Có phải hòa nhã là tiêu chuẩn phù hợp cho nhân tính tốt?

11/07/2023

Bởi Lý Tường, Philippines

Khi tôi còn nhỏ, mọi người luôn nói tôi khôn khéo và biết điều; tóm lại là một đứa bé ngoan. Tôi hiếm khi tức giận với ai và không bao giờ gây chuyện. Sau khi có đức tin, khi tiếp xúc với các anh chị em, tôi cũng khá bình dị dễ gần. Tôi bao dung, nhẫn nại và tình cảm. Tôi nhớ lúc dạy các anh chị em lớn tuổi sử dụng máy tính, tôi đã không phiền lòng việc phải dạy đi dạy lại cho họ. Dù đôi lúc họ tiếp thu chậm và tôi có hơi bực mình một chút, sợ người khác nói tôi không có lòng yêu thương, nên tôi vẫn cố gắng kiềm chế không để mình tỏ ra mất kiên nhẫn, Thành ra các anh chị em thường hay nói tôi là người có nhân tính tốt, và lãnh đạo chọn tôi làm việc chăm tưới người mới, nói rằng chỉ ai biết yêu thương và nhẫn nại mới có thể thực hiện tốt bổn phận này. Nghe vậy tôi cảm thấy rất hài lòng về bản thân, nên càng tin chắc rằng bình dị và dễ gần là dấu hiệu của một người có nhân tính tốt.

Sau đó, chị Lý Minh và tôi cộng tác với vai trò lãnh đạo trong hội thánh. Sau khi cùng làm việc một thời gian, tôi phát hiện chị Lý Minh hay làm việc theo ý mình, và tính khí có hơi nóng nảy. Nếu mọi chuyện không vừa ý, chị ấy rất hay nổi giận. Chị ấy cũng không minh bạch trong công tác, lại thường hay nói dối, làm việc vô nguyên tắc và không bảo vệ công tác hội thánh. Có một thời gian chị ấy sử dụng điện thoại di động để liên lạc với các anh chị em. Tôi biết như thế sẽ rất dễ bị cảnh sát theo dõi và gây hiểm họa cho hội thánh nên mấy lần tôi định ngăn cản chị ấy, nhưng khi định lên tiếng thì tôi lại cảm thấy do dự. Tôi cảm thấy nếu trực tiếp chỉ ra vấn đề của chị ấy, chị ấy sẽ nghĩ rằng dù bề ngoài tôi tỏ vẻ là người tốt, nhưng tôi trong lời nói và hành động lại nhẫn tâm, do đó là người rất khó hòa đồng. Suy đi tính lại, tôi quyết định nhượng bộ, giữ vị thế trung dung, và chỉ hỏi chị ấy có sử dụng điện thoại di động không. Khi chị ấy chối, tôi biết chị ấy nói dối, nhưng tôi không phơi bày và ngăn cản chị ấy, sợ làm thế sẽ mất hòa khí giữa chị em chúng tôi và sẽ khiến chị ấy nghĩ xấu về tôi. Sau đó, tôi thấy vấn đề của Lý Minh càng trở nên nghiêm trọng. Có lần, một số anh chị em bảo tôi rằng chồng chị ấy hay nói đạo lý để khoe khoang trong các buổi hội họp, không giải quyết được vấn đề thực tế, kể lể anh ấy phải chịu đau khổ và hy sinh nhiều thế nào trong bổn phận để họ sùng bái anh ấy. Sau khi tìm hiểu thì đã xác định anh ấy không phù hợp làm lãnh đạo và nên bị cách chức. Khi tôi nói với Lý Minh chuyện này, chị ấy rất tức giận, nói rằng đánh giá của các anh chị em là không chính xác và bất công đối với chồng chị ấy. Chị ấy còn hỏi tại sao chúng tôi không điều tra những người phản ánh vấn đề mà chỉ điều tra chồng chị ấy. Tôi rất hoang mang – không ngờ Lý Minh lại có thái độ kém đến thế. Để hòa hoãn mọi chuyện, tôi bảo chị ấy: “Hãy tĩnh tâm và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời trong chuyện này. Đừng chiều theo sự giận dữ”. Nhưng chị ấy không nghe tôi và không chịu xuống nước. Vì sự cản trở cố chấp của Lý Minh, vấn đề của chồng chị ấy vẫn chưa được giải quyết. Sau đó, Lý Minh trách cứ các anh chị em trong một buổi hội họp và thậm chí khiến một chị ức chế đến phát khóc. Vấn đề của Lý Minh càng trở nên nghiêm trọng. Các anh chị em đã đánh giá chồng chị ấy một cách khách quan và công bằng, chỉ nói sự thật, nhưng vì việc này đe dọa lợi ích của chị ấy nên chị ấy tức giận và mắng nhiếc, đả kích họ. Chị ấy có nhân tính tà ác! Tôi muốn phản ánh vấn đề của chị ấy lên lãnh đạo cấp trên, nhưng rồi tôi nghĩ: “Như thế chẳng phải là mách lẻo và đâm sau lưng chị ấy sao? Hơn nữa nếu mình phản ánh, lãnh đạo đó chắc chắn sẽ gọi chị ấy đến để thông công, nếu như sau đó chị ấy biết mình chính là người đã phản ánh vấn đề này, chị ấy sẽ nghĩ gì về mình? Liệu chị ấy có nói mình gièm pha sau lưng và có nhân tính xấu không?” Nhận ra điều này, tôi đã kiềm chế không phản ánh lên lãnh đạo cấp trên, nhưng trong lòng cứ cảm thấy có chút ức chế và khổ sở cảm giác như mình là người tốt mà bị một kẻ bắt nạt ức hiếp.

Sau đó, khi có anh chị em khác phản ánh, cuối cùng Lý Minh cũng bị cách chức. Sau đó, lãnh đạo cấp trên đã phơi bày tôi, nói rằng: “Bề ngoài có vẻ chị hòa thuận trong giao tiếp với mọi người, nhưng chị không trung thành với Đức Chúa Trời. Tại sao khi phát hiện vấn đề của Lý Minh, chị không phơi bày và ngăn cản? Sao chị không phản ánh một vấn đề quan trọng như thế? Chị có muốn bảo vệ công tác hội thánh không vậy?” Chỉ sau khi bị lãnh đạo xử lý tôi mới thức tỉnh, bắt đầu cầu nguyện Đức Chúa Trời và phản tỉnh. Tôi tình cờ đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời phán: “Phải có một tiêu chuẩn để có nhân tính tốt. Nó không liên quan đến việc đi theo con đường tiết độ, không tuân thủ các nguyên tắc, cố gắng không xúc phạm ai, nịnh hót ở mọi nơi ngươi đến, ngọt ngào và khéo léo với mọi người ngươi gặp, và làm cho mọi người nói tốt về ngươi. Đây không phải là tiêu chuẩn. Vậy, tiêu chuẩn là gì? Đó là có thể quy phục Đức Chúa Trời và lẽ thật. Đó là tiếp cận với bổn phận của mình cũng như mọi dạng người, sự vật, sự việc một cách có nguyên tắc và có ý thức trách nhiệm. Điều này ai cũng thấy được; mọi người biết rõ điều này trong lòng họ. Hơn nữa, Đức Chúa Trời dò xét tấm lòng của con người và biết tình hình của chúng, mỗi một tấm lòng; bất kể họ là ai, không ai có thể lừa Đức Chúa Trời. Một số người luôn khoe khoang rằng họ có nhân tính tốt, rằng họ không bao giờ nói xấu người khác, không bao giờ làm tổn hại đến lợi ích của bất kỳ ai khác, và họ tuyên bố không bao giờ thèm muốn tài sản của người khác. Khi có tranh chấp về lợi ích, họ thậm chí thà chịu thiệt còn hơn là lợi dụng người khác, và mọi người khác nghĩ rằng họ là người tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện bổn phận của mình trong nhà Đức Chúa Trời, họ là những người ranh ma và láu cá, luôn bày mưu cho mình. Họ không bao giờ nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, không bao giờ coi là khẩn cấp với những việc Đức Chúa Trời coi là khẩn cấp hoặc nghĩ như Đức Chúa Trời nghĩ, và họ không bao giờ có thể gạt sang một bên lợi ích riêng của mình để thực hiện bổn phận. Họ không bao giờ từ bỏ lợi ích của riêng mình. Ngay cả khi họ thấy những kẻ xấu phạm tội ác, họ cũng không vạch trần chúng; họ không hề có nguyên tắc nào. Đây là loại nhân tính gì vậy? Nó không phải là nhân tính tốt. Đừng chú ý đến những gì một người như vậy nói; ngươi phải xem những gì họ sống thể hiện ra, những gì họ tỏ lộ, và thái độ của họ khi thực hiện bổn phận là gì, cũng như trạng thái bên trong của họ là gì và họ yêu thích gì. Nếu tình yêu của họ đối với danh lợi vượt quá lòng trung thành của họ đối với Đức Chúa Trời, nếu tình yêu của họ đối với danh lợi vượt quá lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, hoặc nếu tình yêu của họ đối với danh lợi vượt quá sự quan tâm mà họ thể hiện ra với Đức Chúa Trời, thì một người như vậy liệu có sở hữu nhân tính không? Họ không phải là người có nhân tính(Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng nhân tính của một con người không thể đánh giá dựa vào tính cách bên ngoài như họ có ôn hòa không, có nói xấu sau lưng không hay họ có hòa thuận với mọi người không, mà phải dựa vào thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật, họ có trách nhiệm trong bổn phận không, có đứng về phía Đức Chúa Trời, làm việc theo lẽ thật và nguyên tắc khi gặp vấn đề không. Trước kia, tôi cứ nghĩ mình là người có nhân tính hoàn toàn ổn. Bề ngoài tôi có vẻ tốt bụng và có tính cách tốt, nhưng khi phát hiện Lý Minh sử dụng điện thoại di động để liên lạc với các anh chị em, đe dọa đến sự an toàn của hội thánh, tôi sợ rằng chỉ trích chị ấy quá thẳng thắn sẽ phá hỏng mối quan hệ của chúng tôi, nên tôi chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, lịch sự. Khi chị ấy chối, tôi cũng không phơi bày hay ngăn cản chị ấy. Tôi tự nhủ: “Nếu có chuyện xảy ra, chị ấy không thể nói mình chưa nhắc nhở được”. Cách làm việc này không ảnh hưởng đến hình tượng của tôi và giúp tôi phủi bỏ trách nhiệm nếu có chuyện xảy ra. Tôi chỉ biết nghĩ đến lợi ích bản thân, địa vị và hình tượng của riêng mình, không thèm đếm xỉa đến công tác hội thánh hay sự an toàn của các anh chị em. Tôi quá ích kỷ và xảo trá! Khi thấy Lý Minh vì vấn đề với chồng chị ấy, mà chiều theo tình cảm, nổi giận và đả kích các anh chị em lẽ ra tôi nên phản ánh việc này với lãnh đạo cấp trên ngay, nhưng tôi lại sợ chị ấy nghĩ tôi là kẻ đâm sau lưng nên tôi đành giữ im lặng. Việc này gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác hội thánh, lại còn gây hại đến các anh chị em. Nhân tính của tôi đâu mất rồi? Suy xét hành động của mình dưới ánh sáng những lời phán xét và phơi bày của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy rất tội lỗi. Bao lâu nay, tôi luôn nghĩ mình có nhân tính tốt, nhưng qua sự vạch trần của lời Đức Chúa Trời và qua sự thật được phơi bày, nhận thức về bản thân của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Bề ngoài tôi có vẻ tử tế với người khác, nhưng ẩn sau sự tử tế đó là mục đích hèn hạ. Tôi chỉ quan tâm đến tư lợi mà không bảo vệ công tác hội thánh. Tôi tỏ ra tử tế giả tạo và cố chiều lòng mọi người. Tôi là một người đạo đức giả và xảo trá. Sau đó tôi không còn dám tự coi mình là người có nhân tính tốt nữa.

Sau đó, tôi tình cờ đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Thực chất đằng sau hành vi ‘tốt’ chẳng hạn như dễ gần và hòa nhã có thể được mô tả bằng một từ: giả tạo. Hành vi ‘tốt’ như vậy không phải do lời Đức Chúa Trời mà ra, cũng không phải là kết quả của việc thực hành lẽ thật hay hành động theo nguyên tắc. Nó được tạo ra bởi điều gì? Nó đến từ động cơ, âm mưu của con người, từ việc họ giả vờ, đóng kịch, giả dối. Khi người ta bám vào những hành vi ‘tốt’ này, mục đích là đạt được những thứ họ muốn; nếu không, họ sẽ không bao giờ tự làm khổ mình theo cách này, và sống trái với mong muốn của họ. Sống trái với mong muốn của họ có nghĩa là gì? Đó là bản tính thực sự của họ không phải là cư xử đàng hoàng, chân thật, hiền lành, tốt bụng và đức hạnh như mọi người tưởng. Họ không sống theo lương tâm và ý thức; thay vào đó, họ sống để đạt được một mục đích hoặc nhu cầu nhất định. Bản tính thực sự của con người là gì? Đó là đần độn và ngu dốt. Nếu không có luật pháp và các điều răn do Đức Chúa Trời ban, con người sẽ không biết tội lỗi là gì. Chẳng phải nhân loại đã từng như vậy sao? Chỉ khi Đức Chúa Trời ban hành các luật lệ và điều răn, con người mới có chút khái niệm về tội lỗi. Nhưng họ vẫn không có khái niệm về đúng và sai, hay về những điều tích cực và tiêu cực. Và nếu đúng như vậy, làm thế nào mà họ có thể nhận thức được các nguyên tắc chính xác để nói và hành động? Liệu họ có thể biết những cách hành động nào, những hành vi tốt nào phải có ở nhân tính bình thường không? Liệu họ có thể biết điều gì tạo ra hành vi thực sự tốt, họ nên theo loại con đường nào để sống thể hiện ra hình tượng giống con người không? Họ không thể biết được. Bởi vì bản tính Sa-tan của con người, vì bản năng của họ, họ chỉ có thể giả vờ và đóng kịch để sống đàng hoàng và có phẩm giá – đây là điều tạo ra những sự giả dối như tinh tế và hợp lý, cư xử ôn hòa, lịch sự, tôn trọng người già và quan tâm người trẻ, hòa nhã và dễ gần; do đó đã xuất hiện những mánh khóe và kỹ thuật lừa dối này. Và một khi chúng xuất hiện, người ta chọn bám vào một hoặc hai trong số những sự giả dối này. Một số người chọn hòa nhã và dễ gần, một số chọn tinh tế, hợp lý và cư xử ôn hòa, một số chọn lịch sự, tôn trọng người già và quan tâm người trẻ, một số chọn làm tất cả những điều này. Và ấy thế mà Ta định nghĩa những người có hành vi ‘tốt’ như vậy bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ đó là gì? ‘Đá bóng láng’. Đá bóng láng là gì? Đó là những viên đá bóng láng ở bờ sông đã được mài nhẵn và đánh bóng mọi góc cạnh sắc nhọn theo năm tháng do nước chảy qua. Và mặc dù có thể khi người ta bước lên chúng thì không bị đau, nhưng nếu không cẩn thận, người ta có thể trượt chân. Nhìn bề ngoài và hình dạng, những viên đá này rất đẹp, nhưng một khi ngươi mang chúng về nhà, chúng khá vô dụng. Ngươi không đành vứt chúng đi, nhưng giữ chúng lại cũng chẳng ích gì – ‘đá bóng láng’ là như thế. Đối với Ta, những người bề ngoài có hành vi tốt này thật nhạt nhẽo. Bề ngoài họ giả vờ tốt, nhưng lại không hề tiếp nhận lẽ thật, họ nói những điều nghe có vẻ hay ho, nhưng không làm bất cứ điều gì thực tế. Họ không là gì ngoài những viên đá bóng láng. Nếu ngươi thông công với họ về lẽ thật và các nguyên tắc, họ sẽ nói với ngươi về việc cư xử hòa nhã và nhã nhặn. Nếu ngươi nói với họ về việc phân định những kẻ địch lại Đấng Christ, họ sẽ nói với ngươi về việc kính trọng người già và quan tâm người trẻ, cũng như làm người tế nhị và biết điều. Nếu ngươi nói với họ rằng cách hành xử của một người phải có nguyên tắc, rằng người ta phải tìm kiếm các nguyên tắc trong khi thực hiện bổn phận và không được hành động ngang bướng thì thái độ của họ sẽ như thế nào? Họ sẽ nói: ‘Hành động theo các nguyên tắc của lẽ thật là một vấn đề khác. Tôi chỉ muốn làm người tế nhị và biết điều, và được người khác tán thành hành động của mình. Miễn là tôi kính trọng người già và quan tâm người trẻ và được người khác tán thành, thế là đủ rồi’. Họ chỉ quan tâm đến hành vi tốt, họ không chú tâm vào lẽ thật(Ý nghĩa của việc mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng văn hóa truyền thống xem việc bình dị gần gũi, thân ái và dễ gần là tốt, nhưng thực chất đó chỉ là một sự ngụy trang. Những người hành xử như vậy chỉ là đang ngụy trang, tạo hình tượng giả về bản thân, để được mọi người có cảm tình và mê hoặc họ để được coi trọng và tán dương. Đó đều là âm mưu và ngụy kế, là lừa dối phỉnh phờ. Tôi cũng nhận ra rằng dù biết bao nhiêu năm qua, tôi đã cố làm người tốt vậy mà nội tâm tôi vẫn còn ích kỷ và xảo trá, và nguyên do là vì ẩn sau hành vi tốt của tôi có những mục đích tà ác. Tôi muốn tạo ấn tượng tốt trong lòng mọi người để họ coi trọng và tán dương tôi. Tôi được huấn luyện và giáo dục bởi văn hóa truyền thống từ khi còn nhỏ là phải coi trọng đạo đức tốt. Tôi cứ nghĩ có đạo đức tốt sẽ được mọi người xung quanh tán dương. Sau khi có đức tin, tôi tiếp tục cố gắng làm một người bình dị và gần gũi, thân ái và dễ gần để giữ hình tượng đẹp và địa vị của mình trong mắt các anh chị em, nhất là khi tôi cộng tác với Lý Minh. Tôi phát hiện chị ấy dùng điện thoại một vài lần, vi phạm nguyên tắc, gây nguy hiểm cho các anh chị em và bất chấp lợi ích của hội thánh, đáng lẽ tôi phải phơi bày và ngăn cản chị ấy, nhưng tôi sợ chị ấy sẽ có ấn tượng xấu về tôi nên tôi chọn cách cứ cho qua. Rõ ràng tôi thấy Lý Minh bảo vệ chồng chị ấy và còn đàn áp, trừng trị các anh chị em, và đây không phải chỉ là biểu hiện bại hoại đơn giản. Chị ấy có nhân tính tà ác, không phù hợp làm lãnh đạo, lẽ ra phải phản ánh về chị ấy ngay lập tức. Nhưng thay vào đó tôi lại chọn giữ im lặng một lần nữa để bảo vệ địa vị và hình tượng của mình. Để bảo vệ hình tượng bản thân, tôi đã ăn cháo đá bát, không hề bảo vệ lợi ích của hội thánh. Giờ tôi đã nhận thức được một cách sâu sắc rằng mưu cầu làm người bình dị và gần gũi, thân ái và dễ gần chẳng những không giúp tôi thay đổi tâm tính bại hoại, mà thực ra nó khiến tôi càng xảo trá hơn. Tôi nhắm đến hành vi tốt thay vì thực hành lẽ thật, tôi tạo hình tượng giả để che giấu mục đích hèn hạ ẩn trong lòng của mình, khiến mọi người nghĩ tôi có thực tế lẽ thật và biết yêu thương người, lừa gạt họ tín nhiệm tôi, coi trọng và tán thành tôi. Tôi đã đi vào con đường của những người Pha-ri-si đạo đức giả và chống đối Đức Chúa Trời. Nếu cứ tiếp diễn như thế, tôi sẽ bị Đức Chúa Trời lên án và đào thải.

Sau đó, tôi đọc hai đoạn lời Đức Chúa Trời nữa. “Và hậu quả là gì khi người ta luôn nghĩ đến tư lợi của chính mình, khi họ luôn cố bảo vệ thể diện và sự phù phiếm của mình, khi họ để lộ ra một tâm tính bại hoại mà không tìm kiếm lẽ thật để sửa chữa nó? Đó là họ không có lối vào sự sống, đó là họ không có trải nghiệm và chứng ngôn thực sự. Và điều này nguy hiểm, phải không? Nếu ngươi không bao giờ thực hành lẽ thật, nếu ngươi không có bất kỳ trải nghiệm và chứng ngôn nào, thì ngươi sẽ bị vạch trần và đào thải khi đến thời điểm thích hợp. Những người không có trải nghiệm và chứng ngôn có ích lợi gì trong nhà Đức Chúa Trời? Họ chắc chắn sẽ làm tệ hại bất kỳ bổn phận nào; họ không thể làm bất cứ điều gì một cách đúng đắn. Chẳng phải họ chỉ là rác rưởi sao? Nếu người ta không bao giờ thực hành lẽ thật sau nhiều năm tin Đức Chúa Trời, thì họ là một trong những kẻ chẳng tin, họ là kẻ tà ác. Nếu ngươi không bao giờ thực hành lẽ thật, nếu những sự vi phạm của ngươi ngày càng nhiều hơn, thì kết cục của ngươi đã được định sẵn. Rõ ràng là mọi sự vi phạm của ngươi, con đường lầm lạc mà ngươi bước đi, và việc ngươi không chịu ăn năn – tất cả những điều này kết hợp thành vô số việc ác; và vì vậy kết cục của ngươi là ngươi sẽ xuống địa ngục, ngươi sẽ bị trừng phạt. Ngươi có nghĩ rằng đây là một vấn đề tầm thường không? Nếu ngươi chưa bị trừng phạt, ngươi sẽ không cảm nhận được điều này đáng sợ như thế nào. Khi đến ngày ngươi thực sự phải đối mặt với tai ương, và ngươi phải đối mặt với cái chết, thì có hối tiếc cũng đã quá muộn. Nếu, trong đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, ngươi không tiếp nhận lẽ thật, nếu ngươi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng không có sự thay đổi trong ngươi, thì hậu quả cuối cùng là ngươi sẽ bị đào thải, ngươi sẽ bị bỏ mặc(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Chỉ khi con người hành động và hành xử theo lời Đức Chúa Trời thì họ mới có nền tảng thật sự. Nếu họ không hành xử theo lời Đức Chúa Trời, mà chỉ chăm chăm giả vờ cư xử tốt, thì kết quả là họ có thể trở thành người tốt không? Tuyệt đối không. Hành vi tốt không thể thay đổi thực chất của con người. Chỉ có lẽ thật và lời Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi tâm tính, suy nghĩ và quan điểm của con người, và trở thành sự sống của họ. … Nền tảng của lời ăn tiếng nói và hành động của con người là gì? Là lời Đức Chúa Trời. Vậy, những yêu cầu và tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời có đối với lời ăn tiếng nói và hành động của con người là gì? (Là chúng mang tính xây dựng đối với mọi người.) Đúng vậy. Về cơ bản nhất, ngươi phải nói sự thật, nói một cách trung thực và có lợi cho người khác. Chí ít, lời nói phải khai trí cho người ta, và không lừa dối, chế giễu, gây hiểu lầm, châm biếm, xúc phạm, làm thui chột, làm tổn thương, vạch trần những điểm yếu của người ta hoặc chế nhạo người ta. Đây là biểu hiện của nhân tính bình thường. Đó là đức hạnh của con người. … Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải trực tiếp vạch trần lỗi lầm của người khác và xử lý, tỉa sửa họ, để họ có được sự hiểu biết về lẽ thật và mong muốn ăn năn. Chỉ khi đó thì hiệu quả cần có mới đạt được. Cách thực hành này cực kỳ ích lợi cho người ta. Đó chính là thực sự giúp đỡ họ và xây dựng cho họ, phải không?(Ý nghĩa của việc mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Lời Đức Chúa Trời đã cảnh báo tôi. Nếu một người chọn bảo vệ tư lợi trong mọi hoàn cảnh và không bao giờ thực hành lẽ thật, họ sẽ vi phạm ngày càng nhiều, những vi phạm cứ tích tụ, rồi cuối cùng sẽ bị Đức Chúa Trời phơi bày và đào thải triệt để. Khi thấy sự an toàn của các anh chị em bị đe dọa và công tác của hội thánh bị ảnh hưởng, tôi không tuân thủ nguyên tắc và bảo vệ công tác của hội thánh, thay vào đó luôn mưu cầu để trở thành một người gọi là tử tế. Kể cả nếu tôi được mọi người coi trọng và tán thành, thì trong mắt Đức Chúa Trời tôi vẫn là một kẻ hành ác, cuối cùng sẽ bị Ngài khinh ghét và trừng phạt. Tôi hoảng sợ khi nhận ra những hậu quả này và nguyện ý sửa đổi sự mưu cầu lệch lạc của mình. Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi thấy con đường thực hành đúng đắn. Chỉ có cách nói và làm theo lời Đức Chúa Trời chúng ta mới có thể giúp ích và soi sáng cho người khác. Không quan trọng chúng ta nói thế nào, nói với giọng điệu cứng rắn hay mềm mỏng, hay lời nói của chúng ta khôn khéo thế nào. Quan trọng nhất là nói sao cho có thể đem lại điều tốt cho sự sống của các anh chị em. Chỉ cần người đó đúng hợp và có thể tiếp nhận lẽ thật, chúng ta nên giúp đỡ họ bằng tình yêu. Nếu họ không hiểu lẽ thật và gây tổn hại cho công tác, chúng ta có thể thông công với họ để dẫn dắt và hỗ trợ. Nếu sau khi thông công rồi mà họ vẫn không có sự cải thiện thực sự chúng ta có thể xử lý và tỉa sửa họ, phơi bày thực chất vấn đề của họ. Kể cả khi nó có vẻ gay gắt và không quan tâm cảm xúc của mọi người, thì cách hành xử này thực sự có thể giúp ích và hỗ trợ họ. Nếu họ là những kẻ địch lại Đấng Christ hay kẻ hành ác quấy phá công tác của hội thánh, chúng ta nên đứng ra phơi bày và ngăn cản họ hoặc phản ánh với cấp trên để bảo vệ công tác của hội thánh đồng thời bảo vệ các anh chị em khỏi bị quấy nhiễu và mê hoặc. Chỉ có làm như vậy mới là thực hành lẽ thật, biểu hiện nhân tính và lòng tốt thực sự. Tôi cũng sửa đổi quan điểm sai lầm của mình. Tôi cứ nghĩ rằng phản ánh lên cấp trên về ai đó vi phạm nguyên tắc là gièm pha bắt lỗi, là đâm sau lưng họ, không phải là hành động trượng nghĩa. Đây là quan điểm sai lầm. Thực ra, như vậy là bảo vệ công tác hội thánh và là một việc lành. Kỳ thực khi tôi nhận thấy Lý Minh có những vấn đề nghiêm trọng gây kìm hãm và làm tổn hại đến các anh chị em, đây là vấn đề về nguyên tắc có liên quan đến công tác của hội thánh và lẽ ra tôi nên đề cập với lãnh đạo cấp trên ngay hoặc thậm chí phản ánh chị ấy. Đây không phải là đâm sau lưng mà là bảo vệ công tác hội thánh. Hiểu ra điều này, những mối lo trong tôi tan biến và tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

Sau đó, có ngời phản ánh rằng có một người anh em rất hay ma lanh trốn việc và thoái thác khó khăn trong bổn phận, mọi người đã chỉ ra và xử lý vài lần, nhưng anh ấy vẫn không tiếp nhận. Dựa vào nguyên tắc, chúng tôi quyết định phải cách chức anh ấy, và nên phân tích rõ ràng vấn đề của anh ấy để anh ấy có thể tự phản tỉnh. Lúc đó tôi nghĩ: “Nếu phân tích vấn đề của một ai đó cho họ, có thể sẽ đắc tội với họ. Có lẽ mình nên để cộng sự thông công với anh ấy, còn mình có thể đứng ngoài. Nếu không mình sẽ gây ấn tượng xấu với anh ấy”. Nhưng sau đó tôi chợt nhận ra mình lại đang bảo vệ địa vị và hình tượng bản thân. Tôi nhớ lời Đức Chúa Trời phán: “Đối với tất cả những ai thực hiện bổn phận của mình, cho dù họ hiểu lẽ thật sâu sắc hay nông cạn như thế nào, thì cách thực hành đơn giản nhất để bước vào thực tế của lẽ thật cũng là nghĩ đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời trong mọi việc, và buông bỏ những ham muốn ích kỷ, các ý định cá nhân, động cơ, thể diện và địa vị. Hãy đặt những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời lên trước tiên – đây là điều chí ít người ta nên làm(Chỉ có thể có được sự tự do và giải thoát bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Khi gặp vấn đề, chúng ta phải gạt bỏ ham muốn và danh dự, ưu tiên lợi ích của hội thánh và quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời. Làm như thế mới là quang minh lỗi lạc và được Đức Chúa Trời khen ngợi. Hiểu được yêu cầu của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy tràn đầy động lực, nên đã phân tích hết biểu hiện nhất quán của người anh em đó theo lời Đức Chúa Trời. Khi thực hành theo cách này, tôi cảm thấy rất thoải mái. Tôi nhận ra chỉ có cách thực hành lẽ thật thì mới thật sự bình an và hoan hỉ.

Sau trải ngiệm này, lòng tôi đầy sự biết ơn Đức Chúa Trời. Chính lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi thấy việc văn hóa truyền thống nêu cao sự bình dị gần gũi, thân ái dễ gần vô lý như thế nào và nó chỉ có gây cho mọi người. Tôi cũng đã được trải nghiệm sự tự do và giải phóng đến từ việc thoát khỏi xiềng xích của văn hóa truyền thống. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi của Ngài!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Thoát khỏi gánh nặng ân tình

Năm tôi lên chín, cha tôi qua đời vì bạo bệnh, mẹ tôi cực khổ một mình nuôi nấng tôi và bốn anh chị em. Dì tôi thấy chúng tôi tội nghiệp...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger