Vĩnh biệt người dễ dãi!

16/10/2020

Bởi Lý Phi, Tây Ban Nha

Về những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa nhã, không bực tức ai. Mọi người đều yêu quý, và họ không xúc phạm ai. Tôi đã khao khát trở thành kiểu người này. Do từ khi còn nhỏ, tôi thường được dạy ở trường và ngoài xã hội những điều như “Phàm chuyện gì cũng nên lấy sự hài hoà, nhẫn nhịn làm mục đích cao nhất”, “Biết rõ người khác không đúng nhưng tốt nhất là đừng chỉ ra”, “Người sáng suốt là người biết giữ mình, chỉ cầu không phạm lỗi”, “Đừng quá nặng nề về điều gì” “Khi sự dốt nát là chân phúc, thật ngu ngốc khi trở nên khôn ngoan”, “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”. Tôi coi những điều đó là phương châm sống. Dù là với bạn bè và gia đình hay người quen, tôi không xúc phạm ai, luôn chiều theo người khác. Mọi người đều khen tôi tốt với họ và dễ hòa đồng. Tôi cũng cảm thấy, để tồn tại trong xã hội đen tối, xấu xa này, bạn cần quan hệ tốt với người xung quanh, vì đó là cách duy nhất để tạo lập chỗ đứng. Sau khi tôi chấp nhận công việc của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào những ngày sau rốt, trải nghiệm sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời và hiểu chút lẽ thật, cuối cùng tôi nhận thấy những nguyên tắc sinh tồn này là triết lý và chất độc sa-tan, không phải là nguyên tắc con người nên duy hộ. Tôi thấy rằng sống kiểu này, tôi ngày càng trở nên lươn lẹo, dối trá, ích kỷ và đáng khinh, tôi đã không có hình tượng giống con người bình thường. Cuối cùng tôi bắt đầu ghê tởm chính mình, và đã ăn năn với Đức Chúa Trời.

Vĩnh biệt Người dua nịnh!

Năm 2018, tôi được bầu làm lãnh đạo huyện. Lúc đầu, tôi không biết nhiều về công việc của hội thánh. Đồng sự của tôi, Chị Liễu, đã làm bổn phận này được hơn một năm. Chị ấy hiểu các khía cạnh khác nhau của công việc hội thánh, Vì vậy, tôi thường hỏi chị ấy khi gặp vấn đề hoặc khó khăn, và chị ấy đã giúp tôi rất nhiều. Sau đó, tôi nghe chị Liễu đề cập vài lần rằng lãnh đạo của hội thánh mà chị phụ trách, là Chị Trương, gần đây thực hiện bổn phận một cách chểnh mảng, làm việc không thực tế, nói chuyện phiếm và giáo lý suông tại các cuộc họp, kiêu ngạo, tự cao và không chấp nhận lời đề nghị hoặc sự giúp đỡ của người khác. Lúc đó, tôi nghĩ tất cả những điều này có thể là biểu hiện của một lãnh đạo sai lầm, không làm việc thực tế. Vì Chị Liễu biết điều đó, tôi không hiểu tại sao chị ấy không loại bỏ chị Trương. Tôi muốn nói chuyện với chị ấy, nhưng tôi chỉ mới bắt đầu thực hiện bổn phận này và không biết rõ về Chị Trương. Nếu tôi nói chuyện trực tiếp, Chị Liễu có thể chỉ trích tôi vì đã nóng vội và không đối xử với người khác một cách đầy yêu thương. Nghĩ vậy, tôi chia sẻ ý kiến với Chị Liễu một cách gián tiếp. Nhưng chị ấy không làm được gì nhiều. Chị còn bảo tôi giúp chị Trương với lòng yêu thương. Tôi nghĩ: “Chị Liễu phải biết nguyên tắc thay thế lãnh đạo. Vì vậy, nếu tôi lại đề cập đến việc này, liệu chị ấy có nghĩ là tôi nói chị ấy làm việc không thực tế? Chị ấy chắc chắn sẽ nghĩ tôi gây ra quá nhiều vấn đề và khó hòa hợp. Nếu điều này gây ra xung đột, chúng tôi biết hợp tác thực hiện bổn phận trong tương lai như thế nào?” Lúc đó, tôi quyết định không nói gì thêm.

Tôi thông công với chị Trương nhiều lần để phơi bày và phân tích vấn đề. Chị ấy không chỉ chối bỏ, mà còn tranh luận với tôi. Sau đó, vài anh chị em báo cáo rằng Chị Trương không làm việc thực tế. Đó là khi tôi nhận ra vấn đề nghiêm trọng của Chị Trương. Nếu không giải quyết kịp thời, sẽ làm chậm công việc hội thánh và lối vào sự sống của các anh chị em. Vì vậy, tôi nêu vấn đề sa thải Chị Trương với Chị Liễu một lần nữa. Nhưng chị Liễu nói, “Những báo cáo này đã được chuyển đến cấp trên. Đợi họ xem xét thấu đáo trước khi loại bỏ cô ấy”. Tôi nghĩ: “Thông qua các báo cáo và xem xét tình hình, có thể thấy Chị Trương không làm việc thiết thực, chểnh mảng, chỉ nói chuyện phiếm và giáo lý suông suốt thời gian dài. Chúng tôi biết chị ấy lãnh đạo sai lầm, vì vậy theo nguyên tắc, chị ấy nên bị cách chức càng sớm càng tốt. Chúng tôi là lãnh đạo huyện. Một lãnh đạo đã mắc sai lầm trong hội thánh, nhưng thay vì xử lý kịp thời, chúng tôi lại đẩy lên cấp trên. Chẳng phải việc này làm đình trệ và để mặc lãnh đạo sai lầm tiếp tục làm hại các anh chị em sao? Như thế là đứng về phía Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời! Đây là vấn đề rất nghiêm trọng!” Tôi muốn nói một lần nữa với Chị Liễu, nhưng tôi nghĩ: “Lần trước mình đề cập đến việc này, chị ấy không muốn thay Chị Trương, còn bảo tôi đối xử với chị ấy bằng lòng yêu thương. Dường như họ rất hòa hợp, Vì vậy, nếu tôi lại nêu vấn đề sa thải Chị Trương, Chị Liễu có thể nói tôi quá kiêu ngạo. Chẳng phải chị ấy sẽ nghĩ tôi chỉ khoe khoang, giống như người ta thường nói ‘Những người mới tham gia phải chứng minh dũng khí của mình’ sao? Tốt hơn là không nói gì cả. Ít nhất là cấp trên đang điều tra và xem xét sự việc. Chờ vài ngày nữa cũng được”. Thế nên, tôi kìm lại, dù lời đã lên đến miệng. Vài ngày sau khi cấp trên điều tra, họ xử lý chúng tôi một cách nghiêm khắc vì không kịp thời chấn chỉnh người lãnh đạo sai lầm. Họ nói chúng tôi đã cản trở, làm xáo trộn công việc hội thánh và ngăn trở lối vào sự sống của các anh chị em. Họ nói hành động này giống như đồng phạm của Sa-tan và làm hại các anh chị em. Nghe vậy, tôi cảm thấy đau khổ. Tôi nhận ra mình không thực hành lẽ thật dù biết rõ, và không duy hộ các nguyên tắc. Tôi bênh vực một lãnh đạo sai lầm. Tôi bao che cô ấy. Vì vậy, tôi đã sa thải cô ấy ngay. Nhưng sau đó, tôi cảm thấy có chút ân hận và khó chịu. Tôi đã không tận dụng cơ hội để phản tỉnh nhiều hơn. Sau này tôi phát hiện ra Chị Liễu luôn nói chuyện tầm phào và giáo lý suông trong các cuộc họp, chị ấy không thể giải quyết các vấn đề và khó khăn của anh chị em. Khi tôi chỉ ra vài vấn đề và thiếu sót, chị ấy không chấp nhận, cứ tranh luận và bàn cãi. Công việc chị ấy phụ trách chẳng đạt kết quả gì. Khi cấp trên tỉa sửa và xử lý, chị ấy không chịu thừa nhận. Chị ấy trở nên tiêu cực và chậm chạp trong công việc, hay phàn nàn và hiểu lầm. Lúc đó, tôi muốn phơi bày tình trạng của chị ấy. Nhưng tôi nhận ra, là đồng sự, tôi cũng có trách nhiệm nếu chúng tôi không làm tốt công việc. Nếu tôi phân tích vấn đề, chị ấy sẽ nói tôi không hiểu. Vì vậy, tôi không dám nói. Thay vào đó, tôi chỉ cố an ủi, khích lệ để chị ấy thôi tiêu cực. Nhưng sau đó, tôi nhận ra Chị Liễu vẫn không thay đổi chút nào. Chị ấy không tự ý thức được! Nếu cứ tiếp tục như vậy, sẽ chỉ cản trở công việc hội thánh và làm hại các anh chị em. Tôi nhận ra rằng phải báo cáo việc này đến cấp trên càng sớm càng tốt. Tình cờ, hội thánh khảo sát lấy ý kiến chung. Cấp trên yêu cầu tôi viết bản đánh giá về Chị Liễu. Tôi đang chuẩn bị viết, nhưng chợt nhớ hầu hết các anh chị em không hiểu rõ và rất ủng hộ chị ấy. Vì vậy, nếu tôi đánh liều báo cáo về vấn đề của Chị Liễu, họ sẽ nói tôi có âm mưu gì đó nên mới muốn loại bỏ chị ấy, để tôi muốn nói gì thì nói? Ngoài ra, chúng tôi là đồng sự trong các bổn phận, và chị ấy đã giúp tôi rất nhiều. Nếu bị sa thải, chị ấy sẽ không ghét tôi chứ? Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng tôi quyết định sẽ trình bày chi tiết về việc chị ấy không làm việc thực tế hay chấp nhận lẽ thật. Nhưng sau khi gửi bản đánh giá, lòng tôi luôn thấy bất an. Tôi biết mình đang che giấu sự thật và lừa dối Đức Chúa Trời. Tôi ngày càng cảm thấy bóng tối thuộc linh. Tôi luôn gà gật khi đọc lời của Đức Chúa Trời, không được giác ngộ hay khai sáng từ sự thông công trong các cuộc họp. Tôi không thể phát hiện vấn đề của các anh chị em. Hàng ngày tôi sống trì trệ, không có chút năng lượng. Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời đã bỏ rơi mình.

Sau đó, cấp trên xem xét mọi việc, Chị Liễu bị cách chức do là một lãnh đạo sai lầm không làm việc thực tế. Lúc đó, tôi cảm thấy rất xấu hổ, tự trách móc mình, nhất là khi nghĩ về lời của Đức Chúa Trời, “Các ngươi sẽ thấy rất nhiều người tốt trong xã hội nói năng rất cao thượng, và mặc dù bên ngoài họ dường như chưa làm gì quá xấu xa, nhưng trong sâu thẳm, họ là người dối trá và láu cá. Đặc biệt, họ có thể nhìn thấy thời thế ra sao, và họ ngon ngọt, lõi đời trong tài hùng biện của mình. Như Ta thấy, một ‘người tốt’ như vậy là kẻ giả dối, kẻ đạo đức giả; người như vậy chỉ giả vờ tốt. Tất cả những ai giữ thái độ trung dung là những kẻ nham hiểm nhất. Họ cố không xúc phạm bất cứ ai, họ là những người muốn làm vừa lòng mọi người, họ đồng ý với mọi thứ, và không ai có thể hiểu họ. Một người như thế là một Sa-tan sống!(“Chỉ bằng cách đưa lẽ thật vào thực hành, một người mới có thể gỡ bỏ sự trói buộc của tâm tính bại hoại” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời nói rằng những người dua nịnh là độc ác và xảo quyệt nhất, rằng họ là Sa-tan sống. Tôi nhận ra mình cũng như vậy. Tôi biết rằng Chị Liễu đã lãnh đạo sai lầm, nhưng để bảo vệ mối quan hệ với chị ấy, tôi đã xúc phạm Đức Chúa Trời và không thực hành lẽ thật. Tôi lại bao che một lãnh đạo sai lầm, xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời, và mắc phải vi phạm. Tôi cảm thấy thế là hết, Đức Chúa Trời sẽ không cứu một người như mình. Tôi sống đau khổ và tiêu cực trong vài ngày, mất hết hứng thú làm việc. Nhưng sau đó, tôi nhớ lời của Đức Chúa Trời: “Dù cho ngươi đã phạm sai lầm gì, dù cho ngươi đã đi lạc bao xa hay ngươi đã phạm tội nghiêm trọng thế nào, đừng để những điều này trở thành gánh nặng hoặc hành lý quá tải mà ngươi phải mang trong khi theo đuổi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Hãy tiếp tục tiến lên. Vào mọi lúc, Đức Chúa Trời luôn giữ sự cứu rỗi con người trong lòng Ngài; điều này không bao giờ thay đổi. Đây là phần quý giá nhất trong bản thể của Đức Chúa Trời(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Tôi suy ngẫm những lời này của Đức Chúa Trời nhiều lần, cảm thấy mỗi từ và dòng chữ đều mang lòng thương xót và hy vọng cho tôi. Mặc dù sự xấu xa của tôi đã xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời vẫn dùng lời của Ngài để an ủi, khích lệ tôi, bảo tôi tiếp tục vững bước. Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn, tự nhủ rằng mình không nên tiêu cực nữa. Khi gặp thất bại, tôi phải tự vực mình đứng dậy. Tôi nên phản tỉnh, hiểu vấn đề của mình và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết.

Sau này tôi đọc một đoạn khác trong lời của Đức Chúa Trời: “Ai cũng nói rằng họ quan tâm đến gánh nặng của Đức Chúa Trời, bảo vệ chứng ngôn của Hội thánh, ai đã quan tâm? Hãy tự hỏi bản thân: ngươi có phải là người quan tâm đến gánh nặng của Đức Chúa Trời không? Ngươi có thể thực hành công chính vì Đức Chúa Trời không? Ngươi có thể đứng lên lên tiếng vì Ta không? Ngươi có thể kiên định không suy suyển thực hành lẽ thật không? Ngươi có dám tranh đấu chống lại tất cả những hành vi của Sa-tan không? Ngươi có thể gạt cảm xúc sang một bên và phơi bày Sa-tan vì lẽ thật của Ta không? Ngươi có thể để ý tưởng của Ta được trọn trong ngươi không? Trong thời khắc then chốt lòng ngươi đã dâng lên chưa? Ngươi có phải là người làm theo ý chỉ của Ta không? Hãy thường xuyên tự hỏi bản thân, thường xuyên suy nghĩ(“Chương 13” của Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu trong Lời xuất hiện trong xác thịt). Sau khi đọc lời của Đức Chúa Trời, Tôi cảm thấy nỗi đau xuyên qua tim. Tôi thấy mình chẳng là gì ngoài một kẻ lươn lẹo, dua nịnh, xảo quyệt. Đối mặt với vấn đề, tôi đã làm mọi cách để bảo vệ bản thân, không xét lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, Và không ý thức về trách nhiệm hay gánh nặng trong bổn phận. Tôi nên chấn chỉnh kịp thời khi các lãnh đạo sai lầm xuất hiện. Thay vào đó, để bảo vệ bản thân và vì sợ xúc phạm Chị Liễu, tôi đã quá e dè, không thực hành lẽ thật hay phơi bày và báo cáo. Tôi cố tình giấu giếm sự thật, bao che để bảo vệ chị ấy. Hậu quả là mọi khía cạnh công việc hội thánh đều bị ảnh hưởng và các anh chị em thiếu đi sự sống hội thánh bình thường. Nhà Đức Chúa Trời giao cho tôi bổn phận quan trọng như vậy, nhưng khi các lãnh đạo sai lầm xuất hiện trong hội thánh, tôi đã phản bội các nguyên tắc lẽ thật để bảo vệ lợi ích riêng, hết lần này đến lần khác đứng về phía Sa-tan và bao che họ. Tôi nhận thức rõ công việc hội thánh vất vả, nhưng không thực hành lẽ thật hay duy hộ sự công chính. Mỗi khi có thể xúc phạm ai đó, tôi lại từ bỏ các nguyên tắc của lẽ thật. Tôi hành động ích kỷ, vì lợi ích riêng. Chằng phải lối làm việc này gây xáo trộn và cản trở công việc nhà Đức Chúa Trời và đồng lõa với Sa-tan sao? Tôi không dám thực hành lẽ thật hay duy trì các nguyên tắc; tôi không có chút ý thức công chính nào. Sao tôi làm lãnh đạo hội thánh được chứ? Tôi ích kỷ, đáng khinh, lươn lẹo, gian dối và nhỏ mọn! Lòng tôi đau nhói khi nghĩ về lời Đức Chúa Trời nói. Đức Chúa Trời ghê tởm và coi thường những người dua nịnh, và không cứu rỗi họ. Các bài giảng nhắc đi nhắc lại rằng nhà Đức Chúa Trời kiên quyết từ chối những người dua nịnh làm lãnh đạo, bởi vì họ có trái tim ác độc, chỉ làm hại nhà Đức Chúa Trời và các anh chị em. Bằng cách bênh vực và bao che các lãnh đạo sai lầm, tôi đã xúc phạm Đức Chúa Trời và xúc phạm tâm tính của Ngài. Vì vậy, tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện với Ngài: “Đức Chúa Trời ơi, hết lần này đến lần khác con đã vi phạm ý chỉ của Ngài. Con biết rõ lẽ thật nhưng không thực hành, do đó cản trở công việc hội thánh. Con sẵn lòng chịu nhận lời nguyền và sự trừng phạt của Ngài. Cho dù Ngài đối xử với con như thế nào trong tương lai, con sẵn lòng vâng lời và ăn năn với Ngài”.

Tôi bắt đầu tự hỏi tại sao tôi cố chiều lòng mọi người và không thể thực hành lẽ thật khi có chuyện xảy ra Cái gì đang điều khiển tôi vậy? Sau đó tôi đọc một đoạn lời của Đức Chúa Trời: “Sa-tan làm bại hoại con người qua giáo dục, ảnh hưởng của các chính phủ quốc gia và của những người nổi tiếng cùng các vĩ nhân. Những lời tà ma của họ đã trở thành bản chất cuộc sống của con người. ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’ là một châm ngôn nổi tiếng của Sa-tan đã thấm nhuần vào trong mọi người, và đã trở thành cuộc sống của con người. Có những câu triết lý sống khác cũng tương tự như thế. Sa-tan sử dụng nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng quốc gia để giáo dục con người, khiến nhân loại rơi vào và bị nhấn chìm dưới vực sâu không đáy của sự hủy diệt, và cuối cùng con người bị Đức Chúa Trời hủy diệt bởi vì họ phục vụ Sa-tan và chống đối Đức Chúa Trời. … Vẫn có nhiều độc tố sa-tan khác trong đời sống con người, trong hành động và hành vi của họ; họ hầu như không sở hữu chút lẽ thật nào. Ví dụ, những triết lý sống của họ, cách làm việc của họ, và những câu cách ngôn của họ đều đầy những độc tố của con rồng lớn sắc đỏ, và tất cả chúng đều đến từ Sa-tan. Do đó, mọi thứ chảy trong xương và máu con người đều là mọi thứ của Sa-tan. Tất cả những quan chức ấy, những kẻ nắm quyền lực, và những kẻ thành đạt đều có con đường và những bí mật thành công của riêng họ. Chẳng phải những bí mật ấy đại diện cho bản tính họ một cách hoàn hảo sao? Họ đã làm những điều to tát như thế trên thế gian, và không ai có thể nhìn thấu những âm mưu và mưu đồ đằng sau chúng. Điều này cho thấy bản tính của họ xảo quyệt và hiểm độc như thế nào. Nhân loại đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc. Nọc độc của Sa-tan chảy trong máu của mỗi người, và có thể thấy rằng bản tính con người là bại hoại, tà ác, và phản động, đầy dẫy và chìm ngập trong những triết lý của Sa-tan – về tổng thể, đó là bản tính phản bội Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao con người chống đối Đức Chúa Trời và đứng lên chống đối lại Đức Chúa Trời(“Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời của Đức Chúa Trời, tôi đã tìm ra căn nguyên khiến tôi hành động như một người dua nịnh. Đó là do từ khi còn nhỏ, tôi đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc giáo dục, nhồi nhét các triết lý, logic và quy tắc thế gian, như “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Người không phải là thánh; sao không mắc sai lầm?”, “Biết rõ người khác không đúng nhưng tốt nhất là đừng chỉ ra”, “Người sáng suốt là người biết giữ mình, chỉ cầu không phạm lỗi”, “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”, hay đại loại thế. Những điều này đã ăn sâu vào lòng tôi, và tôi lấy đó làm lẽ sống. Tôi ngày càng kiêu ngạo, tự cao, ích kỷ, đáng khinh, lươn lẹo và lúc nào cũng lừa dối. Tôi lấy đó làm phương châm sống. Khi làm việc với mọi người, tôi cẩn thận quan sát từng lời nói và biểu hiện của người khác, và cẩn trọng trong các mối quan hệ. Tôi là người dua nịnh, sống thật tầm thường, không xúc phạm ai. Tôi không dám nói lên sự thật hay bảo vệ sự công chính, sống mà không có chút phẩm giá. Khi các lãnh đạo sai lầm xuất hiện trong hội thánh, do sợ xúc phạm Chị Liễu, tôi từ bỏ nguyên tắc, làm kẻ hèn nhát, làm hại các anh chị em và cản trở công việc của nhà Đức Chúa Trời. Sao tôi dám nhận mình là người tốt được? Tôi có trái tim đen tối, một “người tử tế”, một tên nô lệ đáng khinh của Sa-tan. Tôi không có lòng can đảm hoặc chính nghĩa. Nếu tôi giúp đỡ và phân tích Chị Liễu sớm hơn, có lẽ chị ấy không mắc nhiều vi phạm như vậy, công việc nhà Đức Chúa Trời và lối vào sự sống của các anh chị em sẽ không bị cản trở, và tôi sẽ không xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời. Thế rồi, cuối cùng tôi thấy việc sống theo những triết lý tầm thường của Sa-tan và làm người dua nịnh chỉ gây hại hoặc hủy hoại mọi người và bản thân. Từ những sự việc đó, cuối cùng tôi nhận ra, những triết lý, logic và quy tắc thế gian của Sa-tan chỉ lừa dối và làm bại hoại mọi người. Chúng là kẻ thù với lời của Đức Chúa Trời và lẽ thật. Khi sống theo những triết lý sa-tan này, cho dù có tử tế, dịu dàng hay dễ chịu như thế nào, thì chúng ta vẫn lươn lẹo, dối trá, đê hèn và thảm hại. Nếu không thực hành lẽ thật, ăn năn và thay đổi, chúng ta chắc chắn sẽ bị Đức Chúa Trời bỏ rơi và loại trừ.

Sau đó tôi đọc một đoạn khác trong lời của Đức Chúa Trời: “Về thực chất, Đức Chúa Trời là thành tín, và vì thế lời Ngài luôn có thể tin cậy được; hơn nữa, hành động của Ngài là không có sai sót và không thể nghi ngờ, đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời thích những người tuyệt đối trung thực với Ngài(Ba điều răn, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Việc Đức Chúa Trời yêu cầu mọi người phải trung thực chứng tỏ rằng Ngài thực sự khinh ghét những kẻ gian dối, và rằng Ngài không ưa những kẻ gian dối. Việc Đức Chúa Trời không ưa những kẻ gian dối có nghĩa là Ngài không ưa hành vi, tâm tính và động cơ của họ; nghĩa là, Ngài không ưa cách họ làm. Vì vậy, nếu chúng ta định làm hài lòng Đức Chúa Trời, chúng ta trước tiên phải thay đổi hành vi và cách thức chúng ta tồn tại(“Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Khi ngươi có đức tin, khi ngươi đến trước Đức Chúa Trời nhưng vẫn sống theo lối cũ, niềm tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời có ý nghĩa không? Có giá trị nào không? Những mục tiêu và nguyên tắc của cuộc đời ngươi và cách ngươi sống không thay đổi, và điều duy nhất khiến ngươi cao hơn những người ngoại đạo chính là việc ngươi công nhận Đức Chúa Trời. Ngươi có vẻ theo Đức Chúa Trời, nhưng tâm tính sống của ngươi thì vẫn không thay đổi chút nào. Cuối cùng, ngươi sẽ không được cứu rỗi. Nếu vậy thì, chẳng phải đó chỉ là một niềm tin rỗng tuếch và một niềm vui rỗng tuếch sao?(“Chỉ bằng cách đưa lẽ thật vào thực hành, một người mới có thể gỡ bỏ sự trói buộc của tâm tính bại hoại” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời của Đức Chúa Trời, tôi thấy Đức Chúa Trời thành tín trong bản chất. Đức Chúa Trời thích người trung thực và ghét kẻ lừa dối. Khi sống theo những triết lý sa-tan, quan điểm về mọi việc và cách cư xử của tôi không hề thay đổi. Tôi giống như người không tín ngưỡng. Cho dù có tin vào Đức Chúa Trời bao nhiêu năm đi nữa, tôi sẽ không biết được lẽ thật hay được cứu rỗi. Chỉ những ai thực hành lẽ thật, trung thực, không lừa dối trong lòng, can đảm duy hộ các nguyên tắc của lẽ thật, có ý thức về công lý, đứng về phía Đức Chúa Trời trong mọi việc và quan tâm đến ý Đức Chúa Trời mới là những người mà Ngài yêu thương, và có thể được Ngài cứu rỗi! Sau khi hiểu những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời và thề rằng tôi sẽ ăn năn, thực hành lẽ thật, và trung thực.

Vài tháng sau, tôi thấy đồng sự mới của tôi, Anh Lí hay nói chuyện phiếm và giáo lý suông, phô trương trong các cuộc họp. Tôi đã thông công với anh ấy nhiều lần, nhưng không thấy chút cải thiện nào, vì vậy, tôi nói với cấp trên. Nhưng khi đó, họ yêu cầu tôi phân tích và phơi bày những hành vi của anh ấy. Tôi bắt đầu do dự. Tôi cảm thấy khó nói về những điều này, bởi vì anh Lí đã thực hiện bổn phận của mình ở đó lâu hơn mọi người. Anh được coi là đàn anh, và đã giúp tôi nhiều việc. Nếu tôi phơi bày tình hình, anh ấy sẽ nghĩ gì về tôi? Anh ấy có bị xúc phạm không? Sau đó, tôi đọc đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi có những động cơ và quan điểm của một ‘người tốt’, ngươi sẽ luôn suy sụp và thất bại trong những vấn đề đó. Vậy thì, ngươi nên làm gì trong những tình huống ấy? Khi đối mặt với những việc đó, ngươi phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Hãy xin Ngài ban cho ngươi sức mạnh và cho phép ngươi vâng theo nguyên tắc, làm điều ngươi nên làm, xử lý sự việc theo nguyên tắc, giữ vững lập trường, và ngăn chặn bất kỳ sự nguy hại nào đến với công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể từ bỏ tư lợi, uy tín, và quan điểm của một ‘người tốt’, và nếu ngươi làm điều ngươi nên làm với một tấm lòng trung thực, trọn vẹn, vậy thì ngươi đã đánh bại được Sa-tan, và sẽ đạt được phương diện này của lẽ thật(“Chỉ khi ngươi biết chính mình ngươi mới có thể mưu cầu lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời, tôi thấy nội tâm sáng tỏ. Việc này xảy ra vì Đức Chúa Trời đang thử thách tôi và cho tôi cơ hội để ăn năn. Đức Chúa Trời muốn xem tôi sẽ xử lý vấn đề như thế nào. Tôi không thể cứ bảo vệ các mối quan hệ của mình như trước đây. Tôi phải đặt công việc hội thánh lên hàng đầu, thực hành lẽ thật, và đề cao sự công chính. Nếu anh Lí là người theo đuổi lẽ thật, anh ấy có thể dùng sự thông công, phân tích để phản tỉnh và hiểu bản thân, Điều đó sẽ hỗ trợ lối vào sự sống, giúp anh ấy tránh mắc thêm vi phạm. Vì vậy, tôi đến gặp Anh Lí, phơi bày và phân tích từng trạng thái và hành vi của anh dựa trên lời của Đức Chúa Trời. Điều làm tôi ngạc nhiên là anh ấy không oán giận tôi mà còn nói với vẻ ăn năn: “Nếu chị không phơi bày và phân tích như vậy, tôi sẽ không bao giờ biết các vấn đề của mình. Tôi thực sự cần phản tỉnh về bản thân”. Nghe anh Lí nói những lời đó, tôi rất cảm động. Tôi đã lo rằng việc phơi bày sẽ khiến anh bực bội, nhưng đó chỉ là điều tôi tưởng tượng. Lúc đó, tôi thực sự nhận ra rằng việc thực hành lẽ thật và sống trung thực sẽ mang lại sự bình yên và an tâm, đưa chúng ta ngày càng đến gần Đức Chúa Trời hơn. Tôi cũng thực sự nhận ra cách duy nhất để bảo vệ công việc nhà Đức Chúa Trời là thực hành lẽ thật và làm việc theo nguyên tắc. Đây cũng là cách duy nhất để thực sự giúp đỡ các anh chị em. Qua sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, vài quan điểm sai lầm của tôi đã thay đổi, tâm tính sa-tan lươn lẹo và xảo quyệt của tôi đã thay đổi một chút. Bây giờ, khi thấy anh chị em có biểu hiển sa ngã, hoặc khi sự việc được xử lý trái ngược các nguyên tắc của lẽ thật, tôi không còn che đậy, bênh vực hay cố gắng bảo vệ các mối quan hệ của mình. Tôi có thể chủ ý thực hành lẽ thật, thông công, giúp đỡ, chỉ ra và phơi bày mọi việc. Dù đôi khi vẫn do dự, sợ làm mất lòng người khác, tôi có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời, từ bỏ bản thân, thực hành theo nguyên tắc của lẽ thật, và không sống theo triết lý sa-tan nữa. Với cách thực hành này, tôi cảm thấy bình tĩnh và vững vàng hơn rất nhiều. Cảm giác rất tự do. Tất cả những thay đổi này hoàn toàn là nhờ sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Sau Khi Bị Thay Thế

Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đức Chúa Trời làm việc trong từng người một, và bất kể phương pháp của Ngài là gì, dạng người, sự việc, và...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger