Giờ tôi đã biết danh mới của Đức Chúa Trời
Tôi đã tin vào Chúa và tham dự các buổi họp với bố mẹ từ khi còn nhỏ, xong trung học, tôi vào một đại học Cơ Đốc. Trong một buổi học, mục sư đã nói với chúng tôi, “Chương 13, câu 8 của sách Hê-bơ-rơ nói rằng, ‘Ðức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi’. Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế duy nhất. Danh Ngài sẽ không bao giờ thay đổi, bất kể thời đại nào. Chỉ có cách tin vào danh Đức Chúa Jêsus chúng ta mới có thể được cứu rỗi…” Sau khi nghe điều này, tôi đã tin chắc rằng chúng ta chỉ có thể được cứu rỗi nhờ giữ danh Đức Chúa Jêsus, và chúng ta không bao giờ được chối bỏ danh Ngài. Ngoài giờ học, tôi đã tích cực tham gia vào các nhóm thông công, nghiên cứu Kinh Thánh và phúc âm. Tôi chưa từng bỏ lỡ một bài giảng hay buổi họp nào. Nhưng qua thời gian, tôi thấy rằng các mục sư và trưởng lão chỉ nói đi nói lại những điều cũ. Chẳng có chút ánh sáng mới mẻ nào, và linh hồn tôi hoàn toàn không còn được bồi dưỡng. Một số anh chị em trở nên yếu đuối và không đi họp nữa. Họ nhận được rất ít sự giúp đỡ và hỗ trợ. Thậm chí một số còn ngủ gật trong các buổi họp, bán bảo hiểm hay hàng hóa cho những người khác sau buổi thờ phượng. Thấy tình cảnh như thế này trong Hội thánh khiến tôi rất tức giận và thất vọng. Tôi đã nghĩ, “Nếu một Cơ Đốc nhân không tìm kiếm sự tiến bộ trong đời sống thuộc linh mà luôn thèm muốn những thứ vật chất và tiền tài, liệu họ có còn được gọi là một Cơ Đốc nhân hay không? Các mục sư và trưởng lão cũng thấy chuyện này nhưng họ không quan tâm. Như thế có phù hợp với ý muốn của Chúa không? Như thế mà là thờ phụng Đức Chúa Trời hay sao?” Vì không được bồi dưỡng từ các buổi hội họp trong một thời gian dài, linh hồn tôi đã khô héo. Tôi cũng bận rộn với công việc, nên rốt cuộc không tới các buổi họp nữa. Tôi cảm thấy rất buồn vì điều này, nên tôi đã đọc Kinh Thánh ở nhà và cầu nguyện với Chúa, luôn cảm thấy mình mất đi mục tiêu và hy vọng, lạc lõng và bất lực.
Rồi vào tháng 10 năm 2017, tôi gặp chị Lý và chị Vương từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng trên mạng. Tôi thấy mối thông công của họ về lời của Chúa rất thực tế, và khai sáng. Tôi đã tin vào Chúa nhiều năm mà chưa từng nghe bất cứ ai thông công về lời Ngài rõ ràng như vậy. Tôi cảm thấy họ có sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Vậy nên tôi đã gặp họ trên mạng thường xuyên.
Vào một buổi họp nọ, tôi đăng nhập hơi muộn một chút, nhưng ngay khi vào, tôi đã nghe chị Lý nói, “Kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời để cứu rỗi nhân loại được chia thành ba thời đại. Ngài thực hiện công tác mới và lấy danh mới trong từng thời đại. Đức Chúa Trời dùng danh Ngài để thay đổi thời đại và biểu trưng cho công tác của Ngài. Công tác của Ngài luôn tiến tới và danh Ngài thay đổi theo từng công tác mà Ngài thực hiện. Trong Thời đại Luật pháp, Đức Chúa Trời ban hành luật pháp và những điều răn bằng danh Đức Giê-hô-va. Khi Ngài kết thúc Thời đại Luật pháp và thực hiện công tác cứu chuộc trong Thời đại Ân điển, danh Ngài không còn là Đức Giê-hô-va nữa, mà là Jêsus. Bây giờ vào thời kỳ sau rốt, công tác của Đức Chúa Trời lại tiếp tục tiến tới, và Ngài đang thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời trên cơ sở công tác cứu chuộc của Jêsus. Ngài đã kết thúc Thời đại Ân điển và mở ra Thời đại Vương quốc, và danh Ngài đã thay đổi theo. Không còn là Jêsus nữa, mà là Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Khi tôi nghe chị ấy nói danh Đức Chúa Trời đã thay đổi, tôi nghĩ, “Không đời nào. Kinh Thánh nói rõ ràng, ‘Ðức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi’ (Hê-bơ-rơ 13:8). Danh của Đức Chúa Jêsus không bao giờ thay đổi, nhưng chị lại nói danh Đức Chúa Trời giờ đã thay đổi sao? Nếu chúng ta không gọi Jêsus khi cầu nguyện mà thay vào đó là Đức Chúa Trời Toàn Năng, như thế có phù hợp với Kinh Thánh không?” Sau đó chị Lý giải thích cho tôi bằng một phép loại suy: “Chị Triệu, nếu công ty chị bổ nhiệm chị làm trưởng phòng kế hoạch một năm, rồi cho chị làm quản lý một năm, rồi lại cho chị làm giám đốc, chức danh của chị sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu công việc của chị. Khi công việc của chị thay đổi, thì chức danh của chị thay đổi. Trước kia, mọi người gọi chị là trưởng phòng kế hoạch hoặc quản lý, nhưng giờ họ gọi chị là giám đốc. Họ gọi chị bằng nhiều chức danh khác nhau, nhưng chị có thay đổi không? Không phải vẫn là chị sao? Đây là cách Đức Chúa Trời lấy một danh trong mỗi thời đại. Công tác của Đức Chúa Trời khác nhau và danh Ngài thay đổi, nhưng Ngài vẫn là Đức Chúa Trời duy nhất”. Tôi thấy mọi thứ bắt đầu trở nên hợp lý. Nhưng khi nghĩ về việc danh Jêsus thay đổi, tôi không thể tiếp nhận nổi. Tôi nghĩ, “Tôi không cần biết chị nói gì, tôi sẽ vẫn giữ danh Đức Chúa Jêsus. Tôi sẽ không bị thuyết phục dễ dàng đâu”. Tôi đã chặn chị Lý trên mạng sau buổi họp.
Nhưng buổi tối hôm sau hai chị đó đã xuất hiện trước cửa nhà tôi để rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt. Tôi đã nghĩ danh Jêsus không thể thay đổi, nên cảm thấy có đôi chút không thích họ. Tôi không muốn nghe, bất kể họ nói gì. Khi rời đi, họ nói, “Chị à, Chúa phán: ‘Hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho’ (Ma-thi-ơ 7:7). Chúng tôi không hiểu sao chị lại không tiếp nhận nó, nhưng chị đã bao giờ thực sự tìm hiểu nó chưa?” Sau khi họ đi, tôi cứ suy nghĩ mãi về điều họ nói. Tôi cảm thấy rất khó chịu. Tôi nghĩ về mọi mối thông công mà mình đã nghe từ những người trong Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng và linh hồn tôi đã được bồi dưỡng như thế nào. Trong lòng tôi biết những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng mà họ đọc chính là lẽ thật và là lời phán của Đức Thánh Linh. Sao tôi có thể là một người tìm kiếm lẽ thật khi từ chối họ như thế chứ? Tôi nhớ có một buổi họp chị Lý đã thông công thế này: “Chiên của Đức Chúa Trời nghe thấy tiếng Ngài. Nếu chúng ta muốn nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa, chúng ta phải học cách lắng nghe tiếng Ngài. Những trinh nữ khôn ngoan đi theo Chúa vì họ nghe thấy tiếng Ngài. Giống như Phi-e-rơ trong Thời đại Ân điển. Chẳng phải ngài đã theo Chúa vì nghe thấy lời Ngài và nhận ra tiếng Đức Chúa Trời hay sao?” Nhận ra điều này, tôi liền vội vàng lấy Kinh Thánh ra và mở tới Sách Khải Huyền chương 3, câu 20-22, ở đó nói rằng, “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. … Ai có tai, hãy nghe lời Ðức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh”. Tôi đã suy ngẫm rất kĩ về hai câu này. Chúa phán rằng Đức Thánh Linh sẽ nói vào thời kỳ sau rốt, và chúng ta nên lắng nghe những lời của Ngài. May là tôi đã nghe được việc Chúa đã tái lâm, vậy tại sao tôi lại bằng lòng để bị kìm hãm bởi quan niệm của chính mình và giả điếc với bất cứ điều gì tôi không hiểu chứ? Tôi nghĩ, “Nếu mình không thể hiểu vì sao danh Đức Chúa Trời thay đổi, thì mình phải tìm hiểu và hiểu rõ nó trước đã, rồi mới quyết định phải làm gì”. Sau đó tôi đọc được điều này trong Ma-thi-ơ chương 7, câu 7: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho”. Tôi nghĩ, “Nếu Chúa thực sự đã tái lâm và đang gõ cửa nhà mình mà mình lại để những quan niệm của bản thân làm cho mù và điếc khiến mình không thể thấy và nghe bất cứ điều gì và không mở cửa, thì liệu Chúa có bỏ rơi mình không?” Tối đó tôi không tài nào chợp mắt nổi. Tôi cảm thấy không thoải mái về việc từ chối phúc âm. Tôi tự hỏi, “Mình có sai không? Đức Chúa Trời Toàn Năng thực sự là Đức Chúa Jêsus tái lâm sao?” Với những suy nghĩ này trong đầu, tôi đã cầu nguyện với Chúa, cầu xin sự hướng dẫn và khai sáng của Ngài.
Sau đó, tôi đã truy cập vào trang web chính thức của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng, tên là Phúc Âm Về Sự Hiện Xuống Của Vương Quốc. Sau đó tôi đã đọc một đoạn về các danh của Đức Chúa Trời: “Vài người bảo rằng tên của Đức Chúa Trời không thay đổi. Vậy thì tại sao tên của Đức Giê-hô-va lại trở thành Jêsus? Điều đã được tiên tri là Đấng Mê-si sẽ đến, vậy thì tại sao một con người tên Jêsus lại đến? Tại sao tên của Đức Chúa Trời lại thay đổi? Chẳng phải việc này đã được thực hiện từ lâu sao? Chẳng lẽ Đức Chúa Trời ngày nay không thực hiện công tác mới hơn sao? Công tác của ngày hôm qua có thể được thay đổi, và công tác của Jêsus có thể tiếp tục từ công tác của Đức Giê-hô-va. Vậy thì công tác của Jêsus không thể được tiếp nối bởi công tác khác sao? Nếu tên của Đức Giê-hô-va có thể được chuyển thành Jêsus, vậy thì không phải tên của Jêsus cũng có thể được thay đổi sao? Điều này không có gì lạ; chỉ là mọi người quá khờ khạo mà thôi. Đức Chúa Trời sẽ mãi là Đức Chúa Trời. Bất kể công tác của Ngài thay đổi thế nào, và bất kể tên gọi của Ngài có thể thay đổi ra sao, thì tâm tính và sự khôn ngoan của Ngài sẽ mãi không thay đổi. Nếu ngươi tin rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể được gọi bằng tên của Jêsus, thì kiến thức của ngươi quá hạn hẹp” (Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi cảm thấy khá xúc động sau khi đọc đoạn này. Tôi nghĩ về việc, trong Thời đại Luật pháp, danh Đức Chúa Trời là Giê-hô-va, và dưới danh này Đức Chúa Trời đã dẫn dắt những người Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Jêsus đến để thực hiện công tác của Ngài, không phải danh Đức Chúa Trời đã thay đổi từ Đức Giê-hô-va thành Jêsus hay sao? Tôi tự hỏi, “Vậy là sao chứ? Chúa thực sự lấy danh mới vào thời kỳ sau rốt ư? Nếu Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là sự xuất hiện của Đức Chúa Jêsus và tôi không tìm kiếm hay tìm hiểu, lỡ như tôi để mất cơ hội nghênh tiếp Chúa thì tôi thật ngu muội làm sao!” Sau đó tôi đã quyết định tìm hiểu công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt.
Tôi đã liên hệ qua mạng với anh Trần từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ở một buổi họp, tôi nói với anh ấy về sự mơ hồ của mình. Tôi bảo, “Kinh Thánh nói rằng: ‘Ðức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi’ (Hê-bơ-rơ 13:8). Danh của Đức Chúa Jêsus không thể thay đổi. Nếu Ngài đến bây giờ, Ngài vẫn nên được gọi là Jêsus. Sao Ngài lại được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng chứ? Tôi luôn cầu nguyện và gọi danh Đức Chúa Jêsus, vậy làm sao tôi có thể cầu nguyện với danh khác đây?” Anh Trần đã gửi cho tôi hai đoạn trích từ lời của Đức Chúa Trời: “Có những người nói rằng Đức Chúa Trời là bất biến. Điều đó là chính xác, nhưng nó nói đến sự bất biến của tâm tính Đức Chúa Trời và thực chất của Ngài. Những thay đổi trong danh xưng và công tác của Ngài không chứng minh rằng thực chất của Ngài đã thay đổi; nói cách khác, Đức Chúa Trời sẽ luôn là Đức Chúa Trời, và điều này sẽ không bao giờ thay đổi. Nếu ngươi cho rằng công tác của Đức Chúa Trời không thay đổi, thì liệu Ngài có thể hoàn thành kế hoạch quản lý sáu nghìn năm của mình không? Ngươi chỉ biết rằng Đức Chúa Trời mãi mãi không thay đổi, nhưng ngươi có biết rằng Đức Chúa Trời luôn mới và không bao giờ cũ? Nếu công tác của Đức Chúa Trời không thay đổi, thì Ngài có thể dẫn dắt loài người đến tận ngày nay không? Nếu Đức Chúa Trời là bất biến, vậy thì tại sao Ngài đã thực hiện xong công tác của hai thời đại? … Những lời ‘Đức Chúa Trời luôn mới và không bao giờ cũ’ nói về công tác của Ngài, và những lời ‘Đức Chúa Trời là bất biến’ nói về Đức Chúa Trời vốn có gì và là gì. Dù sao đi nữa, ngươi không thể khiến công tác của sáu nghìn năm xoay quanh một điểm duy nhất, hoặc giới hạn nó bằng những lời đã chết. Đó là sự ngu ngốc của con người. Đức Chúa Trời không đơn giản như con người tưởng tượng, và công tác của Ngài không thể nấn ná trong bất kỳ thời đại nào. Chẳng hạn, Đức Giê-hô-va không thể luôn luôn đại diện cho danh của Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời còn có thể làm công tác của Ngài dưới danh Jêsus. Đây là một dấu hiệu cho thấy công tác của Đức Chúa Trời luôn tiến triển về phía trước” (Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
Sau khi đọc xong, anh Trần thông công thế này: “Nói ‘Đức Chúa Trời không thay đổi’ tức là ám chỉ đến tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời. Chứ không có nghĩa rằng danh Ngài không thể thay đổi. Ngài luôn mới và không bao giờ cũ, công tác của Ngài luôn chỉ tiến tới, và danh Ngài thay đổi theo công tác của Ngài. Nhưng dù danh Đức Chúa Trời thay đổi thế nào, tâm tính và thực chất của Ngài sẽ không bao giờ thay đổi. Ngài mãi là Đức Chúa Trời, và điều này không thể thay đổi. Nếu chúng ta không hiểu ‘Đức Chúa Trời không thay đổi’ ám chỉ điều gì, hoặc không hiểu công tác của Ngài luôn mới và không bao giờ cũ, chúng ta sẽ có khuynh hướng giới hạn công tác của Ngài dựa trên quan niệm của chính chúng ta và thậm chí chống đối, phán xét Ngài. Những người Pha-ri-si bám vào Kinh Thánh, chờ đợi Đấng Mê-si. Nhưng khi Chúa đến, danh Ngài không phải là Đấng Mê-si, mà là Jêsus, nên họ đã chối bỏ và lên án Ngài. Dù họ biết phán ngôn và công tác của Ngài có thẩm quyền và quyền năng, họ không những không tìm hiểu mà còn chống đối và lên án nó. Cuối cùng, họ cấu kết với người Rô-ma để đóng đinh Jêsus vào thập giá, phạm phải một tội ác khủng khiếp. Nếu giờ chúng ta bám vào Kinh Thánh, tin rằng danh Jêsus không bao giờ thay đổi và chỉ có Ngài là Đấng Cứu Thế, nên chối bỏ, lên án công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, chẳng phải chúng ta sẽ giống những người Pha-ri-si sao? Rồi chúng ta sẽ có khuynh hướng chống đối Đức Chúa Trời và xúc phạm tâm tính của Ngài”.
Cuối cùng tôi đã hiểu rằng khi trong Kinh Thánh nói rằng, “Ðức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi”, là ám chỉ tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời, chứ không có nghĩa rằng danh Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. Tôi đã thấy rằng những bài giảng của các mục sư chỉ dựa trên quan niệm và tưởng tượng của họ, và họ cũng không thực sự hiểu Kinh Thánh.
Anh Trần đã đọc cho tôi một vài đoạn trong lời Đức Chúa Trời: “Trong từng thời đại, Đức Chúa Trời làm công tác mới và được gọi bằng một danh mới; làm sao Ngài có thể làm cùng một công tác trong các thời đại khác nhau? Làm sao Ngài có thể bám lấy cái cũ? Danh Jêsus đã được dùng cho công tác cứu chuộc, vậy Ngài có còn được gọi bằng cùng một danh đó khi Ngài trở lại trong thời kỳ sau rốt không? Liệu Ngài có còn làm công tác cứu chuộc không? Tại sao Đức Giê-hô-va và Jêsus là một, nhưng Họ lại được gọi bằng những danh xưng khác nhau trong các thời đại khác nhau? Chẳng phải vì thời đại của công tác Họ làm khác nhau sao? Liệu chỉ một danh xưng có thể đại diện cho toàn bộ Đức Chúa Trời được không? Như vậy, Đức Chúa Trời phải được gọi bằng một danh xưng khác trong một thời đại khác, và Ngài phải dùng danh xưng để thay đổi thời đại và đại diện cho thời đại. Vì không một danh xưng nào có thể đại diện đầy đủ cho chính Đức Chúa Trời, và mỗi danh xưng chỉ có thể đại diện cho khía cạnh đương thời của tâm tính Đức Chúa Trời trong một thời đại nhất định; tất cả những gì nó cần làm là đại diện cho công tác của Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời có thể chọn bất kỳ danh xưng nào phù hợp với tâm tính của Ngài để đại diện cho toàn bộ thời đại” (Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “‘Giê-hô-va’ là danh mà Ta đã lấy trong thời gian Ta làm việc ở Y-sơ-ra-ên, và nó có nghĩa là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên (dân sự được Đức Chúa Trời chọn), Đấng có thể thương xót con người, rủa sả con người, và hướng dẫn đời sống của con người; Đức Chúa Trời sở hữu quyền năng to lớn và đầy sự khôn ngoan. ‘Jêsus’ là Em-ma-nu-ên, nghĩa là của lễ chuộc tội đầy tình yêu thương, đầy lòng nhân từ và cứu chuộc con người. Ngài đã làm công tác của Thời đại Ân điển, Ngài đại diện cho Thời đại Ân điển, và chỉ có thể đại diện cho một phần công tác của kế hoạch quản lý. … Danh Jêsus đã ra đời để cho phép những người trong Thời đại Ân điển được tái sinh và cứu rỗi, và là một danh đặc biệt cho sự cứu chuộc toàn thể nhân loại. Do đó, danh Jêsus đại diện cho công tác cứu chuộc, và biểu thị cho Thời đại Ân điển. Danh Giê-hô-va là một danh đặc biệt cho người dân Y-sơ-ra-ên đã sống dưới luật pháp. Trong từng thời đại và từng giai đoạn công tác, danh của Ta không phải là vô căn cứ, mà mang ý nghĩa đại diện: Mỗi danh đại diện cho một thời đại. ‘Giê-hô-va’ đại diện cho Thời đại Luật pháp, và là danh tôn kính mà dân Y-sơ-ra-ên gọi Đức Chúa Trời họ thờ phượng. ‘Jêsus’ đại diện cho Thời đại Ân điển, và là danh của Đức Chúa Trời của tất cả những ai đã được cứu chuộc trong Thời đại Ân điển. Nếu con người vẫn mong mỏi sự hiện đến của Jêsus Đấng Cứu Thế trong thời kỳ sau rốt, và vẫn mong chờ Ngài đến trong hình tượng mà Ngài đã mang lấy tại xứ Giu-đê, thì toàn bộ kế hoạch quản lý sáu nghìn năm hẳn sẽ dừng lại trong Thời đại Cứu chuộc, và không thể tiến triển xa thêm chút nào. Hơn thế nữa, thời kỳ sau rốt hẳn sẽ không bao giờ đến, và thời đại này hẳn sẽ không bao giờ kết thúc. Điều này là do Jêsus Đấng Cứu Thế chỉ dành cho sự cứu chuộc và cứu rỗi nhân loại. Ta đã lấy danh Jêsus chỉ vì lợi ích của tất cả tội nhân trong Thời đại Ân điển, nhưng đó không phải là danh mà bởi đó Ta sẽ kết thúc toàn thể nhân loại” (Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
Anh Trần tiếp tục chia sẻ thông công: “Kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời chia làm ba thời đại. Ngài thực hiện một giai đoạn công tác và bày tỏ một phần tâm tính của Ngài ở mỗi thời đại. Danh Ngài lấy trong mỗi thời đại biểu trưng cho công tác và tâm tính của Ngài ở thời đại đó, nhưng nó không thể biểu trưng cho sự toàn vẹn của Đức Chúa Trời. Trong Thời đại Luật pháp, danh Đức Chúa Trời là Giê-hô-va. Danh này biểu trưng cho công tác của Đức Chúa Trời vào Thời đại Luật pháp cũng như những khía cạnh oai nghi, thịnh nộ, thương xót và rủa sả trong tâm tính của Ngài. Đức Chúa Trời dùng danh Đức Giê-hô-va để ban hành luật pháp và những điều răn và để dẫn dắt cuộc sống của con người trên địa cầu. Hành vi của mọi người được điều chỉnh và ai ai cũng biết cách để thờ phụng Đức Chúa Trời. Nhưng vào cuối thời đại đó, con người trở nên ngày càng bị Sa-tan làm cho bại hoại, không thể tuân thủ luật pháp và những điều răn nữa. Tất cả đều có nguy cơ bị lên án và xử tử. Để cứu rỗi con người khỏi luật pháp, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và thực hiện công tác cứu chuộc bằng danh Jêsus, bắt đầu Thời đại Ân điển và kết thúc Thời đại Luật pháp. Đức Chúa Jêsus đã ban con đường để ăn năn, chữa lành người bệnh và xua đuổi ác quỷ, và tha thứ cho tội lỗi của mọi người. Ngài còn bày tỏ tâm tính thương xót và yêu thương của Đức Chúa Trời, và cuối cùng Ngài bị đóng đinh vào thập giá và công tác cứu chuộc toàn bộ nhân loại đã hoàn thành. Những ai tiếp nhận Jêsus là Đấng Cứu Thế của họ, những ai cầu nguyện với danh Ngài, thú tội và ăn năn, có thể đươc tha thứ tội lỗi và đạt được sự bình an và vui sướng mà Chúa ban cho. Vì Đức Chúa Jêsus đã thực hiện công tác cứu chuộc, chứ không phải công tác phán xét và làm tinh sạch nhân loại vào thời kỳ sau rốt, dù có đức tin nghĩa là tội lỗi đã được tha thứ, nhưng bản tính tội lỗi của chúng ta thì vẫn còn. Chúng ta vẫn còn sống trong vòng luẩn quẩn của phạm tội và thú tội. Chúng ta vẫn luôn dối trá và lừa gạt. Chúng ta chạy theo xu hướng trần tục, ganh ghét và thù hằn, vân vân. Chúng ta sống trong tội lỗi, không thể thoát ra. Nên để cứu rỗi chúng ta một lần và mãi mãi khỏi sự trói buộc của tội lỗi và làm tinh sạch chúng ta để chúng ta có thể đủ tư cách bước vào vương quốc của Ngài, Đức Chúa Trời đã một lần nữa trở nên xác thịt vào thời kỳ sau rốt để thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch. Ngài đã mở ra Thời đại Vương quốc và kết thúc Thời đại Ân điển, và danh Ngài cũng thay đổi thành Đức Chúa Trời Toàn Năng. Điều này ứng nghiệm chính xác những lời tiên tri trong Khải Huyền: ‘Chúa là Ðức Chúa Trời, Ðấng Hiện Có, Ðã Có, Và Còn Ðến, là Ðấng Toàn năng, phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga’ (Khải Huyền 1:8). ‘Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Ðức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Ðức Chúa Trời ta, danh của thành Ðức Chúa Trời ta, là Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời, bởi Ðức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết trên người’ (Khải Huyền 3:12)”.
Tôi đã tỉnh ngộ và hiểu rằng Chúa thay đổi danh Ngài vào thời kỳ sau rốt! Tôi đã đọc những câu này trước đây, nhưng tại sao lại không hiểu được chúng? Chúng đã tiên tri rất rõ ràng rằng Chúa sẽ có một danh mới – Đấng Toàn Năng – khi Ngài tái lâm vào thời kỳ sau rốt. Nhưng tôi đã luôn tin rằng “Ðức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi” (Hê-bơ-rơ 13:8), và tôi đã quyết định rằng danh Jêsus không bao giờ thay đổi. Tôi đã luôn bác bỏ và chống đối công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Tôi thật quá ngu dốt! Giờ tôi đã biết rằng Đức Chúa Trời lấy một danh mới mỗi lần Ngài bắt đầu một công tác mới. Ngài dùng danh này để thay đổi thời đại và biểu trưng cho công tác cũng như tâm tính của Ngài trong thời đại đó. Tôi đã nhận ra danh mà Đức Chúa Trời lấy trong mỗi thời đại có ý nghĩa thật sâu sắc. Nếu tôi bám vào quan niệm của mình rằng danh Đức Chúa Trời không thể thay đổi và Ngài sẽ tái lâm là Jêsus vào thời kỳ sau rốt, thì làm sao công tác của Đức Chúa Trời có thể tiến tới được chứ? Chẳng phải như vậy thì sẽ mãi là Thời đại Ân điển sao? Khi tôi nhận ra điều này, tôi không còn bất cứ nghi ngờ gì về danh mới của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt – Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Rồi anh Trần đọc cho tôi nghe một đoạn trong lời của Đức Chúa Trời. “Ta đã từng được biết đến là Đức Giê-hô-va. Ta cũng đã được gọi là Đấng Mê-si, và mọi người đã từng gọi Ta là Jêsus Đấng Cứu thế với tình yêu thương và sự quý trọng. Tuy nhiên, ngày nay Ta không còn là Đức Giê-hô-va hay Jêsus mà mọi người đã biết trong quá khứ nữa; Ta là Đức Chúa Trời, Đấng đã trở lại trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt thời đại. Ta chính là Đức Chúa Trời trỗi dậy từ địa cực, đầy đủ toàn bộ tâm tính của Ta, và đầy thẩm quyền, danh dự và vinh hiển. Mọi người chưa từng tiếp xúc với Ta, chưa từng biết đến Ta, và vẫn luôn không biết gì về tâm tính của Ta. Từ lúc sáng thế cho đến ngày nay, không một ai từng nhìn thấy Ta. Đây là Đức Chúa Trời, Đấng hiện ra cho con người trong thời kỳ sau rốt nhưng lại ẩn giấu giữa con người. Ngài cư ngụ giữa con người, chân thực và thực tế, như mặt trời thiêu đốt và ngọn lửa cháy rực, đầy dẫy quyền năng và tràn đầy thẩm quyền. Sẽ không có một người hay một vật gì không bị phán xét bởi những lời của Ta, và sẽ không có một người hay một vật gì không được làm cho thanh sạch thông qua sự thiêu đốt của ngọn lửa. Cuối cùng, mọi quốc gia sẽ được phước nhờ những lời của Ta, và cũng bị đập tan thành từng mảnh vì những lời của Ta. Theo cách này, tất cả mọi người trong thời kỳ sau rốt sẽ thấy rằng Ta là Đấng Cứu Thế tái lâm, và rằng ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng chinh phục toàn thể nhân loại. Và tất cả sẽ thấy rằng Ta đã từng là của lễ chuộc tội cho con người, nhưng trong thời kỳ sau rốt Ta còn trở thành những tia mặt trời thiêu đốt mọi thứ, cũng như là Mặt Trời công chính phơi bày muôn vật. Đây là công tác của Ta trong thời kỳ sau rốt. Ta đã lấy danh này và sở hữu tâm tính này hầu cho tất cả mọi người có thể thấy rằng Ta là một Đức Chúa Trời công chính, mặt trời thiêu đốt, ngọn lửa cháy rực, và hầu cho tất cả có thể thờ phượng Ta, Đức Chúa Trời có một và thật, và hầu cho họ có thể nhìn thấy dung nhan thật của Ta: Ta không chỉ là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên, và Ta không chỉ là Đấng Cứu Chuộc; mà Ta là Đức Chúa Trời của mọi tạo vật trên khắp các từng trời, đất và biển” (Đấng Cứu Thế đã trở lại trên một “đám mây trắng”, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
Sau đó anh Trần chia sẻ thông công: “Vào thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời Toàn Năng bắt đầu công tác phán xét của Thời đại Vương quốc và bày tỏ mọi lẽ thật cần thiết để làm tinh sạch và cứu rỗi nhân loại. Ngài tỏ lộ những lẽ nhiệm mầu trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời để cứu rỗi con người, phơi bày lẽ thật về sự bại hoại của nhân loại do Sa-tan gây ra và căn nguyên của việc con người phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời. Ngài phán xét sự phản nghịch và bất chính của nhân loại bại hoại, và lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng chỉ cho con người con đường để thay đổi tâm tính của họ. Những ai tiếp nhận danh Đức Chúa Trời Toàn Năng, nếm trải sự phán xét, hình phạt, thử luyện và tinh luyện của lời Đức Chúa Trời, những ai loại bỏ được tội lỗi và được làm tinh sạch, sẽ sống sót qua đại họa. Đức Chúa Trời sẽ dẫn họ vào vương quốc của Ngài để tận hưởng phước lành và lời hứa của Ngài. Những kẻ tà ác, kẻ địch lại Đấng Christ và những người không tin từ chối tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, và những kẻ chống đối, lên án, báng bổ, vu khống Ngài sẽ phải khóc lóc và nghiến răng trong đại họa, và sẽ bị Đức Chúa Trời hủy diệt. Đức Chúa Trời đã lấy danh Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt để xuất hiện trước con người với tâm tính công chính, oai nghi không dung thứ sự xúc phạm, để làm tinh sạch và cứu rỗi con người một lần và mãi mãi, để loại bỏ tâm tính Sa-tan bại hoại của chúng ta và đưa chúng ta vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cũng phân loại từng người theo loại và kết thúc thời đại tà ác này, qua đó hoàn thành toàn bộ công tác quản lý và cứu rỗi con người 6.000 năm của Ngài. Việc này cũng là để mọi người hiểu rằng Đức Chúa Trời không những sáng tạo và cai quản vạn vật, mà Ngài còn phán và công tác để hướng dẫn nhân loại. Ngài có thể làm của lễ chuộc tội cho con người, và có thể làm tinh sạch và hoàn thiện con người. Đức Chúa Trời là Đầu tiên và là Cuối cùng. Không ai có thể hiểu thấu những việc phi thường, sự toàn năng hay khôn ngoan của Ngài. Đây là ý nghĩa của việc lấy danh Đức Chúa Trời Toàn Năng của Ngài vào Thời đại Vương quốc. Những ai tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt, cầu nguyện với danh Đức Chúa Trời Toàn Năng và đọc những lời của Ngài đều có thể đạt được công tác của Đức Thánh Linh và sự nuôi dưỡng của nước hằng sống. Nhưng trước giờ chưa từng có sự hoang tàn như hiện nay trong các Hội thánh của Thời đại Ân điển. Đức tin của các tín hữu nguội lạnh, những người rao giảng không có gì để nói, và không ai xúc động khi cầu nguyện. Ngày càng nhiều người bị lôi kéo bởi những xu hướng trần tục. Đây là vì họ chưa theo kịp bước chân của Chiên Con, chưa tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng, nên họ không thể đạt được sự nuôi dưỡng của nước hằng sống. Họ rơi vào bóng tối mà không có lối thoát”.
Mối thông công của anh Trần đã cho tôi thấy rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đức Giê-hô-va và Jêsus đều là một Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chỉ lấy danh khác nhau để thực hiện công tác khác nhau trong các thời đại khác nhau. Nhưng dù danh Ngài có thể thay đổi, thân phận và thực chất của Ngài không bao giờ thay đổi. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời. Danh của Đức Chúa Trời trong mỗi thời đại đều có ý nghĩa. Đặc biệt, việc Đức Chúa Trời lấy danh Đức Chúa Trời Toàn Năng vào Thời đại Vương quốc và thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời rất quan trọng đối với việc thoát khỏi tội lỗi và được Đức Chúa Trời cứu rỗi của chúng ta! Tôi nghĩ về việc bao năm nay mình đã không được bồi dưỡng trong các buổi họp và bài giảng, đức tin của các anh chị em đã giảm sút, những người rao giảng không có gì để nói, đều là vì công tác của Đức Thánh Linh đã tiến tới. Chúng ta không theo kịp bước chân Chiên Con, chúng ta không được những lời hiện tại của Đức Chúa Trời nâng đỡ, nên chúng ta đã rơi vào bóng tối. Vào lúc đó, tôi đã chắc chắn rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Jêsus tái lâm và tôi chính thức tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng. Từ đó, tôi đã cầu nguyện với danh Đức Chúa Trời Toàn Năng và đọc lời của Ngài mỗi ngày. Tôi đã được chăm tưới bởi nước hằng sống và đã tham gia tiệc cưới của Chiên Con. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?