Học cách nhận diện kẻ địch lại Đấng Christ
Bởi Tô San, Nhật Bản Khi tôi bắt đầu làm lãnh đạo hội thánh, Trần phụ trách công tác hội thánh của chúng tôi. Chúng tôi trạc tuổi nhau và...
Hoan nghênh tất cả những người tìm kiếm sự xuất hiện của Đức Chúa Trời!
Tháng sáu năm 2020, tôi đã đón nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Với mong muốn biết thêm lẽ thật, tôi đắm chìm trong niềm vui khi đọc lời Đức Chúa Trời và xem phim phúc âm. Dần dà, tôi tỏ tuờng đuợc biết bao là bí ẩn của lẽ thật, ví như câu chuyện ẩn trong Kinh Thánh, thực tế về việc Sa-tan làm nhân tính bại hoại, bí ẩn về sự nhập thể và cái tên của Đức Chúa Trời, công tác phán xét của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, và nhiều điều khác nữa. Tôi cũng biết rằng công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt sẽ sớm kết thúc, đại họa đã giáng, và việc đón nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt là con đuờng duy nhất để đuợc cứu rỗi và bước vào thiên quốc. Do vậy, tôi tích cực rao giảng phúc âm và chứng thực cho Đức Chúa Trời để đáp tạ tình yêu Ngài ban. Sau đó, tôi viết một bài làm lời chứng trải nghiệm về việc đón nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Một chị đọc đuợc đã vui vẻ mà nói rằng, “Người anh em, cậu quả là đọc thông hiểu sâu”. Nghe thấy vậy, tôi có chút hài lòng với bản thân, ngẫm rằng tố chất mình thật tốt.
Vài tháng sau, tôi trở thành trưởng nhóm, chịu trách nhiệm chăm tưới một nhóm các anh chị em. Vào mỗi buổi nhóm họp, khi đã thông công xong, các anh chị em đều bảo tôi lĩnh hội tốt, mối thông công lại rất khai mở, và họ hiểu được những vấn đề trước đây còn chưa rõ ràng sau khi nghe tôi thông công. Tôi nhủ thầm, “Mình chỉ vừa đón nhận công tác của Đức Chúa Trời mà đã có thể chăm tuới cho những người mới khác, và mình cũng đã được anh chị em khen ngợi. Xem chừng mình tài giỏi hơn nguời”. Từ đó về sau, để đuợc thêm nhiều anh chị em coi trọng và công nhận, tôi còn làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết. Tôi chuẩn bị truớc mỗi buổi nhóm họp, tìm kiếm những lời Đức Chúa Trời và phim ảnh có liên quan đến chủ đề nhóm họp. Mỗi khi được một mối thông công trong phim khai mở, tôi đều viết lại và thông công trong các buổi nhóm họp. Tôi nghĩ thầm: “Nếu các anh chị em huởng lợi từ mối thông công của mình, ắt hẳn họ sẽ thêm nguỡng mộ và quý kính mình”. Chẳng bao lâu sau, các anh chị em chọn tôi làm lãnh đạo hội thánh. Tôi tự nhủ, “Mình quả thực tài vuợt nguời; không thì hà cớ gì mọi nguời đều chọn mình?”. Tôi thật nguỡng mộ bản thân. Sau đó, tôi nghe vài anh chị em nói rằng họ trở nên tiêu cực vì tị hiềm với tôi. Tôi không những chẳng chút buồn phiền, mà còn thấy vui, vì điều đó cho thấy khả năng lĩnh hội của tôi quả thực xuất sắc. Khi người mới mà tôi từng chăm tưới hỏi tôi đang thực hiện bổn phận gì, tôi sẽ tự hào nói “Tôi đang là lãnh đạo hội thánh”. Tôi muốn họ biết tôi không còn là trưởng nhóm bình thường và họ không nên cư xử với tôi như người anh em bình thường nữa. Trong thời gian làm lãnh đạo hội thánh, tôi bận rộn hơn bao giờ hết. Mỗi ngày, tôi đọc rất nhiều lời Đức Chúa Trời và xem phim phúc âm để trang bị cho bản thân. Vì phải nhóm họp và trả lời câu hỏi của người mới, tôi thuờng chẳng thể ăn hay nghỉ ngơi đúng giờ. Cõi lòng tôi có chút than phiền, nhưng biết rằng đó là bổn phận của mình, tôi vẫn tiếp tục làm. Trong các buổi nhóm họp, tôi thường thông công với các anh chị em về bao khổ đau tôi chịu đựng, về cách tôi trang bị lẽ thật cho bản thân, và việc tôi dâng mình cho Đức Chúa Trời ra sao. Tôi có nhắc đến việc ngày nào mình cũng bận rộn thực hiện bổn phận, không thể ăn đúng giờ, v.v. Nhưng tuyệt nhiên tôi không để lộ lời than vãn của mình. Sau khi nghe tôi thông công, các anh chị em đều rất ngưỡng mộ tôi. Họ khen ngợi tôi vì đã gánh trọng trách trong bổn phận của mình, làm được những điều mà họ chưa làm được, và họ muốn học hỏi từ tôi. Tôi cảm thấy rất vui khi nghe những lời này. Từ đó, tôi luôn thông công như vậy trong các buổi nhóm họp. Tôi không muốn các anh chị em nghĩ rằng tôi không chịu được khổ đau, nếu không thì sẽ không ai kính trọng tôi nữa. Dần dần, các anh chị em bắt đầu phụ thuộc vào tôi, khi gặp khó khăn hay vấn đề gì trong bổn phận của mình, họ hầu như không nương nhờ Đức Chúa Trời và tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, mà lại nhờ tôi giúp đỡ.
Có lần, vì dùng máy tính và điện thoại quá lâu mà mắt tôi nổi đầy tia máu, vừa ngứa vừa đau, thị lực của tôi giảm sút nhanh chóng, và tôi không thể nhìn rõ mọi thứ. Có người nói với tôi rằng những triệu chứng này khá nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, tôi có khả năng bị mù. Lúc đó, tôi rất sợ hãi. Tôi có chút tiêu cực, trong đầu thầm than phiền: “Mình đã thực hiện bổn phận chăm chỉ như vậy, tại sao vẫn mắc bệnh này?”. Vấn đề về mắt này cũng ảnh hưởng đến bổn phận của tôi. Sau đó, có người chỉ cho tôi một phương pháp chữa trị tại nhà và cuối cùng thị lực của tôi đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong các buổi nhóm họp, tôi chỉ nói về mặt tốt của mình, nhấn mạnh rằng dù bổn phận của mình bận rộn đến đâu và vấn đề về mắt gây ra bao nhiêu đau đớn, tôi vẫn không từ bỏ bổn phận của mình. Tôi thậm chí còn nói rằng đây là một thử thách từ Đức Chúa Trời và tôi phải đứng vững làm chứng cho bản thân. Nhưng còn những điểm yếu, nỗi lo lắng, sợ hãi, cũng như những hiểu lầm và lời than vãn của tôi đối với Đức Chúa Trời, tôi tuyệt nhiên không nói lời nào, vì không muốn các anh chị em biết rằng tôi cũng có những điểm yếu. Sau khi nghe tôi thông công, các anh chị em đều ngưỡng mộ và quý kính tôi, nói rằng trải nghiệm của tôi thật tuyệt vời. Một số anh chị em còn nói rằng: “Người anh em này thực sự có vóc giạc. Bị bệnh nghiêm trọng như vậy mà anh ấy không hề trở nên tiêu cực, lại còn có thể tiếp tục làm bổn phận của mình. Nếu là tôi, có lẽ tôi sẽ không làm được như vậy”. Nghe được những lời này, tôi rất vui mừng và không khỏi nghĩ rằng: “Tuy mình còn trẻ và vẫn là người mới, nhưng mình có tố chất vượt xa các anh chị em khác, và mình theo đuổi lẽ thật siêng năng hơn họ”. Nhưng sau khi buổi nhóm họp kết thúc, tôi lại cảm thấy lòng mình có một nỗi hoảng sợ khó giải thích. Nó giống hệt như khi tôi còn nhỏ, làm sai điều gì đó và biết rằng mình sẽ bị bố mẹ phạt. Tôi thậm chí còn không thể ăn uống gì, và cảm thấy rất bất an. Tôi không khỏi phản tỉnh về bản thân, ngẫm rằng: “Có phải mình đã thông công không phù hợp trong buổi nhóm họp không?”. Nghĩ đến việc mình đã không thông công về con người thật khi nhóm họp, che giấu những khuyết điểm, tôi nhận ra rằng ý định của mình không đúng, và trong lòng cảm thấy rất cắn rứt.
Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Tâng bốc và làm chứng cho chính mình, khoe khoang bản thân, cố khiến người khác đề cao và sùng bái mình – loài người bại hoại hoàn toàn có thể làm những việc đó. Đây là cách con người phản ứng theo bản năng khi họ bị thao túng bởi bản tính Sa-tan của mình, và điều này rất phổ biến trong toàn nhân loại bại hoại. Bình thường, người ta đề cao và làm chứng cho mình như thế nào? Người ta đạt đến mục đích khiến mọi người xem trọng và sùng bái mình như thế nào? Họ làm chứng về việc mình đã có bao nhiêu công, chịu bao nhiêu khổ, dành trọn bao nhiêu, trả giá bao nhiêu. Họ dùng cách nói về vốn liếng để đề cao bản thân, khiến địa vị của bản thân trong lòng người khác ngày một cao hơn, vững hơn, ổn định hơn, từ đó khiến càng nhiều người tán thưởng, xem trọng, ngưỡng mộ họ, thậm chí là sùng bái, ngưỡng vọng và đi theo họ. Vì mục đích này mà bề ngoài người ta làm nhiều việc làm chứng cho Đức Chúa Trời, nhưng về thực chất, đó là đề cao và làm chứng cho mình. Làm như thế thì có lý trí không? Làm như thế là ra khỏi phạm vi của lý trí rồi, không còn liêm sỉ nữa. Cụ thể là không biết xấu hổ mà làm chứng rằng bản thân mình đã vì Đức Chúa Trời mà làm bao nhiêu việc, chịu bao nhiêu khổ, thậm chí khoe khoang mình có ân tứ gì, tài cán gì, kỹ năng đặc biệt gì, có kinh nghiệm gì, cao chiêu xử thế và thủ đoạn lừa người gì, v.v.. Thủ đoạn để đề cao và làm chứng cho mình là khoe khoang bản thân, hạ thấp người khác, còn có ngụy trang và che đậy bản thân, không để người khác thấy ra được nhược điểm, khuyết điểm và thiếu sót của mình, mà thay vào đó khiến người khác thấy mặt mãi mãi đẹp đẽ sáng ngời của mình. Thậm chí khi tiêu cực, họ cũng không dám nói cho người khác biết hay mở lòng thông công, khi làm sai thì cố hết sức mà lấp liếm, che đậy. Khi gây tổn hại cho công tác của hội thánh trong quá trình làm bổn phận thì họ không hề nhắc tới, còn khi có được chút cống hiến, có được chút thành tích thì liền đi khoe khoang, chỉ hận là không thể khiến hết thảy mọi người trên đời biết mình nhiều tài cán thế nào, tố chất cao làm sao, khác với người thường thế nào, cao hơn người thường thế nào. Đây không phải là một cách đề cao và làm chứng cho mình sao?” (Mục 4. Họ đề cao và làm chứng cho bản thân, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi cảm nhận được sự thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời; Ngài dò xét mọi điều và phơi bày tất cả những gì ẩn giấu trong tôi. Đức Chúa Trời vạch trần tâm tính bại hoại trong con người. Khi thực hiện bổn phận hoặc làm bất cứ việc gì, họ vô thức tôn vinh và phô trương bản thân nhằm xây dựng địa vị và hình ảnh của mình trong lòng người khác, để có được sự quý kính hay thờ phượng từ họ. Tất cả những hành vi này đều do sự chi phối của bản tính Sa-tan bại hoại. Tôi nhận ra rằng mình luôn nói với các anh chị em về những khổ đau khi thực hiện bổn phận, để mọi người biết rằng tôi có thể chịu khổ, trả giá và trung thành với Đức Chúa Trời nhằm nhận được lời tán thưởng và sự tôn trọng từ họ. Khi nhóm họp, tôi chỉ nói về những mặt tốt của mình, chia sẻ về việc tôi đã nương nhờ Đức Chúa Trời và đứng vững làm chứng khi bị bệnh, nhằm khoe khoang với mọi người rằng mình có vóc giạc vượt người khác. Thế nhưng tôi lại chẳng thể mở lời về sự bại hoại và yếu đuối mà mình đã tỏ lộ trong thời gian bị bệnh, vì lo sợ rằng nếu các anh chị em biết được vóc giạc thật của mình, họ sẽ không còn kính trọng hay thờ phượng tôi nữa. Vì tôi liên tục tôn vinh và phô trương bản thân, các anh chị em thường tìm đến tôi với những vấn đề và khó khăn của họ thay vì nghĩ đến việc cầu nguyện và dựa vào Đức Chúa Trời. Liệu tôi có đang thực sự tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình không? Chẳng phải tôi đang lừa dối và giăng bẫy mọi người sao? Các anh chị em đã chọn tôi làm người lãnh đạo nhưng tôi đã không tôn vinh hay chứng ngôn cho Đức Chúa Trời, cũng không dẫn dắt họ đến với Ngài. Thay vào đó, tôi lại khiến họ thờ phượng và dựa dẫm vào tôi. Tôi thật đáng khinh và đáng xấu hổ. Chắc hẳn Đức Chúa Trời thấy ghê tởm tôi!
Lúc này, tôi nghĩ đến những lời Đức Chúa Trời mà tôi đã đọc trước đây. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Một số người đặc biệt tôn sùng Phao-lô. Họ thích ra ngoài, diễn thuyết và làm việc, họ thích tham dự các buổi tụ họp và rao giảng, và họ thích được mọi người lắng nghe họ, tôn thờ họ, và xoay quanh họ. Họ thích có một vị trí trong lòng người khác, và họ đánh giá cao việc người khác coi trọng hình ảnh mà họ thể hiện. Hãy cùng phân tích bản tính của họ từ những hành vi này. Bản tính của họ là gì? Nếu họ thực sự cư xử như vậy, thì cũng đủ cho thấy họ kiêu ngạo và tự phụ. Họ không thờ phụng Đức Chúa Trời chút nào; họ mưu cầu địa vị cao hơn và mong muốn có quyền lực trên người khác, chiếm hữu họ, và có một vị trí trong lòng họ. Đây là hình ảnh điển hình của Sa-tan. Các khía cạnh nổi bật trong bản tính của họ là sự kiêu ngạo và tự phụ, không sẵn lòng thờ phụng Đức Chúa Trời, và tham muốn được người khác tôn thờ. Những hành vi như vậy có thể cho ngươi một cái nhìn rất rõ ràng về bản tính của họ” (Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Nếu trong lòng ngươi, ngươi thực sự hiểu được lẽ thật, thì ngươi sẽ biết cách thực hành lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời, và đương nhiên sẽ dấn bước trên con đường mưu cầu lẽ thật. Nếu con đường ngươi bước đi là con đường đúng và phù hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, thì công tác của Đức Thánh Linh sẽ không rời khỏi ngươi – như thế sẽ có ngày càng ít nguy cơ ngươi phản bội Đức Chúa Trời. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu ngươi có một tâm tính kiêu ngạo và tự phụ, thì việc bảo ngươi đừng đối nghịch với Đức Chúa Trời sẽ chẳng kết quả gì, ngươi không thể cưỡng lại, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của ngươi. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và không xem Ngài ra gì; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân; chúng sẽ khiến ngươi coi khinh những người khác, sẽ khiến ngươi không có ai trong lòng ngoài bản thân mình; chúng sẽ cướp vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, và cuối cùng sẽ khiến ngươi ngồi vào chỗ của Đức Chúa Trời và đòi hỏi mọi người phải quy phục mình, khiến ngươi sùng bái suy nghĩ, ý tưởng và quan niệm của mình như là lẽ thật. Bao nhiêu sự ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ!” (Chỉ có mưu cầu lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng việc mình liên tục tôn cao và phô trương bản thân chủ yếu là do bản tính quá kiêu ngạo của tôi. Chính vì bản tính kiêu ngạo và tự phụ mà trong lòng tôi không có chỗ cho Đức Chúa Trời, lại còn coi thường người khác. Tôi thích phô trương và khoe khoang bản thân trước mặt mọi người nhằm có được sự ngưỡng mộ và tán thưởng của họ. Tôi đã bị thôi thúc bởi bản tính kiêu ngạo nên không muốn làm việc âm thầm và thực hiện mọi việc một cách thực tế; tôi luôn muốn mình được nổi bật giữa đám đông. Phải chăng tôi đang đi theo con đường chống đối Đức Chúa Trời giống như Phao-lô sao? Khi rao giảng và công tác cho Chúa, Phao-lô đã viết nhiều thư cho các hội thánh thời bấy giờ, thường xuyên tôn cao bản thân và chứng thực về việc mình chịu đựng và dâng mình cho Chúa, khiến nhiều người kính trọng và sùng bái ông. Dù Phao-lô chịu nhiều khổ nạn khi rao giảng và công tác, nhưng ông chưa từng chứng thực cho lời của Chúa, cũng không đưa các tín hữu đến trước Chúa. Thay vào đó, ông đưa họ đến trước bản thân mình. Ông chưa từng phản tỉnh về tham vọng và động cơ của mình mà còn cho rằng mình đã vứt bỏ và dâng hiến nhiều cho Đức Chúa Trời, tin rằng mũ miện của sự công chính sẽ được dành cho mình. Thậm chí cuối cùng ông còn chứng thực rằng mình sống là Đấng Christ, khiến mọi người đều noi theo ông. Phao-lô có bản tính vô cùng kiêu ngạo, thế nên cuối cùng ông đã bị Đức Chúa Trời trừng phạt vì xúc phạm nghiêm trọng đến tâm tính của Ngài. So sánh với hành vi của bản thân, tôi nhận ra rằng mình cũng liên tục tôn cao và phô trương bản thân trong bổn phận của mình, để cho các anh chị em thấy rằng tôi vượt trội hơn họ về mọi mặt nhằm giành được sự ngưỡng mộ và sùng bái của họ. Khi các anh chị em đều kính trọng và tán thưởng tôi vì có tố chất tốt, biết chịu khổ và trả giá trong bổn phận của mình, tôi không những không cảm thấy sợ hãi hay phản tỉnh bản thân mà còn cảm thấy hài lòng và tự mãn. Bản tính của tôi thật kiêu ngạo và tự phụ, hoàn toàn không có chút lòng kính sợ nào đối với Đức Chúa Trời. Trong mọi việc tôi đã làm, dù là trang bị cho mình lời Đức Chúa Trời để trả lời câu hỏi của các anh chị em hay thông công về trải nghiệm của mình khi nhóm họp, thì ý định và động cơ thật sự của tôi không phải là để hiểu lẽ thật, làm tốt bổn phận của mình hay chân thành giúp đỡ người khác. Thay vào đó, tất cả đều nhằm xây dựng một hình ảnh cao quý trong lòng mọi người và nhận được sự ngưỡng mộ của họ. Đây chính là hành vi chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời! Là một lãnh đạo hội thánh, lẽ ra tôi phải tôn cao và chứng thực cho Đức Chúa Trời, giúp các anh chị em hiểu được lẽ thật và tâm ý của Ngài để họ có thể đến trước Đức Chúa Trời, cậy dựa và ngưỡng vọng Ngài. Thế nhưng tôi lại liên tục phô trương và khoe khoang bản thân, dẫn đến việc các anh chị em không có chỗ cho Đức Chúa Trời trong lòng họ mà lại có chỗ cho tôi. Họ dựa dẫm và thờ phượng tôi trong mọi việc họ làm. Tôi đã thực sự quá kiêu ngạo đến mức mất hết lý trí rồi! Trông có vẻ như tôi đang thực hiện bổn phận của mình, nhưng thực chất, tất cả những gì tôi làm chỉ là gây hại cho các anh chị em, dẫn họ rời xa Đức Chúa Trời và khiến họ thờ phượng một người phàm. Bản chất của những hành động này là xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời; tôi đang đi trên con đường chống đối Ngài. Nếu không ăn năn, chắc chắn tôi sẽ bị Đức Chúa Trời trừng phạt và nguyền rủa giống như Phao-lô. Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi nhận ra rằng nếu vẫn không ăn năn thì mình sẽ mất đi công tác của Đức Thánh Linh, rơi vào bóng tối, bị Đức Chúa Trời ghét bỏ và đào thải. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Thưa Đức Chúa Trời, con có bản tính quá kiêu ngạo và thiếu đi lòng kính sợ Ngài. Con luôn phô trương trước mặt người khác, làm Ngài cảm thấy ghê tởm. Con không muốn tiếp tục như vậy nữa. Xin Ngài giúp con; con sẵn lòng thực hành theo yêu cầu của Ngài”.
Sau đó, tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời như sau: “Đừng nghĩ rằng ngươi hiểu hết mọi thứ. Ta nói cho ngươi hay mọi thứ ngươi đã nhìn thấy và trải nghiệm không đủ để ngươi hiểu được dù là một phần nghìn trong kế hoạch quản lý của Ta. Vậy thì tại sao ngươi lại hành động ngạo mạn như vậy? Một chút tài năng và một ít kiến thức nhỏ bé mà ngươi có đó không đủ để Jêsus sử dụng dù chỉ là một giây trong công tác của Ngài! Ngươi thực sự có được bao nhiêu kinh nghiệm? Những gì ngươi đã thấy và mọi điều ngươi đã nghe trong suốt cuộc đời mình cùng những gì ngươi đã tưởng tượng còn ít hơn cả công việc mà Ta thực hiện trong một khoảnh khắc! Tốt nhất là ngươi đừng bới lông tìm vết. Ngươi có thể kiêu ngạo tùy ý, nhưng ngươi chẳng hơn gì một loài thọ tạo thậm chí còn không bằng một con kiến! Mọi thứ ngươi giữ trong bụng mình còn ít hơn những thứ ở trong bụng một con kiến! Đừng nghĩ rằng ngươi có quyền khoa tay múa chân và huênh hoang chỉ vì ngươi đã có được một ít kinh nghiệm và thâm niên. Chẳng phải kinh nghiệm và thâm niên của ngươi là sản phẩm của những lời mà Ta đã phán ra hay sao? Ngươi tin rằng chúng đã đổi lấy công lao khó nhọc của ngươi sao?” (Hai lần nhập thể hoàn tất ý nghĩa của sự nhập thể, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Suy ngẫm về lời Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy hổ thẹn. Tôi đón nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt chưa được lâu, nhưng tôi đã có một chút nhiệt tình trong bổn phận, hiểu được một số câu chữ và đạo lý, đạt được một vài kết quả trong công việc, thế nên tôi coi những điều này như là vóc giạc của riêng mình, cho rằng mình tài năng hơn người khác và hiểu lẽ thật sâu sắc hơn họ. Thậm chí tôi còn thường xuyên sử dụng những điều này làm vốn liếng để phô trương và khiến người khác kính trọng mình. Tôi thật sự đã quá kiêu ngạo và không biết mình. Việc tôi có thể thông công một chút hiểu biết khi nhóm họp, trả lời một số câu hỏi của các anh chị em và đạt được một số kết quả trong công việc đều là nhờ những lời Đức Chúa Trời bày tỏ đã giúp tôi hiểu được một số lẽ thật. Nếu không có công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, những lẽ thật Ngài đã bày tỏ cùng với sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh, thì tôi sẽ không bao giờ có thể hiểu được lẽ thật. Dù là về công tác của Đức Chúa Trời hay về tâm tính bại hoại của mình, tôi cũng không thể nhìn thấu được bất kỳ điều gì. Tôi chẳng có gì đáng để khoe khoang cả. Thế nhưng tôi đã không biết ơn sự chăm tưới và chu cấp của Đức Chúa Trời mà còn nhận mọi công lao về cho bản thân và sử dụng nó làm vốn liếng để phô trương, khiến người khác kính trọng mình. Tôi đã thật kiêu ngạo, ngu dốt, vô liêm sỉ và không biết lý lẽ! Tôi rất cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã giúp tôi nhận ra sự bại hoại của mình và tôi muốn thay đổi. Vì vậy, tôi tiếp tục tìm kiếm lẽ thật và tự hỏi rằng: “Làm thế nào để mình có thể giải quyết tâm tính bại hoại, ngừng tôn vinh và phô trương bản thân? Mình nên thực hành như thế nào để tôn vinh và chứng thực cho Đức Chúa Trời?”.
Sau đó, tôi đã đọc một số lời Đức Chúa Trời: “Khi làm chứng cho Đức Chúa Trời, các ngươi nên chủ yếu nói về cách Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt mọi người, những thử luyện nào Ngài sử dụng để tinh luyện mọi người và thay đổi tâm tính của họ. Các ngươi cũng nên nói về việc sự bại hoại đã được bộc lộ bao nhiêu trong trải nghiệm của các ngươi, các ngươi đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ, ngươi đã làm bao nhiêu điều chống đối Đức Chúa Trời và các ngươi cuối cùng đã được Đức Chúa Trời chinh phục như thế nào. Hãy nói về hiểu biết thực sự về công việc của Đức Chúa Trời mà các ngươi có được là bao nhiêu, và các ngươi nên làm chứng cho Đức Chúa Trời và đền đáp tình yêu của Ngài như thế nào. Các ngươi nên đưa thực chất vào loại ngôn ngữ này, trong khi diễn đạt nó một cách đơn giản. Đừng nói về những lý thuyết trống rỗng. Hãy nói thực tế hơn; nói từ tấm lòng. Đây là cách ngươi nên trải nghiệm. Đừng trang bị cho mình những lý thuyết trống rỗng có vẻ sâu sắc cố để phô trương; làm như vậy khiến ngươi trông rất kiêu ngạo và không có lý trí. Ngươi nên nói nhiều hơn về những điều có thật từ trải nghiệm thực tế của ngươi và nói nhiều hơn từ trái tim; điều này có lợi nhất cho người khác, và phù hợp nhất để họ thấy” (Chỉ có mưu cầu lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Một mặt, từ mặt thực chất mà nói thì để một người đánh giá đúng vấn đề, mổ xẻ và bộc lộ bản thân, họ phải có lòng trung thực, thái độ chân thành, và họ phải nói những gì họ có thể nhận biết được về các vấn đề trong tâm tính mình. Mặt khác, nếu một người cảm thấy rằng tâm tính của họ quá nghiêm trọng thì họ phải nói với mọi người rằng: ‘Nếu tôi lại bộc lộ tâm tính bại hoại như vậy thì cứ nhắc nhở tôi, tỉa sửa tôi. Nếu tôi không thể tiếp nhận thì đừng từ bỏ tôi. Khía cạnh tâm tính bại hoại này của tôi rất nghiêm trọng, và tôi cần được thông công về lẽ thật nhiều lần để vạch trần tôi. Tôi bằng lòng bị mọi người tỉa sửa tôi, mong mọi người để mắt đến tôi, giúp đỡ tôi, không để tôi lạc lối’. Thái độ như vậy là gì? Đây là thái độ tiếp nhận lẽ thật” (Sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được rằng việc chứng thực cho Đức Chúa Trời chủ yếu bao gồm việc chứng thực về cách Ngài phán xét và thử luyện con người, những tâm tính bại hoại mà con người bộc lộ trong trải nghiệm của mình, những điểm yếu và thiếu sót họ nhận ra ở bản thân, hiểu biết thật sự của họ về công tác và lời Đức Chúa Trời, cũng như hiểu biết và trải nghiệm trực tiếp của họ về tâm tính công chính của Ngài. Việc thông công về tất cả những điều này nghĩa là thật sự chứng thực cho Đức Chúa Trời. Còn ý định của tôi khi thông công trong các buổi nhóm họp là để khiến người khác kính trọng và thờ phượng mình. Tôi chỉ nói về những mặt tốt và tích cực của mình, hiếm khi đề cập đến những điểm yếu và sự bại hoại mà mình bộc lộ. Tôi đã tôn cao và phô trương bản thân mình, mà Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét điều ấy. Tôi phải trở thành một người trung thực, mở lòng về sự bại hoại của mình, và nói ra những suy nghĩ chân thật, để người khác thấy con người thật của tôi, đồng thời đón nhận sự giám sát và giúp đỡ của các anh chị em. Đó là cách tôi nên thực hành. Sau đó, trong các buổi nhóm họp, tôi đã mở lòng với các anh chị em về việc tôi phô trương và chứng thực cho bản thân, ý định đáng khinh trong lòng tôi và những sự bại hoại mà mình đã bộc lộ. Tôi cũng nói với họ rằng mình cũng có những điểm yếu và sự tiêu cực, họ không nên kính trọng hay thờ phượng tôi nữa. Sau khi thông công như vậy, tôi cảm thấy rất thoải mái và nhẹ lòng. Sau khi nghe về trải nghiệm của tôi, một số anh chị em nói rằng họ cũng đã hiểu thêm về sự bại hoại của chính mình. Sau đó, các anh chị em không còn thờ phượng hay dựa dẫm vào tôi nhiều như trước nữa, và dù đôi khi vẫn có người tán thưởng sự thông công của tôi, thì tôi cũng không còn bị ảnh hưởng bởi những lời đó nữa.
Kể từ đó, tôi luôn cầu nguyện với Đức Chúa Trời gần như trước mọi buổi nhóm họp: “Thưa Đức Chúa Trời Toàn Năng, Ngài là Đấng đáng được tán thưởng. Con chỉ là một người bại hoại. Con phải mở lòng và nói ra những suy nghĩ chân thật của mình. Xin Ngài dò xét lòng con để lời nói và hành động của con không nhằm phô trương bản thân, mà để chứng thực cho Ngài”. Vì vậy, trong mỗi buổi nhóm họp, tôi tập trung suy ngẫm lời Đức Chúa Trời và thông công về sự hiểu biết và lĩnh hội của mình đối với những lời ấy, tôi cũng thường xuyên mở lòng và phơi bày những tâm tính bại hoại của mình. Không chỉ vậy, tôi yêu cầu các anh chị em giám sát mình, nếu họ thấy tôi đang che giấu bản thân thì hãy vạch trần và tỉa sửa tôi, giúp tôi nhận ra sự bại hoại của mình và thoát khỏi sự kiểm soát của những tâm tính bại hoại đó. Lúc trước, tôi từng nghĩ rằng mọi người thông công không tốt và tôi chẳng bao giờ lắng nghe kỹ những lần thông công của họ, nhưng bây giờ tôi chú ý lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm và hiểu biết của các anh chị em. Tôi ghi chép lại khi có sự khai sáng từ Đức Thánh Linh, và tôi cũng có thể học được rất nhiều từ kinh nghiệm của các anh chị em. Tôi có thể thực hành những điều này bây giờ là nhờ sự phán xét, phơi bày, khai sáng, và soi sáng của lời Đức Chúa Trời. Tạ ơn sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?
Bởi Tô San, Nhật Bản Khi tôi bắt đầu làm lãnh đạo hội thánh, Trần phụ trách công tác hội thánh của chúng tôi. Chúng tôi trạc tuổi nhau và...
Bởi Leanne, MỹTôi từng chịu trách nhiệm cho công tác chăm tưới ở một hội thánh nọ. Khi Phúc Âm được lan truyền và có thêm nhiều người tiếp...
Bởi Tâm Y, Trung Quốc Tháng bảy năm 2020, tôi phụ trách công tác chăm tưới cùng anh Triệu Chí Kiên và chị Lý Mộc Hân. Họ chỉ vừa mới được...
Bởi Hà Khê, Úc Tháng 4 năm 2020, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh phụ trách công tác chăm tưới. Tôi nhận thấy gần đây một số tín hữu mới...