Kỳ vọng quá cao của tôi đã làm hại con trai mình

02/12/2024

Khi tôi còn nhỏ, nhà tôi có năm anh chị em, và tôi là chị cả. Cha tôi đi làm ăn xa nhà nhiều năm, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do mẹ tôi gánh vác. Thấy mẹ tôi lao động vất vả, cực nhọc, nên tới năm lớp ba, tôi bỏ học để ở nhà phụ giúp mẹ làm nông. Tôi thường xuyên mệt mỏi đến mức đau lưng, tức bụng, và tôi cảm thấy cuộc sống như thế này thực sự quá khó khăn. Sau này, em họ tôi thi đỗ vào đại học, cả nhà tôi vô cùng vui mừng. Cha mẹ tôi thường khen em ấy rất có tiền đồ. Khi đó, tôi chợt nảy ra ý nghĩ: Cả cuộc đời tôi đã không bao giờ có điều kiện học tập hay cơ hội xây dựng tương lai cho bản thân, nhưng sau này, khi có con, nhất định tôi sẽ bồi dưỡng chúng thành nhân tài, để thoát được kiếp bán mặt cho đất, bán lưng cho trời và để họ hàng thân thích cùng hàng xóm láng giềng xem trọng, mang vinh quang về cho gia đình.

Sau khi kết hôn, tôi sinh được hai đứa con. Khi chúng vào tiểu học, mẹ tôi bắt đầu tin Đức Chúa Trời. Đôi khi, bà nhóm họp, cùng cầu nguyện với các con tôi, và chúng thậm chí còn dạy bà đọc chữ. Nhưng lúc đó, tôi một lòng chỉ muốn con cái mình học hành, nên khi nhìn thấy những chuyện đó, tôi bảo mẹ, “Mẹ muốn tin gì là tuỳ mẹ, nhưng mẹ đừng tổ chức nhóm họp với con của con và trì hoãn việc học tập của chúng”. Sau này, tôi cũng tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, nhưng tôi đặc biệt chú trọng vào thành tích học tập của các con, và kể cả thỉnh thoảng có tham gia nhóm họp, tôi cũng chỉ làm qua loa chiếu lệ. Để kiếm thêm chút tiền cho con cái có điều kiện học tập tốt, tôi cùng chồng mình đi khắp nơi thu gom phế liệu. Mỗi ngày tôi thức khuya dậy sớm, làm việc miệt mài đến mức toàn thân đau nhức, nhưng tôi không cho phép mình nghỉ ngơi. Trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Bất kể có vất vả đến đâu, tôi phải cho các con mình học hành tử tế để tương lai chúng đỗ vào một trường đại học trọng điểm và có tiền đồ sáng lạn. Vì điều đó, tôi có kiệt sức cũng xứng đáng!

Một lần nọ, tôi về nhà thăm các con, khi mẹ tôi kể rằng điểm số của con trai tôi sa sút, tôi cực kỳ tức giận, rồi mắng nhiếc con tôi một hồi, tôi nói rằng, “Con nghĩ mẹ ra đường kiếm tiền dễ dàng lắm sao? Người ta coi thường những người nhặt ve chai như mẹ, chẳng phải mẹ chịu đựng tất cả chỉ vì hai con sao? Nếu con không chăm chỉ học hành, sau này con định làm cái gì?”. Con tôi khóc và nói, “Mẹ, con sai rồi ạ”. Sau này, tôi sợ mẹ mình không quản lý nổi hai đứa trẻ, và lo lắng thành tích học tập của chúng sẽ giảm sút, nên tôi bèn thuê một địa điểm gần trường học của con và mở một tiệm kinh doanh nhỏ, thuận tiện coi sóc việc học hành của chúng, cho tới tận khi chúng thi vào trung học. Suốt những năm tháng ấy, tôi dành toàn bộ tâm tư vào hai đứa con: Để con tôi có thể thi đỗ đại học, tôi quản lý sát sao việc học tập của chúng và không cho chúng ngơi nghỉ một phút giây nào. Kể cả khi chúng đi vệ sinh hơi lâu, tôi cũng giục chúng phải nhanh lên, đôi khi chúng muốn ra ngoài chơi hay xem TV giải trí, tôi liền mắng chúng rằng, “Nhìn cậu các con đi, cậu đỗ vào trường đại học danh tiếng rồi tìm được việc làm nở mày nở mặt. Họ hàng làng xóm đều xem trọng cậu. Các con phải nhìn cậu mà học tập. Nếu bây giờ các con không chịu khổ mà bỏ công học tập, làm sao sau này có được cuộc sống tốt đẹp? Tục ngữ có câu, ‘Chịu được cái khổ nhất thiên hạ, mới đứng được trên thiên hạ’”. Đôi khi tôi còn kể cho chúng nghe những câu chuyện chịu khổ để học tập như “Buộc tóc xà nhà, lấy dùi đâm vế đùi”, nhằm khuyến khích chúng học hành chăm chỉ. Hai đứa trẻ bất lực nói với tôi: “Mẹ, mẹ đừng nói nữa. Chúng con đã ghi nhớ những gì mẹ nói rồi. Mẹ yên tâm, nhất định chúng con sẽ thi đỗ đại học vì mẹ!”. Khi ấy, mỗi sáng tôi thức dậy lúc 5 giờ để nấu bữa sáng, và để tiết kiệm thời gian cho hai đứa con, mỗi tối tôi chuẩn bị cơm nước rồi mang tới trường cho chúng ăn. Khi hai đứa con tôi hoàn thành tiết tự học rất muộn ở trường, chúng về nhà và tiếp tục học đến khuya. Tôi lo chúng trở nên lười biếng, nên thường kèm cặp chúng học tập đến tận nửa đêm. Trong sinh hoạt hàng ngày, tôi cũng trăm phương ngàn kế nghĩ cách điều chỉnh bữa ăn cho chúng: Nghe nói canh cá diếc bổ não, tôi thường xuyên nấu cho hai con ăn, thậm chí tôi còn mua sữa bổ não cho học sinh và nước bổ não cho các con tôi. Mỗi ngày chúng phải ăn một quả trứng gà thả rông. Bất kể thứ gì nghe nói tốt cho thân thể hai con, tôi liền mua thứ đó. Tôi làm vậy để con tôi thông minh hơn, để thi đạt điểm cao hơn. Hai con tôi đều thực sự cố gắng, và thành tích của chúng thăng hạng dần. Con gái tôi rốt cuộc đã thi đỗ đại học, còn kết quả thi thử của con trai tôi thì đứng hàng top đầu. Tôi cực kỳ sung sướng, và thầm nghĩ, “Cứ cái đà này, con trai đỗ vào trường đại học trọng điểm cũng chẳng có vấn đề gì”. Sau đó, tôi càng theo dõi con trai sát sao.

Khi kỳ thi tuyển sinh đại học đến gần, tinh thần con trai tôi vô cùng căng thẳng vì áp lực quá lớn, lại còn thường xuyên mất ngủ. Cuối cùng, con tôi sinh bệnh, phát sốt và ho khan. Uống thuốc hay tiêm truyền đều không có tác dụng, thế là điểm số của con tôi tụt dốc không phanh. Chứng kiến chuyện đó khiến lòng tôi đau như cắt. Tôi sợ rằng nếu con tôi tiếp tục học hành, thân thể nó sẽ không thể chịu nổi, nhưng thời khắc mấu chốt lại đang đến quá gần. Bệnh trạng của con tôi không chút thuyên giảm, điểm số thì sa sút, làm sao con tôi có thể có tương lai tốt đẹp đây? Nếu con tôi thi tệ, chẳng phải công sức bao nhiêu năm qua của tôi đổ sông đổ bể sao? Không thể được. Nhằm mục đích con tôi đạt điểm cao và tương lai có tiền đồ rộng mở, tôi phải bắt con tôi tăng thời gian học tập. Kể từ đó, hằng ngày tôi ngồi ở đầu giường, nhìn con mình học bài. Khi con tôi thấy tôi nhìn nó chằm chằm, nó bất lực nói, “Sau này nếu con có con cái, nhất định con không giáo dục chúng như cách mẹ làm. Con chắc chắn sẽ cho chúng tự do và để chúng chơi bóng rổ hay bóng bàn”. Nghe con nói vậy, tôi đau lòng, nhưng để con tôi có thể xuất chúng hơn người và có một tương lai tốt đẹp, tôi nhất định phải làm vậy. Khi thấy bệnh tình của con không thuyên giảm, tôi vô cùng căng thẳng, tôi thầm nghĩ, “Nếu bệnh tình của con tôi tới lúc thi đại học vẫn không đỡ, chắn chắn sẽ ảnh hưởng đến việc làm bài của con. Lỡ như con tôi làm bài thi tệ, chẳng phải công sức trước giờ của tôi thành công cốc sao? Họ hàng làng xóm chắc hẳn sẽ lấy tôi ra làm trò cười. Tôi đã bỏ ra quá nhiều công sức và trả giá quá đắt, nhưng cuối cùng tôi chẳng nhận lại được gì. Tôi còn mặt mũi gì nữa?”. Để chữa bệnh cho con càng sớm càng tốt, tôi chạy chữa thầy thuốc khắp nơi, nhưng bệnh tình của con tôi chẳng chút nào thuyên giảm. Mỗi ngày, mặt tôi nhăn nhó vì lo âu và tôi chỉ biết than thở, tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là biết bao giờ bệnh tình con trai tôi mới tốt lên. Chỉ khi tôi tới đường cùng, tôi mới nhớ ra mình là một Cơ Đốc nhân, và tôi nên giao phó những khó khăn cho Đức Chúa Trời và trông cậy vào Ngài. Thế là, tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện, “Lạy Đức Chúa Trời! Con trai con đã uống thuốc và tiêm truyền, nhưng bệnh tình của con con không hề thuyên giảm. Kỳ thi đại học đang tới rất gần, con không biết mình phải làm gì nữa. Lạy Đức Chúa Trời, xin ngài hãy giữ gìn cho sức khoẻ của con trai con, để bệnh của con trai con sớm thuyên giảm”. Một buổi tối, tôi gặp một người chị em khi ra ngoài đi dạo. Chị hỏi tôi tình hình gần đây ra sao. Tôi kể cho chị nghe nỗi khổ của mình và chị thông công cùng tôi, chị nói, “Chúng ta là những người tin Đức Chúa Trời. Em nên giao phó việc học tập và bệnh trạng của con em cho Đức Chúa Trời, hãy để Đức Chúa Trời làm chủ”. Chị còn đọc cho tôi nghe một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Số phận của con người được kiểm soát bởi bàn tay của Đức Chúa Trời. Ngươi không có khả năng kiểm soát chính mình: Mặc dù luôn luôn tất bật và bận rộn cho bản thân, nhưng con người vẫn không thể kiểm soát chính mình. Nếu ngươi có thể biết được tiền đồ của bản thân mình, nếu ngươi có thể kiểm soát được số phận của chính mình, thì ngươi có còn là một loài thọ tạo nữa không? … Và vì thế, bất kể Ngài hành phạt và phán xét con người như thế nào, thì tất cả đều vì sự cứu rỗi con người. Cho dù Ngài tước đi của con người những hy vọng thuộc về xác thịt, thì đó cũng là vì mục đích làm tinh sạch con người, và việc làm tinh sạch con người được thực hiện để họ có thể sống sót. Đích đến của con người nằm trong tay của Đấng Tạo Hóa, vậy thì làm sao con người có thể kiểm soát chính mình?(Khôi phục lại đời sống bình thường của con người và đưa họ đến một đích đến tuyệt vời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi nghe lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được rằng thân là một loài thọ tạo, đời này chịu bao nhiêu khổ, hưởng bao nhiêu phúc, đều được Đức Chúa Trời định sẵn, không ai có thể thay đổi được. Con người vắt óc vì tiền đồ vận mệnh, họ bôn ba bận rộn vì danh lợi, nhưng dù kiếm tiền nhiều bao nhiêu, học vị cao thế nào, họ cũng không thể cải biến được vận mệnh của bản thân hay người khác. Tôi hồi tưởng lại, để trở nên vượt trội, để làm rạng rỡ tổ tiên, để sống một cuộc đời đứng trên thiên hạ, tôi đã đem mộng tưởng mà bản thân không làm được gửi gắm lên những đứa con tôi, hao tổn biết bao tâm huyết vào chúng. Để các con tôi có điều kiện học tập tốt, tôi cùng chồng mình đã liều mạng kiếm tiền, thân thể kiệt quệ mà vẫn không ngừng làm việc. Miễn là các con tôi nổi bật hơn người, bao nhiêu khổ nhọc cũng xứng đáng. Để con tôi đỗ được vào trường đại học danh tiếng, tôi không cho chúng một chút tự do nào. Con trai tôi căng thẳng tột độ, dù mất ngủ cũng không dám hé răng nửa lời. Con tôi ho khan và đổ bệnh, tôi vẫn giám sát nó học. Tất cả những gì tôi cho con trai tôi là áp lực về tinh thần, tôi đã giày vò con không bút nào tả xiết. Tôi kiểm soát con mình và mang tham vọng cải biến vận mệnh của con – đó không phải thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời; mà là phản nghịch Ngài! Tôi mới cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nguyện đem tiền đồ của con trai tôi giao phó cho Ngài, rằng bất kể con tôi có thi đỗ hay không, bất kể thế nào, tôi sẽ không tạo áp lực lên con nữa. Kể từ đó, trong lòng tôi cũng được thoải mái một chút. Sau đó chỉ vài ngày, tôi nghe thấy đứa nhỏ ở lầu ba khu chung cư đột nhiên thần kinh thất thường vì áp lực học tập của năm lớp 12, mà bất kể ngày đêm, gào thét với cha mẹ, “Chính các người đã làm khổ tôi! Chính các người đã làm khổ tôi!”. Lúc ấy, trong lòng tôi vô cùng sợ hãi, tất cả những cảnh tượng khi xưa tôi ép con trai học hành bỗng hiện lên trước mắt tôi như một bộ phim. Tôi sợ rằng nếu cứ ép con mình học tập như vậy, liệu con tôi có trở nên giống đứa trẻ kia không? Tôi thầm nghĩ, “Không thể tiếp tục ép buộc con mình nữa”. Kể từ thời điểm đó, tôi bắt đầu thường xuyên nhóm họp và ăn uống lời Đức Chúa Trời, không bao giờ tôi ép con mình học hành nữa.

Sau này, con tôi bất ngờ đỗ vào một trường đại học trọng điểm. Tôi vô cùng vui vẻ, nhưng khi niềm vui phai đi, tôi cứ thấy chông chênh. Nhờ đọc lời của Đức Chúa Trời, mà tôi cũng hiểu được rằng trong tri thức chứa rất nhiều suy nghĩ và quan điểm của thuyết vô thần. Càng hấp thụ nhiều tri thức, nọc độc của Sa-tan càng ngấm vào máu. Những thứ này khiến người ta xa rời và phủ nhận Đức Chúa Trời, cuối cùng mất đi sự cứu rỗi của Ngài. Nếu con trai tôi đi học đại học một vài năm và tiêm nhiễm những lời lẽ nguỵ biện của Sa-tan, nó sẽ rất khó khăn để tới trước Đức Chúa Trời, nên tôi nghĩ rằng, khi con tôi trở về, tôi sẽ cùng con nhóm họp và ăn uống lời Đức Chúa Trời, để con tôi không quá xa rời Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lại khi các con tôi còn nhỏ, chúng tin Đức Chúa Trời, thậm chí còn cùng cầu nguyện và nhóm họp với mẹ tôi, nhưng trong suốt khoảng thời gian tôi hết lòng mong mỏi chúng chuyên tâm học tập, tôi đã không đưa chúng tới trước Đức Chúa Trời. Giờ đây, tôi thấy đại hoạ ngày càng đến gần. Con tôi không tin vào Đức Chúa Trời, và chúng cũng chẳng có sự che chở và bảo vệ từ Ngài – có lẽ đến một ngày chúng sẽ gặp đại hoạ và chết đi. Tôi muốn rao truyền phúc âm cho các con tôi và đưa chúng đến trước Đức Chúa Trời. Nên, khi chúng trở về nghỉ lễ, Tôi đọc lời Đức Chúa Trời cho chúng nghe. Khi tôi đọc lời Đức Chúa Trời thì chúng lắng nghe, nhưng khi tôi nhắc tới tổ chức nhóm họp thì con trai tôi không nguyện ý. Nó cứ xua tôi đi và nói, “Con bận lắm! Con được như bây giờ đâu có dễ dàng gì, nếu không chuyên tâm học tập, làm sao con có tương lai tốt đẹp? Thời buổi này cạnh tranh khốc liệt, tìm được một công việc nở mày nở mặt không phải chuyện dễ. Con không thể hiểu nổi: Con đã có bằng Thạc Sỹ và đang học lên Tiến Sỹ – đó chẳng phải là điều mẹ luôn muốn hay sao? Con sắp sửa đạt được thành công và được công nhận, sắp sửa có một cuộc đời tốt đẹp rồi – mẹ nên lấy làm mừng cho con. Tại sao mẹ như biến thành một người khác hẳn, mẹ lại bảo con phút cuối lùi bước thế?”. Khi nghe con mình nói vậy, tôi thấy đau khổ không nói nên lời. Từng lời con tôi thốt ra đều là những lời tôi từng rót vào tai nó hằng ngày. Đặc biệt giờ đây con tôi đang bận rộn làm luận văn, mỗi ngày con tôi thức tới hơn một giờ sáng. Thằng bé mới hai mươi tuổi đã hói đầu. Nhìn thấy con mình kiệt quệ, tôi cảm thấy lo lắng và buồn rầu, tôi tự trách bản thân mình vì cách giáo dục con cái trước đây. Giờ tôi đã bồi dưỡng con tôi thành tài, nhưng con tôi lại xa cách với Đức Chúa Trời.

Sau đó, tôi ngẫm nghĩ: Tôi làm hết sức để con tôi có thể mưu cầu tri thức và danh lợi, một lòng bồi dưỡng chúng thành tài, nhưng cuối cùng tôi cho được các con tôi điều gì? Tôi có cho chúng được hạnh phúc thực sự hay không? Một ngày, trong buổi tĩnh nguyện, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Chúng ta sẽ chia gánh nặng đến từ gia đình thành hai phương diện để nói, một phương diện là sự kỳ vọng của cha mẹ. Mỗi một cha mẹ hoặc trưởng bối đối với con cái đều có những kỳ vọng lớn nhỏ, không hoàn toàn giống nhau đối với con cái, hy vọng con mình học giỏi, làm người tốt, ở trường học là học sinh xuất sắc, học hành chăm chỉ đạt điểm cao chứ không lười biếng, học cho có, để cho giáo viên, bạn học đều tôn trọng, điểm số thường thường trên 80 điểm, nếu như thi được 60 điểm thì phải bị đánh đòn, dưới 60 điểm phải úp mặt vào tường suy nghĩ, phạt đứng, không được ăn cơm hay đi ngủ, không được xem ti vi, chơi máy tính, lúc trước hứa hẹn mua quần áo đẹp hay đồ chơi tốt thì giờ đều không mua nữa. Cha mẹ nào cũng đều có những kỳ vọng khác nhau đối với con cái, gửi gắm hy vọng rất lớn vào con cái, đều hy vọng con cái có thể hoá rồng hoá phượng, lên như diều gặp gió, tăng thêm sự vẻ vang cho tổ tiên, cho gia tộc. … Vậy nguyện vọng này của cha mẹ vô hình trung sẽ hình thành cái gì đối với con cái? (Thưa, là áp lực.) Hình thành áp lực, và hình thành cái gì nữa? (Thưa, là gánh nặng.) Hình thành áp lực, cũng biến thành một loại xiềng xích. Nếu cha mẹ có kỳ vọng với con cái, họ sẽ dựa vào sự kỳ vọng đó mà dạy dỗ con cái, dẫn dắt, giáo dục con cái, thậm chí đầu tư vào con cái hoặc trả bất cứ giá nào vì những kỳ vọng đó. Ví dụ như, cha mẹ hy vọng con cái ở trường chăm chỉ học giỏi, trở thành người xuất sắc, mỗi lần thi đều được 90 điểm trở lên, đều đứng hạng nhất, cùng lắm cũng không thể thấp hơn hạng năm. Sau khi cha mẹ nói như vậy xong, có phải họ cũng đồng thời có sự hy sinh nhất định để con cái có thể đạt được mục tiêu này không? (Thưa, phải.) Cha mẹ vì để con cái có thể đạt được mục tiêu này, nên khi con cái sáng sớm dậy sớm ôn bài, học thuộc bài, cha mẹ cũng dậy sớm cùng, lúc trời nóng thì quạt cho con mát, pha chút đồ uống lạnh, hoặc mua kem cho con ăn. Sáng sớm thức dậy chuẩn bị sữa đậu nành, bánh quẩy, trứng gà cho con. Đặc biệt là khi đến kỳ thi, cho con ăn một cái bánh quẩy, hai quả trứng gà, hy vọng ăn vào là có thể thi được 100 điểm. Nếu như ngươi nói: ‘Con ăn không nổi, ăn một quả trứng gà là được rồi’. Thì cha mẹ ngươi bảo: ‘Đứa trẻ ngốc này, ăn một quả trứng gà cũng chỉ được mười điểm, ăn cho mẹ thêm một quả nữa, cố gắng, ăn quả này nữa thôi, rồi sẽ được một trăm điểm’. Đứa con nói: ‘Con vừa mới thức dậy, ăn không vô’. ‘Không được, con nhất định phải ăn! Con ngoan, nghe lời mẹ, mẹ là vì tốt cho con thôi, ăn cho mẹ’. Đứa con suy nghĩ một chút: ‘Mẹ yêu thương mình như vậy, mẹ đều vì tốt cho mình, thôi thì ăn vậy’. Ăn thì ăn trứng gà, nhưng nuốt vào thật ra là cái gì? Là áp lực, là không cam tâm không tình nguyện. Ăn thì rất ngon, giá trị kỳ vọng của mẹ cũng rất cao, xuất phát từ nhân tính và lương tâm mà nói thì con người nên tiếp nhận, nhưng xuất phát từ lý tính, con người nên phản kháng loại tình yêu như vậy, không nên tiếp nhận phương thức như vậy. … Đặc biệt có những bậc cha mẹ gửi gắm một vài kỳ vọng đặc biệt vào con cái, hy vọng con cái có thể hơn hẳn họ, càng hy vọng con cái có thể hoàn thành một nguyện vọng mà thế hệ của họ chưa thể hoàn thành. Ví dụ như, có cha mẹ muốn làm vũ công, bởi vì thời của họ hoặc bởi vì các nguyên nhân khác như lúc ấy điều kiện gia đình không cho phép, cuối cùng nguyện vọng làm vũ công không thực hiện được, cha mẹ liền đặt nguyện vọng này lên ngươi, trên cơ sở yêu cầu ngươi học tập phải đứng đầu lớp, phải thi đậu trường đại học danh tiếng, họ lại còn đăng ký thêm cho ngươi lớp vũ đạo, để ngươi học nhiều loại vũ đạo ngoài giờ học, ở trong lớp vũ đạo phải học nhiều, về nhà còn phải luyện nhiều, trở thành người xuất sắc trong lớp vũ đạo, cuối cùng không chỉ phải thi đậu đại học danh tiếng, còn phải là một vũ công danh tiếng. Lựa chọn của ngươi là làm vũ công hoặc là thi vào một trường đại học danh tiếng, sau đó học nghiên cứu sinh, học tiến sĩ, ngươi chỉ có hai con đường này để chọn. Trong kỳ vọng của họ một mặt hy vọng ngươi ở trường học tập thật giỏi, thi đậu đại học danh tiếng, có thể nên người xuất chúng, tiền đồ phát triển, xán lạn, mặt khác, họ hy vọng ngươi thay họ hoàn thành nguyện vọng họ chưa hoàn thành. Cứ như vậy, ngươi mang đồng thời hai gánh nặng trong học tập và trong nghề nghiệp tương lai. Một mặt, không phụ sự kỳ vọng của họ, báo đáp tất cả những gì họ đã đánh đổi vì ngươi, sau này bản thân phải nên người xuất chúng, để cho họ sống những ngày tháng thật tốt đẹp. Mặt khác, còn phải hoàn thành nguyện vọng mà họ khi còn trẻ chưa đạt được, giúp họ thực hiện nguyện vọng. Nói xem, ngươi có mệt hay không? (Thưa, mệt.) Gánh nặng nào cũng quá đủ cho ngươi gồng gánh rồi, bất luận gánh nặng nào cũng sẽ đè ngươi đến không thở nổi, đặc biệt là trong thời đại cạnh tranh vô cùng khốc liệt hiện nay, các loại yêu cầu của cha mẹ đối với con cái quả là không chịu nổi, vô nhân đạo, quả thực là cố tình gây sự. Người ngoại đạo gọi đó là gì? Gọi là uy hiếp bằng tình cảm. Cho dù người ngoại đạo có câu nói gì, họ cũng không giải quyết được vấn đề này, thực chất của vấn đề này là gì người ta cũng không nói rõ được. Họ gọi là uy hiếp bằng tình cảm, vậy chúng ta gọi là gì? (Thưa, xiềng xích, gánh nặng.) Gọi là gánh nặng. Vừa nói đến gánh nặng, đây có phải là thứ mà con người nên có hay không? (Thưa, không.) Đây là thứ ngoài định mức, tức là ngươi cõng thêm một thứ khác, nó không phải một thể với con người ngươi, nó không phải là một thứ mà thân xác, tâm hồn và linh hồn của ngươi có sẵn và yêu cầu, mà nó là thứ ngoài định mức, nó đến từ bên ngoài, không phải đến từ bản thân ngươi(Cách mưu cầu lẽ thật (16), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Khi đọc đoạn lời Đức Chúa Trời này, tôi thấy đau nhói trong lòng. Đó chính là cách tôi đã dạy dỗ con mình. Tôi đã tin rằng mình phải làm việc đồng áng và chịu khổ vô cùng từ khi còn nhỏ là bởi vì khi ấy tôi không học hành tới nơi tới chốn hay có điều kiện học tập tử tế. Nên tôi mang những khát vọng không thực hiện được áp đặt lên những đứa con của mình, mong chúng học tập chăm chỉ và thi đỗ vào trường đại học danh giá, để tương lai chúng có tiền đồ, chúng có thể nên người xuất chúng và làm rạng danh tổ tiên. Để thực hiện mục tiêu ấy, từ khi các con tôi còn nhỏ, tôi đã đặt áp lực lên chúng. Khi chúng còn nhỏ, chúng sẵn lòng cầu nguyện và nhóm họp, nhưng vì sợ việc đó sẽ ảnh hưởng đến chuyện học hành, tôi đã không để mẹ tôi nhóm họp cùng các con tôi. Khi lẽ ra chúng được chơi, tôi đã không cho phép chúng chơi, và khi điểm số hơi tụt một chút, tôi liền mắng nhiếc chúng, tiêm nhiễm những tư tưởng sai lầm và gây áp lực lên chúng. Con trai tôi đổ bệnh vì những áp lực từ kỳ thi đại học; lo sợ điểm số của con bị ảnh hưởng, ngày ngày tôi ngồi canh con học vì sợ con trở nên lười biếng. Tôi lo rằng nếu kết quả thi tồi tệ, mọi công sức của chúng tôi sẽ đổ sông đổ biển. Áp lực tôi đặt lên con trai mình thực sự quá lớn! Bề ngoài, có vẻ như tôi làm mọi thứ vì con trai mình, nhưng trên thực tế, tôi chỉ muốn con tôi vào được một trường đại học danh giá và nên người xuất chúng, hòng cho tôi được nở mày nở mặt và thực hiện lý tưởng cùng ước vọng của tôi. Tôi đã vô tình đặt áp lực và gánh nặng quá lớn lên vai con trai mình, như thể tôi đã gắn những xiềng xích vô hình lên người con tôi vậy. Giờ đây, con trai tôi đã thi đỗ vào một trường đại học top đầu lý tưởng, và mong ước của tôi đã được thực hiện, mặt mũi tôi đã được vẻ vang, và lòng ham hư vinh đã được thoả mãn, nhưng con tôi lại trở nên xa cách với Đức Chúa Trời. Giờ đây, khi tôi nói chuyện với con về việc đức tin, con tôi cứ trốn tránh và kiếm cớ, nó không muốn đọc lời của Đức Chúa Trời. Mỗi ngày, nó bị danh lợi dẫn lối. Nó vắt óc vì tìm kiếm danh lợi, và tìm đủ mọi cách để kiểm soát những mối quan hệ cá nhân, cuộc sống của con tôi đặc biệt khốn khổ và mệt mỏi. Tôi chính là người đã biến con trai tôi trở thành người như bây giờ.

Sau này, tôi đọc thêm lời Đức Chúa Trời: “Ví dụ, khi con cái còn nhỏ, ngươi luôn dạy con ‘Chăm chỉ học tập đi, sau này lên đại học, thi lên cao học, học tiến sĩ, tìm việc làm tốt, tìm đối tượng tốt rồi kết hôn lập gia đình, vậy thì cuộc sống sau này sẽ tốt đẹp hơn’. Dưới sự giáo dục, khích lệ của ngươi, dưới đủ loại sức ép của ngươi, chúng dựa theo quỹ đạo ngươi đặt ra mà sống, mưu cầu, cũng như đạt được kỳ vọng lúc đó của ngươi, đi đến bây giờ chúng không thể quay đầu lại được nữa. Bây giờ ngươi tin Đức Chúa Trời nên hiểu được một vài lẽ thật, hiểu được tâm ý của Ngài, có tư tưởng, quan điểm đúng đắn rồi, ngươi lại bảo chúng đừng mưu cầu những thứ đó nữa, chúng quay đầu lại phản bác ngươi, ‘Bây giờ con làm như vậy không phải là như mong muốn của mẹ sao? Lúc con còn nhỏ, không phải mẹ đã giáo dục con như vậy sao? Không phải yêu cầu con như vậy sao? Tại sao bây giờ lại không cho con làm như vậy? Con làm như vậy có gì sai sao? Bây giờ con đã làm được rồi, con hưởng thụ được rồi, mẹ nên vui mừng, nên hài lòng, nên vì con mà tự hào mới đúng chứ!’. Nghe xong những lời này, tâm trạng ngươi thế nào? Nên khóc hay nên vui? Ngươi có hối hận hay không? (Thưa, có.) Không kéo chúng về được nữa. Nếu như lúc nhỏ ngươi không giáo dục chúng như vậy thì ngươi đã cho chúng một tuổi thơ vui vẻ, không gây cho chúng bất kỳ áp lực nào, không giáo dục chúng làm người đứng trên thiên hạ, cũng không dạy chúng làm quan to, giàu to, mưu cầu danh lợi, địa vị, mà thay vào đó để chúng làm một người tốt bình thường. Nếu cha mẹ không yêu cầu chúng kiếm bao nhiêu tiền, hưởng thụ bao nhiêu, báo đáp cho cha mẹ bao nhiêu, chỉ hy vọng chúng khỏe mạnh, vui vẻ là được rồi, để cho chúng làm một người đơn giản, vui vẻ là tốt rồi, có khi chúng còn có thể tiếp nhận một vài tư tưởng, quan điểm của cha mẹ sau khi họ tin Đức Chúa Trời. Nếu được như vậy thì hiện tại chúng đã sống vui vẻ hơn một chút, không có áp lực cuộc sống lớn như vậy, cũng không có áp lực đến từ xã hội nhiều như vậy, tuy rằng chúng không thu hoạch được danh lợi gì, nhưng ít nhất tâm linh của chúng luôn vui vẻ, yên ổn, yên bình. Nhưng trong giai đoạn vị thành niên, dưới sự xui khiến, xúi giục của cha mẹ, dưới sự thúc bách của cha mẹ, chúng không ngừng học tập tri thức, mưu cầu tiền tài, danh lợi, cuối cùng chúng đã có danh lợi, có địa vị, cuộc sống của chúng rất tốt, hưởng thụ rất nhiều, tiền cũng kiếm được nhiều, nhưng chúng sống rất mệt mỏi. Lúc gặp ngươi chúng luôn có vẻ mặt mệt mỏi, vì chỉ khi về đến nhà, về bên cạnh cha mẹ thì chúng mới dám tháo mặt nạ ngụy trang xuống, mới dám nói mình mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi một chút, nhưng khi ra ngoài thì lại không giống như vậy, chúng lại đeo mặt nạ lên. Nhìn bộ dạng mệt mỏi đáng thương của chúng thì ngươi đau lòng, nhưng ngươi lại không có bất kỳ năng lực nào khiến chúng quay đầu lại, chúng đã không quay đầu lại được nữa rồi. Do đâu mà ra cớ sự này? Có liên quan gì đến sự giáo dục của ngươi không? (Thưa, có.) Tất cả những điều này không phải bản thân chúng từ nhỏ đã biết, đã mưu cầu mà điều này có quan hệ nhất định đến sự giáo dục của ngươi. Ngươi nhìn bộ mặt của chúng như vậy, trạng thái cuộc sống như vậy, ngươi có đau lòng không? (Thưa, đau lòng.) Nhưng ngươi bất lực, ngươi chỉ còn lại sự hối hận, đau lòng. Ngươi cảm thấy đứa trẻ này hoàn toàn bị Sa-tan bắt đi rồi, không quay lại được nữa, ngươi không có bất kỳ năng lực nào để vãn hồi, đây chính là cha mẹ không làm tròn trách nhiệm, là ngươi hại nó, là sự giáo dục tư tưởng sai lầm, dẫn dắt sai lầm của ngươi khiến chúng lầm đường lạc lối, một đi không trở lại, cuối cùng ngươi chỉ còn lại sự hối hận. Trơ mắt nhìn con cái mình đang chịu khổ, đang bị xã hội tà ác này làm cho bại hoại, chịu đựng các loại áp lực đến từ cuộc sống, nhưng ngươi lại không có cách nào, mà chỉ có thể nói ‘Thường về nhà hơn nhé, mẹ sẽ nấu cho con vài món ngon’. Ăn xong bữa cơm này có thể giải quyết vấn đề gì? Chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Bây giờ tư tưởng của chúng đã trưởng thành, đã định hình, danh dự, địa vị tới tay rồi thì chúng không thể buông tay được, chúng chỉ có thể đâm đầu vào như vậy, không quay lại được. Đây là một hậu quả xấu của việc cha mẹ đưa ra những hướng dẫn sai lầm, tiêm nhiễm tư tưởng sai lầm cho con cái trong giai đoạn con cái vị thành niên(Cách mưu cầu lẽ thật (19), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Tôi đọc đi đọc lại đoạn lời Đức Chúa Trời, mỗi lần đọc, lại một lần những lời ấy in sâu vào tận đáy lòng và khiến tôi rơi những giọt nước mắt ân hận. Tôi nghĩ về khi con trai còn nhỏ, nó thật trong sáng và tin vào Đức Chúa Trời, con tôi sẵn lòng dự nhóm họp cùng bà ngoại. Nhưng, ảnh hưởng bởi những quan điểm Sa-tan như “Tri thức cải biến vận mệnh”, “Mọi việc đều thấp kém, chỉ có đọc sách là cao quý”, “Lao tâm thì trị người, lao lực thì bị người trị”, rồi “Vận mệnh nằm trong tay ta”, tôi mưu cầu việc trở nên xuất chúng và làm rạng danh tổ tiên, rồi tiêm nhiễm những tư tưởng ấy vào con trai mình và đẩy nó vào vũng bùn tri thức, khiến nó không ngừng mưu cầu danh lợi và địa vị tới mức không thể tự mình giải thoát nổi. Tôi đặc biệt chú ý tới lời Đức Chúa Trời rằng: “Ngươi cảm thấy đứa trẻ này hoàn toàn bị Sa-tan bắt đi rồi, không quay lại được nữa, ngươi không có bất kỳ năng lực nào để vãn hồi, đây chính là cha mẹ không làm tròn trách nhiệm, là ngươi hại nó, là sự giáo dục tư tưởng sai lầm, dẫn dắt sai lầm của ngươi khiến chúng lầm đường lạc lối, một đi không trở lại, cuối cùng ngươi chỉ còn lại sự hối hận”. Đức Chúa Trời thông công đúng chính xác tâm trạng của tôi trong giây phút này. Mỗi khi con trai về nhà, tôi đọc cho con nghe lời Đức Chúa Trời, nhưng con tôi luôn tìm mọi cách phản bác và từ chối – nó thậm chí còn nói rằng tôi đang kìm hãm nó, khiến tôi đau nhói trong tim. Tôi thấy con mình ngày ngày vất vả bôn ba vì danh lợi: tuổi còn trẻ mà con tôi đã bắt đầu rụng tóc, hằng ngày, nó lê tấm thân mệt mỏi đi học tới tận đêm khuya; thậm chí, nó còn vắt óc tìm hiểu tâm tư và sở thích của các giáo sư, rồi tìm cách tiếp cận họ bằng bất cứ thứ gì họ thích; trước mặt lãnh đạo thì nó vô cùng thận trọng, chỉ sợ bản thân nói hay làm gì sai, sẽ bị họ gây khó dễ, ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của mình. Tôi nhìn con mình mỗi ngày sống với chiếc mặt nạ, cực kỳ mệt mỏi. Con trai tôi trở nên như vậy là lỗi do tôi; chính tôi đã khuyến khích con mưu cầu kiến thức và làm hại nó. Giờ tôi đã hiểu ra rằng tôi không yêu thương con mình, mà đã làm khổ nó, tôi đã biến con tôi thành vật hy sinh cho sự mưu cầu danh lợi của tôi. Nhất là khi tôi nhìn thấy những anh chị em trạc tuổi con trai tôi ở nhà thờ. Họ tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, thực hiện bổn phận của họ ở nhà thờ; họ không bị trói buộc bởi độc tố của Sa-tan, và họ sống cuộc đời thoải mái và hạnh phúc, tự do tự tại. Tôi lại càng thấy hối hận hơn. Nếu tôi không tiêm nhiễm những tư tưởng và quan điểm vào con trai tôi, có lẽ nó đã không thành ra như bây giờ, sống một cuộc đời đau khổ và bất lực nhằm mưu cầu danh lợi, nhằm thăng tiến và làm giàu. Nghĩ đến những điều đó, tôi cảm thấy đặc biệt ân hận và căm ghét bản thân mình. Tôi phản tỉnh rằng: Tại sao tôi lại nhất nhất cương quyết mong muốn con mình thi vào đại học? Căn nguyên vấn đề nằm ở đâu?

Một ngày, tôi đọc những lời Đức Chúa Trời sau: “Sa-tan sử dụng danh vọng và lợi lộc để khống chế suy nghĩ của con người, cho đến khi tất cả những gì con người có thể nghĩ đến chỉ là danh và lợi. Họ đấu tranh vì danh lợi, chịu đựng khó khăn gian khổ vì danh lợi, chịu đựng sự sỉ nhục vì danh lợi, hy sinh mọi thứ họ có vì danh lợi, và họ sẽ đưa ra bất kỳ phán đoán hoặc quyết định nào cũng vì danh lợi. Bằng cách này, Sa-tan đã trói con người bằng những xiềng xích vô hình, và họ không có sức mạnh cũng như không có can đảm để vứt bỏ chúng. Họ vô tình mang những xiềng xích này và nặng nhọc lê bước về phía trước với rất nhiều khó khăn. Vì danh lợi, nhân loại tránh xa Đức Chúa Trời và phản bội Đức Chúa Trời và ngày càng trở nên tà ác. Do đó, bằng cách này, hết thế hệ này đến thế hệ khác bị hủy diệt giữa vòng danh lợi của Sa-tan. Bây giờ hãy nhìn vào những hành động của Sa-tan, chẳng phải các động cơ nham hiểm của nó hoàn toàn đáng ghét sao? Có thể ngày hôm nay các ngươi vẫn chưa thể nhìn thấu các động cơ nham hiểm của Sa-tan bởi vì các ngươi nghĩ rằng con người không thể sống mà không có danh vọng và lợi lộc. Ngươi nghĩ rằng nếu con người để danh lợi lại phía sau, thì họ sẽ không còn có thể nhìn thấy con đường phía trước, không còn có thể nhìn thấy mục tiêu của mình, rằng tương lai của họ sẽ trở nên đen tối, mờ mịt và ảm đạm(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng Sa-tan dùng danh lợi để làm sa ngã, mê hoặc và hãm hại con người, khiến con người chỉ biết mưu cầu danh lợi. Tôi nhớ lại, vì hồi nhỏ không được học hành đến nơi đến chốn, khi ra đời kiếm tiền, tôi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ và thường xuyên bị người đời kỳ thị. Nhìn thấy những người có học thức, có danh vọng, đi đâu cũng được người khác nể trọng, tôi đã ghen tị với họ và tin rằng tôi không được người khác tôn trọng chỉ vì tôi không có học thức, nên tôi mang khát vọng của mình gửi gắm lên những đứa con, mong chúng hoàn thành những ước mơ dang dở của mình. Vì điều đó, tôi dành toàn bộ thời gian và trả giá bằng mọi thứ mình có, sống một cuộc đời cay đắng và kiệt quệ, rồi mang đến cho con trai mình nỗi đau và sự giày vò. Sau này, dù con trai tôi đã đạt được danh lợi, nó ngày càng xa rời Đức Chúa Trời và mất đi sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Giờ tôi đã hiểu rằng việc tôi mưu cầu danh lợi là một dạng gông cùm vô hình Sa-tan đã đặt lên bản thân tôi và con trai của mình. Sa-tan dùng danh lợi để cám dỗ và mê hoặc chúng ta, khiến chúng ta một lòng một dạ theo đuổi danh lợi, không mảy may suy nghĩ đến việc mưu cầu lẽ thật; chúng ta bị dẫn dắt từng bước bởi Sa-tan – sẵn lòng chịu khổ vì điều đó, kết quả là chúng ta từng bước rời xa Đức Chúa Trời, tới mức phủ nhận Đức Chúa Trời và bị Sa-tan chiếm hữu. Đó là dụng tâm và quỷ kế hiểm ác của Sa-tan. Tôi nghĩ về những người quanh mình: Con trai của chú tôi thi đỗ đại học, nhưng cha mẹ em chê em lựa chọn một ngành học tầm thường, nên đã dùng quan hệ để tìm người giúp em đổi ngành học. Kết quả là đứa bé chịu quá nhiều áp lực và không thể theo nổi chương trình học, rồi sau đó bị suy nhược thần kinh. Giờ đây, em còn không thể tự chăm sóc được bản thân mình. Còn có rất nhiều những đứa trẻ khác uống thuốc trừ sâu hay nhảy lầu tự tử vì thành tích học tập yếu kém. Tất cả những bài học đau thương này đã cho tôi một lời nhắc nhở và cảnh cáo. Thực ra, đời người giàu hay nghèo, tất cả đều nằm trong bàn tay Đức Chúa Trời. Danh lợi không thể khiến chúng ta thoát khỏi đau đớn; chúng chỉ đẩy chúng ta xuống vực sâu thống khổ. Thật ghê sợ khi chứng kiến cách Sa-tan hãm hãi con người. Đồng thời, cảm tạ Đức Chúa Trời rằng nhờ sự khai sáng, lãnh đạo và dẫn dắt của Ngài, tôi đã tìm được căn nguyên đau khổ của mình và thấy được hậu quả nguy hiểm của việc mưu cầu danh lợi. Bằng không, tôi vẫn sẽ mắc kẹt trong đó, không thể tự mình giải thoát. Tôi cũng hiểu được tâm ý chân thành nhất của Đức Chúa Trời là cứu rỗi con người. Tôi không thể để Sa-tan tiếp tục lừa bịp và hãm hại – Tôi muốn thoát khỏi gông cùm của danh lợi, đi con đường mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi.

Sau này, tôi đã tìm được con đường giáo dục con cái đúng đắn trong lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nếu như lúc nhỏ ngươi không giáo dục chúng như vậy thì ngươi đã cho chúng một tuổi thơ vui vẻ, không gây cho chúng bất kỳ áp lực nào, không giáo dục chúng làm người đứng trên thiên hạ, cũng không dạy chúng làm quan to, giàu to, mưu cầu danh lợi, địa vị, mà thay vào đó để chúng làm một người tốt bình thường. Nếu cha mẹ không yêu cầu chúng kiếm bao nhiêu tiền, hưởng thụ bao nhiêu, báo đáp cho cha mẹ bao nhiêu, chỉ hy vọng chúng khỏe mạnh, vui vẻ là được rồi, để cho chúng làm một người đơn giản, vui vẻ là tốt rồi, có khi chúng còn có thể tiếp nhận một vài tư tưởng, quan điểm của cha mẹ sau khi họ tin Đức Chúa Trời. Nếu được như vậy thì hiện tại chúng đã sống vui vẻ hơn một chút, không có áp lực cuộc sống lớn như vậy, cũng không có áp lực đến từ xã hội nhiều như vậy, tuy rằng chúng không thu hoạch được danh lợi gì, nhưng ít nhất tâm linh của chúng luôn vui vẻ, yên ổn, yên bình(Cách mưu cầu lẽ thật (19), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Lời Đức Chúa Trời chỉ ra con đường đúng đắn để giáo dục con cái: Trong việc giáo dục con trẻ, không thể đòi hỏi chúng mưu cầu kiến thức, địa vị, danh vọng, tiền tài, thăng tiến hay trở nên giàu có; chỉ nên hy vọng các con sống cuộc đời hạnh phúc và mạnh khoẻ, không có áp lực, tự do tự tại. Từ lời Đức Chúa Trời, tôi cũng lĩnh hội được ý của Đức Chúa Trời. Các con và tôi đều là loài thọ tạo, và số phận của chúng tôi nằm trong tay Đức Chúa Trời. Vận mệnh cuộc đời chúng tôi và con đường chúng tôi nên đi đều nằm dưới sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời; đó không phải điều chúng tôi có thể tự kiểm soát – hay tôi có thể cải biến vận mệnh của các con mình. Điều duy nhất tôi có thể làm đó là cầu nguyện cho các con, và khi chúng trở về, tôi đọc lời Đức Chúa Trời cho chúng nghe. Liệu rốt cuộc, chúng có thể đến trước Đức Chúa Trời hay không, điều đó tuỳ thuộc vào Ngài. Tôi chỉ cần làm hết bổn phận, trách nhiệm của mình và làm tốt những gì mình nên làm. Quan điểm của tôi về mọi việc đã phần nào thay đổi – đó là kết quả đạt được từ nghe lời Đức Chúa Trời. Giờ đây, tôi chỉ muốn mưu cầu lẽ thật và sống với lời Đức Chúa Trời, làm hết bổn phận của chính mình. Chỉ có như thế mới là cuộc sống có ý nghĩa và giá trị. Cảm tạ Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger