Đón nhận sự tỉa sửa và xử lý như thế nào

21/03/2023

Nhật ký tĩnh nguyện

Bởi Tư Phàm, Hàn Quốc

Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2022, Trời trong xanh

Hôm nay mình bắt đầu làm bổn phận mới là công tác văn tự. Dù không như mong đợi nhưng mình vẫn vui vẻ vì được thực hiện bổn phận này. Mình biết đây là ân điển của Đức Chúa Trời và Ngài đang cho mình cơ hội thực hành. Mình muốn làm thật tốt. Nhưng khi nghĩ tới việc mình chưa quen với công tác này lại còn được nghe chuyện về các anh chị em khi làm công tác này đã tùy tiện và vô nguyên tắc trong công tác, nên bị tỉa sửa và xử lý, mình lại thấy lo lắng: “Liệu có ngày mình cũng bị tỉa sửa và xử lý trong bổn phận này không? Nhưng nếu như mình rút ra được bài học khi bị tỉa sửa, xử lý thì chẳng phải là việc tốt sao? Đây là cơ hội tốt để đạt được lẽ thật!” Cuối cùng mình đã tiếp nhận bổn phận này.

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2022, Trời nhiều mây

Thời gian trôi nhanh quá. Mới đó mà mình đã làm công tác văn tự được hơn nửa tháng. Trong thời gian đó, nhờ lãnh đạo thông công về nguyên tắc và chỉ đạo trong công tác, mình đã dần quen hơn với công tác này và đã nắm được một số nguyên tắc. Hôm nay mình thấy một số anh chị em bị xử lý, tỉa sửa vì đã tùy tiện và vô nguyên tắc khi thực hiện bổn phận. Trong lòng mình khá là lo lắng, sợ bản thân cũng bị xử lý. Dù biết việc lãnh đạo tỉa sửa, xử lý là để chỉ ra tâm tính bại hoại và thực chất của vấn đề theo căn cứ là lời Đức Chúa Trời, việc này cũng giúp mọi người hiểu bản thân và bước vào nguyên tắc lẽ thật, nhưng mình vẫn không muốn bị tỉa sửa hay xử lý. Hôm nay, anh Saul bị xử lý, tỉa sửa vì không thực hiện bổn phận theo nguyên tắc. Về vấn đề này, lãnh đạo đã thông công và uốn nắn nhiều lần, nhưng anh ấy vẫn mắc lại cùng một lỗi đó. Lãnh đạo nói anh ấy là người bất thông linh và không hiểu nguyên tắc. Dù những lời này không nhằm vào mình, nhưng khi nghe mấy chữ “bất thông linh” đó, trong lòng mình cứ thấy băn khoăn, nôn nao và chột dạ. Mình tự cảnh cáo bản thân: “Phải làm việc theo nguyên tắc, không được mắc lỗi nếu không sẽ bị xử lý. Nếu đến một ngày mình có biểu hiện bất thông linh, thì sẽ rắc rối lắm. Người bất thông linh sao có thể được cứu rỗi chứ? Họ có đáng được bồi dưỡng không?” Suy nghĩ này càng khiến mình lo lắng. Tối nay khi thực hiện bổn phận, mình cảm thấy rất căng thẳng. Mình làm mọi việc vô cùng cẩn trọng, sợ có sai sót. Nhưng mình không hiểu sao việc người khác bị xử lý, tỉa sửa lại ảnh hưởng tới mình như thế.

Thứ Sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2022, Trời trong xanh

Dạo này mình hay sợ sệt trong bổn phận và lúc nào cũng dè chừng. Mình sợ gặp sai sót. Thỉnh thoảng các anh chị em muốn hỏi về quan điểm của mình, dù rất chắc chắn về những đề xuất của mình, nhưng mình cứ sợ sẽ nói sai. Mình phải dò xét sự tán thành của người khác rồi mới dám nêu quan điểm. Nói thật, thực hiện bổn phận thế này thật quá mệt mỏi, cảm giác đang dần xa cách với Đức Chúa Trời. Hôm nay mình đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời khiến mình rất xúc động. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Một số kẻ địch lại Đấng Christ làm việc trong nhà Đức Chúa Trời âm thầm hạ quyết tâm hành động cẩn trọng, tránh mắc sai sót, tránh bị tỉa sửa và xử lý, tránh chọc giận Bề trên hoặc bị lãnh đạo của họ bắt quả tang khi làm điều gì xấu, và họ đảm bảo sao cho có người thấy khi họ làm điều tốt. Tuy nhiên, dù họ có cẩn trọng thế nào, nhưng vì thực tế là xuất phát điểm sai và chọn sai đường, chỉ hành động vì danh tiếng và địa vị, không bao giờ tìm kiếm lẽ thật, nên họ thường xuyên vi phạm nguyên tắc, phá vỡ và gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, hành động như tay sai của Sa-tan và thậm chí là còn thường xuyên vi phạm. Những người như vậy thường xuyên vi phạm nguyên tắc và vi phạm là điều hết sức bình thường. Vì thế, dĩ nhiên là họ khó tránh khỏi việc bị tỉa sửa và xử lý. Giờ thì tại sao những kẻ địch lại Đấng Christ lại hành xử quá thận trọng khi chưa bị tỉa sửa và xử lý? Chắc chắn một lý do là do họ nghĩ: ‘Mình phải cẩn thận – dù sao thì “Thận trọng là mẹ an toàn” và “Người tốt có cuộc sống bình yên”. Mình phải làm theo các nguyên tắc này và lúc nào cũng phải nhắc nhở bản thân tránh làm sai hay vướng vào rắc rối, và mình phải kiểm soát sự bại hoại và những ý định của mình. Miễn là mình không làm gì sai trái và có thể kiên trì đến cùng, mình sẽ đạt được phước lành, tránh được thảm họa và sẽ thành công trong đức tin nơi Đức Chúa Trời!’. Họ thường thúc giục bản thân, động viên và khích lệ mình theo cách này. Họ tin rằng nếu họ làm gì sai, họ sẽ giảm đi đáng kể cơ hội được nhận phước lành. Chẳng phải đây là sự toan tính và niềm tin chất chứa tận sâu tâm can họ sao? Gạt sang một bên việc toan tính hay niềm tin này của kẻ địch lại Đấng Christ là đúng hay sai, dựa trên niềm tin này, thì họ sẽ lo lắng nhất về điều gì khi bị xử lý và tỉa sửa? (Tiền đồ và số phận của họ.) Họ gắn kết việc bị xử lý và tỉa sửa với tiền đồ và số phận của mình – điều này liên quan đến bản tính tà ác của họ(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)). Đoạn này mô tả chính xác tình trạng của mình. Khi thấy người khác bị xử lý tỉa sửa, mình không chấp nhận việc đó là từ Đức Chúa Trời cũng không tìm kiếm xem tại sao những người này bị xử lý, họ đã lệch lạc như thế nào, và mình rút ra được bài học gì từ thất bại của họ, cũng như sau này làm sao tránh bị lệch lạc tương tự như thế để làm việc theo nguyên tắc. Thay vào đó mình lại vô hình trung liên hệ việc bị xử lý với vận mệnh của mình. Mình cảm thấy càng bị xử lý nghiêm trọng thì càng ít hy vọng được ban phước lành. Mình càng trở nên đề phòng và cẩn trọng, nghĩ rằng chỉ cần không mắc nhiều lỗi, không bị xử lý, mình sẽ có hy vọng được ban phước lành. Vì mình hiểu nhầm về việc bị xử lý, tỉa sửa và quá coi trọng phước lành, nên vô cùng nhạy cảm với những việc gì động chạm đến vận mệnh và cẩn trọng quá mức trong mọi việc mình làm. Mình sợ nếu không cẩn trọng, mình sẽ bị xử lý và không có kết cục tốt. Mình thấy mình quá tà ác và xảo trá! Thực sự là lãnh đạo đã thông công nguyên tắc nhiều lần và nhiệt tình chỉ đạo mọi người, nhưng chẳng ai chịu nghiêm túc nghe lời. Mọi người cứ làm việc một cách tùy tiện và mù quáng, quấy phá công tác. Chẳng phải bị xử lý là chuyện hoàn toàn bình thường sao? Nếu như có lý trí, người ta sẽ có thể phản tỉnh bản thân, xem họ thiếu sót hay bất thông linh ở đâu, tìm kiếm lẽ thật và lập tức sửa đổi sự lệch lạc. Đấy mới là người biết tích cực bước vào và tìm kiếm lẽ thật. Bị xử lý giúp chúng ta bước vào lẽ thật và thực hiện tốt bổn phận. Nhưng mình không những không tìm kiếm lẽ thật hay phản tỉnh, mà còn đề phòng và hiểu nhầm. Mình không biết phân biệt tốt xấu! Nhờ sự tỏ lộ của lời Đức Chúa Trời mà giờ mình mới hiểu được tình trạng của mình.

Thứ Hai, ngày 12 tháng 9 năm 2022, Trời mưa nặng hạt

Trong buổi hội họp hôm nay, lãnh đạo biết Saul trở nên tiêu cực sau khi bị xử lý, anh ấy cảm thấy bị kìm hãm và ức chế. Lãnh đạo hỏi xem mọi người có cảm thấy bị kìm hãm không. Mình nhớ lại tình trạng trong thời gian qua và nói rằng cảm thấy có chút bị kìm hãm. Ngay sau đó, lãnh đạo đã chia sẻ một mối thông công hết sức xúc động. Anh ấy nói: “Tại sao một số người bị xử lý liên tục nhưng vẫn không đạt được lẽ thật, và nói rằng họ cảm thấy bị kìm hãm, áp bức và khổ sở? Đấy là vì họ không chú trọng việc hiểu lẽ thật và đạt được lẽ thật, như vậy nghĩa là họ sẽ không đạt được điều gì. Họ chống đối và tức giận khi bị xử lý. Họ chống lại người khác. Đây có phải người sẽ tiếp nhận lẽ thật không? Thực tế, những người này bị xử lý vì họ vi phạm nguyên tắc lẽ thật, nhưng họ không chịu phản tỉnh, mà còn tiêu cực, lười biếng. Điều này chứng tỏ họ không tiếp nhận lẽ thật, họ chống đối lẽ thật, bất đồng với lẽ thật. Bất đồng với lẽ thật chính là bất đồng với Đức Chúa Trời. Tính chất của việc này rất nghiêm trọng”. Mối thông công của lãnh đạo cuối cùng đã khiến mình nhận ra tính chất nghiêm trọng của việc cự tuyệt lẽ thật, chuyện bị xử lý, và tình trạng này nguy hiểm như thế nào. Khi về nhà, mình cảm thấy bứt rứt không yên và thao thức mãi không ngủ được. Mình cảm thấy hoàn cảnh này không phải ngẫu nhiên và ý muốn của Đức Chúa Trời ẩn sau đó. Mình bắt đầu thắc mắc, biểu hiện chính xác của việc không tiếp nhận lẽ thật là như thế nào? Làm sao mình rút ra bài học và phản tỉnh trong hoàn cảnh này?

Thứ Tư, ngày 14 tháng 9 năm 2022, Trời trong xanh

Hôm nay Saul bị tước bổn phận. Một số người khác cũng bị tước bổn phận vì không tiếp nhận lẽ thật và không tiến bộ trong bổn phận. Từ một người chị em, mình biết được rằng Saul thường thực hiện bổn phận một cách tùy tiện và vi phạm nguyên tắc, lần nào lãnh đạo cũng nhẫn nại thông công về nguyên tắc với anh ấy. Đôi lúc còn xử lý, tỉa sửa và chỉ ra thực chất vấn đề của anh ấy, nhưng Saul không tìm kiếm lẽ thật hay phản tỉnh. Đáp trả việc bị tỉa sửa, anh ấy lười biếng và không chịu nêu quan điểm khi thảo luận công tác. Có lần trong một buổi hội họp, anh ấy còn nói: “Khi tôi làm tốt thì lãnh đạo không thấy, khi không tốt thì bị xử lý, tỉa sửa”. Thật không tin nổi là anh ấy lại nói vậy, anh ấy nói như thế, chứng tỏ không hề tiếp nhận lẽ thật chút nào! Mình đã đọc một số đoạn lời Đức Chúa Trời. “Khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa và xử lý, điều đầu tiên họ làm là chống đối và loại bỏ tận đáy lòng. Họ chiến đấu với nó. Và tại sao lại như thế? Điều này là do về bản tính và thực chất, những kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét và căm ghét lẽ thật, và họ không hề tiếp nhận lẽ thật. Một cách tự nhiên, thực chất và tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ ngăn cản họ thừa nhận sai lầm của chính mình hoặc thừa nhận tâm tính bại hoại của chính họ. Dựa trên hai sự thật này, thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với việc bị tỉa sửa và xử lý là loại bỏ và chống đối, một cách hoàn toàn và triệt để. Họ khinh ghét và chống đối từ tận đáy lòng, và không hề có một chút tiếp nhận hay quy phục, càng không có bất kỳ sự phản tỉnh hoặc ăn năn thực sự nào. Khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa và xử lý, bất kể ai làm điều đó, nó liên quan đến điều gì, mức độ mà họ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, sai phạm rõ ràng như thế nào, bao nhiêu việc ác họ phạm phải, hoặc những việc ác của họ gây ra hậu quả gì cho hội thánh – kẻ địch lại Đấng Christ cũng không xem xét bất kỳ điều nào trong số này. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, người tỉa sửa và xử lý họ đang nhắm vào họ, hoặc cố tình vạch lá tìm sâu để trừng phạt họ. Kẻ địch lại Đấng Christ thậm chí còn nghĩ rằng họ đang bị bắt nạt và làm nhục, rằng họ không được đối xử một cách nhân đạo, và rằng họ đang bị coi thường và khinh bỉ. Sau khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa và xử lý, họ không bao giờ phản tỉnh về việc họ đã thực sự làm sai điều gì, họ đã phơi bày loại tâm tính bại hoại nào, họ có tìm kiếm các nguyên tắc trong vấn đề hay không, hoặc liệu họ có hành động phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật hay đã hoàn thành trách nhiệm của mình không. Họ không dò xét bản thân hoặc suy nghĩ về bất kỳ điều gì trong số này, cũng không suy ngẫm về những vấn đề này. Thay vào đó, họ tiếp cận việc xử lý và tỉa sửa theo ý muốn của họ và bằng sự nóng nảy. Mỗi khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa và xử lý, họ sẽ đầy tức giận, phẫn uất và bất mãn, và sẽ không nghe lời khuyên từ ai. Họ không chịu chấp nhận việc mình bị tỉa sửa và xử lý, và không thể quay lại trước Đức Chúa Trời để tìm hiểu và phản tỉnh về bản thân, để giải quyết những hành động vi phạm nguyên tắc của họ, chẳng hạn như chiếu lệ hoặc bất cẩn hay hành xử tùy tiện trong bổn phận, họ cũng không sử dụng cơ hội này để giải quyết tâm tính bại hoại của chính mình. Thay vào đó, họ kiếm cớ để tự bào chữa, biện bạch cho bản thân, thậm chí họ sẽ nói những điều gây bất hòa và xúi giục người khác(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 12). “Bất kể các hoàn cảnh nào xảy đến – đặc biệt là khi đối mặt với nghịch cảnh, và đặc biệt là khi Đức Chúa Trời tỏ lộ hoặc phơi bày con người – thì điều đầu tiên con người nên làm là đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh và xem xét lời nói và việc làm cũng như tâm tính bại hoại của họ, thay vì xem xét, nghiên cứu và phán xét xem liệu lời và hành động của Đức Chúa Trời là đúng hay sai. Nếu ngươi ở đúng vị trí của mình, ngươi nên biết chính xác ngươi phải làm gì. Con người có tâm tính bại hoại và không hiểu lẽ thật. Đây không phải là vấn đề lớn. Nhưng khi con người có tâm tính bại hoại và không hiểu lẽ thật, nhưng vẫn không tìm kiếm lẽ thật – lúc này thì họ có vấn đề thực sự. Ngươi có tâm tính bại hoại và không hiểu lẽ thật nên ngươi vẫn có thể phán xét Đức Chúa Trời một cách tùy tiện, và tiếp cận, tương tác với Ngài tùy theo tâm trạng, sở thích và cảm xúc của ngươi. Tuy nhiên, nếu ngươi không mưu cầu và thực hành lẽ thật, thì mọi việc sẽ không đơn giản như vậy. Ngươi không chỉ sẽ không thể vâng phục Đức Chúa Trời, mà ngươi còn có thể hiểu lầm và phàn nàn về Ngài, lên án Ngài, chống đối Ngài và thậm chí mắng nhiếc và chối bỏ Ngài trong lòng, nói rằng Ngài không công chính, rằng không phải mọi điều Ngài làm đều nhất thiết là đúng. Chẳng phải là nguy hiểm khi ngươi vẫn có thể phát sinh những điều như vậy? (Đúng vậy.) Điều đó rất nguy hiểm. Việc không mưu cầu lẽ thật có thể phải trả giá bằng mạng sống của họ! Và việc này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 10 (Phần 3)). “Đối với tất cả những người thường hay thụ động, điều này là do không có khả năng tiếp nhận lẽ thật. Nếu ngươi không tiếp nhận lẽ thật, sự tiêu cực sẽ ám ngươi như quỷ ám, khiến ngươi luôn sống trong trạng thái thụ động và nảy sinh thái độ trách móc, bất tuân và bất mãn đối với Đức Chúa Trời. Khi đến mức mà ngươi bắt đầu chống đối, dấy loạn và quát tháo lại Đức Chúa Trời là ngươi đã đạt đến điểm tới hạn. Khi người ta bắt đầu mổ xẻ và quy tội ngươi, ngươi mới nhận ra thực tế nghiệt ngã của tình cảnh một cách quá muộn màng và sẽ ngã quỵ xuống đất, đấm vào ngực mình. Khi đó, tất cả những gì ngươi có thể làm là chờ đón sự trừng phạt của Đức Chúa Trời!(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Cuối cùng lời Đức Chúa Trời đã giúp mình hiểu rằng biểu hiện rõ ràng nhất để xem một người có tiếp nhận lẽ thật không là cách họ đối phó với việc bị xử lý. Cũng bị xử lý, tỉa sửa như nhau, những ai mưu cầu lẽ thật và tiếp nhận lẽ thật thì có thể phản tỉnh bản thân, và dù có bị xử lý nặng tới mức nào, họ vẫn luôn cầu nguyện Đức Chúa Trời, xem xét xem mình đã sai ở đâu, nguyên nhân nào dẫn đến chuyện đó, xem họ đã biểu lộ tâm tính bại hoại nào, rồi tìm kiếm lẽ thật và rút ra bài học. Dẫu vẫn sẽ có chút tiêu cực và yếu đuối, là vì họ thấy được sự bại hoại của mình nặng nề ra sao và tính chất nghiêm trọng trong vi phạm của mình, họ bắt đầu cảm thấy tội lỗi và ăn năn, qua đó căm ghét bản thân từ tận đáy lòng. Nhưng sự tiêu cực này sẽ qua nhanh. Họ có thể tìm kiếm lẽ thật và tiếp tục phản tỉnh về bản thân từ những thất bại này, khi họ thực sự hiểu vấn đề của bản thân và thấy rõ tính chất hành vi của mình, họ sẽ thấy tình yêu của Đức Chúa Trời và sự bảo vệ trong việc bị xử lý, và họ cảm tạ Đức Chúa Trời. Như thế tình trạng của người đó mới đúng đắn và tích cực. Còn người không tiếp nhận lẽ thật sẽ nhìn việc bị xử lý, tỉa sửa bằng con mắt khác. Dù cho một số người sẽ không buông lời oán trách công khai, nhưng họ không tự phản tỉnh bản thân, không hiểu bản thân qua lời Đức Chúa Trời. Trong thâm tâm, họ cứ tranh cãi, chống đối và viện cớ, nghĩa là càng nghĩ họ càng cảm thấy buồn phiền và khổ sở, tới mức cảm thấy oan uổng. Tự nhiên việc này lại tạo ra cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc tiêu cực này chứa đựng sự bất mãn với hiện thực và với người khác. Những ai tiếp nhận lẽ thật thì thấy việc bị xử lý cho họ thực sự hiểu được tâm tính bại hoại của mình, ăn năn, thay đổi và đó là bước chuyển biến trong đức tin của họ. Còn những ai không tiếp nhận lẽ thật sẽ bị phơi bày và đào thải. Tất cả những ai trở nên tiêu cực nặng nề sẽ không tiếp nhận lẽ thật, họ có bản tính căm ghét lẽ thật, không thể tiến bộ cho dù đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm đi chăng nữa. Khi bị xử lý, Saul không phản tỉnh bản thân, cũng không nhận thức được tính chất và hậu quả của việc công tác một cách tùy tiện, tìm kiếm nguyên tắc thực hành lại càng không. Thay vào đó, anh ấy thấy bị kìm hãm, tiêu cực, lơ đãng. Lúc ban đầu mình nghĩ rằng cảm thấy tiêu cực trong lòng sau khi bị xử lý tỉa sửa là chuyện bình thường và anh ấy sẽ ổn sau vài ngày phản tỉnh. Nhưng một số anh chị em khác nói trước kia anh ấy cũng như vậy – bề ngoài thì nhiệt tâm và tích cực, nhưng khi có vấn đề nảy sinh trong công tác và bị chỉ ra, xử lý, anh ấy trở nên tiêu cực và lơ đãng, không còn đóng góp cho những buổi thảo luận vấn đề. Anh ấy nói rằng càng đề xuất trong công tác thì càng nhiều vấn đề bị phơi bày, càng ít đưa ra đề xuất và quan điểm thì càng ít lộ ra vấn đề. Với lần bị tỉa sửa gần đây nhất, anh ấy cảm thấy bị kìm hãm và ức chế trong bổn phận, lại còn rất chán nản và khổ sở. Thái độ tiêu cực của anh ấy căn bản là cự tuyệt lẽ thật, oán trách và chống đối Đức Chúa Trời. Anh ấy đã biểu lộ tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ. Cuối cùng mình đã hiểu rằng đằng sau sự tiêu cực này là tâm tính Sa-tan chống đối Đức Chúa Trời. Chẳng phải việc Saul đi sai đường là sự cảnh tỉnh cho mình sao? Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Việc không mưu cầu lẽ thật có thể phải trả giá bằng mạng sống của họ! Và việc này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu”. Trước đây mình chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyện này, nhưng với những gì mình trải qua vừa rồi, lòng mình cũng đồng ý với những lời này. Thật nguy hiểm nếu không tìm kiếm hay tiếp nhận lẽ thật khi bị xử lý. Các anh chị em vừa bị tước bổn phận thực ra là những người có ân tứ, nhưng điểm yếu chí mạng của họ là căm ghét và không tìm kiếm lẽ thật, do đó họ không bao giờ đạt hiệu quả trong bổn phận và cuối cùng bị tước bổn phận. Càng nghĩ mình càng thấy tầm quan trọng của việc tìm kiếm lẽ thật.

Thứ Năm, 15 tháng 9 năm 2022, Mưa nhẹ

Thông công của lãnh đạo vào tối đó cứ luẩn quẩn trong đầu mình đến mấy hôm sau, và mình cứ nghĩ mãi về những lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi có đức tin vào Đức Chúa Trời, nhưng không tìm kiếm lẽ thật hoặc ý muốn của Đức Chúa Trời, cũng không yêu con đường đưa ngươi đến gần hơn với Đức Chúa Trời, thì Ta phán ngươi là một kẻ đang cố gắng lẩn tránh sự phán xét, rằng ngươi là một con rối và là một kẻ phản bội chạy trốn khỏi tòa lớn và trắng(Đấng Christ thực hiện công tác phán xét bằng lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Trước kia, khi mình đọc những lời Đức Chúa Trời: “ngươi là một kẻ đang cố gắng lẩn tránh sự phán xét,” và “ngươi là một con rối và là một kẻ phản bội chạy trốn khỏi tòa lớn và trắng”, mình liên tưởng ngay đến những người trong giới tôn giáo ngoan cố bám vào quan niệm tôn giáo. Họ chỉ muốn được cứu rỗi nhờ ân điển. Họ không chịu tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Họ là những con rối và kẻ phản bội chạy trốn khỏi tòa lớn và trắng của Đức Chúa Trời. Nhưng mình thắc mắc, có phải tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt cũng có nghĩa là tiếp nhận sự phán xét của Ngài không? Đức Chúa Trời thấy như thế sao? Tiếp nhận sự phán xét và hành phạt của Đức Chúa Trời thực sự nghĩa là gì? Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, mình hiểu ra việc tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời không có nghĩa là tiếp nhận sự phán xét của Ngài vào thời kỳ sau rốt. Ít nhất ta phải tiếp nhận được việc bị xử lý để tiếp nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Nếu không thể tiếp nhận việc bị xử lý, thì ta sẽ không thể nào tiếp nhận sự phán xét và hành phạt của Đức Chúa Trời. Rồi mình đã đọc thêm những lời Đức Chúa Trời về cách đối phó đúng khi bị xử lý. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Khi nói đến việc bị tỉa sửa và xử lý, điều tối thiểu mà người ta nên biết là gì? Một người phải trải qua việc bị tỉa sửa và xử lý để thực hiện bổn phận của mình một cách đầy đủ – đó là điều không thể thiếu. Đây là điều mà người ta phải đối mặt hàng ngày và thường xuyên trải nghiệm trong đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời và đạt được sự cứu rỗi. Không ai có thể tách mình khỏi việc bị tỉa sửa và xử lý. Tỉa sửa và xử lý ai đó có phải là điều gì đó liên quan đến tương lai và số phận của họ không? (Không.) Vậy tỉa sửa và xử lý ai đó để làm gì? Có phải là để lên án người ta không? (Không, đó là để giúp mọi người hiểu lẽ thật và thực hiện bổn phận phù hợp với các nguyên tắc.) Đúng vậy. Đó là cách hiểu đúng nhất về nó. Tỉa sửa và xử lý ai đó là một loại sửa dạy, một loại sửa phạt, nhưng nó cũng là một hình thức giúp đỡ mọi người. Việc bị tỉa sửa và xử lý cho phép ngươi kịp thời thay đổi sự mưu cầu không chính xác của mình. Nó cho phép ngươi nhanh chóng nhận ra các vấn đề mà ngươi hiện có, và cho phép ngươi kịp thời nhận ra những tâm tính bại hoại mà mình phơi bày. Cho dù thế nào đi nữa, việc bị tỉa sửa và xử lý giúp ngươi thực hiện bổn phận của mình phù hợp với các nguyên tắc, nó giúp ngươi kịp thời thoát khỏi việc mắc lỗi và đi chệch hướng, và nó ngăn không cho ngươi gây ra những đại họa. Đây chẳng phải là sự trợ giúp lớn nhất cho con người, phương pháp cứu chữa lớn nhất cho họ sao? Những ai có lương tâm và lý trí sẽ có thể đối xử đúng đắn với việc bị xử lý và tỉa sửa(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)). Lời Đức Chúa Trời phán rất rõ ràng về thái độ đúng đắn và con đường thực hành mà chúng ta nên có đối với việc bị xử lý. Thực ra, việc bị xử lý hoàn toàn không liên quan tới vận mệnh. Bất kể ngôn từ được sử dụng có gay gắt, gây đau đớn hay thậm chí lên án, đều là để giúp chúng ta nhận thức được sự bại hoại của mình, sự tùy tiện, vô nguyên tắc trong hành vi, và thấy sự lệch lạc của mình trong công tác. Giúp chúng ta tìm kiếm lẽ thật và thực hiện bổn phận theo nguyên tắc. Bị xử lý thường xuyên hay nặng nề không có nghĩa là không có tiền đồ, vận mệnh tốt, không bị xử lý cũng không có nghĩa là một người sẽ có tiền đồ tốt. Dù một số người bị tỉa sửa và xử lý thường xuyên, và đôi lúc có thể nặng nề, gay gắt, hoặc có vẻ như bị phơi bày hay lên án, nhưng sau đó họ có thể tìm kiếm lẽ thật, phản tỉnh, đạt được hiểu biết về tâm tính bại hoại của mình, cũng như những thiếu sót và lệch lạc của mình. Họ có thể thay đổi và trưởng thành trong sự sống, và cuối cùng, họ vẫn có thể gánh vác công tác quan trọng. Mình bắt đầu nghĩ về thái độ của mình đối với việc bị xử lý từ khi trở thành một tín hữu. Mình đã tin vào Đức Chúa Trời 9 năm rồi, và bao năm qua, mình ít khi bị xử lý, cũng không gặp khó khăn hay thất bại lớn. Mình luôn có một cái nhìn khác biệt về việc bị xử lý. Mình cảm thấy bị xử lý là chuyện xấu, cũng giống như bị phơi bày hay lên án. Mình sợ run khi thấy người khác bị xử lý tỉa sửa, sợ mình cũng sẽ bị tương tự nếu không cẩn thận. Mình hiểu lầm bị xử lý và tỉa sửa với lên án và phơi bày, lòng mình cự tuyệt và chống đối nó, muốn ở mãi trong vùng an toàn trong đức tin. Sự mưu cầu của mình nào có khác gì những người muốn nhét cho đầy bụng trong tôn giáo? Mình đã đọc rất nhiều lời Đức Chúa Trời và biết rõ rằng công tác thời kỳ sau rốt của Ngài nhằm làm tinh sạch và hoàn thiện con người bằng sự phán xét, tinh luyện, tỉa sửa và xử lý. Nhưng mình không có hiểu biết thực tế và không bằng lòng tiếp nhận việc bị xử lý hay tinh luyện, nên cho dù tin vào Đức Chúa Trời bao nhiêu năm đi nữa, mình vẫn sẽ không tiến bộ. Mình sẽ không đạt được lẽ thật hay thay đổi trong tâm tính sống, và chắc chắn cuối cùng mình sẽ bị trừng phạt. Càng nghĩ mình càng nhận ra tình trạng của mình nguy hiểm thế nào. Với người tham hưởng an nhàn và mưu cầu ân điển như mình, thì dù không bị xử lý, cũng không có nghĩa sẽ có kết cục tốt. Nếu mình không tìm kiếm lẽ thật hay thay đổi tâm tính bại hoại, thì cuối cùng mình sẽ không được cứu rỗi. Không phải việc bị xử lý sẽ tỏ lộ kết cục của một người, mà thái độ của họ với lẽ thật sẽ cho thấy họ là ai. Trong lòng mình luôn nghĩ bị xử lý, tỉa sửa là chuyện xấu, và đó có lẽ là sự phật lòng hay lên án của Đức Chúa Trời. Nhưng giờ mình thấy mình đã sai! Mình cầu nguyện Đức Chúa Trời trong nước mắt: “Lạy Đức Chúa Trời, cuối cùng con đã thấy sự vô tri và ngu muội của mình. Suốt bao năm đức tin, con không hề mưu cầu lẽ thật, có bản tính căm ghét lẽ thật. Con luôn lẩn tránh việc bị tỉa sửa và xử lý. Lạy Đức Chúa Trời, con muốn ăn năn. Con nguyện rút ra bài học từ việc bị xử lý tỉa sửa”. Cầu nguyện xong mình cảm thấy thoải mái hơn nhiều, trong lòng nảy sinh cảm giác khao khát và mong mỏi. Mình mong sau này có thể trải nghiệm việc bị tỉa sửa và xử lý để có thể trưởng thành trong sự sống.

Thứ Tư, ngày 05 tháng 10 năm 2022, Trời nhiều mây

Hôm nay một chuyện không thể quên đã xảy ra. Trong khi đang làm việc với một dự án, chỉ vì mình thực hiện bổn phận một cách tùy tiện và không tìm kiếm nguyên tắc, nên công việc buộc phải làm lại, khiến tiến độ bị trì hoãn. Lãnh đạo đã chỉ ra tính chất của vấn đề và xử lý mình vì đã kiêu ngạo và thiếu tố chất. Anh ấy nói việc này chứng tỏ sự bất thông linh của mình. Lời anh ấy nói cứ luẩn quẩn trong đầu mình. Mình đã rất buồn và bắt đầu hạn định bản thân, nghĩ rằng: “Chắc chắn lãnh đạo đã nhìn thấu mình. Anh ấy nghĩ mình không phù hợp với bổn phận này. Mình sẽ bị tước bổn phận bất cứ lúc nào”. Mình càng lúc càng chán nản. Nhận ra tình trạng không ổn, mình đã cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, hôm nay con bị xử lý. Con không biết mình phải rút ra bài học gì hay phản tỉnh như thế nào. Xin hãy khai sáng và dẫn dắt con để hiểu bản thân và loại bỏ những cảm xúc tiêu cực này”. Cầu nguyện xong, mình nhớ rằng tìm kiếm lẽ thật là điều mấu chốt khi bị xử lý tỉa sửa. Nếu như cứ tiêu cực thì giải quyết được vấn đề gì chứ? Mình nên phản tỉnh xem vấn đề chính xác là gì và mình bất thông linh như thế nào. Bình tĩnh suy nghĩ thật kỹ, lần này mình bị xử lý chủ yếu là vì mình đã tùy tiện khi làm bổn phận, không suy ngẫm hay tìm kiếm nguyên tắc. Lãnh đạo đã thông công về nguyên tắc liên quan đến việc này, nhưng mình lại chỉ bám vào quy định. Mình còn cảm thấy nghe những nguyên tắc này vài lần là đã nắm rõ chúng rồi và không cần phải bận tâm về chúng nữa. Mình đã mù quáng tin vào bản thân, gạt bỏ nguyên tắc sang một bên, coi quan điểm của mình là đúng và không tìm hiểu quan điểm của người khác. Mình đã quá tự tiện, không làm việc theo nguyên tắc, và mù quáng làm theo quy định. Chẳng phải đây là hành vi bất thông linh sao? Nếu mình không bị xử lý như thế này, mình sẽ cứ u mê, nghĩ rằng mình đã thực hiện tốt bổn phận, thực sự không biết đã phạm phải tội ác gì. Bị xử lý chính là lời cảnh tỉnh với mình và là sự bảo vệ dành cho mình. Giờ thấy như vậy, mình không còn cảm thấy tiêu cực nữa. Mình có thể chú tâm tìm kiếm nguyên tắc, và nhắc nhở bản thân không được mắc những lỗi này nữa.

Thứ Bảy, ngày 08 tháng 10 năm 2022, Trời trong xanh

Hôm nay mọi người hội họp với lãnh đạo. Anh ấy nhẫn nại thông công về nguyên tắc thực hiện bổn phận rồi hỏi xem dạo này có ai thu hoạch được gì không. Anh ấy động viên mọi người mưu cầu lẽ thật, và dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào, rút ra bài học là quan trọng nhất. Anh ấy còn đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Trong quá trình trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, cho dù ngươi có bao nhiêu lần thất bại, vấp ngã, bị tỉa sửa, bị xử lý, hoặc bị vạch trần, thì đó cũng không phải là những điều tệ hại. Bất kể ngươi bị tỉa sửa hay xử lý như thế nào, hay bởi ai, lãnh đạo, người làm công hay các anh chị em của ngươi, đây đều là những điều tốt. Ngươi phải nhớ điều này: dù ngươi phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ, ngươi thực ra vẫn đang được hưởng lợi. Bất cứ ai có kinh nghiệm đều có thể chứng thực điều này. Dù thế nào đi nữa, việc bị tỉa sửa, xử lý, hoặc bị vạch trần luôn là một điều tốt. Đó không phải là một sự kết án. Đó là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và cơ hội tốt nhất để ngươi biết bản thân. Nó có thể mang đến cho trải nghiệm cuộc sống của ngươi một sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Không có nó, ngươi sẽ không có cơ hội, điều kiện, hay bối cảnh để có thể hiểu được lẽ thật về sự bại hoại của ngươi. Nếu ngươi thực sự hiểu lẽ thật và có khả năng tìm ra những điều bại hoại ẩn sâu trong thâm tâm ngươi, nếu ngươi có thể phân biệt chúng một cách rõ ràng, thì đây là điều tốt, điều này đã giải quyết được một vấn đề lớn trong lối vào sự sống, và rất có lợi cho sự thay đổi trong tâm tính. Trở nên có thể thực sự biết về bản thân là cơ hội tốt nhất để ngươi sửa đổi những phương cách của mình và trở thành một con người mới; đó là cơ hội tốt nhất để ngươi có được cuộc sống mới. Một khi ngươi thực sự biết bản thân, thì ngươi sẽ có thể thấy rằng khi lẽ thật trở thành sự sống của một người, đó thực sự là một điều quý giá, và ngươi sẽ khao khát lẽ thật, thực hành lẽ thật và bước vào thực tế của lẽ thật. Đây là một điều thật tuyệt vời! Nếu ngươi có thể nắm lấy cơ hội này và nghiêm túc suy ngẫm về bản thân cũng như có được sự hiểu biết thực sự về bản thân mỗi khi ngươi thất bại hoặc gục ngã, thì giữa lúc tiêu cực và yếu đuối, ngươi sẽ có thể đứng dậy trở lại. Một khi ngươi đã vượt qua được ngưỡng này, thì ngươi sẽ có thể tiến một bước lớn và bước vào thực tế của lẽ thật(Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự vật, sự việc xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời khiến mình rất xúc động và mình không cầm được nước mắt. Dù việc bị xử lý rất khó chịu và khổ sở và đôi lúc mình cảm thấy như sụp đổ vì tiêu cực, nhưng trải nghiệm này đã giúp mình thấy được tình yêu của Đức Chúa Trời. Nhờ hoàn cảnh này mà mình đã buộc phải phản tỉnh trước Đức Chúa Trời và hiểu tâm tính bại hoại của mình, và phản tỉnh xem vấn đề nằm ở đâu. Khi đạt được chút hiểu biết về bản thân, mình cảm thấy bình an và thoải mái trong lòng. Nếu không nhờ bị xử lý, không biết mình sẽ gây ra bao nhiêu chuyện quấy nhiễu đến mức nào trong bổn phận, hoặc gây ra những vấn đề hay sai sót gì nữa. Bị xử lý tỉa sửa như vậy khiến mình chú ý tìm kiếm nguyên tắc trong bổn phận hơn. Bản thân mình thấy việc bị xử lý là không thể tách rời khi thực hiện bổn phận. Trải nghiệm trong thời gian qua đã thay đổi thái độ của mình đối với việc bị tỉa sửa và xử lý.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Đức Chúa Trời rất công chính

Bởi Trương Lâm, Nhật Bản Tháng Chín năm 2012, tôi đang phụ trách công tác của hội thánh thì gặp lãnh đạo của mình là Nghiêm Trác. Tôi phát...

Thói phô trương là vô liêm sỉ

Bởi Vạn Tâm Bình, Trung Quốc Tháng Ba năm 2020, tôi chuyển đến một hội thánh mới. Ở hội thánh cũ, tôi là một lãnh đạo, và các anh chị em...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger