Tôi đã thấy Cuộn sách khai mở
Khi tôi tiếp nhận Chúa, tôi hiểu được mọi thứ phát xuất từ đâu và nguồn gốc sự bại hoại của con người nhờ việc đọc Kinh Thánh. Tôi hiểu được việc Giê-hô-va Đức Chúa Trời ban hành luật pháp và những điều răn, Đức Chúa Jêsus chữa lành người bệnh, xua đuổi ma quỷ, giải quyết vấn đề, ban cho con người ân điển dư dật, và đích thân chịu đóng đinh vào thập giá như lễ chuộc tội để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi. Kinh Thánh giúp tôi hiểu được sự cứu rỗi của Chúa, và mỗi ngày tôi đều đọc một vài đoạn. Mục sư của chúng tôi luôn nói Sách Cựu Ước và Tân Ước đã hoàn thiện và chúng chứa đựng toàn bộ lời của Đức Chúa Trời, và chúng ta không bao giờ được lạc khỏi Kinh Thánh. Tôi đã tin như vậy.
Vào tháng Ba năm 2016, khi đang chạy việc vặt cùng anh họ thì tình cờ gặp một người anh em trong Chúa. Trong khi tán gẫu, anh ấy bảo tôi Đức Chúa Jêsus đã tái lâm, Ngài chính là Đức Chúa Trời Toàn Năng trong xác thịt và đang bày tỏ lẽ thật để thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời. Vừa nói anh ấy vừa lôi trong túi ra một cuốn sách và nói nó chứa đựng lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ vào thời kỳ sau rốt. Tôi nhìn qua cuốn sách. Trên bìa có ghi Cuốn Kỳ Thư Mà Chiên Con Đã Mở. Tôihơi giật mình một chút. Tôi chưa từng thấy cuốn sách đó bao giờ nhưng anh ấy bảo toàn bộ những lời trong đó đều là lời của Đức Chúa Trời. Tôi lấy làm lạ, “Sao có thể như thế? Chỉ có Kinh Thánh mới chứa đựng lời Đức Chúa Trời. Sao chúng có thể nằm trong cuốn sách khác được? Mục sư nói toàn bộ lời Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh, bất cứ thứ gì chệch khỏi đường đi của Chúa đều là dị giáo”. Rồi sau đó tôi nhớ ra mục sư đã nói sẽ xuất hiện những dị giáo vào thời kỳ sau rốt, và cách tự bảo vệ tốt nhất là không nghe cũng không đọc, và không liên hệ với những người đó. Với suy nghĩ đó, tôi không thể không cảm thấy dè chừng với người anh em đó và tôi không lắng nghe anh ấy nữa. Nhưng anh họ của tôi rất yêu thích sự thông công và làm chứng của anh ấy. Anh ấy nói muốn đọc Cuốn Kỳ Thư Mà Chiên Con Đã Mở và tìm hiểu công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt. Tôi rất sửng sốt khi nghe điều đó. Tôi nghĩ, “Sao anh có thể tùy tiện đồng ý như thế? Anh thực sự đã quên những điều mục sư đã nói, rằng toàn bộ những lời của Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh hay sao?” Lòng tôi tuyệt đối không chấp nhận. Tôi năn nỉ anh ấy đừng tìm hiểu một cách mù quáng, nhưng anh ấy không chịu nghe. Anh ấy còn bảo tôi cũng nên tìm hiểu. Anh ấy là một tín hữu đã 20 năm, hiểu biết rất rõ Kinh Thánh và rất sáng suốt trong đức tin của mình. Vì anh ấy đã quyết định tìm hiểu, nên tôi không muốn ép buộc nữa. Suy cho cùng thì mỗi người có quyền tự chọn lựa. Từ lúc đó, anh ấy bắt đầu chia sẻ sự khai sáng mà anh ấy đạt được từ việc đọc Cuốn Kỳ Thư Mà Chiên Con Đã Mở và muốn tôi cùng xem. Ngay khi nghĩ về lời cảnh báo của mục sư, tôi không dám đọc. Tôi cương quyết nói với anh ấy, “Đừng bảo em đọc cuốn sách này nữa. Anh có đức tin của anh, em cũng vậy”. Tôi cứng đầu giữ khư khư ý kiến riêng, nghĩ rằng mình rất trung thành với đường lối của Chúa.
Không lâu sau, một người bạn Cơ Đốc nhân đã hồ hởi nói với tôi anh ấy đã tìm thấy một hội thánh có công tác của Đức Thánh Linh và lời rao giảng của họ rất khai sáng. Những khúc mắc lâu nay trong đức tin của anh ấy đã được giải quyết và anh ấy muốn tôi tới đó. Tôi rất tò mò về hội thánh đó, nên tôi đã hỏi, “Là hội thánh nào thế?” Anh ấy trả lời, “Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Tôi rất bất ngờ khi nghe vậy. Tôi tự hỏi, “Lỡ hội thánh đó thực sự có lẽ thật thì sao? Sao mọi người xung quanh mình bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng? Có phải Đức Chúa Trời đang bảo mình tìm hiểu công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt? Có thể nào những quan điểm của mình đã sai lầm?” Tôi đã cầu nguyện với Chúa, xin Ngài chỉ lối.
Anh họ tôi sau đó lại đề cập đến công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, nói rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng đã bày tỏ nhiều lẽ thật, khai mở đủ loại lẽ thật và lẽ nhiệm mầu mà ta chưa từng được biết, tỏ lộ cách mà Sa-tan làm bại hoại mọi người, cách mà Đức Chúa Trời công tác từng bước để cứu rỗi nhân loại, nguồn cơn của việc nhân loại chống đối Đức Chúa Trời, cách giải quyết bản tính tội lỗi và được làm tinh sạch, và nhiều điều nữa. Anh ấy nói mình đạt được nhiều điều từ những lời đó hơn cả 20 năm tin vào Chúa. Anh ấy còn nói những lời Đức Chúa Trời Toàn Năng ứng nghiệm lời tiên tri trong Sách Khải Huyền về việc Đức Thánh Linh nói với các hội thánh, và Ngài chính là Chiên Con mở cuốn kỳ thư. Anh ấy bảo tôi nên tự đi xem thế nào. Khi chia sẻ thông công của mình, anh ấy trông rất vui mừng, như thể tìm thấy cả kho báu. Tôi cảm thấy có thể có lẽ thật trong Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng, nên đã quyết định xem thử.
Tôi đã gặp gỡ các thành viên của Hội Thánh Đức Chúa Trời ngay ngày hôm sau. Tôi vào thẳng vấn đề và chia sẻ khúc mắc của mình: “Mục sư của tôi luôn nói không thứ gì nằm ngoài Kinh Thánh mà chứa đựng lời của Đức Chúa Trời, tất cả đều nằm trong Kinh Thánh, và bất cứ thứ gì ngoài Kinh Thánh đều là dị giáo. Sao các anh có thể nói mọi điều trong sách này là lời của Đức Chúa Trời?”
Anh Trương thông công với tôi thế này: “Nhiều người mộ đạo nghĩ rằng toàn bộ lời Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh, và chỉ có thể tìm thấy trong Kinh Thánh. Nhưng điều đó có phù hợp với sự thật không? Đức Chúa Trời có bao giờ nói rằng toàn bộ lời của Ngài nằm trong Kinh Thánh không? Đức Chúa Trời có nói rời xa khỏi Kinh Thánh là dị giáo không? Những người hiểu Kinh Thánh đều biết Sách Cựu Ước và Tân Ước được tạo ra 300 năm sau ngày Chúa đến. Công tác của Đức Chúa Trời đến trước, rồi mới tới Kinh Thánh. Như thế, công tác của Đức Chúa Trời trong mỗi thời đại đều không dựa trên Kinh Thánh hiện hành. Hồi đó khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời dẫn những người Y-sơ-ra-en thoát khỏi Ai Cập, Ngài có ban hành luật pháp, sắc lệnh hay những điều răn dựa trên Kinh Thánh của họ không? Dĩ nhiên là không. Không có Kinh Thánh nào cả. Trong Thời đại Ân Điển, công tác của Đức Chúa Jêsus là truyền bá con đường thú tội và ăn năn, để dạy mọi người yêu thương nhau như chính bản thân mình, yêu mến kẻ thù và tha thứ bảy mươi lần bảy. Ngài còn chữa lành người bệnh trong ngày Sa-bát. Toàn bộ những điều này đều dựa trên Sách Cựu Ước sao? Công tác và lời của Đức Chúa Jêsus không được ghi chép trong Sách Cựu Ước và chúng trái với yêu cầu của Đức Chúa Trời cho con người trong luật pháp và giới răn, chẳng hạn như ‘Mắt đền mắt, răng đền răng’ (Xuất Ê-díp-tô ký 21:24), dâng lễ hiến tế sau khi phạm tội và không làm việc vào ngày Sa-bát. Nếu theo quan điểm của con người, những lời và công tác của Đức Chúa Trời không tồn tại bên ngoài Kinh Thánh và mọi thứ khác đều là dị giáo, thì không phải chúng ta đang lên án công tác của Đức Chúa Jêsus hay sao? Đức Chúa Trời luôn đổi mới và không bao giờ cũ, công tác của Ngài luôn phát triển. Ngài không thực hiện công tác hay tham khảo trên Kinh Thánh. Ngài đặc biệt không tìm con đường để dẫn dắt các tín hữu của mình trong đó, mà Ngài vượt xa hơn Kinh Thánh để thực hiện công tác mới và dẫn dắt mọi người trên con đường mới. Đức Chúa Trời không chỉ là Chúa của ngày Sa-bát, mà còn là Chúa của Kinh Thánh. Ngài có toàn quyền để vượt xa hơn Kinh Thánh, để dẫn dắt và cứu rỗi nhân loại, thực hiện công tác mới theo kế hoạch quản lý của Ngài và những gì nhân loại cần. Vậy thì, sao chúng ta lại có thể giới hạn những lời và công tác của Đức Chúa Trời ở Kinh Thánh dựa trên những quan niệm và tưởng tượng của mình? Sao chúng ta có thể nói Đức Chúa Trời không thể phán hay công tác ngoài những điều trong Kinh Thánh?”
Tôi rất kinh ngạc trước thông công của anh Trương. Bao năm là tín hữu nhưng tôi chưa từng nghe thông công nào khai sáng như thế. Đức Chúa Trời luôn đổi mới và không bao giờ cũ. Những lời và công tác của Ngài không dựa trên Kinh Thánh mà dựa trên nhu cầu từ công tác quản lý của Ngài. Mối thông công đó phù hợp với Kinh Thánh và thực tế công tác của Đức Chúa Trời. Tôi rất bối rối. Sao họ có thể hiểu biết nhiều như vậy?
Như thể đọc được suy nghĩ của tôi, anh Trương nói tiếp, “Chút hiểu biết ít ỏi của chúng tôi hoàn toàn đến từ lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt tỏ lộ toàn bộ lẽ thật và lẽ nhiệm mầu trong công tác của Đức Chúa Trời”. Rồi anh ấy đọc một đoạn trong lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Trong thời của Jêsus, Jêsus đã dẫn dắt dân Do Thái và tất cả những người theo Ngài dựa theo công tác của Đức Thánh Linh trong Ngài vào thời điểm đó. Ngài đã không lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho những gì Ngài làm, mà phán theo công tác của Ngài; Ngài đã không chú ý đến những gì Kinh Thánh nói, và Ngài cũng không tìm kiếm trong Kinh Thánh một con đường để dẫn dắt các môn đệ của Ngài. Ngay từ khi bắt đầu công tác, Ngài đã rao truyền con đường ăn năn – một từ hoàn toàn không được đề cập trong các lời tiên tri của Cựu Ước. Ngài không những không hành động theo Kinh Thánh, mà Ngài còn dẫn dắt một con đường mới, và làm công tác mới. Không bao giờ Ngài nhắc đến Kinh Thánh khi rao giảng. Trong Thời đại Luật pháp, không ai từng có thể làm các phép lạ của Ngài trong việc chữa lành người bệnh và đuổi quỷ. Vậy nên, công tác của Ngài, những lời dạy dỗ của Ngài, thẩm quyền và quyền năng của lời Ngài cũng vượt xa bất kỳ con người nào trong Thời đại Luật pháp. Jêsus chỉ đơn giản đã làm công tác mới hơn của Ngài, và mặc dù nhiều người đã lên án Ngài bằng cách sử dụng Kinh Thánh – và thậm chí đã sử dụng Cựu Ước để đóng đinh Ngài trên thập tự giá – nhưng công tác của Ngài đã vượt qua Cựu Ước; nếu không phải vậy, tại sao người ta lại đóng đinh Ngài trên thập tự giá? Chẳng phải vì trong Cựu Ước đã không nói gì đến sự dạy dỗ của Ngài, khả năng chữa lành người bệnh và đuổi quỷ của Ngài sao? … Đối với mọi người, có vẻ như công tác của Ngài không có cơ sở, và trong đó có rất nhiều điều mâu thuẫn với các bản ghi chép của Cựu Ước. Đây chẳng phải là sai lầm của con người sao? Liệu giáo lý có cần được áp dụng cho công tác của Đức Chúa Trời không? Và công tác của Đức Chúa Trời có phải dựa theo tiên báo của các tiên tri không? Rốt cuộc, Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh vĩ đại hơn? Tại sao công tác của Đức Chúa Trời phải dựa theo Kinh Thánh? Lẽ nào Đức Chúa Trời không có quyền vượt qua Kinh Thánh sao? Đức Chúa Trời không thể rời khỏi Kinh Thánh và làm công tác khác ư? Tại sao Jêsus và các môn đồ của Ngài đã không giữ ngày Sa-bát? Nếu Ngài phải thực hành theo ngày Sa-bát và dựa theo các điều răn của Cựu Ước, thì tại sao Jêsus đã không giữ ngày Sa-bát sau khi Ngài đến, mà thay vào đó lại rửa chân, trùm đầu, bẻ bánh, và uống rượu? Chẳng phải tất cả những điều này đều không có trong các điều răn của Cựu Ước sao? Nếu Jêsus tôn vinh Cựu Ước, tại sao Ngài lại phá vỡ những giáo lý này? Ngươi nên biết Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh đến trước! Là Chúa của ngày Sa-bát, chẳng phải Ngài cũng có thể là Chúa của Kinh Thánh sao?” (Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
Tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi những lời của Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời tạo dựng và cai quản toàn bộ. Ngài hoàn toàn tự do công tác theo ý mình. Là con người, ta không có quyền hạn chế hay giới hạn công tác của Ngài ở Kinh Thánh”. Dù đó là điều tôi nghĩ, tôi vẫn tôn thờ Kinh Thánh và không thể buông bỏ quan niệm của mình. Sau đó, họ kiên nhẫn tìm rất nhiều đoạn về công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt, như lời tiên tri này từ Đức Chúa Jêsus: “Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến” (Giăng 16:12-13). Và cả Giăng 12:47-48: “Lại nếu kẻ nào nghe lời ta mà không vâng giữ ấy chẳng phải ta xét đoán kẻ đó; vì ta đến chẳng để xét đoán thế gian, nhưng để cứu chuộc. Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng”. Đức Chúa Jêsus rõ ràng đã nói Ngài sẽ bày tỏ lẽ thật để thực hiện công tác phán xét vào thời kỳ sau rốt và có lời tiên tri này trong Kinh Thánh: “Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 4:17). Toàn bộ lời thông công của họ rất có căn cứ và tôi đã đồng tình bằng cả trái tim, nhưng lại chưa sẵn sàng thừa nhận mình sai. Về nhà, tôi vội vàng mở Kinh Thánh ra, kiểm tra và suy nghĩ về mọi điều họ đã trích dẫn. Tôi thấy công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt mà họ làm chứng thực sự đã được tiên tri trong Kinh Thánh. Tôi không kìm được sự kinh ngạc và tự hỏi, “Lỡ như Đức Chúa Trời Toàn Năng thực sự chính là Chúa tái lâm thì sao?” Rồi tôi cầu nguyện điều này với Chúa: “Chúa ơi! Con thấy thông công mà các anh chị em chia sẻ hôm nay thực sự rất sáng tỏ. Những điều họ đọc từ lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng rất có thẩm quyền. Không con người nào có thể nói được như vậy. Những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng tỏ lộ những lẽ nhiệm mầu của lẽ thật mà con chưa từng hiểu được từ việc đọc Kinh Thánh bao nhiêu năm nay. Chúa ơi, con chưa hoàn toàn dám chắc có phải Người tái lâm làm Đức Chúa Trời Toàn Năng hay không. Xin hãy chỉ lối cho con”.
Ngày hôm sau, các anh chị em cho tôi xem một bộ phim, Tỏ Lộ Lẽ Nhiệm Mầu Về Kinh Thánh. Trong phim, một người anh em cùng Hội thánh đã chia sẻ thông công theo ý kiến của nhân vật chính là “Những lời của Đức Chúa Trời không tồn tại bên ngoài Kinh Thánh, mọi thứ khác đều là dị giáo”, mà tôi đặc biệt cảm thấy rất xúc động. Anh ấy nói, “Trong quá trình biên soạn Kinh Thánh một số lời của Đức Chúa Trời mà các nhà tiên tri truyền đạt lại hoàn toàn không được ghi chép trong Sách Cựu Ước do bỏ sót và mâu thuẫn giữa các soạn giả. Đây là sự thật ai cũng biết. Vậy sao chúng ta có thể nói những lời và công tác của Đức Chúa Trời chỉ được tìm thấy trong Kinh Thánh? Những lời tiên tri bị bỏ sót của các nhà tiên tri đều không phải lời Đức Chúa Trời hay sao? Đức Chúa Jêsus đã phán nhiều hơn những gì Sách Tân Ước ghi lại. Trong hơn ba năm mà Đức Chúa Jêsus đã công tác, chúng ta không biết Ngài đã phán hay rao giảng nhiều thế nào, bao nhiêu lần trên tổng số đó được ghi chép trong Bốn Sách Phúc Âm. Như trong Phúc Âm Giăng có nói, ‘Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy’ (Giăng 21:25). Điều này chứng tỏ những lời và công tác của Đức Chúa Jêsus không được ghi chép đầy đủ trong Sách Tân Ước. Những điều trong Kinh Thánh là một phần rất hạn chế của lời Đức Chúa Trời mà tuyệt đối không bao gồm toàn bộ những điều Ngài đã phán. Vậy nên, việc nói không có lời và công tác của Đức Chúa Trời bên ngoài Kinh Thánh và mọi thứ khác đều là dị giáo là không phù hợp với thực tế và vô căn cứ”.
Xem bộ phim này, tôi nghĩ, “Đúng đấy. Không phải toàn bộ những lời của Giê-hô-va Đức Chúa Trời đều nằm trong Sách Cựu Ước. Ngài đã dẫn dắt sự sống của mọi người trên trái đất hàng ngàn năm. Không đời nào những lời của Ngài phán cho các nhà tiên tri chỉ gói gọn trong Kinh Thánh được. Đức Chúa Jêsus đã rao giảng trong ba năm rưỡi. Làm sao Bốn Sách Phúc Âm có thể ghi chép lại toàn bộ những lời của Ngài được? Có lẽ tôi không được phán xét vội vàng như thế. Tôi phải tiếp cận thật kĩ càng”. Vậy nên tôi chăm chú xem tiếp.
Người anh em trong phim tiếp tục thông công: “Chúng ta đều đọc Kinh Thánh, nhưng ta chưa hiểu rõ về thực tế của Kinh Thánh. Bây giờ những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng đã tỏ lộ điều đó. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: ‘Không ai biết được sự thực về Kinh Thánh: rằng nó chỉ là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời, là một bằng chứng về hai giai đoạn trước đây trong công tác của Đức Chúa Trời, và rằng nó không đem lại cho ngươi sự hiểu biết gì về những mục đích trong công tác của Đức Chúa Trời. Tất cả những ai đã đọc Kinh Thánh đều biết rằng nó ghi lại hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển. Cựu Ước ghi lại lịch sử của Y-sơ-ra-ên và công tác của Đức Giê-hô-va từ thời điểm sáng thế cho đến khi kết thúc Thời đại Luật pháp. Tân Ước ghi lại công tác của Jêsus trên đất trong Bốn Sách Phúc Âm, cũng như ghi lại công việc của Phao-lô – chẳng phải đây là những bản ghi chép lịch sử sao? Việc ngày nay đưa ra những điều của quá khứ khiến chúng trở thành lịch sử, và dù chúng có thể đúng hay thật thế nào chăng nữa, thì chúng vẫn là lịch sử – và lịch sử không thể giải quyết được hiện tại, vì Đức Chúa Trời không nhìn lại lịch sử! Và vì vậy, nếu ngươi chỉ hiểu Kinh Thánh mà không hiểu gì về công tác Đức Chúa Trời dự định làm ngày nay, và nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời nhưng lại không tìm kiếm công tác của Đức Thánh Linh, thì ngươi không hiểu ý nghĩa của việc tìm kiếm Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đọc Kinh Thánh để nghiên cứu lịch sử của Y-sơ-ra-ên, để nghiên cứu lịch sử dựng nên toàn bộ trời đất của Đức Chúa Trời, thì ngươi không tin vào Đức Chúa Trời. Nhưng ngày nay, vì ngươi tin vào Đức Chúa Trời và theo đuổi sự sống, vì ngươi theo đuổi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời mà không theo đuổi những câu chữ và giáo lý chết, hay sự hiểu biết về lịch sử, nên ngươi phải tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời ngày nay, và ngươi phải tìm kiếm phương hướng công tác của Đức Thánh Linh. Nếu ngươi là một nhà khảo cổ học, thì ngươi có thể đọc Kinh Thánh – nhưng ngươi không phải, ngươi là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời, và tốt nhất ngươi nên tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời ngày nay’ (Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời)”. Rồi anh ấy chia sẻ thông công: “Mọi người ghi chép những lời và công tác của Đức Chúa Trời và biên soạn Kinh Thánh từ đó sau khi Ngài đã hoàn thành công tác. Đó chỉ là ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời, hoàn toàn chỉ là sự làm chứng cho công tác của Ngài. Nó không đại diện cho Đức Chúa Trời và đặc biệt không thể thay thế Đức Chúa Trời trong việc cứu rỗi nhân loại. Kinh Thánh đơn giản không thể sánh với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là nguồn gốc sự sống, lời của Ngài là nguồn nước hằng sống vô tận, trong khi đó Kinh Thánh chỉ là một cuốn sách lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời. Nó ghi chép lại một số lượng hạn chế những lời của Đức Chúa Trời. Làm sao Kinh Thánh có thể sánh ngang với Đức Chúa Trời được? Đức Chúa Trời luôn đổi mới và không bao giờ cũ. Ngài thực hiện công tác mới và phán những lời mới trong mỗi thời đại. Nếu ta cứ giữ khư khư lấy những lời đã qua trong khi lên án những lời và công tác của Ngài trong thời đại mới, ta sẽ trở thành những kẻ chống đối Đức Chúa Trời. Ví dụ như ở Thời đại Ân Điển, khi Đức Chúa Jêsus thực hiện công tác và tỏ bày những lời mới. Những thầy tế lễ và những người Pha-ri-si Do Thái cứ bám vào Kinh Thánh cũ của họ, nghĩ rằng chúng chứa đựng toàn bộ những lời và công tác của Đức Chúa Trời, nên họ đã chống đối và lên án Đức Chúa Jêsus. Họ đã cấu kết để đóng đinh Ngài lên thập giá, phạm phải tội lỗi ghê tởm. Bây giờ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ vào thời kỳ sau rốt, bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét, mà Kinh Thánh không ghi chép. Vì nó không có trong Kinh Thánh, nên không đời nào Kinh Thánh có thể thay thế những lời và công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Nếu mọi người chỉ bám sát Kinh Thánh mà không tiếp nhận lời và công tác hiện tại của Đức Chúa Trời, họ sẽ không đạt được sự cứu rỗi của Ngài vào thời kỳ sau rốt. Họ sẽ bị loại bỏ qua những lời và công tác của Ngài ở thời đại mới”.
Tôi đã suy xét rất kỹ điểm này. Kinh Thánh thực sự chỉ là một chứng ngôn cho công tác của Đức Chúa Trời và ghi chép của nó về lời Đức Chúa Trời rất hạn chế. Trước đây tôi luôn lắng nghe các mục sư và trưởng lão, nghĩ rằng toàn bộ những lời của Đức Chúa Trời đều ở trong Kinh Thánh, không còn nơi nào khác. Nhưng đó là một quan niệm lố bịch và vô lý. Công tác của Đức Chúa Trời để cứu rỗi nhân loại bao giờ cũng đi trước. Nếu những lời và công tác của Đức Chúa Trời bị giới hạn trong Sách Cựu Ước và Ngài chưa hoàn thành công tác cứu chuộc trong Thời đại Ân Điển, mọi người đều phải sống dưới luật pháp, bị lên án và xử tử vì vi phạm luật pháp. Vậy thì nhân loại sẽ không tồn tại cho đến hôm nay. Không có sự tái lâm của Chúa vào thời kỳ sau rốt và công tác phán xét và làm tinh sạch con người, ta sẽ mãi sống trong tội lỗi, không thể thoát ra. Đức Chúa Trời là thánh khiết, vậy làm sao chúng ta, trong khi ngập ngụa trong những dơ bẩn, lại có thể thấy dung nhan Chúa hay được đưa vào vương quốc của Ngài? Sau khi hết bộ phim Tỏ Lộ Lẽ Nhiệm Mầu Về Kinh Thánh, tôi suy ngẫm về tình tiết trong đó. Những quan niệm cũ của tôi đã bị đập tan bởi những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi đã quyết định tìm hiểu thật kỹ công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt.
Sau đó các anh chị em đã gửi cho tôi một quyển Cuốn Kỳ Thư Mà Chiên Con Đã Mở. Những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng đã hoàn toàn phơi bày những suy nghĩ, ý kiến, động lực để được ban phước lành, và tâm tính bại hoại, sự kiêu ngạo, dối trá, xấu xa và coi thường lẽ thật của tôi. Càng đọc, tôi càng chắc chắn những lời này đến từ Đức Thánh Linh, từ Đức Chúa Trời. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể nhìn thấu trái tim và tâm hồn mọi người, bày tỏ toàn bộ động cơ sai trái và sự bại hoại bên trong. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã bày tỏ rất nhiều lẽ thật, chẳng hạn như mục đích của Ngài trong việc quản lý nhân loại, nội tình Kinh Thánh và ba giai đoạn công tác của Ngài để cứu rỗi nhân loại, đức tin chân thật và sự quy phục Đức Chúa Trời là gì, ai có thể bước vào vương quốc của Ngài, và nhiều lẽ thật mà tôi chưa từng được nghe trong suốt những năm mộ đạo. Tôi đã thực sự được mở rộng tầm mắt. Tôi thấy những lời và công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng hoàn toàn ứng ngiệm những điều Đức Chúa Jêsus đã phán: “Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:12-13). Cũng có lời tiên tri này trong Sách Khải Huyền: “Dầu trên trời, dưới đất, bên dưới đất, không ai có thể mở quyển sách ấy hoặc mình xem nó nữa”. “kìa, sư tử của chi phái Giu-đa, tức là Chồi của vua Đa-vít, đã thắng, thì có thể mở quyển sách ấy và tháo bảy cái ấn ra” (Khải Huyền 5:3, 5). Đức Chúa Trời Toàn Năng giờ đã tiết lộ toàn bộ lẽ thật cho nhân loại về những gì cần thiết để được tinh sạch và cứu rỗi hoàn toàn. Tôi thấy đây là điều được viết trong cuốn kỳ thư vào thời kỳ sau rốt, và là công tác phán xét của Đức Chúa Trời bắt đầu từ nhà Ngài.
Chỉ sau vài tháng đọc những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi đã hiểu còn nhiều hơn cả 10 năm đức tin trong tôn giáo. Tôi thực sự hiểu rằng những lời của Đức Chúa Trời chính là nguồn nước hằng sống, một nguồn cung vô tận duy trì sự sống cho chúng ta. Tôi đã hoàn toàn chắc chắn Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Jêsus tái lâm. Tôi ngập tràn vui sướng, nhưng đồng thời cảm thấy rất hối hận. Tôi nghĩ về việc mình đã mù quáng tôn thờ Kinh Thánh và lắng nghe mục sư, giới hạn những lời của Đức Chúa Trời vào Kinh Thánh dựa trên những quan niệm và tưởng tượng của mình như thế nào. Tôi đã quá vô lý. Nhưng Đức Chúa Trời không bỏ rơi tôi. Ngài đã liên tục gõ cửa nơi tôi qua các anh chị em. và đã chỉ lối cho tôi nghe được tiếng Ngài để tôi không bỏ lỡ sự tái lâm của Ngài. Tôi tạ ơn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?