến sự ủy thác của Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận một cách đúng đắn. Bổn phận ra đời như thế nào? Nói một cách khái quát, nó ra đời như là kết quả từ công tác quản lý của Đức Chúa Trời trong việc mang lại sự cứu rỗi cho loài người; nói một cách cụ thể, khi công tác quản lý của Đức Chúa Trời mở ra giữa loài người, nhiều công tác xuất hiện, đòi hỏi con người phải hợp tác và hoàn thành. Điều này đã làm phát sinh trách nhiệm và sứ mạng để con người làm tròn, và những trách nhiệm và sứ mạng này là bổn phận mà Đức Chúa Trời ban cho loài người. Trong nhà Đức Chúa Trời, những nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi sự hợp tác của mọi người là những bổn phận mà họ nên thực hiện. Vậy thì, có sự khác biệt nào giữa các bổn phận về mặt tốt hơn và tệ hơn, cao cả và thấp hèn, hay lớn và nhỏ không? Những sự khác biệt như thế không tồn tại; miễn là việc gì đó phải liên quan đến công tác quản lý của Đức Chúa Trời, là một yêu cầu trong công tác của nhà Ngài, và do công tác rao truyền Phúc Âm của Đức Chúa Trời đòi hỏi, thì đó là bổn phận của một người. Đây là nguồn gốc và định nghĩa của bổn phận. … Bất kể bổn phận của ngươi là gì, thì đó cũng là một sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi. Đôi khi ngươi có thể được yêu cầu trông nom hoặc bảo vệ một đối tượng quan trọng. Đây có thể là một chuyện tương đối nhỏ nhặt mà chỉ có thể nói là trách nhiệm của ngươi, nhưng đó là một nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi; ngươi đã nhận nhiệm vụ đó từ Ngài. Ngươi nhận nhiệm vụ đó từ tay Đức Chúa Trời, và đây là bổn phận của ngươi(Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì? Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Không phải ngay khi bắt đầu thực hiện bổn phận là người ta có thực tế của lẽ thật liền. Việc thực hiện bổn phận của một người chỉ đơn thuần là áp dụng một phương pháp và thông qua một kênh. Khi thực hiện bổn phận của mình, con người dùng việc mưu cầu lẽ thật để cảm nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, dần hiểu và chấp nhận lẽ thật, và sau đó thực hành lẽ thật. Sau đó, họ đạt đến một trạng thái mà nhờ đó họ bỏ được tâm tính bại hoại, thoát khỏi những sự ràng buộc và kiểm soát của tâm tính bại hoại của Sa-tan, và vì vậy họ trở thành người có thực tế của lẽ thật và người với nhân tính bình thường. Chỉ khi ngươi có nhân tính bình thường thì việc ngươi thực hiện bổn phận và hành động của ngươi mới khai trí được cho mọi người và làm Đức Chúa Trời thỏa lòng. Và chỉ khi con người được Đức Chúa Trời khen ngợi về việc thực hiện bổn phận thì họ mới có thể là một tạo vật chấp nhận được của Đức Chúa Trời(Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự vật, sự việc xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã sửa đổi quan điểm sai lầm về bổn phận của tôi. Tôi đã hiểu được rằng những bổn phận phát sinh từ công tác quản lý của Đức Chúa Trời là để cứu rỗi con người, và không có sự phân biệt giữa cao hay thấp, lớn hay nhỏ. Dù bổn phận là gì, thì đó cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người, và mọi người phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Nếu chúng ta muốn công tác của hội thánh diễn ra suôn sẻ, thì cần có sự hợp tác giữa những người làm các bổn phận khác nhau. Mọi bổn phận đều không thể thiếu. Công việc của các lãnh đạo quan trọng, nhưng công việc chân tay cũng quan trọng không kém. Nếu thiếu bất cứ mối liên kết nào, công tác của hội thánh sẽ bị ảnh hưởng. Bổn phận là điều tích cực, và nó là con đường để mọi người cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Đó là điều vinh quang nhất mà một loài thọ tạo có thể làm. Thực hiện bổn phận là một niềm vinh dự. Nhưng tôi lại không biết trân quý và biết ơn. Tôi đã cố phân hạng bổn phận thành thấp và cao, cho rằng công việc chân tay là thấp kém, vô dụng và đáng xấu hổ. Chẳng phải tôi đang khinh rẻ bổn phận của mình sao? Dù có bổn phận gì thì bạn cũng phải mưu cầu lẽ thật, loại bỏ các tâm tính bại hoại của mình và trở thành một loài thọ tạo đủ tiêu chuẩn. Đây là cách duy nhất để được Đức Chúa Trời cứu rỗi, chứ không phải là bạn sẽ sở hữu lẽ thật và được một lãnh đạo cứu rỗi. Kể cả nếu bạn có là lãnh đạo nhiều năm, nhưng nếu không mưu cầu lẽ thật, Đức Chúa Trời cũng sẽ không chấp thuận bạn. Hãy nghĩ đến những kẻ địch lại Đấng Christ và các lãnh đạo giả bị phơi bày. Hội thánh đào tạo họ làm bổn phận quan trọng, nhưng họ lại không mưu cầu lẽ thật trong bổn phận. Họ mưu cầu thanh danh và địa vị, nỗ lực vì bản thân, thù nghịch Đức Chúa Trời, và cuối cùng họ bị loại bỏ. Đức Chúa Trời rất công chính, và Ngài xác định kết cục của con người không dựa trên việc liệu họ có vai trò quan trọng hoặc địa vị cao hay không. Điều quan trọng nhất là liệu tâm tính sống của họ có thay đổi và họ có đạt được lẽ thật hay không. Nếu tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng lại không mưu cầu lẽ thật, và không thay đổi tâm tính sống, thì dù bổn phận của bạn là gì, cuối cùng bạn sẽ bị phơi bày và loại bỏ. Đức Chúa Trời rất công chính, và không đối xử thiên vị với con người. Điều này khiến tôi nhớ lời Ngài phán: “Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sự thành công của bạn trong đức tin nơi Đức Chúa Trời phụ thuộc vào con đường mà bạn đi. Việc mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo môt cách chân thành là điều quan trọng nhất. Trải nghiệm của tôi trong thời gian này đã cho tôi thấy rõ hơn đôi chút bản chất của việc mưu cầu thanh danh và địa vị. Mưu cầu danh vọng và địa vị không phải là con đường đúng đắn, mà còn chống đối Đức Chúa Trời. Không gì quan trọng hơn việc mưu cầu lẽ thật. Hơn nữa, việc này còn giúp tôi hiểu được một chút về bản thân và sửa đổi quan điểm của mình, tham vọng mưu cầu để trở thành lãnh đạo của tôi cũng không còn mạnh mẽ như trước nữa. Khi nghe anh chị em nào đó được chọn làm lãnh đạo, dù đôi khi vẫn bị tác động về mặt cảm xúc, nhưng qua cầu nguyện và từ bỏ bản thân, tôi không còn quá bực bội nữa, và có thể hợp tác bình thường với các anh chị em trong bổn phận. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Đứng giữa ngã ba đường

Bởi Lý Dương, Trung Quốc Tôi sinh ra ở miền quê, lớn lên trong gia đình nghèo. Bố mẹ tôi là những nông dân chất phác, hay bị chèn ép. Hồi...

Thói phô trương là vô liêm sỉ

Bởi Vạn Tâm Bình, Trung Quốc Tháng Ba năm 2020, tôi chuyển đến một hội thánh mới. Ở hội thánh cũ, tôi là một lãnh đạo, và các anh chị em...

Nỗi đau của nói dối

Bởi Ni Cường, Myanmar Tháng 10 năm 2019, tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ở những buổi hội họp, tôi thấy...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger