Học cách làm chứng nhân tốt hơn
Tháng 6 năm ngoái, tôi được chọn làm chấp sự chăm tưới, phụ trách những người mới tin nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Tôi thầm nghĩ: “Đức Chúa Trời cất nhắc mình bằng bổn phận quan trọng như vậy, mình phải làm tốt và đền đáp tình yêu của Ngài”. Lúc đầu, tôi gặp nhiều khó khăn với công việc. Một số anh chị em bận việc và không tham gia họp thường xuyên, một số thì bị những lời vu khống của giới tôn giáo và ĐCSTQ lừa dối, ngại không muốn dự họp, một số khác thì tiêu cực, yếu đuối do bị gia đình cản trở và không thể thực hiện bổn phận. Nghĩ về những chuyện đó, tôi thấy rất áp lực. Để chăm tưới tốt cho các anh chị em này, để họ hiểu lẽ thật và bén rễ trên con đường đúng đắn, cần phải làm nhiều việc. Trong thời gian đó, tôi cầu nguyện và cậy dựa vào Đức Chúa Trời,, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề và khó khăn của họ. Sau một thời gian, đa số họ đều dự họp bình thường, và một số hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận nên đã dốc sức làm tròn bổn phận. Nhìn thấy những kết quả này, tôi rất mừng, Tôi không thể không đánh giá cao bản thân. “Hẳn là mình giỏi việc này. Nếu không thì sao có thể đạt kết quả tốt như thế chứ?” Sau đó, khi nghe các anh chị em nói về tình trạng và khó khăn của họ, tôi vô tình bắt đầu thể hiện mình giỏi hơn và nhiều kinh nghiệm hơn.
Có lần, trong cuộc họp với một số chị mới bắt đầu bổn phận chăm tưới, họ đề cập rằng một số người mới đã gặp phải sự đàn áp và bắt bớ điên cuồng từ ĐCSTQ, cảm thấy tiêu cực, yếu đuối, rụt rè và sợ hãi. Các chị này không biết thông công thế nào để giải quyết. Tôi nghĩ, vì gần đây tôi đã giải quyết những vấn đề này và đạt một số kết quả, đây là cơ hội tốt để cho họ biết tôi đã thông công lẽ thật thế nào để giải quyết những điều này, cho họ thấy tôi hiểu lẽ thật nhất và là người làm việc có năng lực nhất. Vậy nên, tôi tự tin bảo họ: “Mới đây tôi có chăm tưới cho vài anh chị cũng trong tình trạng như vậy. Lúc đó tôi rất lo lắng, nên để chăm tưới tốt, tôi tổ chức nhiều cuộc họp cho họ, đọc lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật về tình trạng của họ. Tôi đã phải đạp xe hơn 50 km tới đó và đạp xe về. Sau khi được chăm tưới một thời gian, họ đã có một số kiến thức về công tác, sự toàn năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời, họ hiểu cách Đức Chúa Trời dùng con rồng lớn sắc đỏ làm vật làm nền trong công tác của Ngài, và họ có lòng tin nơi Ngài, không còn bị kìm hãm bởi sự đàn áp của ĐCSTQ, thậm chí muốn truyền bá Phúc Âm để chứng thực cho công tác của Đức Chúa Trời…” Khi tôi thông công, các chị ấy nhìn tôi chăm chú như thể bị mê hoặc. Tôi cảm thấy thực sự thỏa mãn và càng nói càng thêm hăng. Khi tôi vừa xong, một chị hào hứng nói: “Với mọi kinh nghiệm của chị, chị có thể nhìn rõ vấn đề. Tôi thì sẽ rất bối rối”. Một chị khác ngưỡng mộ nói: “Chị giải quyết những vấn đề này dễ dàng quá. Nếu còn kinh nghiệm hay nào nữa, nhờ chị thông công để chúng tôi học hỏi”. Tôi rất sung sướng khi nghe họ khen. Mặc dù nói kết quả công việc hoàn toàn do Đức Chúa Trời soi dẫn, không phải nỗ lực của tôi, nhưng lòng tôi thì cảm thấy mình đã chịu đựng và trả giá cho những kết quả này. Sau đó, tôi càng thích thể hiện hơn nữa.
Ở cuộc họp nọ, một chị cảm thấy tiêu cực vì bổn phận chăm tưới không mang lại kết quả tốt, và chị kể về nhiều khó khăn. Tôi đã nghĩ: “Nếu mình nói cũng gặp những khó khăn và thiếu sót ấy, không phải người khác sẽ coi thường mình sao? Mình phụ trách công việc của chị ấy, nên sẽ kể chị ấy nghe những kinh nghiệm thành công của mình, và cho họ thấy cách mình đã thông công lẽ thật để giải quyết khi đối mặt với những vấn đề và khó khăn khác nhau này. Bằng cách đó, mình vừa có thể giải quyết vấn đề của họ vừa khiến họ đánh giá mình cao hơn”. Nghĩ vậy, tôi tránh nói về những điểm yếu và thiếu sót của mình, thay vào đó lại khoe mình làm bổn phận hiệu quả thế nào. Tôi nói: “Trong thời gian này, tôi chăm tưới và hỗ trợ năm anh chị em. Một số thì có quan niệm tôn giáo, một số thì ham tiền và không dự họp bình thường, một số thì yếu đuối và tiêu cực do các vấn đề gia đình. Tôi đã đến gặp từng người một, vượt qua một số khó khăn, tìm kiếm nhiều lời Đức Chúa Trời, và thông công với từng người để giải quyết những vấn đề này, cho đến khi họ hiểu lẽ thật, bỏ đi quan niệm, thường xuyên dự họp và sẵn sàng nhận bổn phận. Có anh kia là một chuyên gia rất có tài năng nhưng hiếm khi đi họp vì bận theo đuổi địa vị và danh vọng phàm tục. Tôi đã rất khó khăn trong quá trình hỗ trợ anh, nhưng tôi trông cậy Đức Chúa Trời, đọc lời Ngài cho anh nghe, và thông công ý muốn của Ngài. Điều này giúp anh hiểu giá trị của việc theo đuổi lẽ thật đối với người tin Đức Chúa Trời, cho anh thấy rằng theo đuổi danh tiếng và địa vị là rỗng tuếch, và chỉ theo Đức Chúa Trời thì mới đạt được lẽ thật, sự sống và được Ngài cứu rỗi, do đó anh cũng sẵn lòng theo đuổi lẽ thật và thực hiện bổn phận”. Sau khi thông công, tôi thấy các chị ấy tỏ vẻ ngưỡng mộ và yêu mến, họ viết lại những đoạn lời Đức Chúa Trời mà tôi thông công. Một chị còn thốt lên: “Chị đã dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề của họ, giúp họ hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, theo Ngài và thực hiện bổn phận. Nếu không có thực tế của lẽ thật thì chị sẽ không thể làm được”. Một chị khác nói với vẻ thán phục: “Tôi mà đối mặt với những vấn đề này thì sẽ không giải quyết được. Chị nhiều kinh nghiệm hơn nên giải quyết hay hơn chúng tôi”. Lúc đó tôi cũng cảm nhận như vậy. Sau khi nói chuyện, một trong các chị đó cảm thấy hơi tiêu cực, vì thấy mình có tố chất kém, không thể dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề của những người mới. Tôi nghĩ: “Mình có nói quá nhiều về trải nghiệm thành công không? Những vấn đề họ gặp phải thì rất đơn giản và dễ giải quyết đối với mình. Nên họ cảm thấy không có năng lực và nể phục mình, dựa vào mình để giải quyết mọi vấn đề của họ?” Tôi đã nghĩ về tác hại của việc ngưỡng mộ và được ngưỡng mộ. Nhưng rồi tôi nghĩ, “Mình chỉ kể với họ về kinh nghiệm thực tế của bản thân, ổn thôi mà”. Lúc đó, tôi chẳng phản tỉnh bản thân, và rồi sự việc trôi qua. Sau đó, tôi gặp hai chị chăm tưới để hỏi thăm công việc của họ. Ngay khi tôi đến, một chị hào hứng nói: “Mừng quá chị đây rồi. Ở đây có một số anh chị em gặp vấn đề mà không biết giải quyết thế nào. Giờ chị ở đây thì hỏi chị được rồi”. Ánh mắt kỳ vọng của chị ấy khiến tôi vừa phấn khởi vừa lo. Phấn khởi là vì chị ấy nể phục tôi, còn lo là vì tôi tự hỏi có phải do luôn nói mình đạt kết quả trong công việc mà chị ấy ngưỡng mộ tôi không. Tiếp đến, tôi nghĩ: “Mình luôn nói với họ về thành công của mình để cho họ con đường thực hành, đó là bảo vệ công việc của nhà Đức Chúa Trời. Với lại, mình chỉ nói về trải nghiệm thực tế chứ có phóng đại đâu”. Thế là tôi lại thông công về kinh nghiệm thành công của mình. Họ đáp lại bằng vẻ ngưỡng mộ và ghen tị thường thấy, và tôi rất vui.
Sau đó, tại mỗi cuộc họp, tôi kể mình đã phải chịu đựng và trả giá thế nào khi thực hiện bổn phận, đã thông công lẽ thật thế nào để giải quyết các vấn đề, kể ra hết mọi ví dụ về thành công của tôi. Dần dần, tất cả các anh chị em bắt đầu tôn sùng tôi, họ đợi tôi giải quyết mọi vấn đề của họ, tôi thì rất thích cảm giác được nể phục và tôn sùng. Trên đường về sau các cuộc họp, tôi nhớ lại biểu cảm ngưỡng mộ, quý trọng của các anh chị em, và không khỏi thấy phấn chấn trong lòng. Sau một thời gian ngắn thực hiện bổn phận, tôi được rất nhiều người ngưỡng mộ và nể phục, nên ý nghĩ đó cho tôi đầy sức mạnh và động lực thực hiện bổn phận. Nhưng khi đang đắm chìm trong niềm vui được tôn sùng, tôi bất ngờ gặp phải sự tỉa sửa và xử lý.
Một ngày nọ, lãnh đạo hội thánh đến gặp tôi và nói: “Tôi đã yêu cầu các anh chị em đánh giá chị trong cuộc bầu cử lần này, và mọi người nói chị thích thể hiện”. Khi nghe vậy, mặt tôi lập tức đỏ lên vì xấu hổ. Tôi nghĩ: “Sao họ có thể nói mình thích thể hiện chứ? Lãnh đạo nghĩ gì về mình? Mình còn mặt mũi nào gặp ai nữa?” Tôi cố gắng giải thích rằng: “Tôi thừa nhận mình khá kiêu ngạo, và đôi khi vô tình thể hiện, nhưng tôi không cố ý khoe khoang. Tôi chỉ kể sự thật về kinh nghiệm và hiểu biết của mình thôi”. Lãnh đạo thấy tôi không hiểu bản thân và nói: “Chị nói về trải nghiệm của mình, nhưng tại sao các anh chị em lại nể phục và trông cậy chị thay vì trông cậy Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật? Chị nói rằng không cố tình thể hiện, nhưng sao chị không nói về sự bại hoại, thiếu sót, tiêu cực, yếu đuối, hay suy nghĩ thật của mình? Chị chỉ nói về điều tốt chứ không nói về sự bại hoại hay yếu kém của mình. Điều này tạo ấn tượng rằng chị theo đuổi lẽ thật và biết cách trải nghiệm. Không phải đó là tôn cao bản thân và thể hiện sao?” Tôi không trả lời được sau những gì lãnh đạo đã vạch trần và phê bình. Tôi nhớ những lúc hội họp, tôi thường chỉ nói về kinh nghiệm thành công chứ chưa bao giờ mở lòng về những sai lệch và thất bại trong bổn phận. Tôi thực sự đã thể hiện. Nghĩ về cách mình đã thể hiện trước rất nhiều anh chị em, mà giờ họ đều đã phân định rõ về tôi, tôi cảm thấy xấu hổ và ngượng đến mức muốn chui xuống đất. Càng nghĩ, tôi càng đau khổ, không kìm được nước mắt. Tôi quỳ trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện, “Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn thể hiện nữa. Xin hướng dẫn con, để con có thể tự phản tỉnh và biết mình”.
Sau đó, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời, “Tâng bốc và chứng thực cho chính mình, khoe khoang bản thân, cố khiến người khác đề cao mình – loài người bại hoại hoàn toàn có thể làm những việc đó. Đây là cách con người phản ứng theo bản năng khi họ bị thao túng bởi bản tính ma quỷ của mình, và điều này rất phổ biến trong toàn nhân loại bại hoại. Con người thường tâng bốc và chứng thực cho bản thân mình như thế nào? Làm thế nào để họ đạt được mục đích đó? Một cách là chứng thực cho việc họ đã chịu khổ đến mức nào, đã làm nhiều việc đến mức nào, và đã dâng mình đến mức nào. Họ nói về những điều này như một dạng vốn liếng cá nhân. Đó là, họ dùng những thứ đó như vốn liếng để tâng bốc bản thân, giúp họ có được vị trí cao hơn, vững chắc hơn, an toàn hơn trong tâm trí mọi người; để nhiều người quý mến họ, ngưỡng mộ họ, tôn trọng họ, thậm chí là sùng kính họ, thần tượng họ, và đi theo họ. Đó chính là kết quả sau cùng. Những thứ họ làm để đạt được mục đích này – tất cả những việc tâng bốc và chứng thực cho bản thân đó – liệu chúng có hợp lý hay không? Không hề. Chúng đã vượt quá phạm vi của sự hợp lý. Những người này chẳng biết hổ thẹn: Họ không hề nao núng làm chứng thực về công việc mình đã làm cho Đức Chúa Trời và về việc họ đã chịu đựng nhiều khổ sở vì Ngài đến mức nào. Họ thậm chí còn khoe khoang ân tứ, tài năng, kinh nghiệm và các kỹ năng đặc biệt của mình hay những kỹ xảo khéo léo trong xử thế, những thủ đoạn bỡn cợt mọi người. Phương pháp họ dùng để tâng bốc và chứng thực cho bản thân là khoe khoang mình và xem thường người khác. Họ cũng che đậy và ngụy trang bản thân, ẩn giấu các điểm yếu, thiếu sót và thất bại của mình trước mọi người để mọi người chỉ có thể nhìn thấy sự tài giỏi của họ. Họ thậm chí chẳng dám nói với mọi người khi họ cảm thấy tiêu cực; họ thiếu dũng khí để cởi mở và thông công với mọi người, và khi họ làm sai điều gì thì họ sẽ cố hết sức để giấu giếm và che đậy điều đó. Họ chẳng bao giờ nhắc đến những tổn hại họ đã gây ra cho nhà Đức Chúa Trời trong quá trình họ thực hiện bổn phận của mình. Thế nhưng khi thực hiện được vài đóng góp chẳng đáng kể hoặc đạt được một chút thành công nhỏ nhoi thì họ lại khoe khoang rất nhanh. Họ không thể chờ để cho cả thế giới biết mình tài giỏi thế nào, tố chất cao đến đâu, xuất chúng đến mấy, và họ vượt trội hơn người thường nhiều như thế nào nào. Đó chẳng phải là một cách tâng bốc và chứng thực cho bản thân ư? Liệu tâng bốc và chứng thực cho bản thân có nằm trong phạm vi lý trí của nhân loại bình thường không? Không hề. Vậy khi con người làm điều này, tâm tính nào thường được tỏ lộ? Tâm tính kiêu ngạo là một trong những biểu hiện chủ yếu, tiếp theo sau là sự giả dối, nó bao gồm cả việc làm mọi thứ có thể để khiến người khác quý trọng họ. Những câu chuyện của họ hoàn toàn chặt chẽ; lời nói của họ rõ ràng có chứa đựng các động cơ và ý đồ, và họ tìm được cách để ẩn giấu sự thật là mình đang khoe khoang, nhưng kết quả của điều họ nói là người nghe vẫn bị buộc phải cảm thấy họ vượt trội hơn người khác, chẳng ai ngang hàng được với họ và tất cả những người khác đều thấp kém hơn họ. Và kết quả đó chẳng phải đã đạt được bằng thủ đoạn lừa lọc sao? Tâm tính nào là trung tâm của những thủ đoạn đó? Và có các yếu tố nào của sự gian ác trong đó không? Đây chính xác là một loại tâm tính gian ác” (“Họ tán dương và chứng thực về chính mình” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Những gì lời Đức Chúa Trời phơi bày khiến tôi chạnh lòng. Không phải hành vi thể hiện và chứng thực cho bản thân của tôi đã bị phơi bày trong lời Đức Chúa Trời sao? Tôi nhận ra rằng khi thực hiện bổn phận, tôi chỉ nói về việc chịu khổ và những kết quả thành công trong bổn phận. Tại các cuộc họp, anh chị em đề cập đến những vấn đề mà họ không biết cách giải quyết, nhưng tôi đã không thông công lẽ thật, giúp họ hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, bảo họ trông cậy Ngài để thực hiện bổn phận. Thay vào đó, tôi làm chứng cho khả năng chịu đựng và giải quyết vấn đề của mình. Tôi luôn kể mình đã rong ruổi bao nhiêu nẻo đường, phải trả cái giá nào để chăm tưới người khác. Tôi không bao giờ nói về điểm yếu hoặc thiếu sót mà mình đã tỏ lộ khi gặp khó khăn. Thường thì, tôi chỉ nói về chuyện tích cực tại các cuộc họp, cách tôi gánh vác trọng trách và quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, cách tôi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết mọi việc khi các anh chị em gặp vấn đề, hoặc có bao nhiêu người đã dự họp và thực hiện bổn phận nhờ sự hỗ trợ và chăm tưới của tôi để khiến người khác nghĩ tôi hiểu lẽ thật và có thể giải quyết vấn đề. Rõ ràng chính lời Đức Chúa Trời đã cho phép họ hiểu lẽ thật, có đức tin, và muốn thực hiện bổn phận. Đây là những kết quả đạt được bởi lời Đức Chúa Trời. Nhưng tôi đã không tôn cao Đức Chúa Trời hay làm chứng cho lời và công tác của Ngài. Không ai có được kiến thức về Đức Chúa Trời vì nghe kinh nghiệm của tôi, họ chỉ tôn sùng tôi. Họ không trông cậy Đức Chúa Trời hay tìm kiếm lẽ thật khi gặp vấn đề. Thay vào đó, họ tìm kiếm mối thông công của tôi để giải quyết mọi việc. Họ xem tôi như một người thậm chí có thể cứu mạng họ. Tôi đã đưa mọi người đến trước chính tôi. Tôi đã lừa dối mọi người và tranh giành địa vị với Đức Chúa Trời. Thậm chí lúc đó tôi cũng không cảm thấy mình đang tự tôn cao hay thể hiện. Tôi vẫn nghĩ tôi chỉ bàn về kinh nghiệm thực tế của mình. Giờ thì tôi thấy mình đã có ý định đáng khinh khi thảo luận về kinh nghiệm của bản thân. Tôi đã cố giành được vị trí cao trong lòng mọi người. Càng nghĩ, tôi càng thấy mình đáng khinh và vô liêm sỉ. Đức Chúa Trời đã nâng đỡ tôi với bổn phận chăm tưới này, để tôi thông công lời Ngài nhằm giải quyết vấn đề, dẫn dắt mọi người trước mặt Đức Chúa Trời, giúp họ hiểu lẽ thật và nhận biết Đức Chúa Trời. Nhưng khi thực hiện bổn phận, tôi thể hiện khắp nơi để mọi người tôn sùng mình, xem hiệu quả của công tác của Đức Thánh Linh là hiệu quả của sức lao động mình. và dùng nó làm vốn liếng để khoe khoang bản thân. Tôi đánh cắp sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, tận hưởng sự ngưỡng mộ, tôn sùng của anh chị em, mà không hề thấy xấu hổ. Tôi đã không hề có lương tâm và lý trí! Đức Chúa Trời đã sắp đặt một chị tỉa sửa và xử lý tôi để khiến tôi suy ngẫm về con đường sai trái mình đã đi và quay đầu đúng lúc, đó là tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho tôi. Tôi biết không thể làm tổn thương lòng Đức Chúa Trời nữa. Tôi đã phải ăn năn.
Lúc đó, tôi nhớ lại một đoạn lời Đức Chúa Trời, “‘Chia sẻ và tương giao về kinh nghiệm’ có nghĩa là nói lên mọi suy nghĩ trong lòng ngươi, tình trạng của ngươi, kinh nghiệm và hiểu biết của ngươi về những lời của Đức Chúa Trời, và tâm tính bại hoại trong ngươi, rồi để những người khác nhận rõ chúng, chấp nhận những mặt tích cực, và nhận ra mặt còn tiêu cực. Chỉ có như vậy mới là chia sẻ, và chỉ có như vậy mới là tương giao thực sự” (“Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi ngẫm nghĩ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu là việc thông công về kinh nghiệm không nên mang ý định, tham vọng và mong muốn cá nhân. Dù là chuyện tích cực hay tiêu cực, tôi nên luôn cởi mở với các anh chị em về trạng thái thật của tôi, để họ có thể tiếp thu điều tích cực và học cách phân biệt điều tiêu cực từ kinh nghiệm của tôi, họ có thể thấy tôi cũng phản nghịch và bại hoại, và sẽ không nể phục hay ngưỡng mộ tôi. Như thế, kinh nghiệm của tôi có thể dạy họ bài học và giúp họ tránh đi sai đường. Tại buổi họp ngày hôm sau, tôi lấy can đảm thảo luận về tình trạng của mình. Tôi phân tích và chỉ ra cách mình đã thể hiện để khiến người khác nể phục, cách tôi phản tỉnh và nhận biết mình. Tôi cảm thấy rất yên ổn và vui sướng trong buổi họp đó.
Sau đó, tôi nghe nói có một chị đã rất chán nản. Khi trò chuyện, chị ấy nói: “Ở các buổi họp, tôi luôn nghe về kinh nghiệm của chị và cách chị giúp người khác thật hiệu quả, còn tôi lại thiếu thực tế của lẽ thật, tố chất quá thấp kém. Khi vấn đề nảy sinh, tôi không thể giải quyết. Quá căng thẳng. Tôi không thể đảm đương bổn phận này”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi thấy rất xấu hổ. Tôi nghĩ, “Chị ấy tiêu cực chính là lỗi của mình. Mình không tôn cao Đức Chúa Trời khi làm bổn phận, không giải quyết được khó khăn thực tế của các anh chị em trong lối vào sự sống của họ, và mình luôn phóng đại, thể hiện, khiến chị ấy lầm tưởng mình hiểu lẽ thật và có vóc giạc. Mình không thể lặp lại sai lầm này, phải cởi mở và phơi bày bản thân với chị ấy”. Thế là tôi kể chị ấy nghe mọi chuyện bao gồm trạng thái của tôi và cách tôi thể hiện trong thời gian này. Tôi cho chị ấy biết tôi thực ra không sở hữu thực tế của lẽ thật, rằng kết quả của các bổn phận đến từ công tác và sự soi dẫn của Đức Thánh Linh, và rằng tôi không thể tự mình đạt được bất cứ điều gì. Chị ấy cảm động và nói, “Tôi không theo đuổi lẽ thật, không có chỗ cho Đức Chúa Trời trong lòng, tôi coi trọng những ân tứ bề ngoài, không biết tất cả là công tác và sự soi dẫn của Đức Chúa Trời. Tôi không muốn sống tiêu cực và yếu đuối. Tôi muốn trông cậy Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận”.
Sau đó, tôi bắt đầu phản tỉnh về bản thân. Tại sao, ngay cả khi biết khoe khoang là chống đối Đức Chúa Trời, tôi vẫn cứ vô tình đi con đường này? Điều gì đã xảy ra ở đây? Sau đó, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời, “Một số người đặc biệt tôn sùng Phao-lô. Họ thích ra ngoài, diễn thuyết và làm việc, họ thích tham dự các buổi tụ họp và rao giảng, và họ thích mọi người lắng nghe họ, tôn thờ họ, và xoay quanh họ. Họ thích có địa vị trong tâm trí người khác, và họ đánh giá cao việc người khác coi trọng hình ảnh mà họ thể hiện. Hãy cùng phân tích bản tính của họ từ những hành vi này: Bản tính của họ là gì? Nếu họ thực sự cư xử như vậy, thì cũng đủ cho thấy họ kiêu ngạo và tự phụ. Họ không thờ phụng Đức Chúa Trời chút nào; họ tìm kiếm một địa vị cao hơn và mong muốn có quyền lực với người khác, chiếm hữu họ, và có địa vị trong tâm trí họ. Đây là hình ảnh điển hình của Sa-tan. Các khía cạnh nổi bật trong bản tính của họ là sự kiêu ngạo và tự phụ, không sẵn lòng thờ phụng Đức Chúa Trời, và tham muốn được người khác tôn thờ. Những hành vi như vậy có thể cho ngươi một cái nhìn rất rõ ràng về bản tính của họ” (“Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ những gì lời Đức Chúa Trời tỏ lộ, tôi hiểu là tôi thích thể hiện với anh chị em, khiến họ phải nể phục và ngưỡng mộ bởi vì tôi bị bản tính kiêu ngạo kiểm soát, và đây là con đường chống đối Đức Chúa Trời. Bản tính kiêu ngạo khiến tôi đánh giá cao bản thân khi bổn phận có được một số kết quả. Khi họp, tôi luôn khoa trương và khoe khoang kết quả công việc để chứng minh mình có năng lực, khiến người khác nể phục và ngưỡng mộ. Những khó khăn trong bổn phận khiến tôi thấy yếu đuối, tôi phơi bày sự phản nghịch và bại hoại, nhưng tôi chưa bao giờ đề cập để mình có vẻ nổi bật và vượt trội, để những người khác nể phục và tôn sùng tôi hơn nữa. Khi được các anh chị em khen ngợi, tôi thấy rất vui, và trơ trẽn hưởng hết sự ngưỡng mộ, tôn sùng của họ. Không phải tôi đang cố trở thành vua trong lòng mọi người và tranh giành dân sự với Đức Chúa Trời sao? Tôi nghĩ về việc Phao-lô thích các buổi họp và rao giảng đến mức nào, cách ông xem hiệu quả công tác của Đức Thánh Linh là vốn liếng của mình, thể hiện và tôn cao bản thân ở mọi nơi để lừa dối mọi người, đưa tất cả các tín hữu đến trước ông, để đến tận bây giờ, 2.000 năm sau, cả giới tôn giáo vẫn tôn sùng và đề cao Phao-lô, coi những lời của Phao-lô như lời của Đức Chúa Trời, và không hề hiểu biết gì về Đức Chúa Jêsus. Phao-lô kiêu ngạo, tự nên công chính, không tôn trọng Đức Chúa Trời, đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ chống đối Đức Chúa Trời. Ông đã chiếm vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng người, xúc phạm nghiêm trọng tâm tính công chính của Ngài, bị Đức Chúa Trời trừng phạt và rủa sả. Không phải tôi đã y như Phao-lô sao? Tôi cũng kiêu ngạo, tự nên công chính, thích đề cao bản thân và thể hiện, thích mọi người vây quanh. Kết quả là, sau nhiều tháng tôi “trình diễn”, mọi người nể phục, ngưỡng mộ tôi, không có chỗ cho Đức Chúa Trời trong lòng họ. Khi vấn đề xảy ra, thay vì tìm Đức Chúa Trời thì họ tìm tôi để được thông công và tìm giải pháp. Không phải tôi chống đối Đức Chúa Trời và làm hại anh chị em sao? Tôi nhận sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, nhưng lại chống đối, trở thành kẻ thù của Ngài, bước đi con đường địch lại Đấng Christ chống đối Đức Chúa Trời của Phao-lô. Nếu tôi không hối cải, kết cục của tôi sẽ giống như Phao-lô, sẽ bị Đức Chúa Trời loại trừ và trừng phạt. Lúc đó tôi mới thấy mình bị bản tính kiêu ngạo điều khiển. Hết lần này đến lần khác, tôi trơ trẽn thể hiện và khoe khoang, lừa dối để các anh chị em tôn sùng tôi, đôi khi còn có ý định đáng khinh hoặc dùng mánh khóe để thể hiện. Tôi đã rất tà ác! Tôi kinh tởm và ghê tởm chính mình, thề rằng sẽ không bao giờ khoe khoang nữa.
Sau đó, tôi xem một video lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ngươi hiểu gì về tâm tính của Đức Chúa Trời, về Ngài có gì và là gì? Ngươi hiểu gì về thẩm quyền của Ngài, sự toàn năng và khôn ngoan của Ngài? Có ai biết Đức Chúa Trời đã và đang làm việc bao nhiêu năm giữa toàn nhân loại và vạn vật không? Không ai biết chính xác số năm cho đến nay mà Đức Chúa Trời đã làm việc và quản lý toàn nhân loại; Ngài không báo cáo những điều như thế cho nhân loại. Tuy nhiên, nếu Sa-tan làm điều này chỉ một chút thôi, thì có phải nó sẽ tuyên bố không? Nó chắc chắn sẽ tuyên bố điều đó. Sa-tan muốn thể hiện bản thân, để nó có thể lừa gạt nhiều người hơn và để có nhiều người nữa trong số họ khen ngợi nó. Tại sao Đức Chúa Trời không báo cáo công việc này? Có một khía cạnh trong bản chất của Đức Chúa Trời đó là khiêm nhường và ẩn giấu. Những điều đối lập với sự khiêm nhường và ẩn giấu là gì? Kiêu ngạo, xấc xược và tham vọng. … Những kẻ địch lại Đấng Christ cũng không khác: chúng khoe khoang về mọi điều nhỏ nhặt chúng làm trước mặt mọi người. Nghe chúng nói, có vẻ như chúng đang chứng thực cho Đức Chúa Trời – nhưng nếu lắng nghe kỹ, ngươi sẽ phát hiện ra rằng chúng không phải đang chứng thực cho Đức Chúa Trời, mà là đang thể hiện, đang tôn bản thân lên. Động lực và thực chất đằng sau những gì chúng nói là tranh giành những người được chọn, tranh giành địa vị với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời khiêm nhường và ẩn giấu, còn Sa-tan thì khoe khoang chính nó. Có sự khác biệt không? Sa-tan có thể được mô tả là khiêm nhường không? (Không.) Xét theo bản tính và bản chất đồi bại của nó, thì nó là một thứ rác rưởi vô giá trị; sẽ là điều phi thường nếu Sa-tan không khoe khoang bản thân. Làm thế nào mà Sa-tan có thể được gọi là ‘khiêm nhường’? ‘Sự khiêm nhường’ được nói về Đức Chúa Trời. Thân phận, bản chất và tâm tính của Đức Chúa Trời là cao trọng và đáng kính, nhưng Ngài không bao giờ phô trương. Đức Chúa Trời khiêm nhường và ẩn giấu, Ngài không để mọi người thấy những gì Ngài đã làm, nhưng khi Ngài làm việc trong sự mờ nhạt như vậy, nhân loại không ngừng được cung cấp, nuôi dưỡng và hướng dẫn – và tất cả những điều này là do Đức Chúa Trời sắp đặt. Có phải chính vì sự ẩn giấu và khiêm nhường mà Đức Chúa Trời không bao giờ tiết lộ những điều này, không bao giờ đề cập đến chúng? Đức Chúa Trời khiêm nhường chính là vì Ngài có thể làm những điều này nhưng không bao giờ đề cập hay tiết lộ chúng, không thảo luận về chúng với mọi người. Ngươi có quyền gì để nói về sự khiêm nhường khi ngươi không có khả năng làm những điều như thế? Ngươi đã không làm bất kỳ điều nào trong số đó, nhưng vẫn khăng khăng giành công về chúng – điều này được gọi là không biết xấu hổ. Khi soi dẫn loài người, Đức Chúa Trời thực hiện công tác vĩ đại đó, và Ngài cai quản toàn vũ trụ. Thẩm quyền và quyền năng của Ngài rất lớn, nhưng Ngài chưa bao giờ nói: ‘Khả năng của Ta rất phi thường’. Ngài vẫn ẩn mình giữa muôn vật, cai quản mọi việc, nuôi dưỡng và chu cấp cho nhân loại, cho phép toàn thể nhân loại tiếp nối thế hệ này sang thế hệ khác. Lấy không khí và ánh nắng mặt trời làm ví dụ, hoặc tất cả những thứ vật chất hữu hình cần thiết cho sự tồn tại của con người – tất cả những thứ này đều tuôn ra không ngừng. Việc Đức Chúa Trời chu cấp cho con người là điều không thể bàn cãi. Vậy nếu Sa-tan làm điều gì đó tốt, nó có giữ im lặng và chịu là một anh hùng vô danh không? Không bao giờ. Điều này giống như việc có một số kẻ địch lại Đấng Christ trong hội thánh trước đây đã làm công việc nguy hiểm, hoặc đã từng làm công việc có hại cho lợi ích của chính họ, những người thậm chí có thể đã phải vào tù; cũng có những người đã từng đóng góp vào một khía cạnh công việc của nhà Đức Chúa Trời. Họ không bao giờ quên những điều này, họ nghĩ rằng họ xứng đáng được ghi công cả đời, họ nghĩ đó là vốn liếng cả đời của họ – điều này cho thấy con người tầm thường như thế nào! Con người thì tầm thường, còn Sa-tan thì không biết xấu hổ” (“Họ tà ác, quỷ quyệt và giả dối (Phần 2)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Tôi xấu hổ khi thấy những lời này của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Ngài có thẩm quyền và quyền năng, và Ngài có địa vị tối cao. Vậy mà Đức Chúa Trời đã đích thân nhập thể để cứu rỗi loài người bại hoại, và Ngài âm thầm bày tỏ lẽ thật để chu cấp và cứu rỗi con người. Đức Chúa Trời tối cao và quyền năng, nhưng không bao giờ đòi địa vị của Ngài, không bao giờ khoe đã làm bao nhiêu công tác để cứu rỗi nhân loại hay phải chịu bao nhiêu tủi nhục và đau đớn. Thay vào đó, Ngài khiêm nhường, ẩn mình giữa mọi người và làm công tác. Đây là điều mà không một con người bại hoại nào có thể làm. Khi thấy bản chất của Đức Chúa Trời là thánh khiết và đẹp đẽ, tôi càng xấu hổ về sự kiêu ngạo, tự nên công chính, phô trương và thể hiện của mình. Tôi là người hoàn toàn bẩn thỉu, bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc, là kẻ tầm thường trong mắt Đức Chúa Trời, vậy mà tôi trơ trẽn tự đề cao, thể hiện, khiến người khác nể phục và tôn sùng. Tôi kiêu ngạo đến mức mất lý trí, thực sự không đáng sống trước mặt Đức Chúa Trời! Trong sự xấu hổ, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, “Lạy Đức Chúa Trời, nhờ sự phán xét và mặc khải của Ngài, con thấy mình sống không có hình tượng giống con người, và không muốn sống vậy nữa. Xin hướng dẫn con thực hành lẽ thật, thoát khỏi sự trói buộc và ràng buộc của tâm tính sa-tan”.
“Khi làm chứng cho Đức Chúa Trời, các ngươi nên chủ yếu nói nhiều hơn về cách Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt mọi người, những thử luyện nào Ngài sử dụng để tinh luyện mọi người và thay đổi tâm tính của họ. Các ngươi cũng nên nói về việc sự hư hoại đã được bộc lộ bao nhiêu trong trải nghiệm của các ngươi, các ngươi đã chịu đựng bao nhiêu và các ngươi cuối cùng đã được Đức Chúa Trời chinh phục như thế nào; nói về kiến thức thực sự về công việc của Đức Chúa Trời mà các ngươi có được là bao nhiêu, và các ngươi nên làm chứng cho Đức Chúa Trời và đền đáp tình yêu của Ngài như thế nào. Các ngươi nên đưa thực chất vào loại ngôn ngữ này, trong khi diễn đạt nó một cách đơn giản. Đừng nói về những lý thuyết trống rỗng. Hãy nói thực tế hơn; nói từ tấm lòng. Đây là cách ngươi nên trải nghiệm. Đừng trang bị cho mình những lý thuyết trống rỗng có vẻ sâu sắc cố để phô trương; làm như vậy khiến ngươi trông khá kiêu ngạo và phi lý. Ngươi nên nói nhiều hơn về những điều có thật từ trải nghiệm thực tế của ngươi mà chân thật và từ tấm lòng; điều này có lợi nhất cho người khác, và phù hợp nhất để họ thấy. Các ngươi từng là những người chống đối Đức Chúa Trời nhiều nhất và ít có khuynh hướng đầu phục Ngài nhất, nhưng bây giờ ngươi đã được chinh phục – đừng bao giờ quên điều đó. Ngươi nên suy ngẫm và suy nghĩ về những vấn đề này nhiều hơn. Một khi mọi người đã hiểu rõ về những vấn đề đó, họ sẽ biết cách làm chứng; nếu không, họ sẽ có thể có những hành động đáng xấu hổ và vô nghĩa” (“Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi tìm thấy con đường thực hành trong lời Đức Chúa Trời. Để giải quyết vấn đề khoe khoang, tôi phải chủ ý tôn cao và làm chứng cho Đức Chúa Trời, làm chứng cho công tác, tâm tính, và yêu cầu của Ngài đối với con người, vạch trần sự phản nghịch, bại hoại của mình, cùng những ý định đáng khinh và hậu quả của chúng khi tôi làm việc, nói về cách tôi đã trải nghiệm sự phán xét và hình phạt trong lời Đức Chúa Trời rồi nhận biết mình sau đó, để người khác có thể nhận rõ sự bại hoại của tôi và hiểu biết về công tác của Đức Chúa Trời, thấy sự cứu rỗi và chứng thực cho tình yêu của Ngài với con người. Ngoài ra, tôi phải học cách nói trung thực từ trái tim khi bàn về kinh nghiệm của mình, không phóng đại, khoe khoang hay trịch thượng hơn người. Khi hiểu những con đường thực hành này, tôi bắt đầu chủ ý thực hành chúng. Một lần họp nọ, có anh kia nói về việc theo đuổi danh tiếng và địa vị khi làm bổn phận. Anh đã so sánh mình với mọi người, cảm thấy đau khổ và không biết làm thế nào để giải quyết. Khi nghe anh ấy mô tả trạng thái này, tôi nghĩ, “Nếu mình giải quyết được vấn đề của anh ấy, thì khi nói về trải nghiệm của bản thân trong tương lai, anh sẽ nói nhờ mình thông công mà trạng thái của anh thay đổi. Các anh chị em sẽ nể phục, nói mình hiểu lẽ thật và có vóc giạc. Mình phải soạn lời lẽ và ý tứ để thông công rồi kể hết về trải nghiệm của mình”. Lúc đó, tôi thấy tự trách khi chợt nhận ra mình đang chuẩn bị cho màn trình diễn kiểu Sa-tan lần nữa. Ý nghĩ vừa nhen nhóm trong đầu khiến tôi thấy ghê tởm, như thể vừa nuốt ruồi chết, nên tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời xin ban sức mạnh để phản bội chính mình, tôn cao và làm chứng cho Đức Chúa Trời lần này. Tôi kể rằng mình từng theo đuổi danh tiếng và địa vị, kể kinh nghiệm về việc đấu tranh cho danh lợi, thất bại và bị cách chức, rồi thông qua sự phán xét và mặc khải của lời Đức Chúa Trời, tôi đã có thể phản tỉnh, nhận biết mình và thay đổi phần nào. Sau khi tôi thông công, anh ấy nhận ra bản tính của anh ấy quá kiêu ngạo, rằng theo đuổi danh tiếng và địa vị là con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, và anh muốn ăn năn. Nghe anh thông công, lòng tôi không ngừng tạ ơn Đức Chúa Trời. Đây là nhờ sự soi dẫn của Ngài.
Sau đó, mỗi lần thông công với các anh chị em khi nhóm họp, mặc dù đôi khi tôi vẫn thể hiện, nhưng không còn rõ ràng hay nghiêm trọng như trước nữa. Nhiều lúc tôi định thể hiện, nhưng khi nhận thấy, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời và làm ngược lại ý mình. Dần dần, tôi ngày càng ít thể hiện, ít có cảm giác muốn khoe khoang, và tôi biết chính sự phán xét, hình phạt, sự tỉa sửa và xử lý của lời Đức Chúa Trời đã thay đổi tôi. Tôi vô cùng tạ ơn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời Toàn Năng!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?