Hậu quả của tâm tính kiêu ngạo

01/12/2022

Bởi Bernard, Philippines

Năm 2006, tôi vẫn còn là học sinh trung học. Mỗi khi học về Kinh Thánh, các giáo viên thường bảo tôi nói lời mở đầu buổi học và giới thiệu mục sư giảng dạy ngày hôm đó. Họ bảo tôi có chất giọng cao, khỏe, và nhiều bạn học nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ, nên tôi nghĩ mình là một người xuất chúng. Vào đại học, tôi nắm vững được một vài kỹ năng giao thiệp khiến tôi rất giỏi giao tiếp với người khác. Tôi thường cảm thấy mình hơn người, tự hào về những kỹ năng của mình. Sau khi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi bắt đầu rao truyền phúc âm cho các bạn mình. Người đầu tiên được tôi rao truyền phúc âm là một anh ở Honduras. Anh ấy đã tiếp nhận. Tôi thấy rất mãn nguyện. Sau đó, tôi rao truyền phúc âm cho một đồng nghiệp đến từ Ấn Độ. Anh ấy cũng nhanh chóng tiếp nhận. Tôi càng mãn nguyện hơn, thấy mình thật sự có tố chất và tài năng để rao truyền phúc âm. Sau đó, tôi bỏ việc để dành trọn thời gian đi rao truyền phúc âm. Vì tôi giỏi giao thiệp với những đối tượng phúc âm tiềm năng, lại có thể hỗ trợ người khác, nên tôi sớm được chọn làm trưởng nhóm. Cấp trên cũng sắp xếp cho tôi đi giúp đỡ chị Aileen và Agatha, những người vừa mới thực hành rao truyền phúc âm. Tôi cảm thấy mình giỏi hơn các anh chị em khác. Có lần nọ, tôi và chị Aileen đi hội họp với một đối tượng phúc âm tiềm năng, và tôi thấy chị Aileen thông công không rõ ràng và thường hay lạc đề. Sau buổi đó, tôi giận dữ chỉ ra vấn đề của chị. Thế là chị Aileen trở nên tiêu cực, nói với tôi rằng: “Anh à, anh quá kiêu ngạo, và nhiều anh chị em chẳng muốn làm việc với anh”. Tôi cảm thấy chị ấy chỉ phê phán tôi vì tôi vừa chê trách chị ấy thôi, nên tôi chẳng nghĩ mình có vấn đề gì. Sau đó, tôi giám sát chị ấy và chị Agatha thực hiện bổn phận, phát hiện cả hai người họ đều có vấn đề. Tôi đã không thông công lẽ thật để giúp họ và chỉ nghi là họ không có tiến bộ trong công tác rồi báo với cấp trên là họ không phù hợp với công tác phúc âm. Cấp trên mới chỉ ra tâm tính kiêu ngạo của tôi, nói rằng tôi chẳng thể đối xử đúng đắn với thiếu sót của người khác. Chị ấy còn gửi cho tôi vài đoạn lời Đức Chúa Trời vạch trần những tâm tính kiêu ngạo của con người. Tôi lờ chúng đi và cảm thấy những lời của Đức Chúa Trời này không áp dụng cho tôi. Sau đó, tôi mời mọi người đến nghe một bài giảng và làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt mà không bàn trước với những người khác. Một vài người ở đó thích tám chuyện với tôi và lắng nghe tôi thông công, khiến tôi thấy mình càng có tài hơn nữa, cảm thấy mình không cần lắng nghe cấp trên hay cộng tác với người khác làm gì, thấy mình có thể một mình rao truyền phúc âm và làm tròn bổn phận. Chỉ sau đó, tôi mới phát hiện ra có một số người không đủ tiêu chuẩn để được rao truyền phúc âm, và kết quả là vài việc tôi đã làm chỉ uổng công vô ích. Cấp trên bảo tôi quá kiêu ngạo, hành xử bất cẩn và không cộng tác với người khác, dẫn đến kết quả công tác kém cỏi. Vì hành của mình, tôi bị cách chức trưởng nhóm, và người thay thế lại là chị Aileen. Tôi thật không chấp nhận nổi chuyện này, nghĩ rằng với những điểm mạnh của mình, tôi không nên bị cách chức. Lúc đó, tôi thật sự không thể chấp nhận nổi sự sắp xếp này, và đã đề nghị cho tôi nghỉ làm bổn phận. Nhưng lúc đó, tôi quá ngoan cố, không biết phản tỉnh.

Sau đó, tôi được thuyên chuyển sang chăm tưới người mới. Chẳng bao lâu, tôi lại được chọn làm trưởng nhóm, làm việc cùng chị cộng sự Therese. Tôi thấy trong những buổi họp, chị Therese thỉnh thoảng thông công không đầy đủ và nhiều lúc không giải quyết triệt để vấn đề của người mới, nên tôi xem thường chị ấy. Tôi nghĩ: “Chị ấy thật sự phù hợp với bổn phận này sao? Là trưởng nhóm, chị ấy phải có thể giải quyết các vấn đề của người mới, mà nhìn chị ấy đi, chị ấy nên làm thành viên bình thường một thời gian mới phải”. Chuyện khiến tôi khó chịu hơn nữa là khi gặp vấn đề, chị luôn đi nhờ người khác giúp mà hiếm khi nhờ tôi. Tôi tự nhủ: “Tôi biết cách để giải quyết vấn đề, chị hỏi người khác thay vì hỏi tôi là do chị không tôn trọng tôi chứ gì?”. Sau đó, ở một buổi hội họp, cấp trên chỉ ra một vài vấn đề trong công tác của chúng tôi. Tôi nhớ lại hành vi của chị Therese và không kìm nổi sự bất mãn, nói thẳng ngay trước mặt tất cả mọi người: “Chị Therese đủ khả năng gánh vác công việc của trưởng nhóm sao?”. Chị Therese đáp lại, giọng có vẻ bị tổn thương: “Tôi chỉ chiếm vị trí một cách vô ích. Tôi chẳng giúp được các anh chị em giải quyết vấn đề của họ”. Nghe chị ấy nói thế, tôi thật sự thấy có lỗi. Sau đó, khi nói chuyện với nhau, tôi cảm thấy chị ấy bị tôi kìm hãm. Nhưng kể cả như thế, tôi cũng chẳng phản tỉnh. Một dịp khác, tôi phát hiện một trong số những anh em mới chẳng có kết quả gì trong bổn phận, và tôi thấy anh ấy không phù hợp làm việc này. Nhưng tôi không bàn với cấp trên, cũng không thảo luận với người khác, mà cứ thể cách chức anh ấy. Lúc đó, tôi thật sự kiêu ngạo. Chỉ sau đó, tôi mới phát hiện ra anh ấy đã gặp nhiều khó khăn trong bổn phận. Tôi đã tùy tiện cách chức anh ấy khi chưa tìm hiểu thêm về tình trạng của anh. Sau khi bị cách chức, anh ấy trở nên rất tiêu cực. Khi cấp trên biết chuyện đã hỏi tôi: “Tại sao anh cách chức anh ấy mà không thảo luận với bất kỳ ai? Anh quá kiêu ngạo và quá tin tưởng bản thân rồi. Anh luôn xem thường người khác và kìm hãm họ. Vì hành vi xấu nhất quán của anh, anh không còn phù hợp làm trưởng nhóm nữa”. Khi bị cách chức lần thứ hai, tôi hoàn toàn lạc lối. Tôi tự nhủ: “Tại sao mình không hỏi ý kiến bất kỳ ai? Tại sao mình cứ muốn gì làm nấy? Nếu mình chịu tìm hiểu thêm và thảo luận chuyện này với người khác, thì đã không gặp vấn đề này rồi”. Mấy ngày tiếp theo, tôi bị đau họng, nôn mửa và thấy cả người yếu lả. Tôi biết mình đã xúc phạm Đức Chúa Trời và lòng tôi rất buồn sầu.

Sau đó, tôi nói chuyện với một chị về tình trạng của mình và chị ấy gửi cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Đừng tự nên công chính; tận dụng những điểm mạnh của người khác để bù vào những khiếm khuyết bản thân, quan sát cách người khác sống theo lời Đức Chúa Trời và nhìn xem liệu cuộc sống, hành động và lời nói của họ có đáng noi theo không. Nếu xem người khác thấp kém hơn mình thì ngươi đang tự nên công chính, tự phụ, và không ích lợi gì cho bất kỳ ai(Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 22, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Đừng nghĩ rằng ngươi là một thần đồng bẩm sinh, chỉ hơi thấp hơn các tầng trời nhưng cao hơn đất rất nhiều. Ngươi không thông minh hơn bất kỳ ai khác chút nào – và, thậm chí có thể nói rằng thật sự đáng nể phục khi ngươi ngớ ngẩn hơn bất kỳ người nào có lý trí trên đất, bởi ngươi nghĩ quá cao về bản thân mình, và chưa bao giờ có cảm giác thua kém, như thể ngươi có thể nhìn thấu những hành động của Ta đến tận chi tiết nhỏ nhất. Trên thực tế, ngươi là kẻ về cơ bản thiếu lý trí, bởi ngươi không biết Ta định làm gì, và ngươi càng không biết Ta đang làm gì lúc này. Và vì vậy, Ta phán rằng ngươi thậm chí không bằng một lão nông làm đồng, một nhà nông không có chút nhận thức nào dù là mờ nhạt nhất về cuộc sống con người và trông cậy hoàn toàn vào những phúc lành của Trời khi canh tác đất. Ngươi không dành một giây suy nghĩ về sự sống của mình, ngươi không biết gì về danh tiếng, càng không tự biết mình. Ngươi thật là ‘cao hơn hết thảy’!(Những ai không học hỏi và vẫn không biết gì: Chẳng phải họ là thú vật sao? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc lời Đức Chúa Trời xong, tôi thấy đau buồn lắm. Tôi cảm thấy mình đã bị lời Đức Chúa Trời vạch trần. Tôi đã luôn nghĩ mình có ân tứ, thông minh và tài năng hơn người khác. Tôi luôn nghĩ mình trổi vượt, đề cao bản thân và xem người khác là không quan trọng. Tôi thấy mối thông công của chị Aileen và Agatha có thiếu sót, nên tôi xem thường họ, lảng tránh họ, xác định họ không phù hợp với công tác phúc âm và không muốn cộng tác với họ. Nhất là khi tôi có thể rao truyền phúc âm một mình, tôi càng thấy mình tài năng hơn ưnã, thấy tôi có thể độc lập hoàn thành công tác và không cần cộng tác với ai. Khi cộng tác với chị Therese, toi cảm thấy mình tài năng hơn chị ấy nên xem thường chị ấy, nghĩ chị ấy không thể gánh vác công việc của trưởng nhóm. Tôi còn nhất quyết làm theo ý mình khi cách chức người anh em đó. Tôi đã tùy tiện cách chức anh ấy mà không bàn thảo với ai, khiến anh ấy rơi vào tiêu cực. Tôi đã quá tự phụ, luôn làm mọi chuyện theo ý mình và không hề cố gắng lắng nghe ý kiến của người khác, vì tôi cảm thấy các anh chị em thật tầm thường khi so với tôi, và tôi muốn bảo họ rằng “Tôi giỏi hơn, tài năng hơn các anh chị”. Nhưng kết quả là, tôi làm bổn phận mà không tìm kiếm nguyên tắc, tự lập luật cho mình, và làm nhiều việc gây tổn thương đến các anh chị em. Lời Đức Chúa Trời khiến tôi thấy rất hổ thẹn, nhất là khi tôi đọc đoạn: “Ngươi không dành một giây suy nghĩ về sự sống của mình, ngươi không biết gì về danh tiếng, càng không tự biết mình. Ngươi thật là ‘cao hơn hết thảy’!”. Lời của Đức Chúa Trời xuyên thấu tâm can tôi. Tôi đã luôn đề cao bản thân, không hề nghĩ xem việc mình làm có đúng hay không. Tôi thật quá tự phụ. Nông dân làm lụng trên đồng còn biết cậy dựa Đức Chúa Trời, còn tôi khi gặp chuyện lại chẳng bao giờ tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không có chỗ trong lòng tôi. Tôi thật sự chẳng có nhận thức hay biết mình gì cả.

Sau đó, một chị gửi cho tôi thêm một đoạn lời Đức Chúa Trời đã khiến tôi biết mình thêm một chút. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Có nhiều loại tâm tính bại hoại có trong tâm tính Sa-tan, nhưng rõ ràng nhất và nổi bật nhất là tâm tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo thì họ càng vô lý, và họ càng vô lý thì càng có khả năng chống đối Đức Chúa Trời. Vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào? Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà, tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ kẻ cả với Đức Chúa Trời, và trong lòng không kính sợ Đức Chúa Trời. Mặc dù người ta có thể có vẻ tin Đức Chúa Trời và theo Ngài, nhưng họ không hề coi Ngài là Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm thấy rằng họ sở hữu lẽ thật và tự cao tự đại. Đây là thực chất và gốc rễ của tâm tính kiêu ngạo, và nó đến từ Sa-tan. Do đó, vấn đề kiêu ngạo phải được giải quyết. Cảm thấy mình tốt hơn những người khác – là chuyện nhỏ. Vấn đề quan trọng là tâm tính kiêu ngạo của một người ngăn họ vâng phục Đức Chúa Trời, sự trị vì của Ngài và sự sắp đặt của Ngài; người như vậy luôn muốn cạnh tranh với Đức Chúa Trời để giành quyền cai trị những người khác. Loại người này không tôn kính Đức Chúa Trời dù chỉ một chút, nói chi đến việc yêu Đức Chúa Trời hay vâng phục Ngài(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Khi tạo dựng con người, Đức Chúa Trời ban những thế mạnh khác nhau cho những loại người khác nhau. Một số người có thế mạnh văn học, một số người có thế mạnh y học, một số người có thế mạnh nghiên cứu sâu về một kỹ năng, một số người có thế mạnh nghiên cứu khoa học, v.v. Những thế mạnh này của con người là do Đức Chúa Trời ban cho họ. Chúng chẳng là gì để khoe khoang cả. Dù một người có những thế mạnh nào đi nữa, chúng cũng không có nghĩa là họ hiểu được lẽ thật, và càng không có nghĩa là họ sở hữu thực tế của lẽ thật. Nếu một người có thế mạnh nào đó tin Đức Chúa Trời, họ nên đưa nó vào sử dụng để thực hiện bổn phận của mình. Đây là làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nếu ai đó khoe khoang về một thế mạnh của họ hoặc hy vọng sử dụng nó để mặc cả với Đức Chúa Trời thì họ rất phi lý và Đức Chúa Trời không hài lòng với một người như vậy. Một số người có khả năng một chuyên môn nào đó đến nhà Đức Chúa Trời và cảm thấy họ vượt trội hơn những người còn lại. Họ muốn được hưởng sự đối xử đặc biệt và cảm thấy rằng với kỹ năng của mình, họ đã đủ sống suốt đời. Họ coi chuyên môn của họ như thể một kiểu vốn liếng nào đó. Điều này khiến họ thật kiêu ngạo làm sao. Vậy thì, những ân tứ và thế mạnh đó được nhìn nhận như thế nào? Nếu chúng có công dụng trong nhà Đức Chúa Trời, thì chúng là công cụ để làm tròn bổn phận, chỉ vậy thôi. Chúng không liên quan gì đến lẽ thật. Những ân tứ và tài năng, dù tuyệt vời đến đâu, chẳng qua cũng chỉ là những thế mạnh của con người, và không liên quan đến lẽ thật một chút nào. Những ân tứ và thế mạnh của ngươi không có nghĩa là ngươi hiểu được lẽ thật, càng không có nghĩa là ngươi có thực tế của lẽ thật. Nếu ngươi đưa những ân tứ và thế mạnh của mình vào sử dụng cho bổn phận và làm tròn bổn phận đó, thì ngươi đang sử dụng chúng đúng chỗ. Đức Chúa Trời tán thưởng điều này. Nếu ngươi sử dụng những ân tứ và thế mạnh của mình để phô trương bản thân, để làm chứng cho chính mình, cho việc thiết lập một vương quốc độc lập, thì tội lỗi của ngươi quả là rất lớn – ngươi sẽ trở thành kẻ vi phạm nghiêm trọng trong việc chống đối Đức Chúa Trời. Ân tứ là do Đức Chúa Trời ban cho. Nếu ngươi không thể đưa những ân tứ của mình vào sử dụng cho một bổn phận hoặc để làm chứng cho Đức Chúa Trời, thì ngươi hoàn toàn không có lương tâm, ý thức và nợ Đức Chúa Trời rất nhiều. Ngươi đang phạm phải một sự bất tuân tày trời! Tuy nhiên, dù ngươi có phát huy những ân tứ và thế mạnh của mình đến đâu, điều đó cũng không có nghĩa là ngươi có thực tế của lẽ thật. Chỉ khi thực hành lẽ thật và hành động phù hợp với các nguyên tắc, người ta mới có thể sở hữu thực tế của lẽ thật. Ân tứ và tài năng vẫn mãi mãi là ân tứ và tài năng; chúng không liên quan đến lẽ thật. Cho dù ngươi có bao nhiêu ân tứ và tài năng, cũng như danh tiếng và địa vị của ngươi cao trọng thế nào, chúng cũng không bao giờ biểu thị rằng ngươi sở hữu thực tế của lẽ thật. Ân tứ và tài năng sẽ không bao giờ trở thành lẽ thật; chúng không liên quan đến lẽ thật(Mục 8. Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 3), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời của Đức Chúa Trời rất rõ ràng. Mỗi người chúng ta đề có điểm mạnh, kỹ năng và tài năng. Nhưng dù có kỹ năng gì đi nữa đâu có nghĩa là họ hiểu lẽ thật, càng không có nghĩa là họ tốt đẹp hơn mọi người. Điểm mạnh và tài năng mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta chỉ là công cụ để thực hiện bổn phận. Chúng không liên quan đến lẽ thật. Tôi không nên tự hào về những điều này. Tôi phải đối xử với chúng một cách đúng đắn. Nhưng khi đã nắm được kỹ năng nói chuyện và có thể giao tiếp dễ dàng với mọi người, tôi lại cảm thấy mình hơn người, thấy những thứ này là vốn liếng của mình. Tôi nghĩ mình giỏi hơn người khác, nên tôi ngày càng hung hăng và kiêu ngạo. Khi có chút kết quả trong bổn phận, tôi càng thấy tự hào về bản thân hơn nữa, chẳng thấy xem trọng bất kỳ ai, và chỉ tin tưởng bản thân, thậm chí đến mức chẳng tìm kiếm lẽ thật trong bổn phận, cũng không cộng tác với ai. Khi cấp trên chỉ ra tâm tính kiêu ngạo của tôi thì tôi phớt lờ và thậm chí vẫn nghĩ mình đúng đắn tốt đẹp. Kể cả khi bị cách chức rồi, tôi vẫn không chịu phản tỉnh mà cứ vô liêm sỉ nghĩ rằng mình có ân tứ, có tài năng và có thể làm đúng bổn phận. Tôi đã chống đối và oán thán về việc bị cách chức, thậm chí muốn dừng bổn phận đang làm. Tâm tính kiêu ngạo này khiến tôi không thể biết mình, không thể lắng nghe lời khuyên của người khác, và thiếu nhận thức về bản thân. Trong mắt tôi, không có ai bằng mình và trong lòng tôi chẳng có chỗ cho Đức Chúa Trời! Sự kiêu ngạo chính là nguyên do căn bản khiến tôi phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. trong mọi hoàn cảnh Ngài sắp xếp cho tôi. Tôi chẳng có chỗ cho Đức Chúa Trời trong lòng, không vâng phục hay kính sợ Ngài. Bề ngoài, tôi đang làm bổn phận, nhưng mỗi khi gặp chuyện, tôi chẳng cầu nguyện hay tìm kiếm Đức Chúa Trời, trong bổn phận, tôi chẳng tìm kiếm lẽ thật hay nguyên tắc. Tôi chỉ dựa vào tâm tính kiêu ngạo của mình để làm mọi việc, hành động khinh suất và bừa bãi, kết quả là gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Đây đích thị là hành ác! Nếu tâm tính kiêu ngạo của tôi không thay đổi, sớm muộn gì tôi cũng sẽ trở thành kẻ địch lại Đấng Christ và chống đối Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi sẽ bị Ngài loại bỏ và trừng phạt. Qua sự khai sáng và soi sáng của lời Đức Chúa Trời, tôi đã thấy rõ sự thật này. Dù tôi có một vài điểm mạnh, nhưng tôi luôn hành động theo tâm tính kiêu ngạo, chẳng tìm kiếm lẽ thật hay nguyên tắc, và công tác của tôi chẳng có hiệu quả. Rõ ràng, tôi chẳng hơn bất kỳ ai. Tôi nghĩ về chị Therese, chị ấy có thể khiêm tốn tiếp nhận đề xuất của người khác để bù đắp cho thiếu sót của mình. Bổn phận của chị ấy ngày càng đem lại nhiều kết quả. Tôi cảm thấy thật hổ thẹn. Tôi chẳng có những điểm mạnh của chị ấy. Thật ra, tôi chẳng là gì cả, thế mà tôi vẫn quá đỗi kiêu ngạo. Nếu tôi cứ tiếp tục vin vào sức mạnh và tài năng của mình, không lắng nghe lời Đức Chúa Trời và không tìm kiếm lẽ thật hay nguyên tắc trong bổn phận, thì dù tôi có nhiều điểm mạnh vẫn sẽ không được Đức Chúa Trời ban phước. Không những tôi không thể làm tốt bổn phận mà cuối cùng tôi còn bị mất cơ hội được cứu rỗi.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác: “Các ngươi nghĩ rằng có ai là hoàn hảo không? Cho dù mọi người có mạnh đến đâu, hoặc có khả năng và tài năng đến đâu, thì họ vẫn không hoàn hảo. Mọi người phải nhận ra điều này, đó là sự thật. Đó cũng là thái độ mà mọi người phải có đối với công trạng và ưu điểm hoặc khuyết điểm của họ; đây là sự hợp lý mà mọi người nên có. Với sự hợp lý như thế, ngươi có thể ứng phó phù hợp với các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như của người khác, và điều này sẽ khiến ngươi có thể làm việc với họ một cách hòa hợp. Nếu ngươi đã hiểu được khía cạnh này của lẽ thật và có thể bước vào phương diện này của hiện thực của lẽ thật, thì ngươi có thể sống hòa hợp với anh chị em mình, học hỏi những điểm mạnh của nhau để bù đắp bất kỳ điểm yếu nào các ngươi có. Theo cách này, dù cho ngươi đang thực hiện bổn phận gì hay ngươi đang làm gì, thì ngươi cũng sẽ luôn luôn làm tốt hơn và được phước của Đức Chúa Trời(Hành vi tốt không có nghĩa là tâm tính của người ta đã thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm được con đường thực hành. Tôi nên biết mình theo lời Đức Chúa Trời và đối xử đúng đắn với điểm yếu và điểm yếu của mình. Hơn nữa, nhân vô thập toàn, khi gặp chuyện tôi không hiểu, tôi phải học cách tìm sự giúp đỡ từ người khác và rút ra bài học từ phương pháp và con đường của họ. Trước đây, tôi luôn cảm thấy mình trỗi vượt hơn người và xem thường tất cả mọi người. Nhưng thật ra, ai cũng có điểm mạnh của mình, và tôi không được đề cao mình như vậy. Tôi phải biết hạ mình, nói năng và hành động một cách đồng đẳng với các anh chị em, tìm hiểu các điểm mạnh và công trạng của người khác, cộng tác hòa hợp. Nếu có ai đưa ra đề xuất, tôi phải tìm kiếm lẽ thật và nguyên tắc, chứ đừng có luôn xem mình là đúng, bởi vì tôi có nhiều thiếu sót, bất đạt, có quan điểm và tư tưởng sai lầm, cách nhìn nhận không chuẩn xác, và thêm lý do nữa là Đức Thánh Linh đâu phải luôn hoạt động trong chỉ một người, Ngài có thể hoạt động trong các anh chị em khác nữa.

Sau đó, khi các anh chị em đưa ra những đề xuất khác ý tôi trong bổn phận, tôi đã cố tiếp thu. Tôi nhớ có lần khi rao truyền phúc âm, tôi chỉ mời mọi người đến nghe giảng mà sau đó chẳng gặp riêng để hỏi han về những khó khăn của họ. Cấp trên phát hiện ra vấn đề của tôi và chỉ cho tôi thấy là tôi không đủ mẫn cán trong bổn phận. Ban đầu, tôi chẳng tiếp nhận nổi sự phê bình của chị ấy, và cảm thấy mình đã cố hết sức rồi, thấy tôi có hiểu vấn đề và khó khăn của họ khi hội họp, đâu cần hỏi han riêng làm gì. Còn nữa, trước đây tôi đã làm như thế này và kết quả khá tốt, nên tôi chẳng cần làm theo lời cấp trên nói. Nhưng khi nghĩ như thế, tôi nhận ra đây chính là tâm tính kiêu ngạo của tôi lại bộc lộ, nên tôi lắng lòng, cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và bình tâm lại một chút. Cấp trên đang chỉ ra vấn đề của tôi trong công tác và tôi nên tiếp nhận lời khuyên và sự giúp đỡ của chị ấy, như thế tôi có thể có khá lên và có kết quả tốt hơn trong bổn phận. Sau khi phản tỉnh, tôi bắt đầu tương giao với các đối tượng phúc âm tiềm năng, thể hiện sự quan tâm đối với họ, hỏi xem họ có khó khăn gì không, rồi tôi làm mọi cách có thể để tìm lời Đức Chúa Trời thông công với họ. Khi thực hành như thế, kết quả công tác phúc âm của tôi đã cải thiện nhiều, và tôi cũng cảm nghiệm được niềm vui khi gạt bỏ bản thân và thực hành lẽ thật. Sau chuyện này, kể cả khi các anh chị em đưa ra gợi ý nhỏ, tô cũng luôn cố tiếp thu. Mỗi khi thực hành như thế, tôi đều thấy bình an trong lòng và giúp tôi làm bổn phận tốt hơn. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tuổi Trẻ Không Phù Phiếm

Lời của Đức Chúa Trời nói: “Khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, nếu một người muốn biến cải thành người có hình tượng giống con...

Tháng ngày theo đuổi danh lợi

Bởi Lý Mẫn, Tây Ban Nha “Trong đời mình, nếu con người muốn được làm cho thanh sạch và có được những đổi thay trong tâm tính của mình, nếu...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger