Đừng để tình cảm làm lu mờ tâm trí

28/01/2022

Bởi Tân Tịnh, Trung Quốc

Vào tháng Sáu năm 2015, tôi đã đến một hội thánh để phục vụ với tư cách là một chấp sự Phúc Âm. Có một người phụ nữ tên là Lý Kiệt trong nhóm chăm tưới, và chúng tôi cần hợp tác với nhau khá thường xuyên. Chúng tôi trạc tuổi nhau, có cuộc sống và tính cách tương tự nhau. Chúng tôi cũng có cùng trải nghiệm bị chồng đàn áp – chúng tôi có rất nhiều điểm chung. Chúng tôi đã rất thân nhau. Hơn nữa, tôi là người mới ở hội thánh đó, nên tôi không biết các thành viên khác và gặp nhiều khó khăn khi làm bổn phận. Chị ấy đã thông công, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình, và khi chị ấy gặp rắc rối trong cuộc sống, tôi cũng luôn ở bên chị ấy. Thời gian trôi qua, chúng tôi bắt đầu chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín nhất. Chúng tôi cảm thấy rất thân thiết và thực sự hợp nhau.

Sau đó, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh và chúng tôi không còn liên lạc nhiều nữa. Sau khoảng vài tháng, tôi nghe một số anh chị em nhắc đến những vấn đề liên quan đến chị Lý Kiệt. Họ nói chị ấy rất kiêu ngạo, và khi những người khác có vấn đề, chị ấy không những thiếu kiên nhẫn với họ, mà còn la mắng và coi thường họ. Mọi người đều cảm thấy bị chị ấy kìm kẹp. Một người phụ trách đã chỉ cho chị ấy thấy điều đó, nhưng chị ấy lại không chấp nhận và tỏ ra thô lỗ. Chị ấy làm cuộc họp đó rối tung lên. Chị ấy không chấp nhận mối thông công của người khác, mà chỉ đổ lỗi cho người khác. Mọi người đều nói chị ấy thiếu công tác của Đức Thánh Linh, chị ấy thông công lộn xộn và khó hiểu. Đôi khi chị ấy còn khiến người khác buồn. Lúc đó, chị ấy đã không làm tốt công tác chăm tưới cho người mới suốt hai tháng. Khi nghe toàn bộ chuyện này, trong lòng tôi biết rằng chị ấy đã không còn phù hợp với bổn phận chăm tưới nữa. Một vài đồng sự đã đề nghị thay thế chị ấy, họ nói công tác của hội thánh sẽ bị trì hoãn. Tôi thật sự không thoải mái với ý đó – tôi không muốn sa thải chị ấy. Chị Lý Kiệt là người đầu tiên tôi tiếp xúc khi mới đến hội thánh đó và chị ấy đã giúp tôi rất nhiều. Chúng tôi đã có mối quan hệ rất tốt, nên nếu tôi đồng ý sa thải chị ấy, liệu chị ấy sẽ nghĩ gì, chị ấy có nói tôi tàn nhẫn không? Chị ấy cũng rất quan tâm đến thanh danh, nên chẳng phải nếu bị thay thế, chị ấy sẽ rất khổ sở sao? Khi nghĩ như vậy, tôi không thể chịu được việc phải sa thải chị ấy. Tôi đã viện cớ rằng Chị Lý Kiệt gần đây đã không thực hiện tốt bổn phận, nhưng đó không hoàn toàn là lỗi của chị ấy. Những người mới mà chị ấy chăm tưới đã bị mắc kẹt trong những quan niệm tôn giáo và chậm hiểu, chị ấy không làm tốt cũng là bình thường. Hơn nữa, chị ấy có thể làm việc chăm chỉ liên tục và trong nhiều giờ liền. Nếu chúng ta sa thải chị ấy, sẽ phải mất một thời gian mới tìm được người thay thế, vì vậy, có chị ấy còn hơn không. Khi nghe tôi nói vậy, một số đồng sự đã tỏ ra do dự. Mọi người miễn cưỡng đồng ý tạm thời cứ để chị ấy làm bổn phận đó và tìm người thay thế. Tôi đã thở phào nhẹ nhõm, nhưng tôi cũng nghĩ mặc dù lúc này chị ấy chưa bị sa thải nhưng việc đó sẽ xảy ra khi tìm được người thay thế tốt. Có lẽ nếu tôi giúp đỡ chị ấy, thành tích của chị ấy có thể sẽ cải thiện và rồi chị ấy có thể giữ được bổn phận của mình. Nên đêm hôm đó tôi đã đến thẳng nhà chị Lý Kiệt sau cuộc họp tối và nói với chị ấy về lý do tại sao thành tích của chị lại đang kém đi cũng như các vấn đề trong bổn phận của chị. Chị ấy chẳng biết tự nhận thức về bản thân mà chỉ viện lý do. Tôi đã rất buồn khi thấy chị ấy hành xử như vậy. Sau đó, tôi đã thông công rất nhiều để giúp chị ấy cải thiện bổn phận của mình, nhưng thành tích của chị ấy cũng chẳng được cải thiện. Điều đó khiến tôi rất lo lắng. Một thời gian ngắn sau đó, một lãnh đạo đã viết thư cho tôi vài lần để hỏi về việc thay đổi bổn phận của chị Lý Kiệt. Tôi chỉ viện cớ để chị ấy không hỏi nữa bằng cách nói rằng chưa tìm được người thay thế tốt. Chị Lý Kiệt thì tiếp tục không chịu nghe khuyên giải, chị ấy còn liên lạc với một chị nọ, dù không được chấp thuận vì lý do an toàn do cảnh sát có thể đã theo dõi từ lâu. Tôi không còn lựa chọn nào khác nên phải tước bỏ bổn phận của chị ấy.

Sau đó hội thánh đã cho tôi đảm trách công tác Phúc Âm, và tôi đã nghĩ đến chị Lý Kiệt đang ngồi ở nhà khổ sở mà không có bổn phận nào để làm. Chị ấy cũng rất muốn làm công tác Phúc Âm, nên có vẻ đây là cơ hội tuyệt vời để chị ấy bắt đầu thực hiện bổn phận lần nữa. Tôi đã đưa ra ý kiến trong cuộc họp với các đồng sự, nói rằng chị ấy có kinh nghiệm và thế mạnh trong loại công tác này, rằng chị ấy đã biết sai và rất hối hận. Tôi nói chúng tôi nên cho chị ấy một cơ hội để gia nhập nhóm Phúc Âm. Tất cả mọi người đều đồng ý. À, tôi đã rất ngạc nhiên khi không lâu sau, tôi nghe các anh chị em báo cáo rằng chị ấy từng có vấn đề với chấp sự Phúc Âm trước đó, nên trong các cuộc họp, chị ấy cứ liên tục nói về việc người chấp sự đó trước kia đã áp bức chị như thế nào, và chị cứ lôi chuyện đó ra hoài. Nhiều anh chị em đã bắt đầu có thành kiến và tẩy chay người chấp sự đó. Chị ấy đã đối đầu với người chấp sự đó trong các buổi họp bàn công việc và một vài chị em khác cũng đứng về phía chị ấy. Người chấp sự Phúc Âm đó không thể hoàn thành công việc, và điều này gây trở ngại nghiêm trọng công tác của hội thánh. Tôi đã rất sốc khi nghe tin đó. Tôi biết người chấp sự đó đã chính thức có lời xin lỗi chị Lý Kiệt, và tôi đã thông công với chị ấy. Tôi bảo chị Lý Kiệt nên biết mình, đừng quá để bụng mọi chuyện, mà hãy rút ra bài học. Nhưng tôi không ngờ chị ấy cứ cố chấp và không chịu cho qua. Hành vi của chị ấy thực sự đã làm gián đoạn công tác trong hội thánh, và nếu chuyện đó cứ tiếp diễn, chị ấy sẽ phải rời khỏi nhóm Phúc Âm. Tôi càng lúc càng lo lắng cho chị ấy. Tôi đã thông công với chị ấy vài lần. Trước mặt tôi thì chị ấy nói những điều phải lẽ nhưng lại cứ hành động như cũ trong các cuộc họp. Một số chấp sự khác đã thông công và giúp đỡ, nhưng chị ấy không biết tự nhận thức và không thay đổi.

Không lâu sau, lãnh đạo biết hết chuyện này. Chị Lý Kiệt đang làm gián đoạn công tác trong hội thánh, không ăn năn sau nhiều lần thông công và đang gây tác động rất xấu. Theo nguyên tắc, chị ấy phải bị sa thải, và khai trừ khỏi hội thánh nếu vẫn không ăn năn. Tôi đã rất buồn khi nghe chuyện này. Tôi nghĩ đến việc chị ấy đã từ bỏ mọi thứ và chịu khổ rất nhiều. Chẳng phải sẽ thật đáng tiếc nếu chị ấy bị khai trừ sao? Chị ấy đã giúp tôi rất nhiều khi tôi còn làm chấp sự Phúc Âm và tôi là người thân nhất với chị ấy ở hội thánh đó. Tôi cảm thấy mình sẽ thật vô tình vô nghĩa nếu không lên tiếng cho chị ấy. Làm sao tôi có thể đối mặt với chị ấy lần nữa, nếu chị ấy thực sự bị khai trừ đây? Chắc chắn chị ấy sẽ oán giận tôi và rất đau lòng. Khi nghĩ như vậy, tôi đã nói với những đồng sự đó rằng tuy chị Lý Kiệt có một số vấn đề, nhưng chị ấy đã luôn phục vụ trong hội thánh và làm tốt công tác Phúc Âm, nên có lẽ như vậy thì quá nghiêm khắc. Tôi đã đề nghị cho chị ấy thêm một cơ hội, giúp đỡ nhiều hơn, và có lẽ chị ấy sẽ thay đổi. Một chấp sự đã trả lời rất nghiêm khắc rằng: “Chị Tân, chị đang không tuân theo nguyên tắc của lẽ thật, mà đang bị cảm xúc chi phối. Trước kia chị Lý Kiệt làm công tác Phúc Âm rất ổn, và là người chăm chỉ. Nhưng chị ấy không chấp nhận lẽ thật – chị ấy ghét lẽ thật và đóng vai trò tiêu cực ở đây. Chị ấy đã làm gián đoạn nghiêm trọng công tác của nhà Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể vì tình cảm mà dung túng chị ấy được. Chị hãy suy nghĩ đi”. Khi chị ấy nói vậy, tôi nhận ra mình quả thực đã không làm theo nguyên tắc đối với chị Lý Kiệt, nhưng tôi vẫn không thể chịu được, và muốn xin vị lãnh đạo đó cho chị ấy thêm một cơ hội.

Trên đường đi họp về, tôi cảm thấy thế giới như quay cuồng, và tôi sợ phải mở mắt ra. Tôi thậm chí không bước nổi. Tôi đã ngồi ngay xuống vệ đường, và nhận ra có thể Đức Chúa Trời đang sửa dạy tôi. Tôi đã thầm cầu nguyện. Đúng lúc đó, một số lời của Đức Chúa Trời xuất hiện rõ ràng trong đầu tôi. Đức Chúa Trời phán: “Khi con người xúc phạm Đức Chúa Trời, có thể không phải vì một sự việc hay một điều họ nói, mà thay vào đó là vì thái độ họ giữ và tình trạng của họ. Đây là một điều rất đáng sợ(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VII, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Những lời này của Đức Chúa Trời khiến lòng tôi có chút sợ hãi. Tôi nhận ra chắc hẳn lúc đó mình đang xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời. Tôi bắt đầu suy ngẫm và nhận thấy rằng kể từ lúc vị lãnh đạo đó bảo tôi nên sa thải chị Lý Kiệt và để cho chị ấy tự kiểm điểm, tôi đã không tìm kiếm lẽ thật hay quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Tôi chỉ cố chấp bảo vệ chị ấy. Đức Chúa Trời đã không có chỗ nào trong lòng tôi, và tôi đã xúc phạm Ngài. Tôi lập tức cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thừa nhận mình đã sai và hy vọng được tự kiểm điểm. Sau khi cầu nguyện, tôi lảo đảo lê bước về nhà. Khi về đến nhà, tôi đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Một số người có bản tính cực kỳ đa cảm; mỗi ngày, ở tất cả những gì họ nói, và tất cả những cách họ cư xử với người khác, họ đều sống theo cảm xúc. Họ cảm thấy mến người này người nọ, và hằng ngày họ đều cảm thấy bắt buộc phải đền trả những ân huệ và đáp lại những cảm xúc tốt đẹp; trong mọi việc họ làm, họ sống trong phạm trù cảm xúc. … Ngươi có thể nói rằng cảm xúc là khuyết điểm chết người của người này. Mọi điều họ làm đều do cảm xúc của họ chi phối, họ không có khả năng thực hành lẽ thật, hoặc hành động phù hợp với nguyên tắc, và thường xuyên có khả năng phản nghịch Đức Chúa Trời. Cảm xúc là điểm yếu lớn nhất của họ, là khuyết điểm chí tử của họ, và hoàn toàn có thể khiến họ bị hủy hoại. Những người quá tình cảm không có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành hay vâng phục Đức Chúa Trời. Họ bận tâm đến xác thịt, ngu ngốc và u mê, bản tính của họ là đặt nặng cảm xúc. Họ sống theo cảm xúc của mình(“Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi đọc những lời này, tôi đã rất xúc động và cứ khóc mãi không thôi. Tôi thấy quả thực mình đã bị cảm xúc dành cho người khác chi phối quá nhiều, đó chính là điểm yếu của tôi, điểm yếu cốt tử của tôi. Vì chị Lý Kiệt đã sẵn sàng và sẵn lòng giúp đỡ nên tôi cảm thấy thực sự có duyên với chị ấy, và theo thời gian, chị ấy giống như bạn tâm giao vậy. Hễ có chuyện gì dính đến chị ấy là tôi lại vì tình cảm mà bênh vực cho chị ấy, luôn lo lắng cho cảm xúc của chị ấy và đứng về phía chị ấy. Tôi không thể công tâm áp dụng nguyên tắc. Tôi biết rằng chị ấy đã không làm tốt bổn phận, rằng việc đó làm gián đoạn công tác, có hại nhiều hơn có lợi, và chị ấy nên bị sa thải ngay. Nhưng vì mối quan hệ mật thiết của chúng tôi, tôi đã lo chị ấy sẽ mất bổn phận và bị khai trừ khỏi hội thánh, vì vậy, tôi đã hành động theo cảm xúc, tìm đủ mọi lý do để thuyết phục người ta giữ chị ấy lại. Tôi thậm chí còn muốn giúp chị ấy cải thiện thành tích để có thể giữ chức vụ. Nếu không phải vì quan hệ, tôi sẽ không lên tiếng bênh vực chị ấy nhiều như vậy. Nếu là các anh chị em khác, tôi sẽ đối xử với họ theo nguyên tắc. Lúc đó tôi nhận ra rằng mình đã hoàn toàn bị tình cảm chi phối trong bổn phận, lúc nào cũng ưu ái và dung túng chị ấy mà không quan tâm đến nguyên tắc. Tôi đã không hề nghĩ cho công tác hay lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, mà chỉ nói và hành động hoàn toàn dựa trên cảm xúc – như vậy thật quá ích kỷ!

Tôi đã đọc thêm một số lời của Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu rõ vấn đề này hơn. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những vấn đề gì liên quan đến cảm xúc? Thứ nhất là cách ngươi đánh giá gia đình mình, cách ngươi phản ứng với những việc họ làm. ‘Những việc họ làm’ bao gồm khi họ nhiễu sự và xâm phạm, khi họ phán xét sau lưng người khác, khi họ làm những việc của những kẻ chẳng tin, v.v. Ngươi có thể công bằng đối với gia đình của mình không? Nếu ngươi được yêu cầu viết đánh giá họ, ngươi có làm như vậy một cách công bằng và khách quan, gạt những cảm xúc riêng của ngươi sang một bên không? Và ngươi có tình cảm đối với người mà ngươi có quan hệ tốt hay những người trước đây đã giúp đỡ ngươi không? Ngươi có chính xác, công bằng và khách quan về các hành động và hành vi của họ không? Ngươi có báo cáo hoặc vạch trần họ ngay lập tức khi ngươi phát hiện ra họ đang can thiệp và quấy nhiễu không? Hơn nữa, ngươi có tình cảm với những người thân thiết với ngươi, hoặc những người có sở thích tương tự không? Sự đánh giá, định nghĩa và phản ứng của ngươi đối với những hành động và hành vi của họ có công bằng và khách quan không? Và ngươi sẽ phản ứng thế nào nếu nguyên tắc quy định rằng hội thánh thực hiện các biện pháp chống lại người nào đó có liên hệ với ngươi, hoặc người mà ngươi có mối liên hệ tình cảm, và những biện pháp này mâu thuẫn với những quan niệm riêng của ngươi? Ngươi có vâng phục không? Liệu ngươi có bí mật tiếp tục liên lạc với họ, liệu ngươi vẫn bị họ dụ dỗ, thậm chí ngươi có bị họ xúi giục bào chữa cho họ, biện minh và bảo vệ họ không? Ngươi có nhận lỗi thay và trợ giúp những người tử tế với ngươi, không quan tâm đến các nguyên tắc của lẽ thật và không để ý đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không? Tất cả những điều này liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến cảm xúc, phải không? Một số người nói: ‘Những cảm xúc mà Ngài nói đến – không phải chúng chỉ liên quan đến người thân và các thành viên trong gia đình sao? Không phải điều này chỉ bao gồm cha mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình sao?’ Không; nó bao gồm rất nhiều người khác nhau. Chưa nói đến các thành viên trong gia đình, có một số người thậm chí không có khả năng vô tư đối với những người bạn tốt và bạn thân của họ. Mọi thứ nói ra từ miệng họ đều là thiên vị. Ví dụ, khi ai đó cẩu thả và có xu hướng đồi bại, họ mô tả người đó là người thích vui vẻ, vô tư lự, là hoa nở muộn. Và có cảm xúc trong những lời này không? Khi kẻ cẩu thả không có mối liên hệ nào với họ, lời nói của họ sẽ bớt vô tư lự hơn: ‘Họ rõ ràng là một kẻ địch lại Đấng Christ, họ đồi bại, tà ác, mọi thứ họ làm đều nhiễu sự và xâm phạm’. Khi được hỏi về bằng chứng, họ trả lời: ‘Vẫn chưa có bằng chứng nào – nhưng anh có thể nói thẳng rằng họ là một quả trứng thối. Lời Đức Chúa Trời nói rằng đây là bản tính của họ’. Họ định nghĩa người đó một cách không do dự. Đây là sống theo cảm xúc, phải không? Và những người sống theo cảm xúc là gì? Những người như vậy có vô tư không? Họ có ngay thẳng không? (Không.) Những người sống theo những sự ưa thích và sở thích của xác thịt thì sống theo cảm xúc(“Nhận diện các lãnh đạo giả (2)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Ta không cho con người cơ hội được giải tỏa cảm xúc của họ, bởi Ta không có cảm xúc, và đã trở nên khinh ghét những cảm xúc của con người đến tột độ. Chính bởi vì những cảm xúc giữa con người mà Ta đã bị gạt sang một bên, và do đó Ta đã trở thành ‘người khác’ trong mắt họ; chính bởi những cảm xúc giữa con người mà Ta đã bị quên lãng; chính bởi những cảm xúc của con người mà họ nắm bắt được cơ hội để nhặt lấy ‘lương tâm’ mình; chính vì những cảm xúc của con người mà họ luôn mệt mỏi với hình phạt của Ta; chính bởi những cảm xúc của con người mà họ gọi Ta là bất công và bất chính, và nói rằng Ta không quan tâm đến cảm giác của con người khi Ta xử lý mọi việc. Ta cũng có người thân trên đất chứ? Có ai từng, giống như Ta, đã làm việc đêm ngày, chẳng đoái hoài ăn ngủ, vì toàn bộ kế hoạch quản lý của Ta? Làm sao con người có thể so sánh được với Đức Chúa Trời? Làm sao con người có thể tương hợp với Đức Chúa Trời?(“Chương 28” của Những lời của Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ trong Lời xuất hiện trong xác thịt). Đọc những lời này, tôi hiểu rõ hơn bị tình cảm chi phối có nghĩa là gì, và tôi thấy rằng Đức Chúa Trời ghét điều này ở con người. Nó khiến chúng ta vi phạm các nguyên tắc của lẽ thật, làm việc ác và chống đối Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã cất nhắc tôi làm lãnh đạo, nhưng trong việc xử lý người khác, tôi không thực hành lẽ thật hay đối xử công bằng với họ theo nguyên tắc. Tôi đã bao che cho chị Lý Kiệt vì mối quan hệ của chúng tôi, không chịu sa thải hay khai trừ chị ấy khi cần. Tôi đã dùng công tác của nhà Đức Chúa Trời để giúp chị ấy, hy sinh lợi ích của hội thánh. Việc này đã gây hại cho lối vào sự sống của các anh chị em và chỉ làm gián đoạn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã ăn cháo đá bát – là một kẻ phản bội. Chẳng phải như vậy là sỉ nhục và chống đối Đức Chúa Trời sao? Tôi đã vô cùng ân hận vì những hành động của mình khi nhận ra điều đó, và vội vã cầu nguyện, ăn năn với Đức Chúa Trời. Trong một cuộc họp sau đó, tôi đã cởi mở về việc mình đã bị cảm xúc chi phối như thế nào khi xử lý toàn bộ tình huống đó. Dựa trên hành vi của chị Lý Kiệt, tôi đã tước bổn phận của chị ấy để chị ấy có thể phản tỉnh.

Khoảng sáu tháng sau, chị ấy không những không hề hiểu rõ hành vi xấu của mình, mà còn khăng khăng rằng mình bị oan, rằng lãnh đạo không công bằng. Chị ấy nói với mọi người rằng lãnh đạo coi thường chị và có ác cảm với chị. Lãnh đạo đã thông công về lẽ thật với chị và mổ xẻ hành vi của chị, nhưng chị không chấp nhận, và còn viện đủ mọi lý do. Chị Lý Kiệt thậm chí còn chẳng thèm nói chuyện, trực tiếp quay lưng âm thầm chống đối chị lãnh đạo ấy. Chị ấy phàn nàn và gieo rắc sự tiêu cực cho mọi người, nói mình đã phải chịu khổ biết bao mà chẳng được phước lành nào, trong khi những người không xứng đáng lại được ban phước. Một số anh chị em tiếp xúc với chị ấy cuối cùng đứng về phía chị ấy và bảo vệ chị ấy. Nhiều người nói chị ấy có nhân tính kém, chị ấy thực sự rất kén chọn thức ăn ở nhà của người tiếp đãi mình, và phàn nàn sau lưng chủ nhà tiếp đãi rằng bà ấy không mua thức ăn cho chị. Chị ấy còn keo kiệt về chuyện tiền bạc và than rằng mình nghèo, khiến các anh chị em mắc lừa và vì tình yêu thương mà giúp đỡ chị, cho chị ấy tiền hay những thứ đồ khác. Và chị ấy cứ thế tiếp nhận điều đó, như thể họ đã nợ chị ấy việc phải giúp đỡ chị ấy vậy. Chị ấy là một kẻ ăn bám trong nhà Đức Chúa Trời. Toàn bộ điều này khiến tôi nhớ đến một đoạn lời của Đức Chúa Trời trong “Lời cảnh báo cho những ai không thực hành lẽ thật”. Đức Chúa Trời phán: “Những kẻ tuôn ra những lời độc hại, hiểm ác trong hội thánh, những kẻ loan tin đồn, xúi giục bất hòa, và lập băng nhóm giữa các anh chị em – lẽ ra họ phải bị trục xuất khỏi hội thánh. Tuy nhiên vì hiện nay là một thời đại khác trong công tác của Đức Chúa Trời, nên những kẻ này bị giới hạn, bởi họ đối mặt với sự loại bỏ chắc chắn. Hết thảy những kẻ đã bị Sa-tan làm cho bại hoại đều có tâm tính bại hoại. Một số không có gì ngoài tâm tính bại hoại, trong khi những kẻ còn lại thì khác: Không những họ có những tâm tính sa-tan bại hoại, mà bản tính của họ cũng cực kỳ hiểm độc. Không chỉ lời nói và hành động của họ tỏ lộ những tâm tính sa-tan bại hoại của mình; hơn nữa, những kẻ này là quỷ Sa-tan đích thực. Hành vi của họ làm gián đoạn và làm nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời, nó phá hoại việc bước vào sự sống của anh chị em, và nó làm hại đời sống bình thường của hội thánh. Sớm muộn gì thì những con sói đội lốt cừu này cũng phải bị tống cổ; cần phải tỏ một thái độ không thương xót, một thái độ cự tuyệt đối với những tên tay sai này của Sa-tan. Chỉ điều này mới là đứng về phía Đức Chúa Trời, và những ai không làm được như vậy thì đang lăn lóc trong vũng bùn cùng với Sa-tan(“Lời xuất hiện trong xác thịt”). Đoạn lời này của Đức Chúa Trời đã cho tôi khả năng nhận định tốt hơn về chị Lý Kiệt. Chị ấy không chịu chấp nhận lẽ thật, gây gián đoạn công tác và hay phán xét, không đóng vai trò tích cực, là một người xấu làm xáo trộn đời sống hội thánh của chúng ta. Khi bị chỉ trích và mất bổn phận, chị ấy chưa bao giờ ăn năn, mà lại bất bình, phàn nàn về các lãnh đạo, và cứ liên tục làm gián đoạn đời sống hội thánh. Loại người tà ác, hung hăng, thù hằn và ghét lẽ thật đó không bao giờ có thể được cứu rỗi. Chị ấy chỉ làm gián đoạn công tác của hội thánh như một con cáo chạy loạn trong chuồng gà, nuốt chửng lũ gà mái. Những người tà ác phải bị khai trừ để công tác của nhà Đức Chúa Trời có thể tiếp diễn và chúng ta có thể sống đời sống hội thánh đúng nghĩa. Đức Chúa Trời công chính và thánh khiết. Ngài cứu rỗi những ai có nhân tính tốt, những người yêu lẽ thật, chứ không phải kẻ làm ác. Bản chất của những kẻ tà ác là căm ghét lẽ thật và sẽ không thực sự ăn năn dù có bao nhiêu cơ hội đi nữa. Những người yêu lẽ thật có thể tỏ lộ sự bại hoại, làm gián đoạn công tác và buông những lời phán xét, nhưng sau đó họ có thể tự kiểm điểm và chấp nhận sự phán xét, hình phạt của lời Đức Chúa Trời, ăn năn và thay đổi. Hội thánh đã cho chị Lý Kiệt nhiều cơ hội, nhưng chị ấy chưa từng ăn năn. Chị ấy chỉ càng công kích và làm gián đoạncông tác. Về bản chất, chị ấy là kẻ tà ác. Chị ấy phải bị khai trừ theo nguyên tắc của hội thánh. Là một lãnh đạo hội thánh, tôi biết mình phải thông công với mọi người để vạch trần việc ác của chị ấy và ký tên vào giấy khai trừ chị ấy. Nhưng tôi vẫn cảm thấy miễn cưỡng làm việc này. Tôi lo chị ấy sẽ chẳng còn gì nếu thực sự bị khai trừ khỏi hội thánh. Ngay khi nghĩ như vậy, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và xin Ngài dẫn dắt tôi vượt qua cảm xúc này.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời, đoạn 4 trong “Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi”. “Sa-tan là ai, các quỷ là ai, và các kẻ thù của Đức Chúa Trời là ai nếu chẳng phải là những kẻ chống đối không tin vào Đức Chúa Trời? Chẳng phải họ là những kẻ không vâng lời Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải họ là những kẻ tuyên bố có đức tin, nhưng lại là người thiếu lẽ thật sao? Chẳng phải họ là những người đơn thuần chỉ tìm cách có được các phước lành trong khi không thể làm chứng về Đức Chúa Trời sao? Ngày hôm nay ngươi vẫn còn đàn đúm với những con quỷ đó và trao lương tâm và tình yêu cho chúng, nhưng trong trường hợp này, chẳng phải ngươi đang dành những ý định tốt cho Sa-tan sao? Chẳng phải ngươi đang kết giao với những con quỷ sao? Nếu con người ngày nay vẫn không thể phân biệt được giữa thiện và ác, và tiếp tục yêu thương, nhân từ một cách mù quáng mà không có ý định tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời hoặc có thể bằng mọi cách ấp ủ những ý định của Đức Chúa Trời như của chính mình, thì kết cục của họ sẽ càng khốn khổ hơn. Bất kỳ ai không tin Đức Chúa Trời trong xác thịt đều là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể trao lương tâm và tình yêu cho kẻ thù, thì chẳng phải ngươi thiếu ý thức về sự công chính sao? Nếu ngươi hòa hợp với những ai Ta khinh ghét và với những điều Ta không đồng ý, và vẫn còn dành tình yêu hay cảm xúc cá nhân cho chúng, thì chẳng phải là ngươi bất tuân sao? Chẳng phải ngươi đang cố tình chống đối Đức Chúa Trời sao? Người như thế có sở hữu lẽ thật không? Nếu con người trao lương tâm cho kẻ thù, tình yêu cho ma quỷ, và lòng thương xót cho Sa-tan, thì chẳng phải họ đang cố tình làm gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời sao?(“Lời xuất hiện trong xác thịt”). Tôi cảm thấy rất tội lỗi khi đọc đoạn lời này của Đức Chúa Trời. Tôi đã biết rất rõ chị ấy là kẻ gây rối, kẻ phá hoại công tác không bao giờ ăn năn, kẻ làm ác có bản chất căm ghét lẽ thật, nhưng tôi vẫn bảo vệ chị ấy, luôn muốn giữ chị ấy lại hội thánh. Tôi đã tạo điều kiện cho kẻ tà ác gây hại cho công tác của hội thánh, đứng về phía Sa-tan, chống đối Đức Chúa Trời. Các triết lý Sa-tan “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Người đâu phải cây cỏ, sao có thể vô tình?” đã dẫn dắt tôi. Tôi đã luôn trân trọng mối quan hệ với người khác, nghĩ rằng đó là cách duy nhất để trở nên nhân từ, trở thành người tốt. Tôi tưởng bất kỳ điều gì khác đều là vô tâm, và sẽ bị người khác chối bỏ. Những quan điểm đó của tôi thực sự quá nực cười. Những triết lý trần tục đó có vẻ đúng và phù hợp với những quan niệm của con người, nhưng chúng lại trái với lẽ thật và các nguyên tắc. Nếu chúng ta đa cảm và yêu thương người khác, thì cách yêu thương đó là ngu ngốc, và hoàn toàn không có nguyên tắc. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta có nguyên tắc với người khác, yêu thương các anh chị em và có lương tâm với Đức Chúa Trời, loại bỏ những kẻ làm ác, kẻ chẳng tin, ác quỷ và Sa-tan. Chẳng phải đa cảm với những loại người đó là ngu ngốc và ngớ ngẩn sao? Loại tình yêu đó thiếu sáng suốt và nguyên tắc – bởi ngu ngốc mà ra. Nó không những khiến chúng ta chệch lạc, mà việc đi theo kẻ làm ác thực sự có thể gây hại cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra mình đã sống theo những triết lý Sa-tan, điều đó thật ngu ngốc, và quá thiếu nhân cách. Tôi biết chị Lý Kiệt sẽ không chấp nhận lẽ thật, rằng chị ấy là một kẻ làm ác gây gián đoạn hội thánh, và cần bị khai trừ. Nhưng tôi đã bị mắc kẹt trong cảm xúc, bị tình cảm kìm hãm. Tôi cứ dung túng chị ấy. Tôi thấy đau đớn, mệt mỏi và bị hạn chế, nhưng quan trọng hơn là tôi đã không thực hành lẽ thật mà mình hiểu. Tôi đã chống đối Đức Chúa Trời. Tôi tận hưởng ân điển và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhưng lại chống đối Ngài, bảo vệ Sa-tan và kẻ làm ác, tôi thực sự thiếu lương tâm và lý trí. Cuối cùng tôi cũng thấy rõ rằng bị cảm xúc chi phối là quay lưng lại với Đức Chúa Trời và lẽ thật. Sau đó tôi nghĩ về việc bao năm qua, Đức Chúa Trời đã làm rất nhiều việc trong tôi và đã trả giá đắt như thế nào. Tôi đã không đền đáp được gì cho Ngài, mà lại còn đứng về phía Sa-tan chống lại Ngài. Nghĩ như vậy, tôi cảm thấy cực kỳ ân hận và tội lỗi.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời trong khi tĩnh nguyện. Đức Chúa Trời phán: “Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể làm theo ý muốn của Ngài. Đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, những người ghét Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời khinh miệt, và chúng ta cũng nên khinh miệt họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. … Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã nói: ‘Ai là mẹ ta, ai là anh em ta? … Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy’. Câu nói này đã tồn tại từ Thời đại Ân điển, và bây giờ lời Đức Chúa Trời thậm chí còn đúng hơn: ‘Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét’. Những lời này đi thẳng vào vấn đề, nhưng mọi người thường không thể lĩnh hội một cách thấu đáo ý nghĩa thực sự của chúng(“Chỉ bằng cách nhận ra quan điểm sai lầm của mình ngươi mới có thể biết chính mình” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Ngài đã giúp tôi hiểu rõ nguyên tắc này để thực hành: “Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét”. Chỉ những ai có đức tin thật, theo đuổi lẽ thật và sốt sắng trong bổn phận mới là anh chị em thực sự, và họ mới là những người đáng được chúng ta yêu thương. Những ai không chịu chấp nhận lẽ thật, mà luôn làm gián đoạn trong hội thánh, căm ghét lẽ thật và Đức Chúa Trời đều là kẻ tà ác, kẻ không tin, ác quỷ và Sa-tan. Họ đáng bị chúng ta ghê tởm và loại bỏ. Đó là cách duy nhất để đối xử với mọi người theo nguyên tắc và phù hợp ý muốn của Đức Chúa Trời. Sau đó, trong một buổi họp, tôi đã chia sẻ thông công về việc như thế nào là một kẻ tà ác và cách để phân định họ, và vạch trần những hành vi tà ác của chị Lý Kiệt. Tôi cũng thông công về các nguyên tắc để khai trừ một người khỏi hội thánh, và khi tất cả hiểu ra lẽ thật, họ bắt đầu vạch trần việc ác của chị Lý Kiệt. Cuối cùng chị ấy đã bị khai trừ.

Sau toàn bộ chuyện đó, tôi thực sự vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Nếu không nhờ những gì Ngài tỏ lộ và sự phán xét của lời Ngài, chắc tôi vẫn tiếp tục sống theo những triết lý Sa-tan đó, cứ mù quáng nhân từ với người khác, không phân biệt được tốt xấu, đúng sai, đứng về phía Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời mà không nhận ra. Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi thấy sự nguy hiểm và hậu quả của việc bị tình cảm chi phối, và giúp tôi thoát khỏi mối ràng buộc của tình cảm, để có thể đối xử với mọi người phù hợp với nguyên tắc lẽ thật. Tôi vô cùng cảm tạ tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Trung thành với bổn phận của mình

Bởi Ngưỡng Mộ, Hàn Quốc Tôi từng cảm thấy rất ghen tị khi thấy các anh chị em biểu diễn, hát múa ca ngợi Đức Chúa Trời. Tôi mơ về một ngày...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger