Bài học từ hoạn nạn
Tôi bị bắt vì tin Đức Chúa Trời, ngay sau Tết Âm lịch năm 2020. Lúc đưa tôi vào trại giam, họ kiểm tra sức khỏe theo thủ tục thì phát hiện các vết đen trên phổi tôi. Đó là lúc dịch COVID bùng phát rất mạnh nên họ chẳng dám nhận tôi vào trại. Cảnh sát đã liên lạc bảo gia đình tôi đến đưa tôi về. Trên đường về, chị gái bảo tôi rằng, “Năm ngoái bố đã bệnh rất nặng, bác sĩ bảo là bị ung thư bàng quang. Ca phẫu thuật kéo dài hơn sáu tiếng. Họ đã cắt bỏ nửa quả thận và bố suýt thì không qua khỏi. Đến giờ, bố vẫn còn sống nhưng là nhờ đi hóa trị, tiêm hóa chất vào bàng quang hàng tháng. Chẳng biết bố cầm cự được bao lâu nữa!” Chị tôi vừa nói vừa khóc, kể thêm những chuyện khác đã xảy ra trong hai năm qua. Tôi cảm thấy lòng buồn khôn tả, và thầm cầu nguyện rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con chắc chắn rằng những chuyện con đang gặp phải đều có ý muốn Ngài trong đó. Xin hãy bảo vệ lòng con, giúp con quy phục mà không oán trách Ngài”.
Về đến nhà, tôi thấy bố tôi trông rất yếu, mặt ông phù lên. Ông khác hoàn toàn so với lúc tôi đi. Chuyện này làm tôi thậm chí còn đau lòng hơn. Tôi còn thấy rất nhiều cây ăn quả trong vườn đã chết vì một đợt hạn lớn, và gần như toàn bộ tiền tiết kiệm trong nhà đã dùng để chữa bệnh cho bố tôi. Những cây ăn quả vốn là nguồn thu nhập duy nhất gần như không có trái. Thời gian đó thật là khó khăn. Thấy mọi chuyện này, lòng tôi quá đỗi lo buồn, tôi chẳng biết đối diện với nó thế nào nữa. Chẳng mấy chốc, tôi bắt đầu oán trách Đức Chúa Trời. Mấy năm trước, tôi đã bị bắt và bị giam một tháng vì tin vào Đức Chúa Trời. Từ khi được thả, tôi đã rời quê nhà để đi thực hiện bổn phận. Sau mọi sự tôi đã từ bỏ, mọi đau khổ tôi chịu, sao gia đình tôi lại gặp chuyện như thế này chứ? Chuyện này khiến tôi càng thêm chán nản, và tôi chẳng biết làm sao để vượt qua chuyện này. Làm gì tôi cũng chẳng có động lực và cứ bận tâm đến chuyện tìm việc để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình khi hết đại dịch. Sau một thời gian, tôi nhận được một lá thư của các anh chị em nói rằng tôi ở nhà không an toàn, nên trốn đến ở nhà một thành viên trong hội thánh một thời gian. Tôi biết chỉ vì lý do đại dịch mà tôi không phải vào tù, và họ có thể bắt tôi vào lại bất kỳ lúc nào. Rời nhà tôi sẽ an toàn hơn, tôi có thể sống đời sống hội thánh và thực hiện bổn phận. Nhưng tôi chẳng muốn thực hiện bổn phận khi thấy gia đình mình đang khốn đốn như thế. Tôi viết thư hồi âm nói rằng tôi không định đi đâu. Gửi thư rồi, tôi cảm thấy có lỗi, nhưng lại chẳng bận lòng chuyện đó lắm. Hôm sau, khi đi xe điện ra đồng làm việc, tôi bị tai nạn và bị thương ở chân. Tôi nhận ra đây là Đức Chúa Trời đang nhắn nhủ tôi. Nên tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện, “Lạy Đức Chúa Trời, Con chẳng muốn sống trong sự bại hoại của Sa-tan và chống đối Ngài. Xin dẫn dắt con để con nhận thức bản thân hầu có thể quy phục trong hoàn cảnh này”. Cầu nguyện xong, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn kiếm tìm xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? … Cuộc sống của ngươi thật đáng khinh và hèn mọn, ngươi sống trong dơ bẩn và phóng túng, và ngươi không theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào; chẳng phải cuộc sống của ngươi hèn mọn nhất trong muôn loài? Các ngươi có mặt mũi nào mà nhìn Đức Chúa Trời? Nếu các ngươi tiếp tục sống như vậy, chẳng phải các ngươi sẽ không thu nhận được điều gì sao? Ngươi đã được trao con đường thật nhưng cuối cùng ngươi có thể đạt được điều đó hay không còn tùy vào sự theo đuổi của riêng ngươi” (Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Mối quan hệ của con người với Đức Chúa Trời chỉ là một thứ tư lợi trần trụi. Đó là mối quan hệ giữa người cho và người nhận những ân phước. Nói thẳng ra, nó giống như mối quan hệ giữa người làm công và người chủ. Người làm công làm việc chỉ để nhận thưởng của người chủ ban cho. Chẳng có tình cảm gì trong một mối quan hệ như thế, chỉ là sự đổi chác. Chẳng có yêu mến hay được yêu mến, chỉ có sự bố thí và thương xót. Chẳng có sự thấu hiểu, chỉ có sự phẫn nộ bị kìm nén và sự lừa dối. Chẳng có sự thân tình, chỉ có một hố sâu ngăn cách không thể vượt qua. Bây giờ mọi thứ đã đến mức này, ai có thể đảo ngược được chiều hướng như thế? Và mấy ai có khả năng thực sự hiểu rằng mối quan hệ này đã trở nên kinh khủng như thế nào? Ta tin rằng khi người ta chìm đắm trong niềm vui sướng được phước, chẳng ai có thể tưởng tượng mối quan hệ như vậy với Đức Chúa Trời lại đáng xấu hổ và khó coi thế nào” (Phụ lục 3: Con người chỉ có thể được cứu rỗi giữa sự quản lý của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Mọi điều Đức Chúa Trời đã tỏ lộ đều đúng với tình trạng thật của tôi. Tôi cảm thấy thật hổ thẹn. Vì thấy bố tôi bị bệnh nặng, vườn cây ăn quả thì héo tàn, gia đình tôi rơi vào cảnh khốn khó, nên tôi đã hiểu lầm và oán trách Đức Chúa Trời, thậm chí còn nói lý với Ngài. Tôi cảm thấy bấy lâu nay mình đã hy sinh và dốc sức vì Ngài, đã ở tù và chịu nhiều đau khổ mà không phản bội Ngài, nên Ngài phải bảo vệ tôi và ban phúc cho gia đình tôi. Tôi thấy khi thực hiện bổn phận, tôi chẳng mưu cầu lẽ thật hay muốn thay đổi tâm tính mà lại muốn dùng những hy sinh của mình để đổi chác với Đức Chúa Trời để lấy phước lành. Chẳng phải đó là biến bổn phận của tôi thành giao dịch triệt để hay sao? Tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận kiểu đó thì đâu khác gì làm việc trong thế gian. Nó là đổi chác lấy tư lợi mà chẳng có chút tình cảm thực sự nào.
Tôi nhận ra mình đã quá may mắn khi được tiếp nhận công tác trong thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, được hưởng sự bồi dưỡng và chăm tưới của lời Ngài, có được sự phán xét và làm tinh sạch của Ngài, và cuối cùng là có cơ hội được cứu rỗi. Thật là ân phúc vô cùng! Nhưng tôi chẳng nghĩ cách mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận để đền đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Khi thấy gia đình mình khốn khó, tôi chẳng nghĩ cách tìm kiếm lẽ thật và đứng ra làm chứng. Tôi chỉ toàn nghĩ đến tư lợi, tính toán thiệt hơn. Tôi còn oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời, chẳng muốn thực hiện bổn phận nữa. Đấy chính là phản bội Đức Chúa Trời và hoàn toàn thiếu nhân tính.
Sau đó, tôi đọc được một đoạn nữa trong lời Đức Chúa Trời: “Không ai sống cả đời mà không chịu đau khổ. Đối với một số người, điều này liên quan với gia đình, một số người khác thì với công việc, một số khác thì với hôn nhân, và một số khác thì với sự đau bệnh thể chất. Mọi người đều đau khổ. Một số người nói: ‘Tại sao con người phải chịu khổ? Sẽ thật tuyệt khi sống cả cuộc đời chúng ta một cách bình yên và hạnh phúc. Chúng ta không thể không chịu khổ sao?’ Không – mọi người đều phải chịu khổ. Sự đau khổ khiến mọi người trải nghiệm vô số cảm giác của đời sống thể chất, dù là cảm giác tích cực, tiêu cực, chủ động hay bị động; sự đau khổ cho ngươi những cảm giác và sự cảm kích khác nhau, những điều mà đối với ngươi đều là trải nghiệm sống. Nếu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật và hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời từ những điều này, thì ngươi sẽ đến càng gần hơn với tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở ngươi. Đó là một phương diện, và nó cũng nhằm làm cho con người giàu kinh nghiệm hơn. Một phương diện khác là trách nhiệm mà Đức Chúa Trời trao cho con người. Trách nhiệm gì? Ngươi phải trải qua sự đau khổ này, phải chịu sự đau khổ này, và nếu ngươi có thể, thì đây là chứng ngôn, và không phải là điều đáng xấu hổ” (“Chỉ bằng cách giải quyết những quan niệm của mình, người ta mới có thể bước vào đúng hướng để tin Đức Chúa Trời (1)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đoạn này cho tôi thấy các tín hữu và những người ngoại đạo đều phải đối mặt với đủ loại khó khăn và nghịch cảnh trong đời. Chúng ta chịu bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu trở ngại trong đời đều do Đức Chúa Trời định đoạt. Đức Chúa Trời cho chúng ta nếm cay đắng ngọt bùi để thử thách chúng ta trong đời, để cho chúng ta thêm trải nghiệm và thử thách quyết tâm của chúng ta qua nghịch cảnh. Cũng chính Ngài giao trách nhiệm cho chúng ta. Việc thấy bố tôi đổ bệnh và gia đình khốn đốn đúng là khó khăn thật sự, nhưng đâu phải Đức Chúa Trời làm khó tôi. Ngài đang soi sáng cho quan điểm mưu cầu phước lành sai lầm của tôi trong nhiều năm đức tin, để tôi có thể hồi tâm và đi theo con đường mưu cầu lẽ thật. Thế mà tôi chẳng hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, mà chỉ cố lý luận với Ngài, chống đối Ngài. Tôi đã quá phản nghịch, thật sự đã phụ lòng Đức Chúa Trời. Tôi biết mình phải thôi càu nhàu, phải quy phục quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời, kiên vững làm chứng trong chuyện này.
Tôi đã phản tỉnh. Tôi tin Đức Chúa Trời nhiều năm rồi. Tôi biết có đức tin là đúng đắn và hợp lẽ tự nhiên, và tôi không nên đổi chác với Đức Chúa Trời. Vậy tại sao tôi lại không khỏi mưu cầu phước lành và đổi chác với Đức Chúa Trời? Đâu là cội rễ của chuyện này? Sau đó, tôi đã đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời phán rằng: “Tất thảy những kẻ bại hoại đều sống cho chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt – đây là tổng thể về bản tính của con người. Mọi người tin vào Đức Chúa Trời vì những lợi ích của riêng họ; họ từ bỏ mọi thứ, dâng mình cho Ngài, và trung tín với Ngài, nhưng họ vẫn làm tất thảy những điều này vì chính bản thân mình. Tóm lại, tất thảy đều được thực hiện với mục đích giành được phước lành cho bản thân họ. Trong xã hội, mọi việc đều được thực hiện vì lợi ích cá nhân; việc tin vào Đức Chúa Trời được thực hiện chỉ để giành được phước lành. Con người từ bỏ mọi thứ và có thể chịu đựng nhiều đau khổ là để giành được phước lành: Đây là tất thảy bằng chứng thực nghiệm về bản tính bại hoại của con người. Những người có tâm tính đã thay đổi thì khác, họ cảm thấy rằng ý nghĩa đến từ việc sống theo lẽ thật, rằng chỉ những người thực hiện bổn phận của một tạo vật của Đức Chúa Trời mới phù hợp để được gọi là con người, rằng nền tảng của việc là con người chính là quy phục Đức Chúa Trời, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, rằng việc chấp nhận sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời là một trách nhiệm do Trời đất bắt buộc – và nếu họ không thể yêu kính Đức Chúa Trời và báo đáp tình yêu của Ngài thì họ không thích hợp để được gọi là con người; đối với họ, sống cho chính mình là rỗng tuếch và không có ý nghĩa. Họ cảm thấy rằng con người nên sống để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, để thực hiện tốt bổn phận của mình, và để sống cuộc sống có ý nghĩa, để ngay cả đến lúc chết, họ sẽ cảm thấy mãn nguyện, không chút hối tiếc, và cảm thấy họ đã không sống vô ích” (“Sự khác biệt giữa những thay đổi bên ngoài và những thay đổi trong tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời cho tôi thấy tại sao sau nhiều năm tin Đức Chúa Trời mà tôi chỉ theo đuổi phước lành. Những độc chất của Sa-tan như “Người không vì mình, trời tru đất diệt” đã ăn sâu vào tôi khiến cho tôi, trong mọi việc, đều đặt tư lợi lên trên hết. Tôi luôn tính đến lợi ích bản thân. Tôi có thể tiếp tục thực hiện bổn phận khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc truy lùng và tôi chẳng thể về nhà, nhưng đấy không phải là thật sự dâng mình cho Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận. Mà đấy là mong được Đức Chúa Trời ban phước và có đích đến tuyệt vời. Khi nhà tôi gặp khó khăn và phải sống chật vật, hy vọng được ban phước của tôi tan tành, nên tôi trở nên tiêu cực và chẳng muốn làm bổn phận nữa. Tôi nhận ra, khi tin và thực hiện bổn phận, tôi chỉ muốn nhận được thật nhiều phước lành để đổi lại cho chút nỗ lực cỏn con của mình. Như thế là tính toán, là lợi dụng Đức Chúa Trời. Như thế là quá ích kỷ và đáng khinh!
Lời Đức Chúa Trời phán, “Có một tâm tính không thay đổi là thù nghịch với Đức Chúa Trời”, thật hoàn toàn chính xác. Dù bao năm qua, bề ngoài tôi hy sinh, dâng mình và chịu khổ trong bổn phận, nhưng tâm tính bại hoại của tôi vẫn không thay đổi vì tôi đâu có mưu cầu lẽ thật hay tập trung vào việc tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời. Khi mọi chuyện xảy ra không đúng với quan niệm của tôi, tôi dấy loạn và chống đối Đức Chúa Trời. Tôi đã thù hằn Đức Chúa Trời. Quan điểm của tôi về đức tin cũng giống hệt của những người trong giới tôn giáo chỉ muốn no đủ và dùng sự hy sinh của mình đổi lấy tấm vé lên thiên đàng. Tôi đã theo con đường chống đối Đức Chúa Trời, như Phao-lô vậy! Những người thật sự mưu cầu lẽ thật và sự thay đổi tâm tính thì đâu có làm băng hoại bổn phận bằng việc đổi chác, thay vào đó, họ mưu cầu lẽ thật và toàn tâm làm việc để đền đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Họ tìm cách yêu kính và làm Đức Chúa Trời hài lòng, sống cuộc sống ý nghĩa. Họ như Phi-e-rơ, tìm cách kính yêu Đức Chúa Trời vô cùng và vâng phục cho đến chết. Khi chịu đóng đinh vì Đức Chúa Trời, ông đã có lời chứng tuyệt đẹp. Việc đó được Đức Chúa Trời tuyên dương và đó là cách duy nhất để sống cuộc đời có ý nghĩa và giá trị.
Sau đó, tôi đã xem một video đọc lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; thực hành được như vậy chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ. Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thật hơn. Những kẻ chỉ đơn thuần làm bổn phận của mình một cách qua loa lấy lệ và không tìm kiếm lẽ thật cuối cùng sẽ bị loại bỏ, vì những kẻ như thế không thực hiện bổn phận của họ trong khi thực hành lẽ thật, và không thực hành lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Những kẻ như thế là những kẻ vẫn không thay đổi và sẽ bị rủa sả. Không chỉ những biểu hiện của họ không thanh sạch, mà mọi thứ họ biểu hiện ra đều xấu xa” (Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Khi nghĩ về chuyện này, tôi nhận ra rằng bổn phận là việc mà loài thọ tạo chúng ta phải làm. Nó là trách nhiệm mà ta không được thoái thác. Không được làm vấy bẩn bổn phận bằng việc đổi chác và tư lợi. Nó giống như đạo làm con vậy… nó là quy luật tự nhiên, rõ rành rành rồi. Chúng ta trải qua sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời trong bổn phận của chúng ta, sự bại hoại của chúng ta có thể được thay đổi và làm tinh sạch. Đó là cách duy nhất để được cứu rỗi và có đích đến tốt đẹp. Nếu chúng ta không mưu cầu lẽ thật, nếu chúng ta có đức tin nhiều năm mà chẳng có thay đổi gì trong tâm tính bại hoại, nhưng lại cứ bám vào lối suy nghĩ muốn đổi chác và những dục vọng vô độ, thì dù tin Đức Chúa Trời bao lâu hay hy sinh đến thế nào, cũng chẳng bao giờ được Đức Chúa Trời tuyên dương, và Ngài sẽ loại bỏ chúng ta. Tôi nghĩ về việc Gióp mất hết mọi thứ, thậm chí mất hết con cái, nhưng ông chẳng oán trách Đức Chúa Trời. Ông biết mọi sự đều do Đức Chúa Trời ban, và khi Đức Chúa Trời lấy đi thì ông vâng phục vô điều kiện. Chính vì thế mà Gióp đã nói, “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21). Trong lòng ông biết rằng dù Đức Chúa Trời ban thưởng hay tước đi, ông phải thờ phượng Đức Chúa Trời. Đó là bổn phận của ông. Gióp tiếp tục thực hiện bổn phận cho Đức Chúa Trời và đứng ra làm chứng cho Ngài. Đó là việc một loài thọ tạo đích thực phải làm. Tôi phải lấy Gióp làm gương. Tôi không được dùng sự hy sinh của mình để mặc cả đòi cái này cái kia từ Đức Chúa Trời nữa, tôi phải thấy bổn phận của tôi là trách nhiệm và nghĩa vụ. Chỉ khi đó tôi mới có được lương tâm và lý trí.
Sau đó, vì cảnh sát định bắt giam tôi lại, nên tôi rời khỏi nhà và đến ở tạm tại nhà của một người anh em cao niên. Sau đó, tôi đã đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời. “Nếu ngươi có thể dâng hiến thân, tâm, và toàn bộ tình yêu thương chân thật của mình cho Đức Chúa Trời, đặt chúng trước Ngài, hoàn toàn vâng phục Ngài, và tuyệt đối quan tâm đến ý muốn của Ngài – không vì xác thịt, không vì gia đình, và không vì những ham muốn cá nhân của chính mình, mà vì lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, xem lời Đức Chúa Trời như là nguyên tắc và nền tảng trong mọi việc – thì bằng cách đó, mọi ý định và nhìn nhận của ngươi đều sẽ đúng chỗ, và lúc ấy ngươi sẽ là một người ở trước Đức Chúa Trời, nhận lãnh sự ngợi khen của Ngài” (Những người thật sự yêu mến Đức Chúa Trời là những người có thể tuyệt đối quy phục sự thiết thực của Ngài, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời cho tôi con đường và hướng đi. Tôi không nên chỉ nghĩ cho gia đình và lợi ích xác thịt, mà phải chỉnh đốn động cơ của mình và dốc tâm sức để thực hiện bổn phận cho tốt. Khi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời rồi, tôi bình lặng tâm hồn và dành thời gian đọc lời Đức Chúa Trời ở nhà người anh em đó. Một thời gian sau, tôi được giao một bổn phận khác. Nhờ sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, cách tiếp cận đức tin sai lầm của tôi đã được chỉnh đốn và tôi đã có mục tiêu đúng đắn để mưu cầu.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?