Thức tỉnh sau khi trả được thù

24/07/2022

Tôi từng làm lãnh đạo một hội thánh nọ được một thời gian. Chị Trương, chấp sự Phúc Âm, có mang gánh nặng trong bổn phận và rất chủ động trong công việc. Nhưng chị khá thẳng thắn và thường có giọng điệu gay gắt. Đôi khi chị ấy chỉ ra vấn đề thấy được ở tôi rất thẳng thừng. Chị ấy nói tôi hống hách mắng người khác và họ thấy ức chế. Lúc đầu, tôi có thể chấp nhận bằng thái độ tích cực. Tôi thấy điều chị ấy nói hơi khó nghe, nhưng đều đúng cả, nên tôi chấp nhận và cố kiểm điểm lại bản thân. Nhưng sau một thời gian, thấy chị ấy chỉ ra vấn đề trong bổn phận của tôi trước mặt mọi người mà chẳng giữ cho tôi chút thể diện nào, dần dần, tôi không thể chấp nhận được nữa, và đã có thành kiến với chị ấy.

Một lần nọ, trong một buổi họp với một số chấp sự, tôi chẳng thấy ai nói gì cả, nên đã mời họ nêu ra bất kỳ câu hỏi hay vấn đề gì. Chị Trương cộc lốc nói: “Chị không thích tôi thông công quá dài dòng – tôi cảm thấy bị chị kìm kẹp”. Chị ấy nói một số anh chị em khác cũng cảm thấy bị tôi kìm hãm. Tôi thấy một số anh chị em khác cũng gật đầu đồng tình. Tôi thấy mặt mình nóng bừng. Để giữ thể diện, tôi biện minhrằng bẩm sinh tôi đã ăn nói nặng lời. Chị ấy nói vấn đề không phải là ở giọng điệu, mà là do bản tính kiêu ngạo của tôi. Chị Trương chẳng giữ cho tôi chút phẩm giá nào – lòng tôi cực kỳ rối bời. Tôi nghĩ, quả thực là chị ấy đã thông công rất dài dòng, vậy sao chị ấy lại không tự kiểm điểm, mà lại gây rối với tôi? Chắc hẳn chị ấy đã có hiềm khích với tôi, và muốn khiến tôi xấu mặt trước người khác. Liệu họ có khó chịu với tôi, bảo tôi mắng mỏ mọi người và quá ngạo mạn không? Những suy nghĩ này thực sự càng làm tôi có thành kiến với chị ấy.

Trong một cuộc họp khác với một số chấp sự, chị ấy đã nói trước mặt mọi người rằng tôi chỉ thông công về những điều tích cực, chứ không nói về sự bại hoại của bản thân, và tôi đã không thay đổi được nhiều cái thói ngạo mạn và kìm kẹp người khác. Tôi cảm thấy chị ấy chẳng nói gì về những điểm mạnh của tôi, mà chỉ nói về những thiếu sót. Tôi thực sự tồi tệ như vậy sao? Chắc chắn những người khác sẽ có ấn tượng xấu về tôi, và nếu lãnh đạo phát hiện, chị ấy có thể nói tôi đã không thay đổi suốt bao thời gian qua và không hòa đồng với các anh chị em, nên tôi có thể bị cách chức. Càng nghĩ tôi càng thấy tệ hơn về chị Trương. Chị ấy luôn công khai chỉ trích tôi, và tôi đã luôn nhường nhịn chị ấy mà không tranh cãi. Chị ấy không biết ơn thì thôi, mà lại còn đi quá xa. Chị ấy nêu ra quá nhiều vấn đề của tôi mà không nghĩ cho thể diện của tôi. Tôi cảm thấy mình cũng phải tìm cơ hội phù hợp để vạch trần vấn đề của chị ấy, để khiến chị ấy xấu mặt. Nghĩ vậy, tôi cố kiềm chế và không nói gì hết.

Trong một cuộc họp sau đó, tôi phát hiện công tác Phúc Âm mà chị Trương quản lý không đạt được kết quả và có một số vấn đề trong bổn phận của chị ấy. Tôi muốn công khai chỉ ra và khiến chị ấy xấu hổ, nhưng tôi chưa kịp làm vậy thì chị ấy đã hỏi tôi dạo gần đây, nỗ lực truyền bá Phúc Âm của tôi thế nào. Tôi bối rối, mà cũng rất khó xử. Tôi cảm thấy nếu công tác Phúc Âm không tốt chị ấy nên tự kiểm điểm, chứ đừng đẩy nó sang cho tôi. Chị ấy biết tôi bận làm công tác của hội thánh và không rao giảng, nên khi hỏi như vậy, chẳng phải chị ấy đang cố làm tôi xấu mặt sao? Chị ấy luôn cố làm tôi bẽ mặt – tôi không thể để yên được nữa. Tôi cũng nên công khai nói những vấn đề của chị ấy, để chị ấy không thể ngẩng đầu lên được. Sau đó, với những động cơ ngầm, tôi đã nói với một chấp sự: “Có vấn đề với công tác Phúc Âm của chị Trương và chị ấy sẽ không chấp nhận bị chỉ trích đâu. Chị ấy không chịu tự kiểm điểm, mà lại luôn quan tâm đến vấn đề của người khác”. Lúc đó, tôi cảm thấy có chút tội lỗi, nhưng rồi tôi nghĩ, chị ấy là người đã chỉ trích và làm tôi xấu mặt trước, nên chị ấy đáng bị tôi đối xử như thế. Sau đó, nhân cơ hội chia sẻ tình trạng của mình trong các cuộc họp tôi loan truyền thành kiến của mình với chị ấy. Tôi nói: “Khi tôi hỏi về công tác Phúc Âm trong buổi họp lần trước, chị Trương đã không tự kiểm điểm về lý do mình không làm công tác thực tế, mà lại hỏi tôi chia sẻ Phúc Âm thế nào rồi. Tôi đã có thành kiến với chị ấy, kiểu như chị ấy không rút ra được bài học khi gặp vấn đề”. Một số người nghe thấy thế cũng nghĩ chị Trương không tự biết mình. Lúc đó tôi đã thấy rất vui vì từ giờ các anh chị em sẽ biết chị ấy không chịu tiếp nhận lẽ thật, và hy vọng họ sẽ bắt đầu không thích và tẩy chay chị ấy. Như thế, họ sẽ không tin những gì chị ấy nói nữa, và sẽ cảm thấy chị ấy không khách quan khi vạch trần những vấn đề của tôi trước kia, còn tôi sẽ giữ được hình ảnh của mình trong mắt các anh chị em. Khi lãnh đạo xem xét sự việc, mọi người sẽ nói chị Trương không tốt, và đó không phải là vấn đề của tôi.

Trong thời gian đó, khi thấy vấn đề của chị Trương, tôi đã không giúp chị ấy như trước kia nữa, và đã không theo sát hay giám sát công việc của chị ấy. Tôi nghĩ, khi lãnh đạo đến xem xét tình hình và thấy chị Trương không làm công tác thực tế, chị ấy có thể xử lý chị Trương hoặc thậm chí cách chức chị ấy. Lãnh đạo đã sớm đến xem tại sao công tác Phúc Âm của chúng tôi không tốt. Tôi muốn nhân cơ hội đó để nói về vấn đề của chị Trương để lãnh đạo thấy chị ấy đã không làm công tác thực tế hay chấp nhận sự giám sát, rồi cách chức chị ấy. Sau đó, tôi có thể tránh được chị ấy. Vì thế, tôi chỉ nói với lãnh đạo về vấn đề trong bổn phận của chị Trương mà hoàn toàn không đề cập đến những gì chị ấy đã học được, ăn năn và thay đổi. Nghe tôi nói xong, lãnh đạo cảm thấy chị Trương có vấn đề rất nghiêm trọng, nên đã yêu cầu tôi thu thập đánh giá của người khác về chị ấy, và xử lý chuyện này sau khi hiểu rõ mọi chuyện. Trong một buổi họp sau đó, tôi đã xử lý chị Trương rất nghiêm khắc. Tôi nói chị ấy không đạt được kết quả và không để cho người khác hỏi về công tác của chị. Chị ấy không chấp nhận sự giám sát của các lãnh đạo, mà lại làm xáo trộn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi cũng bảo chị ấy nói mà không để ý đến cảm xúc của người khác và có nhân tính xấu. Chị Trương thực sự rất buồn khi nghe thấy vậy. Chị ấy nghĩ vì mình không thể tiếp nhận lẽ thật, nói những lời gây tổn thương, có nhân tính xấu, và không thể làm được công tác thực tế nào, nên chị ấy nên bị cách chức. Sau đó, chị ấy đã mắc kẹt trong trạng thái tiêu cực mà không thể thoát ra được và công tác Phúc Âm của chúng tôi đã bị tổn hại. Tôi thực sự cảm thấy tồi tệ khi thấy chị ấy đau khổ như vậy, tự hỏi liệu mình có đi quá giới hạn không, nhưng nghĩ đến việc trước kia chị ấy đã làm tôi xấu hổ rất nhiều, làm tổn thương và sỉ nhục tôi, tôi lại muốn chị ấy nếm trải chút cảm giác mất mặt. Và nếu chị ấy bị cách chức, người khác sẽ biết chị ấy có nhân tính xấu và đó không phải là vấn đề của tôi. Sau đó, tôi đã nhờ người khác viết đánh giá về chị ấy. Sợ họ sẽ không viết đầy đủ về vấn đề của chị ấy để chị ấy bị cách chức, tôi cứ nói hoài nói mãi về những lỗi lầm của chị trước mặt mọi người. Tôi cũng cố tình hỏi xem liệu chị ấy có giải quyết được các vấn đề thực tế không, hoàn toàn là với ý định tìm bằng chứng về việc chị ấy không thực hiện được công tác thực tế.

Sau khi chị Lưu, lãnh đạo cấp trên, hiểu rõ tình hình, chị đã xử lý tôi rất nghiêm khắc: “Chị Trương chỉ ra vấn đề của chị và chị lại không chấp nhận điều đó, chị đã phán xét chị ấy trước mặt một lãnh đạo, làm chuyện bé xé ra to. Chị đang áp bức chị ấy và làm khó chị ấy. Chị muốn chị ấy bị cách chức phải không? Chị Trương là người thẳng thắn, nhưng không có ý xấu. Chị ấy có sao nói vậy. Những người khác nói chị kiêu ngạo và thích mắng mỏ mọi người, kìm hãm họ. Sao chị không tiếp thu lời khuyên và sự giúp đỡ của các anh chị em mà lại áp bức người khác?”. Tôi có chút chống đối. Tôi nghĩ: “Đó đâu thể nào đều là vấn đề của mình – chị Trương cũng phải có chút lỗi lầm chứ. Chẳng phải chị đang bênh chị ấy mà không xem xét mọi chuyện sao?”. Tôi đã nói thêm một chút về vấn đề của chị Trương, nhưng sợ lãnh đạo sẽ nghĩ tôi không nhận ra vấn đề của mình, nên tôi đã nói sơ qua về một chút bại hoại của mình. Chị Lưu thấy tôi thực sự không hiểu được bản thân mình, nên đã bảo tôi đọc những lời của Đức Chúa Trời về việc vạch trần cách mà những kẻ địch lại Đấng Christ không chấp nhận sự chỉ trích, loại trừ những người bất đồng chính kiến và áp bức người khác. Chị ấy cũng phân tích tỉ mỉ việc tôi làm vậy là để bảo vệ thể diện và địa vị, rằng tôi đã đi trên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Việc đó đã làm chị Trương tổn thương và ảnh hưởng đến công tác của nhà Đức Chúa Trời. Chị ấy nói tôi sẽ bị cách chức nếu không thay đổi và ăn năn. Nghe vậy, tôi thực sự rất sợ. Tôi có cảm giác mình đã bị vạch trần và loại bỏ, vì thế, tôi đã chìm vào trạng thái tiêu cực. Có một thời gian, tôi chỉ thực hiện bổn phận cho có lệ. Tôi không muốn thông công và giúp các anh chị em đang trong tình trạng tồi tệ, và các dự án của hội thánh chúng tôi chẳng mang lại kết quả gì. Sau đó, tôi bắt đầu nhiều lần đi vào ngõ cụt, và cuối cùng tôi nhận ra mình đã sai lầm khi không chịu rút ra bài học khi bị chỉ trích, mà lại trở nên tiêu cực và chống đối. Cuối cùng, tôi bắt đầu nghĩ về cách mình đã tương tác với chị Trương, rồi tôi cầu nguyện và phản tỉnh.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa và xử lý, bất kể ai làm điều đó, nó liên quan đến điều gì, mức độ mà họ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, sai phạm rõ ràng như thế nào, mức độ đồi bại mà họ đã phạm phải, hoặc sự đồi bại của họ gây ra hậu quả gì cho hội thánh – kẻ địch lại Đấng Christ cũng không xem xét bất kỳ điều nào trong số này. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, người tỉa sửa và xử lý họ đang loại họ ra, hoặc cố tình vạch lá tìm sâu để trừng phạt họ. Kẻ địch lại Đấng Christ thậm chí có thể đi xa đến mức nói rằng họ đang bị bắt nạt và làm nhục, rằng họ không được đối xử một cách nhân đạo, và rằng họ đang bị coi thường và khinh bỉ. Sau khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa và xử lý, họ không bao giờ phản tỉnh về việc họ đã thực sự làm sai điều gì, họ đã phơi bày loại tâm tính bại hoại nào, họ có tìm kiếm các nguyên tắc trong vấn đề hay không, hoặc liệu họ có hành động phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật hay đã hoàn thành trách nhiệm của mình không. Họ không dò xét bản thân hoặc suy nghĩ về bất kỳ điều gì trong số này, cũng không suy ngẫm về những vấn đề này. Thay vào đó, họ tiếp cận việc xử lý và tỉa sửa với góc nhìn của con người, và cách tiếp cận của họ rất nóng vội. Mỗi khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa và xử lý, họ sẽ đầy tức giận, phẫn uất và bất mãn, và sẽ không nghe lời khuyên từ ai. Họ không chịu chấp nhận việc mình bị tỉa sửa và xử lý, và không thể quay lại trước Đức Chúa Trời để tìm hiểu và phản tỉnh về bản thân, để giải quyết những hành động vi phạm nguyên tắc của họ, chẳng hạn như chiếu lệ hoặc bất cẩn hay hành xử tùy tiện trong bổn phận, họ cũng không sử dụng cơ hội này để giải quyết tâm tính bại hoại của chính mình. Thay vào đó, họ kiếm cớ để tự bào chữa, biện bạch cho bản thân, thậm chí họ sẽ nói những điều gây bất hòa và xúi giục người khác. … Nhìn chung, trong cả những gì họ nói và những gì họ làm, những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ chấp nhận lẽ thật. Tâm tính không chấp nhận lẽ thật là tâm tính gì? Chẳng phải đó là chán ghét lẽ thật sao? Đó chính xác là như vậy(“Họ muốn rút lui khi không có được vị trí và hết hy vọng đạt được phước lành” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra những kẻ địch lại Đấng Christ chán ngấy và căm ghét lẽ thật. Họ không tiếp nhận lẽ thật từ Đức Chúa Trời khi bị xử lý, và không bao giờ tìm kiếm lẽ thật hay phản tỉnh những vấn đề của họ, mà đầy bất bình cũng như bất mãn và cố hết sức để biện minh và bảo vệ mình. Họ nghĩ người khác đang làm khó và tận dụng những lỗi lầm của họ, sỉ nhục và coi thường họ, nên họ không chịu tiếp nhận lẽ thật. Tôi cũng y như thế. Khi chị Trương chỉ ra sự ngạo mạn và những vấn đề trong công tác của tôi, tôi đã không phản tỉnh. Tôi tưởng chị ấy đang bới móc lỗi lầm của tôi, cố khiến tôi phải xấu hổ. Nên tôi đã trả đũa chị ấy, trừng phạt chị ấy cho hả giận. Khi lãnh đạo cấp trên vạch trần tôi vì áp bức chị Trương và có nhân tính xấu, đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, tôi thậm chí còn cảm thấy bất bình hơn và vẫn muốn biện hộ cho mình. Tôi nghĩ chị ấy đã ưu ái chị Trương, nên đã tiêu cực và chống đối một cách thiếu suy nghĩ. Tôi nhận ra thái độ của mình đối với sự chỉ trích cũng y như những kẻ địch lại Đấng Christ, và tôi đang bộc lộ tâm tính Sa-tan chán ghét lẽ thật. Lúc đó, tôi cảm thấy mình đang trong tình trạng nguy hiểm. Tôi muốn tự kiểm điểm và ăn năn ngay lập tức, để thoát khỏi con đường sai trái.

Trong những buổi tĩnh nguyện sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời này. “Có phải các ngươi có khả năng nghĩ ra nhiều cách khác nhau để trừng phạt mọi người bởi vì các ngươi không thích họ hay bởi vì họ không hòa hợp với mình không? Trước đây các ngươi đã từng làm điều gì kiểu như thế chưa? Các ngươi đã làm bao nhiêu những điều như vậy? Chẳng phải các ngươi luôn gián tiếp coi thường mọi người, đưa ra những lời phê bình gay gắt và mỉa mai họ sao? Các ngươi đang ở trong trạng thái nào khi các ngươi làm những việc như thế? Lúc đó, các ngươi đang trút giận và cảm thấy vui; các ngươi đã chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên, sau đó ngươi nghĩ thầm: ‘Mình đã làm một việc đáng khinh như thế. Mình không kính sợ Đức Chúa Trời và mình đã đối xử quá bất công với người đó’. Trong thâm tâm, các ngươi có cảm thấy tội lỗi không? (Có). Mặc dù các ngươi không kính sợ Đức Chúa Trời, nhưng ít nhất các ngươi cũng có ý thức nào đó về lương tâm. Vậy thì, liệu các ngươi vẫn có khả năng làm điều này một lần nữa trong tương lai không? Liệu ngươi có thể suy nghĩ về việc tấn công và tìm cách trả thù người khác bất cứ khi nào ngươi khinh miệt họ và không hòa thuận với họ, hoặc bất cứ khi nào họ không vâng lời hoặc lắng nghe ngươi không? Ngươi đã bao giờ làm bất cứ điều gì như vậy chưa? Một người làm chuyện như thế thì sở hữu loại nhân tính gì? Về mặt nhân tính, họ là người hiểm độc. Đánh giá trên tiêu chí của lẽ thật, họ không tôn kính Đức Chúa Trời. Họ không có nguyên tắc trong lời nói và hành động của mình; họ hành động bừa bãi và làm bất cứ điều gì họ muốn. Về mặt kính sợ Đức Chúa Trời, những người như vậy đã đạt được bất kỳ lối vào nào chưa? Dĩ nhiên là chưa; câu trả lời là ‘chưa’, một trăm phần trăm(“Năm trạng thái cần phải đi đúng hướng trong đức tin của một người” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời tỏ lộ chính xác tình trạng của tôi. Tôi hoàn toàn thiếu sự tôn kính đối với Đức Chúa Trời và có nhân tính độc ác. Tôi đã đả kích và trả thù bất cứ ai xúc phạm mình. Khi chị Trương quá thẳng thắn về các vấn đề của tôi, tôi cảm thấy chị ấy đã làm mình mất mặt trước các chấp sự khác. Lúc đầu, tôi có thể kìm nén và miễn cưỡng chấp nhận, nhưng lại có ác cảm với chị ấy sau khi chuyện đó xảy ra nhiều lần. Tôi muốn bới móc lỗi của chị ấy để trả thù, và cho chị ấy nếm mùi mất mặt. Khi tìm ra vấn đề trong công tác của chị ấy, tôi đã không giúp đỡ mà thậm chí còn tận dụng cơ hội đó để mắng mỏ chị ấy và khiến chị ấy xấu hổ. Khi không đạt được mục đích, tôi càng bực bội hơn và đã phán xét chị ấy sau lưng để các anh chị em không thích và loại trừ chị ấy. Tôi đã cố tình mách với lãnh đạo về vấn đề của chị ấy, hy vọng lãnh đạo sẽ chỉ trích và cách chức chị ấy. Tôi tưởng sau đó chị ấy sẽ không gây rắc rối cho mình nữa, và có thể lấy lại hình ảnh của mình trong mắt các anh chị em. Những hành động của tôi không chỉ khiến chị Trương vô cùng đau đớn và tổn thương, mà còn thực sự làm gián đoạn công tác Phúc Âm. Tôi nhận ra mình có bản tính rất nham hiểm và xấu xa. Tôi không thể chịu được sự xúc phạm nhỏ nhất – tôi hoàn toàn không có nhân tính. Tôi nghĩ đến việc Đức Chúa Trời nâng đỡ tôi làm một lãnh đạo. Đó là để tôi có thể hợp tác tốt với người khác trong bổn phận, để chúng tôi có thể giúp đỡ nhau và thay đổi tâm tính sống của mình. Nhưng tôi lại công kích và trả thù chị Trương vì thể diện và địa vị của mình, gây rắc rối và kích động người khác. Tôi gây hại cho các anh chị em, và thực sự cản trở công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra mình thực sự đang hành ác.

Sau đó, bằng cách đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã đạt được chút hiểu biết về bản tính xấu xa của mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Tấn công và trả thù là một loại hành động và sự tỏ lộ đến từ bản tính Sa-tan hiểm độc. Đó cũng là một dạng tâm tính bại hoại. Mọi người nghĩ như thế này: ‘Nếu người không tử tế với tôi, thì tôi sẽ không công bằng với người! Nếu người không đối xử với tôi bằng nhân phẩm, tại sao tôi lại phải đối xử với người bằng nhân phẩm?’. Kiểu suy nghĩ này là gì vậy? Đó không phải là một cách suy nghĩ mang tính báo thù hay sao? Theo quan điểm của một người bình thường, chẳng phải loại quan điểm này có thể tồn tại sao? Chẳng phải nó thuyết phục sao? ‘Tôi sẽ không tấn công trừ khi tôi bị tấn công; nếu tôi bị tấn công, tôi chắc chắn sẽ phản công’, và ‘Gậy ông đập lưng ông’ – những người ngoại đạo thường nói những điều như vậy; trong số họ, đây đều là những điều hợp lý và hoàn toàn phù hợp với quan niệm của con người. Tuy nhiên, những người tin Đức Chúa Trời và theo đuổi lẽ thật nên nhìn nhận những lời này như thế nào? Những ý kiến này có đúng không? (Không). Tại sao chúng không đúng? Chúng nên được định rõ đặc điểm như thế nào? Những điều này bắt nguồn từ đâu? (Từ Sa-tan). Chúng bắt nguồn từ Sa-tan, điều này không có gì phải nghi ngờ. Chúng đến từ tâm tính nào của Sa-tan? Chúng đến từ bản tính hiểm độc của Sa-tan; chúng chứa đựng sự độc ác, và chúng chứa đựng bộ mặt thật của Sa-tan trong tất cả sự hiểm độc và xấu xa của nó. Chúng chứa đựng thực chất của bản tính đó. Đặc điểm của các quan điểm, suy nghĩ, biểu hiện, lời nói và thậm chí hành động chứa đựng thực chất của bản tính đó là gì? Chúng không phải là của Sa-tan sao? Những khía cạnh này của Sa-tan có phù hợp với lời Đức Chúa Trời không? Chúng có phù hợp với lẽ thật không? Chúng có cơ sở nào trong lời Đức Chúa Trời không? (Không). Chúng có phải là những hành động mà người theo Đức Chúa Trời nên làm, và những suy nghĩ và quan điểm mà họ nên sở hữu không? (Không)” (“Chỉ khi giải quyết tâm tính bại hoại của mình mới có thể thoát khỏi trạng thái tiêu cực” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Những kẻ địch lại Đấng Christ có bản tính dữ tợn. Tâm tính này có ở loại người nào? (Những kẻ tà ác). Đúng vậy. Khía cạnh chính của tâm tính kẻ tà ác là dữ tợn. Khi một người dữ tợn phải đối mặt với bất kỳ lời thúc đẩy, buộc tội, chỉ dạy hoặc giúp đỡ với mục đích tốt nào, thái độ của họ cũng không phải là cảm ơn hoặc tiếp nhận điều đó một cách khiêm tốn, mà thay vào đó là trở nên tức giận, và cảm thấy cực kỳ căm ghét, thù hận và thậm chí là mong muốn trả thù. … Tất nhiên, khi họ trả thù người khác vì căm ghét thì không phải vì họ có mối thù hằn cũ, mà vì người đó đã vạch trần những sai phạm của họ. Điều này cho thấy rằng bất kể ai làm như vậy, và bất kể mối quan hệ của người đó với kẻ địch lại Đấng Christ là thế nào, chỉ riêng hành động vạch trần họ đã có thể kích hoạt lòng thù hận và kích động họ trả thù. Không quan trọng đó là ai, liệu người làm điều đó có hiểu lẽ thật hay không, hay liệu người đó là lãnh đạo, người làm công hay một thành viên bình thường trong dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Nếu bất kỳ ai vạch trần, tỉa sửa và xử lý kẻ địch lại Đấng Christ, họ sẽ coi người đó như kẻ thù, và thậm chí còn công khai nói rằng: ‘Nếu có ai đó xử lý tôi, tôi sẽ xử đẹp họ. Nếu có ai xử lý tôi, tỉa sửa tôi, vạch trần bí mật của tôi, khiến tôi bị khai trừ khỏi nhà Đức Chúa Trời, và cướp phần phước lành của tôi, tôi sẽ không bao giờ tha cho họ. Đó là cách tôi sống ở thế giới trần tục: không ai dám gây rắc rối cho tôi, kẻ dám quấy rầy tôi vẫn còn chưa ra đời đâu!’. Đây là loại lời lẽ giận dữ mà những kẻ địch lại Đấng Christ nói khi đối mặt với việc bị tỉa sửa và xử lý. Khi họ nói những lời giận dữ này, đó không phải là để đe dọa người khác, cũng không phải là để trút ra nhằm bảo vệ chính họ. Đây là những hứa hẹn chân thực về sự đồi bại, và họ có thể dùng bất cứ phương tiện nào có sẵn. Đây là tâm tính dữ tợn của những kẻ địch lại Đấng Christ(“Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 8)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra những kẻ địch lại Đấng Christ rất xấu xa, và nếu ai đó khiêu khích hay làm tổn hại thể diện hoặc địa vị của họ, họ sẽ xem người đó như kẻ thù và sẽ trả thù họ. Đó là một con quỷ đích thực. So sánh tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ và hành vi của tôi, chẳng phải tôi giống như họ sao? “Người mà phạm ta, tất ta phạm người”, “Mắt đền mắt, răng đền răng” và “Người lành tất bị bắt nạt, ngựa lành tất bị cưỡi lên” là các chất độc Sa-tan mà tôi tưởng là đúng. Chị Trương đã nhiều lần chỉ ra vấn đề của tôi và khiến tôi phải xấu hổ, nên tôi nghĩ việc trả đũa chị ấy là đúng. Nếu không đánh trả, người ta sẽ nghĩ tôi dễ bị bắt nạt và lợi dụng. Tôi sợ nếu chị ấy luôn vạch trần mình trước mặt mọi người, thì lãnh đạo sẽ nghĩ tôi có nhân tính xấu và cách chức tôi, rồi tương lai và địa vị của tôi sẽ không được đảm bảo. Dù thấy chị Trương phơi bày vấn đề của mình, nhưng tôi không hề biết tự kiểm điểm. Thay vào đó lại công kích chị ấy, coi chị ấy như kẻ thù và muốn loại trừ chị ấy. Thậm chí khi thấy chị Trương khổ sở trong tình trạng tiêu cực, và bổn phận của chị bị ảnh hưởng, tôi cũng mặc kệ. Tôi chỉ trích mạnh mẽ chị ấy để bảo vệ tư lợi mà không màng đến công tác của hội thánh hay không hề bận tâm xem mình đã làm chị ấy tổn thương nhiều như thế nào. Tôi thật quá độc ác! Tôi đã sống bằng những chất độc Sa-tan này, sống trọn tâm tính Sa-tan tà ác, xấu xa mà không có chút nhân tính nào. Tôi đã nhớ đến một kẻ địch lại Đấng Christ mà mình từng gặp trước đó. Anh ta cũng thích mọi người khen ngợi và nói tốt về mình, nhưng khi các anh chị em vạch trần anh ta, ảnh hưởng đến thể diện và địa vị của anh ta, thì anh ta liền công kích, trả thù, làm khó họ, khiến người khác phải tiêu cực và yếu đuối. Anh ta không chấp nhận việc lãnh đạo vạch trần mình và sẽ tìm kiếm sai phạm của họ, loan truyền các quan niệm và thích phán xét. Anh ta đã làm gián đoạn công tác của hội thánh đến mức không thể diễn tiến bình thường được. Các lãnh đạo đã nhiều lần thông công và giúp đỡ nhưng anh ta không muốn ăn năn. Cuối cùng anh ta đã bị khai trừ khỏi hội thánh vì làm quá nhiều việc ác. Chẳng phải tôi cũng xấu xa như anh ta khi trả thù chị Trương sao? Tôi cảm thấy chán ghét và ghê tởm hành vi của mình. Tôi quyết tâm thực sự ăn năn, thay đổi, và trở thành một con người khác.

Tôi đã tìm kiếm các nguyên tắc về việc đối xử với người khác. Tôi đã đọc được một số lời Đức Chúa Trời. “Trong nhà Đức Chúa Trời, những nguyên tắc để đối xử với mọi người là gì? Ngươi nên đối xử với mọi người theo các nguyên tắc của lẽ thật, và ngươi nên đối xử công bằng với mỗi anh chị em của mình. Làm thế nào để đối xử công bằng với họ? Điều này phải dựa trên lời Đức Chúa Trời, dựa trên việc Đức Chúa Trời cứu rỗi những ai, và Ngài bỏ ra những ai, dựa trên việc Ngài thích ai, và Ngài ghét ai; đây là những nguyên tắc của lẽ thật. Các anh chị em nên được đối xử với sự giúp đỡ yêu thương, sự chấp nhận lẫn nhau và sự kiên nhẫn. Những kẻ hành ác và những kẻ chẳng tin phải được xác định, tách biệt và tránh xa. Chỉ khi làm như vậy, ngươi mới đối xử với mọi người có nguyên tắc. Anh chị em nào cũng có những thế mạnh và những khuyết điểm, và tất cả họ đều có những tâm tính bại hoại, vì vậy khi mọi người ở cùng nhau, họ nên thương yêu giúp đỡ nhau, họ nên chấp nhận, kiên nhẫn và không nên bới lông tìm vết hay quá gay gắt. … Ngươi phải nhìn vào cách Đức Chúa Trời đối đãi với những người ngu dốt và ngốc nghếch, cách Ngài đối đãi với những người có vóc giạc còn non trẻ, cách Ngài đối đãi với những biểu hiện bình thường của tâm tính bại hoại của nhân loại, và cách Ngài đối đãi với những người hiểm độc. Đức Chúa Trời đối xử với những người khác nhau theo những cách khác nhau, và Ngài cũng có những cách khác nhau để kiểm soát vô vàn tình trạng khác nhau của con người. Ngươi phải hiểu những lẽ thật này. Một khi ngươi đã hiểu những lẽ thật này, thì khi ấy ngươi sẽ biết cách trải nghiệm những vấn đề và đối xử với mọi người phù hợp với nguyên tắc(“Để có được lẽ thật, ngươi phải học từ những con người, sự việc và sự vật quanh mình” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Hãy học cách làm việc hòa hợp với mọi người và tương tác với những người khác bằng lẽ thật, bằng lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc, chứ không phải bằng cảm xúc hay sự bốc đồng. Theo cách này, chẳng phải lẽ thật sẽ ngự trị trong hội thánh sao? Chừng nào lẽ thật còn ngự trị, thì chẳng phải mọi thứ sẽ công bằng và hợp lý sao? Các ngươi không nghĩ rằng sự phối hợp hài hòa là có lợi cho tất cả mọi người sao? Làm việc theo cách này rất có lợi cho các ngươi. Trước hết, nó khai trí và có ý nghĩa tích cực đối với các ngươi khi thực hiện bổn phận của mình. Trên hết, nó ngăn không cho các ngươi mắc sai lầm, gây phá vỡ và nhiễu loạn, và đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ(“Muốn thực hiện bổn phận một cách đúng đắn đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải đối xử với mọi loại người theo nguyên tắc của lẽ thật. Nếu các tín hữu chân chính, những người có thể tiếp nhận lẽ thật, tỏ lộ chút bại hoại như là ngạo mạn, quá thẳng thắn và làm chúng ta tổn thương, thì chúng ta nên khoan dung và kiên nhẫn, giúp đỡ họ và thông công với họ bằng tình yêu thương, chứ không phải quá tập trung vào lỗi lầm của họ. Nhưng những kẻ hành ác hay những kẻ địch lại Đấng Christ thích phán xét và đả kích, hay công kích các lãnh đạo và những người làm công để tranh giành địa vị, họ phải bị vạch trần, mổ xẻ, và khai trừ. Tôi biết chị Trương là một tín hữu đích thực có ý thức công chính, giữ gìn công tác của hội thánh. Chị ấy chỉ nói thẳng bằng giọng điệu gay gắt, chứ không có ý định xấu. Việc chỉ ra những vấn đề của tôi là để giúp tôi hiểu được tâm tính bại hoại của bản thân, để tôi không đi lạc khỏi con đường đúng đắn và làm gián đoạn công tác của hội thánh. Việc đề cập đến lỗi lầm của tôi trong các cuộc họp là để tôi thấy được những thiếu sót trong công tác của mình và làm theo nguyên tắc của lẽ thật trong bổn phận – đó là bảo vệ lợi ích của hội thánh. Chị ấy có tỏ ra chút bại hoại khi làm như vậy, nhưng tôi nên thông cảm, khoan dung và công bằng với chị ấy. Thực ra, việc chấp nhận sự giám sát và đề nghị của người khác thực sự mang lại lợi ích cho tôi. Tôi có bản tính ngạo mạn. Tôi luôn coi thường người khác và lợi dụng địa vị để mắng mỏ người khác. Điều đó gây tổn thương, khiến họ ức chế, và tôi hoàn toàn không nhận ra điều đó. Chị Trương vạch trần tôi và chỉ ra những điều này để giúp tôi và làm lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nhưng tôi lại đả kích và trả thù, muốn tẩy chay chị ấy. Tôi thật xấu xa và chẳng có chút nhân tính nào. Nghĩ đến chuyện này, tôi đã rất buồn và cảm thấy mình thực sự mắc nợ chị Trương. Sau đó, tôi đã mở lòng với chị ấy. Tôi nói về việc mình đã không chấp nhận lời khuyên và sự giúp đỡ của chị ấy, đả kích, trả thù để bảo vệ thể diện và địa vị của mình, làm chị ấy tổn thương và tôi đã ngạo mạn, độc ác như thế nào. Chị Trương không hề có ác cảm với tôi vì những điều đó, mà còn thấy được sự ngạo mạn của mình, rằng chị ấy ăn nói mà không để ý đến cảm xúc của người khác, việc đó đã không giúp đỡ hay khai trí cho họ. Mối thông công cởi mở này đã xóa bỏ rào cản giữa hai chúng tôi và chúng tôi đã thân thiết hơn. Tôi đã thực sự cảm nhận được sự bình an khi thực hành lời Đức Chúa Trời, rằng việc đó tốt cho tôi và cho người khác.

Sau đó, tôi đã tự hỏi sau này, khi người khác vạch trần và chỉ ra lỗi sai của mình, khi lòng tự trọng của tôi bị tổn thương và có những suy nghĩ xấu xa, thì tôi nên làm gì? Sau đó, tôi đã đọc được một số lời của Đức Chúa Trời. “Hầu hết mọi người khi bị tỉa sửa và xử lý, đó có thể là do họ đã phơi bày những tâm tính bại hoại. Đó cũng có thể là do họ đã làm điều gì đó sai trái do thiếu hiểu biết và phản bội những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Cũng có thể là do việc họ cố làm bổn phận một cách chiếu lệ đã gây ra tổn hại cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Lý do nghiêm trọng nhất là khi người ta ngang nhiên làm theo ý mình mà không có sự kiềm chế, vi phạm các nguyên tắc, phá vỡ và quấy rầy công tác của nhà Đức Chúa Trời. Đây là những lý do chính khiến người ta bị tỉa sửa và xử lý. Bất kể những hoàn cảnh khiến ai đó bị xử lý hoặc tỉa sửa, thái độ quan trọng nhất cần có đối với việc này là gì? Trước tiên, ngươi phải chấp nhận, bất kể ai đang xử lý ngươi, vì lý do gì, cho dù nó có gay gắt, hay giọng điệu và từ ngữ có như thế nào, ngươi cũng nên chấp nhận. Sau đó, ngươi nên nhận ra điều ngươi đã làm sai, tâm tính mà ngươi đã vạch trần, và liệu ngươi có hành động phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật hay không. Khi ngươi bị tỉa sửa và xử lý thì trước hết, đây là thái độ ngươi nên có(“Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 8)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Nếu ngươi ấp ủ lòng căm ghét với các anh chị em mình thì ngươi sẽ có khuynh hướng đàn áp họ và trả thù họ; điều này sẽ rất đáng sợ, và đây là tâm tính của một kẻ tà ác. Một số người chỉ có những suy nghĩ và ý tưởng căm ghét – những ý tưởng tà ác, nhưng họ sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì tà ác; nếu họ có thể hòa thuận với người khác, thì họ sẽ hòa thuận, và nếu họ không thể, thì họ sẽ xa cách người đó, và điều này sẽ không ảnh hưởng đến bổn phận của họ hoặc tác động đến các mối quan hệ cá nhân qua lại bình thường của họ, bởi vì họ có Đức Chúa Trời trong lòng và họ tôn kính Ngài. Họ không muốn xúc phạm đến Đức Chúa Trời và sợ làm như thế. Mặc dù những người này có thể ấp ủ những tư tưởng và ý niệm không đúng nhưng họ có thể loại bỏ hoặc từ bỏ chúng. Họ kiềm chế trong các hành động của mình, và thậm chí không thốt ra một lời nào vượt quá giới hạn, và họ không muốn xúc phạm Đức Chúa Trời trong vấn đề này. Người nói và hành động theo cách này là người có các nguyên tắc và là người thực hành lẽ thật. Ngươi có thể không tương hợp với tính cách của ai đó, và ngươi có thể không thích họ, nhưng khi ngươi làm việc cùng với họ, ngươi vẫn công bằng và không trút những cơn bực bội của mình khi làm bổn phận, hy sinh bổn phận của mình, hay bỏ qua những sự bực bội của mình vì lợi ích của gia đình Đức Chúa Trời; ngươi có thể làm việc theo nguyên tắc. Đây là biểu hiện của điều gì? Đây là biểu hiện của việc có lòng tôn kính cơ bản đối với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có nhiều hơn như thế một chút, khi ngươi thấy rằng ai đó có lỗi lầm hay điểm yếu – ngay cả khi họ đã xúc phạm ngươi hay có thành kiến với ngươi – ngươi vẫn nhịn để đối xử với họ một cách đúng đắn và yêu thương giúp đỡ họ. Điều này có nghĩa là có tình yêu trong ngươi, rằng ngươi là một người sở hữu nhân tính, rằng ngươi là một người tốt bụng và có thể thực hành lẽ thật, rằng ngươi là một người trung thực sở hữu những thực tế của lẽ thật, và ngươi là một người có lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tuy vẫn có vóc giạc nhỏ bé nhưng có ý chí, và sẵn lòng phấn đấu cho lẽ thật, nỗ lực làm việc theo nguyên tắc, và ngươi có thể xử lý mọi việc và hành động có nguyên tắc đối với người khác, thì điều này cũng được coi là có chút tôn kính đối với Đức Chúa Trời; đây là điều cơ bản nhất. Nếu ngươi thậm chí không thể đạt được điều này, và không thể kiềm chế bản thân, thì ngươi đang gặp nguy hiểm lớn và khá đáng sợ. Nếu ngươi được giao cho một chức vụ, thì ngươi có thể trừng phạt mọi người và gây khó khăn cho họ; sau đó ngươi sẽ có thể trở thành một kẻ địch lại Đấng Christ bất cứ lúc nào(“Năm trạng thái cần phải đi đúng hướng trong đức tin của một người” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi một con đường thực hảnh. Nếu tôi bị tỉa sửa và xử lý, thì hẳn là do tôi có vấn đề nào đó, hoặc tôi đã bộc lộ một tâm tính bại hoại, hoặc làm gián đoạn công tác của hội thánh. Cho dù ai đó dùng giọng điệu như thế nào hay lời họ nói khó nghe ra sao, thì trước hết tôi phải biết chấp nhận và tự kiểm điểm. Kể cả khi lòng tự trọng của tôi có bị tổn thương trong quá trình này, khiến tôi mất mặt và cảm thấy chống đối, thì tôi cũng phải tôn kính Đức Chúa Trời, kiên nhẫn và khoan dung với người khác. Tôi không thể đả kích hay trả thù người khác bởi sự bại hoại của mình được. Khi đã hiểu rõ những điều này, tôi đã cố thực hành và bước vào lẽ thật. Sau đó, khi người khác chỉ ra vấn đề và làm tổn thương lòng tự trọng của tôi trong bổn phận, trước hết, tôi phải chắc chắn rằng mình chấp nhận điều đó, và kể cả nếu có một số suy nghĩ không tốt, thì tôi cũng có thể cầu nguyện, phản bội bản thân, không bị những suy nghĩ của mình kìm hãm và đặt công tác của hội thánh lên trên hết. Tôi cũng có thể cùng các anh chị em thảo luận và tìm cách để đạt được kết quả tốt nhất. Sau một thời gian làm theo cách này, tôi đã thực sự thấy được sự giám sát và chỉ trích của người khác đã mang lại cho tôi lợi ích to lớn như thế nào! Điều này cho tôi thêm khả năng thực hành các nguyên tắc của lẽ thật, tránh hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger