Một lần trình báo sai

24/07/2022

Bởi Lý Kiệt, Úc

Trong hơn một năm, Đức Chúa Trời đã thông công về lẽ thật của việc nhận định các lãnh đạo giả. Trong các cuộc họp, tôi thường thông công về những hiểu biết và kiến thức của mình, nhưng trong đời sống thực tế, tôi không thể nhận định được các lãnh đạo giả. Khi thấy một lãnh đạo có biểu hiện nhỏ nhất là không làm công tác thực tế, là tôi lại mù quáng gán tội và lên án họ là một lãnh đạo giả. Kết quả là, tôi không những không bảo vệ được công tác của nhà Đức Chúa Trời, mà suýt nữa còn gây ra sự gián đoạn cho công tác. Qua những gì sự thật tỏ lộ, tôi đã rút ra được một số bài học từ thất bại đã cho tôi chút khả năng nhận định về các lãnh đạo giả.

Tôi đã làm công việc hành chính trong hội thánh đó. Tôi chịu trách nhiệm quản lý một số vật dụng và công cụ trong hội thánh. Trong quá trình thực hiện bổn phận, tôi thấy các anh chị em đối xử với các dụng cụ chưa đúng mực. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý. Tôi đã đến gặp chị Lý lãnh đạo và báo cáo những vấn đề này với chị ấy. Tôi cũng nhắc chị ấy rằng chị ấy có thể đề cập vấn đề này với người khác, thông công với họ (về những vấn đề đó) trong các cuộc họp. Khi đã hiểu sự việc, chị ấy đồng ý. Sau đó, tôi chờ chị Lý đến cuộc họp, nhưng chờ mãi mà không thấy chị ấy đến và chị ấy cũng không theo sát chuyện này, vì thế, tôi bắt đầu dò xét chị lãnh đạo. Tôi nghĩ: “Cũng đã khá lâu rồi. Sao chị ấy vẫn không theo sát công việc này chứ? Tôi đã nói với chị ấy về vấn đề này hơn một lần, nhưng nó vẫn chưa được giải quyết. Đức Chúa Trời đã và đang thông công về các khía cạnh lẽ thật về việc nhận định các lãnh đạo giả. Nếu không theo dõi và giải quyết vấn đề, thì bạn là một lãnh đạo giả, và tôi phải báo cáo vấn đề này lên cấp trên của bạn. Như vậy, các lãnh đạo cấp trên của bạn sẽ cảm thấy tôi có ý thức công lý. Họ thậm chí có thể nghĩ tốt về tôi!”. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ thế thôi. Sau đó, hợp đồng thuê nhà kho để trữ sách lời Đức Chúa Trời đã hết hạn được hơn một tháng, vì vậy cần phải chuyển sách đến một nơi khác. Vì có rất nhiều sách, và mỗi thùng đều rất nặng, nên một mình tôi khó mà di chuyển chúng được và mất rất nhiều thời gian. Tôi hơi lo, nên đã hỏi chị lãnh đạo xem liệu có thể tìm vài người để giúp tôi không. Chị lãnh đạo đó luôn nói là đang tìm người, nhưng mãi mà chẳng ai đến cả. Cuối cùng, có hai người anh em kia đến giúp tôi được một chuyến rồi lại vội vã rời đi. Tình cảnh này khiến tôi rất bức xúc. Tôi nghĩ: “Tại sao chị lãnh đạo đó lại không thể tìm thêm người chứ? Sao chị ấy lại không theo sát công tác này? Sao chị ấy lại không đến xem mình có bao nhiêu việc phải làm?”. Càng nghĩ, tôi càng bực bội và không muốn báo cáo vấn đề lên chị ấy nữa, vì có vẻ như việc đó là vô nghĩa. Trong suốt thời gian đó, tôi không muốn thấy chị lãnh đạo đó nữa, và không muốn nói chuyện với chị ấy khi thấy chị ấy. Tôi nghĩ: “Nếu chị không muốn tìm người giúp tôi thì thôi. Tôi sẽ tự mình làm hết. Dù sao, tôi cũng ghim việc chị làm rồi. Khi nào có dịp, tôi sẽ báo cáo chuyện này lên cấp trên của chị”. Tôi nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời nữa về việc nhận định các lãnh đạo giả. “Các lãnh đạo giả cũng phớt lờ những vấn đề nảy sinh trong công tác hội thánh. Họ không bao giờ đến tận nơi để tìm hiểu thêm, theo dõi hoặc nắm bắt những gì đang thực sự diễn ra, để có thể ngay lập tức xác định vấn đề và giải quyết vấn đề cũng như loại bỏ những sai lệch và sơ suất phát sinh trong quá trình công tác. Trước những khó khăn trong công tác hội thánh, các lãnh đạo giả chỉ phun ra chút học thuyết hoặc nói như vẹt vài câu cho qua(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Tôi nghĩ: “Hành vi của lãnh đạo của mình giống y như lời Đức Chúa Trời mô tả. Nếu chị ấy không tìm hiểu hay giải quyết những vấn đề trong công việc của mình, thì chẳng phải chị ấy là một lãnh đạo giả sao?”. Lúc đó, tôi cũng nghĩ về chuyện này. Tôi thấy vấn đề nhưng không muốn nói chuyện với chị ấy, tôi cũng không nhờ những người hiểu lẽ thật xác minh chuyện đó, vì thế, tôi không thể hấp tấp gọi chị ấy là một lãnh đạo giả được. Tôi nghĩ: “Hay là trước tiên, mình cứ tìm thêm các nguyên tắc về lẽ thật trong vấn đề này đã, rồi thảo luận với một số anh chị em hiểu lẽ thật trước khi đưa ra quyết định nhỉ?”. Nhưng hành vi của chị ấy giống hệt như lời Đức Chúa Trời đã mô tả, tôi không chắc liệu quan điểm của mình có đúng không và không muốn buộc tội sai chị ấy, nên không biết phải làm thế nào. Tâm trí tôi đầy những hình ảnh người lãnh đạo không giải quyết vấn đề của mình. Cứ như thế, tôi đã không tìm kiếm lẽ thật nữa, không xem xét nền tảng của lời Đức Chúa Trời, và đã hiểu sai lời Ngài. Tôi đã lấy một câu duy nhất, một hành vi duy nhất, làm cái cớ để buộc tội chị Lý, và tin rằng chị ấy là một lãnh đạo giả.

Sau đó, tôi nghe mấy người chị em làm công việc hành chính khác nói chị Lý đã không theo dõi công việc của họ nhiều, và thỉnh thoảng công việc của họ bị trì hoãn. Khi nghe thấy vậy, tôi thậm chí còn cảm thấy chắc chắn hơn rằng: “Chị Lý không làm công tác thực tế và không giám sát hay kiểm tra công việc, nên chẳng phải điều đó phơi bày chị ấy là một lãnh đạo giả sao? Gần đây, chúng tôi đã thông công về việc nhận định các lãnh đạo giả trong các cuộc họp. Không thể tin được là mình đã phát hiện ra một người. Mình cần có ý thức công lý, bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời, và vạch trần người lãnh đạo giả đó”. Nhưng khi muốn báo cáo những vấn đề này lên cấp trên của chị Lý, tôi lại cảm thấy không thoải mái. Tôi vẫn chưa thảo luận vấn đề này với chị ấy, và chưa tìm kiếm hay thảo luận việc này với những người hiểu lẽ thật, nên chẳng phải làm thế là quá mù quáng và tùy tiện sao? Nhưng khi tôi nghe tin cấp trên của chị Lý đã đến nói chuyện với chị ấy, và cũng đã hỏi tất cả các trưởng nhóm về việc thực hiện bổn phận của chị ấy. Khi biết chuyện đó, tôi không thể bình tâm được. Nào ngờ, cấp trên của chị Lý cũng đã biết chị ấy có vấn đề, nên gần như chắc chắn chị ấy là một lãnh đạo giả. Tôi nghĩ: “Mình phải báo cáo vấn đề của chị Lý với cấp trên của chị ấy ngay. Mình không cần tìm hiểu thêm nữa. Nếu không, sau khi cấp trên của chị Lý điều tra xong và cách chức chị ấy, rồi thảo luận xem ai là người đã nhận định được về chị ấy, thấy được vấn đề của chị ấy, ai là người có ý thức công lý và tố cáo chị ấy, thì họ sẽ không nhắc đến tên mình, vậy làm sao mình có thể chứng tỏ là mình có khả năng nhận định chứ? Mình không thể chờ đợi thêm nữa”. Tôi háo hức hẹn gặp anh Chu, cấp trên của chị Lý, và đã báo cáo vấn đề của chị ấy cho anh. Tôi nói: “Chị Lý, là lãnh đạo, nhưng không theo sát công việc của tôi và không tìm hiểu những vấn đề tôi mắc phải trong công việc. Mỗi lần tôi nói với chị ấy về vấn đề nào đó, chị ấy đều không giải quyết”. Tôi cũng cho anh ấy xem một đoạn lời Đức Chúa Trời về việc nhận định các lãnh đạo giả. Tôi nói hành vi của các lãnh đạo giả được phơi bày trong lời Đức Chúa Trời giống hệt hành vi của chị ấy, và tôi nghĩ chị ấy là một lãnh đạo giả. Khi tôi nói xong, anh ấy nói: “Chúng tôi đã xem xét chuyện này, và chị Lý thực sự có chút vấn đề. Có một số việc chị ấy đã không giám sát đúng đắn, và đã làm bổn phận qua loa. Chị ấy cần được tỉa xửa, xử lý và giúp đỡ để tự kiểm điểm và rút ra bài học. Nhưng chúng tôi cũng thấy vài tháng qua, chị Lý hầu như chỉ giám sát việc chăm tưới, vì gần đây có nhiều người mới vào đạo gia nhập hội thánh. Một số mục sư tôn giáo đã và đang quấy phá nghiêm trọng. Những người mới này cần được chăm tưới khẩn cấp để cắm rễ sâu vào con đường thật. Đây là điều quan trọng và cũng là công việc quan trọng nhất lúc này. Chị Lý đã dồn hết sức vào công tác này. Công việc hành chính không quá cấp thiết. Miễn không gây cản trở mọi việc, thì đó không phải là vấn đề lớn nếu lúc này chị ấy hơi chậm trễ trong việc theo sát công việc. Vì công việc dồn dập cùng một lúc, và chúng tôi cũng đang thiếu nhân sự, chị ấy phải ưu tiên cho nó, nên phải tạm hoãn việc hành chính lại. Đây là lý do chị Lý không theo sát công việc của anh kịp thời được, mà chị ấy cũng chỉ quyết định thực hành như vậy sau khi đã thảo luận với các cộng sự của mình. Ngoài ra, trước đó, chị Lý chỉ đảm trách có một công việc. Chị ấy là một lãnh đạo mới và việc đảm trách quá nhiều việc cũng khó cho chị ấy. Có một số việc chị ấy không thể theo sát được, nên chị ấy cần sự giúp đỡ và trao đổi của chúng ta”. Lúc này, anh Chu mới đưa ra các nguyên tắc liên quan. Chỉ khi ấy tôi mới nhận ra đôi khi có những việc cần được ưu tiên. Tại thời điểm đó, công tác chăm tưới cần được ưu tiên. Họ chỉ có thể làm việc khác miễn sao công tác chăm tưới không bị ảnh hưởng. Nếu công tác chăm tưới bị ảnh hưởng, chẳng phải điều đó là hy sinh việc lớn cho việc nhỏ sao? Mặc dù chị Lý không theo dõi đàng hoàng một số công tác, nhưng chị ấy đang ưu tiên cho công việc khác và vẫn làm công tác thực tế. Vậy mà tôi lại chưa từng cố tìm hiểu lý do chị ấy không theo sát công việc của tôi hay lý do chị ấy không giải quyết vấn đề tôi nêu ra. Thay vào đó, tôi đã có thành kiến với chị ấy, dò xét chị ấy, nghĩ rằng chị ấy không làm công tác thực tế và trực tiếp phán xét chị ấy là một lãnh đạo giả. Chẳng phải tôi đã quá tùy tiện sao? Lúc này anh Chu bảo tôi: “Nếu lúc này chúng ta cách chức chị Lý, thì liệu hội thánh có tìm được ai thay thế chị ấy ngay bây giờ không? Công việc có tiếp tục tiến triển không?”. Tôi nghĩ về chuyện đó và cảm thấy chị Lý vẫn thích hợp để tiếp tục làm lãnh đạo. Sau khi nói chuyện với anh Chu, tôi cảm thấy rất buồn. Lúc đầu, tôi tưởng mình có ý thức công lý, và thậm chí còn tìm những đoạn lời liên quan của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ mình đã tố cáo được chị Lý sau khi tìm kiếm lẽ thật. Hóa ra tôi đã không hiểu lẽ thật, và đã nhận định sai. Vậy, sai lầm của tôi nằm ở đâu?

Khi tìm kiếm, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Việc nhận định đặc điểm một người nào đó là một lãnh đạo giả hay một người làm công giả phải dựa trên các dữ kiện đầy đủ. Không được dựa trên một hoặc hai sự cố hoặc vi phạm, càng không thể dùng sự bại hoại nhất thời làm cơ sở nhận định. Tiêu chuẩn chính xác duy nhất để nhận định tính cách của một người là liệu họ có thể làm công việc thực tế và dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề hay không, cũng như liệu họ có phải là người đúng đắn hay không, liệu họ có phải là người yêu lẽ thật và có thể vâng lời Đức Chúa Trời hay không, và liệu họ có công tác và sự khai sáng của Đức Thánh Linh hay không. Một người chỉ có thể được xác định chính xác là một lãnh đạo giả hoặc một người làm công giả dựa trên những yếu tố này. Những yếu tố này là tiêu chuẩn và nguyên tắc để đánh giá và xác định xem ai đó có phải là lãnh đạo giả hay người làm công giả hay không(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng để nhận định một lãnh đạo giả, chủ yếu chúng ta cần xem xem liệu họ có thể làm được công tác thực tế và liệu họ có chấp nhận lẽ thật hay không. Chứ không phải như tôi tưởng tượng là các lãnh đạo cần phải giải quyết mọi vấn đề trong bổn phận của tôi, và như vậy thì họ mới là lãnh đạo chân chính, còn nếu không, họ là các lãnh đạo giả không thực hiện công tác thực tế. Quan điểm này là sai và không phù hợp với lẽ thật. Để xác định liệu một người có phải là lãnh đạo giả hay không, điều quan trọng nhất là liệu họ có kịp thời giám sát, hiểu, nắm bắt tiến độ và tình trạng của mỗi nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm của mình hay không, liệu họ có thể kịp thời phát hiện và tìm hiểu các vấn đề, khó khăn và sai phạm của các anh chị em trong bổn phận không và liệu họ có cùng các anh chị em tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật để giải quyết những vấn đề này không. Dựa trên đó, chúng ta mới có thể phán xét liệu một lãnh đạo có làm công tác thực tế hay không. Ngoài ra, điều đó còn phụ thuộc vào việc liệu họ có thể chấp nhận lẽ thật và là đúng người hay không. Nếu các lãnh đạo có các câu hỏi mà họ không hiểu, họ có thể tìm kiếm lên trên. Khi người khác đưa ra đề xuất hay chỉ ra thiếu sót của họ, họ phải có khả năng vâng phục, tìm kiếm lẽ thật, và tự kiểm điểm. Khi trải nghiệm sự tỉa sửa, xử lý, trở ngại và thất bại, họ phải có thể rút ra bài học và sau đó thay đổi. Nghĩa là họ là người chấp nhận lẽ thật. Ngoài ra, khi một lãnh đạo đảm trách nhiều việc khác nhau, họ không cần phải tự mình làm tất cả. Vai trò chủ yếu của họ là kiểm tra từng công việc, để công tác của hội thánh tiến triển bình thường. Ai làm như vậy thì đó là một lãnh đạo đủ tư cách. Các lãnh đạo giả bề ngoài có vẻ luôn bận rộn, nhưng họ chỉ làm những công việc đơn giản và không quan trọng. Họ không bao giờ làm công việc quan trọng nhất kịp thời, họ chỉ mù quáng chạy vạy bận rộn và làm việc không hiệu quả. Vì không hiểu các nguyên tắc của lẽ thật, họ không thể phát hiện hay nhìn thấu vấn đề trong công tác của mình, và họ không biết cách lên kế hoạch hay sắp xếp mọi việc. Họ chỉ có thể thuyết giáo suông hay nói những lời sáo rỗng, không cung cấp được những con đường thực hành và không giải quyết được vấn đề mà các anh chị em gặp phải trong bổn phận. Họ cũng không tìm kiếm lẽ thật khi gặp rắc rối, không chấp nhận sự hướng dẫn và giúp đỡ từ người khác, và cuối cùng, nhiều việc không tiến triển suôn sẻ hoặc thậm chí bị đình trệ. Đây là sự lơ là bổn phận nghiêm trọng và họ là một lãnh đạo giả. Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng việc nhận định liệu một người có phải là một lãnh đạo giả hay không thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh và điều tra toàn diện. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào sự bại hoại hay hành vi tạm thời của người ta, không quan tâm đến bối cảnh, lý do, liệu họ có ăn năn, thay đổi hay không, và tùy tiện phán xét họ, thì rất dễ buộc tội sai họ. Mọi người đều có sự bại hoại và thiếu sót, nhưng miễn là họ có thể biết mình, ăn năn và thay đổi, thì nhà Đức Chúa Trời sẽ cho họ cơ hội để thực hành. Sau khi xét hành vi của chị Lý dựa trên lời phán và các nguyên tắc của Đức Chúa Trời, tôi nhận ra chị ấy đã theo sát hầu hết các nhiệm vụ quan trọng, và khi có vấn đề, chị ấy đã thảo luận với người khác để giải quyết chúng. Nhìn chung, chị ấy quả thực đang làm công tác thực tế và tạo ra kết quả trong bổn phận. Chỉ là vì nhiều công việc dồn dập cùng một lúc và chị ấy chưa tìm được sự cân bằng, nên một số việc không được xử lý. Đây là thiếu sót trong bổn phận của chị ấy, và chị ấy cần được nhắc nhở, giúp đỡ. Khi nhận ra những điều này, cuối cùng tôi mới thấy mình đã không hiểu các nguyên tắc của lẽ thật và không thể đối xử công bằng với mọi người. Tôi thấy lãnh đạo của mình có vấn đề nhưng lại không chia sẻ với người khác, không xem xét mọi khía cạnh, và mù quáng phán xét chị ấy là một lãnh đạo giả. Lòng tôi chẳng hề có chút kính sợ Đức Chúa Trời gì cả.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Khi một người nào đó được các anh chị em chọn làm lãnh đạo, hoặc được nhà Đức Chúa Trời đề bạt làm một phần công việc nhất định hay thực hiện một bổn phận nhất định, điều này không có nghĩa là họ có một địa vị hay thân phận đặc biệt, hoặc rằng những lẽ thật mà họ hiểu thì sâu hơn và nhiều hơn của những người khác – càng không có nghĩa là người này có thể quy phục Đức Chúa Trời và sẽ không phản bội Ngài. Nó cũng không có nghĩa là họ biết Đức Chúa Trời và là người kính sợ Đức Chúa Trời. Trên thực tế, họ chưa đạt được điều nào trong số này; đây chỉ là sự đề bạt bồi dưỡng theo nghĩa đơn giản nhất. Sự đề bạt và tu dưỡng của họ đơn thuần có nghĩa là họ đã được đề bạt, và đang chờ đợi sự tu dưỡng. Và kết quả cuối cùng của sự tu dưỡng này phụ thuộc vào con đường mà người đó đi, và những gì họ theo đuổi. Do vậy, khi một người nào đó trong hội thánh được đề bạt và tu dưỡng để làm lãnh đạo, đây chỉ là sự đề bạt bồi dưỡng theo nghĩa đơn giản nhất; nó không có nghĩa họ đã là một lãnh đạo đủ tư cách, hay một người có năng lực, là họ đã có khả năng đảm nhận công việc của một lãnh đạo, và họ có thể thực hiện công tác thực tế – không phải vậy. Khi một người nào đó được đề bạt và bồi dưỡng để làm lãnh đạo, điều chí ít mà họ phải sở hữu là điều mà hầu hết mọi người không nhìn thấy rõ. Một số người dựa vào trí tưởng tượng của họ mà nể phục những người được đề bạt và bồi dưỡng, nhưng đây là một sai lầm. Cho dù những người được đề bạt có thể đã có đức tin bao nhiêu năm đi nữa, họ có thực sự sở hữu thực tế của lẽ thật không? Không hẳn. Liệu họ có thể mang lại kết quả cho sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời không? Không hẳn. Họ có ý thức trách nhiệm không? Họ có sở hữu sự cam kết không? Họ có thể quy phục Đức Chúa Trời không? Khi gặp một vấn đề, họ có thể tìm kiếm lẽ thật và quy phục Đức Chúa Trời không? Tất cả những điều này là không biết được. Những người này có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Và chính xác thì lòng kính sợ Đức Chúa Trời của họ lớn đến mức nào? Họ có khả năng làm theo ý muốn của riêng mình khi làm việc không? Họ có thể tìm kiếm Đức Chúa Trời không? Trong thời gian thực hiện công việc của người lãnh đạo, họ có đều đặn và thường xuyên đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời không? Họ có thể hướng dẫn mọi người trong lối vào thực tế của lẽ thật không? Họ chắc chắn không có khả năng làm những điều như vậy ngay lập tức. Họ chưa được đào tạo và có quá ít kinh nghiệm, do đó họ không có khả năng làm những việc này. Đây là lý do tại sao việc đề bạt và bồi dưỡng ai đó không có nghĩa là họ đã hiểu lẽ thật, cũng không phải nói rằng họ đã có khả năng thực hiện bổn phận của mình một cách thỏa đáng. Vậy mục đích và ý nghĩa của việc đề bạt và tu dưỡng một ai đó là gì? Đó là một người như vậy, với tư cách là một cá nhân, được đề bạt để được đào tạo, được chăm tưới và hướng dẫn đặc biệt, khiến họ có thể hiểu được các nguyên tắc của lẽ thật, các nguyên tắc để làm những việc khác nhau, và các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp giải quyết những vấn đề khác nhau, cũng như, khi họ gặp nhiều loại môi trường và con người khác nhau, cách xử lý và giải quyết chúng phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, và theo cách bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Điều này có cho thấy nhân tài được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và tu dưỡng có đủ khả năng đảm nhận công việc và thực hiện bổn phận của họ trong thời gian đề bạt và tu dưỡng hoặc trước khi đề bạt và tu dưỡng không? Dĩ nhiên là không. Vì vậy, không thể tránh khỏi rằng, trong thời gian tu dưỡng, những người này sẽ trải nghiệm việc bị xử lý, tỉa sửa, sự phán xét và hình phạt, vạch trần và thậm chí thay thế; điều này là bình thường, và được đào tạo và tu dưỡng nghĩa là như vậy(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng nếu ai đó được chọn làm lãnh đạo hay người thực hiện bổn phận, thì không có nghĩa họ hiểu lẽ thật và hoàn toàn đủ khả năng cho công việc đó. Cũng không có nghĩa họ hiểu mọi thứ và có thể làm hoàn hảo bất kỳ loại công việc nào. Những người đó được đề bạt chỉ vì họ có tố chất và năng lực làm việc nào đó, cũng như có thể chấp nhận và mưu cầu lẽ thật, vì vậy nhà Đức Chúa Trời cho họ cơ hội để được đào luyện và huấn luyện. Bằng cách thường xuyên phát hiện và giải quyết vấn đề trong công việc, cuối cùng, họ đạt được chút lẽ thật và học được cách hành động theo nguyên tắc. Nhưng trong khoảng thời gian đó, các lãnh đạo và người thực hiện bổn phận vẫn đang trong giai đoạn thực hành, vì vậy những sai phạm, thiếu sót và khuyết điểm trong công tác của họ là không thể tránh khỏi, và chúng ta nên xem xét vấn đề này một cách đúng đắn. Khi có vấn đề hay khó khăn, chúng ta nên tìm kiếm, thông công và cùng các lãnh đạo giải quyết sự việc. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể làm việc hiệu quả. Nếu đòi hỏi ở các lãnh đạo và người thực hiện công tác quá nhiều, nếu để mọi vấn đề chúng ta phát hiện ra cho họ giải quyết, hay nếu chúng ta xác định họ là lãnh đạo giả khi họ giải quyết vấn đề chậm, thì việc đối xử với các lãnh đạo như vậy là không theo nguyên tắc và không phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Qua lời Đức Chúa Trời, tôi thấy mình đối xử với các lãnh đạo không dựa trên các nguyên tắc của lẽ thật, mà dựa trên quan niệm và tưởng tượng của riêng tôi. Những yêu cầu của tôi đối với các lãnh đạo quá cao và quá khắt khe. Khi thấy chị Lý không theo dõi bổn phận của tôi một cách đúng đắn, không nhanh chóng giải quyết vấn đề và khó khăn của tôi, tôi đã xác định chị ấy là một lãnh đạo giả. Tôi đã không xem xét bối cảnh hay tiến độ tổng thể công tác của chị ấy, và không xem liệu chị ấy có chấp nhận lẽ thật hay sửa đổi không. Tôi chỉ mù quáng lên án chị ấy là một lãnh đạo giả dựa trên cách nhìn phiến diện của mình. Đây không phải là ý thức công lý, đó là làm xáo trộn và vi phạm nguyên tắc của lẽ thật. Tôi thấy rằng mình đã không hiểu lẽ thật, không đối xử với các lãnh đạo và người thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, và nghiêm trọng hơn, lòng tôi đã không kính sợ Đức Chúa Trời. Khi thấy vấn đề nhỏ nhất ở người lãnh đạo, tôi đã làm lớn chuyện, bất cẩn lên án chị ấy, và tận dụng từng vấn đề. Tôi đã không đối xử với chị ấy dựa trên bản tính và thực chất của chị hay theo tình hình thực tế. Hành vi của tôi y hệt cái cách mà các lãnh đạo giả và những kẻ địch lại Đấng Christ đàn áp những người được Đức Chúa Trời chọn. Nghĩ đến đây, tôi đột nhiên chìm trong sợ hãi. Tôi nhận ra bản chất của vấn đề này rất nghiêm trọng. Nếu anh Chu không biết tình hình, và đã nghe lời tôi cách chức chị Lý, thì công tác của hội thánh sẽ bị ảnh hưởng, vậy thì chẳng phải tôi đang làm điều ác sao? Đó sẽ là sự vi phạm lớn! Nếu chuyện như vậy lại xảy ra với tôi lần nữa, tôi không thể dựa vào sự tưởng tượng của mình để đánh giá người khác được. Tôi phải tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật nhiều hơn, đối xử công bằng với mọi người theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, và làm việc có nguyên tắc.

Sau đó, chị Lý đã đến gặp tôi, và nói với tôi về tình trạng cũng như những vấn đề trong công việc của chị ấy gần đây. Chị ấy nói mình muốn thay đổi, và tìm hiểu về những vấn đề, khó khăn trong công việc của tôi, cùng tôi sắp xếp tài liệu để thông công với các anh chị em trong từng nhóm. Tôi nhận ra chị ấy không phải là người không biết chấp nhận lẽ thật. Mặc dù có những sơ suất trong công việc của chị ấy và những lĩnh vực mà chị ấy không theo sát, nhưng khi biết có vấn đề, chị ấy có thể nhanh chóng thay đổi tình hình. Tôi thấy chị ấy thực sự không phải là một lãnh đạo giả không làm công tác thực tế.

Lúc đầu, tôi tưởng mình đã có chút hiểu biết về vấn đề này, rằng tôi không hiểu lẽ thật và không thể nhận định các lãnh đạo giả, nên mới phạm phải sai lầm này. Nhưng một lần nọ, trong một cuộc họp, tôi nghe các anh chị em nói đôi khi việc phạm sai lầm không đơn giản là vì thiếu khả năng nhận định hay thiếu hiểu biết về lẽ thật, mà ta cũng phải xem xem liệu việc phạm sai lầm có phải là do bản thân có các động cơ hay tâm tính bại hoại không. Tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Đừng coi những sự vi phạm của ngươi như những sai lầm đơn thuần của một người chưa trưởng thành hoặc ngu dại; đừng viện lý do rằng ngươi đã không thực hành lẽ thật bởi vì tố chất kém của ngươi đã khiến cho việc đó bất khả thi. Hơn nữa, đừng chỉ coi sự vi phạm mà ngươi đã phạm như những hành động của một người không biết điều gì tốt hơn. Nếu ngươi giỏi tha thứ và đối xử rộng lượng với bản thân, thì Ta phán rằng ngươi là một kẻ hèn nhát, kẻ sẽ không bao giờ có được lẽ thật, và sự vi phạm của ngươi cũng sẽ không khi nào ngừng ám ảnh ngươi; chúng sẽ ngăn ngươi đáp ứng được các yêu cầu của lẽ thật và khiến ngươi mãi mãi vẫn là một bạn đồng hành trung thành của Sa-tan(Sự vi phạm sẽ dẫn con người xuống địa ngục, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng khi hoàn cảnh đến, chúng ta không thể chỉ đơn giản là để chúng lướt qua chúng ta. Mà ta cần tìm kiếm lẽ thật trong đó và tìm hiểu các tâm tính bại hoại của mình. Chỉ khi đó ta mới có thể thực sự thay đổi và phát triển trong cuộc sống. Nếu luôn xem những vi phạm của mình là sai lầm tạm thời, cảm thấy chúng không quan trọng, quyết định lần tới mới chú ý hơn, và luôn tha thứ cho những vi phạm của mình, thì bạn sẽ không bao giờ hiểu được vấn đề của bản thân, không bao giờ đạt được lẽ thật, và cuối cùng, khi ngày càng vi phạm nhiều, bạn sẽ không đạt được chút thay đổi nào, Đức Chúa Trời sẽ căm ghét và loại bỏ bạn. Qua những gì lời Đức Chúa Trời đã mặc khải, tôi bắt đầu ngẫm xem chính xác thì suy nghĩ của tôi là gì khi rơi vào hoàn cảnh này và tôi đã có các động cơ và tâm tính bại hoại nào. Qua phản tỉnh, tôi phát hiện khi thấy các vấn dề của lãnh đạo, tôi thực sự không chắc mình đã nhận định sự việc đúng hay chưa, và muốn đọc thêm lời Đức Chúa Trời. Nhưng khi nghe tin chị Lý đã không theo sát công việc của một nhân viên hành chính khác, và cấp trên của chị Lý đang xem xét biểu hiện trong công việc của chị ấy, tôi đã đoan chắc rằng chị ấy là một lãnh đạo giả, và tôi phải nhanh chóng báo cáo lên cấp trên của chị Lý để các anh chị em thấy rằng tôi có ý thức công lý và khả năng nhận định. Vì thế, không hiểu nguyên tắc của lẽ thật, không tiếp tục tìm kiếm, và không biết bối cảnh hay lý do, tôi đã mù quáng phán xét chị Lý là một lãnh đạo giả dựa trên chút thông tin mình nghe được. Tôi thậm chí còn nghĩ mình đã nhìn nhận chính xác và chắc chắn là không sai được. Nhưng giờ, tôi nhận ra mình đã quá hấp tấp, và ý định của mình đã sai. Tôi đã tự ngẫm lại: “Tại sao mình không hiểu nguyên tắc của lẽ thật mà lại đi tố cáo lãnh đạo được chứ? Căn nguyên vấn đề nằm ở đâu?”.

Tôi đã đọc được điều này trong lời Đức Chúa Trời: “Nếu, bất kể người ta làm gì, họ đều làm theo những ý tưởng của riêng mình, và xem xét mọi thứ theo những khía cạnh rất đơn giản, và làm theo ý họ, và cũng không tìm kiếm lẽ thật, nếu hoàn toàn không có nguyên tắc, và trong lòng họ, họ không nghĩ đến việc làm thế nào để hành động theo những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, hay theo một cách mà thỏa lòng Đức Chúa Trời, và họ chỉ biết bướng bỉnh làm theo ý mình, thì Đức Chúa Trời không có chỗ trong lòng những người như thế. Một số người nói: ‘Tôi chỉ cầu nguyện với Đức Chúa Trời khi tôi gặp khó khăn, nhưng vẫn cảm thấy như điều này không có tác dụng gì cả – vì vậy, nói chung bây giờ khi mọi việc xảy ra với tôi, tôi không cầu nguyện với Đức Chúa Trời, bởi vì cầu nguyện với Đức Chúa Trời chẳng có ích gì’. Đức Chúa Trời hoàn toàn vắng bóng trong lòng những người như vậy. Hầu hết thời gian, họ không tìm kiếm lẽ thật bất kể họ đang làm gì; họ chỉ theo những ý tưởng của riêng họ, làm theo ý họ. Vậy có nguyên tắc đối với các hành động của họ không? Chắc chắn là không. Họ nhìn mọi thứ theo phương diện đơn giản và làm theo ý họ. Ngay cả khi người ta thông công các nguyên tắc của lẽ thật với họ, họ cũng không thể chấp nhận chúng, bởi vì chưa bao giờ có bất kỳ nguyên tắc nào đối với các hành động của họ, và Đức Chúa Trời không có chỗ trong lòng họ; không có ai khác ngoài họ trong lòng họ. Họ cảm thấy những ý định của họ là tốt, rằng họ không phạm điều ác, rằng họ không thể bị coi là vi phạm lẽ thật, họ nghĩ rằng hành động theo những ý định của riêng họ hẳn là thực hành lẽ thật, rằng hành động như vậy là vâng phục Đức Chúa Trời. Thực ra, họ không thật sự tìm kiếm hay cầu nguyện với Đức Chúa Trời về vấn đề này; họ chưa cố gắng hết sức làm theo những gì Đức Chúa Trời yêu cầu để đáp ứng Đức Chúa Trời, họ không có trạng thái thực sự này, mong muốn này. Đây là sai lầm lớn nhất trong sự thực hành của mọi người. Nếu ngươi tin Đức Chúa Trời nhưng Ngài không có trong lòng ngươi, thì chẳng phải ngươi đang cố lừa dối Đức Chúa Trời sao? Và đức tin như vậy vào Đức Chúa Trời có thể có tác dụng gì? Ngươi có thể đạt được gì chứ? Và đức tin như vậy vào Đức Chúa Trời thì có ích gì?(“Tìm cầu ý muốn của Đức Chúa Trời vì mục đích thực hành lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua những gì lời Đức Chúa Trời mặc khải, tôi nhận thấy khi có chuyện xảy ra, tôi hiếm khi tìm kiếm lẽ thật và thực hành theo nguyên tắc của lẽ thật. Thay vào đó, tôi đã xem những suy nghĩ của mình như lẽ thật và làm theo ý riêng. Trong lòng, tôi không có chỗ cho Đức Chúa Trời và cũng không kính sợ Ngài. Những người kính sợ Đức Chúa Trời, khi có chuyện xảy ra, trước hết họ tìm kiếm nguyên tắc của lẽ thật và những lời Đức Chúa Trời phán về vấn đề này, sau đó xem xét con người và sự việc dựa trên lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Vì thiếu khả năng nhận định về các lãnh đạo giả, lẽ ra tôi nên tìm kiếm lẽ thật, hiểu rõ lãnh đạo giả là gì, biểu hiện của họ ra sao, cách để xác định các lãnh đạo giả, và những nguyên tắc của lẽ thật về việc này. Nhưng tôi đã không làm như vậy. Tôi đã tùy tiện phán xét dựa trên suy nghĩ và trí tưởng tượng của mình. Tôi nghĩ chị ấy là một lãnh đạo giả vì không theo sát công việc và giải quyết vấn đề của tôi. Mặc dù đã đọc lời Đức Chúa Trời trong suốt thời gian này, nhưng tôi đã không hiểu được. Khi thấy một dòng lời Đức Chúa Trời nói về lãnh đạo giả mà có vẻ tương ứng là tôi lấy nó áp dụng ngay, kết luận chị ấy là một lãnh đạo giả, và tưởng rằng mình đã nhìn nhận mọi việc rất đúng và chính xác. Thực ra, tôi đã đưa sự việc ra ngoài bối cảnh và mù quáng áp dụng quy tắc. Và xuyên suốt quá trình này, tôi cảm thấy không được thoải mái. Tôi đã muốn tìm kiếm và nói chuyện với chị Lý nhiều hơn trước khi trình báo, nhưng lại cảm thấy hành vi của chị Lý đã rất rõ ràng, và khớp với những gì lời Đức Chúa Trời mô tả, vậy thì mắc tôi gì phải tìm kiếm thêm nữa? Vì vậy, tôi đã không cầu nguyện hay tìm kiếm thêm, mà cứ thế hành động theo ý mình. Tôi nhận ra mình đã hành động bởi tâm tính ngạo mạn và hành xử hấp tấp. Tôi đã làm việc dựa trên suy nghĩ và ý riêng đồng thời gạt lẽ thật sang một bên. Nếu tiếp tục như vậy, sớm muộn gì tôi cũng sẽ làm ác. Việc này quá nguy hiểm! Đồng thời, tôi thấy mình có nhân tính xấu. Tôi đã không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và không thực sự bảo vệ lợi ích của hội thánh. Một người có nhân tính và lý trí nên giúp đỡ và nhắc nhở kịp thời khi thấy những sơ suất trong công tác của hội thánh, hoặc cùng lãnh đạo tìm kiếm lẽ thật và tìm cách giải quyết vấn đề. Nhưng khi thấy vấn đề trong công tác của lãnh đạo của tôi, tôi đã không nói ra để tìm kiếm và thông công. Thay vào đó, tôi đã giấu giếm, và báo cáo vấn đề lên lãnh đạo cấp trên của chị ấy để cấp trên của chị ấy nghĩ tôi có khả năng nhận định. Thay vì nói thẳng những điều này với chị Lý, tôi lại đâm sau lưng chị ấy, và lấy việc trình báo vấn đề của chị ấy để phô trương. Từ tận đáy lòng, tôi thấy mình thật độc ác và đáng khinh. Nhận ra điều này, tôi vô cùng đau khổ. Tôi chưa từng nghĩ mình là loại người này. Rõ ràng là tôi đã không hiểu lẽ thật, không thể nhận định được các lãnh đạo giả, và quá ngạo mạn cũng như vô lý. Tôi thấy rất khoái chí khi tố cáo lãnh đạo của mình vì tôi cảm thấy không ai ngoài tôi nhận định được rằng chị Lý là một lãnh đạo giả và rằng tôi hiểu nguyên tắc của lẽ thật nhất. Giờ nghĩ lại chuyện đó, tôi thấy mình chẳng hiểu gì cả. Tất cả những gì tôi hiểu chỉ là giáo lý theo nghĩa đen, nhưng lại mù quáng áp dụng quy tắc. Tôi đã không hiểu các nguyên tắc của lẽ thật, nhưng lại tố cáo mà không xem xét hậu quả. Tôi đã không cân nhắc xem liệu việc tố cáo sai có ảnh hưởng đến công tác của hội thánh hay gây hại cho chị Lý không. Tôi nhận ra mình không trình báo vấn đề của chị ấy là vì quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, hay là để bảo vệ lợi ích của hội thánh, mà tôi làm vậy là để phô trương. Tôi tùy tiện trình báo mà không có nguyên tắc. Chẳng phải việc này làm xáo trộn công tác bình thường của nhà Đức Chúa Trời sao? Tôi đã không tích lũy việc thiện, mà lại còn làm ác!

Sau đó, tôi đã đọc lời Đức Chúa Trời và hiểu được các nguyên tắc đối xử với lãnh đạo và người thực hiện công tác. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Mọi người không được có những kỳ vọng cao hay đòi hỏi không thực tế với những người được đề bạt và bồi dưỡng; điều đó sẽ không hợp lý, và không công bằng đối với họ. Các ngươi có thể theo dõi công việc của họ, và nếu ngươi phát hiện ra những vấn đề hoặc những điều vi phạm nguyên tắc trong quá trình làm việc của họ, ngươi có thể nêu ra vấn đề và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những vấn đề này. Điều ngươi không nên làm là phán xét, lên án, tấn công hoặc loại trừ họ, bởi vì họ đang trong thời gian bồi dưỡng, và không nên xem họ như những người đã được làm cho hoàn thiện, càng không nên xem họ như những người hoàn thiện, hoặc như những người sở hữu thực tế của lẽ thật. Họ giống như các ngươi: Đây là lúc họ đang được đào tạo. … Vậy cách hợp lý nhất để hành động với họ là gì? Hãy nghĩ về họ như những người bình thường và khi có vấn đề cần tìm kiếm, hãy thông công với họ và học hỏi từ những điểm mạnh của nhau và bổ khuyết cho nhau. Ngoài ra, mọi người có trách nhiệm để mắt xem các lãnh đạo và người làm công có đang làm công việc thật hay không, liệu họ có sử dụng lẽ thật để giải quyết các vấn đề hay không; đây là những tiêu chuẩn và nguyên tắc để đo lường xem liệu một lãnh đạo hay người làm công có đạt yêu cầu hay không. Nếu họ có khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề chung thì họ có năng lực. Nhưng nếu họ thậm chí không thể xử lý và khắc phục các vấn đề thông thường, thì họ không phù hợp để làm lãnh đạo hay người làm công, và phải nhanh chóng bị cách chức. Hãy chọn người khác, và đừng trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời là làm hại chính mình và người khác, điều đó không tốt cho ai cả(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được cách đối xử với các lãnh đạo và người thực hiện bổn phận. Các lãnh đạo do nhà Đức Chúa Trời đề bạt không hiểu hết được lẽ thật, không hoàn toàn đủ tư cách, và không hiểu hết mọi công tác hay biết cách làm tốt công tác. Họ cũng đang trong giai đoạn thực hành, và cũng có thể thể hiện sự bại hoại và sai phạm. Chúng ta nên đối xử công bằng với mọi người và không đòi hỏi quá nhiều ở họ, không được vô lý yêu cầu họ thực hiện hoàn hảo mọi việc và không được sai phạm hay sơ suất. Thay vào đó, chúng ta phải thấu hiểu, khoan dung, hợp tác để thực hiện công tác của nhà Đức Chúa Trời. Đây là quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, và đối xử với các lãnh đạo và người thực hiện công tác như vậy là đúng nguyên tắc. Ngoài ra, chúng ta có trách nhiệm giám sát công tác của các lãnh đạo. Chúng ta nên chấp nhận và vâng phục khi hành động của các lãnh đạo phù hợp với lẽ thật, nhưng khi hành động của họ không phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật, thì chúng ta nên nêu ra vấn đề, thông công, và giúp đỡ họ kịp thời, để họ có thể nhận ra những sai phạm của mình trong bổn phận và nhanh chóng sửa sai. Việc này có lợi cho lối vào sự sống của họ và cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nếu một người được xác định là một lãnh đạo giả không làm được công tác thực tế theo nguyên tắc của lẽ thật, thì họ nên bị vạch trần và tố cáo. Khi nhận ra điều này, lòng tôi như bừng sáng, và tôi đã biết cách đối xử với các lãnh đạo và người thực hiện bổn phận trong tương lai.

Mặc dù lần này việc tôi tố cáo lãnh đạo là sai, nhưng tôi đã bắt đầu hiểu được một số nguyên tác của lẽ thật về việc nhận định các lãnh đạo giả, học được cách mình nên đối xử với các lãnh đạo và người thực hiện bổn phận, đạt được một số hiểu biết về tâm tính bại hoại của mình, và rút ra được một vài bài học. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Cách tôi thoát khỏi sự ngạo mạn

Bởi Khải Thần, Myanmar Tháng 6 năm 2019, tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Một năm sau, tôi bắt đầu...

Ẩn sau “Tình yêu thương”

Bởi Trần Dương, Trung Quốc Trước khi trở thành một tín hữu, tôi cứ nghĩ “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”,...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger