Một thử thách về bệnh tật

22/12/2020

Bởi Trung Tâm, Trung Quốc

Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những việc làm của Ta nhiều hơn lượng cát dưới biển, và sự khôn ngoan của Ta vượt hơn hết thảy các con trai của Sa-lô-môn, vậy mà con người đơn thuần nghĩ về Ta như một thầy thuốc chẳng đáng quan tâm và một người thầy vô danh của con người. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể chữa lành cho họ. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể dùng quyền năng của Ta mà đuổi những linh hồn ô uế ra khỏi thân xác họ, và rất nhiều người tin vào Ta đơn thuần để nhận sự bình an và niềm vui từ Ta. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để đòi hỏi nhiều của cải vật chất hơn từ Ta. Rất nhiều người tin Ta chỉ để được trải qua cuộc đời này trong sự bình an và để được bình an vô sự trong thế giới sắp đến. Rất nhiều người tin vào Ta để tránh sự đau đớn của địa ngục và để nhận lãnh những phúc lành của thiên đàng. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ vì sự an ủi tạm thời chứ không tìm kiếm để có được bất cứ điều gì ở thế giới sắp đến. Khi Ta trút cơn giận dữ xuống con người và tước đi mọi niềm vui, bình an mà họ từng sở hữu, con người đã trở nên hoài nghi. Khi Ta cho con người sự đau đớn của địa ngục và lấy lại những phúc lành của thiên đàng, mối nhục của con người biến thành sự giận dữ. Khi con người nhờ Ta chữa lành cho họ, Ta đã chẳng đoái hoài và cảm thấy ghê tởm họ; con người đã rời khỏi Ta mà theo đuổi cách của các phép ma và tà thuật để thay vào đó. Khi Ta lấy đi tất cả những gì con người đã đòi hỏi từ Ta, mọi người đều biến mất không chút dấu vết. Do vậy, Ta nói rằng con người có đức tin ở Ta bởi vì Ta đã ban quá nhiều ân điển, và có quá nhiều thứ để thu được(Ngươi biết gì về đức tin? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Trước đây khi đọc những lời này, tôi chỉ nói rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời nói ở đây là sự thật, mà không bao giờ thực sự hiểu. Tôi cho rằng vì mình đã tin vào Đức Chúa Trời suốt nhiều năm, từ bỏ công việc và gia đình, dành trọn bản thân và chịu khổ nhiều vì bổn phận của mình, nên tôi sẽ không trách cứ Đức Chúa Trời hay phản bội Ngài khi đối mặt với khổ đau và ốm yếu. Nhưng khi trải qua một thử thách bị bệnh nặng, tôi đã hiểu lầm và trách cứ Đức Chúa Trời. Động cơ được ban phước và thực hiện giao kèo với Đức Chúa Trời của tôi đã bị phơi bày ra ánh sáng. Chỉ khi đó tôi mới được thuyết phục hoàn toàn bởi những lời Đức Chúa Trời vạch trần con người và quan điểm về mưu cầu trong đức tin của tôi đã có sự thay đổi.

Vào một ngày tháng 7 năm 2018, tôi phát hiện một cục u nhỏ, cứng bên ngực trái. Tôi không nghĩ gì nhiều mà cho rằng chỉ cần dùng một số loại thuốc kháng viêm là khỏi. Nhưng hai tháng sau, bệnh càng trở nặng. Tôi bị đổ mồ hôi về đêm và chẳng có chút sức lực nào, khu vực quanh cục u thì rất đau. Tôi bắt đầu tự hỏi liệu thực sự có vấn đề gì chăng, song lại tự an lòng rằng không có chuyện gì hệ trọng. Tôi tin vào Đức Chúa Trời và mỗi ngày đều bận rộn thực hiện bổn phận của mình trong hội thánh. Tôi nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ mình. Rồi một đêm, một cơn đau nhói khiến tôi tỉnh giấc. Chất lỏng màu vàng rỉ ra từ ngực, vậy là tôi biết có điều bất ổn. Vợ chồng tôi vội vàng tới bệnh viện kiểm tra. Kết quả đưa ra là: Tôi bị ung thư vú. Nghe bác sĩ nói vậy, tim tôi như ngừng đập. “Ung thư vú ư?” Tôi nghĩ. “Mình mới ngoài 30 tuổi! Sao có thể như vậy được?” Tôi liên tục tự nhủ, “Không đời nào. Điều này không thể xảy ra với mình được. Mình là người có đức tin, và thực hiện bổn phận của mình trong hội thánh suốt bao năm qua. Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc và bảo vệ mình. Chắc là bác sĩ nhầm rồi”. Tôi đã rất mong điều đó không phải là sự thật. Tôi thậm chí không nhớ nổi mình về tới nhà từ bệnh viện bằng cách nào. Chồng tôi thấy vẻ mặt thất thần của vợ bèn cố gắng an ủi tôi và nói, “Đây là bệnh viện nhỏ và các bác sĩ không thực sự có tay nghề. Có thể họ đã chẩn đoán sai. Hãy đến bệnh viện lớn để kiểm tra lại”. Nghe anh nói vậy, tôi cảm thấy một chút tia hy vọng. Thật không may, vị bác sĩ tại bệnh viện lớn đã xác nhận chẩn đoán: Đó là ung thư vú. Cô ấy cũng nói rằng đó là giai đoạn cận cuối, rằng tôi phải nhập viện để tiến hành hóa trị và phẫu thuật, nếu không, bệnh sẽ có thể chuyển sang giai đoạn cuối. Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng và tim tôi thắt lại. Tôi nghĩ, “Tất cả những thứ này sẽ tốn bao nhiêu tiền? Nếu mình chết giữa chừng vì hóa trị thì sao? Gia đình mình sẽ đối phó với toàn bộ khoản nợ đó thế nào?” Tôi thấy tuyệt vọng và hoàn toàn bất lực.

Sau đợt hóa trị đầu, toàn thân tôi đau đớn tột cùng. Tôi không muốn làm gì cả và lúc nào cũng mệt lử. Phải vài ngày sau, khi thuốc hết tác dụng, tôi mới bắt đầu hồi phục. Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời suốt nhiều năm, đã hy sinh và dành trọn bản thân vì bổn phận của mình. Bất kể ở hoàn cảnh nào, tôi cũng luôn thực hiện bổn phận, và không bao giờ bỏ lỡ các buổi họp mặt. Tôi luôn giúp đỡ anh chị em với các vấn đề của họ. Tôi đã làm việc hết sức cần mẫn, nhưng là vì điều gì? Tại sao Đức Chúa Trời không bảo vệ tôi? Giờ đây tôi không thể thực hiện bổn phận nào cả. Thực tế là tôi đang ở trước ngưỡng cửa tử thần. Phải chăng Đức Chúa Trời muốn loại bỏ tôi? Tôi trải qua năm đợt hóa trị nữa và tiếp đó là một ca phẫu thuật. Tôi sẽ phải đối phó thế nào? Ngoài sự đau đớn khổ sở, nếu tôi chết, thì chẳng phải toàn bộ những năm tháng đức tin của tôi là uổng phí hay sao? Ý nghĩ đó khiến tôi rơi nước mắt. Những ngày đó tôi thực sự đau khổ. Tôi đọc lời Đức Chúa Trời nhưng không thể nào nhập tâm, và tôi ngừng cầu nguyện. Tinh thần tôi hết sức u ám và càng ngày tôi càng xa Đức Chúa Trời.

Một hôm, chị Lý từ hội thánh tới thăm và quan tâm hỏi han về tình trạng của tôi. Thấy tôi quá đau đớn và chán nản, chị ấy đã thông công cho tôi. Chị ấy nói: “Đức Chúa Trời cho phép bệnh tật xảy đến với chúng ta. Chúng ta phải cầu nguyện và tiếp tục tìm kiếm và Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ khiến chúng ta hiểu được ý muốn của Ngài…” Nghe chị ấy thông công khiến tôi xúc động. Có lẽ Đức Chúa Trời không muốn loại bỏ tôi, chỉ là có một bài học mà Ngài muốn tôi học! Sau khi chị ấy về, tôi đã tới cầu nguyện trước Đức Chúa Trời, nói rằng, “Lạy Đức Chúa Trời, từ khi bị bệnh, con đã sống trong đau khổ, hiểu lầm và trách cứ Ngài. Hôm nay, nhờ được chị con nhắc nhở, giờ đây con đã biết đằng sau căn bệnh này là ý muốn của Ngài, nhưng con vẫn không biết mình nên học bài học gì trong tình cảnh này. Xin Ngài hãy dẫn dắt cho con”.

Sau đó, mỗi ngày tôi lại tới cầu nguyện như vậy trước Đức Chúa Trời. Một hôm, tôi đọc những lời này của Đức Chúa Trời: “Sự bước vào những sự thử luyện khiến ngươi không có tình yêu hay đức tin, ngươi thiếu sự cầu nguyện và không thể hát thánh ca, và tự lúc nào không hay, giữa việc này, ngươi bắt đầu nhận biết chính mình. Đức Chúa Trời có nhiều phương tiện để hoàn thiện con người. Ngài dùng mọi dạng môi trường để xử lý tâm tính bại hoại của con người, và dùng nhiều điều khác nhau để phơi bày con người; ở một phương diện, Ngài xử lý con người, ở một phương diện khác, Ngài phơi bày con người, và ở một phương diện khác nữa, Ngài tỏ lộ con người, tìm ra và tiết lộ ‘những bí ẩn’ tận sâu thẳm lòng người, và cho con người thấy bản tính của họ bằng cách phơi bày nhiều tình trạng của họ. Đức Chúa Trời hoàn thiện con người thông qua nhiều phương pháp – thông qua sự mặc khải, thông qua việc xử lý con người, thông qua sự tinh luyện và hình phạt con người – hầu cho con người có thể biết rằng Đức Chúa Trời là thực tế(Chỉ những ai tập trung vào thực hành mới có thể được hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Khi nghiền ngẫm lời Đức Chúa Trời, rốt cuộc tôi cũng bắt đầu hiểu được ý muốn của Ngài. Đức Chúa Trời làm việc trong những ngày sau rốt để hoàn thiện con người bằng cách phơi bày những tâm tính bại hoại của chúng ta trong mọi hoàn cảnh, và dùng sự phán xét cũng như sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời để giúp chúng ta hiểu được những tâm tính Sa-tan của mình, tìm kiếm và thực hành lẽ thật, và sau rốt, những tâm tính bại hoại của chúng ta sẽ được làm tinh sạch và thay đổi. Tôi hiểu rằng Đức Chúa Trời đã cho phép tôi bị bệnh không phải vì Ngài chủ ý muốn loại bỏ hay làm tổn thương tôi, mà nhằm làm tinh sạch và thay đổi tôi. Tôi không thể hiểu lầm Đức Chúa Trời hay cứ buồn chán nữa. Tôi phải quy phục, tìm kiếm lẽ thật trong bệnh tật của mình, phải phản tỉnh và hiểu bản thân. Sau khi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời tôi không còn cảm thấy chán nản hay đau đớn như trước nữa. Tôi nói lời cầu nguyện vâng phục Đức Chúa Trời.

Và khi tôi cầu chuyện xong, một câu trong lời Đức Chúa Trời chợt hiện lên trong đầu: “Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi…(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi vội tra cứu câu đó trong cuốn sách của mình về lời Đức Chúa Trời và tìm thấy đoạn này: “Ngươi hi vọng rằng đức tin vào Đức Chúa Trời sẽ không mang lại bất kỳ thử luyện, phiền não, hay một chút khó khăn nào. Ngươi luôn tìm kiếm những thứ vô giá trị và ngươi không coi trọng sự sống, thay vào đó đặt những suy nghĩ ngông cuồng của mình lên trước lẽ thật. Ngươi thật vô giá trị! Ngươi sống như một con lợn – có gì khác giữa ngươi với lợn và chó chứ? Chẳng phải những kẻ yêu mến xác thịt thay vì kiếm tìm lẽ thật đều là súc vật? Chẳng phải những người chết không có linh hồn đều là những thây ma biết đi? Có bao nhiêu lời đã được phán dạy trong các ngươi? Chỉ một chút công việc đã được thực hiện trong số các ngươi? Ta đã cung cấp trong các ngươi bao nhiêu rồi? Thế vì cớ gì ngươi vẫn chưa có được điều đó? Ngươi có gì để phàn nàn? Chẳng phải là ngươi chẳng có được gì bởi lẽ ngươi quá yêu xác thịt? Và chẳng phải vì suy nghĩ của ngươi quá ngông cuồng? Chẳng phải vì ngươi quá ngu ngốc? Nếu ngươi không thể có được các phước lành này, ngươi có thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì không cứu rỗi ngươi không? Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn kiếm tìm xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? Ta cho ngươi con đường mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không theo đuổi. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi cuộc đời con người thực sự, nhưng ngươi không theo đuổi. Ngươi không khác gì chó hay lợn sao? Con lợn không tìm kiếm cuộc sống con người, chúng không tìm kiếm việc được làm cho tinh sạch, và chúng không hiểu cuộc đời là gì. Mỗi ngày, chúng chỉ đơn giản ăn no ngủ say. Ta đã cho ngươi con đường nhưng ngươi vẫn chưa đạt được: Ngươi trắng tay. Ngươi có muốn tiếp tục cuộc sống này, cuộc sống của một con lợn không? Những người như vậy sống có ý nghĩa gì? Cuộc sống của ngươi thật đáng khinh và hèn mọn, ngươi sống trong dơ bẩn và phóng túng, và ngươi không theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào; chẳng phải cuộc sống của ngươi hèn mọn nhất trong muôn loài? Các ngươi có dám mặt dày mày dạn để nhìn vào Đức Chúa Trời không? Nếu các ngươi tiếp tục sống như vậy, chẳng phải các ngươi sẽ không thu nhận được điều gì sao? Ngươi đã được trao con đường thật nhưng cuối cùng ngươi có thể đạt được điều đó hay không còn tùy vào sự theo đuổi của riêng ngươi(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời vạch trần chính xác khát khao được ban phước trong đức tin của tôi. Tôi nghĩ lại những năm tháng đức tin của mình, khi mà mọi chuyện ở nhà đều tốt đẹp, tôi còn khỏe mạnh, và mọi thứ đều ổn cả, tôi đã tích cực thực hiện bổn phận của mình và dường như luôn dồi dào năng lượng. Nhưng khi bị ung thư, tôi trở nên tiêu cực, hiểu lầm và trách cứ Đức Chúa Trời vì đã không bảo vệ mình. Tôi vin vào công việc mình đã làm và lý luận với Đức Chúa Trời. Thậm chí, tôi hối tiếc tất cả những năm tháng hy sinh của mình. Tôi sống trong tình trạng trốn tránh và phản bội Đức Chúa Trời. Chỉ tới lúc bị vạch trần khi bị bệnh tôi mới thấy rằng mình đã không thực hiện bổn phận hay chịu hy sinh để mưu cầu lẽ thật hay thực hiện bổn phận của một thụ tạo, mà làm những điều đó để có được sự bình an và phước lành. Tôi đã đưa ra giao kèo với Đức Chúa Trời là được ban phước để đáp lại những hy sinh mà tôi đã gánh chịu. Tôi muốn có mọi thứ ở kiếp này và cuộc sống vĩnh hằng ở kiếp sau. Giờ đây khi bị ung thư, dường như tôi đang cận kề cái chết và sẽ không được ban phước, tôi đã trách Đức Chúa Trời bất công – Tôi quả thật là vô nhân tính. Tôi nghĩ tới những năm tháng đức tin của mình. Tôi đã nhận được muôn vàn ân điển và phước lành từ Đức Chúa Trời, được chăm tưới và bồi dưỡng rất nhiều nhờ lẽ thật. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi rất nhiều, nhưng tôi chưa từng nghĩ tới việc đền đáp tình yêu thương của Ngài. Khi tôi bị bệnh, tôi đã không quy phục Đức Chúa Trời. Tôi chỉ hiểu lầm và trách cứ Ngài. Tôi hoàn toàn không có lương tâm và lý trí! Cuối cùng tôi cũng hiểu được rằng Đức Chúa Trời cho phép tôi bị bệnh để vạch trần và làm tinh sạch động cơ được ban phước trong đức tin của tôi cũng như quan điểm lầm lạc của tôi trong việc mưu cầu, để khiến tôi tập trung vào mưu cầu lẽ thật và tìm kiếm sự thay đổi trong tâm tính của mình. Tôi vô cùng hối hận và trách móc bản thân sau khi hiểu ra những ý định tốt đẹp của Đức Chúa Trời. Tôi âm thầm cam kết điều này với bản thân: “Cho dù khỏe lại hay không, mình sẽ không đưa ra bất kỳ đòi hỏi vô lý nào với Đức Chúa Trời nữa. Mình chỉ muốn đặt chuyện sống chết của mình vào tay Đức Chúa Trời và tuân theo sự an bài của Ngài”. Sau đó tôi thấy bình tâm hơn rất nhiều. Tôi không còn lo lắng hay đau khổ nữa, và tôi có thể tĩnh tâm đọc lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện và tìm kiếm với Đức Chúa Trời.

Khi tôi đã quy phục, việc quay lại thực hiện hóa trị không còn đau đớn như trước nữa. Dù tôi vẫn còn chút buồn nôn, mọi thứ đều ổn cả. Các bệnh nhân khác đều ngạc nhiên và ghen tị. Trong thâm tâm, tôi hiểu rằng đây hoàn toàn là lòng thương xót và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời. Tôi vô cùng biết ơn Ngài. Sau nhiều đợt hóa trị, khối u có kích thước bằng quả trứng đã thu nhỏ lại. Nó không còn đau lắm và cũng không còn rỉ nước. Bác sĩ nói tôi đang hồi phục tốt, và nếu mọi thứ cứ tiến triển như vậy, sau sáu đợt hóa trị, thậm chí có thể tôi không cần phẫu thuật. Nghe vậy, tôi rất mừng, và liên tục tạ ơn Đức Chúa Trời. Đức tin của tôi vào Đức Chúa Trời ngày một lớn và tôi nghĩ, nếu mình nghiêm túc suy ngẫm và cố gắng hiểu bản thân, có lẽ tôi sẽ khoẻ lại mà không cần phẫu thuật.

Vào một ngày tháng Ba, tôi trải qua đợt hóa trị cuối cùng. Tôi vừa lo vừa hy vọng. Sau khi kết thúc, bác sĩ nói tôi vẫn cần phẫu thuật, sau đó thêm hai đợt hóa trị, và rồi xạ trị. Tim tôi như rớt xuống và đầu óc thì rối bời. Tôi nghĩ, “Sao lại như vậy được? Mình đã suy ngẫm như mình nên làm và hiểu những gì cần hiểu. Vậy tại sao mình không khoẻ lại? Đó là một ca đại phẫu, ngoài để lại sẹo ra, làm hóa trị và xạ trị còn vô cùng đau đớn. Có thể mình vẫn chết…” Tôi càng thêm buồn và toàn thân tê liệt. Trước tất cả mọi bất công, tôi bắt đầu khóc. Đêm sau ca phẫu thuật, khi thuốc mê đã hết tác dụng, vết mổ đau đớn tới mức khiến tôi bật khóc. Tôi hít một hơi thở sâu còn không nổi. Tôi cảm thấy vô cùng bất lực và bị đối xử bất công. Điều đó quá sức chịu đựng với tôi – Đau khổ này biết bao giờ mới chấm dứt? Trong lúc đau khổ, tôi đọc những lời này của Đức Chúa Trời: “Đối với tất cả mọi người, sự tinh luyện rất là đau đớn và rất khó chấp nhận – tuy nhiên, chính trong quá trình tinh luyện mà Đức Chúa Trời khiến con người hiểu rõ hơn về tâm tính công chính của Ngài, Ngài công khai các yêu cầu của Ngài đối với con người, ban cho nhiều sự khai sáng hơn cùng nhiều sự tỉa sửa và xử lý thực tế; qua việc so sánh giữa thực tế và lẽ thật, Ngài ban cho con người sự hiểu biết lớn lao hơn về chính bản thân và lẽ thật, và ban cho con người sự thông hiểu lớn lao hơn về ý muốn của Đức Chúa Trời, từ đó cho phép con người có một tình yêu thật hơn và thuần khiết hơn đối với Đức Chúa Trời. Đây là những mục đích của Đức Chúa Trời trong việc thực hiện sự tinh luyện. Tất cả những công tác Đức Chúa Trời làm trong con người đều có mục đích và ý nghĩa riêng; Đức Chúa Trời không làm công việc vô nghĩa, và Ngài cũng không làm công việc nào không mang lại lợi ích cho con người. Sự tinh luyện không có nghĩa là loại bỏ con người ra khuất mắt Ngài, và cũng không có nghĩa là hủy diệt họ nơi địa ngục. Thay vào đó, nó có nghĩa là làm thay đổi tâm tính của con người trong quá trình tinh luyện, thay đổi những ý định, quan điểm cũ của con người, thay đổi tình yêu con người dành cho Đức Chúa Trời và thay đổi toàn bộ cuộc đời con người. Tinh luyện là sự thử luyện thật sự của con người, là một hình thức rèn tập thực sự và chỉ trong quá trình tinh luyện thì tình yêu của con người mới có thể làm đúng chức năng vốn có của nó(Chỉ bằng cách trải qua sự tinh luyện con người mới có thể sở hữu tình yêu thật sự, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từng lời Đức Chúa Trời thấm vào lòng và tôi thấy vô cùng xúc động. Tôi biết ý muốn của Đức Chúa Trời trong việc tôi bị bệnh là để cho tôi có được sự hiểu biết thực sự về bản thân, cho phép tôi tìm kiếm lẽ thật, và khiến những tâm tính bại hoại của tôi được làm tinh sạch và thay đổi. Trước đây, dù hiểu được rằng tôi không nên mưu cầu phước lành trong đức tin của mình, tôi đã không hoàn toàn buông bỏ động cơ được ban phước. Tận sâu trong thâm tâm, tôi vẫn nuôi dưỡng những đòi hỏi ngông cuồng với Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ, khi mình đã suy ngẫm và bắt đầu hiểu bản thân đôi chút, Đức Chúa Trời nên loại bỏ căn bệnh này của tôi. Việc tôi tự nhìn lại và hiểu bản thân đã bị vấy bẩn bởi động cơ cá nhân và chúng chỉ là vỏ bọc che đậy khát khao thực hiện một giao kèo với Đức Chúa Trời. Tôi đã không thực sự hối cải! Đức Chúa Trời đã xem xét suy nghĩ của tôi và dùng căn bệnh để vạch trần tôi, khiến tôi suy ngẫm về bản thân hơn nữa và thực sự hối cải. Đây là tình yêu thương mà Đức Chúa Trời dành cho tôi. Sau đó, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nói rằng, “Lạy Đức Chúa Trời, giờ đây con đã hiểu ý muốn của Ngài. Con muốn từ bỏ mọi lựa chọn và yêu cầu cá nhân và tìm kiếm lẽ thật trong hoàn cảnh mà Ngài đã an bài. Xin hãy dẫn dắt con”.

Vài ngày sau, tôi đọc được điều này trong lời Đức Chúa Trời: “Khi con người bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, ai trong số họ không có mục đích, động cơ, và tham vọng riêng? Mặc dù một phần trong họ tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và đã nhìn thấy sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng niềm tin của họ nơi Đức Chúa Trời vẫn chứa đựng những động cơ đó, và mục tiêu sau cùng của họ trong việc tin vào Đức Chúa Trời là nhận những phúc lành của Ngài và những điều họ muốn. … Mỗi người đều liên tục thực hiện những sự tính toán như thế trong lòng họ, và họ đưa ra những yêu cầu đối với Đức Chúa Trời, những yêu cầu mang động cơ, tham vọng, và tâm lý đổi chác của họ. Nói vậy nghĩa là, trong lòng mình, con người liên tục kiểm tra Đức Chúa Trời, liên tục đặt ra những kế hoạch về Đức Chúa Trời, liên tục tranh luận về trường hợp kết cuộc cá nhân của riêng mình với Đức Chúa Trời, và cố gắng moi ra một câu tuyên bố từ Đức Chúa Trời, xem liệu Đức Chúa Trời có thể ban cho họ điều họ muốn hay không. Cùng với việc theo đuổi Đức Chúa Trời, con người không đối đãi với Đức Chúa Trời như một Đức Chúa Trời. Con người luôn cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, không ngừng đòi hỏi ở Ngài, và thậm chí thúc ép Ngài trong mọi bước, được đằng chân lân đằng đầu. Cùng với việc cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, con người cũng tranh luận với Ngài, và thậm chí có những người mà khi những thử luyện xảy đến với họ hay họ thấy mình trong những tình huống nhất định, thường trở nên yếu đuối, thụ động, bê trễ trong công việc, và đầy than oán về Đức Chúa Trời. Từ khi con người mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ đã xem Đức Chúa Trời là một nguồn cung dồi dào, là một con dao gấp đa năng, và họ coi chính mình là chủ nợ lớn nhất của Đức Chúa Trời, như thể việc cố gắng lấy được những phúc lành và lời hứa từ Đức Chúa Trời là quyền và nghĩa vụ vốn có của họ, trong khi trách nhiệm của Đức Chúa Trời là bảo vệ, chăm sóc cho con người, và chu cấp cho họ. Đó là sự hiểu biết cơ bản về ‘niềm tin nơi Đức Chúa Trời’ của tất cả những ai tin Đức Chúa Trời, và đó là sự hiểu biết sâu sắc nhất của họ về khái niệm niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Từ bản tính thực chất của con người cho đến sự theo đuổi chủ quan của họ, không điều gì liên quan đến sự kính sợ Đức Chúa Trời. Mục tiêu của con người trong việc tin vào Đức Chúa Trời không thể liên quan gì đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Nói vậy nghĩa là, con người chưa bao giờ xem xét hay hiểu rằng niềm tin nơi Đức Chúa Trời đòi hỏi kính sợ và thờ phượng Đức Chúa Trời. Với tình trạng như vậy, thực chất của con người thật rõ ràng. Đó là thực chất gì? Đó là lòng người hiểm độc, nuôi sự phản bội và lừa dối, không yêu sự công lý, công chính và những điều tích cực, nó đê tiện và tham lam. Lòng người không thể khép kín hơn với Đức Chúa Trời; họ chưa hề dâng nó cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chưa bao giờ thấy tấm lòng thật của con người, Ngài cũng chưa bao giờ được con người thờ phượng(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Tôi thấy vô cùng hổ thẹn khi đọc những lời này. Lời Đức Chúa Trời tiết lộ chính xác tình trạng của tôi. Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời suốt nhiều năm và luôn muốn được ban phước, luôn đưa ra giao kèo với Đức Chúa Trời. Tôi thấy rằng, vì tôi tin Đức Chúa Trời, luôn thực hiện bổn phận của mình và dành trọn bản thân trong Hội thánh, Đức Chúa Trời nên chăm sóc bảo vệ tôi, không để tôi bị bệnh hay chịu tổn hại. Tôi đã nghĩ điều này là hợp tình hợp lý. Khi phát hiện mình bị ung thư, tôi liền bắt đầu phàn nàn với Đức Chúa Trời và muốn vin vào những năm tháng chịu khổ và hy sinh của mình để lý luận với Ngài. Khi sức khoẻ của tôi bắt đầu cải thiện, ngoài miệng tôi nói “Tạ ơn Đức Chúa Trời”, nhưng trong thâm tâm, tôi muốn nhiều hơn thế. Tôi muốn Đức Chúa Trời loại bỏ hoàn toàn căn bệnh của mình để tôi không phải chịu đựng thêm nữa. Khi khát khao ngông cuồng của tôi không được thỏa mãn, bản tính ma quỷ của tôi lại bộc lộ, và một lần nữa tôi trách cứ Đức Chúa Trời và gắng sức lý luận với Ngài. Hành vi của tôi đúng như Đức Chúa Trời phơi bày trong lời Ngài: “Những người vô nhân tính không có khả năng thực sự yêu mến Đức Chúa Trời. Khi tình cảnh an toàn và bảo đảm, hoặc có thể làm lợi, thì họ hoàn toàn vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng một khi những gì họ mong muốn bị tổn hại hoặc cuối cùng bị bác bỏ, họ nổi loạn ngay lập tức. Thậm chí chỉ trong một đêm, họ có thể đi từ một người tươi cười, ‘tốt bụng’ đến một tên sát nhân xấu xí và tàn bạo, bất thình lình đối xử với ân nhân của mình ngày hôm qua như là kẻ thù không đội trời chung, mà chẳng có lí do chính đáng gì. Nếu những con quỷ này không bị đuổi ra, những con quỷ này mà sẽ giết hại không chớp mắt, thì chẳng phải chúng sẽ là nguồn gốc của nguy hiểm tiềm ẩn sao?(Công tác của Đức Chúa Trời và sự thực hành của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi đau khổ tột cùng. Dù tin vào Đức Chúa Trời suốt nhiều năm, tôi đã không tôn thờ hay vâng phục Ngài như tôi nên làm. Thay vào đó, tôi đã xem Ngài như một vị bác sĩ quyền uy, như một nơi lánh nạn. Tôi đã lợi dụng Đức Chúa Trời để đạt được mục đích riêng của mình, cố gắng có được sự bình an trong cuộc sống này và những phước lành trong tương lai từ Ngài. Tôi nhận ra niềm tin của mình vào Đức Chúa Trời không là gì khác ngoài sự giao kèo không biết hổ thẹn và tôi đã lợi dụng Đức Chúa Trời để có được ân điển và phước lành từ Ngài. Chẳng phải tôi đã lừa dối và chống lại Đức Chúa Trời hay sao? Tôi thấy được mình đã ích kỷ và gian dối tới mức nào, và không một chút nhân tính, mà sống trọn tâm tính Sa-tan. Chắc hẳn là Đức Chúa Trời ghê tởm và khinh ghét tôi vô cùng!

Sau đó tôi đọc điều này trong lời Đức Chúa Trời: “Gióp đã không nói chuyện đổi chác với Đức Chúa Trời, và đã không yêu cầu hay đòi hỏi gì ở Đức Chúa Trời. Sự ngợi khen danh Đức Chúa Trời của ông là vì quyền năng và thẩm quyền vĩ đại của Đức Chúa Trời trong việc cai trị muôn vật, và nó không lệ thuộc vào việc ông đạt được những phúc lành hay bị tai họa giáng xuống. Ông đã tin rằng bất kể Đức Chúa Trời ban phúc cho con người hay giáng thảm họa xuống họ, thì quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi, và như thế, bất kể những hoàn cảnh của một người, thì danh Đức Chúa Trời nên được ngợi khen. Việc con người được Đức Chúa Trời ban phúc lành là bởi quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, và khi tai họa xảy đến với con người, đó cũng là vì quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời thống trị và sắp đặt mọi thứ về con người; những sự thất thường trong vận may của con người là biểu hiện cho quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và bất kể quan điểm của một người, danh Đức Chúa Trời phải được ngợi khen. Đây là điều Gióp đã trải nghiệm và bắt đầu biết đến trong những năm tháng của cuộc đời ông. Tất cả những ý nghĩ và hành động của Gióp đều đến tai Đức Chúa Trời và đến trước Đức Chúa Trời, cũng như được Đức Chúa Trời xem trọng. Đức Chúa Trời trân trọng kiến thức này của Gióp, và trân quý Gióp vì có tấm lòng như vậy. Tấm lòng này luôn chờ đợi lệnh truyền của Đức Chúa Trời, ở mọi nơi, và bất kể thời gian hay nơi chốn, nó cũng chào đón bất cứ điều gì xảy đến với ông. Gióp đã không yêu cầu gì ở Đức Chúa Trời. Điều ông yêu cầu chính mình là chờ đợi, chấp nhận, đối diện, và vâng phục tất cả những sự sắp đặt đến từ Đức Chúa Trời; Gióp tin đây là bổn phận của ông, và đó chính là điều Đức Chúa Trời muốn(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Tôi thấy vô cùng cảm động khi nghiền ngẫm lời Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ: “Đức Đức Chúa Trời Trời là Đấng Tạo Hóa. Đức Chúa Trời có thể ban ân điển và phước lành cho chúng ta, Ngài có thể phán xét, hành phạt, thử luyện và tinh luyện chúng ta. Chẳng lẽ Đức Chúa Trời không thể đưa ra thử luyện chỉ vì Ngài yêu thương chúng ta hay sao?” Tôi nghĩ tới Gióp. Đức Chúa Trời ban cho ông sự giàu sang và ông tạ ơn, ca ngợi Đức Chúa Trời, nhưng ông không màng của cải vật chất. Khi Đức Chúa Trời tước đi của ông mọi thứ, trải qua thử luyện của mình, ông vẫn có thể tôn vinh danh Đức Chúa Trời, nói rằng, “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2:10). Gióp biết rằng tất cả mọi thứ ông có được là từ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời vẫn công chính cho dù Ngài đã ban cho ông hay tước đi của ông mọi thứ. Đức tin của Gióp vào Đức Chúa Trời không hề bị vấy bẩn bởi động cơ cá nhân và ông không bận tâm việc mình được ban phước hay gặp họa. Bất kể Đức Chúa Trời làm gì, ông cũng không phàn nàn. Ông đã có thể ở vào vị trí là một thụ tạo để thờ phượng và vâng phục Đức Chúa Trời. Thấy được nhân tính và lý trí của Gióp, tôi vô cùng hổ thẹn. Tôi nhìn vào tất cả những gì mình có. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi mọi thứ, kể cả hơi thở. Nhưng tôi đã không hề biết ơn, thay vào đó, còn trách cứ Đức Chúa Trời khi tôi bị bệnh. Tôi không hề có lương tâm hay lý trí gì cả! Tôi tin vào Đức Chúa Trời nhưng không hiểu Ngài, và không biết được vị trí thích hợp của mình trước Đức Chúa Trời hay tôi cần phải quy phục Đấng Tạo Hóa thế nào. Tin vào Đức Chúa Trời dựa trên những quan niệm, những tưởng tượng và ý đồ thực hiện giao kèo của mình, khi đối mặt với bệnh tật, tôi phàn nàn với Đức Chúa Trời và chống lại Ngài. Ngay cả vậy, tôi vẫn luôn mong có được phước lành và ân điển từ Đức Chúa Trời, và muốn được vào vương quốc của Ngài. Tôi thực sự không biết hổ thẹn. Tôi đã thấy rằng, kể cả nếu tôi chết ngay khi ấy, đó là sự công chính của Đức Chúa Trời trước sự dấy loạn và sa ngã của tôi. Tôi tìm ra con đường thực hành qua những trải nghiệm của Gióp. Cho dù tôi bị bệnh bao lâu, liệu tôi có khỏe lại hay không, tôi chỉ mong tuân theo sự cai quản và an bài của Đức Chúa Trời. Là một thụ tạo, đây chính là lý trí mà tôi nên có. Suy nghĩ này khiến tôi có cảm giác vô cùng giải phóng.

Chẳng mấy chốc đã đến lúc xạ trị. Các bệnh nhân ung thư khác cho biết xạ trị thực sự gây hại cho cơ thể và sẽ thiêu đốt da thịt tôi. Họ nói rằng mỗi lần tôi sẽ đều cảm thấy chóng mặt buồn nôn và mất vị giác. Khi nghe như vậy, tôi lại bắt đầu cầu xin Đức Chúa Trời giúp tôi thoát khỏi tình cảnh này, nhưng tôi mau chóng nhận ra tình trạng của mình là sai lầm và cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Một số câu trong một bài thánh ca về lời Đức Chúa Trời chợt hiện lên trong đầu. “Vì ngươi đã được dựng nên, ngươi phải vâng lời Chúa đã dựng nên ngươi, bởi ngươi vốn không có quyền tự trị bản thân, và không có khả năng kiểm soát số phận của chính mình. Vì ngươi là một người tin vào Đức Chúa Trời, ngươi phải tìm kiếm sự thánh khiết và sự thay đổi(“Điều mà một người tin vào Đức Chúa Trời nên theo đuổi” Theo Chiên Con và hát những bài ca mới). Tôi biết rằng tình cảnh này là do Đức Chúa Trời đang thử thách tôi và rằng tôi không thể vô lý cầu xin Đức Chúa Trời ban cho mọi thứ hay làm tổn thương Ngài nữa. Tôi biết tôi phải vâng phục sự an bài của Ngài. Khi tôi vâng phục, mặc dù tôi phải xạ trị mỗi ngày và đau đớn khắp cơ thể, nó không tệ như những gì các bệnh nhân khác nói. Tôi biết đây là sự thương xót của Đức Chúa Trời và là Ngài đang chăm sóc tôi. Sau khi kết thúc xạ trị, tôi phục hồi thể chất rất nhanh. Cả vẻ ngoài lẫn tinh thần tôi đều rất tốt. Anh chị em trong hội thánh nói tôi không hề giống một bệnh nhân ung thư. Một thời gian sau, tôi bắt đầu quay lại thực hiện bổn phận của mình. Sau trải nghiệm này, đức tin của tôi vào Đức Chúa Trời tăng lên và tôi bắt đầu trân trọng cơ hội thực hiện bổn phận của mình hơn nữa.

Hai năm đã trôi qua, nhưng mỗi khi nghĩ lại khoảng thời gian mười tháng khi tôi bị bệnh, tôi ngỡ như nó chỉ vừa xảy ra hôm qua. Mặc dù cơ thể tôi đã phải chịu đựng đôi chút, tôi đã hiểu ra động cơ được ban phước của mình và quan điểm sai lầm của tôi về những thứ nên mưu cầu. Giờ đây tôi hiểu được rằng tôi phải mưu cầu lẽ thật và tìm cách vâng lời Đức Chúa Trời trong đức tin của mình. Cho dù tôi được ban phước lành hay gặp họa, tôi phải luôn vâng phục sự sắp đặt, cai quản và an bài của Đức Chúa Trời. Đây là ý thức về lý trí mà một thụ tạo nên có. Tôi không bao giờ có thể đạt được tất cả những điều này nếu mọi thứ trong cuộc sống đều diễn ra suôn sẻ. Đây là sự giàu có của cuộc sống mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Tiếp theo: Nỗi Đau Vĩnh Hằng

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Thức tỉnh sau khi bị xử lý

Bởi Lương Tâm, Trung Quốc Cuối năm 2020, tôi đảm trách việc chăm tưới cho người mới trong hội thánh. Lúc đầu không có nhiều người mới nhập...

Ra khỏi nhà thương điên

Bởi Tiểu Thảo, Trung Quốc Đó là vào tháng Một năm 2012. Một người hàng xóm đã chia sẻ phúc âm trong thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn...

Thông công thì phải thành thật

Bởi Julia, Ba Lan Đầu năm 2021, tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt. Tôi tích cực hội họp và đọc lời Đức...

Tại sao tôi không dám cởi mở?

Bởi Tế Đan, Hoa Kỳ Vào giữa tháng Năm năm ngoái, Trần Lan, lãnh đạo của chúng tôi, đã bảo tôi viết một bản đánh giá về chị Lục. Chị ấy nói...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger