Sự ổn trọng mang lại bình yên

13/02/2025

Bởi Hailey, Nhật Bản

Khi mới bắt đầu công tác chăm tưới người mới ở hội thánh vào năm 2017, tôi liền khẩn trương học hỏi và tiếp thu kiến thức về mọi nguyên tắc lẽ thật có liên quan để có thể thành thạo trong công tác càng sớm càng tốt. Tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức, trả giá đắt cho bổn phận, nên kết quả thu được ngày càng khởi sắc. Sau khoảng một năm, tôi được chọn để phụng sự với tư cách trưởng nhóm. Các anh chị em đều công nhận có tiến triển nhanh chóng sau khi tôi làm trưởng nhóm, và tất cả đều đến tìm tôi để được thông công mỗi khi gặp vấn đề. Tôi tự nhủ: “Có vẻ như mọi người đều khen ngợi mình. Chỉ cần tiếp tục theo đuổi lẽ thật, chắc chắn sau này mình sẽ có cơ hội được đề bạt lên một vị trí cao hơn. Đến lúc đó, mọi người sẽ thực sự nể trọng mình”.

Không lâu sau, người phụ trách nhóm chúng tôi bị cách chức vì không làm công tác thực tế, và tôi thầm nghĩ: “Mình vẫn luôn cực kỳ chủ động trong bổn phận, có thể giải quyết một số vấn đề và khó khăn của các anh chị em, cũng như luôn hiệu quả trong công tác. Giờ mình đang là trưởng nhóm. Chẳng mấy chốc sẽ chọn ra người phụ trách mới, chắc chắn mình sẽ là lựa chọn hàng đầu. Đây là cơ hội tuyệt vời để mình thể hiện bản thân!”. Nhưng chỉ vài ngày sau, lãnh đạo đã điều chuyển một chị em từ hội thánh khác đến phụ trách, và nói rằng chị ấy có tố chất tốt, biết theo đuổi lẽ thật và xứng đáng được bồi dưỡng. Tôi nghe tin này mà thất vọng vô cùng. Tôi nghĩ: “Vậy ra người chị em này là ứng viên tốt để bồi dưỡng còn mình thì không?”. Thế nhưng sau đó, một ý nghĩ lướt qua đầu tôi, nếu người chị em này có thể làm công tác thực tế thì đây là một kết cục tích cực. Nhận ra điều này, tôi trở nên thuận phục hơn. Sau này, do nhu cầu công tác của hội thánh, chị được điều động sang đảm nhiệm bổn phận khác. Tôi đã rất phấn khích và nghĩ rằng: “Lần này chắc chắn họ sẽ cân nhắc mình cho vị trí phụ trách”. Nhưng chỉ vài ngày sau, lãnh đạo đề bạt chị Ngải Chân làm người phụ trách. Lần này, tôi không còn bình tĩnh như đón nhận như trước. Tôi nghĩ: “Mình đã rất chăm chỉ trong bổn phận và có thể giải quyết một số vấn đề thực tế. Tại sao lãnh đạo không đề bạt mình? Lẽ nào lãnh đạo nghĩ mình không phù hợp để bồi dưỡng hay là coi thường mình? Mình đã hai lần không được cân nhắc đề bạt, các anh chị em sẽ nghĩ sao đây? Ngải Chân chỉ mới chuyển đến đây và thường đến xin mình góp ý vì vẫn chưa quen với công tác, ấy thế mà lãnh đạo lại coi trọng và bồi dưỡng chị ấy?”. Tôi cảm thấy vô cùng bực bội và bất công khi tất cả những chuyện này xảy đến với mình. Sau đó, khi Ngải Chân tìm tôi để bắt kịp tiến độ công tác và đặt ra quá nhiều câu hỏi, tôi đã không kiên nhẫn được nữa. Tôi nghĩ: “Chẳng phải chị là người phụ trách sao? Nếu cứ liên tục hỏi những câu mà tôi đã trả lời rồi thì tố chất của chị cũng đâu xuất sắc đến vậy!”. Thi thoảng, khi các anh chị em khác tìm đến Ngải Chân với những câu hỏi và khó khăn liên quan đến việc chăm tưới người mới mà chị ấy chưa từng xử lý, chị ấy sẽ không biết phải thông công và giải quyết thế nào nên sẽ nhờ tôi giúp đỡ. Tôi sẽ cố tình đáp rằng: “Vấn đề này đơn giản ấy mà. Chỉ cần xác định điều mấu chốt và thông công lẽ thật về vấn đề đó một cách rõ ràng là được”. Sau đó, tôi sẽ đưa ra ví dụ về cách tôi giải quyết các vấn đề tương tự. Tôi tự nhủ: “Mình phải cho mọi người thấy rằng mình có tài. Đâu phải mình thiếu kỹ năng, chẳng qua mình chưa được trao cơ hội để làm người phụ trách thôi”. Sau này, Ngải Chân đề nghị chúng tôi chuyển đến ở cùng nhau để chị ấy có thể tham khảo ý kiến của tôi mỗi khi có vấn đề phát sinh. Tôi nghĩ: “Tham khảo ý kiến của tôi mỗi khi vấn đề phát sinh ư? Để rồi khi giải quyết xong, chị sẽ ngồi không hưởng lợi trong khi tôi chẳng được gì? Sao tôi phải lui về sau để phò tá chị chứ?”. Sau chuyện này, tôi đã từ chối chị ấy với lý do “Tôi không có thời gian rảnh do còn bận chăm tưới người mới”. Ngải Chân có đề nghị thêm vài lần, nhưng lần nào tôi cũng không đồng ý. Dần dần, tôi nhận thấy Ngải Chân có vẻ bị tôi kìm kẹp đôi chút và trở nên hơi thụ động khi bàn bạc công tác. Thế nhưng, thay vì phản tỉnh và hiểu rõ bản thân, tôi lại cho rằng Ngải Chân gặp khó khăn trong vai trò người phụ trách. Không những vậy, tôi nghĩ rằng nếu mình chủ động hợp tác thì tình trạng của Ngải Chân sẽ được cải thiện, chị ấy sẽ sớm bắt nhịp được với công tác, và tôi sẽ chẳng còn cơ hội được đề bạt nữa. Ngược lại, nếu chị ấy chìm vào sự tiêu cực thì sẽ càng làm nổi bật sự nhiệt tình và sáng kiến của riêng tôi. Vì vậy, khi chúng tôi bàn bạc công tác, tôi sẽ tỏ ra vô cùng chủ động và nhiệt tình, sẵn sàng đảm nhận vai trò dẫn dắt để làm nổi bật bản thân.

Sau này, vì ngày càng có nhiều người đón nhận công tác của Đức Chúa Trời ở thời kỳ sau rốt, và có thêm vài người chăm tưới được phân công vào nhóm của chúng tôi, nên Ngải Chân đã yêu cầu tôi dành nhiều thời gian hơn để giúp đỡ những anh chị em mới đến. Tôi liền tận dụng cơ hội này kể cho mọi người cách tôi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những quan niệm và sự bối rối của người mới, phác thảo những trải nghiệm cá nhân cùng con đường thực hành cho họ một cách có hệ thống. Sau đó, cứ khi nào các chị em gặp vấn đề, họ sẽ tìm đến tôi để bàn bạc. Đôi khi, mọi người còn tìm đến tôi với những vấn đề mà chính Ngải Chân cũng không giải quyết được. Tôi cảm thấy rất hài lòng với bản thân và tự nhủ: “Có vẻ như mọi công sức mình bỏ ra những ngày này đều được đền đáp, mọi người đều khen ngợi mình. Mình không phải người phụ trách nhưng lại có thể xử lý phần lớn công tác của người phụ trách. Lần tới, khi bầu chọn lãnh đạo và người làm công, chắc chắn các anh chị em sẽ bỏ phiếu cho mình”.

Không lâu sau, đã đến lúc diễn ra cuộc bầu chọn thường niên và tôi vô cùng phấn khích. Tôi nghĩ: “Nếu được bầu làm lãnh đạo, mình sẽ có quyền đưa ra quyết sách đối với các dự án của hội thánh. Nếu mình giám sát mà công tác có tiến triển, chắc chắn các anh chị em sẽ cho rằng mình xứng đáng với vị trí này và sẽ càng tôn trọng mình hơn nữa”. Nhưng bất ngờ thay, khi công bố kết quả lại không có tên tôi. Mặt nóng bừng, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Bẽ bàng hơn nữa, các anh chị em nhận xét rằng tôi có tâm tính ngạo mạn, thường xuyên kìm kẹp người khác, không ưu tiên lối vào sự sống, hiếm khi phản tỉnh bản thân, tiếp thu kiến thức hay rút ra bài học sau mọi việc. Nói tóm lại, tôi đã không theo đuổi lẽ thật. Nghe tất cả những lời đó, tôi cảm thấy thật tồi tệ. Giờ tất cả các anh chị em đều biết tôi không theo đuổi lẽ thật. Chẳng những không khiến bản thân nổi bật, tôi còn tự làm mình bẽ mặt. Suốt những ngày đó, tôi chỉ sợ các anh chị em hỏi rằng tôi đã rút ra được gì từ tình huống đó. Đồng thời, tôi cũng lo rằng sẽ không ai chịu nói chuyện với tôi, họ sẽ nhận thức rõ và tránh xa tôi. Cảm xúc của tôi vô cùng hỗn loạn. Trong đầu tôi toàn là những chuyện đã xảy ra. Tôi không thể chuyên tâm vào bổn phận, cảm thấy vô cùng đau khổ và dằn vặt. Tôi cứ tự hỏi tại sao mình lại phải đối mặt với thử thách này. Sau đó, một vài anh chị em đã thông công với tôi, thúc giục tôi dành thêm thời gian để phản tỉnh về biểu hiện của mình trong khi thực hiện bổn phận. Họ cũng chỉ ra rằng mặc dù tôi có chút năng lực trong công tác, nhưng lại không ưu tiên theo đuổi lẽ thật mà chỉ tìm kiếm danh vị và đang đi sai đường. Biết rằng lời khuyên và sự giúp đỡ của các anh chị em đều xuất phát từ Đức Chúa Trời nên tôi đã đến trước Ngài để cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con cảm thấy khó khăn vô cùng khi bị tỏ lộ như thế này. Đức Chúa Trời ơi, xin Ngài hãy khai sáng và cho con có được hiểu biết về bản thân cũng như hiểu được tâm ý của Ngài”.

Một ngày nọ, khi đang đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đọc được vài đoạn, trong đó Đức Chúa Trời phơi bày cách những kẻ địch lại Đấng Christ tìm kiếm danh vị. Lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Bất kể những kẻ địch lại Đấng Christ làm bổn phận gì, họ đều muốn chiếm địa vị cao và vị trí đứng đầu. Họ không bao giờ có thể an tâm làm một người đi theo bình thường. Và họ say mê nhất điều gì? Đó là đứng trước mặt mọi người ra lệnh và giáo huấn mọi người, bắt mọi người đều phải nghe theo họ. Họ không bao giờ nghĩ về việc làm thế nào để làm tốt bổn phận của mình – và trong khi làm bổn phận của mình, họ càng không tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật để đạt đến việc thực hành lẽ thật và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ vắt óc tìm những cách để khiến bản thân nổi bật, khiến các lãnh đạo đánh giá cao về họ và đề bạt họ, để bản thân họ có thể trở thành lãnh đạo hoặc người làm công, và có thể lãnh đạo những người khác. Đây là điều họ suốt ngày nghĩ đến và mong mỏi. Những kẻ địch lại Đấng Christ không sẵn lòng bị người khác lãnh đạo, cũng như không sẵn lòng trở thành một người đi theo bình thường, càng không muốn làm một người làm bổn phận không ai biết đến. Dù bổn phận của họ là gì, nếu họ không thể ở vị trí nổi bật, nếu họ không thể hơn những người khác và lãnh đạo người khác, thì họ sẽ thấy việc làm bổn phận không có ý nghĩa, trở nên tiêu cực và lười biếng. Không có sự khen ngợi hay sùng bái của những người khác, thì điều đó lại càng không thú vị đối với họ và họ lại càng không muốn làm bổn phận. Nhưng nếu họ có thể ở vị trí nổi bật khi làm bổn phận và có tiếng nói sau cùng, thì họ sẽ hăng hái trong lòng, chịu khổ như thế nào cũng được. Họ luôn có ý định cá nhân trong khi làm bổn phận, và họ luôn muốn nên người xuất chúng, thỏa mãn lòng háo thắng, thỏa mãn những dã tâm và dục vọng của họ(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 7)). “Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị không phải là yêu cầu bổ sung nào đó, càng không phải là điều gì đó không liên quan mà họ có thể không có. Chúng là một phần của bản tính những kẻ địch lại Đấng Christ, chúng nằm trong xương tủy họ, trong máu họ, chúng là những gì bẩm sinh của họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ không thờ ơ với việc họ có danh tiếng và địa vị hay không; đây không phải là thái độ của họ. Vậy thì, thái độ của họ là gì? Danh tiếng và địa vị được kết nối mật thiết với cuộc sống hàng ngày của họ, trạng thái hàng ngày của họ, với những gì họ mưu cầu hàng ngày. Và như vậy đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, mưu cầu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một địa vị cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt những điều như thế sang một bên. Đây là bộ mặt thật của những kẻ địch lại Đấng Christ, và là thực chất của họ. Ngươi có thể đưa họ vào một khu rừng nguyên sinh sâu trong núi, và họ vẫn không gạt sự mưu cầu danh tiếng và địa vị sang một bên. Ngươi có thể đưa họ vào giữa một nhóm người bất kỳ nào, và tất cả những gì họ có thể nghĩ đến vẫn là danh tiếng và địa vị. Dù những kẻ địch lại Đấng Christ cũng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng họ thấy việc mưu cầu danh tiếng và địa vị có giá trị ngang với đức tin nơi Đức Chúa Trời nên đặt cho nó tầm quan trọng tương đương. Có nghĩa là, khi họ bước đi trên con đường tin Đức Chúa Trời, họ cũng mưu cầu danh tiếng và địa vị của chính mình. Có thể nói, trong thâm tâm của những kẻ địch lại Đấng Christ, họ tin rằng việc mưu cầu lẽ thật trong đức tin nơi Đức Chúa Trời là sự mưu cầu danh tiếng và địa vị; mưu cầu danh tiếng và địa vị cũng là mưu cầu lẽ thật, và đạt được danh tiếng và địa vị là đạt được lẽ thật và sự sống. Nếu họ cảm thấy rằng họ không có được danh lợi hay địa vị, rằng không ai ngưỡng mộ họ, coi trọng họ, hoặc theo họ, thì họ rất thất vọng, họ cho rằng tin vào Đức Chúa Trời chẳng để làm gì, không có giá trị gì, và họ nhủ thầm: ‘Tin đức chúa trời như vậy có phải là một sự thất bại không? Nó có phải là vô vọng không?’. Họ thường cân nhắc những điều như thế trong lòng, họ cân nhắc làm sao có thể tạo một chỗ đứng cho chính mình trong nhà Đức Chúa Trời, làm sao họ có thể có danh tiếng cao trọng trong hội thánh, để mọi người lắng nghe khi họ nói, và ủng hộ khi họ hành động, và theo họ đến bất cứ nơi nào họ đi; để họ có tiếng nói quyết định trong hội thánh, có danh, có lợi và địa vị – trong lòng họ thật sự tập trung vào những điều như vậy. Đây là những gì mà những người như vậy mưu cầu(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Lời Đức Chúa Trời đã phơi bày cách những kẻ địch lại Đấng Christ đặt danh vị lên trên tất cả. Dù là ở đâu hay khi nào thì mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là đạt được danh tiếng tốt và địa vị cao. Họ chỉ tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận để khiến bản thân nổi bật cũng như giành được sự tôn trọng của người khác. Họ luôn phấn đấu để chiếm vị trí cao, để giành được tiếng nói cuối cùng và quyền ra quyết định, để có thẩm quyền đối với người khác. Nếu không đạt được danh vị, họ bắt đầu cho rằng việc tin Đức Chúa Trời là vô nghĩa và chẳng có lý do gì để thực hiện bổn phận. Sau khi cân nhắc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra tâm tính mình đã tỏ lộ và quan điểm về việc mưu cầu của mình chẳng khác nào kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi luôn phấn đấu để trở thành người phụ trách hay lãnh đạo vì nghĩ rằng lãnh đạo và người làm công có tiếng nói cuối cùng, có thể đưa ra những quyết định quan trọng, được tôn kính, ủng hộ và coi trọng. Là trưởng nhóm, phạm vi thẩm quyền của tôi bị hạn chế và tôi hiếm khi được thể hiện bản thân, vì vậy bất cứ khi nào đạt được kết quả trong công tác, trong tôi lại bùng lên thôi thúc muốn có nhiều quyền lực và thẩm quyền hơn để có thêm nhiều người nể trọng và vây quanh tôi. Nghe tin hội thánh sẽ chọn người phụ trách mới, tôi rất mong chờ ngày bầu chọn, nghĩ rằng cơ hội để thể hiện bản thân cuối cùng đã đến. Nhưng rồi khi lãnh đạo điều chuyển người phụ trách từ hội thánh khác tới, tôi thất vọng vô cùng và không chịu chấp nhận kết quả, cho rằng lãnh đạo không muốn cho tôi cơ hội trui rèn và cố tình làm khó mình. Để chứng minh mình giỏi hơn người phụ trách hiện tại, tôi đã cố tình làm khó và loại trừ chị ấy, khiến chị ấy trở nên bị kìm kẹp. Để đảm bảo mình được bầu làm người phụ trách, tôi đã tận dụng mọi cơ hội giúp đỡ các anh chị em để thể hiện và khẳng định bản thân, để có thêm nhiều người khen ngợi và bỏ phiếu cho tôi trong cuộc bầu chọn tiếp theo. Tất cả những gì tôi tìm kiếm là danh vị. Mọi thứ tôi làm đều chỉ để đạt được địa vị. Tôi đang đi trên con đường địch lại Đấng Christ. Nhận ra điều này, tôi cảm thấy hối hận vô cùng nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Thưa Đức Chúa Trời, con đã không theo đuổi lẽ thật trong bổn phận, tranh giành danh vị, không vâng phục, lại còn chống đối Ngài. Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn tiếp tục theo cách này nữa, con đã sẵn sàng ăn năn. Xin Ngài hãy khai sáng để con có thể hiểu được chính mình”.

Một lần nọ, trong lúc tĩnh nguyện, tôi tình cờ đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Khi tâm tính Sa-tan đã bén rễ trong con người và trở nên bản tính của họ, vậy là đủ để gieo sự tăm tối và tà ác trong lòng họ, dẫn dắt họ mưu cầu và chọn sai con đường. Dưới thế lực lèo lái của một tâm tính Sa-tan bại hoại, những lý tưởng, hy vọng, tham vọng, mục tiêu và phương hướng sống của con người là gì? Chúng không trái với những điều tích cực sao? Ví dụ như, con người luôn muốn được biết đến hoặc làm người nổi tiếng; họ ao ước đạt được tiếng tăm và uy tín, và mang vinh dự về cho tổ tiên của họ. Đây có là những điều tích cực không? Những điều này không hề phù hợp với những điều tích cực; hơn nữa, chúng trái với quy luật của việc Đức Chúa Trời tể trị vận mệnh của nhân loại. … Các ngươi có luôn muốn tung cánh bay, các ngươi có luôn muốn bay bổng một mình, muốn làm đại bàng thay vì chim nhỏ không? Đây là tâm tính gì? Đây có phải là nguyên tắc ứng xử của con người không? Việc ngươi theo đuổi cách cư xử của con người nên dựa trên lời Đức Chúa Trời; chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật. Các ngươi đã bị Sa-tan làm bại hoại quá sâu sắc và luôn lấy văn hóa truyền thống – lời của Sa-tan – làm lẽ thật, làm mục tiêu theo đuổi của ngươi, điều này khiến ngươi dễ đi sai đường, đi con đường chống đối Đức Chúa Trời. Những suy nghĩ và quan điểm của nhân loại bại hoại và những điều họ phấn đấu để đạt được trái ngược với ý của Đức Chúa Trời, với lẽ thật, và với quy luật về sự tể trị vạn vật của Đức Chúa Trời, sự sắp đặt mọi sự của Ngài và việc Ngài kiểm soát số phận của nhân loại. Vì vậy, dù theo tư tưởng và quan niệm của con người, kiểu theo đuổi này có đúng đắn và hợp lý thế nào đi nữa thì theo quan điểm của Đức Chúa Trời chúng vẫn không phải là những điều tích cực, và chúng không phù hợp với tâm ý của Ngài. Bởi vì ngươi đi ngược với sự thật rằng Đức Chúa Trời tể trị vận mệnh của nhân loại, vì ngươi muốn bay bổng một mình, tự nắm lấy vận mệnh của mình, nên ngươi luôn đâm đầu vào tường, đến nỗi máu tuôn ra xối xả từ đầu ngươi và ngươi chẳng bao giờ thành công việc gì. Tại sao ngươi chẳng thành công việc gì? Bởi vì quy luật mà Đức Chúa Trời thiết lập thì không một loài thọ tạo nào được sửa đổi. Thẩm quyền và uy quyền của Đức Chúa Trời vượt trên tất cả, không một loài thọ tạo nào xâm phạm được. Con người thật không biết tự lượng sức mình. Điều gì khiến người ta luôn mong muốn thoát khỏi sự tể trị của Đức Chúa Trời, luôn mong muốn tự nắm lấy vận mệnh và hoạch định tương lai cho mình, mong muốn kiểm soát tiền đồ, đường hướng và mục đích sống của mình? Khởi điểm này bắt nguồn từ đâu? (Thưa, từ tâm tính Sa-tan bại hoại.) Vậy tâm tính Sa-tan bại hoại mang lại cho con người điều gì? (Sự đối kháng với Đức Chúa Trời.) Hậu quả của việc con người đối kháng với Đức Chúa Trời là gì? (Thưa, là đau khổ.) Chỉ là đau khổ sao? Phải là sự diệt vong! Sự đau đớn cũng chưa là gì. Điều ngươi thấy ngay trước mắt mình là sự đau khổ, sự tiêu cực và yếu đuối, và đó chính là sự chống đối và oán trách – những điều này sẽ mang đến kết cục gì? Sự hủy diệt! Đây không phải là chuyện nhỏ, không phải là trò đùa(Tâm tính bại hoại chỉ có thể được giải quyết bằng cách tiếp nhận lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua sự mặc khải từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng sau khi con người bị Sa-tan làm cho bại hoại, cuộc sống của họ bị chi phối bởi tâm tính bại hoại của Sa-tan, điển hình là sự ngạo mạn và tự đại, tà ác và giả dối. Họ không còn có thể thuận phục sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời nữa mà luôn tràn đầy dã tâm và dục vọng, nỗ lực để trở nên vĩ đại và nổi tiếng, tìm cách để đạt được địa vị cao và đứng trên muôn người. Những triết lý của Sa-tan như: “Người vươn đến tầm cao, nước chảy về chốn thấp” và “Binh sĩ không muốn làm tướng quân thì không phải binh sĩ tốt” đã bén rễ trong lòng tôi từ lâu, khiến tôi coi việc tìm kiếm danh vị là mục tiêu chính đáng. Khi đi học, tôi phấn đấu để trở thành người giỏi nhất. Nếu làm bài kiểm tra không tốt, tôi sẽ buồn mất vài ngày. Đến khi tốt nghiệp đi làm, tôi làm việc chăm chỉ để đứng trong hàng ngũ nhân viên xuất sắc nhất, tình nguyện làm thêm giờ và chọn những công việc khó khăn nhất để được sếp đánh giá cao và có cơ hội thăng chức. Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi cho rằng mình có thể được người khác tôn trọng và ủng hộ khi trở thành người phụ trách hoặc lãnh đạo trong hội thánh. Vậy nên tôi đã nỗ lực để đạt được địa vị cao. Đặc biệt, sau khi trở thành trưởng nhóm và được các anh chị em khen ngợi, dã tâm và dục vọng của tôi đã đạt đến tầm cao mới. Tôi ngày càng ngạo mạn, và cho rằng mình có đủ vốn và tư cách để được đề bạt làm người phụ trách, thậm chí là lãnh đạo. Khi lãnh đạo đề bạt Ngải Chân chứ không phải tôi, tôi cảm thấy chống đối và phẫn uất, không muốn hỗ trợ và hợp tác với chị ấy trong công tác chung. Tôi còn luôn tìm cách cạnh tranh với chị ấy, thường nhân cơ hội để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề của mình. Một mặt, tôi muốn Ngải Chân nghĩ rằng chị ấy không bằng tôi, mặt khác, tôi cố thể hiện cho các anh chị em khác thấy rằng tôi tài giỏi hơn chị ấy. Bằng cách đó, tôi mong đợi rằng mọi người sẽ tìm đến tôi khi gặp vấn đề và nghĩ đến tôi trước tiên nếu có thêm một cuộc bầu chọn nữa. Tôi coi trọng địa vị hơn hết thảy, không bao giờ phản tỉnh bản thân, ngay cả khi đối mặt với trở ngại hết lần này đến lần khác. Không những vậy, tôi còn thấy bất mãn và phẫn nộ, nghĩ rằng mình có vốn vì có thể hoàn thành tốt một vài công tác và nên được làm lãnh đạo của những người khác. Tôi đúng là ngạo mạn và vô liêm sỉ đến khó tin! Khi phản tỉnh về điều này, tôi nhận ra mình tin Đức Chúa Trời chỉ nhằm tìm kiếm địa vị. Tôi đã không ưu tiên theo đuổi lẽ thật, và gần như không có thực tế lẽ thật nào. Bởi vậy, tôi không thể làm bất kỳ công tác quan trọng nào mà lãnh đạo và người làm công cần phải làm. Hơn nữa, tôi còn có nhân tính kém, nên càng không có tư cách để trở thành lãnh đạo. Nếu tôi được bầu làm lãnh đạo, điều đó sẽ gây hại cho các anh chị em và hội thánh!

Sau đó, tôi đọc thêm hai đoạn lời khác của Đức Chúa Trời, giúp tôi hiểu rõ hơn bản chất và hậu quả của việc theo đuổi danh vị. Lời Đức Chúa Trời phán: “Nếu một người nào đó nói họ yêu thích lẽ thật và mưu cầu lẽ thật, nhưng mục tiêu mưu cầu của họ thực chất là để làm bản thân nổi bật, để hiển lộ bản thân hòng khiến cho người khác coi trọng và để đạt được lợi ích cá nhân, thì họ thực hiện bổn phận không phải vì vâng phục và làm hài lòng Đức Chúa Trời, mà là vì danh lợi và địa vị, vậy sự mưu cầu này là không chính đáng. Như vậy, những gì họ đang làm gây cản trở hay có tác dụng thúc đẩy đối với công tác của hội thánh? Rõ ràng là cản trở, không phải tác dụng thúc đẩy. Có một số người lấy danh nghĩa làm công tác hội thánh để mưu cầu danh lợi và địa vị cá nhân, làm việc kinh doanh cá nhân, tạo ra đoàn thể nhỏ hay tiểu vương quốc của mình, người như vậy mà đang thực hiện bổn phận sao? Công tác mà họ đang làm về thực chất là gây gián đoạn, quấy nhiễu và phá hoại công tác của hội thánh. Việc họ mưu cầu danh lợi và địa vị gây ra hậu quả gì? Đầu tiên là ảnh hưởng đến việc ăn uống lời Đức Chúa Trời một cách bình thường và việc hiểu lẽ thật của dân được Đức Chúa Trời chọn, gây trì hoãn lối vào sự sống của họ, cản trở họ bước vào quỹ đạo đúng trong việc tin Đức Chúa Trời, đưa họ đi vào con đường sai lầm, như thế chính là hãm hại và hủy hoại dân được Đức Chúa Trời chọn. Vậy cuối cùng việc này gây ra điều gì cho công tác của hội thánh? Là quấy nhiễu, phá hoại và phá hủy. Đây chính là hậu quả mà người mưu cầu danh lợi và địa vị gây ra. Họ thực hiện bổn phận như vậy thì có thể định nghĩa là họ đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ không? Đức Chúa Trời bảo con người buông bỏ danh lợi và địa vị, đây không phải là không cho con người quyền tự do lựa chọn, mà là bởi vì trong khi con người đang mưu cầu danh lợi và địa vị thì họ cũng đang làm gián đoạn, nhiễu loạn công tác của hội thánh và lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, hiểu lẽ thật và đạt đến được Đức Chúa Trời cứu rỗi của nhiều người hơn nữa, đây là sự thật không thể phủ nhận. Khi con người mưu cầu danh lợi và địa vị, họ tuyệt đối sẽ không mưu cầu lẽ thật, tuyệt đối sẽ không trung thành làm tốt bổn phận, mà chỉ có thể nói năng và làm việc vì danh lợi và địa vị, mọi công tác mà họ làm cũng không ngoại lệ, cũng là vì danh lợi và địa vị. Loại hành vi và cách làm này chắc chắn là đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, tức là làm gián đoạn và nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời, tạo thành đủ loại hậu quả cản trở sự mở rộng phúc âm của vương quốc, cản trở ý chỉ của Đức Chúa Trời được tiến hành thông suốt trong hội thánh. Cho nên có thể xác định rằng con đường mà người mưu cầu danh lợi và địa vị đi chính là con đường chống lại Đức Chúa Trời, chính là cố ý chống đối Đức Chúa Trời, nói ngược lại với Đức Chúa Trời, là phối hợp với Sa-tan mà chống đối và đối lập với Đức Chúa Trời. Đây chính là tính chất trong việc mưu cầu danh lợi và địa vị của con người(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 1)). “Đức Chúa Trời ghê tởm nhất chuyện con người mưu cầu địa vị, bởi vì mưu cầu địa vị là một tâm tính Sa-tan, đó là một con đường sai lầm, nó được sinh ra bởi sự bại hoại của Sa-tan, nó là thứ bị Đức Chúa Trời lên án, và chính là thứ mà Đức Chúa Trời muốn phán xét và làm tinh sạch. Đức Chúa Trời căm ghét nhất chuyện con người mưu cầu địa vị, thế mà ngươi vẫn ngoan cố tranh giành địa vị, ngươi luôn muốn nâng niu và bảo vệ nó, luôn muốn chiếm làm của riêng. Đây có phải là mang chút tính chất đối nghịch với Đức Chúa Trời không? Địa vị không phải do Đức Chúa Trời tiền định cho con người; Đức Chúa Trời cung cấp cho con người lẽ thật, đường đi và sự sống, và cuối cùng khiến họ trở thành một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, một loài thọ tạo nhỏ bé – không phải là một người có địa vị, danh vọng và khiến hàng ngàn người ngưỡng mộ. Và vì vậy, cho dù nhìn từ góc độ nào, việc mưu cầu địa vị cũng đều là ngõ cụt. Bất kể lý do mưu cầu địa vị của ngươi có hợp lý đến đâu, thì con đường này vẫn là con đường sai trái và không được Đức Chúa Trời khen ngợi. Dù ngươi có cố gắng cật lực như thế nào hay trả giá bao nhiêu đi chăng nữa, nếu ngươi ham muốn địa vị, Đức Chúa Trời sẽ không ban địa vị cho ngươi; nếu Đức Chúa Trời không ban cho ngươi, thì ngươi sẽ thất bại trong việc tranh đấu giành lấy địa vị, và nếu ngươi tiếp tục tranh đấu thì sẽ chỉ có một kết cục: ngươi sẽ bị tỏ lộ và bị đào thải, và đó là con đường chết. Các ngươi hiểu được điều này, phải không?(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, thấy Ngài mổ xẻ và mô tả đặc điểm của những kẻ tìm kiếm danh vị mà tôi đau thấu tâm can. Tôi thực sự không nhận ra bản chất và hậu quả của việc tìm kiếm danh vị lại nghiêm trọng đến vậy. Những kẻ tìm kiếm điều này là đang trực tiếp phá hoại và xóa sổ công tác của hội thánh, trở thành tay sai của Sa-tan. Đức Chúa Trời lên án những hành động như vậy. Việc theo đuổi địa vị là đi ngược lại những yêu cầu của Đức Chúa Trời và hoàn toàn đối đầu với Ngài. Hành xử như vậy thì chỉ dẫn đến hủy hoại! Người phụ trách trước kia bị cách chức vì không làm công tác thực tế. Bởi lẽ đó, việc Ngải Chân đến đây rất có lợi cho công tác của hội thánh, vì chị ấy là người theo đuổi lẽ thật, thực sự ưu tiên tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật khi gặp vấn đề, và có thể làm một số công tác thực tế. Đáng lý ra tôi phải ủng hộ và hợp tác với chị ấy. Nhưng vì quá ám ảnh với danh vị mà tôi không chấp nhận được việc Ngải Chân được phân công làm người phụ trách. Hết lần này đến đến lần khác, tôi từ chối hợp tác khi chị ấy đề nghị chúng tôi cùng nhau bàn bạc công tác. Điều này đã khiến Ngải Chân cảm thấy tiêu cực và bị kìm kẹp, và công tác của hội thánh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Tôi không những không phản tỉnh bản thân mà còn không chịu trách nhiệm về những gì đã làm với chị ấy, cho rằng chị ấy trở nên tiêu cực chỉ vì không phù hợp với vai trò phụ trách. Tôi thậm chí còn mong chờ đến lúc chị ấy nhận ra việc này là quá sức và xin nghỉ, vì khi đó tôi sẽ có thể thế chỗ chị ấy. Tôi làm vậy chẳng phải là đang cản trở và quấy nhiễu công tác của hội thánh sao? Tôi thậm chí còn lợi dụng cơ hội bàn bạc công tác và giúp đỡ các anh chị em để khiến bản thân nổi bật, để họ tìm đến tôi khi gặp vấn đề, biến Ngải Chân thành bù nhìn. Tôi đã hành động như tay sai của Sa-tan, quấy nhiễu và phá hoại công tác của hội thánh, hành ác và chống lại Đức Chúa Trời! Lời Đức Chúa Trời phán: “Dù ngươi có cố gắng cật lực như thế nào hay trả giá bao nhiêu đi chăng nữa, nếu ngươi ham muốn địa vị, Đức Chúa Trời sẽ không ban địa vị cho ngươi; nếu Đức Chúa Trời không ban cho ngươi, thì ngươi sẽ thất bại trong việc tranh đấu giành lấy địa vị, và nếu ngươi tiếp tục tranh đấu thì sẽ chỉ có một kết cục: ngươi sẽ bị tỏ lộ và bị đào thải, và đó là con đường chết”. Tôi nhận ra việc theo đuổi địa vị khiến tôi đi trên con đường chống lại Đức Chúa Trời và kết cục duy nhất đón chờ là cái chết. Điều này khiến tôi sợ hãi. Việc tôi tìm kiếm danh vị đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Với cái đà đó, dã tâm và dục vọng của tôi sẽ tiếp tục lớn thêm. Sau khi đạt được địa vị, ai biết được tôi sẽ làm những điều tà ác gì chứ? Nếu tôi không sớm ăn năn mà tiếp tục theo đuổi con đường sai lầm đó, sớm muộn gì tôi cũng sẽ phạm phải tội ác tày đình, bị Đức Chúa Trời loại bỏ và trừng phạt.

Sau đó, trong một lần nhóm họp, tôi đã thấy đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Là một thành viên trong nhân loại thọ tạo, con người phải giữ vị trí của riêng mình, và làm người cho có nề có nếp. Hãy giữ khuôn phép và giữ chặt những gì Đấng Tạo Hóa giao phó cho ngươi. Đừng làm việc gì nằm ngoài chức vụ của mình, hoặc làm những điều ngoài khả năng của ngươi hoặc điều gì ghê tởm đối với Đức Chúa Trời. Đừng có cố gắng trở thành vĩ nhân, siêu nhân, hoặc một con người vĩ đại, mà cũng đừng mưu cầu trở thành Đức Chúa Trời. Con người không nên mong muốn như thế này. Việc mưu cầu trở thành vĩ nhân hoặc siêu nhân là hết sức hoang đường. Việc mưu cầu trở thành Đức Chúa Trời thậm chí còn nhục nhã hơn; điều đó thật kinh tởm và đáng khinh. Điều đáng quý, và điều các loài thọ tạo nên tuân giữ hơn bất kỳ điều gì khác, là trở nên một loài thọ tạo thực sự; đây là mục tiêu duy nhất mà tất cả mọi người nên mưu cầu(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra con người chỉ là loài thọ tạo, chúng ta nên giữ đúng vị trí được giao phó và tập trung vào bổn phận hiện tại của mình. Chính bởi dã tâm, dục vọng và tâm tính Sa-tan của con người mà người ta luôn ham muốn trở thành kẻ đặc biệt và có địa vị cao. Điều quan trọng khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo trong hội thánh không phải là địa vị, mà là việc làm tốt bổn phận của mình theo các nguyên tắc lẽ thật. Dù có địa vị hay không, tôi vẫn phải hành xử tận tâm và hoàn thành bổn phận của mình. Tôi đã thầm quyết tâm rằng bất kể ai được bầu làm lãnh đạo, tôi vẫn sẽ kiên định với vị trí hiện tại của mình và hoàn thành trách nhiệm một cách tận tâm. Dù có được bầu hay đạt được địa vị cao hay không, thì tôi cũng sẽ ủng hộ công tác của người lãnh đạo, hoàn thành bổn phận một cách đúng đắn cùng những người khác, đồng chí và đồng lòng. Vài ngày sau, khi lãnh đạo tân nhiệm đến gặp tôi để nắm bắt công tác, tôi đã giải thích mọi thứ cặn kẽ nhất có thể, để lãnh đạo có thể nắm bắt tốt và tiến hành công tác một cách hiệu quả. Trong khi bàn bạc, tôi cân nhắc xem cách làm nào sẽ có lợi nhất cho công tác chung và lập tức đưa ra mọi đề xuất hay mà tôi nghĩ ra. Bất kể ai là người lãnh đạo thì điều quan trọng là phải hợp tác trong công tác chung và giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Sau khi bắt đầu dồn tâm trí vào công tác hiện có và tìm cách hợp tác cùng mọi người để thực hiện bổn phận sao cho hiệu quả nhất, tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

Hai tháng sau, lãnh đạo hiện tại được điều chuyển sang làm bổn phận khác và trong cuộc bầu chọn mới, cuối cùng tôi đã được chọn vào vị trí lãnh đạo. Một người chị em đã nói với tôi: “Thật ra chị luôn là người tài năng, có trách nhiệm trong bổn phận, chỉ là trước đây chị không theo đuổi lẽ thật nên chúng tôi không dám bỏ phiếu cho chị. Chúng tôi đã chứng kiến chị trải qua sự phán xét và mặc khải từ lời Đức Chúa Trời, nhận thức được tâm tính bại hoại của mình và thay đổi, trở nên vững vàng và bình tĩnh hơn trong lời nói và hành động, chia sẻ nhiều suy nghĩ sâu sắc và thực tế hơn khi thông công trong các buổi nhóm họp. Dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhưng mọi người đều có thể thấy sự khác biệt nên chúng tôi đã bỏ phiếu cho chị”. Nghe những lời tử tế của chị, tôi cảm thấy rất biết ơn Đức Chúa Trời. Chính sự phán xét và mặc khải từ lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi nhận ra vóc giạc, địa vị và thân phận thực sự của mình. Tôi chỉ là một tạo vật đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc, không có bất kỳ thực tế lẽ thật nào. Ngay cả khi có tài năng và tố chất, tôi cũng không hơn gì các anh chị em khác. Dần dần, dã tâm và dục vọng truy cầu địa vị của tôi phai nhạt dần, tôi bắt đầu cư xử khiêm nhường hơn. Tôi không hả hê tự mãn sau khi được chọn làm người lãnh đạo. Thay vào đó, tôi cảm thấy gánh nặng của bổn phận và trách nhiệm. Tất cả nhờ vào sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời mà tôi mới có bước chuyển biến nhỏ này. Cảm tạ Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger