Quan điểm “Không có công lao, cũng có khổ lao” có phù hợp với lẽ thật không?

17/08/2024

Đầu tháng 8 năm 2022, sau một buổi nhóm họp, chị Vương Tĩnh nói: “Trương Mẫn đang cách ly tại nhà để phản tỉnh”. Tôi nghe xong, liền hỏi có chuyện gì, Vương Tĩnh nói: “Mỗi khi anh chị em chỉ ra các vấn đề trong bổn phận của Trương Mẫn, chị ấy đều không tiếp nhận, luôn biện minh, lý luận, lại còn khóc lóc và làm ầm ĩ, thậm chí trút giận vào bổn phận của mình, kết quả là công tác không thể được tiến hành bình thường, gây gián đoạn và nhiễu loạn cho đời sống hội thánh. Nếu không chịu phản tỉnh mà vẫn biện hộ cho bản thân, có thể chị ấy sẽ bị thanh trừ”. Nghe Vương Tĩnh kể lại như vậy, tôi thấy rất ngạc nhiên. Suốt bao năm tin Đức Chúa Trời, Trương Mẫn luôn vứt bỏ và dâng mình, lại rất yêu thương và hòa nhã khi chăm tưới cho người mới. Bất kể sớm tối, mỗi khi người mới gặp vấn đề, chị đều sẽ hết sức thông công để giải quyết giúp họ. Ngay cả khi gia đình có chuyện, chị cũng không bỏ bê bổn phận của mình. Mặc dù hiện tại Trương Mẫn không tiếp nhận lẽ thật, nhưng có lẽ do chị ấy chưa nhận thức được thôi. Chỉ cần chị ấy từ từ suy ngẫm, phản tỉnh và nhận ra là ổn thôi mà, đâu đến nỗi phải thanh trừ chứ? Sự vứt bỏ và dâng mình của tôi không sánh bằng Trương Mẫn, nếu người như chị ấy mà còn bị thanh trừ, vậy chẳng phải cuối cùng tôi cũng sẽ bị đào thải hay sao? Suốt thời gian đó, tôi cảm thấy rất tiêu cực khi nghĩ về chuyện này, không còn sức lực để thực hiện bổn phận.

Sau đó tại một buổi nhóm họp, khi lãnh đạo hội thánh là Vương Ngọc đến kiểm tra tài liệu thanh trừ Trương Mẫn, tôi mới nói với chị ấy suy nghĩ và khúc mắc của mình: “Bao năm nay, Trương Mẫn đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp để thực hiện bổn phận, không có công lao cũng có khổ lao, sao có thể nói thanh trừ là thanh trừ? Chị ấy thực hiện bổn phận như thế mà vẫn không được cứu rỗi, vậy tôi không chịu khổ và trả giá bằng chị ấy thì chẳng phải cũng nên bị đào thải hay sao?”. Vương Ngọc thấy tôi nảy sinh quan niệm nên đã kiên nhẫn thông công: “Chị chỉ đang nhìn thấy cách làm việc bề ngoài của Trương Mẫn, chứ không nhìn vào thái độ nhất quán của chị ấy đối với lẽ thật. Qua đánh giá của các anh chị em, khi gặp chuyện, Trương Mẫn không bao giờ tiếp nhận từ Đức Chúa Trời, mà luôn cố lý giải mọi người và mọi việc. Các anh chị em đã nhiều lần thông công giúp đỡ, nhưng chị ấy không hề tiếp nhận mà còn lý luận và biện minh, thậm chí trút giận vào bổn phận”. Lãnh đạo cũng đưa ra một ví dụ: “Có lần, người phụ trách chỉ ra vấn đề của Trương Mẫn trong việc chăm tưới người mới. Trương Mẫn không chịu tiếp nhận mà còn nghĩ người phụ trách đang cố tình nhắm vào mình, bèn nổi cơn tam bành: ‘Tôi không làm nổi bổn phận này nữa, chị tìm người khác mà làm!’ rồi khóc lóc bỏ ra ngoài”. Lãnh đạo nói đây đã luôn là biểu hiện nhất quán của Trương Mẫn, mỗi khi có gì đó động chạm đến thể diện và địa vị của bản thân, chị ấy đều làm ầm lên, không ai can ngăn nổi, ngay cả người phụ trách cũng bị chị ấy kìm kẹp. Hành vi của chị ấy đã gây nhiễu loạn nghiêm trọng đời sống hội thánh và ảnh hưởng đến công tác chăm tưới. Mặc dù Trương Mẫn đã thực hiện bổn phận trong suốt nhiều năm tin Đức Chúa Trời, nhưng chị ấy lại không hề theo đuổi lẽ thật, khi gặp chuyện thì không hề tiếp nhận từ Đức Chúa Trời, cũng chẳng phản tỉnh bản thân và rút ra bài học. Chị ấy là một kẻ chẳng tin. Sau đó, Vương Ngọc đọc một đoạn lời của Đức Chúa Trời: “Tiêu chuẩn mà con người dùng để phán xét người khác dựa trên hành vi của họ; những ai có hành vi tốt là người công chính, trong khi những ai có hành vi xấu xa là người ác. Tiêu chuẩn Đức Chúa Trời dùng để phán xét con người dựa trên việc thực chất của họ có tuân phục Ngài hay không; một người tuân phục Đức Chúa Trời là người công chính, trong khi một người không tuân phục Đức Chúa Trời là một kẻ thù và là một kẻ ác, bất kể hành vi của người này tốt hay xấu và bất kể lời nói của họ có đúng hay không(Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Rồi chị ấy thông công: “Con người đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, bề ngoài có hành vi tốt thì là người tốt, có hành vi xấu thì là kẻ ác. Còn Đức Chúa Trời nhìn người dựa trên thực chất bản tính và thái độ của họ đối với lẽ thật, xem họ có thể thuận phục Đức Chúa Trời và lẽ thật hay không, chứ Ngài không nhìn vào sự vứt bỏ, chịu khổ và làm việc bề ngoài của họ”. Nhờ lời thông công của lãnh đạo, tôi mới phản tỉnh vì sao mình cảm thấy đáng tiếc khi Trương Mẫn bị thanh trừ. Đó là vì tôi chỉ nhìn biểu hiện bề ngoài. Cảm thấy Trương Mẫn có thể từ bỏ gia đình, sự nghiệp, chịu khổ và trả giá, có thể dành thời gian thông công cho những người mới gặp khó khăn, nên tôi tin rằng chị ấy là người mưu cầu lẽ thật. Thế nhưng, tôi đã không nhìn xem chị ấy có thể tiếp nhận và thuận phục lẽ thật hay không, hay đã đạt được kết quả thế nào trong bổn phận. Tôi còn nghĩ nhà Đức Chúa Trời yêu cầu quá hà khắc và không nên thanh trừ chị ấy. Hóa ra tôi đã không thể nhìn thấu con người hay sự việc. Tôi quá ư ngu muội.

Sau đó, khi tham dự một buổi nhóm họp nhỏ, tôi phát hiện rằng, đối với chuyện thanh trừ Trương Mẫn, một số anh chị em cũng có quan điểm “không có công lao cũng có khổ lao” như vậy. Tôi tìm được một vài đoạn lời Đức Chúa Trời nói về vấn đề này. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Phao-lô đã không mưu cầu lẽ thật. Ông chỉ tin vào Đức Chúa Trời để mưu cầu tương lai và đích đến cho xác thịt của mình. Ông chỉ tìm cách đạt được phần thưởng và mão triều thiên. Đức Chúa Trời đã phán rất nhiều lời, sửa dạy, khai sáng và soi sáng cho ông rất nhiều, vậy mà ông vẫn không thuận phục Đức Chúa Trời, cũng không tiếp nhận lẽ thật. Ông luôn phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, và cuối cùng trở thành một kẻ địch lại Đấng Christ, bị định tội và trừng phạt. Phao-lô là một ví dụ về những điều không nên làm. … Theo quan niệm và tưởng tượng của con người, con người nghĩ: ‘Đáng lẽ Đức Chúa Trời không nên đối xử với Phao-lô như vậy. Phao-lô đã làm rất nhiều việc và chịu khổ rất nhiều rồi. Thêm nữa, ông còn trung thành và tận tâm với Đức Chúa Trời. Tại sao Đức Chúa Trời lại đối xử với ông như vậy?’. Con người nói thế có đúng không? Có phù hợp với lẽ thật không? Phao-lô rất trung thành hay tận tâm với Đức Chúa Trời theo cách nào? Chẳng phải họ đang bóp méo sự thật sao? Phao-lô trung thành và tận tâm để nhận được phúc lành cho bản thân. Đó có phải là trung thành và tận tâm với Đức Chúa Trời không? Khi con người không hiểu lẽ thật, không thể nhìn rõ thực chất của vấn đề và nói năng mù quáng theo tình cảm của mình thì chẳng phải họ đang phản nghịch Đức Chúa Trời và chống đối Ngài sao? Thảo nào mọi người sùng bái Phao-lô! Những người thuộc về Sa-tan luôn tôn thờ Sa-tan, thậm chí còn lên tiếng thay cho Sa-tan dựa trên tình cảm của mình. Điều này có nghĩa là mặc dù con người có vẻ như đã tách được khỏi Sa-tan, nhưng vẫn còn kết nối với nhau. Trên thực tế, khi con người lên tiếng cho Sa-tan, họ cũng đang lên tiếng cho chính mình. Người ta đồng cảm với Phao-lô vì họ giống ông và đang cùng đường với ông. Theo lẽ thường của con người, lẽ ra Đức Chúa Trời không nên đối xử với Phao-lô như vậy, nhưng những gì Ngài làm lại hoàn toàn trái ngược với lẽ thường của con người. Đây là tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và đó là lẽ thật. Nếu nói theo lẽ thường của con người, người ta có thể nói: ‘Ngay cả khi Phao-lô không đạt được nhiều thành tựu, nhưng ông đã nỗ lực và làm rất nhiều. Đáng lẽ chỉ cần số năm tháng ông đã phải chịu khổ là đã đủ để ông được tha rồi. Ngay cả nếu ông chỉ là một kẻ đem sức lực phục vụ thì cũng không sao. Lẽ ra ông không nên bị trừng phạt hay đày xuống địa ngục’. Đây là lẽ thường và tình cảm của con người – đây không phải là lẽ thật. Khía cạnh đáng yêu mến nhất của Đức Chúa Trời là gì? Là Ngài không có lẽ thường tình của con người. Mọi việc Ngài làm đều phù hợp với lẽ thật và thực chất của Ngài. Ngài tỏ lộ một tâm tính công chính. Đức Chúa Trời không quan tâm đến những mong muốn chủ quan của ngươi, cũng như những sự thật khách quan về những điều ngươi đã làm. Đức Chúa Trời xác định tính chất và quy định ngươi là người như thế nào dựa trên những gì ngươi làm, những gì ngươi tỏ lộ và con đường ngươi đi, rồi Ngài có thái độ thích hợp nhất đối với ngươi. Đây là cách kết cục của Phao-lô xảy đến. Nhìn vào trường hợp của Phao-lô, dường như Đức Chúa Trời không có tình yêu thương. Phi-e-rơ và Phao-lô đều là loài thọ tạo, nhưng trong khi Đức Chúa Trời khen ngợi và ban phúc cho Phi-e-rơ, thì Ngài lại vạch trần, mổ xẻ, phán xét và định tội Phao-lô. Ngươi không thể thấy được tình yêu của Đức Chúa Trời trong cách Ngài quyết định kết cục của Phao-lô. Vậy, dựa trên những gì đã xảy ra với Phao-lô, liệu ngươi có thể nói rằng Đức Chúa Trời không có tình yêu thương không? Không thể được, vì Đức Chúa Trời đã nhiều lần sửa dạy, soi sáng ông, cho ông nhiều cơ hội để ăn năn, nhưng Phao-lô ngoan cố từ chối và bước đi con đường chống đối Đức Chúa Trời. Thế nên cuối cùng, Đức Chúa Trời đã định tội và trừng phạt ông(Chỉ bằng cách hiểu lẽ thật thì mới có thể biết đến những việc làm của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Một số người cuối cùng sẽ nói rằng: ‘Con đã làm rất nhiều việc cho Ngài, và mặc dù có thể chưa có những thành tích lẫy lừng nào, nhưng con đã rất siêng năng trong những nỗ lực của mình. Chẳng lẽ Ngài không thể cho con vào thiên đàng để ăn trái sự sống được sao?’ Ngươi phải biết Ta mong muốn loại người nào; những kẻ bất khiết không được phép bước vào vương quốc, những kẻ bất khiết không được phép làm ô uế vùng đất thánh. Mặc dù ngươi có thể đã làm rất nhiều việc và đã làm việc trong nhiều năm, nhưng cuối cùng nếu ngươi vẫn còn ô uế một cách tệ hại – thì luật Trời sẽ không thể dung thứ nếu ngươi muốn bước vào vương quốc của Ta! Từ khi sáng thế cho đến nay, Ta chưa bao giờ cho những kẻ nịnh hót Ta dễ dàng vào vương quốc của Ta. Đây là luật Trời, và không ai có thể phá vỡ nó! Ngươi phải tìm kiếm sự sống. Ngày nay, những người sẽ được làm cho hoàn thiện giống như Phi-e-rơ: Họ là những người tìm kiếm sự thay đổi trong tâm tính của bản thân mình, sẵn sàng làm chứng cho Đức Chúa Trời và làm tốt bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Chỉ những người như vậy mới được làm cho hoàn thiện. Nếu ngươi chỉ chăm chăm vào phần thưởng, mà không cố gắng thay đổi tâm tính sống của chính mình, thì tất cả mọi nỗ lực của ngươi sẽ vô ích – và đây là một lẽ thật bất di bất dịch!(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Ta quyết định đích đến của từng người không dựa trên cơ sở tuổi tác, thâm niên, bao nhiêu gian khổ, và đặc biệt là không phải mức độ họ mời gọi lòng trắc ẩn, mà tùy vào việc họ có sở hữu lẽ thật hay không. Không có lựa chọn nào khác ngoài điều này. Các ngươi phải nhận ra rằng tất cả những kẻ không tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đều sẽ bị trừng phạt. Đây là một sự thật bất biến(Hãy chuẩn bị đầy đủ những việc lành cho đích đến của mình, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra tâm tính của Ngài là công chính và thánh khiết. Kết cục sau cùng của một người là gì và họ có được cứu rỗi hay không không phụ thuộc vào bề ngoài họ làm được bao nhiêu việc hay vứt bỏ và dâng mình nhiều đến mức nào, mà quan trọng là liệu họ có mưu cầu lẽ thật hay không, có đạt được sự thay đổi trong tâm tính sự sống hay không. Nếu chỉ chú trọng lao khổ công tác mà không mưu cầu thay đổi tâm tính sống, thì cuối cùng họ sẽ không thể đứng vững và sớm muộn gì cũng bị đào thải. Giống như Phao-lô trong Thời đại Ân điển đã công tác nhiều năm, chịu khổ không ít, rao giảng phúc âm và thu phục được nhiều người, thành lập nên rất nhiều hội thánh. Thế nhưng mọi sự dâng mình của ông đều nhằm nhận được phần thưởng và mão triều thiên, ý định là giao dịch với Đức Chúa Trời. Hơn nữa, bản tính của Phao-lô cực kỳ kiêu ngạo và không xem ai ra gì, thậm chí còn làm chứng rằng mình sống là Đấng Christ. Phao-lô đã đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ chống đối Đức Chúa Trời, sau cùng đã xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và bị Ngài trừng phạt. Đối với việc Trương Mẫn bị thanh trừ, tôi cũng phạm sai lầm tương tự. Tôi nghĩ Trương Mẫn đã lao khổ công tác, từ bỏ gia đình và sự nghiệp để thực hiện bổn phận, cảm thấy chị ấy không có công lao cũng có khổ lao, không có khổ lao thì cũng đã làm việc mệt mỏi, ít nhất cũng nên được trao cho cơ hội hối cải. Giờ khi nhìn vào những biểu hiện nhất quán của chị ấy, tôi mới nhận ra chị ấy không hề tiếp nhận lẽ thật, mà còn chán ghét lẽ thật. Mỗi khi có chuyện xảy đến và động chạm đến thể diện, địa vị của mình là chị ấy sẽ làm ầm lên, chẳng những không tiếp thu sự góp ý, giúp đỡ của anh chị em, lại còn làm càn làm bậy, chửi bới nói bừa, trút giận vào bổn phận, chẳng có điểm nào giống với một người tin Đức Chúa Trời. Khi các anh chị em vạch trần và chỉ ra những vấn đề của chị, chị liền cho rằng họ cố tình khiến chị mất mặt, đôi khi còn giận dỗi và phớt lờ lãnh đạo, khiến lãnh đạo không thể triển khai công tác. Sự có mặt của Trương Mẫn trong hội thánh đã gây nhiễu loạn cho các anh chị em và công tác, có thể nói là lợi bất cập hại. Việc hội thánh thanh trừ chị ấy tỏ lộ đầy đủ sự công chính của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tôi đã không nhìn nhận vấn đề này dựa trên các nguyên tắc lẽ thật. Khi nghe tin Trương Mẫn bị thanh trừ, tôi đã hiểu lầm Đức Chúa Trời và bất bình thay cho chị ấy. Tôi nhận ra mình không có lẽ thật và không biết phân định con người, có thể chống đối Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào.

Sau đó, tôi đọc một đoạn khác trong lời Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những người càn quấy thường không làm ra những chuyện đại gian đại ác, nhưng ngay khi gặp chuyện liên quan đến lợi ích, danh tiếng và tôn nghiêm của họ, thì họ lập tức nổi trận lôi đình, lăn lộn khóc lóc, hành động man rợ, thậm chí đòi treo cổ tự tử. Nói Ta nghe, nếu trong gia đình có một người vô lý và man rợ như thế, thì chẳng phải cả gia đình gặp tai ương rồi sao? Trong nhà đó sẽ ngày ngày tối tăm hỗn loạn, kêu khóc om sòm, đến mức không thể sống nổi. Một vài hội thánh có những người như thế, mặc dù lúc bình thường vô sự thì không nhìn ra được, nhưng chẳng biết lúc nào họ sẽ lên cơn và hiện nguyên hình. Biểu hiện chính của những người này là lăn lộn khóc lóc, ngụy biện vô lý, chửi bóng chửi gió, và nhiều biểu hiện khác nữa. Kể cả nếu họ chỉ bộc lộ những biểu hiện này mỗi tháng một lần, hay nửa năm một lần, thì cũng đã khiến người ta thấy rất khó xử và phiền não, khiến đời sống hội thánh của hầu hết mọi người bị quấy nhiễu ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu thật sự xác định được ai đó là loại người này, thì nên nhanh chóng xử lý và thanh trừ họ khỏi hội thánh. Có người nói: ‘Loại người này cũng đâu làm việc ác gì. Không thể xem họ là kẻ ác, nên bao dung và nhẫn nại với họ’. Nói Ta nghe, không xử lý những người như thế thì có ổn không? (Thưa, không ổn.) Tại sao lại không ổn? (Thưa, bởi vì hành động của họ gây ra nhiều phiền hà và khổ não cho hầu hết mọi người, còn làm nhiễu loạn đời sống hội thánh.) Từ kết luận này, rõ ràng là những người có thể gây nhiễu loạn đời sống hội thánh, cho dù không phải là kẻ địch lại Đấng Christ, thì cũng không nên được giữ lại trong hội thánh. Bởi vì những người này không yêu thích lẽ thật, mà là chán ghét lẽ thật, dù có tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, nghe bao nhiêu bài giảng, họ cũng không tiếp nhận lẽ thật. Một khi làm việc xấu gì đó và bị tỉa sửa, thì họ sẽ lăn lộn khóc lóc, nói càn nói bậy. Kể cả khi có người thông công lẽ thật cho họ, họ cũng không tiếp nhận. Chẳng ai nói lý lẽ với họ được. Kể cả khi Ta thông công lẽ thật cho họ, thì dù bề ngoài họ chẳng nói gì, nhưng trong lòng lại không tiếp nhận, rồi khi gặp chuyện, họ vẫn cứ làm như cũ. Ngay cả lời Ta mà họ còn không nghe, các ngươi khuyên thì họ càng không tiếp nhận. Dù những người này không làm việc đại ác nào, nhưng họ cũng chẳng hề tiếp nhận lẽ thật. Xét về thực chất bản tính của họ, thì họ không những không có lương tâm và lý trí, mà còn có thể làm càn làm quấy, bất chấp lý lẽ. Người như thế có thể đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời không? Tuyệt đối không thể! Những người không tiếp nhận lẽ thật chút nào thì chung quy là kẻ chẳng tin, là tay sai của Sa-tan. Khi chuyện không được như ý, là họ lăn lộn khóc lóc, nhất mực cãi chày cãi cối, thông công lẽ thật thế nào họ cũng không chịu nghe. Những người như thế là kẻ làm càn làm quấy, là ma quỷ và tà linh thuần túy, còn tệ hơn cả súc sinh! Chung quy lại, họ là những kẻ bị bệnh thần kinh với lý trí không ổn, không bao giờ có thể thực sự hối cải. Họ càng ở lâu trong hội thánh thì càng có nhiều quan niệm về Đức Chúa Trời, càng nảy sinh nhiều đòi hỏi vô lý với nhà Đức Chúa Trời, càng gây nhiễu loạn và tổn hại lớn hơn cho đời sống hội thánh. Như thế là ảnh hưởng đến lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn và tiến độ thông thường của công tác hội thánh. Họ gây tổn hại cho công tác hội thánh không thua gì những kẻ ác, nên thanh trừ họ từ sớm mới phải. Có vài người nói: ‘Chẳng phải họ chỉ hơi man di sao? Họ đâu đến mức là kẻ ác, đối xử với họ bằng tình yêu thương chẳng phải là tốt hơn sao? Nếu giữ họ lại, có lẽ họ có thể biến đổi và được cứu rỗi’. Ta nói cho ngươi nghe, đây là chuyện không thể nào! Trong chuyện này không có cái ‘có lẽ’ đâu, loại người này tuyệt đối không thể được cứu rỗi. Bởi vì họ không hiểu lẽ thật, càng không tiếp nhận lẽ thật, họ không có lương tâm và lý trí, đầu óc và tư duy của họ không bình thường, còn thiếu cả thường thức làm người căn bản nhất. Họ chính là những kẻ có lý trí bất ổn. Đức Chúa Trời tuyệt đối không cứu rỗi những người như vậy(Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (26), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Từ lời Đức Chúa Trời tôi nhận ra mặc dù những người làm càn làm bậy không gây ra điều gì đại gian đại ác, nhưng hễ bị động chạm đến lợi ích riêng thì họ sẽ làm ầm lên và tuôn ra những lời ngụy biện, dù được thông công lẽ thật bao nhiêu họ cũng không tiếp nhận, gây nhiễu loạn nghiêm trọng cho đời sống hội thánh. Ngoài ra, những người làm càn làm bậy này không có lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, dù đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, họ vẫn không hiểu được chút lẽ thật nào, Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người này. Trương Mẫn chính là người như vậy. Chỉ cần lợi ích của bản thân bị ảnh hưởng, chị ấy sẽ kiếm chuyện làm càn, biến buổi nhóm họp tốt đẹp thành một mớ hỗn độn, khiến mọi người không thể bình tĩnh và thông công lời Đức Chúa Trời. Phát hiện loại người như vậy thì phải xử lý kịp thời để bảo vệ đời sống hội thánh. Thực ra, ai có chút lương tâm và lý trí cũng sẽ nhận ra rằng việc bị thanh trừ không phải là chuyện ngẫu nhiên. Họ sẽ tĩnh tâm để tự phản tỉnh và rút ra bài học từ đó. Dù nhất thời vẫn chưa hiểu được, nhưng ít ra họ sẽ không lan truyền quan niệm và trút xả cảm xúc của mình. Những người như vậy vẫn có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời và có cơ hội hối cải. Ngược lại, khi bị thanh trừ, Trương Mẫn không tìm kiếm lẽ thật hay tự phản tỉnh, mà có nhiều quan niệm và hiểu lầm về Đức Chúa Trời, lên án Ngài không công chính, còn hỏi tại sao Ngài cho người khác cơ hội mà không cho chị ấy cơ hội. Kể cả sau khi bị thanh trừ, chị ấy vẫn không phản tỉnh bản thân, vẫn lý luận và kêu gào với Đức Chúa Trời, trút xả sự bất mãn và căm phẫn, lan truyền quan niệm để mê hoặc mọi người. Trương Mẫn đã không hề có thái độ ăn năn, việc chị ấy bị thanh trừ hoàn toàn là sự công chính của Đức Chúa Trời!

Trải nghiệm này giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của việc phân định thực chất con người dựa trên lời Đức Chúa Trời, “không có công lao cũng có khổ lao” là một ngụy biện không phù hợp với lẽ thật. Những ai không biết phân định con người dựa trên lời Đức Chúa Trời thì sẽ bị mê hoặc, thậm chí còn xem những kẻ chẳng tin và những kẻ ác như anh chị em của mình và bao biện cho họ. Chỉ có nhìn người nhìn việc dựa trên lời Đức Chúa Trời mới là chính xác. Giờ đây tôi không còn cảm thấy tiếc vì Trương Mẫn bị thanh trừ nữa, đồng thời cũng cảnh giác hơn về bản thân, để đảm bảo rằng khi bị tỉa sửa, phán xét hay hành phạt, tôi có thể tìm kiếm lẽ thật và phản tỉnh, tin rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm đều là công chính. Tôi có được những thu hoạch này đều là nhờ những lời của Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger