Bệnh tật và gian khổ đã làm lộ rõ bản chất của tôi
Từ nhỏ tôi đã bị đau đầu, và đôi khi đau đến nỗi tôi phải lăn lộn trên giường. Đến tuổi vị thành niên, tôi đi khám bác sĩ, ông ấy nói nguyên nhân là do co thắt mạch não và cần phải uống thuốc, nhưng khi thấy các tác dụng phụ của thuốc mà ông liệt kê ra, tôi sợ quá không dám uống nữa. Tôi cứ thế chịu đau. Sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng, bệnh tình của tôi tự nhiên thuyên giảm rất nhiều. Tôi đã vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Sau đó tôi đã dấn thân vào thực hiện bổn phận và họp nhóm, nghĩ rằng vì mình tin Đức Chúa Trời, chắc chắn Ngài sẽ trông chừng cho tôi, Ngài sẽ mở ra một con đường bất cứ khi nào tôi gặp khó khăn, giữ cho gia đình tôi luôn được bình an thịnh vượng và bảo vệ thân xác tôi luôn lành mạnh. Sau đó tôi đã bỏ việc và rời khỏi nhà để dành toàn thời gian thực hiện bổn phận. Cứ thế, trong khi tôi thực hiện bổn phận không biết mệt mỏi thì mới đó mà thời gian đã trôi qua được nhiều năm. Nhưng cách đây vài năm sức khỏe của tôi bắt đầu xấu đi, và tôi thường cảm thấy mệt mỏi, tức ngực và khó thở. Một số ngày vào buổi sáng tôi thậm chí còn không dám mở miệng vì chỉ cần nói vài từ là tôi đã mệt rã rời, và tôi sẽ kiệt sức cả buổi sáng hôm đó. Lúc đó, tôi không để ý nhiều đến chuyện dó. Tôi nghĩ: “Bệnh tình của mình là do Đức Chúa Trời quyết định. Chỉ cần mình cứ tiếp tục thực hiện bổn phận và đến một lúc nào đó mình sẽ khỏe hơn thôi”. Nhưng hai năm đã trôi qua mà sức khỏe của tôi cứ ngày càng xấu đi. Ngoại trừ việc mệt mỏi, đôi lúc tự nhiên tim tôi còn bắt đầu đập mạnh, hoặc người toát mồ hôi lạnh và cảm thấy cực kỳ bồn chồn nên phải đi nằm ngay lập tức. Tôi thậm chí không nói được. Tệ nhất là tôi lại bắt đầu đau đầu, và có lúc còn cảm giác như mạch máu sắp vỡ ra. Tôi đã uống một chút thuốc Đông y, nhưng chẳng tác dụng gì. Tôi đã đi khám và bác sĩ nói là thiếu máu cục bộ cơ tim và co thắt mạch não nghiêm trọng. Ông nói rằng nếu mạch máu của tôi bị vỡ, tôi sẽ có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Nghe ông ấy nói vậy khiến tôi nghĩ đến ông mình. Ông tôi đã chết vì khối máu đông trong não, thêm nữa, ba tôi bị xuất huyết não cấp tính khi ông 40 tuổi, và mất ba ngày sau đó. Bây giờ lúc nào tôi cũng bị đau đầu dữ dội. Chẳng lẽ có ngày tôi sẽ bị vỡ mạch máu giống như ba tôi sao? Tôi đã bỏ nhà bỏ việc để thực hiện bổn phận nhiều năm, vậy tại sao sức khỏe của tôi lại ngày càng xấu đi? Tôi cảm thấy lẽ ra Đức Chúa Trời nên bảo vệ tôi chứ. Vào những ngày sau đó, tôi vẫn thực hiện bổn phận, nhưng thường xuyên buồn bực vì bệnh tình của mình. Mặc dù đã cầu nguyện và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và đọc lời Ngài về cách để vượt qua bệnh tật, nhưng tôi đã mất ý chí cầu nguyện và tìm kiếm khi thấy sức khỏe không được cải thiện. Tôi đã quay về nhà để xin giúp trả tiền điều trị, nhưng mẹ chồng tôi nói rằng nhà máy nơi chồng tôi làm việc đã bị phá sản và không trả lương cho anh. Nghe bà ấy nói vậy, tôi cực kỳ đau buồn. Tôi đang mang bệnh, chồng thì lại mất việc, mà anh thậm chí còn không được trả lương. Chưa nói đến chuyện tiền chữa bệnh, chúng tôi sẽ sống bằng gì đây? Những ngày sau đó, nghĩ đến việc sức khỏe của mình ngày càng sa sút và chồng thì thất nghiệp khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Tôi nghĩ: “Mình đã từ bỏ quá nhiều vì bổn phận. Tại sao Đức Chúa Trời lại không che chở cho mình?” Nhưng rồi tôi nghĩ: “Không được trách Đức Chúa Trời, mình phải tuân phục. Ai mà biết được, có lẽ chồng mình sẽ tìm được việc làm tốt và bù lại cho những khoản lương mà anh ấy không được trả”. Vì thế tôi đã cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ơi, liệu chồng con có tìm được việc làm hay không đều phụ thuộc vào Ngài. Con sẽ phó thác việc làm của anh ấy trong tay Ngài…” Tôi đã có một tia hy vọng khi cầu nguyện, và mong anh ấy sớm tìm được việc. Nhưng vài tháng trôi qua mà anh ấy vẫn không tìm được việc gì. Tôi đã rất thất vọng và hoàn toàn mất hết tinh thần. Trông tôi giống như đang thực hiện bổn phận, nhưng hễ nghĩ đến sức khỏe hay gia đình của mình, tôi lại rất buồn. Có những lúc lẽ ra tôi có thể thực hiện bổn phận tốt hơn nếu nỗ lực hơn một chút, nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Như vậy là đủ tốt rồi. Nếu mình bỏ ra nhiều công sức hơn thì cũng có được gì đâu?” Và vì vậy, tôi đã mất đi nhiệt huyết thực hiện bổn phận mà mình từng có. Công việc mà tôi chịu trách nhiệm tiến độ cũng chậm chạp, và tôi không còn năng nổ như trước kia nữa. Khi thấy các anh chị em gặp rắc rối trong bổn phận, tôi chưa từng cảm thấy muốn nhảy vào giúp đỡ họ. Cách làm việc uể oải, tiêu cực của tôi đã ảnh hưởng đến công tác của hội thánh, nhưng lúc đó tôi đã quá ngu ngốc đến mức không hề nghĩ đến điều đó. Tôi đã rất khổ sở vì những chuyện xảy ra cho gia đình mình, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời ơi, con đã khổ sở được một thời gian rồi. Con vẫn luôn đòi hỏi ở Ngài và con chẳng có tâm trí thực hiện bổn phận. Con biết mình nên tuân phục, nhưng con không thể nguôi được và con không biết làm sao để vượt qua tất cả chuyện này. Xin Ngài hãy dẫn dắt để con hiểu ý muốn của Ngài”.
Một ngày nọ, không lâu sau lần cầu nguyện đó, tôi chợt nghĩ đến một đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Trong suốt quá trình công tác của Ngài, ngay từ thuở ban đầu, Đức Chúa Trời đã đặt ra những thử luyện cho mọi người – hay ngươi có thể nói là mọi người đi theo Ngài – và những thử luyện này đến trong những phạm vi khác nhau. Có những người đã trải qua thử luyện bị gia đình từ bỏ, những người trải qua thử luyện trong những môi trường bất lợi, những người trải qua thử luyện bị bắt giữ và tra tấn, những người trải qua thử luyện phải đối diện với những sự lựa chọn, và những người đối diện những thử luyện về tiền tài địa vị. Nói chung, từng người trong các ngươi đều đã đối diện với đủ kiểu thử luyện. Tại sao Đức Chúa Trời lại làm như thế này? Tại sao Ngài lại đối xử với mọi người theo cách này? Ngài tìm kiếm loại kết quả gì? Đây là điểm mà Ta mong muốn truyền đạt lại cho các ngươi: Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy con người này có phải là loại người kính sợ Ngài và lánh khỏi điều ác hay không. Điều này có nghĩa là khi Đức Chúa Trời đưa ra một thử luyện cho ngươi, và để ngươi đối diện với tình cảnh nào đó, thì ý định của Ngài là thử xem ngươi có phải là người kính sợ Ngài và lánh khỏi điều ác hay không” (Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Đọc xong đoạn đó, tôi mới nhận ra rằng Đức Chúa Trời thực hiện nhiều công tác khác nhau và thiết lập các hoàn cảnh khác nhau cho mọi người. Ngài muốn thấy thái độ của họ trong các hoàn cảnh khác nhau, xem họ có kính sợ Ngài và xa lánh cái ác không. Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tôi. Suốt thời gian đó tôi đã bị bệnh, chồng tôi mất việc và không có nguồn thu nhập nào. Chuyện này đều là do Đức Chúa Trời cho phép xảy ra. Tôi nên vâng phục, tìm kiếm lẽ thật và rút ra bài học. Nhưng tôi đã không tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời hay nghĩ cách để làm chứng. Thay vào đó tôi lại chán nản và than phiền. Chẳng phải như vậy là phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời sao? Tôi nghĩ đến Gióp, nhiều sườn đồi đầy gia súc và mọi của cải của ông đã bị tước đi, rồi toàn thân ông đầy nhọt nước. Nhưng ông chưa từng trách móc Đức Chúa Trời, mà phủ phục xuống và nói: “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21). Đức tin của Gióp chính là đức tin thật. Nghĩ về trải nghiệm này của Gióp khiến tôi thấy xấu hổ. Ông đã không được đọc nhiều lời của Đức Chúa Trời, và khi đối mặt với sự thử luyện lớn như thế, ông vẫn giữ đức tin và đứng ra làm chứng cho Đức Chúa Trời. Còn tôi ngày nào cũng được hưởng sự dẫn dắt và cung dưỡng của lời Đức Chúa Trời, vậy mà vẫn không có đức tin đích thực hay tuân phục Đức Chúa Trời. Đối mặt với bệnh tật và sự thất nghiệp của chồng khiến tôi chán nản và càu nhàu. Tôi đã quá phản nghịch!
Ngay sau đó, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời bằng sự vâng phục, sẵn lòng ăn năn, và xin Ngài khai sáng để tôi có thể biết mình. Sau đó tôi đã đọc được hai đoạn lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn kiếm tìm xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? Ta cho ngươi con đường thật mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không theo đuổi. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không?” (Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Niềm tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời là gì? Ngươi đã thật sự dâng hiến đời sống của mình chưa? Nếu các ngươi đã chịu những sự thử luyện như Gióp, thì không ai trong các ngươi đi theo Đức Chúa Trời hôm nay có thể đứng vững, tất cả các ngươi đều sẽ gục ngã. Và thật đơn giản, giữa các ngươi và Gióp là một trời khác biệt. Hôm nay, nếu một nửa tài sản của các ngươi bị tước đi, các ngươi sẽ dám phủ nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời; nếu con trai hay con gái các ngươi bị lấy đi khỏi các ngươi, các ngươi sẽ chạy trên đường mà kêu gào; nếu con đường duy nhất để kiếm sống của ngươi đi đến ngõ cụt, ngươi sẽ cố gắng và thương thảo với Đức Chúa Trời; ngươi sẽ hỏi tại sao lúc đầu Ta lại phán nhiều lời như vậy để dọa ngươi. Không có điều gì là các ngươi không dám làm vào những lúc như thế. Điều này cho thấy các ngươi chưa có được bất kỳ sự thông sáng thật sự nào, và không có vóc giạc thật sự” (Sự thực hành (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời phơi bày chính xác tình trạng của tôi. Không có gì phải nghi ngờ cả. Bề ngoài thì ngày nào tôi cũng thực hiện bổn phận, nhưng trong lòng tôi đã luôn che giấu các động cơ đáng khinh, nghĩ rằng vì mình đang thực hiện bổn phận trong hội thánh, vì vậy Đức Chúa Trời nên bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình mình, và mọi chuyện nên được suôn sẻ. Khi các yêu cầu và mong muốn của tôi không được đáp ứng, khi các lợi ích của tôi bị xâm phạm, tôi bắt đầu trách móc Đức Chúa Trời vì sức khỏe của tôi không được cải thiện, vì chồng tôi không tìm được việc làm. Việc đó thì có khác gì muốn “thương thảo với Đức Chúa Trời” đâu? Lúc đó tôi nhận ra rằng trước giờ đức tin của tôi đã bị khao khát phước lành thúc đẩy. Tôi tin Đức Chúa Trời chỉ vì phước lành. Tôi đang sống bằng các chất độc Sa-tan như: “Người không vì mình trời tru đất diệt”, “Đừng bao giờ làm gì không công”. Tôi đã áp dụng tư duy đổi chác trần tục với Đức Chúa Trời, lợi dụng Ngài và dùng bổn phận để đạt được mục đích đáng khinh là có được phước lành của mình. Tôi đang đổi chác với Đức Chúa Trời, lừa gạt Ngài và chống đối Ngài! Đức Chúa Trời đã đưa tôi vào nhà Ngài, luôn chăm tưới và cung ứng cho tôi bằng lời Ngài, để tôi có thể đạt được lẽ thật, được giải thoát khỏi các tâm tính Sa-tan và được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Nhưng thay vì nghĩ cách mưu cầu lẽ thật và thực hiện tốt bổn phận để đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời, tôi lại tính toán và lừa gạt Đức Chúa Trời. Tôi đã cố nói lý với Đức Chúa Trời và trách móc Ngài khi mong muốn của mình không được đáp ứng. Tôi thật ghê tởm và đáng khinh, không đáng sống trước Ngài. Từ tận đáy lòng, tôi thực sự căm ghét bản thân và đã tự hỏi sao mình lại thiếu lương tâm và lý trí đến thế. Tôi nhớ đến việc dân Y-sơ-ra-ên đã phàn nàn khi họ ở trong hoang địa. Họ không biết ơn Đức Chúa Trời vì đã cứu họ khỏi tay của vua Ai Cập, mà trách móc Ngài vì ở đó không có thịt để ăn, khiến Đức Chúa Trời nổi cơn thịnh nộ mà phán: “Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta” (Thánh Thi 95:11). Cuối cùng họ đã chết trong hoang địa. Dựa trên tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, những lời phàn nàn của tôi lẽ ra đã bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Nhưng Đức Chúa Trời đã không tước đi mạng sống của tôi. Thay vào đó, Ngài đã phán xét, vạch trần, khai sáng và dẫn dắt tôi bằng lời Ngài để tôi thấy được quan điểm sai lạc của mình về đức tin và động lực đáng khinh nhắm đến phước lành của mình. Ngài đã cho tôi cơ hội để ăn năn và thay đổi. Đó là tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho tôi!
Sau đó, tôi đã đọc thêm nhiều lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Dù miệng có thể không nói ra, nhưng khi người ta bắt đầu tin Đức Chúa Trời lần đầu, trong lòng họ rất có thể đang nghĩ: ‘Tôi muốn lên thiên đàng, không phải địa ngục. Tôi muốn không chỉ mình tôi được phước, mà là cả gia đình tôi. Tôi muốn ăn ngon, mặc đẹp, tận hưởng những thứ tốt đẹp. Tôi muốn một gia đình tốt, một người chồng (hay vợ) tốt và những đứa con ngoan. Cuối cùng, tôi muốn trị vì như một vị vua’. Tất cả đều liên quan đến những gì họ muốn. Tâm tính này của họ, những điều họ nghĩ trong lòng này, những ham muốn ngông cuồng này – tất cả đều là điển hình cho sự kiêu ngạo của con người. Điều gì khiến Ta nói điều này? Nó phụ thuộc vào trạng thái của con người. Con người là một loài thọ tạo được tạo ra từ bụi; Đức Chúa Trời đã tạo hình con người bằng đất sét, và thổi vào họ hơi thở của sự sống. Địa vị của con người thấp hèn là vậy, ấy thế mà người ta vẫn đến trước Đức Chúa Trời để mong muốn điều này điều kia. Địa vị của con người thật hèn mọn, họ không nên mở miệng đòi hỏi bất cứ điều gì từ Đức Chúa Trời. Vậy người ta phải làm sao? Họ nên đấu tranh đến cùng, không bị tác động từ những sự kìm kẹp của người khác, quyết tâm, và vui vẻ vâng lời. Việc vui vẻ đón nhận sự khiêm nhường không phải là điều nên thắc mắc; đây là địa vị mà con người sinh ra đã có; họ nên vâng lời và khiêm nhường bẩm sinh, vì địa vị của họ hèn mọn, và vì vậy họ không nên đòi hỏi nhiều điều từ Đức Chúa Trời, cũng không nên có những ham muốn ngông cuồng đối với Đức Chúa Trời” (“Bản tính kiêu ngạo là nguồn gốc sự chống đối Đức Chúa Trời của con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sự phán xét của Đức Chúa Trời hoàn toàn vạch trần tôi. Quả thật – Đức Chúa Trời là Chúa của tạo vật, Đấng cai trị vạn vật. Ngài hết mực tôn quý, quá vĩ đại, còn tôi chỉ là một tạo vật được tạo ra từ cát bụi bởi bàn tay Ngài. Về bản chất, tôi là kẻ thấp hèn và vô giá trị, ngoài ra, tôi còn bị Sa-tan làm cho bại hoại trầm trọng và đầy rẫy các tâm tính Sa-tan mà không có chút nhân tính nào. Tôi không đáng được đòi hỏi bất cứ gì của Đức Chúa Trời cả. Được sống đến ngày hôm nay, được hít thở hơi thở mà Đức Chúa Trời ban cho tôi đã là ân điển của Ngài rồi. Vậy mà tôi lại kiêu ngạo, vô lý và thường xuyên đòi hỏi Đức Chúa Trời, nghĩ rằng vì tôi tin vào Ngài, nên lúc nào Ngài cũng phải ban phước và bảo vệ tôi, để tôi có thể duy trì sức khỏe, không bị xui xẻo, và chồng tôi có thể tìm được việc làm tốt, để luôn gặp thuận lợi. Nếu không thì tôi chỉ phàn nàn và trách móc Đức Chúa Trời. Tôi thực sự thiếu hiểu biết về bản thân, và hoàn toàn không có lý trí hay ý thức xấu hổ! Lúc đó, tôi thực sự coi khinh bản thân. Tôi đã nghĩ đến điều này trong lời Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi đã luôn rất trung thành và vô cùng yêu mến Ta, nhưng ngươi chịu đựng sự đau đớn của bệnh tật, nghèo đói, và sự ruồng bỏ của bạn bè và người thân hoặc là chịu đựng bất kỳ những điều bất hạnh nào khác trong cuộc sống, thì lòng trung thành và tình yêu của ngươi dành cho Ta vẫn tiếp tục không?” (Một vấn đề rất nghiêm trọng: Sự phản bội (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi cũng đọc thêm một đoạn lời nữa: “Trong niềm tin vào Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ đã cố gắng làm thỏa lòng Đức Chúa Trời trong mọi việc, và tìm cách vâng phục tất cả mọi điều đến từ Đức Chúa Trời. Không một chút than phiền, ông đã có thể chấp nhận hình phạt và sự phán xét, cũng như sự tinh luyện, hoạn nạn và thiếu thốn trong cuộc sống của mình, không điều nào trong số này có thể thay đổi tình yêu của ông dành cho Đức Chúa Trời. Chẳng phải đây là tình yêu tột độ dành cho Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải đây là thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời sao? Cho dù chịu hình phạt, sự phán xét hay cơn hoạn nạn, ngươi vẫn luôn có khả năng đạt được sự vâng phục cho đến chết, và đây là điều một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời phải đạt được, đây là sự thuần khiết của tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Nếu con người có thể đạt được đến mức này, thì họ là một loài thọ tạo đủ tư cách của Đức Chúa Trời, và không có điều gì thỏa lòng mong muốn của Đấng Tạo Hóa hơn thế” (Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời này thực sự đã soi dẫn tôi, và tôi cảm thấy như Đức Chúa Trời đang ở ngay trước mặt tôi và hỏi tôi: “Nếu ngươi cứ bị căn bệnh này đến cuối đời và đối mặt với nhiều vấn đề về tài chính hơn, thì liệu ngươi vẫn tận tâm thực hiện bổn phận không?” Tôi cảm thấy như trong khoảnh khắc đó, Đức Chúa Trời đang chờ đợi câu trả lời của tôi. Tôi nghĩ đến Phi-e-rơ. Ông là một ngư phủ. Đôi khi ông đã làm việc cả ngày mà không bắt được gì, nhưng ông chưa từng phàn nàn về Đức Chúa Trời vì sự thiếu thốn của mình, vì ông không mưu cầu giàu sang vật chất, mà ông mưu cầu hiểu biết và lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Cuối cùng, ông đã được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Còn tôi lại muốn được thoải mái về xác thịt mà không bị bệnh tật hay gặp khó khăn gì, và thậm chí nếu có hài lòng về thể chất, tôi cũng sẽ không đạt được lẽ thật. Tôi cũng không thể được Đức Chúa Trời tuyên dương, Vậy thì chẳng phải là vô nghĩa sao? Thử nghĩ đến những kẻ không tin mà xem. Họ chạy theo đồng tiền và thú vui thể xác, và kể cả nếu có được mọi thứ mình muốn, họ cũng không có đức tin hay lẽ thật, cuộc sống của họ vô nghĩa và đầy đau khổ. Khi thảm họa lớn đến, họ sẽ ngã quỵ, khóc lóc và nghiến răng. Mặc dù tôi thiếu thốn chút vật chất trong cuộc sống, nhưng Đức Chúa Trời luôn ở bên tôi, và tôi có lời Ngài dẫn dắt cũng như cung ứng cho tôi. Nếu cuối cùng tôi có thể hiểu lẽ thật, sống trọn hình tượng con người và được Đức Chúa Trời khen ngợi, thì điều đó sẽ mang đến cho tôi nhiều niềm vui hơn bất cứ khoản tiền nào mang lại. Vì vậy tôi đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, dù bệnh tình của con có khá hơn hay không, dù cuộc đời con có được lối thoát nào cho chuyện này hay không, con vẫn sẵn lòng vâng phục sự tể trị, an bài của Ngài và thực hiện bổn phận. Con sẽ không đổi chác với Ngài nữa. Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy ban cho con sức mạnh để con có thể đứng ra làm chứng cho Ngài”. Sau khi cầu nguyện, lòng tôi tràn ngập ánh sáng và niềm vui và tôi có thể cảm thấy Đức Chúa Trời rất gần gũi với mình.
Sau đó tôi đã đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời, vànó đã cho tôi một con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Bất kể sự thử luyện nào xảy đến với ngươi, ngươi phải coi nó như một trọng trách do Đức Chúa Trời giao cho mình. Ví dụ, một số người mắc phải bệnh nặng và đau đớn không thể chịu đựng được, một số thậm chí đối mặt với cái chết. Họ nên tiếp cận loại tình huống này như thế nào? Trong nhiều trường hợp, những sự thử luyện của Đức Chúa Trời là trọng trách mà Ngài giao cho con người. Dù trọng trách mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi có lớn lao đến đâu, thì đó là gánh nặng của trọng trách mà ngươi nên đảm nhận, bởi Đức Chúa Trời hiểu ngươi và biết ngươi sẽ có thể gánh vác được. Trọng trách mà Đức Chúa Trời giao cho ngươi sẽ không vượt quá vóc giạc của ngươi hoặc vượt quá giới hạn chịu đựng của ngươi, vì vậy chắc chắn là ngươi sẽ có thể gánh vác được. Dù Đức Chúa Trời giao cho ngươi loại trọng trách nào, loại thử luyện nào, nhưng hãy nhớ một điều: việc Ngươi có hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời hay không và việc ngươi có được Đức Thánh Linh khai sáng và soi sáng khi ngươi cầu nguyện hay không, sự thử luyện này có phải là Đức Chúa Trời đang sửa dạy ngươi hoặc cảnh báo ngươi hay không, thì không thành vấn đề nếu ngươi không hiểu được. Miễn là ngươi không dừng thực hiện bổn phận mà ngươi phải thực hiện và có thể trung thành giữ lấy bổn phận của mình, thì Đức Chúa Trời sẽ hài lòng và ngươi sẽ đứng vững trong lời chứng của mình. … Nếu, khi tin vào Đức Chúa Trời và theo đuổi lẽ thật, ngươi có thể nói rằng: ‘Bất kể bệnh tật hay sự việc khó chịu nào mà Đức Chúa Trời cho phép xảy đến với tôi – bất kể Đức Chúa Trời làm gì – tôi cũng phải vâng phục và giữ đúng vị trí của mình như một vật thọ tạo. Trước tiên, tôi phải đưa khía cạnh này của lẽ thật – sự vâng phục – vào thực hành, tôi thực hiện vâng phục và sống bày tỏ ra thực tế vâng phục Đức Chúa Trời. Hơn nữa, tôi không được gạt bỏ những gì Đức Chúa Trời đã ủy thác cho mình và bổn phận mà mình phải thực hiện. Ngay cả khi trút hơi thở cuối cùng, tôi cũng phải giữ lấy bổn phận của mình’. Thì đây chẳng phải là làm chứng sao? Khi ngươi có kiểu quyết tâm này và kiểu trạng thái này, thì ngươi còn có thể phàn nàn về Đức Chúa Trời không? Không, ngươi không còn” (“Con đường đến từ việc thường xuyên suy ngẫm lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm về những lời này của Đức Chúa Trời giúp tôi thấy được bệnh tình của mình và những chuyện không may ở nhà là những điều tôi cần phải tuân phục. Liệu sức khỏe của tôi có được cải thiện, hay nó có thể xấu đi như thế nào, thì tôi vẫn phải tiếp tục thực hiện bổn phận và làm chứng cho Đức Chúa Trời.
Sau đó, tôi vẫn chật vật với sức khỏe của mình và ở nhà cũng chẳng có gì thay đổi, nhưng tôi không còn chút cảm giác oán giận nào nữa. Đôi lúc, khi bệnh chuyển biến nặng, cảm thấy ngực thắt lại, khó thở và đầu đau dữ dội, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, dù sức khỏe của con có ra sao, con cũng sẵn lòng tuân phục. Kể cả khi đây có là hơi thở cuối cùng của con, con cũng sẽ thực hiện bổn phận và đứng vững làm chứng để làm Ngài hài lòng”. Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy lòng mình trở nên mạnh mẽ và cơn đau cũng thuyên giảm. Thật ngạc nhiên là, khi tôi đã rút ra được bài học, thì sau một thời gian sức khỏe của tôi dần bắt đầu được cải thiện và những cơn đau cũng ngày càng ít đi. Cuồi cùng chồng tôi cũng tìm được việc làm. Trải nghiệm này đã dạy tôi rằng dù những gì Đức Chúa Trời làm có phù hợp với quan niệm của chúng ta hay không, đó đều là để làm tinh sạch và thanh sạch chúng ta. Việc bị bệnh tức là tôi chịu đau khổ về thể chất, nhưng nó lại rất có lợi cho cuộc sống của tôi. Tôi có thể sửa lại quan điểm sai lầm của mình trong việc mưu cầu. Tôi xin tạ ơn vì Đức Chúa Trời đã cứu rỗi tôi!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?