Thay đổi tâm tính kiêu ngạo

01/02/2022

Bởi Tiểu Phàm, Trung Quốc

Tháng 8 năm 2019, em nhận bổn phận sản xuất video và được bố trí phụ trách công tác. Trong nhóm, em là người có ít thời gian làm việc trong lĩnh vực này nhất. Em biết mình được chọn phụ trách nhờ sự cất nhắc của Đức Chúa Trời, nên em tự hứa rằng sẽ làm hết sức mình để thực hiện bổn phận. Lúc ban đầu, em thấy có rất nhiều công tác và kiến thức chuyên môn cần phải học và nắm vững trong nhóm, cảm thấy mình còn thiếu sót quá nhiều. Trong thời gian đó, em thường xuyên tìm đến các chị em cộng sự để tham khảo ý kiến, và có thể khiêm tốn tiếp thu những đề xuất của họ. Nhưng không lâu sau, khi đã quen với công việc của nhóm và nắm vững kiến thức chuyên môn, em có thể phát hiện ra những vấn đề gặp phải khi chỉnh sửa video. Mỗi khi các anh chị em gặp vấn đề về kĩ thuật, em có thể giúp họ giải quyết. Khi các cộng sự gặp vấn đề gì mà họ không giải quyết được, họ đến xin lời khuyên của em. Em không những có những kiến giải độc đáo, mà còn hay giải quyết khó khăn giúp họ. Các chị em nói em học nhanh đến nỗi thật khó tin em chỉ là người mới trong mảng này. Nghe các anh chị em nói vậy, em thấy rất tự hào. Em nghĩ, “Đối với bổn phận này, mình là người ít thâm niên nhất, những người khác đã làm việc này lâu hơn mình, nhưng bây giờ, một người mới như mình, lại đang hướng dẫn họ. Chắc chắn mình có tố chất tốt hơn họ và có tài năng trong việc này”. Khi các anh chị em ở trong tình trạng xấu, với mức độ khác nhau, thông công của em giúp họ giải quyết tình trạng của mình. Có lúc họ còn nói, “Không có thông công của chị, chúng tôi không biết phải giải quyết vấn đề này thế nào”. Em chỉ mới gia nhập nhóm hơn một tháng, nhưng đã tiến bộ về mặt chuyên môn và đạt được nhiều thành quả. Càng nghĩ đến việc đó, em càng cảm thấy mình là một nhân tài không thể thay thế.

Dần dần thái độ của em bắt đầu thay đổi. Em không còn nhẹ nhàng như trước, mà bắt đầu vô thức coi mình là người quan trọng của nhóm. Em nghĩ mình có tố chất tốt hơn và có năng lực hơn người khác. Khi các anh chị em hỏi về các vấn đề kĩ thuật, trước đây em hay bàn bạc và trao đổi với các cộng sự, nhưng bây giờ em trực tiếp trả lời luôn mà không cần tham khảo ý kiến ai cả. Khi bàn bạc công tác, các chị em nêu những ý kiến trái chiều. Em bác bỏ hết mà không thèm tìm kiếm và yêu cầu họ làm theo cách của em. Em còn bố trí các nhiệm vụ công tác mà không bàn bạc gì với họ. Em nghĩ vì mình đã làm lãnh đạo và có kinh nghiệm, nên có thể trực tiếp bố trí mọi việc. Đôi lúc các chị em chỉ biết đến sự bố trí của em khi mọi việc đã xong xuôi. Lúc đó, có một chị đã xử lý em, nói rằng em quá kiêu ngạo, em thích gì làm nấy mà không bàn bạc mọi việc với họ, và rất dễ mắc sai lầm khi thực hiện bổn phận như thế này. Ngoài mặt em đồng ý, nhưng trong lòng thì nghĩ, “Không bàn bạc với các chị cũng có sao đâu. Quan điểm của tôi tốt hơn các chị, mà khi bàn bạc thì rốt cuộc các chị cũng làm theo cách của tôi thôi. Tại sao phải phí thời gian cho công đoạn này nữa?” Và cứ như thế, em không chịu tiếp nhận lời khuyên và sự giúp đỡ của chị đó, cứ làm theo ý mình. Thời gian trôi qua, vì em liên tục bác bỏ ý kiến của các cộng sự, nên hầu như lần nào em cũng tự mình bố trí công tác, và khi bàn bạc công tác khác, không ai bày tỏ ý kiến nữa. Họ thậm chí bắt đầu cảm thấy không thể thực hiện bổn phận này nữa và trở nên tiêu cực, và nhiều lần biểu lộ rằng họ không muốn cộng tác với em nữa. Có vài lần, khi đi họp về, họ nói, “Tôi ước gì không phải trở lại nhóm đó. Làm ở đó thật mệt mỏi…” Lúc đó, em không chịu kiểm điểm bản thân. Mà còn nói giọng chế giễu, “Hai người quá yếu đuối. Quá mỏng manh!” Vì em luôn có tiếng nói quyết định và không chịu bàn bạc mọi việc với các chị em, nên không lâu sau hai chị em đó trở nên tiêu cực đến nỗi muốn từ chức. Ngày càng nhiều vấn đề phát sinh trong bổn phận của em. Em không nhận ra vấn đề trong những video của nhóm và phải chỉnh sửa lại chúng khi người khác phát hiện ra. Có vài lần em đưa ra những hướng dẫn chuyên môn sai lầm, khiến phải lặp lại công tác nhiều lần. Có rất nhiều sai sót trong sự bố trí công tác của em, công tác nhóm ngày càng kém hiệu quả, dù cố gắng đến mấy, em cũng không thể xoay chuyển tình hình. Em cảm thấy khổ sở với tình trạng khó khăn này, tới mức em muốn từ chức. Nhưng vừa hay, sự phán xét và hành phạt của Đức Chúa Trời đã đến với em.

Lãnh đạo của em, sau khi biết về tình hình của em, đã viết một bức thư nghiêm khắc phơi bày và xử lý em, “Đa số các anh chị em đã báo cáo rằng chị quá kiêu ngạo và tự cho mình đúng trong bổn phận, chị không hợp tác với cộng sự, chị không chịu tiếp thu ý kiến của các anh chị em, chị tự quyết định mọi việc, và nắm hết mọi quyền hành trong nhóm. Đây là biểu hiện sự chuyên quyền và độc đoán của một kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu chị không sớm tự kiểm điểm, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng…” Khi đọc những lời của lãnh đạo, em xây xẩm mặt mày, như thể vừa nhận một cú tát. Còn có một đoạn lời Đức Chúa Trời trong bức thư. “Biểu hiện đầu tiên của việc những kẻ địch lại Đấng Christ đòi hỏi mọi người phải vâng phục một mình họ – thay vì vâng phục lẽ thật và Đức Chúa Trời – là họ không có khả năng làm việc với bất kỳ ai khác; họ làm theo ý mình mà không tuân theo luật lệ. … Có vẻ như một số kẻ địch lại Đấng Christ có trợ lý hoặc đối tác, nhưng khi điều gì đó thực sự xảy ra, họ có lắng nghe những gì người khác nói không? Họ không chỉ không lắng nghe mà thậm chí còn không suy xét, càng không thảo luận nó; họ không hề chú ý đến, những người này cũng có thể giống như không hiện diện. Một khi những người khác lên tiếng thì quyết định cuối cùng của kẻ địch lại Đấng Christ vẫn phải được tuân theo – lời nói của bất kỳ ai khác đều chẳng tác dụng gì. Ví dụ, khi hai người phụ trách một việc gì đó, và một trong số họ có bản chất của kẻ địch lại Đấng Christ, thì điều gì được thể hiện ở người này? Cho dù đó là gì, họ và chỉ mình họ là người khởi sự, người đặt câu hỏi, người sắp xếp mọi thứ, người đưa ra giải pháp. Và hầu hết thời gian, họ hoàn toàn không để đối tác của họ biết rõ điều gì cả. Đối tác của họ là gì trong mắt họ? Không phải là người thay quyền họ, mà đơn thuần là người hiện diện cho có. Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, những người ấy đơn thuần không phải là đối tác của họ. Bất cứ khi nào có vấn đề thì kẻ địch lại Đấng Christ đều nghĩ về vấn đề đó trong đầu, họ nghiền ngẫm vấn đề đó, và một khi đã quyết định hướng hành động, họ thông báo cho mọi người khác rằng đây là cách thực hiện sự việc, và không ai được phép đặt câu hỏi. Bản chất của sự hợp tác của họ với những người khác là gì? Trên thực tế, họ là người làm chủ sự việc. Họ hành động một mình, tự nói, tự giải quyết vấn đề và tự mình đảm nhận công việc, các đối tác của họ không gì khác hơn là hiện diện cho có. Và khi không có khả năng làm việc với bất kỳ ai, họ có thông công công việc của mình với những người khác không? Không. Trong nhiều trường hợp, những người khác chỉ phát hiện ra khi họ đã hoàn thành hoặc sắp xếp xong. Những người khác nói với họ: ‘Tất cả các vấn đề phải được thảo luận với chúng tôi. Anh đã xử lý người đó khi nào? Anh đã xử lý anh ta như thế nào? Làm thế nào mà chúng tôi lại không biết về việc đó?’ Họ không đưa ra lời giải thích cũng như không chú ý gì; đối với họ, đối tác của họ không có công dụng gì. Khi điều gì đó xảy ra, họ sẽ suy nghĩ kỹ và tự quyết định, hành động theo cách họ thấy phù hợp. Bất kể có bao nhiêu người xung quanh họ thì những người này cũng như thể không có ở đó; đối với kẻ địch lại Đấng Christ, họ cũng có thể là hư không. Theo cách này, có bất cứ điều gì thực sự đến từ sự hợp tác của họ với những người khác không? Không, họ chỉ đang làm lấy lệ, đang đóng kịch. Những người khác nói với họ: ‘Tại sao anh không thông công với mọi người khác khi anh gặp vấn đề?’ Họ trả lời: ‘Họ thì biết gì? Tôi là trưởng nhóm, quyết định là do tôi’. Những người khác nói: ‘Và tại sao anh không thông công với đối tác của mình?’ Họ trả lời: ‘Tôi đã nói với anh ấy, anh ấy không có ý kiến gì’. Họ dùng việc đối tác của mình không có ý kiến hoặc không thể tự suy nghĩ như một cái cớ để che giấu thực tế rằng chính họ đang hành động tùy tiện. Và điều này không được theo sau bởi chút quán xét nội tâm nào, càng không có sự chấp nhận lẽ thật – điều đó là không thể. Đây là một vấn đề với bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ(“Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Sự vạch trần của Đức Chúa Trời về những kẻ địch lại Đấng Christ thực sự rất thấm thía và đau đớn. Em nhớ lại hành vi của mình trong thời gian đó, sau khi có chút tiến bộ trong công tác em tưởng mình có tố chất và năng lực, và giỏi hơn hai cộng sự của mình. Trên danh nghĩa, hai chị em đó là cộng sự trong bổn phận của em, nhưng thực ra, họ chỉ tồn tại cho có. Khi em bố trí công tác, em không bao giờ bàn bạc với họ. Em làm những gì mình nghĩ là tốt, và cảm thấy ý kiến của họ dở hơn của mình, không đáng để em bận tâm. Có những việc mà nếu có bàn bạc với họ, thì cũng chỉ là làm cho có lệ vì trước khi thảo luận, em đã quyết định phải làm gì rồi. Vì vậy bất cứ khi nào các cộng sự nêu ý kiến khác với của em, em bác bỏ ngay mà không thèm tìm hiểu và bắt họ làm việc theo cách em muốn. Hội thánh đã bố trí bọn em công tác cùng nhau để thực hiện bổn phận, nhưng em lại chuyên quyền độc đoán, đòi hỏi có tiếng nói quyết định trong mọi việc, hoàn toàn cho các chị em ra rìa, tự mình nắm mọi quyền hành. Thế chẳng phải giống chế độ độc tài của con rồng lớn sắc đỏ sao? Em nghĩ tới việc mình đã chèn ép các chị em như thế nào, khiến cho họ cảm thấy tiêu cực và muốn từ chức, còn công tác nhóm thì đầy rẫy sai sót. Không phải em đang thực hiện bổn phận mà là đang quấy phá công tác của nhà Đức Chúa Trời. Khi nhận ra điều này, em thấy sợ hãi quá đỗi. Em đã quấy phá và quấy nhiễu công tác của nhà Đức Chúa Trời, cũng như khiến các anh chị em đau đớn và khổ sở. Liệu em có bị loại bỏ và trừng phạt vì những gì đã làm không? Nên em đã sống trong tiêu cực và hiểu nhầm.

Một hôm, em tình cờ đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời, “Bởi vì con người có tâm tính bại hoại, và tất thảy việc làm và hành vi của họ và tất thảy những gì họ tỏ lộ đều thù nghịch với Đức Chúa Trời, họ không xứng đáng với tình yêu của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn có sự quan tâm và lo lắng như vậy đối với con người, và Ngài sắp đặt một môi trường cho con người để đích thân thử luyện họ và tinh luyện họ, để họ có thể trải qua sự thay đổi; Ngài cho phép con người, bằng phương tiện là môi trường này, được trang bị lẽ thật và đạt được lẽ thật. Đức Chúa Trời yêu con người thật nhiều, với một tình yêu rất thật, và Đức Chúa Trời không có gì ngoài sự trung tín. Ngươi sẽ cảm nhận được điều đó. Nếu Đức Chúa Trời không làm những điều này, thì không ai có thể nói con người đã sa ngã đến mức nào! Con người cố gắng xoay sở địa vị và danh lợi của chính mình, và cuối cùng, sau khi đã làm tất cả những điều này, họ lôi kéo những người khác về phía mình và đưa họ đến trước mình – điều này không phải là đối nghịch với Đức Chúa Trời sao? Hậu quả của việc tiếp tục theo cách này là không thể tưởng tượng được! Đức Chúa Trời làm một công việc tuyệt vời, chặn đứng tất cả những điều này kịp thời! Mặc dù những gì Đức Chúa Trời làm phơi bày con người và phán xét họ, nhưng nó cũng cứu rỗi họ. Đây là tình yêu đích thực(“Phần quan trọng nhất của việc tin vào Đức Chúa Trời là đưa lẽ thật vào thực hành” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi đọc được đoạn này, em cảm thấy lòng mình được ấm áp, như thể Đức Chúa Trời ở ngay kế bên, an ủi và động viên em. Em đã hiểu rằng sự tỉa sửa và xử lý mà mình trải qua, dù là bị vạch trần và phán xét, nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời còn nhiều hơn thế. Đức Chúa Trời phán xét và phơi bày em để ngăn em làm thêm việc xấu. Còn giúp em nhận ra tâm tính bại hoại và con đường sai trái mà em đã đi. Nếu em buông thả bản thân như thế này, hậu quả sẽ không tưởng tượng nổi. Em nghĩ tới lời cảnh báo của Giô-na với những người dân ở Ni-ni-vê trong Kinh Thánh, “Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống!” (Giô-na 3:4). Đức Chúa Trời cử Giô-na tới cảnh báo không phải để tuyên bố ý định của Ngài là hủy diệt họ, mà là để nhắc nhở và cảnh báo họ, cho họ cơ hội để ăn năn. Tâm tính của Đức Chúa Trời công chính và oai nghi, nhưng cũng đầy yêu thương và bao dung. Đây chính là tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Em đã hiểu rõ hơn rằng Đức Chúa Trời phán xét và vạch trần em, và sắp xếp mọi việc, mọi sự và nhân sự để cảnh báo em. Ý định của Đức Chúa Trời không phải để trừng phạt em. Ngài dùng việc này như một cách để thức tỉnh em và khiến em ăn năn. Khi nhận ra những việc này, lòng em sáng tỏ, và không còn quá khổ sở nữa. Em biết mình phải ăn năn, nếu không sẽ gặp nguy hiểm. Em không ngừng cầu nguyện Đức Chúa Trời xin sự hướng dẫn để kiểm điểm và hiểu bản thân.

Một hôm, trong lúc tĩnh nguyện, em đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo thì họ càng có khả năng chống đối lại Đức Chúa Trời. Vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào? Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà, tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ bề trên với Đức Chúa Trời. Mặc dù, bên ngoài, một số người có vẻ tin vào Đức Chúa Trời và theo Ngài, nhưng họ không hề coi Ngài là Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm thấy rằng họ sở hữu lẽ thật và tự cao tự đại. Đây là thực chất và gốc rễ của tâm tính kiêu ngạo, và nó đến từ Sa-tan. Do đó, vấn đề kiêu ngạo phải được giải quyết. Cảm thấy mình tốt hơn những người khác – là chuyện nhỏ. Vấn đề quan trọng là tâm tính kiêu ngạo của một người ngăn họ vâng phục Đức Chúa Trời, sự trị vì của Ngài và sự sắp đặt của Ngài; người như vậy luôn muốn cạnh tranh với Đức Chúa Trời để giành quyền cai trị những người khác. Loại người này không tôn kính Đức Chúa Trời dù chỉ một chút, nói chi đến việc yêu Đức Chúa Trời hay vâng phục Ngài. Những người kiêu ngạo và tự phụ, đặc biệt là những ai kiêu ngạo đến mức mất hết cả ý thức, không thể vâng phục Đức Chúa Trời trong niềm tin của họ vào Ngài, và thậm chí còn đề cao và làm chứng cho chính mình. Những người như vậy chống đối lại Đức Chúa Trời nhiều nhất. Nếu mọi người muốn đi đến chỗ họ tôn kính Đức Chúa Trời, thì trước tiên họ phải giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình. Ngươi càng giải quyết triệt để tâm tính kiêu ngạo của ngươi, thì ngươi sẽ càng tôn kính Đức Chúa Trời hơn, và chỉ khi đó ngươi mới có thể vâng phục Ngài và có thể có được lẽ thật và biết Ngài(Trích từ Thông công của Đức Chúa Trời). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, em hiểu mình đã cư xử độc đoán và không hợp tác với người khác vì em quá đầy bản tính quá kiêu ngạo. Em thấy vì mình được chọn để phụ trách, nắm vững nhiều kiến thức chuyên môn, đạt nhiều thành quả trong bổn phận, và có thể giải quyết một số vấn đề, nên không biết kiềm chế và tự cao tự đại. Em cảm thấy mình có tài và không ai giỏi bằng mình, như thể không ai có tố chất tốt hơn hay có năng lực cho công tác này hơn mình, nên em đã tự cho mình hơn người và thống trị họ. Trong bổn phận, em muốn gì làm nấy và không bàn bạc hay trao đổi với người khác. Em còn không thèm nghe ý kiến của các cộng sự. Dù họ có nói gì, em nghĩ ý kiến của mình là nhất. Trong lòng em coi khinh họ và đối xử với cộng sự như những người hiện diện cho có. Các cộng sự đã nhiều lần nhắc nhở em bàn bạc mọi việc với họ. Đây là sự sắp xếp và an bài của Đức Chúa Trời. Em luôn mắc sai lầm và bế tắc trong bổn phận, đó chính là Đức Chúa Trời đang xử lý và sửa dạy em. Nhưng khi gặp những chuyện này, em không tìm kiếm hay kiểm điểm. Sao có thể nói em đã vâng phục hay kính sợ Đức Chúa Trời chứ? Em nhớ tới việc các tổng lãnh thiên thần kiêu ngạo như thế nào. Trong lòng các vị ấy không hề kính sợ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tạo ra con người, nhưng các vị ấy lại muốn quản lý con người, bằng vai vế với Đức Chúa Trời. Sự kiêu ngạo và tự cho mình đúng chính là những tâm tính Sa-tan điển hình. Em đã có bản tính Sa-tan này, nên làm sao em có thể kính sợ hay vâng phục Đức Chúa Trời đây? Làm sao em có thể thực hành lẽ thật hay sống trọn nhân tính bình thường đây? Đây là lúc em nhận ra rằng hóa giải tâm tính kiêu ngạo chính là mấu chốt để thay đổi tâm tính! Đây còn là căn nguyên lý do em không thể hợp tác với cộng sự.

Sau đó, em nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Điều Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người không phải là khả năng hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định hay thi hành bất kỳ việc vĩ đại nào, Ngài cũng không cần họ đi tiên phong trong bất kỳ việc vĩ đại nào. Điều Đức Chúa Trời muốn là con người có thể làm tất cả những gì có thể theo một cách thực tế, và sống theo lời Ngài. Đức Chúa Trời không cần ngươi vĩ đại hay đáng kính, Ngài cũng không cần ngươi mang đến bất kỳ điều thần diệu nào, Ngài cũng không muốn thấy bất kỳ sự ngạc nhiên thú vị nào nơi ngươi. Ngài không cần những thứ ấy. Tất cả những gì Đức Chúa Trời cần là để ngươi lắng nghe lời Ngài và, khi ngươi đã nghe chúng thì khắc ghi vào lòng và thực hành theo cách thực tế, hợp với lời Đức Chúa Trời, để lời Đức Chúa Trời có thể trở thành những gì ngươi sống bày tỏ ra, và trở thành sự sống của ngươi. Như thế, Đức Chúa Trời sẽ hài lòng. Ngươi luôn tìm kiếm sự vĩ đại, cao quý, và phẩm cách; ngươi luôn tìm kiếm sự tán tụng. Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào khi Ngài nhìn thấy điều này? Ngài ghê tởm nó, và không muốn nhìn đến nó. Ngươi càng theo đuổi những thứ như sự vĩ đại; sự cao quý; và việc vượt trội người khác, đặc biệt, nổi trội, và đáng chú ý, Đức Chúa Trời càng thấy ngươi đáng kinh tởm. Nếu ngươi không phản tỉnh về bản thân mình và ăn năn thì Đức Chúa Trời sẽ khinh miệt ngươi và từ bỏ ngươi. Hãy chắc chắn đừng là kẻ khiến Đức Chúa Trời thấy kinh tởm; hãy là người mà Đức Chúa Trời yêu thương. Như vậy, làm sao để người ta có thể đạt được tình yêu của Đức Chúa Trời? Bằng cách đón nhận lẽ thật theo cách thực tế, bằng cách đứng ở vị trí của một loài thọ tạo, bằng cách tin cậy vững vàng vào lời Đức Chúa Trời để là một người trung thực và thực hiện bổn phận của mình, và bằng cách sống thể hiện ra hình tượng giống con người thật sự(“Muốn thực hiện bổn phận một cách đúng đắn đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời của Đức Chúa Trời giúp em hiểu rằng Đức Chúa Trời không xem chúng ta đạt được bao nhiêu thành tựu, làm bao nhiêu công tác, cũng không xem chúng ta có tài năng hay tố chất thế nào. Ngài sẽ xem chúng ta có lắng nghe lời Ngài, vâng phục Ngài không, có sống trọn nhân tính bình thường theo yêu cầu của Ngài, hợp tác với người khác, và thực hiện bổn phận không. Đây là những gì Đức Chúa Trời xem xét và chấp thuận. Nhưng em đã không hiểu yêu cầu của Đức Chúa Trời. Em có thể thực hiện một số công tác, có chút tố chất và tài năng, nên em trở nên kiêu ngạo, nghĩ mình là nhân tài, thấy mình giỏi hơn hết thảy mọi người, ở một tầm cao hơn hẳn và bắt mọi người phải nghe theo. Em thực sự không có chút lý trí nào. Em nhớ tới Phao-lô trong Thời đại Ân điển. Ông có tố chất, có ân tứ, chịu nhiều đau khổ vì rao giảng phúc âm, thực hiện nhiều công tác, làm người khác ngưỡng mộ và coi trọng, nhưng suốt bao năm công tác, ông chẳng đạt được sự thay đổi nào trong tâm tính sống, ông tự tôn mình lên và khoe khoang, cuối cùng đã nói ra những lời kiêu ngạo nhất, “Vì Ðấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy” (Phi-líp 1:21). Nhờ việc này, Phaolô rốt cuộc đã không được Đức Chúa Trời chấp thuận và bị Đức Chúa Trời trừng phạt đời đời. Bất kể một người có ân tứ hay tố chất gì đi nữa hay họ có địa vị gì giữa con người, nếu họ không mưu cầu lẽ thật hay đạt được sự thay đổi tâm tính, thì cũng vô ích. Những điều này không phải lẽ thật hay vốn liếng để đổi lấy sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời không cứu rỗi hay hoàn thiện con người dựa trên những điều này. Em cảm thấy em có tố chất, ân tứ và tài năng, nhưng em không thể sống trọn thậm chí là nhân tính bình thường căn bản nhất, không có sự tôn trọng cơ bản với các anh chị em, và không chịu tiếp thu những lời khuyên đúng đắn. Em không hề biểu hiện chút thay đổi nào trong tâm tính. Các anh chị em đã nhắc nhở và giúp em nhiều lần, Đức Chúa Trời đã trừng trị và sửa dạy em, nhưng em không tự kiểm điểm. Chỉ khi bị tỉa sửa và xử lý nghiêm khắc em mới tự kiểm điểm. Em đã quá chai đá rồi! Em có tố chất thật sự kém cỏi! Một người có tố chất tốt sẽ tìm kiếm lẽ thật khi có chuyện xảy ra và hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, rút ra bài học từ hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời an bài. Nhìn lại bản thân, em thấy mình đã kiêu ngạo một cách mù quáng. Không hề có lý trí và không sống trọn hình tượng một con người, vậy thì sao có thể được Đức Chúa Trời chấp thuận chứ? Em còn nghĩ đến hai cộng sự đã thực hiện bổn phận lâu hơn em, nhưng em chưa từng thấy họ khoe khoang về tư cách của mình. Họ vẫn tìm kiếm và bàn bạc với em khi gặp vấn đề, và khi em coi thường và xem nhẹ họ, họ vẫn luôn khoan dung và nhẫn nhịn, ân cần giúp đỡ em. Em cảm thấy tội lỗi và hổ thẹn khi thấy họ sống trọn nhân tính. Em nhận ra lý trí và nhân tính của mình thật tệ hại. Em không hề biết tự nhận thức! Em đã gây ra quá nhiều tổn hại và sự cản trở cho công tác sản xuất video của nhóm, và gây nhiều tổn hại cho các cộng sự. Với những hành vi đó, em không xứng đáng cho một bổn phận quan trọng như thế. Nhận ra điều này, em tự trách mình rất nhiều. Em thề với bản thân, cho dù em có bị tước bổn phận hay gặp phải kết cục thế nào trong tương lai, em vẫn sẽ mưu cầu lẽ thật, hóa giải tâm tính bại hoại của mình, không còn kiêu ngạo và độc đoán.

Sau đó, em đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời chỉ đích danh vấn đề của em. “Sự hợp tác hài hòa đòi hỏi phải để cho người khác có tiếng nói của họ và cho phép họ đưa ra các đề xuất thay thế, và điều này có nghĩa là học cách chấp nhận sự giúp đỡ và lời khuyên của người khác. Đôi khi mọi người không nói gì, và ngươi nên nhắc họ đưa ra ý kiến. Dù gặp phải vấn đề gì, ngươi cũng nên tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật và cố gắng đạt được sự đồng thuận. Làm việc theo cách này sẽ dẫn đến sự hợp tác hòa hợp. Là một nhà lãnh đạo hay người làm công, nếu ngươi luôn nghĩ mình hơn người khác, và miệt mài với bổn phận của mình như một quan chức chính phủ, luôn thèm muốn những cạm bẫy của địa vị của mình, luôn lập ra những kế hoạch của riêng mình, luôn hoạt động tùy ý mình, luôn nỗ lực để thành công và thăng tiến, thì đây là một rắc rối: hành động như một quan chức chính phủ theo cách này là cực kỳ nhiều rủi ro. Nếu đây là cách ngươi luôn hành động, và ngươi không muốn hợp tác với bất kỳ ai khác, không muốn phân tán quyền hành của ngươi cho người khác, không muốn bị phỗng tay trên, không muốn bị cướp mất hào quang trên đầu mình – nếu ngươi chỉ muốn có tất cả mọi thứ cho riêng mình thì ngươi là một kẻ địch lại Đấng Christ. Tuy nhiên, nếu ngươi thường xuyên tìm kiếm lẽ thật, nếu ngươi quay lưng lại với xác thịt, với những động cơ và mưu đồ của chính ngươi, và nếu ngươi có thể chủ động hợp tác với những người khác, thường xuyên mở lòng để tham khảo ý kiến của những người khác và xin lời khuyên của họ, và nếu ngươi có thể thông qua những gợi ý của người khác và lắng nghe cẩn thận những suy nghĩ và lời nói của họ, thì ngươi đang đi đúng đường, đúng hướng. Hãy thôi nghĩ mình giỏi hơn người và hãy đặt danh hiệu của mình sang một bên. Đừng bận tâm đến những điều này, hãy xem chúng như không có gì quan trọng, và đừng xem chúng như một dấu hiệu của địa vị, như một vòng nguyệt quế. Hãy tin trong lòng rằng ngươi và những người khác đều bình đẳng; hãy học cách đặt mình ngang hàng với người khác, và thậm chí có thể hạ mình hỏi ý kiến của người khác. Hãy có thể lắng nghe một cách nghiêm túc, cẩn thận và chăm chú những gì người khác nói. Bằng cách này, ngươi sẽ tạo ra sự hợp tác hòa bình giữa bản thân mình và những người khác. Vậy thì, sự hợp tác hòa bình có chức năng gì? Nó thật sự có một chức năng tuyệt vời. Ngươi sẽ đạt được những thứ mà ngươi chưa từng có trước đây, những thứ mới mẻ, những thứ của một lĩnh vực cao hơn; ngươi sẽ khám phá ra đức tính của người khác và học hỏi từ những điểm mạnh của họ. Và cũng còn một điều khác nữa: các khía cạnh trong những quan niệm của ngươi, nơi ngươi coi người khác là ngớ ngẩn, ngu ngốc, khờ khạo, kém cỏi hơn ngươi – khi ngươi lắng nghe ý kiến của người khác hoặc khi người khác mở lòng nói chuyện với ngươi, ngươi vô tình nhận ra rằng không hề có ai đơn giản cả, rằng tất cả mọi người, bất kể họ là ai, đều có một vài suy nghĩ đáng lưu ý. Và theo cách này, ngươi sẽ không còn là người biết tuốt, ngươi sẽ không còn xem mình thông minh hơn và giỏi hơn bất kỳ ai khác. Điều này ngăn ngươi luôn sống trong trạng thái tự yêu mình, tự ngưỡng mộ mình. Điều này nhằm để bảo vệ ngươi, chẳng phải sao? Đó là kết quả và lợi ích của việc làm việc với những người khác(“Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, em hiểu rằng không ai hoàn hảo và không ai thấy được rõ hết vấn đề. Sai sót và lạc lối trong bổn phận là không thể tránh khỏi, nhưng chỉ cần chúng ta biết hợp tác với người khác và học hỏi từ điểm mạnh của nhau, chúng ta có thể tránh những vấn đề này, và chỉ khi đó bổn phận mới được cải thiện. Chúng ta càng hợp tác với cộng sự, thì càng có thể phát hiện ra điểm mạnh của người khác, đối xử với mọi người công bằng, thích đáng, không xem nhẹ hay coi thường người khác. Việc đó còn ngăn chúng ta sống trong một tình trạng kiêu ngạo và tự cho mình đúng, hành xử chuyên quyền, làm việc độc đoán, đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Nhưng trong bổn phận của em, em đã trở nên kiêu ngạo, nghĩ rằng họ kém cỏi hơn em. Em luôn muốn có tiếng nói quyết định, cũng không hợp tác với các anh chị em, và cuối cùng, không những hại bản thân, mà còn khiến họ đau đớn, khổ sở, làm chậm trễ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Khi đó em mới nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác với các anh chị em!

Sau đó, em đã tìm cơ hội để thổ lộ với các cộng sự. Em nói với họ mình đã kiêu ngạo và tự cho mình đúng trong bổn phận, gây tổn hại đến họ như thế nào, cũng như nói ra mọi vấn đề em đã nhận ra sau khi kiểm điểm. Em đã xin lỗi họ và nhờ họ giám sát mình. Nếu họ thấy em còn kiêu ngạo hay tự cho mình đúng, hoặc không tiếp thu ý kiến của họ, họ có thể chỉ ra, tỉa sửa và xử lý em hoặc phản ánh lên cấp trên về em nếu em không chịu tiếp nhận. Người kiêu ngạo và tự cho mình đúng như em cần phải có biện pháp đặc biệt kiểu này. Thực hành theo cách này, em cảm thấy đặc biệt vững tin, như một bệnh nhân ung thư cuối cùng cũng tìm ra cách chữa. Mỗi ngày, em bày tỏ những vấn đề của mình trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện xin Ngài bảo vệ và sửa dạy để em có thể tránh làm những việc quá đáng như thế. Em ngày càng trở nên lễ độ dù không nhận ra. Trước mỗi hành động, em chủ động bàn bạc và trao đổi với cộng sự, và khi họ nêu những ý kiến trái chiều, thay vì mù quáng bác bỏ họ, em tìm kiếm và suy ngẫm để xem quan điểm của họ có phù hợp với nguyên tắc và có những ưu điểm gì, và làm như thế còn ngăn em đòi hỏi có tiếng nói quyết định.

Em nhớ một lần, bọn em bàn bạc về việc thuyên chuyển nhân sự. Em đề nghị chuyển một chị sang một nhóm khác, nhưng các cộng sự của em khuyên không nên chuyển đi chuyển lại nhân sự. Họ nói rằng phải lựa chọn và đào tạo người mới. Khi nghe ý kiến trái chiều của các đồng sự, em muốn nhấn mạnh rằng quan điểm của em đúng, nhưng em nhận ra mình sắp cư xử theo tâm tính kiêu ngạo. Em liền thầm cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài giúp em chối bỏ và từ bỏ bản thân. Lúc đó, em chợt nhớ đến lời Đức Chúa Trời, “Ngươi phải xem xét thật nghiêm túc bất kỳ sự khác biệt nào về quan điểm trong các khía cạnh chuyên môn. Đừng chỉ phớt lờ chúng và nói: ‘Anh biết về việc này, hay tôi biết? Tôi đã làm việc này trong một thời gian dài – làm sao tôi có thể không biết nhiều hơn anh chứ? Anh thì biết gì? Không gì cả!’ Đây là tâm tính xấu(“Nếu ngươi không thể luôn sống trước Đức Chúa Trời thì ngươi là kẻ chẳng tin” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Phải. Các cộng sự của em phản đối, nên em phải suy ngẫm xem, không được một mực khẳng định quan điểm của mình. Lỡ quan điểm của em về chuyện đó có vấn đề thì sao? Ý kiến của họ có gì tốt, và có lợi gì cho công tác của nhà Đức Chúa Trời? Nghĩ theo cách đó, em nhận ra ý kiến của họ thực sự có lợi hơn cho công tác của nhóm. Bồi dưỡng nhân tài mới sẽ giải quyết tận gốc vấn đề thiếu thốn nhân sự. Nếu so sánh thì quan điểm của em có vẻ hơi phiến diện. Cuối cùng, bọn em đã làm theo ý kiến của họ. Lòng em cảm thấy rất bình an. Em nghĩ cuối cùng mình cũng là một người có lý trí, đã chối bỏ bản thân, và vâng phục lẽ thật. Như thế cảm thấy rất tuyệt vời.

Sau một thời gian hợp tác với các cộng sự, em thấy hai chị đó suy xét vấn đề thấu đáo hơn mình. Nhiều ý kiến của em không thực sự phù hợp, nhưng lời khuyên của họ đã bù đắp cho thiếu sót của em. Khi hợp tác với cộng sự, chúng ta nên học hỏi điểm mạnh của nhau, giúp đỡ, giám sát, và biết ngăn giữ nhau, đó mới là cách trở nên tốt hơn trong bổn phận. Em cũng nhận ra rằng không ai trong chúng ta tốt hơn người khác. Mỗi chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu, không ai có thể tự mình thực hiện tốt bổn phận. Chúng ta phải hợp tác với cộng sự và hoàn thiện nhau. Đó là cách duy nhất để thực hiện bổn phận tốt nhất và tránh đi vào con đường sai trái. Không có sự phán xét, hành phạt, tỉa sửa, và xử lý trong lời Đức Chúa Trời, em vẫn sẽ cư xử theo tâm tính kiêu ngạo và đi vào con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ, và cuối cùng, em sẽ bị Đức Chúa Trời loại bỏ và trừng phạt. Em có được sự hiểu biết và thay đổi hôm nay là kết quả của sự phán xét và hành phạt từ lời Đức Chúa Trời, em rất biết ơn Đức Chúa Trời vì đã cứu rỗi em!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Bổn phận không có thứ hạng

Bởi Karen, Philippines Trước khi tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi thường được các giáo viên khen ngợi. Tôi luôn muốn là trung tâm của...

Xảo quyệt làm hại tôi thế nào

Bởi Đơn Nhất, Nhật Bản Có lần nọ, khi tổng kết công tác, một lãnh đạo hội thánh bảo công tác phúc âm của chúng em không được tốt lắm trong...

Con đường truyền bá Phúc âm

Tôi nhớ khi mới tập sự chia sẻ phúc âm, tôi tình cờ gặp anh Từ ở Hồ Bắc, thuộc Hội thánh Đại Tán. Không lâu sau, chúng tôi bắt đầu nói...

Tại sao tôi không dám cởi mở?

Bởi Tế Đan, Hoa Kỳ Vào giữa tháng Năm năm ngoái, Trần Lan, lãnh đạo của chúng tôi, đã bảo tôi viết một bản đánh giá về chị Lục. Chị ấy nói...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger