Nỗi đau của nói dối

02/12/2022

Bởi Ni Cường, Myanmar

Tháng 10 năm 2019, tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ở những buổi hội họp, tôi thấy các anh chị em có thể thông công về trải nghiệm và nhận thức của mình. Họ có thể mở lòng thổ lộ về mọi sự bại hoại và thiếu sót của mình mà không e ngại gì, khiến tôi phải ghen tị với họ. Tôi cũng muốn làm người trung thực, đơn sơ mở lòng như họ, nhưng khi thực sự cần làm thế, tôi lại không thể nói năng trung thực. Có lần nọ, các anh chị em hỏi tôi: “Cậu còn trẻ, vẫn còn là sinh viên à?”. Sự thật là tôi nghỉ học cũng lâu rồi, chỉ làm nấu ăn và rửa chén ở một nhà hàng, nhưng tôi sợ người khác nếu biết vậy sẽ xem thường mình, nên tôi bảo mình vẫn là sinh viên. Nói xong rồi, tôi cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, cứ cho qua như vậy. Một hôm nọ, tôi đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời trong một video chứng ngôn khiến tôi phải phản tỉnh bản thân. “Các ngươi nên biết rằng Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Về thực chất, Đức Chúa Trời là thành tín, và vì thế lời Ngài luôn có thể tin cậy được; hơn nữa, hành động của Ngài là không có sai sót và không thể nghi ngờ, đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời thích những người tuyệt đối trung thực với Ngài. Trung thực có nghĩa là trao tấm lòng của ngươi cho Đức Chúa Trời, thành thật với Đức Chúa Trời trong mọi việc, cởi mở với Ngài trong mọi việc, không bao giờ che giấu sự thật, không cố dối trên lừa dưới, và không làm những điều chỉ để cầu cạnh ân huệ từ Đức Chúa Trời. Nói tóm lại, trung thực là thanh sạch trong hành động và lời nói của ngươi, và không lừa dối Đức Chúa Trời lẫn con người(Ba điều răn, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng Đức Chúa Trời thích người trung thực, rằng người trung thực có thể đơn sơ mở lòng với Đức Chúa Trời, họ không mập mờ trong lời nói và việc làm, không cố lừa dối Đức Chúa Trời hay người khác. Còn phần tôi, khi người khác hỏi tôi có phải là sinh viên không, tôi đã không dám nói thật vì sợ bị xem thường, như thế làm sao mà là người trung thực trước Đức Chúa Trời chứ. Tôi chẳng hề trung thực chút nào. Vậy nên tôi muốn thú nhận với mọi người, nhưng lại sợ họ sẽ chế giễu tôi, nhưng mà không nói ra thì lòng tôi cứ day dứt không yên. Vậy nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài giúp tôi thực hành nói thật và làm người trung thực. Trong buổi hội họp sau đó, tôi đã mở lòng nói về sự bại hoại của mình và phơi bày những lời nói dối lừa gạt của mình. Các anh chị em không những không xem thường tôi mà còn nhắn tin nói rằng trải nghiệm của tôi rất tốt. Từ đó, tôi càng thêm tự tin làm người trung thực. Dù đã thực hành làm người trung thực và nói thật trong dịp này, nhưng tôi vẫn không nhận thức được tâm tính Sa-tan của mình, và khi có chuyện gì ảnh hưởng đến danh tiếng địa vị của tôi, là tôi lại bất tri bất giác bộc lộ tâm tính gian dối để che đậy bản thân.

Một thời gian sau, tôi được chọn làm người rao giảng, chịu trách nhiệm cho công tác ở ba hội thánh. Trong buổi họp đồng sự, một lãnh đạo muốn biết chi tiết tình hình chăm tưới người mới ở từng hội thánh, cũng như lý do vì sao người mới không được hỗ trợ thỏa đáng. Tôi bắt đầu thấy hoảng vì tôi chi nắm tình hình của một hội thánh, và mù tịt về hai hội thánh kia. Vậy tôi phải nói gì đây? Nếu tôi nói thật, mọi người sẽ nghĩ sao về tôi? Họ có tự nhủ là chuyện này tôi còn làm không xong thì làm sao làm người rao giảng được? Hoặc họ có bảo là tôi không làm công tác thực tế và không đủ năng lực làm bổn phận này không? Tôi mà bị điều chuyển hay cách chức thì mất mặt lắm. Tôi chỉ muốn chạy trốn, nhưng nếu tôi đăng xuất sớm, mọi người sẽ nhận ra tôi sợ họ biết là tôi không làm công tác thực tế. Vậy nên tôi đành phải tiếp tục họp và lắng nghe những người rao giảng khác nói về công tác mà họ phụ trách. Tôi cứ bồn chồn không yên, chẳng biết phải làm thế nào. Khi lãnh đạo gọi tên tôi, tôi rất lo lắng, vờ như không nghe rõ anh ấy, “Anh vừa nói gì?” Lãnh đạo mới bảo: “Chúng tôi vừa bàn về chuyện chăm tưới người mới, anh có thể báo cáo về người mới mà anh phụ trách không?”. Tôi thấy tim mình như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Giờ tôi chẳng còn cách nào khác, ngoài nói về hội thánh mà tôi nắm rõ trước, nhưng trong lòng tôi chẳng muốn nói về hai hội thánh kia. Tuy vậy, tôi sợ mọi người sẽ biết tôi đã không theo dõi công tác, nên tôi đành làm liều và nói dối rằng: “Nhiều người mới mở hội thánh thứ hai không được hỗ trợ thỏa đáng, và vì đại dịch, chúng tôi không liên lạc họ được. Tôi không chắc về tình hình ở hội thánh thứ ba vì tôi dành hết thời gian theo dõi công tác ở hai hội thánh kia rồi”. Nói xong, tôi thấy bứt rứt lắm, lòng thì sợ mọi người sẽ nhìn thấy lời dối trá của tôi, như thế lại càng mất mặt hơn nữa. Tôi cứ bồn chồn suốt cả buổi hội họp và đến lúc họp xong, tôi liền thở hắt ra nhẹ nhõm. Thật không ngờ, ngay sau đó, lãnh đạo gọi tôi và hỏi: “Về những người mới không được chăm tưới thỏa đáng do đại dịch, anh có bảo người chăm tưới gọi điện và hỏi thăm họ không?”. Tôi sững người vì câu hỏi của lãnh đạo. Tôi đâu nắm chi tiết tình hình. Giờ mà tôi nói thật, lãnh đạo chẳng nhận ra vừa rồi tôi nói dối sao? Tôi không được nói là mình không biết, vậy là tôi tiếp tục nói dối thêm: “Tôi đã bàn với họ về chuyện này, nhưng một số người mới không chịu nghe máy”. Lãnh đạo mới hỏi: “Người mới nào?”. Tôi nghĩ bụng: “Lãnh đạo cứ chất vấn mãi thế này vì anh ấy biết thừa mình nói dối sao?”. Tôi liền đáp ngay: “Tôi nghĩ là những người vừa mới tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời đấy”. Thấy tôi không thể giải thích rõ ràng, lãnh đạo mới bảo: “Khi nào anh xác định rõ thì báo tôi nhé”. Cúp điện thoại xong, tôi cảm thấy có lỗi vô cùng. Tôi đã nói dối và lừa phỉnh thêm lần nữa. Vậy tôi phải bịa đặt nhiều lời dối trá để che đậy cho lời nói dối đầu tiên. Nói dối để che đậy lời nói dối khác thì quá tai hại. Nghĩ lại về cuộc họp đó, có một người rao giảng đã nói rằng trong ba hội thánh anh ấy phụ trách, có một hội thánh anh ấy đã không theo dõi. Anh ấy có thể nói thật, vậy tại sao tôi không thể thốt ra được lời trung thực nào? Nói dối, lừa phỉnh và tạo hình tượng giả như thế đâu có che đậy được sự thật. Đức Chúa Trời soi xét tất cả, sớm muộn gì tôi cũng sẽ bị vạch trần và phơi bày, nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, trong buổi hội họp hôm nay, khi lãnh đạo hỏi về công tác, con không nói thật mà lại nói dối. Con sợ mọi người sẽ xem thường con nếu biết con đã không làm công tác thực tế. Lạy Đức Chúa Trời, xin dẫn dắt con biết mình và rũ bỏ tâm tính bại hoại”.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trong cuộc sống hàng ngày, người ta nói nhiều điều vô nghĩa, không đúng sự thật, ngu dốt, ngu ngốc và mang tính biện hộ. Về gốc rễ, họ nói những điều này vì lòng kiêu hãnh của chính họ, để thỏa mãn tính tự cao tự đại của chính họ. Những lời họ thốt ra về những sự giả dối này chính là sự bộc phát của những tâm tính bại hoại của họ. Giải quyết sự bại hoại này sẽ làm tinh sạch lòng ngươi, và do đó làm cho ngươi tinh sạch hơn bao giờ hết, và trung thực hơn bao giờ hết. Trên thực tế, tất cả mọi người đều biết lý do tại sao họ nói dối: đó là vì lợi ích, thể diện, sự phù phiếm và địa vị của họ. Và khi so sánh bản thân với người khác, họ đánh giá mình cao hơn thực lực. Kết quả là, những lời nói dối của họ bị người khác vạch trần và nhìn thấu, khiến thay vào đó, họ bị mất thể diện, mất tư cách, và mất phẩm giá. Đây là kết quả của quá nhiều lời nói dối. Khi ngươi nói dối quá nhiều, mọi lời ngươi nói đều ô uế. Tất cả đều là giả dối, và không lời nào trong đó có thể đúng hay đích xác được. Mặc dù ngươi có thể không bị mất mặt khi nói dối, nhưng bên trong ngươi đã cảm thấy nhục nhã. Ngươi sẽ cảm thấy bị lương tâm trách móc, và ngươi sẽ khinh miệt và coi thường bản thân. ‘Tại sao mình lại sống đáng khinh như vậy? Nói một điều trung thực thật sự khó vậy sao? Mình có cần phải nói những lời dối trá này chỉ vì thể diện không? Tại sao sống theo cách này lại mệt mỏi như vậy?’. Ngươi có thể sống theo cách không mệt mỏi. Nếu ngươi thực hành làm một người trung thực, ngươi có thể sống thoải mái và tự do, nhưng khi ngươi chọn nói dối để bảo vệ sĩ diện và sự phù phiếm của mình, thì cuộc sống của ngươi rất mệt mỏi và đau đớn, có nghĩa rằng đây là nỗi đau tự chuốc lấy. Ngươi được thể diện gì từ việc nói dối? Đó là một thứ rỗng tuếch, một thứ hoàn toàn vô giá trị. Khi ngươi nói dối, ngươi đang phản bội nhân cách và phẩm giá của chính mình. Những lời nói dối này khiến con người mất phẩm giá, chúng khiến họ mất nhân cách, và Đức Chúa Trời thấy không hài lòng với họ và căm ghét họ. Chúng có đáng không? Không hề. Đây có phải là con đường đúng không? Không. Những người thường nói dối thì sống mắc kẹt trong tâm tính Sa-tan của họ và dưới sự thống trị của Sa-tan, không sống trong sự sáng hoặc trước Đức Chúa Trời. Ngươi thường phải nghĩ cách nói dối, và sau khi nói dối, ngươi cần phải nghĩ cách che đậy nó, và nếu ngươi không che đậy đủ kỹ thì lời nói dối sẽ lộ ra, vì vậy ngươi cần vắt óc nghĩ cách che đậy. Chẳng phải đây là một cách sống mệt mỏi sao? Quá mệt mỏi. Nó có đáng không? Không hề. Có ích gì khi ngươi vắt óc nói dối và che đậy nó chỉ vì sự phù phiếm và địa vị? Cuối cùng, ngươi sẽ nghĩ về điều đó và tự nhủ: ‘Tại sao lại tự khiến mình phải trải qua điều này? Thật quá mệt mỏi khi phải nói dối và che đậy. Làm mọi thứ theo cách này sẽ không hiệu quả. Làm một người trung thực thì dễ hơn’. Ngươi muốn làm một người trung thực, nhưng ngươi không thể từ bỏ sĩ diện, sự phù phiếm và những lợi ích của mình. Ngươi chỉ có thể nói dối và dùng lời nói dối để bảo vệ những điều này. … Ngươi có thể nghĩ rằng việc dùng lời nói dối có thể bảo vệ danh tiếng, địa vị, và sự phù phiếm mong muốn của ngươi, nhưng đây là một sai lầm lớn. Những lời nói dối không chỉ không bảo vệ được sự phù phiếm và phẩm giá cá nhân của ngươi, mà nghiêm trọng hơn là còn khiến ngươi bỏ lỡ cơ hội thực hành lẽ thật và làm một người trung thực. Ngay cả khi ngươi bảo vệ danh tiếng và sự phù phiếm của mình vào thời điểm đó, thì điều mà ngươi mất chính là lẽ thật, và ngươi phản bội Đức Chúa Trời, có nghĩa là ngươi hoàn toàn mất cơ hội nhận được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và được hoàn thiện. Đây là mất mát lớn nhất và là sự hối tiếc đời đời. Những người giả dối không bao giờ thấy rõ điều này(Chỉ khi trung thực thì mới có thể sống như một con người thật sự, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời đã phơi bày tình trạng của tôi. Lãnh đạo muốn biết về tình hình chăm tưới ở mỗi hội thánh, đây rõ ràng là chuyện đơn giản, cứ nói thật là xong, vậy mà với tôi đó là chuyện khó hơn lên trời. Lòng tôi đầy lo âu, sợ rằng khi lãnh đạo và những người rao giảng khác biết sự thật thì sẽ xem thường tôi, nói tôi không làm công tác thực tế, không thể nắm rõ chuyện nhỏ thế này. Và nếu tôi bị cách chức thì sẽ mất mặt lắm. Để bảo vệ danh tiếng, địa vị của mình, bảo vệ hình tượng tốt đẹp trong mắt người khác, tôi đã nói dối rằng mình đã xem xét công tác của hai hội thánh, trong khi thực tế, tôi chỉ biết về một hội thánh mà thôi. Tôi còn báo cáo chi tiết về tình hình hội thánh kia nữa chứ, dám nói rằng những người mới không được hỗ trợ là vì đại dịch. Chẳng phải như thế là nói dối trắng trợn sao? Khi lãnh hỏi xem tôi có bảo người chăm tưới gọi điện cho người mới không, tôi sợ lãnh đạo biết tôi đã nói dối, nên tôi nói dối tiếp để che đậy lời nói dối đầu, bịa ra cớ để qua mặt anh ấy. Để bảo vệ danh tiếng và địa vị, tôi nói dối để che đậy lời nói dối. Tôi thật quá gian dối mà! Tôi mới nghĩ đến cuộc trao đổi giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời hỏi Sa-tan xem nó từ đâu đến, Sa-tan mới trả lời: “Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó” (Gióp 1:7). Sa-tan thật quá quỷ quyệt. Nó không trả lời thẳng câu hỏi của Đức Chúa Trời, mà cứ nói vòng vo quanh co. Thật chẳng thể nào biết Sa-tan từ đâu đến. Miệng nó chỉ có lời dối trá, không bao giờ nói năng trung thực, và nói chỉ nói theo kiểu mơ hồ và nước đôi. Tôi nói dối và lừa phỉnh như vậy, chẳng phải tôi cũng như ác quỷ Sa-tan sao? Dù tôi có trả lời về công tác mà lãnh đạo muốn biết, nhưng nó chỉ toàn là lời dối trá và lừa phỉnh. Nghe xong câu trả lời của tôi, lãnh đạo vẫn không nắm rõ chính xác tình hình của công tác chăm tưới mà tôi phụ trách, và anh ấy không thể phán định xem tôi có theo dõi công tác đàng hoàng hay không. Thật sự thì, tôi nói dối và lừa phỉnh chỉ để duy trì danh tiếng và địa vị tạm thời, nhưng lại đánh mất nhân cách và tôn nghiêm, đánh mất niềm tin của người khác. Nếu tôi cứ tiếp tục như thế, sớm muộn gì mọi người cũng sẽ thấy tôi không phải là người trung thực, thấy tôi không đáng tin. Sẽ chẳng ai tin tôi, hơn nữa, Đức Chúa Trời sẽ không tin tưởng tôi. Chẳng phải như thế tôi sẽ không có nhân cách hay tôn nghiêm gì sao? Như thế tôi chẳng ngu ngốc lắm sao?

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Việc Đức Chúa Trời yêu cầu mọi người phải trung thực chứng tỏ rằng Ngài thực sự khinh ghét những kẻ gian dối, và rằng Ngài không ưa những kẻ gian dối. Đức Chúa Trời không thích những kẻ gian dối tức là không thích cách làm việc, tâm tính, động cơ, và phương pháp gian dối của họ; Đức Chúa Trời không thích tất cả những thứ này. Nếu những người giả dối có thể chấp nhận lẽ thật, nhận ra những tâm tính bại hoại của mình, và sẵn lòng tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, thì họ cũng có hy vọng được cứu rỗi, vì Đức Chúa Trời đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, và lẽ thật đối xử bình đẳng với tất cả mọi người. Và vì vậy, nếu chúng ta muốn trở thành những người yêu mến của Đức Chúa Trời thì điều đầu tiên chúng ta phải làm là thay đổi các nguyên tắc làm người của chúng ta: chúng ta không thể sống theo những triết lý của Sa-tan nữa, chúng ta không thể dựa vào những lời dối trá và giả dối nữa, chúng ta phải bỏ lại sau lưng mọi lời dối trá và trở nên trung thực, và theo cách này, cái nhìn của Đức Chúa Trời về chúng ta sẽ thay đổi. Trước đây, con người luôn dựa vào những lời dối trá, giả vờ, và thủ đoạn để sống giữa mọi người, và sử dụng các triết lý Sa-tan làm cơ sở tồn tại, sự sống, và nền tảng mà họ hành xử. Đây là điều mà Đức Chúa Trời khinh miệt. Giữa những người ngoại đạo, nếu ngươi nói thẳng, nói thật và là một người trung thực, thì ngươi sẽ bị vu khống, phán xét và loại bỏ, vì vậy ngươi theo những xu hướng phàm tục, sống theo triết lý Sa-tan, trở nên ngày càng nói dối thành thạo hơn, và ngày càng giả dối hơn. Ngươi cũng học cách sử dụng các phương tiện quỷ quyệt để đạt được mục tiêu và bảo vệ bản thân. Ngươi trở nên ngày càng thành đạt hơn trong thế giới của Sa-tan, và kết quả là, ngươi ngày càng lún sâu vào tội lỗi cho đến khi không thể giải thoát mình. Mọi thứ hoàn toàn ngược lại trong nhà Đức Chúa Trời. Ngươi càng nói dối và giở trò thì dân sự được Đức Chúa Trời chọn càng cảm thấy mệt mỏi với ngươi và loại bỏ ngươi. Nếu ngươi không chịu ăn năn và vẫn bám vào những triết lý và lô-gic Sa-tan, dùng những âm mưu, mưu đồ phức tạp để ngụy trang và tô vẽ bản thân, thì ngươi rất có thể bị phơi bày và bị bỏ ra. Điều này là bởi Đức Chúa Trời ghét những kẻ giả dối, chỉ những người trung thực mới có thể thành công trong nhà Đức Chúa Trời, còn những kẻ giả dối cuối cùng sẽ bị loại bỏ và bỏ ra. Tất cả những điều này là do Đức Chúa Trời định trước. Chỉ những người trung thực mới có thể dự phần trong thiên quốc, vì vậy nếu ngươi không cố gắng làm một người trung thực, và nếu ngươi không trải nghiệm và thực hành theo hướng mưu cầu lẽ thật, nếu ngươi không vạch trần sự xấu xa của bản thân, và không thể hiện bộ mặt thật của mình, thì ngươi sẽ không bao giờ có thể nhận được công tác của Đức Thánh Linh và được Đức Chúa Trời chấp thuận(Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Nghĩ về lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng Đức Chúa Trời không thích người gian dối, Ngài không cứu rỗi họ. Chuyện này là vì họ thuộc về Sa-tan. Người gian dối phàm việc gì cũng bày trò và lừa lọc, nói răng thiếu trung thực, chỉ để bảo vệ danh tiếng, địa vị và lợi ích của mình. Mục đích trong lòng họ và phương pháp họ dùng thật tồi tệ và khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Dù tôi tin Đức Chúa Trời, nhưng tôi chẳng đạt được lẽ thật nào, vẫn sống theo những triết lý Sa-tan như: “Người không vì mình, trời tru đất diệt” và “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện”. Những triết lý Sa-tan này đã bén rễ trong lòng tôi, khiến tôi lầm lạc và bại hoại, khiến tôi đi theo con đường mưu cầu danh tiếng và địa vị. Tôi cứ tưởng người ta phải sống vì bản thân, phải xuất chúng, đạt được danh lợi, chỉ có như thế mới không bị xem thường. Tôi cứ tưởng nếu người ta chỉ nói thật, không bao giờ nói dối, thì chỉ là kẻ ngốc và vô dụng. Chính vì thế, tôi luôn gian dối, tạo nên cả mạng nhện những lời dối trá vì tư lợi bản thân, ngày càng gian dối, giả tạo và thiếu hình tượng con người. Tôi xem danh tiếng và địa vị của mình quan trọng hơn lẽ thật, sẵn sàng nói dối và đi ngược lại lẽ thật để bảo vệ danh tiếng và địa vị của mình. Sa-tan là kẻ nói dối, khi tôi nói dối và lừa phỉnh như thế, tôi chẳng giống Sa-tan sao? Trong thế giới tà ác này, làm người trung thực, thẳng thắn thì không ổn. Nhưng trong nhà Đức Chúa Trời thì ngược lại. Trong nhà Đức Chúa Trời, sự công chính và lẽ thật ngự trị, càng gian dối thì càng dễ thất bại, và cuối cùng, mọi kẻ gian dối đều sẽ bị Đức Chúa Trời phơi bày và thải loại. Đức Chúa Trời phán: “Nếu con người muốn được cứu rỗi thì họ phải bắt đầu bằng việc trở nên trung thực(Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong đời sống, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Chỉ những người trung thực mới có thể dự phần trong thiên quốc…(Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời là thánh khiết, con người ô uế không được phép bước vào thiên quốc. Khi tôi đã nhận ra được như thế, tôi cảm thấy tâm tính thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời không dung thứ sự xúc phạm, và tôi thật sự hối hận vì đã nói dối các anh chị em. Tôi hận mình và không muốn nói dối hay lừa phỉnh thêm nữa. Tôi muốn thực hành lẽ thật, làm người trung thực, và nói thật với tất cả mọi người. Tôi muốn loại bỏ lời dối trá trên miệng và sự gian dối trong lòng, từ đó xứng đáng được Đức Chúa Trời chấp thuận và được vào thiên quốc.

Một hôm nọ, trong khi tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Việc thực hành tính trung thực bao gồm nhiều khía cạnh. Nói cách khác, tiêu chuẩn để là người trung thực không chỉ đạt được thông qua một phương diện; ngươi phải đạt tiêu chuẩn trên nhiều phương diện thì mới có thể trung thực. Một số người luôn nghĩ rằng để là người trung thực, họ chỉ cần cố gắng không nói dối. Quan điểm này có đúng không? Có phải trung thực chỉ đòi hỏi không nói dối không? Không – nó còn liên quan đến một số khía cạnh khác. Thứ nhất, bất kể ngươi đang phải đối mặt với điều gì, dù đó là điều ngươi đã tận mắt thấy hay điều người khác nói với ngươi, dù đó là sự tương tác với mọi người hay giải quyết một vấn đề, dù đó là bổn phận ngươi phải thực hiện hay điều Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, ngươi cũng phải luôn tiếp cận nó với một tấm lòng trung thực. Một người nên thực hành tiếp cận mọi thứ với tấm lòng trung thực như thế nào? Nói những gì ngươi nghĩ và nói một cách trung thực; không nói những lời sáo rỗng, những biệt ngữ của quan chức, hoặc những lời nghe có vẻ êm tai, không nói những điều tâng bốc hay giả dối giả hình, mà hãy nói những lời trong lòng mình. Đây là làm người trung thực. Bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm thực sự trong lòng ngươi – đây là điều những người trung thực phải làm. Nếu ngươi không bao giờ nói những gì ngươi nghĩ, những lời nung nấu trong lòng ngươi, và những gì ngươi nói luôn mâu thuẫn với những gì ngươi nghĩ, thì đó không phải là những gì một người trung thực làm(Chỉ khi trung thực thì mới có thể sống như một con người thật sự, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Dù là tương tác với người khác hay là xử lý bổn phận, tôi phải có tấm lòng trung thực trong cách hành xử. Tôi đã không theo dõi công tác thì phải trung thực về chuyện đó. Tôi không được nghĩ chuyện danh tiếng của tôi có bị tổn hại hay không. Điều mấu chốt là phải làm người trung thực.

Ở buổi họp đồng sự tiếp theo, tôi muốn chủ động phơi bày sự bại hoại của mình, nhưng lại lo mọi người sẽ nghĩ xấu về tôi. Tôi nhận ra mình lại muốn bảo vệ danh tiếng và địa vị, thế là tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi, cho tôi sức mạnh, và cho tôi can đảm để phơi bày sự bại hoại của mình. Tôi nhớ lại đoạn lời Đức Chúa Trời mình từng đọc: “Nếu ngươi không thực hành phù hợp với lời Đức Chúa Trời, và không bao giờ xem xét những bí mật và thử thách của mình, và không bao giờ cởi mở bản thân khi thông công với người khác, không thông công cũng không phân tích cũng không đưa ra ánh sáng sự bại hoại và những sai sót nghiêm trọng của ngươi với họ, thì ngươi không thể được cứu rỗi(Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi nhận ra nếu mình không làm người trung thực, cứ che đậy sự bại hoại và thiếu sót của mình, chẳng chịu mở lòng, phơi bày hay mổ xẻ bản thân, thì tôi chẳng bao giờ gạt bỏ được tâm tính bại hoại và sẽ không bao giờ được cứu rỗi. Tôi cầu nguyện tiếp với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Xin cho con sức mạnh để con có thể đơn sơ mở lòng và làm người trung thực”. Cầu nguyện xong, tôi chủ động thú nhận với mọi người rằng: “Trong cuộc họp lần trước, khi lãnh đạo hỏi về tình hình chăm tưới người mới, tôi chỉ nắm được công tác của một hội thánh, mù tịt về hai hội thánh kia. Nhưng tôi sợ nếu nói thật thì anh chị em sẽ xem thường tôi, nên tôi đã nói dối, bảo là mình nắm được công tác của hai hội thánh. Tôi đã lừa dối mọi người”. Tôi nói xong, các anh chị em không xem thường hay lên án tôi. Ngược lại, họ bảo là thật tốt khi tôi có thể đơn sơ mở lòng và làm người trung thực. Sau khi thực hành như thế, tôi cảm thấy an tâm và thanh thản hơn nhiều. Nếu tôi cứ che đậy bản thân, thì tôi đâu nhận ra và đạt được những điều này.

Không lâu sau, một lãnh đạo cấp trên hỏi tôi: “Chị có nắm được tình trạng của các lãnh đạo hội thánh không?”. Tôi không tự tin lắm để trả lời câu hỏi này vì tôi chỉ biết tình trạng của một lãnh đạo hội thánh thôi, còn hai lãnh đạo kia thì tôi không rõ. Tôi tự nhủ: “Nếu mình nói thật, liệu lãnh đạo có nói là mình không làm công tác thực tế?”, vậy là tôi muốn nói rằng mình có nắm rõ tình hình của họ. Nhưng rồi tôi nhận ra mình lại muốn nói dối, vậy là tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, rồi nói thật: “Tôi chỉ tôi chỉ biết tình trạng của một lãnh đạo hội thánh thôi, còn hai lãnh đạo kia thì tôi không rõ”. Nghe thấy thế, lãnh đạo không chỉ trích tôi, mà lại khuyên nhủ tôi, nói rằng tôi nên hỏi thăm tình trạng của các lãnh đạo hội thánh thường xuyên hơn, nhanh chóng giúp họ giải quyết khó khăn, rồi anh ấy còn chỉ cho tôi một số con đường để làm theo. Tôi nghiệm ra rằng mình càng nói thật, làm người trung thực và dám phơi bày sự bại hoại và thiếu sót của bản thân, thì tôi càng có thể giúp đỡ các anh chị em và đạt được nhiều điều. Trước đó, tôi đã nói dối và lừa phỉnh để bảo vệ danh tiếng, địa vị của mình, nhưng sau mỗi lần nói dối, tôi lại thấy lòng nặng trĩu, lương tâm thì cắn rứt, và quan trọng nhất, tôi đánh mất nhân cách và tôn nghiêm của mình. Qua trải nghiệm này, tôi thật sự hiểu ra rằng người trung thực thì được Đức Chúa Trời và mọi người yêu mến, và càng trung thực thì càng hòa hợp với người khác, càng bình an và thanh thản trong lòng. Các anh chị em sẽ không xem thường mình mà lại còn giúp đỡ cho mình. Làm người trung thực thật sự tuyệt vời. Chỉ khi làm người trung thực, chúng ta mới có thể được Đức Chúa Trời ban phước và cứu rỗi, được vào thiên quốc!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Đằng sau Nỗi sợ Thổ lộ

Bởi Diệp Hân Thảo, Myanmar Tháng 3 năm 2020, tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, và sớm được thực hiện...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger